PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 14 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
 
                                

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 



Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

TPHCM: Kỷ luật hàng loạt cán bộ sau vụ bán đất công giá "bèo"


Liên quan vụ bán hơn 32ha đất "giá bèo" tại huyện Nhà Bè, nhiều lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật© Được Lao Dong cung cấp Liên quan vụ bán hơn 32ha đất "giá bèo" tại huyện Nhà Bè, nhiều lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy TPHCM vừa thi hành kỷ luật bằng các hình thức đối với các nguyên lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận.
Cụ thể, khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Công Thiện, nguyên Bí thư Chi bộ, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh Công ty.
Cách chức Đảng ủy viên Cơ quan Văn phòng Thành ủy đối với ông Huỳnh Phước Long, nguyên Trưởng phòng Quản lý - Đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy.
Khiển trách ông Nguyễn Văn Minh, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận.
Đồng thời, UBKT Thành ủy TPHCM cũng đã thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Tấn Hải, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh công ty và bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, kế toán trưởng, thành viên Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh công ty; khiển trách ông Phan Thanh Tân, Phó Chánh Văn phòng Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Cơ quan Văn phòng Thành ủy.
Các cá nhân trên đã có khuyết điểm, vi phạm và liên quan đến việc thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ TP; vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, kinh doanh bất động sản, quản lý doanh nghiệp trong việc thẩm định, tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận thực hiện hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước Kiển và hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án Khu dân cư ven sông.
Những cá nhân trên đã tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương và trực tiếp biểu quyết việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ tại Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn; không tham mưu kiểm tra, giám sát để cho Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận hợp tác đầu tư, chuyển nhượng dự án Khu nhà ở phường An Phú...
Liên quan đến sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè), tại buổi bế mạc Hội nghị lần thứ 17 của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X diễn ra chiều 6.7.2018, Đảng bộ TPHCM đã quyết định kỷ luật bà Thái Thị Bích Liên – Chánh Văn phòng Thành ủy bằng hình thức khiển trách. Sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã trao quyết định điều động, phân công bà Thái Thị Bích Liên về giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TPHCM.
Cũng liên quan đến các sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Kiển, vào tháng 12.2018, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá 12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ TPHCM nhiệm kỳ 2015-2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Ông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ khỏi Đảng

08/03/2019 09:59 GMT+7

TTO - Tối 7-3, Thành ủy Đà Nẵng đã ra thông cáo báo chí Hội nghị BCH Đảng bộ và Hội nghị Ban thường vụ trong đó có nội dung khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.

Ông Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ khỏi Đảng - Ảnh 1.
Ông Trần Đức Anh Sơn (trái) - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG.
Theo đó, ngoài nội dung bầu bổ sung ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và chức danh chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thành ủy Đà Nẵng cho biết đã tổ chức hội nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Trần Đức Anh Sơn (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng).
Thành ủy Đà Nẵng cho rằng ông Trần Đức Anh Sơn đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội, vi phạm Điều 3, 4, Quy định số 47 của Ban chấp hành trung ương khóa XI về những điều đảng viên không được làm; vi phạm Quy định 5946 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp.
Thành ủy nhận định những vi phạm của ông Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; Làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi sinh hoạt, công tác.
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng đối với ông Trần Đức Anh Sơn.
Ông Trần Đức Anh Sơn (52 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) có trình độ tiến sĩ sử học. Ông Sơn có thời gian công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế trước khi về làm viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Ông Sơn cũng là tác giả nhiều công trình nghiên cứu, sách báo viết về biển đảo, đồ gốm, lịch sử…                                                               
TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng kỷ luật thêm 5 lãnh đạo, cảnh cáo ông Trần Đức Anh Sơn

05/02/2018 15:08 GMT+7

TTO - Các cá nhân này tham gia ký tên tập thể vào văn bản có nội dung tố cáo, vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị không đúng với quy định.

Đà Nẵng kỷ luật thêm 5 lãnh đạo, cảnh cáo ông Trần Đức Anh Sơn - Ảnh 1.
Trụ sở Thành ủy Đà Nẵng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngày 5-2, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã ra thông báo kỳ họp thứ 20. Thông báo này cho biết Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với các cá nhân: 
- Trần Thị Kim Oanh, phó trưởng Ban Nội chính Thành ủy; 
- Trần Huy Đức, bí thư Đảng ủy, chánh Thanh tra Thành phố; 
- Lê Thị Thu Hạnh, bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố; 
- Trần Văn Chung, bí thư chi bộ, trưởng phòng an ninh kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã xem xét khuyết điểm, vi phạm của các cá nhân trên trong việc tham gia ký tên tập thể vào văn bản có nội dung tố cáo, vi phạm quy định số 47 ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị không đúng với quy định hiện hành.
Căn cứ quy định số 102 ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; xét tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các cá nhân là Trần Thị Kim Oanh, Trần Huy Đức, Lê Thị Thu Hạnh và Trần Văn Chung.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cũng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. 
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã xem xét khuyết điểm, vi phạm của ông Trần Đức Anh Sơn trong việc viết và đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vi phạm của ông Trần Đức Anh Sơn là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí. 
Căn cứ quy định số 102 ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị "về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm"; xét tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Đức Anh Sơn.
HỮU KHÁ


Khai trừ khỏi Đảng ông Trần Công Thiện



(PL)- Theo cổng thông tin điện tử của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, UBKT Thành ủy TP.HCM vừa ra quyết định thi hành kỷ luật nhiều cựu lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận.
Theo đó, UBKT Thành ủy TP.HCM đã ra quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Công Thiện, cựu bí thư chi bộ, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh công ty này. Đồng thời cơ quan này cũng ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Đảng ủy viên cơ quan Văn phòng Thành ủy đối với ông Huỳnh Phước Long, cựu trưởng phòng Quản lý - Đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy.
Cùng đó, ông Nguyễn Văn Minh, cựu bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận, bị thi hành kỷ luật khiển trách.
UBKT Thành ủy TP.HCM cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Trần Tấn Hải, Phó Bí thư chi bộ, Phó Tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh công ty. Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, kế toán trưởng, thành viên Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận, cũng bị kỷ luật bằng hình thức tương tự.
UBKT cũng ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách Phó Chánh Văn phòng Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Thành ủy Phan Thanh Tân.
Theo UBKT Thành ủy TP.HCM, những người có tên trên đã có khuyết điểm, vi phạm và liên quan đến việc thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ TP.
Các cá nhân còn vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, kinh doanh bất động sản, quản lý doanh nghiệp trong việc thẩm định, tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận thực hiện hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng phần đất đã bồi thường tại dự án khu dân cư Phước Kiển và hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án khu dân cư ven sông. Các cá nhân này cũng đã tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương và trực tiếp biểu quyết việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ tại Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn; không tham mưu kiểm tra, giám sát để cho Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận hợp tác đầu tư, chuyển nhượng dự án khu nhà ở phường An Phú.
Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Phạm Văn Thông, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thành ủy, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy cơ quan Văn phòng Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
N.ANH

Bán đất thu hàng chục tỷ đồng sai quy định, hàng loạt cán bộ bị kỷ luật

Dân trí Ngày 10/4, UBND huyện Lộc Hà cho biết vừa quyết định kỷ luật nhiều lãnh đạo xã Thạch Bằng vì để xảy ra sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực đất đai, thu chi tài chính. Trong đó, cách chức Chủ tịch HĐND xã Thạch đối với ông Phan Đình Cương, nguyên Chủ tịch UBND xã.

Trước đó, Thanh tra huyện Lộc Hà cũng đã có Kết luận Thanh tra số 03/KL-UBND/20/11/2018 về những sai phạm xảy ra tại UBND xã Thạch Bằng.


Bán đất thu hàng chục tỷ đồng sai quy định, hàng loạt cán bộ bị kỷ luật - 1
Hàng loạt cán bộ xã Thạch Bằng bị kỷ luật vì để xảy ra sai phạm trong quá trình quản lý đất đai. Ảnh: HT
Cụ thể, trong 3 năm 2014, 2015, 2016 (thời điểm năm 2014 - 2015, ông Phan Đình Cương giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã) xã Thạch Bằng đã thu tiền cấp đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng và đổi đất trái quy định đối với 202 lô đất.
Trong đó, có 71 lô đất, xã đã thu tiền, cấp đất trước khi xét duyệt và sau khi xét duyệt xã lại không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc đã thu tiền nhưng chưa xét, giao đất cho người dân; đất giao cho cán bộ bệnh viện nhưng xã thu tiền để giao cho các hộ dân khác…
Đặc biệt, có 109 lô đất xã đã thu tiền nhưng sau đó các hộ dân không lấy đất nữa và có đơn xin trả lại tiền nhưng đến nay xã vẫn chưa có tiền để trả.
Ngoài ra, có 12 trường hợp UBND xã Thạch Bằng cho thuê đất trái thẩm quyền hoặc chưa có chủ trương. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các dự án xây dựng cơ bản các công trình của xã đã không căn cứ vào kế hoạch đầu tư, khả năng về nguồn vốn dẫn đến nợ xây dựng cơ bản lên đến hơn 22 tỷ đồng ...
Nghiêm trọng hơn là trong 3 năm 2014, 2015, 2016, số tiền xã này thu từ việc bán đất là hơn 21 tỷ đồng nhưng đã không nộp hết vào kho bạc Nhà nước mà để lại gần 7 tỷ đồng chi thường xuyên là trái với Luật ngân sách Nhà nước.
Trước những sai phạm đó, huyện Lộc Hà đã quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ Chủ tịch HĐND xã đối với ông Phan Đình Cương.
Liên quan đến những sai phạm trên, UBND huyện Lộc Hà cũng đã tiến hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Văn Hiếu, Phó chủ tịch HĐND xã; hạ bậc lương ông Nguyễn Văn Hiếu (cán bộ địa chính), ông Bùi Ngọc Ánh (kế toán); riêng ông Lưu Tiến Dũng (cán bộ địa chính xã) hiện đang điều trị tại bệnh viện nên chưa tổ chức xét kỷ luật. 
Xuân Sinh

