Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 117 (Giang Thanh)

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET) 

Kỳ 1: Cuộc đời chìm nổi của Giang Thanh

(LĐTĐ) LĐTĐ - Lịch sử hiện đại Trung Quốc có một chương vô cùng đen tối đó là cuộc “Đại cách mạng văn hóa” diễn ra trong thời gian 1966 đến 1976. Đây là cuộc đấu tranh tư tưởng, xác định quyền lực dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên do những tham vọng chính trị lớn “ Đại cách mạng văn hóa” đã bị người vợ thứ tư của Mao là Giang Thanh thao túng. Đứng đầu “ bè lũ bốn tên” Giang Thanh đã gây nên bao đau thương tang tóc cho đất nước Trung Quốc, hàng loạt người có công với cách mạng bị vu oan, giam cầm và sát hại.
Giang Thanh sinh ra ở một ngôi làng heo hút ở tỉnh Sơn Đông vào năm 1914. Người cha lúc ấy đã 60 tuổi và rất ngao ngán khi mong mỏi con trai thì lại một đưa con gái ra đời. Người mẹ nuôi nấng Giang Thanh trong sự thiếu quan tâm của gia đình chồng. Bà đặt tên con là Thục Mông. Theo tập tục, người mẹ đã tiến hành thủ thuật bó chân cho Thục Mông để mong sau này con gái trở thành người hiền thục đoan chính, nhưng với tính cách mạnh mẽ và ngang bướng từ trong máu cô bé Thục Mông đã lột bỏ băng vải bó chân trước mắt các bạn học. Không những thế cố bé này còn là một học trò hiếu chiến. Thục Mông luôn gây ra các trận đánh nhau trong lớp học. Tất cả những biểu hiện từ tuổi ấu thơ đã biểu hiện tham vọng và bản chất của người đàn bà mà sau này làm khuynh đảo đất nước Trung Hoa và được cả thế giới biết đến.
Mao Trạch Đông và Giang Thanh ở Diên An.
Khi Thục Mông gần 10 tuổi thì người cha họ Lý mất. Hai mẹ con cô càng khó sống ở quê chồng. Người mẹ liền đưa con gái về quê ngoại ở Tế Nam và ở đấy ông ngoại Thục Mông đã đổi tên cháu thành Vân Hạc với mong muốn cháu gái sau này có cuộc sống sung sướng và nhàn hạ. Tuy nhiên đúng như câu cửa miệng của người đời “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, Vân Hạc đi học mà như ngồi trên lửa nóng không yên. Năm 14 tuổi cô ta bỏ học đi học kịch hát. Năm 1929, Vân Hạc vào trường nghệ thuật thực nghiệm tỉnh Sơn Đông và bắt đầu sắm các vai kịch hát và bắt đầu gắn bó đời mình với nghệ thật sân khấu. Ở lĩnh vực này Vân Hạc thể hiện là người có năng khiếu, tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn, các gánh hát mà cô ta phục vụ giải thể.
Mang ba cái tên, ba lần lấy chồng
Không biết bấu víu vào đâu, Vân Hạc lại trở về quê ngoại và ở đây trong hoàn cảnh thúc ép, Vân Hạc kết hôn với một người con trai họ Phí lúc mới 16 tuổi. Cuộc sống gia đình cùng với những tập tục nghiêm ngặt trói buộc người phụ nữ có chồng vẫn rất nặng nề. Vân Hạc với bản tính của một con ngựa chứng không chịu nổi sự gò bó đó đã lại một lần nữa phá tung “xiềng xích” gia đình. Cuộc hôn nhân nhanh chóng tan vỡ.
Trong lúc chưa biết làm gì, Vân Hạc lại gặp may khi nghe được tin Triệu Thái Mậu ông chủ cũ của trường thực nghiệm Sơn Đông, người rất thích giọng hát và phong cách biểu diễn của cô, hiện làm cán bộ quản lý trường đại học Thanh Đảo. Vân Hạc lần tới đó tìm và được gia đình ông Triệu Thái Mậu. Họ đã hết sức giúp đỡ Vân Hạc. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của người đàn bà làm tan nát đất nước Trung Quốc sau này. Tại Thanh Đảo, Vân Hạc làm nhân viên quản lý thư viện, tuy không phải là sinh viên nhưng cô được dự nhiều khóa học về sáng tác văn học, nghệ thuật. Điều quan trong hơn là Vân Hạc có dịp gặp gỡ, làm quen với nhiều sinh viên. Những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào cộng sản phát triển mạnh ở Trung Quốc. Nhiều sinh viên trường Thanh Đảo là thành viên “ Mặt trận văn hóa cộng sản”. Vân Hạc đã gặp và đem lòng yêu một sinh viên của thành viên mặt trận đó là Du Khởi Uy. Từ mối quan hệ này Vân Hạc được Du Khởi Uy giới thiệu tham gia các tổ chức thân cộng sản trong đó có “ Ban kịch Hải Tân”. Hoạt động tích cực trong ban kịch và với những vai diễn chống Nhật Bản xâm lược, Vân Hạc được nhiều người biết tới. Năm 1932, Du Khởi Uy giới thiệu Vân Hạc vào đảng cộng sản Trung Quốc. Vân Hạc và Du Khởi Uy lấy nhau. Cuộc sống gia đình không hôn thú ấy kéo dàì khoảng hai năm thì Du Khởi Uy bị Quốc Dân đảng bắt vào tù. Đây là cú sốc lớn trong cuộc đời Vân Hạc. Cô liền bỏ tổ chức đảng, bỏ cả Du Khởi Uy để về Thượng Hải tìm cơ hội mới. Tại đây, Vân Hạc theo nhóm thanh niên cộng sản rải truyền đơn, diễn kịch chống Quốc Dân đảng. Năm 1934, lúc ấy tròn 20 tuổi, Vân Hạc bị mật vụ Quốc Dân đảng bắt vào tù. Vân Hạc đã tự thú và chỉ bị giam vài tháng rồi được tha.
Sau vụ việc này Vân Hạc không còn mặn mà với các lý tưởng cộng sản nữa, cô ta một lần nữa đổi tên thành Lam Bình và thử sức trong một số vai diễn ở một gánh hát. Đặc biệt một vai diễn mang tên Nala khiến Lam Bình rất nổi danh. Cái tên Lam Bình và nghiệp diễn đã giúp Lam Bình có vị trí trong giới sân khấu Thượng Hải. Thậm chí năm 1935, được giới yêu nghệ thuật Thượng Hải gọi là năm Nala. 21 tuổi Lam Bình lấy chồng lần thứ ba. Chông cô ta là Đường Nạp, làm ở tạp chí Đại công báo. Cuộc sống và những thành công trên sàn diễn ở Thượng Hải tưởng đã là bến đậu của Lam Bình, nhưng rồi sóng gió lại xảy ra. Cô diễn viên xinh đẹp và tinh nghịch trên sân khấu khác hẳn với người vợ vốn rất ngang ngược và hiếu thắng trong cuộc sống gia đình khiến cuộc hôn nhân của Đường Nạp hết sức nặng nề. Chưa đầy hai năm Đường Nạp và Lam Bình lại ai đi đường nấy.
Tiến về đất thánh cách mạng
Từ bỏ ba người chồng một cách nhẹ nhàng, từ Thục Mông, Vận Hạc tới nay là Lam Bình, người con gái tài sắc nhưng ngang ngược ấy quyết làm một chuyến phiêu lưu lên vùng rừng núi heo hút Diên An, lúc ấy đang là Thủ đô của lực lượng công sản Trung Quốc. Được một số người hoạt động cộng sản ở Thượng Hải giới thiệu, Lam Bình gặp Ngụy Củng Chi,  là vợ Nguyên soái Diệp Kiếm Anh sau này, giới thiệu tiếp và lọt vào Diên An. Tại đây Lam Bình xin được khôi phục đảng tịch, thật may là người chồng thứ hai Du Khởi Uy, người đã giới thiệu Lam Bình vào đảng đang có mặt tại Diên An. Anh ta đã xác nhận việc Lam Bình là đảng viên cộng sản ở Thanh Đảo và sau đó giới thiệu Lam Bình vào học lớp 12 trường đảng trung ương. Cuộc đời Lam Bình từ đây lại bước sang một trang mới.
Trong chương trình của khóa học có vài buổi được đích thân Mao Trạch Đông tới giảng. Với một người đã lão luyện tình trường và nghề diễn, Lam Bình nhân ngay ra cơ hội nghìn vàng để tìm cách gây ảnh hưởng và tiếp cận người đứng đầu đảng cộng sản Trung Quốc. Trước buổi học chiều do Mao Trạch Đông giảng, Lam Bình đã chuẩn bị cho mình một dung nhan thật cuốn hút, từ trang phục đến động thái được tính toán rất chu đáo để ngay từ đầu gây được sự chú ý của Mao Trạch Đông. Lam Bình đến lớp học sớm, chiếm chỗ ngồi tốt nhất theo kinh nghiệm của một diễn viên, trong đầu tính toán từ động tác đứng lên, vỗ tay nhiệt tình hơn người khác, chăm chú nghe giảng, ghi chép, đăm chiêu suy nghĩ, đặc biệt là tạo ra nét mặt đặc biệt sùng bái diễn giả…Từ trong sâu thẳm Lam Bình đã tính toán mọi phương án để theo đuổi cuộc “đi câu” đến cùng.

Hoàng Hải Âu

Kỳ 2: Kết hôn lần thứ tư chờ thời cơ bước lên vũ đài chính trị

(LĐTĐ) LĐTĐ - Lịch sử hiện đại Trung Quốc có một chương vô cùng đen tối đó là cuộc “ Đại cách mạng văn hóa” diễn ra trong thời gian 1966 đến 1976. Đây là cuộc đấu tranh tư tương, xác định quyền lực dưới sự chỉ đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên do những tham vọng chính trị lớn “ Đại cách mạng văn hóa” đã bỏ người vợ thứ tư của Mao là Giang Thanh thao túng. Đứng đầu “ bè lũ bốn tên” Giang Thanh đã gây nên bao đau thương tang tóc cho đất nước Trung Quốc, hàng loạt người có công với cách mạng bị vu oan, giam cầm và sát hại.
>> Kỳ 1: Cuộc đời chìm nổi của Giang Thanh
Có thể nói cuộc đời Lam Bình chính là một cuộc đi săn với các trò diễn triền miên. Tuy không phải là người có ý chí cách mạng hay tư tưởng giải phóng đất nước nhưng Lam Bình đã rất khôn khéo khuôn mình vào nếp sống của khu căn cứ Diên An gian khổ. Đặt ra mục tiêu rõ ràng và với tính cách mạnh mẽ, cực kỳ hiếu thắng, Lam Bình đã lên kế hoạch chinh phục Mao Trạch Đông ngay lần gặp mặt đầu tiên. Đêm đầu sau khi nghe Mao Trạch Đông giảng bài, Lam Bình trằn trọc không ngủ được. những câu hỏi cứ quay đảo trong đầu cô ta: Vợ anh ta là người thế nào? Tình cảm của họ ra sao? Mao Trạch Đông quan tâm đến nghệ thuật như thế nào?...Không chịu được sự tò mò ấy, Lam Bình đã bật dậy viết thư cho Mao Trạch Đông. Trong thư cô ta thể hiện mình là người đặc biệt yêu mến và sùng bái Mao Chủ tịch. Lam Bình cũng khôn khéo giới thiệu về cuộc đời gian truân của mình, lý tưởng cách mạng, tham gia đảng cộng sản và khả năng diễn xuất kịch nói cách mạng...Cô ta xin được gặp Mao Trạch Đông vào ngày chủ nhật ngay sau đó. Quyết liệt đến mức không biết MaoTrạch Đông có nhận được và đọc thư của mình không, nhưng chiều chủ nhật ấy Lam Bình đến thẳng nơi Mao Trạch Đông đang ở. May mắn cô gặp ông ở của, trước các chiến sĩ cảnh vệ cô hồ hởi vồn vã chào hỏi Mao Chủ tịch như người quen cũ và được ông tiếp. Tuy nhiên hành động quá đường đột và mạnh dạn của cô ta, khiến Mao Trạch Đông tỏ ra khá lạnh nhạt và xem thường.
Con đường chính trị của Giang Thanh như tiền định
Bằng mọi thủ đoạn có tính toán và một nhan sắc vượt trội so với các chiến sĩ nữ trong khu căn cứ Diên An, Lam Bình quyết tâm và tin tưởng mình sẽ thành công trong việc theo đuổi Mao Trạch Đông. Và toan tính của Lam Bình dường như cũng mang tính tiền định. Lần gặp mặt đầu tiên tuy không được Mao Trạch Đông chú ý, nhưng mấy tháng sau Lam Bình lại tìm được cơ hội. Cô ta gặp lại Khang Sinh, một người đồng hương Sơn Đông với mình. Khang Sinh khi ấy đang là trưởng ban Tổ chức trung ương Trung Quốc. Nhờ mối quan hệ này, Lam Bình  đã có cơ hội nhiều lần được gần gũi Mao Trạch Đông. Được Khang Sinh gợi ý, Lam Bình đứng ra cổ vũ và tập hợp các học viên và cán bộ Diên An tham gia các chương trình nghệ thuật tự biên tự diễn làm cho đời sống văn hóa tinh thần ở khu Diên An gian khổ tươi mới lên trông thấy. Khả năng diễn xuất của Lam Bình có đất để thể hiện và nó cũng là cái kênh gần nhất để cô gây cảm tình và sự chú ý của Mao Trạch Đông cùng các lãnh đạo khu căn cứ cách mạng.
Cơ hội trời cho tiếp theo là mối quan hệ giữa vợ chồng Mao Trạch Đông hình như trục trặc. Hạ Tử Trân người vợ thứ ba của Mao Trạch Đông đi Liên xô chữa bệnh và an dưỡng dài ngày. Được tin đó, Lam Bình như mở cờ trong bụng. Vừa tìm mọi cách tiếp cận Mao Trạch Đông trong lúc ông cô đơn, vừa qua sự giúp đỡ của Khang Sinh để gây ảnh hưởng tới người lãnh đạo cao nhất của đảng. Lam Bình đã thành công. Mao Trạch Đông và Lam Bình  nhiều lần gặp nhau và cuối năm 1938, lúc ấy Lam Bình 24 tuổi. Ban tổ chức trung ương đã điều Lam Bình về văn phòng Mao Trạch Đông làm thư ký giúp việc. Trước sự tấn công không ngừng nghỉ của Lam Bình và sự cô đơn cùng với công việc ngập đầu, Mao Trạch Đông cũng có nhu cầu được quan tâm chăm sóc. Ông đã xuôi lòng và cảm mến Lam Bình. Để đi tới quyết định kết hôn với Lam Bình, Mao Trạch Đông đã ra lệnh cơ quan tình báo tiến hành điều tra về tiểu sử của Lam Bình. Ngoài những người làm chứng về việc gia nhập đảng cộng sản, Lam Bình cũng còn nhiều góc tối thời kỳ ở Thượng Hải. Chuyện cô ta bị bắt và đầu thú chưa được làm rõ thì Khang Sinh với tư cách trưởng ban Tổ chức trung ương đã đứng ra bảo lãnh, vậy là Lam Bình có một lý lịch rõ ràng. Mao Trạch Đông đã báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư về việc kết hôn với Lam Bình và được Ban Bí thư đồng ý nhưng kèm theo ba điều ràng buộc. Đó là: Lam Bình không được sống như vợ chồng với Mao Trạch Đông khi ông chưa giải quyết xong việc ly hôn với Hạ Tử Trân. Lam Bình có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và đời sống cho Mao Trạch Đông và từ nay trung ương sẽ không chấp nhận các trường hợp tương tự. Điều cuối cùng là Lam Bình chỉ quản lý những công việc có tính chất riêng tư trong đời sống vợ chồng với Mao Trạch Đông, trong vòng 20 năm cấm giữ bất cứ một chức vụ nào trong đảng và không được tác động đến bất cứ một công việc gì của đảng.
Tiếp tục nằm yên chờ cơ hội
Vậy là mục đích mà Lam Bình đặt ra đã thành công. Cuối tháng 11 năm 1938, Mao Trạch Đông lấy Lam Bình. Sau khi về ở với nhau, Lam Bình đề nghị Mao Trạch Đông đổi cho mình một cái tên mới để đánh dấu chặng đường đời trở thành đệ nhất phu nhân Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã lấy chữ đầu và chữ cuối trong câu thơ cuối của bài thơ “ Tương linh cổ sức” mà ông thường ngâm là: “Giang biên sổ phòng thanh” đặt cho vợ mới. Đó là Giang Thanh. Việc Ban Bí thư trung ương ràng buộc Giang Thanh ba điều khi sống với Mao Trạch Đông, khiến Giang Thanh khó chịu nhất là điều thứ ba. Bản chất là người hám quyền lực, háo danh và chứa chất âm mưu, Giang Thanh tự biết mình còn phải tiếp tục một cuộc chiến đấu nữa để xuất hiện trên chính trường. Tuy nhiên việc đạt được mục tiêu trở thành vợ người đứng đầu Đảng cộng sản Trung Quốc không mấy khó khăn đã khiến Giang Thanh tạm toại nguyện. Giang Thanh cũng biết việc kết hôn của mình với Mao Trạch Đông gây ra nhiều dị nghị không mấy thiện cảm trong giới lãnh đạo cách mạng. Vì thế Giang Thanh quyết dằn lòng lui về làm một người vợ hiền thục để tạo dựng tiếng tốt và chờ cơ hội. Năm 1940, Giang Thanh sinh con gái đầu lòng với người chồng thứ tư Mao Trạch Đông. Về phía Mao Trạch Đông đây là đứa con thứ mười và Giang Thanh cũng là người vợ thứ tư của ông. Mao đặt tên con gái là Lý Nạp, lấy chữ Lý trong họ của mẹ. Có con, vai trò của Giang Thanh khác hẳn trong mối quan hệ vợ chồng với Mao Trạch Đông.
Hoàng Hải Âu

Giang Thanh - từ đệ nhất Mao phu nhân đến bản án tử hình chỉ trong vòng 5 năm!

Hoa Văn

Giang Thanh là một nhân vật trong nhóm Tứ đại nhân bang của cuộc Đại cách mạng văn hóa do Mao chủ tịch khởi xướng. Bà còn được gọi là Mao phu nhân vì là vợ (thứ tư) của lãnh tụ đảng cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông. Đang từ đỉnh cao quyền lực, chỉ trong vòng chưa tới 5 năm sau khi Mao chủ tịch qua đời (năm 1976), bà bị hạ bệ, rồi tống giam và cuối cùng lãnh án tử hình vào năm 1980 (nhưng được hoãn thi hành án, rồi giảm xuống chung thân và đã qua đời năm 1991). Dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình, Đảng cộng sản Trung Quốc kết tội bà đã hãm hại nhiều đảng viên trong cuộc Cách mạng văn hóa - trong đó có Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ.  Suy cho cùng, Giang Thanh cũng chỉ là một con ốc trong bánh xe và vòng quay của cộng sản Trung Quốc, vốn đầy rẫy chuyện hãm hại nhau.  

Ảnh: Giang Thanh cương quyết đi theo đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng cuối đời bị đảng kết án tử hình vì có sai phạm

Từ đệ nhất Mao phu nhân đến lãnh án tử hình chỉ trong vòng chưa tới 5 năm!

Giang Thanh (nghệ danh là Lam Bình; 1914–1991) là người vợ thứ tư của lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông - Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, Chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc. Bà cũng được nhắc đến như là Mao phu nhân và là một người của "Tứ nhân bang" trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao khởi xướng.

Giang Thanh sinh tháng 3 năm 1915 tại Chư Thành, Sơn Đông, Trung Quốc. Có tên khai sinh là Lý Thục Mông, nhưng còn được biết đến bằng hai tên là Lý Tiến và Lý Vân Hạc, bà là con trong gia đình một thợ mộc.

Sau khi theo học tại Đại học Thanh Đảo, bà hoạt động như một diễn viên sân khấu và điện ảnh tại Thượng Hải với nghệ danh Lam Bình. Năm 1933, Giang Thanh gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 1938, bà gặp Mao Trạch Đông ở Diên An, hai người sau đó đã kết hôn. Sau năm 1949, Giang Thanh làm việc tại Bộ Văn hóa của Trung Quốc.

Khi đang ở đỉnh cao quyền lực, Giang Thanh từng phê chuẩn lệnh bắt nhiều đảng viện cộng sản bị vu là phản cách mạng, thậm chí cả đầu bếp và người giúp việc của họ cũng không thoát.

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, vị trí của Giang Thanh bị lung lay nhanh chóng và bà sớm bị hạ bệ chỉ vài năm sau đó.

Ngày 25/1/1981, Tòa án đặc biệt tại Trung Quốc đã kết án tử hình đối với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều - những người bị kết luận là kẻ cầm đầu "bè lũ bốn tên". Bản án cho phép thời gian hoãn thi hành án là hai năm và tước bỏ quyền lợi chính trị vĩnh viễn.

Năm 1983, án này được giảm xuống chung thân.

Giang Thanh đã phải trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời trong những bức tường lạnh lẽo ở nhà tù Tần Thành - điều mà bà ta có lẽ không bao giờ ngờ đến khi tham gia con đường cộng sản cách mạng. Tháng 5/1991, Giang Thanh được cho ra ngoài để chữa bệnh và được cho là tự sát trước khi quay lại nhà tù.

Hiên ngang và không nhận tội tại "phiên tòa thế kỷ"

Vụ án Giang Thanh cuối năm 1980 được xem là một phiên tòa thế kỷ. Vì bị cáo là một nhân vật rất nổi tiếng và quyền uy một thời, lại là vợ của Mao lãnh tụ.

Mạnh Chiêu Thụy, nhiếp ảnh gia quân sự nổi tiếng từng ghi lại nhiều khoảnh khắc lịch sử của Trung Quốc, kể về "phiên tòa thế kỷ" xét xử bà Giang Thanh và những người phản cách mạng trong thời Cách mạng Văn hóa như sau:

Được tác nghiệp tại "phiên xét xử thế kỷ", tôi cũng như các đồng nghiệp khác, tay lăm lăm máy ảnh, máy quay, máy ghi âm, ngắm chuẩn mục tiêu, tập trung quan sát, cứ sợ bị bỏ lỡ mất sự kiện lịch sử. Tôi biết, đây là vụ xét xử mang tầm thế kỷ, có ý nghĩa sâu xa và lâu dài đối với hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
Sau khi kết thúc "cách mạng văn hóa" vào năm 1976, cách nhìn của mọi người đối với đất nước Trung Quốc có sự thay đổi. Tôi vẫn luôn chờ đợi, chờ đợi sẽ có một ngày thay đổi. Tôi tin rằng những kẻ tội phạm của lịch sử chắc chắn sẽ chịu sự xét xử của nhân dân. Chờ mãi, rồi ngày ấy, 20/11/1980, cũng đã đến.
Ngày ấy, Tòa án Nhân dân Tối cao, tại địa chỉ số 1 đường Chính Nghĩa, Bắc Kinh, mở phiên tòa đặc biệt, xét xử đối với 10 tên tội phạm chủ yếu của bè lũ phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh. Bè lũ quan lạĩ từng vênh vang một thời sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, lập tức biến hội trường Bộ Công an bình thường ấy thành tiêu điểm mà cả thế giới phải chú ý.
Thông tấn xã Báo ảnh quân Giải phóng và Tòa báo quân Giải phóng sắp xếp cho tôi cùng một phóng viên khác theo dõi, đưa tin về vụ xét xử này. Chúng tôi chia nhau phụ trách đưa tin về hình ảnh và văn kiện. Khi chúng tôi mang theo thiết bị ghi hình đến hội trường, đã thấy rất nhiều rất nhiều người có mặt ở đây, trên nét mặt của mọi người có một số lộ vẻ trầm mặc, nặng nề, cũng có người vui tươi ra mặt.
Tôi biết, rất nhiều người trong số họ đều là lớp hậu sinh, chờ đợi để được trực tiếp nghe sự xét xử đối với bè lũ phản cách mạng Lâm - Giang, nhất định có nhiều cảm xúc. Trong số những người ấy, Vương Quang Mỹ, phu nhân của Lưu Thiếu Kỳ, Tiết Minh, phu nhân của Hạ Long, Hách Trị Bình, phu nhân của La Thụy Khanh, Phố An Tu, phu nhân của Bành Đức Hoài thu hút được sự chú ý nhất của mọi người. Họ lần lượt được phỏng vấn.
Giang Thanh sinh năm 1915 tại Sơn Đông, kết hôn với Mao Trạch Đông năm 1938. Những năm 1960-1970, Giang Thanh đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng văn hóa, gây ra sự hỗn loạn trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.
Giang Thanh cùng với đồng bọn vu khống, hãm hại các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Trung Quốc, đồng thời kiểm soát tuyệt đối các tổ chức quốc gia. Tháng 10/1976, Giang Thanh bị bắt và bị đưa ra xét xử vào cuối năm 1980.
Tiết Minh nói với nhà báo: "Đã từ lâu tôi chờ đợi ngày xét xử này. Xét xử bè lũ phản cách mạng Lâm - Giang. Không phải là sự thù oán cá nhân. Bọn họ muốn hủy hoại đất nước của chúng ta, cả đất nước đã bị hủy hoại rồi, đâu chỉ riêng có một mình Hạ Long".
Lời của Hách Trị Bình cũng rất xúc động: "Bọn họ đã hại biết bao nhiêu người, đã bao nhiêu người trong cả nước chết dưới bàn tay họ, còn bao nhiêu người nữa mang những vết thương lòng, đã để lại bao nhiêu di chứng về sau trong cả nước, không xử nghiêm bọn họ, sẽ không đủ để xoa dịu nỗi đau của nhân dân". Lời của các bà Tiết, Hách, cũng là đại diện cho tiếng nói từ trong tim của nhân dân.
14h15 phút, cảnh sát, đoàn thư ký, công tố viên, người biện hộ lần lượt vào vị trí. Phía trên chính giữa tòa án treo Quốc huy, phía dưới là đoàn thẩm phán. Cả hội trường im phăng phắc, không một tiếng động, thể hiện vô cùng trang nghiêm, căng thẳng.
Thư ký tòa Quách Chí Văn báo cáo với chánh án Giang Hoa: "Trưởng, Phó Phòng Kiểm sát trưởng, Kiểm sát viên đặc biệt, đã đến tòa để hỗ trợ công tố. Người biện hộ cho vụ án này cũng đã đến tòa. Các bị cáo của vụ án Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trần Bá Đạt, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác, Giang Đằng Giao đã được gọi đến chờ xét xử ở phòng chờ".
Đúng 15h, Giang Hoa tuyên bố khai mạc phiên tòa. Sau khi tiếng chuông điện vang lên, trong hội trường bật sáng nhiều đèn, những tia sáng có phần chói mắt. Tiếp theo, mọi con mắt chăm chú dõi theo, những kẻ tội phạm thuộc bè lũ phản cách mạng lần lượt được áp giải lên tòa.
Lúc này, tôi cũng như các nhà báo khác trong tay chuẩn bị sẵn máy ảnh, máy ghi âm, máy ghi hình hướng chuẩn mục tiêu. Tập trung mọi sự chú ý, chỉ sợ để lỡ mất bất kỳ một cơ hội lịch sử nào. Tôi biết, đây là một vụ xét xử lớn mang tầm thế kỷ, sẽ có ý nghĩa rất sâu rộng đối với hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
Người xuất hiện đầu tiên là Vương Hồng Văn, vẻ mặt điển trai vốn có của Vương nay thần sắc suy sụp, khuôn mặt ủy mị. Tiếp đến, người được áp giải lên hầu tòa là Đào Văn Nguyên, Giang Đằng Giao, Khâu Hội Tác, Ngô Pháp Hiến, Hoàng Vĩnh Thắng, Lý Tác Bằng họ đều với bộ dạng sa sút như cửa nhà bị phá sản.
Khi Trần Bá Đạt lên hầu tòa, đi lại đã không còn nhanh nhẹn, Trần hầu tòa trong tình trạng mang bệnh. Sau Trần Bá Đạt là Trương Xuân Kiều, ông ta không thay đổi bộ mặt khinh người, ngạo mạn hằng ngày, vẫn cứng đầu, nét mặt lạnh lùng.
Sau khi 9 phạm nhân lên hầu tòa, 15h15, Giang Hoa hạ lệnh: "Dẫn bị cáo Giang Thanh ra tòa". Sự xuất hiện cuối cùng của Giang Thanh, cũng là điểm nhấn đậm nét trong số 10 phạm nhân hầu tòa.
Tôi nhìn thấy Giang Thanh bị hai nữ cảnh sát áp giải đi vào tòa, ánh mắt bà ta không mấy thay đổi, thể hiện dáng vẻ không chịu khuất phục. Giang đeo cặp kính râm, khoác chiếc áo khoác bông màu đen che cho chiếc áo cộc tay cũng màu đen phía trong, bên dưới là chiếc quần bông cũng màu đen, chân đi đôi giày bông.
Tôi để ý thấy có một miếng vá trên chiếc áo khoác của Giang Thanh. Sau đó tôi được biết, tư tưởng và tâm thái của Giang Thanh trong tù rất phức tạp, bà ta đã từng hét lớn muốn gặp Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Vương Đông Hưng đến để cùng bà ta tranh luận, khi tĩnh lặng trở lại một con người, bà ta cũng kín đáo rơi lệ khi xem ảnh chủ tịch Mao trong tuyển tập Mao Trạch Đông.
Bà ta ưỡn ngực đi về phía tôi, chau mày với Vương Quang Mỹ, phu nhân của Lưu Thiếu Kỳ, đang ngồi trên ghế. Tôi nhanh chóng ấn vào nút ống kính mở nhanh, thế là trong tích tắc, chi tiết ấy đã được ghi lại.
Giang Thanh và Hoàng Vĩnh Thắng ngồi vào vị trí giữa của hàng ghế bị cáo, họ đại diện cho hai vị trí hàng đầu của bè lũ phản cách mạng từng được cả nước chú ý.
15h18, chủ tọa phiên tòa Giang Hoa tuyên đọc bản khởi tố. Bản khởi tố dài hàng chục nghìn từ được chia thành 48 điều, ghi lại tội ác của Lâm Bưu, Giang Thanh. Bản khởi tố do Hoàng Hỏa Thanh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiêm trưởng Phòng Phòng Kiểm sát đặc biệt, và Phó trưởng phòng Phòng kiểm sát đặc biệt Sử Tiến Tiền thay nhau tuyên đọc cho đến hết.
Lúc ấy, tôi và mọi người ở dưới hội trường, nghe được những nội dung này, từ trong tâm mình cảm thấy kinh ngạc và căm thù. Còn Giang Thanh nhìn lên hình như không lấy gì làm ngạc nhiên, bà ta đỡ chiếc tai nghe, cười khẩy khi nghe được những lời khởi tố, có lúc bà ta cố ý trông trước trông sau, biểu lộ sự khinh miệt đối với tòa án, hiện rõ sự giả tạo.
Trương Xuân Kiều thì cúi đầu, với cái nhìn cứng nhắc, cố gắng che đậy sự căng thẳng trong nội tâm. Trong quá trình tuyên đọc bản khởi tố, Lý Tác Bằng, Trần Bá Đạt, có vẻ như không chịu nổi, xuất hiện phản ứng bệnh lý. Họ lập tức được bác sĩ của tòa án điều trị kịp thời. 10 phạm nhân có 10 biểu cảm khác nhau, đều được tôi lưu lại qua ống kính, ghi lại vào lịch sử.
Sau khi đọc xong bản khởi tố, chủ tọa Giang Hoa tuyên bố tòa án số 1 và tòa án số 2 chia nhau tiến hành thụ lý, xét xử đối với 10 bị cáo. Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn , Trần Bá Đạt được xếp vào nhóm thứ nhất. Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác, Giang Đằng Giao được xếp vào nhóm thứ hai bị thụ lý xét xử. Là một nhà báo, tôi chủ yếu được sắp xếp phỏng vấn chụp hình nhóm thứ nhất̉.
Sau khi tuyên bố dừng phiên tòa, các bị cáo được giải ra ngoài. Khi nữ cảnh sát đưa tay ra muốn dìu Giang Thanh, Giang lập tức đẩy ra, tỏ ra rằng không muốn giúp đỡ, thái độ của bà ta rất ngạo mạn, để lại một ấn tượng sâu sắc đối với tôi.

Chiều ngày 3/12/1980, tòa tiếp tục xét hỏi Giang Thanh, chủ yếu về việc Giang Thanh vu khống, hãm hại chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ và phu nhân Vương Quang Mỹ.

Giang Thanh cố tỏ ra bình thản, chỉnh trang lại quần áo, chải tóc, ngồi ngay ngắn trên ghế bị cáo. Bà ta nhìn vô định vào không trung, bất chợt bắt gặp ánh mắt của một người. Người đó mặc áo màu xanh, trên cổ quàng chiếc khăn màu vàng, đó là phu nhân của Lưu Thiếu Kỳ. Trước kia, Giang Thanh từng muốn hại Vương Quang Mỹ đến chỗ chết, nay bà ta phải ngồi vào ghế bị cáo của phiên tòa lịch sử, thật là một cảm giác trớ trêu.


Giang Thanh trong phiên tòa cuối năm 1980. Ảnh: AP

Thẩm phán trưởng hỏi Giang Thanh: "Tháng 5/1976, sau khi tổ chuyên án điều tra Lưu Thiếu Kỳ, Vương Quang Mỹ, được thành lập, do bà làm chủ quản, bà đã khống chế và lôi kéo đồng bọn là Khang Sinh, Tạ Phú Trị, làm giả chứng cứ, vu cáo họ 'phản bội', làm 'nội gián', 'phản cách mạng', những điều này có đúng không?"

"Tôi tham gia vào tổ chuyên án vì tôi được trung ương nhờ cậy. Với lại... với lại... tôi cũng chỉ là phụ tá", Giang Thanh nói.

Tòa đưa ra một loạt bằng chứng, trong đó có đoạn băng ghi âm Giang Thanh gặp gỡ đoàn kinh kịch và đoàn âm nhạc Trung Quốc ngày 18/9/1968. Trong đoạn băng nghe rõ Giang nói: "Tôi là người phụ trách cao nhất của tổ chuyên án. Lưu Thiếu Kỳ là tên phản cách mạng, tên nội gián, là điệp viên, là tên phản bội độc ác toàn diện".

Tuy nhiên, Giang Thanh không công nhận nói như vậy là có tội.

Tòa chỉ ra rằng Giang đã vu cáo, hãm hại Lưu Thiếu Kỳ, Vương Quang Mỹ, bắt giữ người vô tội, ép cung, làm giả chứng cứ. Từ tháng 5 đến tháng 10/1967, Giang đã quyết định bắt giữ hơn 10 nhân viên của Lưu Thiếu Kỳ, thậm chí cả đầu bếp, người giúp việc cũng không tha.

Tòa lại hỏi: "Có sự việc đó không?" Giang Thanh nói: "Tôi quên rồi" nhưng lại nói thêm rằng: "Như vậy là đúng luật".

Tòa hỏi: "Việc bắt này do ai phê chuẩn (mà gọi là đúng luật)?"

Giang Thanh trả lời: "Não của tôi bị tổn thương, tôi bị cao huyết áp nên không nhớ nữa".

Những người theo dõi phiên tòa đều không ngờ rằng bà ta "dũng cảm" đến như vậy.

Để chứng minh, Tòa án đã dùng máy chiếu, phát hình ảnh bức thư Vương Đông Hưng gửi Giang Thanh, Tạ Phú Trị ngày 8/6/1967, về việc bắt giữ Hách Miêu, đầu bếp của Lưu Thiếu Kỳ. Trong thư có bút phê của Giang: "Tôi đã xem hồ sơ của Hách Miêu, thực sự có rất nhiều nghi vấn, có thể là điệp viên của Quốc dân đảng, tôi đồng ý với chỉ thị của đồng chí Giang Thanh, bắt giữ và xét hỏi Hách Miêu ngay lập tức". Giang Thanh phê chuẩn: "Đồng ý".

Đêm 8/6/1967, đột nhiên xuất hiện một số người gọi Hách Miêu ra khỏi nhà, đẩy vào xe ô tô. Xe dừng trước cửa trại giam và một người nói "Ông đã bị bắt". Người hỏi cung liên tiếp bắt Hách phải "cáo giác những tội ác" của Lưu Thiếu Kỳ. Hách Miêu trả lời: "Lưu Thiếu Kỳ là cán bộ to như vậy, tôi chỉ là một đầu bếp, cả ngày ở trong bếp, làm sao biết được chuyện gì. Còn về phu nhân Vương Quang Mỹ, trước khi giải phóng tôi còn là học sinh, tôi chưa từng gặp bà ấy, làm sao tôi biết được bà ấy có phải điệp viên hay không".

Tại phiên tòa xét xử Giang Thanh, Hách Miêu xuất hiện với tư cách nhân chứng, khai: "Lưu Thiếu Kỳ bị họ giam giữ 6 năm mà cũng không giải thích vì sao ông ấy bị bắt. Sau thời gian dài chịu đựng sự tra tấn về thể xác và tinh thần, ông ấy bị huyết áp cao và bệnh tim mạch. Mãi đến năm 1979, sau khi sự thực được sáng tỏ, ông ấy mới biết người ra lệnh bắt ông chính là Giang Thanh, còn gán cho ông tội danh điệp viên của Quốc dân đảng".

"Tôi có ý kiến", bất chợt Giang Thanh lên tiếng. Bà hỏi lại các vị quan tòa: "Các ủy viên trung ương bây giờ thời đó cũng phê bình Lưu Thiếu Kỳ, nếu tôi có tội còn các ông thì sao? Cách mạng không có tội, tạo phản hợp lý" - Giang Thanh hô to khẩu hiệu "đặc sản" của thời Đại cách mạng văn hóa.

Trong những ngày xử tiếp theo, Giang Thanh vẫn một mực không nhận tội.

10 năm cuối đời của Giang Thanh

14:36 | 14/05/2015
|
Ngày 13-5-1966 trong Đại Cách mạng văn hóa, Bộ Chính trị đã họp. Trong hội nghị này đã vạch ra đường lối đấu tranh mới. Giang Thanh được lãnh sứ mệnh với quyền lực to lớn - người phụ trách tổ lãnh đạo Cách mạng văn hóa Trung Quốc.
Cuộc tự sát đầy bí ẩn
Ngày 13-5-1991, khi ở Tử Tiên Kiều, Giang Thanh sốt liên miên không dứt, nên đã được đưa tới bệnh viện của công an. Cũng như mọi bệnh nhân khác, Giang Thanh cũng phải ghi tên vào phiếu nhập viện. Song lần này bà ta lấy tên là “Lý nhuận Thanh”. Điều đó, một lần nữa chứng tỏ rằng bà ta vô cùng hoài niệm mối tình vợ chồng với Mao. “Nhuận” là tên của Mao Trạch Đông thời trai trẻ. “Lý” là họ của Giang Thanh, còn “Thanh”  thì như đã biết, là tên của Giang Thanh do Mao Trạch Đông đặt cho.
Ngày 18-3, cơn sốt cấp của Giang Thanh đã lui, người gầy rộc đi, Bà ta được chuyển tới một gian buồng bệnh có 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm và tủ để đồ.
Bác sĩ nhiều lần đề nghị phẫu thuật họng cho Giang Thanh, song bà ta đều cự tuyệt và còn khinh miệt nói: “Tôi không tin các người lại dám không cẩn trọng đối với một chiến sĩ cách mạng vô sản”.
Giữa lúc sức khỏe ngày càng suy giảm, Giang Thanh lại càng nhớ tới Mao Trạch Đông. Bên chiếc gối của bà ta còn lưu giữ vết tay ông, trên áo bà ta mặc đeo huy hiệu hình ảnh Mao Chủ tịch. Trên chiếc tủ ở đầu giường đặt bức ảnh chụp chung Giang Thanh và Mao Trạch Đông đang dạo bước ở Trung Nam Hải. Mỗi buổi sớm mai, khi một ngày mới bắt đầu, bà ta đều đọc, ngắm những bài thơ trong “Tuyển tập Mao Trạch Đông”.
Mỗi lần tiết thanh minh tới, bà ta yêu cầu được tới Nhà tưởng niệm của Mao Trạch Đông ở Thiên An Môn và yêu cầu cho phép Lý Nạp mang một cuộn giấy trắng vào bệnh viện để bà có thể làm cho Mao một vòng hoa. Song hai yêu cầu trên đều bị khước từ.
10 năm cuối đời của Giang Thanh
Giang Thanh thời còn là diễn viên
Giang Thanh nghĩ, cần phải tranh thủ thời gian viết một cuốn hồi ký về mình. Mỗi buổi sớm, sau khi đọc xong sách của Mao, bà ta đều ngồi vào chiếc bàn nhỏ, tay đã cầm sẵn giấy và bút. Lúc hứng lên, để sửa lại những ghi chép, bà ta còn xin ý kiến góp ý của các y tá về một tựa đề bản thảo mà mình đang viết “Người chiến sĩ trung thành của Mao Chủ tịch” được chứ? - Bà ta hỏi các cô y tá. Hoặc “Hiến dâng trọn đời cho tư tưởng Mao Trạch Đông”, được chứ? Bà ta còn nghĩ ra những tựa đề đầy khiêu khích: “Đả đảo chủ nghĩa xét lại, xây dựng thế giới mới”.
Ngày 10-5, trước đám đông, Giang Thanh xé hết những bản thảo của mình và đòi hỏi trở về nơi ở của mình ở Tửu Tiên Kiều. Cử chỉ đó khiến mọi người xung quanh hết sức kinh ngạc. Song không cho phép bà ta làm như thế. Ngày 12-5, thấy tình hình Giang Thanh như vậy, Lý Nạp và chồng đã vào bệnh viện thăm, nhưng Giang Thanh cự tuyệt không cho gặp. Ngày 13-5, trên một vị trí trang đầu tờ “Nhân dân nhật báo”, bà ta viết loằng ngoằng mấy chữ “Một ngày đáng được ghi nhớ trong lịch sử”.
Quả thế, ngày này của 25 năm về trước, ngày 13-5-1966 trong Đại Cách mạng văn hóa, Bộ Chính trị đã họp. Trong hội nghị này đã vạch ra đường lối đấu tranh mới. Giang Thanh được lãnh sứ mệnh với quyền lực to lớn - người phụ trách tổ lãnh đạo Cách mạng văn hóa Trung Quốc.
10 năm cuối đời của Giang Thanh
Giang Thanh phụ trách tổ lãnh đạo Cách mạng văn hóa Trung Quốc
Khoảng 1 giờ 30 phút ngày 14-5, y tá rời phòng ngủ của Giang Thanh. Vào khoảng 3 giờ, với dáng vẻ yếu đuối và tuyệt vọng, Giang Thanh bò từ phòng ngủ tới toa-lét. Bà ta dùng mấy chiếc khăn tay bện thành chiếc thừng thòng lọng, rồi quẳng vào giá sắt phía trên bồn tắm. Giang Thanh dùng chăn, gối kê ở phía dưới để mình có thể cao bằng nút buộc. Bà ta chui đầu vào thòng lọng, rồi đá bung chăn gối kê ở dưới chân… 3 giờ 30 phút, một cô y tá bước vào, phát hiện bà đang treo trên bồn tắm. Các y tá và bác sĩ vội vàng chạy tới, song tất cả đều đã muộn. Người đàn bà đã từng là diễn viên, là nhà chính trị, ngôi sao nghệ thuật và là vợ Mao Trạch Đông đã chết ở tuổi 77. Thi thể của Giang Thanh nặng 47kg, hao 1 kg so với ngày 15-3 khi vào bệnh viện.
Chiều hôm đó, được tin Lý Nạp đã tới bệnh viện ký vào giấy báo tử. Không biết do ý của Lý Nạp hay do sự gợi ý của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lý Nạp đã đồng ý không tổ chức bất kỳ một kiểu tang lễ nào. Sau đó 3 ngày, thi thể Giang Thanh đã được hỏa táng. Hôm đó Lý Nạp không có mặt. Lý Nạp yêu cầu chuyển hộp tro xương cho mình. Lúc ấy, cả nước và thế giới đều không hay biết gì về cái chết của Giang Thanh.
Đầu tháng 6-1991, Tuần báo “Thời đại” đã báo tin này với toàn thể thế giới. Tuần báo “Thời đại” nói, theo nguồn tin Bắc Kinh, ngày 1-6 không đề rõ tên tuổi, Giang Thanh đã thắt cổ tự tử. Nguyên nhân tự sát do ung thư vòm họng. Sau đó mấy ngày, vào khoảng 11 giờ đêm 4-6-1991 Chính phủ Trung Quốc đã xác nhận nội dung chủ yếu của tin báo “Thời đại”. Toàn văn thông báo như sau:
“Theo tin “Tân hoa xã” Bắc Kinh ngày 4-6, Giang Thanh, thủ phạm vụ án tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh, trong thời gian chữa bệnh tại ngoại, sáng sớm ngày 14-5-1991 đã tự sát tại nơi ở của bà tại Bắc Kinh. Tại phiên tòa đặc biệt Tòa án Nhân dân tối cao, tháng 1-1981, Giang Thanh đã bị kết án tử hình, được hoãn thi hành án trong 2 năm, bị tước đoạt quyền lợi chính trị suốt đời. Tháng 1-1983 được sửa thành án tù chung thân. Ngày 4-5-1984 được phép chữa bệnh tại ngoại”.
10 năm cuối đời của Giang Thanh
Giang Thanh tại phiên tòa tháng 1-1981
Thông báo không hề đề cập tới tiểu sử cuộc đời Giang Thanh, cũng không hề đề cập tới bà ta đã từng giữ các chức vụ cao, hay đã từng suốt 18 năm ròng làm Đệ nhất phu nhân - vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông. Nếu như đám trẻ con của các trường phổ thông đọc tới mẩu tin ở một góc trang 4, đăng trên “Nhân dân nhật báo” này, chắc chúng không thể nghĩ được rằng, người đàn bà này đã từng là phu nhân của Mao Trạch Đông - vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Trung Quốc.
Nếu như các phóng viên phương tây chưa bị kích thích bởi nguồn tin của tuần báo “Thời đại”  chưa được xác nhận mà năm lần bảy lượt nêu vấn đề vận mệnh của Giang Thanh với quan chức các cấp Trung Quốc thì tin ấy có lẽ chẳng bao giờ dược công bố rộng rãi.
Giả dụ, Chính phủ Trung Quốc có quyết định kéo dài mấy tuần mới công bố tin về cái chết của Giang Thanh thì đó vừa là nguyên nhân chính trị, vừa xét tới cả nhu cầu thực tế. Ngoài ra cũng còn một nguyên nhân nữa, như một tờ báo Hồng Công dẫn nguồn tin từ Bộ Công an nói rằng, cũng cần phải điều tra xem cái chết của  Giang Thanh là do tự sát hay do một nguyên nhân nào khác. Tờ báo đó viết: “Một quan chức cao cấp trung chính phủ nói, không được công bố tin này trước khi chưa kết thúc điều tra”.
Theo tin các nhà chức trách công bố cho biết, từ 4-5-1984, Giang Thanh  Vẫn điều trị tại ngoại. Sự thật là ba tháng sau đó - người phát ngôn Bộ Tư pháp nói đầu năm nay Giang Thanh đề xuất muốn được hưởng chế độ giam lỏng nhưng đã bị bác bỏ.
Năm 1988, các  cơ quan thông tin đại chúng vẫn nêu việc Giang Thanh đang ở trong tù. Tháng 1-1991, một tờ báo ở Đại Lục đưa tin về tình hình Giang Thanh gần đây nói: “Bà ta bị giam trong một gian nhỏ chừng 20m, có cửa sổ đặc biệt để có ánh sáng chiếu vào và lính gác có thể nhìn bà, còn bà nhìn ra chẳng thấy gì”. Vô luận Giang Thanh từ nhà tù tới bệnh viện, hay là giam lỏng, giữa đó có sự vòng vo chuyển đổi như thế nào không biết, nhưng nói từ ngày 4-5-1984, Giang Thanh vẫn điều trị tại ngoại là chưa đúng.
Trước đó, do quan hệ với Đường Nạp có những trục trặc, Giang Thanh đã nghĩ tới chuyện tự sát. Sau khi bị bắt tháng 9-1984, do lời thỉnh cầu được bái yết Nhà tưởng niệm Mao Chủ tịch  bị cự tuyệt, Giang Thanh đã thọc chiếc đũa vào cuống họng, song  được phát hiện kịp thời, nên đã kịp cấp cứu. Tháng 5-1986, do ở vào cảnh bất mãn, bà ta đã dùng chiếc tất tết thành chiếc thòng lọng quàng vào cổ. Bà ta làm như vậy, chắc hẳn là do tuyệt vọng, do bệnh ung thư vòm họng quái ác, do tiền đồ và hoàn cảnh mình đang sống, và do cả quan hệ giữa bà ta và con gái v.v…
Trạng thái lâm lý đó lại cùng một lúc bị sự kích thích bởi những người coi giữ và phụ trách vụ án này. Ngoài ra, Giang Thanh cũng đã chuẩn bị tinh thần để kết thúc cuộc đời mình vì “Đường lối Cách mạng của Mao Chủ tịch”. Tâm trạng tuyệt vọng, lại cộng thêm “lòng trung thành với Mao”, sự kết hợp giữa nhân tố chính trị và cá nhân đã khiến bà nhận thấy rằng, bản thân bà cũng không còn một chút tiền đồ gì nữa, nên cũng không lấy gì làm lạ, khi bà tìm đến cái chết.
Trang đầu các tờ “Nhật báo Pháp lý”, “Nhật báo kinh tế”, “Nhân dân nhật báo” và các báo chí chủ yếu khác đã đưa tin về vụ tự sát của Giang Thanh. Để thu hẹp ảnh hưởng của sự kiện này, để người Trung Quốc không cho rằng Giang Thanh là  người ủng hộ Mao từ một ý nghĩa nào đó, trong công bố về cái chết của Giang Thanh, người ta đã cố gắng tước bỏ mọi thứ có liên quan tới Mao.
Tờ “Nhật báo Giải Phóng”  của Thượng Hải, ngày 8-6 đã ra bài bình luận về cái chết của Giang Thanh. Bài báo viết: “Cuộc đời nữ quái này đã chấm hết, song không còn nghi ngờ gì nữa, cái chết tuyệt nhiên không thể chạy tội được cho bà ta”. Bài bình luận viết tiếp: “Sự thống trị tàn bạo ở thập niên 60 của Giang Thanh, khiến nhiều người coi hành động tự sát của bà ta như một kiểu kháng nghị duy nhất”. Thế nhưng, thận trọng hơn, bài bình luận nói: “Tuy nhiên, cái chết của Giang Thanh không hẳn thuộc loại này”.
10 năm cuối đời của Giang Thanh
Vợ chồng Giang Thanh - Mao Trạch Đông năm 1940
Cuộc xét xử tại tòa
Giang Thanh bị giam ở nhà tù Tần Thành. Một phạm nhân đã từng bị giam ở đã nói: “Ở đó chẳng có người, chỉ có diêm vương và u hồn”. Phạm nhân bị giam riêng rẽ, không cho gíp đánh răng, nhằm tránh ăn vỏ gíp đánh răng tự sát. Nhưng đến cuối 1977, trong cơn tuyệt vọng, Giang Thanh định kết liễu cuộc đời mình theo kiểu riêng: bà ta đập đầu vào tường. Khốn thay, tường ở phòng giam của bà ta lại có lót cao su và có ô cửa theo dõi giám sát liên tục, nên đã đập tan được ý đồ tự sát của Giang Thanh.
Giang Thanh thích ăn bánh bao, dù là bánh bao ngọt, hay mặn, hay nhân thịt bà đều thích. Một hôm, khi ăn cơm tối, Giang Thanh lấy trộm 2 chiếc bánh bao giấu vào tay áo, định để đến đêm ăn, đã bị lính gác quát: “Trả lại bánh bao, bà chỉ được lấy phần ăn bây giờ thôi”. Giang Thanh xấu hổ quá liền trả bánh bao về chỗ cũ.
Giang Thanh đã tỉnh ngộ rằng, bà ta sẽ phải đối mặt với “cuộc hội thẩm tay ba”. Một loại xét hỏi kiểu kinh kịch, mục đích là để trả thù cho những người bị hại trong Đại Cách mạng văn hóa.
Bà ta nói rõ với quan chức Viện Kiểm sát: “Hiện tôi không còn là Ủy viên Bộ Chính trị . Tôi chỉ là vợ của Mao Trạch Đông. Tôi còn một vai nữa, đó là bị cáo. Chỉ có vậy thôi”.
Sau khi viên quan chức kiểm sát đi rồi, Giang Thanh xem lướt tài liệu bà đã nhận được. Bà chú ý tới thứ tự sắp đặt “bè lũ 4 tên”; Một là Hồng Văn, hai là Trương Xuân Kiều, ba là Giang Thanh. Bà ta gọi lính gác: “Sao tôi không được là số 1”.
Năm 1979 và 1980, Trần Vân tiếp quản vụ án Giang Thanh. Nhớ lại 41 năm về trước, khi Giang Thanh ở Diên An đã tìm cách chui vào Học viện Nghệ thuật Lỗ Tấn, Trần Vân đã nói chuyện với bà ta. Tiếp đó là  Bành Chân, mùa hè năm 1980, đã thẩm vấn trước khi phụ trách xét xử Giang Thanh, Bành Chân là đối thủ cũ của Giang Thanh trong Cách mạng văn hóa. Nơi Giang Thanh ngồi bây giờ chính là phòng giam ông hồi đó.
Mùa thu năm 1974, bị cáo Giang Thanh đã có âm mưu ngăn cản không cho Đặng Tiểu Bình giữ chức Phó thủ tướng. Đó là phiên tòa đặc biệt ngày 26-11 đã được mở ra. 35 vị thẩm vấn và 600 khách mời đặc biệt, ngồi ngay ngắn nghiêm trang. Phiên tòa đặt tại hội trường Bộ Công an trên đường Chính Nghĩa - Giang Thanh mặc bộ đồ trắng, vẻ rất bình tĩnh. Từ chiếc vành móng ngựa danh cho bị cáo giống như chiếc lồng, có thể nhìn thấy bà ta một tay xòe, một tay nắm giúp bà ta thoải mái hơn. Bà ta đang tự kiềm chế mình. Sách lược của bà ta là giữ vẻ tôn nghiêm và lý trí. Điều tố cáo đầu tiên dễ chối từ - người Trung Quốc khẳng định có thể hiểu và phân biệt được giữa tội phạm chính trị và hình sự.
Một nhân chứng đứng ra làm chứng. “Ai đã sai khiến anh đi Trường Sa báo cáo với Mao Chủ tịch về những hoạt động của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình?”. Người đó khóc thảm thiết đáp: “Đó là chỉ thị của Giang Thanh”. “Nhân chứng chính là Vương Hồng Văn. Anh ta ít hơn Giang Thanh 32 tuổi. Vì còn nghĩ tới tương lai nên đã phản bội Giang Thanh, nhận mọi tội lỗi. Một dạo dốc sức bốc trời, giờ đây Vương Hồng Văn hầu như bộ mặt thay đổi hoàn toàn, đầu cúi gằm nom thật thiểu não. Nghe một hồi những lời tố cáo của đồng bọn, thi thoảng Giang Thanh lúc lắc cái đầu vẻ thoải mái, rồi bà ta lại tỏ ra phấp phỏng, hơi dướn người về phía trước, áp chặt tai nghe hơn nữa, có lúc trừng mắt nhìn Hồng Văn. Khi Hồng Văn đang đối chứng, thì bà ta gào ầm lên đòi đi toa-lét.
(Còn nữa)
V.H
(Theo Giang Thanh toàn tập)

Cuộc sống "bà hoàng" và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm

Thủy Thu |
Cuộc sống "bà hoàng" và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm
Xử lý ảnh: Thi Anh

Trong thời gian sống ở Điếu Ngư Đài, Giang Thanh được mệnh danh là "bá chủ" do những quy tắc bất thành văn oái oăm của bà ta.

Theo Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), trong thời gian Giang Thanh sống tại Điếu Ngư Đài có một quy tắc bất thành văn: Phàm vật dụng Giang Thanh thường dùng, các lãnh đạo trung ương khác không được dùng, không thể dùng và không dám dùng.
Nếu lỡ có dùng để chuyện đến tai Giang Thanh, bà sẽ tỏ ngay thái độ bất mãn, thậm chí gây chuyện với tất cả mọi người. Do đó, bà còn được gọi là "bá chủ của Điếu Ngư Đài".
Cuộc sống như "bà hoàng"
Giang Thanh có thói quen rất đặc biệt. Bà thường hay thức đêm nên đến đầu giờ chiều hôm sau mới ngủ dậy. Ngủ dậy liền nhấn chuông gọi y tá riêng đến tận giường phục vụ. Lúc này, y tá sẽ mang theo khay súc miệng và ngũ cốc nhẹ nhàng đặt gần đầu giường bà. Dùng bữa xong, Giang Thanh lại ăn mặc chỉn chu lên văn phòng làm việc.
Cuộc sống bà hoàng và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm - Ảnh 1.
Lầu số 10 - khu nhà ở cũ của Giang Thanh nay trở thành điểm tham quan nổi tiếng Trung Quốc. (Ảnh: Ctrip)
Tuy nói là đến văn phòng làm việc nhưng thực chất bà ngồi ở đó khoảng một giờ đồng hồ xem văn kiện và thưởng thức hoa quả. Liền sau đó, bà lại yêu cầu cảnh vệ đưa đi dạo. Hết đi dạo, bà đến lầu 17 trong khu Điếu Ngư Đài để đánh bài, đánh bóng bàn hoặc xem phim. Ở đây khoảng vài giờ đồng hồ, cảnh vệ nhận thấy bà mệt sẽ mang thuốc an thần đến cho bà.
Đến 4 giờ chiều, Giang Thanh trở về khu nhà ở dùng bữa mà bà vẫn gọi là "bữa trưa". Sau "bữa trưa", bà uống thêm thuốc an thần lên giường đi ngủ. 6 giờ tối tỉnh dậy, nếu không có hội nghị, bà sẽ dành nửa tiếng đồng hồ xem văn kiện rồi ra ngoài tản bộ hoặc cưỡi ngựa.
8 giờ tối, Giang Thanh trở về lầu dùng bữa tối. Sau bữa tối, bà thường cùng nhóm thân tín là Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên đến lầu 17 xem phim hoặc gặp gỡ giới văn nghệ sĩ.
Nếu phải tham gia hội nghị, dù hội nghị có kết thúc muộn đến mấy, bà cũng phải về lầu 17 xem một vài bộ phim rồi mới trở về phòng ngủ cá nhân. Thường chỉ có mình bà hoặc vài thân tín xem phim trong một rạp phim lớn. Trở về nhà nếu không buồn ngủ, bà lại đánh bài đến đêm muộn.
Trước khi đi ngủ, bà thường uống thêm ba viên thuốc ngủ nhưng phải đến khoảng 4 giờ sáng, bà mới chìm vào giấc ngủ.
Giống như "bà hoàng", hàng ngày các nhân viên đều phải đến hỏi thăm sức khỏe của bà.
Cuộc sống bà hoàng và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm - Ảnh 2.
Hình ảnh một phần thiết kế bên trong lầu 10 tại Điếu Ngư Đài. (Ảnh: Ctrip)
Lo bà bị bệnh tim, mỗi lần rời khỏi giường bà đều được các y tá nhẹ nhàng đỡ dậy. Khi đi giày, các y tá phải quỳ xuống đất xỏ giày cho bà. Xỏ nhanh, bà mắng y tá thô lỗ, thiếu nhẹ nhàng với bà. Xỏ chậm, bà mắng y tá cố tình làm đau chân, ví như việc dùng "dao mềm" giết người.
Bà cũng rất kén chọn trong việc ăn uống, yêu cầu đồ ăn thanh đạm, lại dinh dưỡng. Ví như, nấu canh bà không cho hầm bằng xương và dùng mì chính vì sợ xương có cholesterol cao còn mì chính lại chứa các hóa chất gây hại nhưng yêu cầu món canh phải có vị ngọt của xương và thanh của mì chính. Bà đặc biệt thích ăn đồ ăn kiểu Pháp, Đức và Nga.
Uống nước cũng là vấn đề của Giang Thanh, không nóng cũng không lạnh. Theo lời kể, một lần cầm phải cốc nước hơi ấm, Giang liền mắng y tá cố ý làm bỏng bà, sau đó hất cốc nước vào mặt y tá và ném cốc xuống đất vỡ tan tành.
Trang phục của bà yêu cầu càng cao với đủ mọi kiểu dáng, màu sắc, chất liệu. Một ngày bà có thể thay mấy chục lần quần áo do bà bị ra nhiều mồ hôi. Bất luận bà đi đâu, y tá thường phải mang theo một bao lớn, bên trong chứa toàn quần áo và khăn lau của Giang Thanh.
Khu nhà ở của bà đều yêu cầu phải rộng lớn, thoáng mát với nhiều phòng chức năng khác nhau. Bà lệnh trải thảm khắp mọi gian phòng, kể cả phòng vệ sinh. "Đi trên thảm có cảm giác giống như tản bộ, nếu không may trượt chân ngã cũng không ảnh hưởng gì", Giang Thanh nói.
Bốn "nỗi sợ" kỳ lạ
Thứ nhất, "sợ gió", Giang Thanh thường nói với nhân viên rằng, gió chính là "con dao giết người ngầm" đối với bà bởi trong phòng gió quá lớn.
"Nếu các đồng chí không giải quyết vấn đề giúp tôi thì chính là không tận lực với trách nhiệm bảo vệ tôi, chính là cào bằng [thân phận] tôi với các đồng chí", Giang Thanh đe dọa.
Mỗi lần cho rằng có gió, bản thân bà sẽ đứng ngồi không yên, lệnh cho nhân viên tìm luồng gió để bít lỗ gió. Nếu các nhân viên không tìm thấy, bà sẽ trách họ bất trung, cố ý làm khó bà.
Cuộc sống bà hoàng và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm - Ảnh 3.
Giang Thanh rất chú trọng đến trang phục, nhất là trong các cuộc gặp với quan khách nước ngoài. (Ảnh: 360doc)
Thậm chí, để phát hiện hướng gió, bà yêu cầu nhân viên thắp một nén hương, chăm chú theo dõi làn khói bay theo hướng nào để xác định hướng gió. Nếu khói hương bay theo hướng thẳng đứng, bà hoặc mắng nhân viên thiếu kém cỏi không tìm ra hướng gió, hoặc nói rằng, "trong phòng có ma" và nổi giận, có lần còn dùng kéo dọa đâm nhân viên.
Thứ hai, sợ tiếng động, Giang Thanh sống ở khu lầu yên tĩnh nhất Điếu Ngư Đài nhưng bà thường phàn nàn về tiếng xe cộ qua lại. Bà thậm chí còn sợ tiếng mưa rơi, gió thổi, cây rung, chim kêu v.v...
"Âm thanh quá ồn, tôi không thể chịu đựng được", Giang Thanh bịt tai, mắt nhắm nghiền, nhíu mày, lắc đầu, lệnh cho nhân viên đi đuổi chim, quét lá rơi và chặt bớt cây.
Bà còn sợ tiếng bước chân của nhân viên đi trền nền thảm nên thường yêu cầu họ đi chân không trong khu nhà ở. Bà sợ cả tiếng thở nhẹ hay tiếng ho của người đối diện.
Nhân viên nói to bà trách họ làm tổn thương não, nói nhỏ lại trách nói quá nhỏ, khiến bà không nghe rõ, căng thẳng dễ ra mồ hôi. Nói nhanh thì trách thiếu kính trọng bà, nói chậm lại trách họ cố ý khiến bà lo lắng, ra mồ hôi.
Tuy nhiên, sợ âm thanh như thế nhưng khi vui vẻ, âm thanh to đến mấy bà cũng không hề mảy may để ý. Ví như trong cuộc gặp gỡ nhóm Hồng vệ binh, nhóm này dùng loa to hô khẩu hiệu "Hãy học tập đồng chí Giang Thanh! ...", bà cũng vui vẻ vẫy tay, đáp lời: "Hãy học tập Hồng vệ binh!".
Ở nhà sợ âm thanh là thế nhưng ra ngoài bà lại hứng thú với âm thanh. Để làm phim, bà lệnh cho mấy chục ống pháo cùng phóng một lúc, tiếng nổ đinh tai nhức óc nhưng bà lại vui mừng nói lớn: "Thật đã, hôm nay tôi đã quay được thước phim hay".
Thứ ba, sợ nóng lạnh, nhiệt độ trong phòng Giang Thanh được duy trì theo lệnh của bà, mùa đông 21.5 độ, mùa hè 26 độ. Tuy nhiên bà vẫn thường mắc nhiếc nhân viên không duy trì đúng nhiệt độ.
"Tôi yêu cầu các đồng chí lấy cảm nhận của tôi làm tiêu chuẩn để duy trì nhiệt độ chuẩn", Giang Thanh cho rằng, chỉ số hiển thị trên hệ thống điều hòa không nói lên vấn đề mà cảm nhận bản thân bà chính là tiêu chuẩn. Có lần, bà còn tức giận đập vỡ hệ thống điều hòa vì cho rằng chỉ số hiển thị sai.
Tuy trong phòng "sợ lạnh" nhưng bà ra ngoài bà lại chịu lạnh khá giỏi. Mùa đông vẫn ra ngoài chụp cảnh tuyết rơi, hay sáng sớm xuân lạnh vẫn dậy sớm đi chụp hoa mẫu đơn đến vài tiếng đồng hồ.
Cuộc sống bà hoàng và 4 nỗi sợ của Giang Thanh ở Điếu Ngư Đài khiến nhân viên khiếp đảm - Ảnh 4.
Giang Thanh rất đam mê làm phim, bà thường sử dụng đạo cụ hỗ trợ ánh sáng công suất lớn. (Ảnh: Ifeng)
Bà cũng không hề "sợ nóng" như những lời than phiền thường ngày với nhân viên. Ví như, mùa hè năm 1970, đánh bài trong phòng quá lâu, bà kêu ngột ngạt nên lệnh cho nhân viên dựng một chiếc màn lớn khoảng 7-8m² ngay ngoài trời. Bà ngồi trong màn đánh bài vài tiếng đồng hồ cũng không hề kêu ca nắng nóng.
Thứ tư, sợ ánh sáng, Giang Thanh rất "sợ ánh sáng". Xem văn kiện vào ban ngày nhưng bà vẫn yêu cầu nhân viên kéo rèm che kín căn phòng, không để lọt bất cứ khe sáng nào. Sau đó, bà sẽ bật ngọn đèn với ánh sáng dịu nhẹ, thậm chí bà còn dùng tấm vải đen trùm lên chiếc đèn đó.
Theo Nhân dân nhật báo, tất cả các "hành cung" của bà ở khắp các địa phương tại Trung Quốc đều rất u ám. Đặc biệt, "hành cung" ở Thượng Hải, mọi màu sắc trong phòng đều được điều chỉnh theo yêu cầu của Giang Thanh. Ví như, ánh đèn, trần nhà, cửa sổ, thảm và các vật dụng các đều dùng màu xanh.
"Sau khi bật đèn, giống như bước vào động hổ của núi Uy Hổ - một trong những ngọn núi nổi tiếng của tỉnh Hắc Long Giang. Chúng tôi nếu như chỉ có một người làm việc trong phòng Gianh Thanh sẽ rất sợ khung cảnh này nhưng bà ấy lại cảm thấy thoải mái", Nhân dân nhật báo dẫn lời một nhân viên từng phục vụ Giang Thanh kể lại.
Tuy nhiên, các nhân viên cho biết, bà thực sự không hề sợ ánh sáng như thế. Bởi bà vẫn thường chụp ảnh với hệ thống đạo cụ hỗ trợ ánh sáng rất lớn .
Bốn "nỗi sợ" của Giang Thanh thực chất chứng minh một điều, bà lợi dụng thân phân đặc thù của bản thân để cố ý làm khó nhân viên dưới quyền, báo Trung Quốc nhận xét.
theo Trí Thức Trẻ

Bí ẩn xung quanh cái chết đầy tranh cãi của "kẻ tội đồ số 1" Trung Nam Hải

Kiều Tỉnh |
Bí ẩn xung quanh cái chết đầy tranh cãi của "kẻ tội đồ số 1" Trung Nam Hải
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Giang Thanh, người vợ thứ ba của lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông, lựa chọn cách thức tự sát như thế nào luôn là câu hỏi gây tốn giấy mực của truyền thông Trung Quốc và thế giới.

Cái chết gây nhiều tranh cãi
25 năm kể từ khi bà Giang Thanh – vợ của lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông tự sát qua đời đã có rất nhiều lời suy đoán khác nhau xung quanh cái chết bí ẩn này.
Rạng sáng ngày 14/5/1991 Giang Thanh đã tự sát qua đời tại "Phòng chữa bệnh tại ngoại" trong trại giam Tần Thành, Bắc Kinh, thọ 77 tuổi, kết thúc cuộc đời phong ba chính trị, nhất là thời kỳ làm vợ Mao Trạch Đông của bà.
Giang Thanh (1914 - 1991), tên thật Lý Vân Hạc, quê Sơn Đông, Trung Quốc, là người vợ thứ ba của Mao Trạch Đông.
Bà được nhắc đến với danh xưng Mao phu nhân và cũng là người lãnh đạo của nhóm Bè lũ bốn tên nổi tiếng trong Cách mạng văn hóa Trung Quốc (1966 - 1976).
Năm 1938, Giang Thanh kết hôn với Mao Trạch Đông tại Diên An, Thiểm Tây và sinh được một người con gái đặt tên Lý Nạp.
Sau khi Giang Thanh chết được ba tuần lễ, ngày 4/6/1991, hãng Tân Hoa Xã đã đưa một tin ngắn: "Giang Thanh - thủ phạm đầu sỏ của Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu – Giang Thanh đã tự sát tại Phòng chữa bệnh tại ngoại ở Bắc Kinh ngày 14/5/1991".
Tuy nhiên, Tạp chí TIME (Mỹ) là cơ quan truyền thông đưa tin sớm nhất trước cả Tân Hoa Xã về cái chết của Giang Thanh.
Trong số ra ngày 1/6/1991, TIME viết: "Giang Thanh đã treo cổ tự sát tại Bắc Kinh…. Sở dĩ bà tự sát là do không chịu nổi sự dày vò của bệnh ung thư yết hầu".
Nhà văn Mỹ Ross Terrill trong tác phẩm "Giang Thanh toàn tập" cũng viết: "Giang Thanh khi bị giam tại Phòng chữa bệnh tại ngoại Tửu Tiên Kiều đã sốt cao liên tục nhiều ngày mà không thuyên giảm nên được đưa tới bệnh viện của Bộ công an.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 14/5/1991, thân hình đã rất yếu ớt nhưng bà vẫn cố gắng gượng bò vào nhà vệ sinh, dùng mấy chiếc khăn tay bện sẵn thành chiếc giây thừng có thòng lọng, treo một đầu lên chiếc giá sắt trong buồng tắm.
Bà dùng chăn, gối kê lên cao thành cái bệ, thò cổ vào thòng lọng, rồi lấy chân đá bỏ bệ treo cổ tự sát. Khoảng 3 giờ 30 phút sáng, nữ hộ sĩ vào buồng phát hiện bà đã tự sát trong nhà tắm, liền kêu lên, các hộ lý và bác sĩ chạy tới nhưng không kịp cứu, bà đã qua đời, thọ 77 tuổi".
Bí ẩn xung quanh cái chết đầy tranh cãi của kẻ tội đồ số 1 Trung Nam Hải - Ảnh 2.
Hình ảnh Giang Thanh hồi trẻ. (Ảnh: motie.com)
Nhưng tới ngày 13/1/2012, ông Hà Điện Khuê - nguyên Trưởng phòng quản giáo của nhà tù Tần Thành, Bắc Kinh trả lời tờ Tuần tin Trung Quốc đã phủ định thông tin của TIME và Ross Terrill.
"Giang Thanh chết không phải do treo cổ tự sát, thông tin treo cổ tự sát là hoàn toàn không đúng. Bà ấy chết là do uống thuốc ngủ", Hà Điện Khuê nói.
"Tối ngày 13/5/1991, Giang Thanh đi ngủ như mọi ngày bình thường. Sáng sớm hôm sau khi nhân viên trực ban vào phòng đã phát hiện bà ấy chết, người đã cứng đơ", ông Hà cho biết thêm.
Trước đó, tháng 1/1981 Giang Thanh bị Tòa án tối cao Trung Quốc kết án tử hình, hoãn thi hành án 2 năm và hủy bỏ mọi quyền lợi chính trị. 
Một năm sau, bà được giảm án xuống tù chung thân. Ngày 4/5/1984 do bệnh tình ngày càng nặng nên được chữa bệnh tại ngoại.
Gọi là chữa bệnh tại ngoại, thực chất Giang được đưa tới ở một căn phòng giam trước đây ở một góc trong nhà giam Tần Thành, nay được sửa sang lại tốt hơn.
Ngày 30/3/1989, bệnh tình của Giang Thanh thuyên giảm nên bị đưa trở lại nơi giam giữ cũ trong trại Tần Thành. Tuy nhiên, khi bác sĩ tới kiểm tra sức khỏe, phát hiện thấy bệnh tình ung thư yết hầu của bà ngày càng trầm trọng và kiến nghị tiến hành phẫu thuật.
Nhưng Giang Thanh từ chối và nói rằng: "Cắt bỏ yết hầu thì làm sao còn nói được sự thật nữa".
Ông Hà Điện Khuê khẳng định: "Giang Thanh chết vẫn ở trong Nhà lao Tần Thành, chứ không phải bên ở bên ngoài".
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc từng đưa tin, vào tháng 12/1988 nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, Giang Thanh đề nghị với tổ chức cho phép gặp mặt gia đình nhưng không được chấp nhận.
Bí ẩn xung quanh cái chết đầy tranh cãi của kẻ tội đồ số 1 Trung Nam Hải - Ảnh 3.
Giang Thanh và Bè lũ bốn tên bị xét xử. (Ảnh: Internet)
Do đó, bà đã uống 50 viên thuốc ngủ để tự sát nhưng được cứu chữa kịp thời nên thoát chết. Kể từ đó, y bác sĩ không bao giờ phát thuốc ngủ cho Giang Thanh.
Bởi vậy, Giang Thanh tự sát bằng thuốc ngủ như ông Hà Điện Khuê nói chưa thể tin cậy, vì bà không được cấp thuốc ngủ như trước.
Truyền thông thế giới cho rằng, thông tin Giang Thanh tự sát bằng cách treo cổ cho thấy tính cách của bà mạnh mẽ hơn nhiều.
"Có vấn đề, hỏi Giang Thanh"
35 năm đã trôi qua kể từ khi Giang Thanh bị đưa ra Tòa xét xử (1/1981) và 25 năm sau khi bà qua đời (5/1991), tới nay đã xuất hiện không ít bài viết thanh minh cho người phụ nữ đặc biệt này.
Ngày 9/9/2016, nhân kỉ niệm 40 năm ngày mất Mao Trạch Đông (9/9/1976 –9/9/2016), tác giả Quan Lĩnh viết:
"Tình yêu của Mao Trạch Đông và Giang Thanh là điển hình của mô thức 'anh hùng – mỹ nhân'. Tình yêu này thực sự nồng thắm bất chấp sự phản đối của các cán bộ lão thành cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cho dù khi đó có nhiều người gièm pha với Mao Trạch Đông rằng Giang Thanh xuất thân là đào hát, trải qua nhiều cuộc hôn nhân, lai lịch không tốt nhưng lãnh tụ Trung Quốc vẫn bất chấp tất cả để kết hôn".
Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc cũng cho biết trong những ngày đầu của cuộc Đại cách mạng văn hóa, Giang Thanh được cử làm Phó ban chỉ đạo, chỉ đứng sau Mao Trạch Đông.
Bí ẩn xung quanh cái chết đầy tranh cãi của kẻ tội đồ số 1 Trung Nam Hải - Ảnh 4.
Mao Trạch Đông và Giang Thanh được đánh giá với tình yêu đi theo mô thức: Anh hùng - mỹ nhân. (Ảnh: gscn.com.cn)
Tuy nhiên, Mao đã viết cho bà một bức thư có nội dung: "Sự vật thường diễn biến theo chiều ngược lại, tâng bốc, sùng bái càng cao thì ngã càng đau, Tôi đã chuẩn bị tâm lý là mình sẽ bị ngã đau, bị người ta vùi dập".
Báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo ngày 13/1/2012 cũng viết: "Khi còn ở khu căn cứ địa Thiểm Bắc, Mao Trạch Đông từng nói với những người thân cận rằng: 'Sau khi tôi chết, người ta sẽ trù đập, đấu tố Giang Thanh tới chết, bởi vì bà ấy ăn nói đanh đá, chua ngoa làm mất lòng mọi người'."
Đúng như lời dự báo của Mao Trạch Đông, ngày 9/9/1976 Mao qua đời thì đến tháng 10/1976 Giang Thanh bị bắt. Tháng 1/1981 Giang Thanh bị đưa ra xét xử ở "phiên tòa thế kỷ" với 35 thẩm phán và 600 đại biểu được mời tới dự.
Tại phiên tòa, Giang Thanh từng phản biện: "Các vị đều rất rõ, lúc bấy giờ, ĐCSTQ làm những việc mà bị nhân dân và các ngài ai oán nhưng nay tất cả đều đổ tội lên đầu tôi... Tôi chỉ là một người lãnh đạo của đảng, đứng bên cạnh Mao Chủ tịch..."
Giang Thanh nói tiếp: "Các người có biết không? Tối hôm đó, Mao Chủ tịch viết cho Hoa Quốc Phong (người kế nhiệm Mao-PV) một bức thư, trong đó viết: ‘Anh làm việc, Tôi yên tâm’ nhưng trong thư đó chí ít còn thêm 6 chữ nữa là: ‘Có vấn đề, hỏi Giang Thanh’. Vậy đấy, nhưng nay lại đổ hết tội lỗi lên đầu tôi."
theo Trí Thức Trẻ

Vụ xử Giang Thanh - phiên tòa thế kỷ của Trung Quốc

Mạnh Chiêu Thụy, nhiếp ảnh gia quân sự nổi tiếng từng ghi lại nhiều khoảnh khắc lịch sử của Trung Quốc, kể về "phiên tòa thế kỷ" xét xử bà Giang Thanh và những người phản cách mạng trong thời Cách mạng Văn hóa.

Ông Mạnh từng chứng kiến các thời khắc trọng đại của Trung Quốc như ngày Khai quốc 1/10/1949, chiến tranh Triều Tiên, các lần đại hội đảng và đặc biệt là phiên xét xử "bè lũ bốn tên". Dưới đây là lời kể của ông về phiên tòa nổi tiếng nhất của Trung Quốc, trong cuốn sách "Nhiếp ảnh gia đi cùng lịch sử nước Cộng hòa: Những khoảnh khắc khó quên".
Được tác nghiệp tại "phiên xét xử thế kỷ", tôi cũng như các đồng nghiệp khác, tay lăm lăm máy ảnh, máy quay, máy ghi âm, ngắm chuẩn mục tiêu, tập trung quan sát, cứ sợ bị bỏ lỡ mất sự kiện lịch sử. Tôi biết, đây là vụ xét xử mang tầm thế kỷ, có ý nghĩa sâu xa và lâu dài đối với hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
Sau khi kết thúc "cách mạng văn hóa" vào năm 1976, cách nhìn của mọi người đối với đất nước Trung Quốc có sự thay đổi. Tôi vẫn luôn chờ đợi, chờ đợi sẽ có một ngày thay đổi. Tôi tin rằng những kẻ tội phạm của lịch sử chắc chắn sẽ chịu sự xét xử của nhân dân. Chờ mãi, rồi ngày ấy, 20/11/1980, cũng đã đến.
0
Giang Thanh trong phiên tòa xử "bè lũ bốn tên". Ảnh: AFP.
Ngày ấy, Tòa án Nhân dân Tối cao, tại địa chỉ số 1 đường Chính Nghĩa, Bắc Kinh, mở phiên tòa đặc biệt, xét xử đối với 10 tên tội phạm chủ yếu của bè lũ phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh. Bè lũ quan lạĩ từng vênh vang một thời sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, lập tức biến hội trường Bộ Công an bình thường ấy thành tiêu điểm mà cả thế giới phải chú ý.
Thông tấn xã Báo ảnh quân Giải phóng và Tòa báo quân Giải phóng sắp xếp cho tôi cùng một phóng viên khác theo dõi, đưa tin về vụ xét xử này. Chúng tôi chia nhau phụ trách đưa tin về hình ảnh và văn kiện. Khi chúng tôi mang theo thiết bị ghi hình đến hội trường, đã thấy rất nhiều rất nhiều người có mặt ở đây, trên nét mặt của mọi người có một số lộ vẻ trầm mặc, nặng nề, cũng có người vui tươi ra mặt.
Tôi biết, rất nhiều người trong số họ đều là lớp hậu sinh, chờ đợi để được trực tiếp nghe sự xét xử đối với bè lũ phản cách mạng Lâm - Giang, nhất định có nhiều cảm xúc. Trong số những người ấy, Vương Quang Mỹ, phu nhân của Lưu Thiếu Kỳ, Tiết Minh, phu nhân của Hạ Long, Hách Trị Bình, phu nhân của La Thụy Khanh, Phố An Tu, phu nhân của Bành Đức Hoài thu hút được sự chú ý nhất của mọi người. Họ lần lượt được phỏng vấn.
Giang Thanh sinh năm 1915 tại Sơn Đông, kết hôn với Mao Trạch Đông năm 1938. Những năm 1960-1970, Giang Thanh đóng vai trò chủ chốt trong cuộc cách mạng văn hóa, gây ra sự hỗn loạn trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. 
Giang Thanh cùng với đồng bọn vu khống, hãm hại các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Trung Quốc, đồng thời kiểm soát tuyệt đối các tổ chức quốc gia. Tháng 10/1976, Giang Thanh bị bắt và bị đưa ra xét xử vào cuối năm 1980.
Tiết Minh nói với nhà báo: "Đã từ lâu tôi chờ đợi ngày xét xử này. Xét xử bè lũ phản cách mạng Lâm - Giang. Không phải là sự thù oán cá nhân. Bọn họ muốn hủy hoại đất nước của chúng ta, cả đất nước đã bị hủy hoại rồi, đâu chỉ riêng có một mình Hạ Long".
Lời của Hách Trị Bình cũng rất xúc động: "Bọn họ đã hại biết bao nhiêu người, đã bao nhiêu người trong cả nước chết dưới bàn tay họ, còn bao nhiêu người nữa mang những vết thương lòng, đã để lại bao nhiêu di chứng về sau trong cả nước, không xử nghiêm bọn họ, sẽ không đủ để xoa dịu nỗi đau của nhân dân". Lời của các bà Tiết, Hách, cũng là đại diện cho tiếng nói từ trong tim của nhân dân.
14h15 phút, cảnh sát, đoàn thư ký, công tố viên, người biện hộ lần lượt vào vị trí. Phía trên chính giữa tòa án treo Quốc huy, phía dưới là đoàn thẩm phán. Cả hội trường im phăng phắc, không một tiếng động, thể hiện vô cùng trang nghiêm, căng thẳng.
Thư ký tòa Quách Chí Văn báo cáo với chánh án Giang Hoa: "Trưởng, Phó Phòng Kiểm sát trưởng, Kiểm sát viên đặc biệt, đã đến tòa để hỗ trợ công tố. Người biện hộ cho vụ án này cũng đã đến tòa. Các bị cáo của vụ án Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trần Bá Đạt, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác, Giang Đằng Giao đã được gọi đến chờ xét xử ở phòng chờ".
Đúng 15h, Giang Hoa tuyên bố khai mạc phiên tòa. Sau khi tiếng chuông điện vang lên, trong hội trường bật sáng nhiều đèn, những tia sáng có phần chói mắt. Tiếp theo, mọi con mắt chăm chú dõi theo, những kẻ tội phạm thuộc bè lũ phản cách mạng lần lượt được áp giải lên tòa.
Lúc này, tôi cũng như các nhà báo khác trong tay chuẩn bị sẵn máy ảnh, máy ghi âm, máy ghi hình hướng chuẩn mục tiêu. Tập trung mọi sự chú ý, chỉ sợ để lỡ mất bất kỳ một cơ hội lịch sử nào. Tôi biết, đây là một vụ xét xử lớn mang tầm thế kỷ, sẽ có ý nghĩa rất sâu rộng đối với hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
Người xuất hiện đầu tiên là Vương Hồng Văn, vẻ mặt điển trai vốn có của Vương nay thần sắc suy sụp, khuôn mặt ủy mị. Tiếp đến, người được áp giải lên hầu tòa là Đào Văn Nguyên, Giang Đằng Giao, Khâu Hội Tác, Ngô Pháp Hiến, Hoàng Vĩnh Thắng, Lý Tác Bằng họ đều với bộ dạng sa sút như cửa nhà bị phá sản.
Khi Trần Bá Đạt lên hầu tòa, đi lại đã không còn nhanh nhẹn, Trần hầu tòa trong tình trạng mang bệnh. Sau Trần Bá Đạt là Trương Xuân Kiều, ông ta không thay đổi bộ mặt khinh người, ngạo mạn hằng ngày, vẫn cứng đầu, nét mặt lạnh lùng.
Sau khi 9 phạm nhân lên hầu tòa, 15h15, Giang Hoa hạ lệnh: "Dẫn bị cáo Giang Thanh ra tòa". Sự xuất hiện cuối cùng của Giang Thanh, cũng là điểm nhấn đậm nét trong số 10 phạm nhân hầu tòa.
Tôi nhìn thấy Giang Thanh bị hai nữ cảnh sát áp giải đi vào tòa, ánh mắt bà ta không mấy thay đổi, thể hiện dáng vẻ không chịu khuất phục. Giang đeo cặp kính râm, khoác chiếc áo khoác bông màu đen che cho chiếc áo cộc tay cũng màu đen phía trong, bên dưới là chiếc quần bông cũng màu đen, chân đi đôi giày bông.
Tôi để ý thấy có một miếng vá trên chiếc áo khoác của Giang Thanh. Sau đó tôi được biết, tư tưởng và tâm thái của Giang Thanh trong tù rất phức tạp, bà ta đã từng hét lớn muốn gặp Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Vương Đông Hưng đến để cùng bà ta tranh luận, khi tĩnh lặng trở lại một con người, bà ta cũng kín đáo rơi lệ khi xem ảnh chủ tịch Mao trong tuyển tập Mao Trạch Đông.
Các bị cáo đối diện với "tòa án nhân dân"
0
Giang Thanh cùng các bị cáo khác trong phiên tòa cuối năm 1980. Ảnh: Tumblr
Bà ta ưỡn ngực đi về phía tôi, chau mày với Vương Quang Mỹ, phu nhân của Lưu Thiếu Kỳ, đang ngồi trên ghế. Tôi nhanh chóng ấn vào nút ống kính mở nhanh, thế là trong tích tắc, chi tiết ấy đã được ghi lại.
Giang Thanh và Hoàng Vĩnh Thắng ngồi vào vị trí giữa của hàng ghế bị cáo, họ đại diện cho hai vị trí hàng đầu của bè lũ phản cách mạng từng được cả nước chú ý.
15h18, chủ tọa phiên tòa Giang Hoa tuyên đọc cáo trạng. Cáo trạng dài hàng chục nghìn từ được chia thành 48 điều, ghi lại tội ác của Lâm Bưu, Giang Thanh. Bản khởi tố do Hoàng Hỏa Thanh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiêm trưởng Phòng Phòng Kiểm sát đặc biệt, và Phó trưởng phòng Phòng kiểm sát đặc biệt Sử Tiến Tiền thay nhau tuyên đọc cho đến hết.
Lúc ấy, tôi và mọi người ở dưới hội trường, nghe được những nội dung này, từ trong tâm mình cảm thấy kinh ngạc và căm thù. Còn Giang Thanh nhìn lên hình như không lấy gì làm ngạc nhiên, bà ta đỡ chiếc tai nghe, cười khẩy khi nghe được những lời khởi tố, có lúc bà ta cố ý trông trước trông sau, biểu lộ sự khinh miệt đối với tòa án, hiện rõ sự giả tạo.
Trương Xuân Kiều thì cúi đầu, với cái nhìn cứng nhắc, cố gắng che đậy sự căng thẳng trong nội tâm. Trong quá trình tuyên đọc bản khởi tố, Lý Tác Bằng, Trần Bá Đạt, có vẻ như không chịu nổi, xuất hiện phản ứng bệnh lý. Họ lập tức được bác sĩ của tòa án điều trị kịp thời. 10 phạm nhân có 10 biểu cảm khác nhau, đều được tôi lưu lại qua ống kính, ghi lại vào lịch sử.
Sau khi đọc xong bản cáo trạng, chủ tọa Giang Hoa tuyên bố tòa án số 1 và tòa án số 2 chia nhau tiến hành thụ lý, xét xử đối với 10 bị cáo. Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn , Trần Bá Đạt được xếp vào nhóm thứ nhất. Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khâu Hội Tác, Giang Đằng Giao được xếp vào nhóm thứ hai bị thụ lý xét xử. Là một nhà báo, tôi chủ yếu được sắp xếp phỏng vấn chụp hình nhóm thứ nhất.
Sau khi tuyên bố dừng phiên tòa, các bị cáo được giải ra ngoài. Khi nữ cảnh sát đưa tay ra muốn dìu Giang Thanh, Giang lập tức đẩy ra, tỏ ra rằng không muốn giúp đỡ, thái độ của bà ta rất ngạo mạn, để lại một ấn tượng sâu sắc đối với tôi.
Phần tiếp: Giang Thanh giả lú lẫn, không nhận tội
Vũ Hà (theo Sina)

Giang Thanh giả lú lẫn trong 'phiên tòa thế kỷ'

Khi tòa thẩm vấn, Giang Thanh luôn nói "không biết", "không nhớ", rồi đòi đi vệ sinh. Nhưng khi bị kết tội, bà này vùng vẫy, thét lên đòi phản biện, mồ hôi đầm đìa, huyết áp lên đến 210/110.
> Xét xử Giang Thanh - phiên tòa thế kỷ ở Trung Quốc

Ngày thứ hai của phiên xử đặc biệt, phiên tòa của nhóm số 2 diễn ra trước, vào chiều 23/11. Nhóm số 1 diễn ra sau, vào 15h ngày 24/11, để đúc rút kinh nghiệm. Theo sự sắp xếp của phiên trước, người bị dẫn ra đầu tiên vẫn là Vương Hồng Văn. Vương không yêu cầu luật sư biện hộ, so sánh với mấy đồng bọn của ông ta, trong ấn tượng của tôi, thái độ nhận tội của Vương Hồng Văn là tốt nhất.
Khi tòa chỉ ra ông ta cùng với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên cùng âm mưu vạch ra kế hoạch, do ông ta đến Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, vu cáo với Mao Trạch Đông rằng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình cản trở Đặng nhậm chức Phó Thủ tướng, ông ta công nhận, không né tránh. Vương Hồng Văn nói: "Tôi là người có tội, tôi xin nhận tội trước nhân dân cả nước".
Sau những ngày xét xử Vương Hồng Văn, Trần Bá Đạt, ngày 26/11, Giang Thanh lần đầu được đưa ra xét hỏi. Cho đến cuối năm 1976, tòa tiến hành 5 phiên xét xử Giang, lần nào bà ta đều tỏ ra ngoan cố, chống đối thẩm phán và coi thường tòa án.
jiangqing1xinhuaap-1356336730_500x0.jpg
Thái độ ngạo mạn của Giang Thanh tại phiên tòa. Ảnh: AP
Trong phiên xử ngày 26/11, khi được hỏi vào đêm 17/10/1974, trong cuộc họp bí mật với Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Triệu Văn Nguyên, và phái Vương đến Hồ Nam gặp chủ tịch Mao Trạch Đông vu cáo Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, bà ta có vai trò như thế nào, Giang Thanh giả vờ không nghe thấy rồi lại chối cãi đến cùng, kiên quyết không nhận tội. Bà ta luôn nói "tôi không biết", "không rõ", "không nhớ" để thể hiện sự chống đối của mình. Trước sự bất hợp tác của Giang Thanh, diễn biến phiên tòa không có nhiều tiến triển.
Sau đó, tòa gọi Vương lên làm chứng. Sau đây là đoạn đối thoại của Vương với thẩm phán.
- Trước khi đến Hồ Nam gặp Mao chủ tịch vu cáo Đặng Tiểu Bình, ông âm mưu việc này với ai?
- Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên.
- Ai triệu tập?
- Giang Thanh.
- Khi bàn bạc các âm mưu, Giang Thanh nói gì?
- Giang Thanh nói "Đặng Tiểu Bình không đồng tình với cách mạng văn hóa".
- Mọi người bàn bạc ra sao rồi quyết định cử ông đi Trường Sa?
- Sau khi nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình, Giang Thanh hỏi tôi giờ làm thế nào. Tôi đề xuất đi Trường Sa tố cáo, Giang, Trương, Diêu đều đồng ý.
- Vậy việc để ông gặp trước khi chủ tịch tiếp khách nước ngoài là ý của ai?
- Ý của Giang Thanh. Giang nói, ông nên đi sớm đi, trước khi chủ tịch gặp khách nước ngoài.
- Sao lại phải như vậy?
- Vì lo sợ Đặng Tiểu Bình đi cùng khách nước ngoài tới Trường Sa và sẽ lộ sự thật với chủ tịch.
- Vì sao các ông vu khống Đặng Tiểu Bình?
- Để cản trở việc Đặng Tiểu Bình ra làm phó thủ tướng thứ nhất của Quốc vụ viện.
- Khi ông đi Trường Sa có nhắc đến thủ tướng Chu không?
- Trước ngày 10/12 khoảng một tuần, Bộ Chính trị họp, Giang Thanh gọi tôi lại nói rằng bà ấy đã gặp thủ tướng Chu, nói về vấn đề nhân sự của đại hội, chủ yếu cho chức vụ tổng tham mưu trưởng. Thủ tướng tỏ ý không đồng tình với bà ấy, bà ấy nói với tôi rằng: "Tôi bảo lưu quan điểm của mình" và cho biết các ông Diệp (Kiếm Anh), Đặng, Lý (Tiên Niệm) thường xuyên đến gặp thủ tướng tại bệnh viện.
Trong quá trình trả lời tòa, Vương không hề nhìn Giang Thanh. Trước việc đồng bọn phản bội mình, Giang Thanh yên lặng, nhiều lúc nhìn chằm chằm Vương. Đột nhiên, bà ta kêu to: "Tôi phải đi vệ sinh", khiến việc hỏi đáp phải tạm dừng.
Khi từ nhà vệ sinh quay lại, không thấy Vương Hồng Văn trong tòa, Giang Thanh lại hét lên: "Vương Hồng Văn đâu, ông ta ở đâu?" Sau khi Vương quay lại bà ta mới lại yên lặng. Tòa hỏi Giang Thanh: "Những điều Vương nói có đúng không?" Giang trả lời: "Không đúng". Tòa đành phải ghi vào biên bản: Bị cáo phủ nhận. Sau nhiều lời làm chứng của các bị cáo còn lại và của những cán bộ làm việc bên cạnh thủ tướng Chu Ân Lai, Giang vẫn không nhận tội.
Đối mặt với sự ngoan cố của Giang Thanh, thẩm phán trưởng Tăng Hán Chu tuyên bố: "Những lời khai của nhân chứng và những chứng cứ đã đủ nói lên tội lỗi của Giang Thanh, bất chấp bị cáo công nhận hay phủ nhận, sự thật là không thể chối cãi. Giải bị cáo đi".
Đến lúc này, Giang Thanh một mực phản kháng, cố vùng ra khỏi tay của nữ cảnh sát áp tải, hét to: "Tôi còn phải phản biện về vấn đề này. Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự đều là giả dối. Sao không cho tôi đối chất với Vương Hồng Văn..." Cho đến khi bị áp giải ra khỏi tòa án, bà ta vẫn không ngừng kêu gào.
Sau khi về buồng giam, Giang Thanh vẫn không thể bình tâm trở lại, toàn thân vã mồ hôi, bác sĩ đo huyết áp lên đến 210/110.
"Luật Hình sự quy định có thể đối chất, có thể biện hộ, mà họ không cho tôi biện hộ. Vương Hồng Văn chỉ nói thật có một câu đó là đi Trường Sa là ý của anh ta. Vương Hải Dung, Đường Vấn Sinh là hai con chuột, thấy thuyền của Mao chủ tịch sắp chìm thì nhảy sang thuyền của Đặng Tiểu Bình", Giang Thanh nói trong nước mắt đầm đìa. 
"Tôi biết các vị đi báo cáo với họ, bàn về việc lần sau làm sao đối phó tôi. Tôi không sợ, tôi có tinh thần '5 không sợ'. Chỉ cần tôi không đổ thì tôi sẽ còn tiếp tục đến cùng", Giang Thanh nói với các nhân viên giám hộ.
Phần tiếp: Giang Thanh chối tội đến phút cuối
Vũ Hà (theo Sina)
(Quốc tế) - Ngày 4/6/1991, Tân Hoa Xã phát đi thông tin Giang Thanh tự sát. Kỳ thực, Giang Thanh đã tự sát từ ngày 14/5. Trong cuốn “Giang Thanh toàn truyện” của một tác giả người Mỹ viết: 3 giờ 30 phút, y tá bước vào phát hiện Giang Thanh đã treo cổ tự vẫn. Y tá chạy tới nhưng đã quá muộn. Giang Thanh, một diễn viên, một nhà chính trị và cũng là vợ Mao Trạch Đông cuối cùng đã qua đời ở tuổi 77…
cau noi cuoi cung cua Giang Thanh
Giang Thanh trong phiên tòa xử “bè lũ bốn tên”. Ảnh: AFP.
Nhà tù Tần Thành nằm ở xã Tần Thành, Đông Bắc huyện Xương Bình, Bắc Kinh, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Giang Thanh được nhốt tại đây trong một phòng giam rộng rãi. Mặc dù ở tù song Giang Thanh vẫn có thể đọc báo, nghe đài phát thanh, xem tivi, thậm chí còn tự đan len, đọc sách và viết lách. Hai tuần một lần, con gái của Giang Thanh là Lý Nạp vẫn đến Tần Thành thăm và mang đồ vào cho mẹ.
Từ ngày bị giam, sức khỏe Giang Thanh suy sụp hẳn. Vì thế, vào T5/1984, chính quyền Trung Quốc thông báo Giang Thanh có thể tại ngoại để chữa bệnh. Sau đó, Giang Thanh được sắp xếp ở tại một nơi kín đáo, ít người qua lại để phục vụ việc chữa trị. Tới tháng 12/1988, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, Giang Thanh yêu cầu tổ chức một cuộc gặp gia đình song bị từ chối. Để bày tỏ sự phản ứng, Giang Thanh đã uống một lúc 50 viên thuốc ngủ để tự sát song bị phát hiện và cấp cứu kịp thời. Từ sau đó, Giang Thanh không được phát thuốc ngủ nữa.
Ngày 30/3/1989, Giang Thanh bị đưa trở lại Tần Thành. Sau khi trở lại trại giam, bác sĩ phát hiện Giang Thanh bị ung thư vòm họng, kiến nghị làm phẫu thuật song Giang Thanh kiên quyết từ chối, nói rằng nếu như cắt yết hầu của mình thì không thể nói được nữa. Tới tháng 11/1989, chính quyền Trung Quốc lại một lần nữa phê chuẩn cho Giang Thanh tại ngoại để chữa bệnh. Giang Thanh yêu cầu được quay trở lại nơi ở cũ của Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải để ở hoặc nếu không thì để mình quay lại nhà số 17 Điếu Ngư Đài, căn cứ của Giang Thanh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Yêu cầu của Giang Thanh lại bị từ chối. Giang Thanh lại tuyên bố, nếu như yêu cầu không được chấp nhận, sẽ tiếp tục tự sát. Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã tìm cho Giang Thanh một căn nhà biệt lập, 2 tầng nằm gần Tửu Tiên Kiều, Bắc Kinh cùng một y tá chăm sóc để chữa trị bệnh cho Giang Thanh.
Theo ghi chép của “Giang Thanh toàn truyện”, ngày 15/2/1991, Giang Thanh bị sốt cao nên được đưa vào bệnh viện công an. Tại đây, giống như những bệnh nhân khác, Giang Thanh phải khai vào bệnh án. Lần này, phần họ tên, Giang Thanh ghi: “Lý Nhuận Thanh”. Điều này chứng tỏ Giang Thanh vẫn luôn nhớ về cuộc hôn nhân với Mao Trạch Đông. Khi còn trẻ, Mao Trạch Đông lấy tên là “Nhuận Chi”.
cau noi cuoi cung cua Giang Thanh
Mao Trạch Đông với người vợ thứ tư Giang Thanh và con
Đến ngày 18/3, Giang Thanh đã hạ sốt nhưng được chuyển đến một phòng bệnh để tiếp tục điều trị. Trong phòng bệnh dành cho Giang Thanh có phòng ngủ, phòng vệ sinh riêng. Các bác sĩ kiến nghị phẫu thuật vòm họng cho Giang Thanh nhưng Giang Thanh tiếp tục từ chối. Giang Thanh nói: “Tôi không tin các anh sẽ không đối đãi tử tế với một chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản là tôi”.
Ngày 10/5, Giang Thanh xé tan cuốn hồi ký của mình trước mặt mọi người sau rất nhiều tháng viết ròng rã và yêu cầu đưa mình rời khỏi bệnh viện trở về nhà ở Tửu Tiên Kiều. Tuy nhiên, yêu cầu của Giang Thanh bị từ chối. Ngay 12/5 nghe tin tức về Giang Thanh, con gái Lý Nạp và chồng đã vào bệnh viện thăm nhưng Giang Thanh từ chối không gặp.
Ngày 13/5, Giang Thanh viết lên trang đầu của tờ “Nhân Dân Nhật Báo” dòng chữ: Một ngày đáng kỷ niệm của lịch sử” 25 năm trước, ngày 13/5/1966, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hội nghị. Đây là hội nghị quan trọng mở ra cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc kéo dài suốt hơn 10 năm ở Trung Quốc. Và cũng tại hội nghị này, Giang Thanh được bổ nhiệm làm người phụ trách tổ lãnh đạo Cách mạng Văn hóa vô cùng quyền lực. Điều đó cho thấy, Giang Thanh cho tới tận lúc sắp chết vẫn nhớ những ngày tháng quyền lực của mình. Tuy nhiên, đây cũng là câu nói cuối cùng mà Giang Thanh còn lưu lại.
2. Một già 30 phút sáng ngày 14/5/1991, y tá rời khỏi phòng ngủ của Giang Thanh. Tuy nhiên, đến 3 giờ 30, y tá vào thì thấy Giang Thanh đã tự sát. Theo suy đoán, Giang Thanh nhân lúc y tá rời đi đã lấy những chiếc khăn tay giấu từ trước nối thành một sợi dây thừng rồi treo cổ tự sát. Khoảng 3 giờ sáng Giang Thanh trút hơi thở cuối cùng.
Giang Thanh từng nhiều lần muốn tự sát. Vào những năm 30 của thế kỷ 20 do cãi nhau với chồng cũ là Đường Nạp Giang Thanh từng đòi tự sát. Tơi năm 1976, sau khi bị bắt, trong cơn tuyệt vọng, Giang Thanh cũng nhiều lần muốn tự sát. Tới tháng 9/1984, do yêu cầu được đi thăm nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông bị từ chối, Giang Thanh từng dùng cả một chiếc đũa đâm vào họng đe tự sát nhưng may được phát hiện va cưu kịp thời. Tháng 5/1986, Giang Thanh từng dùng tất nối thành dây thừng để tự sát song cũng bất thành. Nhưng lần này thì Giang Thanh cuối cùng đã kết liễu cuộc sống của mình.
Trong cuốn “Giang Thanh toàn truyện” có chép, Lý Nạp nghe tin Giang Thanh tự sát đã vội tới bệnh viện ký vào bản khai tử. Không biết là do ý của Ly Nạp hay là ý của chính quyền trung ương Trung Quốc, Lý Nạp đồng ý không tổ chức bất cứ hoạt động tang lễ nào. Ngày 18/5, thi thể Giang Thanh được hỏa táng. Lý Nạp không có mặt. Những người thân thích khác của Giang Thanh và Mao Trạch Đông cũng không có ai có mặt. Lý Nạp yêu cầu gửi hộp tro cốt về cho mình.
Lúc bấy giờ, người Trung Quốc cũng như thế giới hoàn toàn không biết gì về cái chết của Giang Thanh. Tờ “Times” số ra tháng 6/1991 mới loan thông tin này tới toàn thế giới. Thông tin trên tờ “Times” nói, theo một nguồn tin giấu tên ở Bắc Kinh cho biết, Giang Thanh đã treo cổ tự sát. Nguồn tin còn nói, nguyên nhân khiến Giang Thanh tự sát chính là bệnh ung thư vòm họng. Vài ngày sau, ngày 4/6, chính quyền Trung Quốc chứng thực thông tin của tờ “Times”, đưa ra thông cáo chính thức về cái chết của Giang Thanh.
Thông cáo viết: “Giang Thanh, chủ mưu trong vụ án của tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh, Lâm Bưu, trong thời gian tại ngoại để chữa bệnh đã tự sát tại nhà vào sáng sớm ngày 14/5/1991. Vào tháng 1/1981, Giang Thanh bị Tòa án Nhân dân tối cao tuyên án tử hình nhưng hoãn thi hành 2 năm, tước đoạt toàn bộ quyền lợi chính trị. Tháng 1/1983, bản án của Giang Thanh được đổi thành chung thân. Từ ngày 4/5/1984, Giang Thanh được tại ngoại để chữa bệnh”.
Bốn người vợ của Mao Trạch Đông

Bốn người vợ của Mao Trạch Đông

Sau 41 năm nắm quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông qua đời lúc 0 giờ 10 phút ngày 9.9.1976, thọ 83 tuổi, để lại không ít sóng gió trên chính trường Trung Quốc cùng những “trang tình...
Cháu Mao Trạch Đông bị phóng viên “truy vấn” có giảm béo không

Cháu Mao Trạch Đông bị phóng viên “truy vấn” có giảm béo không

Ông Vũ là cháu nội Mao Trạch Đông nên nhất cử nhất động đều khó thoát khỏi ống kính báo chí Trung Quốc, vì vậy tướng Vũ sống khá lặng lẽ tại Bắc Kinh. Đa Chiều ngày...
Nữ khai quốc công thần Trung Quốc và mối oan “8 chữ của Mao Trạch Đông”

Nữ khai quốc công thần Trung Quốc và mối oan “8 chữ của Mao Trạch Đông”

Trương Cầm Thu là "nữ tướng" duy nhất của Hồng quân Trung Quốc. Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, bà lại bị bức hại chỉ vì "8 chữ của Mao Trạch Đông". "Nữ tướng" du học...
Số phận bi thảm của mỹ nhân “khiêu vũ cùng Mao Trạch Đông”

Số phận bi thảm của mỹ nhân “khiêu vũ cùng Mao Trạch Đông”

Cuộc gặp gỡ và một điệu nhảy với Mao Trạch Đông có lẽ đã thay đổi hoàn toàn số phận của một trong những "đại minh tinh" điện ảnh tài sắc hàng đầu Trung Quốc. Thượng Hải...
Lịch sử Trung Quốc đã bất công với “người kế thừa của Mao Trạch Đông”?

Lịch sử Trung Quốc đã bất công với “người kế thừa của Mao Trạch Đông”?

Ngày 7/10, 38 năm trước, Hoa Quốc Phong - người kế thừa của Mao Trạch Đông - chính thức trở thành nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc khi nắm quyền đảng, chính phủ và quân đội. Trang...
(Theo Hôn Nhân và Pháp Luật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét