BÍ ẨN LỊCH SỬ 68
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo báo Guardian, hai người đàn ông mang quốc tịch Đức và Ba Lan đã
chỉ định luật sư để thương lượng với chính quyền Ba Lan về phần thưởng
cho người tìm ra kho báu.
Họ đòi 10% giá trị con tàu cùng số của cải trên đó và chỉ tiết lộ địa điểm sau khi chính quyền cam kết phần ăn chia này. Tờ báo địa phương Wiadomoci Wałbrzyskie cho biết đoàn tàu được phát hiện có chiều dài 150m, nó có thể chứa đến 300 tấn vàng, một ít kim cương, đá quý và các thiết bị công nghiệp.
“Đây là phát hiện có tầm quan trọng tương đương với việc tìm ra con tàu Titanic”, Đài phát thanh Wroclaw dẫn lời luật sư Jarosław Chmielewski, người đại diện cho hai thợ săn kho báu. Hiện nhà chức trách thành phố Wałbrzych vùng tây nam Ba Lan đang tìm hiểu thông tin.
Chuyện kể rằng vào khoảng cuối năm 1944 hoặc đầu 1945, giữa lúc Hồng quân Liên Xô đánh thẳng về phía tây trong những ngày cuối cùng của thế chiến, lãnh đạo phát xít ở thành phố Breslau, thủ phủ của khu vực Hạ Silesia (bây giờ là Wroclaw) thu gom nhiều tấn vàng của cư dân và cất trong trụ sở cảnh sát. Số vàng này được chất lên một chiếc tàu hỏa và chạy về hướng lãnh thổ Đức quốc xã kiểm soát.
Nhưng đoàn tàu này biến mất sau đó, còn phe đồng minh quyết định chuyển phần lãnh thổ Hạ Silesia cho Ba Lan khi chiến tranh kết thúc. Một giả thiết cho rằng đoàn tàu chở vàng bị giấu dưới lòng đất đâu đó gần tòa lâu đài cổ Ksiaz, giả thiết khác khẳng định nó nằm dưới những ngọn đồi gần thị trấn Piechowice.
Trở lại sự kiện hôm nay, hai thợ săn kho báu tuyên bố họ tìm thấy đoàn tàu dưới một đường hầm có thể đào để tiếp cận được. Điều này khớp với việc ngày xưa người Đức từng cho xây dựng một hệ thống đường hầm phức tạp trong khu vực.
Trong khoảng năm 1943-1945, phát xít Đức từng dùng lao động cưỡng bức và tù binh chiến tranh để xây 9km đường hầm dưới lâu đài Ksiaz và khu vực xung quanh dãy núi Cú (tiếng Ba Lan là Góry Sowie).
Theo BBC, tuy những tài liệu cũ còn sót lại không khẳng định nhưng một số thông tin nói đây là dự án Riese (Người khổng lồ) của Đức quốc xã xây trung tâm chỉ huy mới cho Hitler. Dự án sau đó không hoàn thành được.
Một giả thiết khác là hệ thống đường hầm này được dùng cho các nhà máy dưới lòng đất. Một trong số đó bây giờ là những điểm tham quan du lịch tại Ba Lan.
Tờ báo Ba Lan Wyborzca dẫn một nguồn tin ẩn danh tiết lộ hai thợ săn kho báu đã tìm ra đoàn tàu bằng cách sử dụng kỹ thuật rađa địa chất xuyên lòng đất.
Nguồn tin này cũng nói đoàn tàu nằm sâu 70m dưới lòng đất. Trong khi đó, một báo cáo khác chỉ cụ thể hơn vị trí đó nằm dưới một nhà ga bỏ hoang ở Walim, một khu dân cư nhỏ cách thành phố Wałbrzych hơn 14km về phía đông nam.
Họ thông báo cần phải biết chính xác đoàn tàu đang nằm ở đâu và bên trong nó có những gì trước khi có thể cam kết.
Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ngờ vực. Nhà sử học địa phương Joanna Lamparska nói trên Đài truyền hình Ba Lan TVN24 rằng bà thấy câu chuyện tìm ra kho báu là không có căn cứ. “Theo ý tôi, có lẽ người nào báo cáo chuyện này đang dẫn nhà chức trách đến một vị trí hoàn toàn khác”, bà nói.
Dù thật hay giả, người dân Ba Lan trong vùng lẫn vô số thợ săn kho báu trên khắp châu Âu đang vô cùng hào hứng. Ít nhất, họ sẽ xác minh được lời đồn đại 70 năm qua về sự tồn tại của vàng và kho báu trong các đường hầm cũ của Đức quốc xã.
Theo cảnh sát Ba Lan, vì đây là một đoàn tàu quân sự nên nó có thể chứa vũ khí và bị gài chất nổ. Nhà chức trách còn đặt giả thiết những tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật hạt nhân của người Đức vẫn còn nằm trên tàu.
Còn một mối nguy hiểm khác, đó là do nằm dưới lòng đất trong một thời gian dài, khí methane có thể đã phủ kín đường hầm, gây ra nguy cơ phát nổ nếu bị kích thích bởi máy móc từ bên ngoài.
Người phát ngôn Hội đồng thành phố Walbrzych, bà Marika Tokarska, cho biết khi chính quyền đã biết vị trí đoàn tàu, họ sẽ bảo vệ nghiêm ngặt và giữ an toàn cho công tác điều tra.
Đoàn tàu này vốn đã biến mất bí ẩn khi đang trên đường từ Hungary tới Đức năm 1945.
Theo PTI ngày 21-9, một người Ba Lan và một người Đức chuyên săn tìm kho báu nói họ đã tìm ra vị trí đoàn tàu ở khu vực gần lâu đài Ksiaz, thành phố Walbrzych (Ba Lan), và đang muốn được nhận 10% giá trị số tài sản trên tàu.
"Luật sư, quân đội, cảnh sát và đội cứu hỏa đang xử lý vụ việc. Khu vực này trước đây chưa từng được khai quật và chúng tôi không biết liệu có thể tìm thấy những gì" - Markia Tokarska, một nhân viên hội đồng thành phố Walbrzych, nói.
Đoàn tàu được nhắc đến là một đoàn tàu bọc thép dài 150m, chở theo nhiều súng, vàng, đá quý và các mặt hàng có giá trị khác, trong đó có tranh vẽ với giá trị ước tính lên đến 200 triệu USD.
Theo trang web Wiadomosci Walbrzyskie (Ba Lan), số vàng trên đoàn tàu này có thể lên tới 300 tấn.
Tin cho hay khi bị Hồng quân Liên Xô tiến vào bao vây vào cuối Thế chiến II, Đức quốc xã đã chất vàng và các của cải khác lên một đoàn tàu và đưa đi giấu.
Đoàn tàu được cho là mất tích gần thành phố Breslau, Đông Đức lúc đó - tức thành phố Wroclaw thuộc Ba Lan hiện giờ. Có tin nói đoàn tàu đã đi vào một đường hầm gần lâu đài Ksiaz ở vùng núi Lower Silesia và biến mất từ đó. Đường hầm sau đó bị đóng và bị lãng quên.
Tại cuộc họp báo tổ chức tại thị trấn Walbrzych nơi con tàu được cho là bị mất tích, Giáo sư Janusz Madej thuộc Viện mỏ địa chất Ba Lan tuyên bố, không tồn tại bất cứ con tàu có chứa châu báu bị chôn vùi trong lòng đất như những đồn đoán ban đầu. Các nhà khoa học thuộc Viện mỏ địa chất đã khảo sát khu vực rộng lớn nơi con tàu nghi ngờ trú ẩn và sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp như máy dò tìm từ trường, máy camera chụp ảnh nhiệt và ra-đa phát hiện sóng từ. Tuy nhiên kết quả tìm kiếm cho thấy không có hình ảnh con tàu nào trong lòng đất, ngoại trừ có thể có sự tồn tại của hệ thống đường hầm.
Có
mặt tại buổi họp báo, hai người săn tìm cổ vật là Piotr Koper (người Ba
Lan) và Andreas Richter (người Đức) cho rằng, có bằng chứng về sự tồn
tại của con tàu huyền bí nói trên. Họ đã sử dụng thiết bị riêng để dò
tìm và phát hiện con tàu dài 92m nằm trong một đường hầm cao 8m, rộng từ
5-6m. Kết quả thăm dò này đã được gửi lên chính quyền thị trấn vào ngày
7/12 vừa qua. Piotr Koper và Andreas Richter tuyên bố đề nghị nếu con
tàu trên được khai quật, thì phải được nhận 10% tổng giá trị châu báu
hiện có trên con tàu.
Đức quốc xã được cho là đã xây hệ thống hầm và sử dụng tàu để vận chuyển của cải cướp bóc được tại Đông Âu về Berlin từ năm 1943 đến năm 1945. Khi hồng quân Xô-viết tiến vào Đức năm 1945, một số chuyến tàu không thể tới được Berlin và phải nằm lại trong hệ thống hầm trên. Người dân địa phương cho rằng con tàu bí mật chở đầy châu báu trên đang bị chôn vùi trong hệ thống hầm bí mật gần Walbrzych.
Theo VOV/Praha
Ông Plebanczyk cho biết, ông phát hiện ra căn phòng kho báu bị mất tích này trong một cuộc thăm dò tìm kiếm khu liên hợp hầm ngầm và boongke của Đức Quốc xã.
Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin về việc tìm ra căn phòng hổ phách bị mất tích từ lâu. Hồi tháng 9 năm ngoái, Ba Lan đã tuyên bố phong tỏa khu vực nghi có “Đoàn tàu vàng” của phát xít Đức ở gần thành phố Walbrzych.
Từ Đông sang Tây đều có những huyền thoại về các kho báu, kích thích những chuyến săn tìm từ năm này sang năm khác.
Từ năm 1943, hồ Toplitz (Áo) được phát xít Đức chọn làm nơi xây dựng căn cứ thực nghiệm hải quân. Do vị trí đặc biệt hẻo lánh của nó nên người ta tin rằng phát xít Đức đã chôn giấu dưới đáy hồ kho tàng khổng lồ vơ vét được từ nhiều nước.
Những năm 1943-1944, Đức quốc xã đã dùng căn cứ hồ Toplitz làm nơi thử nghiệm các loại chất nổ ở những độ sâu khác nhau. Họ cũng bắn ngư lôi từ hồ, khoét thành những lỗ lớn trên vách núi. Cũng trong thời gian đó, phát xít Đức bắt đầu chiến dịch bí mật Bernhard.
Mục đích của chiến dịch này là đánh vào kinh tế các nước đồng minh bằng cách tung ra một số lượng lớn tiền giả. Phát xít Đức đã chế tạo được tiền giả tinh vi tới mức gần như không thể phân biệt với tiền thật và lên kế hoạch phát tán chúng trên khắp các quốc gia phe đồng minh, gây ra siêu lạm phát.
Nếu chiến dịch này thành công sẽ tác động đáng kể vào cục diện cuộc chiến. Tuy nhiên, năm 1945, ngay trước khi chiến dịch Bernhard đi vào giai đoạn quyết định, Hồng quân Liên Xô đã tiến sát Berlin. Chế độ Đức quốc xã đến hồi nguy khốn, chiến dịch Bernhard bị chấm dứt.
Hồ Toplitz
Hồ Toplitz rừng thiêng nước độc trở thành một trong những thành lũy
cuối cùng phát xít Đức có thể trốn lánh. Các nhân chứng kể rằng họ trông
thấy lính quốc xã thoạt đầu dùng xe quân sự, sau đó dùng xe ngựa chuyển
các thùng lớn bằng kim loại tới hồ Toplitz.
Hàng triệu bảng Anh tiền giả cùng với máy in và mọi thứ liên quan đến chiến dịch Bernhard được đóng thùng chuyển lên thuyền rồi thả xuống đáy hồ Toplitz. Người ta cho rằng cũng với động cơ chôn giấu các bí mật và cất giữ tài sản khỏi tay kẻ thù, Đức quốc xã đã đồng thời trút xuống hồ Toplitz các thùng chứa vàng thỏi, các tác phẩm nghệ thuật cùng vô số ngọc ngà châu báu mà chúng đã cướp bóc được từ nhiều quốc gia trên khắp châu Âu, và cả những tài liệu ghi chú nơi giấu tài sản tịch thu của người Do Thái.
2 năm sau khi thế chiến kết thúc, hải quân Hoa Kỳ đã cho người lặn tìm kho báu nhưng một thợ lặn của họ đã bị vướng vào các cây gỗ và chết chìm. Năm 1959, đến lượt người Đức vào cuộc, lần này có vẻ họ may mắn hơn khi tìm được một máy in cùng với các thùng chứa 72 triệu bảng Anh giả.
Ông Gerhard Zauner, một trong những thợ lặn tham gia cuộc săn tìm kho báu năm 1959, thuật lại rằng ông nhìn thấy thấp thoáng xác máy bay chìm phía dưới lớp cây gỗ nhưng không thể tiếp cận được.
Sự kiện phát hiện các thùng tiền giả trùng khớp với những lời đồn đoán nên càng kích thích người ta bất chấp nguy hiểm lặn tìm kho báu. Năm 1963, chính phủ Áo quyết định ban bố lệnh cấm thám hiểm tự phát ở hồ Toplitz sau khi xảy ra vụ việc một cựu sĩ quan SS dẫn thợ lặn tới thăm dò bất hợp pháp và người thợ lặn đó đã chết đuối.
Năm 1983, một nhà sinh vật học người Đức tình cờ phát hiện thêm tiền Anh giả và nhiều tên lửa thời phát xít. Năm 2000, một nhóm thám hiểm dùng tàu lặn tìm kiếm suốt 3 tuần nhưng tất cả những gì họ thu được chỉ là một chiếc hộp chứa đầy nắp chai bia mà có vẻ như ai đó đã cố ý ném xuống hồ để chơi khăm những tay săn kho báu.
Một số chuyên gia cho rằng vàng rất nặng nên có thể đã chìm sâu trong lớp bùn bên dưới đáy hồ.
Năm 2005, công ty nhà nước Bundesforste quản lý hồ Toplitz đã ký hợp
đồng cho phép lão làng săn kho báu người Hoa Kỳ Norman Scott lặn tìm
trong 3 năm và chia nhau kho báu nếu tìm thấy. Ông Scott tuyên bố đã
phát hiện những manh mối mới trong kho tài liệu ở Berlin và Washington
khiến ông tin rằng có kho vàng dưới hồ. Nhưng, kho báu vẫn bặt tăm.
Năm 2009, CBS News thuê công ty Ocean Engineering dùng robot Phantom lặn sâu xuống hồ. Sau nhiều cuộc đàm phán, họ được chính phủ Áo cho phép tiến hành trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, ngay cả công nghệ tiên tiến cũng có chỗ khiếm khuyết vì nếu Phantom không xuống sâu, nó sẽ không thể tìm được dưới đáy có gì, nhưng nếu xuống quá sâu, nó sẽ bị bùn che mất tầm nhìn, hoặc thậm chí mắc kẹt dưới đó.
Vùng hồ chết còn làm khó đoàn bằng những trận mưa đá và một tia sét đánh trúng hệ thống định vị của Phantom đã làm nó bị trục trặc. Trong nỗ lực cuối cùng, họ dùng tàu ngầm 1 người lái để xem xét manh mối mà Phantom phát hiện trước khi nó bị trục trặc.
Họ đã thu được một khối giấy đã bắt đầu phân rã. Họ tỉ mỉ khôi phục từng chút một và xác định được đó là những tờ bảng Anh giả. Phát hiện này củng cố cho giả thiết chiến dịch bí mật Bernhard là có thật thì kho báu cũng có thật.
Một số chuyên gia cho rằng vàng rất nặng nên có thể đã chìm sâu trong lớp bùn bên dưới đáy hồ và bị che phủ bởi lớp cây gỗ dày, khó phát hiện, nếu phát hiện cũng khó trục vớt.
Có những người Đức ngày nay vẫn miệt mài truy tìm
dấu vết Căn phòng hổ phách bị Đức Quốc xã trộm từ cung điện của Sa
hoàng trong cuộc xâm lược Liên Xô năm 1941. Được làm thủ công
hoàn toàn từ hổ phách, vàng và đá quý, căn phòng chứa đựng những tác
phẩm kinh điển nhất của nghệ thuật Ba-rốc, có thể xem là một kì quan của
thế giới hiện đại.
Tháng 3/2011, cuộc săn tìm suốt 60 năm Căn phòng hổ phách của Sa hoàng đã có những khám phá mới tại một thị trấn nhỏ ở Đông Đức, khi những người săn tìm kho báu phát hiện một hầm cát mà họ tin rằng đang chứa đựng một trong những kì quan của thế giới hiện đại.
Matthias Gluba, một kiến trúc sư và là người đam mê sử học có vẻ đã lần ra dấu vết của báu vật này sau khi nghiên cứu những tài liệu thời chiến của thị trấn Auerswalde, gần thành phố Chemnitz của Đức.
Hình ảnh về Căn phòng Hổ phách nguyên thủy. (Ảnh: Daily Mail).
Auerswalde là nơi Hitler cho chế tạo hai khẩu pháo
lớn nhất trong lịch sử - Dora và Gustav – hai con quái vật khổng lồ đặt
trên đường xe lửa có khả năng thổi bay những đầu pháo nặng hàng tấn. Khi
tìm hiểu lịch sử của những khẩu thần công này, Gluba tình cờ phát hiện
tài liệu về công trường bí mật dưới lòng đất.
Sau đó Gluba tìm thấy thông tin chi tiết về việc vận chuyển bí mật từ thành phố Koenigsberg (nay là Kaliningrad và một phần của Nga nhưng vào năm 1945 vẫn là thành phố chính của Đông Phổ thuộc Đức) – nơi lưu giữ cuối cùng được biết đến của Căn phòng hổ phách huyền thoại trước khi nó về tay Hồng quân Liên Xô.
Căn phòng Hổ phách bị Đức Quốc xã trộm từ cung điện của Sa hoàng trong cuộc xâm lược Liên Xô năm 1941. Được làm thủ công hoàn toàn từ hổ phách, vàng và đá quý, căn phòng chứa đựng những tác phẩm kinh điển nhất của nghệ thuật Ba-rốc và được công nhận rộng rãi là một trong những kho báu nghệ thuật quan trọng bậc nhất thế giới.
Khi tất cả 565 ngọn nến của nó được đốt lên, Căn phòng hổ phách được miêu tả là "bừng sáng như vàng ròng". Căn phòng được định giá khoảng 150 triệu Bảng (khoảng 5.000 tỷ đồng), nhưng nhiều người cho rằng nó vô giá.
Đây là món quà của Vua Phổ tặng Sa hoàng Nga Pie Đại đế năm 1716. Sau đó, Catherine Đại đế giao cho một đội thợ thủ công tô điểm thêm cho căn phòng và dời nó từ Cung điện Mùa đông ở Petersburg tới nơi ở mới mùa hè của bà ở vùng ngoại ô Tsarskoye. Đến tháng 1/1945, căn phòng biến mất sau nhiều chiến dịch tấn công trên mặt đất và trên không.
Căn phòng ban đầu phần nào được khôi phục năm 1979 nhưng vẫn thiếu sự huy hoàng nguyên bản. Từ khi biến mất, nó trở nên bí ẩn như thành phố vàng El Dorado trong truyền thuyết, và trở thành nỗi khát khao tìm kiếm của kẻ giầu lẫn người nghèo.
Viên chức của Đức phụ trách việc vận chuyển căn phòng cho biết nó được đặt trong một lâu đài và đã cháy rụi sau một cuộc không kích. Nhưng gần đây, ông Gluba, 57 tuổi, tái khởi động một cuộc săn lùng căn phòng kì ảo.
Ông tìm được những tài liệu về một cuộc không kích xuống Breslau (từng thuộc Đức, nay là một thành phố của Ba Lan) vào ngày 4/2/1945. Quân đội cho biết 40 toa tàu từ Koneigsberg, nơi đã bị mất nhiều ngày trước vào tay Hồng quân, không hề bị tổn hại trong cuộc tấn công và đang trên đường tới Auerswalde "một cách bí mật nhất".
"Sau đó tôi tìm thấy tài liệu nói rằng hàng trăm tù binh Liên Xô được chỉ đạo tháo dỡ những thùng hàng từ xe lửa và đưa tới một căn cứ dưới lòng đất ở trong rừng bên ngoài thị trấn, sau đó tôi tìm thấy ghi chép về việc cử một phân đội S.S để bảo vệ hoạt động này", báo Anh Guardian dẫn lời ông Gluba.
Ông cho rằng chiến dịch này được thực hiện rất muộn, trong bối cảnh chiến tranh và hệ thống giao thông hỗn loạn như vậy chứng tỏ những thùng hàng bí mật đó phải chứa thứ cực kỳ giá trị.
Cung điện Ekaterina gần thành phố Saint Peterburg, Nga, từng là nơi đặt Căn phòng Hổ phách. (Ảnh: Daily Mail).
Gunter Richter, một người dân địa phương đã hơn 80 tuổi, sống ở
Auerswalde, kể với Gluba rằng, ông nhớ ở rừng Muna ngoài thị trấn có một
khu hầm khổng lồ được xây dựng với mục đích quân sự mà ông từng tới đó
khi còn nhỏ.
Ông nhớ căn hầm đó rất rộng, đủ để cho xe tải chạy bên trong. Nhưng nó biến mất khỏi các bản đồ sau chiến tranh. Năm 2011, ông và Gluba tìm thấy một đường thông khí dẫn tới một cấu trúc ngầm bí mật mà họ tin đó chính là căn hầm ngày xưa.
"Nếu chuyến hàng từ Koenigsberg và được đặc vụ S.S. bảo vệ được dỡ xuống ở đây thì chúng ta có trách nhiệm với lịch sử là phải mở chúng ra và xem có gì bên trong", ông chia sẻ.
Tháng 3/2011, nhóm tìm kiếm cho biết họ đang xin giấy phép để khai quật báu vật. Nhưng từ đó đến nay chưa có thêm tin tức gì.
Đến tháng 9/2015, những người săn kho báu tuyên bố tìm thấy đoàn tàu chở vàng của Đức Quốc xã, và có thể Căn phòng hổ phách nằm trong đó. Bộ trưởng Văn hóa Ba Lan Piotr Zuchowski nói rằng ông đã thấy hình ảnh radar thăm dò lòng đất về một đoàn tàu dài hơn 100m.
3 tháng sau đó, giới chức Ba Lan thông báo họ tìm thấy một đường hầm, nhưng không phải đoàn tàu chở vàng của Đức Quốc xã như thông tin dự đoán trước đó. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc bí mật về Căn phòng hổ phách vẫn chưa được giải, báo Anh Daily Mail đưa tin.
Mật mã Beale bao gồm 3 bản mã nói về một kho báu chôn vàng bạc và nữ trang có giá trị khoảng 63 triệu USD.
Cho đến nay, người ta đã giải được bản mã thứ 2 nói về giá trị của kho
báu, nhưng 2 bản mã còn lại, một mô tả nơi cất giấu kho báu, một là danh
sách thân nhân những người chủ kho báu, vẫn chưa giải mã được.
Trước khi xuất phát cuộc phiêu lưu khác, Beale đã ghi lại chi tiết về kho báu trong 3 bản mã, đặt chúng trong chiếc hộp sắt và giao cho một người tin cậy của ông năm 1822, ông chủ quán trọ Robert Morriss ở Lynchburg. Beale dặn Morriss không được mở chiếc hộp trong vòng 10 năm.
Beale cũng hứa sẽ nói người bạn ở St. Louis gửi thư cho Morriss để cung cấp chìa khóa giải mã, nhưng Morriss không bao giờ nhận được lá thư đó. Năm 1845, Morriss đã mở chiếc hộp nhưng hoàn toàn bó tay trước các bản mã. Vài chục năm sau, trước khi chết Morriss đã giao chiếc hộp có các bản mã cho một người bạn.
Ông này đã mất gần 20 năm mới giải được bản mã thứ 2, nói về chi tiết kho báu. Vì không thể giải các bản mã còn lại, nên năm 1885 ông quyết định công bố câu chuyện về 3 bản mã trong cuốn sách nhỏ "Những giấy tờ của Beale".
Cuốn sách chứa nội dung 3 bản mã gốc và bản giải mã của bản mã thứ 2. Tác giả của cuốn sách là James B Ward. Truy tìm trong sổ sách về nhân khẩu ở địa phương vào thời đó, người ta chỉ phát hiện 1 người có tên Ward. Người này sở hữu căn nhà nơi bà Sarah Morriss, vợ của Robert Morriss, sau khi bà này chết năm 1865.
Theo giải thích trong cuốn sách, người bạn của Morriss đã dùng bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ để giải bản mã thứ 2, theo cách thức đối chiếu các con số trên bản mã với số thứ tự của từ trong bản tuyên ngôn, lấy chữ cái đầu của từ đó.
Điều đáng lưu ý là bản tuyên ngôn Beale dùng có một số khác biệt so với bản tuyên ngôn phổ biến hiện nay. Người ta vẫn không biết nhờ đâu người bạn này khám phá được bản tuyên ngôn Hoa Kỳ là chìa khóa cho bản mã thứ 2.
Lần thứ hai vàng được giấu vào tháng 12/1818 bao gồm 1.907 pound vàng, 1.288 pound bạc, kèm theo châu báu quy đổi ra từ bạc ở St.Louis để luân chuyển cho an toàn trị giá 13.000USD. Tất cả của cải được để trong thùng sắt, nắp sắt. Hầm được lát đá, các thùng đựng đặt trên đá và đặt chồng lên nhau. Tờ giấy số 1 mô tả chính xác địa điểm kho tiền, do đó, sẽ không khó để tìm ra nó".
Dựa theo bản mã thứ 2, người ta tính ra kho báu có 35.052oz vàng (trị giá khoảng 63 triệu USD tính theo giá tháng 9/2011), 61.200oz bạc (trị giá khoảng 1 triệu USD năm 2010) và nữ trang trị giá 13.000USD năm 1818, tức khoảng 180.000USD năm 2010. Toàn bộ kho báu cỡ 3 tấn.
Bản mã thứ nhất, được tin ghi nơi cất giấu kho báu Beale.
Cho đến nay có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề thật giả của 3 bản
mã Beale. Cuối những năm 1960, nhà nghiên cứu Carl Hammer của Sperry
UNIVAC đã dùng các thuật toán vi tính để phân tích các bản mã và kết
luận chúng được mã hóa sơ sài. Sau đó, các nhà nghiên cứu mật mã cho
rằng 2 bản mã còn lại (bản số 1 và 3) không phải là bản mã theo ký tự
tiếng Anh.
Những người khác đặt câu hỏi tại sao Beale lại phức tạp hóa vấn đề bằng 3 bản mã khác nhau, đặc biệt với bản mã thứ 3 (những người được chia phần) vì người ta sẽ không có động cơ để giải bức mã đó. Phân tích cách hành văn của ngôn ngữ được sử dụng bởi tác giả của cuốn sách nhỏ và bản mã thứ 2, người ta cho rằng có thể do cùng 1 người viết. Bản mã thứ 3 cũng được cho là quá ngắn để có thể liệt kê danh sách 30 người thừa hưởng kho báu.
Theo cuốn sách, Robert Morriss nói ông là chủ khách sạn Washington năm 1820. Nhưng các chứng từ còn lưu lại cho thấy ít nhất đến năm 1823 ông mới mở khách sạn đó. Nhưng trong danh sách khách hàng của Sở Bưu điện St. Louis năm 1820, có khách hàng tên Thomas Beall. Trong khi đó, cuốn sách có ghi lại Beale đã gửi một lá thư từ St. Louis năm 1822.
Dù sao những nghi ngại không làm nản lòng nhiều kẻ săn kho báu. Lời đồn về kho báu được chôn cất ở hạt Bedford đã kích thích nhiều người thực hiện các chuyến thám hiểm hòng khám phá, tìm kiếm kho báu ở những địa điểm có khả năng.
Có tài liệu ghi về việc một người phụ nữ đã đào bới nghĩa trang của nhà thờ Mountain View vào tháng 2/1983 vì tin rằng Beale đã giấu kho báu ở đó. Vị trí nghĩa trang nằm ở đỉnh núi Porter, cách Tavern chính xác 4 dặm về phía Đông. Nhiều cuộc khai quật khác cũng đã được tiến hành tại đỉnh núi Porter. Một điểm khả nghi khác là mũi Otter, dù nơi đó cách Tavern hơn 4 dặm.
Săn Tìm Tàu Chở Vàng Của Đức Quốc Xã
Bí mật đoàn tàu chở 300 tấn vàng của Đức quốc xã
TT - Hai thợ săn kho báu tuyên bố mới phát hiện ra đoàn tàu hỏa chở 300 tấn vàng phát xít Đức che giấu từ thời Thế chiến thứ hai ở Ba Lan. Thực hư thế nào?
Lâu đài Ksiaz được xem là điểm mốc để xác định vị trí đoàn tàu chở vàng của Đức quốc xã - Ảnh: AFP |
Họ đòi 10% giá trị con tàu cùng số của cải trên đó và chỉ tiết lộ địa điểm sau khi chính quyền cam kết phần ăn chia này. Tờ báo địa phương Wiadomoci Wałbrzyskie cho biết đoàn tàu được phát hiện có chiều dài 150m, nó có thể chứa đến 300 tấn vàng, một ít kim cương, đá quý và các thiết bị công nghiệp.
“Đây là phát hiện có tầm quan trọng tương đương với việc tìm ra con tàu Titanic”, Đài phát thanh Wroclaw dẫn lời luật sư Jarosław Chmielewski, người đại diện cho hai thợ săn kho báu. Hiện nhà chức trách thành phố Wałbrzych vùng tây nam Ba Lan đang tìm hiểu thông tin.
Kho báu huyền thoại
Đoàn tàu chở vàng Silesia của phát xít Đức trong nhiều thập kỷ đã
khơi dậy bao tò mò lẫn hứng thú với người dân Ba Lan. Rất nhiều cuộc săn
tìm kho báu đã diễn ra nhưng đến nay chưa có kết quả. Silesia là tên
của một khu vực nằm ở Trung Âu với phần lớn diện tích ngày nay thuộc Ba
Lan.Chuyện kể rằng vào khoảng cuối năm 1944 hoặc đầu 1945, giữa lúc Hồng quân Liên Xô đánh thẳng về phía tây trong những ngày cuối cùng của thế chiến, lãnh đạo phát xít ở thành phố Breslau, thủ phủ của khu vực Hạ Silesia (bây giờ là Wroclaw) thu gom nhiều tấn vàng của cư dân và cất trong trụ sở cảnh sát. Số vàng này được chất lên một chiếc tàu hỏa và chạy về hướng lãnh thổ Đức quốc xã kiểm soát.
Nhưng đoàn tàu này biến mất sau đó, còn phe đồng minh quyết định chuyển phần lãnh thổ Hạ Silesia cho Ba Lan khi chiến tranh kết thúc. Một giả thiết cho rằng đoàn tàu chở vàng bị giấu dưới lòng đất đâu đó gần tòa lâu đài cổ Ksiaz, giả thiết khác khẳng định nó nằm dưới những ngọn đồi gần thị trấn Piechowice.
Trở lại sự kiện hôm nay, hai thợ săn kho báu tuyên bố họ tìm thấy đoàn tàu dưới một đường hầm có thể đào để tiếp cận được. Điều này khớp với việc ngày xưa người Đức từng cho xây dựng một hệ thống đường hầm phức tạp trong khu vực.
Trong khoảng năm 1943-1945, phát xít Đức từng dùng lao động cưỡng bức và tù binh chiến tranh để xây 9km đường hầm dưới lâu đài Ksiaz và khu vực xung quanh dãy núi Cú (tiếng Ba Lan là Góry Sowie).
Theo BBC, tuy những tài liệu cũ còn sót lại không khẳng định nhưng một số thông tin nói đây là dự án Riese (Người khổng lồ) của Đức quốc xã xây trung tâm chỉ huy mới cho Hitler. Dự án sau đó không hoàn thành được.
Một giả thiết khác là hệ thống đường hầm này được dùng cho các nhà máy dưới lòng đất. Một trong số đó bây giờ là những điểm tham quan du lịch tại Ba Lan.
Tờ báo Ba Lan Wyborzca dẫn một nguồn tin ẩn danh tiết lộ hai thợ săn kho báu đã tìm ra đoàn tàu bằng cách sử dụng kỹ thuật rađa địa chất xuyên lòng đất.
Nguồn tin này cũng nói đoàn tàu nằm sâu 70m dưới lòng đất. Trong khi đó, một báo cáo khác chỉ cụ thể hơn vị trí đó nằm dưới một nhà ga bỏ hoang ở Walim, một khu dân cư nhỏ cách thành phố Wałbrzych hơn 14km về phía đông nam.
Tướng Mỹ Dwight David Eisenhower kiểm tra số vàng thu được từ Đức quốc xã - Ảnh: AFP |
Trò lừa hay phát hiện vĩ đại?
Theo Đài CNN, giới chức Ba Lan đang xem xét thông tin tìm ra kho báu
khá nghiêm túc. Lãnh đạo Hội đồng thành phố Walbrzych thậm chí đã họp
với lãnh đạo quân đội, cảnh sát, lực lượng cứu hỏa và văn phòng công tố
viên để thảo luận các bước tiếp theo.Họ thông báo cần phải biết chính xác đoàn tàu đang nằm ở đâu và bên trong nó có những gì trước khi có thể cam kết.
Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ngờ vực. Nhà sử học địa phương Joanna Lamparska nói trên Đài truyền hình Ba Lan TVN24 rằng bà thấy câu chuyện tìm ra kho báu là không có căn cứ. “Theo ý tôi, có lẽ người nào báo cáo chuyện này đang dẫn nhà chức trách đến một vị trí hoàn toàn khác”, bà nói.
Dù thật hay giả, người dân Ba Lan trong vùng lẫn vô số thợ săn kho báu trên khắp châu Âu đang vô cùng hào hứng. Ít nhất, họ sẽ xác minh được lời đồn đại 70 năm qua về sự tồn tại của vàng và kho báu trong các đường hầm cũ của Đức quốc xã.
Theo cảnh sát Ba Lan, vì đây là một đoàn tàu quân sự nên nó có thể chứa vũ khí và bị gài chất nổ. Nhà chức trách còn đặt giả thiết những tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật hạt nhân của người Đức vẫn còn nằm trên tàu.
Còn một mối nguy hiểm khác, đó là do nằm dưới lòng đất trong một thời gian dài, khí methane có thể đã phủ kín đường hầm, gây ra nguy cơ phát nổ nếu bị kích thích bởi máy móc từ bên ngoài.
Người phát ngôn Hội đồng thành phố Walbrzych, bà Marika Tokarska, cho biết khi chính quyền đã biết vị trí đoàn tàu, họ sẽ bảo vệ nghiêm ngặt và giữ an toàn cho công tác điều tra.
Kho báu Silesia
Theo BBC, lời đồn về “kho báu Silesia” có vẻ xuất hiện từ hai
nguồn chính ở Ba Lan. Một doanh nhân Ba Lan tên Posibirski tuyên bố rằng
ông tận mắt thấy một tài liệu chỉ địa điểm chôn giấu đoàn tàu chở vàng
gần thị trấn Piechowice.Nguồn còn lại là một thợ mỏ về hưu tên Slowikowski ở thành phố Walbrzych. Ông nói một người Đức sống trong vùng đã kể cho ông nghe về đoàn tàu chôn dưới lâu đài Ksiaz. Các nhà thám hiểm đã tìm kiếm kho báu Silesia trong nhiều thập kỷ. Một số thông tin còn xác nhận chính quyền Ba Lan đã lục lọi khu vực trong thập niên 1990. Cho đến nay vẫn chưa có gì được phát hiện, cũng như không có giấy tờ nào chứng minh là đoàn tàu chở vàng từng tồn tại. |
Tìm thấy kho báu 200 triệu USD của Đức quốc xã?
TTO - Hai người săn tìm kho báu vừa tuyên bố đã tìm thấy một đoàn tàu chở đầy vàng, đá quý... của Đức Quốc xã trị giá lên đến 200 triệu USD.
Hai người săn tìm kho báu tuyên bố đã tìm thấy một đoàn tàu chở đầy vàng, đá quý... của Đức quốc xã trị giá lên đến 200 triệu USD - Ảnh minh họa: praguepost.com |
Theo PTI ngày 21-9, một người Ba Lan và một người Đức chuyên săn tìm kho báu nói họ đã tìm ra vị trí đoàn tàu ở khu vực gần lâu đài Ksiaz, thành phố Walbrzych (Ba Lan), và đang muốn được nhận 10% giá trị số tài sản trên tàu.
"Luật sư, quân đội, cảnh sát và đội cứu hỏa đang xử lý vụ việc. Khu vực này trước đây chưa từng được khai quật và chúng tôi không biết liệu có thể tìm thấy những gì" - Markia Tokarska, một nhân viên hội đồng thành phố Walbrzych, nói.
Đoàn tàu được nhắc đến là một đoàn tàu bọc thép dài 150m, chở theo nhiều súng, vàng, đá quý và các mặt hàng có giá trị khác, trong đó có tranh vẽ với giá trị ước tính lên đến 200 triệu USD.
Theo trang web Wiadomosci Walbrzyskie (Ba Lan), số vàng trên đoàn tàu này có thể lên tới 300 tấn.
Tin cho hay khi bị Hồng quân Liên Xô tiến vào bao vây vào cuối Thế chiến II, Đức quốc xã đã chất vàng và các của cải khác lên một đoàn tàu và đưa đi giấu.
Đoàn tàu được cho là mất tích gần thành phố Breslau, Đông Đức lúc đó - tức thành phố Wroclaw thuộc Ba Lan hiện giờ. Có tin nói đoàn tàu đã đi vào một đường hầm gần lâu đài Ksiaz ở vùng núi Lower Silesia và biến mất từ đó. Đường hầm sau đó bị đóng và bị lãng quên.
Con tàu chở 300 tấn vàng bị chôn vùi ở Ba Lan vẫn bặt tăm
16/12/2015 10:44 GMT+7
Ngày
15/12, các nhà khoa học Ba Lan đã bác bỏ hy vọng tìm thấy một con tàu
của Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai được cho là chứa
300 tấn vàng, đá quí và vũ khí bị chôn vùi sâu trong lòng đất phía Nam
nước này.Tại cuộc họp báo tổ chức tại thị trấn Walbrzych nơi con tàu được cho là bị mất tích, Giáo sư Janusz Madej thuộc Viện mỏ địa chất Ba Lan tuyên bố, không tồn tại bất cứ con tàu có chứa châu báu bị chôn vùi trong lòng đất như những đồn đoán ban đầu. Các nhà khoa học thuộc Viện mỏ địa chất đã khảo sát khu vực rộng lớn nơi con tàu nghi ngờ trú ẩn và sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp như máy dò tìm từ trường, máy camera chụp ảnh nhiệt và ra-đa phát hiện sóng từ. Tuy nhiên kết quả tìm kiếm cho thấy không có hình ảnh con tàu nào trong lòng đất, ngoại trừ có thể có sự tồn tại của hệ thống đường hầm.
Đoàn tàu chở đầy châu báu được cho là bị chôn lấp trong đường hầm ở Ba Lan vẫn chưa được tìm thấy. |
Đức quốc xã được cho là đã xây hệ thống hầm và sử dụng tàu để vận chuyển của cải cướp bóc được tại Đông Âu về Berlin từ năm 1943 đến năm 1945. Khi hồng quân Xô-viết tiến vào Đức năm 1945, một số chuyến tàu không thể tới được Berlin và phải nằm lại trong hệ thống hầm trên. Người dân địa phương cho rằng con tàu bí mật chở đầy châu báu trên đang bị chôn vùi trong hệ thống hầm bí mật gần Walbrzych.
Theo VOV/Praha
Phát hiện kho báu khổng lồ trong căn phòng bí mật dưới lòng đất của Đức Quốc xã
Thứ hai , 02/05/2016 08:00 AM GMT+7
(VTC
News) – Người phụ trách kho tàng Đức Quốc xã tuyên bố cuối cùng ông đã
tìm thấy kho báu khổng lồ trị giá 250 triệu bảng Anh.
Ông Bartlomiej Plebanczyk, người phụ trách bảo tàng Marmerki nằm ở phía bắc Ba Lan tuyên bố tìm thấy một căn phòng bí mật chứa kho báu trị giá khoảng 250 triệu bảng Anh.
Người phụ trách bảo tàng Đức Quốc xã phát hiện ra một căn phòng kho báu nằm sau dưới lòng đất |
Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin về việc tìm ra căn phòng hổ phách bị mất tích từ lâu. Hồi tháng 9 năm ngoái, Ba Lan đã tuyên bố phong tỏa khu vực nghi có “Đoàn tàu vàng” của phát xít Đức ở gần thành phố Walbrzych.
Căn phòng bí mật được trang trí bằng vàng |
Người phụ trách bảo tàng đang xin phép đi sâu vào trong căn phòng để kiểm chứng kho báu trong đó |
Ước tính khó báu trị giá hơn 250 triệu bảng Anh. Ảnh The Sun |
Truyền thuyết kho báu: Hồ Toplitz (Phần 1)
Từ năm 1943, hồ Toplitz (Áo) được phát xít Đức chọn làm nơi xây dựng căn cứ thực nghiệm hải quân. Do vị trí đặc biệt hẻo lánh của nó nên người ta tin rằng phát xít Đức đã chôn giấu dưới đáy hồ kho tàng khổng lồ vơ vét được từ nhiều nước.
Bí mật dưới đáy hồ
Hồ Toplitz nằm ở vùng rừng núi hẻo lánh Alps miền Tây nước Áo, có độ sâu trên 100m, bao bọc xung quanh bởi các vách núi cheo leo và rừng rậm. Nó còn được biết tới như một vùng hồ chết vì từ độ sâu 20m, nước hồ mặn và không còn oxy nên cá không thể sống nổi.Những năm 1943-1944, Đức quốc xã đã dùng căn cứ hồ Toplitz làm nơi thử nghiệm các loại chất nổ ở những độ sâu khác nhau. Họ cũng bắn ngư lôi từ hồ, khoét thành những lỗ lớn trên vách núi. Cũng trong thời gian đó, phát xít Đức bắt đầu chiến dịch bí mật Bernhard.
Mục đích của chiến dịch này là đánh vào kinh tế các nước đồng minh bằng cách tung ra một số lượng lớn tiền giả. Phát xít Đức đã chế tạo được tiền giả tinh vi tới mức gần như không thể phân biệt với tiền thật và lên kế hoạch phát tán chúng trên khắp các quốc gia phe đồng minh, gây ra siêu lạm phát.
Nếu chiến dịch này thành công sẽ tác động đáng kể vào cục diện cuộc chiến. Tuy nhiên, năm 1945, ngay trước khi chiến dịch Bernhard đi vào giai đoạn quyết định, Hồng quân Liên Xô đã tiến sát Berlin. Chế độ Đức quốc xã đến hồi nguy khốn, chiến dịch Bernhard bị chấm dứt.
Hồ Toplitz
Hàng triệu bảng Anh tiền giả cùng với máy in và mọi thứ liên quan đến chiến dịch Bernhard được đóng thùng chuyển lên thuyền rồi thả xuống đáy hồ Toplitz. Người ta cho rằng cũng với động cơ chôn giấu các bí mật và cất giữ tài sản khỏi tay kẻ thù, Đức quốc xã đã đồng thời trút xuống hồ Toplitz các thùng chứa vàng thỏi, các tác phẩm nghệ thuật cùng vô số ngọc ngà châu báu mà chúng đã cướp bóc được từ nhiều quốc gia trên khắp châu Âu, và cả những tài liệu ghi chú nơi giấu tài sản tịch thu của người Do Thái.
Đổ xô tìm kiếm
Tin đồn đó đã kích thích từng đoàn thám hiểm đổ xô tới hồ Toplitz để tìm kiếm kho báu, một số cái chết bí ẩn đã xảy ra và rất nhiều phim, sách lấy cảm hứng từ huyền thoại Toplitz, nhưng vận may vẫn chưa rơi vào ai. Trong lòng hồ đầy những cây gỗ lởm chởm, như một bãi chông chắn giữa đường khiến những nỗ lực lặn xuống đáy hồ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu không muốn nói là bất khả thi.2 năm sau khi thế chiến kết thúc, hải quân Hoa Kỳ đã cho người lặn tìm kho báu nhưng một thợ lặn của họ đã bị vướng vào các cây gỗ và chết chìm. Năm 1959, đến lượt người Đức vào cuộc, lần này có vẻ họ may mắn hơn khi tìm được một máy in cùng với các thùng chứa 72 triệu bảng Anh giả.
Ông Gerhard Zauner, một trong những thợ lặn tham gia cuộc săn tìm kho báu năm 1959, thuật lại rằng ông nhìn thấy thấp thoáng xác máy bay chìm phía dưới lớp cây gỗ nhưng không thể tiếp cận được.
Sự kiện phát hiện các thùng tiền giả trùng khớp với những lời đồn đoán nên càng kích thích người ta bất chấp nguy hiểm lặn tìm kho báu. Năm 1963, chính phủ Áo quyết định ban bố lệnh cấm thám hiểm tự phát ở hồ Toplitz sau khi xảy ra vụ việc một cựu sĩ quan SS dẫn thợ lặn tới thăm dò bất hợp pháp và người thợ lặn đó đã chết đuối.
Năm 1983, một nhà sinh vật học người Đức tình cờ phát hiện thêm tiền Anh giả và nhiều tên lửa thời phát xít. Năm 2000, một nhóm thám hiểm dùng tàu lặn tìm kiếm suốt 3 tuần nhưng tất cả những gì họ thu được chỉ là một chiếc hộp chứa đầy nắp chai bia mà có vẻ như ai đó đã cố ý ném xuống hồ để chơi khăm những tay săn kho báu.
Một số chuyên gia cho rằng vàng rất nặng nên có thể đã chìm sâu trong lớp bùn bên dưới đáy hồ.
Năm 2009, CBS News thuê công ty Ocean Engineering dùng robot Phantom lặn sâu xuống hồ. Sau nhiều cuộc đàm phán, họ được chính phủ Áo cho phép tiến hành trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, ngay cả công nghệ tiên tiến cũng có chỗ khiếm khuyết vì nếu Phantom không xuống sâu, nó sẽ không thể tìm được dưới đáy có gì, nhưng nếu xuống quá sâu, nó sẽ bị bùn che mất tầm nhìn, hoặc thậm chí mắc kẹt dưới đó.
Vùng hồ chết còn làm khó đoàn bằng những trận mưa đá và một tia sét đánh trúng hệ thống định vị của Phantom đã làm nó bị trục trặc. Trong nỗ lực cuối cùng, họ dùng tàu ngầm 1 người lái để xem xét manh mối mà Phantom phát hiện trước khi nó bị trục trặc.
Họ đã thu được một khối giấy đã bắt đầu phân rã. Họ tỉ mỉ khôi phục từng chút một và xác định được đó là những tờ bảng Anh giả. Phát hiện này củng cố cho giả thiết chiến dịch bí mật Bernhard là có thật thì kho báu cũng có thật.
Một số chuyên gia cho rằng vàng rất nặng nên có thể đã chìm sâu trong lớp bùn bên dưới đáy hồ và bị che phủ bởi lớp cây gỗ dày, khó phát hiện, nếu phát hiện cũng khó trục vớt.
Truyền thuyết kho báu: Căn phòng hổ phách (Phần 2)
Tháng 3/2011, cuộc săn tìm suốt 60 năm Căn phòng hổ phách của Sa hoàng đã có những khám phá mới tại một thị trấn nhỏ ở Đông Đức, khi những người săn tìm kho báu phát hiện một hầm cát mà họ tin rằng đang chứa đựng một trong những kì quan của thế giới hiện đại.
Matthias Gluba, một kiến trúc sư và là người đam mê sử học có vẻ đã lần ra dấu vết của báu vật này sau khi nghiên cứu những tài liệu thời chiến của thị trấn Auerswalde, gần thành phố Chemnitz của Đức.
Hình ảnh về Căn phòng Hổ phách nguyên thủy. (Ảnh: Daily Mail).
Sau đó Gluba tìm thấy thông tin chi tiết về việc vận chuyển bí mật từ thành phố Koenigsberg (nay là Kaliningrad và một phần của Nga nhưng vào năm 1945 vẫn là thành phố chính của Đông Phổ thuộc Đức) – nơi lưu giữ cuối cùng được biết đến của Căn phòng hổ phách huyền thoại trước khi nó về tay Hồng quân Liên Xô.
Căn phòng Hổ phách bị Đức Quốc xã trộm từ cung điện của Sa hoàng trong cuộc xâm lược Liên Xô năm 1941. Được làm thủ công hoàn toàn từ hổ phách, vàng và đá quý, căn phòng chứa đựng những tác phẩm kinh điển nhất của nghệ thuật Ba-rốc và được công nhận rộng rãi là một trong những kho báu nghệ thuật quan trọng bậc nhất thế giới.
Khi tất cả 565 ngọn nến của nó được đốt lên, Căn phòng hổ phách được miêu tả là "bừng sáng như vàng ròng". Căn phòng được định giá khoảng 150 triệu Bảng (khoảng 5.000 tỷ đồng), nhưng nhiều người cho rằng nó vô giá.
Đây là món quà của Vua Phổ tặng Sa hoàng Nga Pie Đại đế năm 1716. Sau đó, Catherine Đại đế giao cho một đội thợ thủ công tô điểm thêm cho căn phòng và dời nó từ Cung điện Mùa đông ở Petersburg tới nơi ở mới mùa hè của bà ở vùng ngoại ô Tsarskoye. Đến tháng 1/1945, căn phòng biến mất sau nhiều chiến dịch tấn công trên mặt đất và trên không.
Căn phòng ban đầu phần nào được khôi phục năm 1979 nhưng vẫn thiếu sự huy hoàng nguyên bản. Từ khi biến mất, nó trở nên bí ẩn như thành phố vàng El Dorado trong truyền thuyết, và trở thành nỗi khát khao tìm kiếm của kẻ giầu lẫn người nghèo.
Viên chức của Đức phụ trách việc vận chuyển căn phòng cho biết nó được đặt trong một lâu đài và đã cháy rụi sau một cuộc không kích. Nhưng gần đây, ông Gluba, 57 tuổi, tái khởi động một cuộc săn lùng căn phòng kì ảo.
Ông tìm được những tài liệu về một cuộc không kích xuống Breslau (từng thuộc Đức, nay là một thành phố của Ba Lan) vào ngày 4/2/1945. Quân đội cho biết 40 toa tàu từ Koneigsberg, nơi đã bị mất nhiều ngày trước vào tay Hồng quân, không hề bị tổn hại trong cuộc tấn công và đang trên đường tới Auerswalde "một cách bí mật nhất".
"Sau đó tôi tìm thấy tài liệu nói rằng hàng trăm tù binh Liên Xô được chỉ đạo tháo dỡ những thùng hàng từ xe lửa và đưa tới một căn cứ dưới lòng đất ở trong rừng bên ngoài thị trấn, sau đó tôi tìm thấy ghi chép về việc cử một phân đội S.S để bảo vệ hoạt động này", báo Anh Guardian dẫn lời ông Gluba.
Ông cho rằng chiến dịch này được thực hiện rất muộn, trong bối cảnh chiến tranh và hệ thống giao thông hỗn loạn như vậy chứng tỏ những thùng hàng bí mật đó phải chứa thứ cực kỳ giá trị.
Cung điện Ekaterina gần thành phố Saint Peterburg, Nga, từng là nơi đặt Căn phòng Hổ phách. (Ảnh: Daily Mail).
Ông nhớ căn hầm đó rất rộng, đủ để cho xe tải chạy bên trong. Nhưng nó biến mất khỏi các bản đồ sau chiến tranh. Năm 2011, ông và Gluba tìm thấy một đường thông khí dẫn tới một cấu trúc ngầm bí mật mà họ tin đó chính là căn hầm ngày xưa.
"Nếu chuyến hàng từ Koenigsberg và được đặc vụ S.S. bảo vệ được dỡ xuống ở đây thì chúng ta có trách nhiệm với lịch sử là phải mở chúng ra và xem có gì bên trong", ông chia sẻ.
Tháng 3/2011, nhóm tìm kiếm cho biết họ đang xin giấy phép để khai quật báu vật. Nhưng từ đó đến nay chưa có thêm tin tức gì.
Đến tháng 9/2015, những người săn kho báu tuyên bố tìm thấy đoàn tàu chở vàng của Đức Quốc xã, và có thể Căn phòng hổ phách nằm trong đó. Bộ trưởng Văn hóa Ba Lan Piotr Zuchowski nói rằng ông đã thấy hình ảnh radar thăm dò lòng đất về một đoàn tàu dài hơn 100m.
3 tháng sau đó, giới chức Ba Lan thông báo họ tìm thấy một đường hầm, nhưng không phải đoàn tàu chở vàng của Đức Quốc xã như thông tin dự đoán trước đó. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc bí mật về Căn phòng hổ phách vẫn chưa được giải, báo Anh Daily Mail đưa tin.
Truyền thuyết kho báu: Mật mã Beale (Phần 3)
Chuyện 3 bản mã
Câu chuyện về 3 bản mã bắt nguồn từ cuốn sách "Các giấy tờ của Beale", xuất bản năm 1885. Kho báu được cho do một người Hoa Kỳ tên Thomas Beale thu thập được trong 29 cuộc phiêu lưu của mình, chôn gần Montvale ở hạt Bedford, bang Virginia.Trước khi xuất phát cuộc phiêu lưu khác, Beale đã ghi lại chi tiết về kho báu trong 3 bản mã, đặt chúng trong chiếc hộp sắt và giao cho một người tin cậy của ông năm 1822, ông chủ quán trọ Robert Morriss ở Lynchburg. Beale dặn Morriss không được mở chiếc hộp trong vòng 10 năm.
Beale cũng hứa sẽ nói người bạn ở St. Louis gửi thư cho Morriss để cung cấp chìa khóa giải mã, nhưng Morriss không bao giờ nhận được lá thư đó. Năm 1845, Morriss đã mở chiếc hộp nhưng hoàn toàn bó tay trước các bản mã. Vài chục năm sau, trước khi chết Morriss đã giao chiếc hộp có các bản mã cho một người bạn.
Ông này đã mất gần 20 năm mới giải được bản mã thứ 2, nói về chi tiết kho báu. Vì không thể giải các bản mã còn lại, nên năm 1885 ông quyết định công bố câu chuyện về 3 bản mã trong cuốn sách nhỏ "Những giấy tờ của Beale".
Cuốn sách chứa nội dung 3 bản mã gốc và bản giải mã của bản mã thứ 2. Tác giả của cuốn sách là James B Ward. Truy tìm trong sổ sách về nhân khẩu ở địa phương vào thời đó, người ta chỉ phát hiện 1 người có tên Ward. Người này sở hữu căn nhà nơi bà Sarah Morriss, vợ của Robert Morriss, sau khi bà này chết năm 1865.
Theo giải thích trong cuốn sách, người bạn của Morriss đã dùng bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ để giải bản mã thứ 2, theo cách thức đối chiếu các con số trên bản mã với số thứ tự của từ trong bản tuyên ngôn, lấy chữ cái đầu của từ đó.
Điều đáng lưu ý là bản tuyên ngôn Beale dùng có một số khác biệt so với bản tuyên ngôn phổ biến hiện nay. Người ta vẫn không biết nhờ đâu người bạn này khám phá được bản tuyên ngôn Hoa Kỳ là chìa khóa cho bản mã thứ 2.
Sự thật hay trò đùa?
Nội dung bản mã thứ 2 có thể tóm lược như sau: "Tôi đã để kho báu cách Budford 4 dặm, trong một cái hố hay hầm sâu dưới lòng đất 6 feet, các điều sau đây, cùng thuộc sở hữu của những người có tên trong tờ giấy thứ 3 bao gồm: 1.024 pound vàng khối và 3.812 pound bạc được chôn vào tháng 11/1819.Lần thứ hai vàng được giấu vào tháng 12/1818 bao gồm 1.907 pound vàng, 1.288 pound bạc, kèm theo châu báu quy đổi ra từ bạc ở St.Louis để luân chuyển cho an toàn trị giá 13.000USD. Tất cả của cải được để trong thùng sắt, nắp sắt. Hầm được lát đá, các thùng đựng đặt trên đá và đặt chồng lên nhau. Tờ giấy số 1 mô tả chính xác địa điểm kho tiền, do đó, sẽ không khó để tìm ra nó".
Dựa theo bản mã thứ 2, người ta tính ra kho báu có 35.052oz vàng (trị giá khoảng 63 triệu USD tính theo giá tháng 9/2011), 61.200oz bạc (trị giá khoảng 1 triệu USD năm 2010) và nữ trang trị giá 13.000USD năm 1818, tức khoảng 180.000USD năm 2010. Toàn bộ kho báu cỡ 3 tấn.
Bản mã thứ nhất, được tin ghi nơi cất giấu kho báu Beale.
Những người khác đặt câu hỏi tại sao Beale lại phức tạp hóa vấn đề bằng 3 bản mã khác nhau, đặc biệt với bản mã thứ 3 (những người được chia phần) vì người ta sẽ không có động cơ để giải bức mã đó. Phân tích cách hành văn của ngôn ngữ được sử dụng bởi tác giả của cuốn sách nhỏ và bản mã thứ 2, người ta cho rằng có thể do cùng 1 người viết. Bản mã thứ 3 cũng được cho là quá ngắn để có thể liệt kê danh sách 30 người thừa hưởng kho báu.
Theo cuốn sách, Robert Morriss nói ông là chủ khách sạn Washington năm 1820. Nhưng các chứng từ còn lưu lại cho thấy ít nhất đến năm 1823 ông mới mở khách sạn đó. Nhưng trong danh sách khách hàng của Sở Bưu điện St. Louis năm 1820, có khách hàng tên Thomas Beall. Trong khi đó, cuốn sách có ghi lại Beale đã gửi một lá thư từ St. Louis năm 1822.
Dù sao những nghi ngại không làm nản lòng nhiều kẻ săn kho báu. Lời đồn về kho báu được chôn cất ở hạt Bedford đã kích thích nhiều người thực hiện các chuyến thám hiểm hòng khám phá, tìm kiếm kho báu ở những địa điểm có khả năng.
Có tài liệu ghi về việc một người phụ nữ đã đào bới nghĩa trang của nhà thờ Mountain View vào tháng 2/1983 vì tin rằng Beale đã giấu kho báu ở đó. Vị trí nghĩa trang nằm ở đỉnh núi Porter, cách Tavern chính xác 4 dặm về phía Đông. Nhiều cuộc khai quật khác cũng đã được tiến hành tại đỉnh núi Porter. Một điểm khả nghi khác là mũi Otter, dù nơi đó cách Tavern hơn 4 dặm.
Nhận xét
Đăng nhận xét