CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 257/d

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Truyện tình báo Điệp viên giữa sa mạc lửa - P7

Truyền hình Iran phát sóng lời thú tội của điệp viên CIA

- Truyền hình nhà nước Iran ngày hôm qua (18/12) đã cho phát đi đoạn băng mà theo họ là cảnh ghi lại lời thú nhận của một người đàn ông Iran bị bắt giam vì hoạt động gián điệp cho CIA. Kênh truyền hình nhà nước Iran đã chiếu một đoạn băng ghi lại cuộc phỏng vấn với Amir Mirza Hekmati, trong đó anh này thú nhận đã được các tổ chức tình báo của Mỹ đào tạo

- Truyền hình nhà nước Iran ngày hôm qua (18/12) đã cho phát đi đoạn băng mà theo họ là cảnh ghi lại lời thú nhận của một người đàn ông Iran bị bắt giam vì hoạt động gián điệp cho CIA.

Kênh truyền hình nhà nước Iran đã chiếu một đoạn băng ghi lại cuộc phỏng vấn với Amir Mirza Hekmati, trong đó anh này thú nhận đã được các tổ chức tình báo của Mỹ đào tạo. Theo kênh truyền hình, anh ta đã được gửi về Iran để cung cấp thông tin sai lệch cho tình báo nước này.

Trước đó, Bộ tình báo Iran hôm thứ bảy nói rằng họ đã bắt được một điệp viên CIA gốc Iran từng được các đơn vị tình báo của Lục quân Mỹ đào tạo tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan.

Trong đoạn băng phát đi trên kênh truyền hình nhà nước, Hekmati đang ngồi, mặc một áo sở mi hở cổ.
Amir Mirza Hekmati trong đoạn băng phát đi trên kênh truyền hình nhà nước Iran ngày 18/12/2011
Amir Mirza Hekmati trong đoạn băng phát đi trên kênh truyền hình nhà nước Iran ngày 18/12/2011

“Họ (các điệp viên Mỹ) nói với tôi, “nếu anh thành công trong nhiệm vụ này, chúng tôi có thể đào tạo thêm cho anh, chúng tôi có thể giao cho anh thêm các nhiệm vụ khác…Nhiệm vụ này đòi hỏi anh phải về Iran”, Hekmati tường trình và tỏ ra khá bình tĩnh.

“Tôi đã ở trung tâm tình báo Bagram (một căn cứ lớn của Mỹ tại Afghanistan) ... Tôi tới Dubai và sau đó bay về Tehran," Hekmati kể nhưng không đề cập tới ngày tháng cụ thể.

“Họ đã nói với tôi, anh sẽ trở thành một nguồn tin quân sự và tình báo cho người Iran trong 3 tuần. Chúng tôi sẽ cấp tiền cho nhiệm vụ này, sau đó anh sẽ trở về”.

Trước đây, truyền hình nhà nước Iran từng phát đi lời thú tội của những người bị cáo buộc đe dọa an ninh đất nước.

Hồi tháng 5, Tehran tuyên bố bắt giữ một mạng lưới gồm 30 điện viên được CIA hậu thuẫn liên quan đến hoạt động phá hoại và tình báo.

Hôm thứ ba tuần trước, 15 người đã bị buộc tội hoạt động tình báo cho Washington và Israel. Theo Luật Hồi giáo Iran, gián điệp có thể bị kế án tử hình.

Minh Phạm (Theo Reuters)

Giải mật tài liệu của CIA về điệp viên Phạm Ngọc Thảo

Anh hùng Phạm Ngọc Thảo là người đã dựng ngọn cờ binh biến tại Sài Gòn trong nửa đầu thập kỷ 60 của TK XX tới khi hy sinh ở tuổi 43.

    Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo (Chín Thảo, Albert Thảo, 1922-1965) xuất thân trong một gia đình trí thức tôn giáo, cựu học viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410 trong kháng chiến chống Pháp.
    Trong kháng chiến chống Mỹ, ông được giao một nhiệm vụ chưa có tiền lệ trong lịch sử tình báo: Luồn sâu, hoạt động đơn tuyến, lợi dụng mâu thuẫn để đánh địch từ trong ra. Phạm Ngọc Thảo đã dựng ngọn cờ binh biến tại Sài Gòn trong nửa đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX tới khi hy sinh ở tuổi 43.
     giai mat tai lieu cua cia ve diep vien pham ngoc thao hinh anh 1
     Phạm Ngọc Thảo (cầm mi-crô), tháng 2.1965. Ảnh: Tạp chí Life.
    Phương Tây biết đến Phạm Ngọc Thảo khá sớm, qua bài viết "Chiến tranh du kích ở Đồng bằng sông Mê Công tháng Chạp 1961: Cuộc chiến trên đồng lúa" của Man-côm Brao-nơ (Malcom Brown). Trong bài, Phạm Ngọc Thảo được đặc tả trên cương vị Tỉnh trưởng Kiến Hòa (tên Diệm đặt cho Bến Tre), là "một sĩ quan cấp tá dáng dấp như con mèo, tóc húi cua, với cái nhìn gây nao núng". Brown cho biết, ông Thảo từng là cựu sĩ quan Việt Minh, nay là "biểu tượng của tinh thần chiến đấu" của Sài Gòn. Bài viết của Brown là đợt sóng ngầm, báo động về thực tế ở Nam Việt Nam: Ban ngày "thuộc về" chính quyền Sài Gòn tồn tại nhờ viện trợ Hoa Kỳ, ban đêm do cách mạng kiểm soát…
    Một viên kim cương
    Trong bài "Sự sụp đổ của dòng họ Ngô Đình" (Báo The Saturday Evening Post, 21.12.1963), Stan-lây Các-nâu (Stanley Karnow) viết: "Viên trung tá sáng giá Phạm Ngọc Thảo… một trong những người trung thành nhất, gần gũi nhất với Diệm, đã miễn cưỡng nhập vào hàng ngũ chống đối. Ông Thảo đã bị thuyết phục rằng, chỉ có lật đổ chế độ Diệm mới cứu được đất nước".
    Trong Chiến thắng bị bỏ lỡ (Lost Victory, NXB Contemporary books, 1989, trùm CIA W. Côn-bai (Colby) cũng đôi lần nhắc đến Phạm Ngọc Thảo, và muốn gây cảm tưởng rằng Mỹ đã "mô phạm" trong việc ông Thảo bị sát hại. Trang 173 sách này viết: Mãi đến 1976, người Mỹ mới hay tin Phạm Ngọc Thảo từng "làm việc cho Cộng sản". Nhưng lưu trữ được giải mật gần đây lại cho thấy, tình báo Mỹ đã rất sớm "quan tâm" đến Phạm Ngọc Thảo.
    Chuyên gia lật đổ
    Hàng chục tài liệu của CIA đả động đến Phạm Ngọc Thảo đã được giải mật sau chiến tranh. Ngày 11.9.1963, CIA soạn thảo Những bước tiến của Huỳnh Văn Lạng và Phạm Ngọc Thảo đối với mưu đồ đảo chính (Progress of Huynh Van Lang and Pham Ngoc Thao with plans for coup d'etat). Tài liệu nêu tên các tướng tá Sài Gòn liên đới gồm: Phạm Ngọc Thảo, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Huỳnh Văn Cao, Nguyễn Khắc Bình và… Nguyễn Hữu Hạnh.
    Lưu trữ của Mỹ cho biết tiếp về Kế hoạch của Thủ tướng Nguyễn Khánh nhằm làm Hoa Kỳ dính líu vào Bắc Việt Nam (Prime Minister Nguyen Khanh's plan to involve the United States in North Vietnam), 22.7.1964. Theo tài liệu này, ông Thảo được Mỹ đề nghị nhận định về khả năng đảo chính lật Nguyễn Khánh.
    Chính lúc này, Oa-sinh-tơn (Washington) cần gấp một hậu phương ổn định ở miền Nam để đổ quân Mỹ vào, cũng như dựng đầu cầu đánh ra miền Bắc, sang Lào. Nhưng Điều tra về cơ may đứng vững của chính quyền Sài Gòn (Chances for a stable government in South Vietnam) của SNIE (cơ quan tình báo Hoa Kỳ làm chức năng dự báo chiến lược) đề ngày 8.9.1964 lại viết: "Sân khấu chính trị-xã hội miền Nam Việt Nam rúng động, Việt Cộng ngày càng mạnh lên, ý thức chống Mỹ sâu sắc hơn, mâu thuẫn của chính quyền quân phiệt với các bộ phận dân cư tăng lên, chia rẽ đảng phái, sắc tộc, giáo phái sâu hơn, và nhất là phe Phạm Ngọc Thảo và một số sĩ quan đang mưu đồ đảo chánh…". Các cuộc đảo chính sẽ được báo chí gán cho người này, người khác cầm đầu. Nhưng trong ống kính tình báo Mỹ, chỉ hội tụ cái tên Phạm Ngọc Thảo. Tướng Oét-mô-len (Westmoreland) trong hồi ký của mình đã gọi Phạm Ngọc Thảo là "nhà đảo chính chuyên nghiệp".
     giai mat tai lieu cua cia ve diep vien pham ngoc thao hinh anh 2
     Trang đầu bức điện Đại tá Phạm Ngọc Thảo của William Colby gửi từ Sài Gòn cho McGeorge Bundy, Cố vấn an ninh của Tổng thống Johnson, 4.6.1965. Giải mật 12.8.1987. Nguồn: 00780 Col. Pham Ngoc Thao (June 4, 1965) Memorandum; SECRET; SANITIZEDDeclassified: September 1, 1987.
    Theo tài liệu Kế hoạch đảo chính của Đại tá Phạm Ngọc Thảo (Plans of Col. Pham Ngoc Thao to mount a coup, 28.8.1964), Mỹ cho rằng nếu cuộc đảo chính nổ ra, Trần Thiện Khiêm sẽ không trở tay kịp; chính phủ mới, nếu phe đảo chính lên nắm quyền sẽ gồm: Phạm Ngọc Thảo làm Thủ tướng, Dương Văn Minh hoặc Phan Khắc Sửu sẽ được đôn làm Quốc trưởng…
    Hôm sau, 29.8.1964, CIA ra liền hai báo cáo nhan đề Phạm Ngọc Thảo: Tóm tắt lý lịch và phân tích về nhân sự này và Phạm Ngọc Thảo tìm cách giành sự ủng hộ cho cuộc đảo chính, theo đó, CIA mong rằng Phạm Ngọc Thảo sẽ khó nhận được sự hỗ trợ của không lực Việt Nam Cộng hòa (cầm đầu là Nguyễn Cao Kỳ). Ngày 30.8.1964, theo điện mật Các phe phái đều chuẩn bị đảo chính, sắp có đảo chính khả thi (!), một khi cả phe Phạm Ngọc Thảo và phe các tướng thuộc Đảng Đại Việt đều chuẩn bị đảo chính. Ngày 1.9.1964 là lúc người Mỹ thấy cần phải điều tra, khảo sát các chỉ huy quân Sài Gòn và khả năng thành bại của một cuộc đảo chính, nếu xảy ra (Tài liệu Loyalties of the Armed Forces commanders and the possibility of success if a coup d'etat is attempted: Situation appraisal as of 31 August 1964). Trong 30 tướng tá cao cấp, Phạm Ngọc Thảo vẫn ở tiêu điểm: Tên ông đứng thứ hai, sau Nguyễn Khánh.
    Nhưng cuộc đảo chính 19.9.1964 dẫn đến Nguyễn Khánh phải từ nhiệm ngày 23.10, theo phát hiện của CIA, chính là kế hoạch cướp chính quyền bất thành của Việt Cộng (điện mật Mưu toan lật đổ 13.9, Attempted coup on Sept.13). Chính giới Sài Gòn không thể không nhận thấy rằng, cuộc đảo chính hôm 19.9, tuy bất thành, đã làm đổ bể lễ ký kết thỏa thuận đổ quân vào miền Nam và giội bom miền Bắc của trục Oa-sinh-tơn - Sài Gòn, dự định vào ngày 20.9.1964.
    Ngày 4.3.1965, Oa-sinh-tơn lại được tin về âm mưu đảo chính (Coup rumors in Saigon, 4.3.1965). "Bọn tiểu tướng hung hăng": Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Đặng Văn Quang, Lê Nguyên Khang, Vĩnh Lộc, Dư Quốc Đống… bắt đầu thục mạng chọi nhau giành ngôi chủ soái, nhân Nguyễn Khánh bị đẩy đi lưu vong. Tháng Năm đến, Nguyễn Văn Thiệu, mới chỉ định dạng trong hồ sơ của CIA năm 1964, đã bẩm báo cho chủ Mỹ về một âm mưu đảo chính của Phạm Ngọc Thảo trong công văn Mật vụ dự báo cho Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Thiệu về một mưu đồ đảo chính vào 20.5, cùng các biện pháp đối phó của chính phủ. Theo điện mật này: Cuộc đảo chính sẽ do Phạm Ngọc Thảo chỉ huy, với hiệp trợ của Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Nhóm tướng Đà Lạt, tức là Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Vỹ; cuộc đảo chính sẽ do Đảng Cần Lao nhân vị tài trợ. Phe của Thiệu sẽ đối phó bằng lực lượng phản đảo chính và sự chiêu hàng các phần tử nổi loạn…
    Thánh tử vì đạo
    Bị kẻ địch phản kích quyết liệt, cuộc binh biến tháng Năm của ông Chín Thảo bị dập tắt. Bản thân bị truy nã, mọi phương tiện của ông Thảo cạn kiệt, quân sĩ tan tác. Nhưng khi nhiệm vụ còn dang dở, Phạm Ngọc Thảo quyết không rời trận địa.
    Tài liệu Đại tá Phạm Ngọc Thảo (Colonel Pham Ngoc Thao, 4.6.1965), đánh số 00780, do William Colby, Phó giám đốc về kế hoạch cơ quan CIA ở Sài Gòn viết như sau:
    1. Đã phát hiện được Phạm Ngọc Thảo tung tăng lượn phố (circulating freely) giữa Sài Gòn, và giúp đỡ chủ bút của một tờ báo bí mật.
    (Hai đoạn số 2 và 3 bị CIA xóa khi giải mật!!!).
    4. Vấn đề này quả là nghiêm trọng, trên hai phương diện. Thứ nhất, chính quyền hiện hành của Việt Nam Cộng hòa vẫn ngại ngùng, không có chủ trương bắt và hành hình Phạm Ngọc Thảo. Còn rất ít nghi ngờ về chỗ ẩn nấp của Thảo ở Sài Gòn, cũng như một kế hoạch phối hợp cảnh sát để bắt giữ Thảo. Chính quyền Sài Gòn lại luận giải một cách chắc chắn rằng Thảo là một biểu tượng của người Công giáo, tới mức, việc bỏ tù/thủ tiêu Thảo trong tình hình như thế này sẽ gây bùng nổ. Cách suy luận như thế của Thủ tướng Quát lại được dung túng bởi công văn số 4003 ngày 2/6 của Sứ quán Mỹ từ Sài Gòn, theo đó đại sứ Taylor báo cáo rằng Quát đã nhất trí để cho Thảo và một số người khác bí mật rời đất nước, cho dù chính Quát hiểu rằng cần có một kỷ luật cấp quốc gia cao hơn.
    5. Vấn đề thứ hai là cốt cách của Thảo. Ông ta tin vào sứ mạng cứu nhân độ thế, xả thân vì dân tộc mình, như một thiên sứ. Ông ta biết rõ mình phải làm gì. Lung lạc được Thảo bởi tiền tài hay hình phạt, kể cả tử hình, để ông ta ngừng tạo ra tình thế chỉ có lợi cho một mình Việt Cộng, rõ ràng là điều không thể. Việc Thảo không sợ bị trừng phạt còn do ông ta được bảo trợ bởi các thủ lĩnh quân sự Công giáo. Cũng không có bằng chứng rõ rệt rằng, Thảo đang không được Việt Cộng hỗ trợ một cách bí mật…
    Vì chính phủ Phan Huy Quát chần chừ trong khủng bố, đàn áp, Mỹ quyết định đôn lên nhóm tay sai khát máu hơn. Ngày 24.6.1965, lý lịch kẻ giúp Mỹ đàn áp Phạm Ngọc Thảo trong chính biến tháng Năm, Nguyễn Văn Thiệu, được CIA trình thượng cấp. Được thăng chức "Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia", Thiệu lập tức lùng bắt Phạm Ngọc Thảo để thủ tiêu. Ngày 16.7, an ninh quân đội Sài Gòn vây ông Thảo ở Tam Hiệp, Biên Hòa. Bị trọng thương, Chín Thảo bị bắt ngay hôm sau. Kẻ thù đã dùng cực hình man rợ đến cực điểm để tra tấn ông Thảo cho đến chết ngay trong đêm đó. Ngay sau đó, tin ông Thảo từ trần trong một tai nạn đã được tung lên các báo Sài Gòn.
    Trở lại công văn Đại tá Phạm Ngọc Thảo 4.6.1965, Colby viết tại điểm 7: "Chúng tôi nhận thức rõ sự cần thiết của việc không được làm cho Thảo, về mặt chính trị, trở thành vị thánh tử vì đạo (political martyr)". Nhưng mưu đồ này đã thất bại. Các nguồn tin ở Sài Gòn sau đó cho biết, chịu mọi cực hình tàn khốc đến chết, ông Thảo đã không hé môi về bất cứ quân nhân hay chính khách của chế độ Sài Gòn, từng là đồng minh trong đảo chính của ông, hay bất kỳ một thông tin gì khác. Theo chuẩn mực tôn giáo, ông đã trở thành bậc Thánh, chịu thống khổ để cứu nước nhà. Danh hiệu này, cùng chữ martyr (thánh tử vì đạo), vô hình trung, đã được CIA dùng chỉ ông Thảo trong công văn ngày 4.6.1965 nói trên.
    Theo PV (Quân đội nhân dân)

    Tiết lộ chuyên án bắt gián điệp đầu tiên ở miền Bắc

    Trong suốt 10 năm (1961- 1970), lực lượng an ninh đã dùng chính gián điệp mà CIA đánh ra Bắc để câu nhử CIA làm theo ý đồ của ta.

    Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, với âm mưu "đánh Cộng sản trong lòng Cộng sản", Cơ quan Tình báo Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã tung ra miền Bắc hàng trăm tên gián điệp, biệt kích. Tất cả số này đều bị ta tiêu diệt hoặc bắt sống; không những thế, lực lượng Công an nhân dân (CAND) còn thực hiện thành công chiến thuật "dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch". Chuyên án BK63 là một chiến công tiêu biểu của cuộc đấu tranh bí mật này.
    Trong suốt 10 năm (1961- 1970), lực lượng an ninh đã dùng chính gián điệp mà CIA đánh ra Bắc để câu nhử CIA đưa phương tiện và nhiều toán biệt kích ra Bắc theo ý đồ của ta. Được sự giúp đỡ của Cục Chính trị Tổng cục An ninh, phóng viên đã tiếp cận khá đầy đủ hồ sơ chuyên án. Loạt bài tư liệu này sẽ dựng lại phần nào cuộc đấu trí suốt 10 năm của các cán bộ an ninh với trung tâm CIA…
    CHIẾC THUYỀN LẠ TRÊN BÃI BIỂN VÀ CUỘC TRUY LÙNG "NGƯỜI TRỞ VỀ"
    1. Một buổi sáng đầu tháng 4.1961, cũng như bao buổi sáng khác, ông Ngột, một ngư dân ở thôn La Khê, xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh) cùng một bạn chài từ trong làng ra bến thuyền để đi biển. Nhưng khi qua đầm Thùa (thôn La Khê), hai người bất ngờ thấy có một chiếc thuyền nan có kiểu dáng rất lạ, không giống như của ngư dân vùng Hồng Quảng đang sử dụng.
    Tò mò, hai người đến xem thì thấy trong thuyền có hai chiếc bơi chèo, một chiếc giỏ đan bằng mây để đựng cá, một cần câu, một ống câu. Thấy những vật này bỏ trong chiếc thuyền vô chủ, ông Ngột đã lấy mang về nhà, còn chiếc thuyền thì mang để ở bến thuyền với ý định sẽ dùng chung. Nhưng sáng hôm sau, khi ra bến thì không thấy chiếc thuyền đâu nữa.
    Chuyện chiếc thuyền lạ lập tức được báo cho Cơ quan Công an. Công an huyện Yên Hưng sau đó cử cán bộ đi xác minh đã tìm thấy chiếc thuyền lạ này ở một xã khác cách xã Tiền An 2km. Người chủ của chiếc thuyền trình bày rằng anh ta mua lại của một gia đình thuyền chài.
    Đúng lúc chuyện chiếc thuyền lạ bỗng nhiên dạt vào bờ còn chưa hết xôn xao thì mấy hôm sau, anh Phạm Văn Hán, ở xã Tiền An lên báo với Công an xã rằng mẹ anh là bà Trới, chiều ngày 9.4 khi lên núi Đầm Thùa lấy củi thì bất ngờ thấy ở gần nhà Phạm Ốc có một người đàn ông lạ ngồi trong bụi rậm, xung quanh có rất nhiều quần áo. Khi thấy bà, người này úp mặt trên đầu gối như che mặt rồi gừ lên một tiếng nghe sởn tóc gáy, tưởng ma, bà vứt cả dao lẫn củi bỏ chạy về nhà.
     tiet lo chuyen an bat gian diep dau tien o mien bac hinh anh 1
    Báo cáo của Sở Công an Hồng Quảng gửi Bộ Công an về việc bắt Phạm Chuyên.
    Khi Công an huyện cử cán bộ đến gặp bà Trới để hỏi chuyện này thì bà nói rằng không có gì cả, người ngồi trong bụi rậm hôm ấy là Phạm Ốc, hôm đó đi lấy dây rừng về buộc chuồng lợn, thấy bà đi một mình nên định trêu bà thôi. Sau đó Ốc đã đến nhà xin lỗi vì làm bà sợ.
    Tuy nhiên, với các cán bộ an ninh, xâu chuỗi những thông tin lại đã khiến họ đặt một nghi vấn lớn hơn, bởi Phạm Ốc có một người anh ruột là Phạm Chuyên vốn là một phần tử chống đối ở địa phương nhưng hai năm trước đã bỏ trốn đi Nam.
    Theo hồ sơ lưu tại Cơ quan Công an thì Phạm Chuyên sinh năm 1922, thời Pháp thuộc đi lính khố xanh và được đi học về điện đài. Sau Cách mạng Tháng Tám, Chuyên tham gia Cách mạng và được kết nạp vào Đảng và có một thời gian làm ở Ty Công an Quảng Yên. Tháng 10.1947, Chuyên bị Pháp bắt, sau được tha và làm thư ký hội đồng ở thị xã Hồng Gai. Tháng 5.1948, Chuyên bỏ về quê, sau đó chạy vào căn cứ địa cách mạng ở huyện Hoành Bồ và được kết nạp Đảng lại.
    Cuối năm 1948, Chuyên được phân công phụ trách 3 xã ở huyện Yên Hưng; đầu năm 1949, Chuyên được điều về làm ở Ban Thi đua tỉnh; đầu năm 1950 chuyển sang làm ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Yên. Năm 1953, khi được cử đi học trường Đảng, Chuyên bị tố hủ hóa sau đó đã cùng tình nhân bỏ vào vùng địch nên lại bị khai trừ Đảng. Sau hòa bình, dù được bố trí công tác trong một cơ quan, nhưng cuối năm 1957, Chuyên bất mãn, nên bỏ cơ quan về và gọi cả em trai là Phạm Ốc lúc đó đang học y sĩ bỏ học về nhà.
    Về quê, sẵn tư tưởng bất mãn nên Chuyên sáng tác ca dao, hò vè đả kích, khích động quần chúng đấu tranh. Tháng 6.1959, sau khi bị Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng gọi lên xét hỏi về hành động chống đối chính quyền, khi được cho về viết kiểm điểm, Chuyên đã bỏ trốn đi Nam. Thời gian sau đó, có bưu thiếp của Chuyên gửi về báo tin Chuyên làm ăn phát đạt.
    Một loạt câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Phạm Chuyên đã quay về? Người ngồi trong bụi rậm chính là hắn? Việc Phạm Ốc tự nhận là người ở bụi cây dọa bà Trới là một trò đánh lạc hướng điều tra của công an và để dập tắt mọi sự nghi ngờ?
    Một báo cáo khẩn cấp của Công an Hồng Quảng gửi về Bộ Công an. Sau khi nhận được chỉ thị của Bộ, một đội trinh sát tinh nhuệ bí mật triển khai bám sát những thành viên trong gia đình Phạm Ốc và theo dõi những biến động khả nghi ở vùng lân cận.
    Đêm 6.6.1961, phát hiện Phạm Đắc, em ruột Phạm Chuyên, xách một túi vải đi về thị xã Quảng Yên với nhiều dấu hiệu nghi vấn, tổ công tác quyết định bắt Phạm Đắc đưa về Đồn Công an Quảng Yên. Tại đây, khi khám xét chiếc túi đã thu giữ một máy phát tin, một gói cơm nếp và một số thực phẩm. Đấu tranh ngay trong đêm, Đắc khai chiếc máy này là của Phạm Chuyên, chiếc thuyền nan mà người dân xã Tiền An phát hiện thấy ở bờ biển chính là thuyền của Chuyên.
    Kế hoạch vây bắt Phạm Chuyên được vạch ra. Khuya 11.6.1961, đồng chí Nguyễn Minh, Trưởng Ty Công an Hồng Quảng đã chỉ huy tổ trinh sát đặc nhiệm bí mật bắt Phạm Chuyên ngay tại nhà. Khám nhà, công an thu được 19 bộ lốc mã giấu trong cót thóc. Mở rộng diện đấu tranh, ta thu được trọn bộ điện đài vô tuyến điện gồm một máy thu, một máy phát và một máy phát điện quay tay.
    Từng làm công an và lại được CIA đào tạo bài bản nên những ngày đầu bị bắt, Phạm Chuyên kiên quyết không khai và giở nhiều thủ đoạn để đối phó với cán bộ điều tra. Sau khi nhận báo cáo của Công an Hồng Quảng, đồng chí Nguyễn Tài, lúc đó là Cục trưởng Cục Bảo vệ Chính trị (đồng chí Nguyễn Tài sau này là Thứ trưởng Bộ Công an, rồi chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), trực tiếp xuống Hồng Quảng.
    Sau những cuộc trò chuyện với Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài nhận ra một điều Phạm Chuyên là kẻ tráo trở nhưng lại rất thương mẹ, thương em, vì vậy cùng với việc thuyết phục Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài cũng chỉ đạo phải làm tốt chính sách với với gia đình Phạm Chuyên. Vì vậy mà sau vài lần nói chuyện với Cục trưởng Nguyễn Tài, cùng với sự tác động của các cán bộ an ninh, Phạm Chuyên mới khai lại toàn bộ.
    2. Trong bản báo cáo ngày 5.7.1961 có đóng dấu "tối mật" của Sở Công an khu Hồng Quảng đã trình bày lại toàn bộ quá trình trốn vào Nam của Phạm Chuyên như sau:
    Ngày 25.6.1959, sau khi được Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng cho về viết kiểm thảo, Phạm Chuyên quyết định bỏ trốn.
    Ban đầu Chuyên lên Hà Nội rồi mua vé xe khách đi vào Vinh. Từ Vinh, Chuyên đi theo đường số 8 lên biên giới rồi vượt biên sang Lào. Sang Lào, sau khi được tiếp nhận, Chuyên được đưa về Savanakhet để thẩm vấn. Sau 9 tháng ở Lào và qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên được đưa về trung tâm tiếp đón đồng bào vượt tuyến ở Sài Gòn. Tháng 5.1960, sau khi trải qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên đề đạt nguyện vọng được có một việc làm để sinh sống, khi nào cần sẽ tình nguyện về miền Bắc làm việc, nếu không xin cứ cho nằm lại ở trung tâm.
    Công việc mà Chuyên được Sở Nghiên cứu chính trị giao cho làm sau đó là đi nói chuyện ở một số địa phương với nội dung xuyên tạc về chính sách thuế nông nghiệp, hợp tác xã ở miền Bắc.
    Sau vài tháng đi nói chuyện, một ngày đầu tháng 9.1960, một người tên là Phan đến gặp Chuyên. Phan giới thiệu là nhân viên của Sở Nghiên cứu chính trị thuộc Phủ Tổng thống (thực chất là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của chính quyền VNCH được thành lập năm 1956 do Trần Kim Tuyến làm giám đốc. Sở này có nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược về mọi mặt; tổ chức, chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt, bảo vệ an ninh nội bộ…).
     tiet lo chuyen an bat gian diep dau tien o mien bac hinh anh 2
     Huấn luyện biệt kích tại Đà Nẵng.
    Câu chuyện của Phan vẫn chỉ xoay quanh việc Chuyên vượt tuyến, việc Chuyên từng học điện đài thời Pháp thuộc. Cuối cùng, Phan mới lật bài ngửa với Chuyên khi hỏi thẳng có dám mạo hiểm trở lại miền Bắc không. Sau khi Chuyên đồng ý, Phan hẹn lần sau sẽ gặp để bàn tiếp công việc.
    Vài ngày sau, Phan lại tới và yêu cầu Chuyên tự viết bản kế hoạch hoạt động khi quay trở lại miền Bắc. Chuyên lập tức viết một bản kế hoạch, trình bày chi tiết từ kế hoạch vượt tuyến trở lại miền Bắc, tới phương pháp gây dựng cơ sở khi ra Bắc, cách thức lãnh đạo đấu tranh, phương tiện liên lạc để cung cấp tin cho trung tâm ở Sài Gòn và cả dự trù kinh phí hoạt động… Cầm bản kế hoạch này, Phan ra về và hẹn sẽ gặp lại sau khi nghiên cứu.
    Một buổi chiều giữa tháng 9.1960, Phan quay trở lại gặp Chuyên và đưa Chuyên đến khách sạn Majestic để gặp một người Mỹ. Người Mỹ này lại hỏi Chuyên những câu hỏi mà Phan đã hỏi nhiều lần; gã người Mỹ còn hỏi Chuyên về ấn tượng với chính thể miền Nam rồi sau đó câu chuyện kết thúc. Một tuần sau, Phan lại đưa Chuyên đến gặp gã người Mỹ nhưng địa điểm là ngôi biệt thự trên một con phố. Gã người Mỹ lại đặt những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý. Khi kết thúc, gã nói với Chuyên rằng "cán bộ của chính phủ sẽ gặp ông nữa. Riêng tôi, chúc ông thành công".
    3. Đó là nội dung Phạm Chuyên khai vào tháng 6.1961. Mấy chục năm sau, trong cuốn sách "Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH" của dịch giả, giáo sư Vũ Đình Hiếu (Giáo sư Vũ Đình Hiếu là một cựu biệt kích quân đội VNCH, sang Mỹ năm 1975, đi học trở lại, sau này trở thành giáo sư chuyên ngành Công nghệ thông tin, từng giảng dạy các trường đại học ở bang Texas - (Mỹ), căn cứ vào những tài liệu đã giải mã của Lầu Năm Góc cũng đề cập tới việc CIA và tình báo VNCH tuyển chọn Phạm Chuyên, trong đó có nhắc tới 2 người đã thẩm vấn và đào tạo Chuyên, đó là Trung úy Đỗ Văn Tiên, nhân viên của Phòng 45 và Edward Reagan, nhân viên CIA.
    Phòng 45 là mật danh của Phòng Bắc Việt, trực thuộc Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống VNCH, thực chất là một đơn vị tình báo do CIA lập ra vào cuối năm 1958 gồm 12 sĩ quan người Việt cấp bậc từ thiếu úy đến trung úy. Tất cả những người này đều do CIA tuyển chọn và đào tạo về nghiệp vụ tình báo, tác chiến, phương thức phá hoại và chỉ huy đường dây tình báo.
    "Phòng 45 lập kế hoạch 5 năm để xâm nhập vào vùng hậu phương mà đối phương kiểm soát rất chặt chẽ. Lần này Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống giao trách nhiệm cho Trung úy Đỗ Văn Tiên (mật danh Francois) phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Francois tìm được một người thích hợp là Phạm Chuyên, nguyên là một đảng viên biến chất, quê ở tỉnh Quảng Ninh. Chuyên bị vợ bỏ nên anh ta di cư vào Nam.
    Thoạt đầu Phạm Chuyên từ chối, mặc dù Trung tá Lê Quang Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ suốt nửa năm trời. Trung úy Tiên (Francois) buộc phải cộng tác với một nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên. Sau hơn 6 tháng CIA trổ tài, Phạm Chuyên nhận lời. Anh ta được đưa ra Nha Trang để làm kỳ trắc nghiệm tâm lý. Chuyên đạt điểm xuất sắc trong kỳ trắc nghiệm.
    Sau đó, Chuyên còn phải trải qua hai kỳ khảo nghiệm nữa, một ở Sài Gòn và một ở Nha Trang. Tiếp theo CIA huấn luyện cho Chuyên 6 tháng về kỹ năng truyền tin. Trong lúc Chuyên được huấn luyện các kỹ năng thì Trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc…".
    Nhưng, đây là chuyện của mấy chục năm sau, khi các hồ sơ đã được giải mật. Còn vào thời điểm năm 1961 thì CIA vẫn chắc mẩm rằng đã thành công khi đưa được Phạm Chuyên trở lại miền Bắc an toàn…
    Theo Nguyễn Thiêm (An ninh thế giới)

    Những vũ khí Liên Xô khiến tình báo Mỹ phải "mệt mỏi"

    Trong Chiến tranh Lạnh, rất nhiều loại vũ khí của Liên Xô đã khiến Mỹ phải "toát mồ hôi hột" dù rằng chúng chỉ mới nằm trên giấy.   

       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 1
      Một trong những thứ vũ khí Liên Xô khiến Mỹ sợ hãi nhất chính là các loại vệ tinh có khả năng đánh chặn vệ tinh. Trong thời kỳ chạy đua vào không gian giữa hai cường quốc trong Chiến tranh Lạnh, việc Liên Xô tung tin họ đang phát triển một loại vệ tinh chuyên để đánh chặn các vệ tinh của đối phương đã khiến tình báo Mỹ gần "bấn loạn". Nguồn ảnh: Gizmodo.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 2
      Chưa dừng ở lại đó họ còn lên ý tưởng cho việc triển khai vũ khí hạt nhân trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, tuy nhiên khi bị tình báo Mỹ phát hiện ý đồ này Liên Xô đã ngay lập tức bác bỏ cáo buộc trên và tuyên bố họ chưa từng có kế hoạch nào như vậy. Nguồn ảnh: Gizmodo.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 3
      Trực thăng tấn công Mi-24 cũng là thứ vũ khí Liên Xô khiến tình báo Mỹ phải "lao tâm khổ tứ". Ở thời điểm Mi-24 xuất hiện nó gần như là mẫu trực thăng tấn công theo đúng nghĩa nhất, vượt trội hơn các dòng trực thăng vũ trang cùng thời khác của Mỹ. Và dĩ nhiên cơ quan tình báo quân đội của Mỹ luôn muốn có được bản thiết kế của dòng trực thăng này khi nó còn đang trong giai đoạn phát triển. Nguồn ảnh: Gizmodo.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 4
      Trạm vũ trụ Mir. Trong Chiến tranh Lạnh, trạm Mir hay trạm vũ trụ Hòa Bình do Liên Xô xây dựng là minh chứng rõ ràng nhất cho thời kỳ chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Tình báo Mỹ cùng NASA đã tốn rất nhiều nhân lực để phân tích khả năng hoạt động của Mir nhằm cải thiện trạm vũ trụ ISS của họ. Nguồn ảnh: Wiki.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 5
      Phương tiện bay hiệu ứng mặt đất Ekranoplan là thứ chỉ duy nhất Liên Xô có mà Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Dù tuyên bố không có hứng thú với Ekranoplan nhưng thật ra tình báo Mỹ lại rất muốn sở hữu công nghệ của phương tiện đường thủy đặc biệt này. Nguồn ảnh: Flight.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 6
      Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Dù Mỹ cũng sở hữu các loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nhưng kích thước, khả năng và sức chứa tên lửa của những tàu ngầm Mỹ hoàn toàn không thể so được với tàu ngầm Liên Xô. Chính vì vậy tình báo Mỹ không bao giờ tiếc tiền để có được các thiết kế tàu ngầm mới nhất của Liên Xô kể cả một bản vẽ đơn giản nhất. Nguồn ảnh: Wiki.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 7
      Hệ thống phòng không bằng Laser. Nghe có vẻ khá viễn tưởng nhưng các cơ quan tình báo và quân sự của Mỹ đã như ngồi trên đống lửa vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước khi Liên Xô tuyên bố sở hữu công nghệ laser có thể sử dụng vào mục đích quân sự, điển hình như phòng không. Nguồn ảnh: Sputnik.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 8
      Công nghệ phát hiện, định vị và theo dõi vệ tinh của Liên Xô. Với công nghệ này, Liên Xô có thể theo dõi được bất cứ vệ tinh nào của Mỹ trên quỹ đạo Trái Đất. Thực chất Liên Xô chưa từng hoàn thiện được công nghệ này nhưng để chắc chắn rằng Liên Xô sẽ không có được công nghệ đó, tình báo Mỹ cũng đã bỏ không ít công sức. Nguồn ảnh: Gizmodo.
       nhung vu khi lien xo khien tinh bao my phai "met moi" hinh anh 9
      Cuối cùng, thông tin mà tình báo Mỹ muốn nắm rõ nhất của Liên Xô chính là các khu vực chứa tên lửa hạt nhân và khu vực triển khai chúng. Với nguy cơ bị tấn công hạt nhân phủ đầu bất cứ lúc nào, khá dễ hiểu vì sao Mỹ lại muốn nắm được những thông tin quý giá về các cơ sở này. Nguồn ảnh: Wiki.
      Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)

      Tiết lộ về nữ tình báo nức tiếng của Việt Nam

      Mười Hương là tướng tình báo nổi tiếng, nhưng ít người biết Việt Nam có một nữ tình báo với những chiến công lẫy lừng.

      Người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17
      Nữ tình báo đó không ai khác là đại tá, anh hùng LLVT Đinh Thị Vân. Bà nguyên là huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Nam Định, hoạt động từ trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, bà bắt đầu được điều sang công tác tình báo rồi theo đoàn người di cư vào Nam đặt cơ sở hoạt động tình báo từ năm 1955.
      Lưới tình báo do bà xây dựng đã cung cấp cho quân ta nhiều tin tức có giá trị góp phần vào chiến công chung của ngành tình báo, mặc dù bà chưa một ngày học qua nghiệp vụ điệp viên. Một trong những thành tích đáng kể là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960.
      Thời điểm này, ta bắt đầu mở đường Trường Sơn vào Nam, rất cần những thông tin về sự bố phòng của quân đội Sài Gòn ở nam vĩ tuyến 17. Ngoài ra, còn cần tìm hiểu xem đối phương đã biết những gì về việc quân ta xuất hiện ở Hạ Lào. Nhiệm vụ đó được cấp trên giao cho Đinh Thị Vân.
       tiet lo ve nu tinh bao nuc tieng cua viet nam hinh anh 1
       Thiếu tá Đinh Thị Vân trong dịp phong anh hùng LLVT năm 1970. Ảnh: Wikipedia.
      Bà Vân tức tốc rời Sài Gòn khi Tết Kỷ Hợi (1959) đến gần. Bà tìm đến một thành viên trong lưới của mình là Đinh Thế Phiệt. Người này từng là sĩ quan chỉ huy cấp đại đội ở trong sư đoàn 1 Sài Gòn. Mặc dù hiện tại Phiệt đã bị loại ngũ do để cho lính đánh nhau với đàn em của Ngô Đình Cẩn nhưng vẫn có quan hệ rất thân thiết với nhiều sĩ quan trong sư đoàn 1 – là đơn vị chính phòng thủ ở Nam sông Bến Hải.
      Trong vai mẹ nuôi của Phiệt, bà Vân cùng với Phiệt ra Huế giả làm người đi du lịch, nhưng thực chất là để làm nhiệm vụ. Ở Huế, Phiệt đến thăm các sĩ quan bạn bè cũ. Phiệt mang theo cả máy ảnh nói là để chụp ảnh kỷ niệm nhưng cũng là để lợi dụng chụp những sự bố trí trong các doanh trại, hệ thống phòng ngự. Nhờ thế, chẳng bao lâu, một hệ thống phòng ngự của sư đoàn 1 đã bị bà Vân và Phiệt ghi nhớ hết.
      Bà Vân lại hướng dẫn Phiệt tìm cách rủ viên tiểu đoàn trưởng tên Thọ ra giới tuyến thăm chiến hữu để tìm hiểu hệ thống phòng ngự ở Nam sông Bến Hải. Trong hồi ký Tôi đi làm tình báo, bà kể: “Tôi đã nhắc cậu Phiệt rủ Thọ ra thăm mấy đứa bạn ngoài giới tuyến. Hôm qua, hắn hứa rồi nhưng chưa quyết định ngày nào thì sáng nay, Thọ đánh xe tới. Hắn chạy xăm xăm vào nhà ghé sát tai cậu Phiệt hỏi: Có đi giới tuyến thăm mấy thằng ngoài đó không? - Cám ơn anh, thế thì còn gì bằng. Tôi nghe hai người trò chuyện với nhau mà lòng thì khấp khởi mừng. Như vậy thì mọi việc chắc chắn sẽ thuận buồm xuôi gió.
      Thế là toàn bộ tuyến phòng ngự từ Huế ra đến Gio Linh, vị trí các trung đoàn, hệ thống công sự, bãi mìn cậu Phiệt đã nắm được khá chắc. Thọ còn để lộ cho Phiệt biết một số dự án tác chiến, hướng triển khai của các trung đoàn bộ binh. Phiệt đã quen địa hình nên nhận thức được rất nhanh”.
      Với yêu cầu thứ 2 của cấp trên đặt ra, Phiệt không mấy khó khăn để dò la. Trong một buổi tối sau khi cơm nước xong, Thọ và Phiệt vẫn ngồi thì thầm với nhau chuyện quân sự. Chính lúc này, Thọ đã tiết lộ cho Phiệt biết về tin tức có sự xuất hiện của đối phương ở Hạ Lào. Thọ nói: “Có độ 5 tiểu đoàn thôi. Các ông trên chỉ thông báo đến cấp trung đoàn, nhưng có thằng tiểu đoàn trưởng nào mà không biết, 5 tiểu đoàn nhưng có thể không phải tất cả quân chiến đấu”.
       tiet lo ve nu tinh bao nuc tieng cua viet nam hinh anh 2
       Bà Đinh Thị Vân (đứng giữa) trong dịp phong anh hùng LLVT. Ảnh: Batinh.com.
      Thực tế, Phiệt đã dò hỏi được thông tin này từ một sĩ quan khác nhưng vẫn muốn duyệt lại qua Thọ để xem sự nhận định trong đám sĩ quan sư đoàn 1 có thống nhất không để nắm rõ xem đối phương đã biết về hoạt động của ta ở Hạ Lào đến mức độ nào.
      Rõ ràng ở vào thời điểm đó, việc nắm rõ hệ thống phòng ngự cho đến kế hoạch triển khai của các đơn vị quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 có giá trị rất to lớn. Có những thông tin ấy, ta sẽ chủ động hơn trong việc xác định các hướng xâm nhập vào Nam sao cho an toàn.
      Lập nhiều chiến công lẫy lừng
      Ngoài vụ trên, Đinh Thị Vân cùng với mạng lưới của mình còn lập nhiều chiến công khác. Chẳng hạn thông tin kịp thời về việc Mỹ sẽ đổ quân vào Nam Việt Nam sau khi chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại hay biết trước được kế hoạch của cuộc hành quân Junction City (Gian-Xơn-Xi-Ty) giúp quân ta chủ động đối phó làm thất bại âm mưu của chúng.
      Để có được những thành công đó, Đinh Thị Vân đã dày công xây dựng một mạng lưới tình báo rất kỳ công. Đó là một việc làm rất lâu dài và cẩn trọng. Chẳng hạn để tạo tai mắt ở trong lực lượng không quân Sài Gòn, bà đã cho Đinh Văn Đoan nộp hồ sơ thi vào ngành này khi nó bắt đầu tuyển người và đã hướng dẫn cho Đoan những cách để làm sao lấy được lòng tin của các sĩ quan. Có lúc người ta thấy Đoan có tài năng định cho đi học lái máy bay, bà lại phải bày cách cho Đoan từ chối vì làm công việc văn thư mới dễ lấy tin tức.
      Hay như trung úy Hà Đăng, vốn dĩ là con của một cơ sở cùng di cư năm 1955 với bà và khi còn nhỏ được bà đón về nhận làm con nuôi. Bà đã kiên trì thổi vào tâm hồn Hà Đăng từ khi còn thơ lòng tin và sứ mệnh phục vụ tổ quốc. Bởi thế lớn lên Hà Đăng đã đi học trường võ bị Thủ Đức rồi ra làm đại đội trưởng 1 đơn vị ở sư đoàn 5. Trong vị trí đó, anh đã nhiều lần báo cho quân ta biết trước những cuộc càn, hành quân của địch.
      Vào năm 1959 đến 1964, bà bị bắt giam do sơ hở trên đường đi công tác. Tuy nhiên suốt 5 năm giam giữ với đủ các ngón nghề từ tra tấn thể xác đến ru ngủ tinh thần, bọn an ninh của quân đội và Đoàn công tác miền Trung của Dương Văn Hiếu vẫn không moi được chút tin tức nào từ bà. Trái lại, ở trong trại Lê Văn Duyệt, bà còn nhiều lần lên tiếng đấu tranh với các thủ đoạn tâm lý chiến của địch để thức tỉnh các anh em bị ru ngủ. Mãi đến năm 1964, do chính trường Sài Gòn lục đục đảo chính nhau liên miên, bà mới được thả ra.
       tiet lo ve nu tinh bao nuc tieng cua viet nam hinh anh 3
       Bà Vân (X) chia tay các đồng chí ở chiến khu Dương Minh Châu để ra Bắc năm 1969. Ảnh: Batinh.com.
      Được tự do, bà liền xốc lại mạng lưới của mình và hoạt động tích cực. Đặc biệt, trong kế hoạch Mậu Thân, lưới tình báo của bà đã đóng góp nhiều thông tin cho Bộ chỉ huy chiến dịch về sự bố phòng của Sài Gòn và sự hiểu biết của địch về kế hoạch của ta. Do sức khỏe giảm sút vì bị tra tấn dã man, tháng 3.1969, bà được tổ chức đưa ra Bắc để điều trị và làm công tác huấn luyện tình báo. Một năm sau, ngày 25.8.1970, Nhà nước phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân để ghi nhớ công lao của bà.
      Theo Vũ Tiến Đức (Kiến Thức)

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      NGẬM SẦU (ĐL)

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH