THẾ CUỘC GIANG HỒ 07 (những thế cờ vô danh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tổ quốc trên hết
Xưa nay, dan tộc nào cũng đặt Tổ quốc lên trên hết. Tổ quốc vừa cao quý vừa thiêng liêng, mọi công dân trong nước phải tôn thờ, bảo vệ. Tổ quốc là gốc của đất nước, dân tộc gắn liền với sự tồn vong một quốc gia, nếu nước mất thì dân tộc bị nô lệ nhục nhã…không xứng đáng sống trên cõi đời. Do đó, mọi người phải liều chết để bảo vệ Tổ quốc – như những quân Tốt trong bàn Cờ Tướng. Tổ quốc được tượng trưng bằng Tướng hay vua trong bàn cờ. Tướng ngoài đời thường cũng như trong bàn cờ luôn là linh hồn của cuộc chiến. Tướng mất ắt là chiến bại. Mà chiến bại thì mất nước, tổ quốc lâm nguy.
Trung quân ái quốc
Tính tư tưởng này được độc tôn dưới chế độ phong kiến. Điều này vừa là luật vừa là bản chất đạo đức mẫu mực của mọi thần dân. Trung quân không chưa đủ mà còn phải ái quốc (yêu nước) mới trọn vẹn trách nhiệm, bổn phận người dân. Nhiều người, khi đất nước bị mất (do ngoại xâm) không còn muốn sống nữa.
Trong Cờ Tướng, các quân cờ ví như thần dân trung thành tuyệt đối và quyết hy sinh bảo vệ Tướng, để giữ gìn bờ cõi giang sơn. Khi Tướng bị mất, thì dù còn Xe, Pháo, Mã – đội quân rất tinh nhuệ, hùng mạnh cúng phải chịu đầu hàng.
Dũng cảm hy sinh bảo vệ đất nước
Bất cứ chế độ xã hội nào cũng phải giáo dục cho toàn dân nhuần nhuyễn tư tưởng này. Nếu không dũng cảm hy sinh để bảo vệ đất nước, cứ nhút nhát, chỉ biết hưởng thụ, sống không có lí tưởng, khi thấy giặc là chạy thì dù có được Trời phù trì cũng phải chết thôi. Tất cả các quân Cờ Tướng đều đã thấm nhuần tư tưởng này (dũng cảm hy sinh). Đặc biệt, quân Tốt biểu hiện đức tính này cao nhất. Quân Tốt chỉ biết tiến chứ không lùi, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
Đoàn kết chống ngoại xâm
Một dân tộc không có tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, chắc chắn quốc gia đó, dân tộc đó ắt bị nô lệ. Trong thời buổi cá lớn nuốt cá bé, nước lớn bức hiếp nước nhỏ, tính đoàn kết phải được chú trọng giữ gìn và phát huy. Trong gia đình, nội bộ cơ quan, đơn vị tập thể nhất thiết phải đảm bảo đoàn kết.
Trong Cờ Tướng ý chí đoàn kết thống nhất xuyên suốt mọi quân cờ. Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt được phân ra thành lược lượng phòng vệ và tiêu diệt quân đội đối phương trên đất nhà. Xe, Pháo, Mã, Tốt là lực lượng cơ động, tấn công nhanh quân, tướng đối phương. Dù đặc tính các quân binh chủng có khác nhau, nhưng khi lâm trận rất đoàn kết, thống nhất ý chí quyết chiến quyết thắng, nhất nhất tuân theo một mệnh lệnh chống ngoại xâm, bảo vệ Tướng, bảo vệ nước.
Văn đức võ đức
Văn đức, võ đức là những đức tính của người lãnh đạo và nhân tài trong một quốc gia. Một đất nước nước có nhiều người tài giỏi văn võ song toàn là phước cho dân tộc đó. Muốn được văn võ song toàn ắt phải rèn luyện kiên nhẫn lâu dài – nhà nước phải có kế hoạch, chiến lược đào tạo nhân tài, người dân phải có ý chí học tập để nâng cao tài năng, đạo đức.
Người làm Tướng phải am tường chiến pháp, đức độ khoan dung, dũng cảm không sợ địch mạnh, biết giữ kỷ cương pháp luật, biết lấy nhân nghĩa làm đầu ắt là thu phục được nhân tâm.
Trong Cờ Tướng, quân Xe tượng trưng cho bậc Tướng lãnh có văn đức, võ đức. Xe tài giỏi ghê gớm “nhất xa sát vạn”, là anh hùng cái thế trong thiên hạ, là người quân tử đức độ, khoan dung, đại lượng…biết thương yêu giúp đỡ người cô thế, yếu hèn và không nịnh bợ người trên, không đánh kẻ thất thế, không đánh sau lưng ai, nếu đánh thì đánh trước mặt công khai.
Gợi ý của tác giả:
Xe 2 tấn 7 – Tướng 4 tấn 1 ( Nếu đánh phế sĩ thì xe ăn, tướng 4 bình 5, xe ung dung luộc 5 cây tốt kia rồi giết tướng )
Xe 2 thoái 3 – Tướng 4 thoái 1
Xe 2 bình 8 – Tượng 5 thoái 7 ( Nếu lên tốt, sĩ thì xe tấn chiếu ăn tượng rồi luộc 5 cây tốt, thủ thua)
Xe 8 tấn 4 – Tướng 4 tấn 1
Xe 8 thoái 1 – Tướng 4 thoái 1
Xe 8 bình 7 luộc cây tượng rồi tróc 5 quân tốt.
Quay trở lại đây mình có video ván cờ giữa Lê Hải Ninh vs Nguyễn Hoàng Tuấn, do tham ăn quân chết mà Nguyễn Hải Ninh bị lật ngược “cái lồng bàn” và thua trận vô cùng đáng tiếc.
– Chiếm cứ yếu điểm toàn cục, không tùy tiện hi sinh
Quân tốt khi sang sông có sức mạnh phi thường nếu có các quân khác hỗ trợ. 1 quân tốt sang sông sẽ có sức mạnh là 2 điểm, nếu 2 quân tốt sang sông sẽ không phải sức mạnh 4 nữa mà là 5 nếu 2 quân tốt đó kết hợp với nhau. Sức mạnh này bằng hẳn 1 quân mã hoặc pháo đấy.
Nhiều người chỉ quan tâm Xe, Pháo, Mã còn về tổn thất tốt cũng chẳng quan tâm. Tốt nhiều như vậy nhưng sống đến cuối trận thì lại rất ít. Những người nào hay đánh cờ tàn sẽ hiểu tầm quan trọng của tốt, lúc này Tốt quý như Xe. Vấn đề ở chỗ người chơi đặt quân tốt này vào chỗ nào.
– Thúc ép đối phương đi những nước kém hiệu quả (giảm bớt hiệu quả)
– Quấy nhiễu ý đồ bày trận của đối phương, hoặc tạo thành thế trận vô vị, đối phương không có nước hay để đi
6. khi mã ăn tốt 7 của địch, điểm quan trọng nó có thể uy hiếp tiếp theo là mắt tượng và thần tào.
7. Khi mở tốt biên có 3 điểm sử dụng
– Áp chế mã biên của đối phương
– Có thể nâng xe lên giữ tốt đầu
– Mở đường lên mã (M3.1 rồi M1.3 đứng đầu tượng)
8. Yếu lĩnh của pháo tuần hà
– không gấp lên sỹ, để tránh bị nhòm tượng
– Cùng với xe và tốt phối hợp
– Chú ý đối phương phá hoại căn mã ở dưới rồi dùng nước bắt trói.
9. Yếu lĩnh của mã bàn hà
– chống xe kị hà của kẻ địch đuổi bắt
– chú ý pháo kị hà của địch dùng độ tốt qua sông làm ngòi đuổi bắt
– chú ý pháo kị hà của địch mượn tốt bên mình làm ngỏi đuổi bắt
10. Khi đối thủ dùng pháo ăn tốt biên
– Phải phòng chống nó đâm pháo giác (treo tượng biên hoặc mang pháo ra cản nó…)
– Nếu nó đâm giác, phải dùng xe mã (hoặc xe mã tượng) phối hợp để vây bắt hoặc xua đuổi (dù là mã biên hay mã trong đều phải cố phát huy chức năng này)
11. Nước cờ chỉ có một tác dụng “nước thủ” hay “nước công” đều có hiệu quả hạn chế, phải tìm nước cờ “trong thủ có công”, hoặc “trong công có thủ”
12. Nước cờ có ý đồ lộ rõ ràng thường không dễ thành công, nên làm quen cách đi kín đáo và sâu sắc.
13. Trung cục pháo lợi hơn mã, tàn cục mã lợi hơn pháo.
14. Khi trung lộ hết khả năng đột phá, nên nghĩ chuyện di dời pháo đầu.
15. Khi chiếm tiên thủ (quyền chủ động) nên tránh đổi quân chủ lực tiến công.
16. Xe không đứng nơi hiểm địa
17. Cần chú ý tình thế sau khi đổi quân hoặc ăn quân, ăn quân mà mất tiên không phải là hay
18. thứ tự ưu tiên của các giá trị trong ván cờ: Sát cục-Thế lực-Tiên thủ-Quân
19. Phương hướng suy nghĩ tính toán trong cờ tướng
– Tìm nước đi hay cho bên mình
– Cản trở nước đi hay của đối phương
20. Sĩ chớ lên bừa, tốt không tiến vội, quân kị chỗ kẹt
21. Khi có 3 quân gần cung tướng giặc, chú ý tìm sát cục, thậm chí thí quân tạo sát
22. Pháo tai sĩ nổ sĩ đáy của đối phương nếu đúng thời cơ rất hiệu quả
23. Công việc tính toán nước cờ cơ bản như sau:
– Dụng ý của đổi phương đi nước cờ vừa rồi định làm gì?
– Nước tiếp theo đối phương muốn đi gì?
– Lựa chọn các đối phó của bên mình: Phá hoại mưu kế địch, không cho thực hiện ý định hay là tương kế tựu kế, giả vờ cho đối thủ thi triển kế hoạch?
– Lúc nào cũng phải suy nghĩ vấn đề toàn cục
24. Bố cục đi sau phải biết phân tích nước cờ của đối phương vừa đi
– nếu là nước hay, hay ở chỗ nào? Có thể cản trở cách nào hay? Có thể vừa mượn việc phòng thủ nước cờ đó rồi thừa cơ tấn công không?
– Nếu là nước yếu, yếu như thế nào? Có thể trừng phạt được không? Hay nó lại là một cái bẫy?
25. Khi mã lộ 7 bị đối phương dùng xe đè, phải nghĩ chuyện:
– dùng quân để giữ (như cao xa bảo mã, xe tai sĩ giữ mã, hay dùng pháo giữ mã, thoái mã cung giữ mã) rồi dùng pháo đuổi (đuổi ngang để bắt chết xe, đuổi dọc để mở đường mã lên)
– có thể bỏ mã để xe địch hãm chỗ xấu không? Có thể phóng pháo qua hà để đè vào bắt đôi xe-tượng đối phương không?
26. Xe của ta bị pháo địch đuổi bắt, phải nghĩ:
– Khi chạy đi có tiên thủ nào không? Đuổi quân, dọa sát
– Chạy pháo chặn để đấu pháo được không?
– Chạy khỏi chỗ hiểm trước đã.
27. Khi tốt đầu mã bị đối phương mở đè, phải lưu ý
– Tránh đổi xe, nếu bị đổi xe thì cờ tàn gặp khó
– Nên tranh thủ dùng xe đấu các lộ tốt bị đè
28. Mã ở vị trí tượng ngũ, có thể phòng các nước chiếu mã của địch
29. Mã quỳ có thể phòng thủ, giữ sĩ hiệu quả.
30. Trước khi đổi quân phải nghĩ
– Hình cờ sau khi đổi quân
– Không lấy quân cờ vì trí đẹp đổi quân cờ vị trí xấu, không đổi quân cờ còn có thể chạy với quân cờ đã hết đường chạy, không đổi quân lớn lấy quân bé.
31. Chú ý nước tiên “giả”
32. Xe chiếm được hàng tốt lúc cờ tàn, thứ tự ăn tốt cũng cần tính kĩ.
33. Khi cờ tàn đối phương khuyết 2 sí thích hợp công băng xe mã, có thể dờn dứ ăn nhiều tốt, biến nguy cơ thành thời cơ
34. 2 mã 1 pháo thông thường phối hợp tốt hơn 1 mã 2 pháo
35. Xe pháo mã thông thương phối hợp tốt hơn xe 2 pháo, còn xe 2 pháo lại hay hơn xe 2 mã.
36. Đối với quân xe đối phương cản mắt tượng bên mình:
– phải rút pháo về đuổi để trừ nguy, sau có tiến đâu thì tiến
– thiết kế cạm bẫy nhốt xe địch để dùng pháo bắt, hoặc dùng mã tai sĩ khóa
37. Khi đối sát không vội vàng, đè nén phải chặt chẽ, không được đi nước mềm yếu.
38. đối với mã biên của đối phương, có thể phối hợp xe và pháo để cản tượng bắt chết
39. tùy lúc chú ý xem các đòn dưới đây có thể thực hiện hay không:
– Bỏ quân chiếm thế
– Bỏ trước lấy sau
– Đổi xe lấy pháo mã
– Bỏ quân để độ tốt qua sông
– Khi bị chiếu tướng xem có phản chiếu được hay không.
40. Khi mã thần tào bị gác sĩ cản, có thể chuyển hướng bằng cách tiến lên hoa pháo rồi đáp góc lại chiếu được.
41. Đối phương sử dụng xe để giữ mã (hoặc pháo), lại đem pháo khác ra đuổi xe ta:
– mang pháo của ta chặn phía trước xe, để thêm ngòi và nhòm ngược lại pháo địch
– mang quân khác của ta ra bắt lại xe địch (pháo bắn, tốt ghẹ…hoặc nhảy mã bắt) khiến xe của đối phương phải thôi giữ mã (hoặc pháo)
42. Mã đối phương ăn tốt 3 hoặc tốt 7 nguyên vị của ta, có thể dùng tượng treo lên hà để khóa mã đó của địch.
43. Quân bị đối phương đuổi chưa chắc đã nên chạy, thử xem:
44. mã lẻ qua sông, một pháo đơn độc đều không nên việc gì
45. Khi dựa vào quân giữ (căn) để đấu quân, phải chú ý căn đó có an toàn không? Có khi đối phương ăn quân rồi mới rõ là không đấu được (mà là mất luôn) ví dụ trong trường hợp 4 xe nhìn nhau chẳng hạn
46. Có mấy thủ pháp có thể vận dùng tùy trường hợp:
– Thất tinh kiếm
– Mã nhập cung (chuyển hướng, giữ tượng đáy, giằng mã bắt xe, ngầm khóa xe địch…)
– Pháo ống (quá cung pháo, địch pháo…chỉnh hình, giải thoái khiên chến, phản khiên chế)
47. Khi đã giằng khóa quân đối phương, phải chú ý tránh đối phương mượn
việc bị giằng khóa mà tháo ra để chiếu, dọa sát bắt ngược lại quân mình.
48. Khi xe mượn thế pháo đầu (hoặc pháo ống) để ăn tượng (tức là vào hiểm địa) phải phòng trường hợp đối phương dùng xe hủy pháo.
49. Cờ tàn pháo hoàn, khi ta có pháo đừng vội ăn sỹ tượng quân địch
50. Tùy lúc phải lưu ý tác dụng đột biến của pháo tai sĩ bên ta lẫn bên địch để mà ngăn chặn hoặc phát huy tác dụng.
51. Xe nấp sau mã hoặc pháo, trông tưởng vụng về thực ra biết dùng lại rất khéo.
52. Có lúc lại xuất hiện và tồn tại những vị trí tưởng nguy hiếm hóa ra rất an toàn, theo quy luật và định kiến thông thường thì không thể tiến vào, nhưng xem xét kĩ sẽ thấy là nơi đắc địa, phải lưu ý đừng bỏ lỡ.
53. Nhiều khi trông tưởng có căn, thực tế vô căn hoặc không đủ sức giữ, cần lưu ý.
54. 10 kĩ xảo trong trung cục cần nắm vững: chuyển hướng, chiếu bắt quân, đuổi, đổi quân, Giằng khóa, Ngăn chặn, đè bắt, mở đường, Thí quân, sát cục, ngoài ra lại có nước dừng, nước dờn dứ.
55. Quân 2 bên giao chiến, kẻ dũng cảm sẽ thắng
56. Nước hiểm của xe và mã, xe chiếm hàng ngang dọc, mã khống chế điểm quan trọng
57. Khi tính toán nước cờ, không chỉ chú ý độ sâu, mà phải chú ý độ rộng nữa
58. Đầu tiên tính nháp, sau lại tính kĩ, kị nhất đi liền tay
59. Phải chú ý phòng thủ củng cố bên mình trước, tiếp theo tìm cách gia cường áp lực đối với quân địch, nhịp độ tiến công thong thả được thì tốt, tuân thủ quy luật (tử-quân, tiên-nước tiên thủ, thế-thế lực, sát đã nói ở trên (số 18) được như thế thì thế nào cũng đạt cục diện có lợi.
60. Nguyên tắc bố cục:
– Ra các quân lớn thật nhanh: đường xe phải thông, đường mã phái thoáng, pháo đừng nổ bừa
– Khống chế các quân lớn của đối phương xuất động
– Chú ý các quân lớn phải giữ liên lạc và phối hợp
61. Các vấn đề cần chú ý trong giai đoạn bố cục
– Đi cờ cần đạt hiệu suất (mục tiêu phải rõ ràng, đừng có đi một quân nhiều lần quá, chú ý tác dụng đè địch thoáng ta)
– Không nhất thiết thì tránh lên sĩ tượng nhiều
– Tránh hiện tượng chồng chéo che tắc lẫn nhau
– Chớ tham ăn quân hoặc tham đưa tốt qua sông
– Chớ ăn quân mà mất tiên
– Mã chớ tiến bừa
– Cần chiếm được đường hoặc điểm quan trọng toàn cục
– Lưu ý bỏ quân mà tranh được tiên
– Chú ý tính chất nguy hiểm hay đắc dụng của địa điểm
– Mở rộng không gian hoạt động bên mình, đè nén không gian hoạt động bên địch.
62. Đối với pháo tai sĩ của đối phương (ngũ lục pháo, phản cung mã..) phải xem xét: Dùng xe hoành theo dõi, đuổi bắt-sau lại dùng mã hoặc pháo truy đổi lợi dụng phá hoại trận địch.
63. Nhưng vị trí hẻo lánh mà linh hoạt cần biết:
– Xe: xe khuất, xe 9 tiến 2, xe 9 tiến 3, xe 9 bình 2, đại xuất xa (?)
– Mã: Mã cung, Mã 3 tiến 1 rồi mã 1 tiến 3 (đáp đầu tượng)
– Pháo: tiến pháo(pháo 8 tiến 1, pháo 8 tiến 3) lùi pháo (pháo 5 thoái 1, pháo 8 thoái 1, pháo 7 thoái 1)
Thơ hay về cờ tướng
Cập nhật: 17-09-2017 03:10:06 | Video các trận chiến hay | Lượt xem: 1422
Các câu thơ hay nhất về cờ tướng - ngầm chứa những lời dạy thấm thía về cách đi quân, xử thế.
a, Khẩu quyết chơi phi Pháo
Pháo đánh phá ngoài biên
Nhằm Tốt tiêu diệt liền
Pháo công vào chính diện
Rồi Pháo giác góc biên
Nhằm vào Sĩ chờ sẵn
Thừa cơ diệt Tượng liền
Nhờ vào Xe yểm trợ
Mã tung hoành ngang nhiên
b, Khẩu quyết phá trận phi Tượng
Pháo nằm ở trung cung
Mã cả đôi cùng công
Một Xe tuần hà trước
Tốt giữa cứ xung phong
Thọc Xe cản mắt Tượng
Pháo phía sau giáp công
Một Mã đổi hai Tượng
Thế dũng mãnh vô cùng
c, Khẩu quyết trận phi Tượng
Cuộc Tượng thường bình yên
Trung cung Sĩ kết liên
Xe lên hà giữ vững
Mã sau che chắn liền
Đề phòng mắt Tượng tắc
Tốt trung tâm khó lên
Vững thế mới dùng Pháo
Phá địch nhằm hai bên
d, Khẩu quyết chơi pháo đầu
Trước tiên Pháo vào cung
So ra mạnh vô cùng
Mã luôn giữ Tốt giữa,
Sĩ lên che Tướng trung.
Tượng cần Xe yểm trợ
Tốt hai cánh nên bung.
Nếu đem Pháo lâm trận
Mã sang sông theo cùng.
e, Khẩu quyết trận Sĩ giác Pháo
Góc Sĩ, Pháo nằm yên
Hai Xe xuất trận tiền
Quá hà Xe Pháo thượng
Pháo và Mã kết liên
Xe đánh tung Sĩ Tượng
Mã Pháo cùng xông lên
Địch quân không lo thủ
Tướng tất bị bắt liền
--------------------------------------------------
Pháo đánh phá ngoài biên
Nhằm Tốt tiêu diệt liền
Pháo công vào chính diện
Rồi Pháo giác góc biên
Nhằm vào Sĩ chờ sẵn
Thừa cơ diệt Tượng liền
Nhờ vào Xe yểm trợ
Mã tung hoành ngang nhiên
b, Khẩu quyết phá trận phi Tượng
Pháo nằm ở trung cung
Mã cả đôi cùng công
Một Xe tuần hà trước
Tốt giữa cứ xung phong
Thọc Xe cản mắt Tượng
Pháo phía sau giáp công
Một Mã đổi hai Tượng
Thế dũng mãnh vô cùng
c, Khẩu quyết trận phi Tượng
Cuộc Tượng thường bình yên
Trung cung Sĩ kết liên
Xe lên hà giữ vững
Mã sau che chắn liền
Đề phòng mắt Tượng tắc
Tốt trung tâm khó lên
Vững thế mới dùng Pháo
Phá địch nhằm hai bên
d, Khẩu quyết chơi pháo đầu
Trước tiên Pháo vào cung
So ra mạnh vô cùng
Mã luôn giữ Tốt giữa,
Sĩ lên che Tướng trung.
Tượng cần Xe yểm trợ
Tốt hai cánh nên bung.
Nếu đem Pháo lâm trận
Mã sang sông theo cùng.
e, Khẩu quyết trận Sĩ giác Pháo
Góc Sĩ, Pháo nằm yên
Hai Xe xuất trận tiền
Quá hà Xe Pháo thượng
Pháo và Mã kết liên
Xe đánh tung Sĩ Tượng
Mã Pháo cùng xông lên
Địch quân không lo thủ
Tướng tất bị bắt liền
--------------------------------------------------
Giải Cờ thế giang hồ tập 7 Khai thác tâm hung
Cờ thế giang hồ chọn lọc tập 7 thế cờ hiểm ác
Ý nghĩa sâu xa của một ván cờ
Cập nhật: 05-09-2015 03:45:01 | Video các trận chiến hay | Lượt xem: 1104
Trên một bàn cờ, hai
người chơi thay phiên nhau đánh những nước cờ “cân não” nhất mà ở đấy
người chơi có nhiệm vụ bảo vệ cho được quân Tướng của mình. Đây chính
trò chơi Cờ Tướng. Ra đời từ Trung Quốc, cờ Tướng vẫn phát triển và tồn
tại đến ngày hôm nay và lan rộng đến khắp quốc gia trên thế giới và được
xem là trò chơi trí tuệ nhất. Ở môn quân cờ, vị trí và nước đi đều để
lại cho người chơi một ý nghĩa sâu xa nhất.
Tổ quốc trên hết
Xưa nay, dan tộc nào cũng đặt Tổ quốc lên trên hết. Tổ quốc vừa cao quý vừa thiêng liêng, mọi công dân trong nước phải tôn thờ, bảo vệ. Tổ quốc là gốc của đất nước, dân tộc gắn liền với sự tồn vong một quốc gia, nếu nước mất thì dân tộc bị nô lệ nhục nhã…không xứng đáng sống trên cõi đời. Do đó, mọi người phải liều chết để bảo vệ Tổ quốc – như những quân Tốt trong bàn Cờ Tướng. Tổ quốc được tượng trưng bằng Tướng hay vua trong bàn cờ. Tướng ngoài đời thường cũng như trong bàn cờ luôn là linh hồn của cuộc chiến. Tướng mất ắt là chiến bại. Mà chiến bại thì mất nước, tổ quốc lâm nguy.
Trung quân ái quốc
Tính tư tưởng này được độc tôn dưới chế độ phong kiến. Điều này vừa là luật vừa là bản chất đạo đức mẫu mực của mọi thần dân. Trung quân không chưa đủ mà còn phải ái quốc (yêu nước) mới trọn vẹn trách nhiệm, bổn phận người dân. Nhiều người, khi đất nước bị mất (do ngoại xâm) không còn muốn sống nữa.
Trong Cờ Tướng, các quân cờ ví như thần dân trung thành tuyệt đối và quyết hy sinh bảo vệ Tướng, để giữ gìn bờ cõi giang sơn. Khi Tướng bị mất, thì dù còn Xe, Pháo, Mã – đội quân rất tinh nhuệ, hùng mạnh cúng phải chịu đầu hàng.
Dũng cảm hy sinh bảo vệ đất nước
Bất cứ chế độ xã hội nào cũng phải giáo dục cho toàn dân nhuần nhuyễn tư tưởng này. Nếu không dũng cảm hy sinh để bảo vệ đất nước, cứ nhút nhát, chỉ biết hưởng thụ, sống không có lí tưởng, khi thấy giặc là chạy thì dù có được Trời phù trì cũng phải chết thôi. Tất cả các quân Cờ Tướng đều đã thấm nhuần tư tưởng này (dũng cảm hy sinh). Đặc biệt, quân Tốt biểu hiện đức tính này cao nhất. Quân Tốt chỉ biết tiến chứ không lùi, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
Đoàn kết chống ngoại xâm
Một dân tộc không có tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, chắc chắn quốc gia đó, dân tộc đó ắt bị nô lệ. Trong thời buổi cá lớn nuốt cá bé, nước lớn bức hiếp nước nhỏ, tính đoàn kết phải được chú trọng giữ gìn và phát huy. Trong gia đình, nội bộ cơ quan, đơn vị tập thể nhất thiết phải đảm bảo đoàn kết.
Trong Cờ Tướng ý chí đoàn kết thống nhất xuyên suốt mọi quân cờ. Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt được phân ra thành lược lượng phòng vệ và tiêu diệt quân đội đối phương trên đất nhà. Xe, Pháo, Mã, Tốt là lực lượng cơ động, tấn công nhanh quân, tướng đối phương. Dù đặc tính các quân binh chủng có khác nhau, nhưng khi lâm trận rất đoàn kết, thống nhất ý chí quyết chiến quyết thắng, nhất nhất tuân theo một mệnh lệnh chống ngoại xâm, bảo vệ Tướng, bảo vệ nước.
Văn đức võ đức
Văn đức, võ đức là những đức tính của người lãnh đạo và nhân tài trong một quốc gia. Một đất nước nước có nhiều người tài giỏi văn võ song toàn là phước cho dân tộc đó. Muốn được văn võ song toàn ắt phải rèn luyện kiên nhẫn lâu dài – nhà nước phải có kế hoạch, chiến lược đào tạo nhân tài, người dân phải có ý chí học tập để nâng cao tài năng, đạo đức.
Người làm Tướng phải am tường chiến pháp, đức độ khoan dung, dũng cảm không sợ địch mạnh, biết giữ kỷ cương pháp luật, biết lấy nhân nghĩa làm đầu ắt là thu phục được nhân tâm.
Trong Cờ Tướng, quân Xe tượng trưng cho bậc Tướng lãnh có văn đức, võ đức. Xe tài giỏi ghê gớm “nhất xa sát vạn”, là anh hùng cái thế trong thiên hạ, là người quân tử đức độ, khoan dung, đại lượng…biết thương yêu giúp đỡ người cô thế, yếu hèn và không nịnh bợ người trên, không đánh kẻ thất thế, không đánh sau lưng ai, nếu đánh thì đánh trước mặt công khai.
Cờ tướng - thú vui tao nhã không thể thiếu trong một xã hội hiện đại như ngày nay
Cập nhật: 17-09-2017 05:12:51 | Video các trận chiến hay | Lượt xem: 771
Cờ tướng - thú vui tao nhã không thể thiếu trong một xã hội hiện đại như ngày nay
Cờ
tướng – một thú vui tao nhã của người xưa được truyền lại và lưu giữ
như một món ăn tinh thần không thể thiếu cho đến ngày nay. Từ Việt Nam
đến các nơi trên thế giới, cờ tướng len lỏi vào khắp các hang cùng ngõ tận, đâu đâu cũng có cờ tướng.
Chinh phục lòng người không bởi bạc tiền mà bởi tính giải trí manh trí
tuệ kinh điển mà bởi những chân lý ẩn sau những ván cờ, cờ tướng đang
ngày càng phổ biến, được nhân dân phát triển rộng rãi hơn.
Một ván cờ tướng diễn ra là một cuộc đấu trí giữa 2 kỳ thủ mà ở đó 2 kỳ thủ sẽ bằng tài năng và trí tuệ của mình, tìm mọi cách dồn đối phương vào thế bí, đoạt Tướng để giành chiến thắng. Trong đó, binh pháp tôn tử được các kỳ thủ áp dụng rất sắc bén trong mỗi ván cờ.
1. Tấn công chỗ địch không phòng bị, ra quân khi địch không chú ý.
Binh pháp này lợi dụng sơ hở của địch, nhân lúc địch không để ý mà đi ăn quân của địch. Cách đánh này giúp người chơi nắm được thế chủ động, làm cho địch bị rối, mất tập trung, dễ bị mất phương hướng.
2. Lấy cái lợi mà dụ địch, lấy cái lợi mà thúc đẩy binh sĩ mình.
Trong cờ Tướng, người chơi nên biết cách sử dụng những quân cờ mạnh, lấy chúng mà đem ra “dụ dỗ”, đưa quân địch vào lưới mà mình đã giăng lên sẵn. Hơn nữa, người chơi nên biết cách phối hợp các quân cờ mạnh lại với nhau để giành thế chủ động tấn công và phản công, thúc đẩy nhanh quá trình tiến đến quân đối phương.
3. Làm cho đối phương rối loạn để giành quyền chủ động mặt trận.
Cái khéo của người chơi cờ là phải biết đọc được tâm ý của địch. Đây là một việc vô cùng khó nhưng nếu đã biết địch đang nghĩ gì, ta hoàn toàn có thể giành thế chủ động cho mình. Lúc đó địch rối loạn, ta thừa lúc tấn công dữ dội với những nước cờ độc đáo, làm cho địch tiến thoái lưỡng nan mà giành thắng lợi.
4. Tuyệt đối không để cho bên địch tìm hiểu được năng lực của ta.
Khi chơi cờ tướng cần có những tính toán kỹ lưỡng, phải vạch ra từng đường đi nước bước, xem địch ra sao mà tùy cơ ứng biến, chớ có để lộ ra cách bày binh bố trận của ta để địch thâu tóm được, họ sẽ giành thế chủ động mà dồn ta vào đường cùng.
5. Hãy khiêm tốn để đối phương kiêu ngạo chủ quan.
Chơi cờ tướng cũng như một trận chiến, trong trận chiến không nên có suy nghĩ xem thường đối thủ, tự kiêu tự đắc. Luôn ghi nhớ trong đầu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, không nên kiêu căng, ngạo mạn. Khiêm tốn, học hỏi mọi lúc mọi nơi mới là cách hạ gục đối thủ cao tay nhất
Dạo này vợ chồng Hoa cứ lục đục suốt. Nguyên do là chồng Hoa vừa
“phát sinh” một sở thích rất buồn cười. Ngoài thời gian ở cơ quan, hễ
rảnh là anh chạy ra quán cà phê ngồi chơi cờ tướng.
Chơi cờ với bạn, rồi chuyển qua chơi cờ với các cô “tiếp cờ” ở quán.
Ban đầu, Hoa cứ tưởng chơi cờ tướng lành mạnh thôi, đang là mốt của các
ông kia mà. Nhưng đến khi cậu bạn đồng nghiệp đi mục sở thị về, kể chi
tiết các biến tướng của nó thì Hoa mới tá hỏa.
Khỏi phải nói, các “em” chân dài tiếp cờ ăn mặc mát mẻ, kỹ năng điêu luyện và chuyên nghiệp đến mức nào. Giữa không gian máy điều hòa mát rượi, cảnh trí lịch thiệp, lại được người đẹp tiếp cờ, hỏi anh nào không thích? Cho nên, chồng Hoa càng ngày càng mê mệt. Hoa đoán chừng, anh mê cờ thì ít mà mê người thì nhiều, sợ đến lúc nào đó lại chuyển qua đánh “cờ người” thì chết! Nói với anh suy nghĩ này của mình, anh gạt phăng đi, cau có bảo Hoa suy đoán bậy bạ. Vợ chồng đâm ra cãi cọ, giận hờn nhau, mà chung quy chỉ tại mấy con cờ.
Chiếu tướng nha anh !
Hễ hết giờ, anh không còn la cà nhậu nhẹt nữa, mà danh chính ngôn thuận đi đánh cờ, với lý do là giải trí lành mạnh. Việc nhà, vợ con anh chẳng ngó ngàng gì cả, có khi về đến nhà mà dường như tâm trí anh vẫn còn để bên bàn cờ. Khuyên chồng mãi không được, Hoa đâm bực, lại thêm ghen tức, tự hỏi sao bỗng dưng anh lại đổ đốn ra như vậy.
Suy nghĩ hoài, Hoa mới nảy ra chiêu lấy độc trị độc. Mày mò, cô nhờ cậu bạn đồng nghiệp chỉ cách chơi cờ tướng , rồi mua thêm sách về “nghiên cứu”. Quyết tâm “chiếu tướng” chồng, Hoa tích cực luyện tập môn thể thao này. Cứ rảnh là Hoa nghĩ ngay đến cờ. Mà càng chơi, Hoa càng mê, thấy mình lên tay thấy rõ. Giờ thì Hoa đã phần nào thông cảm hơn với chồng, vì hiếm có ngày nào cô không đánh một ván với ai đó, nếu bận quá thì cứ thấy thiêu thiếu khó chịu. Đánh cờ thì có gì là khó nhỉ, anh chơi được, thì Hoa cũng có thể học đánh cờ, thậm chí còn mơ đến chức “kiện tướng” nữa ấy chứ!
Rồi ngày phục thù cũng đến. Hôm đó anh về trễ, mở cửa bước vào đã thấy Hoa ngồi chờ bên bàn cờ bày sẵn. Tưởng vợ bày trò để lại sắp sửa “móc nghéo” gì đây, anh lẳng lặng đi tắm, xong tính chuồn về phòng ngủ. Hoa nhẹ giọng kêu anh lại, rủ anh chơi với mình một ván cờ. Quá bất ngờ, anh chẳng thể nào từ chối. Và càng bất ngờ hơn, anh cứ hỏi mãi là Hoa học chơi cờ hồi nào, ở đâu hay vậy.
Từ hôm đó, hai vợ chồng thường xuyên chơi cờ tướng với nhau. Ai thua, phải dọn dẹp nhà cửa. Ai thua, phải nấu cơm chiều mai chẳng hạn. Cuối tuần, Hoa còn rủ thêm mấy người bạn đồng nghiệp về nhà, nấu vài món gì đó, rồi chơi cờ, để anh có cơ hội giao lưu.
Bây giờ, tuy biết thỉnh thoảng anh cũng ra quán chơi cờ, nhưng lòng Hoa đã bớt lo hơn. Có khi hai vợ chồng cùng đi quán, họ ngồi đấu trí với nhau giữa khung cảnh thiên nhiên mát mẻ. Hoa cũng cố ý ăn mặc thật đẹp, sửa soạn tinh tươm để anh biết vợ mình cũng chẳng thua kém ai. Và Hoa hiểu, để giữ gìn hạnh phúc của mình, chẳng có gì là không thể làm được, xá gì đến chuyện con con là… chơi cờ tướng.
Giờ đây, dân chơi cờ tướng TP có thể ngồi trong những căn phòng cà
phê máy lạnh và được những nữ kỳ thủ xinh như mộng tiếp bạn vài ván cờ
tài tình, kỳ ảo.
Thú thật, tôi đánh cờ tướng thuộc hạng xoàng, mười lần như mười, đấu với bạn bè chỉ mới vài ba nước là xem như bị… chiếu tướng. Vậy mà chẳng hiểu sao lại đâm ra nghiện cờ từ ngày đấu thử vài ba ván với Nguyễn Thị Bích Thủy, cô kỳ thủ ở quán cà phê Bằng Lăng Tím tại một con hẻm nhỏ trên đường Lê Đại Hành, quận 11. Những chiêu thức mà Thủy đưa ra biến hóa thật khó lường, “nội công thâm hậu” chứng tỏ rằng cô gái trẻ này đã có bề dày kinh nghiệm “trận mạc”.
Lên một nước xe, Thủy triết lý thân phận con người đôi khi giống như những con “tốt” vô danh kia. Nếu muốn vươn lên thì phải biết khẳng định mình bằng cách “đứng chân” hợp lý. Quê ở Tuy Hòa, Phú Yên, năm nay cô vừa tròn 22 tuổi, Thủy biết chơi cờ từ năm 10 tuổi do cha “truyền” lại. Ba cô sống bằng nghề bán vé số dạo, cũng là một kỳ thủ có tiếng trong giới tượng kỳ vỉa hè đất Tuy Hòa. Học hết cấp 3, Thủy một thân một mình vào Sài Gòn lập nghiệp, ban đầu đi phụ làm bánh cho một cơ sở bánh ngọt bên quận Tân Phú, một năm trở lại đây chuyển sang làm công việc… tiếp cờ. Thủy đánh cờ và lo trà, nước, tiếp chuyện với khách. Đổi lại, trước khi chia tay, cô thường được không ít “kỳ khách” bồi dưỡng chút ít tiền gọi là…
Thú đánh cờ tướng của dân ghiền cờ đúng nghĩa thì bất kể thời gian nào. Có bữa từ sáng đến khuya, cô chỉ tiếp có 2 khách và đấu dăm ba ván mà đã hết thời gian. Nhưng thật ra, cũng có không ít khách dạng như tôi, đấu cờ dở nhưng chủ yếu đến để nhâm nhi cà phê, đấu vài ván, luận cờ và… ngắm cô kỳ thủ xinh đẹp cho đỡ buồn…
Ngoài Bích Thủy, ông Trần Văn Hùng, chủ quán cà phê tượng kỳ Bằng Lăng Tím còn giới thiệu, quán ông có 4 nữ kỳ thủ khác, đủ cả trường phái chính, tà sẵn sàng “lâm trận” với khách. Họ đều là những “cao thủ” có khả năng xoay chuyển thế cờ, chuyển bại thành thắng trong mọi tình huống…
Không biết nghề tiếp… cờ xuất hiện lúc nào, nhưng ông Trà Đức Đạt, chủ quán cà phê tượng kỳ Hoàng Hạc ở đường Hậu Giang, quận 6, quả quyết rằng thời gian gần đây, cờ tướng đã được đưa vào “kinh doanh” hẳn hoi. Có quán như quán MiMi, đường Hùng Vương; quán Tuyệt Kỷ, đường Tô Ký… có hẳn từng phòng lạnh riêng biệt cho khách vào đây đấu trí, so “thần kinh thép” với các nữ kỳ thủ. Vào đây, khách và nhân viên mặc sức mà bàn luận, bình phẩm về những thế cờ tinh hoa, kỳ bí mà không sợ ai quấy rầy. Tất nhiên, hóa đơn tiền nước cũng kèm luôn khoản tiền… thời gian chơi cờ. Thật ra, với giá 30.000 – 50.000 đồng trong vòng 2 – 3 tiếng đồng hồ, gồm cả tiền nước và “cờ phí” lại được đấu cờ với người đẹp, kể ra cũng không mắc”.
Cái khó của nghề… tiếp cờ so với công việc của tiếp viên bình thường là phải ít nhiều có… trí tuệ, biết chơi cờ và cũng phải từ hạng bậc trung trở lên thì mới tạo được thú vị cho khách. Nhưng với trò chơi cân não, luyện trí này thì không phải ai cũng có thể học và chơi khá được. Giới chơi cờ thường truyền tụng với nhau rằng chơi cờ tướng phải có “tâm cơ”, có người mới học đã chơi nổi trội, còn dù học mấy nhưng không có “duyên” vẫn chỉ là hạng xoàng. Do vậy, tiêu chuẩn hàng đầu để các quán chọn nữ “kỳ thủ” phải là đánh cờ khá và tất nhiên có ngoại hình xinh xắn.
Trên thực tế, những nữ kỳ thủ như Bích Thủy có thể bàn luận khá sâu về những “bí quyết”, những thế cờ truyền kỳ lâu năm như Thái Sơn bí cục, Dẫn xà xuất động… hay như Trần Thanh Lan, nữ kỳ thủ quán Cầu Vồng đường Lê Đức Thọ, với nước đi lúc cờ tàn có thể biến tốt thành… tướng không nhiều. Đáp ứng nhu cầu cung cấp các nữ kỳ thủ cho “công nghệ” cờ tướng, hiện nay đã xuất hiện một số lò chuyên dạy cờ tướng cấp tốc như lò của kỳ thủ Tám Bỉ ở quận 4, Hai Nhơn ở quận 10, Văn Hùng Linh ở chợ Xóm Mới, quận Gò Vấp… Những nơi này nhận “đào tạo” kỳ thủ trong vòng 3 – 5 ngày, gồm những thế cờ căn bản và một vài bí quyết “gia truyền” cho các cô gái muốn theo nghề… tiếp cờ với giá 150.000 – 200.000 đồng/khóa.
Nghề… tiếp cờ xem ra dạo này đang “ăn nên, làm ra” do phong trào người đi chơi cờ giải trí ở các quán cà phê chơi cờ tướng ngày càng nhiều. Một nữ kỳ thủ vừa mới đi đánh cờ thuê được 6 tháng ở một quán cà phê bên chợ An Đông, quận 5 khoe với tôi rằng, bình quân thu nhập cả lương và tiền bồi dưỡng hằng tháng của cô lên đến 3 – 4 triệu đồng.
Không như các “cơ nữ” bida ở nhiều quán với lắm biến tướng tệ nạn xã hội, phần lớn những điểm tượng kỳ… máy lạnh với những nữ kỳ thủ đánh cờ… thuê ở TPHCM chỉ đơn thuần là một sinh hoạt văn hóa giải trí mang lại niềm vui lành mạnh cho nhiều người. Hồng Ánh, nữ kỳ thủ ở quán Hoàng Hạc, nhận xét đa số những “tín đồ” của bộ môn thể thao này đều là người đàng hoàng, khá nghiêm túc và say mê khi “giao đấu” nên ít khi nào xảy ra chuyện “lấn cấn” này, nọ ngoài bàn cờ. Dù đấu theo phái “chánh” hay “tà” thì họ vẫn tập trung vào việc đấu trí, tìm ra những thế cờ hoàn chỉnh…
Gần đây, một vài quán cũng đã xuất hiện việc đặt tiền giải cờ thế như một dạng cờ bạc trá hình giữa khách và các nữ kỳ thủ mà người thua bao giờ cũng là… khách. Chẳng biết do các nữ kỳ thủ thủ cao cờ hay có nhiều “chiêu thức” biến hóa, triệt hạ đối phương khiến các ông khách si tình… tình nguyện thua cuộc và “ngồi đồng” từ sáng đến tối để rồi “cháy túi” khi cờ tàn. Bích Thủy kể rằng cũng có một vài lần, có những nữ kỳ thủ giả danh xin vào làm để mà có cơ hội đấu… “cờ người” với khách nhưng bị chủ phát hiện nên cho nghỉ việc. “ Đây là một bộ môn thể thao giải trí trình độ và lành mạnh, đâu thể để những tệ nạn len lỏi vào được, đúng không anh?”, cô kết luận.
Ván Cờ Kinh Thiên Động Địa Của Tây Độc Nguyễn Thành Bảo Trong ván
đấu này danh thủ Nguyễn Thành Bảo của Việt Nam là người cầm quân đỏ được
quyền đi trước và danh thủ Hồng Trí của Trung Quốc là người cầm quân
đen đi sau. Ván đấu diễn ra tại giải cờ tướng cá nhân nam trẻ Châu Á năm
1998. Đây là ván đấu gây chấn động giới cờ tướng Trung Quốc và toàn thế
giới vì lần đầu tiên làng cờ Trung Quốc bị mất huy chương vàng trong
thể loại cờ tướng. Sau đây là diễn biến của ván đấu mới các bạn cùng
theo dõi.
Cờ Tướng Vô Địch Toàn Quốc 2019 Nguyễn Hoàng Lâm Vs Lại Lý Huynh
Trong ván đấu này danh thủ Nguyễn Hoàng Lâm (Lâm người mẫu) là người cầm
quân đỏ được quyền đi trước và danh thủ số 1 Việt Nam tại thời điểm
hiện tại là người cầm quân đen đi sau. Ván đấu diễn ra vào ngày
21/3/2019 tại Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang trong khuôn khổ giải đấu
vô địch cờ tướng toàn quốc năm 2019, với thể loại cờ tiêu chuẩn 40 phút
tích lũy 30 giây cho mỗi nước đi. Mời các bạn cùng theo dõi. Nguồn sưu
tầm từ website kybai.tv và diễn đàn người yêu cờ
cotuong.thanglongkydao.com
Một ván cờ tướng diễn ra là một cuộc đấu trí giữa 2 kỳ thủ mà ở đó 2 kỳ thủ sẽ bằng tài năng và trí tuệ của mình, tìm mọi cách dồn đối phương vào thế bí, đoạt Tướng để giành chiến thắng. Trong đó, binh pháp tôn tử được các kỳ thủ áp dụng rất sắc bén trong mỗi ván cờ.
1. Tấn công chỗ địch không phòng bị, ra quân khi địch không chú ý.
Binh pháp này lợi dụng sơ hở của địch, nhân lúc địch không để ý mà đi ăn quân của địch. Cách đánh này giúp người chơi nắm được thế chủ động, làm cho địch bị rối, mất tập trung, dễ bị mất phương hướng.
2. Lấy cái lợi mà dụ địch, lấy cái lợi mà thúc đẩy binh sĩ mình.
Trong cờ Tướng, người chơi nên biết cách sử dụng những quân cờ mạnh, lấy chúng mà đem ra “dụ dỗ”, đưa quân địch vào lưới mà mình đã giăng lên sẵn. Hơn nữa, người chơi nên biết cách phối hợp các quân cờ mạnh lại với nhau để giành thế chủ động tấn công và phản công, thúc đẩy nhanh quá trình tiến đến quân đối phương.
3. Làm cho đối phương rối loạn để giành quyền chủ động mặt trận.
Cái khéo của người chơi cờ là phải biết đọc được tâm ý của địch. Đây là một việc vô cùng khó nhưng nếu đã biết địch đang nghĩ gì, ta hoàn toàn có thể giành thế chủ động cho mình. Lúc đó địch rối loạn, ta thừa lúc tấn công dữ dội với những nước cờ độc đáo, làm cho địch tiến thoái lưỡng nan mà giành thắng lợi.
4. Tuyệt đối không để cho bên địch tìm hiểu được năng lực của ta.
Khi chơi cờ tướng cần có những tính toán kỹ lưỡng, phải vạch ra từng đường đi nước bước, xem địch ra sao mà tùy cơ ứng biến, chớ có để lộ ra cách bày binh bố trận của ta để địch thâu tóm được, họ sẽ giành thế chủ động mà dồn ta vào đường cùng.
5. Hãy khiêm tốn để đối phương kiêu ngạo chủ quan.
Chơi cờ tướng cũng như một trận chiến, trong trận chiến không nên có suy nghĩ xem thường đối thủ, tự kiêu tự đắc. Luôn ghi nhớ trong đầu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, không nên kiêu căng, ngạo mạn. Khiêm tốn, học hỏi mọi lúc mọi nơi mới là cách hạ gục đối thủ cao tay nhất
Cách trị thói mê cờ tướng của chồng (Dành cho chị em phụ nữ)
Khỏi phải nói, các “em” chân dài tiếp cờ ăn mặc mát mẻ, kỹ năng điêu luyện và chuyên nghiệp đến mức nào. Giữa không gian máy điều hòa mát rượi, cảnh trí lịch thiệp, lại được người đẹp tiếp cờ, hỏi anh nào không thích? Cho nên, chồng Hoa càng ngày càng mê mệt. Hoa đoán chừng, anh mê cờ thì ít mà mê người thì nhiều, sợ đến lúc nào đó lại chuyển qua đánh “cờ người” thì chết! Nói với anh suy nghĩ này của mình, anh gạt phăng đi, cau có bảo Hoa suy đoán bậy bạ. Vợ chồng đâm ra cãi cọ, giận hờn nhau, mà chung quy chỉ tại mấy con cờ.
Chiếu tướng nha anh !
Hễ hết giờ, anh không còn la cà nhậu nhẹt nữa, mà danh chính ngôn thuận đi đánh cờ, với lý do là giải trí lành mạnh. Việc nhà, vợ con anh chẳng ngó ngàng gì cả, có khi về đến nhà mà dường như tâm trí anh vẫn còn để bên bàn cờ. Khuyên chồng mãi không được, Hoa đâm bực, lại thêm ghen tức, tự hỏi sao bỗng dưng anh lại đổ đốn ra như vậy.
Suy nghĩ hoài, Hoa mới nảy ra chiêu lấy độc trị độc. Mày mò, cô nhờ cậu bạn đồng nghiệp chỉ cách chơi cờ tướng , rồi mua thêm sách về “nghiên cứu”. Quyết tâm “chiếu tướng” chồng, Hoa tích cực luyện tập môn thể thao này. Cứ rảnh là Hoa nghĩ ngay đến cờ. Mà càng chơi, Hoa càng mê, thấy mình lên tay thấy rõ. Giờ thì Hoa đã phần nào thông cảm hơn với chồng, vì hiếm có ngày nào cô không đánh một ván với ai đó, nếu bận quá thì cứ thấy thiêu thiếu khó chịu. Đánh cờ thì có gì là khó nhỉ, anh chơi được, thì Hoa cũng có thể học đánh cờ, thậm chí còn mơ đến chức “kiện tướng” nữa ấy chứ!
Rồi ngày phục thù cũng đến. Hôm đó anh về trễ, mở cửa bước vào đã thấy Hoa ngồi chờ bên bàn cờ bày sẵn. Tưởng vợ bày trò để lại sắp sửa “móc nghéo” gì đây, anh lẳng lặng đi tắm, xong tính chuồn về phòng ngủ. Hoa nhẹ giọng kêu anh lại, rủ anh chơi với mình một ván cờ. Quá bất ngờ, anh chẳng thể nào từ chối. Và càng bất ngờ hơn, anh cứ hỏi mãi là Hoa học chơi cờ hồi nào, ở đâu hay vậy.
Từ hôm đó, hai vợ chồng thường xuyên chơi cờ tướng với nhau. Ai thua, phải dọn dẹp nhà cửa. Ai thua, phải nấu cơm chiều mai chẳng hạn. Cuối tuần, Hoa còn rủ thêm mấy người bạn đồng nghiệp về nhà, nấu vài món gì đó, rồi chơi cờ, để anh có cơ hội giao lưu.
Bây giờ, tuy biết thỉnh thoảng anh cũng ra quán chơi cờ, nhưng lòng Hoa đã bớt lo hơn. Có khi hai vợ chồng cùng đi quán, họ ngồi đấu trí với nhau giữa khung cảnh thiên nhiên mát mẻ. Hoa cũng cố ý ăn mặc thật đẹp, sửa soạn tinh tươm để anh biết vợ mình cũng chẳng thua kém ai. Và Hoa hiểu, để giữ gìn hạnh phúc của mình, chẳng có gì là không thể làm được, xá gì đến chuyện con con là… chơi cờ tướng.
Nghề tiếp cờ tướng ở quán Cafe vừa giải trí vừa kiếm được tiền
Thú thật, tôi đánh cờ tướng thuộc hạng xoàng, mười lần như mười, đấu với bạn bè chỉ mới vài ba nước là xem như bị… chiếu tướng. Vậy mà chẳng hiểu sao lại đâm ra nghiện cờ từ ngày đấu thử vài ba ván với Nguyễn Thị Bích Thủy, cô kỳ thủ ở quán cà phê Bằng Lăng Tím tại một con hẻm nhỏ trên đường Lê Đại Hành, quận 11. Những chiêu thức mà Thủy đưa ra biến hóa thật khó lường, “nội công thâm hậu” chứng tỏ rằng cô gái trẻ này đã có bề dày kinh nghiệm “trận mạc”.
Lên một nước xe, Thủy triết lý thân phận con người đôi khi giống như những con “tốt” vô danh kia. Nếu muốn vươn lên thì phải biết khẳng định mình bằng cách “đứng chân” hợp lý. Quê ở Tuy Hòa, Phú Yên, năm nay cô vừa tròn 22 tuổi, Thủy biết chơi cờ từ năm 10 tuổi do cha “truyền” lại. Ba cô sống bằng nghề bán vé số dạo, cũng là một kỳ thủ có tiếng trong giới tượng kỳ vỉa hè đất Tuy Hòa. Học hết cấp 3, Thủy một thân một mình vào Sài Gòn lập nghiệp, ban đầu đi phụ làm bánh cho một cơ sở bánh ngọt bên quận Tân Phú, một năm trở lại đây chuyển sang làm công việc… tiếp cờ. Thủy đánh cờ và lo trà, nước, tiếp chuyện với khách. Đổi lại, trước khi chia tay, cô thường được không ít “kỳ khách” bồi dưỡng chút ít tiền gọi là…
Thú đánh cờ tướng của dân ghiền cờ đúng nghĩa thì bất kể thời gian nào. Có bữa từ sáng đến khuya, cô chỉ tiếp có 2 khách và đấu dăm ba ván mà đã hết thời gian. Nhưng thật ra, cũng có không ít khách dạng như tôi, đấu cờ dở nhưng chủ yếu đến để nhâm nhi cà phê, đấu vài ván, luận cờ và… ngắm cô kỳ thủ xinh đẹp cho đỡ buồn…
Ngoài Bích Thủy, ông Trần Văn Hùng, chủ quán cà phê tượng kỳ Bằng Lăng Tím còn giới thiệu, quán ông có 4 nữ kỳ thủ khác, đủ cả trường phái chính, tà sẵn sàng “lâm trận” với khách. Họ đều là những “cao thủ” có khả năng xoay chuyển thế cờ, chuyển bại thành thắng trong mọi tình huống…
Không biết nghề tiếp… cờ xuất hiện lúc nào, nhưng ông Trà Đức Đạt, chủ quán cà phê tượng kỳ Hoàng Hạc ở đường Hậu Giang, quận 6, quả quyết rằng thời gian gần đây, cờ tướng đã được đưa vào “kinh doanh” hẳn hoi. Có quán như quán MiMi, đường Hùng Vương; quán Tuyệt Kỷ, đường Tô Ký… có hẳn từng phòng lạnh riêng biệt cho khách vào đây đấu trí, so “thần kinh thép” với các nữ kỳ thủ. Vào đây, khách và nhân viên mặc sức mà bàn luận, bình phẩm về những thế cờ tinh hoa, kỳ bí mà không sợ ai quấy rầy. Tất nhiên, hóa đơn tiền nước cũng kèm luôn khoản tiền… thời gian chơi cờ. Thật ra, với giá 30.000 – 50.000 đồng trong vòng 2 – 3 tiếng đồng hồ, gồm cả tiền nước và “cờ phí” lại được đấu cờ với người đẹp, kể ra cũng không mắc”.
Cái khó của nghề… tiếp cờ so với công việc của tiếp viên bình thường là phải ít nhiều có… trí tuệ, biết chơi cờ và cũng phải từ hạng bậc trung trở lên thì mới tạo được thú vị cho khách. Nhưng với trò chơi cân não, luyện trí này thì không phải ai cũng có thể học và chơi khá được. Giới chơi cờ thường truyền tụng với nhau rằng chơi cờ tướng phải có “tâm cơ”, có người mới học đã chơi nổi trội, còn dù học mấy nhưng không có “duyên” vẫn chỉ là hạng xoàng. Do vậy, tiêu chuẩn hàng đầu để các quán chọn nữ “kỳ thủ” phải là đánh cờ khá và tất nhiên có ngoại hình xinh xắn.
Trên thực tế, những nữ kỳ thủ như Bích Thủy có thể bàn luận khá sâu về những “bí quyết”, những thế cờ truyền kỳ lâu năm như Thái Sơn bí cục, Dẫn xà xuất động… hay như Trần Thanh Lan, nữ kỳ thủ quán Cầu Vồng đường Lê Đức Thọ, với nước đi lúc cờ tàn có thể biến tốt thành… tướng không nhiều. Đáp ứng nhu cầu cung cấp các nữ kỳ thủ cho “công nghệ” cờ tướng, hiện nay đã xuất hiện một số lò chuyên dạy cờ tướng cấp tốc như lò của kỳ thủ Tám Bỉ ở quận 4, Hai Nhơn ở quận 10, Văn Hùng Linh ở chợ Xóm Mới, quận Gò Vấp… Những nơi này nhận “đào tạo” kỳ thủ trong vòng 3 – 5 ngày, gồm những thế cờ căn bản và một vài bí quyết “gia truyền” cho các cô gái muốn theo nghề… tiếp cờ với giá 150.000 – 200.000 đồng/khóa.
Nghề… tiếp cờ xem ra dạo này đang “ăn nên, làm ra” do phong trào người đi chơi cờ giải trí ở các quán cà phê chơi cờ tướng ngày càng nhiều. Một nữ kỳ thủ vừa mới đi đánh cờ thuê được 6 tháng ở một quán cà phê bên chợ An Đông, quận 5 khoe với tôi rằng, bình quân thu nhập cả lương và tiền bồi dưỡng hằng tháng của cô lên đến 3 – 4 triệu đồng.
Không như các “cơ nữ” bida ở nhiều quán với lắm biến tướng tệ nạn xã hội, phần lớn những điểm tượng kỳ… máy lạnh với những nữ kỳ thủ đánh cờ… thuê ở TPHCM chỉ đơn thuần là một sinh hoạt văn hóa giải trí mang lại niềm vui lành mạnh cho nhiều người. Hồng Ánh, nữ kỳ thủ ở quán Hoàng Hạc, nhận xét đa số những “tín đồ” của bộ môn thể thao này đều là người đàng hoàng, khá nghiêm túc và say mê khi “giao đấu” nên ít khi nào xảy ra chuyện “lấn cấn” này, nọ ngoài bàn cờ. Dù đấu theo phái “chánh” hay “tà” thì họ vẫn tập trung vào việc đấu trí, tìm ra những thế cờ hoàn chỉnh…
Gần đây, một vài quán cũng đã xuất hiện việc đặt tiền giải cờ thế như một dạng cờ bạc trá hình giữa khách và các nữ kỳ thủ mà người thua bao giờ cũng là… khách. Chẳng biết do các nữ kỳ thủ thủ cao cờ hay có nhiều “chiêu thức” biến hóa, triệt hạ đối phương khiến các ông khách si tình… tình nguyện thua cuộc và “ngồi đồng” từ sáng đến tối để rồi “cháy túi” khi cờ tàn. Bích Thủy kể rằng cũng có một vài lần, có những nữ kỳ thủ giả danh xin vào làm để mà có cơ hội đấu… “cờ người” với khách nhưng bị chủ phát hiện nên cho nghỉ việc. “ Đây là một bộ môn thể thao giải trí trình độ và lành mạnh, đâu thể để những tệ nạn len lỏi vào được, đúng không anh?”, cô kết luận.
Ván Cờ Kinh Thiên Động Địa Của Tây Độc Nguyễn Thành Bảo
Cờ Tướng Vô Địch Toàn Quốc 2019 Nguyễn Hoàng Lâm Vs Lại Lý Huynh
Tiếp cờ - nghề mới của nhiều cô gái đất Sài Gòn
Điều thú vị với dân chơi cờ TP HCM hiện nay là
được ngồi trong những căn phòng cà phê máy lạnh hòa tiếng nhạc du dương
và có những nữ kỳ thủ xinh như mộng "tiếp" vài ván cờ tài tình, kỳ ảo.
Nữ kỳ thủ Bích Đào đang “tiếp chiêu” với khách tại quán Cầu Vồng, đường Lê Đức Thọ.
|
Nguyễn
Thị Bích Thủy - cô kỳ thủ ở quán cà phê Bằng Lăng Tím tại một con hẻm
nhỏ trên đường Lê Đại Hành, quận 11 có những chiêu thức biến hóa thật
khó lường, chứng tỏ bề dày kinh nghiệm “trận mạc”. Lên một nước xe, Thủy
triết lý thân phận con người đôi khi giống như những con “tốt” vô danh
kia. Nếu muốn vươn lên thì phải biết khẳng định mình bằng cách “đứng
chân” hợp lý.
Quê ở Tuy Hòa, Phú Yên, vừa tròn 22 tuổi, Thủy biết
chơi cờ từ năm 10 tuổi do cha “truyền” lại. Ba cô sống bằng nghề bán vé
số dạo, cũng là một kỳ thủ có tiếng trong giới tượng kỳ vỉa hè đất Tuy
Hòa. Học hết cấp 3, Thủy một thân một mình vào Sài Gòn lập nghiệp, ban
đầu đi phụ làm bánh cho một cơ sở bánh ngọt bên quận Tân Phú, một năm
trở lại đây chuyển sang làm công việc... tiếp cờ. Thủy đánh cờ và lo
trà, nước, tiếp chuyện với khách. Đổi lại, trước khi chia tay, cô thường
được không ít “kỳ khách” bồi dưỡng chút ít tiền gọi là...
Thú đánh cờ tướng của dân ghiền cờ đúng nghĩa thì bất
kể thời gian nào. Có bữa từ sáng đến khuya, cô chỉ tiếp có 2 khách và
đấu dăm ba ván mà đã hết thời gian. Nhưng thật ra, cũng có không ít
khách đấu cờ dở nhưng chủ yếu đến để nhâm nhi cà phê, luận cờ và... ngắm
cô kỳ thủ xinh đẹp cho đỡ buồn.
Thời gian gần đây, cờ tướng đã được đưa vào “kinh
doanh” hẳn hoi. Có quán như quán MiMi, đường Hùng Vương; quán Tuyệt Kỷ,
đường Tô Ký... có hẳn từng phòng lạnh riêng biệt cho khách vào đấu trí
với các nữ kỳ thủ. Vào đây, khách và nhân viên mặc sức mà bàn luận, bình
phẩm về những thế cờ tinh hoa, kỳ bí mà không sợ ai quấy rầy. Với giá
30.000-50.000 đồng trong vòng 2-3 tiếng, gồm cả tiền nước và “cờ phí”
lại được đấu cờ với người đẹp, nhiều thượng khách cho là không đắt.
Nghề... tiếp cờ xem ra đang “ăn nên, làm ra” do phong
trào người đi giải trí ở các quán cà phê cờ tướng ngày càng nhiều. Một
nữ kỳ thủ vừa mới đi đánh cờ thuê được 6 tháng ở một quán cà phê bên chợ
An Đông, quận 5 khoe rằng, bình quân thu nhập cả lương và tiền bồi
dưỡng hằng tháng của cô lên đến 3-4 triệu đồng.
Không như các “cơ nữ” bida ở nhiều quán với lắm biến
tướng tệ nạn xã hội, phần lớn những điểm đánh cờ ở TP HCM đơn thuần là
một sinh hoạt văn hóa giải trí mang lại niềm vui lành mạnh cho nhiều
người. Hồng Ánh, nữ kỳ thủ ở quán Hoàng Hạc, nhận xét đa số những “tín
đồ” của bộ môn thể thao này đều là người đàng hoàng, khá nghiêm túc và
say mê khi “giao đấu” nên ít khi nào xảy ra chuyện “lấn cấn” này, nọ
ngoài bàn cờ. Dù đấu theo phái “chánh” hay “tà” thì họ vẫn tập trung vào
việc đấu trí, tìm ra những thế cờ hoàn chỉnh...
Tuy nhiên, một vài quán cũng đã xuất hiện việc đặt
tiền giải cờ thế như một dạng cờ bạc trá hình giữa khách và kỳ thủ mà
người thua bao giờ cũng là... khách. Chẳng biết do các nữ kỳ thủ thủ cao
cờ hay có nhiều “chiêu thức” biến hóa, triệt hạ đối phương khiến các
ông khách si tình... tình nguyện thua cuộc và “ngồi đồng” từ sáng đến
tối để rồi “cháy túi” khi cờ tàn.
Cái khó của nghề... tiếp cờ so với công việc của tiếp
viên bình thường là phải ít nhiều có... trí tuệ, biết chơi cờ và cũng
phải từ hạng bậc trung trở lên thì mới tạo được thú vị cho khách. Nhưng
với trò chơi cân não, luyện trí này thì không phải ai cũng có thể học và
chơi khá được. Do vậy, tiêu chuẩn hàng đầu để các quán chọn nữ “kỳ thủ”
phải là đánh cờ khá và tất nhiên có ngoại hình xinh xắn.
Trên thực tế, những nữ kỳ thủ có thể bàn luận khá sâu
về những “bí quyết”, những thế cờ truyền kỳ lâu năm như Thái Sơn bí cục,
Dẫn xà xuất động... hay như Trần Thanh Lan, nữ kỳ thủ quán Cầu Vồng
đường Lê Đức Thọ, với nước đi lúc cờ tàn có thể biến tốt thành... tướng
không nhiều. Đáp ứng nhu cầu cung cấp các nữ kỳ thủ, hiện nay đã xuất
hiện một số lò chuyên dạy cờ tướng cấp tốc như lò của kỳ thủ Tám Bỉ ở
quận 4, Hai Nhơn ở quận 10, Văn Hùng Linh ở chợ Xóm Mới, quận Gò Vấp...
Những nơi này nhận “đào tạo” kỳ thủ trong vòng 3-5 ngày, gồm những thế
cờ căn bản và một vài bí quyết “gia truyền” cho các cô gái với giá
150.000-200.000 đồng/khóa.
(Theo Người Lao Động)
Sài Gòn cờ “độ”
Đáp lại bài "Cờ vỉa hè Hà Nội" của bác Themgaidep thì trong TPHCM cũng có bài này, các ACE đọc qua cho biết thêm nhé.
Nguồn: Bài được lấy từ báo Sài Gòn Giải Phóng.
Bài 1: Cái nghiệp đời người
Người ta có thể có nhiều nghề để làm, nhưng kiếm sống bằng cách… lang thang đi chơi cờ tướng, có lẽ không thể gọi là nghề. Theo “kỳ vương” Trần Đình Hòa, cờ tướng, là một cái nghiệp. Hơn thế, nó còn là đam mê đeo đẳng cả kiếp người…
Mảnh bằng... trong tủ
Nguyễn Huy Lam tiến chốt, tiếp tục trận đấu thủ đài ở kỳ đài Nhà văn hóa Thanh Niên bằng thế “bình phong mã hiện đại”. Đây là một thế trận khá cơ bản đối với giới cao thủ cờ tướng, chuyên dùng cho những người đi sau, khi phải đối chọi với các cao thủ đi trước, tấn công bằng pháo đầu.
Thế trận bình phong mã vốn xuất hiện trong Mai Hoa Phổ từ thời nhà Thanh (Trung Quốc), nhưng cùng với sự phát triển của cờ tướng hiện đại, trận thế vốn có từ hơn 300 năm trước đã được cải biên thành những biến thế mới, có thể đối phó với những thế tấn công hung hãn của đòn “pháo đầu mã đội, cấp tấn trung binh”. “Tối nào mình cũng lên mạng, hoặc lật sách ra nghiên cứu. Mình vừa tải về toàn bộ các ván đấu mới nhất tại giải vô địch Trung Quốc. Đánh cờ tướng bây giờ, không rành khai cuộc, không kịp cập nhật những thế trận mới nhất, có thể thua lãng xẹt một tay “cờ ma” nào đó, nếu để lọt vào một thế trận đã từng diễn ra bên… Trung Quốc”, Lam nói.
Lam là một trong các kỳ thủ trẻ có chút tiếng tăm của TPHCM, và ở một nơi được giới địa ốc cho rằng có thế “rồng nằm, cọp ẩn” (khu Miếu Nổi) nơi có hàng loạt “Quốc tế Đại sư” (đẳng cấp Quốc tế Đại sư được xem như tương đương với kiện tướng quốc tế và đại kiện tướng quốc tế - danh hiệu được công nhận trong cờ tướng). Vị trí cao nhất mà Lam từng giành được, là hạng 6 tại giải vô địch cờ tướng A2 toàn thành vào 2 năm trước.
Tuy nhiên, với đẳng cấp và độ “lì” đòn của mình, hiện nay Lam có thể tự tin để đối mặt cả với các cao thủ hàng đầu của Việt Nam như Trềnh A Sáng, Trương Á Minh, Mai Thanh Minh… Cái Lam trội hơn hết, là tuổi trẻ. Năm nay, Lam mới 30 tuổi và anh mới chỉ gia nhập làng cờ chưa đầy 10 năm nay. Lam thực sự chỉ mới gia nhập “làng cờ” từ khi học năm thứ 2 tại ĐH Kinh tế TPHCM và xem đây là môn thể thao trí tuệ. Với môn thể thao mà người ta có thể chơi ở đỉnh cao đến hơn 60 tuổi như cờ tướng, Lam vẫn còn là “kỳ thủ trẻ” và anh còn một chặng đường rất dài ở trước mắt.
Đó là con đường mà Nguyễn Huy Lam chọn, dù phải xếp mảnh bằng cử nhân kinh tế của mình… vào tủ, để thỏa niềm đam mê.
Chơi cờ ở khu Miếu Nổi - Bình Thạnh.
Cờ tướng giang hồ
Ở khu vực chung cư Miếu Nổi, quận Bình Thạnh, nơi Lam “thường trú” mỗi ngày, có rất nhiều “chuyên gia cờ độ”. Thái “cao su” là một trong số đó. Từng là một vận động viên trong đội tuyển Bình Thạnh trước đây, ông Thái nay đã hơn 60 tuổi, lấy việc đánh cờ tướng “độ” vừa như một thú vui lúc về già, vừa như một nghề để kiếm tiền tiêu.
Nổi danh trong giới cờ tướng với khả năng phòng thủ “dẻo như cao su”, ông Thái là một chuyên gia cờ chấp. “Những người đánh cờ để giải trí, chủ yếu đánh chỉ ở mức độ bình thường. Mình không chấp, người ta không dám chơi với mình. Muốn chơi được nhiều và được lâu, mới đầu mình chấp người ta một ít, sau cứ tăng dần lên. Chấp đến mức mà người ta không thể ngờ là người ta thua, mà cuối cùng người ta vẫn thua, mới có thể đánh được lâu”, ông Thái nói.
Theo ông Thái, ông từng là một thợ cơ khí lành nghề, làm đến bậc 6/7. Nhưng cái nghiệp cờ đeo đẳng ông, cuối cùng đã khiến ông bỏ việc. Bao nhiêu năm “lăn lộn giang hồ” từ trước năm 1975 đến nay đã rèn cho ông Thái một bản lĩnh đánh độ. Về cờ độ, cờ chấp, những người như ông Thái hơn hẳn dân học cờ bài bản như Lam. Mấy chục năm “trong nghề”, dù kiếm được rất nhiều tiền từ cờ tướng độ, nhưng ông Thái chưa bao giờ khá lên được. “Lúc kiếm được “nai” cũng phải chia nhau ra mà ăn, đánh thắng cũng phải đi nhậu à. Có lúc kiếm được nhiều tiền, nhưng cuối cùng, cũng chẳng gom góp được đâu”, ông Thái tâm sự.
Cái may mắn lớn nhất trong đời ông Thái, không phải là những lần gặp được “đại gia” nuôi cơm ông trong nhà hàng tháng trời và đánh độ với ông không sợ hết tiền, mà lại là… lần nhà ông bị cháy trong vụ cháy hơn 40 căn nhà ven kênh Nhiêu Lộc vào dịp tết năm 2004 (tháng 1 năm 2004) … “Nhà tui là nhà ổ chuột, ghép mấy mảnh tôn, mảnh gỗ lại. Tết năm đó, cháy 1 cái hết trơn, không chạy được cái gì, mà cũng có gì đâu mà chạy. Ai ngờ, cháy nhà dịp đó lại may. Thành phố cho tụi tui lên ở tạm chung cư, rồi viện trợ của khắp nơi đổ về. Nào mì, nào gạo, nào tiền. Cháy nhà mà có quá chừng đồ ăn tết”, ông Thái hể hả cười, khoe hàm răng… thiếu tùm lum.
Thư giãn với cờ tướng. Ảnh: HOÀNG ANH THƯ
Đối với các cao thủ cờ tướng giang hồ, nghệ thuật đánh cờ chấp và đánh cờ lừa là điều không thể thiếu. Khác với đánh cờ tại các kỳ đài hay giải đấu, đánh cờ độ, đánh cờ chấp, một trong các yêu cầu quan trọng là phải thủ dẻo, lạng khéo, đưa ván cờ vào những chỗ phức tạp, để người chơi bình thường không thể đưa ra những quyết định chính xác nhất. Mỗi khi người ta có sai lầm, đó là cơ hội của các cao thủ cờ “độ”. “Khi chấp quân, thì mình phải biết rằng, cũng là con xe, con pháo cả, nhưng ở trong tay mình, con xe phải mạnh hơn con xe họ, con pháo phải mạnh hơn con pháo họ”, ông Thái “truyền nghề”.
Đối với làng cờ, các kỳ thủ thường được chia theo đẳng cấp. Theo HLV đội tuyển quốc gia Hoàng Đình Hồng, “tướng” là các cao thủ cấp kiện tướng quốc gia trở lên, những người “đánh cờ không ai chấp nổi 2 nước”. Dưới mức “tướng” đó, các cao thủ cờ tướng giang hồ thường gặp là hạng “tá”.
Tuy nhiên, tại các “làng cờ”, danh hiệu “tướng”, “tá” được phong một cách thoải mái hơn. Những cao thủ như Nguyễn Huy Lam, Thái “cao su” đã được gọi là “tướng” trong “xóm cờ” của mình.
Khu vực chung cư Miếu Nổi có rất nhiều quán café chuyên đánh cờ tướng, “cọp” như ông Thái hay Lam cũng nhiều, mà “nai” (những người đánh cờ yếu nhưng có tiền), cũng lắm. “Buôn có bạn, bán có phường”, phần lớn các “cư dân thường trú” tại đây đều tụ họp thành nhóm, đánh độ một ván lớn tiền thì không chỉ một người cầm quân chơi, mà những người khác đều có thể hùn tiền theo. Thắng cùng ăn, thua cùng chịu. Tất nhiên, khi gặp “nai” chính hiệu, “công nghệ xẻ nai” của “hệ thống cọp” tại đây ít khi để cho “nai” trốn thoát. Tuy nhiên, dễ “ăn” nhất vẫn là các “con nai” thích chơi “cờ úp”, một loại cờ tướng biến tấu, rất phổ biến ở Sài Gòn, và hầu như chỉ phổ biến ở nội thành TPHCM từ hàng chục năm nay.
TPHCM không chỉ là nơi có nhiều điểm đánh cờ tướng độ, mà còn có nhiều “kỳ đài”, một dạng thi đấu cờ có thưởng hàng tuần, được các cơ quan hoặc cá nhân tổ chức. Trong mấy năm gần đây, TPHCM có nhiều kỳ đài nổi tiếng tổ chức hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày như kỳ đài Kỳ ngộ, kỳ đài Cung văn hóa Lao động, Kỳ đài Vọng các, kỳ đài NVH Thanh Niên… Phần thưởng cho người thắng cuộc thường là 100 ngàn đồng, hòa là 50 ngàn. Người thắng được làm “đài chủ”, thủ kỳ đài cho lần tiếp theo. Nếu ván cờ hòa, đài chủ tiếp tục được thủ đài. Tại các kỳ đài như vậy, thường có bình luận viên, bình luận sau mỗi nước đi của ván cờ tại bàn cờ treo bên ngoài cho khán giả xem.
Các kỳ đài tại TPHCM từng thu hút danh thủ hàng đầu khắp cả nước tham gia thi đấu.
Sân chơi của các cao thủ cờ tướng
QĐND - Trong dân gian Việt Nam có nhiều trò chơi trí tuệ, trong đó cờ tướng được xếp tốp đầu. Nhiều người quan niệm chơi cờ tướng là để rèn người, rèn tính, tìm đến sự thư thái trong cuộc sống.
Dịp đầu xuân, cờ tướng là một trong những trò chơi yêu thích thu hút
người chơi, người xem trong các lễ hội. Nói đến lễ hội dành riêng cho cờ
tướng thì Lễ hội chùa Vua (phường Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) thuộc
dạng độc đáo và duy nhất, quy tụ nhiều cao thủ chơi cờ. Chẳng thế mà
người chơi cờ tướng có câu: “Phi chùa Vua bất thành danh thủ”.
Chùa Vua thờ Vua cờ Đế Thích-người được xem là chơi cờ giỏi nhất ở cõi người và cõi trời. Tương truyền, thời nhà Lê (1428-1527), chùa Vua là một trong Tứ quán, cũng là trung tâm đấu cờ tướng của Thăng Long. Từ đó, chùa trở thành đấu trường cờ tướng danh tiếng, nơi tìm ra các cao thủ đấu cờ của nước Đại Việt. Để tưởng nhớ đến công lao của người xưa, Lễ hội chùa Vua được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 9 tháng Giêng hằng năm đã trở thành sân chơi hấp dẫn cho những người đam mê cờ tướng. Trải qua hàng trăm năm, sức hút của Lễ hội chùa Vua vẫn còn vẹn nguyên, là một điểm đến độc đáo thu hút du khách mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Lễ hội chùa Vua-Xuân Kỷ Hợi 2019 quy tụ được đông đảo kỳ thủ đến tranh
tài. Khác với các lễ hội khác, không khí tại đây luôn diễn ra khá trật
tự, yên ắng. Không chỉ người chơi cần tập trung mà người xem cũng nín
thở theo dõi từng nước đi. Chỉ cần một tiếng động cũng khiến người chơi
phân tâm. Có những màn đấu trí căng thẳng đến mức trời đã tối mà chưa
phân thắng bại. Độc đáo nhất lễ hội cần phải kể tới màn đấu cờ người,
nơi các quân cờ do người thủ vai. Người được chọn thi đấu cờ người
thường là các cụ cao niên, có thâm niên nhiều năm thi đấu ở lễ hội. Bà
Lý Mỹ Linh, Phó chủ tịch UBND phường Phố Huế cho biết: “Lễ hội năm nay
thu hút được gần 200 kỳ thủ tranh tài. Không phân biệt chuyên nghiệp hay
nghiệp dư, mọi người đến đây đều có thể dễ dàng đăng ký thi đấu. Mỗi
trận đấu đều thu hút đông đảo người xem, trong đó màn đấu cờ người và
trận chung kết là có sức hút nhất”.
Theo lệ, ai đoạt giải nhất cờ tướng tại Lễ hội chùa Vua 3 năm liên tiếp sẽ được khắc tên trên bia đá giữa sân chùa. Cũng bởi lẽ đó, đây được xem là sân chơi danh giá mà nhiều người chơi cờ tướng ao ước được một lần thi đấu trong đời. Người thắng ở lễ hội này được xem là người chơi cờ giỏi nhất nước. Nhiều tuyển thủ cờ tướng quốc gia cũng đã trưởng thành từ đây, coi sân chơi này để học hỏi kinh nghiệm. Kiện tướng quốc gia Vũ Huy Cường chia sẻ: “Bản thân tôi cũng từng có nhiều kỷ niệm đẹp với Lễ hội chùa Vua. Nhờ giải đấu này, trình độ và kinh nghiệm thi đấu cờ tướng của tôi được nâng lên rất nhiều. Tôi cho rằng đây là một sân chơi bổ ích mà nhiều kỳ thủ trẻ nên thử sức để tích lũy kinh nghiệm”.
Không chỉ là sân chơi tìm ra người chơi cờ giỏi nhất, hằng năm Lễ hội chùa Vua còn là cơ hội để các nhà tuyển trạch chọn ra các tài năng trẻ cho đội tuyển cờ tướng Hà Nội và Việt Nam. Cũng từ sân chơi này, nhiều kiện tướng có bước đệm vững chắc để tự tin thi đấu ở các giải đấu trong nước và quốc tế.
Bài và ảnh: HOA LƯ
Chùa Vua thờ Vua cờ Đế Thích-người được xem là chơi cờ giỏi nhất ở cõi người và cõi trời. Tương truyền, thời nhà Lê (1428-1527), chùa Vua là một trong Tứ quán, cũng là trung tâm đấu cờ tướng của Thăng Long. Từ đó, chùa trở thành đấu trường cờ tướng danh tiếng, nơi tìm ra các cao thủ đấu cờ của nước Đại Việt. Để tưởng nhớ đến công lao của người xưa, Lễ hội chùa Vua được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 9 tháng Giêng hằng năm đã trở thành sân chơi hấp dẫn cho những người đam mê cờ tướng. Trải qua hàng trăm năm, sức hút của Lễ hội chùa Vua vẫn còn vẹn nguyên, là một điểm đến độc đáo thu hút du khách mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Một màn “đấu trí” cờ tướng căng thẳng tại Lễ hội chùa Vua-Xuân Kỷ Hợi 2019. |
Theo lệ, ai đoạt giải nhất cờ tướng tại Lễ hội chùa Vua 3 năm liên tiếp sẽ được khắc tên trên bia đá giữa sân chùa. Cũng bởi lẽ đó, đây được xem là sân chơi danh giá mà nhiều người chơi cờ tướng ao ước được một lần thi đấu trong đời. Người thắng ở lễ hội này được xem là người chơi cờ giỏi nhất nước. Nhiều tuyển thủ cờ tướng quốc gia cũng đã trưởng thành từ đây, coi sân chơi này để học hỏi kinh nghiệm. Kiện tướng quốc gia Vũ Huy Cường chia sẻ: “Bản thân tôi cũng từng có nhiều kỷ niệm đẹp với Lễ hội chùa Vua. Nhờ giải đấu này, trình độ và kinh nghiệm thi đấu cờ tướng của tôi được nâng lên rất nhiều. Tôi cho rằng đây là một sân chơi bổ ích mà nhiều kỳ thủ trẻ nên thử sức để tích lũy kinh nghiệm”.
Không chỉ là sân chơi tìm ra người chơi cờ giỏi nhất, hằng năm Lễ hội chùa Vua còn là cơ hội để các nhà tuyển trạch chọn ra các tài năng trẻ cho đội tuyển cờ tướng Hà Nội và Việt Nam. Cũng từ sân chơi này, nhiều kiện tướng có bước đệm vững chắc để tự tin thi đấu ở các giải đấu trong nước và quốc tế.
Bài và ảnh: HOA LƯ
63 khẩu quyết cờ tướng bạn cần nhớ
Trong khi đánh cờ, người mới chơi hoặc người đã chơi lâu thường
không để ý đến những điểm yếu hay điểm mạnh trong mỗi thế trận mà thường
đánh theo cảm tính nhiều. Hôm nay mình sẽ chia sẻ lại 63 khẩu quyết cờ
tướng, trong này nêu rõ những điểm yếu trong mỗi thế cờ. Bạn hãy dựa
theo mà chọn cách ứng phó hợp lý.
Mục lục
Trở thành cao thủ không thể không nắm vững
63 nguyên lý cơ bản này chỉ có thể rút ra từ 1 quá trình thực tiễn lâu dài, rất có giá trị trong quá trình nâng cao trình độ bởi nó thể hiện những gì quan trọng nhất trong ván cờ 1 cách súc tích, cô đọng nhất. Nhiều bạn cho rằng đây chỉ là lý thuyết xuông không áp dụng được, hãy tham khảo luôn ván cờ ngay dưới mỗi khẩu quyết bạn nhé!1. Hai sĩ khuyết tượng ngại pháo công, 2 tượng khuyết sĩ sợ tốt đâm.
Khi hai sĩ không có tượng che, Sĩ sẽ trở thành “Ngòi” cho pháo công chứ không phải là quân để phòng thủ nữa. Bạn thấy khi về cuối trận mà còn pháo, thường thì người chơi sẽ gác 2 sĩ lên cao để chống pháo thọc. Điều này được chứng minh qua ván cờ mình phân tích phía dưới:2. Nhất xa thập tử hàn
Câu này ý nghĩa nó giống câu “nhất xa sát vạn tử” nghĩa là quân xe có thể giết rất nhiều quân khi về cuối cục của ván cờ. Bạn hãy tìm cách đi sao cho bên đỏ thắng ván cờ phía dưới!Gợi ý của tác giả:
Xe 2 tấn 7 – Tướng 4 tấn 1 ( Nếu đánh phế sĩ thì xe ăn, tướng 4 bình 5, xe ung dung luộc 5 cây tốt kia rồi giết tướng )
Xe 2 thoái 3 – Tướng 4 thoái 1
Xe 2 bình 8 – Tượng 5 thoái 7 ( Nếu lên tốt, sĩ thì xe tấn chiếu ăn tượng rồi luộc 5 cây tốt, thủ thua)
Xe 8 tấn 4 – Tướng 4 tấn 1
Xe 8 thoái 1 – Tướng 4 thoái 1
Xe 8 bình 7 luộc cây tượng rồi tróc 5 quân tốt.
3. Quân chết không vội ăn
Quân chết ở đây bạn có thể hiểu là quân bị kẹt không thể chạy được hoặc mỗi bước chạy đều bị đối phương ăn thì gọi là quân chết. Một số trường hợp quân chết hồi sinh lật ngược ván cờ (cái này gặp trong cờ vây nhiều hơn là cờ tướng).Quay trở lại đây mình có video ván cờ giữa Lê Hải Ninh vs Nguyễn Hoàng Tuấn, do tham ăn quân chết mà Nguyễn Hải Ninh bị lật ngược “cái lồng bàn” và thua trận vô cùng đáng tiếc.
4. Khi có tốt sang sông phải chú ý
– Có quân khác phốt hợp trợ công (xe, pháo mã) để chiếm được vị trí có lợi– Chiếm cứ yếu điểm toàn cục, không tùy tiện hi sinh
Quân tốt khi sang sông có sức mạnh phi thường nếu có các quân khác hỗ trợ. 1 quân tốt sang sông sẽ có sức mạnh là 2 điểm, nếu 2 quân tốt sang sông sẽ không phải sức mạnh 4 nữa mà là 5 nếu 2 quân tốt đó kết hợp với nhau. Sức mạnh này bằng hẳn 1 quân mã hoặc pháo đấy.
Nhiều người chỉ quan tâm Xe, Pháo, Mã còn về tổn thất tốt cũng chẳng quan tâm. Tốt nhiều như vậy nhưng sống đến cuối trận thì lại rất ít. Những người nào hay đánh cờ tàn sẽ hiểu tầm quan trọng của tốt, lúc này Tốt quý như Xe. Vấn đề ở chỗ người chơi đặt quân tốt này vào chỗ nào.
5. điểm quan trọng trong việc tranh tiên khi bố cục
– Khiến đối phương đi vào vị trí như ban đầu (bị lặp lại nước đi)– Thúc ép đối phương đi những nước kém hiệu quả (giảm bớt hiệu quả)
– Quấy nhiễu ý đồ bày trận của đối phương, hoặc tạo thành thế trận vô vị, đối phương không có nước hay để đi
6. khi mã ăn tốt 7 của địch, điểm quan trọng nó có thể uy hiếp tiếp theo là mắt tượng và thần tào.
7. Khi mở tốt biên có 3 điểm sử dụng
– Áp chế mã biên của đối phương
– Có thể nâng xe lên giữ tốt đầu
– Mở đường lên mã (M3.1 rồi M1.3 đứng đầu tượng)
8. Yếu lĩnh của pháo tuần hà
– không gấp lên sỹ, để tránh bị nhòm tượng
– Cùng với xe và tốt phối hợp
– Chú ý đối phương phá hoại căn mã ở dưới rồi dùng nước bắt trói.
9. Yếu lĩnh của mã bàn hà
– chống xe kị hà của kẻ địch đuổi bắt
– chú ý pháo kị hà của địch dùng độ tốt qua sông làm ngòi đuổi bắt
– chú ý pháo kị hà của địch mượn tốt bên mình làm ngỏi đuổi bắt
10. Khi đối thủ dùng pháo ăn tốt biên
– Phải phòng chống nó đâm pháo giác (treo tượng biên hoặc mang pháo ra cản nó…)
– Nếu nó đâm giác, phải dùng xe mã (hoặc xe mã tượng) phối hợp để vây bắt hoặc xua đuổi (dù là mã biên hay mã trong đều phải cố phát huy chức năng này)
11. Nước cờ chỉ có một tác dụng “nước thủ” hay “nước công” đều có hiệu quả hạn chế, phải tìm nước cờ “trong thủ có công”, hoặc “trong công có thủ”
12. Nước cờ có ý đồ lộ rõ ràng thường không dễ thành công, nên làm quen cách đi kín đáo và sâu sắc.
13. Trung cục pháo lợi hơn mã, tàn cục mã lợi hơn pháo.
14. Khi trung lộ hết khả năng đột phá, nên nghĩ chuyện di dời pháo đầu.
15. Khi chiếm tiên thủ (quyền chủ động) nên tránh đổi quân chủ lực tiến công.
16. Xe không đứng nơi hiểm địa
17. Cần chú ý tình thế sau khi đổi quân hoặc ăn quân, ăn quân mà mất tiên không phải là hay
18. thứ tự ưu tiên của các giá trị trong ván cờ: Sát cục-Thế lực-Tiên thủ-Quân
19. Phương hướng suy nghĩ tính toán trong cờ tướng
– Tìm nước đi hay cho bên mình
– Cản trở nước đi hay của đối phương
20. Sĩ chớ lên bừa, tốt không tiến vội, quân kị chỗ kẹt
21. Khi có 3 quân gần cung tướng giặc, chú ý tìm sát cục, thậm chí thí quân tạo sát
22. Pháo tai sĩ nổ sĩ đáy của đối phương nếu đúng thời cơ rất hiệu quả
23. Công việc tính toán nước cờ cơ bản như sau:
– Dụng ý của đổi phương đi nước cờ vừa rồi định làm gì?
– Nước tiếp theo đối phương muốn đi gì?
– Lựa chọn các đối phó của bên mình: Phá hoại mưu kế địch, không cho thực hiện ý định hay là tương kế tựu kế, giả vờ cho đối thủ thi triển kế hoạch?
– Lúc nào cũng phải suy nghĩ vấn đề toàn cục
24. Bố cục đi sau phải biết phân tích nước cờ của đối phương vừa đi
– nếu là nước hay, hay ở chỗ nào? Có thể cản trở cách nào hay? Có thể vừa mượn việc phòng thủ nước cờ đó rồi thừa cơ tấn công không?
– Nếu là nước yếu, yếu như thế nào? Có thể trừng phạt được không? Hay nó lại là một cái bẫy?
25. Khi mã lộ 7 bị đối phương dùng xe đè, phải nghĩ chuyện:
– dùng quân để giữ (như cao xa bảo mã, xe tai sĩ giữ mã, hay dùng pháo giữ mã, thoái mã cung giữ mã) rồi dùng pháo đuổi (đuổi ngang để bắt chết xe, đuổi dọc để mở đường mã lên)
– có thể bỏ mã để xe địch hãm chỗ xấu không? Có thể phóng pháo qua hà để đè vào bắt đôi xe-tượng đối phương không?
26. Xe của ta bị pháo địch đuổi bắt, phải nghĩ:
– Khi chạy đi có tiên thủ nào không? Đuổi quân, dọa sát
– Chạy pháo chặn để đấu pháo được không?
– Chạy khỏi chỗ hiểm trước đã.
27. Khi tốt đầu mã bị đối phương mở đè, phải lưu ý
– Tránh đổi xe, nếu bị đổi xe thì cờ tàn gặp khó
– Nên tranh thủ dùng xe đấu các lộ tốt bị đè
28. Mã ở vị trí tượng ngũ, có thể phòng các nước chiếu mã của địch
29. Mã quỳ có thể phòng thủ, giữ sĩ hiệu quả.
30. Trước khi đổi quân phải nghĩ
– Hình cờ sau khi đổi quân
– Không lấy quân cờ vì trí đẹp đổi quân cờ vị trí xấu, không đổi quân cờ còn có thể chạy với quân cờ đã hết đường chạy, không đổi quân lớn lấy quân bé.
31. Chú ý nước tiên “giả”
32. Xe chiếm được hàng tốt lúc cờ tàn, thứ tự ăn tốt cũng cần tính kĩ.
33. Khi cờ tàn đối phương khuyết 2 sí thích hợp công băng xe mã, có thể dờn dứ ăn nhiều tốt, biến nguy cơ thành thời cơ
34. 2 mã 1 pháo thông thường phối hợp tốt hơn 1 mã 2 pháo
35. Xe pháo mã thông thương phối hợp tốt hơn xe 2 pháo, còn xe 2 pháo lại hay hơn xe 2 mã.
36. Đối với quân xe đối phương cản mắt tượng bên mình:
– phải rút pháo về đuổi để trừ nguy, sau có tiến đâu thì tiến
– thiết kế cạm bẫy nhốt xe địch để dùng pháo bắt, hoặc dùng mã tai sĩ khóa
37. Khi đối sát không vội vàng, đè nén phải chặt chẽ, không được đi nước mềm yếu.
38. đối với mã biên của đối phương, có thể phối hợp xe và pháo để cản tượng bắt chết
39. tùy lúc chú ý xem các đòn dưới đây có thể thực hiện hay không:
– Bỏ quân chiếm thế
– Bỏ trước lấy sau
– Đổi xe lấy pháo mã
– Bỏ quân để độ tốt qua sông
– Khi bị chiếu tướng xem có phản chiếu được hay không.
40. Khi mã thần tào bị gác sĩ cản, có thể chuyển hướng bằng cách tiến lên hoa pháo rồi đáp góc lại chiếu được.
41. Đối phương sử dụng xe để giữ mã (hoặc pháo), lại đem pháo khác ra đuổi xe ta:
– mang pháo của ta chặn phía trước xe, để thêm ngòi và nhòm ngược lại pháo địch
– mang quân khác của ta ra bắt lại xe địch (pháo bắn, tốt ghẹ…hoặc nhảy mã bắt) khiến xe của đối phương phải thôi giữ mã (hoặc pháo)
42. Mã đối phương ăn tốt 3 hoặc tốt 7 nguyên vị của ta, có thể dùng tượng treo lên hà để khóa mã đó của địch.
43. Quân bị đối phương đuổi chưa chắc đã nên chạy, thử xem:
44. mã lẻ qua sông, một pháo đơn độc đều không nên việc gì
45. Khi dựa vào quân giữ (căn) để đấu quân, phải chú ý căn đó có an toàn không? Có khi đối phương ăn quân rồi mới rõ là không đấu được (mà là mất luôn) ví dụ trong trường hợp 4 xe nhìn nhau chẳng hạn
46. Có mấy thủ pháp có thể vận dùng tùy trường hợp:
– Thất tinh kiếm
– Mã nhập cung (chuyển hướng, giữ tượng đáy, giằng mã bắt xe, ngầm khóa xe địch…)
– Pháo ống (quá cung pháo, địch pháo…chỉnh hình, giải thoái khiên chến, phản khiên chế)
47. Khi đã giằng khóa quân đối phương, phải chú ý tránh đối phương mượn
việc bị giằng khóa mà tháo ra để chiếu, dọa sát bắt ngược lại quân mình.
48. Khi xe mượn thế pháo đầu (hoặc pháo ống) để ăn tượng (tức là vào hiểm địa) phải phòng trường hợp đối phương dùng xe hủy pháo.
49. Cờ tàn pháo hoàn, khi ta có pháo đừng vội ăn sỹ tượng quân địch
50. Tùy lúc phải lưu ý tác dụng đột biến của pháo tai sĩ bên ta lẫn bên địch để mà ngăn chặn hoặc phát huy tác dụng.
51. Xe nấp sau mã hoặc pháo, trông tưởng vụng về thực ra biết dùng lại rất khéo.
52. Có lúc lại xuất hiện và tồn tại những vị trí tưởng nguy hiếm hóa ra rất an toàn, theo quy luật và định kiến thông thường thì không thể tiến vào, nhưng xem xét kĩ sẽ thấy là nơi đắc địa, phải lưu ý đừng bỏ lỡ.
53. Nhiều khi trông tưởng có căn, thực tế vô căn hoặc không đủ sức giữ, cần lưu ý.
54. 10 kĩ xảo trong trung cục cần nắm vững: chuyển hướng, chiếu bắt quân, đuổi, đổi quân, Giằng khóa, Ngăn chặn, đè bắt, mở đường, Thí quân, sát cục, ngoài ra lại có nước dừng, nước dờn dứ.
55. Quân 2 bên giao chiến, kẻ dũng cảm sẽ thắng
56. Nước hiểm của xe và mã, xe chiếm hàng ngang dọc, mã khống chế điểm quan trọng
57. Khi tính toán nước cờ, không chỉ chú ý độ sâu, mà phải chú ý độ rộng nữa
58. Đầu tiên tính nháp, sau lại tính kĩ, kị nhất đi liền tay
59. Phải chú ý phòng thủ củng cố bên mình trước, tiếp theo tìm cách gia cường áp lực đối với quân địch, nhịp độ tiến công thong thả được thì tốt, tuân thủ quy luật (tử-quân, tiên-nước tiên thủ, thế-thế lực, sát đã nói ở trên (số 18) được như thế thì thế nào cũng đạt cục diện có lợi.
60. Nguyên tắc bố cục:
– Ra các quân lớn thật nhanh: đường xe phải thông, đường mã phái thoáng, pháo đừng nổ bừa
– Khống chế các quân lớn của đối phương xuất động
– Chú ý các quân lớn phải giữ liên lạc và phối hợp
61. Các vấn đề cần chú ý trong giai đoạn bố cục
– Đi cờ cần đạt hiệu suất (mục tiêu phải rõ ràng, đừng có đi một quân nhiều lần quá, chú ý tác dụng đè địch thoáng ta)
– Không nhất thiết thì tránh lên sĩ tượng nhiều
– Tránh hiện tượng chồng chéo che tắc lẫn nhau
– Chớ tham ăn quân hoặc tham đưa tốt qua sông
– Chớ ăn quân mà mất tiên
– Mã chớ tiến bừa
– Cần chiếm được đường hoặc điểm quan trọng toàn cục
– Lưu ý bỏ quân mà tranh được tiên
– Chú ý tính chất nguy hiểm hay đắc dụng của địa điểm
– Mở rộng không gian hoạt động bên mình, đè nén không gian hoạt động bên địch.
62. Đối với pháo tai sĩ của đối phương (ngũ lục pháo, phản cung mã..) phải xem xét: Dùng xe hoành theo dõi, đuổi bắt-sau lại dùng mã hoặc pháo truy đổi lợi dụng phá hoại trận địch.
63. Nhưng vị trí hẻo lánh mà linh hoạt cần biết:
– Xe: xe khuất, xe 9 tiến 2, xe 9 tiến 3, xe 9 bình 2, đại xuất xa (?)
– Mã: Mã cung, Mã 3 tiến 1 rồi mã 1 tiến 3 (đáp đầu tượng)
– Pháo: tiến pháo(pháo 8 tiến 1, pháo 8 tiến 3) lùi pháo (pháo 5 thoái 1, pháo 8 thoái 1, pháo 7 thoái 1)
Nhận xét
Đăng nhận xét