TP.HCM: Kỷ luật hàng loạt cá nhân trong vụ Phước Kiển


TP.HCM: Kỷ luật hàng loạt cá nhân trong vụ Phước Kiển
(PLO)- Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất đề xuất Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương kỷ luật ông Tất Thành Cang.
Hôm nay, 4-6, UBKT Thành ủy TP.HCM đã ra thông báo về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm điểm xem xét thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm liên quan đến dự án khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Nhiều vấn đề về giá chuyển nhượng
Theo thông báo này, trong quá trình thực hiện hợp tác chuyển nhượng phần đất đã đền bù (gần 32 ha) của dự án, Công ty Tân Thuận đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Thành ủy về việc chỉ định hợp tác, chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai là không đúng quy định tại Điều 3 của Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất đai tại các công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Đảng bộ TP ban hành kèm theo Quyết định số 1087 ngày 31-3-2009 của Ban Thường vụ Thành ủy và các quy định liên quan khác của Chính phủ.
Thông báo này cũng cho hay tập thể lãnh đạo công ty đã không họp bàn bạc, thảo luận để thống nhất chủ trương chuyển nhượng và giá chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án cho Quốc Cường Gia Lai dẫn đến việc đề xuất giá chuyển nhượng chưa đảm bảo giá trị ngang giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng và thấp hơn giá do Hội đồng Thẩm định giá TP thẩm định, đồng thời thấp hơn giá do công ty xây dựng phương án giá dự kiến thỏa thuận đền bù tiếp theo với người dân. Vì vậy ngày 18-4, Ban Thường vụ Thành ủy đã kết luận yêu cầu Công ty Tân Thuận hủy đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.
Việc hủy hợp đồng chuyển nhượng nêu trên qua đàm phán chưa gây thiệt hại kinh tế cho Công ty Tân Thuận, tuy nhiên đã gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng bộ TP và của công ty. Những khuyết điểm, vi phạm nêu trên trách nhiệm chính thuộc về lãnh đạo Công ty Tân Thuận. Vụ việc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được Ban Thường vụ Thành ủy phát hiện, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Cách hết chức vụ trong Đảng của TGĐ Công ty Tân Thuận
Căn cứ vào Quy định số 102 của Bộ Chính trị về quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, qua phân tích nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, UBKT Thành ủy đã quyết định thi hành kỷ luật như sau: 
Đối với ông Trần Công Thiện, thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng xây dựng giá đất bất động sản Công ty Tân Thuận: Ông Thiện là người chịu trách nhiệm chính trực tiếp trong việc chỉ đạo điều hành công việc tại Công ty Tân Thuận dẫn đến những vi phạm trong việc chuyển nhượng khu đất hơn 32 ha thuộc dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai vừa qua. Ông Thiện bị UBKT Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật với hình thức cách hết chức vụ trong Đảng và đề nghị Văn phòng Thành ủy cách chức thành viên HĐTV và tổng giám đốc Công ty Tân Thuận đối với ông Thiện.
Ngoài ra, UBKT Thành ủy kiến nghị Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP yêu cầu Thanh tra TP qua thanh tra toàn diện đối với Công ty Tân Thuận tập trung làm rõ có hay không hành vi cố ý làm trái quy định pháp luật và quy định của Thành ủy đối với ông Trần Công Thiện và các cá nhân có liên quan trong việc tham mưu đề xuất giá chuyển nhượng chưa đảm bảo giá trị ngang giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. Nếu không kết luận được thì chuyển cơ quan điều ta làm rõ kết luận.
Hiện nay Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo Văn phòng Thành ủy phân công ông Phan Anh Nghiêm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận, tạm thời phụ trách điều hành hoạt động của Công ty Tân Thuận thay ông Thiện.
UBKT Thành ủy sẽ tiếp tục kiểm tra và có kết luận sai phạm của các cá nhân liên quan tại Văn phòng Thành ủy.
Tại thông báo, UBKT Trung ương còn quyết định thi hành kỷ luật hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hoàng Việt, kiểm soát viên Công ty Tân Thuận, do thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đã thiếu kiểm tra, giám sát độc lập để phát hiện, cảnh báo cho đại diện chủ sở hữu và có biện pháp đề xuất ngăn chặn kịp thời vi phạm tại Công ty Tân Thuận.
Ngoài ra, ông Trần Tấn Hải - Phó Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Xuân Tùng - Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp và bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - kế toán trưởng của Tân Thuận cũng bị kỷ luật với hình thức khiển trách. Lý do là chưa làm hết trách nhiệm khi tham mưu xây dựng giá hợp tác chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai; đã cùng Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh công ty thống nhất đề xuất tổng giám đốc công ty về giá chuyển nhượng chưa sát giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Riêng đối với các cá nhân khác có liên quan đến việc thẩm định đề xuất chấp thuận cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai vi phạm quy định của Thành ủy và các quy định pháp luật của Nhà nước, UBKT Thành ủy cho hay khẩn trương tiếp tục kiểm tra, kết luận làm rõ trách nhiệm, trên cơ sở đó tham mưu đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của Đảng trong thời gian tới.
Được biết sau khi đàm phán giữa Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai, hai bên thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng và không phát sinh bất kỳ điều kiện gì.
Đối với ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy: Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất kết luận ông có những vi phạm cụ thể sau: Quyết định không đúng thẩm quyền; vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước về kinh doanh bất động sản; không đảm bảo quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ TP; thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình. 
Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang và giao cho UBKT Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan để báo cáo UBKT Trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng. 
 
CẨM TÚ

Cử tri TP.HCM muốn làm rõ hơn vụ 32 ha đất ở Phước Kiển



Cử tri TP.HCM muốn làm rõ hơn vụ 32 ha đất ở Phước Kiển
(PLO)- Người dân rất mong sự công minh trong vụ Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32 ha đất ở Phước Kiển.  


Chiều 8-5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cùng các đại biểu Quốc hội gồm: Phan Nguyễn Như Khuê - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM, Trịnh Ngọc Thúy - Phó Chánh án TAND TP.HCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Thủ Đức.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều vấn đề nóng được cử tri quận Thủ Đức nêu lên và đề nghị các cơ quan liên quan xử nghiêm để củng cố niềm tin của dân.
Cử tri TP.HCM muốn làm rõ hơn vụ 32 ha đất ở Phước Kiển - ảnh 1
Cử tri Trần Canh. Ảnh: TÁ LÂM
Đề cập đến vụ Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32 ha đất Phước Kiển, cử tri Trần Canh (phường Tam Bình) cho biết ông cảm thấy rất buồn “vì vừa rồi ở TP.HCM có việc bán đất công sai phép”. 
Còn cử tri Phạm Thị Trần Hoa (phường Tam Bình) cho rằng người dân rất mong sự công minh trong việc chuyển nhượng 32 ha đất ở Phước Kiển.  
Ads by AdAsia
Về vụ việc Công ty Tân Thuận chuyển nhượng hơn 32 ha đất ở dự án khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng “cô bác nói là bán đất công, tôi xin nói lại đây không phải là đất công, mà là một dự án được UBND TP chấp thuận địa điểm để doanh nghiệp sử dụng vốn tự có của mình và vay ngân hàng để đền bù cho người dân, thực hiện dự án chứ không phải là đất công”.
Bà Tâm cho rằng đây là tài sản cố định và doanh nghiệp họ sử dụng để kinh doanh. “Vừa rồi có sang nhượng quyền sử dụng đất bởi vì doanh nghiệp này không tiếp tục thực hiện được việc đền bù, nó vướng lại một số diện tích mà dự án này kéo dài nhiều năm rồi nên sang nhượng nhưng làm không đúng thủ tục quy trình” - bà Tâm nói và cho biết Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo và đàm phán với các doanh nghiệp chuyển nhượng hủy hợp đồng vì quá trình chuyển nhượng không đúng quy định pháp luật.
Liên quan đến diện tích hơn 32 ha đất trên, theo kết luận của Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM tại cuộc họp ngày 6-5, đây là tải sản thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Thành ủy. 
Ban Thường vụ Thành ủy cho rằng việc chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã bồi thường của Công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai của ông Tất Thành Cang là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Ông Cang cũng thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho đảng bộ TP.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang kiểm điểm trách nhiệm trong vụ việc chuyển nhượng đất đã bồi thường của Công ty Tân Thuận và báo cáo cấp thẩm quyền xem xét.
Cũng theo Ban Thường vụ Thành ủy, cho đến nay qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thì chưa phát hiện dấu hiệu tiêu cực liên quan đến lợi ích cá nhân.
TÁ LÂM

Điều tra vụ 'phù phép' 270ha đất công ở Đồng Nai

15/04/2019 07:20 GMT+7

TTO - Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, vụ việc này có liên quan đến "phi vụ" sang nhượng 270ha đất công thuộc Nông trường Tam Lợi nằm ở hai xã An Phước và Long Đức, huyện Long Thành, Đồng Nai.

Điều tra vụ phù phép 270ha đất công ở Đồng Nai - Ảnh 1.
Một góc hạ tầng khu công nghiệp Long Đức nằm trên khuôn viên 270 ha đất công được cho là bị “phù phép” - Ảnh: S.Đ.
Bộ Công an vừa yêu cầu tỉnh Đồng Nai cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan để điều tra việc mua bán cổ phần, đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư Long Đức và các hồ sơ liên quan đến việc xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Long Đức (huyện Long Thành).
Đây cũng là vụ việc âm ỉ nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh này chưa được "điểm mặt chỉ tên".
Bán cổ phần hưởng chênh lệch
Theo tài liệu, Nông trường Tam Lợi từng được Ban tài chính quản trị Tỉnh ủy Đồng Nai quản lý. Sau đó, Cục Quản lý vốn nhà nước có văn bản đồng ý giao cho Công ty Donafoods quản lý và được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho Công ty Donafoods sử dụng vào mục đích nông nghiệp với thời hạn 50 năm.
Năm 2004, tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho công ty này chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng hạ tầng KCN Long Đức theo phương thức cổ phần hóa.
Từ đây, Công ty Donafoods đã thành lập Công ty cổ phần đầu tư Long Đức (Công ty Long Đức) với vốn điều lệ 30 tỉ đồng (tương đương 300.000 cổ phần) trong đó Công ty Donafoods đóng góp 12 tỉ đồng (40% vốn điều lệ, chiếm 120.000 cổ phần) và mỗi cá nhân ông Huỳnh Văn Mạnh, bà Huỳnh Thị Kim Lưu ngụ ở TP.HCM đóng góp 9 tỉ đồng (mỗi người chiếm 30% vốn điều lệ).
Sau khi kéo hai cổ đông ở TP.HCM đóng góp vào vốn điều lệ, tháng 11-2004 Công ty Long Đức được UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục cho phép lập thủ tục kinh doanh hạ tầng KCN Long Đức.
Đến tháng 11-2008, khi UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định cho Công ty Long Đức thuê đất sử dụng vào mục đích kinh doanh hạ tầng KCN Long Đức với diện tích 270ha cũng là lúc xảy ra những điều bất thường.
Cụ thể, ngay sau đó hội đồng quản trị Công ty Long Đức đã thống nhất cho 2 cổ đông Huỳnh Văn Mạnh và Huỳnh Thị Kim Lưu được chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần (180.000 cổ phần) cho ông Huỳnh Quang Báu, Huỳnh Tấn Lộc và Công ty TNHH đầu tư xây dựng Lộc Thịnh (cùng ở TP.HCM).
Điều đáng nói, khi các cá nhân trên chuyển nhượng cổ phần, đại diện Công ty Donafoods và UBND tỉnh Đồng Nai không nắm được giá chuyển nhượng bao nhiêu.
Tháng 5-2011, các sở ngành ở tỉnh Đồng Nai tiếp tục cho Công ty Donafoods (công ty đại diện vốn nhà nước) chuyển nhượng tiếp 28% trong số 40% cổ phần ở Công ty Long Đức cho Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản).
Đồng thời, ông Huỳnh Quang Báu, Huỳnh Tấn Lộc và Công ty TNHH đầu tư xây dựng Lộc Thịnh chuyển nhượng luôn tổng cộng 180.000 cổ phần cho Tập đoàn Sojitz.
Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, trước những bất thường trong việc "phù phép" trên diện tích 270ha đất công, Tỉnh ủy Đồng Nai từng lập đoàn kiểm tra và xác định sau khi chuyển nhượng Công ty Donafoods chỉ còn 12% và 88% vốn điều lệ còn lại do Tập đoàn Sojitz mua lại.
Vào thời điểm kiểm tra, tỉnh Đồng Nai đã xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật của hội đồng quản trị Công ty Long Đức.
Cụ thể, theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty, hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức, giá bán cổ phần.
Tuy nhiên cả hai lần chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông, hội đồng quản trị không biết giá chuyển nhượng ra sao (?).
Các dấu hiệu sai phạm cần làm rõ
Theo tài liệu, mục tiêu của Tỉnh ủy Đồng Nai giao đất cho Công ty Donafoods để lai tạo giống cây điều có năng suất cao, nâng sản lượng hạt điều xuất khẩu.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó Công ty Donafoods chưa thực hiện chủ trương trên thì UBND tỉnh Đồng Nai đã cho phép Công ty Donafoods chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN.
Mặt khác, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, sau 90 ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, các cổ đông phải có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết nhưng công ty này thực hiện sai quy định.
Cụ thể, năm 2004 công ty này thành lập nhưng đến năm 2010 Công ty Donafoods mới góp vốn đủ 12 tỉ đồng, còn ông Huỳnh Văn Mạnh và bà Huỳnh Thị Kim Lưu đến năm 2006 góp đủ 9 tỉ đồng.
Một cán bộ từng tham gia đoàn kiểm tra dự án trên cho biết: "Theo quy định của Bộ Tài chính về cơ chế tài chính do Nhà nước làm chủ thì các trường hợp chuyển nhượng khoản đầu tư tài chính có giá trị trên 10 tỉ đồng phải thực hiện đấu giá qua sở giao dịch chứng khoán. Dưới 10 tỉ phải thuê tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá, hoặc tổ chức bán đấu giá tại công ty.
Thế nhưng, thời điểm đó Công ty Donafoods chuyển nhượng trực tiếp vốn cổ phần không qua hình thức đấu giá nào là phạm luật".
Theo vị này, dự án KCN Long Đức hình thành từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ cây công nghiệp sang làm đất dự án nên sinh lợi trên đất rất cao.
Ngoài ra, Bộ Công an còn yêu cầu cung cấp hồ sơ pháp lý trong việc xây dựng đường giao thông từ quốc lộ 51 đến KCN Long Đức.
Theo tài liệu, trong lúc Công ty Long Đức triển khai dự án chậm và không đủ điều kiện thu hút đầu tư, UBND tỉnh Đồng Nai đã cho làm đường giao thông kết nối vào KCN với tổng mức đầu tư trên 73 tỉ đồng. Trong đó, chủ đầu tư chỉ đóng góp 5 tỉ đồng, còn hơn 68 tỉ là ngân sách nhà nước.
Thời điểm này cũng là lúc 2 cổ đông tham gia góp vốn vào Công ty Long Đức đã chuyển nhượng cổ phần cho người khác mà không xác định được giá chuyển nhượng.
Sai quy định, gây thiệt hại ngân sách
Đầu năm 2010, Thanh tra Chính phủ kết luận: Việc áp giá bồi thường đất công tại dự án này là sai quy định, gây thiệt hại ngân sách nhà nước, nợ tiền bồi thường đất công, lãi chậm nộp với tổng số tiền hơn 48 tỉ đồng.
Đây là số tiền Công ty cổ phần đầu tư Long Đức phải nộp và cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc xác định nghĩa vụ tài chính đối với Công ty cổ phần đầu tư Long Đức.
SƠN ĐỊNH

Nhập nhèm đất công, đất tư tại dự án nhà ở Long Bình

31/01/2019 18:10 GMT+7

TTO - UBND quận 9, TP HCM phê duyệt quy hoạch dự án khu nhà ở phường Long Bình khi chưa điều chỉnh quy hoạch chung từ đất công viên cây xanh sang đất khu dân cư, trái Luật quy hoạch đô thị 2009.

Nhập nhèm đất công, đất tư tại dự án nhà ở Long Bình - Ảnh 1.
Bản tin về việc UBND TP chấp thuận cho Công ty TNHH Ngân Thạnh lập dự án khu nhà ở phường Long Bình, quận 9 trên Cổng Thông tin của Văn phòng UBND TP.HCM
Đó là kết luận việc chấp hành pháp luật về đất đai của Công ty TNHH Ngân Thạnh tại dự án khu nhà ở phường Long Bình, quận 9, TP.HCM vừa được Thanh tra Bộ Tài nguyên - môi trường công bố.
Vòng vo thâu tóm đất công
Theo kết luận thanh tra, tháng 7-2006, công ty Ngân Thạnh có đơn gửi UBND quận 9 và Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM xin chấp thuận địa điểm đầu tư trường đại học tư thục và khu tái định cư tại ấp Giãn Dân, ấp Vĩnh Thuận, phường Long Bình.
Một năm sau khi chủ trương đầu tư dự án được chấp thuận, công ty Ngân Thạnh lại có văn bản xin điều chỉnh dự án trường đại học tư thục và khu tái định cư thành dự án khu nhà ở.
Đến tháng 1-2009, giám đốc công ty Ngân Thạnh tiếp tục có văn bản gửi UBND TP xin phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu nhà ở phường Long Bình với diện tích khoảng 25,9ha, chia thành hai khu, khu A khoảng 20,3ha, khu B khoảng 5,6ha.
Tháng 5-2009, UBND TP có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu dân cư phường Long Bình diện tích 25,9ha, tổng mức đầu tư khoảng 6.239 tỉ đồng.
Nhưng đến tháng 8-2010, UBND TP có văn bản gia hạn thời gian thực hiện dự án và cho phép điều chỉnh giảm diện tích từ 25,9ha xuống còn 20ha với lý do năng lực tài chính của công ty Ngân Thạnh không đủ thực hiện dự án.
Tháng 3-2011, UBND TP ban hành thêm một quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu nhà ở phường Long Bình nhưng diện tích giảm còn 19,68ha với tổng mức đầu tư khoảng 4.515 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án 72 tháng.
Sau đó, công ty Ngân Thạnh tiếp tục xin giảm diện tích dự án xuống còn khoảng 16,7ha do có khoảng 2,9ha đất thuộc quy hoạch dự án gặp khó khăn về bồi thường giải phóng mặt bằng.
UBND TP quyết định cho công ty Ngân Thạnh được thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với phần diện tích do nhà nước quản lý theo phương thức nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách.
Năm 2014, công ty Ngân Thạnh ký hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần Tân Lập Sơn để hợp thức hóa 3,4ha đất lúa trong phạm vi quy hoạch dự án. Phần diện tích đất lúa này được Công ty cổ phần Tân Lập Sơn mua lại của 18 hộ dân, trái quy định của Luật đất đai.
Vị trí khu nhà ở phường Long Bình thuộc vị trí quy hoạch đất công trình công cộng, công viên cây xanh theo quy hoạch chung quận 9 đã được TP.HCM phê duyệt trước đó.
Có khoảng 4,1ha đất công do Nhà nước quản lý nằm trong khuôn viên dự án.

Chưa khởi công đã thế chấp dự án vay nghìn tỉ
Về nghĩa vụ tài chính dự án, theo kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên - môi trường, tổng số tiền công ty Ngân Thạnh phải nộp vào vào ngân sách nhà nước vào thời điểm năm 2006 là 47,4 tỉ đồng, cộng với số tiền phạt chậm nộp, và thu bổ sung tiền sử dụng đất 31,5 tỉ đồng.
Tổng số tiền sử dụng đất công ty Ngân Thạnh phải nộp vào ngân sách để được thực hiện dự án khoảng 78,8 tỉ đồng.
Để có tiền nộp, tháng 9-2016 công ty Ngân Thạnh đã thế chấp toàn bộ dự án trên cho Ngân hàng Sacombank chi nhánh quận 12, vay 78,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến tận tháng 10-2017 doanh nghiệp mới chính thức nộp tiền vào ngân sách nhà nước và phải nộp thêm khoản phạt chậm nộp 11,2 tỉ đồng.
Thanh tra cũng phát hiện đến nay, công ty Ngân Thạnh đã ký 4 hợp đồng bảo lãnh bằng quyền tài sản hình thành trong tương lai phát sinh từ dự án khu nhà ở phường Long Bình với Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) và ký một hợp đồng vay tiền để nộp tiền sử dụng đất dự án với chi nhánh quận 12 của Sacombank.
Tổng số tiền công ty Ngân Thạnh vay từ Sacombank được xác định lên tới 1.743 tỉ đồng. Hiện khoản vay này đã quá hạn và ngày 29-12-2016 Sacombank đã bán khoản nợ xấu này cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
VAMC đã thuê Công ty cổ phần đấu giá Toàn Cầu thực hiện đấu giá tài sản nhằm thu hồi vốn và doanh nghiệp này đã hai lần thông báo bán đấu giá tài sản dự án khu nhà ở phường Long Bình vào tháng 10-2017, tháng 8-2018.
Diện tích đất dự án mang đấu giá khoảng 16,5ha với giá khởi điểm 1.815 tỉ đồng, nhưng đến nay chưa có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ tham gia đấu giá.
Trong xác định nghĩa vụ tài chính đất đai dự án việc cho phép công ty Ngân Thạnh nộp theo 2 giai đoạn sai quy định.
Cục Thuế TP.HCM áp giá thu tiền sử dụng đất thời điểm năm 2005, khi dự án không có phương án bồi thường không phù hợp. Vì vậy, cơ quan thanh tra kiến nghị xác định lại số tiền đất công ty Ngân Thạnh phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Thanh tra Bộ Tài nguyên - môi trường cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc để xảy ra những tồn tại, vi phạm và khắc phục theo quy định của pháp luật.
BẢO NGỌC

Thí sinh được nâng điểm ở Sơn La toàn con cán bộ: Cần phải xử lý nghiêm!

Thứ Năm, ngày 18/04/2019 00:30 AM (GMT+7)

"Dùng chức quyền hay tiền bạc để mua điểm cho con là hành vi chúng ta không thể chấp nhận được. Những thí sinh gian lận điểm thi tại Hòa Bình và Sơn La đã chiếm chỗ chứ tôi không muốn nói là “ăn cắp” chỗ của những thí sinh cần cù, cố gắng để có điểm số cao", GS.TS Phạm Tất Dong cho hay.

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, 44 thí sinh trong danh sách "nâng điểm” ở Sơn La toàn là con cán bộ: Thí sinh mang số báo danh 14000430. Em này có 5 môn được sửa nâng điểm với tổng điểm chênh lệch giữa hai lần chấm là 25 điểm, trong đó cá biệt toán từ 2,6 điểm nâng thành 9,4 điểm, vật lý từ 2,75 điểm lên 9,5 điểm. Thí sinh này có bố là một cán bộ cấp phòng Công an tỉnh Sơn La.
Trường hợp thứ hai là thí sinh mang số báo danh 14000764, có 5 môn được sửa nâng điểm, tổng điểm chênh lệch giữa hai lần chấm là 23,35. Thí sinh có điểm ngoại ngữ là 3 được sửa nâng lên thành 9,6, điểm vật lý từ 3 lên 9,5. Bố của thí sinh này là ông P.H.S. - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Sơn La, mẹ là một trưởng phòng của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La.
Còn thí sinh khác là con có bố là Phó Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Nhai, mẹ là cán bộ công an tỉnh; thí sinh có bố là chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Sơn La, chánh văn phòng tỉnh ủy…
Thí sinh được nâng điểm ở Sơn La toàn con cán bộ: Cần phải xử lý nghiêm! - 1
Danh sách thí sinh gian lận điểm thi là “con đồng chí nào” (theo Tuổi trẻ)
Ngay sau khi danh sách thí sinh gian lận điểm thi là “con đồng chí nào” được đăng trên tờ Tuổi trẻ nhiều người đã tỏ ra hết sức bất ngờ vì toàn “con ông cháu cha” được nâng điểm mà không xuất hiện bất cứ thí sinh nào là con nông dân.
Trao đổi với Infonet, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho biết: “Dùng chức quyền hay tiền bạc để mua điểm cho con là hành vi chúng ta không thể chấp nhận được. Những thí sinh gian lận điểm thi tại Hòa Bình và Sơn La đã chiếm chỗ chứ tôi không muốn nói là “ăn cắp” chỗ của những thí sinh cần cù, cố gắng để có điểm số cao.
Thời gian vừa qua chúng ta cứ tranh luận mãi một chuyện có nên công khai danh tính của phụ huynh và thí sinh có con được nâng điểm trong vụ gian lận điểm thi hay không. Tôi thấy có người nói vì lí do nhân văn, vì tương lai của các thí sinh đó, sợ các cháu xấu hổ, trầm cảm…Đó chỉ là ngụy biện cho thói “ăn cắp trắng trợn”.
Bởi lẽ, chính phụ huynh họ dùng tiền, hay dùng chức quyền để mua điểm cho con mình, chiếm chỗ của thí sinh khác thì bản thân khi họ làm việc đó họ đã không nhân văn một chút nào. Họ đã không nhân văn khi cướp mất cơ hội vào đại học của các thí sinh thi bằng thực lực của mình, họ đã không nhân văn với những phụ huynh là nông dân, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nuôi con ăn học. Vậy tại sao chúng ta phải nhân văn với họ?
Còn thí sinh, các em đó làm bài tốt hay không tốt thì thí sinh biết rõ hơn ai hết. Chúng ta không thể nói là vì thi trắc nghiệm nên “khoanh bừa” đáp án và hên xui được điểm cao. Điều đó chỉ là xác suất rất nhỏ. Một thí sinh điểm thực 1 điểm mà khi báo điểm được 9 điểm thậm chí 9,75 thì chính em đó cũng biết lí do tại sao mình cao điểm như vậy. Các em hoàn toàn có thể từ chối số điểm “gian lận” đó vì nó là hành vi trái đạo đức cơ mà.
Quan điểm của cá nhân tôi, phải xử lý thật nghiêm minh với những phụ huynh can thiệp điểm cho con vì đó là thói "ăn cắp trắng trợn". Thậm chí, nếu có bằng chứng họ dùng tiền mua điểm thì phải xử lý hình sự, công khai tất cả danh tính và hình thức xử lý cho cả nước được biết.
Gian lận thi THPT ở Sơn La: Một thiếu tá an ninh bị tước danh hiệu CAND
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT ở Sơn La, Công an tỉnh Sơn La vừa tước danh hiệu CAND đối với một thiếu tá an...
Theo Hoàng Thanh (Infonet)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH