Chuyển đến nội dung chính

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 84

-Xã hội chủ nghĩa mà chi
Thằng trên định hướng làm vì cho ai?
Chém cha cái chế độ này
Chạy quyền, chạy chức rẫy đầy thế a?
Con ông rồi lại cháu cha
Ăn hết "lộc nước", xót xa dân tình
Thương thay cho đám hậu sinh
Ăn phải cám giỗ của "mình" mớm cho
Ai xui xây đắp cơ đồ
Cho ai vơ vét, tha hồ giàu sang?
 
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                           Vũ Nhôm và THẦN TƯỢNG Nguyễn Bá Thanh

                                  Nóng không kém kỷ luật Bí Thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Suy ngẫm về cái sự “hành… là chính”?

07:00 | 15/01/2014
|
(PetroTimes) - Cơ quan hành chính Nhà nước và công chức Nhà nước đã sử dụng các thủ đoạn hành chính để lừa dối chính cơ quan Nhà nước và công dân để tạo ra những bước trượt dài trong lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước.
Năng lượng Mới số 290
Trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng, người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính Nhà nước viết: “Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức phải được giao nhiệm vụ rõ ràng… Người đứng đầu cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ và phải được giao quền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ”.
I. Hành chính phục vụ thay hành chính cai trị
Việt Nam có hai căn cứ để xây dựng nền hành chính phục vụ là nước ta được tổ chức theo nguyên tắc mọi quyền lực thuộc về nhân dân và nhân dân là người nộp thuế để nuôi hệ thống cơ quan Nhà nước, các công chức Nhà nước. Nếu có tư duy rõ ràng như thế thì cấu tạo, hoạt động và hiệu quả của bộ máy hành chính không như hiện nay, một nền hành chính mang tính uy quyền và nặng về cai trị.
Việc ban hành các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính của chúng ta, nếu thấm nhuần tư duy lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ quan trọng hơn là nền hành chính uy quyền hay gọi là nền hành chính cai trị thì các quy phạm pháp luật đó phải đảm bảo được các nguyên tắc: đại bộ phận nhân dân muốn có được quy phạm đó trong đời sống, quy phạm đó mang tính hiện thực trong đời sống và các hành vi vi phạm của một số cá thể hoặc một thiểu số công dân phải nhận được lần lượt xử lý bằng ba loại chế tài từ cơ quan quản lý: giáo dục thuyết phục, cảnh báo và cuối cùng mới là xử lý. Đối chiếu với thực tiễn, hệ thống hành chính của chúng ta đã ban hành nhiều loại quy phạm và không được nhân dân đồng tình, không có giá trị áp dụng trong đời sống xã hội. Rất nhiều văn bản quản lý hành chính sau khi ban hành đã bị Bộ Tư pháp kiến nghị hủy bỏ, có nhiều quy phạm khác lạ với cách sống người Việt Nam. Đơn cử  như, cha mẹ cấm con cái không được đi chơi khuya thì bị phạt vi phạm hành chính vì cản trở quyền tự do công dân.
Trong xử phạt vi phạm hành chính thì các quy phạm hầu như chỉ quan tâm đến việc duy nhất là xử phạt tiền. Mỗi lần thay đổi là một lần tăng mức phạt tiền. Trong khi đó, nguyên tắc xử phạt hành chính thì cảnh cáo hành chính mới là hình thức xử phạt chính, xử phạt tiền chỉ là hình thức xử phạt bổ sung. Lâu dần, các nhà quản lý hành chính đã quên mất hẳn một nhiệm vụ quan trọng của mình là giáo dục, thuyết phục, ngăn chặn, răn đe.
Có thể phân tích tại đây một thí dụ rất phổ biến: các doanh nghiệp do những hoàn cảnh khác nhau mà chưa nộp báo cáo tài chính , báo cáo thuế. Tất nhiên, hành vi này là sai trái. Thay vì cơ quan thuế có văn bản hoặc ít nhất là gọi đến doanh nghiệp nhắc nhở thì họ đã âm thầm làm biên bản vi phạm và quyết định phạt. Không chỉ thế, họ còn kéo dài thời gian để áp dụng các tình tiết tăng nặng mức phạt doanh nghiệp. Và, sau có đó là câu chuyện thương lượng?
Nền hành chính cai trị đã tạo ra một hệ thống cán bộ công chức không biết “cười” với nhân dân. Hơn mức như thế, khi công dân có việc liên quan đến hành chính thì họ áp dụng  phương pháp hướng dẫn nhiều lần, mỗi lần một chút. Thí dụ, một doanh nghiệp muốn tạm ngừng hoạt động trong thời gian luật định là việc đơn giản, nhưng không đơn giản khi thực thi.
Một thí dụ khác: chỉ riêng báo cáo thuế và tài chính thì có khi vài tháng cơ quan thuế lại thay đổi biểu mẫu một lần. Hành chính cai trị đã dẫn đến hậu quả là nó tự làm hỏng hệ thống cán bộ công chức của mình. Những vấn đề như trên là nghiêm trọng, nhưng nghiêm trọng hơn là cơ quan hành chính Nhà nước và công chức Nhà nước còn sử dụng các thủ đoạn hành chính để lừa dối chính cơ quan Nhà nước và công dân để tạo ra những bước trượt dài trong lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước. Cơ quan hành chính dùng thủ đoạn hành chính là việc đi ngược lại mọi nền quản lý hành chính. Để chứng minh nó, chúng tôi xin nêu ra hai thí dụ điển hình.
GS.TS Nguyễn Hữu Chí, chủ sở hữu Công ty JPET, chuyển bộ hồ sơ và con dấu của công ty và nhờ người quen làm giúp thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Người quen đó đã làm bộ hồ sơ giả đưa tên những người rất lạ vào chiếm 70% giá trị công ty. GS Chí phát hiện hồ sơ giả, khiếu nại. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trưng cầu giám định của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an). Viện này xác định hồ sơ giả. Phòng Đăng ký kinh doanh số 1 thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư buộc phải ra quyết định hủy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này. Nhưng trước khi hủy thì phòng này đã để pháp nhân hình thành trên hồ sơ giả làm một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khác. Họ đã hủy bản chứng nhận đăng ký kinh doanh không còn hiệu lực. Công ty JPET của GS Chí bị chiếm đoạt vẫn hoàn bị chiếm đoạt.
Đường Trần Khát Chân, Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Hoan)
Một thí dụ khác: lợi dụng Nhà nước đầu tư xây dựng đường Trần Khát Chân. Lợi dụng dự án này Ban Quản lý các dự án xây dựng quận Hai Bà Trưng tự bịa ra một dự án lấy đất đai hai bên đường Trần Khát Chân và ký hợp đồng bán 3.000m2 đất cho 2 doanh nghiệp với giá 1,2 lạng vàng SJC/m2. Khoản tiền thu được là 3.600 lạng vàng. Ban Quản lý không nộp vào kho bạc Nhà nước mà gửi vào ngân hàng rút ra tiêu gần hết. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phát hiện, giao cho UBND thành phố Hà Nội xử lý. UBND thành phố Hà Nội không những không xử lý cán bộ, không thu tiền cho Nhà nước mà còn hợp thức hóa bằng việc cho doanh nghiệp thuê diện tích đất mà họ đã mua. Do vi phạm quyền lợi của công dân, công dân khởi kiện.
Tại vụ án hành chính, công dân phát hiện tham nhũng trước tòa án. Thẩm phán Tòa án Hà Nội trả lời: việc tham nhũng  này không thuộc chức năng tòa án giải quyết. UBND thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện thủ đoạn hành chính: khai báo trước Tòa án là Hà Nội chưa giải quyết khiếu nại nên không thuộc chức năng của tòa án. Công dân khiếu nại đến Thanh tra Chính phủ, Hà Nội có văn bản báo cáo Thanh tra Chính phủ là UBND thành phố Hà Nội đã giải quyết rồi nên không thuộc chức năng của Thanh tra Chính phủ. Thủ đoạn hành chính này nhằm tước đoạt các quyền khiếu nại và các quyền khởi kiện của công dân. Khi phát hiện hành vi sai trái của UBND thành phố Hà Nội, Tòa án Nhân dân Tối cao tái thẩm vụ án và khẳng định UBND thành phố Hà Nội đã giải quyết, phục hồi quyền khởi kiện của công dân. Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội làm giả hồ sơ nộp cho tòa án. Mặc dù Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đại diện tại tòa đã nghi ngờ hồ sơ này, 3 vị thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao vẫn căn cứ vào hồ sơ giả để bác yêu cầu của công dân. Từ một người vi phạm, hành xử hành chính như trên kéo theo một dây vi phạm pháp luật.
Đã là nhiệm kỳ thứ tư, Chính phủ đưa việc giảm biên chế và cải cách hành chính vào chương trình nghị sự. Nhưng biên chế ngày càng phình to, hiệu lực quản lý không đạt yêu cầu, phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức suy thoái. Điều đó gây bức xúc trong nhân dân và cản trở tiến trình phát triển quốc gia.

(Xem tiếp kỳ sau)
Vũ Hoàn Nguyên

Doanh nghiệp Việt lãnh đủ đòn vì thủ tục "hành là chính"

09:22 23/02/2016
Ngoài những bức xúc của các doanh nghiệp về những quy định về chất lượng sản phẩm, chất cấm, an toàn VSTP tại thị trường nước ngoài chưa cụ thể; quy định về các thủ tục trong hồ sơ xuất khẩu không thống nhất gây phiền hà, thiệt hại cho doanh nghiệp thì tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu bị lừa cũng xảy ra trong thời gian gần đây. 

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất sâu vào nền kinh tế thế giới, ngày 22-2, tại hội nghị “Tham tán thương mại năm 2016” diễn ra ở TP HCM, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đã nêu những bức xúc, khó khăn với các tham tán, tùy viên thương mại Việt Nam tại nước ngoài để được tháo gỡ. Đây cũng là diễn đàn nhằm trao đổi các biện pháp, tăng cường hợp tác giữa các thương vụ với địa phương, doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Giám đốc Công ty TNHH SX TM Phước Thành Bảy Mập cho biết: Công ty xuất khẩu mặt hàng gạo chủ yếu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường này vì thị trường này không quy định rõ là chất chất cấm nào bị hạn chế nên doanh nghiệp rất mù mờ. Khi doanh nghiệp xuất gạo sang thị trường này thì bị phía đối tác ách lại kho, niêm phong, chờ Hải quan Mỹ kiểm định nếu đạt yêu cầu thì mới được giao cho khách hàng. Nếu không đạt phải trả về nơi xuất xứ. Trong khi đó, trước khi doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng đều đã phải trải qua kiểm dịch, kiểm định tại Việt Nam. Đạt yêu cầu thì doanh nghiệp mới được xuất đi.
Bà Tô Tuệ Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản của Bình Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Xuất khẩu thủy sản Bình Thuận cũng bức xúc: Với mặt hàng còi điệp, trước đây khi doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu thì yêu cầu trụng hoặc luộc qua thời gian là 5 giây để còi điệp giữ được nước ngọt trong thịt. Tuy nhiên, khoảng 1 năm nay, châu Âu yêu cầu doanh nghiệp khi xuất khẩu còi điệp sang thị trường này thì buộc phải luộc sản phẩm trong thời gian 120 giây.
DN thủy sản gặp không ít khó khăn tại thị trường xuất khẩu.
Quy định này khiến doanh nghiệp điêu đứng vì khi luộc qua 120 giây, còi điệp không còn giữ được vị ngọt, rất khó khăn trong việc cạnh tranh với đối thủ các nước khác. Ngoài khó khăn trên, tại thị trường châu Á, trong hồ sơ của các lô hàng xuất khẩu sang các thị trường đều yêu cầu phải có C/O (chứng nhận xuất xứ). Thời gian để được cấp C/O là 3 ngày. Với thời gian này thì các thị trường xuất khẩu xa, dài ngày thì chấp nhận được.
Ví dụ như Mỹ, châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam xuất sang các thị trường này mất 30 ngày. Thời gian xin C/O là 3 ngày cộng với thời gian doanh nghiệp chuyển phát nhanh khoảng 5 ngày nữa thì mất khoảng 8 ngày đến được nước xuất khẩu. Nhưng còn các nước xuất khẩu gần như Nhật, Hàn Quốc..., thời gian tàu chạy chỉ từ 5-7 ngày.
Như vậy chứng từ không thể đến tay đối tác đúng thời hạn được. Còn tại thị trường châu Âu thì doanh nghiệp gặp rủi ro về phương thức thanh toán vì khách hàng tại thị trường này sau 15-30 ngày nhận hàng mới thanh toán tiền, trong khi đó, cứ một container hàng trị giá cả ngàn USD. Doanh nghiệp cần các tham tán thương mại ở nước ngoài hỗ trợ cho doanh nghiệp việc tra cứu tín dụng tại các nước ở thị trường châu Âu để tránh rủi ro.
Ngoài những bức xúc của các doanh nghiệp về những quy định về chất lượng sản phẩm, chất cấm, an toàn VSTP tại thị trường nước ngoài chưa cụ thể; quy định về các thủ tục trong hồ sơ xuất khẩu không thống nhất gây phiền hà, thiệt hại cho doanh nghiệp thì tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu bị lừa cũng xảy ra trong thời gian gần đây.
Ông Phạm Hoàng Lâm, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hương Lâm cho biết, doanh nghiệp Hương Lâm xuất khẩu gạo chính vào thị trường châu Phi. Đây là thị trường tiêu thụ gạo lớn, không đòi hỏi cao về chất lượng nên là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán. Các doanh nghiệp cũng cần chú ý vì có đối tượng giả danh doanh nghiệp của nước nhập khẩu lừa đảo qua email yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu trả tiền trước, chiếm dụng tiền của doanh nghiệp.
Ông Phạm Thế Cường, tham tán thương mại Việt Nam tại Ai Cập cho biết: Xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập không gặp rủi ro lớn và việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng không bị lừa đảo như ở khu vực Tây Phi. Tuy nhiên cũng có trường hợp doanh nghiệp sở tại thông đồng hãng tàu nhận hàng. Nhưng sau đó doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động liên hệ thương vụ can thiệp nên doanh nghiệp đã được hỗ trợ kịp thời.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, các doanh nghiệp mong rằng các tham tán, tùy viên thương mại Việt Nam tại nước ngoài cần cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, những lô hàng bị trả về lý do tại sao để doanh nghiệp trong nước rút kinh nghiệm.
Thúy Hà

SỚM ĐỂ KHÔNG CÒN TÌNH TRẠNG: HÀNH LÀ CHÍNH

QĐND 8 liên quan

Bộ Nội vụ vừa công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2016 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là nội dung được dư luận rất quan tâm, bởi là năm đầu tiên xác định chỉ số CCHC theo các tiêu chí thành phần mới, nhằm đánh giá thực chất, khách quan, công bằng kết quả thực hiện CCHC hằng năm của các đơn vị.
Việc TP Đà Nẵng đứng đầu bảng xếp hạng của các địa phương; Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu khối các bộ, ngành phần nào phản ánh “thước đo” về CCHC, phục vụ nhân dân của cơ quan công quyền.
Việc đánh giá, xếp hạng chỉ số CCHC chỉ không đơn thuần là thứ hạng, mà chính là để các bộ, ngành, địa phương biết mình đang ở đâu trong tiến trình CCHC, từ đó rà soát, xem xét lại cung cách phục vụ nhân dân của cơ quan, đơn vị mình, đồng thời đề ra chương trình hành động, nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.
SOM DE KHONG CON TINH TRANG: HANH LA CHINH - Anh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN.
Kết quả được công bố cũng cho thấy những thay đổi tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành CCHC và kết quả triển khai của các bộ, cơ quan, tỉnh, thành phố… trong các nội dung CCHC, đặc biệt là cải cách thể chế, thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành; đơn giản hóa, giải quyết nhanh, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính và phục vụ người dân tốt hơn.
Kết quả trên cho thấy tín hiệu đáng mừng của CCHC; người dân bớt phàn nàn hơn về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực, tuy đã được cải cách, nhưng vẫn còn rườm rà; việc triển khai dịch vụ công ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự vì lợi ích của người dân, của tổ chức, doanh nghiệp, gây lãng phí thời gian, công sức của người cần giải quyết thủ tục hành chính.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác CCHC, nhiều đơn vị, địa phương, với tinh thần cầu thị, đã tổ chức tìm hiểu, học tập kinh nghiệm ở những nơi làm tốt, vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị mình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các cơ quan hành chính không được “đùn đẩy” trách nhiệm, ngại khó, mà phải tạo thuận lợi nhất cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Cùng với cải cách, tinh giản thủ tục hành chính, thì vấn đề cốt lõi vẫn là yếu tố con người, là công tác cán bộ. Bởi CCHC sẽ không thể đạt kết quả như mong muốn, nếu cán bộ, công chức, viên chức không thực sự tâm huyết, tận tụy phục vụ nhân dân, không là “công bộc” của dân, thậm chí không ít nơi vẫn còn tình trạng “hành dân”, gây phiền hà, nhũng nhiễu…, nếu không có khoản tiêu cực,“lót tay”. Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; trọng tâm là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; xử lý nghiêm cá nhân, đơn vị cố ý làm trái các quy định của pháp luật, gây khó khăn cho công dân, tổ chức...
Cần lấy tiêu chí phục vụ nhân dân và “thước đo” sự hài lòng của người dân làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy công quyền từ Trung ương đến cơ sở; tất cả vì lợi ích của đất nước, của nhân dân, không để lợi ích nhóm chi phối.
Mỗi lần công bố chỉ số CCHC, người dân và các tổ chức, doanh nghiệp lại mong mỏi, kỳ vọng hơn vào những đột phá, đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong CCHC, đồng thời là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị và cán bộ thực thi công vụ “soi lại” mình, thấy rõ những hạn chế, tồn tại trong năm qua; sớm sửa chữa, khắc phục, góp phần xây dựng nền hành chính công thực sự minh bạch, vì dân.
KHÁNH MINH

Bộ Công Thương chuẩn bị bãi bỏ những quy định gây khó Doanh nghiệp


Tại một cuộc họp với lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan của Bộ Công Thương chiều qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết Bộ đang tiến hành rà soát, lấy ý kiến các đơn vị, chức năng để kiến nghị Chính phủ bãi bỏ một loạt quy định áp đặt thị trường đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bộ Công Thương chuẩn bị bãi bỏ những quy định gây khó Doanh nghiệp
(Ảnh minh hoạ).
Chiều 23/8, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã làm việc với người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị có liên quan để lắng nghe báo cáo việc rà soát các quy định hiện hành, những vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận, cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua.
Theo đó, trong thời gian trước mắt, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm tháo gỡ và sửa đổi hoặc bãi bỏ những vướng mắc tại nghị định 19 cho doanh nghiệp kinh doanh khí; cân nhắc bãi bỏ quy định về giấy xác nhận trong kinh doanh hóa chất, nhập khẩu ôtô theo thông tư 20; đồng thời phối hợp với Hiệp hội Dệt may tháo gỡ những bất cập trong việc kiểm tra mẫu vải quy định tại thông tư 37…
Hiện nay, Vụ Pháp chế đang tập hợp ý kiến, xây dựng, chỉnh sửa để có thể ban hành dự thảo sớm nhất, dự kiến ngay trong tháng 9 hoặc tháng 10 tới.
“Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục rà soát kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế, loại bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường. Đồng thời sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục tiến tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi tối cao cho người tiêu dùng”, nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết.
Cụ thể, với việc điều chỉnh thông tư 37 về việc kiểm tra chất formaldehyde trong hàng dệt may, hiện Hiệp hội dệt may và một số doanh nghiệp, VCCI kiến nghị Chính phủ bỏ vì cho rằng, việc lấy mẫu kiểm tra chất nhuộm vải formaldehyde có chứa chất gây ung thư mất quá nhiều thời gian, tốn kém, không có cơ sở pháp lý, trái luật.
Trao đổi về vấn đề này, theo Vụ Pháp chế, việc ban hành quy định có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, tiếp thu kiến nghị, Vụ sẽ rà soát tiếp để soạn thảo thông tư mới thay thế thông tư 37 và sẽ có nhiều mẫu dệt may được miễn khai báo, kiểm tra.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo: “Cần tiếp thu và chỉnh sửa sớm thông tư 37. Tuần tới, Thứ trưởng Khánh (Trần Quốc Khánh) cần làm việc với các vụ, viện, hiệp hội, đơn vị pháp lý rà soát, cái gì vướng mắc tháo gỡ được thì thực hiện ngay. Nếu thông tư 37 thiếu cơ sở, gây phiền hà cho doanh nghiệp thì kiến nghị Chính phủ xem xét bỏ”.
Còn đối với điều kiện kinh doanh khí quy định tại nghị định 19 thay thế nghị định 107 có hiệu lực thi hành ngày 15/5/2016, nội dung này gây tranh cãi nhiều nhất khi Vụ thị trường cho rằng họ làm chuẩn trên cơ sở đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh năng lượng và giảm thiểu gian lận thương mại.
Cho ý kiến về Nghị định này, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng: “Đừng làm thay doanh nghiệp, tư duy kiểu cha mẹ áp đặt thị trường, suy nghĩ hộ doanh nghiệp. Cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Khi thị trường cạnh tranh, giá cả sẽ giảm, người tiêu dùng qua đó sẽ được hưởng lợi”.
Ngoài ra, với việc cấp giấy chứng nhận khai báo hóa chất, lãnh đạo Bộ Công Thương thống nhất chung là không cần thiết nên bỏ vì không có người quản lý, gây phiền cho doanh nghiệp. Chưa kể, khi làm thủ tục thông quan hàng hóa, doanh nghiệp đã khai báo với hải quan một cửa. Do vậy, sẽ sớm kết nối liên thông giữa hải quan với Bộ Công Thương để tra cứu dữ liệu khi cần.
Nguồn: Dân trí

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH