CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 108
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lực nâng hướng lên trên
Bằng cách thay đổi mặt phẳng quay của cách quạt chính sẽ giúp máy bay bay tiến ra phía trước lùi lại phía sau hay bay sang phải sang trái
Cấu tạo và hoạt động của cánh máy bay
Trước tiên, về thiết kế, các máy bay trực thăng có thể hoạt động được nhờ vào một trong hai loại động cơ chính theo nguyên lý pít tông hoặc tua bin khí. Các động cơ này giúp đỡ cho hệ thống cánh quạt chuyển động.
Ka-52 là trực thăng hai cánh quạt nâng đồng trục của Không quân Nga. (Ảnh: Wikipedia.)
Máy bay trực thăng có hệ thống cánh quạt gồm từ hai
đến 6 lưỡi gắn vào một trục trung tâm. Chúng thường có chiều dài tương
đối và bề ngang nhỏ, chuyển động chậm giúp điều khiển trực thăng dễ dàng
hơn. Để giảm thiểu trọng lượng, hiện các loại máy bay trực thăng hạng
nhẹ đều chỉ gắn hai cánh quạt. Vật liệu dùng để sản xuất trực thăng
thường được làm từ kim loại hoặc hợp chất composite hoặc kết hợp cả hai.
Vào tối ngày 27/10, ngay sau khi trận đấu giữa CLB Leicester City và
West Ham kết thúc với tỷ số 1-1, tỷ phú người Thái Lan Vichai
Srivaddhanaprabha, đồng thời là ông chủ của Leicester, đã bước trên
chiếc trực thăng riêng của mình cùng với hai người trợ lý để quay trở về
nhà như thường lệ.
Tuy nhiên, thảm kịch đã xảy ra, chiếc trực thăng chỉ vừa cất cánh từ sân vận động King Power không lâu thì đã gặp phải sự cố và rơi xuống đất.
Đại diện CLB Leicester xác nhận ông Vichai Srivaddhanaprabha đã qua đời. Ảnh: Sky Sports
Vào sáng ngày 29/10, đại diện câu lạc bộ Leicester đã lên tiếng xác nhận, ông Vichai Srivaddhanaprabha, chủ tịch của Leicester cùng với 2 người trợ lý (trong đó có Suknamai, cựu Á hậu của Thái Lan năm 2005) và 2 phi công trên chiếc trực thăng đều đã không may qua đời sau vụ tai nạn máy bay.
5 người trên chiếc trực thăng đều qua đời sau sự cố, trong đó có Suknamai, người đẹp từng đạt Á hậu của Thái Lan vào năm 2005. Ảnh: Metro
Theo Dailymail đưa tin, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng nguyên nhân khiến chiếc trực thăng gặp nạn ngay khi vừa cất cánh là do phi công mắc phải sai lầm "chết người" khiến cho cánh quạt ở vị trí đuôi máy bay ngừng hoạt động.
Những nhân chứng cho biết, họ nhìn thấy chiếc trực thăng bị mất kiểm soát, xoay tròn nhiều vòng sau khi rời khỏi vùng sân cỏ trước khi nó bị rơi ở bên ngoài SVĐ King Power cách đó không xa vào khoảng 20h30 ngày 27/10 (theo giờ địa phương).
Chia sẻ với BBC, Ryan Brown, một nhiếp ảnh gia tự do, cho biết: "Tôi nghe thấy tiếng trực thăng cất cánh. Khi tôi quay lại thì đó là âm thanh "bất thường" và mọi thứ bỗng trở nên yên lặng. Cánh quạt ở sau trực thăng đã ngừng hoạt động, sau đó có một tiếng nổ lớn và một quả cầu lửa lớn. Trực thăng rơi xuống đất và khi đó có rất nhiều người chạy đến hiện trường".
Chiếc trực thăng chở Chủ tịch của Leicester bị rơi xuống đất và bốc cháy dữ dội ngay sau khi rời khỏi sân vận động. Ảnh: PA
Hiện trường vụ tai nạn đang được các nhà điều tra phong tỏa để tìm kiếm bằng chứng. ảnh: Dailymail
Tuy
nhiên, trái lại với ý kiến của các chuyên gia, Hary Benson, cựu phi
công trực thăng của Hoàng gia Anh, nhấn mạnh rằng còn quá sớm để nói về
điều gì gây ra thảm họa. Nếu chia sẻ của các nhân chứng về việc cánh
quạt ở đuôi của máy bay trực thăng gặp vấn đề là chính xác thì nguyên
nhân chưa chắc đó đã là lỗi của phi công hay do sự cố lỗi kỹ thuật.
Tình huống mà ngay cả những phi công dày dạn kinh nghiệm nhất cũng khó có thể xử lý
Ông Benson cho biết, chiếc trực thăng xoay tròn nhiều vòng và có khả năng phi công đã bị mắc kẹt trong "đường cong chết người" (dead man's curve) và gần như không thể thoát ra được. Đây là trường hợp gặp phải khi chiếc trực thăng đang ở độ cao quá thấp và tốc độ thấp để có thể tắt động cơ và thực hiện hạ cánh khẩn cấp.
Vị trí rơi của trực thăng cách SVĐ King Power không xa. Ảnh: Dailymail
Cựu phi công Benson nhận định: "Nếu trực thăng bay quá gần mặt đất và tốc độ thấp thì sẽ có rất ít người ở bên trong có thể xử lý được. Điều này thực sự là viễn cảnh quá kinh hoàng ngay cả đối với những phi công có nhiều kinh nghiệm nhất".
Vị trí vòng tròn đỏ là nơi chiếc máy bay gặp nạn. Ảnh: PA
Trong khi đó, Jim Rowlands, cựu phi công của RAF Puma, phỏng đoán rằng nguyên nhân xảy ra thảm họa có thể là do lỗi của phi công, va chạm với máy bay không người lái hoặc trục trặc kỹ thuật do bảo trì kém. Tuy nhiên, khi chia sẻ với BBC, Rowlands cho hay, ông "linh cảm" chiếc trực thăng đã gặp phải sự cố về kỹ thuật.
Việc để mất kiểm soát phần đuôi thì hầu như không thể phục hồi và chỉ có may mắn mới cứu được những người trên trực thăng sống sót.
Trực thăng mà tỷ phú Thái Lan gặp nạn là chiếc AW169 của Leonardo, trước đây gọi là AgustaWestland, chỉ được sản xuất từ năm 2015 và mới xuất xưởng 60 chiếc kể từ đó. Chiếc trực thăng này có động cơ kép, trọng lượng khoảng 4,8 tấn và có 10 chỗ ngồi.
Giá trị của nó lên tới 6 triệu bảng Anh, được chế tạo ở miền bắc Italia và trước đó chưa từng xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, trên thực tế, trực thăng của hãng được ghi nhận gặp phải một số trục trặc về mặt kỹ thuật.
Người phát ngôn của hãng sản xuất AW169 cho biết: "Leonardo rất buồn khi hay tin về sự cố chết người xảy ra vào tối ngày 27/10 liên quan đến một chiếc trực thăng AW169 tại SVĐ của Leicester.
Chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của những nạn nhân. Leonardo sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các nhà điều tra để xác định nguyên nhân của vụ tai nạn này. Đây là tai nạn đầu tiên liên quan tới một chiếc trực thăng AW169".
Nhiều CĐV của Leicester đã đặt cờ và hoa cạnh SVĐ để tưởng niệm tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha (ông được cho là người có công giúp CLB Leicester lên ngôi vô địch Ngoại Hạng Anh trong mùa giải 2015-2016) và những người tử nạn trong vụ tai nạn trực thăng. Ảnh: PA
Hiện tại, các nhà điều tra tại Anh đã tiến hành phong tỏa hiện trường để phục vụ quá trình tìm kiếm bằng chứng giúp xác định nguyên nhân chiếc trực thăng chở ông chủ của Leicester gặp nạn.
Tham khảo nguồn: Dailymail, TheGuardian
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Saudi Arabia đang
nỗ lực tìm mọi cách để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nước
này bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của du khách trong và ngoài nước.
Dịch vụ vận chuyển bằng máy bay trực thăng vừa mới ra đời ở Saudi Arabia được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp không khói của nước này “cất cánh.”
Đây được cho là một hướng đi mới của ngành du lịch Saudi Arabia khi đưa các máy bay trực thăng vào khai thác trong hoạt động du lịch và thương mại.
Công ty Máy bay trực thăng của Saudi Arabia sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không cho các cá nhân tại các thành phố chính thuộc quốc gia Vùng Vịnh này cùng với các chuyến du lịch tới những điểm đến hấp dẫn nhất trên khắp đất nước.
Theo các quan chức ngành du lịch, Quỹ Đầu tư công Saudi Arabia (PIF) là nhà đầu tư chính và đã rót vào dự án này 151 triệu USD, đồng thời cho hay dịch vụ trên sẽ góp phần tạo điều kiện cho các du khách có thêm thời gian trải nghiệm và đi thăm các điểm du lịch của nước này.
Loại hình vận tải hàng không bằng máy trực thăng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng có thu nhập cao và sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ du lịch cao cấp, đồng thời nhằm khai thác tiềm năng trong lĩnh vực du lịch thông qua các chuyến bay ngắn, thuộc khu vực đô thị lớn, qua đó cũng góp phần hỗ trợ sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Saudi Arabia.
Ông Omar Al-Rashood, Chuyên gia ngành du lịch, đánh giá dịch vụ bay bằng máy bay trực thăng trong phạm vi các thành phố sẽ giúp các khách tham quan di chuyển nhanh chóng hơn và tránh được tình trạng tắc nghẽn giao thông vốn làm mất nhiều thời gian của du khách.
Theo ông Al-Rashood, máy bay trực thăng sẽ giúp các khách du lịch, đặc biệt là các các du khách nước ngoài, có nhiều cơ hội trải nghiệm và tận hưởng nhiều loại hình du lịch khác, được đến nhiều điểm du lịch ở những nơi xa xôi nhưng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với việc di chuyển bằng đường bộ.
Loại hình dịch vụ này rất phù hợp với những đối tượng là các doanh nhân vốn là những người luôn có ít thời gian.
Ngoài ra, Công ty Máy bay trực thăng có khả năng phục vụ khách tới các vùng xa xôi của vương quốc này với những trải nghiệm thú vị trên những chuyến bay.
Du khách có thể đến được nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Al-Ula và Biển Đỏ một cách dễ dàng thay vì phải mất một hành trình dài nếu di chuyển bằng đường bộ.
Giám đốc Công ty du lịch Al-Muayed, ông Manahil Al-Mohimeed, cho rằng loại hình dịch vụ mới này sẽ giúp giảm thời gian đi lại của du khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Saudi Arabia.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc nới lỏng các quy định về cấp thị thực nhập cảnh (visa) cho các khách quốc tế, việc đa dạng hóa và nâng cấp các loại hình dịch vụ du lịch, trong đó có du lịch bằng trực thăng, cũng là một hướng đi đúng đắn nhắm thu hút thêm nhiều du khách đến với quốc gia này./.
Sự ra đời của máy bay trực thăng
Nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng
Máy bay trực thăng hoạt động thế nào. Làm thế nào nó thay đổi hướng bay chiều bay?
Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng
Cánh quạt chính
Nhiệm vụ của cánh quạt chính là tạo ra lực nâng để thắng trọng lực của máy bay để nâng nó bay trong không khí. Lực nâng được tạo ra nhờ sự tương tác với khí quyển. Trong quá trình quay cách quạt tác dụng vào không khí một lực và ngược lại theo định luật 3 không khí tác dụng lên cánh quạt một phạn lực hướng lên trên. Do đó khi không có không khí lực nâng này sẽ không còn - hay nói cách khác, không thể dùng máy bay trực thăng để bay lên mặt trăng dù công suất của động cơ có lớn đến đâu. Vì giữa trái đất và mặt trăng là chân không.Lực nâng hướng lên trên
Bằng cách thay đổi mặt phẳng quay của cách quạt chính sẽ giúp máy bay bay tiến ra phía trước lùi lại phía sau hay bay sang phải sang trái
Cánh quạt đuôi
Cánh quạt đuôi hết sức quan trọng vì theo định luật bảo toàn mômen
xung lượng khi cánh quạt chính quay theo chiều kim đồng hồ thì phần còn
lại của máy bay sẽ có xu hướng quay theo chiều ngược lại. (hình vẽ)
|
|
Mômen xung lượng (TORQUE REACTION ) sẽ được triệt tiêu bởi cánh quạt đuôi.
|
Cánh quạt đuôi sẽ tạo ra một mô men cân bằng với momen do cánh quạt chính gây lên.
|
Ngoài ra nhờ việc thay đổi công suất của cánh quạt đuôi mà máy bay có thể chuyển hướng sang phải sang trái dễ dàng.
Cánh quạt đuôi (tailrotor) được nối với cánh quạt chính( main Rotor) nhờ một hệ dẫn động như hình vẽ dưới đây:
Cũng có loại máy bay trực thăng
không cần cánh quạt đuôi, khi đó người ta dùng 2 cánh quạt chính quay
ngược chiều nhau. Lực nâng của 2 cánh quạt này đều hướng lên trên nhưng
mômen xung lượng thì triệt tiêu lẫn nhau. Khi muốn đổi hướng bay người
ta phải thay đổi công suất của một trong 2 cánh quạt để momen của một
trong 2 thắng thế.
Cấu tạo và hoạt động của cánh máy bay
Người ta chế tạo trực thăng như thế nào?
Công nghệ hiện đại giúp cho việc sản xuất máy bay trực thăng trở nên dễ dàng và đa dạng hơn. Tuy nhiên, các công đoạn vẫn phải có những tiêu chuẩn nhất định.Trước tiên, về thiết kế, các máy bay trực thăng có thể hoạt động được nhờ vào một trong hai loại động cơ chính theo nguyên lý pít tông hoặc tua bin khí. Các động cơ này giúp đỡ cho hệ thống cánh quạt chuyển động.
Ka-52 là trực thăng hai cánh quạt nâng đồng trục của Không quân Nga. (Ảnh: Wikipedia.)
Vụ trực thăng ở Leicester: "Đường cong chết người" có thể chính là nguyên nhân
Tình huống đáng sợ mà ngay cả những phi công giàu kinh nghiệm cũng khó xử lý đã khiến chiếc trực thăng chở ông chủ Leicester gặp nạn ngay sau khi cất cánh không lâu.
Tuy nhiên, thảm kịch đã xảy ra, chiếc trực thăng chỉ vừa cất cánh từ sân vận động King Power không lâu thì đã gặp phải sự cố và rơi xuống đất.
Đại diện CLB Leicester xác nhận ông Vichai Srivaddhanaprabha đã qua đời. Ảnh: Sky Sports
Vào sáng ngày 29/10, đại diện câu lạc bộ Leicester đã lên tiếng xác nhận, ông Vichai Srivaddhanaprabha, chủ tịch của Leicester cùng với 2 người trợ lý (trong đó có Suknamai, cựu Á hậu của Thái Lan năm 2005) và 2 phi công trên chiếc trực thăng đều đã không may qua đời sau vụ tai nạn máy bay.
5 người trên chiếc trực thăng đều qua đời sau sự cố, trong đó có Suknamai, người đẹp từng đạt Á hậu của Thái Lan vào năm 2005. Ảnh: Metro
Theo Dailymail đưa tin, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng nguyên nhân khiến chiếc trực thăng gặp nạn ngay khi vừa cất cánh là do phi công mắc phải sai lầm "chết người" khiến cho cánh quạt ở vị trí đuôi máy bay ngừng hoạt động.
Những nhân chứng cho biết, họ nhìn thấy chiếc trực thăng bị mất kiểm soát, xoay tròn nhiều vòng sau khi rời khỏi vùng sân cỏ trước khi nó bị rơi ở bên ngoài SVĐ King Power cách đó không xa vào khoảng 20h30 ngày 27/10 (theo giờ địa phương).
Chia sẻ với BBC, Ryan Brown, một nhiếp ảnh gia tự do, cho biết: "Tôi nghe thấy tiếng trực thăng cất cánh. Khi tôi quay lại thì đó là âm thanh "bất thường" và mọi thứ bỗng trở nên yên lặng. Cánh quạt ở sau trực thăng đã ngừng hoạt động, sau đó có một tiếng nổ lớn và một quả cầu lửa lớn. Trực thăng rơi xuống đất và khi đó có rất nhiều người chạy đến hiện trường".
Chiếc trực thăng chở Chủ tịch của Leicester bị rơi xuống đất và bốc cháy dữ dội ngay sau khi rời khỏi sân vận động. Ảnh: PA
Hiện trường vụ tai nạn đang được các nhà điều tra phong tỏa để tìm kiếm bằng chứng. ảnh: Dailymail
Tình huống mà ngay cả những phi công dày dạn kinh nghiệm nhất cũng khó có thể xử lý
Ông Benson cho biết, chiếc trực thăng xoay tròn nhiều vòng và có khả năng phi công đã bị mắc kẹt trong "đường cong chết người" (dead man's curve) và gần như không thể thoát ra được. Đây là trường hợp gặp phải khi chiếc trực thăng đang ở độ cao quá thấp và tốc độ thấp để có thể tắt động cơ và thực hiện hạ cánh khẩn cấp.
Vị trí rơi của trực thăng cách SVĐ King Power không xa. Ảnh: Dailymail
Cựu phi công Benson nhận định: "Nếu trực thăng bay quá gần mặt đất và tốc độ thấp thì sẽ có rất ít người ở bên trong có thể xử lý được. Điều này thực sự là viễn cảnh quá kinh hoàng ngay cả đối với những phi công có nhiều kinh nghiệm nhất".
Vị trí vòng tròn đỏ là nơi chiếc máy bay gặp nạn. Ảnh: PA
Trong khi đó, Jim Rowlands, cựu phi công của RAF Puma, phỏng đoán rằng nguyên nhân xảy ra thảm họa có thể là do lỗi của phi công, va chạm với máy bay không người lái hoặc trục trặc kỹ thuật do bảo trì kém. Tuy nhiên, khi chia sẻ với BBC, Rowlands cho hay, ông "linh cảm" chiếc trực thăng đã gặp phải sự cố về kỹ thuật.
Việc để mất kiểm soát phần đuôi thì hầu như không thể phục hồi và chỉ có may mắn mới cứu được những người trên trực thăng sống sót.
Trực thăng mà tỷ phú Thái Lan gặp nạn là chiếc AW169 của Leonardo, trước đây gọi là AgustaWestland, chỉ được sản xuất từ năm 2015 và mới xuất xưởng 60 chiếc kể từ đó. Chiếc trực thăng này có động cơ kép, trọng lượng khoảng 4,8 tấn và có 10 chỗ ngồi.
Giá trị của nó lên tới 6 triệu bảng Anh, được chế tạo ở miền bắc Italia và trước đó chưa từng xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, trên thực tế, trực thăng của hãng được ghi nhận gặp phải một số trục trặc về mặt kỹ thuật.
Người phát ngôn của hãng sản xuất AW169 cho biết: "Leonardo rất buồn khi hay tin về sự cố chết người xảy ra vào tối ngày 27/10 liên quan đến một chiếc trực thăng AW169 tại SVĐ của Leicester.
Chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của những nạn nhân. Leonardo sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các nhà điều tra để xác định nguyên nhân của vụ tai nạn này. Đây là tai nạn đầu tiên liên quan tới một chiếc trực thăng AW169".
Nhiều CĐV của Leicester đã đặt cờ và hoa cạnh SVĐ để tưởng niệm tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha (ông được cho là người có công giúp CLB Leicester lên ngôi vô địch Ngoại Hạng Anh trong mùa giải 2015-2016) và những người tử nạn trong vụ tai nạn trực thăng. Ảnh: PA
Hiện tại, các nhà điều tra tại Anh đã tiến hành phong tỏa hiện trường để phục vụ quá trình tìm kiếm bằng chứng giúp xác định nguyên nhân chiếc trực thăng chở ông chủ của Leicester gặp nạn.
Tham khảo nguồn: Dailymail, TheGuardian
Vì sao trực thăng chưa trở thành phi cơ dân dụng
Saudi Arabia triển khai dịch vụ bay bằng trực thăng thu hút du khách
Dịch vụ vận chuyển bằng máy bay trực thăng vừa mới ra đời ở Saudi Arabia được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp không khói của nước này “cất cánh.”
Đây được cho là một hướng đi mới của ngành du lịch Saudi Arabia khi đưa các máy bay trực thăng vào khai thác trong hoạt động du lịch và thương mại.
Công ty Máy bay trực thăng của Saudi Arabia sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không cho các cá nhân tại các thành phố chính thuộc quốc gia Vùng Vịnh này cùng với các chuyến du lịch tới những điểm đến hấp dẫn nhất trên khắp đất nước.
Theo các quan chức ngành du lịch, Quỹ Đầu tư công Saudi Arabia (PIF) là nhà đầu tư chính và đã rót vào dự án này 151 triệu USD, đồng thời cho hay dịch vụ trên sẽ góp phần tạo điều kiện cho các du khách có thêm thời gian trải nghiệm và đi thăm các điểm du lịch của nước này.
Loại hình vận tải hàng không bằng máy trực thăng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng có thu nhập cao và sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ du lịch cao cấp, đồng thời nhằm khai thác tiềm năng trong lĩnh vực du lịch thông qua các chuyến bay ngắn, thuộc khu vực đô thị lớn, qua đó cũng góp phần hỗ trợ sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Saudi Arabia.
Ông Omar Al-Rashood, Chuyên gia ngành du lịch, đánh giá dịch vụ bay bằng máy bay trực thăng trong phạm vi các thành phố sẽ giúp các khách tham quan di chuyển nhanh chóng hơn và tránh được tình trạng tắc nghẽn giao thông vốn làm mất nhiều thời gian của du khách.
Theo ông Al-Rashood, máy bay trực thăng sẽ giúp các khách du lịch, đặc biệt là các các du khách nước ngoài, có nhiều cơ hội trải nghiệm và tận hưởng nhiều loại hình du lịch khác, được đến nhiều điểm du lịch ở những nơi xa xôi nhưng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với việc di chuyển bằng đường bộ.
Loại hình dịch vụ này rất phù hợp với những đối tượng là các doanh nhân vốn là những người luôn có ít thời gian.
Ngoài ra, Công ty Máy bay trực thăng có khả năng phục vụ khách tới các vùng xa xôi của vương quốc này với những trải nghiệm thú vị trên những chuyến bay.
Du khách có thể đến được nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Al-Ula và Biển Đỏ một cách dễ dàng thay vì phải mất một hành trình dài nếu di chuyển bằng đường bộ.
Giám đốc Công ty du lịch Al-Muayed, ông Manahil Al-Mohimeed, cho rằng loại hình dịch vụ mới này sẽ giúp giảm thời gian đi lại của du khách, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Saudi Arabia.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc nới lỏng các quy định về cấp thị thực nhập cảnh (visa) cho các khách quốc tế, việc đa dạng hóa và nâng cấp các loại hình dịch vụ du lịch, trong đó có du lịch bằng trực thăng, cũng là một hướng đi đúng đắn nhắm thu hút thêm nhiều du khách đến với quốc gia này./.
Trực thăng tấn công Nga được ra đời như thế nào?
Những trực thăng chiến đấu của Nga được lắp ráp trong dây
chuyền hiện đại với nhiều công đoạn được thực hiện thủ công bằng tay với
sự trợ giúp của các loại máy móc hạng nặng.
Nhà máy trực thăngRostov của Nga là nơi lắp ráp nhiều loại trực thăng dòng Mil, trong đó bao gồm cả các loại trực thăng tấn công như Mi-35 và trực thăng Mi-24. Nguồn ảnh: Defencepk.
Trực thăng tấn công Mi-35 đang trong giai đoạn hoàn thiện ở nhà máy trực thăng Rostov của Nga. Nguồn ảnh: Defencepk.
Mi-35
là phiên bản xuất khẩu của trực thăng tấn công Mi-24 do Liên Xô sản
xuất. Phiên bản Mi-35M được trang bị các thiết bị điện tử để tối ưu hóa
khả năng tấn công đêm cùng với hệ thống dẫn bay cực kỳ hiện đại. Nguồn
ảnh: Defencepk.
Nhà máy trực thăng Rostov
cũng là nơi lắp ráp các loại trực thăng vận tải khổng lồ Mi-26 bao gồm
các phiên bản Mi-26A, Mi-26T, Mi-26P và Mi-26M. Loại trực thăng này có
tải trọng tối đa lên tới 20 tấn, nghĩa là tương đương với 2/3 tải trọng
của vận tải cơ C-130 của Mỹ. Nguồn ảnh: Defencepk.
Trực thăng vận tải Mi-26T
trong quá trình lắp ráp, đây là phiên bản cơ bản nhất của trực thăng
vận tải Mi-26, chuyên dùng trong lĩnh vực dân sự thay vì sử dụng trong
quân sự. Nguồn ảnh: Defencepk.
Trực
thăng chiến đấu MI-28N trong tình trạng đang hoàn thiện tại nhà máy
Rostov. Đây là một trong những loại trực thăng chiến đấu được mệnh danh
là sát thủ diệt tăng nguy hiểm nhất của Nga hiện tại. Nguồn ảnh:
Defencepk.
Mi-28N
được trang bị hỏa lực bao gồm 1 pháo 30mm Shipunov 2A42 với 250 viên
đạn, kèm theo đó là giá treo vũ khí với khả năng mang theo nhiều loại
tên lửa, bom và pháo phản lực phóng loạt khác nhau. Nguồn ảnh:
Defencepk.
Quá trình lắp ráp trực thăng ở Rostov được thực hiện bằng tay rất nhiều. Nguồn ảnh: Defencepk.
Tuy nhiên, cũng có nhiều công đoạn cần tới sự tham gia của máy móc và trang thiết bị hiện đại. Nguồn ảnh: Defencepk.
Công đoạn quan trọng nhất và cũng không kém phần nguy hiểm ở nhà máy này đó là bay thử nghiệm. Nguồn ảnh: Defencepk.
Trực thăng săn ngầm Việt Nam, thế giới thường mang theo gì?
Mời độc giả xem video: Trực thăng chống ngầm MH-60R của Hải quân Mỹ. (nguồn Annalisa Dania)
“Thợ săn đêm” và 'Quái thú bầu trời” Nga được chế tạo thế nào
VietTimes -- Nhà máy sản xuất máy bay trực thăng Rostvertol nằm
trong vùng Rostov-on-Don. Nhà máy Rostovka "Trực thăng Nga" là nơi
cho ra đời những chiếc máy bay danh tiếng Mi-26, Mi-28 và Mi-35 dành cho xuất
khẩu. Phóng sự ảnh tập trung vào dòng Mi-28 NE " Thợ săn đêm - Night
Hunter"
Trực thăng chiến đấu tấn công dành cho xuất
khẩu Mi-28 NE “Thợ săn đêm” ngày nay có hệ thống điều khiển kép, điều
khiển bay từ buồng lái của phi công và hoa tiêu - xạ thủ.
Cuộc
đời của một chiếc máy bay trực thăng ngày nay không bắt đầu từ các bàn
giấy và các cuộc hội thảo, nó bắt đầu từ mô phỏng 3D trên máy tính
Nhà
máy chế tạo máy bay Rostvertol có nhiều ngành công nghiệp khác nhau
phục vụ cho chế tạo các bộ phận của trực thăng, đây là xường công nghệ
anode nhôm
Phân xưởng sản xuất cánh quạt chính của máy bay trực thăng
Những chiếc Mi-28NE đang được lắp ráp
Bên cạnh gã quái thú khổng lồ Mi-26 và Mi-28NE
NTVì sao máy bay trực thăng Nga thống trị thế giới?
(Bình luận quân sự) - Bất chấp yếu tố bất lợi về chính trị so với Mỹ, trực thăng Nga vẫn đang là món hàng cực kỳ ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu thế giới.
Nga thực hiện chính sách bán hàng và hậu mãi
Tổng
Công ty "Máy bay trực thăng Nga" (Russia Helicopter) là một trong những
đơn vị công nghiệp máy bay trực thăng hàng đầu thế giới. Hàng chục ngàn
chiếc máy bay trực thăng các loại của Nga đang có mặt ở khắp các nơi
trên thế giới.
Hiện Nga vẫn là nước xuất khẩu quốc
phòng đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ), nhưng nếu Washington không dựa vào
yếu tố ràng buộc chính trị để bán sản phẩm quốc phòng cho các đồng minh,
thì thị phần vũ khí nói chung và máy bay trực thăng của Mỹ còn xa mới
bằng Nga.
Trong
thành phần của tập đoàn này có các phòng thiết kế, các nhà máy
chế tạo máy bay trực thăng, các xí nghiệp sản xuất bộ phận cho
máy bay, các xưởng sửa chữa, cũng như các công ty cấp dịch vụ sau
bán hàng và hỗ trợ kĩ thuật tại Nga và ở nước ngoài.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik,
phát ngôn viên của Tổng Công ty "Máy bay trực thăng Nga" cho biết về
những đặc điểm của máy bay trực thăng Nga, về những phát minh mới
cũng như về triển vọng phát triển ngành chế tạo máy bay trực
thăng của Nga.
Sẽ không quá phóng đại nếu nói
rằng, dòng máy bay trực thăng Mi-8/17 là phổ biến nhất trên thế giới
trong lịch sử ngành này. Trực thăng Mi-8 đã thực hiện chuyến bay đầu
tiên vào năm 1961 và kể từ năm 1965 đến nay, máy bay loại này
hoạt động liên tục và thường xuyên được cải thiện.
Kể
từ năm 1991, trong dòng này xuất hiện một loạt máy bay trực thăng
được nâng cấp sâu mà trên thị trường thế giới được gọi là Mi-17.
Hiện các trực thăng thuộc gia tộc Mi-8 vẫn được sản xuất hàng loạt
tại hai nhà máy ở Kazan và Ulan-Ude.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-8/Mi-17 của Nga rất phổ biến trên thế giới
|
Lý
do khiến trực thăng Mi-8/17 trở thành phổ biến trên thế giới là
các giải pháp kỹ thuật độc đáo đảm bảo độ tin cậy, đây là loại trực
thăng đơn giản, dễ dàng vận hành, ngoài ra đây là trực thăng đa năng.
Một trong những phiên bản mới nhất -
Mi-8-AMTSh-VA - là loại trực thăng dành cho các khu vực vĩ độ cao,
được sản xuất chuyên dụng để hoạt động ở khu vực Bắc Cực và Nam Cực", có
lớp cách nhiệt bổ sung trong cabin.
Đặc điểm nổi
bật của máy bay là hệ thống sưởi ấm độc đáo cho phép động cơ nhanh chóng
khởi động khi ở nhiệt độ tới âm 60 độ C, cũng như hệ thống dẫn đường
quán tính, có thể hoạt động không cần tín hiệu từ vệ tinh.
Không
có gì bí mật là thị trường thế giới có nhu cầu lớn về máy bay trực
thăng của Nga. Nhưng việc bán trực thăng cho nước ngoài, như thường
nói, chỉ là đi được một nửa quãng đường của công việc và Nga còn tiến
hành bảo trì máy bay trong suốt quãng đời hoạt động của chúng.
Tổng
Công ty "Máy bay trực thăng Nga" đang làm việc để tạo ra mạng lưới
toàn cầu bao gồm các trung tâm dịch vụ dễ tiếp cận khách hàng. Ngoài
ra, các chuyên gia chế tạo trực thăng của Nga cấp dịch vụ sau bán
hàng và hỗ trợ kĩ thuật, cung cấp phụ tùng và sửa chữa trực thăng để
kéo dài tuổi thọ máy bay.
(Bình luận quân sự) - Bất chấp yếu tố bất lợi về chính trị so với Mỹ, trực thăng Nga vẫn đang là món hàng cực kỳ ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu thế giới.
Nga nội địa hóa toàn bộ và tiếp tục phát triển trực thăng
Tất
nhiên, dù các loại trực thăng được sản xuất hàng loạt đều là
đáng tin cậy vả trở thành phổ biến, nhưng các chuyên gia Nga vẫn
thường xuyên đổi mới kỹ thuật hàng không.
Trong tương lai gần, Tổng Công ty "Máy bay trực thăng Nga" sẽ giới thiệu trên thị trường các trực thăng dân sự mới.
Đây
là ba phiên bản của máy bay trực thăng hạng nhẹ "Ansat" (7-9 chỗ
ngồi, trọng lượng cất cánh tối đa 3,6 tấn, tốc độ trung bình 250 km/h,
tầm bay xa 510 km; cũng như các mẫu trực thăng vận tải Mi-38 (được
thiết kế để thay thế Mi-8/Mi-17 trong tương lai) và trực thăng hạng
nhẹ Ka-226.
Tổng Công ty đang thử nghiệm và
chuẩn bị sản xuất trực thăng đa năng hạng trung Ka-62. Đây là loại
máy bay mới hoàn toàn đối với Nga, nó có cánh quạt chính 4 lá và
cánh quạt đuôi kiểu Fenestron.
Thân máy bay được
làm từ vật liệu tổng hợp polyme, khoang nhiên liệu được làm từ các
vật liệu chống nổ, trực thăng có trang thiết bị cho các hoạt động
trong điều kiện thời tiết bất lợi và hệ thống hạ cánh tự động, giúp máy
bay có thể an toàn tuyệt đối trong các chuyến bay.
Hiện
các máy bay trực thăng tấn công hàng đầu thế giới của Nga như Mi-24
(phiên bản xuất khẩu Mi-35), Mi-28 và Ka-52 đã bắt đầu nhận được sự quan
tâm đặc biệt của khách hàng, sau khi chúng giành được những thành cong
lớn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Bên
cạnh đó, Nga cũng đã thay thế hết các cấu kiện trước đây phải nhập khẩu
từ phương Tây, mà điển hình là việc Nga cũng đã thay thế toàn bộ các
động cơ một loạt máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định, trước đây
phải mua từ Ukraine và các nước phương Tây như Mỹ, Pháp.
Trực thăng hạng nhẹ KA-226
|
Tổng
công ty Chế tạo động cơ Thống nhất đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các
động cơ thế hệ mới TV7-117V, sử dụng trên máy bay trực thăng mới Mi-38
và các máy bay cánh cố định hạng nhẹ như Il-114 và Il-112B.
Trong
4 năm tới, máy bay trực thăng hạng nhẹ Ka-226 và trực thăng Ansat của
Hãng Kazan cũng sẽ được lắp đặt động cơ nội địa TD-700 của hãng
Technodynamica, thay thế cho động cơ tuốc bin trục (turboshaft) nhập của
Mỹ và Pháp.
Dòng
máy bay trực thăng tấn công Mi-28N cũng đã thay động cơ
TvZ-117VMA-SBM1V của Hãng chế tạo động cơ Motor Sich của Ukraine bằng
động cơ VK-2500 do công ty Klimov/Nga sản xuất.
Còn
máy bay trực thăng siêu trường, siêu trọng, có sức chở lớn nhất thế
giới của Nga là Mi-26T2 và các phiên bản xuất khẩu cũng sẽ thay thế hết
các động cơ D-136 của hãng Motor Sich-Ukraine bằng động cơ nội địa
PD-12V.
Cuối
cùng, chương trình chế tạo loại máy bay trực thăng bay cao nhất thế
giới là Mi-38 (9km), vốn ban đầu được thiết kế với 2 tùy chọn là sử dụng
động cơ turboshaft Klimov TV7-117V của Nga hoặc PW127/TS của Pratt
& Whitney của Mỹ cũng sẽ chỉ sử dụng động cơ nội địa.
Nhận xét
Đăng nhận xét