CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 9
(ĐC sưu tầm trên NET)
26-Niels Bohr
1885-1962
Đan Mạch
Vật Lý
Niels Bohr là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất của vật lí
hiện đại, ông nổi tiếng với những đóng góp quan trọng của ông cho thuyết
lượng tử và nghiên cứu giành giải thưởng Nobel của ông về cấu trúc của
các nguyên tử.
Sinh ra ở Copenhagen vào năm 1885 trong một gia đình có học thức, Bohr đã yêu thích vật lí học lúc còn nhỏ. Ông học vật lí trong nhiều năm và lấy bằng tiến sĩ vật lí năm 1911 từ trường Đại học Copenhagen.
Chính trong khi đang thực hiện nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của ông về thuyết electron của các kim loại Bohr đã đến với thuyết lượng tử buổi đầu của Max Planck, lí thuyết mô tả năng lượng dưới dạng những hạt nhỏ xíu, hay các lượng tử.
Kết hợp mô tả hạt nhân của Rutherford và thuyết lượng tử của Planck, Bohr đã giải thích cái xảy ra bên trong một nguyên tử và phát triển một bức tranh của cấu trúc nguyên tử. Công trình này mang về cho ông giải thưởng Nobel vật lí năm 1922.
Cũng trong năm ông bắt đầu nghiên cứu với Rutherford, Bohr lấy bà Margaret Nørlund, rồi họ có sáu người con. Về sau này, ông là chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Đan Mạch, đồng thời là viện sĩ của nhiều viện hàn lâm trên khắp thế giới.
Mô hình nguyên tử
Đóng góp lớn nhất của Bohr cho vật lí hiện đại là mô hình nguyên tử. Mô hình Bohr xem nguyên tử là một hạt nhân nhỏ, tích điện dương với các electron quay xung quanh.
Bohr là người đầu tiên phát hiện ra rằng các electron chuyển động trong những quỹ đạo khác nhau xung quanh hạt nhân và rằng số electron trong quỹ đạo ngoài cùng xác định các tính chất của một nguyên tố.
Nguyên tố hóa học bohrium (Bh), số 107 trong bảng tuần hoàn hóa học, được đặt theo tên của ông.
Nghiên cứu lí thuyết của Bohr đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết của các nhà khoa học về sự phân hạch hạt nhân. Theo lí thuyết giọt chất lỏng của ông, một giọt chất lỏng mang lại một hiện thân chính xác của một hạt nhân nguyên tử.
Lí thuyết này là công cụ nghiên cứu trong những nỗ lực đầu tiên nhằm phân tách các nguyên tử uranium hồi thập niên 1930, một bước quan trọng trong sự phát triển bom nguyên tử.
Bất chấp những đóng góp của ông cho Dự án Năng lượng Nguyên tử Mĩ trong Thế chiến thứ hai, Bohr là người ủng hộ mạnh mẽ sự ứng dụng hòa bình của vật lí nguyên tử.
Thuyết lượng tử
Nguyên lí bổ sung của Bohr, cái ông đã viết trong một số bài luận từ năm 1933 đến 1962, phát biểu rằng một electron có thể được xét theo hai cách, hoặc là một hạt hoặc là một sóng, nhưng không bao giờ là cả hai đồng thời.
Nguyên lí này, cái tạo nên nền tảng của thuyết lượng tử buổi đầu, còn giải thích rằng cho dù người ta xem electron như thế nào, mọi hiểu biết về những tính chất của nó phải có gốc rễ ở những phép đo theo lối kinh nghiệm. Lí thuyết của Bohr nhấn mạnh quan điểm rằng các kết quả của một thí nghiệm bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những công cụ đo dùng để xác định chúng.
Những đóng góp của Bohr cho lĩnh vực nghiên cứu cơ học lượng tử mãi mãi được ghi nhớ tại Viện Vật lí Lí thuyết tại trường Đại học Copenhagen, nơi ông đã hỗ trợ sáng lập hồi năm 1920 và lãnh đạo cho đến khi ông qua đời vào năm 1962. Kể từ đó, viện được đổi tên là Viện Niels Bohr để tôn vinh ông.
27-Max Born
1882-1970
Đức
Vật Lý
25- Descartes 1596-1650 Pháp Toán Học |
Thời đại | Triết học thế kỷ XVII |
---|---|
Lĩnh vực | Triết học phương Tây |
Trường phái | Chủ nghĩa Descartes, Chủ nghĩa duy lý lục địa |
Sở thích | Siêu hình học, Nhận thức luận, Khoa học tự nhiên, Toán học |
Ý tưởng nổi trội | Tôi tư duy, nên tôi tồn tại, Phương pháp nghi ngờ, Hệ tọa độ Descartes, Thuyết nhị nguyên Descartes, Luận cứ bản thể học về sự tồn tại của Chúa trời; Được xem là người đặt nền móng cho Triết học hiện đại |
Descartes và chú nhện
Posted on 15/04/2011 by Th.Hiếu
Descartes là một nhà Toán học, nhà Triết học lớn của nước Pháp. Những công trình, tư tưởng của ông để lại có ảnh hưởng lớn đến văn hóa loài người sau này.Trong toán học, chúng ta quá quen với cái tên Descartes qua hệ trục tọa độ Descartes. Ông không những là người phát minh ra hệ trục tọa độ Descartes vuông góc, mà còn là một người được xem là cha đẻ của hình học giải tích. Một môn học rất hay… nó giúp chúng ta xóa nhòe khoản cách giữa đại số thuần túy và hình học… Có một câu chuyện vui, về việc mà Descartes đã phát minh ra hệ trục tọa độ như thế nào. Đó là, sinh thời lúc còn bé Descartes là một người ốm yếu, ông sống suốt ngày hầu như chỉ ở trên giường. Ông thường được người lớn ưu ái cho ngủ “nướng”. Vào một ngày nọ, trong giấc ngủ dài, ông mơ màng thấy chú nhện nhện, đu đu đưa đưa trên cái lưới của mình, rồi chú thả tơ đi xuống đi lên… Với một bộ óc thiên tài, sáng sớm hôm sau, thức vậy ông đã kết hợp những điều mình thấy trong giấc mơ với toán học… và thế là hệ tọa độ Descartes ra đời. Kết quả là ngày nay, học sinh chúng ta phải thường xuyên vẽ đi vẽ lại hai đường thẳng vuông góc với nhau… *_* VÀI NÉT VỀ NHÀ TOÁN HỌC DESCARTES 1/ Thuở thiếu thời. Réné Descartes chào đời tại La Haye thuộc tỉnh Touraine nước Pháp, ngày 31 tháng 3 năm 1596 trong một gia đình quý tộc. Cậu Réné này là con thứ ba của ông Joachim Descartes, cố vấn Nghị Viện Rennes và bà Jeanne Brochard. Cậu trải qua thời thơ ấu mà không có đủ tình thương của mẹ vì vào năm cậu lên một tuổi, mẹ cậu qua đời. Ông Joachim giao cậu cho người vú nuôi dưỡng nên về sau, Descartes vẫn còn quý mến người mẹ nuôi này. Mẹ cậu đã chết vì bệnh phổi nên cậu Réné cũng hay ho khan và làn da xanh lợt của cậu khiến cho các y sĩ đoán rằng cậu cũng chẳng sống lâu. Năm 1600, ông Joachim kết hôn với cô Morin và có thêm với bà vợ này 4 người con, nhưng trong số 7 đứa trẻ, ông nhận thấy chỉ có Descartes là thông minh nhất. Tuy nhiên tính tình của cậu trai này lại không hợp với ông và ông thường phàn nàn về bản tính ương ương gàn gàn của cậu. Ông lại bông đùa mà gọi cậu Réné là “triết gia” và không ngờ rằng sau này, tư tưởng của cậu sẽ khởi đầu một ngành triết học mới. Vì không thường sống chung trong gia đình nên cậu Réné bị mọi người quên lãng, cha cậu gần như không thừa nhận đứa con thiệt thòi này còn các anh em khác lại hay dèm pha và tỏ ra không có cảm tình với cậu. Vào thời còn niên thiếu mà đã gặp phải nhiều cay đắng nên về sau, Descartes đã lẩn trốn các người thân yêu mà không hối tiếc. Hoàn cảnh này phải chăng đã khiến cho Descartes trở nên một người sống cô đơn và đau khổ. Năm lên 8 tuổi, Descartes được theo học trường La Flèche do các cha Dòng Tên đảm nhiệm. Trường học này được Vua Henri IV lập ra, mục đích để dạy dỗ con cháu các gia đình quý tộc. Từ khi ngồi vào ghế nhà trường, Descartes đã tỏ ra là một học sinh gương mẫu. Cậu được học về Văn Chương, Vật Lý, Luận Lý, Siêu Hình v.v. Tất cả các môn học này đều khó hiểu vì chứa đựng nhiều học thuyết tối nghĩa và nhiều tư tưởng cao siêu. Muốn hiểu thấu tất cả, người học sinh phải có một trí thông minh đáng kể. Hơn nữa, phương pháp giáo dục lại cổ hủ vì chỉ gồm các cuộc tranh luận về những bài trích giảng từ các tác phẩm của Aristotle. Các học sinh tranh luận với nhau bất kể nơi nào, lúc nào: ở trong lớp, khi đi dạo, vào giờ ra chơi… Vì cách giảng dạy này, Descartes đã yêu thích môn Toán Học hơn các môn học khác. Tại trường Dòng Tên, có vài vị tu sĩ đã là môn đệ về Toán Học của Clavius và Stifel là các nhà toán học danh tiếng thời đó. Nhưng ngành Toán Học vào thời kỳ này hãy còn sơ sai và chỉ được áp dụng vào vài kỹ thuật đơn giản. Triết Học là môn học chính của nhà trường nên chỉ có một số ít học sinh theo đuổi môn Toán Học. Descartes học hành rất tiến bộ về cả hai môn Toán Học và Triết Học khiến cho các cha Dòng Tên hết sức khen ngợi. Khi còn niên thiếu, Descartes đã tỏ ra là người hiếu học, ưa suy tưởng. Thể chất của cậu rất yếu đuối, cậu không làm việc được nhiều mà phải nằm nghỉ, nhưng nhờ ưu điểm là học hành xuất sắc, các cha Dòng Tên đã miễn cho cậu không phải làm các công việc phụ. Cậu được phép tỉnh dậy muộn vào buổi sáng trong khi các bạn khác phải thức dậy đúng giờ và làm việc cực nhọc hơn. Sự dậy muộn đã khiến cho Descartes khỏe mạnh hơn nhưng điều có lợi nhất đối với cậu là cậu có đủ thời giờ xây dựng một phương pháp suy tưởng. Khi cậu bừng tỉnh, mặt trời đã lên cao, phòng ngủ trong tu viện yên lặng như tờ vì các bạn khác đã ra đi từ sớm. Chính tại nơi cô tịch, cậu Réné đã suy nghĩ lan man đến mọi sự vật, cậu đã đặt câu hỏi, suy luận rồi tự trả lời, tất cả các điều thắc mắc về sự vật đã diễn ra trong khối óc của cậu bé mảnh mai này. Trường hợp sức khỏe mỏng manh của Descartes làm nhiều người liên tưởng tới thể chất của Newton, của Pascal và nhiều nhà bác học khác và người ta tự hỏi phải chăng ở trong cái cơ thể mảnh mai đó, khả năng tư tưởng của con người đã được phát triển hơn? 2/ Thời kỳ trưởng thành. Năm 1614, Descartes rời trường La Flèche lên sống tại thành phố Paris. Khi đó chàng thanh niên 18 tuổi này đã thông thạo tiếng La Tinh và Toán Học nhưng chàng không khỏi cảm thấy mình còn nhiều nhầm lẫn và nghi ngờ về các điều học hỏi. Vài tháng sau, Descartes đến ghi tên vào Đại Học Luật Khoa tại Poitiers và đậu ra với văn bằng Cử Nhân. Sự học Luật đã không mang lại cho chàng thanh niên này nhiều hứng thú vì Triết Học vẫn là môn học chàng ưa thích. Chàng cho rằng các cuộc du lịch sẽ giúp chàng gặp gỡ được các nhân vật danh tiếng để học hỏi thêm và cũng là dịp bổ túc về hiểu biết Triết Lý. Descartes đã tìm lối thoát bằng cách ghi tên vào quân đội. Đây quả là một lối du lịch đặc biệt chỉ có vào thế kỷ 17 và chỉ hợp với hoàn cảnh của chàng thanh niên đầy nghị lực này. Năm 1616, Descartes gia nhập quân đội của Hoàng Tử Maurice de Nassau để chống nhau với quân đội cơ đốc của Tây Ban Nha. Hòa bình vãn hồi, Descartes tới Breda nước Hòa Lan, ghi tên vào Hàn Lâm Viện Quân Sự. Tại nơi này, chàng lãnh hội thêm được các hiểu biết mới mẻ về Toán Học. Một hôm, Descartes thấy một số người xúm lại xem một tờ yết thị viết bằng tiếng Flamand. Chàng không biết ngôn ngữ này nên nhờ một người đứng gần đó phiên dịch. Đó là một đề bài hình học của một người ẩn danh, nhờ các nhà toán học trong vùng giải đáp. Người mà Descartes nhờ dịch đề bài là ông Isaac Beeckman, hiệu trưởng trường Dort và cũng là một nhà toán học danh tiếng. Ông ta thấy bài toán trên khá khó và lấy làm ngạc nhiên khi nghe Descartes hứa sẽ giải được. Thực vậy, một người trong bộ quân phục vào thời đó thường chỉ có một trình độ văn hóa trung bình nên chưa chắc gì có đủ khả năng theo kịp các kiến thức mới lạ về Toán Học. Sự ngạc nhiên của ông Beeckman lại càng tăng thêm vì sáng hôm sau, Descartes đã tới tận nhà ông và trao bài giải đáp. Từ đó hai người trở nên đôi bạn thân thiết và về sau này, dù có ở nơi xa xôi, Descartes vẫn viết thư thăm hỏi và tranh luận cùng ông Beeckman. Vào tháng 4 năm 1619, Descartes rời Breda đi Đan Mạch rồi tới nước Đức và xin vào quân đội của Hầu Tước Maximilien de Bavière, khi đó đang đánh nhau với Vua xứ Bohême. Descartes đã dự nhiều trận mạc nhưng chàng không bao giờ ngừng học hỏi về Siêu Hình và Toán Học và nếu có trường hợp nào cần áp dụng kiến thức Toán Học, chàng đều đem ra thực hành ngay. Mùa đông năm 1620, Descartes đóng quân gần thành Ulm và chính vào đêm hôm mồng 10 tháng 11 năm đó, khi ngồi bên lò sưởi, chàng thấy tinh thần minh mẫn lạ thường: chàng đã tìm thấy được nền tảng của “một Khoa Học đáng khâm phục”, đó là một phương pháp mang tính cách rất tổng quát của Khoa Học. Cuộc sống quân nhân tuy giúp chàng du lịch được nhiều nơi nhưng cũng không khỏi khiến chàng chứng kiến nhiều điều ngang trái và bất công của đời người. Cũng vì những điều này mà Descartes chán nghề gươm súng. Chàng từ giã cuộc sống quân ngũ và bước vào cuộc đời của một lữ khách tự do năm 1621. Sau khi đi lang thang khắp các miền phương bắc nước Đức, Descartes xuống thuyền sang xứ Hòa Lan. Chàng vẫn còn giữ bản tính trầm ngâm và lời nói nhỏ nhẹ của thời niên thiếu nên khi thấy chàng trong bộ y phục bảnh bao với thanh kiếm đeo bên hông và tên hầu người Pháp, nhiều người đã cho rằng đây là một công tử non nớt. Vì vậy khi thuyền lênh đênh giữa biển cả, các thủy thủ Hòa Lan tưởng chàng là người ngoại quốc, không biết tiếng nước họ nên chúng không ngần ngại bàn với nhau cùng giết chàng rồi ném xác xuống biển để cướp lấy tiền bạc. Tức thì, Descartes đứng phắt dậy và chế ngự nhóm thủy thủ âm mưu bằng những lời nói đanh thép, khiến cho cả bọn phải sợ hãi và phải đưa chàng lên bờ bình yên. Descartes thăm viếng xứ Hòa Lan xong, trở về nước Pháp vào năm 1622 rồi sang Thụy Sĩ và Ý Đại Lợi. Vào thời gian này, nhà đại bác học Galilei mới đề cập tới một môn phái mới của Triết Học : ngành Triết Học Thực Nghiệm. Các thí nghiệm và lý thuyết của Galilei đã khiến cho ông trở thành một nhân vật danh tiếng trong giới Khoa Học nhưng Descartes khi sang nước Ý lại không được nghe danh và gặp gỡ nhà đại bác học này. 3/ Thời kỳ nghiên cứu Khoa Học. Trở về nước Pháp, Descartes dự tính sống tại quê nhà nhưng Paris không phải là nơi ông có thể làm việc hữu hiệu bởi vì nơi này quá náo nhiệt và trong các buổi bàn luận về các vấn đề khoa học, không khỏi có các điều bắt buộc. Cho nên sau một thời gian ngắn, ông quyết định đi tìm một nơi yên tĩnh để suy tưởng và nghiên cứu các vấn đề Triết Học. Vốn bản tính ưa thích cảnh cô đơn và cuộc sống ẩn dật, xa lánh các đô thị náo nhiệt, ông cho rằng chỉ có xứ Hòa Lan là thích hợp với tâm hồn của ông. Vì vậy Descartes bán một phần gia sản và sang xứ sở đó vào năm 1629. Chính tại Hòa Lan, Descartes cảm thấy thái bình và tự do trong tư tưởng. Ông không ngừng nghiên cứu về Siêu Hình, Cơ Thể Học, Hóa Học, Thiên Văn, Vật Lý và Toán Học. Ông tiếp tục cư ngụ tại nơi này cho tới năm 1649. Tại xứ Hòa Lan ngày, người dân rất ưa hoạt động và chỉ chú tâm vào công việc của mình hơn là dòm ngó tới các chuyện của người khác. Mặc dù sống biệt lập như trên một bãi sa mạc hẻo lánh nhất, Descartes vẫn luôn luôn liên lạc với các nhà bác học đương thời bằng thư từ, do sự trung gian của linh mục Mersenne, một nhà bác học tại Paris, rồi mãi về sau bằng các lần trở về nước Pháp. Nhiều nhà toán học danh tiếng như Fermat, Roberval, Pascal, Huygens v.v. đã trao đổi với Descartes các bức thư trong đó chứa đựng rất nhiều điều tranh luận gắt gao. Năm 1633, Descartes viết xong cuốn “Khảo Sát về Hệ Thống Thế Giới” (Traité du Système du Monde) nhưng ông đã bỏ đi khi được tin nhà đại bác học Galilei bị kết án vì phổ biến các tư tưởng mới lạ về Thái Dương Hệ. Phải chăng Descartes cũng e sợ phạm vào các điều cấm đoán đương thời? Năm 1637, Descartes cho xuất bản cuốn “Phương Pháp Luận” (Discours de la Méthode), viết bằng tiếng Pháp có phụ thêm phần khảo sát về Hình Học và Quang Học. Nhờ cuốn sách này, mọi người có được một ý niệm về phương pháp kiểm chứng các điều suy luận. Tuy nhiên theo Descartes, cuốn sách này dùng để thăm dò dư luận. Ngoài ra, ông lại tìm cách thay thế các ký hiệu Toán Học phiền phức cũ bằng các ký hiệu mới giản dị hơn. Rồi các định luật về sự khúc xạ ánh sáng và những khám phá về môn Hình Học của ông đã là những điều hiểu biết tân kỳ của thời đại đó. Cuốn “Suy Tưởng về các Vấn Đề Siêu Hình” (Meditations de Prima Philosophiae) của ông được xuất bản bằng tiếng La Tinh vào năm 1641 và năm sau, được Hầu Tước De Luynes dịch sang tiếng Pháp. Lý thuyết mới về Triết Học này của Descartes đã làm cho phái theo học thuyết Aristotle đứng lên phản kháng. Các cha Dòng Tên, những vị thầy cũ của Descartes, đã viết báo để bài bác thứ tư tưởng quá mới lạ này. Năm 1644, Descartes lại cho xuất bản cuốn “Nguyên Lý Triết Học” (Principia Philosophiae) viết bằng tiếng La Tinh là ngôn ngữ khoa học đương thời. Cuốn sách này chia làm 4 phần : phần thứ nhất đề cập tới các vấn đề Siêu Hình, trình bày các nguyên tắc của sự hiểu biết của con người. Sang phần sau, Descartes đã dùng không gian, thời gian, trạng thái động và tĩnh để cắt nghĩa về thành phần cấu tạo của sự vật. Phần thứ ba và thứ tư dành cho lý thuyết về Vũ Trụ. Theo ông, trong Vũ Trụ có các cơn lốc do các vật chất rất tế nhị cấu tạo nên. Mặt trời và các vì sao là các trung tâm của các cơn lốc này. Khi cuốn sách sắp được xuất bản, Descartes hy vọng rằng cha Mesland sẽ giảng dạy học thuyết của ông tại Paris nhưng sự thật trái hẳn lại: cha Mesland đã bị đổi sang Canada vì giao du thân thiết với Descartes! Nếu tại nước Pháp, tác phẩm kể trên của Descartes bị phản kháng thì tại Hòa Lan, nó cũng chẳng được mọi người tán thưởng. Một cuộc tranh luận dữ dội đã diễn ra tại Hàn Lâm Viện Utretch giữa nhà thần học Gilbert Voetius và môn đệ của Descartes là Regius. Khi cuộc tranh chấp trở nên quá gay go, Thượng Nghị Viện Utretch phải can thiệp vào và cấm Regius không được giảng dạy lý thuyết mới đó. Rồi đến lượt Đại Học Đường Leyde tố cáo Descartes đã nhạo báng cả Thần Thánh, đến nỗi Đại Sứ Pháp phải đích thân bênh vực nhà bác học. Xứ Hòa Lan lúc này không còn là nơi cho phép Descartes suy tưởng trong Tự Do và Thái Bình nữa, không còn là nơi an lạc để tìm thấy Chân-Thiện-Mỹ nữa . . . ông đã thay đổi chỗ ở 3 lần mà không tìm ra được nơi nào vừa ý. Descartes đành phải trở về Pháp. Tuy nhiên thành phố Paris vẫn không hợp với ông. Tác phẩm cuối cùng được xuất bản lúc sinh thời của Descartes là cuốn “Xúc Cảm của Linh Hồn” (Les Passions de l’ Âme). Đầu năm 1649, Nữ Hoàng Marie Christine nước Thụy Điển gửi giấy khẩn khoản mời nhà bác học Descartes sang Stockholm. Ông đã do dự nhiều lần song nghĩ rằng ảnh hưởng của Nữ Hoàng có thể giúp cho các tác phẩm của ông được phổ biến dễ dàng hơn. Vì vậy cuối cùng Descartes đã nhận lời rồi vào tháng 10 năm đó, ông tới Thụy Điển và được đón tiếp rất trọng thể. “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”Sống tại triều đình Thụy Điển và tuy được nhà Vua quý trọng nhưng Descartes vẫn cảm thấy rằng nếp sống vương giả không thích hợp với ông. Tuy mời ông giảng dạy về Triết Học song Nữ Hoàng thực ra chỉ muốn có nhiều danh nhân sống nơi triều đình của mình, rồi nhà Vua lại để tâm tới Văn Phạm hơn là Triết Học, điều này làm cho Descartes chán nản. Hơn nữa khí hậu tại nơi đây quá lạnh lẽo, tuyết phủ quanh năm, cảnh vật chỉ gồm toàn một màu trắng. Ông là người có thể chất mỏng manh thì làm sao cảm thấy dễ chịu tại nơi đây. Bản tính hay dậy muộn của ông lại càng làm cho ông bị mất tự do khi mỗi buổi sáng, ông phải tới thư viện của nhà Vua vào lúc 5 giờ. Ông đã cho biết cảm tưởng của mình khi sống tại nơi cung điện này như sau: “Sống tại nơi này, tôi tưởng rằng tư tưởng của con người rắn đặc lại như nước đóng thành băng. . . Ý muốn quay về nơi cô tịch của tôi càng ngày càng tăng thêm và tôi chỉ ao ước có được sự yên tĩnh nghỉ ngơi. . .”.Hòa Ước Westphalie kết thúc cuộc Chiến Tranh 30 Năm. Nhân dịp này, Nữ Hoàng Thụy Điển tổ chức một dạ tiệc có khiêu vũ và trong cuộc vui, nhà Vua van nài Descartes đặt lời thơ cho màn dạ vũ, ông đành nhận lời. Việc này làm ông liên tưởng tới nhà Đại Hiền Triết Socrates chỉ làm thơ khi sắp chết. Vào một buổi sáng ngày cuối tháng giêng năm 1650, Descartes tới cung điện của Nữ Hoàng và bị cảm lạnh. Vài ngày sau, chứng sưng phổi đã hành hạ ông và Descartes từ trần ngày 11 tháng 2 năm đó, thọ 54 tuổi. Nữ Hoàng Christine muốn chôn ông trong nghĩa trang của các gia đình quý tộc bậc nhất nước Thụy Điển nhưng Bélin, một cận thần, đã vì lòng cuồng tín mà dèm pha với nhà Vua và đề nghị chôn Descartes tại nghĩa địa dành cho các người ngoại quốc, các trẻ mồ côi và nhất là dành cho các người không theo đạo của xứ Thụy Điển. Có lẽ cũng do Bélin sắp đặt đám tang đến nỗi quang cảnh buổi lễ an táng thật là buồn thảm: người ta chỉ thấy có mặt vài nhân viên của Tòa Đại Sứ Pháp. Năm 1667, nhờ sự can thiệp của vị Đại Sứ Pháp, di hài của Descartes được mang về chôn cất trọng thể tại nhà thờ Sainte Genèvière du Mont. Đến năm 1799, theo lệnh của chính phủ Pháp, nắm xương tàn của nhà đại bác học Descartes được đặt tại Viện Bảo Tàng Các Danh Nhân Pháp (Musée des Monuments Français) là nơi dành riêng cho các nhân vật đã mang lại Vinh Quang cho nước Pháp. Cuối cùng vào năm 1819, Thánh Đường Saint Germain des Prés mới là nơi an nghỉ vĩnh viễn của vị thiên tài bất hủ. Réné Descartes đã sống trong cảnh độc thân và cô quạnh nhưng trí tuệ của ông lúc nào cũng say đắm trong sự tìm hiểu. Ông là người không màng danh lợi nhưng danh vọng đã đến với ông trong nhiều thế kỷ. Cách áp dụng môn Đại Số vào Hình Học của ông trong tác phẩm “Hình Học” (Geometry, 1637) đã mở đầu cho môn “Hình Học Giải Tích” và các cách suy luận về Phương Pháp (methodology) và về Triết Học (philosophy) trong tác phẩm “Phương Pháp Luận” đã là những tư tưởng mới lạ, chính xác mà các triết gia sau này chỉ cần bổ túc cho hoàn hảo hơn. Theo Vietsciences. |
SỰ NGHI NGỜ HAY HOÀI NGHI CỦA DESCARTES
SỰ
NGHI NGỜ HAY HOÀI NGHI CỦA DESCARTES
SUSPICION OR SKEPTICISM OF DESCARTES
TÓM TẮT
Con đường đi vào khai
phá nền văn minh nhân loại không thể bỏ qua những thành tựu của triết học.
Trong lịch sử phát triển của mình, con người đã để lại những tên tuổi nỗi tiếng
với những học thuyết có giá trị đích thực. Descartes đã góp phần mở ra một cuộc
cách mạng trong nền triết học Tây Âu cận đại. Với sự nghi ngờ hay hoài nghi của
mình, ông đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề lý luận đặt ra. Qua đó đã khẳng định
vai trò của lý tính, tính chân thật của Cogito đối với những thành tựu khoa học
cũng như đối với những nhận thức về hoạt động của con người trong thế giới của
chính mình và trong tự nhiên vô cùng tận.
ABSTRACT
The road to explore the human civilization can
not ignore the achievements of philosophy. In its history, people have to leave
the celebrities with the doctrine of the true value. Descartes has helped usher
in a revolution in the modern Western philosophy. With doubt or suspicion, he
has helped solve many theoretical problems posed. Which confirms the role of
reason, the veracity of the cogito of scientific achievements as well as for
the perception of human activity in their own world and naturally endless.
1.
Mở đầu.
Người nỗi tiếng là triết
gia sẵn sàng nghi ngờ tất cả, kể cả sự tồn tại của thân xác chính mình. Cogito
ergo Sum – Tôi tư duy nên tôi tồn tại, câu nói nỗi tiếng ấy đã đưa nhà bách
khoa vĩ đại người Pháp, Rene Descartes đi vào sử sách các triết gia vĩ đại của
thế giới. Cùng với Francis Bacon, Descartes đã tạo ra một cuộc cách mạng trong
lịch sử triết học Tây Âu cận đại, đã góp phần phê phán mạnh mẽ những tư tưởng của
giáo hội và kinh viện, mong muốn xây dựng một hệ thống triết học và khoa học mới.
Để kiểm chứng sự chân
thực và chắc chắn của tri thức khoa học, sự tồn tại của các sự vật quanh chúng
ta. Descartes đã đề xuất phương pháp nghi ngờ độc đáo và vô cùng sinh động. Nghi
ngờ ngay cả sự tồn tại hữu hình của thân thể, các giác quan chỉ là sự lừa dối bản
thân, lý tính mới chân thật nhưng lại cũng không chắc chắn như vậy, mọi thứ đều
đáng nghi ngờ. Chỉ có một điều duy nhất không thể nghi ngờ và là điểm mấu chốt
của triết học Descartes là chúng ta không thể nghi ngờ rằng chúng ta đang nghi
ngờ.
2.
Vài nét về chủ nghĩa hoài nghi.
Thế giới vô tận đã khiến
cho con người ngày càng tò mò tìm kiếm các quy luật, các nguyên lý chắc chắn và
chân thực. Những thành tựu tìm được cho đến ngày nay vẫn chỉ là hạt bụi trong
vũ trụ sâu thẳm và vô tận. Không ít người trở nên bực tức và chuyển sự bực mình
ấy đến tất cả những người xung quanh, họ được gọi là những nhà hoài nghi, những
người luôn tin rằng họ không thể biết được một điều gì chắc chắn cả. 500 năm
Trc CN Heraclitus đã công nhận rằng thế giới là không thể nhận biết được vì nó
luôn biến dịch. “Đó là lý do bạn không
bao giờ có thể bước hai lần xuống cùng một dòng sông
Đới với Cratylus (400
Trc CN) thì cho rằng:
“Không
phải, bạn thậm chí không thể bước xuống cùng một dòng sông trong một lần nào hết!
Cả nó lẫn bạn đều biến dịch, khiến cho những
từ như cùng một và bạn
không hề có ý nghĩa đúng thật”. Ông đã đi đến nghi ngờ cả những lời nói
được phát ra từ chính miệng của mình, lời nói ấy đã thay đổi ngay khi rời khỏi
miệng và đến tai người khác, thay vì nói ông đã dùng ngón tay ve vẫy để biểu đạt
những ý mình muốn nói.
Đối với trường phái
Pyrrho thì sự nhận thức đúng đắn sẽ không bao giờ đạt được, có được. Mọi hiện
tượng chỉ là sự lừa dối, do vậy, nó chỉ có tính tương đối vì mỗi con vật sẽ có
những cách nhìn về thế giới là khác nhau, chắc gì con người nhìn về thế giới là
đúng đắn! Con người nhìn một chiếc tàu ở khơi xa, nếu một người đứng trên bờ biển
anh ta sẽ cho rằng con tàu thật to lớn nhưng một người đứng trên mõm đá cao thì
anh ta lại bảo con tàu chỉ nhỏ bé mà thôi. Vậy thực chất con tàu kia lớn hay nhỏ?
Làm cách nào để ta biết được ai đã đúng? Là những người dạy học ở Viện Hàn Lâm
của Plato do vậy họ đều có những tư tưởng gần với Plato: Tất cả những gì ta thực sự biết được là ta không biết gì hết!
Nhưng ngược lại nếu ta
đồng ý với một tri thức nào đó là chân thực và đúng đắn thì cần phải có một chứng
cứ nào đó cũng cần sự chân thực và đúng đắn để chứng minh điều đó. Nhưng bản thân
chứng cứ đó lại cần một chứng cứ khác đễ chứng minh độ chân thực của chính nó,
và cứ như thế đến tận mãi vô cùng, vô cực và “cái chuỗi đảm bảo vô tận một cách phi lý” này cho thấy con người sẽ
không bao giờ có thể sở hữu được tri thức đảm bảo hay chắc chắn cả.
Tuy nhiên, trường phái
này lại không hề hoài nghi sự tồn tại của thế giới vật lý, họ đồng ý “Nhận thức của con người là hết sức bị giới
hạn. Chỉ có sự mặc khải thần linh từ Thượng đế mới có thể khai mở chân lý của
chúng ta. Đối với Thánh Augustine,
“Con người phải khiêm tốn và phải có ý thức về những hạn chế ngẹt nghèo đối với
những gì họ có thể biết được.
David Hume (1711- 1776)
đã đưa ra luận cứ về lý do tại sao con người chúng ta lại muốn đặt câu hỏi về sự
đáng tin cậy của tri giác. Theo ông,
chúng ta không thể biết điều gì về thế giới bên ngoài. Để biết được điều đó trừ
khi chúng ta biết được những dữ liệu cảm giác của chính chúng ta vế thế giới
bên ngoài. Nhưng thật sự chúng ta không có một cách nào để chứng minh mối liên quan
giữa dữ liệu cảm giác của ta và thế giới bên ngoài. Do đó, ta không có cách nào
để chứng minh rằng dữ liệu cảm giác của ta đại diện cho thế giới bên ngoài và
"điều đó" có nghĩa rằng ta không có cách nào để chứng minh tri giác
là đáng tin cậy.
3.
Sự hoài nghi của Descartes.
Kế tiếp những nghi ngờ trong
đầu các bậc tiền bối của mình. Descartes (1596 - 1650) đi tìm tính chân lý của
sự chân thực đúng đắn qua một phương pháp mang tính riệng biệt tạo thành một phương pháp hoài nghi Descartes.
Descartes đã thể hiện sự
triệt để trong sự hoài nghi của bản thân mình. Trong “Những suy niệm siêu hình học,1641, ông đã sử dụng sự nghi ngờ quyết
liệt hơn và đặt ra hàng loạt những câu hỏi tàn nhẫn về mọi sự vật hiện tượng,
và ngay cả đối với sự vững chắc của toán học…đi đến khẳng định: “Chỉ có một sự đặc biệt không thể nghi ngờ
- tức là điều mà con người bao giờ cũng có thể biết với sự chắc chắn tuyệt đối.
Sự nghi ngờ ấy đã trở nên giống như một phương pháp được dùng phổ biến được gọi
là phương pháp nghi ngờ của Descartes.
Trong bức thư gửi cho bạn
mình Descartes đã giải thích phương pháp nghi ngờ bằng một ví dụ sống động. Bạn
hãy tưởng tượng rằng bạn có cả một đống những quả táo cần phải cất giữ cẩn thật.
Nếu bạn là người khôn ngoan thì bạn sẽ biết rằng tất cả các quả táo bạn định cất
giữ phải thật sự tốt, vì nếu có một quả bị hỏng, bị thối thì nó sẽ “lây nhiễm” sang những quả còn lại. Vì vậy,
bạn phải thẳng tay bỏ đi một cách không thương tiếc dù nó chỉ là một sự trầy xướt
nhỏ, nó đã không còn thích hợp.Từ đó ông đi đến luận điểm: “Bạn hãy khảo sát mọi nhận thức của con người để xem nó có thể bị nghi
ngờ không. Nếu là nó đáng ngờ, tức là bị
lây nhiễm thì vứt bỏ ngay không thương tiếc vì đã hỏng. Quả táo còn lại thật
sự trong cái giỏ mà Descartes lựa chọn phải là quả táo thật đặc biệt, nó thật
hoàn hảo, là nhận thức mà không thể nghi ngờ. Nếu như vậy thì không tài nào có
thể nghi ngờ được hết tất cả sự nhận thức của con người, mọi thành quả của khoa
học sẽ tốn quá nhiều thời gian để xem xét lại. Để tránh được vấn đề khó khăn ấy,
ông bắt đầu tìm đến câu hỏi: “Mọi nhận thức
của con người là từ đâu đến? Tôi thấy có hai nguồn gốc của nhận thức: Các giác
quan của ta và lý trí của ta. Sự nhận thức về thế giới, về cuộc sống xung
quanh sẽ đến từ năm giác quan, còn nhận thức về toán học, logic học sẽ đến từ
lý trí. Nhưng liệu bản thân hai nguồn nhận thức này có đáng nghi ngờ hay
không? Ông bắt đầu nghi ngờ những giác
quan của mình, các giác quan của chúng ta không thể nào tin cậy được, nó đã bị “con quỷ vô hình khống chế, đánh lừa,
không thể tin cậy như nguồn gốc của nhận thức đúng đắn được. Chúng ta không thể
chấp nhận trong sương mờ của buổi sáng sớm, trước mặt ta là hình tượng một con
người, ta cố gọi họ đợi ta đi cùng nhưng thật sự không phải như vậy, nó chỉ là
một tảng đá khi ta đến gần và nhận ra điều đó! Thật sự đôi mắt đã lừa dối chính
bản thân chúng ta, ngay cả bây giờ ta vẫn không thể tin rằng trước mặt ta là một
tảng đá! Không có cách nào đáng tin cậy để biết chắc rằng cái nào là chân thực,
đúng sự thật và cái nào là giả dối cả.
Nhưng chính ông cũng
bao biện một điều là không phải bao giờ các giác quan của chúng ta cũng sai lầm,
nó đã lừa dối nhưng cũng chính nó đã cho chúng ta biết đó là tảng đá chứ không
phải là con người như chúng ta nghĩ, nếu nó bao
giờ cũng luôn không chân thực và đúng đắn thì bấy lâu người ta không thể tồn tại.
Nhưng các thông tin đến từ giác quan thật đáng nghi ngờ cần phải loại bỏ ra
khỏi “giỏ táo. Làm sao mà chúng ta
có thể dể dàng tin rằng trên tay bạn đang cầm một cây bút mà không phải là một
cái thước hay chỉ là một cái chổi? nếu thật đúng như vậy bạn lấy gì để chứng
minh điều đó? Descartes đã cảnh báo rằng bạn sẽ không bao giờ có thể chững minh
được điều đó trong “luận cứ nằm mơ của
mình. Nhận thức thật sự đáng tin cậy phải đến từ lý tính, từ suy nghĩ chứ không
phải đến từ các giác quan đáng nghi ngờ của mình, cũng chính điều này đã giúp
ông trở thành một nhà triết học duy lý.
Plato đã đồng ý với ý
kiến này. Từ 2000 năm trước ông đã cho rằng chỉ có nhận thức do lý tính tạo ra
mới thật sự ổn định và đáng tin cậy. “Con
người chúng ta vẫn luôn có thể chắc chắn về toán học, hình học và logic học. Nhận
thức như thế là thuần túy và tất yếu. Hai cộng hai sẽ và sẽ mãi mãi bằng bốn,
điều này không thể nghi ngờ, nó là sự “miễn
nhiễm so với luận điểm của Descartes.
Descartes vẫn nghi ngờ
sự chân thực ấy, ông không đồng ý điều
mà Platon đã đưa ra. Tất cả đối với Descartes đều phải nghi ngờ, cho dù đó là
toán học hay là logic học. Tại sao nhiều lúc ta vẫn phạm những sai lầm khi 9 x
9 = 72 hay một kết quả nào khác mà không phải là 81? Thế thì làm sao chúng ta
biết được chúng ta sẽ không mắc những sai lầm trong mọi lúc! “Có thể rằng trong lịch sử chúng ta đã làm
toán học một cách sai lầm. Nếu 2+2 thực ra bằng 5 hay bằng 3 mà không phải
bằng 4, như vậy sao gọi nó là toán học được, “thậm chí ta không thể đảm bảo rằng ta có cơ thể nếu đó là toán học “ta chỉ đảm bảo là ta chỉ có tinh thần.
Cuối cùng Descartes nghi ngờ cả trong mọi nhận thức “thuần túy nhận thức bằng lý tính của mình. Sự nghi ngờ đã ở chính
sự lý giải, phân tích thông tin mà thị giác chúng ta mang lại. Thị giác đã
không lừa dối chúng ta mà chính sự lý giải sai lệch ấy đã làm cho chúng ta vội
gọi một tảng đá chứ không phải là con người.
Cứ mãi trong sự hoài
nghi đầy rối ren và luẩn quẩn Descartes đã phát hiện ra một điều rất lạ thường
làm nên triết học của mình. Luôn luôn có một điều ông không thể nghi ngờ được,
đó chính là việc ông đang nghi ngờ. Sự nghi ngờ ấy không thể diễn ra, xảy ra
trong một khoảng không nào cả mà phải có một ý thức tinh thần làm điều đó. Vì
thế ông không thể nghi ngờ rằng ông đang tồn tại.
“Cogito
ergo Sum - Tôi tư duy nên tôi tồn tại
“Trong
khi tôi có thể cho rằng tôi không có thân thể và thế giới cũng không có nốt…
thì tôi lại không thể cho rằng tôi không tồn tại. Tôi đã nhìn ra điều này từ sự
kiện đơn giản là tôi đang nghi ngờ sự thật của những sự vật khác. Dó
đó, chúng ta càng nghi ngờ bao nhiêu thì thực chất bạn lại xác nhận bấy nhiêu.
Đó là một sự thật, một chân lý đã không hề phụ thuộc vào các giác quan của
chúng ta, nó đã tránh được sự nhẫm lẫm của một con quỹ vô hình. “Ngay cả con
quỹ ấy cũng không thể làm ta nghi ngờ về sự nghi ngờ. Nghi ngờ là một sự tư duy
hết sức đặc biệt”. Descartes đã có một quả táo hết sức hoàn hảo, không thể
nào nghi ngờ được sự chân thật của nó để đặt vào giỏ. “Rút cuộc tôi nghĩ rằng nó là một
chân lý tất yếu phi thời gian, nhưng do sự sử dụng có tính hạn chế của
Cogito, nó mang tính cá nhân, riêng tư. Descartes đã không thấy hài lòng về
chính điều đó, ông muốn tham vọng nhiều hơn. Cogito phải có tính công cộng, để
mọi người có thể đọc được nó, tìm thấy nó một cách phổ biến. Descartes cảm thấy
rằng nếu đã phát hiện một điều gì đó về Cogito làm cho nó chắc chắn đến như vậy
thì cũng có thể phát hiện quy tắc phổ quát, nó sẽ mang lại sự đảm bảo tương tự
về tính vững chắc cho các loại nhận thức khác.
“Tôi
tồn tại là điều không thể nghi ngờ. Tôi tri giác một cách rõ ràng và sáng sủa rằng
tôi tồn tại là đúng. Vậy, bất cứ điều gì được tôi tri giác rõ ràng và sáng sủa là
đúng.
Trong “Những suy niệm siêu hình ông đã tin
chính điều này sẽ giúp ông thoát ra khỏi sự chắc chắn cá nhân, vươn tới sự chắc
chắn rộng lớn hơn, sinh động hơn về nhiều loại nhận thức khác nữa. Sự luẩn quẩn
lại làm Descartes thấy sự phí lý, “không
thể sai lầm theo cách ấy được. Rõ ràng và sáng sủa chỉ là các khái niệm
tương đối, rõ ràng và sáng sủa có thể đến với bạn nhưng đối với tôi thì nó lại
tối tù mù. Không có điều gì có thể ngăn cản được con quỷ vô hình “cài những ý tưởng cực kỳ rõ ràng vào trong đầu óc
để lừa phỉnh chúng ta.
Đó chính là lý do giải
thích tại sao Descartes phải cầu viện đến Thượng đế. Phải tiêu diệt con quỷ vô
hình, phải dựa vào vị Thượng đế không bao giờ lừa phỉnh ta và luôn đảm bảo rằng
bất kỳ Cogito nào đi vào đầu óc chúng ta sẽ đều chân thực và đúng đắn. Từ đó
Descartes đã đi đến chứng minh sự tồn tại của thượng đế: “Trong đầu óc của tôi ý niệm về một sự tồn tại hoàn thiện. Một tồn tại
không hoàn thiện như tôi không thể nghĩ đến một ý niệm của một tồn tại hoàn thiện.
Vì thế ý niệm về một tồn tại hoàn thiện phải xuất phát từ chính tồn tại hoàn
thiện đó. Một tồn tại hoàn thiện sẽ không hoàn thiện nếu nó không tồn tại. Vậy,
một tồn tại hoàn thiện (Thượng đế) phải tồn tại.
Descartes đã có sự sai
lầm khi chững minh sự tồn tại của con người thông qua tư duy, cũng như sự tồn tại
của các sự vật chỉ thông qua ý niệm của con người, mọi người luôn có ý niệm về lửa, ai cũng có một ý tưởng nào đó về nó
nên lửa chắc chắn tồn tại. Tuy nhiên, với sự nghi ngờ của mình đã trở thành
phương pháp cũng đem lại nhiều yếu tố tích cực.
Sự hoài nghi của
Descartes đã góp phần phê phán mạnh mẽ các tư tưởng giáo hội kinh viện, mọi tri
thức mà con người đã đạt được từ trước tới giờ đều dưới sự phê phán của lý
tính. Lý tính, trí tuệ con người sẽ là một tòa án thẩm định và đánh giá mọi tri
thức. Nghi ngờ để tìm ra chân lý, nghi ngờ để tìm đến sự hoàn thiện và chắc chắn
chân thực. Chính sự nghi ngờ của mình Descartes đã xây dựng một hệ thống triết
học mới mà điểm xuất phát từ sự phê phán các bậc tiền bối của mình.
Cogito được xem là chuẩn
mực để đánh giá những suy nghĩ cũng như mọi hoạt động của con người. Nó là sự cổ
vũ mạnh mẽ đối với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Nó mãi là một
phát hiện quan trọng nhất của triết học Phương Tây, đánh dấu sự ra đời của triết
học hiện đại cùng với sự cáo chung của triết học kinh viện tồn tại lâu đời. Mở
đầu một ngành triết học mới – Triết học tinh thần.
4.
Kết luận.
Descarter: “Tôi mang ra ánh sáng sự phong phú đích thực
của tâm hồn chúng ta, mở ra cho mỗi người phương tiện để có thể tìm thấy ngay
trong bản than ta mọi nhận thức cần thiết nhằm hướng dẫn cuộc sống, cũng như những
phương cách sử dụng nó để có được mọi nhận thức mà trí tuệ con người có thể chiếm
hữu được…. Sự nghi ngờ đã tạo nên một phương pháp để đi đến xem xét chân
lý và khoa học, lý tính là điểu kiện then chốt để đánh giá mọi tri thức. Cogito
sẽ luôn là đích đến của triết học cần tiếp tục khám phá, con người không thể
tách Cogito ra khỏi bản thân mình, nếu như vậy con người sẽ mất đi “chữ người theo đúng nghĩa của nó. Sự hoài nghi đã thể hiện sự
trăn trở của nhà triết học với mong muốn xây dựng một hệ thống triết học và
khoa học thực sự trong bối cảnh của sự ảnh hưởng của thế lục tôn giáo cào rất mạnh.
Nó đã đặt ra hang loạt những vấn đề lý luận đối với sự phát triển của triết học
và khoa học nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Descarter,(1970),Các nguyên lý của triết học,Văn tuyển triết
học thế giới, Matxcova.
2. Nguyễn Tiến Dũng,
(2006), Lịch sử triết học Phương Tây,
Nxb TP Hồ Chí Minh.
3. Trần Thái Đỉnh,(2005),Triết học Descartes,Nxb Văn học.
4. PGS TS Lê Hữu Ái,
PGS TS Nguyễn Tấn Hùng, (2010), Triết học,
Nxb Đà Nẵng.
5. Nguyễn Hữu Vui,
(1999), Lịch sử triết học, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
René Descartes: Làm sao bạn biết không phải mình đang nằm mơ?
Khi đọc bài
viết này, hẳn bạn tin rằng mình đang tỉnh táo chứ không phải đang mơ.
Nhưng liệu bạn có thể chứng minh được không? Đa số sẽ nói rằng các giác
quan cho thấy họ đang tỉnh giấc, nhưng liệu chúng ta có thể tin tưởng
các giác quan?
René
Descartes (“Rơ-nê Đề-các”, 1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà
toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện
đại. Ông nói rằng thông tin từ các giác quan không nhất thiết là chính
xác. Theo luận điểm về giấc mơ của ông, không có dấu hiệu chắc chắn để
phân định trải nghiệm trong mơ và trải nghiệm khi đang tỉnh.
Luận điểm của Descartes
“Cho
tới nay, bất cứ điều gì tôi thừa nhận gần như là đúng, đều đến qua giác
quan của tôi. Nhưng tôi cũng thường thấy chúng đã lừa dối tôi, và thật
dại khờ khi tin tưởng hoàn toàn vào kẻ đã lừa dối chúng ta dù chỉ một
lần,” René Descartes từng nói.
Ông từng viết trong tác phẩm Meditations on First Philosophy (Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi):
“Giả
sử tôi không phải là một người đi ngủ vào ban đêm, và thường có cùng
trải nghiệm khi ngủ cũng như một kẻ điên khi tỉnh táo, quả thực đôi khi
là những việc thật khó xảy ra. Nhiều lần làm sao, khi đang ngủ ban đêm,
tôi tin vào những sự việc quen thuộc rằng tôi đang mặc chiếc áo thụng và
ngồi bên lò sưởi, trong khi thực ra tôi đang cởi trần nằm trên giường!
Nhưng trong lúc đó, mắt tôi chắc chắn vẫn đang mở to khi tôi nhìn vào
mẩu giấy này; tôi lắc đầu và không phải là đang ngủ; tôi duỗi người ra
và cảm nhận bàn tay mình đang tuân theo mệnh lệnh, và tôi biết mình đang
làm gì.
Tất
cả những điều này sẽ không xảy ra rõ ràng đến vậy với một người đang
ngủ. Quả là vậy! Như thể tôi không nhớ những lần khác, tôi cũng bị lừa
bởi chính những suy nghĩ tương tự khi đang ngủ! Khi suy nghĩ kĩ hơn về
điều này, tôi thấy đơn giản là chưa từng có dấu hiệu chắc chắn phân biệt
giữa trạng thái thức và ngủ. Kết quả là tôi bắt đầu cảm thấy rối rắm,
chính cảm giác này lại nhấn mạnh thêm quan điểm rằng tôi có thể đang
ngủ.”
Một câu hỏi lớn…
Một số
triết gia đã từng cố gắng phủ nhận luận điểm của Descartes bằng cách nói
rằng bạn không thể trải nghiệm cơn đau trong mơ. Tuy nhiên, các nghiên
cứu khoa học cho thấy những cơn đau vẫn xảy ra trong khi chúng ta mơ.
Có một
điểm cần nói rõ là, câu hỏi ở đây không phải “làm sao để tỉnh lại khi
bạn đang mơ” bởi vì một số người khi nằm mơ vẫn có thể nhận biết và thậm
chí lèo lái giấc mơ đó (thuật ngữ gọi là lucid dream). Câu hỏi ở đây
là: làm sao biết chắc được cái thực tại cuộc sống mỗi ngày mà chúng ta
trải nghiệm qua các giác quan không phải là một giấc mơ dài?
Đây thực ra là một câu hỏi triết học đã được thảo luận từ nhiều thế kỉ qua, Plato và Aristotle cũng đã từng nói về nó.
Ở phương Đông, câu nói “Đời người như một giấc mộng” cũng rất phổ biến. Nổi tiếng nhất là câu chuyện “Trang Chu mộng hồ điệp” trong sách Trang Tử:
Có
lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không
biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu.
Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy
hóa Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là “vật
hoá”.
Qua
nhiều năm, chỉ có một điều rõ ràng, đó là luận điểm của Descartes vẫn
còn nằm trong tranh luận và diễn giải, câu hỏi vẫn nằm đó: Làm sao bạn
biết không phải mình đang nằm mơ?
Bạn có thể băn khoăn: “Nhưng có gì khác nhau chứ?” Vấn đề nằm ở chỗ, mọi thứ sẽ ra sao khi bạn tỉnh dậy?
Sơn Vũ tổng hợp
26-Niels Bohr
1885-1962
Đan Mạch
Vật Lý
Niels Bohr và thuyết nguyên tử
Viết bởi Trần Nghiêm
Thứ sáu, 17 Tháng 5 2013 09:58
Sinh ra ở Copenhagen vào năm 1885 trong một gia đình có học thức, Bohr đã yêu thích vật lí học lúc còn nhỏ. Ông học vật lí trong nhiều năm và lấy bằng tiến sĩ vật lí năm 1911 từ trường Đại học Copenhagen.
Chính trong khi đang thực hiện nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của ông về thuyết electron của các kim loại Bohr đã đến với thuyết lượng tử buổi đầu của Max Planck, lí thuyết mô tả năng lượng dưới dạng những hạt nhỏ xíu, hay các lượng tử.
Trái: Niels Bohr vào
năm 1922. Phải: Một con tem Đan Mạch năm 1963 in hình Bohr nhân dịp kỉ
niệm 50 năm lí thuyết nguyên tử của ông.
Vào năm 1912, Bohr đang làm việc cho nhà khoa học đoạt giải Nobel
J.J. Thompson ở Anh khi ông được giới thiệu với Ernest Rutherford, người
khám phá ra hạt nhân nguyên tử và đã phát triển một mô hình nguyên tử
giành về cho ông giải Nobel Hóa học năm 1908. Dưới trướng của
Rutherford, Bohr bắt đầu nghiên cứu các tính chất của các nguyên tử.Kết hợp mô tả hạt nhân của Rutherford và thuyết lượng tử của Planck, Bohr đã giải thích cái xảy ra bên trong một nguyên tử và phát triển một bức tranh của cấu trúc nguyên tử. Công trình này mang về cho ông giải thưởng Nobel vật lí năm 1922.
Cũng trong năm ông bắt đầu nghiên cứu với Rutherford, Bohr lấy bà Margaret Nørlund, rồi họ có sáu người con. Về sau này, ông là chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Đan Mạch, đồng thời là viện sĩ của nhiều viện hàn lâm trên khắp thế giới.
Mô hình nguyên tử
Đóng góp lớn nhất của Bohr cho vật lí hiện đại là mô hình nguyên tử. Mô hình Bohr xem nguyên tử là một hạt nhân nhỏ, tích điện dương với các electron quay xung quanh.
Bohr là người đầu tiên phát hiện ra rằng các electron chuyển động trong những quỹ đạo khác nhau xung quanh hạt nhân và rằng số electron trong quỹ đạo ngoài cùng xác định các tính chất của một nguyên tố.
Nguyên tố hóa học bohrium (Bh), số 107 trong bảng tuần hoàn hóa học, được đặt theo tên của ông.
Một biểu diễn cách điệu hóa của một nguyên tử lithitum minh họa cho mô hình nguyên tử của Niels Bohr.
Lí thuyết giọt chất lỏngNghiên cứu lí thuyết của Bohr đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết của các nhà khoa học về sự phân hạch hạt nhân. Theo lí thuyết giọt chất lỏng của ông, một giọt chất lỏng mang lại một hiện thân chính xác của một hạt nhân nguyên tử.
Lí thuyết này là công cụ nghiên cứu trong những nỗ lực đầu tiên nhằm phân tách các nguyên tử uranium hồi thập niên 1930, một bước quan trọng trong sự phát triển bom nguyên tử.
Bất chấp những đóng góp của ông cho Dự án Năng lượng Nguyên tử Mĩ trong Thế chiến thứ hai, Bohr là người ủng hộ mạnh mẽ sự ứng dụng hòa bình của vật lí nguyên tử.
Thuyết lượng tử
Nguyên lí bổ sung của Bohr, cái ông đã viết trong một số bài luận từ năm 1933 đến 1962, phát biểu rằng một electron có thể được xét theo hai cách, hoặc là một hạt hoặc là một sóng, nhưng không bao giờ là cả hai đồng thời.
Nguyên lí này, cái tạo nên nền tảng của thuyết lượng tử buổi đầu, còn giải thích rằng cho dù người ta xem electron như thế nào, mọi hiểu biết về những tính chất của nó phải có gốc rễ ở những phép đo theo lối kinh nghiệm. Lí thuyết của Bohr nhấn mạnh quan điểm rằng các kết quả của một thí nghiệm bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những công cụ đo dùng để xác định chúng.
Những đóng góp của Bohr cho lĩnh vực nghiên cứu cơ học lượng tử mãi mãi được ghi nhớ tại Viện Vật lí Lí thuyết tại trường Đại học Copenhagen, nơi ông đã hỗ trợ sáng lập hồi năm 1920 và lãnh đạo cho đến khi ông qua đời vào năm 1962. Kể từ đó, viện được đổi tên là Viện Niels Bohr để tôn vinh ông.
Nguồn: LiveScience.com
Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Câu chuyện về nhà vật lý Niels Bohr
Một giảng viên Đại học ở Anh
đã nhờ nhà bác học Ernest Rutherford (1781 – 1937 – Giám đốc Viện hàn
lâm Khoa học Hoàng gia, giải Nobel Hóa học năm 1908) đứng ra làm trọng
tài cho một việc. Người giảng viên này định cho một sinh viên của mình
điểm thấp về môn vật lý nhưng cậu sinh viên khẳng định rằng câu trả lời
xứng đáng đạt điểm cao nhất. Cả hai người – thầy và trò – nhất trí mời
trọng tài làm chứng. Người được mời là Rutherford.
Câu hỏi thi như
sau: “Anh (chị) hãy giải thích, bằng cách nào có thể đo được chiều
cao của ngôi nhà, sử dụng khí áp kế?”
Nguồn: http://phanminhchanh*infoCâu trả lời của sinh viên như sau: “Cần đem khí áp kế lên mái nhà, buộc khí áp kế vào một sợi dây dài thả xuống đất, sau đó kéo lên đo độ dài sợi dây thì sẽ biết chính xác độ cao của ngôi nhà”. Trường hợp này quả là phức tạp, vì rằng câu trả lời hoàn toàn chính xác. Mặt khác, đây là câu hỏi thi môn vật lý nhưng câu trả lời không hề sử dụng kiến thức của vật lý. Rutherford đề nghị cậu sinh viên trả lời một lần nữa. Nhà bác học cho 6 phút chuẩn bị và báo trước rằng, câu trả lời cần sử dụng kiến thức của môn vật lý. Năm phút trôi qua nhưng cậu sinh viên không viết gì lên tờ giấy chuẩn bị cả. Rutherford hỏi liệu có trả thi được không thì cậu sinh viên trả lời rằng có nhiều cách giải đề thi này nhưng chỉ đơn giản là cậu đã chọn cách tốt nhất. Thế là nhà bác học đề nghị sinh viên trả lời, không đợi hết thời gian chuẩn bị. Câu trả lời mới như sau: “Cầm khí áp kế trèo lên mái nhà, ném khí áp kế xuống đất, đo thời gian rơi, sau đó dùng công thức tính ra độ cao ngôi nhà”. Rutherford hỏi người đồng nghiệp giảng viên có hài lòng với câu trả lời như vậy không. Người này trả lời: được. Tuy vậy, cậu sinh viên nói rằng còn nhiều cách giải khác, và họ đề nghị sinh viên trả lời tiếp. – Có nhiều cách để đo độ cao một ngôi nhà dùng khí áp kế – cậu sinh viên trả lời – Thí dụ, ta có thể chọn ngày trời nắng đo độ cao của khí áp kế và bóng của nó, đo độ dài bóng của ngôi nhà. Sau đó tìm tỉ lệ, xác định ra chiều cao của ngôi nhà. – Tốt – Rutherford nói – còn cách nào nữa không? – Có một cách rất đơn giản, em tin là các thầy sẽ thích. Ta trèo lên theo thang, áp khí áp kế vào tường và đánh dấu. Sau đó đếm số dấu, nhân với độ dài của khí áp kế sẽ có độ cao của ngôi nhà. – Một cách khác phức tạp hơn – cậu sinh viên tiếp tục – ta buộc vào khí áp kế một sợi dây rồi lắc như quả lắc, xác định sức hút ở dưới móng ngôi nhà và ở trên mái nhà. Từ sự khác nhau về độ lớn của sức hút có thể tính được độ cao của ngôi nhà. – Trong số vô vàn những phương pháp để giải quyết vấn đề trên – cậu sinh viên kết luận – theo em, có một cách đơn giản nhất: ta đem theo khí áp kế, tìm người quản lý ngôi nhà và nói với người này: “Thưa ông, tôi có một khí áp kế rất tuyệt. Tôi xin tặng nó cho ông nếu ông làm ơn nói cho tôi biết độ cao của ngôi nhà này”. Nhà bác học Rutherford hỏi cậu sinh viên rằng quả thực có phải cậu không biết cách giải phổ biến của câu hỏi này. Cậu sinh viên thú thực rằng biết nhưng mà đã chán đến tận cổ cái cảnh ở trường nào thầy giáo cũng gán cho sinh viên cách tư duy của mình. Cậu sinh viên trên là Niels Henrik David Bohr (1885 – 1962) – nhà vật lý Đan Mạch, giải Nobel Vật lý năm 1922. Lời bình: Câu chuyện trên có thể có thật mà cũng có thể chỉ là do người ta hư cấu nên, nhưng đúng là suy nghĩ của người càng phức tạp thì càng khó để tìm ra cái gọi là "chân lý" nhỉ.
Đây là
câu hỏi trong một kỳ thi vật lý tại đại học Copenhagen: "Hãy mô tả cách
xác định chiều cao của một tòa nhà trọc trời bằng một cái phong vũ
biểu*" [Source: http://www.peer.ca/bohr.html] *Ghi chú: phong vũ biểu là
dụng cụ đo áp suất khí.
Một sinh viên trả lời rằng: “Bạn buộc một đầu của một sợi dây dài vào cổ của chiếc phong vũ biểu, sau đó thả dần từ tầng thượng xuống tới mặt đất. Độ dài của sợi dây cộng với chiều dài của chiếc phong vũ biểu sẽ là chiều cao của tòa nhà." Câu trả lời sáng tạo này đã làm người chấm thi nổi giận và đánh trượt anh sinh viên này. Tuy nhiên anh ta đã ngay lập tức phân trần rằng câu trả lời của anh ta là hoàn toàn chính xác. Nhà trường đã cử một trọng tài trung lập để quyết định tình huống này. Trọng tài cho rằng câu trả lời của anh ta thực ra là đúng, nhưng chưa biểu hiện được kiến thức vật lý đáng chú ý nào. Và họ quyết định gọi người sinh viên vào và cho anh ta sáu phút để đưa ra câu trả lời vấn đáp thể hiện ít nhất một nguyên lý vật lý tối thiểu. Trong 5 phút đầu người sinh viên ngồi im lặng và nhăn trán suy nghĩ. Khi trọng tài nhắc rằng thời gian đã gần hết, anh ta liền nói rằng có một vài câu trả lời cực kỳ thích hợp, nhưng anh ta đã không nghĩ ra. Trong lúc bị nhắc nhở phải nhanh chóng trả lời: "Cách thứ nhất, ông có thể mang cái phong vũ biểu lên trên tầng thượng, thả nó và tính thời gian để nó rơi chạm đất. Chiều cao của tòa nha khi đó có thể tính ra được theo công thúc mà tôi đã ghi ở tờ giấy này." Sau đó anh ta nói thêm. "Nhưng thưa ông, tôi khuyên không nên làm cách này. Thật tồi tệ cho cái phong vũ biểu." "Có một cách khác" anh sinh viên nói, "thế này nhé: Nếu đang có nắng, ông có thể đo chiều cao của cái phong vũ biểu sau đó đặt thẳng đứng và đo bóng của nó. Sau đó ông đo chiều dài của bóng của tòa nhà, và khi đó thì chỉ là vấn đề tỉ lệ hình học đơn giản để tìm ra chiều cao của tòa nhà. Công thức cũng được ghi trên tờ giấy." "Nhưng, thưa ông, nếu ông muốn một cách thực sự khoa học, ông có thể buộc một sợi dây ngắn vào cái phong vũ biểu và đu đưa nó giống như con lắc, trước hết ở mặt đất và sau đó ở trên mái tầng thượng. Chiều cao được tính ra bằng sự khác nhau của trọng lượng mà tôi đã xác định được trong trang giấy này với các tính toán dài và phức tạp." "Ồ, thưa ông, đây là một cách khác, và không phải là cách tồi. Nếu như ngôi nhà có một cái cầu thang thoát hiểm ở bên ngoài, sẽ rất dễ để đánh dấu chiều cao của ngôi nhà theo chiều dài của chiếc phong vũ biểu sau đó cộng tất cả chúng lại." "Nhưng nếu ông chỉ đơn thuần muốn một cách tẻ nhạt và chính thống về câu trả lời mà ông đang chờ đợi, tất nhiên ông có thể dùng cái phong vũ biểu để đo áp suất khí tại nóc nhà và tại mặt đất, và sau đó chuyển hiệu của chúng từ milibar sang feet để đưa ra chiều cao của tòa nhà." "Nhưng vì chúng ta luôn mệt mỏi với nhũng những tính toán và áp dụng các phương pháp khoa học, không nghi ngờ gì nữa, cách tốt nhất là gõ cửa người gác nhà và nói với ông ta rằng "Nếu ông muốn một cái phong vũ biểu đẹp, tôi sẽ cho ông nếu ông nói cho tôi biết chiều cao của tòa nhà này."" Chàng sinh viên đó chính là Niels Bohr, người Đan Mạch duy nhất nhận giải Nobel Vật lý. Neils Henrik David Bohr (1885-1962) Nhà vật lý người Đan Mạch và là một trong những người đi đầu trong ngành vật lý hiện đại. Ông là giáo sư vật lý lý thuyết tại trường đại học Copenhagen và sau đó là giám đốc Viện Vật lý Lý thuyết của trường mà ông đã thành lập. Ông được trao giải Nobel năm 1922 cho nghiên cứu về cấu trúc nguyên tử và nguyên tử Hydrogen. Lý thuyết cổ điển đã không thể giải thích được sự bền vững của mô hình hạt nhân của nguyên tử, nhưng Bohr đã giải quyết được vấn đề bằng cách đưa ra tiên đề rằng các electron di chuyển trong các quỹ đạo giới hạn xung quanh hạt nhân nguyên tử và giải thích tại sao nguyên tử phát và hấp thụ năng lượng. Ông đã kết hợp lý thuyết lượng tử với khái niệm về cấu trúc nguyên tử. Niels Bohr cũng được biết đến cho những cuộc tranh luận kịch liệt, thường là hài hước với Albert Einstein. Read more:http://phanminhchanh.info/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1703#ixzz2Uh7Dhl9L Phan Minh Chánh-THPT Chơn Thành-Bình Phước Hồ sơ "tội trạng" của Niels Bohr
17/08/2006 14:53 -
Khi Bohr sang Mỹ để cố vấn cho Chương trình
Manhattan, người ta đã bắt ông phải dùng một bí danh là Nicholas Baker.
Trong một chuyến đến thăm Washington, Bohr ở trong thang máy với một phụ
nữ.
Lộ bí danh
Tội bắt cóc trẻ em Nhớ lại hồi Bohr phải lặn lội sang tận Đức, đến Đại học Gottingen để mời bằng được cậu bé Werner Heisenberg tài năng về Copenhagen làm việc với mình. Nhưng mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đúng vào lúc Bohr vừa "dụ dỗ" được Heisenberg thì bỗng có hai người Đức mặc đồng phục cảnh sát tóm chặt vai ông và quát lớn: "Đứng yên! Ông đã bị bắt vì tội bắt cóc trẻ em!" Tội cướp ngân hàng và sự thiếu tính chuyên nghiệp "Niels Bohr, Frau Bohr, Casimir và tôi được Oscar Klein mời đi ăn tối nhân dịp ông ấy nhận chức giáo sư," George Gamow có lần nhớ lại. "Chúng tôi trở về khi đã khá muộn, đường phố vắng tanh. Chúng tôi đi qua một ngân hàng được xây với những bức tường bê tông đồ sộ. Khi nhìn thấy ở góc tường có những khe hở, Casimir - vốn là một người leo núi cừ khôi đã bám vào những khe hở trèo lên tận tầng ba. Sau khi Casimir trèo xuống, Bohr - vốn chẳng có chút kinh nghiệm leo núi nào cũng muốn thử. Mò mẫm thế nào mà Bohr cũng trèo được lên tầng hai nhưng đang rất loay hoay không biết xuống thế nào cả. Trong lúc mọi người vô cùng lo âu và sốt ruột thì bỗng có hai cảnh sát Đan Mạch đeo súng xuất hiện. Họ nhìn lên rồi quay sang nói với nhau: "Ồ, kiểu này thì chỉ có thể là Giáo sư Bohr thôi!", và họ lặng lẽ bỏ đi, có lẽ họ cần săn lùng những tên cướp ngân hàng nguy hiểm hơn". Tội chứa chấp Đột nhiên, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà Einstein bỗng xuất hiện trong phòng làm Bohr vô cùng sửng sốt. Thì ra ông bạn già tinh nghịch này đã lẻn vào phòng từ lúc nào. Bohr chưa kịp hỏi gì thì Einstein đã giải thích: "Khổ ghê cơ, bác sỹ của tôi yêu cầu tôi không được mua thuốc lá nữa, và tôi đã trót hứa sẽ làm theo lời ông ấy. Tuy nhiên, hi hi, tôi chưa bao giờ hứa là sẽ không ăn trộm thuốc lá cả". Dứt lời, ông lôi ra một hộp thuốc lá và bắt đầu phì phèo. Cả buổi chiều hôm ấy, Bohr đã vui vẻ cho Einstein trốn trong phòng mình để "tiêu thụ đồ ăn trộm". Bán độ? Hồi trước, Niels Bohr đã từng làm thủ môn bóng đá, và ông có thể sẽ được làm thủ môn cho đội tuyển Đan Mạch dài dài nếu như không xảy ra câu chuyện như sau. Một lần, đội Đan Mạch gặp phải đối thủ quá yếu, bóng chỉ tập trung bên phần sân đội bạn, thủ môn Bohr đã tranh thủ đứng ôm lấy cột gôn và hí hoáy viết những công thức lên đó, ông mải mê đến mức khi một đường bóng xa bay đến khung thành đội Đan Mạch, các cổ động viên đã phải hò hét rầm trời mới làm ông sực tỉnh để chạy ra bắt bóng. Không biết có ai nghi ngờ Bohr bán độ hay không nhưng có lẽ sau vụ ấy, người ta đã không mời ông làm thủ môn nữa.
P.V
|
1882-1970
Đức
Vật Lý
Nhận xét
Đăng nhận xét