Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

KIẾP GIANG HỒ 165/4 (Chà Và Hương)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Chà Và Hương (P16): Y Cà Lết bắn chết Sơn "đảo" vì cờ bạc, không phải vì đàn bà I DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI
Theo lời của lãng khách Chà Và Hương, Sơn “đảo” vốn là một gã côn đồ gốc Bắc, ngay từ nhỏ gã đã tỏ ra ngang tàng với các vụ đánh lộn và cướp bóc. Những năm 60, gã từ Hà Nội “Nam tiến”. Sau chiến dịch "“bài trừ du đãng” của ông Nguyễn Cao Kỳ, Sơn bị tống ra côn đảo với tội danh rất vớ vẩn "quỵt tiền taxi". Ở Côn Đảo, gã gặp được tướng cướp Sơn Vương. Sau thời kỳ Đại Cathay, Sơn "đảo" ngang tàng, hốc hắc. Nhiều giai thoại kể rằng, Sơn "đảo" bị Y Cà Lết (Phan Bá Y) bắn chết vì tranh nhau đàn bà. Thực tế, theo lời của ông Hương, nguyên nhân chính là vì cờ bạc. Hơn nữa, ông Hương cũng khẳng định, Y Cà Lết là sát thủ khát máu, ghét ai bắn đó, là tay súng bá vàng. Nhân vật này là dân buôn á phiện và không phải là đàn em của Đại Cathay. Theo ông Hương, Phan Bá Y, sinh năm 1937, nguyên quán Đà Nẵng. Sau ngày giải phóng, Y bị tử hình vì các tội giết người, cướp của. 

Cái chết của ông trùm và ngày tàn của tên giang hồ “cắc ké” Phan Bá Y

Đây là nơi Sơn “đảo” bị Phan Bá Y bắn chết.
Đây là nơi Sơn “đảo” bị Phan Bá Y bắn chết
Một phát súng đanh gọn tựa pháo sáng ngọn hỏa châu chói lòa đã kết liễu cuộc đời của tên trùm du đãng khét tiếng Sài Gòn một thuở. Giết được trùm du đãng khét tiếng, tạo thêm “số má” nhưng vẫn không làm cho tên tuổi, thanh danh tay giang hồ “cắc ké” Y “cà lết” được nâng bậc, đẳng cấp có sự khác biệt của nó, nhất là trong mắt người đẹp.
Đúng 9 giờ sáng, theo giờ Sài Gòn, trung tá Quang nhận cú điện thoại của Y “cà lết, ông xua tay ra hiệu, thuộc cấp bước hết ra khỏi phòng.
- Thưa trung tá, tôi muốn có cây súng, trung tá vui lòng giúp cho…
- Anh đã có khẩu P38 phòng thân rồi?
- Sơn “đảo” làm nhục tôi, tôi muốn nhân cơ hội này quét sạch địa bàn, bọn nó đang lấn sân, anh em không đủ sở hụi. Nó là lính dù, chơi Colt 12, khẩu P38 của tôi như đồ của đàn bà, chơi sao lại… Xong vụ này, thu nhập của ông thầy và anh em cũng tăng lên.
- Trưa mai, chỗ nhà hàng cũ…
Nhà hàng trên đường Lê Văn Duyệt (Cách mạng tháng 8), trung tá Quang là vị khách quen, nhà hàng tự động dọn thức ăn ra như khẩu vị của khách quý. Ông thầy không làm Phan Bá Y thất vọng:
- Mấy hôm nay hỏa châu đỏ trời vùng Củ Chi, Hóc Môn, chiến sự gần kề Sài Gòn, chúng ta cũng phải tranh thủ kiếm tiền phòng thân. Tôi sẽ cho anh khẩu AR15 cưa nòng, gọn, hỏa lực mạnh và không có hồ sơ gốc. Đúng đêm đó, ba tuyến đường sẽ không có cảnh sát vì anh em phải lo cho một chiến dịch quét tệ nạn do đích thân tôi chỉ huy. Anh phải làm thật gọn, chỉ trong một đêm…
Cái chết của Sơn “đảo”
Chiếc Vespa Standa màu xanh dương của Sơn “đảo” đang dựng trước nhà hàng Quốc tế. Phía bên kia đường, đệ của Y “cà lết” là Minh “đầu bò” đang quan sát và lựa thời cơ cho thằng nhóc đánh giày sang đâm thủng hai bánh xe. Đám đàn em khác đuổi toàn bộ người vá xe dọc tuyến đường ra Sài Gòn, lộ trình luôn không thay đổi của Sơn “đảo” hàng đêm.
Say say, Sơn “đảo” rời Quốc tế sang vũ trường Maxim’s, phát hiện xe xẹp bánh, Sơn “đảo” làu bàu rồi đẩy xe đi vá, chỗ vá xe hàng đống. Nhưng quái lạ, Sơn “đảo” đẩy xe ra gần bệnh viện Sài Gòn mà vẫn thấy không có “con ma” nào sửa xe, cảnh sát cũng không thấy ở các chốt. Cái gì đó như pháo sáng hay hỏa châu chói lòa, Sơn “đảo” ngước lên trời và chợt nghe đau nhói trước ngực.
Y “cà lết” chứ ai, hắn ngồi sau chiếc Suzuki kẹp nách khẩu súng, Sơn “đảo” móc súng nhưng não y không còn hoạt động và người gục xuống.
Trên 10 cơ sở chích choác, sòng bạc của Sơn “đảo” vừa cắm được ở ngoài Sài Gòn và quận 3 bị hình cảnh hốt sạch. Các báo Sài Gòn đồng loạt đưa tin và tha hồ đồn đoán, thêu dệt nhưng không ai ngờ kẻ hạ thủ chúa trùm du đãng Sơn “đảo” lại là giang hồ “cắc ké” Phan Bá Y.
“Phù thịnh chứ đâu có ai phù suy”, đám tang Sơn “đảo” chỉ loe hoe vài người trong gia đình… và từ xa Phan Bá Y cùng Minh “đầu bò” lặng lẽ quan sát. Tên đàn em xấu số nào dự tang lễ hôm nay sẽ nhận kết quả thê thảm.
Bỗng Phan Bá Y giật bắn người, Thùy Trang đến, cô đốt vội nén nhang rồi leo lên sau chiếc Honda Dame, ngồi sang một bên. Phan Bá Y chặn xe lại. “8 giờ chủ nhật, tiệm kem P.Nord!”, Thùy Trang nói mà không nhìn mặt Phan Bá Y.
Sáng chủ nhật họ gặp nhau:
- Mình đi lên xa lộ chơi cho mát anh…
Phan Bá Y lái chiếc du lịch đưa Thùy Trang ra xa lộ:
- Anh giết Sơn “đảo”.
- Đúng vậy! Anh không giết, nó cũng giết anh!
- Không đúng, Sơn “đảo” không bao giờ xuống tay với người như anh… Thôi bỏ đi. Anh tấp vào lề cho em xuống xe hóng mát, chóng mặt quá!
Thùy Trang xuống xe, nhưng cô lại băng qua đường leo lên con lươn rồi ngoắc xe ngược về Sài Gòn. Từ đó, Thùy Trang biến mất khỏi cuộc đời Phan Bá Y, biến mất khỏi Sài Gòn.
Đêm đêm, tan vũ trường, Phan Bá Y rời khỏi vũ trường Maxim’s, Queen Bee, lái xe ra xa lộ không đèn, nhìn bóng đêm nhớ Thùy Trang. Gã vẫn không thoát khỏi cuộc đời du đãng, càng lúc càng lún sâu, Phan Bá Y biết hình ảnh cuối cùng mà Y nhìn thấy Sơn “đảo” cũng sẽ là hình ảnh kết thúc của Y “cà lết”. Không có chuyện gì tốt trong thế giới du đãng.

Hình ảnh Sơn “đảo” bị bắn chết trên báo chí Sài Gòn trước 1975.
Hình ảnh Sơn “đảo” bị bắn chết trên báo chí Sài Gòn trước 1975.
Ngày tàn của Phan Bá Y
Những đốm mắt hỏa châu đỏ rực bầu trời, chiến sự kề sát Sài Gòn, ông thầy Y là trung tá Quang đã di tản sang Mỹ, cả Sài Gòn nháo nhào. Trong khi đại đoàn quân của cách mạng đã chiếm được Xuân Lộc, cứ điểm cuối cùng phòng thủ Sài Gòn Gia Định….
Chế độ Sài Gòn sụp đổ, Phan Bá Y đắp chăn chờ thời. Y hiểu hoạt động như cũ là chết. Y “cà lết” nhớ vũ trường, nhớ rượu và đói… thuốc. Mấy lần vượt biên hụt khiến Y mất sạch, hắn đào khẩu AR15 cưa nòng lên, lau chùi.
Mục tiêu được Y điều nghiên cả tuần nay là một gia đình người Hoa gần khách sạn Phượng Hoàng, đi vài chục bước có một bưu điện.
Ông già ngồi trước nhà, chiếc xe Honda còn mới dựng bên cạnh, cửa mở nhìn từ ngoài vào thấy cái tủ thật lớn. Phan Bá Y kê súng vào bụng ông già: “Chìa khóa…”. Ông già run run thò tay vào túi quần rộng thùng thình tìm chìa khóa, xâu chìa khóa có quá nhiều chìa, Y dùng báng súng đập các ổ khóa tủ và quơ hết vòng vàng, tiền bạc cho vào cái túi xách chuẩn bị sẵn.
Phan Bá Y quay ra, chìa khóa cắm sẵn, y lên xe đạp máy rồ ga, chiếc xe chồm lên rồi ngã ngang vì bị khóa bằng xích bánh trước. Phan Bá Y bị cái xe đè lên đúng chỗ chân bị tật, y dùng hết sức xô xe ra rồi đào thoát và đụng phải người phụ nữ từ ngoài chạy vào đang tri hô. Phan Bá Y nổ súng, người này bật tung ra phía sau. Y tập tễnh chạy bộ trốn thoát và đi về đúng chỗ bưu điện… Tiếng súng đã thu hút công an bảo vệ bưu điện và người dân: “Anh kia đứng lại!”.
Phan Bá Y bắn thẳng vào người anh công an, người này gục xuống, người thứ hai hụp vào bờ tường thấp, Phan Bá Y bỏ chạy một đoạn thì bị một tốp bộ đội chặn lại khống chế…

Những ngày cuối đời
Anh Võ Tấn Thành kể: Vào Chí Hòa, Phan Bá Y bị giam ở khu tử hình, cách biệt với đám tù đàn em khu thường phạm.
Khám Chí Hòa ra đời năm 1942, hình bát quái, mỗi cạnh là một khu, lưng quay ra ngoài, cửa quay vào trong. Toàn trại giam chỉ có một cửa chính đi vào, các lối đi hình ống, tương truyền cửa vào cũng là cửa tử, có vào mà không có ra, gắn với giai thoại truyền kỳ “đốt hồ sơ mới được đầu thai”.
Nói chung, khám Chí Hòa có nhiều giai thoại như “đốt hồ sơ đầu thai”, “con ma vú dài”, “ma mặt mâm” và “chuột bán thuốc phiện”. Nếu tù bị chết trong Chí Hòa, người nhà phải vào xin giám thị hồ sơ rồi mang ra ngoài đốt, linh hồn người đó mới được siêu thoát không bị cầm giữ trong lò bát quái. “Con ma vú dài” chỉ xuất hiện vào những đêm mưa to gió lớn lang thang qua các khu giam như tìm kiếm người thân, nó mà ghé vào phòng nào là y như mai có tù chết. Còn “ma mặt mâm” là hiện tượng đang ngủ, cả phòng giam bật dậy và nhìn thấy mặt ai cũng bự như cái mâm. “Ma mặt mâm” xuất hiện ở phòng nào là phòng đó mai có người được tha.
Nhà văn Đam San, từng làm quản giáo ở Chí Hòa sau 1975, nói: Việc thân nhân của tù xin hồ sơ đốt để được đầu thai là có thật. Cán bộ trại giam giải thích lần hồi thì hiện tượng này cũng bớt dần và sau này không còn nữa…
Những ngày đầu thật khó khăn cho Phan Bá Y, tử tội chờ chết nào chẳng vậy, nhưng vào một đêm y nghe tiếng ca thật quen thuộc cất lên từ buồng giam nữ: “Tình chết không đợi chờ/ Tình xa ai nào ngờ…”.
Phan Bá Y gào lên: “Thùy Trang…”. Không có tiếng trả lời, bài hát cũng chấm dứt đột ngột…
Hôm sau, Phan Bá Y hỏi cán bộ quản giáo thì được biết: “Cô Thùy Trang bị bắt về tội cướp, đã có án, án khá nặng…”.
Phan Bá Y cười khằng khặc, cuối cùng, y cũng đoàn tụ với người tình trong mộng, cho dù là nơi chốn tù đày.
Hôm đó, buồng tử tội dường như sáng hơn mọi ngày, Phan Bá Y cao hứng đọc những chữ nguệch ngoạch trên tường: “Không mất mát nào lớn hơn cái chết/Khăn tang vòng tròn như một số không…”. Điềm báo tử chăng? Hồi giờ trên tường đâu thấy câu thơ này…
Cửa buồng giam mở ra, đội trưởng thi hành án bước vô áp tải Phan Bá Y ra phòng làm việc: Tử tội Phan Bá y nghe đọc quyết định thi hành án tử hình. “Phan Bá Y, sinh năm 1937, nguyên quán Đà Nẵng, thường trú TP.HCM, tội cướp của giết người, bị bắt ngày 18.9.1976… Phan Bá Y, anh được quyền nói lời cuối cùng”.
Phan Bá Y xin gửi toàn bộ tư trang cho cô Thùy Trang ở khu giam nữ, xin được ăn tô phở, ly cà phê và một điếu thuốc: “Cho tôi xin giấy bút!”.
“Tôi thừa nhận bản án dành cho tôi là đúng. Sau khi tôi chết, xin mọi người tha thứ cho tôi. Xã hội là ánh sáng, còn tôi là bóng đêm tội lỗi. Tôi mong xã hội tươi sáng hơn khi không còn những người như tôi!”, Phan Bá Y đưa giấy ghi lời nói cuối cùng cho người cán bộ rồi lẩm nhẩm: “Không mất mát nào lớn hơn cái chết/Khăn tang vòng tròn như một số không…”.
Tội ác đã rơi vào hố thẳm do chính nó tạo nên, bao giờ cũng vậy…

Hoàng Linh

 

Chà Và Hương (P.17): Năm Cam và món nợ ân tình với lãng khách giang hồ I DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI
Thời niên thiếu Năm Cam gánh tội thay anh rể là Bảy Sy tội giết người, phải đi khám Chí Hòa. Thời gian ấy Chà Và Hương cũng xộ khám chờ ngày xét xử. Vì nể Bảy Sy và được nhờ vả, nên Chà Và Hương nhận chăm sóc cho Năm Cam. Về sau, khi Năm Cam giàu có, nhiều lần đích thân đến thuyết phục Chà Và Hương về ở cùng để tiện bề chăm sóc. Nhưng vì đã giã từ giang hồ, Chà Và Hương nhất quyết thoái thác. 

Năm Cam và món nợ ân tình

Về sau, khi Năm Cam giàu có, nhiều lần đích thân đến thuyết phục Chà Và Hương về ở cùng để tiện bề chăm sóc.

Thời niên thiếu Năm Cam gánh tội thay anh rể là Bảy Sy, phải đi khám Chí Hòa. Thời gian ấy Chà Và Hương cũng xộ khám chờ ngày xét xử. Vì nể Bảy Sy và được nhờ vả, nên Chà Và Hương nhận chăm sóc cho Năm Cam. Về sau, khi Năm Cam giàu có, nhiều lần đích thân đến thuyết phục Chà Và Hương về ở cùng để tiện bề chăm sóc. Nhưng vì đã giã từ giang hồ, Chà Và Hương nhất quyết thoái thác.
Bảo vệ Năm Cam vì chữ tình
Cuối năm 1962, khi ấy Trương Văn Cam (tức Năm Cam) mới 15 tuổi, nhưng đã lấy vợ là em của Nguyễn Văn Sy (tức Bảy Sy). Bảy Sy lúc ấy là một trùm giang hồ quận 4, chủ của sòng bài Bảy Sy, thu hút rất nhiều con bạc. Bản thân Năm Cam từ nhỏ đã bám theo anh vợ để mưu sinh giang hồ và là thân cận của Bảy Sy. Một lần, bảo vệ sòng bạc, Bảy Sy dùng dao đâm chết Nguyễn Văn Lót (Trần Ánh Tuyết) trên đường Nguyễn Công Trứ, thuộc khu Da Heo. Để cứu lấy cơ nghiệp bài bạc mà anh rể tạo dựng, Cam chịu tội thay anh. Đến đầu năm 1964, Cam bị kết án ba năm tù giam ở Chí Hòa.
Khi bị kết án, Năm Cam còn nhỏ, tuổi đời giang hồ còn non nớt. Lúc này Chà Và Hương vì trốn lính nên cũng bị bắt giam tại Chí Hòa chờ ngày xét xử. Trong thời gian này, người thân ở ngoài lo sợ đám giang hồ trong trại quấy quả Năm Cam, nên nhớ tới Chà Và Hương, người từng bảo kê sòng bài Bảy Sy. Người nhà Năm Cam nhờ Chà Và Hương chăm lo bảo vệ cho đàn em Năm Cam qua khỏi kiếp nạn. Vì là người từng vào tù ra tội, nên Chà Và Hương thống lĩnh đám giang hồ trong trại.
Ký ức Giang hồ Sài thành Kỳ 6: Năm Cam và món nợ ân tình - Ảnh 1

Chà Và Hương bên bức tượng một học trò đúc tặng ông.

Vừa vào trại Chà Và Hương đã hỏi “thằng nào là thằng Cam?”. Ngay lúc ấy một cậu nhóc gầy gò bước ra bảo “dạ em”. Chà Và Hương kéo Năm Camlại rồi nhìn đám tù bảo “thằng này giờ là em tao, không đứa nào được làm khó nó”. Kể từ đó, Chà Và Hương xem Cam như em, bảo ban chăm sóc từng tý một.
Thời ấy, đám tù chỉ được ăn cơm gạo lức nhưng Chà Và Hương thì luôn được cho ăn cơm trắng. Hơn nữa, đám tù người Hoa nghe thấy tiếng Chà Và Hương thì sợ nên mới cung phụng đồ ăn, thức uống đủ kiểu. Chà Và Hương ăn không hết, liền kéo những anh em tù nghèo khó tới ăn, lúc nào Năm Cam cũng được miếng ngon nhất.
Ở trong khám nước uống rất quý giá, dân trong khám thậm chí không có nước để rửa mặt. Đám lâu la bên ngoài thấy chùa kế bên nhiều nước liền đến ăn cắp, rồi bị các tiểu sư đuổi đi, nhưng chúng chống trả. Thấy vậy Chà Và Hương ra mặt bênh thầy tu, đuổi đánh đám côn đồ. Nhà chùa cảm kích ơn trên mà cho Hương mỗi ngày một thùng phuy nước vừa tắm, vừa lấy nước uống.
Tiết kiệm số nước nhà chùa cho, Chà Và Hương sai Năm Cam và đàn em trong trại mang bán cho những tù nhân người Hoa. Tiền có được từ bán nước, Chà Và Hương cho đàn em nghèo khổ cất giữ rồi tới tháng gửi về chogia đình chúng. Đám tù thời đó rất nể phục Chà Và Hương.
“Ông trùm” và cuộc hội ngộ sau 20 năm
Bên quân lao nhốt Chà Và Hương vài tháng ở Chí Hòa, rồi đưa ra xét xử. Tòa xử Chà Và Hương 18 tháng, làm lao công đầu binh ở hầm đá Núi Leo, Bình Tuy. Vừa vào tù buổi sáng thì tối Chà Và Hương vượt ngục. Ông chui qua hàng rào thép gai, băng qua Hàng Gòn, vào Lò Than để tìm cách về. Mấy tháng trời lang bạt ông mới tìm về lại khu vực hoạt động của mình. Trong thời gian ông lang bạt, trốn chạy thì Năm Cam vẫn còn trong khám Chí Hòa và được giang hồ Lâm “chín ngón” chăm sóc, bảo ban.
Thuở trước cứ mỗi tuần Chà Và Hương lại ghé các sòng bài thu tiền bảo kê như sòng Balikao, Hai Niệm, Năm Thông Lợi, Bảy Sy, Sơn Đảo, Tín Mã Nàm... lấy mỗi nơi vài ngàn về tiêu xài và chia cho đàn em. Sau khi trốn chạy vài tháng, Chà Và Hương về và ghé chỗ ông Hai Niệm (trùm sòng bài vừa về quy ẩn) vừa để lấy tiền, vừa thăm bệnh.
Khi Năm Cam đã được thả quay trở về hoạt động cho Bảy Sy. Năm Cam tới nhà Hai Niệm, nhưng chỉ dám lấp ló ngoài cửa sổ. Lúc ấy Năm Cam còn nghèo khổ, mặc quần đùi đen, đi chiếc xe đạp cà tàng. Gặp Chà Và Hương, Năm Cam mừng rỡ hỏi han, nhưng Chà Và Hương chỉ ừ à cho qua chuyện. Bởi với ông đàn em trong khám ai ông cũng nâng đỡ, chăm sóc.
Hai mươi năm sau, Năm Cam hôm nào nghèo khổ đã đổi khác. Một lần đang chạy xe trên đường Tự Do buổi tối, con đường vắng tênh, Chà Và Hương chợt giật mình khi nghe có tiếng còi xe hơi rú sau mình. Hương tưởng xin đường nên không dòm lại, mà ngoắc tay ra hiệu cho xe hơi vượt. Xe không vượt mà tiếp tục tuýt còi khiến Chà Và Hương bực dọc, nhưng ông vẫn cố nhịn ngoắc tay thêm lần nữa. Xe hơi đằng sau lại tiếp tục tuýt còi.
Hương quay lại toan quát mắng, thì Năm Cam từ trên xe thò đầu ra chào Chà Và Hương rồi kêu Chà Và Hương chạy thẳng ra mé sông. Chà Và Hương kể: “Lúc ấy ở cuối đường Tự Do là nhà hàng mé sông, nó nói là của nó đấy. Lúc ấy tui thấy chiếc xe jeep của đại tá Ngọc trong thành phần bài trừ du đãng. Bởi khắp vùng ấy chỉ có chiếc xe jeep này là có hình con đại bàng đôi chân nạm vàng. Chỉ ngần ấy năm mà tôi không hiểu sao thằng Cam giàu và có thế lực đến vậy”.
Vào bàn ăn, Năm Cam hỏi Chà Và Hương “bây giờ anh làm gì vậy?”, Hương trả lời “mày biết anh có cái nghề võ rồi, anh dạy tụi nhỏ kiếm sống”. Năm Cam mời Chà Và Hương về ở với mình. Sau lần gặp bất ngờ ấy, Chà Và Hương về nhà cả đêm không ngủ, đắn đo không biết có nên nghe theo Năm Cam về mưu đồ nghiệp lớn hay không. Nghĩ đoạn Chà Và Hương lại tự dằn mình “liệu có phải thằng Cam bán xì ke không, chứ sao nó giàu nhanh thế được”.
“Bản thân tui tuy là vào tù ra tội nhiều vì bênh anh em, trốn lính chứ chưa bao giờ làm cắp, trộm, cướp, giết hay bán xì ke gì hết. Nghĩ tới chuyện phạm pháp lớn như vậy tui e dè, không dám dính tới. Nhiều dịp Cam kêu đàn em đến tận nhà tui dưới Củ Chi, để mời lên sống với nó, nhưng tui kêu “thôi anh dạy võ vậy sống được rồi, hơn nữa anh cũng giã từ giang hồ rồi”. Thấy giang hồ đồn đại Năm Cam giờ làm “vương” một cõi, lại giàu có hơn người nên vợ tui cũng sợ hãi bèn khuyên tui thôi đừng dính tới. Nghe vợ khuyên, tui quyết định từ chối thẳng thừng lòng tốt của Năm Cam” – Chà Và Hương quả quyết.
Ký ức Giang hồ Sài thành Kỳ 6: Năm Cam và món nợ ân tình - Ảnh 2

Năm Cam từng trả nghĩa cho Chà Và Hương nhưng bất thành.

Năm 1984 vợ Chà Và Hương đi theo người con lai qua Mỹ ở. Cuộc sống khốn khó đẩy Chà Và Hương vào cảnh túng quẫn, bệnh tật. Có lần Chà Và Hương bị bệnh đi từ bệnh viện Trưng Vương về, gặp Năm Cam. Năm Cam mời Chà Và Hương ăn, uống rồi bảo chút xíu đến nhà Năm Cam chơi. Nhưng, Chà Và Hương từ chối với lý do đã già, lại bệnh mong Năm Cam đừng kiếm nữa, đừng nghĩ gì đến chuyện ân tình xưa, vì Chà Và Hương từng giúp rất nhiều người chứ không riêng gì Năm Cam. Bản thân Chà Và Hương cũng lường trước được những gì mà Năm Cam làm với đám anh em có ân với Năm Cam như Bảy Sy, Lâm “chín ngón”, nên ông thà nghèo chứ không theo. Sau lần ấy, giữa Năm Cam và Chà Và Hương không liên lạc với nhau nữa.
Chà Và Hương kể: “Tôi nghe đám giang hồ thân cận Lâm “chín ngón” bảo rằng sau khi ra tù, Lâm “chín ngón” tìm tới Năm Cam đòi ơn. Vì hống hách toan tiếm quyền của Năm Cam nên Lâm “chín ngón” bị thanh toán. Năm 1998, Năm Cam sai Hải “bánh” (tức Nguyễn Tuấn Hải) tìm cách triệt hạ Lâm “chín ngón”.
Trước đó Hải “bánh” là đệ tử của Dung Hà (tức Vũ Hoàng Dung), nên hắn tìm đến Dung Hà nhờ trợ giúp. Dung Hà nhận tiền cho đàn em tạt axít Lâm “chín ngón”. Lâm “chín ngón” bị tạt axít mù mắt. Buồn cảnh tàn tật, năm 2006 Lâm “chín ngón” đâm đầu vào nồi cháo của vợ đang nấu cho heo ăn mà chết. Suốt nhiều năm, giang hồ Sài Gòn còn sợ mưu mô thâm độc của trùm Năm Cam”.
Hoàng Minh
Đỗ Thị Thảo (Tổng hợp)
Nguồn: Nguoi dua tin

 

Chà Và Hương (P18): Phố đèn đỏ và thú vui chơi của các ông trùm I DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤi

Góc khuất phố đèn đỏ: Bi kịch cô gái trẻ bỏ nhà ra sống tự lập

Phỏng vấn một anh chàng trên phố, tác giả Jason đã nhận được câu trả lời về mại dâm rằng: “Chẳng ai là người bị hại”. Hơn nữa, đến khu phố đèn đỏ được xem như thú vui “tao nhã” của các công ty.
Từ mối quan hệ phức tạp giữa nhà tài trợ và thực tập sinh
Mặt tối của các thế lực xưng danh “nhà tài trợ” cho thực tập sinh chân ướt chân ráo bước vào nghề đã tồn tại ở Hàn Quốc nhiều thập kỷ qua.
Những năm 70, nhiều người thừa kế của những tập đoàn lớn đã bị bắt vì tham gia vào đường dây mại dâm với hàng tá nghệ sĩ nữ.
Khoảng những năm 90, báo chí Hàn cũng phanh phui trò tiêu khiển của những ông trùm quyền lực khi dùng ma túy với nhiều nữ nghệ sĩ trong làng giải trí. Năm đó, người mẫu họ Noh đã bị bắt khi đang sử dụng thuốc, nhiều nghệ sĩ, chính khách và doanh nhân cũng dính líu vào vụ việc này.
Mối quan hệ phức tạp giữa các nữ nghệ sĩ và nhà tài trợ của họ đã trở thành “vết nhơ” trong ngành giải trí nơi đây. Sau đó cục phòng chống tệ nạn xã hội Hàn Quốc đã bắt tay vào điều tra một số nghệ sĩ bị tình nghi liên quan đến đường dây mại dâm.
Theo thông tin của cảnh sát, những nghệ sĩ này cần một số tiền lớn để xuất hiện liên tục trước công chúng.
Trong khi các ngôi sao đình đám kiếm được rất nhiều tiền bởi hợp đồng quảng cáo, đóng phim và chạy show thì những gương mặt mới thường phải rất cố gắng để được lên truyền hình.
Kết quả là, nữ nghệ sĩ mới không thể cưỡng lại sự cám dỗ khi kiếm được số tiền lớn trong thời gian ngắn. Và chắc chắn, người làm bệ đỡ cho họ không ai khác là “nhà tài trợ”.
Năm 2009, nữ diễn viên trong phim “Vườn sao băng” Jang Ja-yeon đã tự sát bởi cô quá uất ức khi liên tục bị bắt ép tiếp rượu cho những người có thế lực.
Trong nhật ký của cô trước khi qua đời, cô đã vạch ra 11 cái tên buộc cô phải quan hệ tình dục để làm trò giải trí cho các quan chức cấp cao. Họ đã cưỡng bức và đánh đập cô.
Năm 2016, nữ ca sĩ G.NA phải lui về cánh gà khi dính líu đến tin đồn bán dâm. Hàng loạt hoa hậu và ca sĩ cũng được nêu tên vì vướng vào đường dây mua bán dâm.
Á hậu Hàn Quốc năm 1994, Sung Hyun Ah bị phòng công tố tố cáo rằng cô từng “phục vụ” một doanh nhân giàu có khoảng 3 lần để đổi lấy số tiền 47000 USD (khoảng hơn 1 tỷ).
Tuy khẳng định mối quan hệ với người đàn ông này không phải là mại dâm nhưng sự nghiệp của cô cũng từ đó mà tụt dốc không phanh. Năm 2017, sau khi vụ án của cô được khép lại, chồng của Á hậu Sung Hyun A được tìm thấy tự tử trong chiếc xe hơi đóng kín.
Góc khuất phố đèn đỏ: Bi kịch cô gái trẻ bỏ nhà ra sống tự lập
Nữ ca sĩ G.NA (trái) và Á hậu Hàn Quốc năm 1994 Sung Hyun Ah (phải).
Thêm 10 ca sĩ khác bị tình nghi khi mua bán dâm với các nhà tài phiệt Hàn và Mỹ để đổi lấy tiền là Subin của nhóm nhạc nữ Dal Shabet, nữ ca sĩ Yubin của nhóm Wonder Girls, ca sĩ Yang Ji Won nhóm Spica và 2 nữ diễn viên Nam Bo Ra, Kang So Ra.
Vậy vì sao những ông lớn đứng đằng sau lại không bị điều trần? Câu trả lời dễ dàng là họ đã dùng tiền để thao túng dư luận. Sâu xa hơn, bởi vì mại dâm là ngành giải trí ngầm của Hàn Quốc.
Nếu muốn tìm một nơi để vui chơi với những cô gái chân dài, khách du lịch chỉ cần hỏi người dân, họ sẽ chỉ đến một khu phố đèn đỏ nào đó.
Đến phần chìm của tảng băng trôi có tên 'mại dâm'
Hầu hết những nạn nhân của nạn mua bán dâm đều bị tiền thao túng. Trong bài phóng sự có tên “Save my Seoul” (tạm dịch: Hãy cứu lấy Seoul) của tác giả Jason Y. Lee đã khai thác khía cạnh khác của các cô gái bán dâm ở Hàn Quốc.
Phóng sự chỉ ra rằng, hầu hết những người làm việc này đều là những cô gái bỏ nhà vì không thể sống chung với cha mẹ, người thì có cha say xỉn, người bị cha mẹ hành hung hoặc bị lạm dụng tình dục, có người bị bạn của anh trai hãm hiếp.
Điều này đã phản ánh đúng tệ nạn xã hội khi cứ có 5 cô gái tuổi từ 15 đến 19 lại có 1 người trải qua bạo lực hoặc lạm dụng tình dục bởi người quen thân của họ.
Ở Hàn Quốc, mỗi năm có hơn 200.000 trẻ vị thành niên bỏ nhà ra ngoài sống tự lập. Đó là những đứa trẻ bị tổn thương về mặt tình cảm. Trong số 200.000 người đó, chính quyền thành phố Seoul ước tính rằng có hơn 50% phụ nữ tham gia vào việc mua bán tình dục.
Một khi họ tham gia vào đường dây này, họ có thể kiếm được một số tiền để giúp họ tự đứng trên đôi chân mình và khi những cô gái này nhận ra, họ đã trở thành gái mại dâm từ lúc nào không hay.
Bà Wol-Goo Kang, giám đốc Ủy ban Nhân quyền của phụ nữ Hàn Quốc nói rằng: “Một khi những cô gái này rời nhà, họ là ‘miếng mồi’ cho đàn ông ngoài kia”.
Trong tiềm thức của người ngoài cuộc, họ nghĩ sẽ chẳng có vấn đề gì khi những cô gái này kiếm công việc khác. Nhưng một thực tế tàn nhẫn không thể chối cãi, ở Hàn Quốc “một khi con gái bị ‘vấy bẩn’, họ sẽ không bao giờ được coi là trong trắng” - theo lời cô gái được phỏng vấn trong phóng sự.
Cứ như thế, họ đành phải kiếm tiền bằng cách bán dâm để trả nợ. Trung bình những cô gái này vay nợ số tiền từ 21 000 USD (483 triệu VND) đến 32 000 USD (736 triệu VND).
Vì vậy, một khi các cô gái vướng vào mại dâm (nhiều khi miễn cưỡng) rất khó để thoát ra. Ngay cả khi họ cố gắng chạy xa khỏi nó, họ vẫn bị hoàn cảnh kéo lại.
Một phần văn hóa?
Hàng thế kỷ qua, người Hàn Quốc đã thành công trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp đẽ trong mắt bạn bè quốc tế. Vì văn hóa “giữ thể diện”, con người xứ sở kim chi rất ít khi nói về chủ đề nhạy cảm này trên đài báo.
Nhưng nếu đến Hàn Quốc, khách du lịch có thể bắt gặp khu phố đèn đỏ ở bất cứ đâu.
Góc khuất phố đèn đỏ: Bi kịch cô gái trẻ bỏ nhà ra sống tự lập
Trả lời phỏng vấn về mại dâm, một chàng trai nói rằng: “Chẳng ai là người bị hại”.(Asiatimes)
Phỏng vấn một anh chàng trên phố, tác giả Jason đã nhận được câu trả lời về mại dâm rằng: “Chẳng ai là người bị hại”. Hơn nữa, đến khu phố đèn đỏ được xem như thú vui “tao nhã” của các công ty.
Năm 2013, các công ty Hàn Quốc sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp vào dịch vụ tình dục lên tới 1 tỷ đô la.
Tiến sĩ gốc Hàn Na Young Lee, người giúp đỡ Jason thực hiện phóng sự nói rằng: “Vì lợi ích cho sự tăng trưởng kinh tế và an toàn của quốc gia, chính phủ đã ngầm cho phép hoạt động mại dâm được diễn ra.
Gốc rễ của tư duy này phải trở về thời bị chiếm đóng, chính phủ dựng lên ‘những con phố đặc biệt’.
Khu vực này bao gồm vũ trường và hộp đêm, số tiền kiếm được từ nơi đây chiếm ít nhất 25% GNP trong nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng của Hàn thời đó".

Từ hôm xảy ra chuyện, hôm nào tôi cũng đắm chìm trong rượu. Tôi ngỡ mình đã có gia đình yên ấm, công ....
Mỹ Linh(Theo Seoulbeats, the Korea Bizwire)

 

CHÀ VÀ HƯƠNG (P 19): Điểm danh những ông trùm giang hồ CHỢ LỚN khét tiếng I DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI

10 ông trùm xã hội đen khét tiếng nhất của Việt Nam (Phần 1)

authorKhánh Ly (tổng hợp) Thứ Ba, ngày 09/10/2018 19:32 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Trong giới giang hồ, hẳn những cái tên như Năm Cam, Đại Cathay, Cu Nên, Lâm 9 ngón... đã không còn xa lạ. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc 10 trùm xã hội đen khét tiếng nhất của Việt Nam.

   
1. TRƯƠNG VĂN CAM (NĂM CAM)
Năm Cam (tên khai sinh: Trương Văn Cam; 22.4.1947 – 3.6.2004) là một trùm tội phạm có tổ chức khét tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm Cam là bị cáo chính trong Vụ án Năm Cam và đồng bọn (chuyên án Z5.01) nổi tiếng Việt Nam. Năm Cam và băng nhóm của mình trong quá trình bảo kê các nhà hàng karaoke và các tụ điểm đánh bạc ở thành phố Hồ Chí Minh đã phạm vào nhiều tội hình sự.
 10 ong trum xa hoi den khet tieng nhat cua viet nam (phan 1) hinh anh 1
Tháng 10 năm 2003, Năm Cam bị tòa án Việt Nam tuyên mức án chung là tử hình với 7 tội danh gồm "giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che giấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài", đến ngày 3 tháng 6 năm 2004 thì bị thi hành án tử hình. Vụ xét xử Năm Cam và đồng bọn đã gây sự chú ý của dư luận Việt Nam và trên thế giới. Số lượng tội phạm ra hầu tòa là 156, ở mức kỷ lục. Phiên xử sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003 với bản án dài hàng trăm trang.bViệc phá được vụ án Năm Cam được báo giới và chính quyền Việt Nam công nhận là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó vụ án cũng được coi là mang ý nghĩa chống tham nhũng.
2. TRẦN QUỐC SƠN (SƠN BẠCH TẠNG)
Trần Quốc Sơn, kẻ mà Năm Cam từng tuyên bố với Dung Hà: “Nếu cô có ý định bắn Sơn thì hãy bắn anh trước”.
Sơn ăn mặc lịch sự, sang trọng, dáng vẻ thư sinh… nhưng đã có 4 tiền án, 6 tiền sự và hai lần bị tập trung cải tạo. Quê gốc của Sơn “bạch tạng” ở phường Phương Liệt, Thanh Xuân nhưng sau đó chuyển về phố Ngô Thì Nhậm sinh sống. Là con út trong một gia đình nề nếp nhưng từ nhỏ Sơn đã quậy phá, ngỗ ngược và liên tục bị chính quyền địa phương tập trung cải tạo. Mới 15 tuổi, Sơn đã bị công an quận Hoàn Kiếm bắt vào vì tội móc túi (năm 1977). Đến ngày 20.3.1978, Sơn tiếp tục bị tra tay vào còng cũng về tội “hai ngón”. Ngày 19.1.1979, TAND quận Hoàn Kiếm xử Sơn 8 tháng tù, 12 tháng thử thách. Đến ngày 16.3.1980, Sơn lại tiếp tục bị bắt về tội danh trên. Không những thế, khi còn trẻ, ông trùm này còn rất nổi tiếng vì “máu lạnh” trong những cuộc đánh lộn, đâm chém.
 10 ong trum xa hoi den khet tieng nhat cua viet nam (phan 1) hinh anh 2
Trước những hành vi phạm tội liên tiếp đó của Sơn, chính quyền địa phương buộc phải lập hồ sơ đưa đi cải tạo tại trại Thanh Lâm, Thanh Hoá. Ngoài bản lĩnh do những ân oán giang hồ tạo nên, Sơn còn được đàn em hết sức nể phục vì sự điềm đạm, ăn nói khéo léo nhẹ nhàng và tính cách “nhất ngôn cửu đỉnh”. Đã nói là làm và đã làm là hết mình nên Sơn được đàn em nể trọng không kém gì Thắng. Hơn nữa, ít ai thấy Sơn nói tục chửi bậy, uống rượu, không bao giờ sử dụng ma tuý nhưng đã ra tay thì hết sức lạnh lùng.
Ngày 16.3.2002, Đội đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự bắt Sơn ngay tại đầu ngõ Lương Sử A và di lý ông trùm đao búa này vào miền Nam phục vụ việc điều tra mở rộng các vụ án liên quan…
3. LÊ VĂN ĐẠI (ĐẠI CATHAY)
Đại Cathay tên thật là Lê Văn Đại, là trùm du đãng Sài Gòn thập niên 1960, là nhân vật số một trong "Tứ đại thiên vương" của giới tội phạm tại Sài Gòn trước năm 1975: Đại - Tỳ - Cái - Thế.  Lê Văn Đại sinh năm 1940.  Hắn sớm bỏ học, đánh giày, bán báo tự nuôi thân tại khu vực ngã tư Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) – Nguyễn Công Trứ. Tại đó có 1 rạp chiếu bóng tên là Cathay, nên gọi là Đại Cathay.
 10 ong trum xa hoi den khet tieng nhat cua viet nam (phan 1) hinh anh 3
Đầu những năm 1960, Đại Cathay mới 20 tuổi và đã trở thành một ông trùm khét tiếng. Đại nhận bảo kê hầu hết nhà hàng khách sạn, động mại dâm, tiệm hút chích, sàn nhảy ở khu vực Quận 1. Cũng trong thời gian này Đại Cathay hợp tác với Bảy Si mở nhiều sòng bài để thu tiền xâu. Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc Nha cảnh sát Đô Thành là người quyết liệt trong việc bài trừ du đãng, ông lập ra Trung tâm Bài trừ Du đãng, trụ sở đặt tại quận Thủ Đức, sát cầu Bình Triệu và Biệt đội Hình cảnh nhằm tiêu diệt tội phạm; cử người thân cận của mình là đại úy Trần Kim Chi làm đội trưởng.
Trần Kim Chi bị tử nạn một cách bất ngờ, một chiếc xe tải chở gỗ đã tông thẳng vào xe của ông khiến thiệt mạng. Những lời đồn đại về một vụ mưu sát do Đại Cathay cầm đầu đã khiến tướng Nguyễn Ngọc Loan tức giận, ông ra lệnh bắt giam Đại Cathay với tội danh "du đãng đặc biệt". Ngày 28.11.1966, Đại Cathay bị tống lên máy bay vận tải C47 đưa ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Là một tên tội phạm vốn quen tự do, Đại vạch ra kế hoạch vượt ngục. Tiền và vàng từ ngoài đất liền được vợ và đàn em chu cấp. Đại quyết định trốn trại với lời hứa giúp đỡ của một vài viên sĩ quan bảo an trong trại. Rạng sáng ngày 7.1.1967, Đại và các đàn em khác tiến hành trốn trại. Bị phát hiện, Đại Cathay và đàn em thân tín nhất của mình chạy ngược lên phía núi Tượng của đảo Phú Quốc. Kể từ đó, không ai còn thấy Đại Cathay.
4. LÊ NGỌC LÂM (LÂM CHÍN NGÓN)
Lâm Chín ngón tên thật là Lê Ngọc Lâm. Trong một lần liều chết để cứu “chủ tướng” là Đại Cathay, Lâm đã bị đối phương chém rùng 1 ngón tay, hai bàn tay chỉ còn lại 9 ngón, vì vậy mà có biệt danh“Lâm Chín ngón”. Cuối năm 1969, Lâm"chín ngón" trở thành một tên cướp khét tiếng. Gã phóng xe 67 đi cướp giật của những người mới từ ngân hàng đi ra với túi xách tiền. Số tài sản hắn cướp được có khi lên đến hàng trăm cây vàng. Tất cả hắn đều đổ vào những thú vui chơi bời, trác táng, hết tiền lại đi cướp. Năm 1970, Lâm "chín ngón" bị tóm cổ tống vào tù.
 10 ong trum xa hoi den khet tieng nhat cua viet nam (phan 1) hinh anh 4
Trong tù, Lâm "chín ngón" thể hiện bản lĩnh của một tay xã hội đen khi lần lượt ra tay với tướng cướp nổi tiếng Điền Khắc Kim, hạ sát Chương "khùng" và đâm Cương võ sĩ trúng tim khiến gã giang hồ tử vong tại chỗ. Năm 1988, Lâm "chín ngón" được trả tự do sau gần 20 năm tù tội. Ra tù, Lâm gác kiếm rời khỏi giang hồ. Lúc bấy giờ, Năm Cam là thế lực ngầm số 1 ở Sài Gòn nhưng Lâm chẳng coi hắn ta ra gì. Cuộc đời của Lâm "chín ngón" sang một ngã rẽ khác khi một sự cố bất ngờ xảy ra vào tối ngày 14.7.1999, hắn đang chở vợ con đi ăn tối thì bị tạt một ca axit vào mặt.
Ngày 12.12.2001, Năm Cam bị bắt. Cho đến lúc này, Lâm"chín ngón" mới đi tố cáo Năm Cam là kẻ chủ mưu vụ tạt axít năm xưa .Tại phiên tòa xét xử Năm Cam và đồng bọn một năm sau đó, Lâm "chín ngón" đã ra trước tòa tố cáo tội ác của Năm Cam và đồng bọn. Cuối tháng 10 năm 2006, trong một lần bức bách, Lâm đã giã từ cõi đời mang nặng nghiệp chướng do mình gây ra một cách thê thảm.
5. PHẠM ĐÌNH NÊN (CU NÊN)
Phạm Đình Nên (hay còn gọi là Cu Nên, sinh năm 1957). Nên là người gốc Hải Phòng, là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em. Tóm tắt về Nên, chỉ có 2 từ duy nhất: Ngông và ác. Cu Nên trưởng thành từ trường trại, hắn vẫn đang giữ "kỷ lục" về số tiền án, tiền sự trong giới tội phạm Việt Nam với số lượng là 22. Nhưng chỉ sau khi từ trại tị nạn Hongkong trở về, Nên mới nổi lên như một "ngôi sao đâm chém", còn trước kia, Nên cũng chỉ giống như bao tên giang hồ vặt vô danh khác. “Đại bản doanh” nơi Cu Nên nuôi quân (trong đó có Linh “cu”) đặt tại 112 Lạch Tray, Q. Ngô Quyền.
 10 ong trum xa hoi den khet tieng nhat cua viet nam (phan 1) hinh anh 5
Từ tháng 7.1993 đến tháng 3.1995, lò đào tạo sát thủ này đã gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng trên địa bàn thành phố, như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, tàng trữ sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc... Sáng 15.3.1995, Công an Hải Phòng đồng loạt ập vào nhà số 112 Lạch Tray, bắt giữ Phạm Đình Nên cùng sáu tên đồng bọn, trong đó có hai sát thủ thân thiết nhất của y là Linh “cu” và Đinh Đình Tuyển; thu giữ tại bể nước ba khẩu súng quân dụng, một khẩu súng thể thao, một quả lựu đạn và bốn mươi bảy viên đạn cùng vô số dao kiếm. Ngày 4.1.1996, Phạm Đình Nên bị tuyên án tử hình.
(Còn nữa)

Điểm mặt 10 trùm xã hội đen khét tiếng nhất Việt Nam (Phần 2)

Những cái tên như Dung Hà, Khánh Trắng, Phúc Bồ,... từng một thời là những đại ca giang hồ, gieo rắc nỗi khiếp sợ cho cuộc sống bình yên của người dân. Dưới đây là phần 2 của series 10 tên trùm xã hội đen khét tiếng ở Việt Nam một thời.
6. Vũ Thị Hoàng Dung - Dung Hà
Dung 'Hà', tên thật là Vũ Thị Hoàng Dung (1965 - 2/10/2000), là một trùm xã hội đen ở Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại phố Trạng Trình, Hải Phòng. Từ một dân giang hồ vặt trên hè phố, Dung Hà đã từng đạt địa vị cao trong giới xã hội đen Việt Nam ở đất Cảng Hải Phòng. Dung 'Hà' sinh ra và lớn lên ở ngõ 23 trên phố Trạng Trình, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng; là con gái út trong gia đình 4 anh em, có 2 chị gái và một anh trai.
Giữa năm 1986, khi mới 21 tuổi Dung 'Hà' đã đi tù với bản án 12 tháng do cướp giật đồ của người đi đường ở khu vực chợ Sắt (Hải Phòng), bị Tòa án Nhân dân quận Hồng Bàng tuyên phạt. Năm 1991, Dung 'Hà' lại bị bắt giam lần thứ hai bởi tham gia vào một vụ đánh nhau ở chợ Sắt. Lần này, Dung 'Hà' bị xử 7 tháng tù giam.
Năm 1995, Dung 'Hà' bị bắt và tòa tuyên 7 năm tù giam do tổ chức đánh bạc có tổ chức. Tháng 9 năm 1998, sau khi ở tù 3 năm rưỡi, Dung 'Hà' được ân xá trở về địa phương. Tháng 10 năm 1998, Dung 'Hà' rời Hải Phòng vào TP. Hồ Chí Minh và chọn địa bàn này làm địa bàn kiếm ăn, mở sòng bài tại số 17 Bùi Thị Xuân, quận 1.
Rạng sáng ngày 2/10/2000, khoảng 0 giờ 25', Dung 'Hà' đã bị Hưng 'mi nhon', đàn em của Hải 'bánh', bắn chết tại quán karaoke này. Sự kiện này đã khởi đầu chuyên án Z5.01 - chuyên án điều tra hoạt động phạm tội của Năm Cam.
7. Nguyễn Thị Phúc - Phúc Bồ
Phúc "Bồ" là biệt danh của Nguyễn Thị Phúc, một trùm băng đảng nổi tiếng của Hà Nội vào những năm cuối của thập niên 1990, là nhân vật cùng thời với Khánh Trắng.
Dưới danh nghĩa là những đội bốc xếp, vận chuyển hàng hóa chocác tiểu thương, Phúc "Bồ" cầm đầu một băng nhóm xã hội đen ngang nhiên lộng hành bắt nạt và chèn ép dân buôn bán. Thậm chí, có tố giác là nhữngngười này đã xâm phạm chỗ ở, bắt giữ người trái pháp luật, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, và tiến hành hàng chục vụ đâm thuê chém mướn gây thương tích cho một số người.
Điểm lạ là dưới trướng Phúc Bồ có khá nhiều đàn ông có máu mặt, là dân giang hồ chính hiệu. Băng đảng của Phúc hoành hành mạnh nhất trong khoảng 21 tháng. Thời gian này, băng nhóm của Phúc "Bồ" làm mưa làm gió đối với dân buôn bán ở chợ tạm Phùng Hưng và một số khu vực quanh chợ Đồng Xuân.
Mặc dù là người cầm đầu băng nhóm, Phúc Bồ đã đưa người tình của mình lên làm đội trưởng đội bốc xếp. Phúc là người có óc tổ chức khi biết lập ra các tổ bốc xếp nhỏ ở từng khu vực buôn bán các mặt hàng.
Bà ta đã đưa một số đàn em lên làm tổ trưởng và đề ra mức tiền hằng ngày phải nộp cho từng người, từng tổ, từng nhóm.Các đội viên đều tìm mọi cách để đạt chỉ tiêu, nếu không sẽ bị trừng phạt, hoặc không cho làm nữa.
Do nhiều nguyên nhân, Phúc Bồ và Khánh Trắng từng đụng độ nhau rất nhiều lần, chủ yếu để dàn xếp lãnh thổ hoạt động của băng nhóm mình. Nhiều vụ "thanh toán" đã diễn ra khá tàn bạo.
Điển hình là vụ chém nhau củahai băng nhóm này ở gần bốt Hàng Đậu mà kết quả là người tình của Phúc, lúc đó đang đội trưởng đội bốc xếp, đã bị đàn em Khánh Trắng hắt axít hỏng một mắt. Sau nhiều lần dàn xếp, cuối cùng khu vực hoạt động của hai băng nhóm cũng được xác lập. Khánh Trắng cai quản khu vực chợ Đồng Xuân còn Phúc Bồ cai quản các khu vực lân cận.
Sau này, khi bị bắt, Khánh bị bắt trước Phúc chỉ một thời gian ngắn. Sau đó, Khánh bị tử hình, còn Phúc phải thụ án 9 năm tù tại Trại 5, Thanh Hóa.
8. Dương Văn Khánh - Khánh Trắng
Khánh "Trắng", tên thật là Dương Văn Khánh, là một nhân vật cầm đầu băng đảng xã hội đen gồm 19 tội phạm khét tiếng Hà Nội trongnhững năm cuối của thế kỷ 20. Khánh sinh năm 1956 tại Hà Nội; bị bắt chiều ngày 24 tháng 5 năm 1996 ngay tại nhà riêng của Khánh ở số nhà 31/10 phố Nguyễn Thiệp - Hà Nội, đem ra xét xử, bị lãnh án tử hình ngày 13 tháng 10 năm 1998 tại trường bắn Cầu Ngà - Hà Nội.
Theo bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm thì Khánh "Trắng" phạm 4 tội: "giết người", "cướp tài sản công dân", "trốn thuế" và "che giấu tội phạm". Khánh phải nhận án tử hình và phải nộp cho Nhà nước gần 3,9 tỷ đồng, trong đó có hơn 3,5 tỷ đồng tiền phạt, 350 triệu đồng tiền thuế, tiền án phí, bồi thường cho các bị hại...
Khánh "Trắng" có vẻ ngoài nho nhã, thư sinh song lại được xem là một sát thủ máu lạnh đội lốt một ông đội trưởng bốc xếp. Với vẻ ngoài hào hoa lịch lãm và làm nhiều công tác từ thiện đều là để che mắt thiên hạ. Tuy nhiên, Khánh "Trắng" từng có lần bị tạt acid cực nặng và vụ này do trùm dao búa Nguyễn Việt Dũng ở Hải Phòng thực hiện. Giới giang hồ đồn đại rằng: theo đơn đặt hàng của Nguyễn Việt Dũng, đàn em của Dung Hà từ Hải Phòng lên Hà Nội tạt a-xit Khánh Trắng, đội trưởng đội bốc xếp chợ Đồng Xuân. Thế nhưng, sau khi bỏ cả núi tiền chữa sẹo mà không hết, Khánh vẫn không dám dọa hoặc chơi lén lại Dũng.
Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về trật tự xã hội (C14), Bộ Công an chính là Trưởng ban chuyên án vụ bắt trùm tội phạm Khánh "trắng" và đồng đảng ở Hà Nội năm 1996.
Ông Quắc cho rằng, xét về mặt tổng kết các nghiệp vụ của ngành công an, thì vụ án băng nhóm của Khánh "trắng" vẫn là một cái mốc quan trọng đánh giá sự tiến hóa nguy hiểm của tội phạm hình sự ở Việt Nam, từ chỗ hoạt động theo kiểu các ổ nhóm nhỏ lẻ bắt đầu liên kết với nhau thành những băng nhóm tội phạm quy mô lớn, có tổ chức chặt chẽ với các hoạt động bảo kê, móc nối theo kiểu xã hội đen, đâm thuê chém mướn và đòi nợ thuê.
9. Ngô Chí Thành - Thành Chân
Dù rất im hơi lặng tiếng nhưng Ngô Chí Thành (Thành “chân”) mới là đại ca giang hồ thực sự của Hải Phòng trong những năm 2000. Thành “chân” hiện nay đang ở Canada. Các đàn anh trên giang hồ như Cu Lý, Cu Nên, Lâm “già”,Dũng “Bắc Kạn”, Oanh “Hà”, Dũng “AK”, Dũng “đui”, Dung “Hà” và kể cả là Năm Cam đều sợ Thành “chân” một phép. Thậm chí Năm Cam còn phải nhường nhiều vũ trường, nhà hàng cho Thành “chân” và đàn em bảo kê.
Thành “chân” tên thật là Ngô Chí Thành.Thành rất thích đọc tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, rất thích tính cách tên tướng cướp ở bến Bính ngày xưa và không cậy thế, hiếp người yếu, người lành mà giúp họ khi họ bị ăn hiếp, bị cướp bóc… Nếu giang hồ Hải Phòng nhắc đến Cu Nên với sự cay cú thì lại nhắc đến Thành “chân” với thái độ vừa nể, vừa sợ. Thành "chân" có 3 tiền án về tội “Cố ý gây thương tích”.
Năm 26 tuổi, Thành “chân” chém một tên lưu manh chuyên móc túi, đàn em của Cu Nên ở khu vực chợ Sắt bị thương vì tên này cướp tiền của một bà cụ. Sau đấy, một mình Thành "chân" đấu với 5,6 tên cho đến khi khụy ngã đàn em mới dám xông vào giải cứu.
Từ đó, nhân vật này được đặt ngang hàng với Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Kạn”, Dung "hà" quý Thành bởi Thành không ỷ mạnh hiếp yếu, không gây sự với người lương thiện. Khi Dung vào Nam, Thành “chân” được cô em đưa vào danh sách trốn chạy cùng đầu tiên và được phong làm phó tướng của băng nhóm.
Khi “công việc” làm ăn rơi vào bế tắc, Thành “chân” đã “tư vấn” cho Dung “Hà” rất nhiều đường đi, nước bước để trụ lại ở nơi giang hồ hiểm ác xứ người. Khi can ngăn đàn em không được, để tránh một kết cục bi thảm cho mình và không muốn vướng thêm vào vòng tội lỗi của quá khứ, Thành “chân” đành chia tay cô em trong bình yên để sang Canada định cư.
10. Nguyễn Tiến Phương - Phương Ninh Hột
Phương "Ninh Hột" là tên thường gọi của Nguyễn Tiến Phương, sinh năm 1957, trú tại tổ 5 khu 1 phường Ka Long, TP Móng Cái, Quảng Ninh - Giám đốc Công ty TNHH Quang Phát có trụ sở tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Biệt danh "Ninh Hột" là tên gọi kèm theo tên bố mẹ. Đối tượng bị bắt vì liên quan đến vụ án mạng xảy ra vào ngày 30/5/2009. Hai thanh niên bị bắn tại thôn Lục Chắn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái, sau đó bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc và bị thủ tiêu. Biệt danh Phương "Ninh Hột" còn được nhiều người đọc chệch thành cái tên nghe "khiếp" hơn nhiều: Phương "Linh Hồn", tức là đại ca của đất Quảng Ninh, người "thét ra lửa, nói có người nghe, đe có người sợ, nịnh bợ có người... run".
Lớn lên từ một đứa trẻ bất trị, sống ở một vùng sầm uất giao thương như Móng Cái đã khiến Phương ngày càng trở thành bất hảo. Bỏ trộm cắp vặt, Phương đứng lên tổ chức bảo kê cho những người buôn lậu nhỏ lẻ qua biên giới. Thấy làm ăn ngày càng hốt bạc, Phương đi xa hơn là mở các bến bãi thâu tóm dịch vụ bốc xếp và trung chuyển hàng hóa. Sau một thời gian hoạt động, hắn đã có hẳn một bến tự tạo vận chuyển hàng theo đường sông và coi đó là con đường riêng của hắn. Một số mặt hàng quý hiếm, cấm xuất khẩu như gỗ sưa, tê tê, cá sấu… vẫn dễ dàng chui qua bên kia biên giới.
Vào thời kỳ năm 2006-2007, gỗ sưa là loại gỗ quý hiếm, cấm xuất khẩu, nhưng trong tay Phương vẫn có tới vài container. Phương còn vơ tiền bằng cách sát phạt, thôn tính bạn hàng để thống lĩnh những mặt hàng béo bở. Nếu kẻ nào không hợp tác, hắn báo cho cơ quan chức năng bắt hàng của họ. Nhiều chủ hàng trắng tay, còn ông trùm thì mỗi tháng thu bạc tỷ. Có nhiều tiền, nhiều tay chân, Phương tính chuyện mở công ty kinh doanh đa lĩnh vực mang tên Quang Phát. Hắn bỏ vợ già, lấy vợ trẻ, biến vợ bạn thành vợ mình. Phương còn xây nhà to chiếm cả dãy phố, sắm xe "khủng". Với mác doanh nhân, Phương càng dễ bề làm ăn và ngày càng táo tợn "coi giời bằng vung". Cho tới một ngày, tội ác đã được phơi bày, khi Phương chỉ đạo đám đàn em sát hại hai nhân viên của Công ty Hồng Kông chỉ vì tranh giành địa bàn, bến bãi, gây thanh thế.
Hoài Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét