NỖI NIỀM OAN KHUẤT 20 (Diêm Hồng Nhan)

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)  

Diêm Hồng Nhan: Bi kịch "sống chui" của Thượng tướng khai quốc TQ

Thủy Thu |
Diêm Hồng Nhan: Bi kịch "sống chui" của Thượng tướng khai quốc TQ
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Lừng lẫy trên chiến trường nhưng Thượng tướng khai quốc Trung Quốc Diêm Hồng Nhan lại chịu cảnh "chui lủi" nhục nhã và cái chết không minh bạch.



Ngày 8/1/1967, Thượng tướng Trung Quốc - Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Vân Nam Diêm Hồng Nhan bất ngờ qua đời tại một căn cứ quân sự bí mật ở quân khu Côn Minh.
Thời điểm đó, cái chết của Diêm Hồng Nhan đã gây nên làn sóng chấn động không chỉ ở Vân Nam mà còn trên khắp Trung Quốc bởi Diêm chết quá bất ngờ với một nguyên nhân không rõ ràng.
Diêm Hồng Nhan (1909 - 1967), quê ở Thiểm Tây, Trung Quốc.
Năm 1955, ông được phong hàm Thượng tướng, là một trong những Thượng tướng khai quốc của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như: Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Vân Nam...
Tài liệu điều tra ghi lại: "Diêm Hồng Nhan đã sử dụng thuốc an thần quá liều".
Một số người vẫn truyền tai nhau rằng, chính Tổ trưởng Tổ cải cách trung ương Trung Quốc Trần Bá Đạt - cấp dưới của Lâm Bưu đã ép Diêm phải tự sát do hai ông này có hiềm khích lâu năm.
Đến hiện nay, về nguyên nhân cái chết của viên tướng này vẫn tồn tại hai luồng ý kiến song song: Thứ nhất, Diêm đột tử do bệnh tim tái phát nên cái chết của ông không liên quan đến Trần Bá Đạt. 
Thứ hai, cái chết của Diêm bắt nguồn từ tính cách cương trực của bản thân.
Bất hòa bùng phát
Đầu năm 1933, quân đội Quốc dân đảng dưới sự chỉ đạo của Phùng Ngọc Tường và Hồng quân Trung Quốc tổ chức thành lập một đội quân đồng minh tại Hà Bắc.
Đến tháng 5/1933, do bất đồng giữa Tưởng Giới Thạch và Phùng Ngọc Tường nên đội quân đồng minh gặp nhiều khó khăn.
Ngày 27/8/1933, một cuộc họp quân ủy thảo luận hướng đi của đội quân đồng minh được tổ chức ở huyện Trương Bắc, Hà Bắc.
Diêm Hồng Nhan đề xuất "đưa đội quân này vượt qua giới tuyến Bình Tuy (Bắc Kinh) đến Thiểm Tây hội hợp với sư đoàn 26 Hồng quân Trung Quốc.
Diêm Hồng Nhan: Bi kịch sống chui của Thượng tướng khai quốc TQ - Ảnh 2.
Thượng tướng Trung Quốc Diêm Hồng Nhan
Trần Bá Đạt nghe thế liền chỉ trích Diêm và đề xuất rút Hồng quân ra khỏi tổ chức quân đồng minh. Sau đó, Diêm - Trần đã xảy ra tranh luận lớn khiến Diêm bực tức bỏ ra khỏi hội trường.
Ngày hôm sau, Ủy viên thường vụ Ủy ban tiền tuyến Khâu Xuân Sinh phê bình và yêu cầu Diêm viết kiểm điểm. 
Vì từ chối, Diêm đã bị bãi miễn mọi chức vụ. Đến tháng 7/1934, ông được phái đi Liên Xô đến cuối năm 1935 mới trở về.
Văn kiện "gây tội"
Từ tháng 8 - 9/1962, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10 khóa 8 đảng cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông đưa ra phân tích về giai cấp, hình thế, mâu thuẫn xã hội và tiến hành triển khai cuộc vận động cải cách toàn diện quần chúng lần đầu tiên.
Ngày 21/12, Diêm Hồng Nhan lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Vân Nam đã soạn thảo báo cáo nêu ra ý kiến về vấn đề này.
Báo cáo này khi đó đã nhận được sự đồng ý và ủng hộ của Phó thủ tướng Trung Quốc đương nhiệm Đặng Tiểu Bình.
Tuy nhiên, đến tháng 5/1963, vì bản báo cáo này, Diêm Hồng Nhan đã bị Mao Trạch Đông phê bình nghiêm khắc tại một hội nghị ở Hàng Châu, Chiết Giang.
Không lâu sau đó, Bí thư thứ nhất Cục Tây Nam Lý Tỉnh Tuyền tố cáo và yêu cầu điều tra Diêm. Cuối cùng đại diện trung ương rút ra kết luận, báo cáo hoàn toàn phù hợp với tinh thần lãnh đạo chỉ cần thay đổi một vài cách biểu đạt cho chính xác hơn.
Bi kịch trốn tránh Hồng vệ binh
Diêm Hồng Nhan có nằm mơ cũng không ngờ, văn kiện đó lại bị Hồng vệ binh tìm lại, trở thành mục tiêu "nã pháo" của nhóm này. Họ công kích ông là phần tử phản cách mạng.
Tháng 10/1966, tại Bắc Kinh, nhóm Lâm Bưu - Giang Thanh tập hợp một số cán bộ cao cấp tổ chức phê bình, đấu tố nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình và quy chụp cho Đặng đã dao động và có quyết sách sai lầm trong chiến dịch Hoài Hải (1948 - 1949).
Diêm Hồng Nhan cũng tham gia hội nghị đó đã tức giận, mắng nhiếc thậm tệ luận điệu của nhóm Lâm Bưu - Giang Thanh, vô hình trung Diêm đã tự đưa mình vào thế khó khi nhóm này chĩa ngược "mũi rìu", chỉ trích ông là phần tử phản đảng.
Một thời gian sau, con trai Diêm là Diêm Trạch Quần tiết lộ với ông một thông tin bất ngờ: Giang Thanh đã tuyên truyền với tổ chức Hồng vệ binh ở Đại học Hàng không Bắc Kinh rằng, trung ương đang họp, rất nhiều người phản đối Chủ tịch Mao. Giang và Mao hiện đang thất thế, Mao sắp phải "lên núi đánh du kích" - ý chỉ những hoạt động nay đây mai đó.
Diêm Hồng Nhan: Bi kịch sống chui của Thượng tướng khai quốc TQ - Ảnh 3.
Diêm Hồng Nhan trong lần thị sát địa phương.
Diêm khi đó ngớ ra một lúc rồi hỏi lại con trai một cách đầy nghi ngờ.
"Không sai đâu, bố và các đồng chí khác cứ ở đây hội họp nghiên cứu, e rằng chẳng có tác dụng bằng mấy câu nói", Diêm Trạch Quần nhấn mạnh.
Diêm Hồng Nhan đang ngồi bồng đứng bất dậy, mặt đỏ phừng phừng, một tay ôm ngực không nói được nửa lời. 
Lúc sau, ông lại chau mày và hét lên: "Sao lại có thể thốt ra những lời nói thiếu trách nhiệm như vậy! Chúng ta đã theo chủ tịch mấy chục năm nay, chúng ta sẽ phản đối chủ tịch sao?"
Sau khi trở về Côn Minh, Diêm Hồng Nhan đã bị nhóm Hồng vệ binh công kích mạnh mẽ. Họ yêu cầu ông nêu ra ý kiến, ủng hộ ai, phê bình ai nhưng ông kiên quyết giữ nguyên tắc của riêng mình.
Quá tức giận, họ mắng ông là kẻ gian xảo, quỷ quyệt. Sau đó, họ lôi ông đi đấu tố, cả ngày thẩm tra và không cho ông ăn uống.
Ngày 4/1/1967, Hồng vệ binh yêu cầu đưa Diêm ra đấu tố trong một đại hội của tỉnh ủy Vân Nam tại quảng trường lớn.
Ông kiên quyết không tham gia, họ vu vạ rằng, Tư lệnh quân khu Côn Minh - Thượng tướng Tần Cơ Vỹ - chiến hữu của Diêm đã giấu ông ở quân khu và gặp Tần đòi người.
Hồng vệ binh chỉ đạo một nhóm quần chúng không rõ chân tướng đã nhanh chóng xông vào quân khu với ý đồ lấy đi những tài liệu cơ mật khiến quân khu trở nên hỗn loạn.
Biết được thông tin, Diêm Hồng Nhan dù mang bệnh nhưng vẫn quyết đi đến hiện trường nhằm vạch trần âm mưu thực sự của Hồng vệ binh nhưng bị cản lại.
Để bảo vệ chiến hữu, chiều cùng ngày, Tần Cơ Vỹ đã quyết định bí mật đưa vợ chồng Diêm Hồng Nhan đến một căn cứ quân sự ở Côn Minh có tên Tiểu Mạch Dụ.
Địa điểm này cách thành phố Côn Minh 10km, là căn cứ quân sự bí mật thuộc quân khu tỉnh Vân Nam. Xung quanh căn cứ này lắp đặt hàng rào cảnh giới với sự bảo vệ của một nhóm cảnh vệ.
Nhưng ngay ngày hôm sau, Diêm lại dự định xuống núi, mong thuyết phục nhóm quần chúng để họ rời khỏi quân khu. Sáng sớm, không kịp ăn sáng, ông đã thúc giục viên thư ký và lái xe đưa ông vào thành phố.
Diêm Hồng Nhan: Bi kịch sống chui của Thượng tướng khai quốc TQ - Ảnh 4.
Từ trái qua phải: Chu Ân Lai, Tần Cơ Vỹ, Diêm Hồng Nhan, Trần Nghị, Triệu Kiến Dân
Viên bí thư Tào Kiên Trinh đã nói với ông, sự việc đã được giải quyết từ nửa đêm qua. Vừa hay lúc đó Tần Cơ Vỹ cũng điện thoại đến báo, quân khu đã tổ chức đoàn đại biểu liên lạc với Hồng vệ binh nhưng nhóm này nhất quyết không chịu thương lượng.
Tần cũng khuyên Diêm không nên ra mặt bởi sự việc hiện đang vô cùng phức tạp, tốt nhất cứ để quân khu nghĩ cách giải quyết.
Ngay hôm đó, Diêm ruột thiêu như lửa đốt, trầm ngâm từ sáng sớm đến tối muộn. Ông quyết định nhờ vợ mình - bà Vương Đằng Ba về tỉnh ủy còn ông sẽ cùng Chủ tịch tỉnh Vân Nam bấy giờ là Chu Hưng đến quân khu giải quyết tình hình.
Vào đến thành phố, Diêm thấy cờ của Hồng vệ binh treo ở đại sảnh tỉnh ủy và những biểu ngữ như "đập nát tỉnh ủy" hay "đả đảo Diêm Hồng Nhan" dán ở khắp mọi nơi.
Xe tuyên truyền của Hồng vệ binh chạy vòng quanh quân khu, phát ra những âm thanh nhức tai, cờ hiệu của quân khu thì bị vứt đầy mặt đất.
Nhà của Diêm cũng bị lục soát, trên các cửa lớn nhỏ đều bị dán niêm phong, những biểu ngữ phỉ báng dán đầy tường nhà.
Ngày 6/1, Diêm được tin Bí thư tỉnh ủy Triệu Kiến Dân đã bị bắt quỳ trên xe đưa đi diễu phố, đấu tố mà phẫn nộ bật khóc.
"Bắt được Diêm Hồng Nhan ở đâu, xử quyết ở đó", tiếng reo hò của Hồng vệ binh văng vẳng đến tai ông.
"Quốc dân đảng từng treo thưởng ngàn vàng để lấy đầu ta, ta còn không sợ. Ta lại không phải phản cách mạng thì sợ gì!", Diêm chua chát cười lớn.
Chiều mùng 7/1, sau khi nhận được điện thoại thông báo đến thăm của Tần Cơ Vỹ, Diêm vui mừng yêu cầu vợ chuẩn bị tươm tất tiếp đón.
Khoảng 8 giờ tối, Vương Ngân Sơn - một thư ký khác của Diêm và thư ký của Tần ngồi cùng xe đến Tiểu Mạch Dụ. Thư ký của Tần trao cho Diêm một tờ giấy, đại ý: "Tình hình có thay đổi, tôi không thể đến được, hiện tôi cũng rất nguy hiểm".
Diêm chưa kịp phản ứng, Vương Ngân Sơn đã báo lại về cuộc điện thoại của nguyên soái Diệp Kiếm Anh hỏi han tình hình của Diêm.
Diêm trầm ngâm bước vài bước rồi nói: "Diệp nguyên soái cũng không quản được nữa rồi".
Cú điện thoại điếng người của Trần Bá Đạt
Diêm Hồng Nhan: Bi kịch sống chui của Thượng tướng khai quốc TQ - Ảnh 5.
Diêm Hồng Nhan (phải) trong lần tháp tùng Đặng Tiểu Bình đi khảo sát.
1 giờ sáng ngày 8/1, văn phòng tỉnh ủy Vân Nam bất ngờ nhận cuộc điện thoại đường dài từ Bắc Kinh. Hóa ra là cuộc điện thoại của Trần Bá Đạt, yêu cầu tìm Diêm Hồng Nhan.
Phó thư ký tỉnh ủy Vân Nam Vương Điện ngay sau đó đã điện tới báo tin cho Diêm Hồng Nhan.
Nửa đêm, Diêm bị đánh thức. Một lúc sau, điện thoại lại vang lên một giọng Phúc Kiến khó nghe - Trần Bá Đạt là người Phúc Kiến.
Diêm nghe một hồi không hiểu, vừa hay vệ sỹ chính của Mao Trạch Đônglà Uông Đông Hưng đứng cạnh Trần Bá Đạt nên tạm thời làm phiên dịch.
"Anh đừng trốn chui trốn lủi như một con chuột, đi gặp quần chúng cách mạng đi! Mạng của anh đáng giá như thế à? Anh mất mạng, tôi sẽ đền anh một mạng!... Đây là ý kiến của trung ương", Trần thách thức Diêm.
Diêm nghe xong, tức giận gào lên: "Tôi không thừa nhận anh đại diện cho trung ương. Các anh biến đại Cách mạng văn hóa thành ra như thế này, ai vui được? Biến lãnh đạo địa phương thành ra thế này, thì sao lãnh đạo được? Các anh tiếp tục như thế này, cục diện tất sẽ loạn".
Hai bên đấu khẩu lời qua tiếng lại vô cùng quyết liệt. Cuối cùng, Trần giận giữ dập điện thoại.
Diêm Hồng Nhan tức tối, gạt Chu Hưng sang một bên và đòi vào thành đến quân khu gặp Hồng vệ binh.
"Nửa đêm canh ba, Thủ trưởng đi thì có tác dụng gì, đợi sáng mai rồi đi", Chu khuyên can.
Cuối cùng Diêm đành trở về phòng, uống cạn cốc nước để trên bàn rồi đi ngủ.
Khoảng 4,5 giờ sáng hôm sau, vài chiếc xe chạy thẳng đến Tiểu Mạch Dụ. Bên ngoài, tiếng xe chạy ầm ầm, tiếng người la ó xôn xao tạo nên một không khí nháo loạn.
Tào Kiên Trinh vội vàng chạy vào phòng ngủ của Diêm Hồng Nhan gọi ông dậy nhưng gọi mãi không thấy động tĩnh gì - Diêm Hồng Nhan đã qua đời.
Trước khi chết, hai tay ông chắp chặt vào nhau, thể hiện tâm trạng cực kỳ đau khổ.
Sau khi Diêm chết, thông tin này lẽ ra được đăng lên mục "Tin vắn quan trọng" của tạp chí nội bộ để báo cáo lên Bộ chính trị nhưng Trần Bá Đạt đã ra lệnh xóa thông tin, không cho đăng vì chuyện này không phải là "tin quan trọng".
Thông tin cái chết của Diêm nhanh chóng được truyền đi khắp tỉnh Vân Nam. Nhóm Lâm Bưu đã nhân cơ hội vu cáo ông là phần tử phản đảng, hạ lệnh không được tổ chức lễ truy điệu cho ông.
Thủ tướng Chu Ân Lai biết tin Diêm qua đời đã thất kinh. Nghe báo cáo xong, ông bật khóc.
Rất nhiều các chiến hữu trước đây của Diêm nghe tin đều cảm thấy phẫn nộ. Sau này, Phó thủ tướng trung Quốc Đàm Chấn Lâm đã chỉ thẳng Giang Thanh và chỉ trích: "Mục đích của các ngươi chính là xử hết những lão thành cách mạng! Diêm Hồng Nhan có tội gì mà cũng bị ép chết".
Cuối cùng đến ngày 24/1/1978, ông được phục hồi danh dự và hài cốt được dời về nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh.
theo Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH