Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

NỖI NỀM OAN KHUẤT 17 (Bành Đức Hoài)

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET) 



Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông

Bành Đức Hoài
(彭德怀)
General Peng Dehuai.jpg
Nguyên soái Bành Đức Hoài
Tiểu sử
Sinh 1898
Tương Đàm, Hồ Nam
Mất 1974
Bắc Kinh

 

Thủy Thu |
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Thẳng thắn nêu quan điểm về chính sách của Mao Trạch Đông, nguyên soái Trung Quốc Bành Đức Hoài đã bị quay lưng, đấu tố và chấp nhận cái chết "thay họ đổi tên" ai oán vào cuối đời.

Bức tâm thư gây tội
Tháng 11/1956, trong một lần đi khảo sát cơ sở, phát hiện tờ tuyên truyền dán trên tường ghi: "Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông...", Nguyên soái Bành Đức Hoài liền nói: "Câu này có vấn đề, quân đội bây giờ là của quốc gia, không thể chỉ nói là dưới sự lãnh đạo của một ai đó được... Chủ tịch Mao qua đời thì ai lãnh đạo?".
Bành Đức Hoài (1898 - 1974), tên thật là Bành Thanh Tông, hiệu Đức Hoa, quê ở Hồ Nam, Trung Quốc.
Ông là một trong mười nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, từng chỉ huy Quân đoàn ba trong chiến dịch Vạn lý trường chinh (1934 - 1935).
Ông giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 1954 - 1959.
Đến Hội nghị Lư Sơn diễn ra từ 2/7 - 16/8/1959, Bành Đức Hoài viết thư riêng cho Mao Trạch Đông, bày tỏ quan điểm và đề cập đến thất bại, nền kinh tế tiêu điều của Trung Quốc khi thực hiện chính sách Đại nhảy vọt.
Điều khiến Bành ngỡ ngàng chính là tại hội nghị ngày 16/7, Mao Trạch Đông đã quyết định in bức thư thành văn kiện và đưa ra thảo luận và quy kết ông là tiêu cực.
Đến ngày 27/7, hai ông Mao - Bành đã có đã có cuộc đấu khẩu, mắng nhiếc thậm tệ lẫn nhau ngay tại hội nghị. Khi bị Mao phê bình, Bành cũng không vừa đáp trả lại. Sau đó, tại buổi họp cuối cùng, Mao hạ lệnh phê bình Bành.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 2.
Nguyên soái Bành Đức Hoài và vợ - bà Phố An Tu (1918 - 1991)
Khi đó, Lâm Bưu đã nhân cơ hội kêu gọi mọi người quay sang đả kích ông. Cuối cùng, Bành Đức Hoài bị quy kết đứng đầu bè lũ phản đảng [Cộng sản Trung Quốc], bị bãi miễn các chức vụ và đưa về quản thúc ở Thành Đô, Tứ Xuyên.
Nguyên soái già bị công khai "làm nhục"
Năm 1966, khi Cách mạng văn hóa bùng nổ, Bành Đức Hoài bị nhóm Giang Thanh - Lâm Bưu vu cáo và bức hại, bị Hồng vệ binh áp giải từ Thành Đô về Bắc Kinh đấu tố.
Trong quá trình đấu tố, do sức khỏe yếu nên ông được chuyển vào viện điều trị. Giang Thanh khi đó thường nói rằng: "Bành Đức Hoài dưỡng bệnh mà cứ béo phây phây lại chưa bị đấu tố công khai lần nào cả".
Sang năm 1967, nhóm Giang Thanh - Lâm Bưu quyết định thành lập tổ chuyên án đấu tố Bành. Ngày 21/6/1967, tổ chuyên án chính thức tiến hành thẩm vấn Bành Đức Hoài lần thứ nhất.
Họ muốn ông giao nộp bằng chứng về tội phản quốc và tổ chức nhóm phản đảng. Bành tức tối trả lời: "Các cậu không hiểu hết sự việc, trẻ con không hiểu chuyện". Sau đó, tổ chuyên án lấy danh nghĩa của tổ chức yêu cầu ông viết tự truyện.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 3.
Bành Đức Hoài (trái) và Mao Trạch Đông
Một tháng sau, ngày 19/7, khi Bành đang miệt mài viết tự truyện thì bị lôi đi "họp". Ban đầu chưa hiểu rõ chỉ đến khi chiếc xe Jeep chở đến Học viện Hàng không Bắc Kinh, ông mới hiểu rằng, họ đưa ông đi đấu tố.
Tại cuộc họp, đối diện với hơn 60 Hồng vệ binh, Bành Đức Hoài phải trả lời về mục đích việc phát động cuộc Đại chiến Bách Đoàn. Đây là cuộc chiến do Bành chỉ huy hơn 100 quân đoàn tại khu vực phía Bắc Trung Quốc giao tranh với quân đội Nhật Bản năm 1940-1941.
"Cuộc chiến Bách đoàn có xin chỉ thị của Chủ tịch Mao không?", một Hồng vệ binh hoạnh họe.
"Đã đánh điện báo. Chủ tịch và Quân ủy đã gửi điện mừng", Bành Đức Hoài đáp trả.
Nghe đến chuyện Mao Trạch Đông đã gửi điện mừng, nhóm Hồng vệ binh không biết phải thẩm vấn thế nào nên đã họp hội ý riêng.
Đúng lúc này, Hàn Ái Xương - một cán bộ phụ trách đảng ủy Đại học Hàng không Bắc Kinh bất ngờ xuất hiện, chỉ trích Bành đã "lập nước riêng" tại khu vực phía Bắc Trung Quốc, khép ông vào tội "che giấu lãnh đạo", "tiết lộ bí mật quân đội", "cố ý chỉ đường cho đối phương khiến quân đội Trung Quốc chịu tổn hại lớn"...
Bành tức giận, ngắt lời Hàn, thuật lại về cuộc đại chiến Bách đoàn khiến rất nhiều Hồng vệ binh trong hội trường ngẩn người lắng nghe câu chuyện chiến trận của Bành.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 4.
Bành Đức Hoài (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành
Về sau, tổ chuyên án đã ghi trong báo cáo: "Bành Đức Hoài không biết xấu hổ, lại dương dương tự đắc coi bản thân là người hùng".
Hàn Ái Xương tiếp tục đổ tội phản đảng, phản đối Mao Trạch Đông cho Bành. Hội trường nhiều người đã hô vang khẩu hiệu đòi đả đảo ông.
Hàn tức tối chỉ thẳng mặt Bành: "Ông có chống đối Chủ tịch [Mao Trạch Đông] không?".
"Tôi không chống đối, tôi và Chủ tịch chỉ là không có chuyện để nói mà thôi", Bành đáp.
Ngay lập tức, Hàn giơ một cú đấm khiến Bành lảo đảo ngã xuống đất. Nhóm Hồng vệ binh lôi ông dậy và luân phiên đánh ông. Khi ông chỉ kịp ú ớ: "Đồng chí trẻ, cậu đừng nóng giận, cậu không hiểu chuyện...", chưa kịp nói hết câu, một đám người lại xông tới đấm vào bụng khiến ông lộn nhào xuống mặt sàn, lấm lem đất cát.
"Các cậu sao có thể đối xử với một người sắp 70 tuổi như thế được!", ông Bành hét lên đầy phẫn nộ.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 5.
Nguyên soái Bành Đức Hoài đi bỏ phiếu năm 1954.
Hội trường trở nên náo loạn. Ông cứ bị lôi lên đánh xuống liên tiếp bảy lần như vậy. Cuối cùng, một bàn chân to khỏe đạp thẳng vào ngực phải khiến ông ngã xuống đau đớn.
"Giai cấp tiểu tư sản ngông cuồng có phải là chỉ Chủ tịch?", Hàn Ái Xương hỏi. Bành Đức Hoài gật gật đầu. Hàn đã nhân cơ hội đó ghi lại câu trả lời vào báo cáo và ép Bành điểm chỉ, ký tên.
Sau đó, Bành nửa tỉnh nửa mê được dìu về phòng giam và bị ép viết thư nhận tội cả đêm.
Tư lệnh cảnh vệ Phó Sùng Bích đêm đó nhận được thông tin về tình hình của Bành Đức Hoài nên điện trách Hàn Ái Xương đã ra tay quá mạnh. Hàn liền gọi điện về cho tổ chuyên án và nhận được lệnh "không nên nặng tay nhưng đối với Bành cũng không cần quá kiêng nể".
Hôm sau 20/7, do bị trọng thương từ cuộc đấu tố hôm trước nên Bành được đưa đến bệnh viện. Phó Sùng Bích đã báo cáo tình hình lên Thủ tướng Chu Ân Lai. Ngay sau đó, Chu đã ra chỉ thị bảo đảm an toàn cho Bành.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 6.
Bà Phố An Tu
Đến ngày 25/7, tại quảng trường Thiên An Môn, Lâm Bưu tổ chức hội nghị và hô hào khẩu hiệu "đả đảo nhóm tư sản trong quân đội". 
Điều này khiến một "tù nhân" như Bành Đức Hoài lại thêm tội danh mới: đại diện tiêu biểu của phái tư sản trong quân đội.
Từ ngày 26/7, Bành vốn đang trọng thương những đã bị lôi đi diễu hành, đấu tố ở khắp các đơn vị cơ quan, trường học tại Bắc Kinh.
Đặc biệt, cuộc đấu tố tại sân vận động phía Nam Đại học Hàng không Bắc Kinh với hàng trăm nghìn người tham gia, Bành bị đánh đập, xách tai, giật tóc. Sau đó, họ lôi ông đến đấu tố tiếp tại quảng trường Thiên An Môn.
Vợ chồng cách biệt, gặp nhau trong nước mắt
Không chỉ ông chịu lăng nhục mà vợ ông - bà Phố An Tu cũng bị liên lụy. Bà vốn là Phó Bí thư đảng ủy Đại học Sư phạm Bắc Kinh nhưng vì là vợ của Bành Đức Hoài nên bà cũng được liệt vào danh sách phe tạo phản.
Khi nguyên soái Bành Đức Hoài bị bắt, nhà ông bị lục soát, bà Phố An Tu bị đưa vào đội hậu cần, ban ngày làm việc vất vả, ban đêm chỉ được ngủ trên tấm đệm rách mỏng được trải trên nền đất ẩm ướt trong phòng tắm.
Trong người bà cất giữ duy nhất tấm ảnh của chồng với 28 năm kỷ niệm. Tuy nhiên, không may, trong một lần không cẩn thận, bức ảnh bị phát hiện, họ liền lôi bà đi đấu tố. Bà bị phạt đi chân đất khiêng đồ.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 7.
Bành Đức Hoài bị đấu tố
Sau đó, họ khép bà vào tội "làm những việc không trong sạch" và lôi đi xem cảnh một người già vì không thẳng thắn nhận tội nên bị treo đánh trên cây.
Ngày 11/8/1967, Phố An Tư bị một nhóm Hồng vệ binh áp giải đến Đại học Bắc Kinh. Bà bất chợt nhìn thấy một người ngồi trên chiếc xe ba bánh với dáng vẻ tiều tụy. Vừa nhìn, bà nhận ra đó là chồng bà - Bành Đức Hoài. Ông cũng nhận ra bà nhưng không ai dám cất lời mà cúi đầu lặng thinh.
Thấy bà quần áo rách rưới, cơ thể gầy yếu, ông run rẩy và bật khóc. 19 giờ tối hôm đó, hai vợ chồng nguyên soái bị lôi đi đấu tố.
Phố An Tu bị hai thanh niên vạm vỡ giật ngược hai cánh tay ra phía sau và ấn mạnh đầu. Đồng thời, bên tai bà văng vẳng giọng nói của một Hồng vệ binh - người này tuyên bố tội danh của Bành Đức Hoài cũng như tội cấu kết với phần tử phản đảng của bà.
Bà đau khổ liếc nhìn sang phía chồng, thấy ông dù đang bị tra tấn mạnh tay cũng vẫn ngóng tìm bà. Ngay sau đó, bà bị đánh ngất đi, đến khi tỉnh dậy cũng không còn nhớ tình cảnh cuộc đấu tố nữa.
Sau đó, tổ chuyên án cử người đến tra khảo bà về tội danh của Bành Đức Hoài nhưng bà không hé nửa lời. Họ tiếp tục tra tấn bà bằng cách, chèn đòn gánh lên vai bà, đập đầu bà vào tường kêu bôm bốp.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 8.
Vừa đập, họ vừa cảnh cáo: "Nếu không giao tội danh của họ Bành, sẽ đập nát đầu chó của ngươi".
Sau này đến tháng 10/1967, biên bản thẩm vấn Phố An Tu đăng trên tạp chí của Hồng vệ binh có ghi: "Yêu phụ Phố An Tu từ chối khai báo về tội danh của tên giặc họ Bành, cố ý phản kháng đến cùng".
Ngày 31/8, bà được đưa đến bệnh viện thuộc Học viện y học Bắc Kinh thăm khám. Bác sĩ phát hiện trên người bà một chiếc huy hiệu. Ngay hôm sau, tổ chuyên án ra lệnh cho bà xuất viện, đưa về quản thúc nghiêm ngặt.
Cái tát giáng trời đầy hằn học của cấp dưới
Sau cuộc đấu tố tại Đại học Bắc Kinh, tinh thần và sức khỏe của Bành Đức Hoài ngày càng trở nên kiệt quệ.
Ngày 16/8, Bành Đức Hoài nằm trong nhà giam nghe thấy lệnh bộ đội tập hợp trong sân và tiếng loa phát thanh: "Nghị quyết Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 8 khóa VIII ĐCSTQ về nhóm phản đảng do Bành Đức Hoài đứng đầu".
Theo nghị quyết, ông bị tước danh hiệu đảng viên và khép vào tội phản đảng, chống đối lãnh tụ và theo phe tư sản.
Ngay ngày hôm sau, các mặt báo tràn ngập thông tin về tội danh của Bành Đức Hoài, phong trào đả đảo ông cũng dâng cao ở khắp Trung Quốc.
Ngày 18/8, do không "nhận tội", Bành tiếp tục bị đưa đi đấu tố 12 lần ở khắp các đơn vị. Đặc biệt, có những ngày nóng như thiêu như đốt, Bành Đức Hoài vẫn bị hai thanh niên to khỏe lôi lên khán đài đấu tố.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 9.
Trong đó, tại cuộc đấu tố ở quân khu Bắc Kinh, Bành bị đánh trọng thương ở lưng, tại cuộc đấu tố ở khu cảnh vệ Bắc Kinh, Bành bị tướng quân Lý Chung Kỳ tát một cái trời giáng. Lý là người trước đây bị Bành Đức Hoài phê bình.
Cứ sau mỗi cuộc đấu tố trở về, Bành lại phải viết một bộ tự truyện về bản thân. 
Theo một lính cảnh vệ kể lại, những ngày bị đấu tố, Bành phải dành một tiếng viết tự truyện, ngày không bị đấu tố thì phải viết liền mười hai, mười ba tiếng đồng hồ.
Cái chết "thay họ đổi tên" ai oán
Trong suốt những năm Cách mạng Văn hóa, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh bắt, giam lỏng trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế.
Tháng 4/1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ và tâm trạng tồi tệ nên các tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng.
Phòng bệnh của Bành nằm ở gian sau cùng phía Tây bệnh viện. Phòng bệnh này chỉ rộng khoảng 10m² này và được đóng cửa kín mít. Ở gần cuối giường, luôn có một cảnh vệ lạnh lùng đứng im chằm chằm theo dõi ông. Cảnh vệ thay phiên nhau đến canh giữ ông mỗi ngày.
Họ tra tấn ông bằng mọi hình thức như khi ông muốn viết chữ, thì không đưa bút, ông muốn nghe đài phát thanh, thì không có radio nhằm hạn chế mọi hoạt động của ông.
Bành Đức Hoài: Nguyên soái Trung Quốc đấu khẩu với Mao Trạch Đông - Ảnh 10.
Lễ truy điệu nguyên soái Bành Đức Hoài được tổ chức long trọng vào năm 1978
Khi nhìn thấy một bác sĩ mới đến, Bành thường chỉ tấm thẻ ở đầu giường bệnh nói: "Tôi không phải gọi là ‘bệnh nhân số 145′, tôi là Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn!".
Trong những ngày cuối cùng, tâm trạng của ông càng trở nên thất thường. Có lúc thì chán nản bực bội, có lúc thì ngẩn ngơ nhìn ra cửa sổ, có lúc thì nhắm nghiền đôi mắt thở dài, có lúc âm thầm rơi lệ, miệng không ngừng nhắc về những chuyện cũ, có lúc ông tức giận đòi ra ngoài, gặp Mao Trạch Đông chứng minh trong sạch.
Cuối cùng, đến 15h35 ngày 29/11/1974, ông trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76.
Đến 17/12/1974, di thể ông được bí mật đem đi hỏa táng. Nhằm che giấu sự việc, tên ông bị đổi thành Vương Xuyên.
Năm 1978, tại Hội nghị toàn thể trung ương 3 khóa XI của ĐCSTQ, trường hợp của nguyên soái Bành Đức Hoài được xem xét lại, án oan được cải chính và những đóng góp của ông được khẳng định.
theo Trí Thức Trẻ



Mộ tổ khiến nguyên soái Bành Đức Hoài thân bại danh liệt?

ĐS&PL

(Thâm cung bí sử) - Là vị nguyên soái lẫy lừng của quân đội Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ, tuy nhiên, chỉ vì một lá thư trái ý Mao Trạch Đông, Bành Đức Hoài đã mất đi tất cả, từ công danh tới sự nghiệp.
Nhiều người nói rằng, một trong những nguyên nhân khiến Bành Đức Hoài một đêm trở nên trắng tay là do địa thế phong thủy ngôi mộ của tổ tiên ông trên ngọn núi Ô Thạch vùng Tương Đàm, Hồ Nam…
1. Bành Đức Hoài (1898 - 1974) vốn tên thật là Bành Đắc Hoa, hiệu là Thạch Xuyên, người vùng Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Rời gia đình năm 9 tuổi, ông làm việc ở mỏ than rồi ở các công trường xây đập bên Động Đình Hồ năm 13 và 15 tuổi.
Năm 16 tuổi, ông gia nhập quân đội và từ đây theo đuổi sự nghiệp quân sự cho đến những năm cuối đời, tổng cộng 60 năm. Năm 28 tuổi, Bành Đức Hoài đã là lữ đoàn trưởng trong quân đội Trung Hoa Dân quốc và bắt đầu tiếp xúc với các chính khách.
Ông rời bỏ hàng ngũ Quốc dân đảng, tránh cuộc thanh trừng của Tưởng Giới Thạch vào năm 1927. Năm 1928, Bành Đức Hoài lãnh đạo Bình Giang khởi nghĩa, sau đó dẫn quân chủ lực tới núi Tỉnh Cương hội sư với Hồng tứ quân của Mao Trạch Đông.
Sau đó, Bành Đức Hoài gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi tham gia cuộc Vạn lý trường chinh, trong đó Bành Đức Hoài chỉ huy Quân đoàn 3. Ông là một trong những chỉ huy quân sự chủ yếu trên tiền tuyến của quân Cộng sản Trung Quốc.
Nhận bất cứ nhiệm vụ nào và cố gắng bằng mọi cách để xoay chuyển tình thế ngay cả lúc nguy cấp nhất là đặc điểm nổi bật của vị nguyên soái họ Bành.
Năm 1935, trong một trận chiến liên quan tới sự tồn vong của quân Cộng sản, Mao Trạch Đông đích thân chọn tướng chỉ huy và đã giao cho Bành Đức Hoài toàn quyền chỉ huy.
Trong thời gian diễn ra cuộc chiến, Mao Trạch Đông đã tự tới đốc chiến và tặng cho Bành Đức Hoài một bài phú, trong đó gọi Bành Đức Hoài là Bành Đại tướng quân.
Trong thời gian chiến tranh kháng Nhật, Bành Đức Hoài là Phó tổng tư lệnh quân đội của Đảng Cộng sản (Chu Đức là Tổng tư lệnh). Ông thể hiện tài thao lược xuất sắc trong các hoạt động sau hậu phương quân Nhật Bản ở Bắc Trung Quốc.
Sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng minh năm 1945, cùng với Hạ Long (người sau này cũng trở thành Nguyên soái), ông chỉ huy Hồng quân Trung Quốc bao vây Bắc Kinh, chia cắt quân đội Trung Hoa Dân quốc ở đây với phần còn lại.
Bành Đức Hoài
Trong chiến tranh Quốc – Cộng (1945 - 1949), ông là Tư lệnh Tập đoàn quân số 1 giải phóng các tỉnh Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải và Thiểm Tây.
Vào năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) nổ ra, Lâm Bưu cáo ốm, không muốn đảm nhận việc chỉ huy quân chí nguyện thì Bành Đức Hoài đứng ra làm Tư lệnh Chí nguyện quân Trung Quốc.
Ông còn là Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, được phong hàm Nguyên soái Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc năm 1955.
Dám đánh những trận đánh khó, thậm chí cả những trận nguy hiểm đã khiến Bành Đức Hoài trở thành một trong những vị tướng lĩnh kiệt xuất trong hàng ngũ tướng lĩnh Cộng sản Trung Quốc những thập niên trước 30 - 40.
Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông
Tuy nhiên, vị nguyên soái lừng danh của quân đội Trung Quốc trong phút chốc đã “thân bại danh liệt”, thậm chí bị quy kết là tiêu cực, chống đối và coi như kẻ đứng đầu “bè lũ phản đảng” chỉ vì một lá thư làm phật ý Mao Trạch Đông.
Sử liệu chép, tháng 6 năm 1959, trong Hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài thẳng thắn phê bình xu hướng tả khuynh trong cuộc vận động công xã hóa nhân dân và phong trào Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đề xướng.
Sau đó, Bành Đức Hoài còn viết thư riêng cho Mao Trạch Đông nói rõ cách nhìn của mình, chân thành đề cập đến thất bại, tình cảnh tiêu điều của nền kinh tế Trung Quốc khi thực hiện chính sách Đại nhảy vọt.
Tại hội nghị lần đó, Mao Trạch Đông đã quyết định công khai bức thư của Bành Đức Hoài, đồng thời quy kết ông là tiêu cực. Với quyền lực của Mao Trạch Đông, toàn bộ Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng về phía Mao Trạch Đông hoặc lặng im.
Gần như tất cả quay sang đả kích Bành Đức Hoài mà Lâm Bưu là người đứng đầu. Sau đó, Bành Đức Hoài bị quy là đứng đầu bè lũ phản đảng, bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng rồi bị theo dõi và quản chế tại nhà riêng ở Thành Đô, Tứ Xuyên.
Người thay thế ông ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng là Lâm Bưu. Các sử gia đều cho rằng, thực tế, Bành Đức Hoài bị lưu đày, bị xa lánh trong suốt 16 năm còn lại của cuộc đời.
Nhiều người cho rằng, lá thư của Bành Đức Hoài gửi Mao Trạch Đông năm 1959 thực chất chỉ là “giọt nước làm tràn ly”, còn có những nguyên nhân sâu sắc khác dẫn đến sự thất sủng của vị “Đại tướng quân” họ Bành vào năm 1959.
Dưới sự điều hành của Bành Đức Hoài, quân đội Trung Quốc phát triển theo chiều hướng chính quy, chuyên nghiệp và giảm tính chính trị. Những thay đổi này bị đảo ngược khi Lâm Bưu nắm quyền.
Mặt khác, Bành Đức Hoài có những dấu hiệu không đồng ý với việc sút giảm quan hệ thân thiện với Liên Xô. Cả hai điều này khiến Bành Đức Hoài dần dần tách ra khỏi đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang được dẫn dắt bởi Mao Trạch Đông.
Và mặc dù khi đó, uy tín của Mao Trạch Đông đang xuống rất thấp, song tiếng nói trái chiều của Bành Đức Hoài vẫn khiến ông phải trả giá đắt.
Trong những năm Cách mạng văn hóa, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh về Bắc Kinh nhốt trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế.
Tháng 4 năm 1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ và tâm trạng tồi tệ, cố gắng của các bác sĩ không ngăn được tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng.
Tháng 10 năm 1974, Bành Đức Hoài ở trong tình trạng thường xuyên bị hôn mê, chỉ dựa vào truyền dịch để duy trì sự sống. Ông qua đời ngày 29 tháng 11 năm 1974.
2. Người ta nói rằng, tính cách và số phận kỳ lạ của Bành Đức Hoài có liên quan mật thiết tới ngôi mộ tổ của gia tộc họ Bành trên ngọn núi Ô Thạch nằm cách thành phố Tương Đàm 47km.
Trên ngọn núi nằm ở độ cao 373m so với mực nước biển này có một căn nhà lá được dựng theo hình chữ nhất, đó chính là nơi ở cũ của tổ tiên nhà họ Bành.
Phía sau căn nhà lá khoảng chừng vài chục mét chính là nơi an táng của tổ tiến họ Bành. Từ thôn Ô Thạch nhìn lên, ngôi nhà lá lẫn quần thể mộ của tổ tiên họ Bành nằm thành một hàng dọc theo sống lưng của ngọn Ô Thạch.
Tất cả có cự ly rất đều và cùng quay về một hướng. Người ta nói rằng, vào những năm Ung Chính, tổ tiên của Bành Đức Hoài là Bành Trung Toại từ huyện suối Cốc Thủy, huyện Tương Hương đi qua núi Ô Thạch, nhìn thấy khí thế phong thủy của ngọn núi này không phải tầm thường vì vậy quyết định mua lại một đám đất khi đó hãy còn là đầm lầy để dựng nhà ở.
Sau đó nhiều đời, tất cả con cháu nhà họ Bành đều được chôn cất ở phía sau nhà, không ngoại trừ một ai. Tính toán của Bành Trung Toại có vẻ như không sai khi cháu 6 đời của ông ta - Bành Đức Hoài - đã trở thành một vị Nguyên soái lừng lẫy tại xứ sở vào loại đông đúc nhất thế giới như ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì vì sao Bành Đức Hoài chỉ trong một đêm đã “thân bại danh liệt” và gần 15 năm cuối cuộc đời phải sống trong nỗi ô nhục và trầm uất? Sử liệu có chép rằng, vào những năm nội chiến Quốc – Cộng, mộ tổ của nhà họ Bành đã bị quân phiệt Hồ Nam là Hà Kiến phá hủy.
Người trực tiếp nhận nhiệm vụ phá hủy mộ tổ nhà họ Bành chính là Cung Trọng Tôn - chỉ huy Cục Quân thống của Quốc dân đảng tại Hồ Nam.
Trong lần đó, không chỉ mộ tổ của Bành Đức Hoài bị phá hoàn toàn mà đến ngôi nhà cũ cũng bị đốt, chỉ còn trơ lại nền nhà.
Tới nay, dấu vết cũ của ngôi nhà cũ của gia tộc họ Bành cũng còn rất ít. Người ta cho rằng, việc cả mộ tổ lẫn nhà ở của tổ tiên họ Bành bị phá hủy đã ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định kết cục bi thảm của nguyên soái họ Bành.
Phía trước nơi đất tổ của nhà họ Bành là những dãy núi đồi rất thấp, có thể nhìn thấy tận chân trời. Trong một vùng đất phẳng hàng trăm kilomet trước mặt, những dãy đồi núi thấp giống như hàng ngàn vạn binh tướng đang triều phục về một vị thống lãnh.
Trong phong thủy, người ta gọi đây là thế dẫn binh. Thế dẫn binh sẽ đem đến cho người chủ của nó công trạng lẫn vinh hoa phú quý đến cực độ, tuy nhiên, nó cũng ngầm ẩn trong đó sự diệt vong của cả gia tộc.
Bởi lẽ, khi các ngọn núi nhỏ dồn lại với nhau liên tiếp, nó cũng tạo thành một bố cục cực kỳ hung hiểm, gọi là “dồn cả họ tộc lại mà diệt”.
Chỉ vì một lá thư trái ý Mao Trạch Đông, Bành Đức Hoài đã mất đi tất cả, từ công danh tới sự nghiệp.
Sự phân biệt giữa hai bố cục này thực chất chỉ nhỏ như một sợi tóc, không phải là kẻ tinh tường thì chắc chắn không thể nào thấy được. Tuy nhiên, vấn đề đối với phong thủy ngôi mộ tổ của họ tộc Bành Đức Hoài không chỉ nằm ở đó.
Ở phía Nam mộ tổ của Bành Đức Hoài có một ngọn núi nhỏ và tròn. Hiện nay, bức tượng đồng kỷ niệm Nguyên soái họ Bành được đặt trên chính ngọn núi này.
Phía Tây Nam của ngọn núi giáp liền với ngọn Đốn Cổ Sơn cao hơn rất nhiều. Một ngọn núi cao, một ngọn núi thấp đặt cạnh nhau, trong phong thủy gọi là giáp sơn, cũng là mang hàm nghĩa tướng quân cởi bỏ giáp trụ.
Chính vì vậy, dù làm tới Nguyên soái lừng lẫy, nhưng ngay từ đầu, trong bố cục phong thủy mộ tổ của Bành Đức Hoài đã mang tiên đoán Bành Đức Hoài những năm cuối đời sẽ phải thoái ẩn khỏi sự nghiệp quân sự lẫn chính trị của mình.
Đây có lẽ là một nguyên nhân nữa lý giải cho sự đột ngột thay đổi trong số phận của vị Nguyên soái nổi danh Trung Quốc.
Hải Phong

Những danh tướng thất sủng: Cuộc đời bi thảm của Bành Đức Hoài

Nguyên soái Trung Quốc Bành Đức Hoài có thể không bao giờ tưởng tượng được rằng ông sẽ phải trả giá vì một bức tâm thư.


Những danh tướng thất sủng: Cuộc đời bi thảm của Bành Đức Hoài - ảnh 1
Bành Đức Hoài ký thỏa thuận đình chiến trên bán đảo Triều Tiên năm 1953 - Ảnh: kcm.kr
“Ông ấy là người chính trực và ngay thẳng. Ông dành mạng sống và tay chân cho Cách mạng Trung Quốc. Ông ấy trung thành và liêm khiết. Không gì có thể xóa nhòa hình ảnh sáng chói của Bành Đức Hoài khỏi lịch sử Trung Quốc”. Câu nói này của ông Dương Thượng Côn, Chủ tịch Trung Quốc từ năm 1988 đến 1993, có thể được xem là lời minh oan rõ ràng nhất cho vị tướng có tài thao lược xuất chúng nhưng phải đem nỗi oan khuất xuống mồ.
Ông Bành Đức Hoài, tên thật Bành Đức Hoa, là một trong 10 nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1954 đến 1959. Ông là một chỉ huy chủ chốt trong cuộc chiến Trung - Nhật lần hai và cuộc chiến tranh giải phóng Trung Quốc, đồng thời là Tổng chỉ huy lực lượng Chí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên. Tuy nhiên, vị tướng đầy bản lĩnh này đã phải trả giá rất đắt cho sự nghiệp trọn đời của mình vì dám phản đối nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông trong phong trào Đại nhảy vọt.
Khai quốc công thần
Theo Nhân dân nhật báo, Bành Đức Hoài sinh ngày 24.10.1898 tại huyện Tương Đàm. Cậu bé Bành có đôi mắt lanh lợi, được trời phú một tinh thần mạnh mẽ và kiên định. Xa gia đình từ lúc 9 tuổi, cậu xin làm công nhân tại các mỏ than rồi tham gia xây dựng đập nước trên hồ Động Đình trong 6 năm sau đó. Bành vào quân đội lúc 16 tuổi và 12 năm sau vươn đến chức chỉ huy lữ đoàn trong Quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng. Cuộc đời Bành chính thức rẽ sang hướng khác kể từ khi chàng trai này rời Quốc dân đảng để tránh sự “truy sát” của Tưởng Giới Thạch vào năm 1927 và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc không lâu sau đó.
Trong cuộc rút lui quân sự chiến lược mang tên Vạn lý Trường chinh kéo dài 370 ngày vào các năm 1934 và 1935, Bành giữ vai trò chỉ huy Quân đoàn 3. Sự nghiệp của Bành tiếp nối với vai trò Phó tổng tư lệnh quân đội Cộng sản Trung Quốc và điều phối Chiến dịch Trăm trung đoàn trong thời gian nổ ra Thế chiến thứ hai. Những đối sách táo bạo và đầy mưu lược của Bành “sau lưng” quân Nhật ở miền bắc Trung Quốc đã góp phần quan trọng giúp đẩy quân đội Thiên hoàng tiến gần đến thất bại. Trong những giai đoạn cuối của chiến tranh giải phóng Trung Quốc, Bành chỉ huy Quân đoàn chiến trường số 1 lần lượt giành quyền kiểm soát các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ và Thanh Hải.
Ngày 8.10.1950, ông được phong làm Tư lệnh tối cao Chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên và giữ vị trí này đến khi đạt được thỏa thuận đình chiến vào năm 1953. Cùng thời gian đó, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, trở thành ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và được tấn phong nguyên soái vào năm 1955.
Đoạn kết bi thảm
Đúng với tính cách được Dương Thượng Côn mô tả, Bành Đức Hoài không hề ngần ngại bày tỏ ý kiến của mình trước những chính sách sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi chúng mang lại nhiều khổ đau cho người dân trong thời kỳ Đại nhảy vọt. Bi kịch của nguyên soái họ Bành nảy sinh từ hội nghị của các lãnh đạo đảng ở Lư Sơn vào tháng 7.1959, khi ông gửi tâm thư phê phán Đại nhảy vọt đến Mao Trạch Đông. Theo cuốn Lịch sử Trung Quốc do Đại học Maryland (Mỹ) xuất bản năm 2010, trong bức thư trên, Bành đã đề cập đến việc quản lý tồi cũng như cảnh báo việc đặt giáo điều chính trị lên trên quy luật kinh tế. Tuy nhiên, dù Bành sử dụng lời lẽ ôn hòa trong thư, Mao vẫn xem đó là một cuộc công kích cá nhân nhằm vào vai trò lãnh đạo của ông. Sau hội nghị, Bành bị cách chức và bị buộc tội “cơ hội hữu khuynh”. Người thay ông là Lâm Bưu, một nguyên soái phê phán Bành quyết liệt tại cuộc họp ở Lư Sơn.
Theo Nhân dân nhật báo, không chỉ bị cách chức, Bành còn bị quản thúc và bị xa lánh suốt nhiều năm sau đó. Khi những sai lầm của Đại nhảy vọt lộ rõ vào đầu thập niên 1960, uy tín của Bành được khôi phục một phần. Nhờ những nỗ lực minh oan của các lãnh đạo Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, Mao đã đồng ý giao cho Bành nhiệm vụ quản lý phát triển công nghiệp ở khu vực tây nam trong dự án có tên gọi “Mặt trận thứ ba” vào năm 1965.
Tuy nhiên, số phận của Bành đã được quyết định khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ vào năm 1966. Những Hồng vệ binh đáng tuổi con cháu đã bắt giữ, tra tấn và đánh đập tàn tệ vị nguyên soái khai quốc công thần. Tinh thần mạnh mẽ bẩm sinh của người lính già đã giúp ông duy trì sự khẳng khái đến những phút cuối cùng. Ông qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 29.11.1974.
Năm 1978, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 đã xem xét lại trường hợp của ông Bành. Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khôi phục thanh danh và tái khẳng định những đóng góp của Bành Đức Hoài với Cách mạng Trung Quốc.
Trùng Quang

Bi kịch cuối đời của tướng Bành Đức Hoài, người dám làm phật ý Mao Trạch Đông

Bành Đức Hoài, vị nguyên soái của quân đội Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ, nhưng chỉ vì một bức tâm thư gửi Mao Trạch Đông mà đã mất đi tất cả, từ công danh tới sự nghiệp.

Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài vì một lá thư trái ý với Mao Trạch Đông mà phải nhận một kết cục bi thảm. (Ảnh: Internet)
Bành Đức Hoài, vì một bức tâm thư mà nhận kết cục bi thảm
Bành Đức Hoài, tên thật Bành Đức Hoa, là một trong 10 nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1954 đến 1959.
Ông là một chỉ huy chủ chốt trong cuộc chiến Trung – Nhật lần hai và cuộc chiến tranh giải phóng Trung Quốc, đồng thời là Tổng chỉ huy lực lượng Chí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên. Tuy nhiên, vị tướng này đã phải trả giá đắt cho sự nghiệp của mình vì dám phản đối Mao Trạch Đông trong phong trào Đại nhảy vọt.

Sử liệu chép, tháng 6/1959, trong Hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài đã chỉ trích xu hướng tả khuynh trong cuộc vận động công xã hóa nhân dân và phong trào Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đề xướng.

Sau đó, Bành Đức Hoài còn viết thư riêng cho Mao Trạch Đông nói rõ cách nhìn của mình, đề cập đến thất bại, tình cảnh tiêu điều của nền kinh tế Trung Quốc khi thực hiện chính sách Đại nhảy vọt.

Tại hội nghị lần đó, Mao Trạch Đông đã quyết định công khai bức thư của Bành Đức Hoài, đồng thời quy kết ông là tiêu cực. Với quyền lực của Mao Trạch Đông, toàn bộ Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng về phía Mao Trạch Đông hoặc lặng im.

Gần như tất cả quay sang đả kích Bành Đức Hoài mà Lâm Bưu là người đứng đầu. Sau đó, Bành Đức Hoài bị quy là đứng đầu bè lũ phản đảng, bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng rồi bị theo dõi và quản chế tại nhà riêng ở Thành Đô, Tứ Xuyên.

Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh áp giải trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Internet)

Trong những năm Cách mạng Văn hóa, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh bắt về Bắc Kinh nhốt trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế.

Tháng 4/1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ và tâm trạng tồi tệ, cố gắng của các bác sĩ không ngăn được tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng.

Những ngày cuối đời của Bành Đức Hoài qua lời kể của một bác sỹ
Phòng bệnh của Bành Đức Hoài nằm ở gian sau cùng của phía Tây bệnh viện, trong căn phòng bệnh rộng hơn 10m² này, cửa sổ đóng chặt lại. Ở gần cuối giường có một quân nhân gương mặt lạnh đứng im ở đó nhìn chằm chằm vào ông, cảnh vệ 3 ca 24 giờ mỗi ngày thay phiên nhau đến canh giữ. Trong căn phòng ngoài mấy cuốn “Mao tuyển” và mấy trang “Nhân Dân nhật báo”, “Báo quân giải phóng” đã quá thời ra, trông thật trống trải.
Vì để hạn chế hoạt động của ông nên khi ông muốn viết chữ, thì không đưa bút, ông muốn nghe đài phát thanh, thì không có radio, trong phòng càng lộ rõ tình cảnh buồn tẻ.
Có lẽ nhìn thấy tôi là một bác sĩ mới, ông chỉ tấm thẻ ở đầu giường bệnh nói với chúng tôi: “Tôi không phải gọi là ‘bệnh nhân số 145′, tôi là Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn!”.
Không có ai dám tiếp lời. Ông ấy liền tự tức giận nói tiếp: “Tôi ở hội nghị Lư Sơn không có sai, tôi sai ở chỗ nào chứ? Tôi viết thư cho Mao Trạch Đông, phù hợp nguyên tắc, tôi là dựa theo tình hình trong nước và nội dung hội nghị Lư Sơn sắp được triển khai mà viết ra, là để cho Mao Trạch Đông làm tham khảo, tại sao lại nói thành ý kiến thư đây?
Nói tôi có âm mưu gì đó, có kế hoạch, có tổ chức, có cương lĩnh, có mục đích… gì đó, đều không đúng. Nhưng tôi là có chuẩn bị, chuẩn bị gì đây? Chuẩn bị bị thoái xuất khỏi đảng, chuẩn bị ly hôn với vợ, chuẩn bị chịu chết!”.
“Tôi trước nay vốn không sợ chết, tôi có thể hủy diệt chính mình, nhưng quyết không thể bán rẻ mình”. Nói xong liền ngửa mặt lên trời thở dài.
Từ đó về sau, tôi luôn cảm thấy được trách nhiệm và áp lực trên vai của mình, vậy nên cứ mãi nơm nớp lo sợ, cẩn thận từng li từng tí.
Lúc này, Bành Đức Hoài sau khi đã được phẫu thuật 1 năm 5 tháng, chứng bệnh ung thư đã lan rộng đến phần vai, phần phổi và não bộ, thân thể càng ngày càng chuyển biến xấu, chịu đủ dày vò của bệnh tật, rất đau đớn, nhưng ông vẫn luôn không đếm xỉa gì đến căn bệnh của mình.
Ông phẫn nộ nói rằng: “Tội danh lớn nhất là định tôi làm đầu sỏ của tập đoàn phản cách mạng, căn cứ ở đâu? Chính là ở Lư Sơn, tôi dùng danh nghĩa cá nhân viết một lá thư cho Mao Trạch Đông. Nếu còn có nữa thì chính là trước hội nghị Lư Sơn, tôi đã viếng thăm một vài quốc gia Đông Âu, vì vậy nói tôi ‘câu kết nước ngoài’, làm ‘câu lạc bộ quân sự’ gì đó, đây hoàn toàn là tội danh áp đặt lên người tôi, tôi tuyệt đối không thừa nhận, bởi vì nó vốn dĩ là giả dối bịa đặt mà!”.
Ông không ngừng nói: “Nói lời giả dối, làm quá lên thì được vang danh; nói lời thật, nói sự thật thì là có tội, trên đời này ở đâu có đạo lý như vậy chứ?”. Ông lại có lúc lớn tiếng hỏi lại: “Tôi tại sao nhìn thấy nhân dân chịu thiệt hại mà không được nói lên lời thật? Tôi là Ủy viện Cục chính trị, có quyền phản ánh tình huống với Mao Trạch Đông mà!”.
Ông thỉnh thoảng biểu lộ tâm thái có lời mà không biết thổ lộ với ai, không cầm nổi lòng mà chảy nước mắt, lẩm bẩm tên của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, thổ lộ hết ủy khuất và phiền muộn trong lòng mình.

Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông những năm 1950. (Ảnh: Internet)
Mỗi lần kiểm tra phòng, luôn nghe thấy ông ấy lẩm bẩm một mình: “Mao Trạch Đông à Mao Trạch Đông, ông là người mà Bành Đức Hoài tôi đây một đời kính nể nhất. Hai chúng ta đã sát cánh cùng nhau hơn 30 năm, trải qua biết bao nhiêu sóng gió, trắc trở gian nan, ông là người hiểu tôi nhất mới phải.
Ông nói tôi dũng mãnh như Trương Phi, vừa có tính thô lỗ của ông ta, cũng có sự tinh tế của ông ta, tôi tâm phục khẩu phục. Nhưng mà chỉ bởi một lá thư và mấy lời phát ngôn của tôi, tại sao lại khiến ông tức giận lớn đến như vậy? Có phải ông đã nghe ‘vạn tuế’ nhiều rồi, nên đã nghe không lọt tai một chút lời thật chói tai nữa? Như vậy thật đáng buồn rồi, hậu quả thật không thể lường trước được”.
“Mọi người có lúc hô ông một tiếng ‘vạn tuế’, là xuất phát từ ngưỡng mộ và nhiệt tình đối với ông, nếu như há miệng ngậm miệng gọi lớn ‘vạn tuế, vạn vạn tuế!’ đây chính là khiến người ta nghi ngờ rốt cuộc là tinh thần không bình thường, hay là có dụng tâm khác. Tôi không gọi ông ‘vạn tuế’, tôi chúc ông mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi!”.
Trong những ngày cuối cùng, tâm trạng của ông ấy càng trở nên thất thường. Có lúc thì chán nản bực bội, có lúc thì ngẩn ngơ đưa mắt nhìn suy tư, có lúc thì bóp chặt cổ tay thở dài, âm thầm rơi lệ, có lúc thì lớn tiếng quát mắng. Lúc đó khi tôi hỏi thăm bệnh tình, ông ấy thường hay hỏi một đằng, trả lời một nẻo, chỉ lo nói ra tâm sự của mình; khi lính canh trông coi ông lên tiếng can thiệp, ông cũng không để ý thêm.
Ví như, tôi hỏi: “Ông cảm thấy thế nào?”, “Có thấy khó chịu chỗ nào không?”, “Ông cần phải kiên trì xạ trị. Đau đớn ở bả vai và phần eo đã giảm chút nào chưa?”. Ông ấy trả lời rằng: “Tôi chịu được, vai là đè không ngã được, lưng thì vẫn thẳng. Tại sao vẫn cứ chần chừ không định án cho tôi? Bành Đức Hoài tôi có tội gì? Tôi chết như vậy, thật sự là chết không nhắm mắt!”.
Ông thường tự lẩm bẩm một mình: “Tôi vẫn là câu nói đó, ‘đúng sai tự có phán xét, chuyện lâu tự nhiên rõ ràng’, Mao Trạch Đông nói hãy để lịch sử đưa ra kết luận, tôi đang chờ đợi kết luận của lịch sử đây!”.
Bành Đức Hoài bởi ung thư di căn, toàn thân đau đớn, nhất là bả vai sưng lên rất khó chịu, thống khổ khiến ông ra sức giãy giụa trên giường. Có những lúc, ông đau đớn đến nỗi dùng răng cắn rách tấm chăn, khăn trải giường, quăng chúng xuống sàn. Y tá chỉ có thể thay tấm khăn trải giường mới, thay quần áo và lau người cho ông ấy. Truyền dịch cho ông ấy, ông ấy nhổ cây kim đi. Khi lính gác ngăn cản, ông ấy mắng chửi càng dữ dội hơn, ông hét lên: “Tôi không dùng thuốc của Mao Trạch Đông!”.
Vào ngày cuối cùng của cuộc đời, khi nhân viên y tế hút đàm cho ông, ông ấy lại đột nhiên dùng cánh tay phải gầy như que củi đó khua loạn xạ ở không trung, mở miệng “A…a…”, muốn kêu gào lên. Ông ấy ngoan cường về mặt tâm lý và sinh lý, nhưng ông ấy đã sức tàn lực kiệt. 15h35 ngày 29/11/1974, ông đã ra đi ở cái tuổi 76, để lại nhiều oán hận, đau khổ, sầu lo, nghi hoặc, tiếc nuối và ước ao cho thế gian này.
Theo Aboluowang.com

Đi tìm tro cốt của Nguyên soái Bành Đức Hoài

 28_anhbanh538Nguồn TẠI ĐÂY


soái Bành Đức Hoài là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước và Quân đội Trung Quốc. Ông luôn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, chiến đấu dũng cảm, ngay thẳng, kiên cường, chính trực vô tư.
Năm 1959 và trong Đại cách mạng văn hóa, ông bị quy tội bởi một số sai lầm với Đảng Cộng sản Trung Quốc (?!). Khi ông mất, tro cốt của ông phải mang tên người khác và đặt ở nơi  chứa tro cốt người bình thường rồi rơi vào quên lãng. Năm 1978, ông được Đảng Cộng sản Trung Quốc minh oan và công việc tìm tro cốt của ông  được khẩn trương tiến hành.
Hộp tro cốt bí hiểm
3 giờ 35 phút ngày 29/1/1974,  Bành Đức Hoài từ trần tại Bệnh viện chính của Giải phóng quân. Bành Đức Hoài một đời chinh chiến, trải qua trăm trận, chiến công lẫy lừng. Trong cuộc trường chinh, sau khi Hồng quân phá tan vòng vây chặn đường của kẻ địch, kết thúc thắng lợi trận chiến cuối cùng, Mao Trạch Đông đã từng làm một bài thơ hết lời ca ngợi Bành Đức Hoài.
Song, tại Hội nghị Lư Sơn năm 1959, Bành Đức Hoài bị phê phán là phạm sai lầm, bị quy kết là “phần tử hữu khuynh cơ hội chủ nghĩa”, thậm chí vô cớ bị chụp tội danh là “thông đồng với nước ngoài”, “tổ chức câu lạc bộ quân sự” và một số tội danh khác.
Trong Đại cách mạng văn hóa, Bành Đức Hoài lại bị bức hại. Năm 1973, ông bị ung thư trực tràng phải vào Bệnh viện chính của Giải phóng quân. Bành Đức Hoài biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, trong lòng đầy oan khuất nên ông muốn nói ra với Trung ương, với Mao Chủ tịch. Trước khi phẫu thuật, ông nhắc đi nhắc lại: “Tôi có lời muốn nói với Mao Chủ tịch, không nói ra thì tôi không phẫu thuật”. “Ngày mai phẫu thuật, hôm nay tôi đi gặp Mao Chủ tịch, nói rõ quan điểm của tôi về một số vấn đề, cũng coi là một phần trách nhiệm cuối cùng của tôi”. Sau phẫu thuật, có một thời gian sức khỏe của Bành Đức Hoài khôi phục tương đối tốt, ông lại vui mừng nói: “Xem ra hiệu quả phẫu thuật không tồi, cửa ải đó coi như đã vượt qua. Cũng tốt, làm rõ vấn đề của tôi rồi đi gặp Mao, đỡ được ở đó lại phải báo cáo”. Về sau, bệnh tình của Bành Đức Hoài chuyển biến xấu, ông cứ lẩm bẩm một mình: “Bây giờ nếu tôi được gặp Mao Chủ tịch thì tốt biết bao”.
Tháng 9/1974, Bành Đức Hoài bệnh nặng. Phó chủ tịch Diệp Kiếm Anh, khi đó là Thường trực Quân ủy Trung ương, cử người đến bệnh viện thăm. Bành Đức Hoài nói với người đến thăm: “Tôi phạm rất nhiều sai lầm, nhưng tôi không có âm mưu gì cả. Về điểm đó tôi là rõ ràng”. “Đã thẩm tra tôi 8 năm rồi, đến nay vẫn chưa có kết luận”. Về việc Ban “thẩm tra chuyên án” gán cho ông 2 tội danh “thông đồng với nước ngoài” và “cầm đầu tập đoàn phản Đảng”, ông khiếu nại lần cuối cùng lên Trung ương Đảng.
Trong thời khắc bệnh tình nguy kịch, lời nói cuối cùng của Bành Đức Hoài là: “Tôi không chống đối Mao Chủ tịch, tôi không thông đồng với nước ngoài”. Bành Đức Hoài không kịp thổ lộ hết nỗi oan khuất vô hạn mà phải ra đi, từ biệt thế giới này.
Sau khi Bành Đức Hoài qua đời, trong báo cáo của Tổ chuyên án về cái chết và việc xử lý tro cốt của Bành Đức Hoài, viết: “Bành Đức Hoài, người bị thẩm tra, do mắc bệnh ung thư trực tràng, qua chữa trị không có kết quả, bị bệnh chết ngày 29/11/1974”. “Bành Đức Hoài thông đồng với nước ngoài, phần tử phản Đảng âm mưu tước đoạt quyền. Ý kiến của chúng tôi là đề nghị đổi tên ông ta thành Vương Xuyên. Sau khi hỏa táng thi thể, tro cốt đặt ở nghĩa trang công cộng Thành Đô”.
Về việc trả lời đề nghị bản báo cáo đó, một bản ghi chép khác của Văn phòng chuyên án viết: “Văn phòng Ban bí thư điện thoại báo cho biết: Phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Hồng Văn chỉ thị: “Làm theo báo cáo đề xuất”.
Ngày 17/12/1974, ngày thứ 18 sau khi Bành Đức Hoài từ trần, di thể của ông được Bệnh viện chính của Giải phóng quân mang đến Bát Bảo Sơn để hỏa táng. Đơn xin hỏa táng viết:
Người xin: Vương Khuê
Địa chỉ: 301
Quan hệ với người chết: con gái.
Họ và tên người chết: Vương Xuyên, nam, 76 tuổi, số hiệu 0012690.

Vài ngày sau đó, hai quân nhân cầm giấy giới thiệu của Tổ chuyên án Trung ương Đảng đến Thành Đô. Khi đó, Lưu Hưng Nguyên, Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Chủ nhiệm Ủy ban cách mạng tỉnh, Chính ủy Quân khu Thành Đô; Lý Đại Chương, Bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban cách mạng và Đoạn Quân Nghị, Bí thư Tỉnh ủy, tiếp họ.
Hai quân nhân trình bày với họ về chỉ thị của Trung ương: “Chúng tôi mang đến một hộp tro cốt của Bành Đức Hoài, theo tổ chức quyết định đổi tên đổi họ và để ở Thành Đô. Hộp tro cốt này để ở nơi chứa tro cốt của mọi người bình thường là được. Sau khi chứa xong, không cho phép bất cứ ai di chuyển. Muốn di chuyển phải được Quân ủy trung ương phê chuẩn. Chuyện này, ba đồng chí là người lãnh đạo biết là được, không cho phép bất cứ ai tiết lộ, phải tuyệt đối bảo mật”.
Ba người lãnh đạo cao nhất của tỉnh Tứ Xuyên cúi đầu nặng nề. Họ nhớ rất rõ, 8 năm trước, Bành Đức Hoài bị một nhóm người phái tạo phản bắt đi, nhét vào trong toa xe chật ních người chở đến Bắc Kinh, từ đó bặt vô âm tín. Không ngờ khi ông quay trở lại Thành Đô, chỉ còn là một nhúm tro cốt đựng trong hộp. Nhưng với tình thế lúc bấy giờ, ba vị lãnh đạo này chỉ có thể bày tỏ: “Tỉnh ủy nhất định làm theo chỉ thị của Trung ương, cất giữ cẩn thận hộp tro cốt của Bành Đức Hoài, tuyệt đối bảo mật”.
Lưu Hưng Nguyên, Lý Đại Chương, Đoạn Quân Nghị bàn bạc quyết định để Đoạn Quân Nghị sắp xếp, nhanh chóng đưa hộp tro cốt của Bành Đức Hoài đặt ở nhà hỏa táng phía đông của thành phố. Đoạn Quân Nghị giao nhiệm vụ này cho Đỗ Tâm Nguyên là Chánh văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban cách mạng tỉnh. Đỗ Tâm Nguyên lại giao cho Trương Chấn Á là Phó ban Bảo vệ; Trương Chấn Á lại cử Đỗ Tín là Phó phòng hành chính thực hiện những nhiệm vụ cụ thể có liên quan.
Đỗ Tín đến nhà khách Cẩm Giang, Thành Đô, nhận hộp tro cốt từ tay hai quân nhân kia. Đây không phải là hộp tro cốt bằng đá đàng hoàng đẹp đẽ, cũng chẳng phải là một hộp tro bằng gỗ nam mộc sơn mài mạ vàng. Đây chỉ là một hộp gỗ đóng bằng ván thô ráp, trên mặt dán một băng giấy, viết ngoáy 3 chữ “Vương Xuyên, nam”. Đỗ Tín trong lòng biết rõ, đây là một hộp tro cốt khác thường, nhưng "Vương Xuyên" là ai? Nhiều năm làm việc ở ngành cơ yếu đã luyện cho Đỗ Tín một thói quen không hỏi nhiều, để nỗi nghi vấn này chôn chặt trong lòng nhiều năm.
Đỗ Tín sau khi liên hệ với Cục Dân chính Thành Đô và Sở Quản lý quàn cữu và mai táng, đánh xe đến Nhà hỏa táng Đông Giao cách thành phố 7 dặm (1 dặm Trung Quốc bằng 0,5km - ND), tìm được bác thợ cả Tân Tự Quyền là người phụ trách ở đây. Đỗ Tín dặn dò Tân Tự Quyền: “Thứ nhất, phải bảo quản tốt, không được để mất; thứ hai, để hộp tro cốt này trên giá đặt tro cốt của người bình thường, không nên làm cho người ta chú ý, không có tôi hoặc không có giấy giới thiệu của Tổ công tác của Ủy ban cách mạng tỉnh thì người khác không được mang đi. Thứ ba, có gì biến động các ông phải thông báo cho tôi ngay, tôi đưa ông số điện thoại của tôi”. Tiếp đó, Đỗ Tín làm thủ tục ký gửi 3 năm.
Khi điền vào tờ ký gửi, Đỗ Tín không rõ lai lịch hộp tro cốt, trừ tên họ và giới tính ra nên dòng “quê quán” chỉ còn cách điền vào hai chữ “Thành Đô”. Dòng “tuổi”, vì không muốn cho người ta nghĩ đến là cán bộ lão thành, tránh gây phiền phức nên điền vào “32 tuổi”. Dòng “Người ủy thác”, Đỗ Tín điền vào tên mình. Dòng “Quan hệ với người chết”, Đỗ Tín suy nghĩ một chút rồi điền vào “Đồng sự”. Lúc đó Đỗ Tín nghĩ không ra, vị “đồng sự” này chính là Nguyên soái Bành Đức Hoài tên tuổi lừng lẫy.
Bác thợ cả Tân Tự Quyền để hộp tro cốt trên giá tro cốt, số hiệu trên giá tro cốt là “237”. Tân Tự Quyền là người lương thiện, lấy một miếng lụa đen phủ lên hộp tro cốt có phần thô sơ nhưng bí hiểm này. Bành Đức Hoài chỉ được cúng tế như vậy sau khi từ giã thế giới này.
Hôm ấy là ngày 23/12/1974, một ngày đông lạnh lẽo âm u.
Thoáng chốc, 3 năm đã trôi qua. Bác thợ cả Tân Tự Quyền nghỉ hưu. Khi ông rời khỏi Nhà hỏa táng Đông Giao, lại dặn dò kỹ Can Chí Quần là người thay ông, phải hết sức cẩn thận chú ý đến toàn bộ tro cốt ký gửi không nên xử lý tùy tiện. Đặc biệt, loại hộp tro cốt không biết rõ ràng lai lịch như “Vương Xuyên” thì càng phải đặc biệt chú ý, tuyệt đối không được động đến. Sau khi về hưu, mỗi tuần Tân Tự Quyền đều đạp xe đến Đông Giao, thăm hộp tro cốt “Vương Xuyên”. Trương Chấn Á và Đỗ Tín thì luôn nhớ đến hộp tro cốt đó, đã mấy lần lặng lẽ đến Nhà hỏa táng viếng thăm.
Sự thật lên tiếng
Năm 1978, lịch sử Trung Quốc chuyển sang một trang mới. Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc họp Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa 11, một hội nghị mang ý nghĩa lịch sử sâu xa. Trước khi Hội nghị lần thứ 3, từ ngày 10/11 đến 15/12, tiến hành Hội nghị công tác trung ương kéo dài đến 36 ngày đề ra nghị quyết lãnh đạo về một số công việc quan trọng.
Tại hội nghị, Trần Vân đã phát biểu về Nguyên soái Bành Đức Hoài: "Đồng chí Bành Đức Hoài là đảng viên Cộng sản đã gánh vác công tác quan trọng trong Đảng và trong quân đội, có nhiều cống hiến lớn cho Đảng, nay đã chết. Trước đây nói Bành Đức Hoài đã phạm sai lầm, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói khai trừ Bành Đức Hoài ra khỏi Đảng, tro cốt của Bành Đức Hoài phải được đưa vào nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn".
Phát biểu của Trần Vân được nhiều đồng chí nhiệt liệt ủng hộ. Theo yêu cầu bức xúc của các đồng chí có mặt tại Hội nghị, Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành thảo luận và nghiên cứu nghiêm túc. Ngày 25/11, Hoa Quốc Phong, thay mặt Bộ Chính trị, tại Hội nghị công tác, tuyên bố quyết định giải quyết 10 mục mà “Văn cách” (Đại cách mạng văn hóa) để lại một số vấn đề tương đối quan trọng ở trung ương và ở địa phương, trong đó, mục thứ năm là: về vấn đề đồng chí Bành Đức Hoài. Đồng chí Bành Đức Hoài là đảng viên lão thành, đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng, Chính phủ, Quân đội, có nhiều cống hiến to lớn. Trong lịch sử đã có sai lầm, nhưng việc nghi ngờ đồng chí thông đồng với nước ngoài trước đây là không có căn cứ. Tro cốt của đồng chí Bành Đức Hoài phải được đưa vào nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn.
Hội nghị Công tác Trung ương vẫn chưa kết thúc, Văn phòng Tổ thẩm tra chuyên án trung ương cử hai quân nhân đi máy bay hỏa tốc đến Thành Đô, điều tra tình hình bảo quản tro cốt Bành Đức Hoài. Trương Chấn Á, người từng giữ chức Phó bí thư Thành ủy, tiếp hai quân nhân này, nhưng ông lại chưa bao giờ nghe nói tro cốt của Bành Đức Hoài để ở Thành Đô. Qua năm lần bảy lượt, hai vị khách đến từ Bắc Kinh gợi chuyện, Trương Chấn Á cuối cùng cũng nhớ ra chuyện hộp tro cốt “Vương Xuyên” từ Bắc Kinh đưa đến 4 năm trước. Khi ông được biết tro cốt “Vương Xuyên” chính là tro cốt Bành Đức Hoài, thì ông thật không dám tin vào tai mình.
Trương Chấn Á đưa hai vị khách Bắc Kinh đến nhà khách Cẩm Giang, rồi vội đánh xe đến nhà hỏa táng ở ngoại ô phía đông thành phố. Tro cốt Bành Đức Hoài để ở đây đã 4 năm rồi, trong thời gian đó tuy ông đã đến xem mấy lần, nhưng thời hạn ký gửi đã qua, hiện tại tro cốt Bành Đức Hoài rốt cuộc như thế nào?
Xe chưa kịp dừng trước cửa nhà hỏa táng, Trương Chấn Á liền nhảy xuống xe, đi thẳng đến phòng bảo quản tro cốt. Ông vừa liếc nhìn đã thấy ngay hộp tro cốt mang số “273” vẫn nguyên vẹn đặt ở chỗ cũ, tim ông giật thót, ông lấy hộp tro cốt xuống.
Sau khi hai quân nhân đến từ Bắc Kinh được biết tro cốt Bành Đức Hoài hoàn toàn không bị hư hại, họ mới an tâm trở về Bắc Kinh. Trương Chấn Á cảm thấy sự việc trọng đại, liền báo cáo Đỗ Tâm Nguyên là Bí thư Tỉnh ủy thường trực cơ quan Tỉnh ủy giải quyết công việc hàng ngày. Đỗ Tâm Nguyên chỉ thị, nhất định phải bảo vệ chu đáo tro cốt Bành Đức Hoài và tiếp tục giữ bí mật, chờ sự sắp xếp của Trung ương.
Ngày 23/12/1978 là ngày kết thúc Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản lần thứ 3 khóa 11, tin minh oan cho Bành Đức Hoài sẽ được công bố. Chính ngày hôm đó, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quân ủy trung ương điện thoại thông báo cho Văn phòng Tỉnh ủy Tứ Xuyên: “Đã cho máy bay của Hãng hàng không dân dụng Trung Quốc đến nhận tro cốt đồng chí Bành Đức Hoài, máy bay hạ cánh ở sân bay Song Lưu, Thành Đô, tro cốt Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài phải đến Bắc Kinh an toàn. Ngày 24, Ban chấp hành Trung ương sẽ tổ chức đại hội minh oan và tổ chức lễ truy điệu cho đồng chí Bành Đức Hoài...”. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Tâm Nguyên chỉ thị Trương Chấn Á đến nhà hỏa táng Đông Giao lấy tro cốt Bành Đức Hoài, đồng thời tiếp tục liên hệ với Văn phòng Trung ương, hỏi cho rõ có phải tổ chức nghi thức đưa tiễn hay không, có cần người hộ tống hay không.
Trương Chấn Á nhớ rất rõ, năm đó là Đỗ Tín đem tro cốt Bành Đức Hoài ký gửi tại nhà hỏa táng Đông Giao của thành phố, do đó, ông ta điện thoại gọi Đỗ Tín đến. Khi Đỗ Tín biết được năm đó mình ký gửi tro cốt “Vương Xuyên” chính là tro cốt Bành Đức Hoài thì như chợt tỉnh mộng, đau khổ khóc to. Dù thế nào đi chăng nữa thì ông ta cũng không thể nào tự nhận là “đồng sự”, cũng không thể nào gắn mình với tên tuổi anh hùng của Nguyên soái Bành Đức Hoài.
Trương Chấn Á, Đỗ Tín, dẫn theo hai cán bộ bảo vệ, mang phiếu ký gửi tro cốt năm đó, liền đến nhà hỏa táng Đông Giao, lấy hộp tro cốt số “273” ở trên giá tro cốt tối tăm. Ngày hôm đó cũng đúng ngày 23/12. Chính là ngày 23/12 của 4 năm trước, Đỗ Tín đem hộp tro cốt đến đây. Trên đường trở về Tỉnh ủy, Đỗ Tín cho xe dừng trước một cửa hàng, tự mình xuống xe mua 6 thước lụa đỏ, trịnh trọng bọc lấy hộp tro cốt.
Sau khi hộp tro cốt Bành Đức Hoài được chở về Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Quân khu Thành đô, Tỉnh đội nhận được thông báo, đều đến vĩnh biệt anh linh Bành Đức Hoài. Mọi người im lặng đứng mặc niệm trước hộp tro cốt Bành Đức Hoài, sau đó nghiêng mình chào 3 lần và đi một vòng quanh hộp tro cốt, nhiều người ứa nước mắt đau buồn, chua xót.
Lúc đó, Trương Chấn Á lại liên lạc với Văn phòng Trung ương và Văn phòng Quân ủy Trung ương, thỉnh thị việc hộ tống tro cốt Bành Đức Hoài như thế nào. Văn phòng Quân ủy Trung ương thông báo: Hãy cử hai người là nguyên thư ký của Tổng Tư  lệnh Bành Đức Hoài là Kỳ Khôi Anh và tham mưu cảnh vệ là Cảnh Hi Trân ở Thành Đô, hộ tống đến Bắc Kinh.
Khi đó, Kỳ Khôi Anh, Cảnh Hi Trân đang chuẩn bị bay chuyến bay lúc 12 giờ trưa đi Bắc Kinh tham dự lễ truy điệu Bành Đức Hoài thì đột nhiên cán bộ của Tỉnh đội và Quân khu Thành Đô đến tìm, thông báo cho họ biết quyết định của Văn phòng Quân ủy trung ương và nhanh chóng dẫn họ đến Tỉnh ủy. Kỳ Khôi Anh, Cảnh Hi Trân, nằm mơ cũng không thể nghĩ rằng, hộp tro cốt Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài bao nhiêu năm nằm ở Thành Đô, nay họ được vinh dự mang đến Bắc Kinh.
Khi họ đến sân Văn phòng Tỉnh ủy, nhìn thấy hộp tro cốt Bành Đức Hoài, thật không dám tin trong cái hộp gỗ thô sơ đó lại chứa tro cốt vị thủ trưởng cũ của mình. Từ cuối tháng 12/1966, họ hộ tống Bành Đức Hoài đến Bắc Kinh, sau khi bị buộc phải chia tay với Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài ở Học viện Địa chất Bắc Kinh, họ lần lượt bị điều đến Ban Vũ trang nhân dân, huyện Tư Dương, Trung Giang, Tứ Xuyên, từ đó cũng không tin tức gì về Bành Đức Hoài nữa. Hai người đàn ông cường tráng không nén nổi đau buồn, bước đến bên hộp tro cốt mà khóc không thành tiếng.
Tiếng còi ôtô bên ngoài tòa nhà giục họ mau mau xuất phát. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trên đường đi, Kỳ Khôi Anh vừa khóc vừa đặt hộp tro cốt Bành Đức Hoài vào trong túi xách của mình rồi ra xe.
Chiếc máy bay của Hàng không dân dụng Trung Quốc đỗ ở sân bay Song Lưu đã quá giờ cất cánh, hành khách nhao nhao chất vấn tiếp viên. Tiếp viên và phi công biết rằng họ đang thi hành một nhiệm vụ quan trọng, nhưng lại không biết nhiệm vụ quan trọng đó là gì.
Kỳ Khôi Anh, Cảnh Hi Trân mang chiếc túi xách tay đó, dưới sự chỉ dẫn của Trương Chấn Á và một số người khác vội vàng đến sân bay, sau khi từ biệt, liền bước lên máy bay.  Sau hơn một giờ bay, đồng chí phụ trách tổ bay tay cầm điện báo hỏi mười mấy vị quân nhân mặc áo bông xem họ mang theo hành lý gì. Khi đồng chí này đến bên cạnh Kỳ Khôi Anh, Cảnh Hi Trân, thẩm tra biết rõ là họ mang tro cốt Bành Đức Hoài, liền xóa tan mối hoài nghi lo lắng của họ và thông báo cho họ biết: “Văn phòng Quân ủy Trung ương thông báo cho các đồng chí, do không kịp cử chuyên cơ, các đồng chí bay bằng máy bay của Hàng không dân dụng. Khi đến sân bay Thủ đô, các đồng chí không xuống trước. Đợi cho hành khách xuống hết, máy bay sẽ lại bay tiếp và được coi là chuyên cơ sẽ hạ cánh xuống sân bay Tây Uyển, Thủ trưởng Quân ủy đợi ở đó để nghênh tiếp tro cốt Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài”.
Hơn 6 giờ chiều, máy bay tới sân bay Thủ đô, sau khi hành khách xuống hết, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy trung ương Vương Thừa Quang cũng là thư ký cũ của Bành Đức Hoài, 3 người gặp mặt, nhớ lại những năm tháng trước đây, vô cùng cảm khái.
Máy bay lại cất cánh từ sân bay Thủ đô, bay qua Thủ đô ánh đèn rực rỡ và hạ cánh xuống sân bay Tây Uyển, máy bay chạy đến sân đỗ, cửa máy bay mở ra, Kỳ Khôi Anh nén nỗi đau buồn của mình, hai tay bưng hộp tro cốt phủ lụa đỏ, đứng trước cửa khoang máy bay. Khi đó, cả đội nghênh tiếp vang lên tiếng khóc.
Phu nhân Bành Đức Hoài là Phố An Tư cùng thân quyến là Bành Cương, Bành Mai Khôi và thư ký cũ của Bành Đức Hoài là Mãnh Vân Tăng bước lên máy bay. Bành Cương nhận hộp tro cốt người bác thân yêu từ tay Kỳ Khôi Anh và từ từ bước xuống cầu thang máy bay. Khi họ đi qua hai hàng đại biểu Đảng, Chính phủ, Quân đội, mọi người không cầm được nước mắt, các quân nhân đứng chào vị nguyên soái của mình theo quân lễ.
15 giờ ngày 24/12/1978, lễ truy điệu Bành Đức Hoài được tổ chức tại Đại lễ đường nhân dân. Trong hội trường không có di thể, chỉ có hai bức ảnh choàng dải lụa đen, hai hộp tro cốt phủ cờ Đảng và Nhà nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện, UBTVĐH Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc, Quân ủy Trung ương đặt ở hai bên.
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hoa Quốc Phong, Phó Chủ tịch Đảng Diệp Kiếm Anh chủ trì lễ truy điệu, Đặng Tiểu Bình thay mặt Ban Chấp hành Trung ương đọc điếu văn.
Sau lễ truy điệu, theo quyết định của Trung ương, tro cốt Bành Đức Hoài được đặt tại nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn để cho mọi người đến thăm viếng.
Cuối cùng Nguyên soái Bành Đức Hoài đã được lịch sử Trung Quốc đánh giá một cách công bằng

Lê Văn Sơn @ 13:27 10/05/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét