Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

TAI NẠN MÁY BAY 17

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khoa học tai nạn máy bay

Thảm kịch rơi máy bay Ethiopia: Phi công mất quyền kiểm soát, vật lộn với hệ thống tự động

SONG HY |
Thảm kịch rơi máy bay Ethiopia: Phi công mất quyền kiểm soát, vật lộn với hệ thống tự động

Phi hành đoàn trên máy bay Ethiopia phải vật lộn với hệ thống điều khiển tự động trên máy bay trong gần như toàn bộ hành trình bay 6 phút của họ.

CNN dẫn báo cáo điều tra sơ bộ về tai nạn hôm 10/3 cho biết trong gần 6 phút, 2 phi công thực hiện một loạt các thao tác để giành quyền kiểm soát máy bay.
Cơ trưởng Yared Getachew đã phải 3 lần nhắc cơ phó thao tác để nâng mũi máy bay. Cả 2 đã cố gắng hết sức để nâng phần mũi lên sau khi máy bay nhiều lần tự động chúi xuống, nhưng vẫn không thể đánh bại hệ thống điều khiển tự động.
Thảm kịch rơi máy bay Ethiopia: Phi công mất quyền kiểm soát, vật lộn với hệ thống tự động - Ảnh 1.
Hiện trường vụ máy bay Ethiopia rơi. (Ảnh: Getty)
Theo báo cáo, Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS) đã 4 lần kéo mũi máy bay xuống trong suốt hành trình bay ngắn ngủi. Cuối cùng, khi máy bay quay trở về sân bay Addis Ababa, hệ thống này đã kéo sâu mũi máy bay xuống trước khi nó lao xuống đất, cướp đi sinh mạng 157 người trên khoang.
Bản báo cáo không đề cập chi tiết tới hoạt động của hệ thống MCAS. Nhưng theo xác nhận của CEO Boeing mới đây, hệ thống này đã góp phần gây ra 2 tai nạn hàng không thảm khốc ở Ethiopia và Indonesia.
"Rõ ràng ở cả 2 chuyến bay MCAS đã được kích hoạt để phản hồi các thông tin góc tấn sai lầm", Giám đốc điều hành của Boeing Dennis Muilenburg nói trong một video đăng tải hôm 4/4.
Trong báo cáo sơ bộ, các nhà điều tra cho biết ngay sau khi máy bay cất cánh, các phi công đã gặp vấn đề với việc kiểm soát máy bay sau khi một cảm biến góc tấn gửi đi thông sai lệch. Hệ thống MCAS sau khi tiếp nhận thông tin này đã kéo mũi máy bay xuống. Nhận ra MCAS có vấn đề, các phi công tuân thủ các hướng dẫn bay và tắt hệ thống này. Tuy nhiên, máy bay vẫn tiếp tục chúi mũi xuống đất.
Video: Chi tiết dòng máy bay Boeing 737 Max
Trong những phút cuối cùng của chuyến bay, cơ trưởng đã nói cơ phó rằng họ phải cùng nhau nâng mũi máy nay lên. 32 giây trước khi máy bay rơi, cả 2 phi công vẫn cố gắng nâng mũi máy bay lên và bộ ổn định của máy bay đã có các thay đổi tương thích. Nhưng chỉ 5 giây sau, hệ thống MCAS lại tiếp tục kéo mũi máy bay xuống sâu hơn ở góc 40 độ trước khi đâm thẳng xuống đất với vận tốc 925 km/h.
Trong diễn biến mới đây, Boeing bất ngờ thừa nhận phần mềm của máy bay 737 MAX còn mắc một lỗi khác, không liên quan đến hệ thống MCAS.
"Trong quá trình cập nhật phần mềm để phòng tránh các trục trặc trong tương lai, chúng tôi đã phát hiện ra một lỗi nhỏ không liên quan đến MCAS", tờ The Times dẫn lời đại diện của Boeing cho biết.
Mặc dù Boeing gọi đây là một vấn đề tương đối nhỏ, nhưng 2 nguồn tin quen thuộc với quá trình điều tra nói rằng yếu tố này hết sức quan trọng với an toàn bay.
theo VTC News

Một trong những phụ nữ giàu nhất nước Nga tử vong do tai nạn máy bay

Thanh Phương (TTXVN) |
Một trong những phụ nữ giàu nhất nước Nga tử vong do tai nạn máy bay
Bà Natalia Fileva. Ảnh: AP

Chiều 31/3, một vụ tai nạn máy bay đã xảy ra ở thị trấn Egelsbach, ở thành phố Frankfurt - Tây Nam nước Đức, khiến 3 người thiệt mạng.

Theo thông báo của tập đoàn không gian Nga S7, tai nạn đã cướp đi sinh mạng của bà Natalia Fileva - một trong những phụ nữ giàu nhất nước Nga và là đồng sở hữu tập đoàn.
Tập đoàn S7 cho biết chiếc máy bay Epic-LT một động cơ, 6 chỗ ngồi chở bà Fileva (55 tuổi) đã bị rơi xuống một cánh đồng và bốc cháy khi trên lộ trình từ Pháp tới sân bay Frankfurt. Đây là chiếc máy bay thường được sử dụng cho các chuyến công tác cá nhân.
Ngoài bà Fileva, phi công và 1 người đi cùng cũng bị thiệt mạng.
Giới chức hàng không Nga và quốc tế đang khẩn trương điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.
S7 là tập đoàn không gian tư nhân đầu tiên của Nga, trong đó có hãng hàng không lớn thứ hai ở Nga S7. Bà Fileva là cổ đông và Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn trong khi chồng bà - ông Vladislav Filev - là Giám đốc điều hành tập đoàn tư nhân này.
Theo xếp hàng của tạp chí Forbes, bà Fileva đứng thứ tư trong danh sách các phụ nữ giàu nhất ở Nga với trị giá tài sản ước tính là 600 triệu USD.
Hãng thông tấn Đức DPA cho biết vụ tai nạn máy bay nói trên cũng kéo theo một vụ tai nạn giao thông khác, khi chiếc xe cảnh sát tăng tốc đến hiện trường đã đâm vào một ô tô khác, khiến 2 người trên chiếc xe tử vong và 3 người bị thương nghiêm trọng.
Link bài gốc tại đây.
theo Báo Tin tức

Thảm kịch Boeing đổ thêm mối lo của Mỹ về kỷ nguyên máy bay ‘made-in-China’

Thu Hằng |
Thảm kịch Boeing đổ thêm mối lo của Mỹ về kỷ nguyên máy bay ‘made-in-China’
Trong ảnh, một nguyên mẫu của máy bay C919 cất cánh tại Thượng Hải ngày 28/12/2018. Nguồn: Xinhua
Với Washington, dự án C1919 của Trung Quốc là một lời nhắc nhở rõ ràng về cách Bắc Kinh đang sử dụng nguồn trợ cấp của nhà nước và công nghệ của Mỹ để cạnh tranh với chính doanh nghiệp Mỹ.
Cuộc khủng hoảng của Boeing xung quanh các lệnh cấm bay toàn cầu đối với dòng máy bay phản lực 737 Max, sau hai vụ tai nạn máy bay ở Indonesia và Ethiopia, đã làm nổi bật một vấn đề khác của cuộc chiến thương mại: đó là sự phát triển của hàng không Trung Quốc.
Nó là một lời cảnh báo nữa về mối đe dọa mà Washington cảm thấy như đã hiện diện từ chiến lược “Made in China 2025” của Bắc Kinh.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong bối cảnh cuộc tranh cãi về người khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei cùng thách thức an ninh mà công ty này đặt ra vẫn chưa ngã ngũ, cuộc khủng hoảng của nhà chế tạo máy bay danh tiếng Mỹ đã chiếu ánh đèn tới một “sân khấu” khác.
Đó là Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) và sứ mạng kéo dài hàng thập kỷ qua của công ty này nhằm chế tạo một chiếc máy bay thương mại có thể “đối đầu” với Boeing và Airbus.
Thảm kịch Boeing đổ thêm mối lo của Mỹ về kỷ nguyên máy bay ‘made-in-China’  - Ảnh 1.
Một kỹ sư Trung Quốc Zhu Yue và các bạn đang chế tạo một bản sao kích thước đầy đủ của chiếc Airbus A320 tại tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: Reuters
Dự kiến, chiếc máy bay phản lực chở khách chế tạo nội địa đầu tiên của Trung Quốc, C919 sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021.
C919 rõ ràng đã ra đời như một ứng cử viên để phá vỡ sự độc quyền của Airbus và Boeing trong ngành hàng không thương mại thế giới. Nó được phát triển với sự trợ giúp của các khoản trợ cấp khổng lồ từ chính phủ.
Trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm bắt kịp với hàng không thế giới, C919 là dự án của rất nhiều liên doanh, với công nghệ được chuyển giao từ chính các công ty hàng không vũ trụ Mỹ.
Với công suất chở khoảng 170 hành khách, chiếc máy bay này được kỳ vọng sẽ là một con ngựa thồ của thị trường hàng không chặng ngắn màu mỡ và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cả Airbus A320neo lẫn Boeing 737 Max 8.
Xem video lắp ráp máy bay C919 tại nhà máy của COMAC, Trung Quốc (Nguồn: New China TV)
Vì vậy, có thể nói cuộc khủng hoảng Boeing 737 Max 8 đã đem đến một cơ hội tốt với C919, mặc dù việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển dòng máy bay này sẽ làm gia tăng các cáo buộc của Washington về chính sách công nghiệp cũng như các qui định thương mại không công bằng của Bắc Kinh.
Tập đoàn Sinophobes, Mỹ, đã chỉ trích dự án C919 là một ví dụ rõ ràng về thương mại không công bằng, trong đó Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh kinh tế nhờ chi phí và thành quả của những nhà sản xuất thiết bị tinh vi nhất và thành công nhất của Mỹ.
Những người khác lại coi đây là một ví dụ về hợp tác công nghệ quốc tế, một hàng rào tiềm năng trong dài hạn nhằm chống lại sự độc quyền toàn cầu của Boeing và Airbus, và là một minh chứng cho thấy các nhà sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào những tập đoàn công nghệ hàng đầu của nước ngoài như thế nào.
Thảm kịch Boeing đổ thêm mối lo của Mỹ về kỷ nguyên máy bay ‘made-in-China’  - Ảnh 3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (hàng trước, giữa) cùng CEO của Boeing khi đó là Ray Conner đi tham quan dây chuyển sản xuất của Boeing tại Washington vào năm 2015. Ảnh: AP
Hai vụ tai nạn hàng không thảm khốc của hãng hàng không Ethiopia và Lion Air cũng đã khiến mọi người chú ý đến sự phổ biến của dòng máy bay Airbus A320 và Boeing 737 - mà Max 8 là một trong bốn biến thể mới - trên thị trường hàng không toàn cầu.
Ra mắt chỉ 2 năm trước, Max 8 đáp ứng các nhu cầu đang bùng nổ đối với dòng máy bay cỡ trung bình, chặng ngắn, vốn chiếm hơn 70% chiều dài các hành trình bay trên toàn thế giới. Trong số 806 máy bay được Boeing giao năm ngoái (một con số sát nút với Airbus) thì có đến 580 chiếc là dòng 737 và hầu hết trong số này là 737 Max 8.
Trong khi đó, trong nhiều thập kỷ bị đe doạ dưới sự độc quyền toàn cầu của Boeing và Airbus, Trung Quốc đã nuôi dưỡng tham vọng tự phát triển một đối thủ cạnh tranh đáng tin cậy.
Tính đến cuối năm 2017, trong số 3.273 máy bay thương mại mỗi ngày bay trên bầu trời Trung Quốc, thì 1.558 chiếc là phi cơ của Boeing và 1.533 chiếc của Airbuses (trong khi phần lớn còn lại là các máy bay phản lực nhỏ được chế tạo bởi Embraer và Bombardier).
Thảm kịch Boeing đổ thêm mối lo của Mỹ về kỷ nguyên máy bay ‘made-in-China’  - Ảnh 4.
Deng Pufang, con của cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, thăm dây chuyển lắp ráp máy bay của McDonnell Douglas vào tháng 10/1987. Ảnh: SCMP
Đó là lý do tại sao năm 2008 Bắc Kinh đã thành lập COMAC với mục đích cụ thể là phát triển máy bay chở khách C919.
Nhà nước đã rộng tay rót tiền trợ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp này. Một nhóm chuyên gia từ công ty Rand Corporation ước tính rằng COMAC có nguồn lực ban đầu hơn 7 tỷ USD, bao gồm cả vốn và các khoản vay từ Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, từ công ty đầu tư Guosheng Investments của chính quyền Thượng Hải, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc, Tập đoàn Baosteel và Sinochem.
Đáp lại những phàn nàn về khoản trợ cấp khổng lồ cho COMAC, giới chức Trung Quốc nhắc tới hàng tỉ USD từng được các chính phủ châu Âu đóng góp để thành lập Airbus, với trụ sở ở ngoại ô Toulouse (Pháp), như một đối thủ cạnh tranh với sự độc quyền của Mỹ thời đó trong ngành hàng không thương mại. Họ cũng nhắc tới 13 tỷ USD được đầu tư trong suốt một thập kỷ để phát triển máy bay Airbus A380.
theo Báo Tin tức

Hé lộ thêm những tình tiết mới trong vụ tai nạn máy bay Ethiopia

Theo Vietnamplus dientu@hanoimoi.com.vn
Đánh giá tác giả:
08:19 thứ bảy ngày 16/03/2019

Cảm biến lỗi trên máy bay Lion Air gặp nạn từng được sửa chữa

Công tác bảo dưỡng chiếc máy bay gặp nạn đang là một trong những trọng tâm điều tra...

Một máy bay Boeing 737 Max 7 của Lion Air - Ảnh: Bloomberg.
03/04/2019 11:35
Một cảm biến bị lỗi trên máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Indonesia Lion Air lao xuống biển vào tháng 10/2018 được phát hiện từng được sửa chữa tại một công ty bảo dưỡng máy bay ở Mỹ, Bloomberg dẫn nguồn từ các tài liệu điều tra vụ tai nạn cho biết. 
Các nhà điều tra tại Indonesia và Mỹ đang tiến hành kiểm tra việc sửa chữa của công ty có trụ sở tại bang Florida trên thiết bị cảm biến góc tấn (angle of attack) của chiếc máy bay gặp nạn, theo tài liệu chuẩn bị trình lên Quốc hội Indonesia. 
Báo cáo sơ bộ của các nhà điều tra Indonesia cho biết những tín hiệu sai lệch từ cảm biến này đã khiến hệ thống điều khiển tự động hiểu lầm và liên tục làm máy bay chúi mũi trong chuyến bay định mệnh ngày 29/10/2018. Các phi công đã phải vật lộn với tình trạng này cho đến khi máy bay lao xuống biển Java, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 189 hành khách và phi hành đoàn.
Vụ rơi máy bay của Lion Air và vụ tai nạn cũng trên một máy bay Boeing 737 Max của hãng hàng không Ethiopian Airlines ngày 10/3 đã khiến dòng phi cơ này bị đình bay tại hàng chục nước trên toàn cầu và dấy lên làn sóng phản đối nhằm vào các nhà quản lý hàng không Mỹ. Các nhà điều tra đã tập trung xem xét vai trò của cảm biến trên trong cả 2 vụ tai nạn.
Theo tài liệu Bloomberg có được, công ty đã sửa chữa cảm biến trên có tên là XTRA Aerospace Inc., đặt tại Miramar, Florida. Cảm biến này sau đó đã được lắp đặt trên máy bay 737 Max của Lion Air vào ngày 28/10/2018 tại Bali, một ngày trước vụ tai nạn. Trước đó, các phi công của hãng này đã báo cáo gặp vấn đề với công cụ hiển thị tốc độ và tọa độ của máy bay. Theo Bloomberg, không có dấu hiệu nào cho thấy công ty XTRA đã thực hiện bảo dưỡng cảm biến trên máy bay của hãng Ethiopian Airlines.
"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới tất cả những người mất đi người thân trong các vụ tai nạn trên máy bay 737 Max 8 gần đây", XTRA Aerospace, thuộc công ty Wencor Group LLC, cho biết trong một thông cáo. Công ty này cho biết "cam kết hết sức hỗ trợ các cuộc điều tra".
Nurcahyo Utomo, trưởng ban điều tra tại Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC), cho biết Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã tiến hành đánh giá việc sửa chữa của XTRA trên cảm biến nhưng chưa đưa ra báo cáo về kết quả điều tra.
Cảm biến trên được sản xuất bởi Rosemount Aerospace Inc., có trụ sở tại Minnesota, một công ty con của United Technologies Corp. United Technologies từ chối đưa ra bình luận về cuộc điều tra.
Theo báo cáo sơ bộ của NTSC về vụ tai nạn, cảm biến góc tấn trên máy bay đã không hoạt động kể từ sau khi được sửa chữa và lắp đặt trở lại.
Cảm biến góc tấn, hoạt động như cánh gió ở thân máy bay, được thiết kế để đo hướng gió thổi so với thân máy bay và cảnh báo phi công nếu mũi phi cơ đang hướng mũi quá cao - tình trạng có thể gây ra sự cố mất lực nâng cánh (stall).
Trong các trường hợp của Lion Air, cảm biến ở thân trái nhận diện mũi máy bay hướng lên cao hơn khoảng 20 độ so với thực tế. Việc đọc sai thông số này khiến hệ thống máy tính cho rằng máy bay có nguy cơ hướng mũi quá cáo, vì vậy cố gắng kéo mũi xuống. Tình trạng này xảy ra trên chuyến bay gặp nạn và một chuyến bay trước đó, báo cáo sơ bộ dẫn thông tin từ hộp đen vớt được từ hiện trường rơi máy bay cho biết.
XTRA Aerospace được cấp phép bởi Cục Hàng không Liên bang Mỹ cho hoạt động sửa chữa trên nhiều dòng máy bay của Boeing và Airbus, thông tin trên website của công ty này cho biết.
Theo John Goglia, cựu thành viên của NTSB, việc các cơ sở được cấp phép sửa chữa các bộ phận máy bay cũ để bán lại là khá phổ biến. Các hãng hàng không có thể tiết kiệm tiền bằng việc mua lại linh phụ kiện đã qua sử dụng và theo quy định của Mỹ, các bộ này phải đáp ứng các tiêu chuẩn về pháp lý, Goglia nói.
Báo cáo sơ bộ của Indonesia không nói rằng cảm biến của máy bay gặp nạn có vấn đề, n nhưng cho biết công tác bảo dưỡng máy bay là một trong những trọng tâm của cuộc điều tra.
Ngoài ra, kể cả khi cảm biến không được sửa đúng cách hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyến, vấn đề này sẽ phải được phát triện khi nó được lắp đặt lên máy bay, Charles Horning, chủ tịch Khoa Khoa học Bảo dưỡng Hàng không, thuộc Đại học Embry-Riddle Aeronautical ở Daytona Beach, Florida, cho biết. "Chắc chắn phải có quá trình kiểm tra sau khi lắp đặt cảm biến".

10 trường hợp sống sót hy hữu trong tai nạn máy bay

Rất ít người sống sót khi máy bay gặp nạn bởi độ nguy hiểm và tàn khốc của nó. Máy bay trúng bom, phát nổ và rơi từ độ cao 10.000 m mà tiếp viên vẫn sống sót là một điều kì diệu.
Thiếu úy sống sót khi 42 người khác thiệt mạng
Ngày 19/1/2006, chiếc Antonov An-24 chở theo 43 người, gồm phi hành đoàn và binh sĩ của Slovakia, gặp sự cố và rơi từ độ cao 700 m xuống vùng rừng núi đầy tuyết trên đồi Borso, giáp thị trấn Telkibanya, Hungary. Thi thể các nạn nhân và mảnh vỡ máy bay nằm rải rác khắp một vùng rộng lớn. Người duy nhất sống sót trong số 43 người là thiếu úy Martin Farkas. Khi máy bay gặp nạn, ông đã gọi điện cho vợ và nhờ cô gọi cứu hộ.
Không lâu sau đó, đội cứu hộ tìm thấy Farkas trong nhà vệ sinh máy bay. Ông chỉ bị sưng não và phổi do va đập mạnh. Sau vài tuần điều trị tại bệnh viện, tình trạng sức khỏe của nạn nhân đã ổn định. Các nhà điều tra xác nhận, nguyên nhân tai nạn là do phi công hạ cánh quá sớm trong bóng đêm.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 1
Hiên trường máy bay Antonov An-24 gặp nạn.
Phi cơ cất cánh nhầm đường băng, phi công thoát chết
Máy bay Bombardier CRJ-100ER gặp nạn ngay khi nó chưa kịp cất cánh khỏi đường băng ngày 27/8/2006 khiến 49 trong số 50 người thiệt mạng.
Đài không lưu báo phi cơ cất cánh ở đường băng số 22 nhưng phi công lại điều khiển máy bay ở đường băng 26. Sự cố xảy ra khi đường số 26 quá ngắn khiến máy bay chạy hụt cuối đường băng và không kịp cất cánh. 47 hành khách và 2 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Người sống sót duy nhất trên chiếc máy bay là phi công chính James M. Polehinke. Các bác sĩ cho biết, ông bị chấn thương nghiêm trọng, nhiều xương gãy, vỡ phổi và xuất huyết nặng. Khi máy bay gặp nạn, James là người đang điều khiển máy bay, nhưng cơ trưởng Jeffrey Clay là người đã lái phi cơ vào nhầm đường băng.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 2
Nơi máy bay ném bom CRJ-100ER gặp sự cố khi chưa rời khỏi kịp đường băng.
Máy bay chở quân nhân Mỹ bốc cháy, một người thoát khỏi tay tử thần
Vì lý do an ninh quân sự và không làm ảnh hưởng tinh thần binh sĩ, giới chức quân đội Mỹ và chính quyền dân sự Australia đã giấu kín vụ tai nạn thảm khốc của máy bay ném bom B-17C trong nhiều năm. Ngày 16/6/1943, chiếc máy bay chở 41 quân nhân Mỹ trở về sau 10 ngày nghỉ phép. Trong điều kiện thời tiết xấu, sương mù dày đặc, chiếc phi cơ cất cánh lên tới độ cao khoảng 1.000 m thì bốc cháy và rơi xuống một rặng cây.
Lỗ thủng lớn trên thân máy bay khiến nhiều người rơi ra khỏi phi cơ trước khi nó chạm đất. Foye Kenneth Roberts là người sống sót duy nhất trong tất cả những người tham gia chuyến bay định mệnh. Roberts bị thương nghiêm trọng và mất hoàn toàn trí nhớ về vụ tai nạn. Cho tới ngày nay, đây vẫn là thảm họa hàng không tồi tệ nhất lịch sử Australia.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 3
Foye Kenneth Roberts là người sống sót duy nhất.
Phóng viên sống sót khi máy bay chở tổng thống gặp nạn
Vụ tai nạn máy bay khủng khiếp ngày 17/3/1957 khiến tổng thống thứ 7 của Phillippines, Ramon Magsaysay, và rất nhiều quan chức quân sự cấp cao khác thiệt mạng. Chiếc C-47 cất cánh từ thành phố Lahug để tới Nichols Field.
Các nhân chứng cho biết, máy bay không đạt đủ độ cao khi bay sát các rặng núi ở Balamban. Nestor Mata, phóng viên một tờ báo của Phillippines, là người may mắn sống sót trong khi 25 người khác bỏ mạng. Mata cho biết, ông ngồi ở hàng ghế thứ hai, sát khoang của tổng thống. Khi sự cố xảy ra, ông thấy bỗng một ánh sáng chói lóa rồi bất tỉnh. Người dân quanh đó đã đưa ông tới bệnh viện và sức khỏe của ông bình phục sau đó.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 4
Hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Balamban ngày 17/3/1957
Máy bay nổ tung trên trời, bé gái 9 tuổi sống sót
Chiếc máy bay của hãng hàng không Intercontinental Airlines chở 52 hành khách và phi hành đoàn phát nổ giữa không trung khi phi công đang tìm cách hạ cánh khẩn cấp ngày 13/1/1995. Nó rơi xuống một đầm nước ở Maria La Baja, Colombia.
Một nông dân cho biết, ông nghe thấy tiếng kêu cứu và phát hiện bé gái Erika Delgado, 9 tuổi, nằm trên một mô đất đầy rong rêu. Đây cũng là hành khách duy nhất sống sót trong chuyến bay. Cô bé cho hay, bố mẹ đã đẩy em ra khỏi máy bay trước khi nó phát nổ và bốc cháy.
Erika còn nhớ rõ, một vài người tới khu vực xảy ra tai nạn nhưng thay vì giúp đỡ, họ đã ăn cắp sợi dây chuyền vàng, di vật của cha cô, và lấy hết đồ giá trị từ các nạn nhân khác.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 5
Một máy bay dân sự của hãng hàng không Intercontinental Airlines.
Văng ra khỏi máy bay thoát chết
George Lamson, 17 tuổi, ngồi cùng cha ở hàng ghế đầu, ngay sau buồng lái trên chiếc máy bay Lockheed Electra 188 ngày 21/1/1985. Chiếc máy bay chở 71 hành khách và phi hành đoàn bất ngờ rung lắc rồi hạ thấp bên phải. Khi máy bay chạm đất, lực va chạm đã đẩy bật chiếc ghế của cậu ra khỏi máy bay và văng trên đường cao tốc. Lamson nhanh chóng cởi dây an toàn và chạy về phía cánh đồng khi chiếc máy bay phát nổ.
Ban đầu, 3 người sống sót sau vụ tai nạn, bao gồm cả cha của Lamson. Tuy nhiên, hai người đã tử vong vài ngày sau đó do vết bỏng quá nặng và nhiều chấn thương nghiêm trọng. Các nhà điều tra xác định, nguyên nhân tai nạn là do cơ trưởng mất kiểm soát máy bay và cơ phó không theo dõi đường bay cũng như tốc độ bay.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 6
Máy bay Lockheed Electra 188 rơi ngày 21/1/1985.
Máy bay lao vào sườn đồi, bé 3 tuổi sống sót
Ngày 8/7/2003, chỉ 10 phút sau khi cất cánh tại cảng Sudan, vùng bờ biển đông bắc thủ đô Khartoum, phi công lái máy bay Boeing 737 gọi báo đài không lưu sẽ quay lại phi trường do động cơ có vấn đề.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, chiếc máy bay lao vào một sườn đồi khi đang hạ cánh khẩn cấp. 115 người thiệt mạng trong thảm họa. Bé Mohammed el-Fateh Osman, 3 tuổi, là người duy nhất sống sót. Mohammed bị mất một phần chân và bỏng nặng. Nhà chức trách nước này quyết định chôn thi thể các nạn nhân trong một ngôi mộ tập thể do việc vận chuyển thi hài tới người thân rất khó khăn.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 7
Bé Mohammed đang điều trị tại bệnh viện.
Tiếp viên thoát chết khi máy bay bị đánh bom
Đây là trường hợp sống sót kỳ diệu đến khó tin. Vesna Vulovic, tiếp viên trên chuyến bay DC-9 của hãng hàng không Jugoslovenski Aero thoát chết khi chiếc máy bay bị đánh bom và phát nổ ở độ cao 10.050 m ngày 26/1/1972.
Một người Đức sau khi tới hiện trường phát hiện Vesna nằm nửa người ra khỏi máy bay, một thành viên phi hành đoàn cùng chiếc xe đẩy đồ ăn đè lên người cô. Cô bị rạn xương sọ, gẫy hai chân và rạn 3 đốt sống lưng. Sau khi phẫu thuật, Vesna có thể đi lại bình thường và tiếp tục làm việc cho hãng hàng không. Sách kỉ lục thế giới ghi nhận, Vesna là người sống sót kì diệu nhất khi rơi từ độ cao 10.000 m mà không cần dù.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 8
Tiếp viên hàng không thoát chết khi trúng bom từ độ cao trên 10.000 m.
Bé 4 tuổi sống sót khi 154 hành khách thiệt mạng
Khi đang cất cánh từ sân bay Metro, Mỹ, ngày 16/8/1987, trong lần tăng độ cao thứ nhất, chiếc McDonnell Douglas MD-82 của hãng hàng không Northwest Airlines bỗng đổi hướng 35 độ. Cánh trái va vào cột chống sét cuối đường băng. Sau đó, nó va đập liên tiếp với một cột chống sét khác và tòa nhà cho thuê xe rồi rơi xuống đất.
154 người trên máy bay và 2 người khác trên mặt đất tử nạn. Nhân viên cứu hộ tìm thấy bé Cecelia Cichan, 4 tuổi, là người sống sót duy nhất. Cục an toàn giao thông quốc gia Mỹ kết luận, vụ tai nạn xảy ra do phi hành đoàn không đảm bảo các yếu tố an toàn cần thiết khi máy bay cất cánh.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 9
Bé Cecelia Cichan sống sót trong vụ rơi máy bay ngày 16/8/1987.
Cô gái Đức 17 tuổi sống sót khi máy bay trúng sét
Chiếc Lockheed Electra L-188A gặp nạn khi đang trên hành trình từ sân bay Jorge Chavez, thuộc thủ đô Lima của Peru, tới thành phố Pucallpa, vào đúng ngày lễ giáng sinh năm 1971. Máy bay đi vào một cơn bão và trúng sét khi đang ở độ cao 6.900 m. Phi công mất kiểm soát. Chiếc phi cơ mang theo 92 hành khách và phi hành đoàn lao thẳng xuống đất. Hai cánh phi cơ bắt lửa và rời khỏi thân máy bay. Các mảnh vụn rơi lả tả xuống một vùng núi ở khu vực Amazon.
Cô gái Juliane Koepcke, 17 tuổi và mang quốc tịch Đức, sống sót và đang ngồi trên chiếc ghế hành khách khi tiếp đất. Sau đó, cô lạc trong rừng suốt nhiều ngày để tìm sự giúp đỡ. Tới ngày thứ 9, người dân địa phương phát hiện và đưa cô tới bệnh viện điều trị.
10 truong hop song sot hy huu trong tai nan may bay hinh anh 10
Cô gái người Đức thoat chết khi máy bay Lockheed Electra L-188A trúng sét và rơi.
Theo Listverse

Hộp đen máy bay là gì?

Hộp đen máy bay là một trong những vật quan trọng nhất mà đội cứu hộ cần tìm sau mỗi vụ tai nạn máy bay xảy ra bởi nó cho phép phát hiện được nguyên nhân gây ra tai nạn.
Hộp đen máy bay

Cấu tạo của hộp đen máy bay

Hộp đen máy bay là thiết bị lưu trữ những thông tin quan trọng về dữ liệu của chuyến bay từ khi máy bay bắt đầu cất cánh như tốc độ, độ cao.... Thực chất nó gồm hai thiết bị nhỏ là Máy ghi âm buồng lái (CVR) và Máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR). Chúng hoạt động liên tục nhờ sử dụng điện từ động cơ của vật chủ. Thậm chí nhằm đảm bảo duy trì hoạt động phát tín hiệu khi tách ra khỏi máy bay, hộp đen máy bay còn được trang bị nguồn năng lượng phụ.
Với tầm quan trọng như vậy, hộp đen được thiết kế cực kỳ an toàn, có thể chịu lực tác động lên tới 3.400 lần so với khối lượng nên nó có thể chịu được sự phá hủy khủng khiếp từ bất kỳ vụ nổ máy bay nào. Hộp đen thường được đặt ở đuôi máy để giảm thiểu các tác động nếu máy bay xảy ra sự cố.
Vị trí đặt hộp đenVị trí đặt hộp đen. (Ảnh: BBC).
Hộp đen máy bay có dạng hình hộp, kích thước khoảng 20 cm x 30 cm. Nó được sơn màu da cam, màu sắc dễ phát hiện nhất và có thể tự phát tín hiệu báo vị trí kể cả ở dưới nước để các đội cứu hộ có thể tìm thấy được dễ dàng hơn.
Hộp đen có thể chịu được nhiệt độ cao tới 1.100 dộ C trong 30 phút liên tục và ngâm 30 ngày dưới độ sâu lên tới 6.100m. Trong khoảng thời gian đó, mỗi thiết bị báo tín hiệu có khả năng phát các sóng siêu âm mỗi giây một lần và liên tục cho tới khi nguồn điện cạn kiệt. Khi máy bay rơi xuống biển, người ta sẽ sử dụng hệ thống định vị thủy âm được lắp trên các tàu ngầm, tàu cứu hộ,... để dò tìm, phát hiện ra hộp đen trước khi nó mất hoàn toàn tín hiệu.

Tại sao người ta phải tìm kiếm hộp đen sau tai nạn?

Sau khi tìm thấy hộp đen, các nhà điều tra sẽ cần khoảng 2 hoặc 3 ngày để phân tích các bản ghi âm. Khi đó, họ sẽ biết được nguyên nhân và đưa ra các khắc phục những điểm thiếu xót để phòng chống những tai nạn máy bay có thể xảy ra trong tương lai.
"Mổ" hộp đen tìm thấy sau tai nạn máy bay "Mổ" hộp đen tìm thấy sau tai nạn máy bay.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có Mỹ, Canada, Australia, Anh và Pháp có trình độ công nghệ để thực hiện việc phân tích hộp đen máy bay.
Với công nghệ hiện nay, mạng truyền thông qua sóng vệ tinh có thể thu nhận và lưu trữ dữ liệu của hầu hết các chuyến bay trên khắp thế giới. Nhưng không nhiều hãng hàng không sử dụng dịch vụ này do chi phí quá đắt mà tai nạn máy bay hiếm khi xảy ra. Do vậy, hộp đen máy bay vẫn là sự lựa chọn của nhiều hãng hàng không.
Thứ Hai, 26/06/2017 17:06

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét