HIỆN THỰC KỲ ẢO 171
(ĐC sưu tầm trên NET)
10 Loài Cá Kỳ lạ Và Quái Đản Nhất Thế Giới
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên có ghi chép về sự xuất hiện của loài cá đầy lông này. Vào thế kỉ 17, một người dân di cư từ Scotland sang Mỹ đã từng viết trong thư: "Miền đất mới này có rất nhiều con cá mọc lông trên thân". Sau đó, nội dung bức thư này được nhiều người biết đến và họ đã đặt tên cho loài cá lông lá này là Fur Bearing Trout.
Về sau, những câu chuyện về loài cá có lông này ngày càng được người ta phóng đại lên, có nhiều người nói nếu bắt nhốt loài cá này lại, chênh lệch nước và không khí sẽ làm con cá bị nổ tung và tách rời phần lông ra khỏi da cá. Có người đồn rằng, loài cá này chỉ mọc lông vào mùa đông, sau đó khi nhiệt độ lên cao thì phần lông sẽ rụng hết vì vậy người ta ít khi nhìn thấy lông của chúng. Một số khác nói rằng, sở dĩ loài cá này mọc lông là do môi trường sống của chúng bị nhiễm các chất kích thích mọc lông tóc.
Nhiều người nói rằng loài cá này chỉ mọc lông vào mùa đông và sau đó sẽ rụng lông đi khi nhiệt độ tăng cao.
Rất nhiều nhà nghiên cứu động vật trên khắp thế giới đã vào cuộc để
tiến hành nghiên cứu về các loài cá có lông qua nhiều thập kỉ. Theo lí
thuyết thì cá không thể mọc lông nhưng trên thực tế đã phủ nhận lại điều
này bằng những con cá Fur Bearing Trout. Tuy nhiên, việc cá mọc lông
không hẳn là điều tốt cho chúng vì nó không giúp con cá ấm áp hơn trong
môi trường băng giá mà sẽ làm giảm khả năng bơi lội của chúng, khiến cá
phải dùng nhiều năng lượng hơn khi bơi.
Nhưng thực tế cũng không phải là không có loài cá có lông trên cơ thể ví dụ như loài cá què lông ích sống trong những hồ lớn tại Mỹ.
Các nhà khoa học nhận định, điều khiến cá mọc lông là do một số loài
vi khuẩn và nấm mốc phát triển trong cơ thể cá rồi sau đó phát triển ra
ngoài giống như lông mao trên cơ thể. Tất nhiên, những con cá này sẽ bị
nhiễm độc nặng và chết, trôi dạt vào bờ khiến nhiều người lầm tưởng là
cá mộc đầy lông lá.
Thời điểm hiện tại vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân khiến cá mọc lông nhưng loài cá Fur Bearing Trout mình đầy lông lá vẫn khiến nhiều người cảm thấy tò mò.
Lê Hùng (Video: Nature)
Con anaconda dài 10m, nặng hơn 4 tạ được phát hiện bởi những công nhân xây dựng sau vụ nổ nhân tạo tại một hang động ở Altamira, Pará, Brazil. Những công nhân này đã bắt rắn khổng lồ này ngay sau đó.
Hình
ảnh trong đoạn clip cho thấy, con trăn khổng lồ có đường kính thân lên
tới 1m. Những công nhân đã dùng dây xích và cần cẩu để nâng nó lên khỏi
mặt đất, lộ phần bụng con trăn với các đốm vàng.
Nhiều người tỏ ra không hài lòng với việc con trăn khổng lồ bị xích và dường như có thể bị giết thịt thay vì thả nó trở về tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ số phận con anaconda khổng lồ này có bị giết chết hay không. Nhiều người cho rằng, nếu con anaconda dài nhất thế giới này bị giết thì thật xấu hổ và đáng tiếc.
Kỷ lục thế giới về con rắn dài
nhất thế giới hiện đang thuộc về Medusa, một con trăn được nuôi nhốt ở
thành phố Kansas, Mỹ với chiều dài gần 8m.
Trăn anaconda là một chi rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng bao gồm các loài màu xanh, màu vàng, đốm trắng và rắn khổng lồ Bolivia.
H.N(theo DailyMail)
Cây Sequoia hay còn gọi là cây của Củ Tùng chính là thực thể sống lớn
nhất trên trái đất hiện nay. Được biết, cây Sequoia khổng lồ nhất hiện
đang nằm trong vườn quốc gia Califonia, Mỹ, với chiều cao 98 mét, đường
kính 8 mét và được cho là đã tồn tại được 2000 năm. Người ta còn ước
tính được rằng, nếu xẻ cái cây này ra thì sẽ đủ số gỗ để làm đến 40 ngôi
nhà 5 gian đồ sộ.
Khủng long Amphicoelia- Loài động vật lớn nhất từng tồn tại
Amphicoelia là tên của loài khủng long lớn nhất từng tồn tại trên
trái đất. Đồng thời, nó cũng giữ luôn ngôi vị quán quân trong bảng xếp
hạng các gã khổng lồ của thế giới động vật. Theo các nhà khoa học,
Amphicoelia sống ở thời điểm cách đây 145-161 triệu năm. Khi trưởng
thành, loài khủng long ăn cỏ này có thể đạt chiều dài tối đa lên đến 58
mét.
Titanoboa- Loài rắn lớn nhất trong lịch sử
Vào thời điểm 58-61 triệu năm về trước, trên trái đất tồn tại một
loài rắn khổng lồ, với chiều dài toàn thân lên đến 13 mét. Kích thước
này vượt xa loài trăn Nam Mỹ “lừng danh”, vốn chỉ có thể phát triển đến
7,5 mét.
Hoa Rafflesia- Bông hoa lớn thế giới
Rafflesia là bông hoa lớn nhất trên thế giới với kích thước đường
kính tràng hoa có thể đạt đến 1 mét. Tuy nhiên, trái ngược với màu sắc
rực rỡ mà mình sở hữu, Rafflesia lại phát ra một mùi hương kinh khủng,
thường được miêu tả là giống hệt mùi thịt thối rữa, với mục đích để thu
hút các loài ruồi muỗi đến thụ phấn.
Irish elk- Loài nai lớn nhất từng xuất hiện trên trái đất
Trong quá khứ, trên trái đất từng tồn tại loài nai khổng lồ với chiều
cao có thể lên đến hơn 2 mét và bộ sừng khủng dài 5 mét. Tuy nhiên, cặp
sừng “ngoại cỡ” này, lại khiến loài Irish elk gặp phải nhiều trở ngại
khi di chuyển trong khu rừng rậm chằng chịt những nhánh cây và khiến
chúng dần tuyệt chủng.
Cá voi xanh- Loài động vật lớn nhất hiện đang còn tồn tại
Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất hiện còn tồn tại trên hành tinh
của chúng ta. Một con cá voi xanh trưởng thành sẽ có kích thước trung
bình đạt 33 mét và nặng 150 tấn. Thậm chí, theo các nhà khoa học, động
mạch của gã khổng lồ này đủ lớn để một người bơi ở trong đó. Đáng ngạc
nhiên hơn, cá voi xanh chỉ ăn các loài giáp xác siêu nhỏ và chúng có thể
bị nghẹn nếu nuốt phải một con cá có kích thước chỉ bằng bàn tay người.
10 Loài Cá Kỳ lạ Và Quái Đản Nhất Thế Giới
Loài cá có lông cực hiếm này đang làm đau đầu giới khoa học
Một người đàn ông ở Mỹ đã câu được một con cá có thân phủ đầy lông trong hồ ở Michigan.
Cách đây không lâu, một người đàn ông 41 tuổi ở Mỹ đã câu được một con cá mình đầy lông lá sống ở hồ Michigan vùng Wisconsin (Mỹ). Con cá kì lạ này trừ phần đầu ra thì toàn bộ cơ thể đều mọc lông trắng như thỏ.Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên có ghi chép về sự xuất hiện của loài cá đầy lông này. Vào thế kỉ 17, một người dân di cư từ Scotland sang Mỹ đã từng viết trong thư: "Miền đất mới này có rất nhiều con cá mọc lông trên thân". Sau đó, nội dung bức thư này được nhiều người biết đến và họ đã đặt tên cho loài cá lông lá này là Fur Bearing Trout.
Về sau, những câu chuyện về loài cá có lông này ngày càng được người ta phóng đại lên, có nhiều người nói nếu bắt nhốt loài cá này lại, chênh lệch nước và không khí sẽ làm con cá bị nổ tung và tách rời phần lông ra khỏi da cá. Có người đồn rằng, loài cá này chỉ mọc lông vào mùa đông, sau đó khi nhiệt độ lên cao thì phần lông sẽ rụng hết vì vậy người ta ít khi nhìn thấy lông của chúng. Một số khác nói rằng, sở dĩ loài cá này mọc lông là do môi trường sống của chúng bị nhiễm các chất kích thích mọc lông tóc.
Nhiều người nói rằng loài cá này chỉ mọc lông vào mùa đông và sau đó sẽ rụng lông đi khi nhiệt độ tăng cao.
Nhưng thực tế cũng không phải là không có loài cá có lông trên cơ thể ví dụ như loài cá què lông ích sống trong những hồ lớn tại Mỹ.
Thời điểm hiện tại vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân khiến cá mọc lông nhưng loài cá Fur Bearing Trout mình đầy lông lá vẫn khiến nhiều người cảm thấy tò mò.
An Phạm -
Theo thethaovanhoa.vn |
21/02/2017
Loài cá kỳ lạ có thể sống trên cạn cả năm mà không chết
11-02-2017
06:11:00
Khi đã trưởng thành, chúng có thể sống trên cạn cả năm trời, thậm chí có thể chết đuối nếu chúng bị giữ trong nước quá lâu.
- Loài chim có khả năng kỳ diệu: Lắc đầu một cái là màu lông thay đổi
- Sự thật bất ngờ phía sau cảnh tượng đàn cá đóng băng khi nhảy lên khỏi mặt nước
- Sự thật về cái hố bí ẩn, đẹp ngoạn mục giữa hồ nước lớn
- Khách sạn này có một căn phòng đặc biệt khiến nhiều người bị mê hoặc
- Thấy đầy mật ong trên tường nhà, người phụ nữ phát hiện sự thật kinh hoàng
Đã là cá thì đương nhiên phải sống dưới nước, đó như là một
quy luật tự nhiên không thể phủ nhận. Nhưng có một loài cá lại đi ngược
lại quy luật đó. Cá phổi, hay còn gọi là cá Salamanderfish, là một loài
cá nước ngọt có khả năng sống trên cạn mà không cần nước trong nhiều
tháng, thậm chí là nhiều năm.
Loài
cá phổi có hệ thống hô hấp rất phát triển có thể lấy oxy từ không khí
giống như động vật trên cạn khác. Chúng sống dưới nước lúc còn nhỏ và
phải ngoi lên mặt nước hít thở không khí thường xuyên. Đến khi đã trưởng
thành, chúng có thể sống trên cạn cả năm trời, thậm chí có thể chết
đuối nếu chúng bị giữ trong nước quá lâu.
Cá
phổi có thân dài giống với loài lươn, vây ngực và bụng khỏe, giúp chúng
di chuyển dễ dàng trên cạn. Chúng thường sống ở vùng nước nông, như đầm
lầy và đầm lầy, nhưng đôi lúc cũng được tìm thấy trong các hồ nước lớn.
Khi xuống nước, chúng di chuyển và kiếm ăn giống như những loài cá khác. Nhưng vào mùa khô, chúng tự đào một hố sâu trên lớp bùn non bằng cách ăn bùn bằng miệng và thải qua mang. Khi đạt độ sâu vừa đủ, nó ngừng đào và tiết chất nhầy qua miệng để làm cứng bùn, tạo thành một cái kén bao quanh nó, chỉ trừ miệng lộ ra bên ngoài để lấy không khí.
Khi
đang trong quá trình ngủ đông, chúng hạn chế quá trình trao đổi chất.
Khi có nước về, chúng chui ra khỏi hang và bắt đầu quá trình tìm kiếm
thức ăn.
Loài này thường được tìm thấy ở Châu phi, Nam Mỹ và Úc. Người Châu Phi thường bắt chúng bằng cách đào các lỗ của chúng trên các đầm khô. Tuy nhiên, thịt chúng có mùi rất nặng và không phải ai cũng thích mùi vị này.
Nguyễn Ly / Theo Trí Thức Trẻ
Loài cá này tự xây kén khi mùa khô đến.
Vây của chúng rất cứng để di chuyển trên cạn dễ dàng.
Khi xuống nước, chúng di chuyển và kiếm ăn giống như những loài cá khác. Nhưng vào mùa khô, chúng tự đào một hố sâu trên lớp bùn non bằng cách ăn bùn bằng miệng và thải qua mang. Khi đạt độ sâu vừa đủ, nó ngừng đào và tiết chất nhầy qua miệng để làm cứng bùn, tạo thành một cái kén bao quanh nó, chỉ trừ miệng lộ ra bên ngoài để lấy không khí.
Cách sinh sống kỳ lạ của loài cá phổi.
Loài này thường được tìm thấy ở Châu phi, Nam Mỹ và Úc. Người Châu Phi thường bắt chúng bằng cách đào các lỗ của chúng trên các đầm khô. Tuy nhiên, thịt chúng có mùi rất nặng và không phải ai cũng thích mùi vị này.
(Nguồn: Amusing Planet)
Loài cá có thể 'đi bộ' trên cạn
Với khả năng tự đi bộ và hít thở không khí, loài cá Bichir ở châu Phi có thể thích nghi với cuộc sống trên đất liền nhiều hơn chúng ta tưởng tượng.
Loài cá Bichir. Ảnh: Polypterus
|
Bichir (Polypterus senegalus) là loài cá sống ở châu Phi có phổi để hít
thở không khí và có vây chắc khỏe để kéo cơ thể di chuyển trên mặt đất.
Loài cá này sở hữu nhiều đặc điểm tương tự như trong các hóa thạch động
vật bốn chân cổ đại.
Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia đưa một vài cá thể Bichir lên sống
trên cạn trong 8 tháng để tìm hiểu sự khác biệt với những cá thể Bichir
nuôi trong nước. Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Ottawa, Canada,
phát hiện ra rằng, những con cá sống trên cạn có đầu ngẩng cao hơn, vây
ép sát vào cơ thể hơn, bò nhanh hơn. Chúng trải qua một số thay đổi về
xương và cơ bắp và điều này giúp chúng di chuyển hiệu quả hơn trên đất
liền.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, loài cá Bichir có khả năng thích nghi
tùy thuộc vào môi trường sống. Các loài động vật 4 chân trước đây cũng
có quá trình thích nghi tương tự.
Sự tiến hóa của các loài cá cổ đại khi chúng chuyển đổi môi trường sống
từ dưới nước lên sống lên trên cạn từ 400 triệu năm trước là một trong
những dấu mốc lịch sử quan trọng nhất của thế giới động vật.
Những loài sống trên cạn đầu tiên dần tiến hóa và trở thành các loài
động vật khác như động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú. NBC News cho hay, quá trình biến đổi cơ thể để thích nghi với môi trường sống trên cạn của nhiều loài đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
5 loài động vật khiến bạn ngã ngửa vì “bị giật điện”
Cá chình điện, thú mỏ vịt... là những loài động vật mang trên mình nguồn năng lượng đủ khiến đối phương bị tê giật.
Những loài động vật
dưới đây sẽ khiến bạn kinh ngạc vì khả năng phát hiện điện trường một
cách tự nhiên, một số khác còn có thể tự sản xuất điện của riêng mình.
1. Cá chình điện
Đúng
như tên gọi "cá chình điện" gần như lúc nào cũng tạo ra các xung điện
áp thấp để cảm nhận môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, cá chình điện
còn được biết đến với khả năng tạo ra những cú sốc điện áp cực cao làm
choáng váng hay giết con mồi và tự vệ.
Cá
chình điện có thể phát triển tới chiều dài khoảng 2,4m và cân nặng gần
22,7kg. Một con cá chình với kích thước này có thể phát ra một vụ nổ hơn
600 volt, gấp năm lần điện áp của một ổ cắm điện tiêu chuẩn Mỹ.
Trường
hợp ghi nhận người tử vong bởi những cú sốc của cá chình điện là khá
hiếm nhưng không phải là không có. Những cú sốc lặp đi lặp lại có thể
gây ra suy hô hấp, suy tim, nhiều người chết đuối sau khi bị cá chình
điện làm bất tỉnh.
2. Cá mũi voi
Cá
mũi voi thuộc nhóm cá điện có nguồn gốc từ châu Phi. Do thị lực kém, cá
mũi voi phải tìm kiếm thức ăn và điều hướng môi trường xung quanh bằng
cách tạo ra một điện trường qua đuôi. Sau đó, cá sẽ cảm nhận mọi sự thay
đổi xung quanh với chiếc cằm thon dài.
Cơ
quan này nhạy cảm đến nỗi cá mũi voi có thể biết được sự khác biệt giữa
những con rệp sống và chết được chôn sâu 2cm dưới đáy biển. Chúng cũng
có thể sử dụng cằm để xác định khoảng cách, thân thể, hình dạng và kích
thước của đối tượng.
Cá
mũi voi cũng có một bộ não tương đối lớn so với kích thước cơ thể của
chúng. Nhà nghiên cứu Von der Emde cho rằng, loài cá này rất thông minh,
dễ dàng học nhiệm vụ mới và có khả năng hiểu những khái niệm trừu
tượng. Khi "chán", chúng chơi với các đồ vật như đá, bong bóng không khí
hoặc các ống được đặt trong bể.
3. Thú mỏ vịt
Bí
ẩn về cách thú mỏ vịt bắt mồi vào ban đêm, với mắt - tai - lỗ mũi đều
đóng từng làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều năm. Sau đó, các nhà
nghiên cứu phát hiện ra rằng, không giống như bất kỳ loài động vật có vú
khác, thú mỏ vịt sử dụng các xung điện phát ra bởi con mồi để có được
bữa ăn.
Mỏ
của thú mỏ vịt chứa gần 40.000 cảm biến điện giúp khoanh vùng con mồi.
Tất cả các loài động vật sản xuất điện trường nhờ vào hoạt động của dây
thần kinh và cơ bắp.
Vì
vậy, khi các loài thú mỏ vịt dùng mũi đào xuống dưới cùng của dòng
nước, bộ phận tích điện dò ra những dòng điện nhỏ xíu này, cho phép
chúng tìm ra con mồi sống từ vật thể vô tri vô giác.
4. Cá đuối điện
Một
số cá đuối ngoài việc có thể phát hiện các điện trường còn có thể sản
xuất điện. Điện áp cá đuối tạo ra thay đổi theo kích thước của chúng, cá
đuối nhỏ tạo ra ít hơn 10 volt và những cá thể lớn hơn có khả năng tạo
ra đến 220 volt.
Ví
dụ, cá đuối điện Thái Bình Dương sử dụng điện của chúng để làm con mồi
bất tỉnh. Nhưng không phải tất cả trong số chúng sử dụng điện khi đi
săn.
Khi
nghiên cứu cá đuối điện nhỏ, chuyên gia nhận ra rằng ngay cả khi được
cho rất nhiều cơ hội, những con cá đuối này không bao giờ sử dụng cơ
quan điện của chúng để làm con mồi choáng váng.
Khi
cá đuối bị đe dọa bởi một động vật săn mồi chính là lúc chúng phóng
điện. Cá đuối điện cũng có thể sử dụng độ nhạy về điện để phát hiện động
vật săn mồi, tìm bạn tình và giao tiếp với nhau.
5. Ong bắp cày phương Đông
Không
giống như hầu hết các loại ong bắp cày thường tránh hoạt động trong
thời điểm nóng nhất trong ngày, ong bắp cày phương Đông hoạt động năng
suất nhất khi Mặt trời lên cao nhất.
Những
sọc màu nâu trên cơ thể ong bắp cày có nhiệm vụ giữ ánh sáng Mặt trời,
còn các sọc màu vàng chuyển hóa ánh sáng Mặt trời thành điện năng.
Tuy
chưa chắc chắn nhưng một số nghiên cứu cho thấy, điện có thể giúp loài
côn trùng này tạo ra enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Nó cũng có
thể giúp ong bắp cày hoạt động thoải mái ngay cả ở nhiệt độ cao. Chúng
giữ trạng thái mát mẻ bằng cách chuyển đổi năng lượng nhiệt thành điện,
sau đó chúng có thể lưu trữ và chuyển hóa lại thành nhiệt khi nó nguội
đi.
Ngoài
ra, điện có thể làm tăng năng lượng cho cơ bắp ở cánh của chúng. Chiếu
ánh sáng tia cực tím lên ong bắp cày bị gây mê làm cho chúng tỉnh dậy
nhanh hơn và có thể ngay lập tức bay đi như thể việc làm đó "sạc pin"
cho chúng vậy.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: National Geographic, Livescience, Wikipedia...
Khả năng phi thân phóng điện của thủy quái Amazon
Thí nghiệm của nhà khoa học người Mỹ chứng minh truyền thuyết 200 năm về lươn điện, sinh vật nguy hiểm ẩn dưới sông Amazon có khả năng vọt khỏi mặt nước và hạ gục đối thủ bằng dòng điện cực mạnh.
Lươn điện nhô khỏi mặt nước tấn công chiếc đầu cá sấu giả. Ảnh: K.C. Catania.
|
Theo nghiên cứu công bố hôm 6/6 trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học
Quốc gia Mỹ, lươn điện sẽ tấn công những vật thể lớn nổi trên mặt nước
bằng cách nhô lên và hạ gục đối tượng gây nguy hiểm một cách chớp
nhoáng.
Nghiên cứu bắt nguồn từ câu chuyện đi vào truyền thuyết của nhà thám
hiểm Alexander von Humboldt ở thế kỷ 19. Trong đó, Humboldt cho biết
từng chứng kiến lươn điện nhảy khỏi mặt sông Amazon và giật chết những
con ngựa.
Theo Kenneth Catania, nhà sinh vật học tại Đại học Vanderbilt, Mỹ
đồng thời là tác giả nghiên cứu, nhiều người tỏ ra hoài nghi trước lời
kể của Humboldt. Nguyên nhân một phần vì cách đây 200 năm khi Humboldt
chia sẻ về trải nghiệm, không có báo cáo khoa học nào đề cập đến hành vi
này ở lươn điện.
Một bức tranh mô tả câu chuyện về lươn điện do Alexander von Humboldt kể lại. Ảnh: Business Insider.
|
"Lần đầu tiên đọc câu chuyện của Humboldt, tôi cho rằng nó vô cùng kỳ
lạ", Catania nói. "Tại sao lươn điện lại tấn công ngựa thay vì bơi đi
xa?". Catania tình cờ phát hiện phản ứng của lươn điện thậm chí còn dữ
dằn hơn những gì Humboldt miêu tả khi chuyển những con lươn đang nghiên
cứu sang bể khác.
Sử dụng một chiếc lưới với vợt kim loại để chuyển lươn, Catania nhận
thấy thay vì luồn lách bên trong lưới, nhiều con lươn chuyển sang trạng
thái tấn công, nhô khỏi mặt nước, dán chặt cằm lên chiếc vợt, đồng thời
phát ra một loạt xung điện mang điện thế cao.
Catania cảm thấy bản thân rất may mắn khi đeo găng tay cao su, nhờ đó
nhà nghiên cứu không bị điện giật. Để kiểm nghiệm những gì đang diễn ra,
Catania thả một dây dẫn điện nối với đĩa nhôm nhúm chìm một phần trong
bể nước và do cường độ xung điện do lươn điện sản sinh ra khi chúng tiếp
xúc với vật thể.
Ảnh hưởng của dòng điện ở dưới nước và ngoài mặt nước ứng với các tư thế của lươn điện. Ảnh: K.C. Catania.
|
Catania phát hiện khi cơ thể lươn điện vẫn chìm một phần dưới mặt nước,
độ mạnh của dòng điện do nó phát ra truyền qua nước và yếu đi nhiều.
Tuy nhiên, khi lươn điện vươn hẳn khỏi mặt nước, dòng điện phóng từ cằm
của nó đến thẳng kẻ thù.
"Điều này cho phép con lươn phóng điện ở mức mạnh nhất đối với những
động vật trên cạn cúi đầu xuống nước và xâm phạm lãnh thổ của chúng.
Hành vi này cũng cho phép chúng mở rộng diện tích bị điện giật trên cơ
thể kẻ xâm phạm", Catania nói.
Để minh họa ảnh hưởng của chiến thuật tấn công đến đối thủ đe dọa,
Catania bọc ngoài chiếc đầu cá sấu giả dây kim loại dẫn điện và đèn LED.
"Khi bạn thấy đèn LED sáng, có thể tưởng tượng đó là dây thần kinh
truyền cảm giác đau bị kích thích. Bạn sẽ thấy rõ cách tấn công của lươn
điện hiệu quả tới mức nào", Catania chia sẻ.
Tác giả nghiên cứu cũng nhấn mạnh lươn điện có xu hướng tấn công thường
xuyên hơn khi nước trong bể ở mức thấp, chứng tỏ hành vi được sử dụng
để tự vệ vào mùa khô ở Amazon, khi lươn điện dễ bị tấn công hơn.
Xem thêm: 10 loài thủy quái sông Amazon
Phương Hoa
Rắn khổng lồ anaconda dài nhất thế giới vừa bị tóm gọn
26/09/2016 07:40 GMT+7
Con trăn anaconda khổng lồ được phát hiện tại một công trường xây dựng ở miền bắc Brazil dài tới 10m.Con anaconda dài 10m, nặng hơn 4 tạ được phát hiện bởi những công nhân xây dựng sau vụ nổ nhân tạo tại một hang động ở Altamira, Pará, Brazil. Những công nhân này đã bắt rắn khổng lồ này ngay sau đó.
Nhiều người tỏ ra không hài lòng với việc con trăn khổng lồ bị xích và dường như có thể bị giết thịt thay vì thả nó trở về tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ số phận con anaconda khổng lồ này có bị giết chết hay không. Nhiều người cho rằng, nếu con anaconda dài nhất thế giới này bị giết thì thật xấu hổ và đáng tiếc.
Chiếc đầu khủng và phần thân bị xích của con anaconda dài nhất thế giới. |
Trăn anaconda là một chi rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng bao gồm các loài màu xanh, màu vàng, đốm trắng và rắn khổng lồ Bolivia.
H.N(theo DailyMail)
Những huyền thoại rắn khổng lồ ở Việt Nam
Vùng đất miền Tây từ thuở mới khai phá
đến nay luôn tồn tại vô số câu chuyện mang màu sắc huyền bí đến khó tin
về những loại rắn khổng lồ ở rừng U Minh hay vùng Thất Sơn.
1.
Những bậc cao niên từng có cơ duyên chạm mặt rắn khổng lồ ở rừng U Minh
hiện chỉ còn vài người. Một trong số đó là cụ Hai Tây (Nguyễn Văn Ðã),
thầy chữa rắn cắn đại tài và võ sư trứ danh gần như cả đời sống ẩn dật
giữa đại ngàn U Minh.
Năm 19 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Văn Ðã được một võ sư ẩn tu
trong rừng U Minh truyền dạy võ nghệ và những bài thuốc trị rắn cắn. Năm
1945, Hai Tây tham gia cách mạng, cũng hoạt động ở vùng U Minh. "Phải
mất hơn 15 năm ngang dọc trong rừng già, tui mới gặp được cặp rắn hổ mây
khổng lồ mà trước đó chỉ nghe qua lời kể của sư phụ" - cụ Hai Tây nhớ
lại.
Lần đó, khi mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa, Hai Tây bỗng thấy thú rừng náo loạn rồi nghe tiếng ào ào như cuồng phong ập đến. Bàng hoàng nhìn quanh, Hai Tây phát hiện một cặp rắn khổng lồ ngóc đầu qua khỏi ngọn tràm, mắt đỏ lừ lom lom nhìn mình.
"Rắn hổ mây vốn nhanh nhẹn, di chuyển như đi mây về gió nên cách duy nhất để sống còn trước chúng là phải đối mặt quyết chiến. Tui cố giữ bình tĩnh, súng lên sẵn đạn, dao phát lăm lăm trong tay. Tuy nhiên, cặp rắn chỉ nhìn tui một lát rồi bỏ đi. Tò mò, tui lặng lẽ theo sau, hơn một giờ thì đến ụ đất cao chằng chịt dây leo, hõm xuống như một cái ổ khổng lồ với đường kính lên đến 4 m. Hổ mây cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực vắt vẻo trên cành cây. Khoảng một tháng sau, tui tìm đến ổ rắn này thì không thấy chúng đâu" - cụ Hai Tây hồi tưởng.
Ngoài cụ Hai Tây, ở U Minh Hạ, một số thầy thuốc rắn hay thợ săn lão làng cũng quả quyết đã ít nhất một lần chạm mặt rắn khổng lồ. Vài cán bộ kiểm lâm cũng khẳng định đã tận mắt chứng kiến chúng ở U Minh Hạ. Khi rừng U Minh Hạ hỏa hoạn dữ dội năm 1983, hàng trăm người đi phát quang chữa cháy đã phải vứt dao chạy thục mạng vì gặp cặp rắn hổ mây to cỡ một vòng tay người trườn qua khoảng trống rồi trốn vào khu rừng sâu.
2. Ðến nay, nhiều người dân Thất Sơn (Bảy Núi - An Giang) vẫn còn kể cho nhau nghe chuyện cách đây chừng 40 năm, trong một buổi sáng tinh mơ, cả vùng bỗng náo loạn vì hay tin một chiếc xe khách đang chạy bị cặp rắn khổng lồ chặn lại ở dốc cầu Tà Ðét dưới chân núi Bà Ðội Om. Ông Ba Tùng (Nguyễn Văn Tùng), hiện ngụ trên núi Cấm, cho biết khi đó ông mới ngoài 20 tuổi, dù sợ điếng người nhưng vì tò mò nên cũng tìm đến xem.
"Lúc tui đến, cặp rắn đã lui vào rừng do tài xế pha đèn rọi thẳng vào mắt và liên tục bóp còi inh ỏi. Tui chỉ thấy cây cỏ hai bên đường rạp xuống la liệt, bề ngang cả mét. Nhiều người đến trước nhìn thấy khẳng định mỗi con nặng không dưới 300 kg" - ông Ba Tùng nhớ lại.
Nhiều người sống trên núi Cấm quả quyết họ từng giáp mặt rắn lớn hàng trăm ký. Theo ông Trần Huy Dũng, cách nay hơn 10 năm, ông suýt làm mồi cho mãng xà trên đỉnh núi Cấm. "Hôm đó, khi đi ngang một khu rừng rậm, tui nghe chim, sóc kêu inh ỏi gần một gốc cây to cỡ vòng tay người. Ðến gần hơn, tui chết sững khi phát hiện đó không phải gốc cây mà là đầu một con rắn hổ mây đang hướng về 2 con mồi mà nó vừa phun nọc độc. Tui chỉ còn cách đó chừng 5 m, may mắn là "ổng" đang quay đầu về 2 con mồi.
Tui chỉ còn biết run rẩy tìm đường thoái lui" - ông Dũng thè lưỡi.
Bà Mai Thị Nguyệt, hàng xóm ông Dũng, cho biết nhiều người khi gặp rắn lớn ở Bảy Núi sợ đến mức á khẩu, thậm chí phát bệnh nặng. "Khoảng 20 năm trước, vợ chồng tui đi hái thuốc ở suối Sư Bình trên núi Cấm thì ngửi thấy mùi hôi tanh nồng nặc. Không biết đó là động vật chết phân hủy hay là xác người, tụi tui lần theo hướng phát ra mùi hôi tanh và đến một cửa hang um tùm dây leo. Nhìn vào, vợ chồng tui thấy một con rắn nặng ước hơn 300 kg đang nằm cuộn tròn. Tui lẩm bẩm vái Trời, Phật cho thoát được "ổng" nhưng miệng lưỡi cứ cứng đờ. Phải một hồi lâu sau đó, tụi tui mới lóng ngóng rời xa hang của "ổng" được" - bà Nguyệt rùng mình.
Sau khi thoát hiểm, bà Nguyệt về nhà kể lại cho mẹ mình nghe. "Mẹ tui cho biết trước đây, cũng tại suối Sư Bình, bà và ông ngoại đã từng giáp mặt mãng xà nhưng không hề hấn gì. Mẹ tui kể ông ngoại hoảng quá trèo tuốt lên ngọn cây cao cả 10 m nhưng con rắn vẫn ngóc đầu lên chạm chân rồi bỏ đi. Ông ngoại tui do quá ám ảnh nên khi về nhà đã phát bệnh và qua đời vài ngày sau đó" - bà Nguyệt xúc động.
Cách nay hơn 3 năm, nhiều người hiếu kỳ đã đổ xô đến nhà ông Trần Quốc Diệp, dưới chân núi Phú Cường, huyện Tịnh Biên - An Giang, để chờ cơ hội tận mắt quan sát rắn khổng lồ. "Hôm đó, khoảng 12 giờ, vừa ăn cơm trưa xong, tui mắc võng trước nhà định nằm nghỉ thì từ bụi tre đối diện, một con rắn to như cây cột điện xuất hiện, bò xuống ao uống nước. Con rắn này thật lạ, có vẻ như thích đùa giỡn với tui. Thấy tui bỏ chạy, nó rượt theo nhưng khi tui líu ríu dừng lại thì nó chỉ ngẩng đầu thè thè lưỡi dò xét. Mãi một lúc sau, "ổng" mới lui vào bụi tre" - ông Diệp nhớ lại.
Dẫn chúng tôi ra bụi tre trước nhà, ông Diệp chỉ một cái hang rộng và quả quyết con rắn khổng lồ chui ra từ đây. Chỉ có điều, những người hiếu kỳ từng tìm đến đây và ngay cả ông Diệp cũng không có thêm lần nào được diện kiến rắn khổng lồ nữa.
Cụ Hai Tây nay đã 93 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Cái tên Hai
Tây là do người dân U Minh quen gọi mà thành do cụ cao lớn và một thời
nổi tiếng đánh Tây. "Gần 100 năm sống giữa U Minh Hạ nên không một góc
rừng nào chưa in dấu chân tui. Nhiều người không tin nhưng tui lấy danh
dự cả đời mình mà khẳng định rằng chuyện rắn hổ mây to hơn vòng tay
người ôm, dài mấy trượng là hoàn toàn có thật. Tui đã giáp mặt không
biết bao nhiêu lần, thậm chí còn đến hang ổ của chúng" - cụ Hai Tây quả
quyết.
Lần đó, khi mắc võng dưới rừng tràm ngủ trưa, Hai Tây bỗng thấy thú rừng náo loạn rồi nghe tiếng ào ào như cuồng phong ập đến. Bàng hoàng nhìn quanh, Hai Tây phát hiện một cặp rắn khổng lồ ngóc đầu qua khỏi ngọn tràm, mắt đỏ lừ lom lom nhìn mình.
"Rắn hổ mây vốn nhanh nhẹn, di chuyển như đi mây về gió nên cách duy nhất để sống còn trước chúng là phải đối mặt quyết chiến. Tui cố giữ bình tĩnh, súng lên sẵn đạn, dao phát lăm lăm trong tay. Tuy nhiên, cặp rắn chỉ nhìn tui một lát rồi bỏ đi. Tò mò, tui lặng lẽ theo sau, hơn một giờ thì đến ụ đất cao chằng chịt dây leo, hõm xuống như một cái ổ khổng lồ với đường kính lên đến 4 m. Hổ mây cái nằm khoanh tròn trong ổ, còn con đực vắt vẻo trên cành cây. Khoảng một tháng sau, tui tìm đến ổ rắn này thì không thấy chúng đâu" - cụ Hai Tây hồi tưởng.
Ngoài cụ Hai Tây, ở U Minh Hạ, một số thầy thuốc rắn hay thợ săn lão làng cũng quả quyết đã ít nhất một lần chạm mặt rắn khổng lồ. Vài cán bộ kiểm lâm cũng khẳng định đã tận mắt chứng kiến chúng ở U Minh Hạ. Khi rừng U Minh Hạ hỏa hoạn dữ dội năm 1983, hàng trăm người đi phát quang chữa cháy đã phải vứt dao chạy thục mạng vì gặp cặp rắn hổ mây to cỡ một vòng tay người trườn qua khoảng trống rồi trốn vào khu rừng sâu.
2. Ðến nay, nhiều người dân Thất Sơn (Bảy Núi - An Giang) vẫn còn kể cho nhau nghe chuyện cách đây chừng 40 năm, trong một buổi sáng tinh mơ, cả vùng bỗng náo loạn vì hay tin một chiếc xe khách đang chạy bị cặp rắn khổng lồ chặn lại ở dốc cầu Tà Ðét dưới chân núi Bà Ðội Om. Ông Ba Tùng (Nguyễn Văn Tùng), hiện ngụ trên núi Cấm, cho biết khi đó ông mới ngoài 20 tuổi, dù sợ điếng người nhưng vì tò mò nên cũng tìm đến xem.
"Lúc tui đến, cặp rắn đã lui vào rừng do tài xế pha đèn rọi thẳng vào mắt và liên tục bóp còi inh ỏi. Tui chỉ thấy cây cỏ hai bên đường rạp xuống la liệt, bề ngang cả mét. Nhiều người đến trước nhìn thấy khẳng định mỗi con nặng không dưới 300 kg" - ông Ba Tùng nhớ lại.
Nhiều người sống trên núi Cấm quả quyết họ từng giáp mặt rắn lớn hàng trăm ký. Theo ông Trần Huy Dũng, cách nay hơn 10 năm, ông suýt làm mồi cho mãng xà trên đỉnh núi Cấm. "Hôm đó, khi đi ngang một khu rừng rậm, tui nghe chim, sóc kêu inh ỏi gần một gốc cây to cỡ vòng tay người. Ðến gần hơn, tui chết sững khi phát hiện đó không phải gốc cây mà là đầu một con rắn hổ mây đang hướng về 2 con mồi mà nó vừa phun nọc độc. Tui chỉ còn cách đó chừng 5 m, may mắn là "ổng" đang quay đầu về 2 con mồi.
Tui chỉ còn biết run rẩy tìm đường thoái lui" - ông Dũng thè lưỡi.
Bà Mai Thị Nguyệt, hàng xóm ông Dũng, cho biết nhiều người khi gặp rắn lớn ở Bảy Núi sợ đến mức á khẩu, thậm chí phát bệnh nặng. "Khoảng 20 năm trước, vợ chồng tui đi hái thuốc ở suối Sư Bình trên núi Cấm thì ngửi thấy mùi hôi tanh nồng nặc. Không biết đó là động vật chết phân hủy hay là xác người, tụi tui lần theo hướng phát ra mùi hôi tanh và đến một cửa hang um tùm dây leo. Nhìn vào, vợ chồng tui thấy một con rắn nặng ước hơn 300 kg đang nằm cuộn tròn. Tui lẩm bẩm vái Trời, Phật cho thoát được "ổng" nhưng miệng lưỡi cứ cứng đờ. Phải một hồi lâu sau đó, tụi tui mới lóng ngóng rời xa hang của "ổng" được" - bà Nguyệt rùng mình.
Sau khi thoát hiểm, bà Nguyệt về nhà kể lại cho mẹ mình nghe. "Mẹ tui cho biết trước đây, cũng tại suối Sư Bình, bà và ông ngoại đã từng giáp mặt mãng xà nhưng không hề hấn gì. Mẹ tui kể ông ngoại hoảng quá trèo tuốt lên ngọn cây cao cả 10 m nhưng con rắn vẫn ngóc đầu lên chạm chân rồi bỏ đi. Ông ngoại tui do quá ám ảnh nên khi về nhà đã phát bệnh và qua đời vài ngày sau đó" - bà Nguyệt xúc động.
Cách nay hơn 3 năm, nhiều người hiếu kỳ đã đổ xô đến nhà ông Trần Quốc Diệp, dưới chân núi Phú Cường, huyện Tịnh Biên - An Giang, để chờ cơ hội tận mắt quan sát rắn khổng lồ. "Hôm đó, khoảng 12 giờ, vừa ăn cơm trưa xong, tui mắc võng trước nhà định nằm nghỉ thì từ bụi tre đối diện, một con rắn to như cây cột điện xuất hiện, bò xuống ao uống nước. Con rắn này thật lạ, có vẻ như thích đùa giỡn với tui. Thấy tui bỏ chạy, nó rượt theo nhưng khi tui líu ríu dừng lại thì nó chỉ ngẩng đầu thè thè lưỡi dò xét. Mãi một lúc sau, "ổng" mới lui vào bụi tre" - ông Diệp nhớ lại.
Dẫn chúng tôi ra bụi tre trước nhà, ông Diệp chỉ một cái hang rộng và quả quyết con rắn khổng lồ chui ra từ đây. Chỉ có điều, những người hiếu kỳ từng tìm đến đây và ngay cả ông Diệp cũng không có thêm lần nào được diện kiến rắn khổng lồ nữa.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn ở núi Két, huyện Tịnh Biên cho
rằng do núi này có nhiều hang động hơn cả núi Cấm nên vẫn còn nhiều mãng
xà sinh sống. Do rắn khổng lồ thường xuyên xuất hiện, gây kinh động
người dân địa phương nên gần đây, ông Sơn đã phải thuê người tạc cặp
tượng rắn đầy uy lực đặt trước miệng hang để khắc chế rắn thật. "Dù cặp
rắn thật to lớn gấp nhiều lần nhưng hy vọng khi chúng bò ra, gặp cặp rắn
giả thì "bị dội" mà rút vào, không quấy phá con người" - ông Sơn giải
thích.
Những ông thầy chữa độc xà cắn cũng đi vào huyền
thoại bất hủ xứ U Minh. Trị bệnh không lấy tiền, không dùng khả năng có
được để hại người, không lạm sát loài rắn là 3 điều mà các thầy rắn U
Minh phải giữ.
Ông Trần Quốc Diệp bên hang rắn hàng trăm ký mà ông quả quyết đã tận mắt chứng kiến ở Bảy Núi. Ảnh: T.N
Ở U Minh, hai thầy rắn Tám Rớt và Năm Ngọc đều cực kỳ
nổi tiếng vì có khả năng điều khiển được rắn hổ chúa. Thế nhưng, sinh
nghề tử nghiệp, một lần đi rừng bắt rắn, ông Tám Rớt bị một con độc xà
rất lạ phục cắn, chữa hết cách cũng không qua khỏi. Trong khi đó, ông
Năm Ngọc dù không xâm hại loài rắn nhưng có lần vì tư thù đã khiển độc
xà cắn người nên cũng bị trả giá. Về cuối đời, ông sống trong tâm trạng
bấn loạn, thường chui xuống gầm giường nằm như rắn.
Người dân U Minh dù tiếc thương hai vị thầy rắn này
nhưng đều cho rằng đó là cái giá mà họ phải trả vì phạm 3 điều cấm kỵ
trong nghề.
|
Theo Người Lao Động
Những gã khổng lồ của trái đất, chúng lớn tới cỡ nào?
Dân trí Thực thể sống lớn nhất từng tồn tại trên trái đất chính là cây Sequoia. Loài cây này có tuổi thọ lên đến hàng ngàn năm, với kích thước trung bình lớn gấp 10 lần một con cá voi xanh. Cùng khám phá thêm những gã khổng lồ khác của trái đất trong bài viết dưới đây và chắc hẳn, bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé!
Cây Sequoia- Thực thể sống lớn nhất trái đấtKhủng long Amphicoelia- Loài động vật lớn nhất từng tồn tại
Titanoboa- Loài rắn lớn nhất trong lịch sử
Hoa Rafflesia- Bông hoa lớn thế giới
Irish elk- Loài nai lớn nhất từng xuất hiện trên trái đất
Cá voi xanh- Loài động vật lớn nhất hiện đang còn tồn tại
Thảo Vy
Theo BS
Theo BS
Nhận xét
Đăng nhận xét