Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 116 (Uông Đông Hưng)
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Từ
ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến
sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy
ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc? -Hết
nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn
bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản,
vì nhân dân phục vụ? -Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng! -Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"! -Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của
Napoleon:“Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ
xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”! -Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những điều ít biết về Đội trưởng Đội Vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông
Uông Đông Hưng
Những điều ít biết về Đội trưởng đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông
15:00 27/08/2015
Ngày 21/8, Tân Hoa xã đưa tin, ông Uông Đông Hưng, nguyên Đội
trưởng đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông đã qua đời vào lúc 5h28
phút ngày 21/8 ở Bắc Kinh, hưởng thọ 99 tuổi. Tuy là một trong bốn Phó
Chủ tịch đảng Cộng sản Trung quốc, là người đứng thứ 5 trong Bộ Chính
trị, nhưng có quá ít bài báo, tài liệu nói về ông Uông Đông Hưng. Và mặc
dù từng bị liệt vào một trong những tâm phúc của "bè lũ 4 tên", nhưng
ông Uông Đông Hưng lại là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch bắt "bè lũ 4
tên".
Được chọn làm vệ sỹ Tờ Tuần báo Phương Nam từng dẫn lại lời Chủ tịch Mao Trạch Đông nói
về ông Uông Đông Hưng: "Tôi không tin tưởng nhiều người, nên thường cắt
cử Uông Đông Hưng theo sát mình". Ông Uông Đông Hưng là người đứng đầu
đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đồng thời là chỉ huy "Bộ đội
8341" trong nhiều thập kỷ. Ông Uông Đông Hưng sinh ngày 1/1/1916 tại Dặc Dương, huyện Thái Hòa,
tỉnh Giang Tây, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1927, sau khi
Đảng Cộng sản Trung Quốc lập căn cứ du kích ở núi Tĩnh Cương, tỉnh Giang
Tây được ít lâu, ông Uông Đông Hưng đã gia nhập tổ chức "Hồng tiểu quỷ"
của Đội thiếu niên Cộng sản. Năm 1933, Uông Đông Hưng được phiên chế
vào Hồng quân, và làm cảnh vệ tại Cục Bảo vệ quân khu Mân Tráng, mặc dù
ông chưa trải qua bất cứ một khoá đào tạo chính quy nào. Sau đó ít lâu,
ông Uông Đông Hưng được cử làm bảo vệ cho Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Ông Uông Đông Hưng luôn bên cạnh Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Một trong những nguyên nhân khiến ông Uông Đông Hưng được chọn làm
nhiệm vụ quan trọng này bởi xuất thân rõ ràng, trong sạch, sớm đi theo
cách mạng và khi đó Quốc dân đảng đang tìm cách tiêu diệt Đảng Cộng sản,
còn chàng thanh niên này lại sinh ra và lớn lên ở vùng núi Tĩnh Cương
nên thông thạo địa hình, có thể tìm đường tẩu thoát nhanh chóng, dễ
dàng. Uông Đông Hưng từng bảo vệ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và một số
cán bộ lãnh đạo cấp cao khác rút khỏi Diên An trước những cuộc tiến công
của quân Quốc dân đảng do Hồ Tùng Nam chỉ huy. Sau khi nhận nhiệm vụ, ông Uông Đông Hưng không những tỏ ra rất mực
trung thành, mà còn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nấu ăn, làm cần vụ cho
Mao Trạch Đông, nên được Chủ tịch tin dùng. Và những lúc nhàn rỗi, Chủ
tịch Mao Trạch Đông thường dạy ông Uông Đông Hưng đọc, viết và giáo dục
lý luận cách mạng, nên tình cảm giữa 2 người được hình thành từ khi đó.
Sau hội nghị Tuân Nghĩa, Mao Trạch Đông được cử thay Chu Ân Lai giữ chức
Chủ tịch Quân ủy Trung ương (tháng 1/1935), nên công tác bảo vệ càng
được tăng cường và ông Uông Đông Hưng được giao lãnh đạo 12 cảnh vệ để
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch. Theo hồi ký của một số nhân viên từng bảo vệ cho Chủ tịch Mao Trạch
Đông, từ năm 1947, ông Uông Đông Hưng đã được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu
trưởng phương diện quân do Nhiệm Bách Thời làm Tư lệnh và Diệp Tử Long
làm Tham mưu trưởng. Sau đó, ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Phó
Văn phòng thư ký kiêm Trưởng phòng Bảo vệ chính vụ viện (tiền thân của
Quốc vụ viện). Về sau, tuy tên gọi và chức vụ của ông Uông Đông Hưng
thỉnh thoảng lại thay đổi (từng là Phó Cục trưởng Cục 8 thuộc Bộ Công
an), nhưng chức trách cơ bản không thay đổi - bảo vệ an toàn cho Chủ
tịch Mao Trạch Đông. Khi Chủ tịch Mao Trạch Đông sang Moskva (từ tháng 12/1949 đến tháng
2/1950), ông Uông Đông Hưng cũng được cử đi theo phụ trách công tác bảo
vệ. Đó là lần đầu tiên ra nước ngoài và xuất hiện công khai trước công
chúng của ông Uông Đông Hưng. Trong 7 năm liền (1951-1958), ông Uông
Đông Hưng không hề xuất hiện công khai trong bất cứ trường hợp nào. Chỉ
có một lần duy nhất báo chí Trung Quốc nhắc đến ông khi dẫn lại tin của
Tân Hoa xã (ngày 28/12/1955): Ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Thứ
trưởng Bộ Công an. Nhưng chức vụ quan trọng nhất của ông Uông Đông Hưng
khi đó là Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng - hoạt động độc lập,
tách khỏi các tổ chức an ninh và tình báo trong Quân-Chính-Đảng, chỉ
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Mao Trạch Đông. "Bộ đội 8341" khi đó nằm
hoàn toàn dưới sự chỉ đạo của ông Uông Đông Hưng. Chỉ huy "Bộ đội 8341" Ban đầu, ông Uông Đông Hưng chỉ huy một đội đặc biệt được gọi là "đội
súng ngắn" với khoảng 30 tay súng trực thuộc Đoàn bảo vệ trung ương.
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949),
Đoàn bảo vệ trung ương được đổi thành "Bộ đội 8341". Mãi đến giữa thập
niên 1970, "Bộ đội 8341" mới đổi phiên hiệu thành 57001. "Bộ đội 8341"
có tới hàng vạn người, đảm trách bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch
Mao Trạch Đông, và các cơ sở quan trọng cùng những nhân vật trọng yếu
của Quân-Chính-Đảng. Sở dĩ gọi là "Bộ đội 8341" bởi khi còn ở Hương Sơn, Mao Trạch Đông
từng gặp một đại lão hòa thượng học thuật cao siêu, và hỏi "khi nào thì
nên vào Trung Nam Hải". Đại lão hòa thượng không nói không rằng, chỉ
viết 2 số 99. Mao Trạch Đông lại hỏi: Quyền vị của mình giữ được bao
lâu? Đại lão lại viết dãy số 8341. Ngày 9/9/1949, Mao Trạch Đông vào Trung Nam Hải và đổi phiên hiệu đội
bảo vệ của mình thành "Bộ đội 8341"; đồng thời hỏi một số bạn học vấn
cao siêu như Quách Mạt Nhược, Chu Cốc Thành, Phạm Văn Lan về 2 thuật số
99 và 8341. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông qua đời (ngày 9/9/1976), 2 thuật
số kể trên mới được hóa giải: Mao Trạch Đông chết ngày 9/9/1976, thọ 83
tuổi (1893-1976) và tại vị 41 năm (1935-1976). Có thể nói giai đoạn 1958-1960 là một bước thử thách quan trọng trong
sự nghiệp chính trị của Uông Đông Hưng bởi khi đó ông "bị đày" về làm
Phó Tỉnh trưởng quê nhà (Tỉnh trưởng khi đó là Thiếu Đức Bình). Trong
thời gian này, ông Uông Đông Hưng được giao chủ quản lĩnh vực nông lâm
và khai hoang, kiêm Bí thư Đảng ủy trường Đại học Lao động Cộng sản chủ
nghĩa mới được thành lập (tạm thời gác chức Thứ trưởng Bộ Công an). Sở dĩ có sự điều động này là vì trong thời gian đó, Chủ tịch Mao
Trạch Đông đang phát động phong trào "cán bộ xuống cơ sở, sỹ quan xuống
tiểu đội" với mục đích hồi phục sức sống cách mạng cho cán bộ và cải
thiện quan hệ giữa sỹ quan và binh lính. Nhưng chuyến đi thực tế này của
ông Uông Đông Hưng còn có một trọng trách khác, đó là phối hợp với địa
phương thành lập các công xã nông thôn để phục vụ "Đại nhảy vọt". Ngoài ra, ông Uông Đông Hưng còn tham gia công tác xây dựng và quản
lý trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa bởi đây là loại trường kết
hợp công-nông nghiệp "không chính quy", với đối tượng chiêu sinh là cán
bộ trẻ và trung niên, vừa học, vừa làm. Nhưng đến năm 1961, số phận của
trường đại học này bị đe dọa. Vì sau khi "Đại nhảy vọt" thất bại, Lưu
Thiếu Kỳ đã ra lệnh cho các trường, viện "không chính quy" như trường
Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa (những trường như thế này được dựng
lên ở khắp nơi vào cuối thập niên 1950) phải giải tán. Uông Đông Hưng đã
yêu cầu Chủ tịch Mao Trạch Đông cứu "sản phẩm kết tinh" này, nên ngày
30/7/1961, Mao Trạch Đông đã viết một bức thư gửi cho trường Đại học Lao
động Cộng sản chủ nghĩa, xác định "phương hướng giáo dục" và đánh giá
cao thành tích của nhà trường đã đạt được trong thời gian qua, thậm chí
kêu gọi các tỉnh, thành khác phải học tập kinh nghiệm của trường này.
Ông Uông Đông Hưng (giữa) trong Trung Nam Hải.
Điều thú vị là 16 năm sau (tháng 7/1977), nội dung bức thư của Chủ
tịch Mao Trạch Đông lần đầu tiên được đăng trên báo chí Trung Quốc,
tuyên truyền cho sự trưởng thành và tiến bộ của trường Đại học Lao động
Cộng sản chủ nghĩa. Thời kỳ đó, được Chủ tịch Mao Trạch Đông quan tâm,
nhắc nhở là vốn chính trị quan trọng nhất, nên việc này đã được ông Uông
Đông Hưng tận dụng để tăng cường thêm uy tín cho mình. "Có công cứu giá" Mặc dù khá bận rộn với công việc tại tỉnh Giang Tây, nhưng tháng
12/1960, ông Uông Đông Hưng vẫn được tái bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công
an do Bộ trưởng Tạ Phú Trị lãnh đạo. Nhưng trong giai đoạn 1961-1965,
tên tuổi của ông Uông Đông Hưng rất ít xuất hiện trên báo chí và đây là
thời kỳ Chủ tịch Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đang có xung đột về
nhiều vấn đề. Trong năm 1965, cán bộ chiến sĩ thuộc "Bộ đội 8341" được cử tới các
địa phương để thu thập tài liệu nhằm tuyên truyền cho "Chương trình giáo
dục xã hội chủ nghĩa" của Chủ tịch Mao Trạch Đông, gọi tắt là "23
điều". Đây là việc làm nhằm bác bỏ sự kiểm soát của Lưu Thiếu Kỳ đối với
phong trào này, cũng như tìm cách lái đi theo hướng của Chủ tịch Mao
Trạch Đông. Ngoài việc ủng hộ cương lĩnh chính trị của Chủ tịch Mao Trạch Đông,
ông Uông Đông Hưng còn "do thám" một số lãnh đạo thuộc Quân-Chính-Đảng.
Nhờ đó mới phát hiện, "đồng đảng" với Bành Chân, Bí thư Trung ương Đảng
kiêm Thị trưởng Bắc Kinh là Dương Thượng Côn, Chánh Văn phòng Trung ương
Đảng, đã đặt máy nghe trộm tại phòng làm việc của Chủ tịch Mao Trạch
Đông. Những điều này được tờ Nhân dân nhật báo số ra ngày 8/9/1977 đăng
tải. Và người có công phát hiện ra máy nghe trộm là ông Uông Đông Hưng
và Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng đã kiến nghị với Chủ tịch Mao
Trạch Đông tương kế tựu kế - cung cấp thông tin giả cho đối phương. Và
việc này có hiệu quả - cả Bành Chân và Lưu Thiếu Kỳ đều bị lừa vì không
nắm được "tư tưởng chỉ đạo" thật sự của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong
một thời gian tương đối dài. Nhưng sau sự kiện Thứ trưởng Bộ Công an Uông Đông Hưng tháp tùng Chủ
tịch nước Lưu Thiếu Kỳ thăm Pakistan, Afghanistan và Myanmar trong 3
tuần (từ hạ tuần tháng 3 đến giữa tháng 4-1966) vụ nghe trộm đã kết
thúc. Bởi trong thời gian Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ thăm Pakistan,
Afghanistan và Myanmar, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng Lâm Bưu, Khang
Sinh, Trần Bá Đạt và Giang Thanh chuẩn bị công kích ông và Bành Chân
cùng những "cộng sự". Sau khi ông Lưu Thiếu Kỳ rời Pakistan được 2 ngày
(26/3/1966), Bành Chân và những người khác đã bị chỉ trích mạnh trong
hội nghị cấp cao. Và ngày 16/4/1966, cuộc đấu giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông với Bành
Chân lên tới đỉnh cao. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã triệu tập phiên họp
bất thường của Thường vụ Bộ Chính trị tại Hàng Châu để lên án "tội ác"
của Bành Chân. Mặc dù ông Lưu Thiếu Kỳ biết tin này khá sớm, và về nước,
đến Hàng Châu để kịp dự phiên họp này, nhưng khi Chủ tịch nước tới,
cuộc họp đã kết thúc và số phận của Bành Chân đã được định đoạt. (Còn nữa) Lư Tuấn Nghĩa (tổng hợp)
Những điều ít biết về Đội trưởng Đội Vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông
Và ghế Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được ông Uông Đông Hưng tiếp
quản và đây là bước ngoặt quan trọng thứ hai trong sự nghiệp chính trị
của Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng. Chủ tịch Mao Trạch Đông bổ
nhiệm ông Uông Đông Hưng làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng vì khi đó
đây là "trung tâm" không những của mọi nguồn thông tin, mà còn là nơi
lưu trữ các loại hồ sơ tuyệt mật, cũng như các văn kiện cơ mật khác của
Đảng. Vai trò trong "cách mạng văn hóa" Chủ tịch Mao Trạch Đông bổ nhiệm ông Uông Đông Hưng làm Chánh văn
phòng Trung ương Đảng vì khi đó đây là "trung tâm" không những của mọi
nguồn thông tin, mà còn là nơi lưu trữ các loại hồ sơ tuyệt mật, cũng
như các văn kiện cơ mật khác của Đảng. Tại thời điểm đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng bị "đóng cửa" (từ mùa hè
năm 1966), nên Văn phòng Trung ương Đảng tiếp quản hầu như mọi công
việc quan trọng của Ban Bí thư. Sau khi văn phòng của "tổ cách mạng văn
hóa" do Trần Bá Đạt cầm đầu và "văn phòng hành chính" cùng Quân ủy Trung
ương do Lâm Bưu khống chế bị hủy bỏ thì quyền lực của ông Uông Đông
Hưng càng được mở rộng. Ngoài việc được "nâng cao uy tín" trong Đảng, ông Uông Đông Hưng còn
từng bước mở rộng ảnh hưởng trong hệ thống Công an. Từ năm 1959, Bộ Công
an do Tạ Phú Trị lãnh đạo, nhưng ông không kiểm soát được công việc.
Bởi mọi quyết sách lớn khi đó nằm trong tay "nhóm pháp chính Trung ương"
gồm 5 người là Bành Chân, La Thụy Khanh, Khang Sinh, Dương Thượng Côn
và Tạ Phú Trị. Và khi phong trào "cách mạng văn hóa" nổ ra, hoạt động
của Công an, Kiểm sát và Tòa án đều bị đặt dưới "quyền kiểm soát quân
sự". Và điều này đồng nghĩa với việc ông Uông Đông Hưng "tiếp quản"
quyền kiểm soát an ninh trong cả nước. Trong "cách mạng văn hóa", quyền lực của ông Uông Đông Hưng được tăng
dần theo tháng năm. "Sự kiện Vũ Hán" xảy ra tháng 7/1967 do quân đội
tiến hành, nhưng vụ binh biến đó đã được dập tắt nhờ công lao của Chu Ân
Lai. Nhưng sau sự kiện đó, ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Tổ phó
"tổ cách mạng văn hóa" của quân đội nhằm tăng thêm "tai mắt" cho Chủ
tịch Mao Trạch Đông. Mặc dù có quan hệ khá mật thiết và chặt chẽ với Lâm
Bưu và Giang Thanh trong "cách mạng văn hóa", nhưng ông Uông Đông Hưng
chỉ trung thành với Chủ tịch Mao Trạch Đông. Từ tháng 5/1968, ông Uông Đông Hưng được báo chí xếp vào danh sách 1
trong 14 nhà lãnh đạo do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Lâm Bưu đứng đầu.
Trong "cách mạng văn hóa", ông Uông Đông Hưng đã tiến hành nhiều phi vụ
đặc biệt bởi người của "bộ đội 8341" từng bắt giữ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng
Tiểu Bình, Bành Chân, La Thụy Khanh, Dương Thành Vũ và nhiều nhà lãnh
đạo khác. Sau khi bị bắt, tất cả những người này đều do ông Uông Đông
Hưng quản lý tại "Nhà khách đặc biệt" ở Bắc Kinh hoặc tại "Trường cán bộ
725" ở Giang Tây. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 (tháng 4/1969), ông Uông Đông Hưng
được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Và khi đó "bộ đội 8341"
được báo chí Trung Quốc tâng bốc thành đơn vị kiểu mẫu về mọi mặt, nhưng
ông Uông Đông Hưng không cho họ nói mình là Tư lệnh kiêm Chính ủy của
đơn vị này. Tháng 9/1971, sau khi vụ tạo phản của Lâm Bưu thất bại, ông
Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm thành viên tổ điều tra tội ác của "tập
đoàn phản đảng Lâm Bưu, Trần Bá Đạt".
Ông Uông Đông Hưng khi còn trẻ (trái) lúc về già.
Có một chi tiết đáng quan tâm, đó là ông Uông Đông Hưng duy trì quan
hệ tốt với một số nhà lãnh đạo lão thành như Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân
Lai) và giúp Đặng Tiểu Bình trốn khỏi Bắc Kinh trong thời kỳ "cách mạng
văn hóa", nên sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết, "bè lũ 4 tên" chấp
chính, rồi Đặng Tiểu Bình quay lại chính trường, lãnh đạo "bộ đội 8341"
luôn là nhân vật khiến mọi người phải cần tới. Giang Thanh từng lên án "bộ đội 8341" không đáng tin cậy, nhưng lời
buộc tội này đã bị Chủ tịch Mao Trạch Đông bác bỏ. Sau đó, Giang Thanh
còn đưa Mao Viễn Tân (cháu của Chủ tịch Mao Trạch Đông) làm Phó Chánh
văn phòng Trung ương kiêm Chính ủy "bộ đội 8341", nhưng không thỏa thuận
trước với ông Uông Đông Hưng, nên đây là một trong những nguyên nhân
khiến Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng "trở cờ" vào phút cuối.
Nhiều người từng nói rằng, nếu "bè lũ 4 tên" nhận được sự giúp sức của
ông Uông Đông Hưng thì họ đã thành công và chính cục Trung Quốc đã đi
theo chiều hướng khác. Bắt giữ "bè lũ 4 tên" Vì nắm được quá nhiều tài liệu bí mật, nên ông Uông Đông Hưng
đã có quyết định đúng khi "phò tá" Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Đặng
Tiểu Bình. Chính vì thế nên cuộc đảo chính ngày 6-10-1976 mới diễn ra và
lật đổ "ách thống trị của bè lũ 4 tên", sau khi người của "bộ đội 8341"
lần lượt bắt giữ Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu
Văn Nguyên và những người khác. Tại thời điểm đó, trong phòng làm việc của Chánh văn phòng Trung ương
Đảng có một không khí bận rộn khác thường, người ra vào nhiều, tấp nập,
khẩn trương. Bởi theo chỉ thị của Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh, Uông
Đông Hưng đã tiến hành một cách có trình tự việc bắt giữ "bè lũ 4 tên".
Bởi ông Uông Đông Hưng từng được Chủ tịch Mao Trạch Đông gọi là chỉ huy
tuyến đầu "có biện pháp ngăn chặn Giang Thanh". Khi đó, ông Uông Đông Hưng lần lượt triệu tập các tổ hành động đặc
biệt đến để trực tiếp giao nhiệm vụ. Từng thành viên trong tổ đều được
lựa chọn kỹ lưỡng và nghiêm túc. Tiêu chuẩn đầu tiên là phải tuyệt đối
trung thành với Đảng, có lập trường kiên định, có sức khoẻ và võ nghệ
tốt, có quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và có kinh nghiệm trong
công tác cảnh vệ.
Ông Uông Đông Hưng trong 1 lần đi công tác.
Căn cứ vào từng đối tượng "cách ly thẩm tra" để chia thành những tổ
thích hợp, mỗi tổ từ 3-4 người, và chủ chốt là 18 sỹ quan cảnh vệ có
nhiều thâm niên. Bản thân ông Uông Đông Hưng trực tiếp gặp gỡ, giao
nhiệm vụ, trưng cầu ý kiến của từng tổ trưởng. Lúc biết mình được giao nhiệm vụ chính trị trọng đại, biết mình được
đích thân Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Chủ tịch Hoa Quốc Phong giao
nhiệm vụ, trong lòng họ vô cùng cảm kích, nguyện bảo vệ lợi ích của
Đảng, diệt ác trừ gian, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị được
giao. Không ai phản đối hay thắc mắc. Sau khi làm tốt công tác tư tưởng, ông Uông Đông Hưng ra lệnh cho
toàn trung đoàn cảnh vệ bố trí xung quanh Hoài Nhân Đường và Phong
Trạch Viên, thêm vào đó là lực lượng của quân khu Bắc Kinh và lính của
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh ngầm hỗ trợ họ hành động. Tối 6/10/1976, một
cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính trị được triệu tập với sự tham dự của 11
người, đó là Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông
Hưng, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Nghê Chí Phúc,
Trần Vĩnh Quý và Ngô Quế Hiền. Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh và Uông
Đông Hưng đã báo cáo quá trình bắt giữ "bè lũ 4 tên". Sau tuyên bố lý do triệu tập hội nghị của Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm
Anh báo cáo lại quá trình tiêu diệt "bè lũ 4 tên". Cả phòng họp đã vang
lên những tiếng cười nói vui vẻ và hội nghị họp từ 22 giờ ngày 6/10/1976
đến 5h sáng ngày hôm sau. Sau khi họp xong, các thành viên của hội nghị
đều nghỉ lại Ngọc Tuyền Sơn. Ngay ngày hôm sau, Diệp Kiếm Anh cho người
giải cứu Đặng Tiểu Bình và những người từng bị "bè lũ 4 tên" hãm hại. Một trong những nguyên do khiến lời nói của ông Uông Đông Hưng có
trọng lượng bởi ông ở gần Chủ tịch Mao Trạch Đông quá lâu, hơn nữa lại
có vị trí trong Bộ Chính trị. Nên sau khi ông Uông Đông Hưng ủng hộ Hoa
Quốc Phong trở thành người thừa kế của Chủ tịch Mao Trạch Đông, mọi
người đều tán thành. Do đó, Bộ Chính trị đã bầu Hoa Quốc Phong làm Chủ
tịch Đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau khi trở thành người lãnh đạo đất nước, Hoa Quốc Phong đã cất nhắc
ông Uông Đông Hưng. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11
(tháng 8/1977), Hoa Quốc Phong đã thừa nhận công lao của ông Uông Đông
Hưng trong cuộc đấu tranh với "bè lũ 4 tên" nên được bầu làm một trong
bốn Phó Chủ tịch Đảng. Từ một vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Uông Đông Hưng đã trở
thành nhân vật số 5 trong Đảng là một kỳ tích ít người làm được, chỉ sau
Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm. Và điều
thành công nhất của ông Uông Đông Hưng chính là ở chỗ, bất kể là Lâm
Bưu, Giang Thanh hay Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh đều phải trọng dụng,
mặc dù biết ông ta đã từng "thân" với người này, "sơ" với người kia,
thậm chí "đắc tội" với không ít người, nhất là trong thời kỳ "cách mạng
văn hoá". Và cho tới nay, ông Uông Đông Hưng vẫn là một trong những nhân vật
thần bí nhất trong lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo Lư Tuấn Nghĩa (tổng hợp)
Cảnh sát toàn cầu
Số phận thăng trầm cay đắng của công thần hàng đầu Trung Quốc
Hải Võ |
24
Uông Đông Hưng
(ngồi ghế lái phụ) tháp tùng Mao Trạch Đông tiếp kiến Hồng vệ binh trên
quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, tháng 10/1966. Ảnh: Phượng Hoàng.
Từng là nhân vật thân cận nhất của Mao Trạch Đông và
tham gia thanh trừng "nhóm 4 tên" trong Cách mạng Văn hóa, nhưng Uông
Đông Hưng vẫn bị "loại" khỏi chính trường Trung Quốc.
Tân Hoa Xã thông báo,
"5h28' sáng 21/8/2015, đồng chí Uông Đông Hưng - đảng viên ưu tú đảng
CSTQ, chiến sĩ trung thành với cộng sản chủ nghĩa, nhà cách mạng giai
cấp vô sản, từng đảm nhận chức vụ lãnh đạo quan trọng, đã qua đời do lâm
bệnh nặng, hưởng thọ 100 tuổi".
Sự nghiệp của người được Mao Trạch Đông tín nhiệm nhất
Trang Đa Chiều bình luận, trong thông
báo nói trên, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đã không nêu rõ "chức
vụ quan trọng của đảng" mà Uông Đông Hưng từng đảm nhận là gì. Điều này
được cho là không bình thường trong cáo phó một cựu lãnh đạo của Trung
Quốc.
Theo thông tin được công khai trên kho
dữ liệu Baidu (Trung Quốc), Uông Đông Hưng sinh tháng 1/1916 tại tỉnh
Giang Tây, Trung Quốc và gia nhập đảng CSTQ năm 1932, sau đó tham gia
Hồng quân, trải qua cuộc Trường chinh và kháng Nhật của Trung Quốc.
Từ năm 1947, ông Uông đảm nhận vai trò
vệ sĩ của Mao Trạch Đông và đi theo Mao, Chu Ân Lai... phụ trách công
tác cảnh vệ, rất được Mao tín nhiệm.
Năm 1949, Uông giữ các chức Phó chủ
nhiệm Sở thư ký Chính vụ viện, Phó chủ nhiệm Văn phòng Ban Bí thư Trung
ương đảng CSTQ, Phó cục trưởng Cục 8 Bộ công an, Cục trưởng Cục 9, Thứ
trưởng công an...
Ảnh chụp Uông Đông Hưng (trái) cùng Mao Trạch Đông năm 1955. Nguồn: Phượng Hoàng.
Năm 1955, Uông được phong hàm Thiếu
tướng và trở thành lãnh đạo lực lượng cảnh vệ nội bộ Trung Nam Hải,
người phụ trách Cục cảnh vệ Quân ủy Trung ương, giữ vai trò "vô cùng
quan trọng" trong mọi hoạt động đi lại, ăn ở của Mao Trạch Đông.
Sau khi Cách mạng Văn hóa (CMVH) bắt đầu
ở Trung Quốc, vị thế của Uông ngày một lên cao. Từ năm 1968, ông này
giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đảng, đồng thời tiếp tục là Bí
thư thứ nhất đảng ủy Cục cảnh vệ Trung ương, Cục trưởng Cục cảnh vệ Bộ
tổng tham mưu.
Giai đoạn này, Uông Đông Hưng là một trong những người được Mao Trạch Đông tín nhiệm nhất khi về cuối đời.
Tháng 4/1969, Uông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị Trung Quốc. 4 năm sau đó, ông này trở thành Ủy viên Bộ chính trị.
Công thần bị "loại" khỏi chính trường
Tháng 10/1976, Uông Đông Hưng ủng hộ nhóm Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh
xử lý "bè lũ 4 tên". Ông Uông là một trong những người ra quyết sách
trong hành động truy bắt nhóm Giang Thanh, Lâm Bưu... mang tên "sự biến
Hoài Nhân Đường".
Thời điểm đó, Uông giữ vai trò Chủ nhiệm
Văn phòng Trung ương kiêm Cục trưởng Cục cảnh vệ Trung ương. Bộ đội
8341 - đơn vị bảo vệ các lãnh đạo đảng CSTQ - do Uông đứng đầu đã trực
tiếp thực hiện hành động bắt giữ trên.
Tháng 8/1977, sau khi thanh trừng "nhóm 4
tên", Uông Đông Hưng nắm quyền Phó chủ tịch ĐCSTQ, Thường ủy Bộ chính
trị. Uông là Phó chủ tịch đảng thứ 4 sau Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình,
Lý Tiên Niệm và được cho là nhân vật "quyền lực thứ 5" của Trung Quốc
giai đoạn này.
CMVH kết thúc, nhiều cán bộ lão thành
Trung Quốc được khôi phục công tác. Trong quá trình đánh giá Mao Trạch
Đông và thái độ đối với CMVH, Uông Đông Hưng bị cho là "xung đột kịch
liệt" với các lão thành từng bị "đày đọa" trong quá khứ.
Chính vì điều này, Uông bị Đặng Tiểu
Bình, Hồ Diệu Bang cùng nhiều cán bộ lão thành khác phê bình đích danh
tại đại hội đảng lần 3 khóa XI vào tháng 12/1978. Đây là "cú đánh nặng
nề" vào sự nghiệp hiển hách của nhân vật từng được xem là "công thần"
này.
Bức ảnh cuối cùng có mặt "nhóm 4
tên" được chụp ngày 4/10/1976 (Bên trái bàn, từ trái qua: Giang Thanh,
Trương Xuân Kiều, Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng), thảo
luận việc khai trừ đảng tịch Đặng Tiểu Bình. "Nhóm 4 tên" bị bắt 3 ngày
sau đó. Ảnh: Phượng Hoàng
Uông bị miễn chức Chủ nhiệm Văn phòng
Trung ương, Bí thư đảng ủy, Cục trưởng Cục cảnh vệ, Chính ủy Bộ đội 8341
và thậm chí cả chức... Chủ nhiệm văn phòng Ủy ban biên tập xuất bản tác
phẩm của Mao Trạch Đông.
Nói cách khác, Uông Đông Hưng bị tước toàn bộ thực quyền và gần như bị loại khỏi chính trường Trung Quốc, Baidu cho hay.
Cũng theo Baidu, "do nhiều nguyên nhân"
nên đến đại hội đảng lần 5 khóa XI tháng 2/1980, Uông tiếp tục "được"
phê chuẩn từ chức Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Phó chủ tịch Ủy ban
Trung ương.
Tháng 9/1982, ông lại được bầu làm Ủy
viên dự khuyết Trung ương, nhưng từ năm 9/1985, Uông lại bị "giáng" về
làm "Ủy viên Ủy ban cố vấn Trung ương" và hầu như không còn hoạt động
chính trị nào.
Đa Chiều chỉ ra, mặc dù các thông tin về
lý lịch và sự nghiệp của Uông Đông Hưng được nhà chức trách Trung Quốc
công khai, song trong thông báo về tin ông Uông qua đời hôm qua (21/8),
Tân Hoa Xã đã không nhắc tên bất kỳ chức vụ nào mà ông từng giữ.
Uông Đông Hưng khi về già
Trung thành với Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông đánh giá "vệ sĩ thân cận" Uông Đông Hưng là "chu đáo, nhưng trình độ lý luận kém, không thích động não".
Đa Chiều cho hay, trong suốt thời kỳ
CMVH Trung Quốc, Uông luôn đứng về phía Mao Trạch Đông, thậm chí không
nể nang các cán bộ cao cấp bị đấu tố như "khai quốc công thần" Diệp Kiếm
Anh, Đặng TIểu Bình...
Ngay cả sau khi Mao qua đời, Uông cũng kiên định ủng hộ Hoa Quốc Phong - nhân vật được Mao chỉ định làm "người kế nhiệm".
Khi đã ngoài 90 tuổi, Uông vẫn đều đặn
tới đặt vòng hoa tại Nhà kỷ niệm Mao Trạch Đông ở Bắc Kinh vào ngày mất
của Mao. Báo chí Trung Quốc ghi nhận, Uông Đông Hưng "chưa từng để lỡ
một lần nào".
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét