TỔ TIÊN THIÊN CỔ 02/b (ngôi đền Tam Giang - Bạch Hạc )
-Phải chăng huyền tích Lạc Long Quân - Âu Cơ chia tay phát xuất từ đây?
-Dấu vết ký ức về một thời lan tỏa dân cư khi "biển lùi", đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng duyên hải ngập mặn?
----------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguyên Phon
Ấy là nơi có địa thế sơn thủy hữu tình hiếm có với sự hợp lưu của ba con sông lớn là sông Lô, sông Thao, sông Đà. Theo dân gian: Buổi đầu dựng nước, Lạc Long Quân từ trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn về phương Nam thấy hợp lưu của 3 con sông với bãi phù sa mượt mà trù phú, có đàn hạc đậu trắng cả một vùng nên gọi đó là Bạch Hạc- nơi đất lành chim đậu, nơi lan tỏa vượng khí núi sông.
Tương truyền: Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, triều đình nhà Trần đã nhiều lần chọn ngã ba Bạch Hạc làm nơi huấn luyện quân sĩ. Vào ngày Tết Thượng nguyên năm Ất Dậu (1285), tướng quân Trần Nhật Duật đã cắt tóc thề với thần linh, tổ tiên nguyện đem hết lòng trung thành để báo ơn vua rồi chỉ huy binh sĩ ra trận, kiên cường mưu trí ngăn cản bước tiến công và tiêu hao sinh lực địch, góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần năm 1287. Sau này, thái sư Trần Nhật Duật được cấp biểu trạch nơi Bạch Hạc để lập thái ấp, nên khi qua đời, ông được người dân tôn kính tạc tượng thờ cùng với vị Thổ Lệnh Đại Vương từ thời Hùng Vương.
Ngôi đền cổ còn là một trong số ít nơi xuất phát từ tín ngưỡng Tam Phủ, một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ nên trong đền thờ các nữ thần tự nhiên như: Mẫu Thoải, cai quản sông nước; Mẫu Thượng Ngàn, cai quản núi rừng; Mẫu Cửu Trùng, cai quản bầu trời. Sau nhiều thế kỷ bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh, đền Tam Giang đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi đền cổ bây giờ nằm trên khuôn viên có diện tích lên tới hơn 1.000m2, ngay chính vị trí đắc địa với đỉnh đền là bầu trời mây thoáng đãng, phía trước là dòng nước hùng vĩ nơi tụ hợp của ba con sông lớn, xung quanh núi non sơn thủy hữu tình.
Độc đáo chuông đồng cổ…
Ngôi đền cổ từ ngàn năm nay vẫn luôn quay ra phía dòng sông cuồn cuộn nước, nhìn theo hướng Tây Bắc thấy núi Nghĩa Lĩnh - nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương.
Ông Nguyễn Thế Xuyên- Phó ban Quản lý di tích đền cho biết: Ngôi đền có lối kiến trúc kiểu chữ "đinh", đền gồm hai tòa tiền tế và hậu cung, nhà 4 mái, đao cong, có hai tòa tiền tế và hậu cung, nội thất chạm các bộ tứ quý như "long, ly, quy, phượng", "tùng, trúc, cúc, mai", các nét chạm trổ hết sức tinh tế toát lên vẻ đẹp linh thiêng mà thật hoàn mỹ. Trong đền Tam Giang - Bạch Hạc còn có cặp chuông đồng cổ "Thông Thánh quán chung ký" có niên đại Minh Mệnh năm thứ 11 và các bài minh chuông như: Thác bản chuông "Phụng Thái Thanh Từ" niên đại Gia Long năm thứ 17, "Thông Thánh Quán" niên đại Đại Khánh thứ 8, đời vua Trần Minh Tông.
"Trước đây một chiếc chuông cổ từng được treo ở lầu ngoài, nơi chính điện nhìn ra cửa sông nhưng kẻ gian đã lấy đi. Nhưng rồi dường như chiếc chuông cổ ấy vẫn nặng duyên với ngôi đền mà sau đó không lâu, chúng tôi đã tìm lại được và đưa về đền", ông Nguyễn Thế Xuyên kể.
Mỗi chiếc chuông cổ nặng chừng hơn 120kg, những họa tiết, hoa văn trên chuông cổ vẫn còn đó sự tinh xảo sau hàng thế kỷ bị bào mòn bởi thời gian, bom đạn chiến tranh. Dường như dấu vết tàn phá duy nhất trên chuông cổ chỉ là những vết sứt nhỏ xuất hiện quanh vành đáy quả chuông cùng màu sắc cũ kỹ phôi phai theo thời gian.
Lễ hội bơi chải nổi danh vùng đất Tổ
Không chỉ là bến cảng Việt Trì tấp nập thuyền bè như ngày nay, mà từ thuở xa xưa, Bạch Hạc đã là nơi thuyền bè giao lưu buôn bán sầm uất. Nơi vị trí đắc địa ấy, đền Tam Giang - Bạch Hạc xưa vốn là một công trình kiến trúc được xây dựng khá sớm với khởi đầu là Thông Thánh Quán Bạch Hạc nổi tiếng, thờ thần Thổ Lệnh, vị thần huyền thoại từ thuở Hùng Vương dựng nước.
Không những thế, lễ hội thi bơi chải Tam Giang - Bạch Hạc được tổ chức vào dịp tháng 3 âm lịch này cũng chính là để nhắc lại tích thần Thổ Lệnh đưa tiễn thần Tản Viên theo truyền thuyết xưa được lưu từ đời này qua đời khác trong dân gian. Hội thi bơi chải giữa Bạch Hạc và các làng xung quanh được tổ chức ngay trước cửa đền Tam Giang với 4 phe giáp, mỗi phe có một chải (thuyền) sơn một màu: vàng hoặc xanh, trắng, đỏ. Tất cả các tay chèo cũng đều mặc quần áo một màu với chải.
Theo lời kể của bà H (ngoài 80 tuổi), một người sinh sống gần ngôi
đền này: “Đền Cẩu Nhi đã có từ cách đây rất lâu rồi, hồi chúng tôi còn
bé ngôi đền này còn có tên là đền Bà Đò.
Người ta kể rằng, hồi đó từ ở một góc của mặt hồ Trúc Bạch (góc đường Thanh Niên và phố Phó Đức Chính bây giờ) bỗng nổi cao lên một ụ đất cao. Trên đó bỗng nhiên xuất hiện 1 con chó cái và 4 con chó con sinh sống. Có nhiều người định bắt chó nhưng đều gặp chuyện chẳng lành.
Thấy sự lạ, nhiều người quanh vùng tìm đến cúng bái và cảm thấy rất thiêng, nên sau này khi những con chó sống tại gò nổi này chết, họ đã lập đền thờ và gọi là “Thần Chó”. Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện người xưa truyền lại, sự thật ra sao tôi cũng không nắm rõ, vì tuổi của ngôi đền gấp mấy lần tuổi tôi.” – Bà H chia sẻ.
Bà H cũng có biết, còn một câu chuyện nữa chắc hẳn ai vào thăm đền Cẩu Nhi rồi cũng từng đọc qua, trên bia đá xưa nay còn tồn tại trong phương đình của đền có chép:
“Di tích Cẩu Nhi có bắt nguồn từ một truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian đến sự kiện vua Lý Thái Tổ lên làm Vua và dời đô về thành Thăng Long.
Các sử liệu của nước Nam ghi rõ về sự xuất hiện của ngôi đền và lý giải tại sao lại có tên là Cẩu Nhi.
Nguyên là trong Đại Việt sử ký toàn thư, quyển II, kỷ Nhà Lý, có đoạn chép rằng: “Trước ở viện Cam Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con nhưng trên lông trắng có những đốm đen ghép lại thành chữ "Thiên tử".
Kẻ thức giả thời đó nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, Vua sinh năm Giáp Tuất lên làm Thiên tử, quả là ứng nghiệm” (Vua Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (934) dời đô về Thăng Long năm Canh Tuất 1010).”
Theo lý giải của cố GS. Phan Huy Lê - người trực tiếp dịch Đại Việt sử ký toàn thư nói: Chính ông đã tìm thấy chữ “bến Thần Cẩu” và rằng chuyện thờ Chó đã có ở người Việt ít nhất từ năm 1254 (đời Lý)! Nhưng vì người Việt có tín ngưỡng đa thần giáo, tôn thờ thuyết vạn vật hữu linh nên trải qua nhiều biến động, tục thờ Chó bị phai nhạt. Kết quả là trên cái đền ở giữa hồ Trúc Bạch đã có 3 lớp thờ chồng chéo lên nhau: Lớp thờ Chó - thờ Mẫu Thoải và thờ Cá.. .
Hiện, vẫn còn không ít tranh cãi giữa các nhà khoa học liên quan đến sự tích Cẩu Mẫu - Cẩu Nhi, song khi du khách thập phương đến vãn đền sẽ thấy vẫn có nhiều phù điêu và tượng liên quan đến hình tượng chó cũng như trong bài vị gỗ cổ của ngôi đền có nhắc đến Thần Cẩu nhi.
Khu vực ngôi đền phát lộ nằm trên bãi cát Cồn Chỏi, trong công trường khai thác ti tan của Xí nghiệp khai thác ti tan Kỳ Anh tại thôn Tiến Thành, xã Kỳ Khang. Ngày 2/11, trong quá trình khai thác ti tan, công nhân của xí nghiệp này đã phát hiện thấy nhiều hạng mục của ngôi đền lộ ra đã bị vùi lấp trong cát khoảng 5m.
Ông Lê Bá Hạnh, Phó GĐ Bảo tàng Hà Tĩnh thông tin, sau khi nhận được thông tin, cơ quan này đã tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi đền cổ. Đến nay, đã phát hiện một số bộ phận kiến trúc cổ cùng với các hiện vật bằng chất liệu sành sứ có niên đại thời Nguyễn…
Các bộ phận kiến trúc cổ được phát hiện bao gồm: hệ thống ban thờ ngoài trời, được kết cấu theo kiểu thức chân quỳ, hình chữ nhật, có kích thước cao 1.20m, rộng 0.60m, dài 1.40m làm bằng chất liệu đá tự nhiên, vôi vỏ hàu trộn với mật mía và nhựa cây kết dính.
Tiếp đến là nền móng của một ngôi miếu thờ hình vuông, có kích thước mỗi chiều, dài 2.50m, ở 4 gốc có 4 cột trụ hình vuông, cao 1.80m, rộng 0,2m, hai cột phía sau đã bị đổ, còn lại phần nửa của hai cột trụ phía trước miếu thờ, mặt trước hai cột trụ có khắc đôi câu đối bằng chữ Hán (đã bị mờ).
Phía trong ở 4 góc nền miếu có 4 lỗ hình tròn ở 4 chân kê bằng đá hình vuông mỗi cạnh 0.50m. Đây có thể là 4 cột gỗ dùng làm kết cấu của ngôi miếu thờ đã bị phá hủy.
Ngoài ra, tại khu vực xung quanh ngôi đền các nhà khảo cổ còn phát hiện một số hiện vật bị vùi lấp trong cát như bình vôi cổ bằng chất liệu sành màu xám; bình vò lớn nhỏ bằng chất liệu sành màu vàng nâu và màu da lươn; đĩa sứ cổ màu trắng, ở giữa lòng đĩa trang trí hoa văn cây, lá hoa màu xanh lam. Các hiện vật này có niên đại thời Nguyễn.
Theo ông Hạnh, đền cổ có tên gọi là Đức Ông, thờ vị tướng có công đánh giặc được nhân dân lập đền thờ Thành hoàng làng.
Hiện khu vực ngôi đền có phạm vi khoảng 500m2 đã được cơ quan chuyên môn rào chắn lại. Theo Phó GĐ bảo tàng Hà Tĩnh thì hiện công việc khai quật ban đầu đã hoàn thành, sắp tới cơ quan chuyên môn sẽ lập hồ sơ để khôi phục lại ngôi đền.
Những hình ảnh ngôi đền cổ bị vùi lấp hàng trăm năm:
Duy Tuấn
-Dấu vết ký ức về một thời lan tỏa dân cư khi "biển lùi", đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng duyên hải ngập mặn?
----------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kỳ bí ngôi đền thờ của người Việt cổ
Cách phân biệt Chùa, đình, đền, miếu, nghè, điện, phủ, quán, am
Thứ hai, 14/01/2019 | 08:00
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am… nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.
Hiện
nay, có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi
chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc”
lên ở đó…
Vì vậy, chúng tôi đã
biên tập bài viết này để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa
điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những
nhân vật được thờ cúng trong đó.
Chùa là gì?
Chùa là
một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây
dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều
điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn
cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh.
Chùa
là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một
đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như
một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có
nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp
bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt
đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo.
Chùa
còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh
hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả
tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng
kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.
"Chùa
chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là một nơi an trí tượng
Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế
chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự", "Quán", "Am".
Đình là gì?
Trước
kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam
chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp
tượng Phật ở đình quán. Năm 1491 nhà vua cho xây dựng Quảng Văn đình là
nơi để dân chúng đánh trống kêu oan và nơi ban bố, giảng giải các chính
sách của nhà nước phong kiến tại Thăng Long.
Ngôi
đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của
dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà
Mạc.[1] Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần
Thành hoàng vào đình làng. Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng
thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3
gian và 2 chái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng.
Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho
đình làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình
làng được bổ sung tòa tiền tế.
Thành
hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng
lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc
phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân
làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác tcũng xây miếu, đền thờ
Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.
Đền là gì?
Đền là
công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những
nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất
là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có
công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng
theo truyền thuyết dân gian.
Ở Việt
Nam có nhiều nhân vật có thực trong lịch sử được xây dựng đền thờ ở rất
nhiều nơi là các vị vua: Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên
Hoàng, Lê Đại Hành; các nhân vật lịch sử: Lý Quốc Sư, Lý Thường Kiệt, Tô
Hiến Thành, Thánh Tam Giang, Trần Hưng Đạo và các vị thần thánh như Tản
Viên, Cao Sơn, Quý Minh.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.
Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh… thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.
Miếu là gì?
Miếu
là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy
mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên
gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng
trưng.
Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu,
miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là
miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần
hoặc thần Hậu thổ.
Miếu
thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối
làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào
của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày
sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở
hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về
miếu yên vị.
Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)
Nghè là gì?
Một
hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối
quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành
hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm
Giàng – Hải Dương).
Nghè
cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng
với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó
đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một
kiến trúc phụ của đền vua Đinh.
Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.
Điện thờ là gì?
Điện
là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự.
Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín
ngưỡng Tam tứ phủ.
Tuy
vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện
thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các
vị thần nổi tiếng khác.
Điện có thể
của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám,
tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến,
đài, lọ hoa, vàng mã,…
Phủ là gì?
Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ.
Có
thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung
tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín
đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.
Quán là gì?
Quán
là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV
đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như
một đền thờ thần thánh.
Sang tới
thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và
một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão
có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo
Trung Hoa.
Đó
là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão
Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi
Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt
Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả
tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).
Có
thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội
Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long
Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh);
Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai);
Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán
(nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).
Am là gì?
Hiện
được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được
mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha
mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách
của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt
trong vườn tư gia.
Với
người Việt, am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức
Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của
xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm
thơ của văn nhân.
Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là am.
Kỳ bí ngôi đền thờ của người Việt cổ
GiadinhNet - Ấy là ngôi đền Tam Giang - Bạch Hạc (TP. Việt Trì- tỉnh Phú Thọ) cổ xưa nằm ngay ngã ba sông, nơi có địa thế sơn thủy hữu tình.
Không chỉ là ngôi đền cổ xưa thờ tín ngưỡng nguyên
thủy của người Việt cổ - thờ các nữ thần tự nhiên như Mẫu Thoải cai quản
sông nước, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi rừng, Mẫu Cửu Trùng cai quản
bầu trời - mà nơi đây còn có chiếc chuông đồng "Thông Thánh quán chung
ký" có niên từ thế kỷ 19.
|
Đền Tam Giang- Bạch Hạc nhìn ra dòng sông Thao thơ mộng.
Ảnh: T.G
|
Nơi thờ các nữ thần tự nhiên cổ xưa
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km về phía Tây, ngôi
đền cổ Tam Giang - Bạch Hạc thuộc TP. Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) được xây
dựng trên nền đất cố đô Văn Lang xưa.
Ấy là nơi có địa thế sơn thủy hữu tình hiếm có với sự hợp lưu của ba con sông lớn là sông Lô, sông Thao, sông Đà. Theo dân gian: Buổi đầu dựng nước, Lạc Long Quân từ trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn về phương Nam thấy hợp lưu của 3 con sông với bãi phù sa mượt mà trù phú, có đàn hạc đậu trắng cả một vùng nên gọi đó là Bạch Hạc- nơi đất lành chim đậu, nơi lan tỏa vượng khí núi sông.
Ngôi đền cổ được xây dựng theo hướng tây bắc nhìn
ra cửa sông, thờ vị thần huyền thoại Vũ phụ Trung dực Uy Hiển Vương, húy
là Thổ Lệnh, một vị thần thời Hùng Vương. Từ bao đời nay, người dân
Bạch Hạc coi thần Thổ Lệnh như thần làng, thần sông. Thần luôn phù hộ
cho người dân có một cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt
tươi.
Tương truyền: Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, triều đình nhà Trần đã nhiều lần chọn ngã ba Bạch Hạc làm nơi huấn luyện quân sĩ. Vào ngày Tết Thượng nguyên năm Ất Dậu (1285), tướng quân Trần Nhật Duật đã cắt tóc thề với thần linh, tổ tiên nguyện đem hết lòng trung thành để báo ơn vua rồi chỉ huy binh sĩ ra trận, kiên cường mưu trí ngăn cản bước tiến công và tiêu hao sinh lực địch, góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần năm 1287. Sau này, thái sư Trần Nhật Duật được cấp biểu trạch nơi Bạch Hạc để lập thái ấp, nên khi qua đời, ông được người dân tôn kính tạc tượng thờ cùng với vị Thổ Lệnh Đại Vương từ thời Hùng Vương.
Ngôi đền cổ còn là một trong số ít nơi xuất phát từ tín ngưỡng Tam Phủ, một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ nên trong đền thờ các nữ thần tự nhiên như: Mẫu Thoải, cai quản sông nước; Mẫu Thượng Ngàn, cai quản núi rừng; Mẫu Cửu Trùng, cai quản bầu trời. Sau nhiều thế kỷ bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh, đền Tam Giang đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi đền cổ bây giờ nằm trên khuôn viên có diện tích lên tới hơn 1.000m2, ngay chính vị trí đắc địa với đỉnh đền là bầu trời mây thoáng đãng, phía trước là dòng nước hùng vĩ nơi tụ hợp của ba con sông lớn, xung quanh núi non sơn thủy hữu tình.
|
|
Ông Nguyễn Thế Xuyên- Phó ban Quản lý di tích bên quả chuông đồng cổ. Ảnh: T.G
|
Độc đáo chuông đồng cổ…
Ngôi đền cổ từ ngàn năm nay vẫn luôn quay ra phía dòng sông cuồn cuộn nước, nhìn theo hướng Tây Bắc thấy núi Nghĩa Lĩnh - nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương.
Ông Nguyễn Thế Xuyên- Phó ban Quản lý di tích đền cho biết: Ngôi đền có lối kiến trúc kiểu chữ "đinh", đền gồm hai tòa tiền tế và hậu cung, nhà 4 mái, đao cong, có hai tòa tiền tế và hậu cung, nội thất chạm các bộ tứ quý như "long, ly, quy, phượng", "tùng, trúc, cúc, mai", các nét chạm trổ hết sức tinh tế toát lên vẻ đẹp linh thiêng mà thật hoàn mỹ. Trong đền Tam Giang - Bạch Hạc còn có cặp chuông đồng cổ "Thông Thánh quán chung ký" có niên đại Minh Mệnh năm thứ 11 và các bài minh chuông như: Thác bản chuông "Phụng Thái Thanh Từ" niên đại Gia Long năm thứ 17, "Thông Thánh Quán" niên đại Đại Khánh thứ 8, đời vua Trần Minh Tông.
"Trước đây một chiếc chuông cổ từng được treo ở lầu ngoài, nơi chính điện nhìn ra cửa sông nhưng kẻ gian đã lấy đi. Nhưng rồi dường như chiếc chuông cổ ấy vẫn nặng duyên với ngôi đền mà sau đó không lâu, chúng tôi đã tìm lại được và đưa về đền", ông Nguyễn Thế Xuyên kể.
Mỗi chiếc chuông cổ nặng chừng hơn 120kg, những họa tiết, hoa văn trên chuông cổ vẫn còn đó sự tinh xảo sau hàng thế kỷ bị bào mòn bởi thời gian, bom đạn chiến tranh. Dường như dấu vết tàn phá duy nhất trên chuông cổ chỉ là những vết sứt nhỏ xuất hiện quanh vành đáy quả chuông cùng màu sắc cũ kỹ phôi phai theo thời gian.
Bây giờ, những quả chuông cổ xưa được ban quản lý
đền treo trang trọng ngay trong gian chính điện, nơi hàng ngày nhân dân
và khách thập phương tấp nập tới lễ bái, bày tỏ lòng kính vọng. Phía
ngoài chính điện nơi có khoảng sân rộng trông ra cửa sông, khi xưa vốn
là nơi treo quả minh chuông cổ thì bây giờ thế vào đó là một quả chuông
mới mô phỏng theo hình dáng, hoa văn, họa tiết của chuông cổ để khách
thập phương tiện bề chiêm bái và cũng là để tránh cho kẻ gian có ý nhòm
ngó cổ vật quý xưa.
Lễ hội bơi chải nổi danh vùng đất Tổ
Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp cổ xưa, lễ hội
bơi chải ở Bạch Hạc bây giờ đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng nổi danh
khắp vùng đất Tổ. Quần thể đền cổ Tam Giang - Bạch Hạc cũng đã được
công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nổi tiếng với tín ngưỡng thờ
của người Việt cổ và những quả chuông đồng cổ quý hiếm. Đây chính nguồn
tư liệu lịch sử quý giá giúp các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu nhiều
mặt kinh tế, văn hóa, xã hội thời Trần.
|
Ngã ba Bạch Hạc chốn cửa Tam Thanh Tử, nơi có ngôi
đền cổ tọa lạc, quả thực là thắng cảnh tuyệt vời ở vị trí đắc địa không
mấy nơi sánh được.
Không chỉ là bến cảng Việt Trì tấp nập thuyền bè như ngày nay, mà từ thuở xa xưa, Bạch Hạc đã là nơi thuyền bè giao lưu buôn bán sầm uất. Nơi vị trí đắc địa ấy, đền Tam Giang - Bạch Hạc xưa vốn là một công trình kiến trúc được xây dựng khá sớm với khởi đầu là Thông Thánh Quán Bạch Hạc nổi tiếng, thờ thần Thổ Lệnh, vị thần huyền thoại từ thuở Hùng Vương dựng nước.
Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch này, tại Tam Giang -
Bạch Hạc diễn ra lễ hội nổi tiếng vùng đất Phú Thọ. Lễ hội chính là dịp
diễn lại tích thần Thổ Lệnh đưa tiễn Tản Viên khi Ngài đến thăm Bạch
Hạc, ca ngợi các vị nữ thần tự nhiên như một tín ngưỡng cổ xưa của cư
dân nông nghiệp.
Không những thế, lễ hội thi bơi chải Tam Giang - Bạch Hạc được tổ chức vào dịp tháng 3 âm lịch này cũng chính là để nhắc lại tích thần Thổ Lệnh đưa tiễn thần Tản Viên theo truyền thuyết xưa được lưu từ đời này qua đời khác trong dân gian. Hội thi bơi chải giữa Bạch Hạc và các làng xung quanh được tổ chức ngay trước cửa đền Tam Giang với 4 phe giáp, mỗi phe có một chải (thuyền) sơn một màu: vàng hoặc xanh, trắng, đỏ. Tất cả các tay chèo cũng đều mặc quần áo một màu với chải.
Ông Nguyễn Quang Sáng (Phó ban Quản lý di tích đền)
cho hay, điều đặc biệt là chải ở Bạch Hạc khác với chải ở nơi khác là
không dùng ván ghép mà là độc mộc đẽo bằng thân cây gỗ. Mỗi chải có 50
tay chèo và một người cầm lái, một người cầm cờ, một người gõ mõ làm
nhịp. Sau lệnh xuất phát, 4 chải lao vun vút như những con thoi trong
tiếng reo hò cổ vũ. Các chải đua từ cửa đền xuống ngã ba sông, vòng lên
phía trên một đoạn rồi mới quay lại đích phía trước cửa đền. Khi chiếc
chải đầu tiên vượt đích thì cũng là lúc cả vùng ngã ba sông dậy tiếng
reo hò, các chải giơ cao mái chèo, cờ lệnh trong niềm vui chiến thắng.
Lã Xưa
Sự thật kỳ bí ở ngôi đền thờ 'Thần Chó' độc nhất Việt Nam
Người ta kể rằng, hồi đó từ ở một góc của mặt hồ Trúc Bạch (góc đường Thanh Niên và phố Phó Đức Chính bây giờ) bỗng nổi cao lên một ụ đất cao. Trên đó bỗng nhiên xuất hiện 1 con chó cái và 4 con chó con sinh sống. Có nhiều người định bắt chó nhưng đều gặp chuyện chẳng lành.
Thấy sự lạ, nhiều người quanh vùng tìm đến cúng bái và cảm thấy rất thiêng, nên sau này khi những con chó sống tại gò nổi này chết, họ đã lập đền thờ và gọi là “Thần Chó”. Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện người xưa truyền lại, sự thật ra sao tôi cũng không nắm rõ, vì tuổi của ngôi đền gấp mấy lần tuổi tôi.” – Bà H chia sẻ.
Bà H cũng có biết, còn một câu chuyện nữa chắc hẳn ai vào thăm đền Cẩu Nhi rồi cũng từng đọc qua, trên bia đá xưa nay còn tồn tại trong phương đình của đền có chép:
“Di tích Cẩu Nhi có bắt nguồn từ một truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian đến sự kiện vua Lý Thái Tổ lên làm Vua và dời đô về thành Thăng Long.
Các sử liệu của nước Nam ghi rõ về sự xuất hiện của ngôi đền và lý giải tại sao lại có tên là Cẩu Nhi.
Nguyên là trong Đại Việt sử ký toàn thư, quyển II, kỷ Nhà Lý, có đoạn chép rằng: “Trước ở viện Cam Tuyển chùa Ứng Thiên Tâm, châu Cổ Pháp có con chó đẻ con nhưng trên lông trắng có những đốm đen ghép lại thành chữ "Thiên tử".
Kẻ thức giả thời đó nói đó là điềm năm Tuất sinh người làm thiên tử. Đến nay, Vua sinh năm Giáp Tuất lên làm Thiên tử, quả là ứng nghiệm” (Vua Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (934) dời đô về Thăng Long năm Canh Tuất 1010).”
Theo lý giải của cố GS. Phan Huy Lê - người trực tiếp dịch Đại Việt sử ký toàn thư nói: Chính ông đã tìm thấy chữ “bến Thần Cẩu” và rằng chuyện thờ Chó đã có ở người Việt ít nhất từ năm 1254 (đời Lý)! Nhưng vì người Việt có tín ngưỡng đa thần giáo, tôn thờ thuyết vạn vật hữu linh nên trải qua nhiều biến động, tục thờ Chó bị phai nhạt. Kết quả là trên cái đền ở giữa hồ Trúc Bạch đã có 3 lớp thờ chồng chéo lên nhau: Lớp thờ Chó - thờ Mẫu Thoải và thờ Cá.. .
Hiện, vẫn còn không ít tranh cãi giữa các nhà khoa học liên quan đến sự tích Cẩu Mẫu - Cẩu Nhi, song khi du khách thập phương đến vãn đền sẽ thấy vẫn có nhiều phù điêu và tượng liên quan đến hình tượng chó cũng như trong bài vị gỗ cổ của ngôi đền có nhắc đến Thần Cẩu nhi.
Ngôi đền thờ thầy giáo cổ nhất Việt Nam
Ngày đăng: 29/10/2010 00:00:00
Cho
đến nay, qua những chứng tích còn lại, đấy là ngôi đền thờ thầy cô
giáo, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam. Thiên Cổ Miếu nằm trong một
quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương
và đền Thiên Cổ, đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích
lịch sử.
Xưa
để bảo vệ ngôi đền khỏi sự tàn phá của các thế lực xâm lược ngoại bang
đã ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, tìm mọi cách khiến người Việt
quên đi truyền thống, gốc tích và bản sắc văn hoá dân tộc và một thời ấu
trĩ, nhân dân gọi chệch đi là Miếu Hai Cô. Ngôi miếu cổ nằm hiền hòa
dưới bóng hai cây táu cổ thụ, gốc to bốn, năm người ôm không xuể, có
tuổi hàng ngàn năm. Điều thú vị là một cây cho hoa mầu vàng, một cây cho
hoa mầu bạc. Hè năm 1978, Ban lãnh đạo hợp tác xã Động Lực quyết định
cho chặt hai cây táu làm củi nung gạch. Biết hung tin, các cụ già của
thôn Hương Lan đồng lòng kéo nhau ra miếu. Cụ Nguyễn Hữu Bồng (bố đẻ của
ông Nguyễn Hữu Yết, thủ từ hiện nay) thét lớn: “Không được phá nơi thờ
thầy cô giáo. Nếu chúng mày định chặt cây thì hãy chặt xác tao luôn
thể!”. Bấy giờ người ta mới biết đây là nơi thờ thầy giáo Vũ Thê Lang,
vốn quê ở Mộ Trạch, Hải Dương cùng vợ là Nguyễn Thị Thục, quê ở Đông
Ngàn, Kinh Bắc lên đây dậy học từ thời Hùng Vương thứ 18. Hai thầy cô tạ
thế cùng một giờ, một ngày 2.2. năm Quí dậu ( 228 trước công nguyên).
Đến nay, ngôi mộ của vợ chồng thầy cô giáo Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị
Thục vẫn còn ở trong điện và chưa bị dịch chuyển một lần nào. Ngôi miếu
được nhân dân Hương Lan âm thầm bảo vệ suốt gần 23 thế kỷ. Năm 1990 ngôi
miếu bị cháy, trong lúc cố cứu những vật thờ, người dân Hương Lan đã
phát hiện ra cuốn ngọc phả của miếu và cả sắc phong vua ban. Dù bị cháy
lẹm một phần, nhưng nội dung ghi chép trong đó thì không bị mất.
Hiện
nay vẫn còn giữ được một bản ngọc phả quý được viết lần đầu vào năm
Hồng Phúc thứ 2 (1573) đời vua Lê Anh Tông, do Đông Các học sĩ Nguyễn
Bính biên soạn. Ngọc phả này đã ghi chép lại nguồn gốc của ngôi miếu cổ:
“Vào thời Hùng Duệ Vương, ở đất Mộ Trạch có vợ chồng Vũ Công, thuộc gia
đình có học. Cha mẹ mất sớm, cảnh nhà sa sút, hai người lần tìm về đô
thành Phong Châu, tới thôn Hương Lan mở lớp dạy học. Dân làng đã cấp cho
họ ruộng đất để trả công dạy dỗ. Vợ chồng Vũ Công sinh hạ được một
người con trai là Vũ Thê Lang. Lớn lên, Vũ Thê Lang tìm về người bạn cũ
của bố là Nguyễn Công ở đất Đông Ngàn – Kinh Bắc. Nguyễn Công đã gả cho
Thê Lang người con gái của mình là Nguyễn Thị Thục – một cô gái nết na,
thạo nghề tơ tằm canh cửi. Khi cha chết, Vũ Thê Lang tiếp tục thay cha
dạy học, Thục Nương giúp dân nghề nông tang, canh cửi. Tiếng lành đồn
xa, nhờ học vấn cao và tận tụy với nghề, sống giản dị và mẫu mực nên ông
giáo Vũ Thê được vua Hùng thứ 18 giao cho chăm nom việc học hành của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa”.
Hoành
phi và câu đối trong đền Thiên Cổ có từ thời Tự Đức năm thứ nhất
(1848). Trong đền, ngoài ba lư hương cổ bằng gốm từ thời nhà Lý, nhà Lê,
còn có một số đồ thờ bằng gỗ như ống hương, hai cây nến… Đặc biệt là
các pho tượng: Phụ vương, Mẫu
vương và hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa cùng hai thị nữ, đã có trên
70 năm. Trên bàn thờ có tượng của thầy cô và hai thị nữ theo hầu, đó là
Tiên Dung và Ngọc Hoa (được dùng để ngụy trang). Ngoài ra còn có một
bức Hoành phi nhỏ ghi: “Thiên Cổ Miếu” và hai câu đối bằng gỗ mộc dài
chừng một mét, đều viết bằng chữ Hán: “Hùng Lĩnh trung chi thắng tích/
Nam thiên chích khí linh từ” nghĩa là: “Đền thiêng thờ người có chí khí
mạnh mẽ, lớn lao của trời Nam”, Nay những hoành phi câu đối này đều được
viết bằng chữ Việt cổ, tức là chữ “Khoa đẩu”, chữ của dân tộc ta có từ
thời Hùng Vương và trưng bầy phiên bản trống đồng Lũng Cú -Lạng Sơn,
trên trống có chữ khoa đẩu.
Theo
một cuộc điều tra của Pháp những năm 30 về hệ thống đền, đình ở nước ta
– tài liệu vẫn còn lưu trữ ở Viện Hán – Nôm, thì toàn miền Bắc và miền
Trung có hơn 40 đền thờ các thầy cô giáo và những học trò thời trước
Hán, tức là thời Hùng Vương đến thời An Dương Vương. Chính từ những chứng tích của Thiên Cổ Miếu, các nhà nghiên cứu, mà tiên phong là ông Đỗ
Văn Xuyền đã tìm được một danh sách 18 thầy giáo thời Hùng Vương, những
người đã đào tạo ra hiền tài cho các Vua Hùng như: Thầy Lý Đường Hiên,
thời Hùng Vương thứ 6, dạy ở Yên Vĩ, huyện Hoài Nam, phủ Ứng Thiên, đạo
Sơn Nam (nay là Ứng Hòa, Hà Nội); thầy Lỗ Công, thời Hùng Vương thứ 9,
là cháu ngoại vua Hùng Định Vương, dạy ở kinh thành Văn Lang… Đến
nay vẫn còn đền thờ của các thầy giáo và học trò của họ ở khắp miền Bắc
nước ta như đền thờ thầy Hải Đường tiên sinh ở huyện Đông Yên, phủ
Khoái Châu; đền thờ Trương Sơn Nhạc – học trò thầy Lỗ Đường tiên sinh, ở
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh… Thậm chí cả những vùng đất xa xôi,
hiểm trở như ở Quỳnh Nhai, Sơn La, cũng có đền thờ thầy cô giáo và những
học trò rạng danh thời đó. Dẫu có phải ngụy trang, thì những ngôi đền,
những chứng tích quí báu ấy đã khẳng
định sự cố gắng hết lòng của ông cha ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng
cố gắng bảo vệ những giá trị văn hoá của dân tộc cho muôn đời con cháu.
Thiên
Cổ Miếu cùng những chứng tích quí báu ấy đã minh chứng thêm bộ chữ
“Khoa đẩu” của dân tộc ta có từ trước công nguyên, được thể hiện trên
các di chỉ khảo cổ thuộc thời kỳ Đông Sơn tìm được ở nhiều nơi thuộc
lãnh thổ nước ta theo một sự phát triển logic từ thấp đến cao, khẳng
định hệ thống giáo dục của nước ta đã phát triển từ thời Hùng Vương,
khẳng định bộ chữ Quốc ngữ được các giáo sỹ phương tây cùng những trí
thức Việt Nam La Tinh hóa tên cơ sở bộ chữ “Khoa đẩu”, mà công đầu là của hai giáo sỹ Bồ Đào Nha: Cha Gaspan do Amaral và Cha Antonio Barbosa cùng đội ngũ những trí thức người Việtbằng
những căn cứ khoa học không thể chối cãi đã được giới nghiên cứu trong
và ngoài nước thừa nhận. Trên cơ sở công trình đó, sau này Alexandre de Rhodes hệ thống hóa và chỉnh lý hoàn thiện thêm.
Cũng chính tại nơi đây, đúng
10g sáng ngày 29.3.2009, tức ngày 4.3 âm lịch đã long trọng khánh thành
Thần Qui bằng đá nguyên khối, nặng 4 tấn, mô phỏng, Thần Qui xưa đời
Nghiêu, người Việt ta tặng con rùa ngàn năm tuổi, trên mai có khắc chữ
“Khoa đẩu” (chữ như con nòng nọc) chép việc từ thời khai thiên lập địa
trở đi để giữ hòa hiếu giữa hai nước. Sự kiện này đã được chép trong
Ngọc phả đền: “Tứ Lạc Long Quân chi tử” đời Trần Thái Tông, tại xã Bàn
Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trong sách “Thông giám cương mục” của
Chu Hy, sách “Tân lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh…
Ngày
nay, Thiên Cổ Miếu không chỉ là điểm đến của những người “Tôn sư trọng
đạo”, yêu kính cội nguồn dân tộc, mà còn là điểm đến của không biết bao
nhà nghiên cứu và du khách trong và ngoài nước. Tất cả đều vô cùng khâm
phục truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Gần đây
nhất, ngày 7.7.2009 âm, tức ngày 26.8.2009, một đoàn nghiên cứu tâm
linh gồm 50 người từ Braxin, Chi Lê, Tây Ban Nha, Pháp, Hung Ga Ri, Ý,
Ma Xê Đoan, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đã đến thăm viếng Đền Hùng, họ dâng
lên 18 cặp bánh chưng, bánh dầy, xôi, mâm ngũ quả tỏ ý tôn trọng cội
nguồn văn hóa Việt Nam, sau đó đã đến thăm Thiên Cổ Miếu. Khi được ông
Đỗ Văn Xuyền giới thiệu lịch sử ngôi đền, hệ thống giáo dục của nước ta
từ thời Hùng Vương, chữ Việt cổ, sự hình thành và phát triển của chữ
Quốc ngữ trên cơ sở chữ Việt cổ… tất cả đều không dấu được sự khâm phục.
Thiên
Cổ Miếu là ngôi đền thờ thầy cô giáo cổ nhất Việt Nam, đây là một minh
chứng hùng hồn cho truyền thống giáo dục của dân tộc ta, một dân tộc có
bốn nghìn năm văn hiến.
Cận cảnh ngôi đền cổ bị vùi lấp trong cát
15/12/2011
06:12
GMT+7
– Sau
nhiều ngày khai quật, ngôi đền cổ bị vùi lấp trong cát tại khu vực xã
Kỳ Khang (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã phát lộ. Nhiều bộ phận kiến trúc cùng các
hiện vật bằng chất liệu sành sứ có niên đại thời Nguyễn đã được phát
hiện.
Phát hiện đền cổ vùi trong cát ở Hà Tĩnh
Phát hiện kho báu hàng chục tỷ đô tại ngôi đền cổ
Truyền kỳ “cây vàng cây bạc” trong ngôi đền cổ
Cuộc chiến giữ… “cây vàng” trong ngôi đền cổ
Kho báu 22 tỷ đô tại ngôi đền cổ thuộc về ai?
Phát hiện kho báu hàng chục tỷ đô tại ngôi đền cổ
Truyền kỳ “cây vàng cây bạc” trong ngôi đền cổ
Cuộc chiến giữ… “cây vàng” trong ngôi đền cổ
Kho báu 22 tỷ đô tại ngôi đền cổ thuộc về ai?
Khu vực ngôi đền phát lộ nằm trên bãi cát Cồn Chỏi, trong công trường khai thác ti tan của Xí nghiệp khai thác ti tan Kỳ Anh tại thôn Tiến Thành, xã Kỳ Khang. Ngày 2/11, trong quá trình khai thác ti tan, công nhân của xí nghiệp này đã phát hiện thấy nhiều hạng mục của ngôi đền lộ ra đã bị vùi lấp trong cát khoảng 5m.
Ông Lê Bá Hạnh, Phó GĐ Bảo tàng Hà Tĩnh thông tin, sau khi nhận được thông tin, cơ quan này đã tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi đền cổ. Đến nay, đã phát hiện một số bộ phận kiến trúc cổ cùng với các hiện vật bằng chất liệu sành sứ có niên đại thời Nguyễn…
Các bộ phận kiến trúc cổ được phát hiện bao gồm: hệ thống ban thờ ngoài trời, được kết cấu theo kiểu thức chân quỳ, hình chữ nhật, có kích thước cao 1.20m, rộng 0.60m, dài 1.40m làm bằng chất liệu đá tự nhiên, vôi vỏ hàu trộn với mật mía và nhựa cây kết dính.
Tiếp đến là nền móng của một ngôi miếu thờ hình vuông, có kích thước mỗi chiều, dài 2.50m, ở 4 gốc có 4 cột trụ hình vuông, cao 1.80m, rộng 0,2m, hai cột phía sau đã bị đổ, còn lại phần nửa của hai cột trụ phía trước miếu thờ, mặt trước hai cột trụ có khắc đôi câu đối bằng chữ Hán (đã bị mờ).
Phía trong ở 4 góc nền miếu có 4 lỗ hình tròn ở 4 chân kê bằng đá hình vuông mỗi cạnh 0.50m. Đây có thể là 4 cột gỗ dùng làm kết cấu của ngôi miếu thờ đã bị phá hủy.
Ngoài ra, tại khu vực xung quanh ngôi đền các nhà khảo cổ còn phát hiện một số hiện vật bị vùi lấp trong cát như bình vôi cổ bằng chất liệu sành màu xám; bình vò lớn nhỏ bằng chất liệu sành màu vàng nâu và màu da lươn; đĩa sứ cổ màu trắng, ở giữa lòng đĩa trang trí hoa văn cây, lá hoa màu xanh lam. Các hiện vật này có niên đại thời Nguyễn.
Theo ông Hạnh, đền cổ có tên gọi là Đức Ông, thờ vị tướng có công đánh giặc được nhân dân lập đền thờ Thành hoàng làng.
Hiện khu vực ngôi đền có phạm vi khoảng 500m2 đã được cơ quan chuyên môn rào chắn lại. Theo Phó GĐ bảo tàng Hà Tĩnh thì hiện công việc khai quật ban đầu đã hoàn thành, sắp tới cơ quan chuyên môn sẽ lập hồ sơ để khôi phục lại ngôi đền.
Những hình ảnh ngôi đền cổ bị vùi lấp hàng trăm năm:
Toàn cảnh những gì còn lại của ngôi đền cổ đã phát lộ. Ngôi đền nằm trong công trường khai thác ti tan của Xí nghiệp khai thác ti tan Kỳ Anh. |
Ngôi đền cổ nằm ngay cạnh lòng moong khai thác ti tan, với đặc thù hay bị sạt lở, ngôi đền cổ sẽ bị đe doạ nếu không có biện pháp bảo vệ khoa học. |
Nhận xét
Đăng nhận xét