ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 83
-Xã hội chủ nghĩa mà chi
Thằng trên định hướng làm vì cho ai?
Chém cha cái chế độ này
Chạy quyền, chạy chức rẫy đầy thế a?
Con ông rồi lại cháu cha
Ăn hết "lộc nước", xót xa dân tình
Thương thay cho đám hậu sinh
Ăn phải cám giỗ của "mình" mớm cho
Ai xui xây đắp cơ đồ
Cho ai vơ vét, tha hồ giàu sang?
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thời gian gần đây, sự vụ dân nghèo các tỉnh Bắc miền Trung bị bóc
lột bằng kiểu thu thuế của nhà cầm quyền địa phương là thông tin nổi
cộm trên các trang mạng xã hội và các báo.
Riêng Thanh Hóa là tỉnh có nhiều gia đình thuộc diện nghèo nhất nước và là một trong những tỉnh nhận lượng gạo cứu đói từ chính phủ cao nhất nước.
Thế nhưng, người dân nơi đây phải gồng lưng để đóng các khoản phí do cán bộ làng, cán bộ xã và cán bộ huyện đặt ra. Số tiền phải đóng mỗi năm nhiều đến nỗi người già thì trông được mau chết còn người trẻ thì không dám đẻ con.
Nhiều khoản thuế vô lý
Ông Lại, một nông dân ở xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, chia sẻ: “Ngoài đây thì nhiều thứ thu lắm. Cũng nhiều người phản đối rồi nhưng không được gì. Nó thu nhiều khoản thế nhưng không biết có làm được trò trống gì từ mấy khoản thu đó không.”
Ông Lại cho biết thêm là đời sống của gia đình ông hiện tại rất khó khăn bởi thu nhập hằng tháng không có gì ngoài một sào ruộng 460 mét vuông và một cái chuồng với lợi tức mỗi tháng chưa đến hai trăm ngàn đồng sau khi khấu trừ mọi thứ chi phí bỏ ra. Và số tiền chưa tới hai trăm ngàn đồng này không bao giờ đủ để đóng các khoản phí do làng, xã và huyện đặt ra.
Không có tiền để đóng các khoản phí, khất nợ cũng không xong, cuối cùng, nhà chỉ còn chiếc giường để ngủ, làng lập biên bản tịch thu nốt chiếc giường để trừ thuế. Mặc cho gia đình chị Toàn khóc lóc van xin, làng vẫn cứ thu chiếc giường về trên nhà văn hóa làng, bỏ mặc mưa nắng. Đến khi nào đóng đủ thuế thì mới được nhận chiếc giường về ngủ.
Ông Lại nói rằng có một chuyện hết sức vô lý ở đây là các khoản thuế này không được công khai, không được niêm yết để người đóng đọc và hiểu được ý nghĩa của việc mình đóng thuế. Hơn nữa, trong một cái xã nhỏ xíu như xã Trường Sơn mà bộ máy cán bộ quá cồng kềnh, từ bộ máy cán bộ làng đã lên vài chục người, đến thôn thì cả trăm người và lên đến xã, cộng tất cả cán bộ lại có thể lên tới cả ngàn người gồm cán bộ có biên chế và cán bộ cộng tác. Trong đó, cán bộ cộng tác chiếm từ 70% đến 80%, họ là những người hăng hái, sẵn sàng làm mọi chuyện theo lệnh của cấp trên.
Mà lệnh của cấp trên ở đây là gì? Ông Lại nói rằng đây là lệnh bóc lột, bởi chỉ có bóc lột mới đủ nuôi số lượng cán bộ nhiều đến mức lúc nhúc trong xã như vậy. Ông nói rằng chọn làm cán bộ cộng tác giống như một kiểu giải quyết thất nghiệp ở đây. Và sau khi thoát được nạn thất nghiệp, người ta lại nghĩ đến chuyện làm giàu. Chính vì ham muốn làm giàu nhanh của đám cán bộ này mà người dân phải khổ chứ chẳng có luật hay chính sách nhà nước cấp tỉnh, cấp trung ương nào lại cho thu thuế vô tội vạ, cho cán bộ bóc lột dân như đang thấy!
Không đóng thì không yên
Anh Hội, một nông dân khác ởi xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, chia sẻ: “Ở chỗ em thì đóng nhiều khoản lắm, theo đầu người khoảng 7 đến 8 triệu, vậy nhưng mọi nơi có một triệu mỗi người thôi, vụ làm đường bê tông thôi đó. Ở đây nhiều khoản đóng vô lý lắm! Biết là nhà nước không bắt đóng đó, nhưng ở đây họ cứ bắt đóng. Nhưng mình không dám nói, như nhà em làm có 4 sào ruộng nhưng đến cuối mùa thì đóng hơn 1 triệu thuế nước, thuế ruộng. Vậy thì người dân làm sao làm được gì. Nhiều khoản khác nữa, thu phí trẻ em, thanh niên. Không đóng thì nó ghi nợ cuối mùa thu, lên xã làm giấy tờ gì nó làm khó lắm, không được với nó đâu. Xã em nhiều cán bộ lắm. Nói thật là bây giờ thằng quan nào chẳng tham, mình làm dân đen đâu có làm được gì.”
Anh Hội cũng cho chúng tôi biết một số thống kê chi tiết về các khoản nộp từ thông báo của các thôn ở xã Minh Lộc thông báo công khai về việc thu tiền nhân dân đóng góp phục vụ phong trào văn hóa xã hội, thanh thiếu niên, vui trại hè bóng đá hằng năm. Các mục thu gồm: Thu quỹ thiếu niên, bóng đá: 30.000đ/người/năm; Phúc lợi xã hội 20.000đ/người/năm, quỹ thôn làng văn hóa 20.000đ/người/năm, quỹ khuyến học 10.000đ/người/năm, quỹ họp dân là 50.000đ/gia đình/năm.
Nhiều người không biết thôn thu như thế nhưng chi như thế nào. Từ quỹ thiếu niên, bóng đá 30.000đ/người/năm nhưng mỗi khi có tổ chức lễ hội, có bóng đá hay hội hè thì cán bộ thôn lại mang sổ đi vận động từng nhà kêu gọi đóng góp. Và một khi họ đã đi kêu gọi thì không đóng góp cũng không được bởi ai không đóng góp thì bị làm khó dễ về sau này.
Về khoản thu có tên “phúc lợi xã hội” 20.000đ/người/năm, nhiều người không hiểu là chi vào cái gì. Một bí thư chi bộ thôn trong xã Minh Lộc cho hay việc thu này đã được thông qua từ trung ương tới địa phương và những người nào không đóng là do không hiểu chính sách, do không biết pháp luật.
Một người dân ở xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc không muốn nêu tên, bức xúc: “Có nhiều khoản vô lý lắm, người dân rất thắc mắc. Ở xã khác thì không biết nhưng ở đây sẽ ghi nợ tồn đọng để khi có tiền hoặc đến mùa sau thì đóng, khó sống. Một năm đóng mấy triệu đồng!”
Người này cho rằng cách thu thuế, thu phí của chính quyền đại phương hiện tại chẳng khác nào kiểu bóc lột tàn bạo nhất thời phong kiến. Nghĩa là trong thời phong kiến, cũng có nơi thu sưu tô vừa phải, dân có cái để sống, cũng có nơi bóc lột tận xương tủy bởi các quan tham. Rất tiếc, hiện tại đang là thế kỉ 21, khoảng cách để trở về thời phong kiến nghe ra xa lắc xa lơ nhưng cách bóc lột thì thiếu điều còn cái quần cũng phải nộp.
Người này đưa ra kết luận, nếu như những năm trước 1975, người Thanh Hóa đã góp công vào công cuộc tiến vào miền Nam, chiếm Sài Gòn. Thì hiện tại, dân Thanh Hóa, đặc biệt là dân ở xã Minh Lộc lại một lần nữa phải ăn rau má phá đường tàu để mà nộp sưu thuế. Suy cho cùng, trước hay sau 1975 thì người Thanh Hóa vẫn đón nhận những tai ương do chính quyền mang lại. Và làm quan bao giờ cũng ăn trên ngồi trốc, bóc lột ngang nhiên, làm dân bao giờ cũng chịu bóp nghẹt trong vòng kim cô của giới quan lại tham lam, tùy tiện. Đó là một sự thật!
Nghe người này nói xong, chúng tôi chỉ biết im lặng chào tạm biệt ông, tạm biệt những ngôi nhà trống huơ trống hoác vì sưu tô thời hiện đại, tạm biệt những trụ sở làng, thôn, xã lúc nhúc quan lại đang sẵn sàng đến từng nhà để bóc lột theo đúng nghĩa của chữ này!
Mở mắt cũng thấy nợ, nhắm mắt cũng mơ thấy nợ, ấy là tâm trạng của
người dân khi biết rằng mỗi người đang gánh trên mình 29 triệu đồng nợ
công, theo con số mới nhất mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố.
Theo WB thì nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng lên đến 64,4% GDP vào năm 2017 từ mức 63,8% năm 2015, đến 2018 sẽ là 64,7%.
Trần nợ công cho phép ở ngưỡng an toàn là 65% đã sắp bị chạm đến. Nhưng nếu tính toán đầy đủ, trần này đã bị thủng.
Tính toán của WB đã không bao gồm một số thứ nợ khác cũng thực chất là nợ công, và tiềm ẩn trở thành nợ công, gồm nợ đọng cơ bản, nợ của doanh nghiệp nhà nước không được bảo lãnh, nợ tiềm ẩn.
Nếu tính toán đúng mức, theo tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn trên báo Thanh Niên ra ngày 13/4/2016, mức nợ công của Việt Nam đã vượt 100% GDP. Điều đó có nghĩa là mỗi người dân không phải chỉ gánh 29 triệu mà là hơn 45,7 triệu đồng, tính theo mức bình quân GDP.
GDP là cách tính bình quân đầu người của tổng sản phẩm quốc nội, và bao gồm nhiều trong đó, và đang nổi lên mạnh mẽ là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Điều đó có nghĩa là mức mà người Việt Nam gánh nợ còn cao hơn thế.
Ai sẽ phải trả các khoản nợ đó?
Chính phủ, dĩ nhiên, vì nợ công chính là nợ chính phủ, và chính phủ phải có nghĩa vụ trả nợ. Một số khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước nếu không hiệu quả, chính phủ cũng phải bảo lãnh để trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Câu hỏi tiếp theo là Chính phủ sẽ lấy tiền đâu để trả nợ?
Câu trả lời hiển nhiên: Ngân sách nhà nước và nói cách khác là từ tiền thuế. Và đó mới chính là vấn đề.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội cuối tháng 3, ngân sách nhà nước thu đạt 996,87 nghìn tỷ đồng trong khi chi hết 1.262,87 nghìn tỷ đồng.
Giá dầu giảm thì phải tìm các nguồn thu khác để bù đắp vào và các biện pháp có thể tăng thuế, tăng cường thanh tra thuế, tăng phí.
Và người dân chẳng biết do đâu mà họ bị thu đủ thứ thuế.
Năm 2015, chi trả nợ và viện trợ là 150 nghìn tỷ đồng, tăng 31,25 nghìn tỷ đồng so với năm 2014. Trong số này, có đến 83.410 tỷ đồng chỉ để trả tiền lãi. Nguồn vốn ODA và các khoản vay viện trợ khác nay đang đến kỳ hạn phải thanh toán cả gốc lẫn lãi, và con số này sẽ ngày càng tăng lên.
Xu hướng tăng chi không hề giảm, theo tiến sĩ Phạm Thế Anh trong bài “Thời kỳ sưu cao thuế nặng sắp tới” đăng trên trang Facebook cá nhân của mình.
Thâm hụt ngân sách, tức là thu ít mà chi nhiều, tiếp tục là xu thế trong những năm tới. Để bù đắp khoản thâm hụt này, tất yếu sẽ phải tăng thu.
Theo phân tích của tiến sĩ Anh, thu NSNN tiếp tục xu hướng tăng cao, +15,4%, trong đó chủ là tăng thu nội địa, tăng tới 26,8% so với năm 2014. Thu càng tăng, nhưng chi lại tăng nhanh hơn, vì thế “thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn kéo dài”.
Do ngân sách dành trả nợ khá lớn, điều tất yếu là chi cho đầu tư phát triển sẽ ít đi. Nhưng nhu cầu phát triển thì đang nóng, cho nên phải “xã hội hóa” bằng cách mời gọi các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư theo dạng BOT, hay BT.
Xây đường kiểu này thì tất yếu phải thu phí, và các suất đầu tư ở Việt Nam thường cao ngất ngưỡng, cho nên phí đường bộ cũng phải tăng theo.
Câu chuyện đang gây nóng sốt dư luận là trong khi doanh nghiệp và người dân kêu trời vì phí cao thì thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết phí đường dự án BOT ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất Đông Nam Á. Chính vì thế mà bộ này “tính toán sức chịu đựng của người dân để xem xét lộ trình tăng phí đường bộ”.
Như vậy, ngoài nợ công đang ngất ngưởng, thì người dân đang phải gánh chịu thêm nhiều khoản thuế phí khác.
Trong khi đó, khoản tiền chênh lệch do tính thuế nhập khẩu xăng dầu sai lên đến 3.500 tỷ đồng đều do người dân gánh chịu. Chính phủ biết là thu sai, nhưng bây giờ chẳng biết cách nào để trả lại cho người dân.
Ấy là chưa nói đến chuyện do ngân sách không đủ trả nợ nên Chính phủ còn phải tiếp tục đi vay hay phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Đi vay mới để trả nợ cũ thì là một sự hiểm nguy, đầy rủi ro, nợ lại càng thêm nợ, lãi mẹ đẻ lãi con và sẽ kéo cả nền kinh tế đi vào vòng luẩn quẩn mới.
Trong khi đó thì trên thị trường mở mắt ra đường thì hết thấy rau thuốc, thịt bẩn, cá ướp hàn the, cà phê hóa chất… Phải chăng đó là cách người dân ta đang muốn giúp nhau thoát khỏi gánh nặng nợ nần này?
Thằng trên định hướng làm vì cho ai?
Chém cha cái chế độ này
Chạy quyền, chạy chức rẫy đầy thế a?
Con ông rồi lại cháu cha
Ăn hết "lộc nước", xót xa dân tình
Thương thay cho đám hậu sinh
Ăn phải cám giỗ của "mình" mớm cho
Ai xui xây đắp cơ đồ
Cho ai vơ vét, tha hồ giàu sang?
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những vụ tham nhũng lớn nhất Việt Nam hiện nay
Những đại án tham nhũng đình đám trong năm 2013 và 2014
BizLIVE - Về vấn đề "quốc nạn" tham nhũng, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã từng nêu đích danh 10 “đại án” trên tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng mà các vụ này gây ra.
Hình ảnh các bị cáo trong các phiên xét xử. Ảnh: NTT
Trong
đó, năm 2013 ghi dấu một năm đáng nhớ với các phiên xét xử liên tiếp 3
"đại án", lần lượt là các vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính
II (ALC II), Công ty Vifon và Công ty Vinalines.
Đến đầu năm mới 2014, dư luận lại tiếp tục
chứng kiến vụ xét xử "đại án" lừa đảo lên tới 4000 tỷ đồng do Huỳnh Thị
Huyền Như cầm đầu.
Hãy cùng BizLIVE điểm lại các tình tiết quan trọng của 4 trên 10 đại án đã và đang được xét xử trong thời gian qua.
Hai án tử hình cho “bộ sậu” tham nhũng tại công ty ALCII
Trong vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II), TAND TP.HCM đã tuyên án đối với 11 bị cáo (15/11).
Trong đó, có 2 án tử hình đối với 2 bị cáo:
Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc ALC II) và Đặng Văn Hai (nguyên Chủ
tịch HĐTV Công ty Quang Vinh)... Các bị cáo còn lại bị tuyên án từ 3 năm
đến 14 năm tù giam.
HĐXX nhận định, đây là vụ án tham nhũng
lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền thiệt hại hơn 531 tỷ
đồng. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng
tài sản Nhà nước, gây bất bình trong nhân dân.
Bị cáo Vũ Quốc Hảo bình thản lĩnh án tử hình còn bị cáo Đặng Văn Hai xỉu ngay trước vành móng ngựa
Xét xử "đại án" tham nhũng tại công ty Vifon
Kết thúc xét xử tham nhũng tại công ty
ALCII, ngày 21/11, TAND TP HCM đưa vụ án tham nhũng tại Công ty cổ phần
kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon) ra xét xử.
Đây được cho là một trong số 10 “đại án” được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo xét xử vào cuối năm 2013.
Các bị cáo trước tòa.
Sau 7 ngày xét xử, sáng 27/11, TAND TP.HCM
đã tuyên án 22 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Bi (nguyên tổng giám đốc
Công ty cổ phần Vifon), nguyên Phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Huyền lãnh
30 năm tù.
Các đồng phạm, giúp sức cho Huyền, Bi trong
vụ án này là Đàm Tú Liên (nguyên Kế toán trưởng của Vifon) nhận mức án 8
năm tù, bị cáo Dương Thị Mẫn và Ka Thị Thu Hồng (Kế toán thanh toán,
thủ quỹ của Vifon) nhận mức án 7 năm tù.
Cựu Cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng lĩnh án tử hình
Cuối năm 2013, phiên xét xử vụ tham nhũng
tại Vinalines do Dương Chí Dũng đứng đầu trở thành tâm điểm thu hút giới
truyền thông và người dân trong cả nước trong nhiều ngày.
Ngày 16/12, sau hơn 2 giờ đọc cáo trạng,
Hội đồng Xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với 10 bị cáo. Trong đó,
có 2 án tử được tuyên đối với bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch
HĐQT Vinalines) và bị cáo Mai Văn Phúc (nguyên Tổng giám đốc Vinalines).
Trong đó, ông Dũng được xác định phạm tội gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng
và tham ô 10 tỷ đồng.
Vụ việc liên quan đến vụ tham nhũng của cựu
cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng chưa dừng lại ở cái kết "tử
hình". Đến ngày 6/1/2014 vừa qua, trong phiên xét xử vụ án Dương Tự
Trọng và 6 bị cáo đồng phạm trong vụ tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra
nước ngoài, cựu cục trưởng Hàng hải được tòa mời đến với tư cách là nhân
chứng.
Trong phiên xử này, ông Dũng bất ngờ tiết
lộ về người đã báo tin để mình bỏ trốn. Đó là “một ông anh” ở Bộ Công
an. Sau lời khai này, TAND TP Hà Nội sau khi xem xét, đã chính thức khởi
tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước đối với những người có liên quan.
Đang xét xử vụ Huyền Như lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng
Vào dịp đầu năm mới, ở hai trung tâm nhộn
nhịp và quan trọng bậc nhất nước diễn ra hai vụ xử án lớn: tại TP.HCM là
vụ siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như với tổng số tiền lừa đảo lên đến 4.000
tỷ đồng; còn ở Hà Nội, dư luận đang "nóng" lên sau vụ xét xử Dương Tự
Trọng, em trai Dương Chí Dũng và 6 người khác bị đem ra xử về tội đưa
người trốn đi nước ngoài.
Bị cáo Huyền Như trước vành móng ngựa
Đối với vụ "siêu lừa" Huyền Như, ngày
15/12/2013, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định xét xử
sơ thẩm đến các bị cáo và những người liên quan trong vụ án “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” do
“siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm thực hiện.
Phiên sơ thẩm xét xử vụ án sẽ diễn ra từ
ngày 6 - 25/1. Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố
Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên quyền Trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ,
trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh
TP Hồ Chí Minh (Vietinbank TPHCM) về hai tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Hôm nay đã bước sang ngày làm việc thứ 5
của phiên xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm, các "nút thắt"
của vụ án đang dần được hé lộ.
Sắp xét xử vụ "Bầu" Kiên trước Tết Giáp Ngọ
Trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng
đầu tháng 12/2013, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương
cho biết: "Vụ bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) cũng sẽ được xử sớm trước Tết
Giáp Ngọ".
"Bầu" Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ TTXVN, ngày
9/1, Tòa án nhân dân TP Hà Nội cho biết, Tòa đã quyết định trả hồ sơ vụ
án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
Châu (Ngân hàng ACB) để tiến hành điều tra bổ sung.
Hồ sơ vụ án đã được trả về Viện Kiểm sát
nhân dân thành phố Hà Nội để chuyển tới Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
thực hiện theo thẩm quyền, trình tự tố tụng tiến hành điều tra bổ sung
thêm một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ trong hồ sơ vụ án.
Theo đó, Tòa yêu cầu điều tra, bổ sung
thêm một số chứng cứ, tài liệu, tình tiết liên quan tới việc xác định
tính chất, mức độ hành vi vi phạm của các bị can và một số người liên
quan khác nhằm đảm bảo căn cứ cho quá trình giải quyết vụ án được đúng
đắn, khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh bỏ lọt tội phạm và không làm
oan người vô tội.
Liên quan vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn
xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Ngân hàng ACB), Viện
Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố bảy bị can, trong đó ông Nguyễn Đức
Kiên (tức “bầu” Kiên, là cổ đông của Ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch
Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB) bị
truy tố về bốn tội danh "Kinh doanh trái phép," "Cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," "Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản" và "Trốn thuế."
Hai bị can Trần Ngọc Thanh (nguyên Giám
đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế
toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về cùng tội
"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản."
Các bị can Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch
Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng
Giám đốc Ngân hàng ACB) bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng."
Tổng số tiền thiệt hại do bảy bị can gây
ra trong vụ án này là hơn 1.695 tỷ đồng. Tuy nhiên, một câu hỏi được
nhiều người đặt ra, liệu vụ xét xử "bầu" Kiên có kết thúc trước Tết Giáp
Ngọ như Trưởng ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh từng nói.
Danh sách 10 “đại án” được chỉ đạo đưa ra xét xử công khai
1. Vụ án tham nhũng tại Vinalines
2. Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank);
3. Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP.HCM;
4. Vụ án kinh tế tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank;
5. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài
sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân
hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu;
6.Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển VN chi nhánh Đắk Nông;
7.Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN;
8. Vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên;
9. Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank;
10. Vụ tham nhũng tại Tập đoàn Vinashin.
|
(Tổng hợp)
MẠNH NGUYỄN
Những đại án kinh tế ầm ĩ cả năm 2016
31/12/2016 08:46 GMT+7
Năm
2016 khép lại với hàng loạt đại án kinh tế gây chấn động dư luận làm
thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tài sản của nhà nước và doanh nghiệp.
Đây là những vụ án lớn về kinh tế lớn gây thất thoát tài sản nhà nước hàng nghìn tỷ đồng đã được phát hiện, đưa ra xét xử trong năm 2016.
Đại án xảy ra tại ngân hàng Xây Dựng làm thất thoát 9.000 tỷ đồng
Ngày 9/9, Tòa án nhân dân TP HCM tuyên án vụ vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án này xảy ra tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB) gây thât thoát 9.000 tỷ đồng.
Phạm Công Danh phải chịu mức án 30 năm tù cho cả 2 tội danh trên. Các đồng phạm của Danh bị tuyên phạt 3 năm tù treo tới 22 năm tù giam.
Ngoài
mức án trên, hội đồng xét xử cũng tuyên buộc bị cáo Phạm Công Danh phải
hoàn trả tổng cộng hơn 6.000 tỷ đồng gốc và lãi mà bị cáo Danh thực
hiện các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB.
Đồng thời, hội đồng xét xử tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án và quyết định khởi tố hàng loạt vụ án liên quan tới sai phạm của Phạm Công Danh.
Trước mức án trên, Phạm Công Danh đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, một số bị cáo khác cũng kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo. Chính vì vậy đến ngày 27/12/2016 Tòa án nhân dân TP.HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh và các bị cáo ra xét xử phúc thẩm.
Theo cơ quan điều tra VNCB được Ngân hàng nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.
Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc) và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền.
Vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Agribank chi nhánh 6 mất gần 1.000 tỷ đồng
Ngày 11/5, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. HCM xét phúc thẩm vụ án sai phạm tại Agribank chi nhánh 6 gây thất thoát gần 966 tỉ đồng. Kẻ chủ mưu trong vụ án này là Dương Thanh Cường đã lập ra nhiều công ty, thuê nhiều người làm giám đốc.
Cường giữ vai trò điều hành các công ty này và chỉ đạo những người mình thuê thực hiện việc vay thế chấp đối với ngân hàng Agribank chi nhánh 6.
Lợi
dụng chủ trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm mội trường trên địa bàn
thành phố về khu công nghiệp, Công ty Đông Phương đã ký hợp đồng hợp tác
xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ chung cư cao tầng tại số 10 Âu
Cơ, Q.Tân Phú.
Để có tiền thực hiện dự án, Dương Thanh Cường đặt vấn đề vay vốn với Hồ Đăng Trung (nguyên giám đốc Agribank CN 6) và được đồng ý.
Tháng 9/2007, Cường chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay, tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ và trụ sở công ty của Cường tại 44 An Dương Vương, Q.8.
Dù biết dự án chưa được phê duyệt, tài sản thế chấp lô đất số 10 Âu Cơ là giấy chứng nhận tạm thời, không đủ điều kiện thế chấp cho vay nhưng Trung và thuộc cấp vẫn ký duyệt cho công ty của Cường 170 tỷ đồng.
Một tháng sau đó, Cường tiếp tục chỉ đạo cho cấp dưới lập hồ sơ vay của Agribank 628 tỷ đồng để thực hiện dự án khu biệt thự nhà vườn Thanh Phát tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Cường thu mua của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng cho dự án trên cùng với 3 bất động sản khác.
Sau đó, Cường chỉ đạo người làm của mình đến Agribank CN6 để mượn lại các giấy chứng nhận này và tiếp tục thế chấp tại ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) để vay tiền và vàng.
Cường dùng để trả các khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán gây thiệt hại cho Agribank CN 6 hơn 966 tỷ đồng.
Dương Thanh Cường sau đó đã bị tuyên chung thân về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hồ Đăng Trung bị tuyên 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các đồng phạm khác cũng lãnh mức án từ 4 – 23 năm tù.
Đưa hối lộ, nhận hối lộ Vinawaco
Ngày 27/7/2016, Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án đưa
hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy
(Vinawaco).
Ngày 28/7/2016, hội đồng xét xử sơ thẩm trả hồ sơ điều tra bổ sung sau khi một số bị cáo trong vụ án bị chuyển tội danh sang tội “Nhận hối lộ”, quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 279-BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến tử hình nhưng các bị cáo này không có luật sư tham gia ở giai đoạn điều tra.
Cụ thể, cáo trạng truy tố Phạm Đình Hòa đã nhận tổng cộng 1,1 tỷ đồng do các nhà thầu thi công hối lộ, song lời khai của bị cáo lại thể hiện chỉ nhận tổng cộng khoảng 800 triệu đồng.
Theo hồ sơ vụ án, để thực hiện Dự án Nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân năm 2013, CTCP Tân Việt đã đưa hối lộ cho lãnh đạo Vinawaco.
Trong quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng thi công công trình nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai-Cái Lân, Hồ Thành Nghĩa (nguyên giám đốc Ban điều hành dự án nạo vét phía bắc) và Phạm Đình Hòa (nguyên trưởng phòng Kế hoạch thị trường, Vinawaco) đã thỏa thuận để công ty Tân Việt được tham gia đấu thầu và ký hợp đồng thi công, phía công ty phải chi cho ông Nghĩa và ông Hòa số tiền bằng 50% giá trị hợp đồng.
Vũ Thanh Huyền (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tân Việt) và Trịnh Văn Thắng (nguyên Giám đốc Công ty Tân Việt) đã trực tiếp đưa cho Nghĩa 1,2 tỷ đồng, trong đó Nghĩa đưa lại Hòa 1,1 tỷ đồng, Nghĩa giữ lại 100 triệu đồng để chi tiêu cá nhân.
Trong quá trình thi công công trình nạo vét, duy tu luồng Hòn Gai - Cái Lân, Huyền và Thắng tổ chức thi công không đúng theo hợp đồng đã ký (thanh toán khống về vị trí đổ thải, cự ly vận chuyển để được thanh toán theo đơn giá hợp đồng đã ký với Tổng Công ty Xây dựng đường thủy) để gian dối chiếm đoạt hơn 7,8 tỉ đồng.
Lừa đảo chiếm đoạt 66 tỷ đồng tại Dệt Quế Võ
Ngày 9/11/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất hồ sơ vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Dệt Quế Võ và Phòng giao dịch Bắc Ninh thuộc Sở giao dịch I, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đồng thời đề nghị truy tố 6 bị can gồm: Nguyễn Việt Hoàng, Giám đốc Công ty cổ phần Dệt Quế Võ; Nguyễn Quốc Hùng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Chương Dương về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nguyễn Thế Thư, nguyên Giám đốc Chi nhánh Quỹ hộ trợ Phát triển Bắc Ninh (nay là Phòng giao dịch Bắc Ninh, thuộc Sở giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam) và Nguyễn Thế Tài, cán bộ Ngân hàng An Bình (Hội sở phía Bắc) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trần Đức Lực, nguyên Phó giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh và Nguyễn Huy Bình, nguyên Phó trưởng phòng tín dụng Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết luận điều tra nêu rõ, năm 2005, vợ chồng Giang – Hương thành lập 2 công ty cổ phần Dệt Quế Võ và Công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Chương Dương nhờ anh em và người thân trong gia đình đứng tên làm giám đốc (Nguyễn Việt Hoàng là cháu gọi Giang là cậu ruột, còn Nguyễn Quốc Hùng là em họ của Hương) để lập hồ sơ vay 45 tỷ đồng vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nay là Phòng giao dịch Bắc Ninh thuộc Sở giao dịch I, ngân hàng phát triển Việt Nam để đầu tư nhập thiết bị máy Dệt tại Khu công nghiệp Quế Võ.
Sau đó, vợ chồng Giang – Hương chỉ đạo các bị can lập khống các hồ sơ về việc nhập khẩu máy móc thiết bị để làm căn cứ giải ngân cho khoản vay. Sau khi ngân hàng giải ngân số tiền trên, Giang – Hương không đầu tư vào dự án như cam kết ban đầu mà sử dụng vào mục đích khác.
Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an xác định cặp vợ chồng Giang – Hương đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 66 tỷ đồng của ngân hàng (cả gốc lẫn lãi). Sau khi chiếm đoạt số tiền này, vợ chồng Giang – Hương đã bỏ trốn.
Ngoài ra vợ chồng Giang - Hương còn thành lập 2 công ty tư nhân khác để vay vốn, hiện còn chiếm đoạt gần 2,4 tỷ đồng của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển.
Tham ô tài sản, rửa tiền tại Vinashin Lines
Ngày 24/6/2016, cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Tham ô tài sản và Rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin (gọi tắt là Vinashin Lines).
Ba bị can bị đề nghị truy tố về tội Tham ô tài sản gồm Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc công ty Vinashin Lines; Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashin Lines; Trần Văn Khương, nguyên Kế toán trưởng công ty này. Bị can thứ 4 trong vụ án là Giang Văn Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt), bị đề nghị truy tố về tội Rửa tiền.
Cơ
quan tố tụng xác định, từ tháng 5/2006 đến tháng 6/2008, công ty
Vinashin Lines lập các dự án đầu tư mua tàu biển cũ không đảm bảo chất
lượng về cho thuê lại.
Theo cơ quan điều tra, các bị can đã nâng giá mua tàu cũ của công ty nước ngoài và hưởng tiền chiết khấu khi cho thuê 9 con tàu thuộc sở hữu của Vinashin Lines.
Xác minh các giao dịch, Bộ Công an phát hiện Giang Kim Đạt được đối tác chuyển khoản gần 16 triệu USD sau các thương vụ mua tàu biển cũ.
Giang Kim Đạt nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiền mở nhiều tài khoản ngân hàng để rút ngoại tệ, sau đó đem gửi tiết kiệm, mua ôtô và 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai ở vị trí "vàng" khắp cả nước.
Cơ quan tố tụng cho biết, ngoài tài sản bị thu giữ, Giang Kim Đạt phải bồi thường cho công ty Vinashin Lines số tiền gần 249 tỷ đồng.
Theo tài liệu thu thập, cơ quan điều tra xác định nguyên Tổng giám đốc công ty Vinashin Lines Trần Văn Liêm chiếm đoạt hơn 3,2 tỷ đồng, còn Trần Văn Khương chiếm đoạt số tiền 120.000 USD, khi ký và quyết toán các hợp đồng liên quan.
(Theo Giáo dục Việt Nam)
Đây là những vụ án lớn về kinh tế lớn gây thất thoát tài sản nhà nước hàng nghìn tỷ đồng đã được phát hiện, đưa ra xét xử trong năm 2016.
Đại án xảy ra tại ngân hàng Xây Dựng làm thất thoát 9.000 tỷ đồng
Ngày 9/9, Tòa án nhân dân TP HCM tuyên án vụ vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án này xảy ra tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB) gây thât thoát 9.000 tỷ đồng.
Phạm Công Danh phải chịu mức án 30 năm tù cho cả 2 tội danh trên. Các đồng phạm của Danh bị tuyên phạt 3 năm tù treo tới 22 năm tù giam.
Bị cáo Phạm Công Danh trong phiên xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP.HCM ngày 9/9. Ảnh: Người Lao Động. |
Đồng thời, hội đồng xét xử tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án và quyết định khởi tố hàng loạt vụ án liên quan tới sai phạm của Phạm Công Danh.
Trước mức án trên, Phạm Công Danh đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, một số bị cáo khác cũng kháng cáo kêu oan, xin giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo. Chính vì vậy đến ngày 27/12/2016 Tòa án nhân dân TP.HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh và các bị cáo ra xét xử phúc thẩm.
Theo cơ quan điều tra VNCB được Ngân hàng nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.
Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc) và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền.
Vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Agribank chi nhánh 6 mất gần 1.000 tỷ đồng
Ngày 11/5, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. HCM xét phúc thẩm vụ án sai phạm tại Agribank chi nhánh 6 gây thất thoát gần 966 tỉ đồng. Kẻ chủ mưu trong vụ án này là Dương Thanh Cường đã lập ra nhiều công ty, thuê nhiều người làm giám đốc.
Cường giữ vai trò điều hành các công ty này và chỉ đạo những người mình thuê thực hiện việc vay thế chấp đối với ngân hàng Agribank chi nhánh 6.
Dương Thanh Cường (hàng đầu, đứng thứ hai từ trái sang) cùng đồng phạm trong phiên xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân TP.HCM. Ảnh VTCnews. |
Để có tiền thực hiện dự án, Dương Thanh Cường đặt vấn đề vay vốn với Hồ Đăng Trung (nguyên giám đốc Agribank CN 6) và được đồng ý.
Tháng 9/2007, Cường chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay, tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ và trụ sở công ty của Cường tại 44 An Dương Vương, Q.8.
Dù biết dự án chưa được phê duyệt, tài sản thế chấp lô đất số 10 Âu Cơ là giấy chứng nhận tạm thời, không đủ điều kiện thế chấp cho vay nhưng Trung và thuộc cấp vẫn ký duyệt cho công ty của Cường 170 tỷ đồng.
Một tháng sau đó, Cường tiếp tục chỉ đạo cho cấp dưới lập hồ sơ vay của Agribank 628 tỷ đồng để thực hiện dự án khu biệt thự nhà vườn Thanh Phát tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Cường thu mua của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng cho dự án trên cùng với 3 bất động sản khác.
Sau đó, Cường chỉ đạo người làm của mình đến Agribank CN6 để mượn lại các giấy chứng nhận này và tiếp tục thế chấp tại ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) để vay tiền và vàng.
Cường dùng để trả các khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán gây thiệt hại cho Agribank CN 6 hơn 966 tỷ đồng.
Dương Thanh Cường sau đó đã bị tuyên chung thân về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hồ Đăng Trung bị tuyên 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các đồng phạm khác cũng lãnh mức án từ 4 – 23 năm tù.
Đưa hối lộ, nhận hối lộ Vinawaco
Ngày 28/7/2016, hội đồng xét xử sơ thẩm trả hồ sơ điều tra bổ sung sau khi một số bị cáo trong vụ án bị chuyển tội danh sang tội “Nhận hối lộ”, quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 279-BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến tử hình nhưng các bị cáo này không có luật sư tham gia ở giai đoạn điều tra.
Cụ thể, cáo trạng truy tố Phạm Đình Hòa đã nhận tổng cộng 1,1 tỷ đồng do các nhà thầu thi công hối lộ, song lời khai của bị cáo lại thể hiện chỉ nhận tổng cộng khoảng 800 triệu đồng.
Theo hồ sơ vụ án, để thực hiện Dự án Nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân năm 2013, CTCP Tân Việt đã đưa hối lộ cho lãnh đạo Vinawaco.
Trong quá trình đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng thi công công trình nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai-Cái Lân, Hồ Thành Nghĩa (nguyên giám đốc Ban điều hành dự án nạo vét phía bắc) và Phạm Đình Hòa (nguyên trưởng phòng Kế hoạch thị trường, Vinawaco) đã thỏa thuận để công ty Tân Việt được tham gia đấu thầu và ký hợp đồng thi công, phía công ty phải chi cho ông Nghĩa và ông Hòa số tiền bằng 50% giá trị hợp đồng.
Vũ Thanh Huyền (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tân Việt) và Trịnh Văn Thắng (nguyên Giám đốc Công ty Tân Việt) đã trực tiếp đưa cho Nghĩa 1,2 tỷ đồng, trong đó Nghĩa đưa lại Hòa 1,1 tỷ đồng, Nghĩa giữ lại 100 triệu đồng để chi tiêu cá nhân.
Trong quá trình thi công công trình nạo vét, duy tu luồng Hòn Gai - Cái Lân, Huyền và Thắng tổ chức thi công không đúng theo hợp đồng đã ký (thanh toán khống về vị trí đổ thải, cự ly vận chuyển để được thanh toán theo đơn giá hợp đồng đã ký với Tổng Công ty Xây dựng đường thủy) để gian dối chiếm đoạt hơn 7,8 tỉ đồng.
Lừa đảo chiếm đoạt 66 tỷ đồng tại Dệt Quế Võ
Ngày 9/11/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất hồ sơ vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Dệt Quế Võ và Phòng giao dịch Bắc Ninh thuộc Sở giao dịch I, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đồng thời đề nghị truy tố 6 bị can gồm: Nguyễn Việt Hoàng, Giám đốc Công ty cổ phần Dệt Quế Võ; Nguyễn Quốc Hùng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Chương Dương về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nguyễn Thế Thư, nguyên Giám đốc Chi nhánh Quỹ hộ trợ Phát triển Bắc Ninh (nay là Phòng giao dịch Bắc Ninh, thuộc Sở giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam) và Nguyễn Thế Tài, cán bộ Ngân hàng An Bình (Hội sở phía Bắc) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trần Đức Lực, nguyên Phó giám đốc Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh và Nguyễn Huy Bình, nguyên Phó trưởng phòng tín dụng Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết luận điều tra nêu rõ, năm 2005, vợ chồng Giang – Hương thành lập 2 công ty cổ phần Dệt Quế Võ và Công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Chương Dương nhờ anh em và người thân trong gia đình đứng tên làm giám đốc (Nguyễn Việt Hoàng là cháu gọi Giang là cậu ruột, còn Nguyễn Quốc Hùng là em họ của Hương) để lập hồ sơ vay 45 tỷ đồng vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nay là Phòng giao dịch Bắc Ninh thuộc Sở giao dịch I, ngân hàng phát triển Việt Nam để đầu tư nhập thiết bị máy Dệt tại Khu công nghiệp Quế Võ.
Sau đó, vợ chồng Giang – Hương chỉ đạo các bị can lập khống các hồ sơ về việc nhập khẩu máy móc thiết bị để làm căn cứ giải ngân cho khoản vay. Sau khi ngân hàng giải ngân số tiền trên, Giang – Hương không đầu tư vào dự án như cam kết ban đầu mà sử dụng vào mục đích khác.
Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an xác định cặp vợ chồng Giang – Hương đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 66 tỷ đồng của ngân hàng (cả gốc lẫn lãi). Sau khi chiếm đoạt số tiền này, vợ chồng Giang – Hương đã bỏ trốn.
Ngoài ra vợ chồng Giang - Hương còn thành lập 2 công ty tư nhân khác để vay vốn, hiện còn chiếm đoạt gần 2,4 tỷ đồng của Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển.
Tham ô tài sản, rửa tiền tại Vinashin Lines
Ngày 24/6/2016, cơ quan điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Tham ô tài sản và Rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin (gọi tắt là Vinashin Lines).
Ba bị can bị đề nghị truy tố về tội Tham ô tài sản gồm Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc công ty Vinashin Lines; Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashin Lines; Trần Văn Khương, nguyên Kế toán trưởng công ty này. Bị can thứ 4 trong vụ án là Giang Văn Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt), bị đề nghị truy tố về tội Rửa tiền.
Giang Kim Đạt bị đề nghị truy tố tội tham ô. Ảnh: Cơ quan điều tra. |
Theo cơ quan điều tra, các bị can đã nâng giá mua tàu cũ của công ty nước ngoài và hưởng tiền chiết khấu khi cho thuê 9 con tàu thuộc sở hữu của Vinashin Lines.
Xác minh các giao dịch, Bộ Công an phát hiện Giang Kim Đạt được đối tác chuyển khoản gần 16 triệu USD sau các thương vụ mua tàu biển cũ.
Giang Kim Đạt nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiền mở nhiều tài khoản ngân hàng để rút ngoại tệ, sau đó đem gửi tiết kiệm, mua ôtô và 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai ở vị trí "vàng" khắp cả nước.
Cơ quan tố tụng cho biết, ngoài tài sản bị thu giữ, Giang Kim Đạt phải bồi thường cho công ty Vinashin Lines số tiền gần 249 tỷ đồng.
Theo tài liệu thu thập, cơ quan điều tra xác định nguyên Tổng giám đốc công ty Vinashin Lines Trần Văn Liêm chiếm đoạt hơn 3,2 tỷ đồng, còn Trần Văn Khương chiếm đoạt số tiền 120.000 USD, khi ký và quyết toán các hợp đồng liên quan.
(Theo Giáo dục Việt Nam)
10 vụ tham nhũng điển hình trong 10 năm qua
* Vụ đường dây 500 KV Bắc - Nam. Một số đối tượng thuộc Công ty Vinapol (Hội hữu nghị Việt Nam - Ba Lan) đã móc ngoặc với Ban A, Công trình đường dây 500 KV thông qua mua bán lòng vòng 4.000 tấn sắt thép làm đường dây để thu lợi bất chính trên 3,1 tỷ đồng. Kết quả, đã truy tố Bộ trưởng Năng lượng, một thứ trưởng, 2 phó tổng giám đốc, 2 phó giám đốc và một số đối tượng liên quan, thu hồi 3,1 tỷ đồng. * Vụ Công ty Dệt Nam Định. Ban lãnh đạo, kế toán trưởng Công ty Dệt Nam Định và nhiều đối tượng liên quan cố ý làm trái, tham ô hàng chục tỷ đồng. Đã truy tố 23 bị can, trong đó có 2 tổng giám đốc, 1 kế toán trưởng. * Vụ tiêu cực tại Công ty Tamexco. Giám đốc Phạm Huy Phước và các đối tượng liên quan đã đưa và nhận hối lộ, gây thất thoát gần 100 tỷ đồng của nhà nước. Phước và một đối tượng khác đã bị tử hình. Số còn lại bị tù giam. * Vụ ăn hối lộ tại trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bành (Lạng Sơn). Trạm trưởng Lưu Văn Nhịp đã thông đồng, cho các chủ hàng nhập lậu hàng hóa qua biên giới. Trong một ca trực, trạm thu 380 triệu đồng tiền "làm luật" của các chủ hàng. 29 đối tượng liên quan bị khởi tố, truy tố. Trong đó có cục trưởng và hai cục phó Cục Thuế Lạng Sơn, thu giữ trên 1 tỷ đồng là tang vật của vụ án. Liên quan đến vụ án, Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn bị cách chức. * Vụ Công ty Pin ắc quy Vĩnh Phú. Giám đốc Hoàng Quốc Vinh câu kết với 2 phó giám đốc và một cán bộ ở công ty khác lập quỹ trái phép, tham ô, gây thiệt hại 16,9 tỷ đồng. * Vụ tham ô do Lã Thị Kim Oanh tổ chức. Giám đốc Công ty Tiếp thị đầu tư Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lã Thị Kim Oanh được sự giúp đỡ của một số quan chức, cán bộ trong công ty đã cố ý làm trái, tham ô gây thiệt hại cho nhà nước trên 100 tỷ đồng. Lã Thị Kim Oanh bị tuyên án tử hình, 2 nguyên thứ trưởng và 2 nguyên vụ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phải nhận án tù. * Vụ Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông. Bằng thủ đoạn lập chứng từ khống, một số cán bộ, lãnh đạo Xí nghiệp xây dựng Công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) đã gây thiệt hại cho nhà nước 26 tỷ đồng, trong đó tham ô 15 tỷ đồng. Vụ án đang điều tra mở rộng. * Vụ Xí nghiệp xây dựng số 2. Phạm Văn Tạo (Phó giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 2, Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp) và đồng bọn đã tham ô 5 tỷ đồng trong quá trình thi công 8 công trình tại 2 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh thông qua việc lập khống hóa đơn, chứng từ. Vụ án đã khởi tố, đang điều tra mở rộng. * Vụ thu chi trái nguyên tắc ở xã Thuận Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Nguyễn Quang Hải (bí thư Đảng ủy); Võ Trúc Khanh (chủ tịch); Nguyễn Hữu Đức (phó chủ tịch); Nguyễn Tấn Lợi (thủ quỹ), Nguyễn Thành Phương (trưởng ban tài chính); Huỳnh Trọng Khải (cán bộ tài chính) của xã Thuận Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ đã thu tiền của dân nhưng không ghi biên lai tài chính. Họ để ngoài sổ sách, chi sai nguyên tắc số tiền rất lớn, trong đó tham ô 2,95 tỷ đồng và 339 chỉ vàng.
Theo SGGP
|
||
(Theo_Thanh Niên )
|
"CHẠY CHỨC, CHẠY QUYỀN" LÀ ĐẦU TƯ SIÊU LỢI NHUẬN
Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2016 6:29 AM
(GDVN) - Có ý kiến rằng đầu tư cho chạy chức, chạy quyền là đầu tư siêu lợi nhuận, bởi vì có bổng lộc do chức tước mang lại.
LTS: Câu chuyện chạy chức, chạy quyền không phải bây giờ mới được người ta đề cập đến.
Mới
đây nhất, góp ý báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ sáng 29/3, Đại
biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (đoàn TP. Hồ Chí Minh) nhận định: “Việc chạy
chức, chạy quyền không chỉ là chỗ tham nhũng lớn mà còn là nơi "đẻ" ra
tham nhũng” .
Vấn đề trên đang gây bức xúc trong dư luận, làm giảm sút niềm tin vào kết quả thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ về công tác cán bộ.
Vấn đề trên đang gây bức xúc trong dư luận, làm giảm sút niềm tin vào kết quả thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ về công tác cán bộ.
Để
làm rõ thêm vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có
cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông – nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu
Quốc hội Thanh Hóa.
PV: Ông bình luận gì về "vấn nạn" chạy chức, chạy quyền vừa được một số Đại biểu Quốc hội nêu ra khi góp ý vào báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ sáng 29/3.
PV: Ông bình luận gì về "vấn nạn" chạy chức, chạy quyền vừa được một số Đại biểu Quốc hội nêu ra khi góp ý vào báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ sáng 29/3.
Ông Lê Văn Cuông: Theo dõi diễn biến cuộc sống và dư luận xã hội, tôi thấy vấn đề chạy chức, chạy quyền ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương khiến người ta không thể vô cảm.
Trong khi đó chúng ta luôn miệng nói quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chặt chẽ, thế nhưng tại sao con voi vẫn chui lọt lỗ kim?
Dư
luận băn khoăn có những "mảng tối" trong công tác cán bộ là có cơ sở.
Lĩnh vực nào “ngon” một chút, có sự hấp dẫn về quyền lực và bổng lộc thì
sự nhòm ngó càng lớn, càng nhiều người tìm cách đoạt được.
Nhìn
chung vấn đề chạy chức, chạy quyền không từ một vị trí nào hết, chỉ là ở
mức độ khác nhau mà thôi. Tôi ví dụ, chức trưởng thôn, về lợi ích kinh
tế không lớn, nhưng về mặt quyền lực, danh tiếng khu dân cư, dòng họ thì
không hề nhỏ. Từ quyền lực này sẽ thao túng quyền lực khác.
Vậy
nên, nhiều khi lương hay phụ cấp của các chức danh không cao, nhưng
đằng sau mức lương tầm thường đó còn biết bao khoản lợi, bổng lộc, gấp
hàng chục lần? Khi thấy được cái lợi ích trước mắt người ta sẽ chạy và
tìm cách chạy.
Những tin tức về chuyện "chạy" công chức từng gây xôn xao dư luận. Ảnh minh họa của Báo Vietnamnet.vn). |
Trước
đây, thời điểm còn là Đại biểu Quốc hội, tôi đã nhiều lần chất vấn Bộ
trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề này, đồng thời đưa ra cảnh báo, nếu không
ngăn chặn việc chạy chức, chạy quyền sẽ dẫn đến hậu họa khôn lường cho
đất nước.
Bởi
lẽ những người có phẩm chất, năng lực nhưng không chịu chạy sẽ không
được đề bạt, bổ nhiệm. Còn những kẻ kém tài, kém đức nhưng khéo chạy,
biết cách chạy có thể sẽ dễ dàng leo lên các thang bậc của quyền lực.
Và
khi có quyền họ sẽ tìm cách thao túng, phá thủng nề nếp quản lý để đặc
quyền, đặc lợi, kiềm chế và triệt tiêu những người thẳng thắn, tiếp tục
đưa những kẻ nịnh nọt, chạy chức, chạy quyền vào bộ máy Nhà nước.
Gần đây, dư luận lại băn khoăn nhiều về tình trạng một bộ phận cán bộ công chức có bằng thật nhưng kiến thức giả.
Nhiều
người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng nhờ lo lót, chạy chọt nên
vẫn được tuyển vào cơ quan Nhà nước và được đề bạt, bổ nhiệm, làm cho
chất lượng đội ngũ cán bộ công chức giảm sút.
Đến nay, tình trạng trên vẫn chưa có nhiều chuyển biến.
Theo ông, đâu là nguyên nhân sinh ra “vấn nạn” này?
Ông Lê Văn Cuông:
Vấn nạn chạy chức chạy quyền không phải bây giờ mới có ở Việt Nam. Từ
xa xưa trong dân gian đã lưu truyền tệ “mua quan, bán chức” với bao điều
xấu xa.
Thời chiến tranh, bao cấp khó khăn gian khổ, có xảy ra
việc chạy chức, chạy quyền nghiêm trọng, phức tạp như bây giờ đâu.
Nếu có cũng chỉ là những thứ lặt vặt không đáng kể hoặc ở mức độ không lớn, không nghiêm trọng như hiện nay.
Thời đó, người ta cũng không có điều kiện tham ô như bây giờ.
Câu hỏi đặt ra là vì sao bây giờ nạn chạy chức, chạy quyền lại phát triển mạnh mẽ đến như thế?
Có
thể trả lời được ngay, đó là vì cơ chế, mà trước hết là công tác cán bộ
nhiều nơi, nhiều chỗ chưa được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch.
Chừng
nào công tác cán bộ vẫn do một người, một nhóm người quyết định, hoặc
dân chủ còn hình thức thì chạy chức, chạy quyền vẫn còn đất sống.
Thực
tế thì chỉ những người yếu kém, tư lợi, tham chức, tham quyền mới chạy
chọt. Họ bỏ ra một số vốn đầu tư cho việc chạy thì sau này rất có thể
người ta sẽ yêu cầu cấp dưới phải chạy chọt, để thu lại những khoản tiền
mình đã bỏ ra.
Điều này làm cho bộ máy Nhà nước không còn trong sạch và rất có hại cho dân, cho nước.
Ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Quốc Toản). |
Cũng
cần phải nói thêm rằng, mặc dù thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo
cho ra lò hàng loạt Tiến sĩ được cho là không đảm bảo chất lượng nhưng
vẫn được nhiều địa phương, Bộ, Ngành... đánh giá là nhân tài, nên đã đề
ra nhiều chính sách, chế độ cục bộ hấp dẫn để thu hút, ưu tiên trong
việc tuyển dụng, bổ nhiệm đề bạt.
Vì
vậy có nhiều người cố chạy cho được tấm bằng Tiến sĩ để làm quan, dẫn
đến nghịch lý, Viện nghiên cứu, các trường Đại học rất thiếu Giáo sư,
Tiến sĩ. Nhưng tại các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là ở cấp Bộ thì
đi đâu cũng gặp Tiến sĩ.
Tôi
cũng đã nhiều lần phản ánh tình trạng sinh viên ra trường phải bỏ ra
hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng để chạy việc, trong khi
đó, có nhiều sinh viên mặc dù phẩm chất, năng lực khá nhưng vẫn bị loại
ra ngoài vì không có tiền lót tay.
Tôi cho rằng đầu tư cho chạy chức, chạy quyền là đầu tư siêu lợi nhuận.
Như ông nhận định có việc chạy chức, chạy quyền, nhưng vì sao việc “bắt tận tay”, xử lý tận gốc tình trạng này lại khó đến vậy?
Ông Lê Văn Cuông: Không có người nào chạy chức, chạy quyền nào lại đi báo cáo với cơ quan chức năng cả. Thế thì khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”.
Tôi
lấy ví dụ, trước đây, để được xuất vào bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh,
mỗi người phải "nộp" hai mươi đến ba mươi triệu đồng. Sau đó, hành vi
vi phạm của cán bộ cơ quan này đã bị cơ quan chức năng truy tố trước
pháp luật.
Hay chuyện có cán bộ bị kỷ luật ở vị trí này, sau đó không lâu lại được bổ nhiệm ở vị trí khác, cao hơn.
Nếu không chạy thì làm sao có hiện tượng lạ đời như vậy?
Điều
này cho thấy rằng, tình trạng chạy chức, chạy quyền diễn ra ngầm, phức
tạp. Chỉ có đi vào thực tế kiểm tra, xem xét cụ thể mới phát hiện được.
Đây
là trách nhiệm của cơ quan điều tra, trong việc phát hiện những đối
tượng đó chạy đến đâu? chạy như thế nào? cách thức chạy ra làm sao?
Theo ông, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền hiện nay?
Ông Lê Văn Cuông:
Muốn ngăn chặn được tình trạng này, trước hết cần nhìn thẳng vào vấn
đề, mạnh dạn mổ xẻ, tìm đúng căn nguyên của bệnh mới trị được.
Ví
dụ, trong công tác cán bộ, khi thực hiện việc tuyển chọn nhân sự cần
phải đưa ra nhiều ứng cử viên và những người đó phải có chương trình
hành động cụ thể. Họ phải thực hiện đối thoại với dân và phải đưa ra tập
thể để bỏ phiếu.
Do
đó, dân chủ, công khai, minh bạch là liều thuốc tốt nhất để chữa căn
bệnh chạy chức, chạy quyền. Cụ thể, phải tăng cường sự giám sát của nhân
dân, tổ chức, tập thể trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Vấn đề này cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao nhất.
Còn
nếu cứ thực hiện công tác cán bộ theo kiểu tù mù, chủ yếu dựa vào sơ
yếu lí lịch, không có chương trình hành động, không có nhiều đối tượng
ngang sức ngang tài để cạnh tranh, đối thoại xem ai hơn ai để lựa chọn,
thì chạy chức chạy quyền vẫn có đất sống.
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
'Chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương…'
“Lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ cũng là một dạng tham nhũng. Những
hành vi “chạy chức”, “chạy quyền”,... đang gây bất bình trong xã hội,
làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
1- “Lợi ích nhóm” thường khó phát hiện, ít bị tố
cáo vì những người liên quan đều có lợi ích, dễ liên kết, bao che nhau
để mưu cầu lợi ích cá nhân bất chính, ngoan cố bám lấy lợi ích đó đến
cùng. Trong công tác cán bộ, biểu hiện của lợi ích nhóm cũng rất đa
dạng, phức tạp, có ở tất cả các khâu, các bước trong quy trình của công
tác cán bộ. Vì thế, những khuyết điểm, yếu kém kéo dài trong công tác
cán bộ chậm được khắc phục, đặc biệt là tình trạng “chạy chức, chạy
quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”(1) có
nguyên nhân từ “lợi ích nhóm”. Tình trạng này gây nhức nhối trong Đảng
và toàn xã hội, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng.
Tại Hội nghị Trung
ương 11 khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết
không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các
khuyết điểm, như bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định
đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm
trái cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực,
xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích
nhóm...”(2).
Để đạt được “lợi ích nhóm”, người
có chức quyền đã lợi dụng sơ hở của các quy định; tạo các mối quan hệ để
móc nối kiếm lợi bất chính cho cá nhân, bất chấp nhân phẩm, đạo đức. Vì
thế, cần tập trung làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và có những giải
pháp đấu tranh ngăn chặn tình trạng này vì sự trong sạch, vững mạnh của
bộ máy nhà nước và thanh danh, uy tín của Đảng cầm quyền. Nếu không có
giải pháp đột phá thì việc đấu tranh chống các hành vi “chạy chức”,
“chạy quyền”; “lợi ích nhóm” và tham nhũng, tiêu cực vẫn chỉ dừng lại ở
việc hô hào, hình thức và niềm tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng sẽ càng suy giảm.
Nguyên nhân của “lợi ích
nhóm” là do lòng tham, vụ lợi, suy thoái về đạo đức của người có chức
quyền và những người “chạy chức”, “chạy quyền”; do những tiêu cực, tham
nhũng trong công tác cán bộ ít được đề cập (phải chăng vì nó luôn được
coi là khâu “tế nhị, nhạy cảm”?); do cấp ủy chưa chăm lo đến công tác
giáo dục tư tưởng chính trị, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình
của đảng viên, tổ chức đảng chưa cao...; và đặc biệt là do các nguyên
tắc, quy chế, quy định, quy trình về công tác cán bộ còn có nhiều “kẽ
hở” dễ bị lợi dụng.
Một số quy định của Đảng,
Nhà nước ban hành nhưng chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nên bị một số cán bộ
lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ
lợi dụng để “lách luật”. Ví dụ, đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất,
kéo dài, chậm được khắc phục là do động cơ cá nhân của người đánh giá
“yêu nên tốt, ghét nên xấu” và do thiếu những chuẩn mực pháp lý về đánh
giá đối với từng chức danh cán bộ. Hay trách nhiệm của cấp ủy và người
đứng đầu không rõ ràng nên khi quyết định sai lầm về công tác cán bộ (do
“lợi ích nhóm”) thì khó quy trách nhiệm thuộc về ai.
Về
nguyên tắc, quyết định về cán bộ thuộc về tập thể cấp ủy, ban thường vụ
cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, nhưng trong nhiều trường hợp quyết
định này thực chất là của một người hoặc một nhóm người. Tập thể có thẩm
quyền do không nắm được thông tin về từng cán bộ (ban thường vụ cấp ủy
cấp huyện hoặc cấp tỉnh được phân cấp quản lý quá nhiều cán bộ, khoảng
350 - 400 người) hoặc do không dám bầy tỏ chính kiến trái chiều vì “dĩ
hòa, vi quý” hoặc vì sợ bất lợi cho con đường tiến thân của mình nên
thường biểu quyết theo người đề xuất (trưởng ban tổ chức và thường trực
cấp ủy). Đây là nguyên nhân sâu xa của nạn chạy chức, chạy quyền hiện
nay thường được hợp pháp hóa bằng cụm từ “đúng quy trình”, “đúng nguyên
tắc”. Đảng ta đã thẳng thắn thừa nhận: “Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác
định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi
sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện
tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không
khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm;
tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực
một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân”(3).
Ảnh minh họa
Không
ít các ủy viên ủy ban kiểm tra các cấp thường đứng ngoài cuộc trong
kiểm tra ban thường vụ cấp ủy về công tác cán bộ vì lý do “tế nhị” khi
phải kiểm tra người lãnh đạo, quản lý đang có quyền chi phối, quyết định
đến sinh mệnh chính trị của mình. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội trong nhiều trường hợp cũng không đủ thông tin và bản
lĩnh để phản biện những quyết sách về công tác cán bộ của cấp ủy, thậm
chí kể cả việc thực hiện thẩm quyền của mình chủ trì hiệp thương giới
thiệu nhân sự cho bầu cử các cơ quan nhà nước. Do vậy, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra hay của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội tuy đã được Điều lệ Đảng hay pháp luật của Nhà
nước quy định nhưng cũng khó được thực hiện triệt để.
Các
cơ quan báo chí trong không ít trường hợp không được thông tin đầy đủ,
kịp thời từ các cơ quan có trách nhiệm hay người đứng đầu tổ chức có
thẩm quyền mà thường chỉ nhận được những thông tin chung chung, như đã
làm “đúng quy trình”, “đúng nguyên tắc”, hay “tại thời điểm khen thưởng,
đề bạt thì vẫn chưa phát hiện được khuyết điểm của họ” hoặc “nếu phát
hiện được sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật”,...
2- Để ngăn chặn, đẩy lùi “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:
Một
là, nâng cao nhận thức và ý thức cho toàn Đảng, toàn dân, trước hết là
các tổ chức đảng, người đứng đầu, quyết tâm phòng, chống tham nhũng nói
chung và phòng, chống tham nhũng trong công tác cán bộ hiện nay nói
riêng, làm tròn trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, ban
hành các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, quy định, quyết
định cũng như tổ chức thực hiện đúng công tác tổ chức, cán bộ. Nâng cao
nhận thức, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của cán bộ tham mưu về công
tác tổ chức, cán bộ, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện đúng chức năng
tham mưu xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai các chủ trương của Đảng,
quy định của Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ. Đồng thời, thường
xuyên quán triệt và thực hiện tốt Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7-6-2012,
của Ban Bí thư, “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Chỉ thị số 33- CT/TW, ngày 3-1-2014,
của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê
khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày
15-5-2016, của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đồng thời, thực hiện nghiêm Quy định
số 47, ngày 01-11-2011, của Ban Chấp hành Trung ương, Về những điều đảng
viên không được làm.
Hai là, hoàn thiện chủ
trương, quan điểm, nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình mang tính
luật trong công tác cán bộ. Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01-11-2011, của
Ban Chấp hành Trung ương, Về thi hành Điều lệ Đảng, đã xác định: “Đảng
thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi
với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức
trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ”(4). Theo đó, tập thể cấp ủy
và tổ chức đảng có thẩm quyền thảo luận dân chủ và quyết định theo đa
số những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí,
sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán
bộ. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về cán bộ và
công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Trong khi chưa
luật hóa hoạt động của các tổ chức đảng thì khâu mấu chốt là nâng cao
chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách,
quan điểm, nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ
một cách đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, để những kẻ muốn tham nhũng cũng
không thể tham nhũng được.
Các tổ chức đảng rà
soát để bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc, xác định rõ và phân công cụ
thể trách nhiệm, quyền hạn của tập thể, cá nhân, nhất là trách nhiệm của
người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước và mối quan hệ
giữa các chủ thể trong công tác cán bộ. Phát huy dân chủ, chấp hành
nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, khắc phục tình trạng độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, quyền
lực tập trung vào một số ít người, hoặc lợi dụng cơ chế tập thể để hợp
pháp hóa chủ trương, quyết định biểu hiện “lợi ích nhóm” của một số ít
người, thậm chí của một người.
Vấn đề đặt ra cần
tiếp tục được nghiên cứu là có nên xác định rõ chủ thể ban hành, chủ
thể thực hiện và chủ thể kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm ?
“Lợi
ích nhóm” có thể xuất hiện ngay từ việc hoạch định và ban hành quyết
sách - tham nhũng chính trị. Không có chủ thể ban hành quyết sách nào
muốn quyết sách đó gây khó cho mình, tự “trói chân, buộc tay mình”. Vì
vậy, không nên có một chủ thể với nhiều “đặc quyền”: vừa ban hành luật
chơi, vừa chơi, vừa thổi còi phạt chính mình. Nên chăng, nghiên cứu sâu
hơn và có thể thực hiện thí điểm việc phân công trách nhiệm trong Đảng:
Đại hội đảng, cấp ủy các cấp ban hành quy định; ban thường vụ, bí thư,
phó bí thư cấp ủy thực hiện quy định đó; ủy ban kiểm tra đảng kiểm tra
việc thực hiện; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phản biện
quyết sách, giám sát việc thực thi và cung cấp thông tin cho ủy ban kiểm
tra đảng.
Trước mắt, cần quy chế hóa (pháp chế
hóa) tất cả các khâu của công tác cán bộ. Tiếp tục hoàn thiện những quy
chế đã có về quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi
dưỡng, chính sách đãi ngộ cán bộ, quy chế quy định về kê khai tài sản
của cán bộ... Những quy chế đó đòi hỏi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
phải thực hiện nghiêm túc, trước sự giám sát của tổ chức đảng, đảng viên
và nhân dân. Ví dụ, khi tài sản của cán bộ (diện phải kê khai) cả
trước, trong và sau khi giữ chức vụ, nếu được công khai ở nơi công tác,
nơi cư trú, thậm chí trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ
chức được phân cấp quản lý cán bộ thì chính quần chúng, đảng viên sẽ là
những người giám sát tốt nhất, cung cấp thông tin cho Đảng nếu cán bộ
kê khai thiếu trung thực. Cơ quan ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ xác minh,
chất vấn, kết luận nếu có dấu hiệu bất thường về tài sản trong việc đảng
viên kê khai tài sản, thu nhập.
Quy chế về công
tác cán bộ phải xác định rõ hơn trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng
đầu và những thành viên tham gia hay quyết định về cán bộ. Xét về mặt
dân chủ, tức là cần có sự tham gia của nhiều chủ thể nhưng quyền quyết
định thuộc về tập thể cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn. Nếu giao quyền
quyết định thuộc về thủ trưởng cơ quan thì chỉ riêng thủ trưởng chịu
trách nhiệm, không đổ lỗi cho tập thể cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng
(cho dù cấp ủy cho ý kiến để tham khảo). Có làm như vậy, mới khắc phục
được tệ quan liêu, vô trách nhiệm, đổ lỗi khi sai phạm.
Vì
vậy, cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI
“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” về thí điểm bí thư
cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên thường vụ cấp ủy; cấp
trưởng có trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó;
chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý; thực hiện quy trình giới
thiệu nhân sự theo hướng những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm phải
trình bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định hay thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý theo
hướng dân chủ, công khai, minh bạch trong cơ chế tuyển chọn người có đủ
đức và tài.
Quy trình hóa trong công tác cán bộ
là việc xây dựng, ban hành và thực thi các quy định về các bước tiến
hành các công việc liên quan đến từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng
quy trình trong từng khâu của công tác cán bộ chính là thực hiện khoa
học hóa trong công tác cán bộ, là hình thức thể hiện của tính dân chủ,
công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác cán bộ.
Quy trình hóa trong công tác cán bộ cho phép mỗi tổ chức, cá nhân thực
hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với từng bước trong
từng khâu của công tác cán bộ. Quy trình hóa trong công tác cán bộ cũng
giúp cho đảng viên và nhân dân có điều kiện giám sát việc thực hiện.
Ba
là, kiểm soát, giám sát chặt chẽ quá trình thực thi, không để người có
quyền hạn lợi dụng, “lách luật” trục lợi. Các chế định trong quy định
cần rõ ràng, thống nhất và không có ngoại lệ. Tránh những cụm từ “nói
chung” hoặc “trừ những trường hợp đặc biệt” trong bổ nhiệm, giới thiệu
cán bộ ứng cử. Đó cũng có thể là kẽ hở để vận dụng tùy tiện, như “vận
dụng” cho trường hợp này nhưng không vận dụng cho trường hợp khác hay
cho “nợ” với người này mà không cho “nợ” với người kia - đây chính là
mảnh đất tốt để “nhóm lợi ích” khai thác.
Cũng
đã xuất hiện tình trạng áp đặt khi vận dụng Hướng dẫn thi hành Điều lệ
Đảng, “... Khi cần thiết, cấp ủy cấp trên có quyền điều động đảng viên
từ đảng bộ khác chỉ định tham gia cấp ủy và giữ các chức vụ ủy viên
thường vụ, phó bí thư, bí thư cấp ủy, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra”. Đây có
thể là kẽ hở để một số cấp ủy dễ dàng sắp xếp người thân hoặc người
cùng phe cánh vào vị trí chủ chốt cấp ủy cấp dưới, mặc cho nếu tiến hành
bầu cử thì những người này chắc chắn không đủ tín nhiệm để trúng cử.
Các
cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp trên cần chú trọng, tăng
cường, đổi mới phương thức, biện pháp, nội dung kiểm tra, giám sát, kiểm
soát tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện các quy định
về công tác cán bộ. Đặc biệt là phải hết sức coi trọng kiểm tra, giám
sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của tổ chức đảng, nhất là người
đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, kể cả cán bộ tham mưu
cấp chiến lược về công tác tổ chức, cán bộ.
Tăng
thẩm quyền cho ủy ban kiểm tra để họ có đủ quyền trong kiểm tra, giám
sát, xử lý kỷ luật đối với cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu,
phòng, chống “lợi ích nhóm”. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiểm
soát, phát hiện, xử lý, loại bỏ kịp thời những đảng viên tham nhũng, suy
thoái đạo đức, lối sống, vô trách nhiệm, mất uy tín và trở thành lực
cản của sự phát triển. Những trường hợp có dấu hiệu vi phạm, bị tố cáo
có vi phạm về “lợi ích nhóm” trong công tác tổ chức, cán bộ phải kịp
thời chỉ đạo tổ chức kiểm tra, xem xét, kết luận, xử lý, nghiêm minh.
Người có chức, có quyền trong công tác cán bộ sẽ không dám tham nhũng
nếu “Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền,
chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”(5).
Bốn
là, phát huy vai trò giám sát của nhân dân và các phương tiện thông tin
đại chúng nhằm ngăn chặn sự hình thành “lợi ích nhóm”, để không còn
những “ngoại lệ” trong công tác cán bộ. Sử dụng những công cụ, biện pháp
giám sát của cộng đồng, của nhân dân và xã hội để phát hiện những dấu
hiệu bất thường, bất minh nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn “lợi ích
nhóm” trong công tác cán bộ.
Dân chủ hóa gắn với
công khai hóa công tác cán bộ tạo điều kiện cho mọi người dân có thể
thực hiện chức năng giám sát vì thực tế quyền lực không được giám sát sẽ
gây ra nhiều tiêu cực. Công khai hóa trong công tác cán bộ là việc
thông tin rộng rãi các quy định về công tác cán bộ, từ nhu cầu tuyển
dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đến khen thưởng, kỷ luật cán bộ để mọi
người dễ biết, dễ kiểm tra, giám sát. Quy chế dân chủ trong công tác cán
bộ cũng cần tạo ra sự cạnh tranh trong cán bộ, chọn đúng người có đức,
có tài, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền, đề bạt người thân quen,
cánh hẩu,... dẫn đến sử dụng cán bộ không đủ tiêu chuẩn, uy tín thấp,
làm việc kém hiệu quả, dân mất niềm tin.
Quán
triệt quan điểm sử dụng cán bộ có đủ cả đức, tài, không phân biệt thành
phần xuất thân, đảng viên hay người ngoài Đảng, quá trình công tác dài
hay ngắn, cấp ủy hay không cấp ủy,... miễn họ là người được quần chúng
tôn vinh thừa nhận, được đồng nghiệp đồng tình ủng hộ, mạnh dạn sử dụng
cán bộ theo đúng sở trường và kinh nghiệm của họ.
Thực
hiện tốt những giải pháp nêu trên không chỉ nhằm ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ mà còn góp phần đổi mới
mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ mà Đảng đã đề ra trong thời gian tới./.
Nguyễn Minh Tuấn, PGS, TS. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh/ theo Tạp chí Cộng sản
*Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt
-----
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 tr. 174
(2) Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ mười một Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(3) Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 22 - 23
(4) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 64
(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 262
Làm sao dẹp nạn “con ông cháu cha”?
TTO - Câu chuyện “con ông cháu cha” không phải là mới, nhưng gần đây ồn ào trở lại. Diễn đàn chủ nhật kỳ này đặt ra câu hỏi làm sao dẹp nạn này và nhiều chuyên gia, luật sư... đã nhiệt tình tham gia.
Luật
đã có nhưng có quá nhiều kẽ hở và trên thực tế có tình trạng làm “đúng
quy trình”, nhưng ai cũng biết có chuyện đằng sau quy trình đó.
Vậy giải pháp ra sao cho vấn nạn này? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của các chuyên gia và mong nhận thêm nhiều trao đổi của bạn đọc.
* Bà Phạm Chi Lan (nguyên thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng):
Ông chủ tịch Sabeco được bổ nhiệm chắc không thể thiếu sự ủng hộ của ông Vũ Huy Hoàng, sau đó ký văn bản xin chính con trai lãnh đạo của mình.
Sau đó ông bố không trực tiếp ký, mà giao cho thứ trưởng dưới quyền ký. Và cũng không bổ nhiệm, mà giới thiệu về. Nhưng thử hỏi con dân bình thường liệu có thể dễ dàng như thế không?
Trước đây đã có nhiều trường hợp vi phạm mà khi lộ ra, chúng ta đều thấy họ được bổ nhiệm đúng quy trình. Quy trình của chúng ta tiếng là chặt, nhưng thật ra còn kẽ hở. Khi người ta đã quyết tâm lách thì họ vẫn làm được.
Theo tôi, nhân chuyện Tổng bí thư có chỉ đạo xem xét việc bổ nhiệm và trách nhiệm của ông phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, các cơ quan chức năng nên xem xét cả chuyện con được bổ nhiệm vào doanh nghiệp do bố quản lý để có biện pháp xử lý.
Những chuyện bổ nhiệm như thế này không còn ít và cá biệt nữa. Nên đây là cơ hội để chấn chỉnh. Từ xem xét nên có biện pháp xử lý kiên quyết, ít nhất nếu bổ nhiệm sai hoặc có vấn đề thì rút lại, không thực hiện nữa.
Dân gian đã truyền nhau câu “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ”, các vị lãnh đạo biết cả thì phải xem xét, chấn chỉnh.
* Luật gia Cao Bá Khoát (người tham gia soạn thảo Luật doanh nghiệp 2005):
Điều 57 của luật trên có ghi: Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì giám đốc hoặc tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, con, con nuôi... của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.
Như vậy, ngay việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm tổng giám đốc PVFI đã chưa đúng tinh thần của luật. Việc ông Vũ Quang Hải về Sabeco - một công ty dưới sự quản lý của Bộ Công thương - cũng rất không phù hợp.
Khi con bộ trưởng làm lãnh đạo ở công ty đó rồi thì các đơn vị của Bộ Công thương có dám thanh tra, kết luận con của ông bộ trưởng sai không?
Luật doanh nghiệp đã tạo ra cơ chế để ngăn chặn việc lợi dụng quyền hạn, tạo điều kiện để đấu tranh với hành vi không chính đáng.
Tuy nhiên, tình trạng con quan chức về doanh nghiệp là không ít. Đó là câu chuyện lợi dụng chức vụ cử người thân, con cái vào các vị trí tốt.
Đáng ra bản thân con cái họ không dám làm và khó có thể làm được, nhưng vì có bố mẹ nên họ cứ làm. Tình trạng này không thể chấp nhận được. Tôi đồng tình với cách nghĩ nếu cứ để như thế thì làm gì còn công bằng, cơ hội cho con em nông dân?
Hiện nay, các quy định của luật cũng như văn bản hướng dẫn đã chặn rất nhiều khả năng cha mẹ bổ nhiệm con cái hay lãnh đạo doanh nghiệp bổ nhiệm người thân của mình vào vị trí lãnh đạo.
Tuy nhiên khi sai thì ai tuýt còi? Phải có cơ quan chịu trách nhiệm ngăn chặn, lên tiếng kịp thời. Những người liên quan cũng cần dũng cảm lên tiếng.
* Ông Lê Văn Cuông (nguyên phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa):
Nếu con người không chuẩn, không gương mẫu, có lợi ích nhóm thì mọi tiêu chí trong quy trình đều có thể thành hình thức, hợp thức hóa được. Trong nhóm lợi ích rồi thì anh bổ nhiệm con tôi, tôi bổ nhiệm con anh, anh tạo điều kiện cho tôi, tôi có trách nhiệm với con anh...
Tôi từng phát biểu cảnh báo vấn đề này từ rất lâu rằng có chuyện chạy chức chạy quyền. Thậm chí trong chất vấn ở Quốc hội, tôi đã đặt vấn đề giờ người ta không chỉ chạy mà còn “đấu thầu” cán bộ. Tình trạng tôi bổ nhiệm ông, ông có trách nhiệm với con tôi... có vẻ ngày càng nhiều.
Nó đi cùng với tình trạng thoái hóa, biến chất của một bộ phận đảng viên mà nghị quyết trung ương 4 đã nêu. Chuyện đã không còn cá biệt.
Trong khi hậu quả của nó là ghê gớm thì chúng ta chưa có giải pháp nào thật sự rõ ràng. Nên tình trạng chạy chức quyền, cài cắm con cháu như bệnh dịch.
Có lợi ích to lớn ở đây nên họ cứ lao vào. Nhiều người có trách nhiệm có thể biết, nhưng họ cũng không quyết liệt. Rồi còn nạn bổ nhiệm trước khi về hưu...
Việc có thể được đưa qua tập thể, nhưng tập thể đó có chung lợi ích, hoặc một vài cá nhân không đồng tình nhưng sợ bị trù dập nên không đấu tranh.
Giải pháp chỉ còn cách phải tăng mạnh chế tài, phát hiện thì phải kiên quyết làm rõ, xử lý. Dư luận rất mừng khi Tổng bí thư lần đầu tiên đã có chỉ đạo vụ việc cụ thể như việc ông phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Tôi coi đây như phát súng lệnh, tuyên chiến với những tiêu cực trong công tác cán bộ. Nhưng phải làm thế nào huy động được các cơ quan cùng vào cuộc, người dân tham gia, rồi cả hệ thống tham gia phát hiện, ngăn chặn.
Nếu không, sau một thời gian các cơ quan lại như đứng ngoài cuộc thì dễ đánh trống bỏ dùi.
* Ông Nguyễn Sỹ Cương (đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận):
Vì luật quy định không chặt chẽ, nhiều vị cán bộ cũng lợi dụng điều này để đưa người thân vào đủ vị trí trong cơ quan.
Đều biết là không nên nhưng người ta cứ làm. Ở một số vị trí lãnh đạo, con cái họ được đào tạo bài bản, có kiến thức thì với vị trí và tầm ảnh hưởng của mình, các vị ấy dư sức đưa con về những nơi khác, không phải cơ quan mình, nhưng thực tế họ vẫn đưa con cái, người thân về cùng cơ quan để dễ bề nâng đỡ, đưa vào những vị trí quan trọng, béo bở rồi cuối cùng là “nắm tóc lôi lên”.
Điều này không chỉ không nên mà còn không tốt ở chỗ người nọ nhìn người kia, chẳng ai nói được ai khi tuyển dụng, bổ nhiệm, xin ngang những vị trí quan trọng cho những người không đủ năng lực.
Tất cả những điều đó làm khó khăn cho công tác quản lý chung. Trong quản lý nhà nước, khi các vị lãnh đạo đưa con em mình vào thì cơ quan nhà nước rất dễ trở thành gia đình, như vậy rất nhiều vấn đề không thể minh bạch được.
Làm thủ trưởng cơ quan, nếu là người công minh thì đừng đưa người nhà vào các vị trí trong cơ quan, còn nếu không sẽ biến công sở thành “tư gia”, biến các tập đoàn nhà nước thành các tập đoàn của gia đình.
* Luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn luật sư Hà Nội):
Trên thực tế, một người vừa hoàn thành chương trình học, chưa có chút kinh nghiệm thực tế nào nhưng lại được bố giới thiệu vào một doanh nghiệp, một công sở do bố đang quản lý, đang phụ trách thì đố đơn vị nào dám không nhận con của sếp.
Để tránh việc tham nhũng, bè phái, cấu kết, tư túi... Luật phòng chống tham nhũng, Luật cán bộ công chức viên chức, Luật doanh nghiệp đều có những điều khoản quy định nhằm hạn chế việc tham nhũng và đảm bảo mọi việc công bằng, quản lý tốt hơn tài sản của Nhà nước...
Tuy nhiên, các quy định này chỉ hạn chế được một phần nào rất nhỏ việc “giữ ghế, chiếm ghế” cho người thân quen và con cháu của họ, còn lại các quan chức, lãnh đạo vẫn lần lượt đưa con cháu vào chiếm các vị trí “ngon” trong cơ quan như “cha truyền con nối”.
Rồi dần dần biến những cơ quan chính quyền, những tổ chức của Nhà nước, những tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước thành những tập đoàn của dòng họ, gia đình...
Hết người thân thì đến người quen cùng địa phương... Việc phổ biến đến nỗi có những cơ quan nhà nước mà người ta muốn làm gì thì nhất định phải “qua cửa” một số người mới làm việc được.
Đây chính là vấn nạn tham nhũng không chỉ ghế ngồi, vị trí mà còn tham nhũng luôn cả những chính sách của Nhà nước, những dự án phục vụ nhân dân...
Về lâu dài, luật cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể và cấm tiệt việc lãnh đạo đưa con cháu, người thân vào làm cùng cơ quan, hệ thống, ngành nghề.
Có làm được việc này mới hạn chế được vấn nạn “con ông cháu cha” được chuẩn bị sẵn ghế cho những vị trí tốt, nhiều quyền lợi.
Vậy giải pháp ra sao cho vấn nạn này? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của các chuyên gia và mong nhận thêm nhiều trao đổi của bạn đọc.
Giờ người ta không chỉ chạy mà còn “đấu thầu” cán bộ. Trong khi hậu quả của nó là ghê gớm thì chúng ta chưa có giải pháp nào thật sự rõ ràng. Nên tình trạng chạy chức quyền, cài cắm con cháu như bệnh dịch |
Ảnh: C.V.K. |
Cơ hội để chấn chỉnh
Việc ông Vũ Quang Hải được giới
thiệu về Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco),
theo tôi, chắc là sẽ hoàn toàn đúng quy trình. Bởi nhìn qua cũng thấy nó
được tổ chức thực hiện kín kẽ, chu đáo.Ông chủ tịch Sabeco được bổ nhiệm chắc không thể thiếu sự ủng hộ của ông Vũ Huy Hoàng, sau đó ký văn bản xin chính con trai lãnh đạo của mình.
Sau đó ông bố không trực tiếp ký, mà giao cho thứ trưởng dưới quyền ký. Và cũng không bổ nhiệm, mà giới thiệu về. Nhưng thử hỏi con dân bình thường liệu có thể dễ dàng như thế không?
Trước đây đã có nhiều trường hợp vi phạm mà khi lộ ra, chúng ta đều thấy họ được bổ nhiệm đúng quy trình. Quy trình của chúng ta tiếng là chặt, nhưng thật ra còn kẽ hở. Khi người ta đã quyết tâm lách thì họ vẫn làm được.
Theo tôi, nhân chuyện Tổng bí thư có chỉ đạo xem xét việc bổ nhiệm và trách nhiệm của ông phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, các cơ quan chức năng nên xem xét cả chuyện con được bổ nhiệm vào doanh nghiệp do bố quản lý để có biện pháp xử lý.
Những chuyện bổ nhiệm như thế này không còn ít và cá biệt nữa. Nên đây là cơ hội để chấn chỉnh. Từ xem xét nên có biện pháp xử lý kiên quyết, ít nhất nếu bổ nhiệm sai hoặc có vấn đề thì rút lại, không thực hiện nữa.
Dân gian đã truyền nhau câu “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ”, các vị lãnh đạo biết cả thì phải xem xét, chấn chỉnh.
Ảnh: C.V.K. |
Không theo tinh thần Luật doanh nghiệp
Tôi cũng cùng quan điểm với anh Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, mới đây khi cho rằng việc bổ
nhiệm ông Vũ Quang Hải làm tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài
chính Công đoàn dầu khí (PVFI) là không phù hợp với luật điều chỉnh giai
đoạn đó là Luật doanh nghiệp 2005.Điều 57 của luật trên có ghi: Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì giám đốc hoặc tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, con, con nuôi... của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.
Như vậy, ngay việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm tổng giám đốc PVFI đã chưa đúng tinh thần của luật. Việc ông Vũ Quang Hải về Sabeco - một công ty dưới sự quản lý của Bộ Công thương - cũng rất không phù hợp.
Khi con bộ trưởng làm lãnh đạo ở công ty đó rồi thì các đơn vị của Bộ Công thương có dám thanh tra, kết luận con của ông bộ trưởng sai không?
Luật doanh nghiệp đã tạo ra cơ chế để ngăn chặn việc lợi dụng quyền hạn, tạo điều kiện để đấu tranh với hành vi không chính đáng.
Tuy nhiên, tình trạng con quan chức về doanh nghiệp là không ít. Đó là câu chuyện lợi dụng chức vụ cử người thân, con cái vào các vị trí tốt.
Đáng ra bản thân con cái họ không dám làm và khó có thể làm được, nhưng vì có bố mẹ nên họ cứ làm. Tình trạng này không thể chấp nhận được. Tôi đồng tình với cách nghĩ nếu cứ để như thế thì làm gì còn công bằng, cơ hội cho con em nông dân?
Hiện nay, các quy định của luật cũng như văn bản hướng dẫn đã chặn rất nhiều khả năng cha mẹ bổ nhiệm con cái hay lãnh đạo doanh nghiệp bổ nhiệm người thân của mình vào vị trí lãnh đạo.
Tuy nhiên khi sai thì ai tuýt còi? Phải có cơ quan chịu trách nhiệm ngăn chặn, lên tiếng kịp thời. Những người liên quan cũng cần dũng cảm lên tiếng.
Ảnh: V.Dũng |
Anh bổ nhiệm tôi, tôi có trách nhiệm với con anh!
Tôi từng phát biểu ở Quốc hội quy trình bổ nhiệm cán bộ ở ta rất chặt
chẽ nhưng thực tế vẫn có “con voi chui lọt lỗ kim”. Bởi quy trình do
con người đặt ra, con người thực hiện.Nếu con người không chuẩn, không gương mẫu, có lợi ích nhóm thì mọi tiêu chí trong quy trình đều có thể thành hình thức, hợp thức hóa được. Trong nhóm lợi ích rồi thì anh bổ nhiệm con tôi, tôi bổ nhiệm con anh, anh tạo điều kiện cho tôi, tôi có trách nhiệm với con anh...
Tôi từng phát biểu cảnh báo vấn đề này từ rất lâu rằng có chuyện chạy chức chạy quyền. Thậm chí trong chất vấn ở Quốc hội, tôi đã đặt vấn đề giờ người ta không chỉ chạy mà còn “đấu thầu” cán bộ. Tình trạng tôi bổ nhiệm ông, ông có trách nhiệm với con tôi... có vẻ ngày càng nhiều.
Nó đi cùng với tình trạng thoái hóa, biến chất của một bộ phận đảng viên mà nghị quyết trung ương 4 đã nêu. Chuyện đã không còn cá biệt.
Trong khi hậu quả của nó là ghê gớm thì chúng ta chưa có giải pháp nào thật sự rõ ràng. Nên tình trạng chạy chức quyền, cài cắm con cháu như bệnh dịch.
Có lợi ích to lớn ở đây nên họ cứ lao vào. Nhiều người có trách nhiệm có thể biết, nhưng họ cũng không quyết liệt. Rồi còn nạn bổ nhiệm trước khi về hưu...
Việc có thể được đưa qua tập thể, nhưng tập thể đó có chung lợi ích, hoặc một vài cá nhân không đồng tình nhưng sợ bị trù dập nên không đấu tranh.
Giải pháp chỉ còn cách phải tăng mạnh chế tài, phát hiện thì phải kiên quyết làm rõ, xử lý. Dư luận rất mừng khi Tổng bí thư lần đầu tiên đã có chỉ đạo vụ việc cụ thể như việc ông phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Tôi coi đây như phát súng lệnh, tuyên chiến với những tiêu cực trong công tác cán bộ. Nhưng phải làm thế nào huy động được các cơ quan cùng vào cuộc, người dân tham gia, rồi cả hệ thống tham gia phát hiện, ngăn chặn.
Nếu không, sau một thời gian các cơ quan lại như đứng ngoài cuộc thì dễ đánh trống bỏ dùi.
Ảnh tư liệu |
Nguy cơ biến công sở thành tư gia
Luật của chúng ta không quy định cụ thể, cấm cụ thể việc bố bổ nhiệm
con trong cơ quan (trừ một số vị trí theo luật chuyên ngành), vậy nên
việc các cán bộ trong cơ quan nhà nước đưa con em, người thân của mình
vào làm cùng cơ quan, cùng ngành diễn ra khá phổ biến.Vì luật quy định không chặt chẽ, nhiều vị cán bộ cũng lợi dụng điều này để đưa người thân vào đủ vị trí trong cơ quan.
Đều biết là không nên nhưng người ta cứ làm. Ở một số vị trí lãnh đạo, con cái họ được đào tạo bài bản, có kiến thức thì với vị trí và tầm ảnh hưởng của mình, các vị ấy dư sức đưa con về những nơi khác, không phải cơ quan mình, nhưng thực tế họ vẫn đưa con cái, người thân về cùng cơ quan để dễ bề nâng đỡ, đưa vào những vị trí quan trọng, béo bở rồi cuối cùng là “nắm tóc lôi lên”.
Điều này không chỉ không nên mà còn không tốt ở chỗ người nọ nhìn người kia, chẳng ai nói được ai khi tuyển dụng, bổ nhiệm, xin ngang những vị trí quan trọng cho những người không đủ năng lực.
Tất cả những điều đó làm khó khăn cho công tác quản lý chung. Trong quản lý nhà nước, khi các vị lãnh đạo đưa con em mình vào thì cơ quan nhà nước rất dễ trở thành gia đình, như vậy rất nhiều vấn đề không thể minh bạch được.
Làm thủ trưởng cơ quan, nếu là người công minh thì đừng đưa người nhà vào các vị trí trong cơ quan, còn nếu không sẽ biến công sở thành “tư gia”, biến các tập đoàn nhà nước thành các tập đoàn của gia đình.
Ảnh tư liệu |
Luật phải chặt chẽ, cụ thể
Việc bổ nhiệm, tuyển dụng con cái các vị lãnh đạo vào những vị trí
tốt trong cơ quan nhà nước không bao giờ tạo ra sự công bằng cho những
người không có điều kiện như những vị có bố làm to.Trên thực tế, một người vừa hoàn thành chương trình học, chưa có chút kinh nghiệm thực tế nào nhưng lại được bố giới thiệu vào một doanh nghiệp, một công sở do bố đang quản lý, đang phụ trách thì đố đơn vị nào dám không nhận con của sếp.
Để tránh việc tham nhũng, bè phái, cấu kết, tư túi... Luật phòng chống tham nhũng, Luật cán bộ công chức viên chức, Luật doanh nghiệp đều có những điều khoản quy định nhằm hạn chế việc tham nhũng và đảm bảo mọi việc công bằng, quản lý tốt hơn tài sản của Nhà nước...
Tuy nhiên, các quy định này chỉ hạn chế được một phần nào rất nhỏ việc “giữ ghế, chiếm ghế” cho người thân quen và con cháu của họ, còn lại các quan chức, lãnh đạo vẫn lần lượt đưa con cháu vào chiếm các vị trí “ngon” trong cơ quan như “cha truyền con nối”.
Rồi dần dần biến những cơ quan chính quyền, những tổ chức của Nhà nước, những tập đoàn, tổng công ty có vốn nhà nước thành những tập đoàn của dòng họ, gia đình...
Hết người thân thì đến người quen cùng địa phương... Việc phổ biến đến nỗi có những cơ quan nhà nước mà người ta muốn làm gì thì nhất định phải “qua cửa” một số người mới làm việc được.
Đây chính là vấn nạn tham nhũng không chỉ ghế ngồi, vị trí mà còn tham nhũng luôn cả những chính sách của Nhà nước, những dự án phục vụ nhân dân...
Về lâu dài, luật cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể và cấm tiệt việc lãnh đạo đưa con cháu, người thân vào làm cùng cơ quan, hệ thống, ngành nghề.
Có làm được việc này mới hạn chế được vấn nạn “con ông cháu cha” được chuẩn bị sẵn ghế cho những vị trí tốt, nhiều quyền lợi.
"Tốn bao nhiêu tiền để vô được ngân hàng Agribank?"
Nguyễn Bạch Mi (Agribank Vị Thủy) |
Bạn bè, hàng xóm, người thân gặp tôi vẫn hỏi như vậy khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngoại thương nhưng tôi lại về quê và xin vào làm ở Ngân hàng Nông nghiệp.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của độc giả Nguyễn Bạch Mi đến từ Agribank chi nhánh Vị Thủy - Hậu Giang gửi tới cuộc thi viết Nghề Tài chính ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do CafeF phối hợp báo Trí thức trẻ tổ chức.
-----------------------
Tôi làm tín dụng!
Bước chân vào nghề khi mới vừa hoàn thành luận văn tốt nghiệp ra trường, tôi trở thành niềm vinh dự cho cả gia đình và sự ganh tị của các bạn cùng lớp khi tôi chẳng phải là con ông cháu cha, cha mẹ tôi cũng chẳng giàu có để có thể lo cho tôi một tấm vé vào nơi mà tôi hiện đang công tác ngày nay – Agribank Chi nhánh huyện Vị Thuỷ Hậu Giang.
Ấy vậy mà, thoáng chốc cũng đã gần 7 năm, kể từ ngày tôi làm theo mong muốn của cha mẹ là về quê xin vào làm ngân hàng Nông nghiệp dù rằng tôi chẳng biết gì về ngân hàng khi bằng Tốt nghiệp Đại học của tôi là chuyên ngành Ngoại thương. Nhiều khi ngồi suy ngẫm câu nói “nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề” là vô cùng đúng.
Bạn bè, hàng xóm, người thân ai gặp tôi cũng hỏi cùng một câu hỏi: “Tốn bao nhiêu tiền mới xin vô được Ngân hàng vậy?”. Tôi chỉ mỉm cười rồi trả lời: “Năm chục, năm chục ngàn tiền mua hồ sơ xin việc và khám sức khoẻ” rồi bỏ đi mặc kệ người ta có tin tôi nói hay là không?
Có lẽ, thời buổi bây giờ cái gì cũng được định giá bằng tiền nên người ta không còn coi trọng cái gọi là năng lực nữa. Ai cũng nghi kỵ lẫn nhau, không phân biệt giỏi dở mà chỉ hơn thua nhau qua độ giàu nghèo. Nhưng với tôi, có lẽ ông trời đã ưu ái khi cho tôi được làm ở một nơi vẫn còn đánh giá con người qua năng lực làm việc.
Học chuyên ngành Ngoại thương, tôi mong muốn được làm Giao dịch viên mảng Ngoại hối nhưng lại được phân công làm cán bộ tín dụng - một thử thách không hề nhỏ vì tôi có biết làm tín dụng ra làm sao đâu?
Tôi còn nhớ, ngày anh ấy - Phó phòng tín dụng lên chức Trưởng phòng, để laị địa bàn cho tôi quản lý. Tôi bỡ ngỡ xen lẫn hãnh diện khi con gái mà được làm tín dụng là điều đầu tiên có ở Agibank Vị Thuỷ lúc bấy giờ.
Ngày bàn giao địa bàn, anh chở tôi trên chiếc xe máy đã theo anh hơn 10 năm rong ruổi trên các con đường làng, để rồi kể từ hôm nay những con đường này sẽ đón bước chân tôi, rồi chạy qua từng nhà, nói tên, dư nợ, tính cách từng khách hàng một cách say sưa, tỉ mỉ. Lúc đó tôi chỉ dạ và dạ dù thật lòng tôi không tài nào nhớ cho nổi.
Rồi anh dạy cho tôi nghiệp vụ tín dụng. Chỉ thế đó, hành trang bước vào đời tín dụng của tôi chỉ vọn vẹn thế thôi nhưng với tôi nó vô cùng quý báu mà suốt đời này tôi luôn mang theo. Với tôi, anh là thầy, là thần tượng mà tôi luôn muốn phấn đấu để noi theo – đủ tài đủ đức.
Trong cơ quan, lúc nào các chị giao dịch viên cũng ganh tị với tôi khi tôi luôn được các anh cùng phòng thương và chỉ dạy mọi thứ rất tận tình, chu đáo. Cũng phải, vì tôi là đứa con gái duy nhất và nhỏ bé nhất cả về thân hình lẫn tuổi tác lúc đó, vậy mà được làm tín dụng. Vì trong suy nghĩ của các chị là làm tín dụng sướng lắm, lúc nào cũng về sớm.
Nhưng các chị có khi nào hiểu rằng để có những ngày về sớm thì cũng có những ngày chúng tôi phải vừa dãi nắng dầm mưa ngoài đường đi thẩm đinh, đi xử lý nợ… rồi phải về cơ quan làm cả núi hồ sơ và xử lý hàng tá báo cáo, công việc không tên khác nữa mà quên rằng trời cũng đã về khuya, và có đôi khi đó còn là những ngày thứ bảy, chủ nhật không nghỉ.
Không biết tự bao giờ tôi lại yêu công việc tôi đang làm như thế, đó là tình yêu làm tôi có thể quên ăn quên ngủ, quên cả hẹn hò và những cuộc vui chơi bên bè bạn. Tôi không biết tôi gọi nó là tình yêu, là cái nghiệp hay cả hai thì sẽ đúng hơn?
Tình yêu của tôi thật kỳ lạ: tôi yêu những con cá, con heo, con gà, con vịt… Yêu những đám lúa vàng mùa trĩu hạt bên những chiếc máy cắt xập xình đang chạy…Đó là những thứ mà khách hàng tôi - những người nông dân có được sau bao ngày lao động vất vả.
Tôi vui theo niềm vui khi khách hàng được mùa trúng giá, tôi lo theo nổi lo khi thất mùa rớt giá…bởi vì nghề của tôi là vậy, là người đồng hành cùng họ trên bước đường làm giàu.
Cực khổ là thế nhưng chỉ cần một cuộc điện thoại báo tin: “Mi ơi, vô nhà ăn mừng với chị, chị bán cá được rồi, giá cao có lời rồi cưng ơi, hay « Mi ơi, chú mới mua thêm cái máy cắt mới, ghé nhà chú chơi nghen con…” là bao mệt nhoài trong tôi như tan biến, tôi lại có thêm động lực để tiếp tục bước trên con đường này. Đó là những ngày mà nghề ngân hàng còn phát triển!
Nhưng ngày nay, khi mà có hàng trăm ngân hàng cạnh tranh nhau mọc lên như nấm thì nghề tín dụng lại càng gian nan hơn! Ai làm tín dụng mà không phải chạy chỉ tiêu, chạy doanh số, phải rong ruổi, bất chấp trời mưa lẫn nắng để tìm kiếm khách hàng cho vay.
Rồi kinh tế suy thoái, khách hàng gặp khó khăn vì làm ăn thua lỗ, vì thế nợ xấu và rủi ro ngân hàng cũng ngày một tăng theo. Áp lực công việc lại càng tăng lên gấp bội.
Có những lúc, tôi gần như kiệt sức vì những mệt nhoài, lo toan, suy nghĩ làm thế nào để hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, những lúc đó tôi đã nghĩ rằng mình không thể nào chịu đựng được nữa, tôi muốn từ bỏ công việc mà tôi đã từng rất đam mê để tìm một công việc mới nhẹ nhàng, có thể yên tâm ngủ ngon sau một ngày làm việc mà không phải trăn trở, nghĩ suy mỗi đêm về.
Nhưng rồi tôi cũng chẳng thể nào bỏ được cái nghề ấy khi tôi chưa thể dứt tình đối với những khách hàng, những con cá, con heo… mà tôi đã gắn bó bao năm. Đó gọi là “nghiệp”, cái nghiệp mà tôi nghĩ rằng sẽ còn theo tôi mãi.
Nghề ngân hàng với tôi có lắm vinh quang và thử thách. Vinh quang trong sự tôn trọng và yêu mến của khách hàng, vinh quang trong sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp khi năm nào dự Đại hội cán bộ tôi cũng được lên nhận giải thưởng dành cho những cán bộ tín dụng có thành tích công tác tốt.
Thử thách khi phải đối đầu với muôn vàn khó khăn và rủi ro luôn tiềm ẩn mà không ai lường trước được. Nhưng đó là điều hiển nhiên khi không có con đường nào luôn trải đầy hoa hồng và cũng không có con đường nào luôn đầy chông gai.
Hoa hồng là những thành công mà ta gặt hái được khi đã làm việc bằng tất cả niềm đam mê và nhiệt huyết. Chông gai là những thách thức giúp ta rèn luyện chính mình để càng giỏi hơn, tốt hơn.
Và cũng chính cái nghề này mà đã làm thay đổi con người tôi, giúp tôi thêm mạnh mẽ, tự tin và bản lĩnh để có thể đối đầu với mọi thử thách trong cuộc đời mình.
Nghề nào cũng có vinh quang và thử thách của riêng nó nhưng tôi tin chắc rằng, chỉ cần bạn làm việc bằng tất cả trái tim thì con đường bạn đi sẽ luôn là hoa hồng, mọi khó khăn, thử thách sẽ không thể nào làm bạn chùn bước. Và các bạn thấy đấy, làm tín dụng đâu có khó lắm phải không?
-----------------------
Tôi làm tín dụng!
Bước chân vào nghề khi mới vừa hoàn thành luận văn tốt nghiệp ra trường, tôi trở thành niềm vinh dự cho cả gia đình và sự ganh tị của các bạn cùng lớp khi tôi chẳng phải là con ông cháu cha, cha mẹ tôi cũng chẳng giàu có để có thể lo cho tôi một tấm vé vào nơi mà tôi hiện đang công tác ngày nay – Agribank Chi nhánh huyện Vị Thuỷ Hậu Giang.
Ấy vậy mà, thoáng chốc cũng đã gần 7 năm, kể từ ngày tôi làm theo mong muốn của cha mẹ là về quê xin vào làm ngân hàng Nông nghiệp dù rằng tôi chẳng biết gì về ngân hàng khi bằng Tốt nghiệp Đại học của tôi là chuyên ngành Ngoại thương. Nhiều khi ngồi suy ngẫm câu nói “nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề” là vô cùng đúng.
Bạn bè, hàng xóm, người thân ai gặp tôi cũng hỏi cùng một câu hỏi: “Tốn bao nhiêu tiền mới xin vô được Ngân hàng vậy?”. Tôi chỉ mỉm cười rồi trả lời: “Năm chục, năm chục ngàn tiền mua hồ sơ xin việc và khám sức khoẻ” rồi bỏ đi mặc kệ người ta có tin tôi nói hay là không?
Có lẽ, thời buổi bây giờ cái gì cũng được định giá bằng tiền nên người ta không còn coi trọng cái gọi là năng lực nữa. Ai cũng nghi kỵ lẫn nhau, không phân biệt giỏi dở mà chỉ hơn thua nhau qua độ giàu nghèo. Nhưng với tôi, có lẽ ông trời đã ưu ái khi cho tôi được làm ở một nơi vẫn còn đánh giá con người qua năng lực làm việc.
Học chuyên ngành Ngoại thương, tôi mong muốn được làm Giao dịch viên mảng Ngoại hối nhưng lại được phân công làm cán bộ tín dụng - một thử thách không hề nhỏ vì tôi có biết làm tín dụng ra làm sao đâu?
Tôi còn nhớ, ngày anh ấy - Phó phòng tín dụng lên chức Trưởng phòng, để laị địa bàn cho tôi quản lý. Tôi bỡ ngỡ xen lẫn hãnh diện khi con gái mà được làm tín dụng là điều đầu tiên có ở Agibank Vị Thuỷ lúc bấy giờ.
Ngày bàn giao địa bàn, anh chở tôi trên chiếc xe máy đã theo anh hơn 10 năm rong ruổi trên các con đường làng, để rồi kể từ hôm nay những con đường này sẽ đón bước chân tôi, rồi chạy qua từng nhà, nói tên, dư nợ, tính cách từng khách hàng một cách say sưa, tỉ mỉ. Lúc đó tôi chỉ dạ và dạ dù thật lòng tôi không tài nào nhớ cho nổi.
Rồi anh dạy cho tôi nghiệp vụ tín dụng. Chỉ thế đó, hành trang bước vào đời tín dụng của tôi chỉ vọn vẹn thế thôi nhưng với tôi nó vô cùng quý báu mà suốt đời này tôi luôn mang theo. Với tôi, anh là thầy, là thần tượng mà tôi luôn muốn phấn đấu để noi theo – đủ tài đủ đức.
Trong cơ quan, lúc nào các chị giao dịch viên cũng ganh tị với tôi khi tôi luôn được các anh cùng phòng thương và chỉ dạy mọi thứ rất tận tình, chu đáo. Cũng phải, vì tôi là đứa con gái duy nhất và nhỏ bé nhất cả về thân hình lẫn tuổi tác lúc đó, vậy mà được làm tín dụng. Vì trong suy nghĩ của các chị là làm tín dụng sướng lắm, lúc nào cũng về sớm.
Nhưng các chị có khi nào hiểu rằng để có những ngày về sớm thì cũng có những ngày chúng tôi phải vừa dãi nắng dầm mưa ngoài đường đi thẩm đinh, đi xử lý nợ… rồi phải về cơ quan làm cả núi hồ sơ và xử lý hàng tá báo cáo, công việc không tên khác nữa mà quên rằng trời cũng đã về khuya, và có đôi khi đó còn là những ngày thứ bảy, chủ nhật không nghỉ.
Không biết tự bao giờ tôi lại yêu công việc tôi đang làm như thế, đó là tình yêu làm tôi có thể quên ăn quên ngủ, quên cả hẹn hò và những cuộc vui chơi bên bè bạn. Tôi không biết tôi gọi nó là tình yêu, là cái nghiệp hay cả hai thì sẽ đúng hơn?
Tình yêu của tôi thật kỳ lạ: tôi yêu những con cá, con heo, con gà, con vịt… Yêu những đám lúa vàng mùa trĩu hạt bên những chiếc máy cắt xập xình đang chạy…Đó là những thứ mà khách hàng tôi - những người nông dân có được sau bao ngày lao động vất vả.
Tôi vui theo niềm vui khi khách hàng được mùa trúng giá, tôi lo theo nổi lo khi thất mùa rớt giá…bởi vì nghề của tôi là vậy, là người đồng hành cùng họ trên bước đường làm giàu.
Cực khổ là thế nhưng chỉ cần một cuộc điện thoại báo tin: “Mi ơi, vô nhà ăn mừng với chị, chị bán cá được rồi, giá cao có lời rồi cưng ơi, hay « Mi ơi, chú mới mua thêm cái máy cắt mới, ghé nhà chú chơi nghen con…” là bao mệt nhoài trong tôi như tan biến, tôi lại có thêm động lực để tiếp tục bước trên con đường này. Đó là những ngày mà nghề ngân hàng còn phát triển!
Nhưng ngày nay, khi mà có hàng trăm ngân hàng cạnh tranh nhau mọc lên như nấm thì nghề tín dụng lại càng gian nan hơn! Ai làm tín dụng mà không phải chạy chỉ tiêu, chạy doanh số, phải rong ruổi, bất chấp trời mưa lẫn nắng để tìm kiếm khách hàng cho vay.
Rồi kinh tế suy thoái, khách hàng gặp khó khăn vì làm ăn thua lỗ, vì thế nợ xấu và rủi ro ngân hàng cũng ngày một tăng theo. Áp lực công việc lại càng tăng lên gấp bội.
Có những lúc, tôi gần như kiệt sức vì những mệt nhoài, lo toan, suy nghĩ làm thế nào để hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, những lúc đó tôi đã nghĩ rằng mình không thể nào chịu đựng được nữa, tôi muốn từ bỏ công việc mà tôi đã từng rất đam mê để tìm một công việc mới nhẹ nhàng, có thể yên tâm ngủ ngon sau một ngày làm việc mà không phải trăn trở, nghĩ suy mỗi đêm về.
Nhưng rồi tôi cũng chẳng thể nào bỏ được cái nghề ấy khi tôi chưa thể dứt tình đối với những khách hàng, những con cá, con heo… mà tôi đã gắn bó bao năm. Đó gọi là “nghiệp”, cái nghiệp mà tôi nghĩ rằng sẽ còn theo tôi mãi.
Nghề ngân hàng với tôi có lắm vinh quang và thử thách. Vinh quang trong sự tôn trọng và yêu mến của khách hàng, vinh quang trong sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp khi năm nào dự Đại hội cán bộ tôi cũng được lên nhận giải thưởng dành cho những cán bộ tín dụng có thành tích công tác tốt.
Thử thách khi phải đối đầu với muôn vàn khó khăn và rủi ro luôn tiềm ẩn mà không ai lường trước được. Nhưng đó là điều hiển nhiên khi không có con đường nào luôn trải đầy hoa hồng và cũng không có con đường nào luôn đầy chông gai.
Hoa hồng là những thành công mà ta gặt hái được khi đã làm việc bằng tất cả niềm đam mê và nhiệt huyết. Chông gai là những thách thức giúp ta rèn luyện chính mình để càng giỏi hơn, tốt hơn.
Và cũng chính cái nghề này mà đã làm thay đổi con người tôi, giúp tôi thêm mạnh mẽ, tự tin và bản lĩnh để có thể đối đầu với mọi thử thách trong cuộc đời mình.
Nghề nào cũng có vinh quang và thử thách của riêng nó nhưng tôi tin chắc rằng, chỉ cần bạn làm việc bằng tất cả trái tim thì con đường bạn đi sẽ luôn là hoa hồng, mọi khó khăn, thử thách sẽ không thể nào làm bạn chùn bước. Và các bạn thấy đấy, làm tín dụng đâu có khó lắm phải không?
theo Trí thức trẻ
Nạn sưu cao thuế nặng ở Thanh Hóa
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-24
2016-08-24
Riêng Thanh Hóa là tỉnh có nhiều gia đình thuộc diện nghèo nhất nước và là một trong những tỉnh nhận lượng gạo cứu đói từ chính phủ cao nhất nước.
Thế nhưng, người dân nơi đây phải gồng lưng để đóng các khoản phí do cán bộ làng, cán bộ xã và cán bộ huyện đặt ra. Số tiền phải đóng mỗi năm nhiều đến nỗi người già thì trông được mau chết còn người trẻ thì không dám đẻ con.
Nhiều khoản thuế vô lý
Ông Lại, một nông dân ở xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, chia sẻ: “Ngoài đây thì nhiều thứ thu lắm. Cũng nhiều người phản đối rồi nhưng không được gì. Nó thu nhiều khoản thế nhưng không biết có làm được trò trống gì từ mấy khoản thu đó không.”
Ông Lại cho biết thêm là đời sống của gia đình ông hiện tại rất khó khăn bởi thu nhập hằng tháng không có gì ngoài một sào ruộng 460 mét vuông và một cái chuồng với lợi tức mỗi tháng chưa đến hai trăm ngàn đồng sau khi khấu trừ mọi thứ chi phí bỏ ra. Và số tiền chưa tới hai trăm ngàn đồng này không bao giờ đủ để đóng các khoản phí do làng, xã và huyện đặt ra.
Ngoài đây thì nhiều thứ thu lắm. Cũng nhiều người phản đối rồi nhưng không được gì. Nó thu nhiều khoản thế nhưng không biết có làm được trò trống gì từ mấy khoản thu đó không.Ông cho biết thêm là không riêng gì ông, tình trạng của chị Toàn, em họ của ông ở làng bên cạnh mới đáng sợ, chị này làm nghề đan nón lá, quanh năm ôm mảnh ruộng vài trăm mét vuông, chồng đi phụ hồ, bữa được bữa mất vì công việc không ổn định. Mỗi kì đóng thuế cho làng, xã, gia đình chị Toàn phải chạy vay chạy mướn để đóng. Nợ nần chồng chất mà vay cũng chẳng được để mà trả gối đầu bởi trong làng ai cũng nghèo giống ai, chẳng có dư giả để cho mượn.
- Ông Lại
Không có tiền để đóng các khoản phí, khất nợ cũng không xong, cuối cùng, nhà chỉ còn chiếc giường để ngủ, làng lập biên bản tịch thu nốt chiếc giường để trừ thuế. Mặc cho gia đình chị Toàn khóc lóc van xin, làng vẫn cứ thu chiếc giường về trên nhà văn hóa làng, bỏ mặc mưa nắng. Đến khi nào đóng đủ thuế thì mới được nhận chiếc giường về ngủ.
Ông Lại nói rằng có một chuyện hết sức vô lý ở đây là các khoản thuế này không được công khai, không được niêm yết để người đóng đọc và hiểu được ý nghĩa của việc mình đóng thuế. Hơn nữa, trong một cái xã nhỏ xíu như xã Trường Sơn mà bộ máy cán bộ quá cồng kềnh, từ bộ máy cán bộ làng đã lên vài chục người, đến thôn thì cả trăm người và lên đến xã, cộng tất cả cán bộ lại có thể lên tới cả ngàn người gồm cán bộ có biên chế và cán bộ cộng tác. Trong đó, cán bộ cộng tác chiếm từ 70% đến 80%, họ là những người hăng hái, sẵn sàng làm mọi chuyện theo lệnh của cấp trên.
Mà lệnh của cấp trên ở đây là gì? Ông Lại nói rằng đây là lệnh bóc lột, bởi chỉ có bóc lột mới đủ nuôi số lượng cán bộ nhiều đến mức lúc nhúc trong xã như vậy. Ông nói rằng chọn làm cán bộ cộng tác giống như một kiểu giải quyết thất nghiệp ở đây. Và sau khi thoát được nạn thất nghiệp, người ta lại nghĩ đến chuyện làm giàu. Chính vì ham muốn làm giàu nhanh của đám cán bộ này mà người dân phải khổ chứ chẳng có luật hay chính sách nhà nước cấp tỉnh, cấp trung ương nào lại cho thu thuế vô tội vạ, cho cán bộ bóc lột dân như đang thấy!
Không đóng thì không yên
Anh Hội, một nông dân khác ởi xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, chia sẻ: “Ở chỗ em thì đóng nhiều khoản lắm, theo đầu người khoảng 7 đến 8 triệu, vậy nhưng mọi nơi có một triệu mỗi người thôi, vụ làm đường bê tông thôi đó. Ở đây nhiều khoản đóng vô lý lắm! Biết là nhà nước không bắt đóng đó, nhưng ở đây họ cứ bắt đóng. Nhưng mình không dám nói, như nhà em làm có 4 sào ruộng nhưng đến cuối mùa thì đóng hơn 1 triệu thuế nước, thuế ruộng. Vậy thì người dân làm sao làm được gì. Nhiều khoản khác nữa, thu phí trẻ em, thanh niên. Không đóng thì nó ghi nợ cuối mùa thu, lên xã làm giấy tờ gì nó làm khó lắm, không được với nó đâu. Xã em nhiều cán bộ lắm. Nói thật là bây giờ thằng quan nào chẳng tham, mình làm dân đen đâu có làm được gì.”
Anh Hội cũng cho chúng tôi biết một số thống kê chi tiết về các khoản nộp từ thông báo của các thôn ở xã Minh Lộc thông báo công khai về việc thu tiền nhân dân đóng góp phục vụ phong trào văn hóa xã hội, thanh thiếu niên, vui trại hè bóng đá hằng năm. Các mục thu gồm: Thu quỹ thiếu niên, bóng đá: 30.000đ/người/năm; Phúc lợi xã hội 20.000đ/người/năm, quỹ thôn làng văn hóa 20.000đ/người/năm, quỹ khuyến học 10.000đ/người/năm, quỹ họp dân là 50.000đ/gia đình/năm.
Không đóng thì nó ghi nợ cuối mùa thu, lên xã làm giấy tờ gì nó làm khó lắm, không được với nó đâu. Xã em nhiều cán bộ lắm.Vị chi một gia đình có sáu người phải nộp 540 ngàn đồng cho những khoản chi phí mà người ta không biết nó sẽ được dùng làm gì, số tiền đó đi về đâu. Bức xúc hơn, trẻ em vừa mới lọt lòng, cứ đi đăng ký khai sinh, có tên trong hộ khẩu là phải nộp phí như người lớn. Tất cả các cháu nhỏ trong xã đều như vậy.
- Anh Hội
Nhiều người không biết thôn thu như thế nhưng chi như thế nào. Từ quỹ thiếu niên, bóng đá 30.000đ/người/năm nhưng mỗi khi có tổ chức lễ hội, có bóng đá hay hội hè thì cán bộ thôn lại mang sổ đi vận động từng nhà kêu gọi đóng góp. Và một khi họ đã đi kêu gọi thì không đóng góp cũng không được bởi ai không đóng góp thì bị làm khó dễ về sau này.
Về khoản thu có tên “phúc lợi xã hội” 20.000đ/người/năm, nhiều người không hiểu là chi vào cái gì. Một bí thư chi bộ thôn trong xã Minh Lộc cho hay việc thu này đã được thông qua từ trung ương tới địa phương và những người nào không đóng là do không hiểu chính sách, do không biết pháp luật.
Một người dân ở xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc không muốn nêu tên, bức xúc: “Có nhiều khoản vô lý lắm, người dân rất thắc mắc. Ở xã khác thì không biết nhưng ở đây sẽ ghi nợ tồn đọng để khi có tiền hoặc đến mùa sau thì đóng, khó sống. Một năm đóng mấy triệu đồng!”
Người này cho rằng cách thu thuế, thu phí của chính quyền đại phương hiện tại chẳng khác nào kiểu bóc lột tàn bạo nhất thời phong kiến. Nghĩa là trong thời phong kiến, cũng có nơi thu sưu tô vừa phải, dân có cái để sống, cũng có nơi bóc lột tận xương tủy bởi các quan tham. Rất tiếc, hiện tại đang là thế kỉ 21, khoảng cách để trở về thời phong kiến nghe ra xa lắc xa lơ nhưng cách bóc lột thì thiếu điều còn cái quần cũng phải nộp.
Người này đưa ra kết luận, nếu như những năm trước 1975, người Thanh Hóa đã góp công vào công cuộc tiến vào miền Nam, chiếm Sài Gòn. Thì hiện tại, dân Thanh Hóa, đặc biệt là dân ở xã Minh Lộc lại một lần nữa phải ăn rau má phá đường tàu để mà nộp sưu thuế. Suy cho cùng, trước hay sau 1975 thì người Thanh Hóa vẫn đón nhận những tai ương do chính quyền mang lại. Và làm quan bao giờ cũng ăn trên ngồi trốc, bóc lột ngang nhiên, làm dân bao giờ cũng chịu bóp nghẹt trong vòng kim cô của giới quan lại tham lam, tùy tiện. Đó là một sự thật!
Nghe người này nói xong, chúng tôi chỉ biết im lặng chào tạm biệt ông, tạm biệt những ngôi nhà trống huơ trống hoác vì sưu tô thời hiện đại, tạm biệt những trụ sở làng, thôn, xã lúc nhúc quan lại đang sẵn sàng đến từng nhà để bóc lột theo đúng nghĩa của chữ này!
Thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn dài
Thâm hụt ngân sách, tức là thu ít mà chi nhiều, tiếp tục là xu thế trong những năm tới. Để bù đắp khoản thâm hụt này, tất yếu sẽ phải tăng thu.Theo WB thì nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng lên đến 64,4% GDP vào năm 2017 từ mức 63,8% năm 2015, đến 2018 sẽ là 64,7%.
Trần nợ công cho phép ở ngưỡng an toàn là 65% đã sắp bị chạm đến. Nhưng nếu tính toán đầy đủ, trần này đã bị thủng.
Tính toán của WB đã không bao gồm một số thứ nợ khác cũng thực chất là nợ công, và tiềm ẩn trở thành nợ công, gồm nợ đọng cơ bản, nợ của doanh nghiệp nhà nước không được bảo lãnh, nợ tiềm ẩn.
Nếu tính toán đúng mức, theo tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn trên báo Thanh Niên ra ngày 13/4/2016, mức nợ công của Việt Nam đã vượt 100% GDP. Điều đó có nghĩa là mỗi người dân không phải chỉ gánh 29 triệu mà là hơn 45,7 triệu đồng, tính theo mức bình quân GDP.
GDP là cách tính bình quân đầu người của tổng sản phẩm quốc nội, và bao gồm nhiều trong đó, và đang nổi lên mạnh mẽ là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Điều đó có nghĩa là mức mà người Việt Nam gánh nợ còn cao hơn thế.
Ai sẽ phải trả các khoản nợ đó?
Chính phủ, dĩ nhiên, vì nợ công chính là nợ chính phủ, và chính phủ phải có nghĩa vụ trả nợ. Một số khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước nếu không hiệu quả, chính phủ cũng phải bảo lãnh để trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Câu hỏi tiếp theo là Chính phủ sẽ lấy tiền đâu để trả nợ?
Câu trả lời hiển nhiên: Ngân sách nhà nước và nói cách khác là từ tiền thuế. Và đó mới chính là vấn đề.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội cuối tháng 3, ngân sách nhà nước thu đạt 996,87 nghìn tỷ đồng trong khi chi hết 1.262,87 nghìn tỷ đồng.
Giá dầu giảm thì phải tìm các nguồn thu khác để bù đắp vào và các biện pháp có thể tăng thuế, tăng cường thanh tra thuế, tăng phí.
Và người dân chẳng biết do đâu mà họ bị thu đủ thứ thuế.
Năm 2015, chi trả nợ và viện trợ là 150 nghìn tỷ đồng, tăng 31,25 nghìn tỷ đồng so với năm 2014. Trong số này, có đến 83.410 tỷ đồng chỉ để trả tiền lãi. Nguồn vốn ODA và các khoản vay viện trợ khác nay đang đến kỳ hạn phải thanh toán cả gốc lẫn lãi, và con số này sẽ ngày càng tăng lên.
Xu hướng tăng chi không hề giảm, theo tiến sĩ Phạm Thế Anh trong bài “Thời kỳ sưu cao thuế nặng sắp tới” đăng trên trang Facebook cá nhân của mình.
Thâm hụt ngân sách, tức là thu ít mà chi nhiều, tiếp tục là xu thế trong những năm tới. Để bù đắp khoản thâm hụt này, tất yếu sẽ phải tăng thu.
Theo phân tích của tiến sĩ Anh, thu NSNN tiếp tục xu hướng tăng cao, +15,4%, trong đó chủ là tăng thu nội địa, tăng tới 26,8% so với năm 2014. Thu càng tăng, nhưng chi lại tăng nhanh hơn, vì thế “thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn kéo dài”.
Do ngân sách dành trả nợ khá lớn, điều tất yếu là chi cho đầu tư phát triển sẽ ít đi. Nhưng nhu cầu phát triển thì đang nóng, cho nên phải “xã hội hóa” bằng cách mời gọi các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư theo dạng BOT, hay BT.
Xây đường kiểu này thì tất yếu phải thu phí, và các suất đầu tư ở Việt Nam thường cao ngất ngưỡng, cho nên phí đường bộ cũng phải tăng theo.
Câu chuyện đang gây nóng sốt dư luận là trong khi doanh nghiệp và người dân kêu trời vì phí cao thì thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết phí đường dự án BOT ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất Đông Nam Á. Chính vì thế mà bộ này “tính toán sức chịu đựng của người dân để xem xét lộ trình tăng phí đường bộ”.
Như vậy, ngoài nợ công đang ngất ngưởng, thì người dân đang phải gánh chịu thêm nhiều khoản thuế phí khác.
Trong khi đó, khoản tiền chênh lệch do tính thuế nhập khẩu xăng dầu sai lên đến 3.500 tỷ đồng đều do người dân gánh chịu. Chính phủ biết là thu sai, nhưng bây giờ chẳng biết cách nào để trả lại cho người dân.
Ấy là chưa nói đến chuyện do ngân sách không đủ trả nợ nên Chính phủ còn phải tiếp tục đi vay hay phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Đi vay mới để trả nợ cũ thì là một sự hiểm nguy, đầy rủi ro, nợ lại càng thêm nợ, lãi mẹ đẻ lãi con và sẽ kéo cả nền kinh tế đi vào vòng luẩn quẩn mới.
Trong khi đó thì trên thị trường mở mắt ra đường thì hết thấy rau thuốc, thịt bẩn, cá ướp hàn the, cà phê hóa chất… Phải chăng đó là cách người dân ta đang muốn giúp nhau thoát khỏi gánh nặng nợ nần này?
Trần Hoàng Phi
Theo BSA
Theo BSA
Nhận xét
Đăng nhận xét