Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương
thành lập. Thành Cổ Loa được thành lập vào thế kỷ thứ 3 TCN. Hiện nay,
thành Cổ Loa nằm ở xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Vào năm 1962 thành Cổ
Loa được đưa vào danh sách di sản văn hóa quốc gia của Việt Nam. Thành
gắn liền với nhiều truyền thuyết xưa, mà điển hình là truyền thuyết
Trọng Thủy – Mị Châu. Ngoài ra, xét về mặt lịch sử, thành Cổ Loa mang ý
nghĩa to lớn. Nơi này đánh dấu cột mốc dân tộc ta bắt đầu chuyển sang
định cư và đóng đô từ vùng núi sang vùng đồng bằng. Hãy cùng Huynh Hieu
Travel tìm hiểu về thành Cổ Loa nhé!
Dời đô từ vùng núi đến đây và xây dựng nên một thành trì to lớn. An Dương Vương đã tìm hiểu những thuận lợi về mặt địa lý để kiến tạo nên một ngôi thành lịch sử. Thành Cổ Loa
Vị trí địa lý
Thời
xưa, Cổ Loa nằm ở vị trí đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng. Nơi đây giao
thương dễ dàng khi giao tiếp cả đường thủy và đường bộ. Khi nắm giữ nơi
đây, người Âu Lạc sẽ bao quát cả vùng đồng bằng và kiểm soát cả vùng
núi.
Thành Cổ Loa nằm bên con sông Hoành. Nơi giao thoa nối liền
sông Hồng và sông Cầu (Con sông lớn nhất trong hệ thống sông rạch chằng
chịt Thái Bình). Việc nắm giữ đường thủy cả hai con sông Hồng và sông
Thái Bình mang đến lợi thế thông thương to lớn cho thành Cổ Loa. Hai con
sông này gần như chiếm toàn bộ hệ thống đường thủy Bắc bộ thời bấy giờ.
Nếu muốn ra biển lớn chỉ cần xuôi theo con sông Hồng. Nếu muốn đi ngược
lại vùng đồng bằng Tây Bắc thì xuôi theo con sông Thái Bình. Thành Cổ LoaMặt
còn lại của thành Cổ Loa là vùng đồng bằng rộng lớn. Nơi đây bắt đầu
xuất hiện nhiều xóm làng, dân chúng sống đông đúc. Kinh tế phát triển
vượt bậc với đủ các loại nghề: Trồng lúa, thủ công nghiệp, đánh bắt cá,…
Tuy giai đoạn trị vì của An Dương Vương chỉ khoảng 30-50 năm. Nhưng đây
là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình của dân tộc Việt cổ. Địa lý từ
vùng núi sang vùng đất đồng bằng trù phú. Không những là kinh tế tăng
trưởng vượt bậc mà nền văn hóa Đông Sơn cũng rực rỡ nhất vào giai đoạn
này.
Giai đoạn xây dựng thành Cổ Loa
Thành
Cổ Loa xưa và nay có sự khác biệt. Thời gian trôi qua, với sự tác động
của thiên nhiên và con người đã làm thành Cổ Loa thay đổi.
Thành Cổ Loa xưa
Theo
sử sách xưa, thành được xây quanh co chín lớp, chu vi chín dặm, sâu
nghìn trượng, xoáy tròn như hình ốc. Nên được gọi là Loa Thành (“loa” có
nghĩa là con ốc). Thành còn có tên nôm là Chạ Chủ và nhiều tên khác như
Khả Lũ (“Lũ” có nghĩa là quanh co nhiều lớp), Côn Lôn thành (ý nói
thành cao như núi Côn Lôn bên Trung Quốc) hoặc Việt Vương thành (thành
của vua xứ Việt), dân địa phương gọi bằng tên tiếng nôm là thành Chủ.
Để
có đất xây thành, An Dương Vương phải cho dời dân tại chỗ đi nơi khác.
Theo truyền thuyết thì làng Quậy hiện nay nguyên vốn ở tại Cổ Loa đã
phải dời xuống vùng đất trũng cuối dòng sông Hoàng để An Dương Vương xây
thành. Thành Cổ LoaThành
Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô
lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử
xây dựng thành lũy của nước ta”
Vào thời Âu Lạc, con người chỉ mới
làm quen với một ít kỹ thuật sơ khai, công cụ lao động còn rất thô
thiển, ít hiệu quả, tất cả công việc đều do bàn tay người mà ra. Muốn
xây được công trình với “quy mô lớn vào bậc nhất” này, phải có một số
lượng khổng lồ đất đào đắp, đá kè và gốm rải. Nhà nước Âu Lạc hẳn đã
phải điều động một số nhân công rất lớn để lao động trong một thời gian
rất dài mới có thể hoàn thành được. Các nhà khảo cổ học cho rằng đã phải
có đến hàng vạn người làm việc hàng năm cho công trình này.
Khi
xây thành, người xưa đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình
tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao
hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường
thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường
thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh
con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn
cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng.
Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến
cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.
Chất liệu chủ
yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè
cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè
nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được
chở tới từ các miền núi. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải
dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt
lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng
lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với
độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung
rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt
hay hai mặt.
Tường
thành phía ngoài được xây dựng đứng để gây khó khăn cho đối phương, còn
mặt trong thì được xây thoai thoải để dễ dàng lên xuống.
Thành Cổ Loa từ đời Ngô Quyền đến hiện nay.
Ngô
Quyền cho đóng đô ở thành Cổ Loa. Ngô Quyền đã tiến hành nhiều cải cánh
khác nhau. Mà điển hình là việc tu sửa lại thành Cổ Loa thành nơi trung
tâm về quân sự, kinh tế và văn hóa của cả nước. Tuy vậy Ngô Quyền chỉ
tại vị được 6 năm, một tòa thành Cổ Loa hoàn toàn mới của triều đại nhà
Ngô như ý kiến của một số nhà nghiên cứu, thật khó có điều kiện khả thi.
Thành Cổ Loa trong thời gian ngắn này có lẽ chỉ được đắp thêm từng phần
trên cơ sở tòa thành cũ của An Dương Vương đã được gia cố nhiều lần
trong thời kỳ Bắc thuộc. Thành Cổ LoaTừ
thời của Ngô Quyền đến nay, thành Cổ Loa đã được tu sửa và xây dựng
thêm. Thành lúc ấy có 3 vòng chính, chia thành: Thành nội, thành trung
và thành ngoại.
Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng
trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo
phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy
xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào
thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao
đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối
lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.
Thành nội
hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6
m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào
tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là
một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất
là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có bốn cửa ở các hướng cống
song, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).
Mỗi
vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ
10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và
thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có
hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa
thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.
Sông
Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam
và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến
Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít,
chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay
xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của
thành Nội.
Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú
đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo
truyền thuyết,Thục Phán An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các
hào rồi ra sông Hồng.
Những giá trị thành Cổ Loa mang lại
Trong
cấu trúc thành Cổ Loa khi xây dưng, thành Cổ Loa tận dụng lợi thế thiên
nhiên khá nhiều. Vì vậy, trên những gò đất cao và dài là những ụ, lũy
được xây dựng để canh gác. Một số lũy như vậy được dân đặt tên như Đống
Dân, Đống Chuông, Đống Bắn…
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện
sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống
ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy,
Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình
và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ
binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng
bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến. Thành Cổ LoaVề
mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính,
thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ
này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ
chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã
có giai cấp rõ ràng và xã hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời
Vua Hùng.
Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu
tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng
tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân
thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi
chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều
làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm, vào ngày 6
tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng
nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An
Dương Vương.
Hiện
nay Cổ Loa là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam, và vào ngày
27/9/2012 di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được
Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Thành Cổ Loa hiện nay và quy hoạch tương lai
Trong
những năm gần đây thành Cổ Loa bắt đầu khoác lên mình một diện mạo mới
hơn. Các dự án quy hoạch và tu sửa thành Cổ Loa đang được phát triển
thêm nhiều hơn. Một số dự án tu bổ tôn tạo trong khu vực Cổ Loa như: Am
Mỵ Châu, đình Ngự triều di quy, đền An Dương Vương, đình-chùa Mạch
Tràng, Giếng Ngọc, khảo cổ học Mắt Rồng, Bãi Mèn, Đồng Vông… cùng một số
công trình giao thông đã hoàn thành như đường vào cửa Tây, cầu qua sông
Hoàng, bãi để xe và một số hạng mục phụ trợ.
Xã Cổ Loa hiện có 14
thôn, xóm trong đó 11 xóm ở trên, trong hoặc giữa các vòng thành. Điều
này đã tạo nên sự khác biệt của Cổ Loa so với các khu di tích khác. Khu
di tích này vẫn cộng động cho người dân sống xen kẻ bên trong. Cũng từ
đây nảy sinh những khó khăn trong công tác bảo tồn. Theo thống kê năm
1997, số hộ dân trên mặt thành và hào là 330 hộ. Theo thống kê năm 2005
của Văn phòng Tư vấn và Chuyển giao công nghệ xây dựng – trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội(đơn vị lập báo cáo đầu tư tu bổ tôn tạo khu di tích Cổ
Loa) thì tổng số dân trên đất thành là 394 hộ, trong đó khu thành Nội có
119 hộ. Sự tăng hộ này là do dân số tăng tự nhiên trong các xóm, làng
(tỉ lệ tăng tự nhiên ở Cổ Loa là 1,33%/năm). Số nhà mới xây dựng vì thế
cũng tăng lên, hầu hết là xây dựng trên đất thổ cư đã được cấp giấy phép
quyền sử dụng đất.
Những
việc đó tạo nên nhiều tổn hại cho di tích Thành Cổ Loa. Nhưng hiện đang
được khắc phục dần. Những kế hoạch bảo tồn chi tiết đã được thông qua.
Hy vọng thành Cổ Loa sẽ giữ lại những nét cổ xưa độc đáo làm nên một di
tích cấp quốc gia.
Thành Cổ Loa – Nhớ lại lịch sử Kinh đô của nhà nước Âu Lạc xưa
Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô
của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương
Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn
Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công
nguyên.
Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Vị trí địa lý
Nếu Văn hoá Phùng Nguyên gắn với sự ra đời của Nhà nước Văn Lang định
đô ở Phong Châu (ra đời vào khoảng thế kỷ VII đến V TCN), thì với cuộc
kháng chiến chống nhà Tần thắng lợi vào năm 208TCN, theo truyền thuyết
thì Hùng Vương trao ngôi báu cho Thục Phán lấy hiệu là An Dương Vương,
lập ra Nhà nước Âu Lạc và định đô về phía hạ lưu tại vùng đất Đông Anh
(Hà Nội) ngày nay.
Cấu trúc Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được các nhà khảo
cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc
cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người
Việt cổ". Một số hình ảnh xưa:
Dấu tích một đoạn thành Cổ Loa
Đền Cổ Loa
Đền thờ An Dương Vương
Nhà bia thành Cổ Loa
Hãy du lịch khu vực thành Cổ Loa,
Ai từng đọc lịch sử nước nhà thì không thể không biết đến thành Cổ
Loa, Thục Phán An Dương Vương. Và ai đã từng đọc các câu chuyện cổ tích,
truyền thuyết Việt Nam thì không thể không biết đến truyền thuyết Mỵ
Châu - Trọng Thủy. Tôi đến Cổ Loa vào một ngày nắng đẹp, với một chút tò
mò lẫn khao khát được quay trở lại với nguồn cội lịch sử đã tồn tại
hàng ngàn năm.
Bao quanh giếng Ngọc là một hồ nước khá lớn, đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ phong phú vào những dịp lễ hội
Qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống.
Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã ba
rẽ phải, đi tiếp 2km nữa là vào khu di tích Cổ Loa.
Dù chỉ cách trung tâm thủ đô không xa, nhưng khi đặt chân lên mảnh
đất cố đô trong tôi vẫn có cảm giác thật sự khác lạ. Không gian thoáng
đãng, không khí trong lành. Cổ Loa trước mắt như hiện thân cho hình ảnh
của một làng quê Bắc bộ, với những bến nước sân đình, cây đa cổ thụ
bởi hơi thở của cuộc sống hiện đại với những nét văn hóa “lai căng”
dường như chưa xâm lấn vào cuộc sống nơi đây.
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương
Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân
dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên. Đây là thủ đô thứ hai
của Việt Nam sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay), là thủ đô thời các
vua Hùng.
Theo các tài liệu khảo cổ học, xa xưa nơi đây là rừng rậm, do biến
đổi của thiên nhiên nên tất cả đã chìm vào lòng đất, hiện chỉ còn dấu
tích những dải than bùn lớn, những cây cổ thụ... kéo dài qua nhiều địa
phương từ Đài Bi qua Cầu Cả, Đại Đà, Hội Phụ đến Lỗi Khê.
Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng
thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km
về phía bắc.
Cổng tam quan vào đình Cổ Loa
Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có
diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn. Thành Cổ Loa theo tương
truyền gồm chín vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn,
các nhà khoa học thấy thành có ba vòng, trong đó vòng thành nội rất có
thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.
Chu vi vòng ngoài thành là 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km,
diện tích trung tâm lên tới 2km². Thành được xây theo phương pháp đào
đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt
ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong
đánh ra thì dễ. Lũy cao từ 4 m-5m, có chỗ cao 8 m-12 m. Chân lũy rộng
20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu
m3.
Từ vòng trong - trung tâm của khu di tích Cổ Loa - tôi men theo các
con đường làng để “xoáy” trở ra đến vòng ngoài. Trải qua hàng ngàn năm
với những thắng trầm của lịch sử, với những sự thay đổi của thiên nhiên
tạo hóa, những bờ tường kiên cố ngày xưa, nay chỉ còn những gò đất cao
trung bình khoảng 2m, tuy nhiên theo lời các cụ bô lão trong làng thì
muốn đi được hết được cả ba vòng tường thành phải mất gần nửa ngày trời.
Cụm di tích Cổ Loa hiện nay thuộc vòng trong, bao gồm chủ yếu các
đình, đền thờ, tiêu biểu như đền thờ Thục Phán An Dương Vương (đền
Thượng), giếng Ngọc, am Bà Chúa và dinh Ngự triều di quy.
Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong, là tới đình làng Cổ Loa.
Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan
triều hội ngày xưa nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy”.
Tiền sảnh “Ngự triều di quy”, nơi thờ các quan văn võ nước Âu Lạc
Ban thờ bá quan văn võ
Bên trong “Ngự triều di quy" còn có rất nhiều di tích khảo cổ niên
đại hàng nghìn năm, đặc biệt là những mũi tên bằng đồng từ thời An Dương
Vương.
Những mũi tên này được khai quật tại di chỉ Cầu Vực, Cổ Loa có niên đại 2.000-2.500 năm
Cạnh đình là am Bà Chúa - miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới
gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công
chúa đáng thương với "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng
đá hình người cụt đầu, ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.
Tượng bà chúa Mỵ Châu là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt
đầu. Huyền thoại kể rằng: sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt
về bãi Đường Cấm, ở phía đông thành Cổ Loa, dân trong thành đem võng ra
cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay
tại chỗ.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền
dựng trên nền nội cung ngày trước. Đền này mới được làm lại hồi đầu thế
kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê
Sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại
đền. Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thủy tự tử vì
hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần!
Trong quần thể khu di tích lịch sử Cổ Loa, đền Thượng (đền Thục Phán
An Dương Vương) là điểm tham quan đáng chú ý nhất. Đền được xây dựng năm
1687 đời vua Lê Hi Tông, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của
vua.
Cổng tam quan hiện lên một cách oai nghiêm sừng sững
Dù đã có niên đại hàng trăm năm, song trên mình rồng không có một chút rêu phong
Trước cửa đền có đôi rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, được chạm trổ tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê.
Qua cửa tam quan, bước vào trong đền những hàng cây xanh hai bên đền
là một không gian thoáng đãng, trong lành khiến ai cũng cảm thấy tâm hồn
sảng khoái, thanh thản.
Những cây đa cổ thụ xanh rờn bao quanh khu đền
Bước vào bên trong ngôi đền là một không gian khá rộng với lần lượt
những ban thờ của các vị bá quan văn võ, tứ trụ triều đình, thần Kim Quy
và bàn thờ của Thục Phán An Dương Vương.
Sự tĩnh mịch của ngôi đền, khác xa với sự ồn ào náo nhiệt ở bên ngoài
Ban thờ thần Kim Quy, trên bàn thờ là chiếc nỏ thần, thứ vũ khí bí mật làm khiếp sợ kẻ thù.
Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức
tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo. Cổ Loa
ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự
sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong
công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm,mà nó còn là một điểm đến lý
tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn
hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.
Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ
hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là
để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.
ngochinh.violet.vn
Thành Cổ Loa nguyên thủy có mấy vòng?
Thế giới mới
Hiện
tại, nhìn vào di tích Cổ Loa, ta thấy có ba vòng thành khép kín, thành
nội (Kiển thành), thành trung và thành ngoài. Thế nhưng đâu là thành Cổ
Loa nguyên thủy do An Dương Vương xây dựng? Các nhà sử học vẫn chưa
thống nhất ý kiến. Giáo sư Đỗ Văn Ninh cho rằng Kiển thành là do tướng
Mã Viện của nhà Hán xây sau khi đánh thắng Hai bà Trưng.
Thành Cổ Loa đã được xây như thế nào?
Năm 257 trước Công nguyên, nước Âu Lạc được thành lập. An Dương Vương
vừa định đô ở Cổ Loa đã bắt tay ngay vào việc xây đắp kinh thành. Theo
cấu trúc còn lại hiện nay, Loa thành gồm có:
Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành
rộng từ 6-12m, chân rộng từ 20-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào
tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có
khuôn hình cân xứng, dài 6.500m, nơi cao nhất 10m, mặt thành rộng trung
bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam,
trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng. Thành ngoài cũng không có
hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung
bình 3-4m (có chỗ tới hơn 8m). Phía ngoài thành này có hào bao bọc bốn
phía. Riêng phía nam không có hào vì con sông Hoàng chảy qua đây. Sở dĩ
tường thành cổ quái như vậy là vì người xưa đã biết tận dụng triệt để
những gò đất tự nhiên, đắp nối chúng lại để làm tường thành.
Tương tự như tường ngoài, tường giữa cũng được xây dựng theo cách đắp
nối các gò đống tự nhiên thành một vòng tường không có hình dạng cụ
thể, do vậy khoảng cách giữa hai vòng thành không đều nhau. Càng về phía
nam hai vòng càng gần nhau, cuối cùng được nối liền, chừa một khoảng
trống làm cửa thành (cửa Trấn Nam) - lối vào chính.
Như vậy, gần 15.000m tường thành Cổ Loa có cùng một đặc điểm xây dựng
là triệt để lợi dụng địa thế tự nhiên, đắp vòng nối với nhau nơi Trấn
Nam môn, tạo thành một hình xoáy trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Cách
đắp này cổ kim, Đông Tây chưa hề có.
Chính nhờ phương pháp đắp nối nên trong một thời gian rất ngắn, với
nhân lực không đông, sử dụng công cụ bằng đồng, An Dương Vương Thục Phán
đã xây dựng được một công trình đồ sộ hiếm thấy. Phương pháp đào hào
của dân Âu Lạc cũng có tính sáng tạo đáng kể. Đất hào đắp lên tường vừa
giải quyết vấn đề vật liệu, vừa tăng thêm một vòng chướng ngại. Người
xưa đã đạt được thành công kép, giảm được phân nửa công sức và nhân đôi
mức độ hiểm trở của tòa thành.
Vòng thành nào không do An Dương Vương xây?
Theo giáo sư Đỗ Văn Ninh, vòng thành trong cùng (Kiển thành)
lâu nay vẫn bị nhiều người lầm tưởng là vòng thứ ba của kinh thành Cổ
Loa được An Dương Vương xây vào khoảng năm 257 TCN. Sự thực, Kiển thành
là do tướng Mã Viện của nhà Hán xây sau khi đánh thắng Hai bà Trưng. Cổ
Loa thời An Dương Vương chỉ có hai chứ không phải ba vòng thành.
Về mặt kiến trúc, Kiển thành được đắp thành hình chữ nhật, chu vi
1.600m, mặt thành cao 10m. Thành chỉ mở một cửa ở chính giữa mặt tường
phía nam và cũng có hào bao quanh. Đáng chú ý là thành có đắp 12 hồi (ụ đất) nhô ra ngoài rất cân xứng, mỗi mặt có bốn hồi.
Cả bình đồ kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và những phát hiện khảo cổ
học trong thành đều chứng minh rằng vòng thành này không phải là sản
phẩm của thời An Dương Vương. Hoả hồi của Kiển thành được dựng theo lối
thành Hán có rất nhiều ở phía bắc Trung Quốc. Hỏa hồi được đắp để ngăn
chặn đối phương tiếp cận chân thành. Đây cũng là di tích hỏa hồi đầu
tiên ở Việt Nam.
Giáo sư Đỗ Văn Ninh nhận định, cách xây dựng theo kiểu tạo một bình
địa, gặp gò đống thì san bằng, gặp ao hồ thì san lấp rồi mới đắp tường
để có tòa thành sắc cạnh là của người Trung Hoa. Kiển thành cũng đã được
làm như thế bởi đất Cổ Loa xưa không ít ao đầm. Các nhà khảo cổ học đã
từng khai quật và phát hiện những hòn đá và cây chống lầy để đắp tường
thành. "Chúng tôi cũng đã tìm được một loại di chỉ có rất nhiều trong
khu vực Kiển thành, mà một thời giới nghiên
cứu gọi một cách không thỏa đáng là "gốm Cổ Loa". Di chỉ này là những
mảnh ngói ống, ngói bản, đinh ngói và đầu ngói ống. Thực ra, những vật
liệu lợp nhà này là sản phẩm của người Hán. Người Việt không lợp nhà
bằng loại ngói này", giáo sư Ninh nói.
Bên trong Kiển thành, các nhà khoa học còn tìm thấy những khuôn giếng
bằng đất nung. Đây cũng là những khuôn giếng quen thuộc của người Hán.
Trong tiến trình lịch sử văn hóa, người Việt đã tiếp thụ khá nhiều yếu
tố văn hóa của Trung Hoa nhưng ngói ống lợp nhà, khuôn giếng đất nung
vừa kể là những yếu tố người Việt đã từ chối tiếp nhận.
Khi tiến hành khai quật ở Kiển thành, nhóm nghiên cứu của giáo sư
Ninh đã đào được những ngôi mộ Hán xếp bằng gạch in chữ, có niên đại rất
xa xưa như: Vĩnh Nguyên thập nhất niên trị (năm thứ 11, niên hiệu Vĩnh Nguyên - đời vua Hán Hòa Đế - năm 99); Vĩnh Nguyên thập thất niên trung tự (năm thứ 17, niên hiệu Vĩnh Nguyên - đời vua Hán Hòa Đế - năm 105) và Vĩnh Sơ ngũ niên trung trị đại hình chuyên (năm thứ 5, niên hiệu Vĩnh Sơ - đời vua Hán An Đế -
năm 111). Như vậy, những viên gạch này cho chúng ta biết thời gian người Hán sống, cai trị, xây nhà và được an táng ở đây.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã chép: "Mã Viện sau khi
đánh bại Hai Bà Trưng đã chia huyện Tây Vu làm hai huyện là Phong Khê và
Vọng Hải. ở Phong Khê đắp Kiển thành làm trị sở".
Kiển thành là thành hình con kén. Nhà sử học Đào Duy Anh cho rằng
Kiển thành là nhân địa điểm cũ mà xây lên. Những phát hiện khảo cổ học
cũng chứng minh điều đó. Vì địa thế vùng Phong Khê rất thuận lợi nên Mã
Viện đã chọn Cổ Loa (nơi mà 300 năm trước đó, An Dương Vương đã định đô để đắp Loa Thành) làm trị sở, sửa sang hai bên vòng thành cũ của An Dương Vương làm "vỏ kén", đồng thời đắp Kiển thành làm "con nhộng" của mình.
Như vậy, trên đất nước Âu Lạc, đã có một kinh thành Cổ Loa xây dựng
vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên và một Kiển thành, trị sở huyện Phong
Khê, xây vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Vì vậy, việc phân biệt
rạch ròi tòa thành xây dựng từ thời An Dương Vương với những công trình
bổ sung của giai đoạn lịch sử về sau là điều cần thiết, nhất là khi dự
án bảo tồn, tôn tạo di tích Cổ Loa với nhiều hạng mục lớn đã được Ban
Quản lý di tích - danh thắng Hà Nội trình
thành phố phê duyệt.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét