Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 93 (Lê Lai)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
LÊ LỢI Hành Quyết LÊ LAI - Bộ Mặt Thật Của Lê Thái Tổ Và Những Bí Ẩn Trong Lịch Sử Việt Nam
LÊ LỢI Hành Quyết LÊ LAI - Bộ Mặt Thật Của Lê Thái Tổ Và Những Bí Ẩn Trong Lịch Sử Việt Nam Nội dung: Rất nhiều người đều biết rằng Lê Lai đã đổi áo liều mình cứu chúa, giúp Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau đó Lê Lai bị giết còn Lê Lợi giữ lời hứa đối với ông. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại không đồng ý với quan điểm này, trích dẫn một đoạn trong Đại Việt sử ký toàn thư, cho rằng Lê Lợi đã ra lệnh giết Lê Lai vào năm 1427 vì “cậy công nói năng khinh mạn” 

Hé lộ bí ẩn cái chết của Lê Lai - vị anh hùng đứng sau các chiến tích lẫy lừng của Lê Lợi

Mạnh Quân, Theo Trí Thức Trẻ 00:03 05/04/2018

Câu chuyện hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ (Lê Lợi) thoát khỏi vòng vây quân Minh của Lê Lai được đời sau truyền tụng, gọi là Lê Lai cứu chúa. Tuy nhiên cái chết của ông vẫn còn là một điều bí ẩn và chưa rõ ràng đối với nhiều người.

Lê Lai là một viên tướng nổi tiếng của khởi nghĩa Lam Sơn, có công lao rất lớn giúp đỡ Lê Thái Tổ (Lê Lợi) gây dựng sự nghiệp. Câu chuyện ông hy sinh thân mình cứu Lê Thái Tổ thoát khỏi vòng vây của quân Minh được đời sau truyền tụng, gọi là Lê Lai cứu chúa.
Ông được đời sau so sánh như Kỷ Tín, đã giúp Hán Cao Tổ đánh tráo mà thoát thân. Hình ảnh Lê Lai luôn được ca tụng và ghi nhớ, một tượng đài đáng ca ngợi về tấm lòng trung quân báo quốc.
Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), là con của Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng. Ông có người anh lớn tên là Lê Lạn. Lê Lai tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi.
Hé lộ bí ẩn cái chết của Lê Lai - vị anh hùng đứng sau các chiến tích lẫy lừng của Lê Lợi - Ảnh 1.
Năm 1416, ông cùng Thái Tổ và các tướng lĩnh khác tham gia Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quân Minh đang cướp phá. Ông được ban tước Quan nội hầu, tổng quản của phủ Đô tổng quản.
Câu chuyện Lê Lai cứu chúa được Sách Lam Sơn thực lục chép ghi lại như sau:
Bấy giờ nghĩa quân Lam Sơn lực lượng còn yếu, thiếu lương, thường bị quân Minh đánh bại. Nhà vua bèn vời các tướng mà bảo rằng:
- Ai có thể thay mặc áo vàng của Trẫm, lĩnh năm trăm quân, hai thớt voi, đánh vào thành Tây đô. Thấy giặc ra đối địch, thì tự xưng tên: "Ta là chúa Lam Sơn đây!". Để cho giặc bắt? Cho ta được náu mình, nghỉ binh, thu họp cả quân sĩ, để mưu tính việc về sau!
Các tướng đều không dám nhận lời.
Chỉ có Lê Lai thưa rằng:
- Tôi bằng lòng xin thay mặc áo Nhà vua. Ngày sau Bệ Hạ gây nên Đế nghiệp, có được thiên hạ, thương đến công tôi, cho con cháu muôn đời được chịu ơn nước. Đó là điều tôi mong mỏi!
Nhà vua lạy Trời mà khấn rằng:
- Lê Lai có công thay đổi áo. Sau này trẫm cùng con cháu, và các tướng tá, hay con cháu các công thần, nếu không thương đến công ấy, thì xin đền đài hóa ra rừng núi; ấn vàng hóa ra đồng sắt; gươm thần hóa ra đao binh!
Nhà vua khấn xong, Lê Lai liền đem quân đến cửa trại giặc khiêu chiến. Giặc cậy quân mạnh xông đánh. Lê Lai cưỡi ngựa, phi vào giữa trận giặc, nói rằng:
- Ta đây là chúa Lam Sơn!
Giặc bèn xúm lại vây, bắt lấy đem về trong thành, xử bằng hình phạt cực tàn khốc.
Hé lộ bí ẩn cái chết của Lê Lai - vị anh hùng đứng sau các chiến tích lẫy lừng của Lê Lợi - Ảnh 2.

Cái chết của Lê Lai vẫn còn là điều bí ẩn, chưa rõ ràng?

Sách Lam Sơn thực lục (biên soạn sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lúc Lê Lợi đã lên ngôi Hoàng Đế) là tài liệu đầu tiên ghi nhận việc Lê Lai liều mình cứu chúa và anh dũng hi sinh (năm 1418). Các sách khác như Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… cũng đều chép chuyện Lê Lai hi sinh, trong đó Đại Việt thông sử chép chi tiết nhất. Đó là cơ sở về mặt thư tịch để các nhà sử học khẳng định việc Lê Lai hi sinh năm 1418.
Nhưng trong bộ quốc sử lớn nhất thời phong kiến là Đại Việt sử kí toàn thư, việc Lê Lai hi sinh không được nói đến. Chẳng những thế, ở phần biên niên về tháng Giêng năm 1427, sách này còn viết: "Giết Tư Mã Lê Lai, tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công, ăn nói ngạo mạn". Dựa vào chi tiết này, có người cho rằng Lê Lai không chết trong lần cải trang cứu chúa năm 1418 mà đến năm 1427 mới mất.

Sự thật là có đến 2 Lê Lai?

Thực ra chỉ dựa vào một câu trong Đại Việt sử kí toàn thư để phủ nhận ghi chép của những quyển sử khác là điều phiến diện. Ghi chép của sách này dẫn người đọc đến việc suy đoán nước đôi: Lê Lai chết năm 1427 hoặc năm 1418. Sách này không chép truyện Lê Lai cải trang phá vây nên càng khó để xác định Lê Lai của năm 1427 là Lê Lai của năm 1418. Vì vậy, nếu muốn khẳng định rằng Lê Lai còn sống sau lần phá vây và đến năm 1427 mới chết theo quan điểm của một số người thì phải chứng minh được Lê Lai trong Đại Việt sử kí toàn thư và Lê Lai trong các sách như Lam Sơn thực lục chỉ là một người.
Về sự kiện măm 1418, Đại Việt thông sử chép: "Lê lai… tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua, xưng là vua Lê ở Lam Sơn, dẫn quân ra đánh nhau với quân Minh… Lê Lai chống cự đến kiệt sức thì bị bắt, quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan giết chết" (Đế kỉ, Thái Tổ thượng). Ở phần liệt truyện về Lê Lai, sách này còn chép Lê Lợi sai người ngầm tìm thi hài Lê Lai, đem về Lam Sơn hậu táng.
Về sự kiện tháng Giêng năm 1427, sách này chép: "Viên Tư Mã là Lê Lai cậy có chiến công, thường thốt ra những lời khinh nhờn. Vua (chỉ Lê Lợi - người dẫn) sai xử tử và tịch thu gia sản".
Vậy là sách này đã chép rõ cả việc Lê Lai chết năm 1418 và Lê Lai chết năm 1427. Hai sự kiện trên cũng được sách Lam Sơn thực lục tục biên chép tương tự. Ngoài ra, gia phả dòng họ Lê Lai ở Dựng Tú (Thanh Hóa) cũng chép truyện Lê Lai chết vì nước năm 1418. Truyền thuyết dân gian cũng nói đến việc Lê Lai liều mình cứu chúa rồi bị kẻ thù giết chết.
Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định Lê Lai đã hi sinh năm 1418 và trong hàng ngũ nghĩa quân cùng có hai người mang tên họ là Lê Lai (có thể trùng tên trùng họ hay trùng tên khác họ nhưng được ban quốc tính (họ Lê)). Viên Tư Mã Lê Lai của năm 1427 hoàn toàn không phải là Lê Lai cứu chúa bị quân Minh giết hại năm 1418. Như vậy, chính xác Lê Lai đã xả thân cứu Lê Lợi năm 1418 còn nhân vật Lê Lai thứ 2 bị giết năm 1427 thực ra là một người khác trùng tên.

Lê Lợi và Lê Lai không hề có quan hệ ruột thịt

Lê Lai (sống ở thế kỷ 15), là con của Lê Kiều, người thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, huyện Lương Giang (nay là thôn Thành Sơn, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).
Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn viết: "Lê Lai tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cận cho Lê Lợi rất chu đáo, công lao rõ rệt".
Lê Lợi sinh năm 1385, là con thứ ba của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt, Lê Lợi đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh.
Lê Lai và Lê Lợi không hề có quan hệ ruột thịt như nhiều người vẫn lầm tưởng từ trước đến nay họ là 2 anh em.
Suốt những năm ở ngôi vua, Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) luôn nhớ ơn vị tướng ngày trước đã hy sinh thân mình cứu ông thoát nạn, lập được giang sơn. Đến lúc sắp chết, Lê Lợi vẫn dặn con cháu rằng, ông có được ngày hôm nay là nhờ Lê Lai, do đó phải làm giỗ Lê Lai trước, để vị tướng này được hưởng lễ trước vua.
Ngày 22/8/1433, Lê Lợi mất, các vua nối ngôi theo lời dặn của ông đã cúng Lê Lai vào ngày 21/8. Từ đó dân gian có câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.
Năm 1484, Lê Thánh Tông (vị vua thứ năm của triều Hậu Lê) đã truy tặng Lê Lai là "Thái úy Phúc quốc công", sau lại gia phong là Trung Túc Vương.
Lê Lai có ba người con trai là Lê Lư, Lê Lộ và Lê Lâm, đều theo cha gia nhập nghĩa quân của Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh.

Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch

B.T sưu tầm, SGK Sử 7 |

Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch
Hình minh họa

Kể từ khi quân Minh xâm lược Đại Việt, vô số cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị đàn áp tàn bạo. Năm 1418, từ miền Lam Sơn chướng khí, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tải sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi:
"Ông thường nói với mọi người: ‘Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm hàng nghìn thuở, chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác".
Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch - Ảnh 1.
Hội thề Lũng Nhai
Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về hội tụ ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con Nguyễn Phi Khanh. Cả hai cha con đều đỗ đại khoa và làm quan thời Hồ. Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước thương dân hết mực. Quân Minh tìm đủ mọi cách để dụ dỗ ông nhưng đều thất bại. Từ thành Đông Quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh quân Ngô).
Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) và đọc bài văn thề:
"Tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai..., Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú. 19 người tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển có khác nhau mong có tình như cùng chung một họ... chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không dám quên lời thê son sắt... Kính xin có lời thề." 
(Lam Sơn thực lục)
Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7 - 2 - 1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.
Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai. Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.
Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Lê Lai người dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú (Ngọc Lặc - Thanh Hoá). Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người đã hi sinh trong chiến đấu.
Lê Lai cứu chúa: Giả trang thành Lê Lợi, liều chết phá vòng vây địch - Ảnh 3.
Bản khắc cổ nhất của Bình Ngô đại cao
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Bình Ngô đại cáo có đoạn:
"Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Khi Khôi Huyện quân không một đội".
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.


BắcBìnhĐạiTướng:
Ai giết Lê Lai? giặc Minh hay Lê Lợi?
Tại sao "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " không chép chuyện "Lê Lai liều mình "?
Chuyện Lê Lai liều mình cứu chúa là một hành động hy sinh vì đại nghiã rất đáng cho người đời sau ghi nhớ . Ở Thành Phố H.C.M ,đại lộ Lê Lợi chạy từ Nhà Hát Thành Phố đến Chợ Bến Thành, nối liền là đường Lê Lai chạy cho đến Nhà Thờ Huyện Sĩ. Trong nhân gian cụm từ " Hăm mốt Lê Lai,hăm hai Lê Lợi " cũng nói lên lòng kính trọng đối với ngày giỗ của hai vị anh hùng này. Những vị cao tuổi bây giờ , ngày xưa học tiểu học cũng đã từng học chuyện" Lê Lai liều mình cứu chúa" .Trong "sử ký lớp ba" do sử gia Trần Trọng Kim soạn, Nha Học Chính Bắc Kỳ ấn hành đã được dùng làm sách giáo khoa dạy trong các trường . Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm ,có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?

Với những người yêu môn sử học,có nghiên cứu thì thấy chuyện này lại khác. Nhiều nghi vấn được đặt ra:

* Lê Lai cứu chúa ở trận nào, thời gian nào ?

* Ông có bị quân Minh bắt không ?

* Hay ông còn sống và sau đó chết vì tay Lê Lợi ?

Về việc này mỗi nhà viết sử viết một khác.

a. Theo Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức ) trong Ngự Chế Vịnh Sử Tổng Luận cuốn 5 trang 49 ".....Có lần vua Lê Thái Tổ tiến đóng ở Lạc Thủy bị quân nhà Minh vây sát, vua yếu thế, lén rút về ở núi Chí Linh, giặc Minh rút lui để trở lại tấn công xứ Mỹ-Lộng, sách Hà Đã.

Trong tình cảnh nguy khốn, quân ít thế cô lại nhiều lần bị quân Minh vây hiếp, vua ban hỏi các tướng lãnh"trong các tướng có ai bằng lòng đem mình thay ta ra đánh ở Tây Đô để làm mồi nhử cho giặc bắt, trường hợp đó ta sẽ rảnh tay chiêu tập quân sĩ để sau này mưu đồ đại sự."

Lê Lai liền tình nguyện đảm đương việc này bèn xuất binh đến thành Tây Đô khiêu chiến và mặc áo Ngự bào, tự xưng Bình Định Vương. Quân giặc trông thấy người mặc áo vàng tưởng là Bình Định Vương thật, bèn đem hết quân đến vây và bắt sống; đem về rồi giết ... Nhờ thế Bình Định Vương được nghỉ ngơi vài năm để lo tích dưỡng binh đội mà quân Minh không hề để ý đến.

b. Theo Ngô Thì Sỹ trong Việt Sử Tiêu Aùn trang 298 thì " ... Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghĩ để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói ; "Lê Lai đem thân mà thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đồng, thần kiếm hóa thành dao cùn". Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương đã chết. Người Minh cũng tin là thật không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi, .... Lý Bân Phương Chính (tướng Minh) đem 10 vạn quân đến vây .Vương phục binh ở Thị Lang tập kích địch....".

c. Theo Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí trang 332, chỉ nói Lê Lai vì nước bỏ mình... cho nên không riêng chép ra mà chỉ nhân thể chú phụ vào sau thôi - trong phần chú thích có ghi "Lê Lai là người làng Dụng Tú huyện Lương Giang. Lúc mới khởi binh bị tướng Minh vây chặt, vua hỏi các tướng bàn xem đổi áo đánh lừa giặc như việc Kỷ Tín ngày xưa, Lê Lai xin đi bèn mặc áo bào đem quân xông vaò hàng trận của giặc, đánh đuối sức và bị bắt , vua nhân dịp này trốn thoát.

d. Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt Thông Sử "... Đóng ở Mang Cốc trong núi Linh Sơn hơn 10 ngày, phải dùng mật ong trộn với vũ dư lương làm bữa ăn rất là khốn đốn. Hoàng Đế bèn hỏi các Tướng: "có ai dám bắt chước Kỷ Tín thời xưa không ?". Người ở thôn Dụng Tú là Lê Lai khẳng khái vâng mệnh, tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua,xưng là vua Lê Lam Sơn, dẫn quân ra đánh quân Minh, quân Minh mừng rỡ liền dồn cả lực lượng vây chặt Lê Lai, ông chống cự đến kiệt sức rối bị bắt, quân Minh dẫn ông về thành Đông Quan giết chết, chúng liền lui binh, ta thoát nạn...

e. Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thấy viết " ... về Chí Linh lần thứ hai tháng tư năm Kỷ Hợi (1419) quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương lui tới bèn đem binh đến vây đánh, Vương bị vây nguy cấp lắm bèn hỏi các tướng rằng có ai làm được như Kỷ Tín ngày trước chịu chết cho vua Hán Cao không? Bấy giờ Lê Lai liều mình vì nước xin mặc áo bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.

f. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí lại viết " ... Lê Lai người thôn Dựng Tú huyện Thụy Nguyên, Thái tổ khởi nghĩa bị quân Minh vây hãm, các tướng bàn mưu cho một người mặc áo bào giả làm Bình Định Vương để đánh lừa giặc theo như việc cũ của Kỷ Tín nhà Hán, Lê Lai xin làm việc ấy vì vậy Thái tổ mới lén ra đi năm Thuận Thiên thứ nhất được tặng thái ký..."

g.Trong Đaiï Việt Sử Ký Toàn Thư, cuốn thứ X có lẽ do Phan Phu Tiên viết là chính sau này các sử quan khác như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy nhuận sắc thêm thì chỉ có ghi theo biên niên các trận đánh mà ở đó Lê Lợi khốn đốn vì bị vây hãm và hết lương.

1. Mùa xuân tháng giêng ngày Canh thân, vua khởi binh ở Lam Sơn (1418) , ngày mồng 9 tháng ấy bọn nội quan nhà Minh là Mã Kỳ đem đại binh tới uy hiếp vua ở Lam Sơn, vua bèn lui quân đến đóng ở Lạc Thủy, ngày 13 dời quân đến núi Chí Linh. Ngày 16 giặc đi lối tắt đánh úp đằng sau vua bắt mất gia thuộc của vua và rất nhiều vợ con của quân dân. Tháng 2 vua hết lương, không còn gì để nổi lửa gặp khi giặc lui quân bèn về đắp thành ở đất Lam Sơn. 


2. Tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419) vua đánh đồn Nga Lạc, tháng 5 đóng ở sách Đà Sơn, quân Minh tiến đánh vua phục kích ở Mường Chách... ít lâu sau dời sang Mường Thôi rồi lại về Vu Sơn.

3. Tháng 10, năm Canh Tý (1420) quân ta đánh nhau với quân Minh ở Mường Nanh.

4. Từ năm 1420 - 1422 lúc nào cũng có giao tranh với quân Minh.

5." Mùa đông tháng 12 năm Nhâm Dần (1422) quân ta bị giặc Minh vây ở Sách Khôi, vua bảo các tướng sĩ " giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào thoát. Đây chính là tử địa mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết. Vua nói xong chảy nước mắt, các tướng sĩ đều xúc động tranh nhau liều chết quyết chiến....Vua đem quân về đóng ở núi Chí Linh, quân lính hết lương, hơn 2 tháng chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi, vua giết 4 con voi và cả ngựa của mình cưởi để nuôi quân sĩ...."

Từ trận đó cho đến khi toàng thắng giặc Minh vào năm 1428 không có trận nào mà Lê Lợi bị vây khốn nữa.

Theo như lời của vua Tự Đức có lẽ việc Lê Lai đổi áo bào cho Lê Lợi là trong trận ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418) hoặc tháng hai năm đó - xứ Mỹ công sách Hà Đã có lẽ là vùng thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn.

Theo Ngô Thời sĩ thì có lẽ hành động của Lê Lai được thực hiện trong trận tháng 5 năm Kỷ Hợi (1419) khi quân Minh tiến đánh Lê Lợi ở sách Đà Sơn.

Còn Phan Huy Chú thì không ghi rõ địa điểm cũng như thời gian của việc này.

Lê Qúy Đôn thì ghi "đóng quân ở Mang Cốc trong núi Chí Linh hơn 10 ngày hết lương..." và hành động mặc áo bào của nhà vua xưng là Lê Lam Sơn có thể vào mùa đông tháng 12 năm1422 trong khi đó Trần Trọng Kim thì ghi rõ là tháng 4 năm1419.

Một điều đáng ngạc nhiên là sử gia các đời về sau đều chép truyện Lê Lai liều mình cứu chúa .Trong khi nhóm sử thần đời Lê lại không ghi chuyện này.Trong Đại Việt Sử Ký Tòan Thư phần bản kỷ , quyển số 10, trang 27b chỉ thấy chép : "Ngày 13 tháng giêng năm Đinh Mùi (1427) giết Tư Mã Lê Lai , tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công nói năng khinh mạn "

Điều này cho phép ta hiểu rằng chuyện Lê Lai đổi áo giả làm Lê Lợi là có thật nhưng ông đã may mắn thoát khỏi tay quân giặc để trở lại hàng ngũ kháng chiến .Nghĩa là ông vẫn còn sống cho đến năm 1427 tức là 8 năm sau mới bị Lê Lợi ra lệnh giết chết

" Điểu tận cùng tàng" chim hết thì cung tên xếp xó; thỏ hết thì chó săn bị bắt ra làm thịt, việc giết công thần sau khi đã làm nên nghiệp lớn là việc thường xảy ra dưới thời đại phong kiến.Hán Cao Tổ giết Hàn Tín, Việt Vương Câu Tiễn giết Văn Chủng , Phạm Lãi nhờ trốn sang nươc Tề rồi vào đất Đào, cải tên là Đào Chu Công mới may còn sống sót.

Theo nhận xét của các tác giả Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ,quyễn X ,trang 75b viết : "Thái Tổ từ khi lên ngôi đến nay,thi hành chính sự thực rất khả quan....song đa nghi hiếu sát là chổ kém ". Khi thành công trong việc giành lại độc lập - Lê Lợi đã giết chết nhiều công thần đã sát cánh cùng mình trong gian khổ chiến đấu. Ngày 10 tháng giêng Mậu thân ( 1428 ) giết Trần Cảo,Năm 1429 giết Trần Nguyên Hãn , Năm 1431 giết Phạm Văn Xảo ... vì lo rằng sau này họ có chí khác nên bên ngoài thì đối xử theo lẽ tiết hậu nhưng trong lòng lại rất ngờ vực.
                                                 (đây chỉ là y kiến chủ quan của em)
mọi người cho ý kiến nha! ;)
----------------------------------
Đề nghị bạn chủ topic ghi rõ nguồn của bài viết này. Sau 24h mà không ghi rõ nguồn, chủ đề sẽ bị xoá
tai_lienson:
 Tôi là con cháu Lê tộc , xin nói với Bet be đại tướng là  gia phả họ  Lê hay còn gọi là "Lê Triều Ngọc Phả " nói rất rõ là có 2 ông Lê Lai , .Ông thứ nhất là Nguyễn Lai đã liều mình cứu chúa  sau được Lê lợi ghi nhớ công ơn  ban quốc tính là họ Lê  con cháu ngày nay đã cải lại họ là Nguyễn bá. (một số chi vẫn để họ Lê )  .Ông thứ hai là đại tướng Lê Lai  là một trong những khai quốc công thần ,Điều đặc biệt trong gia phả  ghi là cả Hai  Ông đều giỗ ngày 21 còn ngày 22 là giỗ Lê Lợi .đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên  nên nhiều người kể cả các nhà sử học hay bị nhầm lẫn  Cuộc kháng chiến chống giặc phương Bắc của nhân dân Việt nam thắng  lợi là nhờ vào những đóng góp vô cùng to lớn của toàn thể dân tộc Việt nam trong đó có sự hy sinh trong điều kiện hết sức đặc biệt như của ông Nguyễn Bá Lai . Sáu trăm năm sau con cháu của 2 ông lại sát cánh bên nhau chiến đấu  để nhắc lại cho người phương Bắc nhớ Bạch Đằng ,Chi Lăng còn đó
pain:
Congngheso.net hoặc web.datviet ;D ;D ;D
chiangshan:
Cái vụ 2 ông Lê Lai này em nhớ ngày xưa còn cả 1 seri phản biện nhau (tất nhiên là cả 2 bên đều chưa tham khảo gia phả họ Lê mà bác Tài nói ;)), để thử tìm lại mọi người đọc cho vui.
tai_lienson:
     Trích bản Lê tộc sinh hạ    "...Nguyễn Bá Lai  chống cự quyết liệt,kiệt sức không địch nổi  bị quân Minh bắt đưa  về Đông quan rổi đưa về nước Tàu ,xử tử ngày 8 tháng 8 năm 1421.."
  "Ông Lê Bá  Lai mất giờ tý ngày 21 tháng 8 năm Ất Tỵ (1425) táng ở trang Bái đê..."(  sự trùng hợp)
 Giỗ Lê Lợi là 22/8 nên phải giỗ Nguyễn Bá Lai trước một ngày  là 21/8 nên có câu :hai mốt Lê Lai ,hai hai Lê Lợi

Sự thật về cái chết của Lê Lai


(Kiến Thức) - Một số ý kiến phủ nhận việc Lê Lai hy sinh và cho rằng ông đã bị Lê Lợi xử tử. Vậy đâu là sự thật về cái chết của Lê Lai? 

Lê Lai là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược ngay từ giai đoạn cuộc khởi nghĩa còn trong trứng nước. Về cái chết của ông, giới sử học hiện nay đều cho rằng ông hi sinh khi cải trang làm Lê Lợi để đánh lạc hướng quân Minh đang bao vây nghĩa quân, giúp Lê Lợi và nghĩa quân thoát hiểm. Nhưng một số người lại phủ nhận việc Lê Lai hy sinh và xác định rằng: chính Lê Lợi là người giết chết Lê Lai. Vậy đâu là sự thật về cái chết của Lê Lai - người anh hùng liều mình cứu chúa?
Lê Lai hi sinh vì nước hay bị Lê Lợi xử tử?
Sách Lam Sơn thực lục (biên soạn sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lúc Lê Lợi đã lên ngôi Hoàng Đế) là tài liệu đầu tiên ghi nhận việc Lê Lai liều mình cứu chúa và anh dũng hi sinh (năm 1418). Các sách khác như Đại Việt thông sử, Lam Sơn thực lục tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục… cũng đều chép chuyện Lê Lai hi sinh, trong đó Đại Việt thông sử chép chi tiết nhất. Đó là cơ sở về mặt thư tịch để các nhà sử học khẳng định việc Lê Lai hi sinh năm 1418. Nhưng trong bộ quốc sử lớn nhất thời phong kiến là Đại Việt sử kí toàn thư, việc Lê Lai hi sinh không được nói đến. Chẳng những thế, ở phần biên niên về tháng Giêng năm 1427, sách này còn viết: “Giết Tư Mã Lê Lai, tịch thu gia sản vì Lai cậy có chiến công, ăn nói ngạo mạn”. Dựa vào chi tiết này, có người cho rằng Lê Lai không chết trong lần cải trang cứu chúa năm 1418 mà đến năm 1427 do ngạo mạn cậy công nên mới bị giết.
Thực ra chỉ dựa vào một câu trong Đại Việt sử kí toàn thư để phủ nhận ghi chép của những quyển sử khác là điều phiến diện. Ghi chép của sách này dẫn người đọc đến việc suy đoán nước đôi: Lê Lai năm 1427 hoặc là Lê Lai năm 1418 hoặc không. Sách này không chép truyện Lê Lai cải trang phá vây nên càng khó để xác định Lê Lai của năm sau là Lê Lai của năm trước. Vì vậy, nếu muốn khẳng định rằng Lê Lai còn sống sau lần phá vây và đến năm 1427 mới chết theo quan điểm của một số người thì phải chứng minh được Lê Lai trong Đại Việt sử kí toàn thư và Lê Lai trong các sách như Lam Sơn thực lục chỉ là một người. Điều này phải dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau chứ không thể chỉ căn cứ vào một câu trong Đại Việt sử kí toàn thư.
Các thư tịch cổ chép về Lê Lai quan trọng nhất là 5 quyển sách kể trên. Trong đó, ngoại trừ Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Lam Sơn thực lục chỉ chép một trong hai sự kiện năm 1418 hoặc 1427, còn Đại Việt thông sử và Lam Sơn thực lục tục biên (sao lại năm 1942) đều chép cả hai sự kiện, có đầy đủ mốc thời gian. Về sự kiện măm 1418, Đại Việt thông sử chép: “Lê lai… tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua, xưng là vua Lê ở Lam Sơn, dẫn quân ra đánh nhau với quân Minh… Lê Lai chống cự đến kiệt sức thì bị bắt, quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan giết chết” (Đế kỉ, Thái Tổ thượng). Ở phần liệt truyện về Lê Lai, sách này còn chép Lê Lợi sai người ngầm tìm thi hài Lê Lai, đem về Lam Sơn hậu táng. Về sự kiện tháng Giêng năm 1427, sách này chép: “Viên Tư Mã là Lê Lai cậy có chiến công, thường thốt ra những lời khinh nhờn. Vua (chỉ Lê Lợi-người dẫn) sai xử tử và tịch thu gia sản”. Vậy là sách này đã chép rõ cả việc Lê Lai chết năm 1418 và Lê Lai chết năm 1427. Hai sự kiện trên cũng được sách Lam Sơn thực lục tục biên chép tương tự. Ngoài ra, gia phả dòng họ Lê Lai ở Dựng Tú (Thanh Hóa) cũng chép truyện Lê Lai chết vì nước năm 1418. Truyền thuyết dân gian cũng nói đến việc Lê Lai liều mình cứu chúa rồi bị kẻ thù giết chết.
Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định Lê Lai đã hi sinh năm 1418 và trong hàng ngũ nghĩa quân cùng có hai người mang tên họ là Lê Lai (có thể trùng tên trùng họ hay trùng tên khác họ nhưng được ban quốc tính (họ Lê)). Viên Tư Mã Lê Lai của năm 1427 hoàn toàn không phải là Lê Lai bị quân Minh giết hại năm 1418. Cách chép sử thiếu sự kiện của Đại Việt sử kí toàn thư là đầu mối dẫn đến suy luận thiếu căn cứ cho rằng Lê Lai bị Lê Lợi xử tử như nói ở trên.
Cái chết vì đại nghĩa của người anh hùng
Ngày 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất (7/2/1418), Lê Lợi chính thức phát động khởi nghĩa. Quân Minh hay tin đã điều binh đến đàn áp. Bị quân thù hùng mạnh càn quét, nghĩa quân rút lui dần và cuối cùng phải rút lên núi Chí Linh (thuộc huyện Lang Chánh, Thanh Hóa). Quân Minh vây chặt quanh núi, quyết tiêu diệt toàn bộ nghĩa quân. Vòng vây quân thù ngày một xiết chặt khiến nghĩa quân hao hụt dần, lương thực cạn kiệt, phải ăn củ nâu, mật ong để cầm cự. Nếu không sớm thoát khỏi tình thế hiểm nghèo này, cuộc khởi nghĩa có nguy cơ bị dập tắt, quân tướng Lam Sơn có thể bị tuyệt diệt.
Su that ve cai chet cua Le Lai
Lê Lai tình nguyện giả trang cứu chúa. Ảnh minh họa.  
Chủ tướng Lê Lợi hội họp các tướng bàn cách giải nguy. Ông hỏi các tướng:
- Ai dám đổi áo, thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta, bắt chước như Kỉ Tín đời Hán (người đã cải trang thành Lưu Bang để cho quân của Hạng Vũ bắt, giúp Lưu Bang thoát thân, về sau đánh bị Hạng Vũ lập ra nhà Hán bên Trung Quốc – người dẫn), để cho ta có thể giấu tiếng, nghỉ binh, tập hợp tướng sĩ, mưu tính cuộc nổi dậy về sau?
Chư tướng đều lặng im, chỉ có Lê Lai đứng dậy khẳng khái nói lớn: “Tôi xin đi”.
Thế rồi, Lê Lai cải trang thành Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử và 2 voi chiến xông ra đánh địch, tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh tưởng thật, hùng hổ xông đến. Lê Lai đã dũng cảm chiến đấu nhưng quân ít, thế cô, cuối cùng toàn quân bị diệt, bản thân bị quân Minh bắt giải về, sau đó bị xử tử bằng cực hình. Tưởng rằng đã giết được Lê Lợi, đánh tan quân khởi nghĩa, tướng Minh hí hửng thu quân, triệt thoái khỏi Chí Linh. Lê Lợi và các nghĩa binh còn lại nhờ đó mới thoát hiểm và tính kế mưu sự trở lại.
Gương hi sinh anh dũng của Lê Lai đã giúp nghĩa quân Lam Sơn bảo toàn được lực lượng để có thể hoạt động trở lại và giành những thắng lợi vẻ vang sau này. Vì đại nghĩa quên mình, cái chết của ông là cái chết vinh quang, tên tuổi của ông đời đời không phai trong kí ức bất diệt của nhân dân. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, đã truy phong cho Lê Lai là Suy Trung Đồng Đức Hiệp Mưu Bảo Chính Lũng Nhai Công Thần, hàm Thiếu Úy rồi Thái Uý. Đời Lê Thánh Tông (1460-1497) gia phong là Trung Túc Vương. Con cháu của ông nối đời đều được trọng dụng, hưởng phúc dài lâu với triều Lê trong gần 400 năm (1428-1788).
Nguyễn Thanh Tuyền
Đọc thêm:


Hai người phụ nữ đặc biệt của vua Lê Thái Tổ

(PLO) -Chung quanh cuộc đời vị vua khai sáng triều Hậu Lê có rất nhiều người phụ nữ, nhưng có hai người rất đặc biệt, một người là vợ nhưng là vợ chưa cưới, một người là con nhưng chỉ là con nuôi. Chính sử không nhắc đến họ...

Hai người phụ nữ đặc biệt của vua Lê Thái Tổ
Nhà vua làm lễ tế người hồng nhan (Tranh minh họa)
Năm Mậu Tuất (1418) tại vùng rừng núi Lam Sơn xứ Thanh Hóa, người anh hùng Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa nhằm mục đích lật đổ ách đô hộ của giặc Minh xâm lược, chấm dứt những tội ác bạo tàn, dã man của chúng, mà như trong bài Bình Ngô đại cáo có đoạn viết:
Giặc Minh rình hở, thừa dịp để hại ta,
Đảng ngụy ngầm mưu, theo hùa mà bán nước.
Nướng dân đen trên lò họa,
Hãm con đỏ vào hố tai.
Dối trời lừa người, kế độc đủ muôn nghìn khóe,
Lùa binh gây hấn, ác chứa hàng hai chục năm…
Người đẹp Hoa Nương, một “hồng nhan bạc mệnh”
Thời gian đầu, nghĩa quân của Lê Lợi chủ yếu hoạt động ở vùng rừng núi Thanh Hóa, với rất nhiều khó khăn, gian khổ. Trong hoàn cảnh đó, tướng Nguyễn Chích đề nghị thay đổi địa bàn, đưa quân vào đánh chiếm Nghệ An “làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Quan thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”. 
Theo kế đó, nhằm mục đích đánh lạc hướng sự chú ý của quân Minh, Lê Lợi cho quân tập kích đồn Đa Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Giáp Thìn (1424), mùa thu tháng 9, ngày 20, vua [tức Lê Lợi] chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng, phá được đồn này.
Tham chính nhà Minh là Lương Nhữ Hốt chỉ chạy thoát được thân mình, ta thu hết khí giới, đốt phá đồn giặc. Đô chỉ huy sứ nhà Minh là Nguyễn Suất Anh đem quân đến cứu viện nhưng đồn đã mất. Anh chưng hửng, không chỗ bấu víu, vua lại đánh bại chúng... Vua chọn đinh tráng, sửa khí giới, rèn bộ ngũ, chứa sẵn lương khô, tiến thẳng vào Nghệ An”. 
Trận đánh đồn Đa Căng có ý nghĩa rất quan trọng mở thông đường tiến vào đất Nghệ An. Thắng lợi này nhờ sự giúp đỡ tích cực nhân dân địa phương, trong đó có cô gái tên là Lê Thị Hoa Nương (có tài liệu ghi là Đinh Thị Ngọc Hoa).
Thông thạo địa bàn, Hoa Nương đã chủ động đến xin dẫn đường cho nghĩa quân tấn công đồn giặc. Khi quân Minh ở nơi khác đến cứu đồn Đa Căng, nàng đã lập kế đánh lừa khiến chúng sa vào trận địa phục kích và bị nghĩa quân đánh bại. 
Khâm phục tài trí và sự dũng cảm của cô gái, Lê Lợi đem lòng yêu mến, sau trận Đa Căng ông về khao quân tại làng Hội Hiền (nay thuộc xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) và cùng Hoa Nương hứa hẹn mối duyên chồng vợ.
Vì tình thế gấp gáp, việc lớn còn dang dở nên hôn lễ giữa hai người chưa được tổ chức thì Lê Lợi đã phải lên đường, ông đành lưu luyến từ biệt người đẹp, hẹn ngày trở lại đón nàng. 
Tại quê nhà, Hoa Nương cùng dân làng tích cực rèn đúc vũ khí, tích góp thóc gạo để hỗ trợ nghĩa quân Lam Sơn nhưng phần vì làm việc quá sức, phần vì thương nhớ người chồng chưa cưới, không lâu sau nàng lâm bệnh rồi mất. 
Sau khi đánh bại giặc Minh xâm lược, giành lại nền độc lập cho đất nước, Lê Lợi lên ngôi vua (tức Lê Thái Tổ); trong lần trở về quê thăm đất tổ, ông đã ghé qua làng Hội Hiền, nhớ đến Hoa Nương, nhà vua vô cùng thương xót đã lập đàn tế theo nghi lễ tế Hoàng hậu và sắc phong là: “Khai quốc công thần, Quốc mẫu Trinh liệt, Hoàng phi Lê Thị, hiệu Ngọc Ân”, lại sai lập đền thờ phụng, dân chúng quen gọi là đền Bà Am.
Sách Thanh Hóa chư thần lục chép về tục thờ vị thần của làng Hội Hiền như sau: “Thần là người thôn này, tên là Hoa Nương, khi vua Lê Thái Tổ đi đánh giặc Ngô qua đây nghỉ lại, thấy nàng nhan sắc, nết na, đức hạnh, vua muốn lấy làm phi mà chưa thành thì nàng đã thoát hoa.
Đêm vua mộng thấy có người con gái quỳ tâu là trước đây có mối lương duyên chưa hợp, nay nghe vua đánh giặc, xin giúp nhà vua thành công. Hôm sau, vua đánh giặc quả nhiên thắng trận. Khi Thái tổ khải hoàn đã lấy lễ hoàng hậu tế nàng và sai nhân dân lập đền thờ có nhiều linh ứng”.
Vua Lê Thái Tổ còn cấp ruộng đất, bổng lộc cho làng Hội Hiền quê nội và làng Bàn Thạch quê ngoại của Hoa Nương dùng làm hoa lợi hàng năm cúng giỗ bà vào ngày 27 tháng 9 âm lịch. Đến đời Lê Trung Hưng, triều đình lại sắc phong cho Hoa Nương mỹ hiệu là “Tá Thái Tổ Cao Hoàng đế, khai quốc công thần, Hoàng phi trinh liệt tôn thần”.
Gương anh dũng của Ngọc Dung công chúa
Trong sách sử, không có dòng nào nhắc đến chuyện vua Lê Thái Tổ nhận con nuôi nhưng dã sử cho biết ông có một người con gái nuôi anh dũng kiệt liệt. Từ một thôn nữ, cô gái này đã trở thành nữ tướng tài ba, luôn đi đầu trong đoàn quân tiên phong đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
Người con gái đó tên là Lê Thị  Ngọc Dung, quê ở làng Bao Ngạn ở tả ngạn sông Diêm Hộ lại ngay sát vùng biển xứ Sơn Nam Hạ (nay là làng Bao Hàm, xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).
ADVERTISEMENT
Xuất thân từ gia đình có cha là một võ sư nhưng yêu thích văn chương nên từ nhỏ nàng không chỉ được học thơ văn mà còn được cha dạy võ, bắn cung, phóng lao... Nhờ sự kèm cặp của cha và bản tính thông minh đĩnh ngộ, đến tuổi trưởng thành Ngọc Dung trở thành là một thiếu nữ xinh đẹp văn hay, giỏi võ, nhất là sử dụng kiếm.
Bấy giờ, trong cảnh lầm than đầy thống khổ dưới ách đô hộ của giặc Minh, người dân Bao Ngạn đã âm thầm phản kháng, họ rủ nhau luyện tập võ nghệ với mục đích chờ thời cơ nổi dậy. Khi nghe nói đất Lam Sơn xứ Thanh, có người anh hùng Lê Lợi giương cao ngọn cờ nghĩa với uy danh lừng lẫy, Ngọc Dung liền đứng ra tổ chức đội dân binh chuẩn bị vũ khí, lương thảo để tìm đường vào xứ Thanh tụ nghĩa. 
Nàng lại tìm đến kết thân với hai anh em Lê Hựu và Lê Thị Phương (còn gọi là Phương Nương ) ở trang Vị Dương (nay thuộc xã Thái Hồng, huyện Thái Thụy, Thái Bình) cũng là người hào kiệt để thống nhất lực lượng rồi tuyển chọn được đội quân hơn 500 người, bí mật dùng thuyền theo đường biển đi vào xứ Thanh tụ nghĩa với quân Lam Sơn.
Khi ba người tìm đến yết kiến, Lê Lợi rất mừng, ông đặc biệt ấn tượng với Ngọc Dung, tuy tuổi còn trẻ mà có tài thơ văn, tinh tường binh pháp, qua tỷ thí cùng các võ tướng Lam Sơn, thấy côn quyền, cung kiếm đều giỏi, dung nhan xinh đẹp lại mang họ Lê nên đã nhận nàng làm con gái nuôi.
Sau đó Lê Lợi phong cho Lê Hựu chức Chỉ huy sứ tướng quân, Phương Nương và Ngọc Dung làm tả hữu tỳ tướng, giao cho trọng trách lập căn cứ đánh giặc ở vùng ven biển Sơn Nam Hạ. 
Bị đánh thua đau nhiều trận, sợ nghĩa quân Lam Sơn sẽ khống chế vùng ven biển miền Đông, quân Minh tập trung lực lượng lớn tấn công vào đại bản doanh của nghĩa quân ở trang Vị Dương. Thế giặc quá mạnh, Ngọc Dung bàn với anh em Lê Hựu đem binh lính theo đường biển rút về Thanh Hoá.
Nữ tướng khuyến dụ dân chúng đứng lên chống giặc (Tranh minh họa)
Lúc này, tại Thanh Hóa, nghĩa quân Lam Sơn gặp muôn vàn khó khăn trước những đợt tấn công liên tục của quân Minh, có những lúc bị bao vây, thiếu lương thực, nước uống, lại bị tổn thất nhân lực.

Theo sách Đại Việt thông sử, cuối tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419), Lê Lợi bị quân Minh vây chặt ở đất Trịnh Cao, tướng Lê Lai tình nguyện đổi áo, xưng giả xưng danh hiệu để thu hút sự chú ý của giặc.
Sau đó Lê Lai xưng là chúa Lam Sơn cùng hai anh em Lê Hựu, Phương Nương dẫn theo 2 thớt voi và 500 quân cảm tử xông ra. Quân Minh dồn tới đánh, cuối cùng Lê Lai và 500 quân cảm tử đều anh dũng hi sinh, hôm ấy là ngày 29 tháng 4 năm Kỷ Hợi (1419). Lê Lợi nhân đó cùng bộ chỉ huy của nghĩa quân phá được vòng vây thoát nạn. 
Về Ngọc Dung, khi tướng Lê Lai dẫn đội quân cảm tử xông ra, nàng cũng xin theo nhưng Lê Lợi không đồng ý, ông nói rằng đã có chủ ý cho nàng trở về vùng biển Sơn Nam Hạ để thỏa sức “vẫy vùng” đánh giặc.
Đến năm Ất Tị (1425) nghĩa quân Lam Sơn ngày càng lớn mạnh, Lê Lợi sai con gái nuôi của mình cùng tướng Ngô Tiệp dùng thuyền đi đường biển trở lại vùng ven biển Sơn Nam Hạ lập căn cứ và tổ chức tấn công, đánh phá các đồn giặc ở quanh vùng với các trận nổi tiếng tại cửa Trần, cửa Hộ... làm lòng dân phấn chấn, nô nức cho con em đi theo, quyên góp lương thực, rèn đúc vũ khí ủng hộ. 
Ngày 5 tháng 12 năm Bính Ngọ (1426) trong trận quyết chiến với quân thù tại cửa Đại Toàn (cửa biển Diêm Điền ngày nay), thấy quân giặc quá mạnh, tướng Ngô Tiệp đề nghị tạm lui quân để bảo toàn lực lượng nhưng Ngọc Dung không nghe, vẫn quyết đánh rồi tử trận, thi hài được nghĩa quân đưa về an táng tại quê hương nàng.
Khi đất nước được giải phóng, Lê Lợi lên ngôi vua, nghĩ đến công trạng của người con gái nuôi, vua truy phong cho nàng mỹ tự là “Biển thức đoan trang, trinh thục từ hòa, đoan chính Phương Nương đại vương”, lại cấp cho dân địa phương tiền bạc, ruộng đất để lập đền thờ phụng. Người dân đã tôn nàng làm Thành hoàng với duệ hiệu là “Thánh mẫu, đương cảnh Thành hoàng Ngọc Dung công chúa”. 
Lê Thái Dũng

Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi


Print Friendly, PDF & Email
Leloi1
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược “tấn công nhảy cò” (Island hopping offences) tại các quần đảo Thái Bình Dương và cuộc đổ bộ tại hải cảng Inchon (Nhân Xuyên) Triều Tiên.
Năm 1942, sau khi nhận lệnh rời bán đảo Batan tại Philippines để đi đến Australia, tướng MacArthur hứa rằng sẽ trở lại giải phóng quần đảo này khỏi tay Nhật. Với chức vụ Tư lệnh quân đội Đồng minh vùng tây nam Thái Bình Dương, ông mở mặt trận phía bắc Australia, để rồi cuối cùng đổ bộ lên Philippines. Cuộc trường chinh có chiều dài hàng mấy ngàn cây số, kinh qua rất nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo New Guinea và Melanesia do quân Nhật chiếm đóng.
Nếu lần lượt tấn công để làm chủ tất cả các hải đảo này, quân đội Đồng Minh phải sử dụng rất nhiều quân, chấp nhận nhiều tổn thất và mất nhiều thời gian. Để tránh những khó khăn nêu trên, tướng MacArthur sử dụng lối hành quân “nhảy cò”. Ông chủ trương chỉ tấn công chiếm đóng các đảo quan trọng, rồi từ các đảo này dùng hải quân và không quân khống chế sự họat động của địch tại các đảo kế cận mà ông đã bỏ qua không cần chiếm đóng. Quyết định này rất hiệu nghiệm, vì chỉ dùng một lực lượng nhỏ cầm chân được lực lượng lớn của địch; dành thành phần sinh lực tiến nhanh lên phía bắc để giải phóng Philippines vào năm 1944.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, ngôi sao của tướng MacArthur lại càng sáng chói qua cuộc điều binh đổ bộ vào Inchon. Lúc bấy giờ quân Bắc Triều Tiên đột ngột tấn công Nam Triều Tiên cho đến tận thành phố Pusan (Phú Sơn) phía nam, sắp sửa đánh bật quân đội Liên hiệp quốc ra khỏi bán đảo này. Sau khi Pusan được tăng cường và giữ vững, nếu như thường tình, từ đó dùng bàn đạp tấn công lên phía bắc, thì phải đổ rất nhiều xương máu và mất rất nhiều ngày tháng. Tướng MacArthur chọn giải pháp khác. Ông cho đổ bộ tại Inchon, gần thủ đô Seoul (Hán Thành), nơi địch quân ít ngờ nhất vì nước thủy triều nơi này lên xuống rất nhanh, rất hạn chế thời gian đổ bộ. Cuộc đổ bộ đạt được yếu tố bất ngờ, thành công nhiều mà ít tổn thất. Lực lượng tấn công “chẹn họng ” cắt ngang nước Triều Tiên và tái chiếm thủ đô Seoul. Quân Bắc Triều Tiên với số lượng rất lớn kẹt giữa Seoul và Pusan, hầu như không đánh mà tan.
Tại nước ta, trong quá trình giữ nước và mở mang bờ cõi, các danh tướng có tầm nhìn chiến lược cỡ Đại tướng MacArthur, không phải là không có. Chiến lược “nhảy cóc” tại Thái Bình Dương và “chẹn họng” gần thủ đô Seoul mà vị tướng này đã dùng; thì riêng tại nước ta trước đây gần 600 năm, vua Lê Lợi đã từng sử dụng chiến lược tương tự, tạm gọi là “nhảy cóc và chẹn đường tiếp viện”.
I. Chiến lược
1. Nhảy cóc
Sau khi bao vây thành Nghệ An, vào cuối năm Ất Tỵ [1425] vua Lê Lợi nhận thấy quân tinh nhuệ của giặc đều đóng tại nơi này, lực lượng địch tại miền Bắc nhất định suy yếu. Ngài quyết định để một phần nghĩa quân cầm chân giặc tại Nghệ An, mang đại quân ra bắc tấn công vùng biên giới và uy hiếp thành Đông Quan [Hà Nội]. Nếu như một người tầm thường, lần lượt cho quét sạch quân địch trên đường tiến quân, thì mất không biết bao nhiêu ngày tháng; hơn nữa số quân địch bị tổn thất, sẽ có quân tiếp viện vượt biên giới sang tăng cường, thì chiến tranh còn lâu mới chấm dứt được. Bởi vậy trên đường tiến quân ra Bắc, nhà vua quyết định chỉ uy hiếp giặc co cụm lại trong thành, dùng lực lượng địa phương khống chế; rồi mang đại quân ra chẹn đường tiếp viện tại vùng gần biên giới.
Quyết định này rất hữu hiệu, phần lớn các đồn nhỏ của giặc không được tiếp tế khiến tinh thần quân lính suy sụp, lần lượt ra hàng. Riêng thành lớn như Nghệ An do Đô đốc Thái Phúc chỉ huy, cuối cùng cũng phải bỏ. Trong một văn bản của triều đình nhà Minh kết tội viên tướng này, tiết lộ rằng y rút quân từ thành Nghệ An đến sông Phú Lương [Hồng Hà], rồi bị đánh phải xin hàng, cuối cùng y hợp tác với nghĩa quân, đi chiêu hàng quân nhà Minh tại các thành.
Ngày 20 tháng 5 năm Tuyên Đức thứ 3 [2/7/1428]
… Chu An từ Chỉ huy Thiêm sự vệ Chấn Vũ được điều đi đánh giặc họ Lê, cải nhiệm tiền vệ Giao Chỉ, trấn thủ Nghệ An. Gặp lúc giặc Lê Lợi lộng hành, Đô đốc Thái Phúc triệu các tướng đến bàn:
“Nay tại đây thiếu lương thực, khó khăn, nên không thể giữ được, hãy thu thập về Đông Quan.”
Tất cả đều đồng ý. Riêng Thiên hộ Bảo Tuyên lĩnh binh hơn 100 tên chạy đến trại giặc. An đốc suất kẻ dưới quyền, cùng quân dân vệ Diễn Châu trở về thành Đông Quan. Đi đến sông Phú Lương gặp giặc; vì binh ít, yếu nên bị giặc bắt. Phúc bị giặc bức bách, lệnh đến các thành dụ các chỉ huy thành ra hàng… [1]
Ngay tại thành Thanh Hóa, các viên chỉ huy gan lỳ như La Thông, Đả Trung cũng đành thụ động, lo phòng thủ trong thành mà thôi:
Ngày 5 tháng 12 năm Tuyên Đức thứ nhất [2/1/1427]
Ngày hôm nay giặc họ Lê đánh châu Thanh Hóa không hạ được, bèn rút đi.
Trước đó, từ khi thất bại tại Ninh Kiều Thành Sơn hầu Vương Thông không còn vững lòng như trước, tự tiện cho Lê Lợi cai quản từ Thanh Hóa trở vào nam, truyền hịch cho quan quân tại nơi này rút về thành Đông Quan. Riêng châu Thanh Hóa không chịu nghe lệnh. Trước kia Lê Lợi đánh Thanh Hóa, Tri châu La Thông, Chỉ huy Đả Trung suất quân dân kiên thủ, có lúc mang quân đánh núi đất, sát thương giặc nhiều, thế giặc bớt căng thẳng. Lúc này hịch tới, người trong thành kinh sợ. Thông nói với Trung rằng, bọn chúng ta chống cự, mấy lần đánh bại giặc, ra khỏi thành thì không sống được; nay tại đây thành cao, hào sâu, lương nhiều, dân đông; so với việc chịu trói, chi bằng tận trung mà chết, mà chưa chắc đã chết đâu! Bọn [Vương] Thông bán thành cho giặc, lệnh này không thể theo được.” Rồi cùng với Trung tưởng lệ quân sĩ, giữ thành vững thêm; giặc đánh không hạ được, bèn bỏ đi. Khi Vương Thông bỏ Giao Chỉ, bọn [La] Thông cũng trở về kinh đô.
2. Chặn đường tiếp viện
Con đường tiếp viện chính của quân Minh lúc bấy giờ về phía Vân Nam theo hướng thượng lưu sông Hồng, sông Lô; về phía Quảng Đông, Quảng Tây theo hướng Lạng Sơn, Bắc Giang. Toàn thư ghi lại những nỗ lực của nghĩa quân ngăn chặn đường tiếp viện tại các vùng này như sau:
“Mùa thu tháng 8, vua cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở Nghệ An cả, các xứ Đông Đô của chúng nhất định suy yếu, bèn tăng thêm binh tượng, sai bọn Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái giám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân, 1 thớt voi đi tuần tại các xứ Thiên Quan[Ninh Bình], Quảng Oai, Quốc Oai [Hà Tây], Gia Hưng [Sơn La], Quy Hóa [Lào Cai], Đà Giang, Tam Đái [Vĩnh Phúc], Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của quân giặc từ Vân Nam sang. Bọn Thiếu úy Lê Bí, Thái giám Lê Khuyển đem 2.000 quân và 1 thớt voi đánh các xứ Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới.” [2]
Riêng Minh Thực lục ghi lại những cuộc giao tranh lớn tại vùng này như sau:
Văn bản ngày 12/11/1426 về cuộc giao tranh tại vùng Quảng oai [Hà Tây], Đô chỉ huy Tố Lượng bị bắt.
  • 14/1/1427 nghĩa quân tấn công Ải Lưu Lạng Sơn, giết Bách hộ Hoàng Bưu.
  • 7/4/1427 nghĩa quân vây Khâu Ôn, Lạng Sơn.
  • 28/4/1427 nghĩa quân đánh tan đại đồn Xương Giang.
  • 29/9/1427 nghĩa quân đánh tan đạo quân tiếp viện của Liễu Thăng tại Chi Lăng.
Với chiến thắng Xương Giang, rồi tiếp đến Chi Lăng đã dập tắt mọi nỗ lực chống cự của quân Minh. Cuối cùng thì Vương Thông thế cùng lực kiệt, không kịp đợi lệnh vua nhà Minh, tự tiện hội thề với vua Lê Lợi để xin rút quân về; chiến lược “nhảy cóc, và chặn đường tiếp viện” đã gặt hái thành công mỹ mãn.
II. Chiến thuật
Nếu chiến lược là kế sách lớn chỉ đạo toàn cuộc chiến, thì chiến thuật giúp đạt những mục tiêu, từng bước hỗ trợ cho chiến lược; bởi vậy thiên tài quân sự cần giỏi cả hai: chiến lược lẫn chiến thuật. Sau đây xin nêu lên những chiến thuật căn bản, được thi triển trong cuộc kháng chiến chống quân Minh:
1. Xua cọp ra khỏi núi
Hãy dùng bản đồ tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Lưu ý đến ngã ba sông Lam và sông La, cách Vinh khoảng trên 10 km; có một núi thấp mà người địa phương gọi là Rú Thành; đó là thành Nghệ An xưa, thời nhà Minh đóng quân tại đó. Thành này vây bọc bởi hai sông Lam, La; thành cao, hào sâu, ở vị thế cao khống chế các vùng xung quanh; không dễ gì tấn công được. Quân Minh đóng trong thành này, có lợi thế như cọp sống trong rừng.
Ngược theo dòng sông Lam khoảng hơn một trăm cây số là huyện Tương Dương, thuộc tỉnh Nghệ An; nơi này thời thuộc Minh gọi là châu Trà Long [Lân], do viên Thổ quan trung thành với nhà Minh là Cầm Bành đóng quân. Áp dụng chiến thuật “xua cọp ra khỏi núi“, nghĩa quân bao vây và tấn công Trà Long trong thời gian dài, quân Minh như cọp trong thành Nghệ An, buộc phải đi tiếp cứu, hoặc tìm cách chiếm lại sau khi thành mất. Nhìn trên bản đồ, con đường tiếp cứu của quân Minh ắt phải đi dọc theo sông Lam; hoặc muốn tránh né thì đi ngược dòng sông Phố, theo ngã Hương Sơn, Hà Tĩnh; rồi băng qua các huyện Thanh Chương, đến huyện Tương Dương. Lịch sử ghi nhận rằng quân Minh đã đi qua những chiến trường do vua Lê Lợi chọn lựa, chúng như con cọp ra khỏi rừng, nên bị thảm bại nhiều lần trên các tuyến đường này.
Sử nước ta, Toàn thư, lần lượt chép những chiến thắng như sau:
  • Tháng 9 năm Giáp Thìn [1424], nghĩa quân phục kích gần thành Trà Long, chém Đô ty Trần Trung và hơn 2.000 tên giặc. Ngày hôm sau đánh quân của Sư Hựu, chém hơn 1.000 tên.
  • Tháng 12 cùng năm, nghĩa quân chặn giặc tại Đỗ Gia [huyện Hương Sơn].
  • Tháng 12 cùng năm, nghĩa quân phục kích tại Khả Lưu [huyện Anh Sơn]; quân Minh bị chém hoặc chết trôi hàng vạn tên. Hôm sau lại tiếp tục phục kích tại Bồ Ải [huyện Anh Sơn], giết hàng ngàn giặc, rồi tiếp tục xua đuổi đến tận thành Nghê An.
Để tránh thiên kiến, chúng tôi xin tham khảo thêm Minh Thực lục. Trong một chiếu dụ trách phạt bọn Trần Trí, Phương Chính, Sơn Thọ về việc thất bại tại Trà Long, vua Tuyên Đức nhà Minh đã có lời lẽ nghiêm khắc như sau:
Ngày 5 tháng 3 năm Tuyên Đức thứ nhất [12/4/1426]
Quan Tổng binh Giao Chỉ Vinh Xương bá Trần Trí, Đô đốc Phương Chính đánh dẹp bọn giặc Lê Lợi; tiến quân đến châu Trà Long, bị thua. Nguyên nhân Chính dõng, Trí khiếp nhược, vốn không hòa thuận với nhau; Nội quan Sơn Thọ lại chủ trương chiêu dụ nên đóng binh một chỗ không cứu, đến nỗi bị bại. Thượng thư Trần Hiệp tâu cho biết; Thiên tử nghiêm thiết trách Trí và Chính rằng:
“Giặc Lê Lợi vốn chỉ là tên nhãi con, nếu sớm tận tâm đánh bắt, thì dễ như nhặt một cọng lá; rồi các ngươi ngồi yên không lo tính, dưỡng giặc nên trở thành mối hoạn. Nay nghe tin mang binh tới ải Khả Lưu và châu Trà Lung [Long], cả hai nơi đều nhục vì tổn thất. Do bọn ngươi ngày thường dựa vào ý riêng tranh hơn thua, không ai chịu nhường; lúc đụng việc thì kẻ dõng tiến quân một mình nhưng vô mưu; người khiếp nhược thì sợ co lại không cứu; như vậy thì làm sao thành công được? Luận tội há có thể tha được ư! Nay tạm khoan dung, các ngươi ngày đêm hãy đồng tâm hiệp lực, luyện tập sĩ tốt tinh nhuệ, lo diệt giặc này để chuộc lỗi trước.”… [3]
Có thể bạn đọc nêu ý kiến rằng: nếu biết con đường tiến quân tới Trà Long gay go như vậy, thì đừng tiến! Xin thưa rằng đó là lệnh vua nhà Minh; bậc tướng giỏi như vua Lê Lợi đã tiên liệu sẵn ý định của đối phương, nên chọn sẵn chiến trường dành cho họ.
Ngày 16 tháng 7 nhuần năm Hồng Hy thứ nhất [29/8/1425]
Tuần án, Giám sát, Ngự sử Giao Chỉ tâu đầu đảng giặc Lê Lợi tại phủ Thanh Hóa tụ dân làm loạn vây châu Trà Lung [4] . Viên Thổ quan coi châu Tri phủ Cầm Bành chống giữ trong vòng 7 tháng, lương gần hết, quân gặp nguy khốn, xin mang binh cứu viện.
Thiên tử xem tờ tâu bùi ngùi sắc dụ Vinh xương bá Trần Trí cùng ba ty [5] tại Giao Chỉ rằng:
“Triều đình mệnh các ngươi trấn thủ Giao Chỉ là để yên ổn một phương; nay được biết bọn đầu đảng Lê Lợi cướp phá châu huyện, ngăn cắt đường sá. Các ngươi mới đây tâu rằng đã chiêu dụ Lê Lợi xin đợi mùa thu mát đến Thanh Hóa nhậm chức. Nay đã mùa thu rồi, thực sự Lợi đã đến nhậm chức chưa? Trẫm ước tính tên giặc này ngụy trá, không có lòng qui thuận; chỉ dùng lời lẽ để hoãn binh để bọn chúng được thung dung tụ tập, tương lai tất gây hậu hoạn, các ngươi không suy nghĩ đến hay sao? Về việc Thổ quan Tri phủ Cầm Bành tại châu Trà Lung bị Lợi đánh vây 7 tháng nay rồi, lương thảo sắp hết, quân chết đến một phần ba, Bành vẫn kiên thủ cự địch, Giao Chỉ có được người như vậy cũng không dễ kiếm! Các ngươi từng chứng kiến lòng trung thành của con người này, sao không điều binh cứu viện?
Khi sắc dụ đến nơi, như thấy Lê Lợi không có bụng quy thuận hãy tìm cánh đánh bắt. Gấp phát binh tiếp viện Cầm Bành, vỗ về hậu hỹ, để bồi dưỡng lòng kiên cường trung thuận. Các ngươi đều là đại thần của triều đình, cần đồng tâm hiệp lực làm tròn ủy nhiệm, đừng lo việc ban thưởng phong tước không được công bằng!” [6]
Những chiến thắng trên con đường huyết mạch từ thành Nghệ An đến châu Trà Long ngoài giá trị về phương diện quân sự, riêng về mặt nhân tâm cũng có tác động rất mạnh. Người dân vốn ghét quân Minh, nhưng vì sự bạo tàn của chúng, trước đó còn e dè. Nay thấy trước mắt thành quả chiến thắng, người người đều phấn khởi ủng hộ. Toàn thư chép việc dân huyện Thổ Du [huyện Thanh Chương, Nam Đàn ngày nay] mang trâu rượu đến khao quân, Thổ quan Cầm Quý mang quân đến giúp như sau:
“Mùa xuân tháng giêng, vua đem quân đến hương Đa Lôi, huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già trẻ tranh nhau đem trâu rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói:
“Không ngờ ngày nay lại được trông thấy uy nghi của nước cũ.”
Tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý đem hơn 8.000 quân và hơn 10 con voi đến giúp.” [7]
Có thể nói quân của Bình định vương Lê Lợi như cậu bé Phù Đổng, thực sự vươn vai lớn mạnh, ngay tại vùng đất Nghệ An.
2. Dùng quân mai phục
“Bình Ngô đại cáo” xác nhận nghĩa quân thường dùng quân mai phục:
Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ,
Lấy ít địch nhiều, hay dùng mai phục.”
Hầu như tất cả những trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân đều là những trận mai phục. Sau đây xin trích sử nhà Minh chép về trận phục kích nổi danh tại ải Chi Lăng, trận này đưa đến việc kết thúc cuộc chiến:
Ngày 9 tháng 9 năm Tuyên Đức thứ 2 [29/9/ 1427]
Ngày hôm nay quân của quan Tổng binh An Viễn hầu Liễu Thăng đến Ải Lưu quan; Lê Lợi cùng các đầu mục lớn nhỏ sai người đến cửa quân dâng thư xin bãi binh để yên dân và lập con cháu họ Trần làm chủ đất này. Bọn Thăng nhận thư, không mở ra xem, sai người tâu về kinh. Lúc này những chỗ quan quân đi qua, giặc làm trại để thủ, quan quân liên tiếp công phá, đến ngay ải Trấn Di như vào chỗ không người. Ý Thăng xem thường; Thăng là người võ dõng nhưng ít mưu. Bấy giờ Tả Phó Tổng binh Bảo Định bá Lương Minh, Tham tán quân sự Thượng thư Lý Khánh đều bệnh; Lang trung bộ Lễ Sử An, Chủ sự Trần Dung nói với Khánh rằng:
“Xem lời lẽ, sắc mặt của chủ tướng, có vẻ kiêu; kiêu là điều tối kỵ của nhà binh. Vả lại bọn giặc ngụy trá, hoặc có thể làm ra vẻ yếu để dụ chúng ta; huống tỷ thư dụ rõ ràng là phải phòng ngừa giặc đặt phục binh. Đây là phút an nguy, Ngài nên nói gấp.”
Khánh rán ngồi dậy gặp Thăng, hết sức can gián. Thăng ừ ào, nhưng vẫn không nghiêm chỉnh phòng bị. Đến Đảo Mã pha, cùng với hơn trăm quân kỵ qua cầu; nửa chừng cầu bị sập, quân đằng sau không tiến được. Thăng rơi xuống vũng lầy, phục binh giặc nổi lên bốn phía, Thăng bị đâm chết bằng giáo; đám quân theo Thăng cũng bị giết sạch. Lúc này Hữu Tham tướng Đô đốc Thôi Tụ thu thập quan quân, chỉnh đốn đội ngũ. Cũng ngày hôm đó Lương Minh bệnh chết, lại ngày hôm sau Lý Khánh cũng chết. Rồi đến ngày hôm sau nữa, Thôi Tụ điều quan quân tiến; đến Xương Giang gặp giặc, quan quân ít giặc thì đông, cố gắng đánh, nhưng giặc xua voi vào trợ chiến, nên quân loạn, Thôi Tụ bị bắt sống. Giặc hô lớn:
“Kẻ hàng không bị giết.”
Quan quân hoặc tử trận, hoặc chạy về biên giới, không một ai hàng… [8]
3. Đánh thành
Đánh thành là điều bất đắc dĩ, vì phải dùng lực lượng lớn hơn đối phương gấp bội và chấp nhận tổn thất cao. Bởi vậy mấy ngàn năm về trước, Tôn Tử, chiến lược gia số một của Trung Quốc đã cảnh cáo như sau:
Công thành chi pháp vi bất đắc dĩ. (Tôn Tử binh pháp, Mưu công đệ tam)
Gọi là bất đắc dĩ hàm ý chấp nhận có những trường hợp ngoại lệ. Đó là trường hợp đánh thành Xương Giang; thành này nằm trên con đường huyết mạch từ cửa ải Pha Lũy đến Đông Đô, là đường ra vào tiếp viện của quân Minh. Khác với việc đánh các đồn nhỏ, các tài liệu về chiến thuật thường chủ trương dùng pháo binh tấn công trước, kế đó bộ binh xung phong tiêu diệt sau (tiền pháo tập trung, hậu xung tứ diện); nhưng trường hợp đây là một đại đồn, nằm trên một vị thế chiến lược, nên cuộc tấn công cam go và phức tạp hơn nhiều.
Quyết đánh cho bằng được, Minh Thực lục đã ghi lại những nỗ lực sau đây của nghĩa quân:
  • Xây núi đất (thổ sơn), tức công sự chiến đấu bằng đất xung quanh thành. Thử hình dung cảnh lợi dụng màn đêm, nghĩa quân xây những núi đất xung quanh thành, mỗi núi phải sử dụng đến hàng trăm tấn đất. Công trình nặng nề, gian nguy; gương can đảm biết là nhường nào!
  • Nghĩa quân đào địa đạo vào thành, khiến quân phòng thủ trong thành phải đào hào để chặn địa đạo.
  • Dùng thang mây tức vân thê. Đây là loại thang đặc biệt, thường đặt trên bệ có sáu bánh xe, nên thang này có thể di chuyển được. Không cần điểm tựa, thang được kéo lên, quân leo trên thang có thể quan sát và bắn vào thành.
Mặc dù Minh Thực lục đã cố tình nói bớt quân số trong thành, nhưng không dấu được gương anh dũng, lòng cương quyết, và sáng kiến của nghĩa quân trong chiến thuật đánh thành:
Ngày 2 tháng 4 năm Tuyên đức thứ 2 [28/4/1427]
Ngày hôm nay giặc Giao Chỉ Lê Lợi công hãm thành Xương Giang. Lợi cho rằng Xương Giang là nơi quan trọng, [trên đường] đại quân ra vô; bèn dùng hơn 8 vạn quân đánh. Quan giữ thành Đô Chỉ huy Lý Nhiệm,Chỉ huy Cố Phúc ra lệnh già, trẻ, phụ nữ đều lên mặt thành, dương cờ hò hét, ngày đêm chống cự; Bọn Nhiệm bất ngờ mang quân tinh nhuệ ra công kích, đốt phá dụng cụ đánh thành. Bốn phía giặc đều xây núi đất, dùng phi minh bắn vào thành; Nhiệm sai quân cảm tử ban đêm mở cửa thành ra đánh, giết giặc giữ núi đất. Mưu tập kích doanh trại, giặc đào địa đạo vào thành, Nhiệm sai đào hào ngang chặn địa đạo, rồi ném đá xuống, khiến giặc chết nhiều.
Giặc nghe tin đại binh của Chinh di Tướng quân sắp tới, sợ sẽ dùng thành này làm chỗ dựa, bèn tăng cường thêm quân và voi tấn công. Tên đá bắn vào như mưa. Nhiệm dùng trăm cách để chống cự, trải qua 9 tháng trời, giao tranh hơn 30 trận; khởi đầu trong thành có hơn 2.000 tướng sĩ, lúc này chết và tật bệnh đến một nửa, nhưng giặc vẫn quyết vây đánh, dùng thang mây leo lên thành, rồi đoạt cửa, Nhiệm điều lính quyết tử ba lần đánh lui, nhưng giặc lại xua voi và lính vào. Bọn Nhiệm kiệt sức, đánh không xuể, Nhiệm và Phúc đều tự tử; quan trong thành là Phùng Trí khóc ròng, hướng về phía bắc bái tạ, rồi cùng Chỉ huy Lưu Thuận, Tri phủ Lưu Tử Phụ thắt cổ chết. Trong thành các quan quân, cùng trai gái chết rất đông; giặc phóng hỏa đốt, cướp phá đến sạch không. [9]
4. Tâm thuật
Đọc Chinh phụ ngâm, bí quyết về thuật dùng người, thấy được trong hai câu thơ:
Trượng phu thiên lý chí mã cách,
Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao.
(Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao)
Tâm lý con người chuyển biến không ngừng; lúc nghĩ đến bản thân, vợ con, thường xem sinh mệnh to lớn như núi Thái Sơn; ngược lại lúc hăng hái liều chết thì coi tính mệnh nhẹ tựa lông hồng. Nhắm nêu bằng chứng về thuật trị tâm, xin đơn cử một con người thực được các “tay tổ” về tâm thuật lần lượt uốn nắn; đó là Đô đốc Thái Phúc, cấp bực tương đương với Trung tướng, Thượng tướng ngày nay.
Một trong các “tay tổ” về môn này, phải kể đến vua Minh Thái Tông. Trước khi tấn công thành Đa Bang, lệnh vua được ban truyền trong quân “…đại trượng phu báo đền quốc gia, công danh chính tại nơi này…”. Kích thích bởi lệnh này, Thái Phúc hăng hái dẫn đầu, trèo lên trước, chém giết loạn xạ:
Ngày 11 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [19/1/1407]
…Sau khi đã hoàn tất dụng cụ đánh thành, bèn hạ lệnh trong quân rằng:
“Giặc chỉ dựa vào thành này mà thôi; đại trượng phu báo đền quốc gia, công danh chính tại nơi này, ai leo lên trước không kể cấp bực cao thấp, lập tức được thăng thưởng.”
Do đó quân sĩ đều hăng hái liều mình. Ngày này bọn Trương Phụ hội ý phân công tại bãi cát, Phụ đánh thành phía tây nam, Thạnh đánh thành phía đông nam. Sau khi phân công xong, sai một số tướng sĩ nhắm cách mục tiêu định đánh khoảng 1 dặm, chuẩn bị dụng cụ để công thành gấp. Tối hôm đó dập tắt lửa, hẹn quân sĩ đến giờ trèo thành, mới nổi lửa thổi tù và làm hiệu lệnh. Vào canh tư, Phụ sai Đô đốc Thiêm sự Hoàng Trung âm thầm mang công cụ vượt hào đến tây nam thành, dùng thang mây dựa vào thành. Đô Chỉ huy Thái Phúc leo lên trước, dùng dao chém loạn xạ, bọn giặc kinh hoảng la báo động, trên thành lửa sáng rực, tiếng kèn, tù và huyên náo. Dưới thành quân sĩ hăng hái liều mình leo tiếp, bọn giặc kinh hoàng không kịp trở tay, gạch đá tên đạn không tung ra được, vội nhảy xuống thành bỏ chạy… [10]
Sau khi cuộc chiến hoàn tất, Phúc trở thành anh hùng quân đội nhà Minh, được thăng một lượt 3 bực, từ Đô chỉ huy lên đến hàng Đô đốc:
Ngày 7 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 6 [29/7/1408]
…Những kẻ đầu tiên trèo lên thành Đa Bang gồm 19 người không kể cấp bực đều được thăng thưởng: Đô Chỉ huy Thái Phúc thăng Đô đốc Đồng Tri, thưởng bạch kim 150 lượng, tiền giấy 400 nén, lụa nõn trong ngoài 20 tấm… [11]
Hãy tiếp tục theo dõi sự nghiệp của Thái Phúc, qua sử liệu được đề cập ở phần trên cho biết Đô đốc Thái Phúc coi giữ thành Nghệ An, tinh thần suy sụp, mang quân rút lui khỏi thành để trở về Đông Đô, đám tàn quân bị đánh tan tại sông Phú Lương [sông Hồng], nên phải đầu hàng. Tính mạng Thái Phúc lúc bấy giờ vào tay nghĩa quân của vua Lê; tại đây cũng có những “tay tổ” về tâm thuật, lại biết cách biến người hùng Thái Phúc từng coi tính mệnh như “lông hồng”, trở về với bản chất nguyên thủy của y, sinh mệnh tựa núi “Thái sơn”. Kết quả, Thái Phúc lập công hợp tác với nghĩa quân, như việc báo cáo một âm mưu tù binh nổi dậy, giúp chế dụng cụ đánh thành, cùng chiêu dụ quân nhà Minh tại các thành ra hàng. Khi chiến tranh chấm dứt, y được đưa trở về nước; bị quần thần nhà Minh đàn hạch, lãnh án tử hình phơi thây giữa chợ với tội trạng như sau:
Ngày 30 tháng 5 năm Tuyên Đức thứ 3 12/7/1428
Thái Trung, Chu Quảng, Tiết Tụ, Chu Tán, Lỗ Quý, Lý Trung bị xử tử. Phúc là Đô đốc; Quảng, Tụ, Tán đều giữ chức Đô chỉ huy, Quý là Chỉ huy, Trung là Thiên hộ.
Bọn Phúc trước đây tại Giao Chỉ trấn thủ Nghệ An, bị giặc vây, Phúc không đánh, lại đem bọn Quảng hàng giặc, chỉ cho giặc tạo chiến cụ để đánh thành Đông Quan. Lúc bấy giờ hơn 9.000 quân định đốt trại giặc, bọn Phúc lệnh Bách hộ Mưu Anh tố cáo; giặc giết sạch 9.500 người, rồi đánh các thành như Xương Giang. Phúc đi thuyết dụ những người trong các thành ra hàng; đến Thanh Hóa phi ngựa đến dưới thành, kêu to rằng:
“Thủ thành lợi dụng cơ hội đầu hàng có thể bảo tồn mạng sống, không nghe thì gan não phơi mặt đất.”
Bị bọn Tri châu La Thông chửi mắng nên bỏ đi.
Nay bọn Lợi đưa bọn Phúc đến kinh sư. Mệnh Công, Hầu, Bá, 5 phủ, 6 bộ, Đô sát viện, cùng các quan 3 bốn lần hặc tội… Đều phúc tấu tội trạng, mệnh hành quyết phơi thây ngoài chợ và tịch thu gia sản. [12]
5. Chia rẽ hàng ngũ giặc
Thông thường khi lâm vào cuộc chiến, nội bộ thường có hai phe: chủ hòa và chủ chiến. Vua Lê Lợi và đám bầy tôi tham mưu, biết lợi dụng tình hình địch, đào sâu sự chia rẽ giữa hai phe này. Qua thư từ gửi cho các quan chức nhà Minh trong Quân trung từ mệnh tập, người đọc thấy được dụng ý chia rẽ của tác giả Nguyễn Trãi, khéo dùng ngòi bút phân biệt đối xử. Đối với tên tướng hiếu sát như Đô đốc Phương Chính, thì mở đầu thư, thường là một câu chửi:
Thị nhĩ ngược tặc Phương Chính (Bảo cho mày biết, tên ngược tặc Phương Chính)
Nhưng đối với Sơn Thọ thì dùng lời lẽ mềm dẻo hơn. Thuật xử thế và ngoại giao đã chinh phục được Sơn Thọ, khiến y dám đứng trước mặt vua Nhân Tông bảo lãnh cho vua Lê Lợi:
Ngày 4 tháng 9 năm Vĩnh Lạc thứ 22 22 [26/9/1424]
Sai trấn thủ Giao Chỉ Trung quan Sơn Thọ mang sắc dụ Đầu mục Giao Chỉ Lê Lợi. Sắc rằng:
“Ngươi vốn là kẻ lương thiện, từ lâu có lòng thành qui phụ. Nhưng quan ty cai trị không đúng cách, sinh ra nghi sợ; rồi ẩn trốn nơi núi rừng, không toại chí nguyện. Nay sau khi đại xá, bỏ hết sai lầm quá khứ, hàm chứa sự canh tân. Đặc cách sai người mang sắc dụ ban cho ngươi chức Tri phủ Thanh Hóa, cai trị dân một quận. Hãy đến nhận chức ngay, để đáp lại sự cứu xét đến lòng thành và bao dung đãi người của Trẫm.”
Sở dĩ có sắc dụ này, vì Thọ tâu trước mặt Thiên tử rằng Lê Lợi và y hợp ý nhau, nay đến dụ sẽ trở về. Thiên tử nói:
“Bọn giặc gian trá, ngươi không biết được; nếu bị lừa, đây là dịp giúp cho thế giặc ngày một lớn, khó mà chế ngự.”
Thọ khấu đầu tâu rằng:
“Nếu như thần dụ mà nó không quay về, thì tội thần đáng vạn lần chết.”
Bèn giáng sắc này. [13]
Việc ban sắc phong cho Lê Lợi làm Tri phủ Thanh Hóa, khiến quân Minh tham chiến đâm ra lưỡng lự giữa hai con đường chiến và hòa. Phe Sơn Thọ thì ngồi chờ sẵn tại thành Nghệ An để đợi Lê Lợi nhậm chức, trong khi đó chỉ huy quân như Trần Trí, Phương Chính thì chần chừ, cãi cọ không thống nhất trong việc tiến quân. Càng chia rẽ, chần chừ, càng giúp nghĩa quân đạt nhiều chiến thắng, mau lớn mạnh. Sự thực được tóm tắt qua chiếu dụ của vua Tuyên Đức ngày 12/4/1426 đã dẫn ở phần trên.
Bàn về chiến lược và chiến thuật có muôn màu muôn vẻ; huống hồ người đời nay luận về việc làm của người xưa nên không khỏi có những chỗ võ đoán, như thầy bói mù sờ voi. Tuy nhiên căn cứ sử sách còn lưu lại, người viết cố gắng phác họa những nét đại cương, mong được sự đóng góp thêm của các nhà nghiên cứu lịch sử và quân sự.
Nguồn: © 2008 talawas
————
[1]Minh Thực lục v. 18, tr. 1057-1062.
[2]Đại việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, tập 2, tr. 256-257.
[3]Minh Thực lục q. 15, tr. 0395-396.
[4]Trà Lung: sử nước ta gọi là Trà Lân, hay Trà Long.
[5]Tam ty: tức Đô ty, Bố chánh ty, Án sát ty.
[6]Minh Thực lục v. 16, tr.148-149; Tuyên Tông q. 6, tr. 1b.
[7]sđd, tr. 253.
[8]Minh Thực lục q. 31, tr. 0797-0801.
[9]Minh Thực lục q. 27, tr. 0701-702.
[10]Minh Thực lục v. 11, tr. 893-894; Thái Tông q. 62, tr. 3a-3b.
[11]Minh Thực lục v. 11, tr.1080-1088; Thái Tông q. 81, tr. 2b-6b.
[12]Minh Thực lục v. 18, tr. 1075-1076; Tuyên Tông q. 43, tr. 17a-17b.
[13]Minh Thực lục v. 15, tr. 0057-058; Nhân Tông, tập Trung, q. 2, tr.5a-6b.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét