Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

DƯ LUẬN XÃ HỘI 66

(ĐC sưu  tầm trên NET)
 
Tướng Lê Mã Lương nói về ‘Gạc Ma – Vòng tròn bất tử’
“Gạc Ma – Vòng tròn bất tử có thể vượt ra khỏi biên giới, đến với bạn bè quốc tế, trở thành một phần trong dòng chảy lịch sử của đất nước mà không sức mạnh nào có thể dừng lại, ngăn cản được" - Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ. Sáng 10.7, tại TP.HCM, đã diễn ra buổi họp báo giới cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử vừa được phát hành. Đây là thành quả sau một hành trình đầy khó khăn, với sự tham gia biên soạn của gần 70 người gồm các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu sử học, nhà báo, cựu chiến binh Gạc Ma… Đến dự có Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, Chuẩn Đô đốc, Nhà giáo Nhân dân, Phó giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Phó Tham mưu trưởng tác chiến Hải quân, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân, đương kim Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP.HCM, ông Đào Văn Lừng - nguyên Vụ trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư phía Nam, các sĩ quan cấp cao của Hải quân Việt Nam, vợ con hùng - liệt sĩ Trần Văn Phương, đại diện thân nhân của 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma, nhà báo người Mỹ, ông James G.Zumwalt – một trong những người tham gia viết bài trong sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tửTrong buổi ra mắt Gạc Ma – Vòng tròn bất tử Thiếu tướng Lê Mã Lương – Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân người đã chia sẻ những cảm xúc của mình nhân sự kiện ra cuốn sách do ông đứng ra làm chủ biên

Gạc Ma: Ai ra lệnh không được nổ súng?

Thiếu tướng Lê Mã Lương, cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt – Trung tại buổi hội thảo Minh Triết Biển Đông ngày 14/6/2014 cho hay “Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa…Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?… Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng….”.
Lãnh đạo cấp cao nào, vì sao lại ra lệnh cho bộ đội ta không được nổ súng chống lại sự xâm lược trắng trợn này??

Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’
Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’.
Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.
Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.
Ai ra lệnh không được nổ súng?
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng.
Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng.
Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này.
Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.
Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai ông Anh là Lê Mạnh Hà đang giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM.
Nỗi đau người lính
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt - Trung.
Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình.
Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:
“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.
Tướng Lương giải thích tiếp:
“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.
Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.
Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy...
Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.”
Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển.
Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:
“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.
Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”
Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại.
Đó là câu chuyện dưới thời ông Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển.
TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao"
=============================
Tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma
https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg
FB Tô Lai Quốc

(An Ninh Quốc Phòng) - Cuộc tấn công xâm lược của Hải quân Trung Quốc đánh chiếm các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xảy ra cách đây 28 năm. Có những vấn đề vẫn gây tranh cãi xung quanh sự kiện này, trong đó có ý kiến cho rằng, bộ đội ta “có lệnh không được nổ súng” khi đụng độ với Hải quân Trung Quốc. Và có ý kiến nói rằng, thông tin về vụ Gạc Ma đã bị bưng bít. Vậy thực hư của những vấn đề này thế nào?
Tàu HQ-505
Tàu HQ-505
Thực trạng Trường Sa đầu năm 1988
Ngay từ năm 1984, phát hiện những dấu hiệu bất thường của Trung Quốc trên vùng biển Trường Sa, Trung tướng Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã nhận định: “Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của hải quân Việt Nam”. Trong hai năm 1986-1987, một mặt ông yêu cầu bộ phận tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa; mặt khác, ông chủ động và kiên trì đề xuất với Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chấp thuận kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam.
Kế hoạch bảo vệ Trường Sa của ông được cấp trên chấp thuận. Ông ra lệnh nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi, đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay. Đối với những đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”.
Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Ngay sau đó, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa: chiếm giữ đá Chữ Thập (31-1), đá Châu Viên (18-2), đá Ga Ven (26-2), đá Tư Nghĩa (Huy Gơ, 28-2), Xu Bi (23-3). Các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa được gọi là đảo chìm, đều có chữ đầu là “đá”.
Cùng thời điểm này, Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đá Tiên Lữ (26-1), đá Lát (5-2), đá Lớn (6-2), đá Đông (18-2), đá Tốc Tan (27-2), đá Núi Le (2-3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của Hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115°.
Nhân chứng sống của sự kiện Gạc Ma khẳng định
Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, khi đó là trung sĩ, tiểu đội trưởng thuộc phòng tham mưu lữ đoàn 146 ở trên tàu HQ – 604 của lữ đoàn 125, nhân chứng sống của sự kiện Gạc Ma, khẳng định: “Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng, và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng…”.
Ông Thảo kể lại: “cuối tháng 3 đầu tháng 4-1988, ông đi cùng đơn vị trên tàu HQ-604 ra phối hợp với Trung đoàn công binh 83 hải quân để xây dựng công trình phòng thủ tại nhóm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa.
Sáng 14-3, tôi đang cùng một nhóm 5 anh em cắm cờ Tổ quốc và cảnh giới để lực lượng công binh 83 đưa vật liệu lên đảo Gạc Ma thì bất ngờ khoảng 50 lính Trung Quốc với súng ống đầy mình từ ba chiếc tàu chiến tràn lên đảo, bao vây anh em.
Thực tế lúc đó, phương tiện thông tin liên lạc rất khó khăn, chúng tôi làm nhiệm vụ cách tàu một khoảng xa nên không có mệnh lệnh nào là không được nổ súng cả. Ở đây, nếu có thì chỉ là “không nổ súng trước”, bởi mình không bao giờ khiêu khích. Nhưng khi địch đã nổ súng vào đồng đội mình mà lại nói là không cho nổ súng thì không đúng. Không có bất cứ ông chỉ huy nào lại để lính mình làm bia cho quân địch bắn cả. Tôi mong rằng, những ai còn đưa thông tin này hãy suy nghĩ lại.
Lúc chúng tôi rời tàu vào đảo khoảng 5 giờ sáng, thì đồng chí thiếu tá Trần Đức Thông đang hô hào các đơn vị thức dậy để ăn sáng và chuyển vũ khí dưới hầm tàu lên lau chùi và chuẩn bị.
Còn khi ở trên đảo, tôi là tiểu đội trưởng được giao nhiệm vụ chỉ huy tổ cắm cờ và giữ cờ. Chúng tôi có 2 khẩu AK 47, trong giây phút căng thẳng, tôi và anh Nguyễn Mậu Phong, trung đội trưởng và anh Trần Văn Phương, trung đội phó phó đã hội ý chớp nhoáng. Hai anh đã nhất trí một số điểm và dặn dò tôi chuẩn bị tinh thần, quan sát thật kỹ mọi hành động của kẻ địch, bình tĩnh không được manh động, tùy cơ ứng biến, xử lý chuẩn mực kẻo mắc mưu kẻ thù, đó là không nổ súng trước. Với mệnh lệnh này, tôi đã truyền đạt lại cho chiến sĩ Đậu Xuân Tư.
Sáng sớm ngày 14-3, khi tổ cắm cờ và giữ cờ chúng tôi gồm 5 người và khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ trên đảo Gạc Ma thì bất ngờ 4 tàu khu trục và hộ vệ tên lửa ập đến.
Trung Quốc để 1 tàu đậu ở xa, còn 3 tàu áp sát chừng 200-300m, chúng dùng xuồng máy đổ bộ vào 50 tên có trang bị súng AK (48 tên mang AK, 1 tên mang điện đàm, 1 tên mang súng ngắn) chúng áp sát và bao vây và uy hiếp, buộc chúng tôi rút lui. Chúng cho xuồng máy chạy quanh tàu ta HQ604 chĩa súng lên khiêu khích.
Khi chúng yêu cầu chúng tôi rút lui không được, chúng xông vào cướp lá cờ Tổ quốc trên tay chúng tôi. Với nhiệm vụ xây dựng đảo nên chúng tôi chỉ có 2 khẩu AK 47, một số dụng cụ như xà beng, cuốc xẻng nhưng với tinh thần đoàn kết, dũng cảm, chúng tôi đã đánh bật những tên lính Trung Quốc.
Tuy có một số anh em bị thương nhưng chúng tôi đã bảo vệ được lá cờ Tổ quốc và với quyết tâm “Người còn thì đảo còn, Người còn thì cờ Tổ quốc vẫn còn”.
Nhưng với sự xảo quyệt và dã man, khi rút ra xa, bất ngờ lính Trung Quốc quay lại nổ súng vào đội hình bộ đội ta, nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh ngay loạt đạn đầu nhưng lá cờ của Tổ quốc vẫn giữ vững và tiếp tục chuyền tay nhau cho đến lúc hy sinh gần hết. Khi lính Trung Quốc bắn trung úy Trần Văn Phương, bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam mới nổ súng. Và 6 lính Trung Quốc chết, 18 tên khác bị thương!
Trên 3 chiếc tàu khu trục và hộ vệ tên lửa, lính Trung Quốc đồng thời nhả đạn 12,7 ly, 37 ly, 76,2 ly, 100 ly, có cả dàn ống phóng 12 nòng bắn vào tàu HQ 604 và cả đội hình dưới đảo, chúng bắn cháy tàu HQ 505 bên đảo Cô Lin và HQ 605 bên đảo Len Đao.
Trước hỏa lực áp đảo của địch, một số đồng đội tôi trước lúc hy sinh đã kịp bắn vài quả B40 1 băng hoặc 1 loạt AK rồi họ hy sinh và chìm theo con tàu HQ 604.
Máu đồng đội nhuộm đỏ cả một vùng, chỉ còn sống sót được mấy người, chúng tôi cùng nhau bơi lặn tìm vớt những đồng chí bị thương và thi thể nhưng đồng đội hy sinh; còn lính Trung Quốc thì tràn lên chiếm đảo…”
Như vậy là người lính trực tiếp chiến đấu tại Gạc Ma đã khẳng định rằng, Không có chỉ huy nào ra lệnh “không được nổ súng” cả!
Tối ngày 16-3-1988, chúng tôi gặp Trung tướng Giáp Văn Cương tại Sở chỉ huy tiền phương của Bộ tư lệnh hải quân đóng ở Cam Ranh. Ông cũng không nói có lệnh nào “không được nổ súng”.
Thực tế thì “Bình tĩnh, kiên quyết, khôn khéo xử lý, không nổ súng trước, không mắc mưu khiêu khích của đối phương” là nguyên tắc ứng xử của ta trước các hành động gây hấn của Trung Quốc năm 1988 và các năm sau, cho đến ngày nay. “Không nổ súng trước” khác hẳn “không được nổ súng”. Điều đó đã rõ ràng!
Còn ý kiến cho rằng, sự kiện Gạc Ma đã bị bưng bít thì cần phải nhớ lại: ngay trong ngày 14-3-1988 sự kiện hải chiến xảy ra, Bộ ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố tố cáo Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền và đánh chiếm một số đảo của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Đồng thời, các cơ quan truyền thông của Việt Nam đã lên tiếng rất mạnh mẽ. Trước đó, từ tháng 1-1988, khi Trung Quốc chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên và sau ngày 14-3, báo chí liên tục tố cáo và người dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng yêu nước và lên án hành động xâm lược của Trung Quốc.
Nhờ có tuyên bố của nhà nước và sự tuyên truyền rầm rộ của các cơ quan thông tin báo chí thì nhân dân trong nước và thế giới mới biết rõ âm mưu nham hiểm và hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc qua sự kiện 14-3-1988. Và cũng chính từ công tác tuyên truyền như thế, phong trào sôi động “Cả nước vì Trường Sa thân yêu” được biến thành những hành động thiết thực, lan rộng ra cả nước cho đến nhiều năm sau.
(Theo Năng Lượng Mới)

Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
- Quảng Cáo -
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc.
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này.
– Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc: “Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo”.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết: “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”.
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này. Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN lúc xảy ra biến cố Gạc Ma Lê Đức Anh
Đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN lúc xảy ra biến cố Gạc Ma Lê Đức Anh
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc. Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi. Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
Mặc Lâm/RFA/tthn

Vụ mất Gạc Ma: Tôi biết người ra lệnh “không bắn” (Phan Trí Đỉnh)

Lượt xem: 695
“…Ông Nguyễn Cơ Thạch đạp bàn, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH: Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN” thì ông Lê Đức Anh trả lời “TÔI”. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im – không có ý kiến gì…”
gacma_vongtron_battu004
Lời bình Cường Anh : Bọn FB giờ kiểm duyệt kinh khủng đúng theo cách cộng sản muốn.
Bài mình copy và chia sẻ cùng bài gốc của chú Phan Trí Đỉnh về sự thật ai ra lệnh không nổ súng vụ Gạc Ma 1988 cùng cuốn sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử giờ nó gỡ luôn rồi - tìm hoài không thấy.
Em Lê Diệp Kiều Trang từ khi về FB đã cho thấy sức mạnh của nữ tướng hay thằng Mark zụt cổ, vì tham tiền mà đạp đổ cả giá trị nhân bản cơ bản là sự thật trong tiếng nói phản biện xã hội ngày càng lên cao? Giá trị này còn là công cụ đẩy lùi tham nhũng mà giờ đây còn bị o ép thì sinh ra FB ở VN chỉ để dùng khoe khoang tự đại, hưởng thụ...
****
Sáng 28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc, nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.
Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gac Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận.
Trước cuộc họp này tôi đã nói chuyện nhiều với các cựu binh còn sót lại của Gạc ma 1988, tôi đã hỏi chuyện cụ chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nguyên TMP QCHQ – Kiêm trưởng phòng tác chiến HQ giai đoạn đó.
Cuốn sách Gạc ma – Vòng tròn bất tử do AHLLVT Lê Mã Lương làm chủ biên. Sau 4 năm thực hiện và xin cấp phép, đây là cuốn sách đặc biệt được First News do anh Nguyễn Văn Phước làm Giám đốc khởi xướng với mục đích tri ân và kể lại câu chuyện ít được nhắc đến về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc vào ngày 14-3-1988 trên bãi đá san hô Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Suốt 4 năm qua, cuốn sách thu hút 68 người tham gia biên soạn. Họ là các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu sử học, nhà báo, cựu chiến binh Gạc Ma. Nhóm biên soạn đã tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tiếp 22 người lính “Gạc Ma” còn sống và 9 cựu chiến binh Gạc Ma bị bắt vào ngày 14-3-1988 như Thượng úy Nguyễn Văn Chương, Trương Văn Hiền, Dương Văn Dũng, hồi ký viết tay của cựu binh Lê Hữu Thảo.
Cuốn sách cũng phải trải qua quá trình chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật, qua 14 nhà xuất bản mới chính thức ra mắt bạn đọc. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử xuất bản Việt Nam khi một Hội đồng thẩm định cấp nhà nước phải được thành lập để thẩm định tác phẩm này. Và đây cũng là cuốn sách được báo chí trong và ngoài nước, cũng như mạng xã hội, đề cập và tranh luận nhiều nhất trước khi sách được cấp phép…
Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý với việc xuất bản cuốn sách này, cho rằng những người làm sách là trở cờ, là theo giặc, là nói xấu Quân đội và nhân dân ta. Những ý kiến này cũng có sự tham gia của cả các tướng lĩnh quân đội chứ không chỉ những người dân, người trẻ tuổi.
Tôi dài dòng một chút để các bạn nắm thêm chút thông tin – trước khi tôi kể về cuộc họp.
Ý kiến của mọi người có một đồng thuận rằng sự thật đã bị bưng bít lâu quá, người còn người mất, rồi nhiều thông tin không rõ ràng nên mọi người loay hoay giữa sự hỗn độn đó. Nhưng nói chung là đã tố cáo tội ác của quân Trung quốc, dã man tàn sát đồng đội Hải quân của chúng ta.
Vấn đề không làm rõ được là mệnh lệnh “KHÔNG BẮN” hay là “KHÔNG BẮN TRƯỚC” – CÓ LỆNH KHÔNG? CÓ THÌ AI RA LỆNH???
Đó là khúc mắc của nhiều người, nhiều năm, và khi tôi hỏi thì Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm nói rằng: Bắn trước hay bắn sau không quan trọng mà là tinh thần giữ đảo của chiến sỹ ta là tuyệt vời. Bây giờ “NHÉT” (chữ cụ dùng) câu đó vào mồm thằng Lanh binh nhất 19 tuổi rồi trách cứ nhau. Cụ nói tiếp: Tôi gọi thằng Lanh về hỏi “Họ phỏng vấn thì mày nói gì ?” Lanh – một con người như thất thần sống sót sau loạt nã pháo tàn bạo của quân Trung quốc thưa: Dạ – Nói gì con cũng không nhớ, con cứ lựa theo họ hỏi là con nói”.
Cụ Lâm than: Thôi chết rồi, bọn nhà báo vô lương tâm. Nó vào phỏng vấn tôi, hỏi xiên xẹo tôi đuổi thẳng cổ. Tôi bảo cô nhà báo: Chị muốn viết gì theo ý chị thì viết chứ lừa tôi để viết theo ý chị thì mời chị ra khỏi nhà.
Thực ra ngày đó QC HQ không có kế hoạch tác chiến chống cướp đảo. Tàu tên lửa, tàu Hộ vệ tất cả nằm ở Cam Ranh với mệnh lệnh cấm ra khơi. Và mấy con tầu vận tải nhằm Trường Sa chở theo vật liệu xây dựng, mà cũng không ngờ TQ nó tàn bạo thế.
Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to: “Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN” làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại thì đó là ông Lê Đăng Doanh.
Tôi may ngồi gần nên tôi quay sang nói: Bác kể xem nào.
Ông Doanh kể: Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn Văn Linh – ngồi ngay sau TBT nên tôi theo dõi hết.
Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẬP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH: Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN” thì ông Lê Đức Anh trả lời “TÔI”. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im – không có ý kiến gì.
Có một ai đó chen vào: Họ đã chuẩn bị cho Thành đô 1990 từ lúc này.
Tôi nhắc lại là tôi chỉ chép lại những gì tôi nghe được theo yêu cầu của vài người bạn thân thiết, còn đúng sai là việc quá xa vời, tôi không khẳng định. Các bạn thấy xem được thì xem, không hợp ý các bạn thì tôi nhận là kẻ chém gió bốc phét ba lăng nhăng. Các bạn biết tôi mà – Tôi không trách gì các bạn.
Kèm một số ảnh chụp hôm đó – toàn người quen cả mà.
Phan Trí Đỉnh

Người chết để tiếng: Trường hợp Lê Đức Anh

Năm 1996, tôi nghe tin ông Anh bị đột quỵ nặng; tưởng ông không qua khỏi. Không ngờ đến tháng 4/1997, ông khỏe trở lại và vẫn mạnh mẽ. Tôi cứ nghĩ mãi không hiểu tại sao. Nghĩ mãi rồi chấp nhận giả thuyết tự mình đặt ra: Có thuốc tiên của Trung Quốc cứu mạng. Ong là người rất có công với TQ nên được TQ hết sức cứu giúp là đúng. Hơn nữa, vì dùng thuốc TQ nên sinh mạng hoàn toàn phụ thuộc vào TQ; TQ bảo gì phải nghe đấy, tuyệt đối phải làm theo... Ông sống thêm được hơn 20 năm sau cú đột quỵ đó, quả là điều ngoài sức tưởng tượng của tôi và điều đó cũng cho thấy TQ quả là có thuốc thần y như trong các tiểu thuyết Kim Dung.
Người chết để tiếng…
Mặc Lâm - Đại tướng Lê Đức Anh vừa qua đời hưởng thọ 99 tuổi trong khi ông từng bị đột quỵ nặng nhiều chục năm về trước. Đây là phép lạ mà một người bị tai biến như ông vượt qua được cái chết để tiếp tục tận hưởng thành quả mà ông đã tạo dựng trên đất nước này. Tuy nhiên thành quả ấy bị người dân oán thán hơn là ca tụng vì máu của những người lính Gạc Ma. Cọp chết để da cho người đời làm thảm lót chân, trong khi người chết để lại tiếng thơm hay bốc mùi tùy vào hành vi lúc còn sống. Lịch sử rất công bằng không ai có thể thay đổi hay bóp méo nó để một kẻ phản quốc lại có thể trở thành anh hùng. Công trạng của một Đại tướng thường được chính thể mà người ấy phục vụ đẩy lên tới trời, nhưng khi thể chế thay đổi thì hầu như ngay lập tức, tiếng xấu dành cho họ cũng sẽ nổi lên từ nhân dân, những người theo dõi lịch sử bằng đôi mắt không vướng bận lợi lộc hay bè phái.

Ông Lê Đức Anh đọc bài diễn văn 
cuối cùng tại kỳ họp Quốc Hội 1997.
Trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam có lẽ người bị nghi ngờ về hành vi lẫn lý lịch không minh bạch lại leo lên tới chức vụ cao nhất (Chủ Tịch nước) đang có rất nhiều nguồn dư luận tranh cãi là công hay tội so với bề dày hoạt động cách mạng của ông: Đại tướng Lê Đức Anh. Cuộc tranh luận bắt đầu từ một bài viết ngắn trên trang Facebook của Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh: “44 năm trước đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy một cánh quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc. Ông sẽ là người cuối cùng trong Bộ chỉ huy chiến dịch năm ấy ra đi mãi mãi.”

Bài viết nhận được hàng ngàn phản hồi của người đọc và trong đó câu chuyện Gạc Ma được đem ra làm làm vũ khí chống lại Đại tướng Lê Đức Anh thay vì vinh danh những gì mà con trai ông cố gắng đánh bóng cho cha mình sau khi ông mất.

Trong khi giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng, Ông Anh là người có công vận động, kết nối, tiếp xúc với các nhân vật trong Bộ chính trị Việt Nam làm cho cuộc gặp gỡ “Hội nghị Thành Đô” hình thành để từ đó lịch sử cận đại Việt Nam lắp thêm một trang bí ẩn về nội dung cuộc gặp gỡ này khiến cho đất nước ngày một dính chặt hơn với Trung Quốc, nơi có một chính phủ luôn muốn Việt Nam thành chư hầu qua nhiều cuộc chiến tranh trong suốt chiều dài lập quốc.

Nếu xét về công thì có lẽ Lê Đức Anh là người có công giữ vững đảng Cộng sản Việt Nam cho tới ngày nay. Ngay khi Liên xô sụp đổ Lê Đức Anh đã chủ động đưa Việt Nam vào gần hơn với Trung Quốc sau cuộc chiến tàn khốc 1979 làm cho hàng trăm ngàn dân quân Việt Nam thiệt mạng. Nhưng nếu xét về tội thì Lê Đức Anh có lẽ cũng không thiếu bằng chứng xác thực cho việc quá lo sợ sức mạnh của Trung Quốc mà ra lệnh cho bộ đội tại Gạc Ma phải nhịn nhục, không được nổ súng đối với người bạn đã giết dân mình tại sáu tỉnh biên giới phía bắc.

Câu chuyện “không được bắn” không phải bây giờ mới kể mà từ nhiều năm trước khi thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức, Tướng Lê Mã Lương cho biết rằng: “Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?”

Hơn mười năm sau, nhà văn Phan Trí Đỉnh đưa ra bài viết trong đó cho biết TS Lê Đăng Doanh là một trong nhiều người chứng kiến ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn vì cái lệnh phản quốc này do Lê Đức Anh ra lệnh.

Trong một bài phỏng vấn của tôi trên RFA, TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo có phát biểu của tướng Lê Mã Lương cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma: “Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.”

Cùng lúc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh: “Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc. Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước”.

Không thể cho là Thiếu tướng Lê Mã Lương, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hay TS Nguyễn Văn Khải là người vu cáo cho một sự việc tày trời như vậy. Hơn nữa câu chuyện của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng không thể là một chuyện hư cấu khi các nhân vật chứng kiến câu chuyện này vẫn còn sống và làm nhân chứng cho một giai đoạn lịch sử thương tâm của đất nước.

Đại tướng Lê Đức Anh vừa qua đời hưởng thọ 99 tuổi trong khi ông từng bị đột quỵ nặng nhiều chục năm về trước. Đây là phép lạ mà một người bị tai biến như ông vượt qua được cái chết để tiếp tục tận hưởng thành quả mà ông đã tạo dựng trên đất nước này. Tuy nhiên thành quả ấy bị người dân oán thán hơn là ca tụng vì máu của những người lính Gạc Ma.

Cọp chết để da cho người đời làm thảm lót chân, trong khi người chết để lại tiếng thơm hay bốc mùi tùy vào hành vi lúc còn sống. Lịch sử rất công bằng không ai có thể thay đổi hay bóp méo nó để một kẻ phản quốc lại có thể trở thành anh hùng.

Công trạng của một Đại tướng thường được chính thể mà người ấy phục vụ đẩy lên tới trời, nhưng khi thể chế thay đổi thì hầu như ngay lập tức, tiếng xấu dành cho họ cũng sẽ nổi lên từ nhân dân, những người theo dõi lịch sử bằng đôi mắt không vướng bận lợi lộc hay bè phái.

Mặc Lâm
(Blog VOA)
Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.com/2018/08/vu-mat-gac-ma-toi-biet-nguoi-ra-lenh

Ra mắt 'Gạc Ma - Vòng tròn bất tử': Tri ân những người Anh hùng

Sau hơn 4 năm ròng rã “đi” qua 14 nhà xuất bản, 48 lần biên tập và 18 lần làm bìa, cuối cùng vào đầu tháng 7 này, cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” đã chính thức có giấy phép phát hành. Có lẽ đây là một trong những cuốn sách có số phận truân chuyên nhất bởi những khó khăn mang tính... thủ tục.
Bìa 01 và bìa 04 của cuốn “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử”.
Bìa 01 và bìa 04 của cuốn “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử”.

gacma_vongtron_battu04
gacma_vongtron_battu05_vovanthuong
gacma_vongtron_battu06_ledangdoanh
gacma_vongtron_battu07
gacma_vongtron_battu08
gacma_vongtron_battu09
gacma_vongtron_battu10
gacma_vongtron_battu11
gacma_vongtron_battu12

Hàng trăm câu chuyện xúc động ở 'Gạc Ma vòng tròn bất tử'

Sau 4 năm ròng rã thực hiện, qua 14 nhà xuất bản, cuốn sách “Gạc Ma vòng tròn bất tử” vừa được cấp giấy phép phát hành.
Gạc Ma vòng tròn bất tử được thực hiện từ năm 2014, khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam. Cuốn sách kể câu chuyện bi tráng về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Mới đây, NXB Văn Học quyết định phát hành cuốn sách. Giấy phép phát hành ra ngày 25/6. Trước đó, sách nhận quyết định xuất bản số 746/QĐ-VH ngày 24/4, nộp lưu chiểu ngày 15/6.
Hang tram cau chuyen xuc dong o 'Gac Ma vong tron bat tu' hinh anh 1
Bìa trước (phải) và bìa sau sách Gạc Ma Vòng tròn bất tử.
Nếu như trước đây, các cựu binh Gạc Ma vẫn đau đáu: “Tôi muốn đồng đội Gạc Ma được nhắc tên trong sách giáo khoa”, thì tới nay, sau ba thập kỷ, ít nhất đã có một cuốn sách không chỉ “nhắc tên”, mà còn khắc sâu sự kiện bi hùng, tinh thần quả cảm bảo vệ Tổ quốc ấy.
Gạc Ma Vòng tròn bất tử do nhiều tác giả viết, Thiếu tướng Lê Mã Lương chủ biên. Sách dày 328 trang khổ 16x24cm, với số lượng phát hành lần đầu là 10.000 bản. Sách do công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News và NXB Văn Học liên kết xuất bản.
Ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc công ty First News - cho biết cuốn sách đã trải qua một hành trình thực hiện, biên tập xuất bản dài.
“Cuốn sách đã được chỉnh sửa hàng trăm lần, với 48 lần biên tập, cập nhật, qua 14 nhà xuất bản, 18 lần làm bìa… độ dày bản thảo in ra chỉnh sửa cao hơn 3 mét”, ông Phước nói.
68 người tham gia thực hiện cuốn sách, gồm các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà báo, cựu chiến binh còn sống và gia đình các liệt sĩ Gạc Ma.
Để Gạc Ma Vòng tròn bất tử phát hành một cách trọn vẹn, một hội đồng thẩm định sách cấp Nhà nước đã được thành lập để thẩm định tác phẩm này.
Hang tram cau chuyen xuc dong o 'Gac Ma vong tron bat tu' hinh anh 2
Tranh Gạc Ma - Vòng tròn bất tử của Bùi Lệ Trang bán đấu giá năm 2015 để ủng hộ gia đình liệt sĩ Gạc ma.
“Hàng trăm câu chuyện xúc động và nước mắt đằng sau hành trình thực hiện cuốn sách này” - ông Nguyễn Văn Phước chia sẻ trên trang cá nhân.
Mỗi cuốn sách có giá 198.800 đồng (nhắc nhớ tới sự kiện năm 1988), và mỗi cuốn bán ra sẽ góp vào quỹ gia đình liệt sĩ và cựu binh Mạc Ma 14.388 đồng (nhắc nhớ sự kiện ngày 14/3/1988).
Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện Gạc Ma được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).
Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 1988, sau khi chiếm giữ trái phép các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị thực hiện ý đồ thôn tính 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.
Ngày 4/3/1988, Hải quân ta xác định: Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và khu vực Đông kinh tuyến 1150, trong đó, Gạc Ma giữ vị trí quan trọng.
6h, ngày 14/3/1988, tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lính Trung Quốc nổ súng bắn vào bộ đội ta. Trận đánh diễn ra mỗi lúc thêm ác liệt. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.
Các chiến sĩ Hải quân Việt Nam hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ trên đá Gạc Ma trước quân xâm lược, tạo thành "Vòng tròn bất tử".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét