Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

THẾ CUỘC GIANG HỒ 10 (trí tuệ dân gian)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đọc bài thơ “Lấy cờ họp bạn”, ngẫm về cờ tướng

Từ trước đến nay, chưa có một trò chơi nào lại có thể vừa giúp con người rèn luyện trí tuệ lại vừa nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người như cờ tướng. Mỗi khi chơi cờ tướng, con người ta như được thăng hoa, cũng vì thế mà cờ tướng đi vào những áng văn thơ lai láng lúc nào không hay…Người ta chơi cờ tướng không những để hưởng thụ những tinh hoa văn hóa của lịch sử để lại mà còn để đặt mình vào những cung bậc của cảm xúc mà cho ra những vần thơ thật hay, thật mượt mà về cờ tướng.
Mỗi bài thơ là một cảm nhận riêng về cờ tướng và đều làm toát lên vẻ đẹp thanh khiết của môn thể thao trí tuệ này. Bài thơ “Lấy cờ họp bạn” cũng vậy.

docbaitholaycohopbanngamvecotuong
Có bạn từ xa tới
Cũng thuộc loại cao cờ.
Cũng đam mê chung giới
Suốt sáng, chiều chơi cờ.
Lễ tiếp xong ngồi vào
Đừng hỏi trẻ hay già.
Là thầy cũng là bạn
Thua, thắng có màng chi.
Bàn cờ băm hai quân
Mỗi bên được mười sáu.
Hán, Sở phân biên giới
Đen, Trắng cũng rõ ràng.
Tiền tiêu Binh, Tốt giữ
Pháo nã vào địch thành
Xe, Mã ngang dọc đấu
Sĩ Tượng bảo vệ thành.
Tướng, Soái ở cung giữa
Nào hay ngoài binh lửa.
Người thắng chớ kiêu mãn
Kẻ thua cũng đừng buồn.
Chơi cờ để dưỡng tính
Bạc tiền đâu đặt trên.
Bạn về cùng ra tiễn
Ngày nào anh lại lên?

----------------------------------------------------------
Bàn cờ tướng với những quân cờ nhỏ xíu nhưng lại chứa đựng một kho tàng trí tuệ rộng lớn mà ai cũng muốn khám phá. Nó cũng là cái cớ để con người ta gần gũi nhau hơn…

 
Giải Cờ thế giang hồ tập 9 Tam anh bình Tây Xuyên
 
Cờ thế cờ tàn độc chiêu tập 9 Xuân lôi kinh trập Thế cờ căn bản

Tam hảo trong cờ tướng bạn cần có

Cùng với cờ Vua, cờ Vây, cờ Tướng là một trong những kiểu chơi cờ trực tuyến được ưa chuộng và phổ biến trên khắp hành tinh. Với tính năng giải trí đầy trí tuệ, cờ Tướng mang lại cho người chơi những phút giây thư giãn bổ ích và tuyệt vời nhất. Đây là trò chơi huy động tính trí tuệ cao của con người, buộc mỗi tay chơi phải tích lũy cho mình khả năng cùng với kinh nghiệm nhất định. Trong đó, ”Tam hảo” là ba điều tốt trong cờ Tướng mà người chơi mong muốn đạt đến. Cờ Tướng là trò chơi có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng đến nay, nó đã lan rộng và phổ biến trên toàn thế giới. Trong bộ môn này, yếu tố hên xui, may rủi dường như đã bị loại bỏ toàn toàn nên người chơi phải dựa vào sức mình mới có thể làm nên chiến thắng. “Tam hảo” trong cờ Tướng là điều mà người chơi phấn đấu để đạt được.

1. Con cờ tốt


Trong game cờ Tướng, có nhiều quân cờ có những thế mạnh khác nhau, cùng tồn tại trên một bàn cờ. Nếu đứng riêng lẻ, mỗi quân sẽ có một vai trò riêng, nhưng nếu người chơi biết cách “gộp” chúng tại, nó sẽ rất mạnh và cùng nhau làm nên chiến thắng.
Con cờ tốt trong trường hợp người chơi biết cách phối hợp. Trên một bàn cờ nếu những quân hỗ trợ tốt cho nhau, cùng hỗ trợ nhau thì đó là điều tuyệt vời không ai sánh bằng.
Con cờ tốt trong cờ Tướng sẽ góp phần kích thích người chơi đánh cờ
Game cờ Tướng – “Tam hảo” trong cờ Tướng

2. Thế cờ hay

Trong cờ Tướng, người chơi nào khi đến với nó đều mong muốn làm nên một cụ diện hay của ván cờ. Thế cờ hay sẽ làm cho ván đấu trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn.
Để có được thế cờ hay, người chơi phải ra sức rèn luyện và dùng năng lực của mình mới làm nên chiến thắng. Thế cờ trong trò chơi này rất quan trọng, do người chơi tạo ra bằng cách phối hợp nước đi quân của mình.
Một ván cờ có nhiều thế cờ hay sẽ làm cho cuộc chơi trở nên thú vị, nó góp phần đánh giá năng lực của mỗi tay chơi.

3. Tư tưởng tốt


Đến với bất kỳ môn thể thao nào cũng vậy, con người cần phải chuẩn bị cho mình một tư tưởng tốt. Đó chính là thái độ chơi hòa khí, tôn trọng đối thủ.
Thêm vào đó, tư tưởng tốt sẽ làm người chơi cảm thấy dễ chịu, bỏ đi sự căng thẳng, áp lực, chơi theo tinh thần “vui là chính”.
Tư tưởng tốt sẽ góp phần làm nên một nét đẹp văn hóa lành mạnh về cờ.

Ba điều nhanh cần có khi chơi cờ tướng

Cờ Tướng là trò chơi cờ dân gian có nguồn gốc từ Trung Hoa, và đã gia nhập vào Việt Nam hơn nhiều thế kỷ nay. Đây là trò chơi mang tính trí tuệ, nó thử thách trí thông minh của con người. Với bộ môn này, ngoài nắm vững những kỹ năng cơ bản, người chơi cần có những kế hoạch, bước đi đột phá dành cho mình. Trong đó, có ba điều nhanh mà bạn không thể thiếu khi chơi trò chơi này.
Cờ Tướng mobile – Ba điều nhanh cần có khi chơi cờ Tướng

1. Mắt nhanh


Mắt nhanh trong cờ Tướng thể hiện qua sự quan sát nước cờ của đối thủ. Trong cờ Tướng, quan sát là một điều rất quan trọng, nó sẽ giúp người chơi cờ nắm vững được đường đi nước bước của đối phương. Từ đó, người chơi có thể đưa ra cho mình những nước cờ sáng suốt nhất.
Mắt nhanh trong cờ Tướng thể hiện sự tập trung của người chơi hoàn toàn vào ván cờ khiến cho đối phương không thể xem thường cũng như gian lận trong mỗi bước đi.

2. Tâm nhanh


Tâm nhanh khi chơi cờ Tướng tức là trí tuệ minh mẫn, sáng suốt trong một ván cờ. Tâm nhanh thể hiện ở cách đi sáng suốt, đúng đắn của người chơi khiến cho đối phương lúng túng và không kịp trở tay.
Tâm nhanh trong cờ Tướng còn thể hiện qua cách xử lý của người chơi khi có tình huống xấu xảy ra. Tâm nhanh sẽ giúp người chơi nhanh chóng chiến thắng và nắm vững tình hình. Tâm nhanh sẽ giúp người chơi có những nước đi quân độc đáo, đầy sáng tạo.

3. Tay nhanh


Tay nhanh trong cờ Tướng thể hiện ở việc đi quân nhanh và lẹ. Nhanh tay đồng nghĩa với việc ở đây người chơi đã suy nghĩ thấu đáo nước đi của mình.
Tay nhanh trong cờ Tướng thể hiện khi đối phương đi sai một nước cờ ma ta nhanh tay cầm quân đi liền làm cho đối phương có muốn hoàn cũng không được.
Trên đây là những điều cơ bản của cờ Tướng, ba điều nhanh đã cho người chơi một bài học bổ ích và tuyệt vời nhất. Đồng thời đây cũng chính là những kiến thức bổ ích cho những ai yêu mến bộ môn này.

Cách chuẩn bị trước khi thi đấu cờ tướng

Cờ Tướng là một trong bốn thú vui tao nhã của người xưa, nay đã nâng lên thành trò chơi dân gian mang tính chất trí tuệ trên thế giới. Với cờ Tướng, người chơi phải ra sức huy động toàn bộ trí não của mình để làm nên chiến thắng mà không hề dựa vào sự may rủi. Một ván đấu sẽ thành công nếu người chơi có một kỹ năng và chiến thuật tốt, bên cạnh đó còn có những bước chu đáo trong quá trình chuẩn bị.
Trò chơi dân gian – Chuẩn bị cho một ván chơi cờ Tướng

1. Quan sát thu nhận thông tin từ ván đấu

Trước khi bước vào ván đấu, người chơi nên tìm hiểu kỹ về mục tiêu ván cờ, gồm đội nào tham gia, chơi trong vòng máy phút….để mình có một quá trình chuẩn bị và tinh thần tốt nhất.2. Phân tích ván đấu
Người chơi nên biết cách nhìn nhận và phân tích ván đấu của mình, xem lực lượng sẽ dàn binh và cách đi sẽ ra sao. Hơn thế nữa, người chơi còn áp dụng những chiến thuật nào trong quá trình đánh cờ của mình. Thêm vào đó, tâm lý đánh cờ cũng khá quan trọng, người chơi nên biết cách điều tiết chúng ra sao khi có mâu thuẫn xảy ra hay gặp khó khăn gì trong ván đấu của mình.

3. Trong ván đấu

Trong quá trình thi đấu, người chơi sẽ cố gắng gìn giữ cho mình một phong thái ổn định khi thi đấu, nên bình tĩnh trước những chiêu thế của đối phương, đừng lúng túng sẽ nhanh chóng thua cuộc. Đổi lại, người chơi sẽ “đánh lừa” đối phương bằng một tâm lý thi đấu vững chắc.
Ngoài ra, người chơi còn biết vận dụng thời cơ, khả năng sáng tạo, tư duy của mình trong mỗi ván đánh để làm nên chiến thắng

4. Chuẩn bị cho ván đấu mới.

Rút kinh nghiệm từ ván cờ trước, người chơi nên biết cách cải thiện lại những thế đánh của mình bằng cách bàn bạc, trao đổi với đồng đội và huấn luyện viên của mình để đồng thời bổ sung và khắc phục những sai lầm, khiếm khuyết.
Trên đây chính là những bước chuẩn bị cho một ván cờ. Bạn yêu thích trò chơi này, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản này và chuẩn bị một tâm lý tốt nhất để thi đấu nhé.

25 sai lầm thường gặp ở người mới chơi cờ tướng


Với bộ môn cờ tướng, đến các cao thủ đôi khi còn mắc lỗi huống chi là người mới chơi. Tuy nhiên những sai lầm do chưa hiểu đúng hoặc chưa thực sự có kiến thức khi sử dụng trò chơi trí tuệ này.
Hãy cùng mình điểm qua 25 sai lầm cơ bản mà hầu hết các bạn mới chơi cờ tướng đều gặp phải và các giải quyết chúng để tiến bộ hơn nhé!
Mục lục


Sai lầm thường gặp

Chưa thực sự nghiêm túc

Đa số người mới tập chơi cờ đều thường không quan tâm mấy đến kết quả của ván đấu. Họ chỉ chơi cho vui mà không có động lực thi đấu để giành phần thắng.
Những người này quên rằng một khi ván đấu đã kết thúc thì không thể nào quay ngược lại để nghiền ngẫm. Với tâm lý chơi cờ như vậy bạn rất khó tiến bộ.


Học chơi cờ tuần tự và nghiêm túc như vậy mới gặp ít sai lầm
Cách khắc phục đơn giản: Cách duy nhất để giỏi một việc gì đó là làm việc đó thật nghiêm túc, quan tâm đến kết quả sau cùng và dành thời gian để luyện tập. Coi nó như một việc quan trọng bạn cần phải hoàn thành như vậy bạn sẽ chơi cẩn thận hơn.

Bỏ cuộc khi mới bị bắt vài quân cờ

Nhiều người chỉ thử chơi cờ một hay hai ván đã bỏ. Quyết định này được đưa ra chỉ dựa trên kết quả của hai ván đấu này (dù họ có hài lòng về nó hay không). Nếu họ thắng thì sẽ chơi tiếp thêm vài ván nữa. Nếu thua thì họ sẽ dễ dàng từ bỏ.
Cách khắc phục nhanh: Đừng từ bỏ cuộc chỉ vì một kết quả không như ý. Hãy chơi nhiều ván hơn với những đối thủ ở các trình độ khác nhau, theo dõi các giải cờ tướng chuyên nghiệp, đọc thêm sách báo viết về cờ tướng, sau đó xem lại số trận mà mình có thể thắng được.

Không cải thiện kĩ năng

Nhiều người chơi cờ cho vui nên không luyện tập, quan sát và đọc hiểu để nâng cao kĩ năng chơi cờ của mình. Họ chơi vô số ván cờ nhưng đều sử dụng cùng cách khai cuộc, cùng cách chiếu bí đối thủ của mình.
Nếu họ chỉ suy nghĩ theo một hướng cố định cho ván cờ của mình (và ở mức độ bắt đầu thì 100% là điều này đúng) thì họ sẽ thua một số lượng ván đấu nhất định theo cùng một kiểu. Kết quả sau cùng là họ chán nản và dần từ bỏ.


Bạn cần thực sự cải thiện cách chơi để vươn tới đẳng cấp mới
Cách khắc phục nhanh: Phân tích các ván đấu của bạn. Thử dựng lại ván cờ mình đã chơi để xem xét lại những sai sót. Từ đó thử sửa sai, bạn sẽ thích chơi cờ hơn khi bạn chơi giỏi hơn đấy!.

Không tính toán các biến thể của nước cờ

Đây là sai lầm gặp nhiều nhất ở hầu hết các kỳ thủ mới chơi tại Việt Nam. Nước bước di chuyển quân không tính toán và đi theo cảm tính khá nhiều. Điều này khiến bạn thua và nản chí trong việc học và chơi cờ của mình
Có rất nhiều người chơi cờ nghiệp dư không tính toán nhiều hơn bước cờ trước mắt, và những biến thể sau nước đi. Họ thường dùng cảm tính để xem liệu bước đi đó hay hoặc dở. Mặc dù đối với nhiều kỳ thủ thì cảm tính cũng khá hữu dụng, nhưng tính toán các biến đi sẽ giúp bạn thắng nhiều ván hơn là dựa vào cảm tính và may mắn.
Cách khắc phục nhanh: Đừng đi những nước cờ mà mình không tính được những diễn biến kéo theo. Mới đầu bạn sẽ chỉ nhìn thấy được trước 1 hay 2 nước đi, dần dần sau khi luyện tập bạn sẽ tính toán được 3, 4 bước trở lên.
Những đại kiện tướng có thể tính trước đến 20 – 30 nước cờ tiếp theo ở mỗi biến thể nước đi.

Ngại “hi sinh” quân Tốt, Sĩ hoặc Tượng

Quy luật đơn giản nhất của cờ tướng chính là nếu bạn không muốn thua cuộc quá sớm thì đừng “hi sinh” các quân cờ vô ích. Những người mới tập chơi cờ thường mắc lỗi này nhiều nhất. Có khi họ quá chú tâm vào những thứ nhỏ nhặt như ăn quân, bắt quân rồi rơi vào bẫy lúc nào cũng không biết.
Đôi khi chỉ vì cố giữa một quân Tốt mà vỡ hết cả thế trận, thừa cơ đối thủ đưa xe qua lùa chạy như chong chóng.
Tham khảo ván cờ thí quân tranh tiên tại:

Cách khắc phục nhanh: Trước khi ra một nước cờ phải xem liệu có quân cờ nào đang bị đe dọa không. Bạn sẽ được gì và mất gì sau nước đi đó? Bố cục trận đấu sẽ đi về đâu?

Nghĩ rằng cải thiện khả năng chơi cờ là không thể

Nhiều người chơi cờ cứ nghĩ rằng họ không thể nào chơi tốt hơn được nữa. Họ cho rằng trình độ chơi cờ bị giới hạn bởi các yếu tố cố hữu như chỉ số IQ và không thể nào được cải thiện.


Bạn có nghĩ rằng mình là người Việt Nam tiếp theo sang ôm cúp của Trung Quốc về không?
Không bàn về việc IQ có thể được cải thiện hay không nhưng chắc chắn kĩ năng chơi cờ có thể được cải thiện. Dù một người chơi cờ tốt hay dở đến mức nào đi nữa họ vẫn có thể cải thiện kĩ năng của mình nếu có một kế hoạch luyện tập đúng cách.
Cách khắc phục nhanh: Tuân theo một chương trình luyện tập bài bản kết hợp: khai cuộc, chiến lược, kĩ thuật tấn công và tàn cuộc.

Sáng tạo thêm các nước đi mới

Mặc dù bạn có thể gây sốc cho đối thủ nhưng sáng tạo lại một màn khai cuộc không phải là ý hay để làm điều này. Chế biến lại các nước đi là điều nên tránh khi chơi cờ. Tự các phương phát chơi cờ tiêu chuẩn đã được sáng tạo để mang đến cho bạn những đường đi nước bước rất hay rồi.
Ngoài ra bạn có thể thấy Hồ Vinh Hoa với những nước di táo bạo từ năm 15 tuổi ông mới có thể giật chức vô địch. Bởi vậy trước khi tạo nước đi mới, bạn cần có 1 trình nghệ cờ nhất định và có tính toán cẩn thận nhé!
Cách khắc phục nhanh: Học một phương pháp khai cuộc cho quân trắng, một cho quân đen trước rồi bắt đầu phát triển các nước đi dựa trên những lý thuyết khai cuộc cơ bản.

Không có chiến thuật cụ thể

Có chiến thuật chơi cờ là điều cực kỳ quan trọng. Một người chơi cờ với một kế hoạch chưa tốt cũng hơn một người chơi cờ không có kế hoạch nào cả.
Cách khắc phục nhanh: Khi đánh cờ phải luôn vạch kế hoạch. Không cần kế hoạch đó phải tỉ mỉ chính xác nhưng ít ra bạn phải biết mình nên làm gì tiếp theo. Lên kế hoạch cho những tiểu tiết như nhập thành, phát triển xe cột mở a và b là thiết yếu nếu bạn muốn chơi cờ giỏi.

Không nhìn bao quát toàn bộ bàn cờ

Nhiều người mới chơi cờ thường không nhìn được toàn bàn cờ (theo nghĩa bóng). Dù họ nhìn thấy bàn cờ trước mặt nhưng không nhìn được những mối đe dọa từ các quân cờ ở xa của đối thủ.
Chính việc này dễ khiến họ mất xe hoặc bị chiếu bí dễ dàng. Kể cả các đại kiện tướng thỉnh thoảng cũng mắc phải các lỗi này.
Nhìn vào thế cờ này bạn biết sau bao nhiêu nước bên đỏ thắng không?
Cách khắc phục nhanh: Quan sát tất cả các quân cờ trên bàn một cách đồng đều. Các quân cờ ở xa tướng của bạn không có nghĩa là chúng ít đe dọa hơn đâu.

Chiếu tướng không tạo lợi thế, tự tạo sơ hở

Tiếp theo phần trên, nhiều người mới tập chơi cờ thường bảo vệ xe quá kĩ, hơn cả tướng nên dễ dẫn tới bỏ lỡ các thế chiếu bí. Ngoài ra khi thấy nước chiếu là cứ cắm đầu cắm cổ vào chiếu mà không suy nghĩ sẽ có lợi gì?
Cách khắc phục: Bạn phải tạo được một mối đe dọa để bảo vệ tướng. Khi đã làm được việc đó, phải luôn chú ý đến các nguy cơ tướng bị tấn công. Bạn sẽ cứu được nhiều bàn thua trông thấy nếu tránh khỏi bị chiếu bí chỉ trong một nước.

Chưa nắm bắt được nguyên tắc cơ bản trong đi quân

Để tham gia trong một ván đấu cờ Tướng nào, người chơi cũng nên hiểu biết đầy đủ đường đi nước bước của từng quân cờ, biết được những thế đánh, thế chiếu của cờ Tướng để có thể dễ dàng xoay sở trước những tình huống chiếu bí của đối phương. Nếu người chơi không biết hoặc không nắm vững đầy đủ chắc chắn sẽ nhanh chóng bị rời bàn chơi.
Bạn có thể tham khảo thêm: Nguyên tắc chơi cờ tướng

Sai lầm trong tính toán các nước cờ khi đánh

Với cờ Tướng, người chơi không chỉ đi những bước suông mà còn phải biết cách sáng tạo ra những thế cờ mới và biết cách ứng phó với các thế cờ của mình. Nếu cứ áp dụng thủ thuật đáng suông, người chơi sẽ nhanh chóng thua cuộc. Hoặc, người chơi có dùng các chiêu nhưng trong quá trình tính toán và cân nhắc có xảy ra sai lầm.
Đôi khi bạn nghĩ sau khi đi 1 nước thế cờ sẽ tiến triển như vậy. Tuy nhiên đối thủ đi ngoài nước dự tính của bạn khiến bạn tính toán sai. Điều này là khó tránh khỏi khi bạn không thể bao quát hết thế trận của bàn cờ.

Sai lầm về cảm nhận thế trận khi chơi

Thế trận cờ Tướng được diễn biến qua một quá trình nhất định với các giai đoạn như: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Tuy nhiên, do chủ quan hay sai sót, người chơi có những cảm nhận sai lầm về các thế trận hoặc tính toán không kỹ lưỡng. Chính sai lầm trong cách cảm nhận này đã tạo cơ hội cho đối thủ vươn lên.

Sai lầm do thiếu sáng tạo trong bàn cờ

Sáng tạo là một trong những điều cần thiết mà người chơi nên có để nhanh chóng chiến thắng và chứng tỏ được tài năng và sức sáng tạo của mình. Nếu người chơi do quá rập khuân, máy móc nên sẽ dễ dàng chịu thua. Thêm vào đó, sự sáng tạo không có khả năng áp dụng.
Bất cứ trò chơi nào cũng có những logic nhất định để liên kết được các thế trận lại với nhau. Song nếu người chơi không biết tư duy logic thì sẽ nhanh chóng thua cuộc.

Việc ăn quân cờ của đối phương có thực sự cần thiết?

Trước khi quyết định ăn quân cờ nào đó của đối phương bạn cần phân tích và xem xét thật kỹ. Việc ăn quân của đối phương sẽ mang lại cả tốt và xấu.
Ăn quân xong có thể sẽ tạo thế thuận lợi cho ta nhưng cũng không tránh khỏi ta mắc bẫy của đối phương. Ăn quân không phải là mục đích của chơi cờ tướng mà mục đích là hạ gục Tướng của đối thủ. Vì vậy, tránh tham ăn nhanh và nhiều mà đẩy mình vào thế bất lợi.

Không quan sát ý định của đối phương

Ở giai đoạn trung cuộc, ván cờ đầy rẫy những ý đồ và chiến thuật sâu xa của đối phương. Đi cờ theo cảm tính ở giai đoạn này như một con dao 2 lưỡi, có thể hạ gục bạn bất cứ lúc nào.
Vì vậy, lời khuyên đưa ra là, sau khi đối phương đi cờ, cần phân tích kỹ lưỡng ý đồ của đối phương để đưa ra sách lược tuyên chiến hoặc phòng ngừa hiệu quả, tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra.
Bạn có thể rơi vào bẫy bị nhốt xe mà không biết như video phía dưới qua bình cờ Vịt Ú:

Không yêu cầu hiệu quả

Sai lầm lớn nhất của một tay chơi cờ đó là chỉ chăm chăm để ý sơ hở của đối thủ mà ăn không thương tiếc. Các bạn nên nhớ, trong một trò chơi trí tuệ như cờ tướng, việc cài bẫy xảy ra bất cứ lúc nào nên đừng vội thấy đối phương thả lỏng mà ăn lấy ăn để rồi chuốc lấy tai họa.

Tấn công nhưng quên phòng thủ

Nhiều người vì quá nóng vội, chỉ chăm chăm hạ Tướng của đối phương mà quên mất phòng thủ. Lúc đó, đối phương mới lợi dụng sơ hở mà tấn công tới tấp, dẫn đến thất bại.

Bỏ qua thời cơ

Trong một trận đấu thực sự việc di chuyển quân cờ bị sai là chuyện hay thấy, trong khi chơi chỉ cần chú ý quan sát, nắm bắt và hiểu được tình thế thì mới có thể giành được vị trí thắng cuộc.
Mong muốn giành chiến thắng. Sau khi tình hình đã ổn định , không được nôn nóng , để giảm cơ hội chiến cho đối thủ, để đảm bảo thắng lợi của mình khi tình hình không thay đổi.
Tình cờ bỏ rơi các quân nhỏ: quân lớn là lực lượng chiến đấu chính. Cần phải từ bỏ một con tốt trong cuộc chiến khi chúng ta phải cân nhắc nắm bắt để có thể giành phần thắng.
Tóm lại trong 1 trận đấu cờ tướng thì người chơi phải luôn luôn giữ bình tĩnh và không được vội vàng mà làm mất những cơ hội tốt có khả năng giành chiến thắng của mình. Nhiều khi cũng cần phải biết hy sinh 1 quân cờ nhỏ của mình để làm những chuyện lớn hơn như có thể tấn công trực diện vào quân Tướng của đối phương.
Đây là những kinh nghiệm quý báu mỗi người chơi nên tự rút ra cho bản thân để có những ván cờ tướng thành công.

Cách luyện tập tránh mắc lỗi

Bắt đầu với “KHAI CUỘC”:

Cần đi từ cái cơ bản đến nâng cao. Nghĩa là, chúng ta cần lựa chọn những cuộc đi tiên và đi hậu chúng ta thích rồi chúng ta tìm các tài liệu nghiên cứu trận đó.
Ví dụ: Đi tiên chọn Pháo đầu (trung pháo) thì chúng ta cần nghiên cứu những thế trận cơ bản về Pháo đầu đối Bình phong mã, Pháo đầu đối Phản cung mã. Pháo đầu đối Đơn đề Mã, Pháo đầu đối Thuận pháo v. v. . .
Chúng ta cũng cần nắm vững một nguyên tắc cốt lõi trong khai cuộc là XUẤT ĐỘNG NHANH CÁC QUÂN CHỦ LỰC VÀ CỐ GẮNG TẠO RA MỘT TRẬN HÌNH THÔNG THOÁNG, khi gặp một cuộc nào chúng ta chưa nghiên cứu thì chúng ta phải nhớ đến nguyên tắc trên.
Không dùng một quân đi nhiều nước mà quên xuất động các quân chủ lực. Không để cho các quân co cụm lại với nhau. Cố gắng dàn trải quân đều ở 2 cánh.
Dần dần, khi chúng ta đã quen với nhiều hình thế khai cuộc thì chúng bắt đầu chuyển sang giai đoạn nâng cao. Nghĩa là. chúng ta đi sâu vào những biến mà chúng ta thích. Dùng các công cụ bổ trợ như tài liệu, soft, các ván đấu của các cao thủ . . . nhằm mục đích nắm vững một vài phương án trong khai cuộc.
Khái niệm bố cục phi đao xuất hiện khi chúng ta đã chắc chắn nắm được một phương án nào đó và chúng đi một nước cờ khác thường lệ (gọi là đòn phi đao) và với nước cờ này, chúng ta chắc chắn rằng đối thủ sẽ bị bất ngờ và để có được đòn phi đao đòi hỏi chúng ta đầu tư sâu nhằm tìm ra những cái mới.

Luyện chiến thuật TRUNG CUỘC:

Tôi đưa trung cuộc thành phần cuối trong rèn luyện 3 giai đoạn là có chủ đích của tôi. Sau khi luyện đạt đến mức cơ bản thì chúng ta luyện trung cuộc.
Có những nguyên tắc rèn luyện trung cuộc như không vội vàng đánh nhanh thắng nhanh, không tham ăn quân khi bị thất thế, không phế quân khi chưa đoạt thế, đánh người phải nhìn lại mình, đánh trước phải ngó sau . . . là những nguyên tắc mang tính chất nền tảng trong trung cuộc.
Thông qua phân tích chúng ta mới rút ra được kinh nghiệm và hạn chế sai lầm trong những lần sau. Chúng ta cần học hỏi những đòn chiến thuật trung cuộc thông qua những ván đấu của những kỳ thủ có trình độ cao hơn chúng ta.
Cần tránh thái độ chểnh mảng, lười biếng suy nghĩ khi gặp những hình cờ khó đòi hỏi những nước đi chính xác.
Từ bỏ thói quen khi đối phương đi cờ thì mình bốc cờ lên đi liền. Cần cố gắng đoán ý đồ của đối phương. Cố gắng lập ra một kế hoạch cụ thể trong giai đoạn trung cuộc. Cần đánh giá tình thế và có những sách lược phù hợp với tình hình.

Luyện cờ TÀN CUỘC:

Bất kỳ cái gì cũng tuân theo quy tắc từ cơ bản đến nâng cao, từ thấp đến cao và từ bài bản đến sáng tạo. Chúng ta cần luyện tàn cuộc song song với khai cuộc.
– Giải thế cờ tàn cuộc: điều này cần ở các bạn một sự kiên nhẫn. Khi cảm thấy yếu loại hình tàn cuộc nào đó, các bạn cứ đưa soft xử lý vì nguyên tắc tính điểm của soft là dựa vào giá trị của quân (thế và lực của quân).
Ví dụ, các bạn đưa hình cờ Pháo Mã Chốt vs Pháo Mã Chốt bất kỳ vào soft và xem cách đánh giá của phần mềm chơi cờ, các bạn có thể đánh với người chơi nhằm nâng cao công lực. Cố gắng luyện cờ tàn với thế cờ đã có một khoảng thời gian sau công lực tàn cuộc của bạn sẽ tăng lên.

Tìm hiểu thêm TÀI LIỆU về cờ tướng:

Khi mới tập chơi hay trình độ cờ còn yếu thì chúng ta kiếm những tài liệu như: Mai Hoa Phổ, Quất Trung Bí, Phản Mai Hoa . . . để xem nhằm học được những đòn chiến thuật và chúng ta có thể áp dụng được những đòn chiến thuật đó trong thực chiến.
Khi trình độ đã đạt ngưỡng trung bình, chúng ta cần tìm kiến những tài liệu chuyên sâu như khai cuộc chuyên sâu (viết về một loại hình khai cuộc nào đó), kỹ thuật trong trung cuộc, các loại sách về tàn cuộc.
Đa phần tôi thấy các bạn thường luyện cờ trên máy thì chúng ta cần luyện cờ trên CCBridge, trong đó có những tài liệu về khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc rất hay (nếu anh em nào cần thì tôi sẽ gửi những tài liệu qua pm).
Nguồn tài liệu trên mạng cực kỳ phong phú và có rất nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là các định dạng của TQ (do TQ biên soạn tài liệu mà ) đọc bằng CCBridge hay một vài chương trính khác (như dạng CHM, UVI. . . ) hay những chương trình dạng PDF cũng phổ biến.
Bạn có thể tham khảo chuyên mục: Sách cờ tướng để có thêm tài liệu học chơi cờ nhé!
Ngoài ra còn các phần mềm cờ tướng dùng cho các bạn luyện cờ và xem tính toán nước chuẩn cũng rất hiệu quả

Luyện tập với người chơi cờ tướng online

Có nhiều người luyện cờ quá phụ thuộc vào sách mà họ không biết luyện cái gì, hay luyện như thế nào. Dẫn đến những bạn có sách nhưng trình độ không cải thiện được nhiều do thiếu đi định hướng, kế hoạch. Mình xin nói ra một vài phương pháp sử dụng soft trong luyện tập cờ như sau
Đánh trên các trang cờ: mục tiêu là học hỏi những kỹ thuật xử lý của người chơi khác dần dần hấp thụ và nâng cao công lực.
Đăng ký ngay tài khoản kỳ thủ tại cổng cờ tướng Ziga – để giao lưu với người yêu cờ trên mọi miền tổ quốc

Luyện tập giải thế cờ

Bạn có thể luyện tập thêm các thế cờ khác và cách giải tại: Cờ thế giang hồ và cách giải

Quy trình học cờ tướng chuẩn để trở thành cao thủ cờ tướng


Đây là quy trình học cờ tướng chuẩn của Kiện Tướng Quốc Tế – Lưu Điện Trung. Trong quy trình học cờ này có một số lưu ý và các lỗi gặp phải khiến bạn chơi mãi mà không thể nâng cao trình độ?
Mục lục


Quy trình học tập cờ tướng

C ờ tướng là môn có khá nhiều biến hóa hàm chứa, muốn học cờ tướng tốt, tất nhiên cần có kinh nghiệm và thời gian.
Đối với bất kì vấn đề nào, đều phải trải qua quá trình tìm hiểu: từ lúc chưa hiểu mấy, đến lúc hiểu kha khá.
Trong quá trình đó, tất nhiêu phải tiêu phí thời gian và sức khỏe, như người ta thường nói: phải trồng cây mới có thể hái quả.
Nếu nôi dung học tập theo thứ tự hợp lí, lại có phương pháp thích hợp, thì hiệu quả thu đượclà trong tầm tay: tốc độ tiến bộ nhanh chóng, thậm chí học 1 mà biết 2, 3.
Người mới học thường có câu hỏi: Nên học cái gì trước, cái gì sau? Học cái gì thì có hiệu quả thực tế nhất? Những vấn đề này đúng là rất cần thiết giải đáp.


Trẻ em học chơi cờ từ nhỏ sẽ có sức cờ và tư duy tốt hơn
– Nếu bạn chưa từng học cờ, mong bạn theo thứ tự các giai đoạn học tập và nội dung học tập đã sắp xếp lần lượt dưới đây.
– Nếu bạn đã có thời gian nghiên cứu học tập nhất định, thì cũng có thể tự mình đối chiếu thứ tự này với năng lực và quá trình học tập của bản than, để học cao lên nữa.

A. Nhập môn

1. Đầu tiên nên hiểu đại khái về lịch sử cờ tướng.
Học cách đánh cờ tướng và năm vững cách đi quân cờ, hiểu sơ lược về phán định kết quả: thắng (ăn tướng) – thua (bị ăn tướng)  – hòa (không ai có khả năng ăn tướng của ai). Biết kí hiệu khi ghi chép ván cờ – để tự mình xem sách, hiểu các tri thức cơ bản, thông thường.
2. Học tập các cách chiếu hết cơ bản và các mẫu cờ tàn thực dụng cơ bản (đơn giản, rõ ràng nhất). Hiểu được lí do mỗi nước đi (khả năng phân tích đơn giản) trong các mẫu chiếu hết và các mẫu cờ tàn cơ bản.
3. Biết phân biệt các loại các cách bày trận, nắm phương pháp, lựa chọn các loại bố cục cơ bản thường gặp để học tập. Nắm được: phương pháp lí luận cơ bản của bố cục, các chiến thuật cơ bản cùng với các đòn chiếu hết cơ bản và thực dụng.


Đánh cờ tướng nhiều là phương pháp rèn luyện tốt nhất
Đánh cờ tướng nhiều là phương pháp rèn luyện tốt nhất
4. Từ các mẫu chiếu hết trong trung cục, học tập chiến lược và chiến thuật trung cục, tiến tới hiểu được nguyên tắc chiến thuật và lí luận cơ bản của trung cục.
5. Xem đấu cờ hoặc học tập ván cờ của danh thủ, thông qua phân tích, bình luận của cao thủ mà học các cách vận dụng kĩ chiến thuật của họ.
6. Tiến hành luyện tập thực chiến (với sự kết hợp những gì đã học: tàn cục, sát pháp, trung cuộc, bố cục).
Hình thức luyện tập có thể là xa luân chiến (vòng tròn, đánh với nhiều người) hoặc một đối một, hoặc chơi với cao thủ (cao thủ đánh đồng loạt với nhiều người đang học cờ) v.v…
Nắm được các hình thức và yêu cầu của các giải thi đấu. Nếu có điều kiện thì tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ chơi cờ, và thành thạo ghi chép biên bản. Từng bước tập luyên khả năng nhớ ván cờ và khả năng phân tích lại ván cờ. (để rút kinh nghiệm)

B. Củng cố và nâng cao

1. Bắt đầu học tập các các chiếu hết (sát pháp) hơi phức tạp. Rồi độc lập giải các hình chiếu hết trong sách cổ. Từng bước rèn luyện khả năng tính nhẩm. Học tập và xem xét các mẫu chiếu hết trong thực chiến. Thành thục thứ tự và nắm vững điều kiện xảy ra sát cục- bồi dưỡng cảm giác sát cục.
2. Tiếp tục học sâu vào cờ tàn, với hình thức học theo từng chuyên đề nhỏ với các mẫu thắng-hòa thực dụng. Học tập cờ tàn của danh thủ, từng bước hệ thống hóa cờ tàn.
3. Căn cứ đặc điểm bản thân (điều kiện và xu hướng yêu thích) mà chọn lấy 3 hoặc 5 loại hình bố cục (đi trước và đi sau). Từ việc bắt chước sử dụng các nước đi mẫu vào thực chiến để làm quen với bố cục, mà biết được bản thân thích hợp nhất với loại nào để chọn học sâu.
Mỗi loại bố cục đều có chiến lược và chiến thuật tương ứng để vận dụng, tạm thời nên học theo loại bố cục phù hợp với cá tính của mình, như thế, thuận lợi hơn trong việc áp dụng kĩ, chiến thuật
4. Tiếp tục học các chiến thuật hơi phức tạp của trung cục, kết hợp với thực chiến để nắm bắt lí luận trung cục. Nghiên cứu đối sách và phương pháp tính toán.
Lưu ý giải quyết các vấn đề quá độ khi chuyển giao các giai đoạn: từ bố cục sang trung cục, từ trung cục sang tàn cục (đặt mục đích phù hợp với điều kiện thực tế trên bàn cờ và cố gắng đạt mục đích). Từng bước bồi dưỡng năng lực kết hợp tư tưởng chiến lược với ý thức, cảm giác chiến thuật.
5. Quá trình học tập bố cục, nên kết hợp với bổ sung thực chiến, tốt nhất là thực chiến nghiêm cẩn theo yêu cầu giống như đấu giải cờ (giải cờ 2 người, hoặc nhiều người) Cũng có thể thử tập chơi cờ nhanh. Qua đó hiểu rõ hơn về luật cờ, cách thức đặc điểm của việc tham gia thi đấu. Đấu xong có thể cùng nhau xem lại ván cờ, từng bước tiến hành tự tổng kết và học tập (các vấn đề chiến lược chiến thuật, tâm lý và kĩ xảo)
6. Gắng học thêm một số ván cờ của danh thủ thực chiến. Để hiểu them về tâm lí thi đấu, cách nghĩ chiến lược và cách thực hành các đòn chiến thuật.
Trên đây là chúng tôi dựa vào kinh nghiệm dạy cờ nhiều năm mà sắp xếp 2 giai đoạn đầu của quy trình học cờ dành cho những người mới học cờ. Người mới học có thể tùy theo trình độ bản thân, mức độ hứng thú với việc rèn luyện cờ mà lựa chọn và sắp xếp cách học.
Nhưng nhất định chú trọng thứ tự: từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, chú trọng cơ sở, nguyên tắc áp dụng từng giai đoạn và nguyên tắc toàn cục. Dựa vào quy trình đã nói trên học lấy một ít kiến thức cơ sở, tự kiểm tra mình đã có đủ cơ sở kiến thức chưa, bởi vì việc phát triển đến trình độ cao thâm, rất phụ thuộc vào kiến thức cơ sở.

C. Đánh cờ thực chiến

Thực chiến là cách chính để nâng cao sức cờ, trong thực chiến có cả học tập và rèn luyện, chỉ có dựa vào thực chiến mới có thể đào sâu, lí giải, tiêu hóa và hấp thụ nội dung của sách vở.
Cũng chỉ có qua nhiều lần thực chiến, mới có thể từng bước trực tiếp tích lũy kinh nghiệm và kiến thức hữu ích, mới có thể xóa bỏ bệnh lí thuyết suông. Trong khi thực chiến, người mới học nên chú ý mấy vấn đề sau:

Số lượng ván cờ hợp lí

Quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng tới việc nâng cao sức cờ. Đánh quá ít thì không thể kịp thời ấn chứng sở học (gồm tri thức và lí luận), lại còn làm giảm bớt hứng thú học cờ, quan trọng hơn cả là thiếu sót về rèn luyện, ảnh hưởng trực tiếp đến những tích lũy về kinh nghiệm.
Đánh cờ quá nhiều, thường lại do quá hứng thú mà muốn đánh, khi đánh cờ sẽ chỉ muốn đánh nhiều ván và đánh nhanh mà không chịu suy nghĩ, như thế thì không chỉ vô ích trong việc nâng cao, mà còn nuôi dưỡng bệnh tùy tiện khi đánh cờ (và cả khi suy nghĩ-thế mới nguy hiểm), còn không bằng từ từ dần dần, đánh ván nào nghĩ kĩ ván đó.
Theo tình huống thông thường, thiếu nhi có thể đánh 150-180 ván mỗi năm cũng được, người lớn thì 120-150 ván mỗi năm là thích hợp.

Phải chú ý chất lượng ván cờ

Đầu tiên, trình độ đối thủ không nên khác biệt nhiều so với trình độ của mình, họ hơi giỏi hơn một chút là tốt nhất, trình độ gần nhau tiện cho giao lưu, có ích cho việc cùng nhau tiến bộ; để chất lượng đánh cờ đạt hiệu quả cao và giữ được hứng thú, phải tránh đối thủ trình độ cách quá xa.


Mới chơi cờ mà bạn chọn đối thủ như ông này thì thua sml (Bạch Mi Ưng Vương Trương Á Minh – Cao thủ cờ tướng Việt)
Trong cổng cờ Ziga bạn không phải lo lắng vì điều này. Mỗi người chơi có hệ số elo và hệ thống sẽ tự động lựa chọn đối thủ phù hợp với bạn như vậy sẽ đảm bảo độ công bằng trong mỗi trận đấu.
Tiếp theo, bất kể đối thủ cao hay thấp, tại mỗi nước cờ, mỗi ván cờ phải nhìn nhận trách nhiệm với kết quả thắng bại, chỉ có như thế, thì khi lâm trận, đầu óc mới hoạt động hết công suất có ích cho rèn luyện và nâng cao.
Đánh cờ chất lượng, thì kiến thức và sở học mới được kiểm nghiệm chặt chẽ, mới đạt được mục đích thực sự của lí giải và hấp thụ kiến thức.

Đánh cờ xong phải kịp thời xem lại

Tổng kết chính xác được mất; cho dù đối với kì thủ trình độ cao thì đây cũng vẫn là một kĩ thuật luyện tập rất là quan trong.
Muốn xem lại thì tất nhiên cần ghi chép, ghi chép trong khi đánh cờ hoặc sau khi đánh cờ nhớ lại mà chép đều được, chỉ yêu cầu không được sai nhầm thứ tự nước đi. Ván cờ dù thắng hay thua, cũng đều cần phải xem lại.
Đây là video xem lại ván cờ với bình luận của Vịt ú, bạn đừng quên ghi bình luận của riêng mình nhé!
Nếu là ván thắng, thì không những tổng kết kinh nghiệm để lần sau phát huy, mà còn cố sức tìm kiếm nước cờ chưa mạnh tuyệt đối. Nếu là ván thua, đương nhiên xem lại tìm sai sót, mà cần ghi nhớ để khi tiến bộ sẽ đánh lại.
Như thế, ấn tượng mới sâu sắc – dễ nhớ, dễ hiểu và hấp thu. Mới có thể qua mỗi ván cờ mà tiến mỗi bước..
Khi xem lại, tự mình phải công bằng khách quan, nhìn nhận chính xác sự việc để phân tích biện chứng, trọng điểm là từ phương pháp tư duy, lí luận, tính toán mà tìm được tính quy luật của vấn đề, không chỉ dựa vào mỗi nước cờ hay hoặc dở, chiến thuật thi hành được hay mất.Tốt nhất có điều kiện nên mời cao thủ giúp đỡ phân tích, chỉ cho chỗ xấu – tốt, được – mất, như vậy sẽ biết ta còn sai sót chỗ nào, tiện cho việc nâng cao.
Kết hợp ván cờ của mình, với tham khảo đối chiếu các kì phổ liên quan của cao thủ, hoặc ít nhất cũng tìm được sách chuyên môn về bố cục hoặc tàn cục để thấy được những chỗ cần sửa chữa trong cách đi của mình, lại thấy được cách tư duy của bản thân với của cao thủ khác nhau thế nào, tiện cải thiện tư duy, mau chóng tiến bộ. (giờ có cả SW chính để dùng lúc này đây)

Cần kịp thời bổ sung các chỉnh lí vào kì phổ

(biên bản): 1 là các bình luận, chú thích đơn giản về được hay mất, 2 là thông tin thời gian để thuận tiện phân loại, lưu trữ và tra cứu, phân tích.- Cứ làm mãi như thế: thực chiến-tổng kết-học tập, rồi lại thực chiến-tổng kết-học tập, một quá trình tuần hoàn không ngừng nghỉ, mới có thể củng cố kiến thức đã học, mới phát hiện được vấn đề nảy sinh, rồi mới tìm phương hướng giải quyết vấn đề, cứ thế không ngừng, là con đường nâng cao trình độ thực chiến vậy!

D. Tăng cường tự tu dưỡng bản thân

Đạo đức

Nếu muốn học cờ tiến bộ dần dần lên đến đỉnh cao, đầu tiên, lại phải học làm người đã, những điều này tưởng chừng không liên quan đến nhau, hóa ra lại cực kỳ quan trọng và tất yếu. Tiêu chuẩn đánh giá một kỳ thủ, từ cổ chí kim vẫn theo thứ tự:
– Kỳ đức (đạo đức) – Kỳ phẩm (phẩm chất, khả năng)
– Kỳ nghệ (nghệ thuật-nghề ngỗng).

Tâm lí

Cùng với sự tiến bộ của hoạt động cờ, kỳ thuật và lý luận của cờ đã đạt đến một tầm cao mới, từng bước chính quy.
Các giải đấu cũng ngày càng kịch liệt căng thẳng, nhân tố tâm lí của các kỳ thủ ngày càng có ảnh hưởng và tác dụng quan trọng đối với thành tích. Nay đã có người suy nghĩ nghiên cứu sự liên quan – kết hợp giữa tâm lí học và kỳ nghệ, gọi là “tâm lí học trong môn cờ”.


Ngôi đình là không gian lý tưởng cho hoạt động đánh cờ, thư giãn và giải trí
Học tập và nắm bắt “tâm lí học trong môn cờ”, cũng là một ưu thế cần sử dụng trong huấn luyện và thi đấu. Bởi vì, đánh cờ là một hoạt động của con người, con người lại bị yếu tố tâm lí chi phối, vì thế, người mới học cũng cần có nhận thức về yếu tố tâm lí này.

Sức khỏe

Trong quá trình rèn luyện và thi đấu cờ, não hoạt động rất mạnh, nếu sức khỏe không tốt sẽ khó bền bỉ. Vì thế, phải luôn luôn đẩy mạnh phát triển sức khỏe cơ thể và sức khỏe đầu óc. Mọi người cần tham gia các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, tăng cường thể chất.
Nhà thơ đời Tống tên là Lục Du (1125-1210) trong bài thơ “Nhìn con noi gương” có câu thơ rằng: “Con muốn theo cha học thơ, công phu lại ở ngoài thơ” (bởi trình độ người dịch nhiều hạn chế nên cả tên bài thơ lẫn câu thơ đều dịch vội-cốt hiểu nghĩa thì thôi).
Nay mượn câu cuối vận dụng vào cờ: công phu ở ngoài cờ! trừ các phần tu dưỡng đã nhắc ở trên, lại còn nhiều môn tu dưỡng mà kì thủ cần trau dồi, ví dụ như: triết học và phương pháp luận biện chứng, mưu lược trong quân sự, toán học, văn học, lịch sử, âm nhạc, thư pháp,  hội họa v. v… đều rất có ích cho tu dưỡng và nâng cao kỳ nghệ.

Học ra quân như thế nào?

Thường có câu nói: “Vạn sự khởi đầu nan”-khởi đầu tốt là gần một nửa thành công.
Người mới học cờ mà muốn học tốt cách ra quân, bày trận-lại là một việc không đơn giản vậy. Cần phải kinh qua nghiên cứu đối trận thực tiễn, nghiên cứu phương pháp lí luận và hệ thống hóa-chứ không phải cứ đi theo mẫu mà trở thành cao thủ.
Trong quá trình học tập, ngoài sự nỗ lực bản thân, lại tuyệt đối không được xa rời kinh nghiệm quý báu của người đi trước, lại còn phải có phương pháp học tập khoa học.

Thứ tự từ nông đến sâu

Khi học lí luận và biến hóa cụ thể của bố cục, người mới học cần theo thứ tự từ nông đến sâu, từng bước nắm được những quy luật khách quan.
Với trình độ trung tàn tương đối của bản thân (tức là nên chuẩn bị hiểu biết về bắt tướng trước khi học bố cục) mà học lấy một vài biến hóa đơn giản và một số lí luận rõ ràng, dễ hiểu của bố cục, rồi sơ bộ nắm được một số yếu lĩnh và tri thức thông thường trong bố cục để làm cơ sở.
Sau đó từ thực tiễn và học tập sẽ từng bước đào sâu và mở rộng hiểu biết cơ sở này, chỉ có như vậy thì việc tiến bộ mới vững chắc từng bước. Quan trọng là không được tham nhanh, tham nhiều để tránh trường hợp nửa đường nản chí để rồi mãi mãi vẫn không thể nâng cao trình độ.

Cái gì cần dùng gấp thì học trước

Trong khi học tập để hoàn bị phần kiến thức cơ sở, cũng nên kết hợp với như cầu ứng dụng của bản thân trong thực chiến để học trước loại bố cục nào liên quan đến loại thường sử dụng.
Ví như có thể học trước những biến hóa có tính thực dụng cao (với bản thân) hay học những cạm bẫy mà trong quá trình đánh cờ có thể va vấp. Như thế không chỉ tăng cường hiệu quả học tập, mà lại nâng cao hứng thú, đam mê-nhất là kích thích đầu óc cho dễ nhớ, đẩy nhanh quá trình tiến bộ.

Phù hợp với phong cách

Do trong mỗi cá nhân đều tồn tại những đặc điểm riêng, khác người khác-nên phong cách và thói quen chơi cờ của từng người cũng không thể giống nhau hết được.
Nếu trong khi học tập bố cục mà có thể lựa chọn học trước những biến hóa phù hợp với tính cách, sở thích của mình (người thì ham thích mau chóng đối công, người thì muốn bày binh bố trận cẩn mật trước đã…).
Đương nhiên, sau khi đã học tập được một số kiến thức cơ sở để chuẩn bị rồi, thì vẫn phải tìm hiểu và nghiên cứu những loại bố cục khác, hoặc biến hóa khác với phong cách của mình, để lấy mạnh bù yếu-sửa chữa thiếu sót và hoàn thiện bản thân. Việc này cũng rất là quan trọng.

Trước sâu, sau rộng

Phương pháp học trước sâu, sau giảm sâu mà tăng rộng (trước sâu, sau rộng) có lợi về khai phá đường hướng suy nghĩ, sâu và rộng hỗ trợ lân nhau, cái nào tốt thì phát huy.

Từng bước hệ thống hóa

Hệ thống hóa bố cục là nhu cầu quan trọng đối với kiến thức và phục vụ rất tốt cho thực chiến. Ban đầu học ít mà sâu, người học nhất định đã thông tỏ một vài biến chính của bố cục sở trường tự chọn.
Sau rồi từng bước tiến vào lĩnh vực nghiên cứu mở rộng các chủng loại bố cục khác. Tiếp tục học sâu các biến hóa của những bố cục mới mở rộng thêm. Trong quá trình học này, luôn luôn chú ý hệ thống hóa từng bước và nâng lên thành lí luận (vì yếu lĩnh 1: lấy lí luận làm chủ đạo) đó chính là thành tựu và kết quả của học tập.

Kết hợp nghiên cứu và thực chiến

Kết hợp nghiên cứu và thực chiến nghĩa là lấy thực chiến để kiểm tra kết quả học tập, có điều kiện để xem xét cách học, nội dung học là đúng hay là sai?
Tục nói là: “Luyện tập trong chiến đấu”. Chí có không ngừng học tập kết hợp thực chiến, thì lí luận và thực tế mới kết hợp được nhuần nhuyễn, mà từng bước làm phong phú và hoàn thiện hệ thống bố cục của bản thân-mới có thể theo kịp sự phát triển đổi mới không ngừng của thời đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét