CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 39

(ĐC sưu tầm trên NET)

         Quan Vũ chém Hoa Hùng, đánh Lữ Bố, trảm Nhan Lương, giết Văn Xú, vượt 5 ải chém 6 tướng

                                     Mãnh tướng duy nhất đánh bại được Quan Vân Trường

              Khai quật lăng mộ Quan Vân Trường phát hiện bí mật kinh hoàng giấu kín gần 2000 năm

Vượt cả Hàn Tín, đây là vị đại tướng quân duy nhất phá giải được câu “chữ Tài đi với chữ Tai” 1 vần!



Chỉ vài năm ngắn ngủi sau khi bình định “An Sử chi loạn” (755-763), vùng đất Trung Quốc dưới thời nhà Đường lại lâm vào cảnh chiến tranh.
Bộc Cố Hoài Ân, thuộc hạ của viên tướng tài ba Quách Tử Nghi đã từng lập được chiến công trong thời loạn An Sử, tuy nhiên do bất mãn với chế độ đãi ngộ của triều đình nên đã dấy binh tạo phản. Y cử người liên lạc với 2 viên tướng là Hồi Hột và Thổ Phiên và nói dối rằng: “Quách Tử Nghi đã bị hoạn quan Ngư Triều Ân sát hại” cho nên chúng ta cần tiến quân vào kinh đô, lật đổ triều Đường.
Nói là làm, năm 765, Bộc Cố Hoài Ân đã dẫn theo mấy chục vạn đại quân Hồi Hột và Thổ Phiên tiến đánh vào Trường An, tuy nhiên mới đi được nửa đường đã phát bệnh nặng mà chết. Hai toán quân do Hồi Hột và Thổ Phiên tiếp tục tiến công. Quân nhà Đường chống cự không nổi, rút chạy về tận Kinh Dương, phía bắc của Trường An.
Nhận được tin báo thua trận, vua Đường Đại Tông và trên dưới triều đình đều vô cùng hoảng loạn. Hoạn quan Ngư Triều Ân thấy vậy liền khuyên can vua Đại Tông nên trốn chạy khỏi kinh thành, tuy nhiên do sự phản đối của các đại thần nên vua đành thôi. Họ kiến nghị rằng, muốn đánh lui nhóm phiến quân này chỉ có cách là gọi Quách Tử Nghi tới.
9a590d7035c4d907f2494fed25cdf817
Quách Tử Nghi. (Ảnh minh hoạ: internet)
Quách Tử Nghi khi đó mặc dù đang đóng quân ở Kinh Dương nhưng dưới tay không có bao nhiêu binh lực cả (bởi đã bị gian thần áp chế) nên ngày đêm suy nghĩ. Sau khi điều tra ra rằng hai đại quân Hồi Hột và Thổ Phiên tuy nói là liên quân, nhưng cũng không đoàn kết với nhau bởi sau khi Bộc Cố Hoài Ân mất, cả 2 đều không nguyện ý nghe theo chỉ huy của đối phương.
Quách Tử Nghi sau khi biết được tình huống này rồi liền áp dụng kế ly gian. Vì ngày xưa tướng lĩnh của Hồi Hột đã cùng sát cánh bên Quách Tử Nghi bình loạn phản quân An Sử nên giữa 2 bên có chút thâm tình, thế nên ông quyết định trước tiên lôi kéo tướng lĩnh của Hồi Hột về lại phía mình.
Buổi tối hôm đó, Quách Tử Nghi sai bộ tướng của ông là Lý Quang Tán len lén đến đại doanh của Hồi Hột, đi gặp quan đô đốc Hồi Hột Dược Cát La. Lý Quang Tán nói với Dược Cát La: “Quách lệnh công sai tôi đến hỏi ông, Hồi Hột vốn hữu hảo với Đại Đường, cớ sao lại nghe lời của kẻ gian mà tiến đánh chúng tôi?”.
Dược Cát La nói: “Quách lệnh công vẫn còn sống ư? Nghe nói Quách lệnh công đã bị sát hại từ lâu nên mới tiến đánh, ông đừng có gạt tôi”.
Lý Quang Tán liền trở về bẩm báo lại với Quách Tử Nghi. Nghe xong Quách Tử Nghi liền dẫn theo một ít binh lính, đích thân đến doanh trại của Hồi Hột.
Các tướng lĩnh của Hồi Hột vừa nhìn thấy bóng dáng của Quách Tử Nghi liền vui mừng hô lớn: “A! Thật đúng là lệnh công lão nhân gia rồi!” rồi kéo nhau tới vây quanh ngựa của Tử Nghi hành lễ.
Dược Cát La áy náy tâu: “Chúng tôi đã bị Bộc Cố Hoài Ân dối gạt, tưởng rằng hoàng đế và lệnh công đều đã chết rồi, Trung Nguyên không có người làm chủ nên mới theo ông ta đến đây. Hiện tại biết lệnh công vẫn còn, sao dám giao chiến với lệnh công?“.
Quách Tử Nghi rất lấy làm hài lòng liền nói: “Thổ Phiên và Đại Đường vốn có quan hệ thân thích nhưng họ hiện nay cũng đã đến xâm phạm chúng tôi, cướp đoạt tài vật người dân chúng tôi, thật sự là không nên! Chúng tôi quyết tâm sẽ đánh trả lại họ. Nếu như các ông có thể giúp chúng tôi đánh lui Thổ Phiên, đối với các ông cũng có chỗ tốt”.
Dược Cát La nghe Quách Tử Nghi nói vậy, gật đầu liên hồi: “Chúng tôi nhất định góp sức cho lệnh công để lấy công chuộc tội”, nói xong liền cùng Quách Tử Nghi tế rượu, lập lời thề, ký kết liên minh.
Screen Shot 2017-02-10 at 10.12.27 AM
Tin quân Đại Đường và Hồi Hồi sẽ liên minh với nhau khiến quân lính trong doanh trại của Thổ Phiên run bắn người, liền ngay trong đêm len lén tháo chạy về nước.

Đó chỉ là câu chuyện về mặt “võ” của Quách Tử Nghi, phần dưới đây sẽ nói về “văn”

Giữa cuối những năm triều đại nhà Đường, vua tôi nghi kỵ lẫn nhau, văn thần võ tướng đều tự cảm thấy bất an, thậm chí ngay đến cả giao du qua lại với nhau cũng đều cảm thấy sợ hãi sâu sắc, sợ bị đâm lén sau lưng. Tuy nhiên, trong số các quan lại, duy chỉ có Phần Dương Vương Quách Tử Nghi là khác với mọi người. Quách phủ không những mỗi ngày cửa lớn rộng mở, mặc người ra vào mà bản thân Quách Tử Nghi cũng luôn tỏ ra thẳng thắn, vô tư không chỉ là trước mặt con cái, người hầu mà cả trước mặt các quan lại.
Thậm chí một lần, một vị tướng dưới trướng của ông rời kinh nhậm chức, khi đi đến để cáo từ Tử Nghi liền nhìn thấy ông có những hành động tùy tiện ngay trước mặt vợ và con cái giống như người hầu vậy, cảm thấy rất đỗi kinh ngạc. Các con của Quách Tử Nghi cũng cảm thấy cha mình làm vậy thật là quá đáng, liền khuyên ông rằng: “Phụ thân công nghiệp hiển hách, nhưng sao lại không tôn trọng bản thân, không kể tôn ti sang hèn đều có thể tùy tiện đi vào phòng ngủ của cha. Thánh nhân và quyền thần thời xưa nào có cho phép hành xử như thế”.
getimg
Mọi hành động của ông thoạt nhìn thì là tuỳ tiện, nhưng thực chất đã là suy sâu tính kỹ rồi. (Ảnh minh hoạ: internet)
Quách Tử Nghi cười ha hả, nói với các con rằng: “Các con làm sao biết được dụng ý của ta? Ta có năm trăm con ngựa, thuộc hạ tôi tớ nghìn người. Nếu như ta xây tường cao, đóng chặt cửa nhà, không qua lại với ai trong ngoài triều đình, nếu như kết oán với người ta, lại có những kẻ ganh ghét người tài, khích bác xúi bẩy, thế thì đại họa giáng xuống cả nhà chúng ta cũng không còn là chuyện xa vời nữa. Hiện tại, ta trong sáng vô tư, mở rộng bốn cửa, dù có người nói lời gièm pha bêu xấu, cũng không tìm được cái cớ để hại gia đình chúng ta”.
Có một lần, Ngư Triều Ân mời ông cùng du ngoạn. Có người nói với Quách Tử Nghi rằng Ngư Triều Ân tính âm mưu hãm hại ông nên hơn 300 tướng sĩ đều xin tranh nhau đi theo bảo hộ. Tuy vậy Quách Tử Nghi chẳng chút dao động, khi đi vào rừng chỉ dẫn theo mấy gia đồng (người hầu nhỏ tuổi trong nhà). Ngư Triều Ân cảm thấy rất kỳ lạ nên Quách Tử Nghi bèn thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ngư Triều Ân nghe xong xoa ngực chảy nước mắt, quỳ sụp xuống nói: “Bậc bề trên giống như Quách công vậy, ai còn có thể nghi ngờ được đây!”.
Có một câu chuyện khác là những năm cuối đời của mình, Quách Tử Nghi lấy việc đàn hát, uống rượu để giải sầu. Có một lần, thừa tướng Lư Khởi trong “Gian thần truyện” (lúc đó vẫn chưa thành danh) xin đến bái kiến ông. Sau khi nghe người hầu bẩm báo, Tử Nghi liền lệnh cho toàn bộ nữ quyến bao gồm cả ca kỹ, tất cả lui vào phía sau tấm bình phong nơi phòng khách, không cho phép bất cứ người nào đi ra cho đến khi ông tiếp khách xong.
Lư Khởi đã cùng ông trò chuyện rất lâu. Đợi cho đến khi khách về hẳn rồi, nhóm ca kỹ trong nhà liền mới chạy ra hỏi ông: “Chủ nhân thường ngày tiếp đãi khách khứa đều không cấm kỵ chúng tôi có mặt tại tiền đường, thoải mái cười cười nói nói. Tại sao hôm nay tiếp kiến một vị thư sinh, lại phải thận trọng đến như vậy?”
Quách Tử Nghi liền nói: “Các ngươi không biết đấy thôi, Lư Khởi con người này rất có tài cán, nhưng gã lòng dạ hẹp hòi, có thù tất báo. Tướng mạo lại rất khó coi, một bên mặt là màu xanh, giống như quỷ quái trong đền miếu. Đàn bà các ngươi thích cười đùa nhất, dù không có chuyện gì cũng cười mấy cái. Nếu như các ngươi nhìn thấy nửa bên mặt màu xanh của Lư Khởi, nhất định sẽ lấy đó mà giễu cợt, gã sẽ ghi hận trong lòng, sau này một khi đắc chí, các ngươi và con cháu của ta sẽ không còn một người sống sót!”.
002
Lư Khởi, cuối cùng sau này lên làm Thừa tướng, đó mới thấy tầm nhìn xa trông rộng của Quách Tử Nghi như thế nào. (Ảnh minh hoạ: internet)
Đúng như dự đoán của Quách Tử Nghi, Lư khởi quả nhiên sau này đã làm đến chức Thừa tướng. Phàm là những người ngày trước đã từng xem thường, đắc tội với y, tất cả đều không tránh khỏi báo oán sát thân, xét nhà. Chỉ riêng cả nhà của Quách Tử Nghi là may mắn tránh được, bởi y cho rằng Quách lệnh công vô cùng coi trọng y, rất có ý cảm ân tri ngộ.
Quách Tử Nghi là một người vô cùng tài giỏi. Ông đã nhiều lần cứu vương triều Lý Đường thoát khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng, nhưng mỗi lần sau khi đánh trận xong, lập tức rút khỏi quân đội, về lại nhà của mình “co đầu rụt cổ”, cũng không qua lại với các tướng lĩnh, quan lại trong Triều nữa. Vậy nên hoàng thất Lý Đường vô cùng tín nhiệm ông.
Tuy có công lao to lớn giống như Hàn Tín, Văn Chủng, sau cùng ông lại có được kết cục tốt đẹp như vậy là nhờ Quách Tử Nghi tuyệt không phải là hạng võ phu tầm thường, ông cũng rất có trí huệ giống như Trương Lương về phương diện bảo vệ bản thân mình vậy. Cũng chính là nói, ông có năng lực vận dụng tùy ý cái nguyên lý căng trùng của Thái Cực, thật sự đã làm được “đạt” thì thâu tóm cả thiên hạ, “lui” thì chỉ lo thân mình (chỉ lo giữ mình đức tốt, mặc kệ kẻ khác tốt xấu).
***
Cái đạo trong văn võ, khi nắm, khi buông, tiến lùi như ý. Rất nhiều những nhân vật lớn chính vì không giỏi tự cúi mình, cuối cùng không chỉ tính mệnh không bảo toàn được mà còn vướng vào tiếng xấu “nghịch tặc”. Tuy nhiên trong lịch sử, những ví dụ điển hình không cậy công lao, hành xử cẩn trọng, không oán trời trách người giống như Quách Tử Nghi thật sự là quá ít. Phương cách hành xử của Quách Tử Nghi, đâu đâu cũng hợp với cái đạo khiêm cung của Lão Tử, có thể nói là đạo sáng suốt để bảo vệ mình, giống như một câu nói của người xưa: “Công lao to lớn nhưng dã tâm nhỏ, khi sống yên ổn mà lo nghĩ đến lúc nguy nan”.
(Câu chuyện dựa theo “Đường Thư”)
Thiện Sinh

Mãnh tướng duy nhất đánh bại được Quan Vân Trường thời Tam Quốc là ai?



Đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” ai cũng biết Quan Vân Trường văn võ song toàn, đứng đầu “Ngũ hổ tướng” nhà Thục Hán, sức địch muôn người, khó ai sánh kịp. Thế nhưng trong nghiệp cầm quân của mình, ông từng phải chịu thất bại đau đớn trước một danh tướng cũng không kém phần xuất sắc khác. Người đó chính là Từ Hoảng.
Mãnh tướng văn võ kiêm toàn
Nếu Lưu Bị có “Ngũ hổ tướng” dũng khí ngút trời: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung thì Tào Tháo cũng có 5 dũng tướng xuất sắc của riêng mình. Sử sách chép lại 5 mãnh tướng nhà Tào Ngụy là: Nhạc Tiến, Trương Cáp, Trương Liêu, Vu Cấm và đặc biệt là Từ Hoảng. Từ Hoảng (169 – 227), tên chữ là Công Minh, sinh ra ở Dương Quận (nay thuộc địa phận tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Hồi trẻ, Từ Hoảng theo dưới trướng Xa kỵ tướng quân Dương Phụng đi đánh dẹp quân “Khăn Vàng”, được phong là Kỵ đô úy.
Năm 196, sau khi loạn thần Đổng Trác chết, Từ Hoảng theo dưới trướng Dương Phụng, hộ giá đưa Hán Hiến Đế trở về kinh đô cũ Lạc Dương. Tuy nhiên khi ấy Lạc Dương đã trở thành một tòa thành hoang phế, tôn miếu nhà Hán đổ nát, không thể định đô. Cùng lúc, Tào Tháo dẫn quân bản bộ đến Lạc Dương đón xa giá thiên tử và ngỏ ý muốn rời đô đến Hứa Xương. Tuy nhiên, Dương Phụng không chấp nhận và đem quân đánh nhau với Tào Tháo để “cướp” lại Hiến Đế về. Phụng thua, Tào Tháo ung dung rước xa giá về Hứa Xương. Từ Hoảng bèn ra hàng Tào Tháo.
Xu_Huang_Portrait
Tranh vẽ Từ Hoảng.
Kể từ đó, Tào Tháo rất tin dùng Từ Hoảng, thường mang theo bên mình và giao cho nhiều trọng trách lớn. Trước sau, Từ Hoảng đã diệt Lã Bố, đánh Lưu Bị, phá Nhan Lương, Văn Xú, Mã Siêu và đặc biệt là đập tan tập đoàn Viên Thiệu, đối thủ lớn nhất của Tào Tháo ở miền bắc Trung Hoa.
“Tam Quốc chí” (Trần Thọ) nhận xét về Từ Hoảng như sau: “Hoảng có tính tiết tiện giản dị mà cẩn thận, khi dẫn quân đi thường cho người dò xét ở đằng xa, lúc trước đánh không thắng, lúc sau lại gắng đánh tiếp, truy đuổi quân địch giành thắng lợi, quân sĩ chẳng được nhàn hạ ngồi ăn. Hoảng thường than rằng: “Cổ nhân thường lo chẳng gặp được đấng minh quân, nay ta may mắn gặp được, phải lấy việc lập công để báo đáp, đâu vì danh dự cá nhân!” Hoảng trọn đời chẳng chịu nhún mình giao kết cùng người khác”.
Không chỉ dũng mãnh phi thường trên chiến địa, Từ Hoảng còn là một người túc trí đa mưu, xứng đáng là “nho tướng”, không phải là hạng thất phu tầm thường chỉ biết dùng võ lực. Lần Tào Tháo bị quân Mã Siêu – Hàn Toại làm cho khốn đốn ở Đồng Quan, Từ Hoảng đã hiến kế đánh vào mạn sườn của quân Tây Lương vốn rất thiện chiến. Kết quả quân Tây Lương hoàn toàn bất ngờ, hỗn loạn rồi cuối cùng bị Tào Tháo đánh tan.
tonluutao 2
Tào Tháo rất tin dùng Từ Hoảng
Một lần khác, khi đang đi chinh phạt tàn quân của Viên Thượng, Viên Đàm (các con Viên Thiệu), Từ Hoảng không tốn một binh một tốt vẫn lấy được cả một thành trì. Nhận thấy kẻ địch đang hoang mang, rối bời, ông lệnh cho quân lính bắn thư thuyết hàng vào thành Dịch Dương. Sau khi đọc được, thái thú ở thành này lập tức ra lệnh cho quân sĩ cởi giáp quy hàng vô điều kiện.
Sau những trận chiến ấy, danh tiếng của Từ Hoảng đã nổi như cồn trong quân đội Tào Ngụy. Người ta thậm chí đã xếp Từ Hoảng đứng đầu trong danh sách “Ngũ hổ tướng” của Tào Tháo, coi ông là võ tướng dũng mãnh nhất nhì thời Tam Quốc. Tuy nhiên, chỉ sau khi đánh bại Quan Vũ ở trận Phàn Thành, danh tiếng Từ Hoảng mới thực sự lưu danh sử sách muôn đời.
Trận Phàn Thành, phá tan Quan Vũ
Ở đây, cần phải truy nguyên một chút về bối cảnh trước khi trận Phàn Thành diễn ra. Năm 219, Lưu Bị đem quân đánh phá Đông Xuyên, cướp Hán Trung trên tay Tào Tháo. Cùng thời điểm đó, Quan Vũ đang trấn thủ ở Kinh Châu cũng điểm binh tiến lên mặt bắc trợ chiến, đánh Tào.
Quan Vũ tiến quân rất nhanh, thu được nhiều thắng lợi và mau chóng vây khốn Tương Dương, Phàn Thành. Khi đó, Tào Nhân trấn thủ Phàn Thành và Lã Thường đóng ở Tương Dương. Trước sức tấn công vũ bão của Quan Vũ, Tương Dương, Phàn Thành vô cùng nguy ngập. Tào Nhân chỉ biết đóng cửa, thành cao hào sâu ngồi giữ Phàn Thành, không dám ra ứng chiến.
Từ Hứa Xương nghe tin dữ, Tào Tháo kíp sai Vu Cấm và Bàng Đức mang 7 đạo quân chi viện cho Tương Dương, Phàn Thành. Dù vậy, đạo quân tiếp viện này đã mau chóng bị Quan Vũ diệt gọn với kế đắp đập, khơi dòng sông Hán Thủy nhấn chìm quân Tào. Tào Tháo càng thêm sốt ruột. Nếu Tương Dương, Phàn Thành vỡ, kinh đô Hứa Xương chắc chắn nguy trong sớm tối. Lần này, Từ Hoảng được lệnh ra trận. Ông có cuộc chạm trán đáng nhớ với Quan Vân Trường.
Screen Shot 2016-08-26 at 2.19.01 PM
Quan Vũ mang quân tiến đánh Tương Dương – Phàn Thành. 
Trước đây, khi về hàng Tào Tháo (trên danh nghĩa hàng vua Hán), Quan Vũ chỉ chơi thân với 2 người là Từ Hoảng và Trương Liêu. Cả 3 người đều quê ở Sơn Tây và từng phục vụ trong đội kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng tinh nhuệ. Ngoài ra, họ cũng đều là hàng tướng dưới trướng Tào Tháo nên tâm sự có nhiều điểm tương đồng.
Do đó, khi ra trận tiền đối đầu nhau, cả hai vẫn còn dành cho nhau những lời hết sức trân trọng, thân tình. Dù thế, việc quân không kể tình thân, Từ Hoảng không chút mảy may động lòng khi phải đối trận cùng người bạn cũ đồng thời là danh tướng kiệt xuất như Vân Trường.
Binh sĩ của Từ Hoảng phần lớn là tân binh, chưa quen chiến trận nên ông không vội giao chiến ngay với Quan Vũ mà cho hạ trại phía sau lưng quân địch, án binh bất động. Ông lại cho quân giả vờ đào hầm xung quanh, vờ cắt đường vận lương của Quan Vũ. Quan Vũ cho rút quân lại về sau, nhân đó Phàn Thành được giải vây.
Screenshot_2
Từ Hoảng mang quân giải cứu Phàn Thành, đối đầu với Quan Vũ
Quan Vũ cho quân rút về đóng ở hai trại Vi Đầu và Tứ Trủng. Tào Tháo lại tiếp tục lệnh cho viện binh tới tiếp ứng Từ Hoảng. Có thêm quân tiếp ứng, Từ Hoảng tiếp tục xuất binh đánh Vân Trường. Để đánh bại một Vân Trường dũng khí ngút trời, Từ Hoảng quyết định dùng mưu thay vì dùng sức dù tài nghệ võ biền của ông cũng không hề tầm thường.
Từ Hoảng cho quân phao tin rằng sắp đánh đồn Vi Trủng nhưng lại âm thầm dẫn quân tập kích đồn Tứ Trủng. Quan Vũ trong lúc rối bời, nhuệ khí giảm sút không biết hành xử ra sao, lập tức mang quân đến cứu Vi Trủng. Quả nhiên, trại Tứ Trủng bị đánh úp. Quan Vũ dẫn 5000 kỵ binh nghênh chiến, phá vây nhưng thất bại. Mất thế thượng phong, Quan Vũ bèn ra lệnh cho quân rút lui. Trên đường đi, quân Thục thiệt hại vô số vì bị rơi xuống sông Hán Thủy. Phàn Thành được giải cứu thành công.
Untitled-1
Tào Tháo nhận tin thắng trận đã đích thân đi đón Từ Hoảng
Tào Tháo sau khi nhận tin báo tiệp thắng trận thì hết sức vừa ý, gọi Từ Hoảng là Tôn Vũ. “Tam Quốc chí” chép lại rằng Tào Tháo đã khen ngợi Từ Hoảng không ngớt lời bằng những mỹ từ hay nhất: “Giặc đào hào kín mít rải chông chà mười phần trầm trọng, tướng quân hết sức đánh thu được toàn thắng, lại phá vòng vây của địch, chém được nhiều đầu giặc. Ta dụng binh ba hơn mươi năm, cũng có nghe đến cái khéo dùng binh của người xưa, mà chưa thấy có ai xông thẳng vào vòng vây của địch như vậy. Vả lại vòng vây ở Phàn Thành – Tương Dương, còn hơn vòng vây ở Thành Cử – Tức Mặc, công lao của tướng quân, còn hơn cả Tôn Vũ – Nhượng Thư”.
Chuyện kể rằng, sau khi thắng trận, Từ Hoảng chỉnh đốn quân mã trở về trại, đích thân Tào Tháo đã ra ngoài thành 7 dặm để nghênh đón. Cơ hội nhìn thấy mặt Tào Tháo không nhiều, quân sĩ của các tướng khác đều nhốn nháo, xôn xao khi thấy Tào Tháo đến úy lạo ba quân. Duy chỉ có quân của Từ Hoảng là đội hình vững vàng, cờ súy nghiêm chỉnh, tướng sĩ xếp hàng gần như bất động. Thấy vậy, Tào Tháo khen “Từ tướng quân có thể nói là có phong độ của Chu Á Phu vậy”.
Dưới trướng Tào Tháo, Từ Hoảng luôn là “tướng yêu”, hết sức được trọng dụng. Sau này, khi Tào Phi nối nghiệp cha, rồi xưng đế, Từ Hoảng cũng vẫn là đại thần rường cột của nước nhà. Ông được phong tới tước hầu (Dương Bình hầu), ăn thực ấp hơn 3000 hộ. Năm 227 Từ Hoảng mất, hưởng thọ 58 tuổi.
Hữu Bằng

Lá thư cầu cứu giấu trong hộp quà vén mở bức màn đen tối về Trung Quốc


lao động
Cô Julie Keith (trái) quyết định không mua các sản phẩm Made in China sau khi phát hiện một bức thư cầu cứu đến từ Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Như một vòng xoáy bất thường của định mệnh, lời kêu cứu của nạn nhân bị cưỡng bức lao động ở Trung Quốc đã vượt qua nửa vòng trái đất, đến Mỹ và được công bố ra toàn thế giới.
Xem nhanh:
Trước lễ hội hóa trang Halloween năm 2012, cô Julie Keith phát hiện một hộp quà trang trí “12 đồ vật nghĩa trang sởn gai ốc” mà cô đã mua từ lâu nhưng bỏ quên trong nhà xe của cô ở thành phố Damascus, tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.
“Khi tôi mở một số tấm bia mộ bằng nhựa mềm, thì một tờ giấy rơi ra. Tôi mở ra đọc, đó là bức thư của một người cầu xin sự giúp đỡ từ một trại lao động ở Trung Quốc,” Keith cho biết.
Bức thư viết bằng tiếng Anh: “Nếu bạn tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư tới Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng nghìn người ở đây đang chịu sự đàn áp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cảm ơn và nhớ đến bạn suốt đời”.
thư cầu cứu
Lá thư cầu cứu trong hộp quà Halloween được sản xuất tại Trung Quốc (Ảnh: Julie Keith / Facebook)
Cô Keith cho biết: “Lúc đầu tôi đã rất sốc vì họ đưa được lá thư này ra ngoài. Tôi biết là họ có thể sẽ mất mạng nếu bị phát hiện.”
Tác giả bức thư cho biết hộp quà được sản xuất tại trại lao động Mã Tam Gia, nơi các tù nhân bị giam cầm từ 1-3 năm không qua xét xử. Họ phải làm việc 15 giờ/ngày, không có ngày nghỉ, bị tra tấn, đánh đập, sỉ nhục và chỉ được trả 10 tệ/tháng (khoảng 33 nghìn đồng).
“Tôi lập tức lên mạng, tìm kiếm tên của trại lao động và dường như những gì họ viết trong bức thư là sự thật. Tôi đã rất buồn. Tôi biết một chút ít về tình hình Trung Quốc. Nhưng khi điều này thật sự đến với tôi, nó làm tôi rất buồn, vì có những con người bị đối xử tàn nhẫn đến vậy”, cô Keith chia sẻ.
Bức thư cho biết những người phải chịu nhiều cực hình hơn cả là các học viên Pháp Luân Công, môn khí công phổ biến tại nhiều nước nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999.
Pháp Luân Công
Hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước luyện tập tại công viên Trung tâm, thành phố New York, Mỹ, ngày 27/8/2011 (Ảnh: Clearwisdom)
Khoảng nửa triệu học viên bị giam giữ trong các trại lao động tại Trung Quốc, theo ước tính của nhà báo điều tra người Mỹ Ethan Gutmann, người được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2017 cho nỗ lực phơi bày hoạt động mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công.
Ông nhận định một lý do quan trọng khiến cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công là vì số lượng người tập vượt quá số lượng Đảng viên Trung Quốc vào thời điểm thống kê năm 1999.
“Các giá trị của Pháp Luân Công rất chân thực, và rất hấp dẫn nữa. Họ thật sự đại diện cho một Trung Quốc khác, một Trung Quốc đã bị đàn áp suốt nhiều năm, một xã hội Trung Quốc mà hầu hết người phương Tây chưa từng được thấy”, ông Gutmann nói với đài truyền hình NTD.
mổ cướp nội tạng
Nhà báo Ethan Gutmann là tác giả cuốn sách điều tra The Slaughter (tạm dịch: Đại Thảm Sát) về hoạt động mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Các trại lao động cưỡng bức là một công cụ mà chính quyền Trung Quốc dùng để ‘chuyển hóa’ các học viên Pháp Luân Công, nghĩa là ép buộc họ phải từ bỏ việc tu luyện. Một trong những nhân chứng của hoạt động ‘chuyển hóa’ trong trại lao động là cô Jennifer Zeng, hiện đang sống tại Mỹ.
“Ngày đầu chúng tôi tới đó, cảnh sát đã nói rất rõ ràng rằng mục đích duy nhất họ đưa chúng tôi tới đó là để chuyển hóa chúng tôi.”, cô Zeng nói trong bộ phim tài liệu “Máu và nước mắt đằng sau các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc”.
Cô Zeng kể lại: “Họ còn bắt các tù nhân khác tra tấn chúng tôi để hoàn thành hạn mức của họ. Nếu các phạm nhân làm tốt theo yêu cầu của cảnh sát, họ sẽ được thả trước thời hạn. Nếu họ không ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, họ có thể sẽ không được ngủ. Như vậy họ đã biến mọi tù nhân khác chống lại các học viên Pháp Luân Công.”
Pháp Luân Công
Cô Jennifer Zeng thoát khỏi cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc và được chính phủ Mỹ cấp quy chế tị nạn vào năm 2001. Cô kể lại hồi ức đau thương tại quê nhà trong cuốn sách “Witnessing History” (Chứng kiến Lịch sử)

Người kêu cứu được giải thoát

Cô Julie Keith đã làm theo lời đề nghị của tác giả lá thư cầu cứu bằng cách liên hệ các nhóm nhân quyền, tuy nhiên cô không nhận được phản hồi, theo CNN. Sau đó cô đã đăng bức thư trên Facebook, thu hút sự chú ý của cư dân mạng và giới truyền thông.
Một câu hỏi được đặt ra trong vụ việc chấn động này là ai đã mạo hiểm gắn bức thư viết tay trong hộp quà Halloween?
Tháng 6 năm 2013, tờ New York Times đưa tin họ đã tìm ra người viết lá thư. Đó là một người đàn ông 47 tuổi bị giam tại Mã Tam Gia, người đã viết khoảng 20 lá thư cầu cứu và cài vào các hộp quà tương tự. Bài báo không nêu danh tính của người đàn ông.
Trong một bài viết hôm 15/3, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh cho biết tác giả bức thư là anh Tôn Nghị (Sun Yi), một học viên Pháp Luân Công bị giam 2 năm rưỡi ở trại lao động Mã Tam Gia.
Anh Nghị mới đây đã thoát khỏi Trung Quốc và có cơ hội gặp cô Julie Keith, tại Jakarta, Indonesia vào ngày 7/3.
Pháp Luân Công
Anh Tôn Nghị, người viết lá thư cầu cứu, gặp cô Julie Keith tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Julie Keith / Facebook)
Chặng đường đến với tự do của anh Nghị không hề đơn giản. Như nhiều học viên Pháp Luân Công Trung Quốc, anh Nghị đã trải qua một loạt các hình thức bức hại, từ mất việc đến bị giam tại các nhà tù và các trại lao động cưỡng bức. Từ năm 2001, anh Nghị đã bị bắt ít nhất 6 lần, và bị cầm tù trong 4 năm cùng với các cuộc tra tấn tàn bạo nhằm ép buộc anh phải từ bỏ tu luyện.
Sau khi lá thư của anh được cả thế giới biến đến, anh Nghị đã cố gắng lặng lẽ trong một vài năm để tránh bị trừng phạt. Tuy nhiên, lực lượng an ninh của Trung Quốc đã nắm được manh mối về anh vào tháng 4 năm 2016.
Anh Nghị buộc phải sống vô gia cư để tránh bị bắt giam trở lại. Vợ anh Nghị luôn lo lắng cho anh, nhưng để tránh bị theo dõi, anh Nghị hầu như không liên lạc với vợ mình. Đôi khi anh Nghị chỉ gửi lén một tin nhắn trực tuyến cho vợ với nội dung không rõ ràng.
Vào ngày 29/11/2016, anh Nghị đã bị bắt trong khi chuẩn bị tham dự một phiên tòa xét xử một học viên Pháp Luân Công khác tại Tòa án Thông Châu ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, 4 ngày sau đó, anh Nghị đã được thả ra vì “những lý do sức khỏe”.
Đó là khi anh Nghị quyết định rời khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này không dễ thực hiện.
“Nếu bạn nằm trong danh sách đen của họ, bạn có thể bị cấm rời khỏi Trung Quốc”, anh Nghị cho biết. May mắn thay, anh Nghị đã được xuất cảnh và trở thành người tự do sau 15 năm bị theo dõi, giám sát, cưỡng bức lao động và tra tấn.

Lao động cưỡng bức vẫn tiếp diễn?

Các trại lao động cưỡng bức đã chính thức bị bãi bỏ ở Trung Quốc vào năm 2013, một năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức. Một công cụ chủ yếu để đàn áp Pháp Luân Công đã bị loại bỏ, nhưng cuộc bức hại mà cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân gây dựng vẫn đang tiếp diễn, dù ông Tập có một số tín hiệu cho thấy khả năng ông muốn từ bỏ di họa mà người tiền nhiệm để lại.
giang trạch dân
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) có tín hiệu cho thấy ông đang xử lý các đối tượng tham gia đàn áp Pháp Luân Công theo phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (Ảnh: Getty)
Các nhà quan sát nhân quyền lo ngại rằng các nhà tù, trại tạm giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và những nơi giam giữ không chính thức tại Trung Quốc vẫn đang được sử dụng cho cùng một mục đích với các trại lao động cưỡng bức.
Đối với cô Julie Keith, kể từ khi biết đến lá thư cầu cứu, cô quyết định không mua hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc.
Cô nói: “Tôi cố không mua các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc.  Tôi biết là không phải sản phẩm nào ở Trung Quốc cũng được sản xuất trong điều kiện như vậy, nhưng khi biết đến chuyện này… Tôi quyết định sẽ không đến cửa hàng tiện dụng nữa, vì mọi thứ ở đó đều sản xuất tại Trung Quốc.”
“Tôi hy vọng điều đó sẽ giúp ích… Mọi người có thể thay đổi cách nghĩ, cách mua sắm, và có lẽ điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt.”
Petr Svab, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh & Phạm Duy, Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH