CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 77

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vì sao có giải NOBEL ?

Alfred Nobel và lịch sử giải Nobel huyền thoại

0 Cao Anh Lâm (Theo Hubpages)

Alfred Nobel sinh ngày 21-10-1833 tại Stockholm, Thụy Điển. Cha của ông là một kỹ sư đồng thời cũng là một nhà phát minh có tài. Không may là việc làm ăn của ông không mấy thuận lợi và không lâu sau khi Alfred ra đời, ông bị buộc phải thôi việc.
Quyết tâm cứu gia đình mình, ông cùng vợ và ba người con trai chuyển tới Nga sinh sống bằng việc cung cấp các trang thiết bị cho quân đội Nga. Công việc trở nên vô cùng thuận lợi và nhờ đó, cậu bé Alfred được hưởng sự giáo dục tốt nhất từ các gia sư riêng mà cha mẹ thuê về dạy học.
Thời thơ ấu

ảnh 1 Chân dung Nobel

Khi còn nhỏ, Alfred Nobel học về 3 chuyên ngành là khoa học, văn học và ngoại ngữ. Ông có thể đọc viết thông thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ là Thụy Điển, tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức vào năm 17 tuổi. Sau này, cha ông quyết định cho ông theo học ngành kỹ sư và đã gửi ông sang Pháp, nơi hiện đứng đầu thế giới về lĩnh vực cơ khí tại thời điểm đó, để theo học.
Ông theo học ngành kỹ sư hóa. Trong quá trình theo học ông gặp một nhà hóa học trẻ người Ý tên là Ascanio Sobrero, anh này đã sáng chế ra một loại chất nổ dễ bay hơi tên là nitroglycerine. Sobrero đã giới thiệu chất này với Nobel, đồng thời giải thích cho ông hiểu ràng nếu sản xuất được chất này sẽ là một đề tài nghiên cứu thú vị nhưng đồng thời cũng sẽ là mối nguy lớn nếu sử dụng nó trong thực tế. 
Tuy nhiên, Alfred không nghĩ vậy và ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm với chất này. Những thí nghiệm của ông đã dẫn tới việc sáng tạo một loại chất có ảnh hưởng to lớn tới các ứng dụng quân sự và dân sự sau này: thuốc nổ.
Trở lại Thụy Điển
Sau khi hoàn thành việc học tại Paris, ông trở lại Nga. Tại đây, ông đã giải thích cho cha mình về chất nổ mà người bạn Ý đã nghiên cứu. Họ đã cùng nhau làm các thí nghiệm và khám phá tác dụng của loại chất này với hy vọng chế tạo một thứ gì đó có tính thương mại cao. Trong quá trình tiến hành các thí nghiệm này, họ đã gặp phải khá nhiều sự cố nghiêm trọng, đặc biệt là cái chết của người em trai út, Emil.

ảnh 2 Phòng thí nghiệm của Alfred Nobel

Không lâu sau cái chết thương tâm của em trai, hai người anh cả trong gia đình Nobel ở lại Nga để tiếp tục việc kinh doanh phát triển. Cha, mẹ và Alfred quay trở lại Thụy Điển sinh sống.
Chính thức phát minh ra thuốc nổ
Bất chấp những hậu quả từ các thí nghiệm tại Nga, Alfred tiếp tục thí nghiệm với chất nitroglycerine. Sau cùng, ông chế tạo thành công một loại chất nổ khó bay hơi và dễ kiểm soát hơn trong khi vẫn duy trì được hiệu quả như ở dạng ban đầu. Năm 1886, ông công bố các kết quả thí nghiệm và gọi chất này là dynamite (thuốc nổ). Sau đó ông tiếp tục sáng chế ra kíp nổ để có thể kích nổ từ xa một cách an toàn.
Học được những kiến thức kinh doanh từ cha, Alfred Nobel nhanh chóng xin cấp bằng sáng chế cho thuốc nổ và phát triển một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản phẩm này. Quân đội các nước rất mong muốn sử dụng loại vũ khí mới này, tuy nhiên họ cũng gặp phải nhiều bất tiện vì thuốc nổ phải được đặt đúng tại vị trí mong muốn sau đó mới dùng dây dẫn cháy để cho nổ. May mắn là chỉ vài năm sau, những cải tiến đã được thực hiện và Alfred nhanh chóng trở thành một thương nhân giàu có.
ảnh 3 Phát minh ra thuốc nổ 

Nhu cầu thuốc nổ tăng cao không ngừng. Nó được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như khai thác đá, khai quật, xây dựng đường hầm và phá đá để mở đường cao tốc và đường sắt phục vụ cho giao thông và vận chuyển hàng hóa nặng cũng như các nhu yếu phẩm khác.
Việc kinh doanh thuận lợi giúp Alfred mở tới 90 nhà máy sản xuất thuốc nổ tại 20 quốc gia trên thế giới. Trước khi ông qua đời tại nhà riêng ở San Remo, phía Bắc Italia, ông đã tích lũy được một khối tài sản đáng kinh ngạc. Ông không kết hôn và dành cả cuộc đời mình làm các thí nghiệm hóa học. Ông qua đời trong yên bình vào ngày 10-12-1896.

ảnh 4 Huy chương Nobel

Trong di chúc của mình ông mong muốn sẽ có một giải thưởng được trao cho những người có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Dược phẩm. Thêm vào đó, ông cũng muốn trao giải thưởng trong lĩnh vực Văn học và Hòa bình cho những cá nhân có đóng góp trong việc phát triển mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901, 5 năm sau ngày Nobel qua đời.
Lễ trao giải Nobel
Lễ trao giải Nobel được diễn ra tại Thụy Điển vào ngày 10-12 hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của ông. Đức vua Thụy Điển sẽ là người trao giải. Những người nhận giải sẽ được nhận một huy chương có khắc chân dung Alfred Nobel, một bằng chứng nhận và một khoản tiền tính bằng đồng tiền Kronor của Thụy Điển. Giải Nobel Hòa bình cũng được trao vào cùng ngày nhưng là tại Oslo, Na-uy.

ảnh 5 Lễ trao giải Nobel

Dù không nằm trong danh sách ban đầu nhưng sau này, giải Nobel về Kinh tế cũng được thêm vào danh sách trao thưởng. Các giải thưởng chỉ không được trao trong thời kỳ 2 cuộc chiến tranh thế giới khi mâu thuẫn của các quốc gia lên tới đỉnh điểm. Người đoạt giải Nobel trẻ nhất là Lawrence Bragg - 25 tuổi khi ông nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1915. Người đoạt giải cao tuổi nhất là Leonid Hurwicz, được trao giải Nobel Kinh tế năm 2007 ở tuổi 90. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng giành giải Nobel Hòa bình năm 2009 vì những nỗ lực của mình để củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc.


Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất!

Gabe |
Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất!

Vào 1 ngày đẹp trời năm 1940, phát xít Đức đang lùng sục khắp các con phố của Copehagen để tìm 2 chiếc huy chương vàng Nobel. Nhưng thật may, chúng đã biến mất rất đúng lúc!



Hoàn cảnh hiểm nghèo của 2 tấm huy chương vàng
Hai chiếc huy chương vàng giải Nobel thuộc về Max von Laue nhà khoa học đạt giải Nobel vật lý năm 1914 và James Franck, nhà vật lý giành giải Nobel năm 1925. Nhưng thân thế của họ cộng thêm chủ trương không để vàng lọt khỏi Đức của bè lũ phát xít đã khiến câu chuyện trở nên phức tạp hơn.
Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 1.
Ba nhà khoa học.
Một người thì gốc Do thái, một người thì lại thuộc phe phản đối đảng Quốc xã, ngặt nghèo là vậy, cho nên họ đã gửi 2 tấm huy chương lại cho người bạn tại Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết, nhà khoa học Niels Bohr (1885-1963) cất giữ hộ.
Nhưng trớ trêu thay, trước nay Viện nghiên cứu của Bohr luôn bị nghi ngờ là che giấu người Do thái (được coi là kẻ thù không đội trời chung với phát xít), nên chính ông cũng biết rằng sớm muộn gì chỗ làm việc của ông cũng trở thành mục tiêu khám xét.
Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 2.
Giải vàng Nobel
Nếu bị phát hiện là bao che cho các nhà khoa học Do thái cũng như có ý định giấu vàng, Bohr chẳng khác nào phải đối mặt với án tử trong hoàn cảnh quân phát xít đã nghi ngờ từ lâu và chỉ còn chờ 1 lý do để kết tội ông!
Và thực sự may mắn khi Bohr có 1 người trợ thủ khác vô cùng thông minh, tài giỏi, đó chính là nhà hóa học người Hungary Georgy de Hevesy, người mà sau này cũng đã giành được 1 giải Nobel dành riêng cho mình!
Giải pháp không ai ngờ tới của những cái đầu thông minh
Ngày phát xít Đức chiếm Copehagen, chúng đã lùng sục khắp nơi và đang tiến tới Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết của Bohr. Thời gian đã gần hết, mọi nỗ lực bây giờ là làm thế nào để giấu được 2 tấm huy chương đi.
Nhưng nó thực sự là 1 việc quá khó, những chiếc huy chương được làm từ vàng 23 kara, quá nặng để đeo hoặc giấu vào người (phương án này rất nguy hiểm vì chắc chắn quân phát xít sẽ khám người), quá sáng, dễ gây chú ý nếu giấu vào đâu đó.
Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 3.
Bohr chụp ảnh cùng Einstein (ngoài cùng bên trái).
Sau này Hevesy chia sẻ rằng, ông từng đề nghị Bohr hãy chôn chúng ở khu vườn đằng sau, nhưng không được đồng ý vì hiển nhiên rằng quân Đức sẽ đào từng tấc đất trong Viện nghiên cứu để truy tìm số vàng kia!
Sau nhiều phương án được đưa ra, cuối cùng Hevesy quyết định sẽ hòa tan chúng bằng dung dịch nước cường toan (là dung dịch hỗn hợp axit nitric đậm đặc và axít clohiđric đậm đặc, với tỉ lệ mol 1:3).
Đây rõ ràng không phải là phương án thích hợp do thời gian đã quá eo hẹp mà quá trình hòa tan thì không hề nhanh chút nào, nhưng họ không có lựa chọn nào khả dĩ hơn! Chúng ta vẫn biết rằng vàng là kim loại rất bền vững, không xỉn, không hòa tan trong bất cứ dung dịch gì, ngoại trừ nước cường toan!
Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 4.
Chân dung nhà khoa học tài ba Hevesy.
Dù vậy, Hevesy vẫn quyết tâm thực hiện, ông bỏ 2 chiếc huy chương vào 2 chiếc côc thủy tinh lớn chứa đầy dung dịch cường toan và chờ đợi. Quá trình hòa tan này diễn ra rất chậm, càng chậm hơn đối với những người trong cuộc như Bohr, Hevesy trong khi đó thì kẻ thù đã gần tới cửa!
Đúng như dự tính từ đầu, khi quân phát xít đến, chúng lật tung cả Viện nghiên cứu, tìm từng trong từng căn phòng, từng chiếc tủ. Nhưng lạ kỳ thay lại không tìm thấy bất cứ thứ gì như đã tin tình báo!
Hevesy bị ép buộc phải tới Stockholm vào năm 1943, sau này khi trở lại đây, 2 chiếc cốc thủy tinh vẫn nằm nguyên vẹn trên kệ trong phòng thí nghiệm! Nửa chặng đường ông đã đi quá, nửa còn lại chính là phải tách vàng từ 2 dung dịch trên để trả lại cho chủ nhân của chúng!
Và tất nhiên Hevesy không làm chúng ta phải thất vọng, tháng 1/1950, ông gửi lại nguyên vẹn số vàng thô tách được cho Viện hàng lâm khoa học Thụy Điển và chúng được đúc lại, giao tận tay cho 2 nhà khoa học Laue và Franck vào năm 1952.
Đây có thể coi là chiến công phi thường của Hevesy, 1 trong những cái đầu thông minh nhất thế giới, Không súng không đạn vẫn có thế chơi phát xít Đức 1 vố đau!
Tham khảo nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ


Đó là bức ảnh chụp tại Hội nghị Quốc tế Solvay lần thứ 5 về Electron và Photon, nơi mà các nhà vật lý nổi tiếng nhất thế giới đã gặp nhau để thảo luận về lý thuyết lượng tử mới được hình thành.
Viện Vật lý và Hóa học Quốc tế Solvay ở Brussels (Vương quốc Bỉ), được thành lập bởi kỹ nghệ gia người Bỉ Ernest Solvay năm 1912, một năm sau hội nghị Solvay lần thứ nhất năm 1911, được xem là một bước ngoặt của thế giới về vật lý.
Tiếp nối thành công ban đầu của hội nghị năm 1911, hội nghị Solvay (còn gọi là Conseils Solvay) đã tiếp tục tổ chức cho các vấn đề chuyên sâu của vật lý và hóa học. Lịnh trình thường xuyên của hội nghị là 3 năm 1 lần.
Có lẽ hội nghị nổi tiếng nhất là Hội nghị Quốc tế Solvay lần thứ 5 về Electron và Photon, nơi mà các nhà vật lý nổi tiếng nhất thế giới đã gặp nhau để thảo luận về lý thuyết lượng tử mới được hình thành. Các nhân vật hàng đầu là Albert Einstein và Niels Bohr. Einstein, thất vọng với nguyên lý bất định của Heisenberg, nhận xét "Chúa không chơi trò xúc xắc". Bohr trả lời, "Einstein, đừng bảo Chúa phải làm gì". 17 trong số 29 người tham dự hội nghị năm đó đã và sẽ đoạt giải Nobel, bao gồm cả Marie Curie, là người lạc lõng giữa các nhà vật lý, đã nhận giải Nobel ở một nhánh khoa học khác.
Hội nghị này cũng là đỉnh điểm của cuộc tranh luận lịch sử giữa một bên là Einstein cùng những nhà hiện thực khoa học, những người muốn các quy tắc nghiêm ngặt của phương pháp khoa học như được nêu ra bởi Charles Peirce và Karl Poper, với bên còn lại là Bohr và những người theo chủ nghĩa công cụ, là những người muốn các quy tắc lỏng lẻo dựa trên kết quả. Bắt đầu tại điểm này, các chủ nghĩa công cụ đã thắng, chủ nghĩa công cụ đã trở thành chuẩn mực từ đó, mặc dù cuộc tranh luận còn tiếp tục bởi những người khác như Alan Musgrave.
Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Ảnh chụp bởi Benjamin Couprie
  • Hàng sau cùng, từ trái qua phải: Auguste Piccard, Émile Henriot, Paul Ehrenfest, Édouard Herzen, Théophile de Donder, Erwin Schrödinger, Jules-Émile Verschaffelt, Wolfgang Pauli, Werner Heisenberg, Ralph Howard Fowler, Léon Brillouin
  • Hàng giữa, từ trái qua phải: Peter Debye, Martin Knudsen, William Lawrence Bragg, Hendrik Anthony Kramers, Paul Dirac, Arthur Compton, Louis de Broglie, Max Born, Niels Bohr
  • Hàng trước, từ trái qua phải: Irving Langmuir, Max Planck, Marie Sklodowska Curie, Hendrik Lorentz, Albert Einstein, Paul Langevin, Charles Eugène Guye, Charles Thomson Rees Wilson, Owen Willans Richardson
Nguồn: Wikipedia Tiếng Anh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH