MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 45 (Phú Yên)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khám phá Phú Yên - Phần 1
Không chỉ mang nét duyên của thành phố ôm trọn hai ngọn núi, Phú Yên
còn mê đắm lòng người ở những đầm nước trong vắt, những bãi biển bao
la, ghềnh Đá Đĩa kỳ thú… Lấy thành phố Tuy Hòa làm trung tâm, bạn có
thể sắp xếp hành trình để du ngoạn những địa danh tuyệt đẹp ở dải đất
miền Trung thân thương.
1. Vực Phun
Đến đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh non nước trữ tình mà còn có thể kết hợp nghiên cứu những di tích văn hoá như chùa Hương Tích – một trong những ngôi chùa cổ ở Phú yên. Ngoài ra, vùng phong cảnh non nước hữu tình này còn có nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn như: Tìm hiểu sinh thái rừng, leo núi, tắm suối, cắm trại…
Đường đi: Từ P.Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa đi về phía Tây theo trục đường ĐT 645, rồi rẽ về phía Nam xã Hoà Mỹ Tây thuộc huyện Tây Hòa, tiếp đó đi thẳng vào vùng núi Đá Đen, rồi ngược lên đầu nguồn sông Bánh Lái sẽ thấy một thác nước của dòng suối Cái cao 15 m tuôn xuống giữa hai bên vách núi rất kỳ vĩ. Đó là thắng cảnh Vực Phun.
2. Vũng Rô
Vũng Rô được bao bọc bởi Đèo Cả, núi Đá Bia và Hòn Bà, từng là bến cảng quan trọng của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Vũng Rô có 12 bãi nhỏ, mỗi bãi một đặc điểm riêng nhưng đều hữu tình với cung biển xanh ngát, những triền cát trải dài phù hợp cho khách tham quan, tắm biển hay thưởng thức hải sản. Du khách cũng có thể thuê thuyền của ngư dân ra biển khám phá cái bao la của đại dương hay chinh phục đỉnh núi Đá Bia lúc nào cũng chìm trong sương trắng gần đó.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa, bạn đi theo Quốc lộ 1A khoảng 30 km thì đến Đèo Cả khoảng, sau 12 km đường đèo bạn quẹo trái theo đường vào cảng Vũng Rô (tổng quãng đường khoảng 45 km). Hoặc bạn đi theo đường ven biển Phước Tân – Bãi Ngà. Nếu có nhiều thời gian để dừng chân ngắm cảnh, du khách nên thuê xe máy đi rất tiện.
3. Hòn Nưa
Cao 105m, Hòn Nưa có hình dáng giống như cây trụ chia đôi cánh cửa phía Nam vào vịnh Vũng Rô, nên trong Đại Nam nhất thống chí ghi là Trụ tự. Đến Hòn Nưa, bạn sẽ rất ngạc nhiên trước bãi biển nhỏ chạy dài khoảng 500m theo hình vòng cung, có bờ cát chạy dọc trắng mịn và nước biển trong lành. Tuyệt hơn, nếu mang theo đồ lặn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê ly của những rặng san hô dưới đáy biển ven bờ.
Đường đi: Ra Hòn Nưa, thuận lợi nhất nên bắt đầu từ cầu Cảng Vũng Rô. Với gần 30 phút thuyền máy, bạn sẽ được đặt chân lên đảo.
4. Hải đăng Đại Lãnh – Nơi đón ánh bình minh đầu tiên của tổ quốc
Đại Lãnh (hay Mũi Điện) làm say lòng người với bãi Môn trong veo, những triền cát trải dài nhấp nhô. Thú vị nhất là men theo đường mòn, lên ngọn hải đăng, ngắm vùng biển bao la xanh ngát, những đoàn tàu chậm chậm trôi, những núi đá hình dáng kỳ lạ, hay trở thành một trong những người đón ngày mới sớm nhất tại “ngọn hải đăng cực Đông” của Tổ quốc. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có niên đại trên 100 năm trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động tại nước ta.
Đường đi: Hải đăng Đại Lãnh cách thành phố Tuy Hòa khoảng 24km đi theo Quốc lộ 1A đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía Đông khoảng 5 km là đến Bãi Môn – Mũi Điện. Phí tham quan mũi Đại Lãnh hiện khoảng 10.000VND/người.
5. Đảo hòn Chùa
Hòn Chùa, nằm ở ngoài khơi vùng biển Long Thuỷ, thuộc xã An Phú, TP Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, cách bờ biển khoảng 6-7 cây số. Từ đất liền nhìn ra, hòn Chùa tuyền một màu xanh như một tấm thảm trải trên mặt biển. Trong lòng biển quanh hòn Chùa là những ghềnh rạng san hô nhiều màu sắc sặc sỡ, thích hợp cho cua, tôm hùm ẩn trú.
Đường đi: Từ cửa Đà Rằng (P.6, TP. Tuy Hòa), du khách có thể lên thuyền ra đảo Hòn Chùa. Cách thứ 2 là bạn đi về hướng Bắc theo Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Tuy Hoà-Phú Yên khoảng 10 km là đến bãi biển Long Thủy, từ đây lên thuyền ra đảo.
6. Cao nguyên Vân Hòa
Địa danh này được xem như Đà Lạt của Phú Yên nằm ở độ cao 400m, gồm các xã Sơn Xuân Sơn Long và Sơn Định. Nơi đây nổi tiếng với đặc sản thơm, mít và mắm làm từ 2 loại trái này. Những sản vật mang đậm bản sắc Phú Yên được bán ở khắp nơi tại cao nguyên Vân Hòa, đặc biệt là ở chợ Đồn.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa, theo Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc 14 km đến thôn Hòa Đa, rẽ trái theo đường ĐT 643 ngược lên hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến cao nguyên Vân Hòa.
7. Hang Cọp
Hang Cọp gồm hàng trăm tảng đá lớn nhỏ nằm chồng lên nhau, choài ra sát mé biển. Nhiều du khách đến đây bất ngờ trước vẻ hấp dẫn của biển xanh ngan ngát, của những tảng đá tròn nhẵn nằm san sát bên nhau xô ra tận chân sóng. Nếu thích, du khách cũng có thể thử tài cần thủ với những loại cá biển sống trong các gành đá hay đi cạy ốc vú nàng.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa trên quốc lộ 1A, đi về phía Bắc khoảng 20 km đến thôn Phước Đồng (xã An Hải, huyện Tuy An) có một khu gành đá đẹp tuyệt tên là Hang Cọp.
8. Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan là một địa danh không thể bỏ qua với du khách khi đến Phú Yên. Nếu muốn ngắm toàn cảnh đầm hãy lên đỉnh đèo Quán Cau, bạn có thể bao quát bức tranh toàn cảnh Đầm, mặt hồ rộng từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những dải đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt. Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp say lòng người của đầm, đến đây du khách còn được thưởng thức thủy sản phong phú, đặc biệt là món sò huyết Ô Loan nổi tiếng.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa trên quốc lộ 1A, đi về phía Bắc khoảng 25 km bạn sẽ đến được Đầm Ô Loan, thuộc địa bàn xã Tuy An.
9. Ghềnh Đá Đĩa
Ghềnh Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất khoảng 50m, nơi dài nhất 200m. Nhìn từ xa, ghềnh trông như những chồng đĩa trong lò gốm hay những bậc tam cấp nhô ra ngoài biển. Sau khi thỏa thích dạo chơi trên ghềnh, bãi tắm trải dài gần 3km hứa hẹn mang đến cho du khách những giây phút thư giãn.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 30km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về phía Đông khoảng 12km là đến ghềnh Đá Đĩa. Có thể đi theo tuyến đường ven biển, từ tp.Tuy Hòa đến gành Đá Đĩa dài khoảng 35km. Vào mùa xuân hoặc mùa hè, bạn có thể đi bằng thuyền (mất từ 1- 2giờ), xuất phát từ bến cảng P.6, TP.Tuy Hòa theo hướng Bắc để đến gành Đá Đĩa. Hoặc từ bến cảng Dân Phước, thị xã Sông Cầu, lên thuyền tham quan vịnh Xuân Đài, đi ra cửa vịnh ở phía Nam sẽ đến gành Đá Đĩa.
10. Vịnh Xuân Đài
Từ trên đỉnh dốc Găng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh sơn thủy hữu tình với rừng dừa bạt ngàn, núi non hùng vĩ bao bọc lấy một vùng nước non trong xanh của vịnh Xuân Đài thuộc địa phận các xã Xuân Thọ, Xuân Thịnh và thị trấn Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm đẹp như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào cùng nhiều đảo, bán đảo. Các bãi tắm của nơi đây đều sở hữu làn nước trong vắt và không sâu, du khách có thể bơi ra xa mà không sợ nguy hiểm.
Đường đi: Từ TP.Tuy Hòa bạn đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc chừng 45km. Sau đó bạn đón tàu đi ra vịnh.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Bánh Bèo Nóng - Tuy hòa - Phú Yên
Vị trí: Ghềnh Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Vẻ đẹp kỳ thú của đầm Ô Loan được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Về mặt tự nhiên, đó là sự hài hoà đến mức tuyệt diệu giữa “sơn” và “thủy”, đúng như người xưa gọi là “sơn thanh, thủy tú”.
Hình ảnh đầm Ô Loan đã từng đi vào ca dao, in ậm trong tâm hồn tình cảm của người dân quê hương Phú Yên. Đã có biết bao thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ và du khách từ khắp mọi miền đất nước đến chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp huyền ảo của trời - mây - non - nước Ô Loan. Trải qua thời gian còn lắng đọng mãi nơi đây những vần thơ đầy cảm xúc của các thi sĩ Tản Đà, Xuân Diệu...
Vẻ đẹp của Ô Loan, thi sĩ Xuân Diệu viết: ...“Đầm Ô Loan, đầm Ô Loan Nước trời cùng với mây liên hoàn Mặt đầm: đôi cánh chim Loan nở Khi mát loan bay, sắc đẹp tràn...” Ngoài phong cảnh đẹp, đầm Ô Loan còn nổi tiếng là nơi có nhiều hải sản quý, đặc biệt là sò huyết.
Khi mùa xuân về, dòng người từ muôn phương lại đổ về đầm Ô Loan để tham dự lễ hội đua thuyền được tổ chức vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Đầm Ô Loan được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh vào ngày 26-9-1996
Phú Yên, mùa cá ngừ đại dương Tuy Hòa
.
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Wikipedia
Diện tích: 1.948 mi²
10 danh lam thắng cảnh đẹp nhất Phú Yên
iVIVU.com | 15:16 19/12/2013
1. Vực Phun
Đến đây, du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh non nước trữ tình mà còn có thể kết hợp nghiên cứu những di tích văn hoá như chùa Hương Tích – một trong những ngôi chùa cổ ở Phú yên. Ngoài ra, vùng phong cảnh non nước hữu tình này còn có nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn như: Tìm hiểu sinh thái rừng, leo núi, tắm suối, cắm trại…
Đường đi: Từ P.Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa đi về phía Tây theo trục đường ĐT 645, rồi rẽ về phía Nam xã Hoà Mỹ Tây thuộc huyện Tây Hòa, tiếp đó đi thẳng vào vùng núi Đá Đen, rồi ngược lên đầu nguồn sông Bánh Lái sẽ thấy một thác nước của dòng suối Cái cao 15 m tuôn xuống giữa hai bên vách núi rất kỳ vĩ. Đó là thắng cảnh Vực Phun.
2. Vũng Rô
Vũng Rô được bao bọc bởi Đèo Cả, núi Đá Bia và Hòn Bà, từng là bến cảng quan trọng của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Vũng Rô có 12 bãi nhỏ, mỗi bãi một đặc điểm riêng nhưng đều hữu tình với cung biển xanh ngát, những triền cát trải dài phù hợp cho khách tham quan, tắm biển hay thưởng thức hải sản. Du khách cũng có thể thuê thuyền của ngư dân ra biển khám phá cái bao la của đại dương hay chinh phục đỉnh núi Đá Bia lúc nào cũng chìm trong sương trắng gần đó.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa, bạn đi theo Quốc lộ 1A khoảng 30 km thì đến Đèo Cả khoảng, sau 12 km đường đèo bạn quẹo trái theo đường vào cảng Vũng Rô (tổng quãng đường khoảng 45 km). Hoặc bạn đi theo đường ven biển Phước Tân – Bãi Ngà. Nếu có nhiều thời gian để dừng chân ngắm cảnh, du khách nên thuê xe máy đi rất tiện.
3. Hòn Nưa
Cao 105m, Hòn Nưa có hình dáng giống như cây trụ chia đôi cánh cửa phía Nam vào vịnh Vũng Rô, nên trong Đại Nam nhất thống chí ghi là Trụ tự. Đến Hòn Nưa, bạn sẽ rất ngạc nhiên trước bãi biển nhỏ chạy dài khoảng 500m theo hình vòng cung, có bờ cát chạy dọc trắng mịn và nước biển trong lành. Tuyệt hơn, nếu mang theo đồ lặn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê ly của những rặng san hô dưới đáy biển ven bờ.
Đường đi: Ra Hòn Nưa, thuận lợi nhất nên bắt đầu từ cầu Cảng Vũng Rô. Với gần 30 phút thuyền máy, bạn sẽ được đặt chân lên đảo.
4. Hải đăng Đại Lãnh – Nơi đón ánh bình minh đầu tiên của tổ quốc
Đại Lãnh (hay Mũi Điện) làm say lòng người với bãi Môn trong veo, những triền cát trải dài nhấp nhô. Thú vị nhất là men theo đường mòn, lên ngọn hải đăng, ngắm vùng biển bao la xanh ngát, những đoàn tàu chậm chậm trôi, những núi đá hình dáng kỳ lạ, hay trở thành một trong những người đón ngày mới sớm nhất tại “ngọn hải đăng cực Đông” của Tổ quốc. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có niên đại trên 100 năm trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động tại nước ta.
Đường đi: Hải đăng Đại Lãnh cách thành phố Tuy Hòa khoảng 24km đi theo Quốc lộ 1A đến lưng chừng đèo Cả, gặp đường xuống Vũng Rô, đi theo đường nhựa về phía Đông khoảng 5 km là đến Bãi Môn – Mũi Điện. Phí tham quan mũi Đại Lãnh hiện khoảng 10.000VND/người.
5. Đảo hòn Chùa
Hòn Chùa, nằm ở ngoài khơi vùng biển Long Thuỷ, thuộc xã An Phú, TP Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, cách bờ biển khoảng 6-7 cây số. Từ đất liền nhìn ra, hòn Chùa tuyền một màu xanh như một tấm thảm trải trên mặt biển. Trong lòng biển quanh hòn Chùa là những ghềnh rạng san hô nhiều màu sắc sặc sỡ, thích hợp cho cua, tôm hùm ẩn trú.
Đường đi: Từ cửa Đà Rằng (P.6, TP. Tuy Hòa), du khách có thể lên thuyền ra đảo Hòn Chùa. Cách thứ 2 là bạn đi về hướng Bắc theo Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Tuy Hoà-Phú Yên khoảng 10 km là đến bãi biển Long Thủy, từ đây lên thuyền ra đảo.
6. Cao nguyên Vân Hòa
Địa danh này được xem như Đà Lạt của Phú Yên nằm ở độ cao 400m, gồm các xã Sơn Xuân Sơn Long và Sơn Định. Nơi đây nổi tiếng với đặc sản thơm, mít và mắm làm từ 2 loại trái này. Những sản vật mang đậm bản sắc Phú Yên được bán ở khắp nơi tại cao nguyên Vân Hòa, đặc biệt là ở chợ Đồn.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa, theo Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc 14 km đến thôn Hòa Đa, rẽ trái theo đường ĐT 643 ngược lên hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến cao nguyên Vân Hòa.
7. Hang Cọp
Hang Cọp gồm hàng trăm tảng đá lớn nhỏ nằm chồng lên nhau, choài ra sát mé biển. Nhiều du khách đến đây bất ngờ trước vẻ hấp dẫn của biển xanh ngan ngát, của những tảng đá tròn nhẵn nằm san sát bên nhau xô ra tận chân sóng. Nếu thích, du khách cũng có thể thử tài cần thủ với những loại cá biển sống trong các gành đá hay đi cạy ốc vú nàng.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa trên quốc lộ 1A, đi về phía Bắc khoảng 20 km đến thôn Phước Đồng (xã An Hải, huyện Tuy An) có một khu gành đá đẹp tuyệt tên là Hang Cọp.
8. Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan là một địa danh không thể bỏ qua với du khách khi đến Phú Yên. Nếu muốn ngắm toàn cảnh đầm hãy lên đỉnh đèo Quán Cau, bạn có thể bao quát bức tranh toàn cảnh Đầm, mặt hồ rộng từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những dải đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt. Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp say lòng người của đầm, đến đây du khách còn được thưởng thức thủy sản phong phú, đặc biệt là món sò huyết Ô Loan nổi tiếng.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa trên quốc lộ 1A, đi về phía Bắc khoảng 25 km bạn sẽ đến được Đầm Ô Loan, thuộc địa bàn xã Tuy An.
9. Ghềnh Đá Đĩa
Ghềnh Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất khoảng 50m, nơi dài nhất 200m. Nhìn từ xa, ghềnh trông như những chồng đĩa trong lò gốm hay những bậc tam cấp nhô ra ngoài biển. Sau khi thỏa thích dạo chơi trên ghềnh, bãi tắm trải dài gần 3km hứa hẹn mang đến cho du khách những giây phút thư giãn.
Đường đi: Từ thành phố Tuy Hòa theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 30km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về phía Đông khoảng 12km là đến ghềnh Đá Đĩa. Có thể đi theo tuyến đường ven biển, từ tp.Tuy Hòa đến gành Đá Đĩa dài khoảng 35km. Vào mùa xuân hoặc mùa hè, bạn có thể đi bằng thuyền (mất từ 1- 2giờ), xuất phát từ bến cảng P.6, TP.Tuy Hòa theo hướng Bắc để đến gành Đá Đĩa. Hoặc từ bến cảng Dân Phước, thị xã Sông Cầu, lên thuyền tham quan vịnh Xuân Đài, đi ra cửa vịnh ở phía Nam sẽ đến gành Đá Đĩa.
10. Vịnh Xuân Đài
Từ trên đỉnh dốc Găng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh sơn thủy hữu tình với rừng dừa bạt ngàn, núi non hùng vĩ bao bọc lấy một vùng nước non trong xanh của vịnh Xuân Đài thuộc địa phận các xã Xuân Thọ, Xuân Thịnh và thị trấn Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm đẹp như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào cùng nhiều đảo, bán đảo. Các bãi tắm của nơi đây đều sở hữu làn nước trong vắt và không sâu, du khách có thể bơi ra xa mà không sợ nguy hiểm.
Đường đi: Từ TP.Tuy Hòa bạn đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc chừng 45km. Sau đó bạn đón tàu đi ra vịnh.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
NHỮNG MÓN ĂN SÁNG 1 "BÁNH HỎI LÒNG HEO - BÁNH KHỌT"
Di tích thắng cảnh quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (Phú Yên) thu hút du khách
Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Bãi Môn- Mũi Điện, tỉnh Phú Yên
còn gọi là mũi Đại Lãnh là địa điểm du lịch rất hấp dẫn, đặc biệt là
với những du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Đây
là nơi chứa đựng nhiều giá trị về mặt cảnh quan thiên nhiên, về lịch sử
và văn hóa, là sự kết hợp hài hòa giữa Núi và Biển.
Mũi Điện thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện
Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; qua nhiều thời kỳ, mảnh đất nổi tiếng này mang
nhiều cái tên khác nhau, như: Mũi Điện, Mũi Đại Lãnh, Mũi Kê Gà hay Cap
Varella. Mũi Điện là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Điểm đặc
biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn
đảo vì có một suối nước ngọt tách núi ra khỏi đất liền, nhưng thực chất
nó lại là đất liền... Dưới chân Mũi Điện là Bãi Môn yên ả, cát biển
trắng phau mịn màng. Nhiều du khách đến đây đã không khỏi trầm trồ về vẻ
đẹp hoang sơ, không khí trong lành. Một người khách nói: Cảnh sắc Bãi
Môn, Mũi Điện rất hài hòa, giữa biển và núi, bãi biển hoang sơ hiếm
thấy. Nhưng cần có các dịch vụ tốt hơn để khách ở lại, đến thăm nhiều
hơn”. Thắng cảnh Bãi Môn- Mũi Điện nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa
tỉnh Phú Yên khoảng 35km về phía Nam. Đặc biệt nơi đây có vị trí địa lý
được xem là điểm cận cực đông của nước Việt Nam. Chính điều này tạo sự
hấp dẫn cho du khách. Bãi Môn- Mũi Điện cũng là nơi được nhiều sách về
hàng hải Quốc tế ghi nhận là một trong những điểm rất quan trọng trong
hàng hải Quốc tế đi qua vùng biển đông Việt Nam. Ở nơi đây còn có hệ
sinh thái tự nhiên của vùng lục địa tiếp giáp với biển, chính vì vậy tại
khu du lịch này ngoài vẻ đẹp về mặt cảnh quan thiên nhiên còn có những
điều kiện rất tốt về khai thác du lịch, khám phá những điều kỳ thú về hệ
sinh thái tự nhiên. Bình minh Bãi Môn - Mũi Điện Thạc Sỹ Nguyễn Ngọc
Chấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết: Chính quyền địa phương
tuyên truyền để người dân thấy được giá trị của danh thắng nơi đây, huy
động người dân bảo vệ. Tương lai, chúng tôi kêu gọi thêm các nhà đầu tư
xây dựng nhà hàng khách sạn”. Mũi Điện có vị trí quan trọng đối với an
ninh quốc phòng và có ngọn đèn biển lớn phục vụ tàu thuyền hoạt động
trên biển và vào vịnh Vũng Rô. Ngọn hải đăng Mũi Điện là một khối hình
trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền tòa nhà và cao 110m so mặt
nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Bên trong
đèn biển là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. Đây là một trong 8 ngọn đèn
biển trên 100 tuổi trong tổng số 79 ngọn đèn biển đang hoạt động của
nước ta và nằm gần vùng biển quốc tế nhất. Danh thắng Bãi Môn- Mũi Điện
là điểm đón bình minh đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây còn có hai di tích
cấp quốc gia khác là danh thắng Núi Đá Bia và Vịnh Vũng Rô với nhiều bãi
biển đẹp, đủ điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng,
thể thao, leo núi, tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái biển và rừng.
Danh thắng này còn gắn với nhiều truyền thuyết lịch sử của địa phương và
hiện là một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Phú Yên. Tại tỉnh Phú Yên
hiện có 17 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia
rất có tiềm năng về phát triển du lịch, mà Mũi Đại Lãnh là 1 ví dụ.
Phú Yên: Đề nghị công nhận quần thể Hòn Yến là danh lam thắng cảnh quốc gia
Ngày đăng 15/08/2017 | 09:05 AM
Thông
tin từ Báo Phú Yên cho biết, mới đây Sở VHTTDL Phú Yên đã lập xong hồ
sơ quần thể Hòn Yến, trình Bộ VHTTDL đề nghị công nhận là danh lam thắng
cảnh quốc gia.
Hòn Yến. Nguồn: dulich.vnexpress.net
Được biết, Hòn Yến
thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa
khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ và chứa đựng
nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, tự nhiên cùng hệ động thực vật đa
dạng.
Đặc
biệt, quần thể này còn có tiềm năng phát triển du lịch biển, kết nối
với các danh thắng và các di tích khác như Gành Đá Đĩa, Cù lao Mái Nhà,
đảo Hòn Chùa, Bãi Xép, Bãi Súng, Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh, Vũng Rô, Vịnh
Xuân Đài...
Việc lập hồ sơ đề nghị công nhận Hòn Yến là danh lam thắng cảnh quốc gia sẽ
góp phần quan trọng nhằm phát huy giá trị văn hóa tiềm năng của tỉnh
Phú Yên, đồng thời khai thác thế mạnh du lịch, đưa địa danh này trở
thành điểm đến hấp dẫn trong tuyến du lịch biển đảo cả nước./.
Thủy Trịnh (t/h)
Khám phá Việt Nam cùng Robert Danhi] Phú Yên - Vẻ đẹp hoang sơ của biển
Phú Yên - Ghềnh Đá Đĩa
Đặc điểm: Mặt đá như muôn ngàn chiếc đĩa xếp chồng bên nhau màu đen tuyền bên biển xanh thăm thẳm tung bọt biển trắng xóa.
Nhìn
Ghềnh Ðá Ðĩa người ta cho rằng từ hàng ngàn, hàng vạn năm trước, nơi
đây núi lửa phun nham thạch, gặp nước biển cực lạnh, xảy ra phản ứng hóa
học làm rạn nứt toàn bộ khối nham thạch khổng lồ tạo thành lớp lớp cột
đá chen nhau, cao từ 60 - 80cm so với mặt biển. Mặt đá như muôn ngàn
chiếc đĩa xếp chồng bên nhau màu đen tuyền.
Du
khách khắp nơi về thăm Ghềnh Ðá Ðĩa đi chân không trên đá nghe êm mát.
Trai gái ngồi trên đá tự tình nghe gió rì rào và sóng vỗ. Xa xa là bãi
Bàng - bãi tắm cát như tấm nệm trắng tinh chờ đón du khách.
Ðứng
trên Ghềnh Ðá Ðĩa du khách sẽ thấy những ngư ông xô thuyền, dùng đá
cuội ném cá. Từng đàn cá bơi trong màu nước trong veo bị tung đá bắn lên
cao. Ngư ông nghiêng người cúi xuống nhặt những con cá bạc tròn múp,
mình cong cong bỏ vào thuyền mang về.
Nối
liền với Ðá Ðĩa là ngọn núi nhỏ xinh xinh được tạo bởi những cột đá
hình đa giác. Du khách muốn đến đây phải băng qua ghềnh nhỏ. Một bên là
vực sâu, sóng va vào đá ràn rạt, hắt vị mặn nồng lên cao. Bước thêm một
đoạn nữa du khách sẽ thấy những cây xấu hổ, xương rồng trổ hoa nơi lưng
chừng núi như bức tranh chấm phá kỳ ảo của thiên
Thắng cảnh đầm Ô Loan, Phú Yên
Nằm dưới chân đèo Quán Cầu, là đầm nước lợ (vừa mặn vừa ngọt) rộng hơn 1.200 ha, tiếp giáp với các xã An Cư, An Thạch, An Hải, An Ninh của huyện Tuy An, cách thị xã Tuy Hoà khoảng 20km về phía Bắc, là một trong những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú của tỉnh Phú Yên.Vẻ đẹp kỳ thú của đầm Ô Loan được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Về mặt tự nhiên, đó là sự hài hoà đến mức tuyệt diệu giữa “sơn” và “thủy”, đúng như người xưa gọi là “sơn thanh, thủy tú”.
Hình ảnh đầm Ô Loan đã từng đi vào ca dao, in ậm trong tâm hồn tình cảm của người dân quê hương Phú Yên. Đã có biết bao thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ và du khách từ khắp mọi miền đất nước đến chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp huyền ảo của trời - mây - non - nước Ô Loan. Trải qua thời gian còn lắng đọng mãi nơi đây những vần thơ đầy cảm xúc của các thi sĩ Tản Đà, Xuân Diệu...
Vẻ đẹp của Ô Loan, thi sĩ Xuân Diệu viết: ...“Đầm Ô Loan, đầm Ô Loan Nước trời cùng với mây liên hoàn Mặt đầm: đôi cánh chim Loan nở Khi mát loan bay, sắc đẹp tràn...” Ngoài phong cảnh đẹp, đầm Ô Loan còn nổi tiếng là nơi có nhiều hải sản quý, đặc biệt là sò huyết.
Khi mùa xuân về, dòng người từ muôn phương lại đổ về đầm Ô Loan để tham dự lễ hội đua thuyền được tổ chức vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Đầm Ô Loan được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh vào ngày 26-9-1996
.
Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh
Vị trí: Danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh thuộc
địa phận thôn Đồng Bé, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên), cách
thành phố Tuy Hoà (Phú Yên) khoảng 35km về phía đông nam.
Đặc điểm: Đây là nơi hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối và núi đồi. Nơi đây còn có ngọn hải đăng tỏa sáng hàng đêm giúp tàu thuyền qua lại trên biển và vào vịnh Vũng Rô.
Đặc điểm: Đây là nơi hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối và núi đồi. Nơi đây còn có ngọn hải đăng tỏa sáng hàng đêm giúp tàu thuyền qua lại trên biển và vào vịnh Vũng Rô.
KHÁM PHÁ CẢNH ĐẸP PHÚ YÊN - HÒN YẾN
Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai – Phú Yên
Từ TP.Tuy Hoà đi về phía Tây khoảng 80
km theo quốc lộ 25, đến địa phận xã Suối Trai và Krông Pa của huyện Sơn
Hoà, du khách sẽ gặp những cánh rừng bạt ngàn của Khu bảo tồn thiên
nhiên Krông Trai.
Khu bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên
trên 22.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 12.340 ha. Nơi đây có
những hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây dãy Trường Sơn, nên
hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng. Đồng thời, nơi đây vẫn còn
bảo tồn nhiều nét văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số
(Chăm, ê đê, Ba na): lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ hội mùa, lễ mừng sức
khoẻ và các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian đặc sắc.
Với vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn, nên Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai
có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với văn hoá.
Nguồn: Du lịch văn hóa
Nơi đón bình minh sớm nhất – Mũi Điện Phú Yên
Dọc khu vực miền Trung có tổng cộng 18
ngọn hải đăng. Mỗi ngọn hải đăng có một bề dày lịch sử riêng và có một
tầm quan trọng của nó. Mảnh đất Phú Yên cũng có một cảnh quan kỳ thú ở
phía Nam.
Nơi có một doi đất liền của tổ quốc vươn
xa nhất ra biển Đông, đây là điểm cực đông của tổ quốc với ngọn hải
đăng được gọi là mũi Điện.
Cuối thế kỷ XIX, đại úy hải quân Pháp
Varella phát hiện và ghi dấu tầm quan trọng của doi đất nói trên trên
bản đồ hàng hải và người Pháp gọi là mũi Cap Varella hay Mũi Nạy. Năm
1890, người Pháp xây dựng hải đăng trên đỉnh Mũi Nạy ở độ cao 86 m so
với mặt biển. Thời đó người dân đi biển nhìn vào ngọn hải đăng để định
vị và gọi quen miệng đó là Mũi Điện. ..
Từ chân tháp đến ngọn, đèn biển cao
khoảng 26 m với 100 bậc cầu thang xoắn ốc làm bằng gỗ Lim. Ngọn hải đăng
này sử dụng thiết bị thu năng lượng mặt trời phát đèn tự động từ 6 giờ
tối đến 6 giờ sáng. Trước kia, muốn đến được Mũi Điện người ta phải đi
tàu mất hàng giờ. Ngày nay, du khách có thể ngồi trên xe ô tô theo con
đường nhựa phẳng lì dọc theo bờ biển để đến Mũi Điện với khoảng vài chục
phút từ thị xã Tuy Hoà. Từ chân núi, du khách mất khoảng 20 phút là có
thể lên đến đỉnh Mũi Nạy, khám phá ngọn hải đăng. Điểm đặc biệt, dưới
chân Mũi Điện là biển Bãi Môn nằm lọt giữa hai dãy núi tạo thành một
vịnh nhỏ nước trong như ngọc bên cạnh một đồi cát di động như đồi Hồng ở
Mũi Né. Vừa cắm trại, vừa tắm biển, vừa thưởng thức hải sản và vừa có
thể đón ánh bình minh sớm nhất trên toàn cõi Việt Nam là điều hấp dẫn
đối với tất cả những ai mê du lịch, khám phá.
Nguồn: diemcuoituan
Ngồi Bãi Biển Ăn Gỏi Sứa Uống Rượu Nếp
Chùa Bảo Lâm
Chùa Bảo Lâm được tọa lạc Thôn Liên Trì –
Xã Bình Kiến – Tp Tuy Hòa – Tỉnh Phú Yên, nằm về phía Đông núi Chóp
Chài, diện tích 4ha, Chùa do Tổ Phái Lâm Tế đời thứ 38 húy Đạo Trung
sáng lập vào thời vua Minh Mạng.
Trước năm 1945, Chùa thành lập Bảo Lâm
Phật Học Hội, nơi đây đào tạo khá đông đệ tử các chùa trong tỉnh về học.
Năm 1945, địa phương mượn Chánh điện làm trụ sở cơ quan; nhà Đông, nhà
Tây làm trường Mẫu Giáo. Bảo Lâm Phật Học Hội giải tán, tất cả pháp bảo
của chùa phải gửi về chùa Khánh Sơn. Năm 1949, một cơn bảo lớn đã xô sập
hoàn toàn ngôi chùa, những vật liệu kiến trúc hầu như bị hư nát và thất
lạc hết, không còn lưu lại được gì , sau đó chùa được phục hồi trong
hoàn cảnh khánh chiến vào khoảng thời gian 1946 – 1954, nhưng không được
bao lâu thì bị Pháp đô hộ chống phá, một lần nữa Chùa lại bị thiểu hủy
điêu tàn. Hòa thượng trụ trì lúc bấy giờ cùng tăng chúng phải tạm trú
trong một am tranh nhỏ cách đó không xa.
Năm 1956, Chùa được phục hồi lại tại một
địa điểm mới thuộc Thôn Liên Trì – Xã Bình Kiến, cách địa điểm cũ
khoảng 500m. Nơi đó có hồ sen nên hiịu của chùa đặt lại là Chùa Bửu Liên
(nghĩa là Sen Quý).
Năm 1974, sau khi Hòa thượng trụ trì
viên tịch, đệ tử kế thừa là Tỳ kheo Thích Nguyên Từ dời chùa về địa điểm
cũ. Xây dựng lại ngôi Chánh điện trong khuông viên điêu tàn của chiến
tranh.
Năm 1996, Chùa được sự cho phép của Ủy
Ban Nhân Dân Tỉnh Phú Yên, Ban trị sự tỉnh Hội Phật Giáo Phú Yên thành
lập Trường cơ bản Phật Học Liễu Quán – Phú Yên (Nay là trường Trung cấp
Phật Học Liễu Quán – Phú Yên).
Năm 1999, Chùa xây dựng tượng Thich Ca Phật Đài, cao 18m về hướng Nam, cách Chánh điện khoảng 50m.
Năm 2004, Chùa khởi công xây dựng tháp chuông cao 12m đồng thời tiến hành đúc Đại Hồng Chung (chuông), nặng 1,5 tấn.
Năm 2006, Chùa được đại trùng tu, chánh
điện được xây dựng theo kiến trúc cổ lầu, có diện tích 240 m2, chiều cao
17m, nhằm đáp ứng nhu cầu lễ bái Phật tử gần, xa.
Năm 2010, Chùa xây dựng cổng Tam Quan, Điện Di Đà, Điện Di Lặc.
Nguồn: phuyentourism
Lặn Biển Bắt Nhum và Nhím Biển | Hòn Chùa | Tuy Hòa - Phú Yên
Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương
Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng
Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An).
Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông cùng một số sĩ
phu yêu nước ở Phú Yên tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa chống
thực dân Pháp. Ông được vua Hàm Nghi phong làm "Thống soái Quân vụ Đại
thần".
Trong 2 năm 1885 -1886, nghĩa quân của
Lê Thành Phương đã đánh nhiều trận và làm chủ một vùng rộng lớn từ Phú
Yên đến Bình Thuận. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Cần Vương
Phú Yên, tháng 2/1887, thực dân Pháp dồn lực lượng ra đàn áp cuộc khởi
nghĩa. Ngày 14/02/1887, Lê Thành Phương bị địch bắt và giam tại nhà lao
An Thổ. Chúng dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông khảng khái
trả lời với câu nói bất hủ: “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục“ (nghĩa là :
Thà chết chứ không chịu sống nhục).
Lễ hội đền Lê Thành Phương
Ngày 20/02/1887 (tức 28 tháng Giêng, năm
Đinh Hợi -1887) Lê Thành Phương bị địch xử tử tại bến đò Cây Dừa (nay
thuộc xã An Dân- H. Tuy An). Mộ Lê Thành Phương đặt trên núi Đá Trắng,
gần đèo Quán Cau, đã được trùng tu khá khang trang. Đền thờ Lê Thành
Phương được xây dựng dưới chân núi Đá Chồng.
Ngày 27/9/1996, Bộ Văn hoá Thông tin quyết định công nhận di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Hằng năm, vào ngày giỗ của ông (28 tháng
Giêng âm lịch), nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Đền Lê Thành Phương
thu hút hàng ngàn khách phương xa đến tham quan, tìm hiểu.
Nguồn: phuyentourism
Chùa Đá Trắng - Phú Yên
Chùa được xây trên độ cao khoảng 100m,
mặt nhìn ra sông cái ( cửa Tiền Châu) vùng đất này từng là thủ phủ của
tỉnh Phú Yên đầu thế kỷ 17. Chùa nằm bên sườn núi Đá Trắng thuộc xạ An
Dân, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Bắc, cách quốc
lộ 1A chừng 500m
Chùa được xây trên độ cao khoảng 100m,
mặt nhìn ra sông cái ( cửa Tiền Châu) vùng đất này từng là thủ phủ của
tỉnh Phú Yên đầu thế kỷ 17. Bạch Tự Từ Quang được tạo lập vào năm 1917
dưới triều vua Quang Toản nhà Tây Sơn. Chùa nằm trên triền đồi toàn đá
trắng nên có tên gọi là chùa Đá Trắng.
Cảnh trí của chùa rất đặc sắc, xung
quanh là núi cao và rừng rậm âm u, phía dưới là dòng sông lớn. Con đường
thiên lý Bắc - Nam chạy ngang giữa cảnh núi, sông này. Khí thiêng sông
núi tụ hội, chùa Từ Quang trở thành căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa, là
điểm tụ hội của văn thân yêu nước. Những năm 1885 - 1887, vua Hàm Nghi
xuống chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu yêu nước cùng mưu việc lớn. Tại Phú
Yên, phong trào này do Lê Thành Phương lãnh đạo, các nhà sư của Bạch
thạch Từ Quang tự cũng tham gia. Chùa trở thành pháo đài cho đạo quân
của phó tướng Bùi Giảng ngăn chặn quân Pháp đổ bộ từ cửa biển Tiên Châu
vào.
Sau khởi nghĩa Lê Thành Phương, vào
những năm 1900, chùa Đá Trắng là căn cứ chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Võ
Trứ và Trần Cao Vân. Võ Trứ người tổng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình
Định. Định cư tại phủ Đồng Xuân, dựa vào thế núi rừng hiểm trở, dân cư
đồng lòng, Võ Trứ mặc áo nhà sư kêu gọi sĩ phu khởi nghĩa. Sau này được
Trần Cao Vân làm quân sư, Võ Trứ nhiều phen khiến cho giặc Pháp và tay
sai khiếp vía.
Trong suốt lịch sử của mình, chùa Đá
Trắng còn vang danh với một sản vật: xoài tượng. Trái nhỏ, vỏ mỏng nhưng
rất dai và đặc biệt mùi thơm bay xa tới vài chục mét là xoài tượng chùa
Đá Trắng.
Dưới triều Nguyễn, sản vật này được gọi
là "Bạch thạch yêm ba" hay "Nhị bảo ngự thiện". Điều đặc biệt là nếu
trồng ngoài khuôn viên chùa, xoài sẽ không thể có những đặc điểm tương
tự. Xoài tượng chùa Đá Trắng quý và hiếm đến mức có giai đoạn, quan
huyện lệnh cắt cử sai nha canh dưới từng gốc xoài, ghi chép, thu hái.
Những người làm công việc này được miễn thuế thân. Chùa Đá Trắng - Chùa
Từ Quang là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Phú Yên.
Nguồn: lukhach24h
Gửi Phú Yên - Tân cổ
em về phú yên
Đập Đồng Cam
Tại đập Đồng Cam có miếu thờ 52 dân phu tử nạn khi xây dựng vào năm 1930 và miếu Sơn Thần trên đỉnh đồi cạnh đập.
Hai vạn hecta đồng lúa Tuy Hòa được tưới
là nhờ vào nước Sông Ba, đập được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, đây là
một công trình có quy mô trong thời gian đó. Việc xây dựng con đập này
rất khó khăn, các công nhân và kỹ sư điều phải hết sức cẩn thận vì nơi
đây ngày xưa là một vùng ma thiêng nước độc.
Thuở xa xưa, cánh đồng này là biển cả,
dấu vết còn lại là Gành Đá thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Thắng, đồi cát trắng thôn
Mỹ Thạnh xã Hòa Phong, Gành Bà thôn Phước Thành (đối diện với Dinh Ông
xã Hòa Định, phía nam sông Đà Rằng)... Qua lớp lớp thời gian, phù sa bồi
dần thành những cánh đồng, dân cư về sinh sống xây dựng thành làng xóm.
Mỗi làng có lũy tre bao bọc chung quanh trông tựa những hòn đảo ngoài
biển khơi. Dân chúng khai hoang, vỡ hóa làm thành những thửa ruộng để
cấy lúa, trồng ngô. Đồng Tuy Hòa thời bấy giờ chỉ làm một vụ ăn nước
trời, đến mùa nắng ruộng khô nứt nẻ, không trồng thêm hoa màu phụ được,
nên mức sống người dân rất thấp.
Năm 1923, đập Đồng Cam được khởi công
xây dựng, đến năm 1931 hoàn thành, năm 1932 hoàn thành kênh mương và
khánh thành. Tháng 1-1933, Bảo Đại đến thăm đập Đồng Cam. Đây là một
công trình quy mô, được các kỹ sư người Pháp thiết kế và dân phu từ khắp
nơi đưa về với số lượng đông đảo, xây dựng. Đập dài 688m, cao 22,4m so
với mặt nước biển, chiều dài hệ thống kênh mương khoảng 200km. Kinh phí
xây dựng 2,1 triệu đồng Đông Dương tương đương 262.000 tấn thóc.
Sau thời gian xây dựng kỷ lục (10 năm),
đập Đồng Cam được hoàn thành, đưa nước sông Đà Rằng theo hệ thống nông
giang vào ruộng, nông dân cấy lúa hai vụ. Vùng đất Tuy Hòa trở nên trù
phú, giàu có. Đã hơn hai phần ba thế kỷ, đồng lúa Tuy Hòa mỗi năm được
phù sa sông Ba bồi lên. Lúa mỗi ngày tốt hơn, trong những năm trường kỳ
của hai cuộc kháng chiến, quân và dân ta có đủ lương thực đánh đế quốc
xâm lược nhờ vào vựa lúa đồng Tuy Hòa, nhờ sự dẫn thủy nhập điền của đập
Đồng Cam.
Tại đập Đồng Cam có miếu thờ 52 dân phu
tử nạn khi xây dựng vào năm 1930 và miếu Sơn Thần trên đỉnh đồi cạnh
đập. Đây là miếu Sơn Thần duy nhất còn lại tại Phú Yên. Nơi đây phong
cảnh rất đẹp. Du khách xa gần thường đến tham quan có để lại thơ phú.
1947, giặc Pháp đặt mìn phá hỏng cống xả
cát bờ nam và cầu máng Quy Hậu. Năm 1952, giặc Pháp ném bom phá cầu
máng Đồng Bò và ngày 6-6-1952, phá cầu máng Suối Cái. Hệ thống thủy nông
Đồng Cam bị phá hủy, chính quyền tỉnh huy động hàng vạn dân công khẩn
trương đắp đập cứu đồng. Do bị xuống cấp vì bom đạn và thời gian, gần
đây Đập Đồng Cam đã được tu sửa lớn và tiếp tục phát huy tác dụng là
nguồn sửa cho những cánh đồng thâm canh của các huyện Tây Hòa, Đông Hòa,
Phú Hòa, Tuy An và TP Tuy Hòa.
Nguồn: lukhach24h
Du Lịch Phú Yên: Địa Đạo Gò Thì Thùng
Địa
đạo Gò Thì Thùng là một kỳ tích của quân và dân Phú Yên trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được công nhận Di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia. Kỷ niệm 79 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, sáng 3/2,
tại di tích lịch sử địa đạo Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên đã diễn ra lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia địa dạo Gò Thì Thùng và khai mạc Hội thi đua ngựa truyền thống.
Được khởi công xây dựng vào ngày
10/5/1964 và hoàn tất vào tháng 8/1965, địa đạo Gò Thì Thùng có chiều
dài gần 2km và 10km giao thông hào, tạo thành một mặt trận kiên cố, là
cơ sở vững chắc cho bộ đội ta và dân quân du kích địa phương bố phòng
đánh địch, đánh tan nhiều cuộc hành quân của địch trong chiến tranh cục
bộ, làm nên những chiến công vang dội vào mùa khô năm 1966.
Tuy nhiên, để phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của di tích địa đạo Gò Thì Thùng hiện còn rất nhiều việc phải làm. Hiện tại, giao thông đi lại ở địa đạo còn rất khó khăn, cuộc sống của người dân tuy có được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, nguồn kinh phí đầu tư, tôn tạo địa đạo còn hạn chế… đang là những trăn trở của địa phương. Tỉnh Phú Yên đang có kế hoạch xây dựng di tích Gò Thì Thùng trở thành điểm đến trong chương trình hướng tới kỷ niệm 400 năm Phú Yên và Năm du lịch quốc gia 2011, đồng thời nâng cấp lễ hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng lên tầm tỉnh và khu vực.
Ông Lê Kim Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: UBND tỉnh đang tập trung đầu tư để di tích này trở thành di sản của quốc gia và là điểm đến của nhân dân trong và ngoài nước. Hiện nay, tỉnh cũng đã có đầu tư để nâng cấp đàn ngựa và sẽ tập trung để quảng bá hoạt động này đến với cả nước, coi như một điểm đến, một hoạt động trong chương trình kỷ niệm 400 năm Phú Yên và Năm du lịch quốc gia 2011./.
Tuy nhiên, để phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của di tích địa đạo Gò Thì Thùng hiện còn rất nhiều việc phải làm. Hiện tại, giao thông đi lại ở địa đạo còn rất khó khăn, cuộc sống của người dân tuy có được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, nguồn kinh phí đầu tư, tôn tạo địa đạo còn hạn chế… đang là những trăn trở của địa phương. Tỉnh Phú Yên đang có kế hoạch xây dựng di tích Gò Thì Thùng trở thành điểm đến trong chương trình hướng tới kỷ niệm 400 năm Phú Yên và Năm du lịch quốc gia 2011, đồng thời nâng cấp lễ hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng lên tầm tỉnh và khu vực.
Ông Lê Kim Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết: UBND tỉnh đang tập trung đầu tư để di tích này trở thành di sản của quốc gia và là điểm đến của nhân dân trong và ngoài nước. Hiện nay, tỉnh cũng đã có đầu tư để nâng cấp đàn ngựa và sẽ tập trung để quảng bá hoạt động này đến với cả nước, coi như một điểm đến, một hoạt động trong chương trình kỷ niệm 400 năm Phú Yên và Năm du lịch quốc gia 2011./.
Nguồn: saigontoserco
Lời mời Phú Yên
Dân ca bài chòi Phú Yên: Vầng trăng quê mẹ
Du Lịch Phú Yên: Gò Cà Phú Yên
Gò
Cà nằm ở phía Nam dãy núi Cù Mông thuộc địa phận xã Xuân Lộc, huyện
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Từ trung tâm xã Xuân Lộc, đi về phía Tây khoảng
trên 2 cây số có một gò đất nổi cao nằm dưới chân núi, là nơi xưa kia
chôn cất các chiến sĩ tử nạn thời Nam tiến.
Tương truyền, khi vua Lê Thánh Tông, và
sau này là Lương Văn Chánh, Văn Phong mang đại quân vào phía Nam mở mang
bờ cõi, … trong các trận giao tranh lớn nhỏ, quân sĩ hai bên tử trận
đều được chôn cất tử tế, đặc biệt với quân Đại Việt đều được an táng
trên núi cao, tại Gò Cà. Tại đây, quan quân và nhân dân địa phương xây
dựng một ngôi miếu gọi là miếu Phò Giá Đại Vương để thờ các binh sĩ đã
hy sinh trong chiến trận. Hàng năm miếu đều được cúng tế linh đình. Thời
gian trôi qua khiến cho ngôi miếu đổ nát, làm xói lở các ngôi mộ nghĩa
quân nên sau này quan quân đưa tất cả hài cốt vào ba ngôi tháp lớn mà
thờ. Chiến tranh nối tiếp chiến tranh, khiến ngôi miếu và ba toà cổ tháp
cũng không còn nữa. Hiện nay Gò Cà chỉ còn lại một bãi đất bằng phẳng,
cỏ cây, bụi rậm mọc um tùm, ba ngôi tháp cổ chỉ còn phần đế móng.
Nguồn: saigontoserco
12 đặc sản Phú Yên làm say lòng du khách
Sò huyết Ô Loan, cua Huỳnh Đế, bún mực, bánh ướt lòng heo, ghẹ Sông
Cầu.. là những đặc sản khó nhất định phải thử khi đến trung tâm du lịch
mới nổi ở miền Trung.
1. Gỏi cá mai: Cá mai có thể chế biến thành nhiều
món. Ngon nhất là gỏi. Cá mai còn tươi, tách bỏ xương. Trộn thịt cá với
hành tây, tỏi, ớt, đường bột ngọt, chanh và các loại rau thơm cho vừa
miệng là đã có một món ngon để thưởng thức.
2. Cá nục hấp là món ăn dân dã của người dân Phú Yên
nói riêng và miền Trung nói chung. Muốn món hấp ngon, phải chọn những
con cá nục tươi, kích thước vừa phải. Dùng chung với cá hấp là rau sống,
bánh tráng nướng. Nước chấm nhất định là nước cá kho mới đúng vị.
3. Bún mực: Nếu bún mực ở Vạn Ninh, Khánh Hòa có nước dùng ngọt, bún ở Phú Yên lại được nấu theo vị chua. Dù được nấu cách nào, những cọng bún trắng phau, nước dùng trong vắt cũng kết hợp tuyệt vời với những con mực cơm tươi giòn, ngọt.
4. Cháo hàu có cách chế biến khá đơn giản. Tách hàu lấy thịt, xào sơ với hành, tiêu, muối rồi cho vào nồi cháo đã nhừ là có ngay món cháo. Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể dùng cơm để hầm thành cháo.
5. Cá ồ: Mùa cá ồ rộ từ tháng 4-6 âm lịch. Cá ồ có kích thước vừa phải, thịt ngọt. Cá có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như kho, nấu canh, hấp, nhưng nướng là ngon nhất.
6. Sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản bạn
nhất định phải thử khi đến đây. Có thể chế biến nhiều món từ sò huyết
như nướng, rang, xào me, hấp, tiết canh hay làm gỏi.
7. Bánh ướt chả bò và bánh ướt lòng heo là những món ăn sáng đơn giản của người dân địa phương. Món ăn này có ba thành phần là bánh hỏi, chả bò / lòng heo và nước mắm. Hai thành phần đầu, có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, nhưng bí quyết pha nước chấm lại là điểm mạnh của từng quán.
8. Ghẹ Sông Cầu có Càng và yếm lốm đốm trắng. Người ta có thể chế biến ghẹ thành nhiều món khác nhau như hấp, luộc, rang muối, xào me...
9. Bò một nắng được làm từ thịt đùi và thịt thăn bò tươi. Thịt được sơ chế kỹ rồi thái thành miếng, ướp muối, đường, bột ngọt, ớt hiểm, phơi trong một ngày. Khi ăn, nướng chín thịt, xắt nhỏ. Có thể chấm thịt cùng tương ớt, trộn chung với các loại rau để làm gỏi.
10. Xôi bồ câu là đặc sản của xã An Định, huyện Tuy
An. Cách chế biến món ăn này khá cầu kỳ. Bồ câu làm sạch, băm nhuyễn,
xào chín với hành, dầu, tiêu, ớt, tỏi, nêm vừa ăn. Nấu xôi bằng gạo nếp.
Khi xôi chín, nhanh tay trộn phần thịt chim với xôi. Khi ăn, dọm kèm bồ
câu rô ti.
11. Cua Huỳnh Đế có quanh năm nhưng rộ nhất là vào tháng Chạp. Loại cua này có hình dáng khác các loại cua khác với thân to, nhiều thịt. Bạn có thể chế biến cua Huỳnh Đế thành nhiều món khác nhau, song ngon nhất vẫn là món cháo cua với lớp gạch đỏ âu xem lẫn phần thịt trắng phau.
12. Thịt dông nướng hay chả dông là đặc sản của phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa. Người dân bắt dông vào mùa hè và chế biến thành nhiều món khác nhau.
12. Bánh canh hẹ của Phú Yên không khác bánh canh chả cá của các nơi khác với chả cá và cọng bánh canh làm bặng bột gạo. Khác biệt duy nhất chính màu xanh mướt và vị cay nồng của hẹ thay vì hành ngò như các nơi khác.
Ảnh: Huỳnh Hằng. |
3. Bún mực: Nếu bún mực ở Vạn Ninh, Khánh Hòa có nước dùng ngọt, bún ở Phú Yên lại được nấu theo vị chua. Dù được nấu cách nào, những cọng bún trắng phau, nước dùng trong vắt cũng kết hợp tuyệt vời với những con mực cơm tươi giòn, ngọt.
4. Cháo hàu có cách chế biến khá đơn giản. Tách hàu lấy thịt, xào sơ với hành, tiêu, muối rồi cho vào nồi cháo đã nhừ là có ngay món cháo. Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể dùng cơm để hầm thành cháo.
5. Cá ồ: Mùa cá ồ rộ từ tháng 4-6 âm lịch. Cá ồ có kích thước vừa phải, thịt ngọt. Cá có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như kho, nấu canh, hấp, nhưng nướng là ngon nhất.
Tiết canh sò huyết. Ảnh: Huỳnh Hằng. |
7. Bánh ướt chả bò và bánh ướt lòng heo là những món ăn sáng đơn giản của người dân địa phương. Món ăn này có ba thành phần là bánh hỏi, chả bò / lòng heo và nước mắm. Hai thành phần đầu, có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, nhưng bí quyết pha nước chấm lại là điểm mạnh của từng quán.
8. Ghẹ Sông Cầu có Càng và yếm lốm đốm trắng. Người ta có thể chế biến ghẹ thành nhiều món khác nhau như hấp, luộc, rang muối, xào me...
9. Bò một nắng được làm từ thịt đùi và thịt thăn bò tươi. Thịt được sơ chế kỹ rồi thái thành miếng, ướp muối, đường, bột ngọt, ớt hiểm, phơi trong một ngày. Khi ăn, nướng chín thịt, xắt nhỏ. Có thể chấm thịt cùng tương ớt, trộn chung với các loại rau để làm gỏi.
Xôi bồ câu. Ảnh: Huỳnh Hằng. |
11. Cua Huỳnh Đế có quanh năm nhưng rộ nhất là vào tháng Chạp. Loại cua này có hình dáng khác các loại cua khác với thân to, nhiều thịt. Bạn có thể chế biến cua Huỳnh Đế thành nhiều món khác nhau, song ngon nhất vẫn là món cháo cua với lớp gạch đỏ âu xem lẫn phần thịt trắng phau.
12. Thịt dông nướng hay chả dông là đặc sản của phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa. Người dân bắt dông vào mùa hè và chế biến thành nhiều món khác nhau.
12. Bánh canh hẹ của Phú Yên không khác bánh canh chả cá của các nơi khác với chả cá và cọng bánh canh làm bặng bột gạo. Khác biệt duy nhất chính màu xanh mướt và vị cay nồng của hẹ thay vì hành ngò như các nơi khác.
BÀI CHÒI PHÚ YÊN 2015
Lão võ sư Huỳnh Kim Hồng - Phú Yên
Món ngon và địa chỉ ăn ngon đất Phú Yên
18
Bánh hỏi lòng heo, cơm
niêu, tiết canh sò huyết, mắt cá ngừ đại dương... là những món vừa độc
đáo, vừa bình dân du khách nào cũng muốn thử khi đến Phú Yên.
1. Cháo lòng bánh hỏi
Không ai biết món ăn này có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết rằng đây là
một món ăn sáng độc đáo khá phổ biến ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia
Lai... Sở dĩ nói đây là một món ăn độc đáo vì các thành phần của như
cháo lòng, bánh hỏi không ăn nhập gì với nhau. Tuy nhiên, chỉ khi được
thưởng thức món ăn này, bạn mới cảm nhận được sự thú vị và ngon miệng do
nó mang lại.
|
Khi ăn món này, bánh hỏi được để riêng trong một chiếc đĩa. Lòng
luộc chín, không bỏ vào cùng cháo mà được để riêng. Khi ăn, cách phổ
biến nhất là cuốn bánh tráng với bánh hỏi, lòng và rau sống, nhưng nếu
thích, bạn cũng có thể cho tất cả các thành phần vào chén, chan nước
chấm vào rồi thưởng thức.
|
Sau khi ăn món này, thực khách sẽ được thưởng thức một bát cháo
trắng thơm ngon. Chính hương vị nóng ẩm của món ăn vừa giúp bạn không bị
lạnh bụng vừa ngon miệng hơn.
|
2. Món ngon từ cá ngừ đại dương
Nổi tiếng với đặc sản cá ngừ đại dương, nên thật là thiếu sót khi
bạn đến vùng đất này mà không thử qua các món ngon được chế biến từ quà
tặng của vùng biển này. Nói đến đặc sản cá ngừ đại dương, bạn không thể
bỏ qua các món như mắt cá ngừ chưng, gỏi bao tử cá ngừ, lườn cá ngừ
nướng...
|
Mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc bắc là đặc sản của Phú Yên nên bạn
đừng quên thưởng thức nhé. Cái hay của món ăn này là mặc dù tiềm thuốc
bắc nhưng vẫn giữ được hương thơm đặc trưng đầy hấp dẫn của cá. Chỉ cần
cho vào bát một ít lá tía tô thái nhỏ là đủ làm hài lòng bất kỳ một vị
khách khó tính nào.
|
Bao tử cá ngừ đại dương cũng là một nguyên liệu chính làm nên 2 món
ăn ngon là gỏi bao tử cá và bao tử cá hầm tiêu xanh. Nếu như món gỏi
hấp dẫn người ăn nhờ cái vị chua chua đặc trưng thì phần thịt dai giòn
hòa trong vị thơm của các loại rau khiến bạn thích mê. Trong khi đó, món
bao tử hầm tiêu xanh lại khiến bạn phải xuýt xoa bởi vị cay nồng của
tiêu xanh nhưng lại hài lòng với cái vị thanh ngọt của nước dùng. Trong
những buổi tối mát trời thì đây là món ăn mà bạn khó có thể bỏ qua.
|
Lườn cá nướng cũng là món ngon bạn nên thử. Lườn là phần thịt nằm
dưới bụng cá, phần này gồm lớp da, lớp mỡ bụng và thịt. Khi ăn, bạn sẽ
cảm nhận cảm giác dai dai, mềm, có vị ngọt nhẹ, không quá khô và không
gây cảm giác ngấy.
|
3. Hàu nướng mỡ hành
Nếu như muốn ăn hải sản, hàu nướng mỡ hành là món ăn tương đối lạ
miệng mà bạn nên thử. Những con hàu chỉ bé bằng hai ngón tay người lớn,
nhưng đầy hấp dẫn với hương thơm nức của mỡ hành quyện trong thịt hàu
căng đầy, thơm ngọt ngon miệng.
|
4. Sò huyết đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn cung cấp loại sò
huyết nổi tiếng thơm ngon. Sò huyết ở đây được xếp vào một trong ba loại
ngon nhất ở nước ta cùng với sò huyết phá Tam Giang (Huế), sò huyết đầm
Thủy Triều (Khánh Hòa). Bắt sò huyết rất đơn giản, chỉ cần lội trên lớp
bùn vừa rút nước, chân đạp trúng con sò, dùng hai ngón chân kẹp vào và
gắp lên cho vào rổ. Sò huyết bắt về còn tươi ngon được ngâm cho nhả hết
bùn đất trước khi chế biến thành các món ăn ngon như: nướng tái, xào me,
hấp, làm gỏi... và đặt biệt là tiết canh sò huyết. Khi chiều xuống, sẽ
không gì thú vị bằng khi vừa được ngồi ngắm hoàng hôn trên dòng sông Cái
vừa được thưởng thức vị ngọt thanh của những con sò được nướng vừa chín
tới.
|
5. Cơm gà Phú Yên
Cùng với cơm gà Hội An và Tam Kỳ, cơm gà Phú Yên là một trong ba
món cơm gà ngon nổi tiếng của dải đất miền Trung. Vì thế, mỗi khi du
lịch đến Phú Yên, hầu như du khách nào cũng muốn được thưởng thức món ăn
nổi tiếng này. Nhìn đĩa cơm gà vàng ươm với màu vàng ươm của thịt gà
xé, màu tím của hành ngâm chua, màu xanh của dưa leo, rau răm, màu đỏ
của đồ chua... thật khó cưỡng kể cả với những vị thực khách khó tính
nhất, bạn sẽ cứ muốn ăn hoài mà không thấy ngán.
|
6. Cá rô đồng chiên giòn ăn kèm nước mắm ngò rí
Trong buổi tối mát trời ở thành phố Tuy Hòa, ngồi nhâm nhi món ăn
dân dã này cùng bạn bè bên bờ sông lộng gió thì còn gì thú vị bằng. Món
ăn không có gì đặc biệt, chỉ với ít cá rô đồng to bằng ngón tay người
lớn chiên giòn. Nhưng cái làm cho món ăn này trở nên ấn tượng là nhờ
chén nước mắm ngò rí (rau mùi) vừa đậm đà vừa thơm. Cách làm nước chấm
này khá đơn giản, ngò rí được giã nát với ớt xanh, pha thêm ít nước mắm,
đường cho vừa ăn là được.
|
7. Cơm niêu
Cũng như cơm gà, cơm niêu khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Tuy
chỉ là một món cơm bình dân, nhưng nhờ cách chế biến tỉ mỉ đầy công phu
nên được rất nhiều người ưa thích. Để nấu cơm niêu, bạn phải chọn gạo
nguyên hạt, mềm dẻo. Gạo được vo sạch rồi cho vào niêu nấu chín. Khi
cơm vừa cạn, nước được tiếp tục vùi vào trong tro, than trong khoảng 20
phút để cơm chín. Thưởng thức cơm niêu với các món cá kho tiêu, kho tộ
cùng bát canh rau xanh mát là đủ làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính
nào.
|
Ngoài những món ngon kể trên, mảnh đất Phú Yên còn khá nhiều món ăn
bình dị khác như bánh ướt, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ, bún chả cá,
mực sữa nướng, nhông đất nướng, lẩu chua cá bóp, bò một nắng... Để
ăn món cháo lòng bánh hỏi, bạn phải đến tận quán Hòa Đa, xã Mỹ An,
huyện Tuy An mới là nơi nổi tiếng của món ăn này. Riêng món mắt cá ngừ
cùng các món hải sản khác, bạn có thể tìm đến khu ẩm thực bờ kè Bạch
Đằng, thành phố Tuy Hòa. Ở đây có đủ các loại hải sản tươi ngon với mức
gia rất hợp lý cho bạn tha hồ chọn lựa.
Một vài địa chỉ quán ăn ở thành phố Tuy Hòa dành cho bạn:
- Cơm gà - 189 Lê Thánh Tôn
- Quán gà nướng – 159 Nguyễn Công Trứ
- Nhông đất nướng – 92 Nguyễn Công Trứ.
- Bánh xèo – 20 Lê Thánh Tôn.
- Cá ngừ đại dương – 259C Lê Duẫn.
- Bánh canh – 32A Lê Trung Kiên.
- Cháo vịt – 61 Nguyễn Công Trứ.
- Bánh cuốn – 4/4 Trần Bình Trọng.
- Các món cơm – 57 Duy Tân.
- Các món dê – 238 Lê Lợi.
- Cơm niêu - 111 Lê Thành Phương.
Huấn Phan
Phong trào võ thuật cổ truyền tại Phú Yên
Cám Ơn Quý Vị Đã Ghé Thăm Trang Ca Dao Tục Ngữ Phú Yên
Ngô Sao Kim!
Trong hơn một thập niên chúng tôi đã đi nhiều nơi trong
tỉnh Phú Yên, thu băng, ghi chép qua những buổi trà đàm với nhiều vị lão
thành cũng như tham dự những ngày lễ hội, chúng tôi đã hoàn thành được
vài tập ca Dao và tục ngữ địa phương.
Chúng tôi giữ nguyên bản với nhiều phương ngữ mà có lẽ
khó hiểu đối với những địa phương khác. Dĩ nhiên những góp nhặt nầy có
thể khác với những bản mà quý vị đã thuộc hay biết vì ca dao tục ngữ
luôn luôn thay đổi tùy địa phương và vốn văn hóa sẵn có.
Mong được quý vị chiếu cố và bổ sung để làm giàu thêm cho kho tàng văn học dân gian tỉnh nhà.
Nhận xét
Đăng nhận xét