Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

BÍ ẢN ĐƯỜNG ĐỜI 114 (Chu Ân Lai)

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET) 


Vụ đấu tố khủng khiếp với Chu Ân Lai tại Bộ chính trị Trung Quốc

Lê Thu |
Vụ đấu tố khủng khiếp với Chu Ân Lai tại Bộ chính trị Trung Quốc
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) mở tiệc chiêu đãi Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Bắc Kinh ngày 10/11/1973.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai từng bị "bè lũ 4 tên" âm mưu lật đổ và phải trải qua cuộc đấu tố khủng khiếp kéo dài gần 1 tháng trời.

Từ chuyến thăm Trung Quốc của Henry Kissinger...
Bộ ngoại giao Trung Quốc lập ấn phẩm “Tình hình mới” nhằm thông báo những tình hình mới cập nhật. Nội dung kỳ 153 của ấn phẩm “Tình hình mới” năm 1973 đã khuấy động nên một "cơn bão lớn".
Tháng 6 năm đó, Tổng Bí thư đảng Cộng Sản (ĐCS) Liên Xô Leonid Brezhnev đến thăm nước Mỹ, tiến hành hội đàm với Tổng thống Mỹ Richard Nixon, đồng thời ký kết một loạt các hiệp định hợp tác.
Theo chỉ thị của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, ngày 16/6, Phó Giám đốc sở ngoại vụ Bộ ngoại giao nước này tại Mỹ là ông Trương Tái đã viết bài xã luận “Quan điểm sơ bộ về cuộc hội đàm giữa Nixon và Leonid Brezhnev”, đăng trên kỳ 153 của “Tình hình mới”.
Bài viết chỉ trích cuộc hội đàm Brezhnev-Nixon “có tính lừa đảo lớn hơn, không khí Mỹ-Xô thống trị thế giới càng trở nên nồng nặc”.
Ngày 3/7, thông qua Thứ trưởng Ngoại giao Vương Hải Dung, Chu Ân Lai được biết lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông đã chỉ trích bài phân tích trên và yêu cầu thu hồi tập "Tình hình mới" đã đăng bài.
Ngày 4, Mao có cuộc hẹn với Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn - 2 trong số "bè lũ 4 tên" thời Cách mạng Văn hóa Trung Quốc - và một số người khác.
Tại đây, Mao một lần nữa phê bình đích danh Bộ ngoại giao Trung Quốc: “Việc lớn không chịu thảo luận, việc nhỏ ngày nào cũng đưa tới. Điều này nếu không sửa cho đúng thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự 'xét lại'. Sau này xảy ra vấn đề ‘Chủ nghĩa xét lại’ thì đừng trách tôi không nói trước”.
Cuối tháng 11, đầu tháng 12/1973, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ triệu tập Hội nghị mở rộng Bộ chính trị, phê bình những sai lầm mà Thủ tướng Chu phạm phải.
“Bè lũ bốn tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều , Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn) đã nhân cơ hội này phát động cuộc đấu tố chống lại Chu Ân Lai.
Từ ngày 10-14/11/1973, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Henry Kissinger đến thăm Trung Quốc một lần nữa. Đây là lần thứ 6 trong vòng hai năm ngắn ngủi ông quay lại Trung Quốc. Chu Ân Lai đã nhiều lần hội đàm với Kissinger.
Trong ngày thứ ba của chuyến công du, Henry Kissinger có cuộc hội kiến Mao Trạch Đông.
Tại đây, Kissinger nói: “Tôi đã công khai nói rõ với Thủ tướng [Chu Ân Lai] và Đại sứ của các ngài rằng chúng tôi cho rằng họ (Liên Xô) đặc biệt muốn hủy hoại năng lực hạt nhân của Trung Quốc”.
“Chúng tôi đã quyết định không cho phép vấn đề an ninh của Trung Quốc bị phá hoại,” Ngoại trưởng Mỹ khẳng định với ông Mao.
Mao đáp lại: “Dã tâm của họ mâu thuẫn với năng lực của chính họ”.
Theo sự lý giải của Mao, dụng ý của Henry Kissinger là: Nếu Liên Xô tấn công Trung Quốc, Mỹ đồng ý giúp đỡ Trung Quốc, chứ không phải Mỹ cảm thấy áp lực từ phía Liên Xô đối với họ mà cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Điều này này cũng khiến Mao Trạch Đông cảm thấy bất mãn. Xin người khác giúp đỡ và khiến người khác phải xin mình là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Mao Trạch Đông đã nhấn mạnh với thế lực đối địch rằng, ông ta muốn là người thứ hai chứ không phải người thứ nhất.

Từ trái qua: Henry Kissinger, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông
Từ trái qua: Henry Kissinger, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông
Cuộc gặp bất ngờ với Kissinger
Rạng sáng ngày 14/11, Thủ tướng Chu và nguyên soái Diệp Kiếm Anh cùng Henry Kissinger đồng cử hành cuộc hội đàm chính thức lần thứ tư, thỏa thuận về nội dung bản tuyên bố chung của song phương về kết quả hội đàm.
Trước khi kết thúc cuộc hội đàm, Kissinger đã hỏi dò: “Nếu Liên Xô chuẩn bị tiến hành tấn công theo kiểu 'phẫu thuật ngoại khoa' và có hành động hủy hoại đối với cơ sở hạ tầng hạt nhân của Trung Quốc, thì Bắc Kinh cần Mỹ làm gì?”.
Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi còn phải suy nghĩ, chúng tôi phải báo cáo với Chủ tịch Mao, tất cả do Chủ tịch Mao quyết định”.
Cuộc hội đàm đến đây kết thúc. Tuyên bố chung Mỹ-Trung được phát biểu ngày 14, sáng ngày 15 Henry Kissinger rời Trung Quốc về nước.
Chỉ vài tiếng trước khi rời Trung Quốc, đột nhiên Ngoại trưởng Mỹ đưa ra yêu cầu muốn gặp Chu Ân Lai. Sau khi biết tin, ông Chu lập tức điện hỏi ý kiến Mao Trạch Đông rằng có thể tiến hành cuộc hội đàm này hay không?
Phản hồi lại Thủ tướng là câu trả lời: “Chủ tịch Mao vừa ngủ, phải uống mấy lần thuốc an thần mới có thể ngủ được, bây giờ nói gì cũng không thể gọi Chủ tịch dậy được”.
Ông Chu biết rõ tình hình sức khỏe của Mao, không còn cách nào khác, ông quyết định cùng Diệp Kiếm Anh hội kiến Henry Kissinger.
Trong lúc hội đàm, Kissinger một lần nữa nhắc lại câu hỏi lần trước. Thủ tướng Chu vẫn giữ nguyên ý kiến ban đầu của mình và trả lời: “Việc này cần tiến hành suy xét kỹ lưỡng hơn, đợi sau này hãy nói”, đồng thời nhấn mạnh tất cả mọi việc đều cần phải thông qua ý kiến của Mao.

Vương Hồng Văn trúng cử Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Phó chủ tịch trung ương ĐCSTQ khi mới 38 tuổi tại Hội nghị trung ương lần 1 khóa X ĐCSTQ, tháng 8/1973.
Vương Hồng Văn trúng cử Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Phó chủ tịch trung ương ĐCSTQ khi mới 38 tuổi tại Hội nghị trung ương lần 1 khóa X ĐCSTQ, tháng 8/1973.
... Đến vụ đấu tố khủng khiếp với Chu Ân lai
Sáng 15, Chu Ân Lai đến nơi ở của Mao Trạch Đông để báo cáo tình hình cuộc hội kiến. Sau khi nghe báo cáo, ông Mao cũng không có thái độ bất thường nào.
Tuy nhiên, một ngày sau đó, ông Chu nhận được thông tin có người ở Bộ ngoại giao nói với Chủ tịch Mao rằng Thủ tướng "nói sai" trong cuộc hội đàm.
Đồng thời, nhóm Giang Thanh cùng nhau tiến hành công kích, cáo buộc Chu Ân Lai tự ý quyết định trong việc gặp Kissinger, điều này không phù hợp với nguyên tắc ngoại giao.
Phe này vin vào việc kế hoạch tiếp đón cũng không có hoạt động Henry Kissinger hội kiến Thủ tướng Trung Quốc trước khi về nước, ngoài ra còn tố Chu Ân Lai đã nói những lời “nhu nhược có tính đầu hàng” như... “cảm ơn” đối với ông Kissinger.
Mao Trạch Đông vốn đã không hài lòng với lời đề nghị “viện trợ” của Henry Kissinger, lúc này lại bị tình tiết Chu Ân Lai "gặp riêng" Kissinger chọc giận hơn.
Mao "nổi trận lôi đình" nói: "Tuyên bố Mỹ-Trung lần này chẳng ra làm sao. Có kẻ muốn cho chúng ta mượn một chiếc ô, nhưng chúng ta không cần đến chiếc ô này, bởi đây là một chiếc ô bảo hộ về hạt nhân."
Đồng thời, Mao Trạch Đông yêu cầu người chịu trách nhiệm cho vụ việc "phải bị phê bình".
Sau đó vào ngày 17/11, Thủ tướng Chu và người phụ trách Bộ ngoại giao cùng một số nhân viên có liên quan khác được triệu tập đến văn phòng của Mao.
Trong cuộc họp, ông Mao chỉ trích cuộc hội đàm Mỹ-Trung: “Đối với Mỹ phải chú ý, khi đấu tranh sẽ dễ 'tả', khi hợp tác thì dễ 'hữu'."
Ông đề nghị Bộ chính trị Trung Quốc mở cuộc họp thảo luận ý kiến, phê bình “chủ nghĩa đầu hàng hữu khuynh” trong đường lối ngoại giao của Chu Ân Lai, cùng với “sự nhu nhược hữu khuynh” của Diệp Kiếm Anh trong cuộc hội đàm Mỹ.
Tối 17, theo chỉ thị của Mao, ông Chu chủ trì triệu tập Hội nghị Bộ chính trị Trung Quốc, truyền đạt ý kiến phê bình của ông Mao đối với hội đàm Mỹ-Trung, đồng thời giới thiệu tình hình trao đổi với Henry Kissinger.
Trong Hội nghị, Giang Thanh tự cho rằng thời cơ “lật Chu” đã đến, bèn công kích Thủ tướng là người theo “chủ nghĩa đầu hàng hữu khuynh”.
Diêu Văn Nguyên công kích Chu trong cuộc hội đàm với Kissinger đã “mất quyền uy, làm nhục nước”, “chủ nghĩa đầu hàng”... Chu Ân Lai nghe vậy không thể nhẫn nhịn thêm, đã phản bác lại ngay tại hội nghị.
Về sau, khi nghe những lời “sàm tấu” của nhóm Giang Thanh, Mao Trạch Đông đã ra thêm chỉ thị triệu tập Hội nghị mở rộng Bộ chính trị Trung Quốc do Vương Hồng Văn chủ trì, phê bình “sai lầm hữu khuynh” của Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh.
Từ 21/11 đến đầu tháng 12/1973, Hội nghị tiếp tục họp liên tục trong hơn mười ngày, nhiều lần tiến hành phê bình Thủ tướng. Ông Chu cũng nhiều lần làm kiểm điểm nhưng đều “không qua cửa ải”.
Chu Ân Lai nhốt mình trong văn phòng, không tiếp khách, không hội họp, không tiến hành hóa liệu, không ăn uống đúng giờ. Một nhân vật được đánh giá là hết sức chỉn chu như ông Chu, nay từ chối cạo râu, ngày đêm ngồi trước bàn làm việc viết rồi xé, xé rồi viết, viết rồi lại xé.
Do phải cúi đầu viết chữ trong thời gian lâu, mắt Chu Ân Lai bị sưng lên, mặt cũng sưng. Do phải ngồi lâu, chân và đùi của cũng bị sưng.
Cựu vệ sĩ của Chu Ân Lai là ông Cao Chấn Phổ viết trong cuốn hồi ký của mình về sự kiện trên: “Để bảo mật, nhân viên phục vụ trong hội trường Hội nghị được chỉ định gồm hai người, những người khác làm trợ lý, đứng bên ngoài chờ đợi.
Trong đó, một nhân viên phục vụ vào bên trong đưa nước, nghe thấy họ đang chỉ đích danh phê bình Thủ tướng Chu, cô ấy rất kinh ngạc, đã làm rơi một số cốc uống nước xuống sàn, vừa khóc vừa chạy ra ngoài. Về sau nhân viên này không được phép vào vào nữa, đến việc làm trợ lý cũng không được.
Vì tính đặc thù của Hội nghị, nên ba nhiệm vụ phục vụ là nhắc nhở Thủ tướng nghỉ ngơi, đưa cơm và đưa thuốc đúng giờ cho Thủ Tướng của chúng tôi đã được 'thu hẹp', chỉ còn đưa thuốc đúng giờ.
Có một lần tôi đưa thuốc cho nhân viên phục vụ, để cô ấy đưa cho Thủ tướng uống. Khi cô ấy quay ra trả lại tôi chiếc bình trống, đã né tránh ánh mắt của tôi, cúi đầu chạy vào phòng phục vụ.
Tôi cảm thấy có gì đó không bình thường, vội vàng đi theo, tôi thấy cô ấy lấy khăn tay lau nước mắt, khi quay lại nhìn thấy tôi, cô ấy không cầm được nước mắt mà khóc lên thành tiếng, nói với tôi: 'Họ vẫn đang phê bình Thủ tướng'.
Tiếp đó, cô tức giận nói: “[Một từ chửi thề], tôi không làm nữa”."

Mao Trạch Đông (giữa), Chu Ân Lai (trái) và vợ ông Chu là bà Đặng Dĩnh Siêu tại bãi biển Bắc Đới Hà, Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc năm 1954. Ảnh: ChinaFotoPress
Mao Trạch Đông (giữa), Chu Ân Lai (trái) và vợ ông Chu là bà Đặng Dĩnh Siêu tại bãi biển Bắc Đới Hà, Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc năm 1954. Ảnh: ChinaFotoPress
Mao Trạch Đông phải "phanh gấp"
Bè lũ Giang Thanh phê bình Chu Ân Lai, mục đích nhằm thừa cơ lôi kéo quyền lực chính trị về phía mình.
Phải đến giai đoạn vô cùng khó khăn đối với Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông mới phát hiện ra ý đồ thực sự của bè lũ Giang Thanh là muốn “lật Chu”.
Đây không phải là ý định ban đầu của Mao, quan điểm của ông là "có thể phê bình, nhưng không được lật đổ" Chu Ân Lai.
Đặc biệt, nếu Thủ tướng Chu tiếp tục không trở lại chức vụ của mình thì nền kinh tế, chính trị cũng như công tác thường nhật của Trung Quốc sẽ trở nên hỗn loạn.
Ngày 9/12/1973, sau khi tiếp khách xong, Mao Trạch Đông nói với Chu Ân Lai: “Ông bị phê bình rồi, tôi nghe nói họ phê bình ông rất nhiệt tình”.
Trong ngày hôm đó, Mao tìm người chủ trì Hội nghị Vương Hồng Văn để thông báo dừng việc phê bình Chu Ân Lai.
Cuốn "ĐCSTQ 40 năm cầm quyền" do NXB Tư liệu lịch sử ĐCSTQ xuất bản năm 1998 dẫn lời Mao Trạch Đông nói với Vương: “Hội nghị lần này tổ chức rất tốt... chỉ là có người đã nói nhầm hai câu.
Một là nói về 'cuộc đấu tranh đường lối lần thứ 11', không nên nói như vậy, mà trên thực tế cũng không phải như vậy.
Hai là nói Thủ tướng 'nôn nóng vội vã'. Không phải Thủ tướng Chu nóng vội mà bản thân Giang Thanh mới là người nóng vội!”
Rất rõ ràng, Mao Trạch Đông đã kịp thời "phanh xe" trong vấn đề phê bình Chu Ân Lai. Thông báo với Vương Hồng Văn tương đương với mệnh lệnh: Vụ đấu tố Chu Ân Lai trong 23 ngày, từ 17/11 đến 9/12/1973 đã chấm dứt.
Một số đoạn trong cuốn “Hồi ký vệ sĩ Chu Ân Lai” của Cao Chấn Phổ: “Hội nghị được tổ chức liên tục, không khí trong hội trường trở nên vô cùng căng thẳng, có khi họp liền một mạch 7-8 tiếng. Chúng tôi chờ đợi bên ngoài cũng vô cùng lo lắng, bất an.”
“Cuộc họp kép dài liên tục nhiều ngày, hôm nay theo như thường lệ 8 giờ bắt đầu. Điều bất ngờ là, hội nghị chỉ tiến hành trong vòng 3 tiếng đã kết thúc. Lần này người bước ra đầu tiên không phải Thủ tướng Chu.
Người đi ra đầu tiên là các Bộ trưởng, khuôn mặt buồn bã của họ không thấy đâu nữa, mà hiện rõ nụ cười, nhìn thấy tôi thì chủ động chào hỏi: Anh khỏe không?
Tiếng chào hỏi ấy khiến trong lòng tôi lúc đó cảm thấy vô cùng ấm áp, tôi đoán cuộc họp này sắp kết thúc rồi...
Thứ trưởng Bộ ngoại giao Vương Hải Dung vui cười nói với tôi: “Anh lại được ăn tiệc rồi”.
Bà có ý tiết lộ với tôi rằng Thủ tướng Chu lại có thể tiếp khách. Tâm trạng lo lắng, bồn chồn của tôi giờ cũng được thoải mái hơn hẳn.”
Tư liệu trong bài trích từ “Đồng Châu cộng tiến” - tạp chí ra hàng tháng do Ủy ban Chính hiệp tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc chủ quản, kỳ 9 năm 2015.
theo Thế giới trẻ

60 năm vụ mưu sát Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai

Đúng 60 năm trước, 29 lãnh đạo quốc gia Á-Phi đã tề tựu đông đủ để tham dự hội nghị Bandung lần đầu tiên và một âm mưu ám sát Thủ tướng Chu Ân Lai đã được hoạch định kỹ lưỡng.

Từ 21 đến 24/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Indonesia tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Phi và kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung. Indonesia đã mời 109 quốc gia châu Á, châu Phi, 17 nước quan sát viên và 20 tổ chức quốc tế tham gia lễ kỷ niệm lần thứ 60 Hội nghị Á-Phi.

Theo Cố vấn Tổng thống Indonesia Luhut Pandjaitan, đã có 35 nguyên thủ quốc gia khẳng định sẽ tham dự lễ kỷ niệm này. Và để đảm bảo an toàn cho các nhân vật kể trên, Indonesia đã huy động hơn 4.000 cảnh sát để bảo vệ 18 khách sạn và 13 tòa nhà cao tầng với sự phối hợp của lực lượng an ninh và quân sự quận. Tổng thống Joko Widodo và Phó Tổng thống Jusuf Kalla, cùng nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao của Indonesia đã họp để rà soát công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm. Những biện pháp an ninh cao nhất được thực hiện nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho Hội nghị Cấp cao Á-Phi khiến dư luận nhớ tới vụ mưu sát Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai diễn ra cách đây 60 năm.


Cảnh sát Indonesia
Cảnh sát Indonesia

Đúng 60 năm trước (từ 18 đến 24/4/1955), 29 lãnh đạo quốc gia Á-Phi đã tề tựu đông đủ để tham dự hội nghị Bandung lần đầu tiên và một âm mưu ám sát Thủ tướng Chu Ân Lai đã được hoạch định kỹ lưỡng. Và để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho chuyến công tác của Thủ tướng Chu Ân Lai, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 10/4/1955, Bắc Kinh đã yêu cầu lãnh đạo Hongkong áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho chiếc máy bay "Công chúa Kashmir" khi quá cảnh tại đây. Nhưng vụ nổ vẫn xảy ra và sau khi sự việc xảy ra, Bắc Kinh yêu cầu lãnh đạo Hongkong điều tra, làm rõ vụ việc; đồng thời chỉ rõ, Mỹ và đặc vụ Tưởng đứng đằng sau vụ này.

Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Mỹ coi đây là điều bịa đặt bởi chiếc máy bay "Công chúa Kashmir" đã bị trục trặc khi bay từ Bombay đến Hongkong, do đó “sự cố” xảy ra là điều bình thường. Còn lãnh đạo Hongkong khẳng định, không có lỗi trong việc này bởi Bắc Kinh không thông báo tỷ mỷ âm mưu phá hoại nên không biết điều tra, bảo vệ theo hướng nào.

Ngày 2/5/1955, đại diện chính phủ Anh đã trao cho Chương Hán Phu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc bản kết luận điều tra vụ phá hoại chiếc máy bay "Công chúa Kashmir". Theo đó, cảnh sát Hongkong đã điều tra 68 người có liên quan tới việc tiếp xúc với hành lý trên chiếc máy bay "Công chúa Kashmir", nhưng không phát hiện ra bất cứ nghi vấn nào. Được biết, cảnh sát Hongkong đã gọi hỏi (2 lần) Chu Tử Minh, người được biết tới dưới cái tên Chu Câu hoặc Chu Quý. Đồng thời hứa trả 100.000 HKD (tiền Hongkong) cho những ai cung cấp thông tin về vụ đánh bom, nhưng không có kết quả.

Còn theo tài liệu của cơ quan an ninh Trung Quốc, Trạm tình báo ở Hongkong thuộc Cục Bảo mật của Quốc Dân đảng là nơi đã lên kế hoạch vụ đánh bom. Chủ mưu là Triệu Bân Thành, người trực tiếp chỉ huy là Kim Kiến Phu, còn người trực tiếp thực hiện là Chu Tử Minh. Dựa trên tài liệu của Trung Quốc, cảnh sát Hongkong đã tìm đến địa chỉ của Chu Tử Minh, nhưng tới nơi hắn đã cao chạy xa bay trên chuyến bay Hongkong-Đài Bắc sáng 18/5/1955. Mặc dù không bắt được Chu Tử Minh, nhưng cảnh sát Hongkong đã bắt được Chu Thuỵ Duy, bố đẻ Chu Tử Minh và Chu Sỹ Học, bạn cùng phòng với hắn. Qua lời khai của Chu Thuỵ Duy và Chu Sỹ Học, ngày 30/6/1955, cảnh sát Hongkong đã bắt Quan Tựu Kế, người có quan hệ với Trương Diệu Linh, nhân viên tình báo của Tưởng Giới Thạch. Ngày 3/7/1955, một người họ Quan khác bị bắt và ngày 6/7/1955, Chu Toản Như cũng bị bắt.


Thủ tướng Chu Ân Lai
Thủ tướng Chu Ân Lai

Qua khai thác những tên kể trên được biết, trong tháng 3/1955, thông qua Trương Diệu Linh, Quan Tựu Kế và Chu Toản Như, Triệu Bân Thành đã làm quen với Chu Tử Minh, nhân viên phục vụ trong sân bay Khải Đức, Hongkong. Sau khi biết chuyện, ban đầu Chu Tử Minh không dám nhận, nhưng trước món tiền quá lớn (600.000 HKD) cùng lời hứa đảm bảo tính mạng nếu bại lộ, nên Chu Tử Minh đã đồng ý. Ngày 10/4/1955, một nhân viên đặc vụ Tưởng bí mật tới Hongkong trao số tiền 600.000 HKD cho Chu Thuỵ Duy. Tối hôm đó tên này giao cho Chu Tử Minh quả mìn hẹn giờ và dạy hắn cách sử dụng. Đó là quả bom hẹn giờ mang nhãn hiệu MK-7 do Mỹ sản xuất, một loại vũ khí mà CIA thường cung cấp cho đặc vụ Tưởng. Để an toàn trong lúc gài đặt, chúng đã cải trang quả mìn giống như một tuýt thuốc đánh răng. Tưởng Giới Thạch sau khi nghe trùm mật vụ Mao Nhân Phượng báo cáo lại vụ việc, đã ra lệnh thưởng 9.000 USD cho Chu Tử Minh.

Trở lại buổi tối 11/4/1955, khi đó Viên Trọng Hiền, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ đang mở tiệc chiêu đãi đoàn đại biểu Trung Quốc do Quách Mạt Nhược dẫn đầu sang Ấn Độ dự Hội nghị các quốc gia châu Á. Khi mọi người đang vui vẻ nói chuyện, đột nhiên có một người tới bên cạnh, ghé sát tai Viên Trọng Hiền nói điều gì đó khiến sắc mặt ông tái đi và buổi tiệc hôm đó phải dừng giữa chừng... Lúc đó khoảng 21 giờ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ bỗng nhận được một bức điện khẩn của Bộ ngoại giao Ấn Độ thông báo, chiếc máy bay "Công chúa Kashmir" mà Trung Quốc thuê của Hãng hàng không quốc tế Ấn Độ để chở những quan chức đi dự hội nghị Á-Phi tại hội nghị Bandung bỗng nhiên bị mất liên lạc ngay sau khi cất cánh từ sân bay Khải Đức, Hongkong trong buổi chiều hôm đó. Tới 22 giờ cùng ngày, Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết, họ vẫn chưa bắt liên lạc được với chiếc máy bay "Công chúa Kashmir".

Sau đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc nhận được thông báo, chiếc máy bay "Công chúa Kashmir" đã bị nổ trên bầu trời của quần đảo Natura vào đêm 11/4/1955. Sau khi chiếc máy bay "Công chúa Kashmir" bị nổ, rơi xuống biển và vỡ ra làm 3 mảnh, Tư lệnh hạm đội Anh đóng gần đó được lệnh khẩn trương cứu vớt những người sống sót và họ đã cứu được 3 người. Đó là Dickseet, phi công số 1, Pattuque, hoa tiêu và Finneya, kỹ sư. Họ thoát nạn bởi kịp mặc áo phao và lao ra khỏi máy bay trước khi máy bay lao xuống biển. Sau khi nhận được thông báo trên, tham tán Thân Kiện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã nhận lệnh tới Singapore để tìm hiểu vụ việc, đồng thời vào bệnh viện hỏi thăm tình hình từ 3 nhân chứng sống kể trên.

Theo 3 nhân chứng cho biết, vào khoảng 12 giờ 15 phút ngày 11/4/1955, máy bay của họ cất cánh từ sân bay Hongkong, thời tiết lúc đó rất tốt. Vào khoảng 16 giờ 50 phút, khi máy bay đang bay trên vùng trời của quần đảo Natura thì đột nhiên có một tiếng nổ lớn và khói lan nhanh vào tất cả các khoang. Theo đúng lịch trình, Thủ tướng Chu Ân Lai cùng xuất phát với đoàn cán bộ kể trên. Nhưng khi ở thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chu Ân Lai đột nhiên thay đổi kế hoạch vì còn phải tiếp Thủ tướng Myanmar, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Ai Cập. Các nhà lãnh đạo kể trên gặp nhau tại Côn Minh để bàn cách đưa hội nghị Bandung đi tới thành công tốt đẹp, nhờ đó mà Thủ tướng Chu Ân Lai đã thoát chết.

Ngày 19/7/2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng thông báo, sẽ tiếp tục công bố trong tổng số 5.042 tài liệu mật mà nước này đang lưu giữ, bảo quản (từ 1945 đến 1955). Và trong số tài liệu này, dư luận đặc biệt chú ý tới vụ mưu sát Thủ tướng Chu Ân Lai. Khi chiếc máy bay "Công chúa Kashmir" nổ có 8 nhân viên Trung Quốc và 3 phóng viên người nước ngoài. Đó là, Thẩm Kiến Đồ, Chủ nhiệm Ban đối ngoại của Tân Hoa xã; Hoàng Tác Mai, Trưởng phân xã của Tân Hoa xã tại Hongkong; Lý Bính Hoành (tức Lý Bình), phóng viên Ban đối ngoại của Tân Hoa xã; Đỗ Hồng, Phó chủ nhiệm ban đối ngoại của Cục quản lý phát thanh và truyền hình; Hách Phượng Cách, quay phim; Chung Bộ Vân, lái xe cho Thủ tướng Chu Ân Lai; Thạch Chí Ngang, Phó cục trưởng Cục 3 thuộc Bộ Kinh tế đối ngoại; Lý Triệu Cơ, Phó trưởng phòng thu thập tin tức thuộc Bộ Ngoại giao; Vương Minh Phương, nhân viên công tác của đoàn đại biểu Việt Nam và 2 phóng viên của hãng thông tấn Ba Lan và Áo.

Theo Đông Ngàn - Từ Sơn
PetroTimes

Bước thăng trầm về bản “Di chúc” của Thủ tướng Chu Ân Lai

07:00 | 09/05/2015
|
Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc qua đời, bỗng người ta thấy lưu truyền hầu như trên khắp đất nước Trung Hoa một văn kiện được coi là “Di chúc” của ông, và chỉ riêng ở tỉnh An Huy, nhà chức trách địa phương đã tịch thu trong dân chúng tới 30.000 bản. Con số đó cho thấy nó đã được phổ biến rộng rãi tới mức nào.
Tác giả đích thực của bản “Di chúc” này là Lý Quân Húc, một công nhân trẻ măng mới 23 tuổi ở nhà máy chế tạo động cơ tàu thủy Hàng Châu. Chính anh chàng “gan cóc tía” này cũng không ngờ được rằng, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, bản “Di chúc” của mình đã bay lan ra quá nửa lãnh thổ Trung Quốc bao la.
Trong cuộc truy tìm, Lý Quân Húc bị bắt, ngoài ra còn có rất nhiều người nữa bị liên lụy vào sự kiện này và bị làm tình làm tội đến mức không ngóc đầu lên được, trong đó có bố, mẹ, chị gái và bạn học của Húc. Tất cả hơn 10 người bị xích tay tống vào ngục. Người ta coi đây là một vụ “trọng án”, cần xét xử thật nghiêm minh.
Bước thăng trầm về bản “Di chúc” của Thủ tướng Chu Ân Lai
Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch Mao Trạch Đông
Bước thăng trầm về bản “Di chúc” của Thủ tướng Chu Ân Lai
Nguyên văn của bản “Di chúc” ngụy tạo ấy như sau:
“Từ sau lần phẫu thuật thứ 2 tới nay, bệnh tình của tôi cũng đã có một thời gian ngắn ổn định, bắt đầu từ nửa năm cuối, ổ ung thư đã lan ra diện rộng, tuy trong người vẫn cảm thấy bình thường, nhưng rõ ràng là ngày tôi đi gặp cụ Các Mác chẳng còn xa nữa. Tôi nghĩ, cần phải báo cáo lại với Chủ tịch và Trung ương một số suy nghĩ gần đây của tôi.
Trong thời gian bị ốm đau, tôi luôn được Chủ tịch quan tâm thăm hỏi chí tình, ân sủng đó khiến tôi vô cùng xúc động. Chủ tịch tuổi đã cao, Người cần được chăm sóc chu đáo. Có Chủ tịch làm người vững tay lái con thuyền Đảng và Quốc gia chúng ta, đó là niềm hạnh phúc vô bờ của nhân dân cả nước, và đó cũng là niềm vui lớn lao. Trong những ngày này, vô số hình ảnh mà Chủ tịch nói cùng tôi hồi ở Hội nghị Tuân Nghĩa xưa kia cứ lần lượt hiện ra trước mắt, bao tình cảm ùa tới đan xen trong lòng. Không còn gánh đỡ được công việc cho Chủ tịch tôi buồn vô hạn. Vì tiền đồ xán lạn của Tổ quốc và nhân dân ta, xin Chủ tịch hãy bảo trọng. Đồng chí Chu Đức và đồng chí Kiếm Anh làm việc đã lâu năm cần phải rèn luyện giữ gìn sức khỏe để tham mưu tốt cho Chủ tịch. Các đồng chí đều giữ những vị trí quan trọng, nhất cử nhất động đều ảnh hưởng tới sự an nguy của toàn cục. Chúng ta đều cùng một thế hệ, đã từng nhiều năm đi theo Chủ tịch, lại càng phải nâng cao tinh thần chiến đấu, giữ vững khí tiết tới cùng. Đồng chí Tiểu Bình một năm trở lại đây, cả mấy mặt công tác đều làm rất tốt, đặc biệt là về quán triệt 3 chỉ thị lớn của Chủ tịch, đã thực thi khá kiên quyết, điều này đã chứng minh đầy đủ sự phán đoán, nhìn người chính xác của Chủ tịch. Cần phải duy trì tính hăng hái đó, và nhớ thỉnh thị, xin ý kiến của Chủ tịch, quan tâm nhiều tới đồng chí và gánh vác nhiều trọng trách hơn nữa. Từ nay về sau, áp lực đối với đồng chí Tiểu Bình sẽ ngày càng nhiều thêm, nhưng chỉ cần có đường lối đúng đắn, thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua…
Các đồng chí thân mến, thời gian dài nghỉ dưỡng bệnh vừa qua giúp tôi có dịp bình tâm ôn lại những chặng đường mà mình đã trải qua. Trên đoạn đường quanh co khúc khuỷu này, chúng ta mãi mãi không bao giờ quên những bậc tiền liệt đã ngã xuống ngay trước mắt chúng ta. Chúng ta là những người may mắn sống sót. Còn nhớ năm 1926, khi chia tay với đồng chí Uẩn Đại Anh, đồng chí ấy nói với tôi: “Tới khi nhân dân Trung Quốc được hưởng hạnh phúc, thì những người trong chúng ta đây, ai còn sống hãy đến trước nấm mộ những đồng chí đã chết, thắp nén hương vĩnh biệt và nói lời an ủi họ, những người đã chết vẫn còn có thể nghe thấy lời của chúng ta đấy!”. Tôi vẫn cứ tự vấn mình, phải kính cáo họ điều gì đây?... Trong lúc hấp hối gần đất xa trời này, nhớ lại những lời trăng trối của tiền liệt, rồi đối chiếu tới điều kiện sống của nhân dân ta, tự kiểm điểm, tôi thấy mình đóng góp chưa được bao nhiêu mà lòng cảm thấy hổ thẹn khôn cùng. Nhưng nhìn vào bức tranh hoành tráng với cảnh tượng sau “Cách mạng văn hóa”, nhân dân ta tiến lên theo con đường cách mạng của Mao Chủ tịch, để ngay trong thế kỷ này xây dựng  đất nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh có nền công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật hiện đại hóa, trong lòng tôi lại dâng trào một niềm tin tất thắng. Cái chết đối với người đảng viên Cộng sản chỉ là chuyện thường, bởi vì chúng ta đã giao mạng sống của mình cho sự nghiệp của nhân dân, mà sự nghiệp của nhân dân là trường tồn vĩnh cửu. Chỉ tiếc là tôi không được lại cùng các đồng chí tiếp tục tiến lên, để phục vụ nhân dân nhiều hơn nữa. Các đồng chí hãy đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lên trên tất thảy, đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo của Mao Chủ tịch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa.
Còn về phần hậu sự của tôi, sau khi tôi qua đời chỉ xin với Trung ương:
1- Hãy công bố cho nhân dân cả nước hiểu rõ mọi diễn biến bệnh tình của tôi vừa qua, để tránh những lời suy đoán, đồn đại không đáng có.
2- Trong lễ truy điệu tôi xin Chủ tịch không tham gia, chớ nên bày vẽ tốn kém, càng đơn giản càng tốt và xin đồng chí Tiểu Bình đọc điếu văn.
3- Tro xương tôi không nên giữ lại, hãy rải tung ở những nơi mà sinh thời tôi đã đi qua.
Vĩnh biệt các đồng chí
Đảng Cộng sản muôn năm!
Ngày 29 tháng 12 năm 1975”
Bước thăng trầm về bản “Di chúc” của Thủ tướng Chu Ân Lai
Thủ tướng Chu Ân Lai
Về vấn đề thật - giả của bản “Di chúc” này, 2 năm sau khi đập tan được “Bè lũ 4 tên”, phóng viên của 2 tờ báo “Vận mệnh” và “Báo cáo văn học” tìm gặp 2 vị bác sĩ chuyên chăm sóc bên cạnh Chu Ân Lai cho biết, Chu Ân Lai rơi vào trạng thái hôn mê suốt nhiều ngày đêm, nên không thể lập được một bản di chúc dài và hoàn chỉnh đến như vậy.
Chỗ mà bản “Di chúc” này đã khơi đúng lòng người, phản ánh trung thực tâm tình nóng bỏng của quần chúng nhân dân, hãy mau chóng chuyển phương châm đường lối của đất nước sang hướng xây dựng 4 hiện đại hóa. Và đã khẳng định thành tích to lớn của Đặng Tiểu Bình từ khi chủ trì công việc hằng ngày của Trung ương tới nay, muốn Đặng Tiểu Bình ghé vai gánh vác nhiều công việc nặng nề hơn nữa, muốn “đồng chí Tiểu Bình đọc điếu văn”. Tất cả những điều đó đều là nguyện vọng thiết tha của đại đa số quần chúng nhân dân và cán bộ quân - chính - Đảng trong cả nước thời đó.
Bản “Di chúc” này đã làm cho “Bè lũ 4 tên” choáng váng, sợ hãi đến cực độ, chúng coi “Di chúc” là “lời đồn nhảm chính trị” và tổ chức phê phán, sai tay chân đi lùng sục, tịch thu, đàn áp dư luận. Nhưng chúng không sao dập tắt được sức mạnh tinh thần và sức mạnh “văn học” của bản “Di chúc”.
Tất cả những gì đã diễn ra, khiến mọi người liên tưởng tới hồi đồng chí Trần Nghị qua đời một cách bí ẩn trong nhà tù thời “cách mạng văn hóa”, khắp nơi trong cả nước người ta sôi nổi lan truyền một bài thơ coi là của Trần Nghị tặng Mao Trạch Đông “Tặng quân nhất pháp quyết hồ nghi” nghĩa là: “Tặng ông một kế hết nghi ngờ” thực ra đây chỉ mượn danh nghĩa Thủ tướng Chu để “nói lời thay dân”. Đó là phương pháp trong thời kỳ “cách mạng văn hóa” khốc liệt, người dân đã khéo léo vận dụng để biểu lộ khát khao giải phóng và truyền đạt tư tưởng tình cảm đang bị o ép đến cùng cực. Bởi vậy, chúng ta có thể nói “Di chúc” ngụy tạo không phải do Thủ tướng viết ra, chỉ là kết tinh ý nguyện của nhân dân, nhưng vẫn thuộc về “văn học”, thuộc về “sáng tác”, hay nói cách khác là nó thuộc về “dòng sáng tác văn học dân gian” như ca dao, tục ngữ của muôn đời.
V.H
(Theo Tạp chí Văn nghệ của Hội Văn nghệ Hồ Nam Trung Quốc)

Đặng Tiểu Bình tiết lộ bộ mặt thật của Chu Ân Lai




Ông Đặng Tiểu Bình cũng từng nói về bộ mặt thật ma quỷ của ông Chu Ân Lai trong một buổi nói chuyện kín, cho rằng ông Chu Ân Lai đã ủng hộ tích cực nhất cho ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa.” (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Một chuyên gia nghiên cứu về thời Cách mạng Văn hóa đã tiết lộ, ông Đặng Tiểu Bình cũng từng nói về bộ mặt thật ma quỷ của ông Chu Ân Lai trong một buổi nói chuyện kín, cho rằng ông Chu Ân Lai đã ủng hộ tích cực nhất cho ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa.”
Nhà nghiên cứu Tống Vĩnh Nghi tại Đại học Dickinson (Mỹ) trong bài viết “Góc khuất của Chu Ân Lai trong Cách mạng Văn hóa”cũng nhận định, ông Chu Ân Lai là kẻ nhiệt tình ủng hộ ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa,” các cựu lãnh đạo ĐCSTQ không ai phủ nhận được điều này.
Theo bài viết, ngày 20/3/1980, sau khi ông Đặng Tiểu Bình xem xong bản đề cương “Nghị quyết về những vấn đề lịch sử trong quá trình ĐCSTQ xây dựng đất nước” đã chia sẻ với các Ủy viên Bộ Chính trị về nhiều sai lầm của ông Chu Ân Lai trong thời “Cách mạng Văn hóa” này.
Ông Đặng Tiểu Bình nói: “Trong thời kỳ đầu “Cách mạng Văn hóa,” ông Chu Ân Lai đã đề bạt ông Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng, sau đó lại đề nghị là người sẽ kế nhiệm sự nghiệp của ông Mao Trạch Đông; trong thời gian chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 9 (24/1/1969) từng đề tên Giang Thanh và Hiệp Quần là Ủy viên Bộ Chính trị; trong thời gian chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 10 (24/8/1973) lại tiếp tục đề xuất Giang Thanh là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị; về chức Chủ tịch nước, cũng lại do ông Chu Ân Lai đề xuất với Bộ Chính trị cho ông Lâm Bưu đảm nhiệm; ông Chu Ân Lai còn phạm nhiều tội lỗi trong các vấn đề liên quan đến Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Hạ Long, Đào Chú.
Bài báo cũng chia sẻ ý kiến của ông Hồ Diệu Bang và Trần Vân, theo đó đều cho rằng ông Chu Ân Lai là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong sai lầm do phát động “Cách mạng Văn hóa,” không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh chính trị đương thời.

Ai cũng có thể bị bán đứng

Qua nguồn tài liệu để giải mã những bí mật lịch sử cho thấy, trong thời kỳ 10 năm Cách mạng Văn hóa, ông Chu Ân Lai đã không ngừng bán đứng “đồng chí” của mình. Ông Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Bành Đức Hoài, Đào Chú bị bức hại đến chết, các vụ án oan của Bành Chân, La Thụy Khanh, Trần Định Nhất, Dương Thượng Côn đều do ông Chu Ân Lai mà ra.
Ông Cao Văn Khiêm, chuyên gia nổi tiếng khi nghiên cứu về ông Chu Ân Lai đã nhận định, ông Chu cũng là người đã “chụp mũ” ông Lưu Thiếu Kỳ khi đích thân viết trong báo cáo gọi ông Lưu là “Lưu tặc.” Trong hồ sơ vụ án ông Lưu Thiếu Kỳ đã phê: “Lưu tặc là có đủ cả ngũ độc, gồm: đại phản đồ, kẻ phản bội giai cấp công nhân, nội gián, đặc vụ, Hán gian; là phần tử phản cách mạng!” và “Tên này phải giết!
Ông Chu Ân Lai có quan hệ thân với Ủy viên trưởng Chu Đức của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ, nhưng trong “Cách mạng Văn hóa” lại tố ông Chu Đức không đáng tin, từng chỉ mặt ông Chu Đức nói: “Ông là quả bom hẹn giờ của ĐCSTQ.
Ông Nguyễn Minh, người từng là cố vấn quan trọng của ông Hồ Diệu Bang đã viết trong cuốn sách «Về việc Chu Ân Lai bước lên vũ đài»: “Trong điều tra tội của Tứ nhân bang đã phát hiện nhiều án oan trong Cách mạng Văn hóa đều có chữ ký của ông Chu Ân Lai, trong đó có cả vụ án của chính người con gái và cháu trai ông ta.
Để bảo vệ mình, ông Chu còn xử lý cả người em ruột Chu Đồng Vũ của mình cùng viên cảnh vệ thân tín đã theo ông ta hơn chục năm liền.

Bộ mặt ma quỷ liên tục bị lộ ra

Bộ mặt giả của ông Chu Ân Lai từng lừa được vô số người dân Trung Quốc. Nhưng qua nghiên cứu tư liệu lịch sử, người ta đã thấy ông ta là một kẻ đạo đức giả, tự tư tự lợi, tàn nhẫn, xảo quyệt. Có thể đưa ra vài ví dụ như sau:
Năm 1931, ông Chu Ân Lai là kẻ đã gây ta vụ huyết án gia đình ông Cố Thuận Chương, quy là “kẻ phản bội.” Cả gia đình ông Cố Thuận Chương gồm hơn 30 người, trong đó có vợ, con trai 5 tuổi, cha vợ, em vợ, bảo mẫu, thậm chí cả người ân nhân cứu mạng của ông Chu Ân Lai là Tư Lịch… đều bị giết chết.
Ngày 11/4/1955, đêm trước diễn ra hội nghị Á-Phi (hội nghị Bandung) đã xảy ra sự cố đánh bom máy bay “Kashmir Princess” gây chấn động quốc tế. Rồi sự thật được phơi bày, người ta điều tra ra Thủ tướng đương nhiệm Chu Ân Lai đã biết trước có hành động mưu sát này nhắm vào ông ta, nhưng vì bảo vệ mình và mục đích làm cho đối thủ mừng hụt nên đã thay đổi hành trình, bỏ mặc cho 11 người trên chuyến bay bị chết thay.
Tháng 11/2013, trong bài báo “Tội lỗi ít người biết về ông Chu Ân Lai” đã tiết lộ bài viết “10 năm vĩ đại” toàn những lời lẽ dối trá của ông Chu Ân Lai đăng trên Nhân dân Nhật báo vào ngày 6/10/1959.  Ông Chu Ân Lai là người biết rõ hàng triệu đồng bào nông dân đang chết đói, nhưng đã tìm mọi cách để che giấu sự thật, thổi phồng thành quả kinh tế của ĐCSTQ bất chấp chuyện sống chết của hơn 50 triệu đồng bào nông dân. Trong thảm kịch chết đói của hàng triệu nông dân, thế nhưng vào ngày 26/1/1960, báo cáo chính phủ lại đưa ra: “Năm 1958 và 1959 được mùa bội thu, tình hình lương thực vô cùng khả quan…”
Vô số tội chứng cho thấy, cho dù xử ông Chu Ân Lai hàng triệu lần tội tử hình cũng khó xóa được mối hận trong lòng hàng trăm triệu đồng bào nông dân Trung Quốc.
Ngày 29/12/2015, nhà báo Thái Vịnh Mai, cựu biên tập viên tạp chí Khai Phóng (Hồng Kông) cho biết, bà phải mất 3 năm để hoàn thành cuốn sách «Bí mật thế giới tâm hồn ông Chu Ân Lai». Cuốn sách sẽ gây nhiều tranh luận, vì sau khi bà nghiên cứu nhật ký và thư từ của ông Chu Ân Lai thời thanh niên đã phát hiện ông ta là người đồng tính, thích một người bạn học nhỏ hơn ông ta 2 tuổi.
Vào năm 2007, bài báo “Những bằng chứng về ông Chu Ân Lai là người đồng tính” được nhiều người Trung Quốc chia sẻ ý kiến đồng tình trên mạng. Họ cho rằng, cùng với việc bộ mặt thật của ông Chu Ân Lai bị lộ ra, tấm biển đạo đức cuối cùng của ĐCSTQ đã bị sụp đổ.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Chu Ân Lai và vấn đề Hoàng Sa





Bản quyền hình ảnh Keystone-France/Getty ImagesHồ Chí Minh và Chu Ân Lai
Image caption Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam DCCH và Thủ tướng TQ, Chu Ân Lai ở Bắc Kinh năm 1955

"Bản đồ với đường chín đoạn là phản ảnh hai nghìn năm lịch sử Trung Quốc," Phó Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung Quốc, Vương Quán Trung tuyên bố tại diễn đàn đối thoại Shangri-La năm 2014.
Sở dĩ ông quả quyết như vậy là vì tài liệu Trung Quốc luôn khẳng định: chính thủy thủ Trung Quốc đã phát hiện ra những quần đảo Huangyan (Hoàng Sa) từ hai nghìn năm trước.
Bây giờ đến lượt Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Phạm Trường Long tuyên bố còn mạnh mẽ hơn.
Theo tường thuật của Tân Hoa Xã thì trong chuyến viếng thăm Việt Nam vừa qua (ngày 18 tháng 6), tướng Long đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các hải đảo ở Nam Hải (Biển Đông) đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ xa xưa."
Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?
Đàm phán biên giới Việt-Trung 1974-1978
Quan hệ Mỹ - Trung thời Donald Trump và lựa chọn chính trị của VN
Trong những năm qua, giới truyền thông và lãnh đạo Trung Quốc luôn dùng lịch sử hai nghìn năm để chứng minh chủ quyền ở Biển Đông.
Như vậy, có thể là những thế hệ trẻ đã không biết hoặc không nhớ rằng chính người đàn anh vĩ đại của mình - ông Chu Ân Lai - đã thú nhận rằng TQ đã xâm lăng Việt Nam từ hai nghìn năm trước, như được đề cập trong bài này.

Người tranh đấu cho đường chín đoạn

Năm 1948, dưới thời Thống chế Tưởng Giới Thạch, một bản đồ hành chính của Trung Hoa Dân Quốc có kèm theo một Phụ lục về "vị trí các đảo Nam Hải" gồm 11 vạch được công bố.
Tuy nhiên chính phủ ông Tưởng chỉ xác định một cách mập mờ, không đệ trình yêu sách cho Liên Hiệp Quốc.
Năm 1949, sau khi ông Mao Trạch Đông chiếm được lục địa, Trung Quốc bỏ đi hai vạch ở Vịnh Bắc Việt và vẽ lại bản đồ với một tuyến chín vạch chi tiết.
Tác giả của sáng kiến này chính là Chu Ân Lai (1898-1976), một con người đầy quyền lực, đã thoát được bao nhiêu cơn lốc chính trị của thời gian Cách Mạng Văn Hóa và Hồng Vệ Binh để giữ được chức thủ tướng 27 năm tới khi qua đời.

Image caption
Đường Lưỡi Bò Đường Chín Đoạn do TQ đưa ra
Lúc còn đương thời, ông Chu đã hăng say tranh đấu cho tuyến chín vạch, nhưng vào lúc hoàng hôn của cuộc đời thì trong nơi hậu trường kín đáo, chính ông lại lên án tổ tiên ông đã bóc lột Việt Nam. Như vậy, bằng một cách gián tiếp, ông cũng đã tự phê phán về hành động của chính mình.

Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa

Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam thì đã được nhiều sử gia, luật gia, chứng minh rõ ràng. Nơi đây chúng tôi chỉ nhắc lại vài sự kiện lịch sử liên hệ để nói đến câu chuyện tâm sự của ông Thủ tướng họ Chu với tiến sĩ Henry Kissinger (Cố vấn TT Nixon) về lịch sử hai nghìn năm, và về con người Việt Nam.
Hoa Kỳ cam kết bảo vệ đảo Senkaku cho Nhật
Nội các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng
5 điều cần biết về đảo Tri Tôn
Tháng 3, 1945: sau khi lật đổ Pháp ở Đông Dương, Nhật đã trao trả chủ quyền về lãnh thổ cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3, 1945 Đại sứ Nhật Masayuky Yokohama đã nhân danh Nhật Hoàng trao trả độc lập cho Hoàng đế Bảo Đại:
"Tâu Hoàng Thượng, đêm hôm qua, chúng tôi đã chấm dứt chủ quyền của Pháp ở đất nước này," Đại sứ Mark Masayuki Yokohama nói với cựu hoàng Bảo Đại.
"Tôi được trao nhiệm vụ dâng nền độc lập của Việt Nam cho Hoàng Thượng," có nghĩa là trao trả chủ quyền toàn thể lãnh thổ gồm cả các hải đảo. Ngày hôm sau, vua Bảo Đại mời ông Yokohama tới để trao cho ông một bản sao của tuyên ngôn độc lập Việt Nam.
Năm 1951: một hiệp ước quốc tế gọi là 'Hiệp Ước Hòa Bình với Nhật' hay 'Hiệp Ước San Francisco' (vì ký ở Memorial Opera House tại thành phố San Francisco) được 48 quốc gia tham dự và ký kết ngày 8 tháng 9. Trong số những quốc gia thành viên không có cả hai chính phủ Trung quốc (Bắc Kinh và Đài Loan) nhưng có chính phủ Quốc Gia Việt Nam.
Vì hiệp ước này không đả động gì tới hai nhóm quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, lại trao đảo Pratas (Đông Sa) cho Liên Hiệp Quốc, bởi vậy ngay trước và sau khi ký kết (ngày 15 tháng 8, và 18 tháng 9, 1951) Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố mạnh mẽ rằng Hiệp ước San Francisco là bất hợp pháp và khẳng định chủ quyền của TQ ở Biển Đông.
Vào dịp này, ông Chu chính thức công bố cho quôc tế một bản đồ chi tiết: lãnh thổ Trung Quốc gồm cả khu vực ở Biển Đông - vẽ bằng chín cái vạch, trông giống như hình lưỡi con bò, bao gồm tới cả trăm quần đảo, bãi cạn.
Bảy năm sau, lập trường này còn được nhắc lại lần thứ hai - vào năm 1958 - khi ông Chu tuyên bố với quốc tế quyết định về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của TQ và các đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trung Quốc chuẩn bị ăn mừng năm 2049

Trong cuốn sách "Cuộc Chạy Đua 100 Năm" (The Hundred Year Marathon) xuất bản năm 2015 chuyên gia về Trung Quốc nổi tiếng Michael Pillsbury khẳng định: Trung Quốc đang chuẩn bị để thay thế Mỹ trong vai trò là cường quốc mạnh nhất thế giới vào năm 2049 khi Bắc Kinh ăn mừng kỷ niệm 100 năm chiến thắng.
Để tiến tới mục tiêu ấy, Trung Quốc tập trung để xây một tuyến quốc phòng ngay trên biển. Trong cuốn "Vạn Lý Trường Thành Trên Mặt Biển: Hải quân Trung Quốc bước vào Thế Kỳ 21" (2010), tác giả Bernard Cole (chuyên gia về Á Châu, giáo dư tại Đại Học Quốc Phòng Mỹ) chứng minh rằng chiến lược của TQ là "lục địa hóa mặt biển" (territorialization of the sea), làm sao để kiểm soát được một vùng biển bao trùm 200 hải dậm tính từ vùng duyên hải.
Hai nhận xét này giải mã được tất cả các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông trong những năm qua, gây nên tình trạng căng thẳng ngày nay.
Trong bối cảnh ấy, tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa qua (ngày 3 tháng 6, 2017), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cáo buộc việc Trung Quốc khinh thường lợi ích của các quốc gia khác và không tuân theo luật quốc tế. Trung Quốc kịch liệt phản đối và cho đó là những "nhận xét vô trách nhiệm."

Xây dựng Lãnh Thổ Xanh


Việc "coi thường lợi ích của các quốc gia khác" đã được thể hiện rõ ràng qua những hành động mới nhất. Hãy bỏ qua việc lắp đặt giàn khoan Hải dương 981 năm 2014 và những diễn biến tiếp theo đó, gần đây TQ lại đưa giàn khoan khổng lồ "Lam Kình 1" (Blue Whale 1) cao tương đương một tòa nhà 34 tầng (khoảng 118m) tới Biển Đông. Ngoài giàn khoan Lam Kình 1 và việc tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự tại các hải đảo, bãi cạn, những hành động trong ba tháng qua còn gồm có:
Tàu du lịch Trường Lạc Công Chúa (Changle Princess) đã khởi hành từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh đảo Hải Nam chở theo 308 du khách trong một chuyến đi bốn ngày ba đêm đến nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa (tin ngày 3/3/2017). Tàu du lịch mới này có thể chuyên chở tới gần 500 người, có 82 phòng, với các dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm, chăm sóc y tế và bưu điện. Trước đó, phía Trung Quốc đã tiết lộ các dự án khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng và các thương xá trên nhóm đảo Lưỡi Liềm.
Chính quyền tỉnh Hải Nam ở miền nam Trung Quốc cho biết sẽ tổ chức các chuyến du lịch thường xuyên ra quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) ở Biển Đông vào năm 2020. Truyền thông Trung Quốc cho biết rằng tỉnh Hải Nam đang nâng cấp các hải cảng và có kế hoạch tổ chức các tuyến tàu du lịch khắp vùng Biển Đông gồm các nước thuộc "Con đường tơ lụa trên biển".

Bản quyền hình ảnh VCG/Getty Images
Image caption
Hoàng Sa Hoàng Sa: người Trung Quốc đeo bình khí để lặn biển ở nơi được quảng cáo là bãi nước xanh đẹp tuyệt trần ở Vĩnh Lạc Đảo
Chiêu dụ du khách tới các hải đảo để thưởng ngoạn khung cảnh thần tiên: trời xanh, biển rộng, không phải ở chung cư chật chội, chen chúc như trên đất liền, lại dư thừa hải sản tươi sống, tất nhiên là sẽ rất thành công. Như vậy, chẳng mấy lúc phong trào di dân đến hải đảo sẽ bùng lên. Thế là nhiều nhà đầu tư từ bốn phương sẽ đổ xô vào các hải đảo. Cùng một lúc, Bắc Kinh lại hình thành được một lực lượng lao động cần thiết để khai thác các loại kỹ nghệ hóa-dầu lấy từ dầu thô ở vùng gần Hoàng Sa, Trường Sa. Các hoạt động xây cất nhà cửa và chế biến sẽ theo sau: như thực phẩm, may mặc, đồ tiêu dùng và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người dân hải đảo.
Như vậy, đến năm 2049 thì Bắc Kinh lại có thêm một "Trung Quốc Hải Đảo" vì đã hoàn tất việc phát triển được một lãnh thổ xanh, trong lành.

Lịch sử hai nghìn năm

"Hai nghìn năm trước Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam."
Đây không phải là lập luận của một luật gia, sử gia, học giả mà là lời của chính Thủ tướng danh tiếng nhất của CHND Trung Hoa.
Tài liệu của Tòa Bạch Ốc (đã được giải mật) ghi thật rõ biên bản cuộc họp kín tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 7, 1971 giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Cố vấn Henry Kissinger. Lúc ấy ông Kissinger gặp ông Chu để sắp xếp chuyến viếng thăm của Tổng thống Nixon (tháng 2, 1972).

Thật lạ lùng: trong buổi họp, ông Chu đã xác nhận: "Hai nghìn năm trước Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam… tổ tiên chúng tôi là những người bóc lột nhưng bị đánh bại bởi hai nữ tướng".Hành động xâm lăng cũng không dễ, vì ngay từ đầu Trung Quốc đã bị đánh bại, lại bị đánh bại bởi hai nữ tướng.
Nói tới khí phách của con người Việt Nam, ông Chu xác nhận:
"Hai người nữ anh hùng ấy đã đánh bại tổ tiên của chúng tôi là những người bóc lột' (These two heroines who defeated our ancestors who were exploiters).
Biên bản Tòa Bạch Ốc ghi lại đàm thoạ:
-Thủ tướng Chu: "Việt Nam là một nước anh hùng."
-TS Kissinger: "Họ là một dân tộc anh hùng, một dân tộc vĩ đại."
-Thủ tướng Chu:
"Họ là một dân tộc vĩ đại, anh hùng và đáng khâm phục. Hai nghìn năm trước Trung quốc đã xâm lược họ, và Trung quốc đã bị đánh bại. Lại bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng."(Nguyên văn: They are a great and heroic and admirable prople. Two thousand years ago China committed aggression against them, and China was defeated. It was defeated by two ladies, two woman generals).
Ít người, kể cả người Trung Quốc được biết đến câu chuyện là chính Thủ tướng Chu Ân Lai khi sang thăm Việt Nam đã tới Đền thờ Hai Bà Trưng để phúng viếng. Ông Chu nói tiếp:

Bản quyền hình ảnh Bettmann/Getty Images
Image caption
Chu Ân Lai và Richard Nixon Thủ tướng Chu Ân Lai mở tiệc đãi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972
"Và khi tôi sang Việt Nam với tư cách là đại diện của nước Trung Hoa mới tôi đã đi thăm viếng Hà Nội, tôi đã đích thân đến tận mộ hai nữ tướng ấy và đặt vòng hoa trên những ngôi mộ để tỏ lòng kính trọng của tôi đối với hai vị nữ anh hùng, họ là những người đã đánh bại tổ tiên chúng tôi là những người bóc lột." (Nguyên văn: And when I went to Vietnam as a representative of New China on a visit on North Vietnam, I went personally to the graves of these two women generals and left wreaths of flowers on the graves to pay my respects for these two heroines who had defeated our ancestors who were exploiters).

Lịch sử Việt và Trung viết về Hai Bà Trưng

Về Hai Bà Trưng, sử gia Trần Trọng Kim ghi lại: "Năm Giáp Ngọ (năm 34 công nguyên) là năm Kiến Võ thứ 10, vua Quang Vũ sai Tô Định sang làm Thái Thú quận Giao Chỉ. Tô Định là người bạo ngược, chính trị tàn ác, người Giao chỉ đã có lòng oán giận lắm. Năm Canh Tí (năm 40) người ấy lại giết Thi Sách, người ở huyện Châu Diên (phủ Vĩnh tường, trước thuộc về Sơn Tây, nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên).
Vợ Thi Sách là Trưng Trắc, con gái quan lạc tướng ở huyện Mê Linh (làng Hạ Lôi, Huyện Yên lãng, tỉnh Phúc yên) cùng với em gái là Trưng Nhị nổi lên đem quân về đánh Tô Định. Bọn Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải. Lúc bấy giờ những quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cũng nổi lên theo về với hai bà. Chẳng bao lâu quân hai bà hạ được 65 thành trì. Hai bà bèn xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, là chỗ quê nhà."
Rồi ông bình luận: "Hai bà họ Trưng làm vua được ba năm, nhưng lấy cái tài trí người đàn bà mà dấy được nghĩa lớn như thế, khiến cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, ấy cũng là đủ để cái tiếng thơm về muôn đời. Đến ngày nay có nhiều nơi lập đền thờ hai bà để ghi tạc cái danh tiếng của hai người nữ anh hùng nước Việt Nam ta."
Chính Lịch sử Trung Quốc cũng phải ghi nhận về chiến thắng của Hai Bà tuy vẫn ngạo nghễ gọi người dân Việt là "Nam man".
Chương 86 trong sách sử Hậu Hán Thư (thế kỷ thứ 5), quyển thứ 5 viết về "Lịch sử miền Nam và Tây Nam man" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians), có ghi:
"Vào năm Kiến Vũ thứ 16, ở quận Giao Chỉ có hai người phụ nữ tên là Trưng Trắc (Zheng Ce) và Trưng Nhị (Zheng Er) nổi loạn và tấn công thủ đô của thái thú. Trưng Trắc là con gái của lạc tướng ở quận Mê Linh (Miling 麊 泠), kết hôn với một người đàn ông tên là Thi Sách (Shi Suo 詩 索). Người phụ nữ này là một chiến binh hung dữ, bị thái thú Giao Chỉ kỷ luật nên nổi giận và nổi loạn. Các thị trấn man rợ của quận Cửu Chân (Jiuzhen), Nhật Nam (Rinan), và Hợp Phố (Hepu) tất cả đều theo hai bà này và đánh chiếm được sáu mươi lăm thành phố và tuyên bố là Vua.."
Nhìn lại Cách mạng Văn hóa TQ - BBC Tiếng Việt
Cách mạng Văn hóa và vấn đề Việt Nam - BBC Tiếng Việt
Tài liệu của Trung Quốc không nói gì tới những tàn ác của quân đội và quan chức Trung Quốc đối với người dân Việt, kể cả việc giết chồng bà Trưng Trắc.
Sau Hai Bà Trưng, Trung Quốc luôn quay lại xâm chiếm nhưng không chiếm hẳn được, trước sau, dù sau mấy trăm năm rồi cũng bị đánh bật ra. Bốn lần Việt Nam bị Bắc thuộc tổng cộng tới hơn một 1000 năm.
Chắc ông Chu đã phản hồi về lịch sử nhà Hán cũng như những triều đại khác, cho nên mới không úp mở khi dùng cả hai chữ "xâm lăng" và "bóc lột" để nói về tổ tiên ông.

Vì sao chiếm Hoàng Sa?

Câu hỏi đặt ra là nếu ông đã nói như vậy, tại sao ông lại để cho Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa năm 1974?

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption
Mao Trang tuyên truyền của TQ ca ngợi Mao Trạch Đông đặt ra mục tiêu phát triển Hải quân Quân Giải phóng
Để trả lời phần nào câu hỏi này, trước hết ta phải nhớ rằng: quyền lực ở Trung Quốc luôn tập trung vào tay ông Mao cho tới ngày ông chết (9/9/1976).Ngoài ra, nếu nhìn vào quãng đời cuối cùng của ông Chu thì thấy từ cuối 1972 ông đã lâm bệnh nặng. Theo tác giả Gao Wenqian viết về tiểu sử ông Chu gần đây, thì một nhóm bác sĩ TQ đã chẩn đoán ông mắc bệnh ung thư bàng quang.
Nhóm này báo cáo rằng nếu được điều trị ngay thì ông có cơ hội hồi phục từ 80 đến 90%. Tuy nhiên việc điều trị cho cấp lãnh đạo thì luôn đòi hỏi phải được ông Mao chấp thuận. Thật lạ lùng: chính ông Mao đã cấm chỉ các bác sĩ không được tiết lộ cho cả ông Chu lẫn bà vợ biết tin về chẩn đoán ung thư, cũng như không được chữa bệnh hay chẩn đoán lại. Ông Chu suy yếu thật nhanh và đã qua đời ngày 8/1/1976. Bàn về tại sao ông Mao lại đối xử với người cận thần, có công lao thật lớn với mình như vậy là ra ngoài khuôn khổ giới hạn của bài này.
Ngày nay, ngoài Hoàng Sa và Trường Sa, TQ đang thâu tóm những hải đảo khác ở Biển Đông.
Các quốc gia 'bị bóc lột' đang xích lại thành những liên minh với nhau và với Mỹ, như bình luận của Tướng không quân Mỹ Herbert Carlisle:
"Thái độ hung hăng của Trung quốc mang lại nguy cơ là họ đã tính toán sai lầm… một số hành xử hung hăng của họ trong thực tế đã đẩy bạn bè chúng tôi lại gần chúng tôi hơn, họ là những người mong muốn chúng tôi hiện diện ở nơi đây" (Khi Đồng Minh Nhảy Vào, trang 609).
Nếu các quốc gia này không nhận được sự liên kết hữu hiệu của Mỹ để cùng nhau hành động cho kịp thời thì sẽ phải chấp nhận một hậu quả trầm trọng của 'một sự đã rồi', đó là một vạn lũy trường thành trên mặt Thái Bình Dương để bá chủ Á Châu, và từ đó sẽ phóng quyền lực đi thật xa.

Bản quyền hình ảnh Keystone/Getty Images
Image caption
Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và Lâm Bưu trước khi Lâm bị hạ bệ Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và Lâm Bưu trước khi Lâm bị hạ bệ
Trong thư ngày 5/04/1954), Tổng thống Dwight Eisenhower viết cho Thủ tướng Anh Winston Churchill:"Nếu tôi có thể nhắc lại lịch sử, chúng ta đã không ngăn chận Hirohito, Mussolini, Hitler vì đã không cùng hành động chung với nhau, và cho kịp thời. Chính vì thế nên đã dẫn tới một thảm kịch bi đát và một sự nguy hiểm tuyệt vọng trong mấy năm sau. Và như vậy, chúng ta đã học được điều gì chưa trong kinh nghiệm này?"
Vì không ngăn chặn Nhật Hoàng Hirohito nên Nhật Bản đã từng bước bá chủ cả Á Châu.
Để biết xem chính quyền Trump có học được điều gì trong kinh nghiệm này hay không, ta phải chờ đợi tới khi cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Washington được hạ nhiệt.
Có dư luận cho rằng để ngăn chặn Trung Quốc, chính quyền Trump (gồm Phó tổng thống Mike Pence - người sẽ kế vị TT Trump trong trường hợp bị bãi nhiệm) đang chuẩn bị đánh "ván bài Nga" (Russian card): liên kết với Moscow để cân bằng với Trung Quốc, ngược lại với "ván bài Trung Quốc" (China card) của TT Nixon, từng dùng Trung Quốc để cân bằng với Liên Xô hồi đó.
Chúng ta hãy chờ xem.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Ông là tác giả cuốn 'Khi Đồng minh Tháo chạy' và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Hiện ông định cư tại Virginia, Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét