TIẾNG THƠ 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                              Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam
----------------------------------------------------------------------
 
MƯA XUÂN 

mưa xuân

Tác giả: Nguyễn Bính
Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".

Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!

Em xin phép mẹ, vội vàng đi
Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê.

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
Em mải tìm anh chả thiết xem
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?

1936 
Không gì Tết hơn việc khoe dáng trong những thiết kế áo dài thướt tha dạo phố đầu Xuân - Ảnh 11.
 
Bóng Người Trên Sân Ga
  
Với cậu tớ mãi mãi chỉ là một ‘vai phụ’

bóng người trên sân ga

Tác giả: Nguyễn Bính
Những cuộc chia lìa khởi từ đây

Cây đàn sum họp đứt từng dây

Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc

Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày



Có lần tôi thấy hai cô gái

Sát má vào nhau khóc sụt sùi

Hai bóng chung lưng thành một bóng

- "Đường về nhà chị chắc xa xôi?"



Có lần tôi thấy một người yêu

Tiễn một người yêu một buổi chiều

ở một ga nào xa vắng lắm

Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu



Hai người bạn cũ tiễn đưa nhau

Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu

Họ giục nhau về ba bốn bận

Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu



Có lần tôi thấy vợ chồng ai

Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài

Chị mở khăn trầu anh thắt lại

- Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!



Có lần tôi thấy một bà già

Đưa tiễn con đi trấn ải xa

Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng

Lưng còng đổ bóng xuống sân ga



Có lần tôi thấy một người đi

Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì

Chân bước hững hờ theo bóng lẻ

Một mình làm cả cuộc phân ly



Những chiếc khăn màu thổn thức bay

Những bàn tay vẫy những bàn tay

Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt

Buồn ở đâu hơn ở chốn này



Tôi đã từng chờ những chuyến xe

Đã từng đưa đón kẻ đi về

Sao nhà ga ấy sân ga ấy

Chỉ để cho lòng dấu biệt ly

'An mot mieng thit ga, thuong nhan kim cuong' - Anh 2

Hà Nội 1937

Những Bóng Người Trên Sân Ga - một bài thơ chia ly hay nhất của Nguyễn Bính
Đỗ Trường * đăng lúc 07:18:28 AM, Feb 10, 2011 * Số lần xem: 6821
Hình ảnh

#1
Đỗ Trường * 
Nói đến Nguyễn Bính- nhà thơ „“hương đồng gió nội“dường như người Việt Nam,thuộc thế hệ chúng tôi trở về trước,không ai là không thuộc dăm ba câu thơ của ông. Nhiều câu thơ của ông đã ru vào lòng người, làm cho nhiều người tưởng đó là ca dao. Cuộc đời của ông cùng khổ,xiêu bạt giang hồ. Ông sinh năm 1918 tại Nam định,mất năm 1966 tại quê nhà. Ông chỉ thọ có 48 tuổi, nhưng ông đã để lại cho đời hàng ngàn bài thơ, mà bài nào cũng hay cũng rung động người đọc. Ông viết rất nhiều thể loại ,từ kịch,truyện ký,truyện thơ. Nhưng có lẽ hay nhất là những bài thơ ông viết về nông thôn,về đồng quê. Hầu như những năm tháng tuổi trẻ của ông gắn liền với Nam bộ,với Hà tiên,nơi có những nhà thơ Đông Hồ, nữ sĩ Mộng Điệp,nhà thơ Kiên Giang. Họ là những người bạn thân tình của ông. Họ đã giúp đỡ ông từ vật chất cho đến tình cảm,trong những năm tháng phiêu bạt giang hồ. Những ngày lang bạt,giang hồ ấy đã gây cho ông nhiều cảm hứng viết nhiều bài thơ thật cảm động ,và rung động lòng người. Tiêu biểu cho những cuộc chia ly đứt ruột,xé lòng này,chúng tôi cho rằng bài thơ “Những bóng người trên sân ga “, là một trong những bài thơ hay nhất nói về sự chia ly của thi ca Việtnam, kể từ khi xuất hiện thơ mới đến nay.
Không có gì đau khổ day dứt bằng sự chia ly.Sự chia ly của tình yêu, chia ly của tình mẹ con,chia ly của tình chị em cho đến sự chia ly của tình bạn. Đôi khi là sự chia ly của chính bản thân mình. Nguyễn Bính đã lấy sân ga,con tầu để diễn tả những cuộc chia ly thực. Sân ga trong thơ ông có khi rất thực, nhưng có khi là sân ga trong lòng ông , trong lòng người đọc. Mở đầu bài thơ bằng vài nét chấm phá,nhà thơ cho chúng ta thấy những cuộc chia ly đau đớn đến xé lòng. Ông đã dùng hình tượng, đàn đứt dây để nói lên những cuộc chia ly này (đàn đứt dây thì làm sao nối lại được- có khác chi sự chia ly đau đớn không có gì bù đắp). Bắt đầu từ sân ga này (làthực)hay sâu thẳm của những trái tim (nghĩa bóng)-Những cuộc chia ly đã và đang diễn ra:

“Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn xum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày „

Vào bài ,ta bắt gặp hình ảnh hai cô bé tiễn biệt nhau ở sân ga. Hai cô bé chắc chắn nhỏ tuổi hơn nhà thơ.(bài thơ này Nguyễn Bính viết năm1937,lúc đó ông mới 19tuổi). Hai cô bé còn tuổi học trò. Nhưng tại sao họ phải xa nhau? Có người cho rằng: “Họ còn rất trẻ với tình cảm thơ ngây,còn non nớt,có thể phải bỏ trường học để đến trường đời,chưa biết nơi nào xắp phải đến…“ Nhưng trong tâm tôi ,phải chăng họ là hai chị em? Cô em tiễn cô chị đi làm ăn xa,hoặc về nhà chồng ..? ( năm 1937-ngày đó còn tảo hôn- quả thật là những lời ru buồn).

“ Có lần tôi thấy hai cô bé
Áp má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
Đường về nhà chị chắc xa xôi “

Hình ảnh áp má,chung lưng ,gơi cho ta một cảm giác vô cùng lưu luyến,day dứt thơ ngây khi họ phải tiễn đưa nhau. Tình cảm hai cô bé là hai nhưng đã quyện thành một- sự giằng xé đó làm cho hai trái tim non nớt phải chơi vơi. Và con tầu kia sẽ đưa một trong hai cô về đâu? về đâu ?.
Rồi đây nữa ,với điệp từ “một“ được lặp đi lặp lại ,lời thơ trầm buồn, đâu đây mang hơi hưởng của âm nhạc, Nguyễn Bính đã dựng lại toàn bộ một cuộc chia ly của một người tình với một người tình. Với nỗi buồn man mác,bùi ngùi đơn lẻ. Chúng ta thử đọc lại :

“Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một sân ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng liêu xiêu…“

Buổi chiều là sự báo hiệu sắp kết thúc một ngày,cũng như cuộc tình của họ sắp đi qua chăng? Họ có những chuỗi ngày sống bên nhau thật êm đềm,hạnh phúc,có lẽ nào ngày vui đã hết,giờ chia ly đã đến- Hình ảnh chiều tà-là thơi gian,không gian như nghẹt lại,gợi cho ta đó là cuộc chia ly thật nặng nề. Lại một cặp láy từ - „Họ cầm tay họ“- thật mong manh- „Bóng liêu xiêu“- Dường như tình yêu đã vuột ra khỏi tầm tay họ. 


                                                                                    Thi sĩ Nguyễn Bính. 
 Cũng trên sân ga ấy, Nguyễn Bính cũng bắt gặp đôi bạn thân tiễn đưa nhau. Họ quyến luyến như không muốn rời xa nhau. Người đi đã yên vị trên tầu,người tiễn muốn kéo thời gian lại.(chắc nhà người tiễn cũng cách xa sân ga ?- và có thể tầu chạy muộn giờ ?). Người đi lo lắng cho bạn ,nên giục bạn về ba bốn lần. Nhưng người tiễn đưa lo lắng, lưu luyến cũng không kém. Để rồi trời đã tối-bóng nhòa trong bóng,nhùng nhằng chưa chịu cất bước:
“Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
Kẻ ở trên toa kẻ dưới tầu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu…“

Hình ảnh họ nhòa trong bóng tối như hòa quyện trong chung rượu đầy để cùng nhau uống cạn.Ôi !tình bạn rất đời thường, nhưng có gì đẹp hơn thế không nhỉ ?
Một lần khác trên nẻo đường giang hồ của mình ,nhà thơ đã bắt gặp một cặp vợ chồng, tiễn biệt nhau trên sân ga. Họ thẹn thùng không dám cùng nhau sánh bước. Dường như họ sợ ai nhìn thấy,kể cả người lạ- năm 1937 mà. Do vậy người chồng đi trước người vợ bẽn lẽn theo sau. “thẹn thùng đưa nhau bóng chạy dài “. Người vợ cởi khăn trầu,lấy tiền đưa cho chồng,người chồng thắt khăn lại không lấy. Họ cứ đùn đẩy nhau mãi. Hình ảnh này đã lột tả hết tình thương họ giành cho nhau. Trong cuộc tiễn đưa còn có một người thứ ba, đó là người mẹ,nhưng bà không xuất hiện trên sân ga này. Đưa tiền lại cho vợ người chồng nói: „“mình về nuôi lấy mẹ mình ơi..“.Một sự lo lắng hiếu thảo đầy tính nhân văn của người nông dân Việtnam dưới ngòi bút của Nguyễn Bính:

“Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn đưa nhau bóng chạy dài
Chị cơi khăn trầu anh thắt lại
Mình về nuôi lấy mẹ mình ơi „“


Một buổi chiều tà,với đôi guốc mộc,bộ quần áo nâu nhầu nát,chếnh choáng men say ,Nguyễn Bính khật khưỡng trên sân ga. Trước mắt ông một cuộc chia ly thật cảm động,xót xa. Bức tranh đó đã được ông chép lại:

“..Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tầu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng
Lưng còng đổ xuống bóng sân ga..“

Có lẽ không có hình ảnh nào từ xưa đến nay làm xúc động chúng ta bằng hình ảnh người mẹ già tiễn con ra trận. Trấn ải xa, là nơi biên thùy xa xôi, đầy nguy hiểm. Tầu đã đưa người con trai đi rồi, nhưng bà cứ đứng như trời trồng. Bà nhìn theo mãi con tầu đầy quyến luyến. Sự đau khổ tột cùng đã làm bà gục ngã xuống sân ga.Hình tượng bà vừa thực lại vừa như ảo- Lưng còng đổ xuống bóng sân ga- Lưng bà còng xuống,hay bà cứ đứng từ lúc bóng ban trưa cho đến xế chiều tối (bóng mặt trời chiều)bóng bà đổ xuống. Dươi cái nhìn,quan sát tài tình, nhà thơ cho ta thấy rõ tình cảnh đau khổ của người mẹ khi người con phải đi xa.
Có sự cô đơn,lẻ loi nào hơn,khi mình phải đưa tiễn chính bản thân mình. (đã lâu lắm rồi,chúng tôi có được nghe nữ sĩ AnhThơ nói chuyện về bài thơ này. Riêng tôi ,tôi cho rằng nữ sĩ đã nói về cuộc chia ly của bản thân và Nguyễn Bính, khi ông đến thăm bà tai Bắc Giang. Rồi ông cô đơn,lặng lẽ ra sân ga, không người tiễn đưa.

“Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng hiểu về đâu nghĩ ngợi gì ?
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.. „

Thi sĩ thấy chính mình lẻ loi với cõi đời này.Những từ bóng lẻ,hững hờ, chúng tôi cho rằng là những từ rất đắt để miêu tả sự cô đơn, biết về đâu , đi đâu ?. Khi xung quanh trống vắng,và vô định.
Dường như tôi cũng nghe đâu đây có lời ca vọng về :“…còi tầu xé nát trái tim…“ ..Con tầu lăn bánh báo hiệu một sự chia cắt, phân ly. Có những cuộc chia ly có ngày gặp lại – và những cuộc chia ly không bao giờ gặp lại. Phải chăng con tầu lăn bánh,nó đang lăn chính trong lòng người thi sĩ. Nhà thơ như đang thả hồn vào từng câu thơ đó:

„“ Những chiếc khăn mầu thổn thức
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Nhưng đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở nơi đâu hơn chốn này.. „

ĐỖ TRƯỜNG
Nói đến Nguyễn Bính- nhà thơ „“hương đồng gió nội“dường như người Việt Nam,thuộc thế hệ chúng tôi trở về trước,không ai là không thuộc dăm ba câu thơ của ông. Nhiều câu thơ của ông đã ru vào lòng người, làm cho nhiều người tưởng đó là ca dao. Cuộc đời của ông cùng khổ,xiêu bạt giang hồ. Ông sinh năm 1918 tại Nam định,mất năm 1966 tại quê nhà. Ông chỉ thọ có 48 tuổi, nhưng ông đã để lại cho đời hàng ngàn bài thơ, mà bài nào cũng hay cũng rung động người đọc. Ông viết rất nhiều thể loại ,từ kịch,truyện ký,truyện thơ. Nhưng có lẽ hay nhất là những bài thơ ông viết về nông thôn,về đồng quê. Hầu như những năm tháng tuổi trẻ của ông gắn liền với Nam bộ,với Hà tiên,nơi có những nhà thơ Đông Hồ, nữ sĩ Mộng Điệp,nhà thơ Kiên Giang. Họ là những người bạn thân tình của ông. Họ đã giúp đỡ ông từ vật chất cho đến tình cảm,trong những năm tháng phiêu bạt giang hồ. Những ngày lang bạt,giang hồ ấy đã gây cho ông nhiều cảm hứng viết nhiều bài thơ thật cảm động ,và rung động lòng người. Tiêu biểu cho những cuộc chia ly đứt ruột,xé lòng này,chúng tôi cho rằng bài thơ “Những bóng người trên sân ga “, là một trong những bài thơ hay nhất nói về sự chia ly của thi ca Việtnam, kể từ khi xuất hiện thơ mới đến nay.
Không có gì đau khổ day dứt bằng sự chia ly.Sự chia ly của tình yêu, chia ly của tình mẹ con,chia ly của tình chị em cho đến sự chia ly của tình bạn. Đôi khi là sự chia ly của chính bản thân mình. Nguyễn Bính đã lấy sân ga,con tầu để diễn tả những cuộc chia ly thực. Sân ga trong thơ ông có khi rất thực, nhưng có khi là sân ga trong lòng ông , trong lòng người đọc. Mở đầu bài thơ bằng vài nét chấm phá,nhà thơ cho chúng ta thấy những cuộc chia ly đau đớn đến xé lòng. Ông đã dùng hình tượng, đàn đứt dây để nói lên những cuộc chia ly này (đàn đứt dây thì làm sao nối lại được- có khác chi sự chia ly đau đớn không có gì bù đắp). Bắt đầu từ sân ga này (làthực)hay sâu thẳm của những trái tim (nghĩa bóng)-Những cuộc chia ly đã và đang diễn ra:

“Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn xum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày „

Vào bài ,ta bắt gặp hình ảnh hai cô bé tiễn biệt nhau ở sân ga. Hai cô bé chắc chắn nhỏ tuổi hơn nhà thơ.(bài thơ này Nguyễn Bính viết năm1937,lúc đó ông mới 19tuổi). Hai cô bé còn tuổi học trò. Nhưng tại sao họ phải xa nhau? Có người cho rằng: “Họ còn rất trẻ với tình cảm thơ ngây,còn non nớt,có thể phải bỏ trường học để đến trường đời,chưa biết nơi nào xắp phải đến…“ Nhưng trong tâm tôi ,phải chăng họ là hai chị em? Cô em tiễn cô chị đi làm ăn xa,hoặc về nhà chồng ..? ( năm 1937-ngày đó còn tảo hôn- quả thật là những lời ru buồn).

“ Có lần tôi thấy hai cô bé
Áp má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
Đường về nhà chị chắc xa xôi “

Hình ảnh áp má,chung lưng ,gơi cho ta một cảm giác vô cùng lưu luyến,day dứt thơ ngây khi họ phải tiễn đưa nhau. Tình cảm hai cô bé là hai nhưng đã quyện thành một- sự giằng xé đó làm cho hai trái tim non nớt phải chơi vơi. Và con tầu kia sẽ đưa một trong hai cô về đâu? về đâu ?.
Rồi đây nữa ,với điệp từ “một“ được lặp đi lặp lại ,lời thơ trầm buồn, đâu đây mang hơi hưởng của âm nhạc, Nguyễn Bính đã dựng lại toàn bộ một cuộc chia ly của một người tình với một người tình. Với nỗi buồn man mác,bùi ngùi đơn lẻ. Chúng ta thử đọc lại :

“Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một sân ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng liêu xiêu…“

Buổi chiều là sự báo hiệu sắp kết thúc một ngày,cũng như cuộc tình của họ sắp đi qua chăng? Họ có những chuỗi ngày sống bên nhau thật êm đềm,hạnh phúc,có lẽ nào ngày vui đã hết,giờ chia ly đã đến- Hình ảnh chiều tà-là thơi gian,không gian như nghẹt lại,gợi cho ta đó là cuộc chia ly thật nặng nề. Lại một cặp láy từ - „Họ cầm tay họ“- thật mong manh- „Bóng liêu xiêu“- Dường như tình yêu đã vuột ra khỏi tầm tay họ.
Cũng trên sân ga ấy, Nguyễn Bính cũng bắt gặp đôi bạn thân tiễn đưa nhau. Họ quyến luyến như không muốn rời xa nhau. Người đi đã yên vị trên tầu,người tiễn muốn kéo thời gian lại.(chắc nhà người tiễn cũng cách xa sân ga ?- và có thể tầu chạy muộn giờ ?). Người đi lo lắng cho bạn ,nên giục bạn về ba bốn lần. Nhưng người tiễn đưa lo lắng, lưu luyến cũng không kém. Để rồi trời đã tối-bóng nhòa trong bóng,nhùng nhằng chưa chịu cất bước:

“Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
Kẻ ở trên toa kẻ dưới tầu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu…“

Hình ảnh họ nhòa trong bóng tối như hòa quyện trong chung rượu đầy để cùng nhau uống cạn.Ôi !tình bạn rất đời thường, nhưng có gì đẹp hơn thế không nhỉ ?
Một lần khác trên nẻo đường giang hồ của mình ,nhà thơ đã bắt gặp một cặp vợ chồng, tiễn biệt nhau trên sân ga. Họ thẹn thùng không dám cùng nhau sánh bước. Dường như họ sợ ai nhìn thấy,kể cả người lạ- năm 1937 mà. Do vậy người chồng đi trước người vợ bẽn lẽn theo sau. “thẹn thùng đưa nhau bóng chạy dài “. Người vợ cởi khăn trầu,lấy tiền đưa cho chồng,người chồng thắt khăn lại không lấy. Họ cứ đùn đẩy nhau mãi. Hình ảnh này đã lột tả hết tình thương họ giành cho nhau. Trong cuộc tiễn đưa còn có một người thứ ba, đó là người mẹ,nhưng bà không xuất hiện trên sân ga này. Đưa tiền lại cho vợ người chồng nói: „“mình về nuôi lấy mẹ mình ơi..“.Một sự lo lắng hiếu thảo đầy tính nhân văn của người nông dân Việtnam dưới ngòi bút của Nguyễn Bính:

“Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn đưa nhau bóng chạy dài
Chị cơi khăn trầu anh thắt lại
Mình về nuôi lấy mẹ mình ơi „“


Một buổi chiều tà,với đôi guốc mộc,bộ quần áo nâu nhầu nát,chếnh choáng men say ,Nguyễn Bính khật khưỡng trên sân ga. Trước mắt ông một cuộc chia ly thật cảm động,xót xa. Bức tranh đó đã được ông chép lại:

“..Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tầu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng
Lưng còng đổ xuống bóng sân ga..“

Có lẽ không có hình ảnh nào từ xưa đến nay làm xúc động chúng ta bằng hình ảnh người mẹ già tiễn con ra trận. Trấn ải xa, là nơi biên thùy xa xôi, đầy nguy hiểm. Tầu đã đưa người con trai đi rồi, nhưng bà cứ đứng như trời trồng. Bà nhìn theo mãi con tầu đầy quyến luyến. Sự đau khổ tột cùng đã làm bà gục ngã xuống sân ga.Hình tượng bà vừa thực lại vừa như ảo- Lưng còng đổ xuống bóng sân ga- Lưng bà còng xuống,hay bà cứ đứng từ lúc bóng ban trưa cho đến xế chiều tối (bóng mặt trời chiều)bóng bà đổ xuống. Dươi cái nhìn,quan sát tài tình, nhà thơ cho ta thấy rõ tình cảnh đau khổ của người mẹ khi người con phải đi xa.
Có sự cô đơn,lẻ loi nào hơn,khi mình phải đưa tiễn chính bản thân mình. (đã lâu lắm rồi,chúng tôi có được nghe nữ sĩ AnhThơ nói chuyện về bài thơ này. Riêng tôi ,tôi cho rằng nữ sĩ đã nói về cuộc chia ly của bản thân và Nguyễn Bính, khi ông đến thăm bà tai Bắc Giang. Rồi ông cô đơn,lặng lẽ ra sân ga, không người tiễn đưa.

“Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng hiểu về đâu nghĩ ngợi gì ?
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.. „

Thi sĩ thấy chính mình lẻ loi với cõi đời này.Những từ bóng lẻ,hững hờ, chúng tôi cho rằng là những từ rất đắt để miêu tả sự cô đơn, biết về đâu , đi đâu ?. Khi xung quanh trống vắng,và vô định.
Dường như tôi cũng nghe đâu đây có lời ca vọng về :“…còi tầu xé nát trái tim…“ ..Con tầu lăn bánh báo hiệu một sự chia cắt, phân ly. Có những cuộc chia ly có ngày gặp lại – và những cuộc chia ly không bao giờ gặp lại. Phải chăng con tầu lăn bánh,nó đang lăn chính trong lòng người thi sĩ. Nhà thơ như đang thả hồn vào từng câu thơ đó:

„“ Những chiếc khăn mầu thổn thức
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Nhưng đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở nơi đâu hơn chốn này.. „


ĐỖ TRƯỜNG  
 
Cô lái đò

cô lái đò

Tác giả: Nguyễn Bính
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với núi sông
Đã mấy lần sông trôi, trôi mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông

Xuân này đến nữa đã ba xuân,
Đóm lửa tình duyên tắt nguội dần
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân.

Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông,
Cô lái đò kia đi lấy chồng.
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông . 

 

ÔNG LÁI ĐÒ
THAM LUẬN:

PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA VÀ NGUYỄN BÍNH

HUY THANH

1-BÀI THƠ CÔ LÁI ĐÒ CỦA NGUYỄN BÍNH

PHỔ NHẠC: NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô lái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề

Thế rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần sông trôi trôi mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông

Xuân nầy đến nửa đã ba xuân
Đốm lửa tình yêu tắt nguội dần
Chẳng lẻ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân

Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo;ấy
Để buồn cho những khách sang sông


Bài Thơ nầy đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc, trình bày trong các Album Nhạc Tiền Chiến V N. Các bạn có thể vào Google xong gõ tên bài hát Cô Lái Đò để vừa xem Bài Thơ, vừa nghe ca sĩ Hòang Oanh ngâm và hát (cũng có thể bạn gõ vào NHẠC CỦA TUI rồi gõ tên bài hát)

BÌNH LUẬN NHẠC:

Nhận xét cuả tôi do cấu trúc Thơ nên Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc vẫn giữ nguyên bản, không cải cách lời lại ,nên bài nhạc không có những biến tấu đặc sắc (như chuyển từ cung Trưởng Majeur với các dấu thăng dìese;### qua cung Thứ Mineur với các dấu giảm bémol; bbb ) mà chỉ ở tiêt tấu; âm vực đơn điệu ( Monotone ). Theo tôi, không nên sử dụng tiết điệu Habanera hay Slow chậm mà nên dùng Moderato nhịp vừa. Một vài đoạn có thể sử dụng Rumba Lente thì bài nhạc sẽ hay hơn, linh hoạt hơn . Nếu tôi phổ nhạc bài thơ nầy, tôi sẽ sử dụng vài đoạn trường canh mesure nhịp 3/4 (một vài đoạn thôi ) để chuyển qua tiết điệu Valse hay Boston chứ không để ở mãi nhịp 4/4 hay C trầm buồn monotone.



2- BÀI THƠ ÔNG LÁI ĐÒ CỦA HIẾU NGHĨA

PHỔ NHẠC: HIẾU NGHĨA

Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

Một dĩ vãng từ ngàn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng

Mới ngày nào trên bến sông vắng lặng
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông

Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không một tiếng phân ưu

Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ mãi muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì tìm được ánh hồng tươi

Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhịp sống hùng

Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nổi mừng vui không thốt được nên lời

Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng

Họ về đây bụi đường vương nếp áo
Đường xa xôi tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn áo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi

Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái đò đưa mắt mỏi mòn trông

 
image
BÌNH LUẬN NHẠC:

Bài thơ nầy đã được tác giả Hiếu Nghĩa phổ nhạc với  tựa bài là Hình Ảnh Hai Cuộc Đời. Các bạn có thể vừa xem bài Thơ, vừa nghe ca sĩ ngâm Thơ, vừa nghe hát bản nhạc nầy bằng cách vào Google xong gõ tên bài hát  Ông Lái Đò ( Hình Ảnh Hai Cuộc Đời ); để nghe ( cũng có thể bạn vào NHẠC CỦA TUI gõ tên bài hát ). Bài Thơ phổ nhạc nhạc nầy được một số ca sĩ như: Trường Vũ, Như Quỳnh, Hương Lan, Hoàng Oanh, Ngọc Sơn, Mỹ Huyền trình bày.
Cũng như những bài Thơ được phổ nhạc mà câu thơ vẫn giữ nguyên không cải biến, như tất cả những bài nhạc khác; âm vực tiết tấu bài hát nầy vẫn vấp phải một khuyết điểm cố hữu như những bài thơ phổ nhạc khác là đều đặn một cách đơn điệu ( Monotone ). Theo tôi, những đoạn Thơ Cao Trào (từ một bến sông tỉnh lặng sang một bến sông sôi động ) nên chăng chuyển âm và tiết tấu từ;âm thể Thứ ( Mineur với các biến cốt giảm bémol; bbb ) qua âm thể Trưởng ( Majeur với các biến cốt dấu thăng dìèse  ### ) thỉ sẻ nổi bật lên chất lượng bài thơ Nên chăng soạn một khúc gian tấu cùng hòa âm làm chiếc cầu nối âm thanh hai cung Thứ và Trưởng nên sử dụng điệu Moderato bài nhạc sẽ linh động,không nên dùng;điệu Slow hay Tango Habanera bài nhạc sẽ nghe quá chậm. Mặc khác để phá cách ký;âm bó buộc theo luật cân phương hình nốt trong số trường canh ( Mesure ) bó buộc, ta nên sử dụng những dấu Liên Ba (;chùm ba ) để âm thanh lướt nhanh qua phách;( một phách chứa ba nốt ). Đồng thời sử dụng nhịp chỏi ( nhịp nghịch phách) để khắc họa thêm phần lả lướt cho âm thanh. Dùng nhịp chỏi ( nghịch phách ) để âm thanh bay cao lên, rồi rớt nhẹ trong luyến láy tạo người nghe một cảm xúc man mác, chênh vênh, hụt hẫng.
Vì bài thơ quá dài, ta có thể chia ra làm ba đoạn, mỗi đoạn chọn luật cân phương số ô nhịp (trường canh hay Mesure là 4 , 8; 6 , 12 là được.
Cũng có thể khi phổ bài nhạc, ta chia ra làm hai đọan Chủ Âm Thứ và Chủ; Âm Trưởng. Thí dụ ta viết đoạn đầu ở chủ âm RÊ THỨ tức sử dụng một dấu Giáng (Giảm ) hay Bémol b; ở dòng ba là nốt SI ( trong hệ thống khoa SOL). Sau đó, khi chuyển qua chủ;âm RÊ TRƯỞNG (ta dùng dấu BÌNH;đóng lại;ở nốt SI để phá dấu giảm trước ). Sau đó dùng hai gạch đứng II ( double ) để báo hiệu ngắt đoạn xong rồi thêm hai dấu Thăng ( Dièse : # ở dòng; 5 nốt FA, và ở khe 3 nốt; ĐÔ ( trong hệ thống Khóa Sol )
Viết nhạc như thế, Thơ và Nhạc sẽ giao thoa, nâng giá trị cho nhau một cách toàn diện.

3- NHẬN ĐỊNH SO SÁNH HAI BÀI THƠ:

Cả hai bài thơ đều diễn cảm tâm sự của hai người một già, một trẻ làm nghề đưa đò cho khách qua sông. Nhưng nếu đọc kỹ cả hai bài thì tâm sự, hoàn cảnh, tâm lý, hành động, cách dấn thân của mỗi người một khác. Hay nói cách khác,  hai bài thơ tuy không có tương phản nhưng cũng không hẳn là có tương đồng trong dung thơ. Về mặt tâm lý, sự khác nhau đó thể hiện theo tôi trên các lĩnh vực sau:

1-CẬN CẢNH: Bến đò trong Thơ Nguyễn Bính là một bến đò nhỏ, sóng không lớn, ít người qua lại.Cũng có thể bến đò rất  ít khách, vài khách, hay chỉ một khách duy nhất nên cô đò có thời gian tâm sự hẹn thề, yêu đương với chàng trai viễn khách. Sau đó chờ đợi qua ba năm mà không gặp lại cố nhân cô lái mới:
" Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông
"Cô lái đò kia đi lấy chồng

Còn bến đò trong Thơ Hiếu Nghĩa thì rất lớn, sóng to, gió nhiều:
"Đường xa xa tóc lộng gió tơi bời

Một chuyến đò có thể chở nhiều chiến sĩ qua sông, cứ nhiều chuyến như thế ông đã đưa qua sông cả một đoàn quân:
"Họ về đây bụi vương mầu nếp áo..
"Đường xa xôi tóc lộng gió tơi bời
"Họ đi rồi ông thấy buồn áo não.
"Vì họ qua bến ấy một lần thôi

Phải, những người chiến binh khi đã ra đi nào đâu có hẹn ngày về qua bến cũ

2-TÂM LÝ TIỂU NGÃ VÀ ĐẠI NGÃ:

A-Trong Thơ Nguyễn Bình, cô lái đò là người lãng man trong tình cảm, yếu đuối trong hoàn cảnh cô mới chờ đợi có ba năm mà  vội ôm cầm sang thuyền khác:
"Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
" Trên bến cùng ai đã nặng thề
Và cô lái đã quyết định tìm ngã rẽ cho cuộc đời mình, cho cái TIỂU NGÃ bình thường như những cô gái khác:
"Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
"Cô đành lỗi ước với tình quân

Cũng có lúc cô tự hỏi lại lòng mình, và đây là câu trả lời:

" Xuân nầy đến nay đã ba xuân
"Đốm lữa tình yêu tắt nguội dần
" Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
" Cô đành lỗi ước với tình quân

Nói một cách nào đó, cô lái không được chung thủy vì sợ lâu quá mình sẽ già,Cô không tin tưởng lời hẹn của người yêu có thể đang là một chiến binh đang bảo vệ dòng sông con đò của cô.

Tôi chợt nghĩ tại sao nhà thơ Nguyễn Bính lại không cho bài thơ có hậu là cô chờ đợi năm, mười năm , dài thêm chút nữa cho có lý có tình, hay chờ mãi hóa đá như Hòn Vọng Phu, làm nổi bật cái ý nghĩa ĐẠI NGÃ; trung trinh tiết liệt của người con gái Việt Nam. Làm như vậy để hồn bài thơ được tinh khiết, mà lại ném cô ra ngoài chặng đường lịch sử, để một bài thơ hay đầu mà kém đuôi "tiền kiết mà hậu hung ". Đó có phải là một sự tàn nhẫn đối với nhân vật của mình khi tác giả cho cô lái chờ chỉ có ba năm vội làm theo cái tâm lý Tiểu Ngã tầm thường; ích kỷ hoài nghi, không chung thủy bội bạc của mình.
Theo tôi, đây không phải là một bài Thơ hay của thi sĩ Nguyền Bính, bởi vì một bài Thơ hay về hình thức,nội dung đều phải đồng điệu, hài hoà. Cái lý, cái tình trong bài thơ dù có ẩn dụ hay biểu cách cũng vẩn cho người đọc có sự thông đạt với hồn thơ. Ở đây, sức thuyết phục nội dung nhân bản bài thơ không rõ nét, không hoàn thiện;,không làm nổi bật sâu đậm những tứ thơ tuyệt vời như những bài khác của Nguyễn Bính như: Cô Hàng Xóm; (được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc tựa bài Cô Hái Mơ ), Gái xuân ( Nhạc sĩ Từ Vũ phổ nhạc ).
Về hình thức, cách gieo vần thanh bằng rất hay ngoại trừ, hai chữ cuối hai câu đầu bài thơ bị cưỡng vận là "trở về " và " sông kia " không vần với nhau;  cũng có thể ta tạm chấp nhân là thông vận vậy.


B -Trong Thơ Hiếu Nghĩa, cái Đại Ngã đứng sừng sững như một cây cổ thụ trên bến nước, dù chỉ là một ông lão già nua, nhưng hồn nước, cái đại ngã vinh quang; hào khí dân tộc vẫn sáng rực trong ông khi đưa những đoàn chiến sĩ qua sông. Hay nói cách khác, việc giữ nước cũng có bàn tay ông chung sức. Những người con đất nước đi ra chiến trường mà lòng vẫn trĩu nặng những ưu tư về vận nước, tình người:

"Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
"Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông.
"{Những người khách không giống ngày xưa ấy
"Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng

Họ nặng trĩu bên lòng, những;ưu tư về vận nước đang chuyển mình từ thanh bình qua chiến tranh, Những mùa thu kháng chiến, lửa dậy trong tình đất và tình người. Những con người rời lối sống vong thân để trở thành đạt thân cho đất nước cũng không tránh khỏi chút hoài nghi về lịch sử, về vận mệnh con người và nước non.
Rồi cái Đại Ngã ấy như truyền vào trái tim già cỗi ông lão lái đò, một tình yêu nước tuyệt vời như mạch nhựa hồi sinh:

"Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ.
"Non sông rền một;điệu nhạc oai hùng
"Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
"Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng

Cuộc sống của những chiến binh dường như gắn bó với định mệnh nước non, nước còn người còn, nước mất người mất."

"Họ về;đây bụi;đường vương nếp áo.
"Đường xa khơi tóc lộng gió tơi bời.
"Họ đi rồi ông thấy buồn áo não.
"Vì họ qua bến ấy một lần thôi.

Trở lại những ngày đầu thu kháng chiến, không gian quê hương nhuộm mầu tang tóc vì khói lửa chiến tranh. Ông lái đò ngồi ôn lại cuộc đời mình, nhớ đến những người khách qua đò mà chán nản cho thói bạc đen của người đời trước đây:

"Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
"Trả công ông để lại một vài xu.
"Họ với ông hai cảnh đời xa lạ.
"Sang sông rồi không một tiếng phân ưu.

Cứ nghĩ rằng cuộc đời mình đến đây là hết, Nó sẽ trôi theo dòng đời lặng lẽ như dòng sông. Ông sẽ gậm nhắm nổi buồn đi vào vạn cổ cho hết kiếp trầm luân. Nhưng rồi một mùa thu hào hùng bừng lên như vầng dương chói sáng. Mùa thu của cả dân tộc đứng lên trong khí thế ngất trời đấu tranh giành độc lập; đánh đuổi kẻ thù. Lớp lớp trai gái bỏ làng, bỏ xóm, bỏ cày, ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi của non sông. Họ đi qua bến đò ông, gieo vào lòng ông những tình yêu đất nước nồng nàn, bừng cháy hào khi đuổi giặc:

"Ông lái đò ngày nay già yếu lắm
"Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
"Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
"Nổi mừng vui không thốt được nên lời

Hai chữ "rung mạnh" tác giả dùng chữ rất tuyệt vời. Giữa một trái tim chỉ còn thoi thóp thở đã vươn dậy hồi sinh theo tâm hồn ông lão  theo cái rung mạnh của lời gọi non sông. Những người chiến binh qua đò, lòng họ nặng trĩu bên lòng không phải là tình thê nhi mà chính là ưu tư cho vận nước đang trong mùa ly loạn, Rồi sẽ hòa bình chăng? khi nào? bao giờ?
Về hình thức, những khổ thơ bốn chữ vần rất chỉnh. Mỗi khổ thơ bốn chữ các câu thanh bằng; ( dùng chính vận hay thông vận) đều vần với nhau như: sông = trông; ông = lòng; ,xu=ưu; sông = lòng.v..v..Và những câu vần thanh trắc ( có khi là chính vận, có khi là thông vận ) như nước = lướt, dội; tối, quá =l ạ,  lẻ =xế,  rở = hở, não = áo....

Tóm lại, qua hai bài thơ trên, tôi thấy bài Thơ Ông Lái Đò của Hiếu Nghĩa là một bài Thơ hay, có hào khí, thể hiện hai cuộc đời trong một vận nước. Cách dấn thân của nhân vật trong bài thơ chuyển tải đến tâm hồn người đọc; đạt được những sự đồng cảm, nhất định nào đó. Nội dung bài rất có tính nhân văn. Còn bài Thơ Cô Lái Đò của Nguyễn Bính chỉ là cái không gian thu hẹp trong chữ "tôi" bình thường, trong một hoàn cảnh hết sức bình thường. Những suy nghĩ, hành động của nhân vật cũng tầm thường nếu không nói là nông nổi. Bài Thơ không có diễn cảm  có sắc mà không có hồn.

4-LỜI KẾT:

Đọc và bình luận Thơ của những người đi trước, tôi vốn không có thói quen "chọn mặt để tìm vàng" mà chỉ chọn "tìm vàng để chọn mặt". Hiếu Nghĩa theo tôi biết rất ít làm Thơ, địa vị ông trên nền văn học không bằng Nguyễn Bính, có thể nói là ngọn cỏ đối với cây cổ thụ Nhưng mỗi một tác phẩm đều có một giá trị riêng của nó, và sự đánh giá tác phẩm cần phải tách rời tên tuổi của tác giả. Nếu không, ta sẽ bị lạc trong cái mê cung hào quang, tên tuổi của của tác giả ( từ những bài Thơ khác ) mà nhận thức không công bằng, trung thực. Bởi vì trong văn học, không phải một tác giả nổi tiếng thì nhất thiết những bài viết đều hay mà ngược lại, có những người không nổi tiếng; viết chỉ vài ba bài mà bài của;họ không phải đều là dở. Trái lại với vài ba bài đó đôi khi tên tuổi họ trở thành bất tử.
Bài thơ nào về hình thức hay nội dung của bất cứ tác giả nào cũng đều có không ít thì nhiều đúng sai trong đó, bởi vì xưa đến nay những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ cũng là những con người, họ cũng không thể tránh khỏi những hạt sạn trong tác phẩm.
Ngay cả trong các tác phẩm kinh điển như Truyện Thúy Kiều của đại thi hào NGUYỄN DU hay Chinh phụ Ngâm của  ĐẶNG TRẦN CÔN, bản dịch của  ĐOÀN THỊ ĐIỂM cũng thế, tôi vẫn có thể tìm thấy những hạt sạn trong tác phẩm của họ.


HUY THANH 

  
Con Đò Đưa Xác

Lời bài hát Con Đò Đưa Xác

Được đăng bởi Lanh Tran vào Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014
Con Đò Đưa Xác
Sáng tác: Ngọc Bích

Lời bài hát Con Đò Đưa Xác

Gió thổi thì thầm, mưa bay lâm tâm
Ai chờ con đò bên giòng sông vắng
Ai khóc tỉ tê trên giòng trường giang
Đò sang ngang dưới trăng vàng
Gió thu hiu hắt nức lên từng cơn
Nặng nề một chiếc thuyền con
Ầm thầm chở mấy vong hồn qua sông !
Trăng lên, mây tan !...Sao trăng đẹp thế này !
mà trên sông vắng, con đò cay đắng đưa xác người về đâu ?
Ô hô! Ô hô! con ơi mười mấy tuổi đầu,
Vì chưng đói rét, ngậm sầu thác oan!
Trong cơn heo may, ai chua cay, ai thương vay ...ai nức nở thế này!
Mà trên sông vắng con đò cay đắng đưa xác người lầm than !
Ôi trăng! ôi mây! ôi nhân loại! Sương chiều buông xuống,
trên giòng sông vắng, con đò cay đắng đưa xác người về đâu?
Chôn đi đâu? Chôn đi đâu lũ oan hồn, Trôi về đâu? con đò xác! Lấp vào đâu? Nổi niềm thương!
Mang mang trong mây tan, phiêu linh có một bóng ông già
Tay chèo, tay lái, lòng buồn tê tái đem chôn đàn con!
Chôn đi đâu? Chôn đi đâu đám thân tàn?
Trôi về đâu? Con đò xác ! lấp vào đâu? nỗi niềm thương ! 

Nhung bai hat ru y nghia danh cho me va be - Anh 1

 
HỒN TRINH NỮ

viếng hồn trinh nữ

Tác giả: Nguyễn Bính
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,
Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.
Tôi thấy quanh tôi và tất cả,
Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.

Nước mắt chạy quanh, tình thắt lại,
Giờ đây tôi khóc một người về!
Giờ đây tôi thấy hồn cay đắng,
Như có ai mời chén biệt ly!

Sáng nay vô số lá vàng rơi,
Người gái trinh kia đã chết rồi!
Có một chiếc xe màu trắng đục,
Hai con ngựa trắng bước hàng đôi.

Đem đi một chiếc quan tài trắng,
Và những vòng hoa trắng lạnh người.
Theo bước, những người khăn áo trắng,
Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.

Để đưa nàng đến nghĩa trang này,
Nàng đến đây rồi ở lại đây.
Ờ nhỉ! Hôm nay là mấy nhỉ?
Suốt đời tôi nhớ mãi hôm nay ....

Sáng nay sau một cơn mưa lớn,
Hà Nội bừng lên những nắng vàng.
Có những cô nàng trinh trắng lắm,
Buồn rầu theo vết bánh xe tang.

Từ nay xa cách mãi mà thôi!
Tìm thấy làm sao được bóng người.
Vừa mới hôm nào còn thẹn thẹn.
Tay cầm sáp đỏ để lên môi.

Chiếc áo màu xanh tựa nước hồ,
Nàng vừa may với gió đầu thu.
Gió thu còn lại bao nhiêu gió,
Chiếc áo giờ đây ở dưới mồ.

******

Chắc hẳn những đêm như đêm qua,
Nàng còn say mộng ở chăn hoa.
-Chăn hoa ướp một trời xuân sắc -
Đến tận tàn canh rộn tiếng gà.

Chắc hẳn là những đêm như đêm kia,
Nửa đêm lành lạnh gió thu về.
Nàng còn thao thức ôm cho chặt,
Chiếc gối nhung mềm giữa giấc mê ....

Nhưng sáng hôm nay nàng lặng im,
Máu đào ngừng lại ở nơi tim.
Mẹ già xé vội khăn tang trắng,
Quấn vội lên đầu mấy đứa em.

Người mẹ già kia tuổi đã nhiều,
Đã từng đau khổ biết bao nhiêu.
Mà nay lại khóc thêm lần nữa,
Nước mắt còn đâu buổi xế chiều.

Những đứa em kia chưa khóc ai,
Mà nay đã khóc một người rồi.
Mà nay trên những môi son ấy,
Chả được bao giờ gọi: "Chị ơi!"

******

Nàng đã qua đời để tối nay
Có chàng đi hứng gió heo may,
Bên hồ để mặc mưa rơi ướt,
Đếm mãi bâng quơ những dấu giày.

Người ấy hình như có biết nàng,
Có lần toan tính chuyện sang ngang.
Nhưng tâm hồn nàng tựa con thuyền bé,
Vội cắm nghìn thu ở suối vàng.

Có gì vừa mất ở đâu đây?
Lòng thấy mềm như rượu quá say.
Hốt hoảng chàng tìm trong bóng tối:
Bàn tay lại nắm phải bàn tay.

******

Chỉ một vài hôm nữa, thế rồi,
(Người ta thương nhơ' có ngần thôi)
Người ta nhắc đến tên nàng để
Kể chuyện nàng như kể chuyện vui.

Tôi với nàng đây không biết nhau,
Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu?
"Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu."

Hà Nội 1940 
nguyenbinh_ĐB

Đóng góp lớn nhất của thơ Nguyễn Bính

Tác giả: Hồng Diệu

( nhân kỉ niệm 90 năm ngày sinh Nguyễn Bính)

Nguyễn Bính và bà Hồng Châu

Nếu tôi không lầm, thì các nhà nghiên cứu và cả người đọc của chúng ta, từ trước đến nay, chưa ai trực tiếp đặt ra và lý giải vấn đề này - vấn đề đóng góp lớn nhất của thơ Nguyễn Bính, hay giá trị lớn nhất của thơ Nguyễn Bính thì cũng thế. Tôi nghĩ, đây là vấn đề quan trọng trong việc tìm hiểu thơ Nguyễn Bính nói riêng và nghiên cứu thơ Việt Nam hiện đại nói chung.
Cũng như nhiều nhà thơ (và nhà văn) Việt Nam hiện đại khác, đời thơ Nguyễn Bính chia làm hai giai đoạn chính, mà Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là ranh giới. Trong hai giai đoạn ấy, thơ Nguyễn Bính có những đặc điểm chung và riêng, có kế thừa và phát triển. Có điều, theo tôi, sau Cách mạng, Nguyễn Bính vẫn có những bài thơ hay, nhưng thành tựu nổi bật của Nguyễn Bính vẫn ở nhiều bài thơ viết trước Cách mạng. Dư luận chung dường như cũng nhất trí như vậy. Tuy nhiên, thành tựu ấy, đóng góp ấy của Nguyễn Bính, theo ý riêng tôi, không phải ở chỗ, từ lâu nay, đã được một số người nhấn mạnh - trước hết từ đầu đề, sau đó là nội dung - trong các bài viết và các quyển sách, để đưa người đọc đến một kết luận rằng Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quênhà thơ chân quê, nhà thơ chân quê - chân tài hoặc thi sĩ của hồn quê, thi sĩ của thương yêu hay nhà thơ của tình yêu, v.v... Kể ra, những cách định danh quen thuộc như trên, và sự diễn đạt để chứng minh cho chúng - trong đó không khỏi có người chỉ... lặp lại người đi trước - trong một phạm vi nhất định, cũng nói được một phần đặc điểm thơ Nguyễn Bính và đóng góp của thơ anh. Nhưng tôi cho đó chưa phải là những gì cơ bản, cũng chưa phải những gì riêng biệt của thơ Nguyễn Bính; chúng còn có thể đúng với các nhà thơ khác, dù với mức độ đậm nhạt khác nhau. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này, có lẽ vì đã từ lâu lắm, dư luận chung bị ám ảnh nhiều từ bài thơ Chân quê, Nguyễn Bính viết năm 1936, in báo và in đầu tập Tâm hồn tôi (1940) có những câu như "nhắc nhở": Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Và có những câu như than phiền, trách móc: Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. Hay là bị ám ảnh bởi lời bình thơ Nguyễn Bính ở quyển Thi nhân Việt Nam (1932-1941) của Hoài Thanh (và Hoài Chân), trong đó tác giả nhấn rất mạnh đến "bản chất nhà quê" ở "người nhà quê của Nguyễn Bính"; hoặc cũng có thể là bị ám ảnh từ những Cô hái mơ, Mùa xuân xanh, Thơ xuân, Xuân về... của Nguyễn Bính, ở đó, thôn quê có một không khí thơ mộng, cảnh sắc xanh tươi, bầu trời trong sáng, và con người thì vô tư, thanh thản; hay cũng có thể là bị ám ảnh bởi những: Hội làng mở giữa mùa thu/ Giời cao gió cả giăng như ban ngày; với Thôn Vân có biếc có hồng/ Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều/ Đê cao có đất thả diều/ Giời cao lắm lắm có nhiều mây bay... Thành thử, trong những bài viết và các công trình nghiên cứu lâu nay, đóng góp lớn nhất của thơ Nguyễn Bính, như tôi thấy, đã bị chìm đi, hay là bị đặt ngang hàng, thậm chí bị đặt thấp hơn những đóng góp khác của thơ Nguyễn Bính vốn cũng quan trọng nhưng không phải quan trọng nhất, vốn cũng lớn nhưng không phải lớn nhất. Thật vậy. Hơn tất cả những gì khác, thơ Nguyễn Bính cứ trở đi trở lại trong tâm trí tôi những con người với những cảnh đời đầy những buồn đau, bất hạnh, ở nhiều cung bậc. Này là bà mẹ có mỗi một cô con gái, trước lúc con về nhà chồng, khuyên con đủ điều, chỉ để mong con đừng khóc (mà ngày trước,khấp như thiếu nữ vu qui nhật - Khóc như cô gái ngày đi lấy chồng), và để con gái yên lòng đi làm dâu; nhưng rồi người sẽ khóc và không yên lòng và cô đơn lại chính là bà: Đưa con ra đến cửa buồng thôi Mẹ phải xa con khổ mấy mươi Con ạ, đêm nay mình mẹ khóc Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi! (Lòng mẹ) Một bà mẹ khác (trong bài Phơi áo, sau đổi thành Không đề) còn cô đơn hơn một mức nữa, đó là: bà lão lưng còng có hai cô gái lấy chồng cả hai gió thu thở ngắn than dài Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa[1] Lại một bà mẹ khác (trong Những bóng người trên sân ga) cũng mang nỗi buồn đau tương tự, có khi còn hơn, đó là: bà già Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng Lưng còng đổ bóng xuống sân ga Trong thơ Nguyễn Bính còn có người mẹ trẻ quanh năm Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con, có người mẹ góa, trước lúc phải bước đi bước nữa, dặn con lớn thay mình nuôi đàn em nhỏ, và cay đắng mà thốt lên: Mai mốt con ơi mẹ lấy chồng Chúng con coi mẹ có như không! Có người Mẹ già một nắng hai sương, để người con gái đi lấy chồng phải đau khổ than với em mình: Chị đi một bước, trăm đường xót xa, có cô gái chết lúc còn rất trẻ, để: Người mẹ già kia tuổi đã nhiều Đã từng đau khổ biết bao nhiêu Mà nay lại khóc thêm lần nữa Nước mắt còn đâu buổi xế chiều! (Viếng hồn trinh nữ) Sau người mẹ thì đến những thiếu nữ. Người ta thấy một chút buồn nhẹ nhàng, man mác vì những lần lỡ làng hẹn hò với bạn trai của một cô con gái trong khung cửi - Dệt lụa quanh năm với mẹ già (Mưa xuân); một nỗi buồn sâu xa của "cô em" (trong bài Quan Trạng) khi cô bỗng nhớ lại thuở hàn vi của "anh khóa" và tuổi trẻ của cô ngày trước, bây giờ thì anh đã đỗ Trạng, "vinh qui qua làng", chắc chẳng còn nhớ gì đến cô nữa! (Cũng có thể hiểu như nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn: "cô gái tiếc ngẩn tiếc ngơ rằng tại sao mình lại đi lấy chồng vội vã như thế"[2]). Rồi một cô gái đi làm dâu nhà người mà chỉ thấy: Buồn thôi chả thiết nói cười/ Đắng cay sống những ngày dài như năm! Rồi một cô trinh nữ "vừa mới hôm nào" còn ngây thơ, thẹn thùng ấp ủ bao nhiêu ước mơ của tuổi trẻ, bỗng phải từ giã cõi đời, để lại cho người thân nỗi đau vĩnh viễn xa cách (Viếng hồn trinh nữ). Và cũng thật bất hạnh là người con gái Lỡ bước sang ngang. Cô xa mẹ và em đi lấy chồng với tâm trạng: Đêm qua là trắng ba đêm/ Chị thương chị kiếp con chim lìa đàn; và đinh ninh rằng: Một lần này bước ra đi/ Là không hẹn một lần về nữa đâu. Quả nhiên, tình duyên của cô đầy trắc trở, đổ vỡ đến mấy lần, để rồi phải thốt lên với em mình một cách tuyệt vọng: Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã ngang sông đắm đò! Cái thân phận người con gái mà cô nghiệm ra không chỉ đúng với một mình cô: Tuổi son má đỏ môi hồng Bước chân về đến nhà chồng là thôi! Bài thơ Lỡ bước sang ngang phản ánh một hiện tượng phổ biến trong xã hội mọi thời: sự ngang trái, lỡ dở của tình duyên, và đụng đến nỗi đau sâu thẳm tự đáy lòng người con gái (và không chỉ riêng người con gái). Cũng có thể lấy bài thơ này chứng minh cho sự gần gũi giữa ngôn ngữ thơ với môn toán lôgich mờ (hay lý thuyết tập mờ) được giáo sư - tiến sĩ Lêphôti Giađê (người Adécbaigian) phát minh năm 1965: bài thơ, trong màn sương khói mờ mờ khêu gợi suy nghĩ và kích thích sự "đồng sáng tạo" của người đọc, tạo nên chuyện "khả giải bất khả giải chi gian" lý thú của thơ. Người đọc không thể (và không cần) khẳng định người em trong bài thơ là nữ hay nam; cuộc tình duyên của cô gái trắc trở, đổ vỡ do ai, vì lẽ gì... Người ta chỉ biết đó là bi kịch của một đời thiếu nữ được giãi bày với rất nhiều thương cảm. Đấy là Nguyễn Bính nói về người đời. Còn về chính bản thân mình, Nguyễn Bính cũng bộc bạch chân thành những cảnh ngộ, nỗi niềm, tâm trạng... của một thanh niên, một thi sĩ trong tình trạng nghèo túng, cô đơn, đau khổ và bế tắc, tuyệt vọng. Nghèo túng đến: Túi rỗng, nợ nần hơn chúa chổm Áo quần trộm mượn, túng đồ thay (Giời mưa ở Huế) hay: Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết Riêng mình em vẫn cứ tay không (Xuân tha hương) hoặc: Mấy khoa thi chót thầy ơi Sao không thi đỗ để rồi làm quan Để rồi lắm bạc nhiều vàng Để cho con được lấy nàng thầy ơi! (Nhà tôi) v.v... Cô đơn đến: Bốn mùa trơ lại một thân tôi (Nàng Tú Uyên) hay: Những tưởng anh em đầy bốn biển Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian (Tạ từ) hoặc: Anh viết tình chung lên gối chiếc Một nghìn dòng lệ, một nghìn đêm (Em về) lại: Em đi dệt mộng cùng người Lẻ loi riêng một góc trời riêng anh (Rượu xuân) và: Người có đôi, ta rất một mình (trong bài Một mình. Hãy lưu ý ở đây cách dùng từ của riêng Nguyễn Bính), v.v... Đau khổ như: Cho tôi được khóc vì tôi thấy Tôi đã tan hoang cả kiếp người (Cho tôi được khóc) hay: Anh đắm say rồi, đau khổ quá Mắt mờ vì đã khóc bao đêm (Mong thư) v.v... Và bế tắc, tuyệt vọng như: Đi không kẻ đợi người chờ Bọt bèo trôi dạt bến bờ nào đây (Một đêm ly biệt) hay: Đời có còn gì tươi đẹp nữa Buồn thì đến khóc, chết thì chôn (Nàng thành thiếu phụ) hoặc: Tỉ tê chết cả nắng vàng Tay buông xuôi xuống thế gian: nhà mồ Sâu thăm thẳm, tối mờ mờ Đời xa lạ quá! Ai đưa đám mình! (Một chiều chết) v.v... Dù mới chỉ đọc một ít như vậy, đã có thể thấy điều mà thơ Nguyễn Bính nói được nhiều và sâu sắc hơn cả, đáng được tâm đắc hơn cả, nhớ nhiều hơn cả là ở loại thơ đã nói trên đây; chứ không phải loại thơ Hôm qua em đi tỉnh về... Thầy u mình với chúng mình chân quê, v.v... Không thể không nói thêm về bài thơLỡ bước sang ngang. Tôi chưa từng thấy bài thơ nào được nhiều người ưa thích đến thế. Cũng chưa từng thấy bài thơ nào được nhiều người dẫn ra cùng với những câu chuyện, để chứng tỏ sự tâm đắc của nhiều người đối với nó như thế! Chính người đang viết những dòng này hồi bảy, tám tuổi đã nghe dì mình nằm võng hát ru một đứa cháu: Em ơi em ở lại nhà Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương Về sau, tôi lại gặp khá nhiều người kể chuyện tương tự trên sách báo. Chẳng hạn, nhà văn Tô Hoài cho biết, hồi Lỡ bước sang ngang mới ra đời, có những hôm ông cùng Nguyễn Bính "ra bờ sông Tô Lịch mua xu rau muống, có hôm xin được mớ rau của các cô bơi thúng hái rau sinh ra hảo tâm bởi đã thuộc lòng cả bàiLỡ bước sang ngang", và ở Nghĩa Đô quê ông, "những cô Tý, cô Mơ, cô Hứa, cô Tơ - gái làng canh cửi thuộc Kiều lại thuộc cả quyển Lỡ bước sang ngang nữa"[3]. Nhà thơ Bảo Định Giang (1919 - 2005) thì cho biết, hồi 1942-1943, Lỡ bước sang ngang là bài thơ rất được thanh niên tỉnh Tiền Giang quê ông "ưa chuộng"[4]. Nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn kể: đầu năm 1952, ông cùng mấy người bạn về công tác ở khu du kích vùng Hải Hậu - Nam Định, khi vào một cơ sở kháng chiến, có lần trong đêm khuya, ông nghe thấy hàng xóm có người ru: Tôi ra đứng tận đầu làng Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa Và thời ấy, báo Công dân của tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Nam Định, trong một phóng sự có "kể chuyện những chuyến đò từ chợ Lương Công Múc xuôi xuống chợ Cồn (xã Hải Anh), và ngược lại, thỉnh thoảng khách đi đò lại được nghe mấy chị buôn chuyến đọc thơ Lỡ bước sang ngang"[5]. Nhà văn Phạm Tường Hạnh thì viết: "Hàng chục năm liền, từ cái năm 1940 xa xưa ấy, có cô nữ sinh nào, có những nàng trong khuê các nào, nói chung là phụ nữ nào của cái thời buồn tẻ trong cảnh nước mất nhà tan ấy lại không thuộc từng câu, chữ trong bài Lỡ bước sang ngang"[6]. Nhà văn Trần Bạch Đằng (1926-2007) thì kể trong hồi ký của ông một chuyện khá thú vị và rất có ý nghĩa liên quan đến "anh Ba" (Lê Duẩn) - một cán bộ cao cấp của Đảng hồi kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ (sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam): "Một lần tin Tây càn quét Đồng Tháp Mười, cơ quan di chuyển, tôi được phân công đi cùng với anh Ba trên chiếc xuồng ba lá. Tôi bơi lái, anh Ba bơi mũi, xuất phát từ xã Nhơn Hòa Lập, xuôi theo kinh Dương Văn Dương ra sông Vàm Cỏ Tây. Đường xa bơi đêm để quên mệt, tôi đọc bài thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính. Anh Ba bảo tôi đọc to một chút. Anh vừa bơi vừa nghe, thỉnh thoảng lại bình: Hay!... Rồi đến nơi an toàn, mặc dù gần sáng, anh bảo tôi đọc lại một lần nữa. Anh gật gù: Tay Nguyễn Bính này giỏi thật!"[7]... Như thế là, chính vì có sự đồng cảm sâu sắc trước thân phận của những kiếp người, lại có sự diễn đạt tài tình bằng mọi nghệ thuật dân gian giản dị nhiều khi hiện đại, Nguyễn Bính đã tạo nên nhiều câu thơ, bài thơ chứa đầy khổ đau và bất hạnh, để lại ấn tượng rất sâu, với một sức lay động rất mạnh đến một lớp công chúng rất rộng (có những khi đến mức làm cho người ta quên đi cả những gì là sáo mòn, là bất cập trong đó). Đấy cũng là ý nghĩa cao đẹp của văn chương, và là một cái đích mà thơ cần đi tới. (Và đừng quên Nguyễn Bính viết những bài thơ như thế lúc mới trên dưới hai mươi tuổi). Theo ý riêng tôi, xét về diện(những lớp người khác nhau, những cung bậc khổ đau và bất hạnh khác nhau) cũng như xét về điểm (từng con người cụ thể, từng cảnh ngộ cụ thể), thơ Nguyễn Bính có được một ý nghĩa xã hội đặc biệt sâu sắc, và trong lĩnh vực này, không một nhà thơ Việt Nam hiện đại nào sánh được. Đóng góp lớn nhất của thơ Nguyễn Bính, giá trị lớn nhất của thơ Nguyễn Bính chính là ở đây. 2008
H.D.  


[1] Hai chữ cuối của câu này, trong bản in lần đầu ở tậpNgười con gái ở lầu hoa, tác giả viết song thưa, về sau đổi thành cửa thưa. Song cũng gần với cửa, nhưng "bình dân" hơn. Có những nhà nghiên cứu, khi dẫn câu này lại chépgiậu thưa; thế là lầm với thơ Lưu Trọng Lư: Áo đỏ người phơi trước giậu thưa, đâu còn là thơ Nguyễn Bính!. [2] Bùi Hạnh Cẩn: Nguyễn Bính và tôi - tái bản có bổ sung - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999, tr.180. [3] Tô Hoài -Những gương mặt - in lần thứ hai - Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1995, tr.144. [4] Bảo Định Giang - Một vài kỷ niệm với Nguyễn Bính trong quyển Nguyễn Bính - về tác gia và tác phẩm - Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, tr.79. [5] Bùi Hạnh Cẩn - Nguyễn Bính và tôi - in lần thứ hai - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, tr.13. [6] Phạm Tường Hạnh - Giọt mật cho đời - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1994, tr.60. [7] Dẫn theo Hoàng Tấn: Nguyễn Bính - một vì sao sáng, Nhà xuất bản Đồng Nai, 1999, tr.110-111.
Nguồn: hoinhavanviẹtnam.vn



                                 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH