CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 41
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tiểu sử hay nhất - Trương Phi
Trương Phi đại chiến Mã Siêu, "chong đuốc đánh ban đêm, ngựa mệt lừ " bất phân thắng bại
Trương Phi - Cái chết oan nghiệt của một vị anh hùng
Tức giận là bản năng, kìm nén cơn giận lại là bản lĩnh: sống như Hàn Tín hay chết tựa Trương Phi?
Cái chết của Trương Phi, nghĩ
lại cũng thật bứt rứt: ông không phải chết một cách oanh oanh liệt liệt
nơi chiến trường, mà là bị cảm xúc của mình hại chết.
Hay tin
người anh kết nghĩa Quan Vũ tử nạn, thoạt tiên ông không nén nổi đau
thương, huyết lệ tuôn trào. Sau đó say xỉn đánh đập binh sĩ, bức ép họ
ngày đêm chế tạo binh khí gấp để sớm báo thù cho người anh kết nghĩa.
Cuối cùng bộ hạ dưới trướng của ông là Phạm Cương và Trương Đạt không
thể chịu đựng thêm nữa, đành phải nhân lúc Trương Phi lại say rượu mà
thích sát ông ngay trong quân doanh.
Trương
Phi rất có bản sự, đây là điều không ai có thể phủ nhận được. Vậy mà
người có năng lực lớn như vậy, cuối cùng lại không có được một kết cục
lý tưởng. Những người không kiểm soát được cảm xúc của mình, kỳ thật dù
năng lực của họ có lớn hơn nữa cũng không giúp ích được gì.
Hàn Tín chịu nhục chui háng
Khi mẹ mất, vì muốn xây cất cho mẹ ngôi
mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà bán cả nhà cửa, xách kiếm đi lang thang
ngoài chợ. Thấy Hàn Tín gầy gò yếu đuối nhưng lại vác kiếm trông như võ
tướng, có gã bán thịt lợn làm nhục bắt Tín một là dùng kiếm đánh nhau
với gã, hai là luồn qua háng (trôn) y. Tín chấp nhận chui qua háng, mọi
người thấy Tín bị nhục đều chê cười.
Về sau ông trở thành danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, được vua Hán Cao Tổ ca ngợi là “Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm Hầu.”, thời Hán Sở tranh hùng, cùng với Trương Lương và Tiêu Hà là một trong “tam kiệt nhà Hán” có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm.
Dẫu không thể khống chế nổi cảm xúc thì cũng phải học cách kìm nén
Trong
thời gian Abraham Lincoln còn làm Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng lục quân phàn
nàn với ông về việc bản thân mình bị một thiếu tướng dưới quyền sỉ
nhục. Lincoln đề nghị đối phương hãy viết một lá thư nguyền rủa với
những lời lẽ cay nghiệt nhất để đáp trả lại.
Thư đã viết xong, khi Bộ trưởng muốn gửi lá thư đi, Lincoln hỏi: “Ông đang định làm gì đấy?”.
“Đương nhiên là gửi thư cho hắn ta”. Bộ trưởng không hiểu trả lời.
Ông bị điên rồi hả, hãy mau mau đốt bỏ
lá thư đó đi”. Linlcon vội nói: “Những lúc tôi bực tức cũng là làm như
vậy, viết thư chính là vì để trút giận mà thôi. Nếu như ông vẫn còn chưa
nguôi giận, thế thì hãy viết thêm nữa, viết cho đến khi nào trong tâm
cảm thấy thoải mái mới thôi!”.
Trong tâm sản sinh cảm xúc phụ diện, cần phải khai thông giải tỏa, giống như Lincoln đã dùng cách viết thư vậy.
Không có
người nào trời sinh ra đã biết cách kiềm nén tâm trạng. Người giỏi
khống chế tâm trạng thật sự, là bởi họ thường xuyên chú ý không muốn để
bản thân rơi bị điều khiến bởi những cảm xúc tệ hại này.
Năng lực cần giữ chắc nhất chính là kiềm chế bản thân mình
Trong bộ phim “Bố già” (The Godfather)
có một câu thoại nổi tiếng: “Đừng bao giờ để cho người ngoài gia tộc
hiểu được suy nghĩ của anh”. Không có người nào trời
sinh ra là đã biết kiềm nén tâm trạng. Người giỏi kiềm nén tâm trạng
thật sự, là bởi họ thường xuyên lưu ý không muốn để bản thân rơi vào cảm
xúc tệ hại. Con người ưu tú thật sự, lấy công tác làm chủ, đặt cảm xúc
ảnh hưởng đến đại cục sang một bên. Kiềm chế được cảm xúc, năng lực mới
có thể có được thành tựu lớn nhất. .
Mỗi
khi cơn giận kéo đến, phúc khí đều sẽ rời đi, tức giận là bản năng của
con người, còn kìm nén cơn giận lại là bản lĩnh của chính bạn
Hàn Tín
có thể chịu nhục chui háng, vậy nên đã thành tựu được đại nghiệp sau
này, còn Trương Phi nhất thời không nén được cơn giận, để rồi dẫn đến
cái họa sát thân, thật khiến người đời không khỏi tiếc than.
Mỗi một
người đều có cảm xúc, nếu như khi gặp phải những chuyện không thuận tâm
liền buông lơi cảm xúc, chỉ sẽ khiến cho vấn đề càng trở nên rối rắm
phức tạp, tâm trạng suy sụp cũng giống như chiếc xe đang lao nhanh xuống
dốc, nếu không biết đạp thắng cho xe dừng lại ngay lúc đó, chiếc xe có
thể sẽ lao xuống khe núi, xe hỏng người chết cũng là điều khó tránh
khỏi.
Thiện Sinh (biên dịch)
Vị tướng quân có tâm đại nhẫn nổi tiếng nhất
lịch sử Trung Hoa, chịu nhục chui háng, ôm
chí lớn
Hàn Tín là một chiến lược gia xuất chúng, đã lập nên một tượng đài cho hậu thế về lòng trung thành và đức hạnh của mình.
Hàn Tín (231 – 196 TCN), là một trong
những vị tướng lỗi lạc của Trung Quốc cổ đại, người đã có công lớn trong
việc thiết lập triều đại nhà Hán (206 TCN – 202 SCN). Ông được người
đời công nhận là một chiến lược gia quân sự tài ba, bất khả chiến bại,
được xem là một trong “Tam kiệt” của nhà Hán cùng với Tiêu Hà và Trương
Lương.
Hàn Tín mồ côi cha mẹ từ nhỏ, gia cảnh
nghèo nàn, thường phải đi xin ăn, hoặc ra sông bắt cá đổi lấy lương
thực. Hồi niên thiếu ông thường phải chịu cảnh bị khinh rẻ và nhục mạ.
Tuy nhiên cũng có những người đối xử với ông rất tốt. Chuyện kể rằng có
một thiếu phụ giặt áo ven sông thường cho cơm Hàn Tín. Hàn Tín rất cảm
kích, tự hứa có ngày sẽ đền ơn thiếu phụ. Sau này, khi vinh quy bái tổ,
Hàn Tín đã tặng thiếu phụ 1000 lạng vàng đền ơn cho cơm năm nào.
Chữ Nhẫn phi thường của Hàn Tín
Dù nghèo khó, Hàn Tín vẫn cố công chăm
chỉ học tập chiến lược quân sự và ôm nhiều hoài bão lớn. Đồng thời ông
cũng tỏ ra có nhiều tố chất khác người ngay từ thủa thiếu thời. Có một
điển tích về việc Hàn Tín chịu nhục chui háng vẫn được truyền tụng muôn
đời.
Hàn Tín rất giỏi võ và thường mang theo gươm bên mình. Một ngày, có một kẻ vô lại chặn đường ông trên phố và bảo ông “Trông ngươi giống một tên hèn nhát. Nếu không sợ chết, hãy lấy gươm của ngươi giết ta. Nếu sợ, thì hãy chui háng ta”.
Hàn Tín biết mình có thể hạ gục tên vô lại nhưng cũng biết mình sẽ phải
trả giá bằng mạng sống nếu giết hắn. Vì vậy cuối cùng thay vì chứng tỏ
tài nghệ của mình, ông quyết định chui háng tên vô lại bất chấp mọi
người xung quanh cười nhạo.
Sau này, Hàn Tín thường dùng sự việc này
để nhắc nhở mình, làm động lực thực hiện hoài bão. Câu chuyện này đã
trở thành điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng”, nói lên tâm đại nhẫn
của bậc đại trí. Đó là một tính cách quan trọng của bậc trượng phu nếu
muốn dựng nghiệp lớn trong đời. Sau này khi vinh quy bái tổ, Hàn Tín
cũng không báo thù kẻ ấy, ngược lại còn cho anh ta vào làm lính trong
quân của mình.
Hoàn thành hoài bão
Năm 209 TCN, khởi nghĩa nông dân nổ ra
khắp Trung Quốc chống lại nhà Tần, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh hỗn
loạn. Khi Nhà Tần sụp đổ vào năm 206 TCN, tướng quân Hạng Vũ đã tự phong
mình làm Tây Sở Bá vương, thống trị một vùng đất rộng lớn. Hàn Tín vào
phục vụ cho quân đội của Hạng Vũ nhưng không được trọng dụng, chỉ làm
lính canh. Vì vậy, Hàn Tín đã bỏ theo nhà Hán, về dưới trướng Lưu Bang,
lúc này vẫn còn chưa lớn mạnh.
Tiêu Hà lúc bấy giờ là tể tướng của nhà
Hán đã sớm nhận ra tài cầm quân của Hàn Tín. Ông đã tiến cử Hàn Tín lên
Lưu Bang nhưng Lưu Bang không trọng dụng Hàn Tín, chỉ trao cho ông chức
quản kho. Quá thất vọng nên Hàn Tín quyết định bỏ nhà Hán. Tiêu Hà nghe
được vội vàng đuổi theo và thuyết phục Hàn Tín quay trở lại. Tiêu Hà nói
với Lưu Bang “Hàn Tín là nhân tài hiếm có. Nếu ngài muốn duy trì
giang sơn của mình như hiện nay thì không cần tới Hàn Tín. Nhưng nếu
ngài muốn thống trị toàn bộ Trung Nguyên, chỉ Hàn Tín mới giúp ngài thực
hiện được mộng bá vương này thôi”. Cuối cùng Lưu Bang cũng nghe theo lời khuyên của Tiêu Hà, bổ nhiệm Hàn Tướng làm đại nguyên soái.
Xây dựng triều đại mới
Trong vòng 4 năm từ năm 206 – 202 TCN,
Hàn Tín đã sử dụng những chiến lược quân sự tinh vi giành được nhiều
chiến thắng vang dội, chinh phạt rất nhiều quốc gia. Một lần, Hàn Tín đã
dùng mưu cử nhiều lính tới sửa đường để đánh nước Ứng. Lúc đó nước Ứng
tin rằng sẽ không có cuộc tấn công nào cho tới khi đường sửa xong, nhưng
Hàn Tín đã tập kích đột ngột khiến nước này không kịp trở tay.
Cuối cùng là trận quyết định giữa nhà
Hán và Sở. Năm 202 trước CN, Hạng Vũ thống lãnh 10 vạn quân Sở tấn công
nhà Hán. Hàn Tín đã lập tức ra lệnh cho trung quân tạm rút lui, sau đó
bí mật chia làm hai ngả tấn công từ bên sườn. Tiếp đó ông ra lệnh cho
trung quân tiến lên, hoàn toàn khép chặt gọng kìm bao vây quân Sở.
Đến đêm, Hàn Tín lại ra lệnh cho quân từ
các ngả hát các bài hát từ thời nhà Sở còn hưng thịnh khiến đội quân
nhà Sở mất tinh thần chiến đấu, nhanh chóng bị tiêu diệt. Hạng Vũ thua
trận phải tự vẫn, kết thúc cuộc chiến kéo dài 5 năm giữa nhà Sở và nhà
Hán, cùng với đó là việc Lưu Bang thống trị toàn Trung Quốc.
Hàn Tín quả thực đã chứng minh được mình
là nhà chiến lược quân sự thiên tài như Tiêu Hà dự đoán. Các nguyên tắc
dùng quân của ông được các chiến lược gia sau này tán thưởng. Lịch sử
ghi lại rằng Hàn Tín có viết 3 chương về nghệ thuật quân sự trong thời
chiến nhưng đều đã bị thất lạc.
Lưu Bang phong Hàn Tín danh vị vua nước
Sở, còn tự phong mình là hoàng đế nhà Hán, trở thành vị vua lập quốc của
nhà Hán, gọi là Hán Cao Tổ.
Lòng trung thành của Hàn Tín
Hàn Tín được người đời sau ngưỡng mộ về
sự thông tuệ, tính cách và những thành tựu ông đạt được trong đời. Ông
còn được người đời tán tụng vì chữ nhẫn, lòng trung thành, can đảm và
khoan dung.
Lòng trung thành của Hàn Tín thể hiện
qua việc ông từ chối xưng vương một vùng, mà tận tâm phục vụ Lưu Bang.
Ông từng thẳng thẳn bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm của mình tới Hoàng đế
nhà Hán vì Hán cao tổ là người đã trọng dụng ông, cho ông cơm ăn áo mặc
khi bần cùng khốn khó.
Trong thế giới quan của ông, vì sự tín
nhiệm của người khác dành cho mình, thì phải cùng chia sẻ khó khăn hoạn
nạn với họ. Vì cơm ơn áo mặc họ cho mình, phải lo cùng nỗi lo với họ và
trung thành với họ cho tới chết. Ông sẽ không bao giờ vì danh vọng cá
nhân mà phản bội lại quan niệm đạo đức của chính mình.
Bị vu oan tạo phản và bức tử
Hàn Tín có niềm tin mãnh liệt vào Thần
và thiên thượng, đó cũng là cơ sở của sự trung thành của ông với đế chế.
Lưu Bang, sau khi trở thành Hán hoàng đế, một ngày hỏi Hàn Tín:
“Nếu ta cầm quân, ông nghĩ ta sẽ lãnh đạo được bao nhiêu vạn quân?”
Hàn Tín trả lời là 1 vạn. “Thế còn nếu là ông?”, Lưu Bang hỏi tiếp. Hàn Tín đáp lời “Càng nhiều càng tốt”. Lưu Bang bèn nói: “Nếu vậy, sao ông lại chịu phục tùng ta?”. Hàn Tín giải thích: “Vì ngài làm vua là ý của Thiên thượng và ngài có tài cầm tướng, không phải cầm quân“.
Tuy nhiên, Lưu Bang ngày càng trở nên
ghen tị với tài năng và trí tuệ của Hàn Tín. Khi đã chinh phạt, thống
nhất thiên hạ xong, Lưu Bang tước quyền cầm quân của Hàn Tín và giáng
chức ông. Hàn Tín còn chịu kết cục bi thảm hơn thế khi tể tướng Hán
triều, người đã nhận ra tài năng và tiến cử Hàn Tín với Lưu Bang, đã
thông đồng với Lữ hậu, vợ Lưu Bang vu oan Hàn Tín tạo phản. Họ lừa Hàn
Tín vào cung, rồi bức tử, đồng thời còn tru di cả gia tộc ông.
Lê Anh (biên dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh) Nhân quả báo ứng sau khi Trương Lương chết
Sau khi Trương Lương chết được
gần 10 năm, con trai Trương Lương liền bị tước chức vị, đến tận đời sau,
gia tộc Trương Lương cũng không còn có nền nếp, gia phong.
Trương Lương và Trần Bình đều là danh
thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán, hai người đều thông minh và nhạy
bén, giỏi về bày mưu tính kế, đều có công lao hiển hách trong việc dựng
lập Tây Hán. Nhưng họ luôn hành động quá tuyệt tình, kết quả khiến cho
con cháu bị rơi vào quả báo của ông trời.(Tây Hán, từ năm 206 TCN đến năm 25 sau CN, kinh đô ở Tràng An (Tây An ngày nay))
Trần Bình từng thẳng thắn nói: “Ta là người giảo hoạt lắm mưu nhiều kế, điều này là không phù hợp với tư tưởng vô vi của Đạo gia”. Nhưng ông ta luôn giả bộ mình là người hiểu chuyện, bên trong lời nói thường xuyên biểu lộ ra một chút bi ai: “Con cháu ta sau này không có phúc phận rồi, bởi vì cả đời ta đã làm không ít việc xấu”. Quả nhiên, đến đời cháu đã rơi vào cảnh bị tịch thu hết tài sản, thật là ứng với chính lời tiên đoán của ông ta.
So với Trần Bình mà nói, khí phách tiết
tháo của Trương Lương có phần tốt hơn một chút, dựa vào các mối quan hệ
mà nói, ông không có quá nhiều tính toán với người khác, chỉ là Hán Cao
Tổ Lưu Bang ngẫu nhiên mà tiếp thu sáng kiến mưu lược của ông ta, khiến
cho tính sát thương có cơ hội được vùng vẫy mà thôi.
Trương Lương tính cách kiên cường khí
khái, khi còn trẻ, vì để báo thù giết cha, ông cùng với đại lực sĩ đem
theo chiếc trùy nặng 120 kg đến bãi cát Bác Lãng hành thích Tần Thủy
Hoàng. Chiếc trùy này của Trương Lương thực sự đã được lưu truyền đến
ngàn đời sau. Để đạt được mục đích giết Tần Thủy Hoàng, ông đã nương nhờ
vào Lưu Bang, tận tâm tận lực bày mưu tính kế.
Lưu Bang trên đường tiến quân vào Hàn
Dương, tại Nao Quan (nay thuộc huyện Thiểm Tây) gặp quân Tần ngoan cố
chống cự. Trương Lương đề xuất ý kiến với Lưu Bang: “Khí thế của
quân Tần đang hừng hực, không thể tiến công bằng sức mạnh, tạm thời
không nên xuất đầu lộ diện nhằm làm tiêu hao đối phương”, về sau
quân Tần lâu không tấn công, khí thế tan rã, lương thực thiếu thốn, đành
phái người hướng về phía Lưu Bang mà cầu hòa, tình nguyện đầu hàng quân
Hán, Trương Lương bày tỏ phản đối. Ông nói với Lưu Bang: “Người hàng nhưng tâm không hàng, tương lai tất thành hậu họa, chi bằng thừa thắng xông lên, chém tận giết tuyệt”.
Lưu Bang tiếp thu ý kiến của Trương
Lương, tung binh kích Tần, quân Tần thất bại thảm hại, xác chết ngổn
ngang, ngay cả tù nhân và thương binh cũng không được tha. Từ điểm này
mà nhìn, Trương Lương quả thực hoàn toàn không nên làm việc quá mức như
vậy. Việc này Hán Cao Tổ Lưu Bang nhất định có một phần trách nhiệm,
nhưng Trương Lương cũng phải gánh vác phần lớn trách nhiệm.
Nước Sở và nước Hán tranh chấp, đôi bên
đều cảm thấy mệt mỏi, Hạng Võ đề xuất, tự mình dẫn quân lính quay trở
lại Giang Đông, cùng vua Hán chia đều Thiên hạ. Trương Lương lại khuyên
bảo vua Hán: “Phóng thích Hạng Võ không khác gì thả hổ về rừng, Đại Vương hãy thừa thắng xông lên, lại có thể trừ bỏ được mầm mống tai họa”.
Theo lý thuyết, Trương Lương vì Lưu Bang mà đề xuất một số chủ ý thì
cũng không có gì đáng trách, nhưng mà tâm thái Trương Lương biểu hiện ra
là tuyệt ác.
Sau khi Trương Lương chết gần mười năm,
con trai của Trương Lương liền bị tước phong vị. Đến tận đời con cháu
sau này, dòng họ Trương Lương cũng không đạt được gia phong. Số mệnh của
đời con cháu Trương Lương và Trần Bình có chỗ giống nhau đến kinh
người.
Trần Bình và Trương Lương đã làm những
việc quá ác, gây đại nạn và tai họa cho đời con cháu, người đời sau cũng
nên lấy đó làm bài học cho mình mà tránh làm điều ác.
Mai Trà biên dịch
Từ một khai quốc công thần, vì sao Tiêu Hà
phải nhận kết cục nghiệt ngã cuối đời?
Lời toà soạn:
Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô
giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần
thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với
mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống
đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến
quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Tiêu Hà là thừa tướng khai
quốc của nhà Hán. Ngày nay, sau hơn 2.000 năm, cái tên Tiêu Hà vẫn được
người người biết tới. Có một câu nói rất nổi tiếng liên quan đến ông:
“Thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà”. Xuất xứ của câu nói ấy thực ra
là một câu chuyện dài…
Cuộc đời Tiêu Hà được ghi chép lại trong
“Sử ký” và lưu truyền ở “Hán thư”. Năm 202 TCN, sau khi chiến thắng
Hạng Vũ, thiên hạ bắt đầu an định, Lưu Bang đại phong công thần. Khi ấy,
ở Nam Cung Lạc Dương xảy ra một cuộc bàn cãi tranh công.
Kết quả, nói về công lao, Tiêu Hà đứng
đầu. Xếp thứ bậc quan tước, lại là Tiêu Hà số một. Cuối cùng, Tiêu Hà
không chỉ được phong làm Tán hầu, thực ấp 8 nghìn hộ, còn được hưởng
vinh dự cực đỉnh là đeo kiếm lên điện, đường hoàng vào triều.
Tiêu Hà xuất thân văn lại, không chút
công lao chiến trường, Lưu Bang lại khăng khăng đem Tiêu Hà xếp trên các
võ tướng mặc giáp cầm binh, vào sinh ra tử. Quan nội hầu Ngạc Quân thấy
các tướng không phục, bèn đứng lên nói rằng Tiêu Hà là công lao vạn
thế, mà các võ tướng chỉ là công lao một ngày. Lời nói này tuy có chút
khoa trương, cũng không có gì không hợp với ý của Lưu Bang, nhưng luận
về công lao khai cơ dựng nên nhà Hán, Tiêu Hà thực sự công quả không
phai mờ.
Chế định luật pháp 9 chương cho nhà Hán
Sử chép,
Tiêu Hà sinh ra do cảm ứng Mão tinh. Mão tinh, chủ về chuyện ngục sự.
Sao Mão tinh sáng thì thiên hạ tố tụng, ngục tù công bằng. Sao Mão tinh
tối thì thiên hạ hình phạt lạm dụng bừa bãi. Thời Tần, Tiêu Hà làm Đao
bút lại, thời Hán làm Thừa tướng. Ông căn cứ theo luật nhà Tần, đặt ra
luật pháp 9 chương cho nhà Hán, giải quyết các sự việc tố tụng, ngục tù
trong thiên hạ, thực sự ứng với điềm báo của sao Mão tinh.
Năm 209
TCN, Lưu Bang khởi binh ở huyện Bái, Tiêu Hà dốc sức giúp Lưu Bang làm
Bái Công. Tiêu Hà đi theo Lưu Bang cũng chẳng phải đơn thương độc mã, mà
đem theo mấy chục người họ hàng thân quyến. Sau này hai quân Hán Sở đối
đầu, lúc quân Hán nguy cấp, Tiêu Hà huy động tất cả con cháu, anh em
mình, hễ ai có thể tòng quân được đều đưa ra tiền tuyến, có thể nói lòng
trung sáng soi.
Tháng 10
năm 207 TCN, Lưu Bang đánh vào Hàm Dương. Tần vương Tử Anh xin hàng.
Các tướng vào đến cung Hàm Dương, nhao nhao chạy đến các phủ khố cất giữ
tài sản, vàng lụa, bận rộn cướp đồ quý báu trong cung Tần. Tiêu Hà lại
vội vàng vận chuyển luật lệnh, bản đồ, sách ở phủ Thừa tướng và Ngự sử
nước Tần.
Sau khi
Hạng Vũ vào quan, Lưu Bang đem hết các báu vật trong cung Tần kê biên
niêm phong lại, để lại hết cho Hạng Vũ. Nhưng ông lại đem hết thư tịch,
bản đồ mà Tiêu Hà thu được về Hán Trung, trong đó không chỉ có luật pháp
nước Tần còn có sách của Bách gia, “Kinh thi”, “Thượng thư” vốn đã bị
đốt sạch ở dân gian. Ngoài ra còn có nhiều tư liệu quan trọng liên quan
đến địa hình, quan ải, quận huyện, hộ khẩu, dân sinh, kinh tế trong
thiên hạ. Đó chính là nguồn tư liệu cực kỳ quan trọng để sau này quân
Hán tiến về phía đông tranh thiên hạ cùng quân Sở.
Sau khi
quân Hán bình định Tam Tần, Lưu Bang và chư hầu tiến về phía đông đánh
Sở. Tiêu Hà ở lại giữ Quan Trung, phò tá Thái tử, cai quản Lịch Dương.
Ông dựng tông miếu xã tắc, đặt ra luật pháp điều lệnh, xây dựng cung
thất, quản lý huyện ấp, vỗ yên bách tính, ổn định hậu phương. Điều ấy
khiến cho quân Hán tuy ở trong thời gian dài ở yếu thế nhưng quân lương
không đứt, nguồn binh sĩ không gián đoạn. Cuối cùng, lại nhờ tài năng
trác tuyệt của Hàn Tín ở tiền tuyến, quân Hán lấy yếu thắng mạnh, giành
được thắng lợi cuối cùng trước một Hạng Vũ thiên hạ vô địch.
Những
việc ấy có thể nói lao khổ công cao nhưng sở dĩ nói “Thành cũng Tiêu Hà”
chính là bởi Tiêu Hà đã vì triều Hán mà tiến cử Hàn Tín, danh tướng
kiệt xuất, người duy nhất khi ấy có thể đánh bại Hạng Vũ, giành về thiên
hạ cho Lưu Bang.
Tiến cử quốc sĩ, dưới trăng đuổi Hàn Tín
Năm 206
TCN, Lưu Bang được phong làm Hán vương, dẫn mấy vạn quân Hán, theo đường
Tử Ngưu vào Hán Trung. Trong quân Hán phần nhiều có người đất Sở. Quân
sĩ nửa đường đào ngũ bỏ trốn rất đông. Đại quân đến Nam Trịnh, có người
đến báo cho Tiêu Hà, Trị túc đô úy Hàn Tín cũng đã tự bỏ đi. Tiêu Hà
nghe báo, không kịp hỏi ý kiến Lưu Bang, vội vàng đuổi theo.
Hàn Tín
vốn có chí lớn, mưu cao mà Lưu Bang không nhìn ra. Điểm này cũng không
trách Lưu Bang được. Nó giống như lấy tầm nhìn của chim yến, chim sẻ vốn
chỉ ở trong bụi rậm mà đo chí chim hồng, chim hộc tung cánh giữa trời
cao vậy. Do đó, tuy ban đầu đã có Đằng Công, sau lại có Tiêu Hà dốc sức
tiến cử, Lưu Bang vẫn chỉ cho Hàn Tín làm Trị túc đô úy, hỗ trợ Tiêu Hà
xử lý việc quân lương. Hàn Tín tự thấy ở lại trong quân Hán thì không
thể thi triển chí mình, nên mới quyết định bỏ đi.
Tiêu Hà
đuổi kịp mời Hàn Tín quay trở lại, lập tức đi gặp Lưu Bang. Lưu Bang lúc
đó tuy không thể nhìn ra hùng tài của Hàn Tín nhưng lại coi Tiêu Hà là
cánh tay của mình, không thể rời xa một khắc. Thế là đối với can gián
của Tiêu Hà, nói là nghe theo. Tiêu Hà nói Hàn Tín là bậc quốc sĩ vô
song, Lưu Bang lập tức tỏ ý bái Hàn Tín làm tướng. Tiêu Hà nói, bái làm tướng thì quá nhỏ, muốn bái thì phải bái làm Đại tướng, Lưu Bang lập tức tìm Hàn Tín bái làm Đại tướng.
Tiêu Hà
nói, bái Đại tướng không phải trò trẻ con, cần lập đàn, trai giới, chọn
ngày, làm lễ. Lưu Bang vốn rất ghét sự phiền nhiễu của lễ nghi phép tắc,
lại bất ngờ cười to đáp ứng. Cho đến ngày bái tướng, Hàn Tín đem sách
lược lớn lên phía bắc bình định Tam Tần, tiến sang đông tranh thiên hạ
đưa ra, Lưu Bang mới hết sức mừng rỡ và hối hận. Mừng rỡ vì có được bậc
quốc sĩ vô song này, hối hận vì suýt mất một Đại tướng hùng tài.
Do đó
nhìn lại nửa đời trước của Tiêu Hà, thực sự đã lập công lao hiển hách
cho triều Hán, cuối cùng địa vị cao tột đỉnh của kẻ bề tôi, danh thành
công toại. Chỉ đáng tiếc, Tiêu Hà không giữ được “Thành” cho đến trọn
đời, mà lại để “Bại cũng Tiêu Hà” trở thành chân dung cuối đời của mình.
Cúi đầu trước Lã Hậu, lừa Hàn Tín vào cung
Năm 196
TCN, Triệu tướng quốc Trần Hy khởi binh tạo phản ở đất Đại, Lưu Bang đi
chinh phạt. Một hôm, Lã Hậu triệu Tiêu Hà vào cung, nói với ông ta rằng
Hàn Tín và gia thần âm mưu, làm nội ứng cho Trần Hy, mưu hại Lã Hậu và
Thái tử. Đoạn, lệnh cho Tiêu Hà lừa Hàn Tín vào cung Trường Lạc để
giết.
Tiêu Hà
nghe lệnh, cảm thấy thật khó xử. Ông vốn biết Hàn Tín, cái ơn một bát
cơm còn đem nghìn vàng báo đáp, cái nhục chui háng còn lấy đức báo. Làm
người như vậy tất không có lòng làm phản. Lùi một bước mà luận, Hàn Tín
lúc đó giữ binh đất Tề, quyền thiên hạ trong tay, nếu nói mưu phản, thì
dễ như trở bàn tay.
Nhưng
Hàn Tín lại kiên trì cho rằng, bội tín sẽ mang lại điềm xấu, nên không
nghe theo lời can gián của Vũ Thiệp, Khoái Triệt, không mưu đồ tam phân
thiên hạ. Cớ sao sau khi Lưu Bang nhất thống giang sơn, thiên hạ đại
định, lại có thể làm phản cơ chứ? Lại lùi thêm một bước mà xét, đầu thời
Hán, Hàn Tín được phong làm Sở Vương, ở đất Sở quê nhà, chính là hùm
thiêng ở chốn sơn lâm.
Nếu làm
phản, sao không nhân lúc đó liên kết với Hoài Nam vương Anh Bố, Lương
vương Bành Việt mà mưu sự. Cớ gì Hàn Tín lại phải đợi đến lúc ở Trường
An, bị giam lỏng, cáo bệnh không vào triều đã 6 năm để mưu phản đây?
Chưa kể, kẻ ngoại ứng khi ấy chỉ là một viên tướng xoàng ở mãi đất Đại
xa xôi, trong ứng ngoài hợp làm sao nổi? Do đó lời nói của Lã Hậu, cả về
tình, về lý đều không thông.
Nhưng lúc này, Tiêu Hà lại không thể nói
giúp cho Hàn Tín một câu. Tiêu Hà biết rõ cái họa của Hàn Tín thực sự
là do công cao mà bị Lưu Bang, Lã Hậu nghi kỵ. Ngay từ 6 năm trước, Lưu
Bang theo kế Trần Bình, khi giả du ngoạn Vân Mộng đã nảy ý giết Hàn Tín.
Cuối cùng việc không thành là do Lưu Bang sợ uy vọng của Hàn Tín lớn,
do dự mãi không quyết.
Nhưng Lã Hậu độc đoán chuyên chế, so với
Lưu Bang thì nham hiểm vượt xa nhiều. Tiêu Hà tự liệu rằng, nếu không
nghe lệnh bà ta e sẽ có mối lo về tính mạng. Cuối cùng, Thừa tướng nhà
Hán uy thế lẫy lừng đã phải chịu khuất phục trước cái uy, cái độc ác của
Lã Hậu, cắn răng mà lừa Hàn Tín vào cung.
Tiêu Hà
vờ nói Trần Hy đã bị tiêu diệt, Lưu Bang khải hoàn, muốn Hàn Tín dù mang
bệnh cũng vào chúc mừng. Hàn Tín tuy giỏi binh thiện chiến, nhưng lòng
dạ quang minh lỗi lạc, không nghĩ đến Tiêu Hà sẽ lừa dối mình. Nhưng sau
khi Hàn Tín vào trong nhà chuông ở cung Trường Lạc thì đã không còn trở
ra nữa. Lã Hậu không chỉ giết Hàn Tín, mà còn tàn độc tột bậc, chu di
tam tộc ông.
Tiêu Hà
bị Lã Hậu cho vào tròng, đã mưa hại Hàn Tín, người mà Lưu Bang ngày đêm
“sợ tài năng của hắn”. Nhưng Tiêu Hà tuy có hiền năng tiến cử nhân tài,
có cơ trí nhận biết thời cuộc, tuy có tài năng trị quốc nhưng lần này
lại không thể dự tính chu toàn được. Cái chết của Hàn Tín cũng là bước
ngoặt cuộc đời ông.
Bị Lưu Bang nghi kỵ
Lưu Bang
nhanh chóng biết tin. Khi ấy vẫn chưa kết thúc chiến sự đất Đại, liền
sai người biểu dương công lớn Tiêu Hà, không chỉ gia phong thêm 5 nghìn
hộ, còn bái làm Tướng quốc và phái 1 đô úy cùng 500 binh sĩ ngày đêm bảo
vệ phủ Tướng quốc. Đúng lúc Tiêu Hà đang ở phủ mở đại yến đãi khách,
thì Triệu Bình một mình đến thăm viếng.
Triệu
Bình là Đông Lăng hầu của nước Tần. Tần vong, Bình lưu lạc thành kẻ áo
vải, ở phía đông thành Trường An trồng dưa sinh sống. Triệu Bình nói với
Tiêu Hà đại họa sẽ bắt đầu từ đây. Phong thưởng của vua không phải là
ân sủng, mà là vỗ yên. Nha binh phái thêm, không phải là bảo vệ, thực tế
là giám sát.
Cái chết
của Hoài Âm hầu Hàn Tín, không làm cho Tiêu Hà được Lưu Bang tin tưởng
hơn mà càng gây thêm sự nghi kỵ cho Lưu Bang. Cái đạo tránh họa bây giờ,
chỉ có khước từ phong thưởng, đồng thời hiến hết tải sản cá nhân trong
nhà, tất cả đều đem cho quân sử dụng. Tiêu Hà y theo kế hành sự, tuy gia
tài tiêu tán hết những đã bảo được cái mạng nhất thời yên ổn.
Nhưng
không bao lâu sau, tháng 7 năm đó, Hoài Nam vương Anh Bố khởi binh. Lưu
Bang lại xuất binh thảo phạt. Trong thời gian đó mấy lầm sai người nghe
ngóng Tướng quốc Tiêu Hà đang làm gì. Có mưu sĩ nói với Tiêu Hà rằng: “E
là không lâu nữa ngài sẽ phải chịu cái họa diệt tộc. Địa vị ngài làm
đến Tướng quốc, đã là tột bậc của kẻ bề tôi, không thể tăng thêm nữa. Mà
ngài thay vua xử lý việc quốc gia, mười mấy năm đến nay, rất được lòng
dân.
Ngày
nay vua đã nhiều lần nghe ngóng tình hình của ngài, là lo lắng ngài ra
lệnh một tiếng, sẽ nghiêng ngả Quan Trung, mà thiên hạ sẽ không còn của
họ Lưu nữa. Kế sách hiện nay, ngài chỉ có tự làm ô uế thanh danh, cưỡng
ép mua rẻ ruộng bách tính, Hoàng đế mới có thể yên tâm. Tiêu Hà y theo
kế hành sự, Lưu Bang quả nhiên mừng lắm, cho là Tiêu Hà không đáng lo
nữa”.
Rất mau
chóng, Lưu Bang tiêu diệt phản quân của Anh Bố, trở lại Trường An. Quả
nhiên thấy bách tính đầy đường kêu oan, tố cáo Tướng quốc cưỡng ép mua
rẻ ruộng của bách tính. Sau khi Lưu Bang hồi cung, đem tất cả các tố cáo
ném cho Tiêu Hà để ông tự giải thích với bách tính, mà trong lòng Lưu
Bang lại thấy dễ chịu kỳ lạ.
Điều này
không qua được mắt Tiêu Hà. Tiêu Hà biết Lưu Bang thấy uy vọng của ông
đã mất, trong lòng sẽ vô cùng vui vẻ, Mà bản thân Tiêu Hà cũng thở phào
nhẹ nhõm, thoạt nghĩ nên nhân lúc Lưu Bang trong lòng vui vẻ nên nói mấy
lời. Thế là Tiêu Hà bước đến gần Lưu Bang nói, lấy đất trống ở Thượng
lâm uyển chia cho một số bách tính làm đất ruộng.
Nhưng
lời nói chưa dứt, họa từ miệng mà ra. Lưu Bang nghe thấy Tiêu Hà lại xin
cho dân, nghi kỵ bỗng nảy sinh. Ông cho rằng Tiêu Hà lại muốn dùng đất
của Hoàng gia để giành lòng dân. Lưu Bang mắng Tiêu Hà tại sao nhận hối
lộ của thương nhân, muốn lấy đất ở vườn thượng uyển của Hoàng gia để mưu
lợi cá nhân. Đoạn giao Tiêu Hà cho Đình úy, đeo gông cùm, nhốt trong
đại lao.
Sau đó,
trong triều có người khuyên gián Lưu Bang nói, Tiêu Hà nhiều năm trấn
thủ Quan Trung, bệ hạ nhiều năm chinh chiến bên ngoài. Tiêu Hà nếu làm
phản thì Quan Tây đã không phải của bệ hạ từ lâu rồi! Lưu Bang nghe lời
đó, tuy trong lòng không vui, cuối cùng thấy giam Tiêu Hà trong đại lao
có phần không thuyết phục, thế là lại phóng thích Tiêu Hà.
Lúc đó
Tiêu Hà đã ở tuổi hoa giáp (60 tuổi). Tuy đại nạn không chết nhưng lòng
còn run sợ. Từ đó về sau, Tiêu Hà tuy vẫn tiếp tục ở trong triều làm
Thừa tướng nhưng lặng lẽ ít nói, chỉ còn biết cung kính cẩn thận tự bảo
vệ mình, run rẩy lẩy bẩy, không còn phách lực năm xưa. Không lâu sau,
Lưu Bang chết.
Hơn một
năm sau, Tiêu Hà cũng hấp hối trên giường bệnh. Hiếu Huệ Đế đến hỏi Tiêu
Hà sau khi trăm tuổi thì ai có thể làm Thừa tướng mà Tiêu Hà dường như
vẫn còn run sợ, không dám nói nhiều. Cho đến khi Hiếu Huệ Đế tự nói ra
tên Tào Tham, Tiêu Hà mới gật đầu tỏ ý tán đồng.
Kinh thi có câu: “Mị bất hữu sơ, tiển khắc hữu chung” (Ban đầu không tốt, hiếm mà có hậu).
Cổ nhân cho rằng người và vật đều cần phải có thủy, có chung, khởi đầu
tốt mà kết thúc cũng phải có hậu, trước sau như một. Nhưng con người
sống trên đời có mấy ai trải qua hết phong ba bão táp mà vẫn kiên trì
giữ được thiện tín trong lòng đây, mà không biến đổi đây?
Ví như
Tiêu Hà, công lớn như thế, dựng mở cơ nghiệp giúp đế mệnh, lo cho quốc
gia phụng sự việc công, mà lại tỏ ra u tối trong mỗi lần đứng trước khúc
rẽ đường đời. Ông thực đã khiến bản thân gần tới điểm cuối cuộc đời
viên mãn bỗng quay ngoắt rơi thẳng xuống vực sâu ân hận. Tiêu
Hà trong những năm tàn sau kiếp nạn, vác gánh nặng này, cũng làm cho
bản thân mình trở thành kẻ câm điếc. “Thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu
Hà” chính là một lời than thở ngàn năm, đến nay truyền miệng ngàn đời,
có sức cảnh tỉnh con người.
Có bài thơ rằng:
Thành cũng Tiêu Hà
Bại cũng Tiêu Hà
Dẫn đường chỉ lối
Khai quốc công thần
Giỏi dụng hiền tài
Cung đình hoàn thiện
Đặt luật chín chương
Hậu thế noi gương
Tiếc thay Mão tinh
Nhất thời mê muội
Nhầm giúp Lã Hậu
Hại chết lương tài
Bảo trọng chưa xong
Lại gây họa mới
Tán tài từ phong
Ô danh tự rớt
Giả dối chốn đâu
Như ngồi vạc dầu
Đạo nghĩa chẳng giữ
Sao gọi hiền minh?
Chẳng như ban đầu
Khó mà có hậu
Thành cũng Tiêu Hà
Bại cũng Tiêu Hà
Bại cũng Tiêu Hà
Dẫn đường chỉ lối
Khai quốc công thần
Giỏi dụng hiền tài
Cung đình hoàn thiện
Đặt luật chín chương
Hậu thế noi gương
Tiếc thay Mão tinh
Nhất thời mê muội
Nhầm giúp Lã Hậu
Hại chết lương tài
Bảo trọng chưa xong
Lại gây họa mới
Tán tài từ phong
Ô danh tự rớt
Giả dối chốn đâu
Như ngồi vạc dầu
Đạo nghĩa chẳng giữ
Sao gọi hiền minh?
Chẳng như ban đầu
Khó mà có hậu
Thành cũng Tiêu Hà
Bại cũng Tiêu Hà
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch
Nam Phương biên dịch
Nhận xét
Đăng nhận xét