Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU 28

-  "Của dân, do dân và vì dân" là mục đích cách mạng của đảng cộng sản.
- Không thực hiện được khẩu hiệu đó thì nhà nước hiện nay không phải nhà nước cộng sản.
- Nếu thế thì nó là của ai? Của vua hay của cướp ngày?

---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 

          TP.HCM: KHUẤT TẤT TRONG VIỆC SỬA CHỮA NÂNG CẤP CHỢ AN ĐÔNG 1

                                              Hơn 2.500 tiểu thương chợ An Đông bãi thị


Vì sao hơn 2.500 tiểu thương chợ An Đông bãi thị?


Đóng góp hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp chợ nhưng nhiều năm nay, tiểu thương chợ An Đông, TP.HCM vẫn phải buôn bán trong chợ cũ xuống cấp.
Sáng nay, hơn 2.550 tiểu thương chợ truyền thống An Đông đã ngừng hoạt động buôn bán, xuống đường bãi thị.
Mục đích để phản đối việc Ban quản lý chợ An Đông có những hoạt động thu - chi tiền do tiểu thương đóng góp sửa chữa chợ không rõ ràng, cũng như sự bất nhất của lãnh đạo quận 5 trong xử lý vụ việc trên.

Tiểu thương góp trăm tỷ sửa chợ, Ban quản lý chỉ sửa nhà vệ sinh

Hình thành từ năm 1951, chợ An Đông là một trong ba chợ truyền thống cấp 1 có lịch sử lâu đời tại TP.HCM (cùng với chợ Bình Tây và chợ Bến Thành). Đến năm 1991, hơn 2.000 tiểu thương chợ An Đông là những người đầu tiên đã đóng góp, cùng xây dựng chợ kiên cố gồm 5 tầng như hiện tại.
Mỗi tiểu thương góp số tiền 22 triệu đồng cho diện tích quầy sạp chỉ 1,5m x 1,4m. Đây là một trong những chợ sầm uất nhất nhì TP.HCM với mặt hàng chính là quần áo và phụ kiện thời trang, doanh số luân chuyển hàng hóa lên tới khoảng 3.000 tỷ đồng/năm.
Qua thời gian dài phát triển, ngôi chợ hư hỏng và xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán.
Vi sao hon 2.500 tieu thuong cho An Dong bai thi? hinh anh 1
Tiểu thương bức xúc phát loa trình bày sự việc. Ảnh: Lê Quân .
Cụ thể, theo phản ánh của các tiểu thương, doanh số bán hàng của chợ trong mấy năm trở lại đây đã giảm 50-70%. Một trong những lý do được các tiểu thương ở đây khẳng định là do chợ quá xuống cấp, bên cạnh nguyên nhân khách quan là sụt giảm kinh tế.
Đầu năm 2013, hơn 2.000 tiểu thương của chợ đã được vận động đóng trước hơn 237 tỷ đồng với nhiều hứa hẹn từ quận 5, là nâng cấp chợ khang trang, sạch đẹp cạnh tranh với các trung tâm thương mại mới mọc lên trên địa bàn quận. Công trình này mang tên “nâng cấp, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước, nhà vệ sinh, điện động lực” được thi công vào năm 2014.
Tuy nhiên thực tế, Ban quản lý chợ chỉ sửa chữa được 4 nhà vệ sinh, với chi phí lên tới hơn… 9 tỷ đồng.
Ngoài ra, tháng 5/2015, Ban quản lý chợ công bố số tiền 237 tỷ mà tiểu thương đã đóng góp thực tế chỉ là 219 tỷ đồng. Đến tháng 11/2016 số tiền được công bố chỉ có 217 tỷ đồng, lý do là kế toán báo nhầm.

Tiểu thương đợi, quận hứa

Bức xúc với tiến độ cũng như chi phí sửa chữa chợ của Ban quản lý, tiểu thương chợ An Đông đã nhiều lần gửi kiến nghị lên UBND quận 5, yêu cầu vào cuộc giải quyết.
Ngày 10/11/2016, Chủ tịch UBND quận 5 có buổi tiếp xúc đầu tiên với các tiểu thương của chợ.
Vi sao hon 2.500 tieu thuong cho An Dong bai thi? hinh anh 2
Đóng góp chi phí sửa chợ nhiều năm nay nhưng tiểu thương cho biết vẫn phải buôn bán trong điều kiện chợ cũ xuống cấp. Ảnh: Lê Quân.
Tại buổi đối thoại, ông Phạm Quốc Huy, Chủ tịch UBND quận 5, thừa nhận chính tay ông đã bút phê “hoàn toàn đồng ý” trước những kiến nghị của tiểu thương vào ngày 28/10/2016.
Cũng chính ông Huy thông tin với tiểu thương trong tháng 12/2016, UBND quận 5 tổ chức đấu thầu hai hạng mục cải tạo nội ngoại thất chợ, ô giếng trời và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đến tháng 2/2017 sẽ bắt đầu sửa chữa.
Song song đó, tháng 4/2017 làm tiếp hai hạng mục là hệ thống thang máy vận chuyển hàng và xử lý hệ thống nước thải. Thời gian làm hai hạng mục quan trọng dự tính là 2 năm.
Ngày 19/5/2017, tiểu thương chợ An Đông tiếp tục có buổi làm việc với UBND quận 5.
Tại buổi làm việc này, ông Huy đã kết luận sẽ khởi công 4 mặt tiền chợ vào tháng 6/2017. Đồng thời thống nhất thời gian khởi công là ngày 15/10/2017 đối với 3 hạng mục: thay mới gạch nền, hệ thống máy lạnh và hệ thống chiếu sáng ngoại vi.
Việc khảo sát lắp đặt đồng hồ điện tại mỗi quầy/sạp trong tháng 8/2017. Tuy nhiên, cho tới hôm nay, mọi hạng mục trên vẫn chưa được triển khai.
Tại cuộc đối thoại ngày 19/9, ông cũng nhận trách nhiệm trước việc mãi lực của chợ suy giảm do sự xuống cấp của hạ tầng chợ.

Lãnh đạo thành phố cũng đã chỉ đạo xử lý

Liên quan đến vụ việc lùm xùm tại chợ An Đông nhiều năm qua, ngày 28/4, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến chỉ đạo xử lý.
Ông Tuyến giao sở Công Thương chủ trì, nghiên cứu thành lập tổ công tác kiểm tra hoạt động của Trung tâm thương mại - Dịch vụ An Đông (chợ An Đông) xung quanh vấn đề mà tiểu thương chợ An Đông khiếu nại.
Ngày 12/5, Sở Công Thương TP.HCM tổ chức đoàn kiểm tra chợ này. Tại buổi thông báo kết luận thanh tra chợ chiều 12/5, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, trưởng đoàn kiểm tra chợ An Đông, thốt lên: “Ban quản lý chợ An Đông hết sức quan liêu”, khi nghe những bức xúc của tiểu thương nơi đây.
Cũng buổi gặp gỡ này, bà Nguyễn Huỳnh Trang cho biết TP.HCM đã thành lập đoàn thanh tra một số nội dung về thu chi, sửa chữa tại chợ An Đông. Qua đó, khẳng định số tiền quầy sạp mà tiểu thương kiến nghị đã thu chính xác là hơn 217 tỷ đồng, chứ không phải 237 tỷ đồng như phản ánh.
Mới đây, ngày 11/8, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM,  dẫn đầu đoàn công tác gồm đại diện các sở ngành và lãnh đạo UBND quận 5, khảo sát tình hình hoạt động của chợ An Đông, làm việc với tiểu thương tại chợ.
Vi sao hon 2.500 tieu thuong cho An Dong bai thi? hinh anh 3
Chợ An Đông ở khu vực kinh doanh sầm uất nhất quận 5, TP.HCM.
Tại buổi tiếp xúc tiểu thương này, ông Tuyến yêu cầu quận 5 rà soát lại, để chính thức làm việc với UBND TP.HCM về vấn đề sửa chữa, nâng cấp Trung tâm thương mại - dịch vụ An Đông.
Ông Tuyến cũng khẳng định sẽ sát cánh với quận 5 giải quyết nguyện vọng của tiểu thương, để Tết Nguyên Đán 2018 tới, việc buôn bán của bà con được nhiều hơn, tốt hơn.
“Trước Tết, tôi sẽ đến thăm bà con lần nữa”, ông Trần Vĩnh Tuyến hẹn.
Ngay sau buổi bãi thị sáng nay diễn ra tại chợ, Văn phòng UBND TP.HCM đã có buổi tiếp đại diện các tiểu thương chợ An Đông, kéo dài từ 11h30 đến 12h. Buổi tiếp xúc do ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng phòng xử lý đơn - Ban tiếp công dân thành phố, thuộc Văn phòng UBND TP.HCM, chủ trì.
Tại buổi tiếp xúc, các tiểu thương đưa ra 3 yêu cầu:
Thứ nhất, yêu cầu UBND quận 5 ban hành quyết định bãi bỏ hợp đồng cho thuê sạp có thời hạn, vì hợp đồng này là vô hiệu do chợ truyền thống không được thu tiền thuê quầy sạp.
Thứ hai, yêu cầu UBND quận 5 công nhận quyền sở hữu quầy sạp của tiểu thương, vì nguồn gốc chợ truyền thống An Đông là do tiểu thương đóng tiền trước 1 năm để xây dựng chợ.
Thứ ba, yêu cầu UBND quận 5 phải gửi số tiền 217 tỷ đồng do tiểu thương chợ An Đông đóng góp để sửa chữa chợ từ năm 2013 trả lại cho tiểu thương.
Đại diện tiểu thương chợ An Đông cũng phản ánh tới UBND TP.HCM về việc UBND quận 5 chậm triển khai, xây dựng, sửa chữa chợ để bà con ổn định kinh doanh buôn bán.
Trước ý kiến của đại diện tiểu thương chợ An Đông, Ban tiếp công dân TP.HCM có ý kiến: “Đề nghị bà con có nhu cầu phản ánh, kiến nghị thì liên hệ số 15 Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3 để ghi nhận ý kiến của công dân và sẽ xử lý theo quy định”.

Chợ truyền thống 'chết dần chết mòn' giữa lòng thành phố

Hai ngôi chợ truyền thống ở Hà Nội gồm Ngã Tư Sở và Nhật Tân đã bị xuống cấp từ lâu, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, đồng thời còn làm mất mỹ quan đô thị.
Đăng Cường

             Cựu chiến binh Tuyên Quang đã dạy cho đoàn cưỡng chế 1 bài học về cách phục vụ người dân


Kỳ II: Chính quyền xã “cướp đất” của người dân?

Thanh Tra

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu thông tin về việc người dân tố lãnh đạo xã “bao che” trong vụ tranh chấp đất nông nghiệp, chúng tôi phát hiện ra nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất tại địa phương xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu. Không chỉ bao che, lãnh đạo xã này còn “phù phép” biến đất người dân khai hoang thành đất thuộc quản lý của xã.
Ky II: Chinh quyen xa “cuop dat” cua nguoi dan? - Anh 1
4,7ha đất nhà ông Lương Xuân Tuyên khai hoang từ trước năm 1987, hiện nay chính quyền xã đang “tịch thu”. Ảnh: Khánh Ý
Thỏa thuận mượn đất để lấy đất của dân?
Gần đây, người dân trú tại bản Bông 2, xã Châu Thuận vô cùng bức xúc về việc cán bộ xã “lợi dụng” thỏa thuận mượn đất để chuyển đổi phát triển kinh tế (thời hạn là từ 2006 - 2011). Tuy nhiên, sau khi mượn được đất của dân, xã đã không trả lại cho dân theo thỏa thuận hợp đồng như ban đầu. Điều đáng nói, lãnh đạo xã này còn “phù phép” biến đất người dân khai hoang thành đất thuộc quản lý của xã.
Đơn của người dân có ghi rõ: Từ trước năm 1992, một số hộ gia đình trú tại bản Bông 2 có khai hoang được 16ha đất và trồng rừng liên tục (trồng cây sở và một số cây lương thực khác). Đến năm 2006, cán bộ UBND xã đến trao đổi với người dân cho xã mượn diện tích đất đó để chuyển đổi phát triển kinh tế. Thời hạn mượn của dân từ 5 đến 7 năm (tức là UBND xã sẽ trả lại đất cho người dân vào năm 2011 đến 2013). Tuy nhiên, sau khi lấy đất của người dân thì UBND xã lại làm hợp đồng cho những người khác thuê trồng mía và đến nay đã hết thời hạn và vượt quá hơn 5 năm, nhưng UBND xã không trả lại số diện tích đó cho dân. Qua nhiều cuộc họp, Ban Quản lý bản Bông 2 đã hỏi và yêu cầu UBND xã trả lại đất cho dân. Tuy nhiên, ông Chủ tịch UBND xã Cầm Bá Kinh cứ trả lời vòng vo kéo dài thời hạn mượn đất cho đến nay...
Ky II: Chinh quyen xa “cuop dat” cua nguoi dan? - Anh 2
Đơn trình bày của người dân bản Bông 2. Ảnh: Khánh Ý
Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Văn Hoàn, Trưởng bản Bông 2 khẳng định: “Trong bản Bông 2 có 6 hộ dân có liên quan đến chỗ thỏa thuận cho UBND xã mượn đất, với tổng diện tích 16ha. Vào năm 2006 thì bên UBND xã đến thỏa thuận mượn đất của người dân. Vì tin tưởng chính quyền xã, nên hầu hết các hộ dân đều không có giấy thỏa thuận mượn đất hợp pháp. Tuy nhiên, trong số 6 hộ dân đó thì có một hộ dân đã làm làm giấy thỏa thuận mượn đất có xác nhận hợp pháp của UBND xã. Sự việc chính quyền xã không trả lại diện tích đất cho người dân trong bản Bông 2, khiến người dân chúng tôi vô cùng bức xúc. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu UBND xã trả lại đất, thế nhưng, cho đến nay đã hơn 5 năm trôi qua người dân chúng tôi vẫn chưa được trả lại đất để sản xuất, khi người dân hỏi thì Chủ tịch xã trả lời vòng vo và không đúng với nội dung”.
Còn ông Lương Xuân Tuyên, trú tại bản Bông 2, là hộ dân duy nhất có giấy thỏa thuận mượn đất và có xác nhận của UBND xã, bức xúc nói: “Gia đình tôi có một mảnh đất mà cha ông tôi khai hoang để lại với tổng diện tích là 4,7ha, đến năm 1987 UBND xã giao đất cho tôi trồng rừng lâu dài. Gia đình tôi đã trồng cây quế (Chương trình Dự án 327), đến năm 2003 thì tôi lại trồng cây sở (Chương trình Dự án 661). Đến 12/2004, gia đình tôi thu hoạch cây trồng có biên bản nghiệm thu của huyện Quỳ Châu. Tiếp đến 2006, cán bộ xã xuống thỏa thuận mượn đất với gia đình tôi, là ông Cầm Bá Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã đưa ông Hồ Văn Thắng, cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Quỳ Châu và có xác nhận của UBND xã. Thời hạn UBND xã mượn đất của tôi là 5 năm. Tuy nhiên, hơn 1 năm sau đó, ông Thắng lại chuyển đất lại cho ông Hoàng Xuân Lam. Ngay sau khi hết hợp đồng mượn đất, tôi đã yêu cầu ông Lam và UBND xã trả lại đất cho tôi, nhưng lãnh đạo xã không trả lời. Vì quá bức xúc nên tôi đã lên UBND xã hỏi nhiều lần, nhưng lãnh đạo xã lại nói rằng đây là đất của xã nên xã muốn cho ai thuê là việc của chính quyền xã”.
Theo tìm hiểu, bản Bông 2 có 71 hộ dân và hơn hơn 98% đều là người dân tộc Thái với cuộc sống còn rất khó khăn... Việc cán bộ địa phương thu hồi đất sản xuất của người dân đang khiến cho người dân nơi đây vô cùng bức xúc.
Cán bộ xã đe dọa PV trong quá trình tác nghiệp?
Chiều ngày 28/3, PV của một số cơ quan báo chí đến UBND xã đặt lịch làm việc. Tại trụ sở UBND xã Châu Thuận, sau khi các PV xuất trình giấy giới thiệu, cán bộ Văn phòng xã cho rằng: Giấy giới thiệu một số cơ quan báo không hợp lệ và không đủ “tư cách” làm việc với lãnh đạo UBND xã.
Sao đó, ông Cầm Bá Tâm, Trưởng Công an xã một lần nữa yêu cầu các PV xuất trình giấy tờ kiểm tra lại, vì cho rằng giấy giới thiệu có vấn đề.
Ky II: Chinh quyen xa “cuop dat” cua nguoi dan? - Anh 3
Hình ảnh Công an xã đưa PV ra khỏi địa bàn xã sau khi đe dọa đòi đánh PV. Ảnh: Khánh Ý
Ngay sau khi kiểm tra xong, một cán bộ Văn phòng UBND xã tên là Lữ Minh Tuấn đã có hành động và lời nói đe dọa đánh đập PV (nói bằng tiếng địa phương dân tộc Thái). Trước sự việc trên, nhóm PV đã gọi điện cho Công an tỉnh Nghệ An và Công an huyện Quỳ Châu để nhờ can thiệp. Mặc dù may mắn “thoát” ra khỏi địa bàn xã Châu Thuận trong “an toàn” nhờ sự giúp đỡ của Công an huyện Quỳ Châu nhưng ông Tuấn và ông Tâm vẫn gửi theo lời đe dọa: “Các anh sẽ không ra khỏi đất Châu Thuận an toàn đâu”...
Thiết nghĩ, trước sự việc trên, đề nghị UBND tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan nhanh chóng vào cuộc xác minh, làm rõ đồng thời trả lại đất cho dân cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, coi thường pháp luật của một số cán bộ xã Châu Thuận.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Khánh Ý

Lấy đất nông dân cho các công ty thương mại là không thỏa đáng

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-04-19
Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương  thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.
Hơn 150 nông dân biểu tình bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 16/1/2007 do chính quyền địa phương thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây tịch thu ruộng đất của họ vào cuối năm 2005 nhưng không bồi thường thỏa đáng.
AFP photo



Cuộc khủng hoảng tại Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội, liên quan đến việc thu hồi đất đai nông nghiệp để giao cho các doanh nghiệp kinh doanh. Việc thu hồi đất đai như vậy, không phải diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam, và diễn ra rộng khắp trên cả nước. Có thể kể ra những vụ tiêu biểu như Văn Giang, Đông Anh, Trịnh Nguyễn, Tiên Lãng,… Ngoài ra tại các cơ quan của đảng cộng sản và chính quyền trung ương ở thủ đô Hà Nội, người ta thấy sự có mặt thường xuyên của những đoàn nông dân mất đất khắp nơi trên cả nước tụ tập về để kêu oan.
Chúng tôi xin trích ý kiến của bà Phạm Chi Lan, một chuyên viên kinh tế xung quanh những vấn đề đất đai nông nghiệp tại Việt Nam. Bà Phạm Chi Lan từng làm phó chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thành viên ban nghiên cứu của thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Cuộc trao đổi với chúng tôi diễn ra 10 ngày trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm.
Đề nghị sở hữu tư nhân bị từ chối
Cho đến hiện nay đất đai tại Việt Nam, theo nguyên tắc cộng sản công hữu về tư liệu sản xuất, là thuộc về toàn dân. Người dân chỉ có một quyền gọi là quyền sử dụng đất.
Các vấn đề tranh chấp đất đai, nhất là đất nông nghiệp, bắt đầu nảy sinh từ khi Việt Nam chấp nhận cơ chế thị trường. Một trong những lý do nảy sinh tranh chấp là quyền sở hữu đất đai là của toàn dân do nhà nước đại diện, nhưng trên thực tế có nhiều thành phần khác nhau trong xã hội khai thác đất đai.
Vì lý do này vào năm 2013, một số trí thức và chuyên gia Việt Nam đã đề nghị nhà nước Việt Nam thay đổi luật đất đai với sự công nhận nhiều loại sở hữu khác nhau, trong đó có sở hữu tư nhân. Bà Phạm Chi Lan là một trong số những người đề nghị đó:
Chúng tôi kiến nghị trước hết là cho nông dân, để cho người nông dân họ được sở hữu mảnh ruộng của họ hơn là chỉ có quyền sử dụng đất.
- Bà Phạm Chi Lan
Chúng tôi kiến nghị trước hết là cho nông dân, để cho người nông dân họ được sở hữu mảnh ruộng của họ hơn là chỉ có quyền sử dụng đất. Mà quyền sử dụng đất đó tuy luật pháp giao cho nhiều quyền, nhưng nó khá mong manh, ở chổ là nhà nước vẫn giữ cái quyền thu hồi đất. Mà quyền thu hồi đất đó được thực hiện ở tới bốn cấp khác nhau, trong đó có cả cấp xã. Tức là ở cấp cơ sở người ta có thể thực hiện một cách rất là tùy tiện, chứ không đúng theo yêu cầu của luật, mà luật thì để ra một phạm vi quá rộng những tình huống mà nhà nước có thể thu hồi lại đất. Thành ra nó cho người nông dân được quyền sử dụng đất nhưng người ta cũng cảm thấy rất mong manh.
Trong vụ khủng hoảng về đất đai mới nhất là Đồng Tâm, căn cứ theo những dữ liệu được báo chí chính thống Việt Nam nêu ra từ năm 2014 đến nay, có hai vấn đề gây nên khủng hoảng: thứ nhất là quyền sử dụng đất đã rất không rõ ràng giữa đất của quốc phòng và đất nông nghiệp giao cho nông dân sử dụng, thứ hai là việc lạm dụng quyền lực của các viên chức cấp xã và cấp huyện trong vấn đề phân chia quyền sử dụng đất.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng cần hạn chế quyền của nhà nước trong việc thu hồi quyền sử dụng đất của người:
Cá nhân tôi rất muốn gỡ bỏ điều trong luật hiện nay nói là nhà nước, trong những lý do thu hồi đất, thì có lý do là những dự án phát triển kinh tế xã hội khác, vì cái đó nó quá rộng, không làm rõ các dữ liệu khác nhau nên dẫn tới tình trạng thu hồi đất thuần nông của dân rồi giao cho một ông doanh nghiệp khác để làm. Người dân được đền bù một thì đối với ông doanh nghiệp giá đất sau đó có thể lên đến cả trăm lần. Từ đó gây nên những chuyện khiếu kiện đất đai tràn lan ở Việt Nam. Chuyện đất đai trở thành một trong những cái bất công nhất ở Việt Nam hiện nay.”
Tại sao giao lấy đất của dân cho mục tiêu thương mại cá nhân?
000_9C9TZ-400.jpg
Nông dân ngồi trên một khu đất nông nghiệp đã biến thành dự án khu dân cư ở ngoại thành Hà Nội hôm 4/4/2016. AFP photo
Chuyện các cá nhân hay công ty thu lợi từ đất đai nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang xây cất nhà cửa thường xảy ra ở những khu vực ven thành phố lớn, nơi đang chứng kiến một quá trình đô thị hóa rất nhanh chóng của Việt Nam.
Ngoài ra còn có các khu công nghiệp, các công ty xây nhà máy, khu vui chơi, cũng thu lợi từ việc lấy đất giá rẻ của nông dân qua bàn tay nhà nước, như trường hợp dự án Eco park ở Hải Dương, sân golf Đông Anh, dự án Viettel tại Đồng Tâm, đều dẫn đến những xung đột mà trong đó lực lượng chức năng của nhà nước giúp các nhà kinh doanh lấy đất.
Nhưng trong luật đất đai của Việt Nam lại có nêu ra rằng nhà nước sẽ thu hồi đất của dân vì những dự án phát triển kinh tế xã hội.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng người dân Việt Nam sẳn sàng hiến đất của mình để xây dựng các căn cứ quân sự bảo vệ quốc gia, xây trường học, cầu đường, nhưng nếu chỉ là mục đích thương mại thì chuyện trưng dụng đất của người dân là không thỏa đáng:
Sự lạm dụng nhiều nhất, tức là nhân danh dự án kinh tế xã hội thì người ta làm là có thể nhà nước đứng ra thu hồi đất.
- Bà Phạm Chi Lan
“Cái đó nó gây ra sự lạm dụng nhiều nhất, tức là nhân danh dự án kinh tế xã hội thì người ta làm là có thể nhà nước đứng ra thu hồi đất nhưng lại giao cho một tư nhân khác, một tư nhân, hoặc một cơ sở của nhà nước, nhưng làm cái dự án mới hoàn toàn mang tính chất thương mại, chứ không phải mục đích công ích phục vụ công cộng.”
Bà Phạm Chi Lan nói rằng ngay cả khi Việt Nam công nhận quyền tư hữu về đất đai thì nhà nước cũng có quyền giữ cho mình quyền thu hồi đất của dân như tất cả những quốc gia khác, nhưng với điều kiện việc thu hồi đó phải thực sự là dùng vào mục đích công cộng.
Đề nghị của bà Phạm Chi Lan và các trí thức Việt Nam vào năm 2013 đã không được chấp nhận, và luật đất đai của Việt Nam cũng như hiến pháp 2013 sửa đổi chỉ công nhận một quyền sở hữu duy nhất là sở hữu nhà nước về đất đai.
Nhưng bà Phạm Chi Lan cho rằng nhiều chuyển biến lớn đã xảy ra từ năm 2013 đến nay đã khiến cho nhà nước Việt Nam bắt đầu có sự điều chỉnh, như mới đây chính phủ cho phép nghiên cứu để nới rộng quyền được canh tác trên diện tích lớn hơn của nông dân. Ngoài ra còn có quyền tài sản được bao gồm quyền sử dụng đất:
Bộ luật dân sự Việt Nam được quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 11 năm 2015, có điều luật về quyền tài sản. Trong quyền tài sản có ghi quyền sử dụng đất cũng được coi là quyền tài sản. Coi quyền sử dụng đất là quyền tài sản và đưa vào luật đất đai là một mức độ công nhận cao hơn rất nhiều so với người có quyền sử dụng đất rồi. Quyền tài sản theo luật định lại là quyền bất khả xâm phạm. Có nghĩa là nếu sau này nhà nước muốn thu hồi đất thì phải có đền bù cho người dân theo cái cách là bù lại tài sản cho người ta, chứ không phải trưng dụng thu hồi như cơ chế trước đây nữa.”
Trong tình trạng luật pháp hiện nay, bà Phạm Chi Lan cho rằng nhà nước vẫn có quyền giữ lại đất đai để có thể sử dụng cho những chương trình, dự án của đất nước:
Nhưng giữ lại như thế nào thì phải thật minh bạch, phải hỏi ý kiến người dân trước khi lấy lại cho một mục đích gì đó. Rất minh bạch trong cơ chế thi hành thì mới có thể được. Cái gây ra bất bình lâu nay là nó không minh bạch, không dân chủ trong quá trình lấy lại, gây ra uất ức, cảm thấy oan ức cho những người bị thu hồi đất. Nó đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ, thậm chí một cá nhân, một công ty tư nhân nào đó chứ không phải cho lợi ích chung của cộng đồng.”
Trong trường hợp giải tỏa thu hồi đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, dân chúng đã bất bình vì mặc dù nhà máy của tư nhân được xem là dùng để xử lý nước thải bảo vệ môi trường, nhưng lại sử dụng vùng đất màu mỡ của nông dân, và người nông dân cũng lo ngại nhà máy đó gây ra ô nhiễm cho đời sống của họ nên họ đã phản đối.
Trong trường hợp xã Đồng Tâm hiện nay, theo số liệu của báo chí Việt Nam, mỗi người dân chỉ có 230m2 đất trồng lúa và 134m2 đất trồng hoa màu, cho nên họ rất không đồng ý khi có hàng chục hectare đất lại được giao cho một công ty dù là của nhà nước như Viettel, nhưng lại là một công ty thương mại.

Gia đình “có công với cách mạng” bị chính quyền cướp đất một cách trắng trợn

http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/gia-inh-co-cong-voi-cach-mang-bi-chinh.html


CTV Danlambao
– Sáng ngày 11/5, nhà cầm quyền huyện Núi Thành, Quảng Nam bất ngờ huy động đông đảo lực lượng công an, CSCĐ… tiến hành cướp đất, bắt giữ mọi thành viên trong gia đình bà Trần Thị Kim Phượng (80 tuổi, ngụ tại tại thôn Mỹ Sơn, xã Tam Anh Nam).
Theo một thành viên trong gia đình cho biết thì giữa gia đình và nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn chưa đi đến thống nhất với nhau điều gì. Toàn bộ diện tích đất của gia đình hơn 3000m2 (trong đó có 150 m2 đất ở) chỉ được đền bù với giá rẻ mạt 327.850. 971 đồng (chỉ hơn 100.000/m2). Hơn thế, cả gia đình gồm 4 người còn không được bố trí một nơi ở nào khác.
Sau khi cướp đất thì nhà cầm quyền sẽ bán 2000m2 từ đất của gia đình này cho công ty TNHH MTV Kỳ Hà – Chu Lai với giá trị khoảng 6 tỉ đồng.
Được biết, bà Phượng từng là một cựu biệt động Sài Gòn và được chế độ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng 3.
https://www.youtube.com/watch?v=KrHU4BwDlJo

Chính quyền làm ngơ, người dân bị doanh nghiệp chiếm đất

07/10/2016 05:16

Nhiều năm qua, người dân thôn Mỹ Hảo, xã Ngọc Liên, (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đang ngồi trên đống lửa, khi bị doanh nghiệp thuê rồi chiếm luôn đất sau khi hết thời hạn hợp đồng. Điều đáng nói, chính quyền địa phương lại có dấu hiệu “tiếp tay” để doanh nghiệp chiếm đoạt quyền lợi chính đáng của người dân.




Ông Hoàng Kim Diệu, Trưởng thôn Mỹ Hảo cho biết, cách đây hơn 20 năm, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng của Đảng và Nhà nước để đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. Khu đất đồng ngoài là khu ruộng trũng chỉ trồng được 2 vụ lúa, không thể tăng vụ đông. Vì thế đất thường bị bỏ hoang khoảng 3 tháng mùa Đông, nên khi đó, UBND xã Ngọc Liên đã giới thiệu Công ty TNHH Dây và Cáp điện Yên Viên (gọi tắt là Công ty Yên Viên) về địa phương xin thuê đất và đã thỏa thuận với nhân dân về phương thức hợp tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chính quyền làm ngơ, người dân bị doanh nghiệp chiếm đất - Ảnh 1Người dân thôn Mỹ Hào bức xúc kể lại sự việc.
Sau nhiều lần thương thảo, các bên đã đi đến thống nhất ký hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân. Thời hạn chuyển đổi là theo thời hạn của Nghị quyết 03/NQ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương (thời hạn giao đất là 20 năm tính từ thời điểm giao đất là từ 1993) vẫn giữ nguyên mục đích sản xuất nông nghiệp. Đáng lưu ý, Công ty TNHH Dây và Cáp điện Yên Viên không có đất để đổi cho bà con xã viên, vì thế đồng ý thanh toán cho bà con số tiền là 46.000.000 đồng /sào. Ở đây mặc dù là hợp đồng chuyển đổi, nhưng thực chất là hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp.
Thời gian đầu, Công ty Yên Viên thực hiện rất nghiêm túc, chuyển đổi toàn bộ khu đất từ trông lúa sang trông cây ăn quả có giá trị cao khác như chuối, chanh, ổi… Sau khi thấy công ty này thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng như vậy người dân rất phấn khởi, vì đồng đất quê hương đã thay da đổi thịt, đồng thời định hướng đi mới cho bà con nhân dân sau khi hết thời hạn chuyển đổi. 
Tuy nhiên, khi hết thời hạn chuyển đổi như đã thỏa thuận (năm 2013) các hộ gia đình trong thôn yêu cầu Công ty Yên Viên bàn giao trả lại đất để bà con tiếp tục sản xuất, thì đại diện Công ty này trả lời, Công ty đã làm việc với chính quyền địa phương là nhận chuyển nhượng số diện tích đất trên, chứ không phải là chuyển đổi như lúc đầu. Một người dân cho biết: “Bức xúc trước câu trả lời của Công ty TNHH Dây và Cáp điện Yên Viên, sau khi biết thông tin này người dân chúng tôi đã làm đơn gửi UBND xã Ngọc Liên Yêu cầu giải quyết. Lúc đầu lãnh đạo xã Ngọc Liên cố tình né tránh, nhưng sau đó lại trả lời dân là đất đã chuyển nhượng rồi bây giờ sao đòi lại được. Chúng tôi vô cùng thất vọng với thái độ thiếu trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương đối với người dân, khi lợi ích của chúng tôi đang bị chiếm đoạt”.
Chính quyền làm ngơ, người dân bị doanh nghiệp chiếm đất - Ảnh 2 
Người dân bức xúc dựng lều trước cổng nhà máy gạch
Do chính quyền xã không giải quyết, nên người dân làm đơn gửi đi các cấp để yêu cầu giải quyết, nhưng vẫn không có hồi âm. Tháng 7/2016, công ty TNHH Dây và Cáp điện Yên Viên cùng chính quyền xã đã thông báo cho người dân về việc xây dựng nhà máy sản xuất gạch tại xứ đồng ngoài, cùng với việc thông báo là UBND xã Ngọc Liên đã cung cấp bộ hồ sơ, thủ tục cấp phép cho công ty TNHH Dây và Cáp điện Yên Viên để xây dựng nhà máy gạch Tuynel.
Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của người dân, phóng viên Báo điện tử Dân sinh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Ngọc Liên về vấn đề trên. Ông Tân cho biết, trong hợp đồng đều ghi bên A nhất trí chuyển nhượng cho bên B, mặc dù UBND xã biết theo quy định của Nhà nước mức giá chuyển nhượng là 64,8 triệu đồng/sào, nhân dân họ cũng rất muốn bán. "Doanh nghiệp họ đã mua bán rất sòng phẳng rồi, nếu người dân cảm thấy không hợp lý thì có thể khởi kiện, đưa ra tòa án, tư pháp giải quyết. Hợp đồng do UBND xã soạn thảo là hợp pháp, ký tên Chủ tịch đầy đủ cả”-ông Tân nói.
Khi PV đặt câu hỏi về việc trong Hợp đồng ghi rõ “chuyển nhượng đất theo Nghị quyết 03/NQ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương (thời hạn giao đất là 20 năm tính từ thời điểm giao đất là từ năm 1993), đến nay là đã hết hạn rồi, chính quyền xã có hướng giải quyết như thế nào?. Ông Tân trả lời: "Chúng tôi cũng biết là đã làm sai mẫu hợp đồng, nhưng để làm lại hợp đồng, nhân dân lại yêu cầu thêm tiền, doanh nghiệp họ thiệt thòi quá. Xã cũng biết do cán bộ chuyên môn sơ suất, yếu kém năng lực, chúng tôi đã kiểm điểm người soạn thảo. Ngay trong tháng 10 này, UBND xã sẽ đứng ra tổ chức đối thoại giữa nhân dân và doanh nghiệp để tìm ra tiếng nói chung, giải quyết sự việc một cách dứt điểm, cũng là để ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Xã sẽ cố gắng cùng nhân dân đạt được lợi ích nhất định để bà con yên tâm sinh sống".
Việc người dân xã Ngọc Liên bỗng dưng bị mất đất đang gây bức xúc dư luận. Báo điện tử Dân sinh đề nghị UBND tỉnh Hải Dương và UBND huyện Cẩm Giàng cần sớm vào cuộc giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi người dân nơi đây.

NGỌC TÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét