NỖI NIỀM OAN KHUẤT 15 (Lưu Thiếu Kỳ)
-Từ
ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến
sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy
ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất. Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.
Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi.
Hôm nay tôi không nói về ai khác mà nói về Lưu Thiếu Kỳ. Ông là tấm gương tốt trong số những “Người cầm lái số hai”.
Trương Quốc Đào[2] sau khi làm cuộc phản cách mạng bèn trốn ra Hong Kong, chửi bới tất cả các lãnh tụ Đảng Cộng sản. Khi chửi đến Lưu Thiếu Kỳ, ông nói: “Lưu Thiếu Kỳ là ‘công cẩu’ [con chó có công] của Mao Trạch Đông.” Trương Quốc Đào nói đúng. Mao Trạch Đông sở dĩ có ngày nay, Lưu Thiếu Kỳ là người lập công lớn nhất.
Còn nhớ, sau khi Hồng quân làm cuộc trường chinh đến được Diên An, có một lần mọi người cùng đi xem kịch, nội dung vở diễn là chuyện Đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh. Đang xem bỗng Mao Trạch Đông quay lại nói với một vị nhân sĩ dân chủ ngoài Đảng: “Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, trong đoàn ấy ai là người kiên định nhất? Đường Tăng. Ai giao động nhất? Trư Bát Giới.” Rồi Mao Trạch Đông chỉ tay vào Trương Quốc Đào ngồi bên trái chỉ cách một ghế và nói: “Anh này là Trư Bát Giới trên đường trường chinh.”
Trương Quốc Đào nghe thế cả giận, ầm ầm xô ghế đứng dậy bỏ ra ngoài, chửi đổng: “Đồ vô liêm sỉ.” Sắc mặt Mao Trạch Đông không thay đổi. Tôi lại nghe thấy một tiếng xô ghế, nhìn lên, chỉ thấy một người cao dong dỏng đứng phắt dậy. Đó là Lưu Thiếu Kỳ. Ông nghiêm giọng bảo Trương Quốc Đào: “Anh im mồm đi!”. Người xem kịch rất đông nhưng chẳng ai ra tay phản ứng giúp Mao, ngay cả Mao Trạch Đông cũng không đốp lại Trương Quốc Đào. Lưu Thiếu Kỳ lại khảng khái ra tay giúp Mao. Xét riêng một chuyện tối hôm ấy, tôi mơ hồ cảm thấy Lưu Thiếu Kỳ có phần quá đáng. Đúng là Trương Quốc Đào có rủa người, nhưng Mao Trạch Đông cũng nói xấu người ta, mà lại ra đòn trước. Miệng lưỡi Trương Quốc Đào mỏng như tờ giấy, miệng lưỡi Mao Trạch Đông còn mỏng hơn giấy. Sao mà Lưu Thiếu Kỳ lại có thể nhảy một bước vào hàng ngũ của Mao Trạch Đông như vậy?
Nhờ có sự giúp đỡ to lớn của Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông thắng áp đảo Trương Quốc Đào. Thấy tình thế bất lợi, Trương cúp đuôi bỏ trốn. Ngày nay xem lại sự việc đó mới thấy Trương Quốc Đào quả là thông minh. Tuy rằng cuối cùng ông ta ốm chết ở tuổi 80 trong một nhà dưỡng lão tại Toronto xứ Canada, nhưng so với Lưu Thiếu Kỳ thì ông chết đẹp hơn nhiều, chết trong nhiều tình thương hơn. Lại còn thọ hơn Lưu Thiếu Kỳ 10 tuổi nữa kia.
Công lao vĩ đại nhất của Lưu Thiếu Kỳ là đã thực hiện được một phát minh sáng tạo: đưa ra “Tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Năm 1945, Trung ương Đảng họp Đại hội Bảy. Trong kỳ họp này, Lưu Thiếu Kỳ ra sức nhiệt tình ca ngợi Mao Trạch Đông. Mấy lần đọc báo cáo ở Đại hội, lần nào ông cũng nhắc đến Mao Trạch Đông. Trong một bản báo cáo, Lưu Thiếu Kỳ tổng cộng 105 lần nhắc đến tên Mao Trạch Đông. Đây là con số thống kê của tôi. Hôm ấy tôi ngồi dưới hội trường, hết sức để ý quan sát vẻ mặt các vị lãnh tụ trên Đoàn Chủ tịch. Họ đều gật đầu. Chu Ân Lai, Nhiệm Bật Thời gật rất nhẹ, cùng lắm là cúi đầu mà thôi. Lâm Bưu tỏ vẻ xúc động và gật hăng lắm, như gà con mổ thóc ấy. Tôi lấy làm lạ là Mao Trạch Đông cũng gật đầu như họ. Khuôn mặt ông nở nụ cười tự tin. Ông buông thả bản thân, bỏ mặc cho người khác ca ngợi mình.
Khi Lưu Thiếu Kỳ đọc Báo cáo Sửa đổi Điều lệ Đảng, Mao Trạch Đông được Lưu biểu dương không dưới một trăm lần; nếu kể cả từ ngữ “Tư tưởng Mao Trạch Đông” thì không đếm xuể. Có mấy lần ông nói ra ngoài báo cáo, giải thích thêm về cái từ ngữ vừa mới đẻ ra ấy. Mỗi lần làm như thế, giọng nói của ông mạnh thêm 80 phần trăm. Khi đọc văn bản đôi lúc ông còn nói lắp, nhưng khi nói ra ngoài đề thì lại trôi chảy như nước. Lưu Thiếu Kỳ liên tiếp vung tay chém vào bầu không khí phía trước ngực, đặc biệt xức động. Trong lần giải thích cuối cùng, ông nói lên một danh ngôn sau này người ta nhắc đi nhắc lại hàng chục triệu lần, khi nói câu ấy, giọng ông khàn khàn: “Mao Trạch Đông vĩ đại của chúng ta đã dùng tư tưởng của mình để nâng cao tư tưởng toàn dân tộc ta lên tới độ cao chưa từng thấy. Đó là Tư tưởng Mao Trạch Đông!”
Tiếng vỗ tay vang lên như sấm, tưởng chừng làm bung mái nhà Hội trường lớn Dương Gia Lĩnh. “Tư tưởng Mao Trạch Đông” do bà mẹ có tên Lưu Thiếu Kỳ đẻ ra. Đứa trẻ sơ sinh ấy vừa ra đời đã được khẳng định sẽ vạn tuế [muôn năm].
Ngày nay Mao Trạch Đông đã không còn nói gì, Lưu Thiếu Kỳ cũng vậy. Nhưng tư tưởng Mao Trạch Đông thì vẫn không ngừng phát ngôn. Chúng ta dùng nó để đấu trời, đấu đất, đấu người khác. Người khác cũng dùng nó để đấu chúng ta. Ai lên cầm quyền thì người đó đều tuyên bố mình nắm được tư tưởng Mao Trạch Đông; ai bị hạ bệ thì bị kẻ khác tuyên bố là đã phản bội nó. Lên hoặc xuống, bánh xe lịch sử quay lộc cộc, chỉ cái bánh xe ấy lừng lững không lên không xuống.
Mao Trạch Đông trước tiên nên cảm ơn Lưu Thiếu Kỳ. Quả thật Mao đã làm thế. Ông từng không chỉ một lần nói với người khác: “Qua chỉnh phong ở Diên An, tôi làm quen được mấy người bạn thân. Có Lưu Thiếu Kỳ, Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mộc, Cao Cương, Lục Định Nhất, Bành Chân. Còn có Châu Dương nữa.” Bỗng dưng Lưu Thiếu Kỳ được xếp lên vị trí thứ nhất. Ông đã lập công lớn cho Mao Trạch Đông.
Mao bình công xét thưởng, đền đáp cực kỳ hậu hĩnh: ông chuẩn bị giao nhà nước này cho Lưu Thiếu Kỳ. Nguyên soái Anh Quốc Montgomery khi thăm Trung Quốc có hỏi Mao Trạch Đông ai sẽ kế vị ông. Mao nói: “Rất rõ ràng, đó là Lưu Thiếu Kỳ. Ông ấy là Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng chúng tôi. Sau khi tôi chết thì đến ông ấy.”
Lưu Thiếu Kỳ sắp được cả một quốc gia, dĩ nhiên dương dương đắc ý lắm. Đại hỷ. Ông quy công lao cho bản thân. Người quy công cho mình bao giờ cũng khí thế ngút trời. Trong nhiều trường hợp tôi từng nghe thấy ông nói câu này: “Trước Đại hội Bảy, chưa dựng được uy quyền tuyệt đối của Mao Chủ tịch, [thế là tôi] dốc hết sức mình tạo dựng. Sau Đại hội Bảy, cảm thấy không nói tới thì mọi người cũng đều đã biết cả rồi, vì thế không nhắc tới nữa.” Ông ta hoàn toàn coi sứ mệnh thiêng liêng ấy là công việc của mình. Muốn dựng thì dựng, không muốn dựng thì không dựng. Quy công lao cho mình đến mức như thế thì sao mà không thất bại? Nếu đã dựng rồi thì phải dựng đến cùng chứ. Trong cái ngõ cụt ấy không có đường thoái lui đâu.
Sau khi bước vào thập niên 1960, Lưu Thiếu Kỳ càng khí thế bừng bừng. Đặc biệt sau khi Mao Trạch Đông phát động Đại Nhảy Vọt thất bại, buộc phải lui về tuyến hai, để Lưu Thiếu Kỳ thay ông làm Chủ tịch nước cộng hòa, Lưu Thiếu Kỳ cũng trở thành một vầng mặt trời nóng rừng rực. Ngày thứ hai sau khi ông ta lên chức Chủ tịch nước, tôi nhìn thấy tờ “Nhân dân Nhật báo” in chữ đỏ. Ảnh Lưu Thiếu Kỳ và ảnh Mao Trạch Đông xếp ngang hàng đứng cao vót trên trang nhất. Ông ta còn mỉm cười hệt như Mao Trạch Đông. Đó là nụ cười tôn quý của bậc đế vương. Điều đó khiến tôi không tránh được tiếng thở dài. Lẽ ra vào thời điểm ấy ông nên nghiêm nét mặt mới đúng. Cho dù trong lòng có vui như mở cờ thì cũng nên buộc mình nghiêm nghị, tỏ vẻ khiêm tốn thận trọng chứ. Sao ông lại nhanh chóng học được nụ cười kiểu lãnh tụ thế nhỉ? Công lao làm cho đầu óc ông mụ mị. Ông đã coi nhẹ câu cách ngôn “Công cao chấn chủ” [công lao quá lớn làm chúa thượng kinh động sinh lòng lo ngại] mà các vị công thần nhiều đời trước đã viết nên bằng tính mạng họ. Vì thế ông cũng đành như các vị công thần ấy, chịu kết cục chết thảm.
Mao Trạch Đông, vị chúa anh minh một thời đại sao có thể cho phép một “Người cầm lái số hai” hung hăng như thế nằm ngủ bên cạnh mình. Ông thay đổi thái độ đối với Lưu Thiếu Kỳ. Mùa hè năm 1965, De Gaule cử đặc sứ sang thăm Trung Quốc, khi gặp Mao Trạch Đông, ông này lại hỏi về vấn đề người kế vị. Mao Trạch Đông nói: “Những người như ngài De Gaule và tôi thì không có người kế vị.” Hôm ấy tôi không có mặt trong buổi hội kiến, nhưng biên bản ghi chép cuộc gặp trước tiên đưa về Cục Thư ký. Vừa nhìn thấy câu ấy, tôi biết ngay: kèn xung trận đã nổi lên rồi.
Mấy tháng sau, Đại Cách mạng văn hóa nổ ra, đem lại cái chết cho Lưu Thiếu Kỳ. Ông bị bất ngờ, không kịp đề phòng. Từ lâu Mao Trạch Đông đã đưa ông vào vòng ngắm bắn mà ông hoàn toàn chẳng hay biết gì hết. Cách mạng Văn hóa vừa bắt đầu, tôi được cử đi làm việc ở Tổ công tác đặc biệt chuyên thẩm tra vấn đề Lưu Thiếu Kỳ, cho đến khi ông chết tôi mới trở về đơn vị cũ. Vì thế tôi biết rất rõ tâm trạng ông.
Trong những ngày đầu, mỗi khi rảnh rỗi, Lưu Thiếu Kỳ đều đến chỗ gần nhà ở của Mao Trạch Đông, đi đi lại lại. Ông muốn gặp Mao. Nhưng Mao tránh mặt. Dường như Mao Trạch Đông cảm thấy mình có điều gì không phải, nếu không thì vì sao lại sợ Lưu như sợ cọp. Về sau rốt cuộc Lưu Thiếu Kỳ cũng gặp Mao Trạch Đông được một lần. Câu đầu tiên ông nói với Mao là: “Tôi xin từ chức Chủ nhiệm Ban Biên tập ‘Tuyển tập Mao Trạch Đông’…” Mao cúi đầu ra sức rít thuốc, cứ như người câm.
Hôm sau gần chục nghìn tiểu tướng cách mạng xông vào Trung Nam Hải lôi Lưu Thiếu Kỳ đi đấu tố, phê phán. Ông bị chúng đánh đập. Khi đại hội phê đấu kết thúc, mấy gã to xác điên cuồng vặn tay giúi đầu ông xuống bắt ông phải quỳ trước đám đông. Ông bị chúng quật ngã trên đất.
Ít lâu sau ông bị mất tự do. Trong thời gian ấy ông chỉ làm một việc: học tập “Tuyển tập Mao Trạch Đông”. Suốt ngày suốt đêm ông nâng cuốn sách đọc không nghỉ. Trước kia ông đọc sách ấy với tâm trạng đắc ý hài lòng, hăng hái say sưa. Đeo kính lão, hiền từ như bà cụ, mái tóc bạc chải mượt. Bây giờ ông đọc nó trong tình thế khác trước một trời một vực. Không còn sự yên tĩnh, lòng dạ sục sôi không yên, mái tóc bạc rối bời như tổ quạ, bộ ngực phập phồng. Khi giở sách, tay ông run lập cập. Nhiều lần tôi nhìn thấy ông đọc sách mà nước mắt lặng lẽ ứa ra hòa cùng nước mũi rơi xuống, ông chẳng buồn lau mà cứ để chúng rớt xuống trang sách.
Sau đấy phê đấu được nâng cấp. Lưu Thiếu Kỳ bị đánh đập, khắp người đầy thương tích. Các tiểu tướng cách mạng lôi ông ra, quẳng ông vào như con chó chết. Nhưng ông vẫn không cúi đầu. Tôi hiểu, chính là cái khí phách bất phục trong trái tim đã nâng đỡ ông không suy sụp. Ông không phục. Sao ông có thể chịu phục? Ông đã lập công lớn như trời biển mà lại phải chịu nỗi khổ cũng lớn như trời biển, đây chẳng phải là nỗi oan lớn như trời biển đó sao?
Nhưng cuối cùng ông đành phải nuốt nỗi nhục đó. Còn nhớ ngày mồng 5 tháng 10 năm 1968, ông bị đấu tố xong về nhà nằm dài trên giường, thoi thóp thở. Ông còn nhận được tin con trai lớn của mình đã chết. Ông bảo tôi: “Anh giúp tôi nhắn Chủ tịch một câu…… Tôi xin đi khỏi Bắc Kinh, cùng vợ con về Diên An làm ruộng. Về quê cũng được…… Tôi muốn làm người dân bình thường……”
Chao ôi, cuối cùng ông đã quy thuận. Ông đang cầu xin. Ông triệt để nhận sai lầm. Ông đầu hàng. Tôi nhận ra bây giờ ông chỉ muốn giữ lấy mạng sống.
Điều không may là ông còn ấu trĩ. Sao mà ông biết được rằng khi ông ốm nặng suýt chết, người ta không chữa bệnh cho ông, thế nhưng khi Hội nghị Trung ương khóa VIII lần thứ 12 sắp họp, họ lại cử người đến chữa bệnh cho ông, không cho ông chết, nhằm “giữ lại tấm bia sống cho Hội nghị Trung ương [đấu tố]”? Ông làm sao biết rằng hôm nay, khi Hội nghị Trung ương họp xong đã hai chục ngày, người ta còn giấu chưa cho ông biết nghị quyết khai trừ đảng tịch ông, mà khăng khăng chờ tới cái ngày huy hoàng 24 tháng 11 sinh nhật ông lần thứ 70 mới tuyên đọc cho ông nghe bản nghị quyết ấy? Tất cả những chuyện đó đều nhằm để cho ông chết. Nực cười là ông vẫn còn cầu xin đi làm ruộng. Chín triệu sáu trăm nghìn cây số vuông đất nước này đâu còn tấc đất nào dung được cái thân ông?
Ôi chao, công thần – lòng tôi than thở. Công thần bi kịch muôn thủa, công thần không nơi nương tựa, công thần cô độc thê lương, công thần cuối đời bất trung, ông đang lặp lại vở kịch Tôn Tẫn, Ngũ Tử Tư từng diễn. Các vị đều muốn làm Thượng Đế cảm động. Hòn đá còn bị làm cho cảm động, nhưng con người thì không.
Lưu Thiếu Kỳ bị tước đoạt tất cả. Ông chết trong tình trạng trần truồng đến cái quần lót cũng không có. Trên tờ phiếu khai tử của ông có ghi thế này:
Nguồn: Ba bài viết của Thượng tướng Lưu Á Châu làm rung chuyển lòng người Trung Quốc – 刘亚洲上将令人震撼的三篇文章《“二把手”刘少奇》
Hình: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Nguyên soái Chu Đức trong lễ mừng quốc khánh Trung Quốc năm 1952. Nguồn: Gettyimage.
——————–
[1] Trong bài này, người xưng “tôi” là một đồng chí lão thành làm công tác hơn 40 năm tại Cục Thư ký thuộc Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
[2] Trương Quốc Đào, 1897-1979, đại biểu Đại hội I Đảng CSTQ, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Chính ủy Hồng quân, phản đối trường chinh, lập ra Trung ương Đảng thứ hai, tháng 4/1938 trốn ra Hong Kong.
----------------------------------------------------------------------
Tinh Vệ biên dịch
--------------------------------------------------------------
Sau đây, chúng tôi xin kể cho độc giả 1 phần câu chuyện về cuộc đời của Lưu Thiếu Kỳ, và lý do vì sao ông lại dám chống đối Mao Trạch Đông, người đã nâng đỡ và giúp ông giữ chức vị chủ tịch nước.
Nhân dân chết đói, người nhà cũng chết đói
Giai đoạn Đại Nhảy Vọt bắt đầu, Lưu Thiếu Kỳ tuy có sự bất mãn, nhưng trên hành động vẫn phải thuận theo chỉ đạo của Mao Trạch Đông. Khi Nạn Đói Lớn xảy ra, Bành Đức Hoài lớn tiếng chỉ trích Mao tại hội nghi Lư Sơn, Lưu Thiếu Kỳ khi ấy vừa mới làm chủ tịch nước đã chọn im lặng, không đứng cùng phía với Bành.
Nhưng trong tâm Lưu Thiếu Kỳ càng lúc càng cảm thấy bất an. Đầu năm 1961, ông biết cả nước đã đói chết hơn 30 triệu người. Vào tháng 4, tháng 5 năm đó, ông về đến quê nhà ở Hồ Nam thị sát. Chuyến về quê lần này, ông tận mắt nhìn thấy khổ nạn tột cùng của nhân dân, tạo ra những xung đột tâm lý to lớn cho Lưu Thiếu Kỳ, ông hạ quyết tâm cần phải nghĩ cách ngăn cản Mao Trạch Đông.
Trong thời gian về lại quê nhà, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm chị gái của ông. Chị gái của ông thời trẻ đã gả cho gia đình “địa chủ”, bị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho là “giai cấp thù địch”. Bà đôi khi viết thư cho Lưu kể về cuộc sống khó khăn của mình.
Hôm nay, ông đến thăm chị mang theo: 2,5 kg gạo, 1 kg bánh khô, 1 kg kẹo, 9 quả trứng vịt muối, 1 bình mỡ heo. Ông nhìn thấy chị mình nằm trên giường sắc mặt ố vàng, con mắt mờ tối ứa đầy nước mắt, đôi môi xám xịt run run không nói nên lời. Bà chịu đói chịu rét thành bệnh, nằm liệt giường không thể dậy nổi trong suốt mấy ngày rồi.
Lưu Thiếu Kỳ hỏi anh rể đâu, hai tay bà ôm mặt, khóc rống lên. Chồng của bà vừa mới chết, nguyên là vì đã ăn nửa miếng bánh vỏ trấu mà con gái để lại cho ông, dạ dày đói xẹp nhiều ngày không cách nào tiêu hóa, bị nghẹn đến chết. Không có tiền để đi thầy thuốc, không có sức để đi đến bệnh viện, ông lão chết trong cơn đau đớn quằn quại.
Người anh rể này, sau khi Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước, đã từng viết một lá thư cho Lưu, nói về tình huống chân thật của dân làng bị đói chết. Lá thư đã bị chặn lại, ông bị chụp mũ “phá hoại Đại Nhảy Vọt” và mang ra đấu tố, bị trói trên một cái cây bên hồ nước mặc cho gió Bắc tạt vào người, lúc sắp bị lạnh làm cho ngất xỉu mới được thả về nhà.
Ân hận muộn màng
Lưu Thiếu Kỳ trên suốt chuyến đi, trên đường đều nghe thấy những câu chuyện như vậy, nhìn thấy những cảnh tượng khiến lòng người tan nát. Ông nhìn ra được nhân dân căm thù Đảng Cộng sản, căm hận bản thân ông.
Trên cột điện bên cạnh ngôi nhà cũ dưới quê của ông, một đứa bé 12 tuổi dùng than viết năm chữ lớn: “Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ!”, trong nhà đứa bé này một năm đã đói chết hết 6 người, sau khi mẹ chết cậu ôm theo người em còn đang khát sữa đi khắp nơi tìm người xin thức ăn, người em đã tắt thở trong lòng cậu. Thời đó “viết biểu ngữ phản động” sẽ bị coi là phần tử phản cách mạng và sẽ bị xử tử.
Lưu còn lệnh cho những người lãnh đạo địa phương không được trừng phạt những người nông dân “lấy trộm” thực phẩm, ông nói: “Xã viên đều nghĩ, cán bộ lấy được, sao dân lại không lấy được? Cán bộ lấy nhiều thì tôi lấy một ít“. Như vậy, đối với người dân mà nói, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc giống như lũ cướp vậy.
Ông thậm chí công khai xin lỗi người dân, trước khi đi ông nói với người trong làng rằng: “40 năm không có về lại quê, không ngờ rằng quê nhà tổ tiên hôm nay lại phải sống khổ sở như vậy, không ngờ giải phóng đã hơn 10 năm mà người dân vẫn còn nghèo khổ như vậy….. Nhìn thấy những điều này, lòng tôi thật sự rất buồn, tôi thành thật xin lỗi mọi người, thành thật xin lỗi bà con trong làng …“. Ông nghẹn ngào không nói nên lời, cúi người thật thấp xin lỗi mọi người.
Sau khi về đến Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ nói trong hội nghị công tác Trung ương: “Tôi thấy đã đến lúc rồi, không thể tiếp tục như vậy thêm được nữa”.
Bị nhân dân cả nước oán hận, Mao đứng trước nguy cơ mất hết quyền lực
Vụ thu đang đến gần, vào tháng 8/1961 Mao Trạch Đông theo thường lệ sẽ lên Lư Sơn họp bàn, quyết định con số trưng thu lương thực trên toàn quốc.
Những người đồng sự khác của Mao khuyên ông ta hãy thay đổi chính sách. Chu Ân Lai sau khi đến căn cứ địa cũ ở Hà Bắc thị sát trở về nói với Mao rằng: “Ngoài lá cây, dưa muối, rau dại ra, thì không còn gì cả, quả thật không có lương thực tồn trữ“. Mao nghe xong xen vào nói: “Chỉ một chút sai lầm nhỏ nhặt, có gì to tát chứ!”.
Thậm chí trong nhóm cảnh vệ trung ương, những người bảo vệ Mao, cũng buông những lời oán trách ngất trời đối với ông.
Uông Đông Hưng người phụ trách đoàn cảnh vệ cho Mao vào đầu năm 1961 nói với Mao rằng ( báo cáo liên quan đến tình hình tư tưởng trong đoàn cảnh vệ Trung ương đảng): “Chiến sĩ Đổng Phương Hội nói: ‘Mao chủ tịch ở Bắc Kinh, có biết được cuộc sống của nông dân chăng? Lương thực thu nhiều như vậy đều đã đi đâu cả rồi?’. Chiến sĩ Hứa Quốc nói lung tung rằng: ‘Bảo mọi người ăn rau có phải là mệnh lệnh của Mao chủ tịch? Những người thi công ở Trung Nam Hải mỗi tháng 30 kg gạo còn chẳng còn hơi sức, nông dân chỉ ăn rau và khoai, không ăn được lương thực. Không thể không màng đến sống chết của người dân được’. Chiến sĩ Trương Lập Thần nói: ‘Bây giờ thứ mà những người nông dân ăn ngay cả chó cũng không bằng, con chó ngày trước còn có thể ăn được cơm và cháo, con người bây giờ đói đến chẳng còn chút sức lực, con heo đói đến chẳng còn đứng nổi nữa’. Xã viên phản ánh nói: ‘Mao chủ tịch phải chăng muốn chúng tôi chết đói'”.
Đoàn cảnh vệ Trung ương vì vậy, sau đó đã bị thanh trừ một cách thảm khốc.
Từ sớm, Mao Trạch Đông đã cảm nhận được sự bất mãn mạnh mẽ trong số các quan chức cao cấp đối với chính sách của ông. Ông viết trong bài phát biểu tháng 4: “Nếu như các ông không bỏ phiếu cho tôi, thì sẽ bị hạ bệ“. Nạn Đói Lớn theo sau đó đã làm chấn động trong cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách mạnh mẽ.
Tại Đại hội mở rộng cán bộ cấp năm được diễn ra vào tháng 1/1961 ở tỉnh An Huy: “Những người nói chuyện trong đại hội có đến trên 90% có người nhà bị chết đói, họ vô cùng căm phẫn, mọi người đều bi thương rơi nước mắt. Trên hội trường nhìn tình cảnh khóc lóc, đặc biệt nhìn vào số lượng lớn người đã chết, ai cũng đều đau xót. Có không ít người bắt đầu kể khổ từ buổi sáng, mãi đến 7h tối cuộc họp mới kết thúc, nước mắt còn chưa khô, nhất là phụ nữ, khóc lóc càng thảm thiết hơn“.
Cán bộ Đảng và gia đình của họ đều ghìm chặt thắt lưng, 1 người 1 tháng nhận khoảng 10 kg gạo, mấy lạng dầu, một chút thịt. Trong bức tường đỏ ở Trung Nam Hải, nhân viên công tác bên cạnh Lưu Thiếu Kỳ bởi ăn không no cơm, đã biến công viên và đồng cỏ thành bãi trồng rau. Đói khát khiến cho cán bộ của Mao gần như ai nấy đều khao khát ông ta sẽ thay đổi chính sách.
Mao đẩy hết trách nhiệm lên đầu những cán bộ cơ sở, nói nguyên nhân của vấn đề, là “kẻ xấu nắm quyền, lương thực giảm sản lượng, ăn không no cơm”. Ông ta lại đổ lỗi cho “Chủ nghĩa tu chính hiện đại” của Liên Xô. Ông còn nói Trung Quốc đã phát sinh “thiên tai đặc biệt to lớn”.
Dựa theo ghi chép khí tượng, mấy năm trong Nạn Đói Lớn không những không có thiên tai mang tính toàn quốc, mà thời tiết còn tốt hơn những năm bình thường trước đó. Các cán bộ không hiểu rõ được tình huống toàn diện cho nên, khi Mao giá họa cho người khác, vẫn có thể lừa gạt được một số người. Nhưng nhìn thực tế, toàn quốc người người đều đang chịu đói, hàng loạt người chết, các cán bộ không thể không cảm thấy khởi nguồn của vấn đề chính là ở Đảng.
Vì để đổi lấy ấn tượng tốt của những người khác đối với mình, Mao Trạch Đông tuyên bố với toàn dân toàn Đảng rằng ông sẽ “đồng cam cộng khổ với nhân dân cả nước“, không ăn thịt nữa. Quả thật, trong một đoạn thời gian ngắn ông đã không ăn thịt, nhưng ăn cá, Mao rất thích ăn cá.
Trong thời gian Nạn Đói Lớn, Mao còn cảm thấy hứng thú với những bữa ăn Tây lấy thịt làm chủ. Ngày 26/4/1961, nhân viên công tác bên cạnh Mao họp cùng với đầu bếp để lập ra thực đơn những món ăn Tây cho Mao, bao gồm một dãy bảy món ăn chủ yếu: cá, tôm, gà, vịt, thịt heo, thịt dê, thịt bò, với tổng cộng khoảng 60 món ăn.
Những nhân viên công tác bên cạnh Mao nhìn thấy Mao ăn những gì, bản thân họ và người nhà ăn lại là những gì. Mao nói với họ rằng những món ngon vật lạ của ông ta đều là “đãi ngộ mà nhân dân dành riêng cho tôi“, những người khác “không có quyền” được hưởng. Quản gia của Mao lén lút lấy chút thực phẩm của Mao đem về nhà, sau bị phát hiện, đã được đưa đến trại cải tạo lao động ở vùng đất hoang phía Bắc, từ đó bặt vô âm tín.
Bởi vì thông tin bị phong tỏa, vậy nên mọi người căn bản không biết được cuộc sống thật sự của Mao. Lý Nột, con gái của Mao lúc đó ở nội trú tại trường đại học, ở trường phải chịu đói như những người khác. Mao rất vui khi thấy cô như vậy, điều ông cần chính là mọi người nhìn thấy con gái mình cũng đang chịu đói. Lý Nột cuối tuần về nhà mới có thể ăn được những món ăn ngon. Một lần nọ cô mang một chút đồ ăn từ nhà đến trường, sau khi Mao biết được vô cùng tức giận, đập bàn trách mắng, ông nói con gái làm vậy sẽ gây “ảnh hưởng không tốt“. Mao muốn mọi người tưởng rằng bản thân ông cũng đang cùng chung hoạn nạn với mọi người. Kết quả, năm 1960 Lý Nột bị bệnh phù thũng, kinh nguyệt cũng dừng lại, năm sau dứt khoát nghỉ học ở nhà tĩnh dưỡng.
Dù cho Mao Trạch Đông tạo dựng hình tượng “cùng chung hoạn nạn” thì cũng chẳng ích lợi gì? Cũng không thể giải quyết cơn đói của hàng trăm triệu người được. Ví như xà phòng đã thành vật quý hiếm, bởi vì loại dầu cần dùng để làm bánh xà phòng đều đã xuất khẩu rồi. Mao đưa ý kiến, nói rằng: “Có thể không làm xà phòng mà, cá nhân tôi có thể cả đời không dùng xà phòng đấy thôi!“.
Khi bên trên truyền đạt rằng Mao sống “tiết kiệm gian khổ” như thế nào, và ông không cần dùng xà phòng, có những cán bộ trả lời một cách mỉa mai sau lưng rằng: “Ông ta đương nhiên không dùng, ông ta việc gì cũng chẳng cần phải làm mà!“. Còn có những cán bộ cấp bậc khá cao thậm chí thảo luận với nhau rằng: “Sao ông ta lại không chết thế nhỉ! Ông ta chết rồi thì người khác dễ làm việc hơn!“.
Hết thảy những tin đồn phản cảm mà mọi người dành cho Mao, cô con gái tên Kiều Kiều của ông ta khi đi quét mộ cho Dương Khai Huệ, nghe thấy mọi người nguyền rủa Mao thế nào, sau khi trở về nhà đã nói lại với Mao. Mao nói: “Nếu như trước đây xảy ra tình trạng này, từ sớm đã nên hạ chiếu tự nhận lỗi rồi”.
Nếu như lúc này theo điều lệ Đảng mở “đại hội lần thứ 9″, Mao có khả năng sẽ bị hạ bệ. Trương Xuân Kiều một trong “tứ nhân bang” trong thời Đại Cách mạng Văn hóa nói rõ về nỗi lo lắng của Mao: “Nghĩ thử đáng sợ biết bao, nếu như trước khi cuộc vận động ( Đại Cách mạng Văn hóa) khai mở “Đại hội đại biểu đảng lần thứ 9″, rất có khả năng Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch, chủ tịch Mao chỉ còn là chủ tịch vô danh“.
Đại hội 7.000 người, “mọi người cùng nhau nghĩ cách kéo dài thời gian!”
Các cán bộ đều yêu cầu mở Đại hội đảng, thảo luận đại tai nạn xưa nay chưa từng có trong lịch sử này. Mao Trạch Đông quyết định “đại hội lần thứ 9″ không mở nữa. Ông đã nghĩ ra một cách, mở một đại hội không tồn tại vấn đề tuyển cử. Các bộ tỉnh ủy, thành phố, vùng huyện cả nước, đều cử vài người đến Bắc Kinh mở hội.
Đây chính là “Đại hội 7.000 người” mở vào tháng 1/1962, hội nghị quy mô lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là một lần hội nghị mang tính lịch sử quan trọng, bởi vì Nạn Đói Lớn đã dừng lại sau hội nghị này. Tuy nhiên, mọi người đến tận bây giờ hiếm ai biết được rằng, thành tựu lần này là bởi Lưu Thiếu Kỳ “bất ngờ công kích Mao” trong hội nghị.
Mao mở Đại hội 7.000 người, hoàn toàn không có ý thay đổi chính sách. Ông trong lúc đề nghị mở phiên họp đã nói rằng: “Bây giờ không phải không có đồ (chỉ sản phẩm nông sản), heo thì ít, nhưng những thứ khác thì có, chính là những thứ mà chúng ta không trưng thu được” trong khi người dân thực tế không còn thứ gì để ăn.
Mao nói năm 1962, cần phải tận dụng 1 năm này, các phương diện đều cần phải “nhảy vọt”. Mao muốn để Đại hội giống như con dấu có thể đồng ý với chính sách của ông, ép buộc các đại biểu sau khi trở về tiếp tục bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng.
Mao dựa theo cách làm cũ, chia những người tham gia hội nghị dựa thành những đội nhỏ theo đại khu hành chính, do thư ký đứng đầu của đại khu nắm giữ, khiến các đại biểu không dám nói lung tung trước mặt lãnh đạo cấp trên.
Ngày 11/1 Đại hội bắt đầu, không có tuyên bố khai mạc hội nghị toàn thể, mỗi người trong số các đại biểu nhận được một “văn bản thông báo” đã được chuẩn bị sẵn, yêu cầu họ thảo luận học tập trong nhóm. Báo cáo nói: “Hình thế trong nước chúng ta, nói tóm lại, là khá tốt“, “Thời kỳ khó khăn nhất của chúng ta đã trải qua rồi“, “sẽ tiến nhập vào một thời kỳ đại phát triển mới“. Báo cáo đề cập đến “khuyết điểm và sai sót“, nhưng cụ thể là những gì? Trách nhiệm của ai, đều không hề nói đến.
Các đại biểu nhận được thông báo, chỉ có thể nói trách nhiệm của bản thân mình, “không nên đem trách nhiệm đẩy lên đẩy xuống”. Có người đã đề xuất trách nhiệm cho tỉnh ủy, ngay lập tức bị cảnh cáo, bảo họ “phát ngôn phải cẩn thận“. Một đại biểu dũng cảm đã viết thư cho Mao và trung ương, nói: “Mở hội chính là mọi người ngồi ở đó kéo dài thời gian!“.
(Còn tiếp)
Ngày 27/1, một ngày đáng được ghi vào trong sử sách. Tại Hội nghị Toàn thể, Lưu Thiếu Kỳ một con người vốn thận trọng từ lời nói đến việc làm, đã ở ngay trước mặt Mao Trạch Đông, ngay trước mặt 7.000 thành viên chủ chốt của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng khái nói một tràng những lời hoàn toàn sai khác với “văn bản thông báo” mà Mao đã cất công chuẩn bị.
Lưu nói: “Hình thế không tốt, người dân không đủ lương thực để ăn, các thứ khác như thực phẩm bổ sung, thịt, mỡ không đủ; cái mặc cũng không đủ, vải quá ít; cái dùng cũng không đủ. Chính là cái ăn, cái mặc, cái dùng của người dân đều không đủ. ‘Chúng ta vốn dĩ cho rằng, về phương diện nông nghiệp và công nghiệp, mấy năm nay sẽ có đại nhảy vọt … Nhưng hiện nay không có nhảy vọt, mà trái lại còn thụt lùi rất nhiều“.
Lưu lại nói: “Nguyên nhân sản xuất khó khăn là ‘3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa’, thiên tai quả thật là không nghiêm trọng đến như vậy!”. Ông thậm chí ám chỉ cần phải cân nhắc lại phương châm trị nước của Mao: “Ba mặt cờ đỏ ( tuyến tổng lộ, đại nhảy vọt, công xã nhân dân), chúng ta hiện nay đều không dám bãi bỏ, đều phải tiếp tục duy trì… Nhưng trải qua 5 năm, 10 nữa, chúng ta lại sẽ nói đến chuyện tổng kết sai lầm và kinh nghiệm“.
Mao Trạch Đông từ đầu đến cuối đều nói tai họa do chính mình tạo thành là “mối quan hệ giữa 1 ngón tay và 9 ngón tay”. Lưu Thiếu Kỳ nói thẳng với Mao rằng: “Trước đây chúng ta thường hay so sánh khuyết điểm, sai lầm và thành tích với quan hệ gọi là 1 ngón tay và 9 ngón tay. Bây giờ e rằng chiêu thức này không thể dùng hoài như vậy được nữa“.
Mao lập tức xen vào nói: “Địa khu kiểu ‘1 ngón tay và 9 ngón tay’ này không thiếu”.
Lưu phản bác nói: “Nhưng mà, nếu tính tổng cả nước mà nói, thì quan hệ giữa sai lầm và thành tích, chúng ta không thể nói là quan hệ giữa 1 ngón tay và 9 ngón tay được… Ông không thừa nhận, người ta chính là sẽ không phục…”
Lưu hiển nhiên có sự ủng hộ của 7.000 cốt cán trong chính quyền, Mao không thể đá chọi đá với họ được. Mà ông bây giờ cũng không thể thả các đại biểu đi, trước hết cần phải giảm thiểu tổn hại đối với bản thân đến mức thấp nhất rồi mới tính tiếp. Mao giả vờ giữa mình với Lưu Thiếu Kỳ không hề bất đồng chính sách, và tuyên bố kéo dài hội nghị. Mao nói với các đại biểu đây là cơ hội để họ trút giận, “Ban ngày trút giận, buổi tối xem tuồng, hai sông vừa cạn, mọi người vừa lòng“.
Mao áp dụng bước đi khẩn cấp, đưa Lâm Bưu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng là người bạn gắn bó từ thuở “hàn vi” của ông ra hộ giá.
Ngày 29/1, lại mở hội nghị toàn thể, nhưng lần này người đầu tiên nói chuyện chính là Lâm Bưu.
Lâm Bưu nói lớn rằng những năm nay chỉ có là “một số khuyết điểm“, là “cái giá cho học tập” cần phải trả, “sự thật chứng minh, những khó khăn này vừa khéo lại là do chúng ta có rất nhiều việc không làm theo chỉ thị của Mao chủ tịch mới tạo thành như vậy. Nếu như chúng ta làm theo chỉ thị của Mao chủ tịch, nếu như chúng ta đều nghe lời của Mao chủ tịch, thế thì khó khăn sẽ được giảm thiểu rất nhiều, đường cong cũng sẽ bớt cong rất nhiều“, “Tư tưởng của Mao chủ tịch luôn là chính xác”.
Sau khi Lâm nói xong, Mao là người vỗ tay đầu tiên, sau đó bản thân tuyên bố với Đại hội: “Đồng chí Lâm Bưu nói những lời phát biểu rất hay“. Lâm Bưu đã cứu Mao.
Lúc này, Mao mới dám ra mặt uy hiếp Lưu Thiếu Kỳ. Sau khi khen ngợi Lâm Bưu, ông nói mập mờ rằng: “Báo cáo ngoài miệng của đồng chí Thiếu Kỳ, miệng nói không bằng chứng, cũng mời ông ra chỉnh lý một chút“. Bốn chữ “miệng nói không bằng chứng” đã thể hiện rõ ý định giết người của Mao.
Sau khi Lâm Bưu nói xong, Mao yêu cầu lãnh đạo các tỉnh và bộ quản lý nông nghiệp Trung ương, bộ quản lý kinh tế, nhất loạt lên bục kiểm điểm bản thân, gánh vác trách nhiệm, để giải thoát cho ông ta.
Lưu Thiếu Kỳ biết sự tình đã hỏng. Theo vợ ông kể, ông lẩm bẩm nói: “Lâm Bưu đến, lại nói những lời như vậy, có chuyện rồi“.
Người nắm giữ quân đội lại hoàn toàn đứng về phía Mao, dùng những lời lẽ ngang ngược cưỡng từ đoạt lý, ngay tức khắc khiến các đại biểu phải sợ hãi, không dám bóc mẽ vấn đề, càng không dám công kích Mao. Kết quả, Đại hội không thể triệt để thay đổi chính sách của Mao như Lưu mong muốn.
Mao dù sao cũng phải có câu trả lời với 7.000 người, vì thế vào ngày 30 ông đã làm “tự phê bình”, đây là lần đầu tiên trong đời Mao làm như vậy từ khi lên nắm quyền.
Mao Trạch Đông cẩn thận trau chuốt từ ngữ, nhằm tạo ấn tượng cho người khác. Mao cố ra vẻ cao thượng, quang minh chính đại gánh vác trách nhiệm, ông nói: “Phàm là những sai lầm mà Trung ương phạm phải, sai lầm trực tiếp quy về trách nhiệm của tôi, sai lầm gián tiếp tôi cũng có phần, bởi vì tôi là chủ tịch Trung ương“.
Đứng trước áp lực từ hội nghị, Mao Trạch Đông bị ép phải chấp nhận thay đổi chính sách. Nhờ vậy bắt đầu từ năm 1962, chỉ tiêu số lượng thực trưng thu giảm bớt trên diện rộng. Hàng chục triệu người vì vậy mà thoát chết.
Đại Cách mạng Văn hóa – Kế hoạch báo thù của Mao
Đối với Mao Trạch Đông, vết “dao” do Lưu Thiếu Kỳ “bất ngờ công kích” trong Đại hội 7.000 người khiến ông không cách nào quên. Mao sợ nhất là bị tập kích bất ngờ, chỉ có như vậy mới khiến ông có khả năng mất hết quyền lực trong nháy mắt.
Mao Trạch Đông căm hận Lưu Thiếu Kỳ. Ông cũng căm hận những người đã tham dự hội nghị, bởi vì họ đứng cùng phía với Lưu, bức ép ông thay đổi chính sách. Trả thù đã trở thành mong muốn nhất định phải làm của Mao. Đây chính là lí do tại sao mấy năm sau đó, Mao phát động Đại Cách mạng Văn hóa, khiến cho Lưu Thiếu Kỳ, và đại bộ phận những người đã tham gia hội nghị, cùng với những người liên can, đều bị tra tấn hành hình thảm khốc.
Giống như những gì mà Giang Thanh, vợ của Mao nói: “Mao Trạch Đông vào Đại hội 7.000 người đã nén cơn giận, mãi đến thời Đại Cách mạng Văn hóa mới trút cơn giận này“.
Đại Cách mạng Văn hóa không chỉ là sự trả thù, cũng là cải tổ triệt để. Mao nhìn thấy rất rõ ràng, các cán bộ đó đều không muốn quản lý đất nước theo ý muốn của ông. Mao cần phải triệt tiêu họ, và đổi một nhóm người khác lên thay.
Số phận bi thảm của Lưu Thiếu Kỳ
Sáng
13/5/1992, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam, Lưu Nguyên rời khỏi nhiệm sở,
đưa vợ con đến khu nhà tập thể Ủy ban thành phố ở Khai Phong trên đường
Bắc Thượng.
Ở nơi sâu nhất, âm u tĩnh mịch nhất khu tập thể này có một căn nhà hai tầng tường màu tro đã rất lâu đời, trước giải phóng là kho chứa vàng của Ngân hàng tỉnh Hà Nam. Tầng trệt có một phòng không đầy 10m2 là nơi Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ bị giam trong thời kỳ đại Cách mạng văn hóa.
Đây là lần thứ hai Lưu Nguyên đến thăm phòng này.
Lần thứ nhất là vào tháng 5/1980, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố giải oan cho Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ. Năm ấy, Lưu Nguyên theo mẹ đến Khai Phong nhận tro cốt của thân phụ, đã đến đây thắp hương. Hai năm sau, năm 1982, Lưu Nguyên tốt nghiệp đại học đã không do dự, dám rời Bắc Kinh đến nơi thân phụ mình đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh để công tác.
Như vậy là sau 12 năm, Lưu Nguyên mới trở lại nơi thân phụ anh từng bị giam cầm, hành hạ để thắp hương tưởng nhớ ông.
Giờ đây, Lưu Nguyên sắp rời khỏi Hà Nam nhận nhiệm vụ mới, cho nên Lưu Nguyên không còn phải đắn đo dè dặt nữa, có thể lấy tư cách người con đến đây nói với thân phụ lời cáo biệt.
Phòng nhỏ tầng trệt vẫn như 12 năm trước, vẫn một giường, một bàn, tấm ảnh 30x40cm vẫn còn đó. 23 năm về trước, năm 1969, một sáng sớm trời mùa đông giá lạnh, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã bị đưa đến đây và bị hành hạ, đày đọa 3 năm liền. Và, chính ở căn phòng này, Lưu Thiếu Kỳ vì oan mà chết, không có một người thân bên cạnh.
Lưu Nguyên và vợ con dâng lên bàn thờ một vòng hoa mang dòng chữ mà thân phụ ông khi bị bức hại, đã nói với mọi người: “Lịch sử sẽ do nhân dân viết lại”. Đứng trước ảnh thân phụ, mắt Lưu Nguyên đẫm lệ, tim như thắt lại.
Rồi Lưu Nguyên nhớ lại khi còn học tiểu học ở Trường tiểu học Thực nghiệm số 2 Bắc Kinh. Tuy không xa nhà nhưng Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ vẫn yêu cầu con ở lại ký túc xá nhà trường để bồi dưỡng năng lực tự lập. Lúc đó gia đình Lưu Nguyên có 6 anh chị em, (Lưu Thiếu Kỳ có ba vợ. Vợ đầu là Hà Bảo Trân bị kẻ địch giết hại, sau khi kết thúc Vạn lý trường chinh đến Thiểm Bắc lấy vợ thứ hai là Tạ Phi. Trong chiến tranh, hai người bị phiêu bạt hai nơi, mất hẳn liên lạc từ năm 1940, chỉ sống chung được 6 năm. Đến năm 1984, Lưu Thiếu Kỳ kết hôn với Vương Quang Mỹ tiền chi dùng một tháng chỉ có 100 đồng, tuy không phải lo gì no đói nhưng chi dùng cũng phải rất tằn tiện. Mỗi anh chị em một năm mới được một đôi giày mới. Con trai thì chưa đến một năm giày đã rách, Lưu Nguyên phải vá lại mà đi. Điều vui mừng nhất của Lưu Nguyên thời ấy là nhận được giày mới.
Năm 1960, Quốc vương và Hoàng hậu Afghanistan đến thăm Trung Quốc, Hoàng hậu nêu ra yêu cầu muốn được gặp “hoàng tử” và “công chúa” nhà họ Lưu. Đối với con cái mình, đứa nào cũng khỏe mạnh, sáng sủa lanh lợi, không có gì phải hổ thẹn với người, Lưu Thiếu Kỳ đã đáp ứng. Nhưng điều làm cho bà ngoại lo nhất là chúng nó không có bộ quần áo nào ra dáng “hoàng tử, công chúa” cả. Đặc biệt là Hanh Hanh, quần nào cũng vá chút ít vì mặc lại của các chị. Có chiếc áo nhung màu mận chín là đẹp nhất cũng bị thủng một vài chỗ. Bà ngoại phải ra phố thửa mấy bộ quần áo cho các cháu mặc và mua mấy bó hoa để dâng khi Quốc vương và Hoàng hậu đến thăm.
Thời ấy, Lưu Thiếu Kỳ còn đặt ra cho các con biểu tiến độ trưởng thành: 9 tuổi biết bơi, 11 tuổi biết đi xe đạp, 13 tuổi biết tự lo liệu cuộc sống của mình không để ba mẹ phải thúc giục nhắc nhở, 15 tuổi biết ra khỏi nhà một mình không ai đưa đón.
Năm chị gái Thủ Tranh 15 tuổi, mẹ đang đi công tác ở huyện Định Hưng, tỉnh Hà Bắc. Nghỉ đông, Lưu Thiếu Kỳ giao cho Thủ Tranh một bức thư và 100 đồng bạc đi Hà Bắc đưa cho mẹ. Vừa đi xe lửa vừa phải trung chuyển ôtô, cuối cùng đến nơi công tác của mẹ, hai mẹ con mở thư ra xem chỉ thấy có ngắn ngủi mấy chữ, cha bảo mẹ đây là việc cố ý để cho Thủ Tranh tập đi một mình, dặn mẹ để cho Thủ Tranh ở lại rèn luyện lao động.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, cứ mỗi độ nghỉ hè, năm nào Lưu Nguyên cũng được thân phụ gửi vào đơn vị thiếu sinh quân, tập làm bộ đội. Cũng tập lăn lê bò toài, cũng canh gác như các anh chiến sĩ. Chính nhờ có sự giáo dục huấn luyện nghiêm khắc như vậy, đến khi trưởng thành Lưu Nguyên đã đạt kiện tướng cấp đặc biệt về môn bắn súng. Duyệt binh quốc khánh hàng năm, Lưu Nguyên đều được đứng trong đội ngũ quân danh dự hùng dũng diễu qua lễ đài.
Lưu Nguyên thường nói: “Khi chúng tôi còn nhỏ, về mặt đãi ngộ vật chất có thể nói là không có gì khác với con em công nông lúc bấy giờ. Nói có gì đặc biệt hơn là ở chỗ có cơ hội được rèn luyện nghiêm khắc như lúc nhỏ được làm thiếu sinh quân chẳng hạn. Đây đúng là cơ hội mà con em công nông không thể có được”.
Lưu Nguyên từ nhỏ đã bái Hoàng Vị làm thầy để học vẽ. Năm 11 tuổi đã đoạt một huy chương vàng và hai huy chương bạc ở triển lãm tranh nhi đồng thế giới ở Pari. Có một lần ở Lư Sơn, Lưu Nguyên vẽ một bức tranh đưa cho Mao Chủ tịch xem. Mao Chủ tịch hỏi: “Bút danh của cháu là gì?”. Lưu Nguyên trả lời: “Bút danh của cháu là Nguyên Nguyên”. Mao Chủ tịch hiểu “Nguyên” theo nghĩa là đồng bạc, nên cười nói với Lưu Nguyên: “Đặt tên này không hay, nó tròn trĩnh quá, phải có góc cạnh một tý mới hay”. Lưu Nguyên giải thích theo nghĩa “nguyên” là nguồn. Mao Chủ tịch lúc đó mới nói: “Nguyên là nguồn à, cũng tạm được”. Nhưng Lưu Nguyên đã bắt đầu không thích cái tên của mình, cảm thấy cái tên nghe trẻ con quá. Tương lai lớn lên không lẽ cứ gọi Nguyên Nguyên. Lưu Nguyên nhiều lần đề nghị thân phụ đặt lại tên cho.
Bắt đầu lên trung học, Lưu Thiếu Kỳ đã đặt lại tên cho Lưu Nguyên, lấy tên là Giám Chân. Giám có nghĩa là cái gương, là soi là bài học, là lời răn là xem xét. Giám Chân là soi rọi chân lý, xem cho rõ chân lý. Không lâu sau, giới văn hóa tổ chức hoạt động kỷ niệm hòa thượng Giám Chân, mẹ Lưu Nguyên nói dùng tên này không được, ai lại trùng tên với một vị hòa thượng, vì vậy không còn nhắc đến việc đổi tên cho Lưu Nguyên nữa.
Đại Cách mạng văn hóa nổ ra. Chỉ trong 1 đêm thôi, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ “đã trở thành kẻ phản Đảng, nội gián, kẻ thù của giai cấp công nhân, là tên đầu sỏ đang nắm quyền đi theo chủ nghĩa tư bản. Thật giả, đẹp xấu lẫn lộn, thiện ác hoán vị nhau. Mấy chị em Lưu Nguyên từ con em cán bộ cao cấp Trung Quốc biến thành con em của kẻ phản động đầu sỏ. Tất cả mọi cái trong trời đất đã đổi thay. Đồng học, bạn bè đều xa lánh. Những bộ mặt hết sức quen thuộc trong Trung Nam Hải mười mấy năm trước bỗng dưng trở thành xa lạ. Thậm chí, có người còn trở nên hết sức hung hãn, vô tình.
Lưu Nguyên không bao giờ quên được ngày 8/7/1967, tổ chức đại hội phê đấu Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chú ở Trung Nam Hải. Mấy chị em Lưu Nguyên, cả em gái 6 tuổi cũng bị giải ra hội trường. Cuộc phê đấu kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, cả ba và mẹ bị lăng mạ, xỉ nhục một cách tàn nhẫn, bị đánh đến sưng cả mặt. Bỗng Lưu Nguyên quay đầu nhìn thấy hai người, mặt mày đầy máu đã đông lại: một là chú bảo vệ ở Cục Bảo vệ Trung Nam Hải, từng là vệ sĩ của ba và chị Lý Tiêu từng ở với nhau từ nhỏ. Hai người này bị giải đến đây để tận mắt nhìn thấy hiện trường. Bi phẫn đã dấy lên trong lòng Lưu Nguyên. Tâm hồn của Lưu Nguyên bị tổn thương. Lưu Nguyên thấy mình đơn độc, cảnh giác, tức giận chú ý quan sát mọi thứ chung quanh. Rồi Lưu Nguyên không coi ai ra gì cả, cho đến khi bị khóa tay dẫn vào nhà giam vẫn không sợ, và còn dám tuyệt thực hai ngày...--PageBreak--
Từ nhà giam đi ra, Lưu Nguyên đã không còn nhà để về. Mẹ đã bị giam ở ngục, ba bị nhốt tại nhà. Mấy chị em đã bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải, mỗi đứa đi một phương.
Cuối năm 1968, nhà trường tổ chức cho học sinh về nông thôn, đi miền núi rèn luyện lao động. Lưu Nguyên cũng được nhà trường cấp cho một giấy di chuyển, mệt mỏi trèo lên tàu hỏa Tây hành. Lúc đó Lưu Nguyên đã khóc hết nước mắt, niềm tin trong anh bị khủng hoảng, thậm chí anh ghét nhiều người. Lưu Nguyên đi về nông thôn, đâu có cuồng nhiệt hưởng ứng khẩu hiệu, không hề có nỗi lo phải sống trong một thế giới chưa biết và vô cùng gian khổ. Có thể nói lúc đó Lưu Nguyên muốn quên tất cả.
Tại đại đội sản xuất xa xôi hẻo lánh huyện Sơn Âm, tỉnh Sơn Đông, Lưu Nguyên được bố trí ở trong một ngôi nhà tranh dột nát. Không lâu sau Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đại hội Đảng toàn quốc IX, dấy lên cao trào đập tan Bộ Tư lệnh của kẻ đang cầm quyền đi theo chủ nghĩa tư bản. Những đồng học khác được bần nông, trung nông lớp dưới giáo dục lại, còn Lưu Nguyên lại được bần nông, trung nông lớp dưới giám sát, cải tạo. Ban ngày dùng công cụ và phương pháp lao động giản đơn, làm việc cật lực, buổi tối tiếp thu phê đấu không ngừng nghỉ. Nội dung phê đấu không gì khác, lải nhải nói đi nói lại những cái đã nói. Thần kinh Lưu Nguyên như đã tê dại, có một đêm phấn đấu, Lưu Nguyên quá phẫn nộ, nhảy phắt qua cửa sổ, cầm ngay một cục đá cầm lên, thét lớn: “Chúng mày đấu xong chưa? Chúng mày nếu không muốn cho tao sống nữa thì tao liều mạng với chúng mày, đứa nào dám ra đây tao nện ngay đứa đó!”. Đồng học lúc đó đều phải dừng tay.
Cứ như thế, Lưu Nguyên vật lộn với đời, liều mạng lao động để làm cho đầu óc không nghĩ gì nữa, không biết gì nữa. Những điều này, những nông dân tốt bụng đều để tâm. Họ nói với nhau về Lưu Nguyên: “Nó thật đáng thương!”. “Nó thật là khổ”. “Nó làm thật cừ”...
Một đêm trung thu, trời sáng như gương, đột nhiên phía ngoài cửa sổ có động. Lưu Nguyên mở cánh cửa ra, một gói nhỏ liền được vứt vào trong nhà, còn người thì đã bỏ chạy. Mở ra thì đúng là hai bánh trung thu, có ai đó còn im lặng để ở cửa sổ mấy quả trứng luộc và hai quả táo. Có những đêm, có một thanh niên mang bình rượu đến, cách nhau cửa sổ cùng cạn chén.
Cuộc sống như vậy cho đến năm 1974, Lưu Nguyên được trở về Bắc Kinh, vào làm công nhân xưởng cơ khí hạng nặng được hai năm. Ở đây Lưu Nguyên được công nhân giúp đỡ che chở. Lão công nhân Điền Văn Khuê nhiệt tình dạy bảo Lưu Nguyên công tác quản lý công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, truyền cho Lưu Nguyên quy trình kỹ thuật các loại, còn thường xuyên kéo Lưu Nguyên về nhà ăn cơm. Sự chăm sóc quan tâm của anh chị em công nhân xưởng này đã làm ấm lòng Lưu Nguyên.
Mùa thu năm 1976, tiếng chiêng tiếng trống ăn mừng việc đập tan bè lũ bốn tên khiến Lưu Nguyên vui lên được một tí, nhưng vấn đề của Lưu Thiếu Kỳ vẫn nằm trong im lặng, không ai dám nêu ra là đã sai.
Năm 1977, nhà nước cho khôi phục chế độ tuyển sinh vào đại học, Lưu Nguyên quá tức giận, viết ngay cho ông Đặng Tiểu Bình một bức thư nói rõ: “Thi nếu không đủ điểm, cháu không bao giờ dám hận, đằng này lại không cho thi, cháu làm sao mà không bực mình”. Đặng Tiểu Bình xem xong, chỉ thị cho phép Lưu Nguyên được thi đại học. Nguyện vọng một của Lưu Nguyên là Khoa Triết, Trường đại học Bắc Kinh; nguyện vọng 2 là Khoa Sử, Trường đại học Sư phạm. Kết quả thi, số điểm vượt điểm vào Khoa Triết của Trường đại học Bắc Kinh, nhưng lãnh đạo nhà trường không dám tiếp nhận. Có lẽ, ít lo sợ hơn Trường đại học Bắc Kinh nên Trường đại học Sư phạm đã mở một cuộc họp rộng rãi nghiên cứu vấn đề Lưu Nguyên và quyết định thu nhận học sinh có thân phận đặc biệt này.
Cũng như nhiều bạn đồng học khác lỡ việc học mất nhiều năm, Lưu Nguyên hết sức coi trọng cơ hội học tập muộn màng này. Vì tuổi thanh xuân đã bị mất đi một cách đáng tiếc, cho nên Lưu Nguyên quyết tâm học tập để bù lại. Nhưng vô số nghi vấn về hiện thực và tương lai Trung Quốc sau 10 năm đã buộc Lưu Nguyên dốc sức nghiên cứu để tìm cho ra lời giải đáp. Không lâu sau, dưới sự thúc đẩy của phong trào giải phóng tư tưởng, sinh viên các trường đại học ở thủ đô Bắc Kinh bắt đầu tham gia hoạt động tranh cử đại biểu nhân dân ở địa phương.
Kế theo Trường đại học Bắc Kinh là Trường đại học Sư phạm. Lưu Nguyên cũng bắt đầu dán một tờ báo chữ to nói rõ mục đích ra tranh cử đại biểu nhân dân địa phương, nêu lên những việc sẽ làm nếu trúng cử và mục tiêu phấn đấu để xây dựng địa phương. Lưu Nguyên xuất đầu lộ diện, đem lại cho nhà trường thách thức rất lớn, nhưng đồng thời đã cổ vũ được nhiệt tình tham gia tranh cử ở đây. Trải qua chà xát đào thải ở từng cấp trong trường, cuối cùng còn lại 3 người tranh cử, đại biểu cho ba thành phần khác nhau. Lưu Nguyên được gọi là “đại biểu cho quý tộc”; Trương Y được gọi là “đại biểu cho thảo dân”; và một vị đảng viên đại biểu cho Đảng. Ba vị tranh cử đại biểu nhân dân cấp phường xã, công khai tranh luận, hết sức khẳng khái tuyên truyền quan điểm của mình. Hễ nhìn thấy dân đi làm, không kể có quen biết hay không đều mỉm cười bắt tay niềm nở, công khai đề nghị bỏ phiếu cho mình.
(Còn nữa)
Trần Trọng Sâm (Theo cuốn "Hồ sơ con cán bộ cao cấp Trung Quốc", NXB Nhi Đồng Phụ nữ Phương Bắc - 2001
Tốt nghiệp gần đến, 30 tuổi phải lập thân rồi. Lưu
Nguyên bắt đầu suy nghĩ hướng đi của mình sau tốt nghiệp. Lời dạy bảo
của cha còn văng vẳng bên tai. Cuộc sống nghèo khổ của nông dân nông
thôn và tình cảnh cảm động khi nông dân nông thôn tiễn biệt mình đã hiện
ra trước mắt.
Năm 1946,
khi Trường ĐH Tổng hợp Lomonosov mở chuyên ngành Vật lý hạt nhân thì
Doãn Vũ nảy sinh ý muốn chuyển sang học ở đó, nhưng phía Liên Xô tuyển
người vào học chuyên ngành này rất chặt, sinh viên người nước ngoài bị
cấm cửa, anh đành phải theo học ngành Hóa phóng xạ.
Ông
chỉ nhớ được cuộc gặp ông nội lần cuối khi mình mới 5 tuổi rưỡi. Năm
1960, ông Lưu Thiếu Kỳ sang Liên Xô để dự Hội nghị 81 đảng cộng sản và
công nhân quốc tế. Ông đã dành thời gian đến thăm hai cháu và đó cũng là
lần duy nhất Aliosa được gặp ông nội.
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất. Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’
Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.
Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi.
Hôm nay tôi không nói về ai khác mà nói về Lưu Thiếu Kỳ. Ông là tấm gương tốt trong số những “Người cầm lái số hai”.
Trương Quốc Đào[2] sau khi làm cuộc phản cách mạng bèn trốn ra Hong Kong, chửi bới tất cả các lãnh tụ Đảng Cộng sản. Khi chửi đến Lưu Thiếu Kỳ, ông nói: “Lưu Thiếu Kỳ là ‘công cẩu’ [con chó có công] của Mao Trạch Đông.” Trương Quốc Đào nói đúng. Mao Trạch Đông sở dĩ có ngày nay, Lưu Thiếu Kỳ là người lập công lớn nhất.
Còn nhớ, sau khi Hồng quân làm cuộc trường chinh đến được Diên An, có một lần mọi người cùng đi xem kịch, nội dung vở diễn là chuyện Đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh. Đang xem bỗng Mao Trạch Đông quay lại nói với một vị nhân sĩ dân chủ ngoài Đảng: “Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, trong đoàn ấy ai là người kiên định nhất? Đường Tăng. Ai giao động nhất? Trư Bát Giới.” Rồi Mao Trạch Đông chỉ tay vào Trương Quốc Đào ngồi bên trái chỉ cách một ghế và nói: “Anh này là Trư Bát Giới trên đường trường chinh.”
Trương Quốc Đào nghe thế cả giận, ầm ầm xô ghế đứng dậy bỏ ra ngoài, chửi đổng: “Đồ vô liêm sỉ.” Sắc mặt Mao Trạch Đông không thay đổi. Tôi lại nghe thấy một tiếng xô ghế, nhìn lên, chỉ thấy một người cao dong dỏng đứng phắt dậy. Đó là Lưu Thiếu Kỳ. Ông nghiêm giọng bảo Trương Quốc Đào: “Anh im mồm đi!”. Người xem kịch rất đông nhưng chẳng ai ra tay phản ứng giúp Mao, ngay cả Mao Trạch Đông cũng không đốp lại Trương Quốc Đào. Lưu Thiếu Kỳ lại khảng khái ra tay giúp Mao. Xét riêng một chuyện tối hôm ấy, tôi mơ hồ cảm thấy Lưu Thiếu Kỳ có phần quá đáng. Đúng là Trương Quốc Đào có rủa người, nhưng Mao Trạch Đông cũng nói xấu người ta, mà lại ra đòn trước. Miệng lưỡi Trương Quốc Đào mỏng như tờ giấy, miệng lưỡi Mao Trạch Đông còn mỏng hơn giấy. Sao mà Lưu Thiếu Kỳ lại có thể nhảy một bước vào hàng ngũ của Mao Trạch Đông như vậy?
Nhờ có sự giúp đỡ to lớn của Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông thắng áp đảo Trương Quốc Đào. Thấy tình thế bất lợi, Trương cúp đuôi bỏ trốn. Ngày nay xem lại sự việc đó mới thấy Trương Quốc Đào quả là thông minh. Tuy rằng cuối cùng ông ta ốm chết ở tuổi 80 trong một nhà dưỡng lão tại Toronto xứ Canada, nhưng so với Lưu Thiếu Kỳ thì ông chết đẹp hơn nhiều, chết trong nhiều tình thương hơn. Lại còn thọ hơn Lưu Thiếu Kỳ 10 tuổi nữa kia.
Công lao vĩ đại nhất của Lưu Thiếu Kỳ là đã thực hiện được một phát minh sáng tạo: đưa ra “Tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Năm 1945, Trung ương Đảng họp Đại hội Bảy. Trong kỳ họp này, Lưu Thiếu Kỳ ra sức nhiệt tình ca ngợi Mao Trạch Đông. Mấy lần đọc báo cáo ở Đại hội, lần nào ông cũng nhắc đến Mao Trạch Đông. Trong một bản báo cáo, Lưu Thiếu Kỳ tổng cộng 105 lần nhắc đến tên Mao Trạch Đông. Đây là con số thống kê của tôi. Hôm ấy tôi ngồi dưới hội trường, hết sức để ý quan sát vẻ mặt các vị lãnh tụ trên Đoàn Chủ tịch. Họ đều gật đầu. Chu Ân Lai, Nhiệm Bật Thời gật rất nhẹ, cùng lắm là cúi đầu mà thôi. Lâm Bưu tỏ vẻ xúc động và gật hăng lắm, như gà con mổ thóc ấy. Tôi lấy làm lạ là Mao Trạch Đông cũng gật đầu như họ. Khuôn mặt ông nở nụ cười tự tin. Ông buông thả bản thân, bỏ mặc cho người khác ca ngợi mình.
Khi Lưu Thiếu Kỳ đọc Báo cáo Sửa đổi Điều lệ Đảng, Mao Trạch Đông được Lưu biểu dương không dưới một trăm lần; nếu kể cả từ ngữ “Tư tưởng Mao Trạch Đông” thì không đếm xuể. Có mấy lần ông nói ra ngoài báo cáo, giải thích thêm về cái từ ngữ vừa mới đẻ ra ấy. Mỗi lần làm như thế, giọng nói của ông mạnh thêm 80 phần trăm. Khi đọc văn bản đôi lúc ông còn nói lắp, nhưng khi nói ra ngoài đề thì lại trôi chảy như nước. Lưu Thiếu Kỳ liên tiếp vung tay chém vào bầu không khí phía trước ngực, đặc biệt xức động. Trong lần giải thích cuối cùng, ông nói lên một danh ngôn sau này người ta nhắc đi nhắc lại hàng chục triệu lần, khi nói câu ấy, giọng ông khàn khàn: “Mao Trạch Đông vĩ đại của chúng ta đã dùng tư tưởng của mình để nâng cao tư tưởng toàn dân tộc ta lên tới độ cao chưa từng thấy. Đó là Tư tưởng Mao Trạch Đông!”
Tiếng vỗ tay vang lên như sấm, tưởng chừng làm bung mái nhà Hội trường lớn Dương Gia Lĩnh. “Tư tưởng Mao Trạch Đông” do bà mẹ có tên Lưu Thiếu Kỳ đẻ ra. Đứa trẻ sơ sinh ấy vừa ra đời đã được khẳng định sẽ vạn tuế [muôn năm].
Ngày nay Mao Trạch Đông đã không còn nói gì, Lưu Thiếu Kỳ cũng vậy. Nhưng tư tưởng Mao Trạch Đông thì vẫn không ngừng phát ngôn. Chúng ta dùng nó để đấu trời, đấu đất, đấu người khác. Người khác cũng dùng nó để đấu chúng ta. Ai lên cầm quyền thì người đó đều tuyên bố mình nắm được tư tưởng Mao Trạch Đông; ai bị hạ bệ thì bị kẻ khác tuyên bố là đã phản bội nó. Lên hoặc xuống, bánh xe lịch sử quay lộc cộc, chỉ cái bánh xe ấy lừng lững không lên không xuống.
Mao Trạch Đông trước tiên nên cảm ơn Lưu Thiếu Kỳ. Quả thật Mao đã làm thế. Ông từng không chỉ một lần nói với người khác: “Qua chỉnh phong ở Diên An, tôi làm quen được mấy người bạn thân. Có Lưu Thiếu Kỳ, Trần Bá Đạt, Hồ Kiều Mộc, Cao Cương, Lục Định Nhất, Bành Chân. Còn có Châu Dương nữa.” Bỗng dưng Lưu Thiếu Kỳ được xếp lên vị trí thứ nhất. Ông đã lập công lớn cho Mao Trạch Đông.
Mao bình công xét thưởng, đền đáp cực kỳ hậu hĩnh: ông chuẩn bị giao nhà nước này cho Lưu Thiếu Kỳ. Nguyên soái Anh Quốc Montgomery khi thăm Trung Quốc có hỏi Mao Trạch Đông ai sẽ kế vị ông. Mao nói: “Rất rõ ràng, đó là Lưu Thiếu Kỳ. Ông ấy là Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng chúng tôi. Sau khi tôi chết thì đến ông ấy.”
Lưu Thiếu Kỳ sắp được cả một quốc gia, dĩ nhiên dương dương đắc ý lắm. Đại hỷ. Ông quy công lao cho bản thân. Người quy công cho mình bao giờ cũng khí thế ngút trời. Trong nhiều trường hợp tôi từng nghe thấy ông nói câu này: “Trước Đại hội Bảy, chưa dựng được uy quyền tuyệt đối của Mao Chủ tịch, [thế là tôi] dốc hết sức mình tạo dựng. Sau Đại hội Bảy, cảm thấy không nói tới thì mọi người cũng đều đã biết cả rồi, vì thế không nhắc tới nữa.” Ông ta hoàn toàn coi sứ mệnh thiêng liêng ấy là công việc của mình. Muốn dựng thì dựng, không muốn dựng thì không dựng. Quy công lao cho mình đến mức như thế thì sao mà không thất bại? Nếu đã dựng rồi thì phải dựng đến cùng chứ. Trong cái ngõ cụt ấy không có đường thoái lui đâu.
Sau khi bước vào thập niên 1960, Lưu Thiếu Kỳ càng khí thế bừng bừng. Đặc biệt sau khi Mao Trạch Đông phát động Đại Nhảy Vọt thất bại, buộc phải lui về tuyến hai, để Lưu Thiếu Kỳ thay ông làm Chủ tịch nước cộng hòa, Lưu Thiếu Kỳ cũng trở thành một vầng mặt trời nóng rừng rực. Ngày thứ hai sau khi ông ta lên chức Chủ tịch nước, tôi nhìn thấy tờ “Nhân dân Nhật báo” in chữ đỏ. Ảnh Lưu Thiếu Kỳ và ảnh Mao Trạch Đông xếp ngang hàng đứng cao vót trên trang nhất. Ông ta còn mỉm cười hệt như Mao Trạch Đông. Đó là nụ cười tôn quý của bậc đế vương. Điều đó khiến tôi không tránh được tiếng thở dài. Lẽ ra vào thời điểm ấy ông nên nghiêm nét mặt mới đúng. Cho dù trong lòng có vui như mở cờ thì cũng nên buộc mình nghiêm nghị, tỏ vẻ khiêm tốn thận trọng chứ. Sao ông lại nhanh chóng học được nụ cười kiểu lãnh tụ thế nhỉ? Công lao làm cho đầu óc ông mụ mị. Ông đã coi nhẹ câu cách ngôn “Công cao chấn chủ” [công lao quá lớn làm chúa thượng kinh động sinh lòng lo ngại] mà các vị công thần nhiều đời trước đã viết nên bằng tính mạng họ. Vì thế ông cũng đành như các vị công thần ấy, chịu kết cục chết thảm.
Mao Trạch Đông, vị chúa anh minh một thời đại sao có thể cho phép một “Người cầm lái số hai” hung hăng như thế nằm ngủ bên cạnh mình. Ông thay đổi thái độ đối với Lưu Thiếu Kỳ. Mùa hè năm 1965, De Gaule cử đặc sứ sang thăm Trung Quốc, khi gặp Mao Trạch Đông, ông này lại hỏi về vấn đề người kế vị. Mao Trạch Đông nói: “Những người như ngài De Gaule và tôi thì không có người kế vị.” Hôm ấy tôi không có mặt trong buổi hội kiến, nhưng biên bản ghi chép cuộc gặp trước tiên đưa về Cục Thư ký. Vừa nhìn thấy câu ấy, tôi biết ngay: kèn xung trận đã nổi lên rồi.
Mấy tháng sau, Đại Cách mạng văn hóa nổ ra, đem lại cái chết cho Lưu Thiếu Kỳ. Ông bị bất ngờ, không kịp đề phòng. Từ lâu Mao Trạch Đông đã đưa ông vào vòng ngắm bắn mà ông hoàn toàn chẳng hay biết gì hết. Cách mạng Văn hóa vừa bắt đầu, tôi được cử đi làm việc ở Tổ công tác đặc biệt chuyên thẩm tra vấn đề Lưu Thiếu Kỳ, cho đến khi ông chết tôi mới trở về đơn vị cũ. Vì thế tôi biết rất rõ tâm trạng ông.
Trong những ngày đầu, mỗi khi rảnh rỗi, Lưu Thiếu Kỳ đều đến chỗ gần nhà ở của Mao Trạch Đông, đi đi lại lại. Ông muốn gặp Mao. Nhưng Mao tránh mặt. Dường như Mao Trạch Đông cảm thấy mình có điều gì không phải, nếu không thì vì sao lại sợ Lưu như sợ cọp. Về sau rốt cuộc Lưu Thiếu Kỳ cũng gặp Mao Trạch Đông được một lần. Câu đầu tiên ông nói với Mao là: “Tôi xin từ chức Chủ nhiệm Ban Biên tập ‘Tuyển tập Mao Trạch Đông’…” Mao cúi đầu ra sức rít thuốc, cứ như người câm.
Hôm sau gần chục nghìn tiểu tướng cách mạng xông vào Trung Nam Hải lôi Lưu Thiếu Kỳ đi đấu tố, phê phán. Ông bị chúng đánh đập. Khi đại hội phê đấu kết thúc, mấy gã to xác điên cuồng vặn tay giúi đầu ông xuống bắt ông phải quỳ trước đám đông. Ông bị chúng quật ngã trên đất.
Ít lâu sau ông bị mất tự do. Trong thời gian ấy ông chỉ làm một việc: học tập “Tuyển tập Mao Trạch Đông”. Suốt ngày suốt đêm ông nâng cuốn sách đọc không nghỉ. Trước kia ông đọc sách ấy với tâm trạng đắc ý hài lòng, hăng hái say sưa. Đeo kính lão, hiền từ như bà cụ, mái tóc bạc chải mượt. Bây giờ ông đọc nó trong tình thế khác trước một trời một vực. Không còn sự yên tĩnh, lòng dạ sục sôi không yên, mái tóc bạc rối bời như tổ quạ, bộ ngực phập phồng. Khi giở sách, tay ông run lập cập. Nhiều lần tôi nhìn thấy ông đọc sách mà nước mắt lặng lẽ ứa ra hòa cùng nước mũi rơi xuống, ông chẳng buồn lau mà cứ để chúng rớt xuống trang sách.
Sau đấy phê đấu được nâng cấp. Lưu Thiếu Kỳ bị đánh đập, khắp người đầy thương tích. Các tiểu tướng cách mạng lôi ông ra, quẳng ông vào như con chó chết. Nhưng ông vẫn không cúi đầu. Tôi hiểu, chính là cái khí phách bất phục trong trái tim đã nâng đỡ ông không suy sụp. Ông không phục. Sao ông có thể chịu phục? Ông đã lập công lớn như trời biển mà lại phải chịu nỗi khổ cũng lớn như trời biển, đây chẳng phải là nỗi oan lớn như trời biển đó sao?
Nhưng cuối cùng ông đành phải nuốt nỗi nhục đó. Còn nhớ ngày mồng 5 tháng 10 năm 1968, ông bị đấu tố xong về nhà nằm dài trên giường, thoi thóp thở. Ông còn nhận được tin con trai lớn của mình đã chết. Ông bảo tôi: “Anh giúp tôi nhắn Chủ tịch một câu…… Tôi xin đi khỏi Bắc Kinh, cùng vợ con về Diên An làm ruộng. Về quê cũng được…… Tôi muốn làm người dân bình thường……”
Chao ôi, cuối cùng ông đã quy thuận. Ông đang cầu xin. Ông triệt để nhận sai lầm. Ông đầu hàng. Tôi nhận ra bây giờ ông chỉ muốn giữ lấy mạng sống.
Điều không may là ông còn ấu trĩ. Sao mà ông biết được rằng khi ông ốm nặng suýt chết, người ta không chữa bệnh cho ông, thế nhưng khi Hội nghị Trung ương khóa VIII lần thứ 12 sắp họp, họ lại cử người đến chữa bệnh cho ông, không cho ông chết, nhằm “giữ lại tấm bia sống cho Hội nghị Trung ương [đấu tố]”? Ông làm sao biết rằng hôm nay, khi Hội nghị Trung ương họp xong đã hai chục ngày, người ta còn giấu chưa cho ông biết nghị quyết khai trừ đảng tịch ông, mà khăng khăng chờ tới cái ngày huy hoàng 24 tháng 11 sinh nhật ông lần thứ 70 mới tuyên đọc cho ông nghe bản nghị quyết ấy? Tất cả những chuyện đó đều nhằm để cho ông chết. Nực cười là ông vẫn còn cầu xin đi làm ruộng. Chín triệu sáu trăm nghìn cây số vuông đất nước này đâu còn tấc đất nào dung được cái thân ông?
Ôi chao, công thần – lòng tôi than thở. Công thần bi kịch muôn thủa, công thần không nơi nương tựa, công thần cô độc thê lương, công thần cuối đời bất trung, ông đang lặp lại vở kịch Tôn Tẫn, Ngũ Tử Tư từng diễn. Các vị đều muốn làm Thượng Đế cảm động. Hòn đá còn bị làm cho cảm động, nhưng con người thì không.
Lưu Thiếu Kỳ bị tước đoạt tất cả. Ông chết trong tình trạng trần truồng đến cái quần lót cũng không có. Trên tờ phiếu khai tử của ông có ghi thế này:
Họ tên: Lưu Vệ HoàngNguyễn Hải Hoành dịch và ghi chú.
Nghề nghiệp: Không nghề nghiệp
Nguyên nhân chết: Ốm chết.
Nguồn: Ba bài viết của Thượng tướng Lưu Á Châu làm rung chuyển lòng người Trung Quốc – 刘亚洲上将令人震撼的三篇文章《“二把手”刘少奇》
Hình: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Nguyên soái Chu Đức trong lễ mừng quốc khánh Trung Quốc năm 1952. Nguồn: Gettyimage.
——————–
[1] Trong bài này, người xưng “tôi” là một đồng chí lão thành làm công tác hơn 40 năm tại Cục Thư ký thuộc Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
[2] Trương Quốc Đào, 1897-1979, đại biểu Đại hội I Đảng CSTQ, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Chính ủy Hồng quân, phản đối trường chinh, lập ra Trung ương Đảng thứ hai, tháng 4/1938 trốn ra Hong Kong.
----------------------------------------------------------------------
Chu Ân Lai và lời phê duyệt giết ông Lưu Thiếu Kỳ: “Lưu tặc phải giết”
Sau khi Tổ chuyên án Lưu Thiếu
Kỳ được thành lập, mọi tài liệu tội chứng về ông Lưu Thiếu Kỳ có cho
đăng báo hay không đều do ông Chu Ân Lai quyết định. Nếu không có sự
đồng ý của ông Chu Ân Lai thì những tài liệu này không thể đăng được.
Trong thời Cách mạng Văn hóa, ông Mao
Trạch Đông vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường
cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ chính là ông
Chu Ân Lai. Con của một vị tướng là thành viên trong Tổ Dự án Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chia sẻ, chính ông Chu Ân Lai đã phê
chuẩn “người này phải giết”. Cựu Hội trưởng Hội Sử học Trung Quốc là Kim
Xung Cập (Kim Chongji – 金冲及) cũng đã xác nhận sự thực này.
Ông Chu Ân Lai xử lý ông Lưu Thiếu Kỳ
Theo một bài báo trong trong Tân Sử ký
(kỳ 7), nhà nghiên cứu lịch sử cách mạng là Vương Niên (王年) từng nói,
những “nhân chứng và vật chứng” thông báo cho ông Mao Trạch Đông biết
chỉ nhắm vào mục đích chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ có tội, còn những sự
thực khác chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ không có tội thì bị giấu đi. Với
người mà ông Mao muốn thanh trừng, ông Chu Ân Lai luôn chuyển tới những
tài liệu để ông Mao vừa ý. Đối với vụ án nhà lãnh đạo quân sự Hạ Long,
ông Chu Ân Lai cũng áp dụng cách làm như thế.
Ngày 31/7/1966, ông Chu Ân Lai hai lần
tìm nói chuyện với ông Khoái Đại Phúc (蒯大富), người đứng đầu phái tạo
phản ở Đại học Thanh Hoa. Ông Phái Đại Phúc cung cấp tài liệu liên quan
đến ông Lưu Thiếu Kỳ cùng người vợ Vương Quang Mỹ cho ông Chu Ân Lai.
Sau hai lần trò chuyện đến sáu tiếng để cung cấp tài liệu cho báo Đại tự
của ông Mao Trạch Đông. Tờ báo chính là quả đạn pháo để ông Mao thanh
trừng ông Lưu, còn ngòi nổ chính là ông Chu. Trong đó có cả chuyện điều
tra bà Vương Quang Mỹ và cho Đại học Thanh Hoa đấu tố.
Sau khi Tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ thành
lập, việc quyết định chọn lọc cho đăng báo những sự kiện liên quan đến
định tội ông Lưu Thiếu Kỳ đều nằm trong quyền hạn của ông Chu Ân Lai.
Những tài liệu nào chưa thông qua ông Chu Ân Lai thì không được công
khai.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy điện Lý Nhuệ (李锐)
từng tiết lộ, khoảng thời gian từ năm 1983 – 1984, Ban Tổ chức Trung
ương đã phụng mệnh cho tiêu hủy hàng loạt hồ sơ tài liệu. Trước khi tiêu
hủy, ông Trưởng ban Trần Dã Bình (陈野萍) đã cho bà xem một tài liệu mật
về chuyên án Lưu Thiếu Kỳ, trong đó có phần do Giang Thanh khởi thảo, có
phần là do Chu Ân Lai tự tay viết quyết định luận tội gồm bốn điều.
Nghị quyết về vấn đề Lưu Thiếu Kỳ tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 12 Ban
Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa VIII về cơ bản là do ông Chu Ân Lai tự
tay viết.
Câu “Ba thiên tai bảy nhân họa” của ông Lưu Thiếu Kỳ chọc giận ông Mao Trạch Đông
Từ 1958 – 1960, ông Mao Trạch Đông phát
động “Đại nhảy vọt” đã gây nạn đói chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc
với vài chục triệu người chết đói.
Từ ngày 1/11 đến ngày 7/2/1962, ĐCSTQ
triệu tập Hội nghị Công tác Trung ương mở rộng với hơn bảy nghìn người
tham gia, vì thế Hội nghị còn gọi là “Đại hội 7000”. Tại hội nghị, ông
Mao Trạch Đông đã tự phê bình mình và thừa nhận sai lầm là theo chủ
nghĩa chủ quan, thoát ly quần chúng.
Ông Lưu Thiếu Kỳ cũng có báo cáo miệng
tại hội nghị do lời đề nghị của ông Mao Trạch Đông, tối ngày 26/1 ông
Lưu Thiếu Kỳ đã mất cả đêm khởi thảo đề cương, sau đó đã được Mao Trạch
Đông cùng các Ủy viên Thường vụ khác cho thông qua để phát biểu tại hội
nghị.
Khi phê bình Đại nhảy vọt, ông Lưu Thiếu Kỳ nói: “Hiện nay không những không tiến được mà còn bị thụt lùi rất nặng, tạo một khoảng trống mênh mông.”
Về nguyên nhân gây ra thảm cảnh khó khăn, ông Lưu Thiếu Kỳ nói có thiên
tai, cũng có khuyết điểm và sai lầm của con người. Dù sao nguyên nhân
chính không phải do thiên tai mà do con người, tức “ba phần thiên tai
bảy phần nhân họa.” Sau “Hội nghị 7000,” ông Lưu Thiếu Kỳ còn nói với
ông Mao Trạch Đông: “Đói chết nhiều người như thế, lịch sử sẽ viết tên tôi và anh!”
Được biết, so sánh với “báo cáo trên
giấy”, báo cáo miệng của ông Lưu Thiếu Kỳ đã làm rõ nhiều vấn đề hơn và
gây xôn xao dư luận. Trong đó điều mọi người ấn tượng nhất là nói về
nguyên nhân gây ra thảm họa là “ba phần thiên tai bảy phần nhân họa.”
Nhưng cũng chính vì chuyện này mà quan hệ giữa ông Lưu Thiếu Kỳ và ông
Mao Trạch Đông ngày càng căng thẳng.
Tại Hội nghị Lư Sơn vào tháng 9/1961, Mao nói sai lầm này không thể cứu vãn được. Nhưng ngày 20/12/1961, Mao lại nói: “Năm ngoái (1960), năm kia (1961) tâm trạng không mấy vui vẻ, năm nay (1961) rất vui, vì chính sách cụ thể đã phát huy hiệu lực.”
Sau đó 5 năm, vào tháng 2/1967, khi Mao tâm sự cùng Trưởng đoàn đại biểu của Albania là Beqir Balluku đã nói: “Trong hội nghị 7000 người đã lộ rõ cho thấy phe chủ nghĩa sửa đổi đang muốn lật đổ chúng ta.”
Theo SecretchinaTinh Vệ biên dịch
--------------------------------------------------------------
Lưu Thiếu Kỳ chết thảm vì chỉ trích Mao Trạch Đông
Có lẽ trong lịch sử các đời lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số phận bi thảm nhất là cựu chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ. Là con người cẩn trọng và theo lập trường ôn hòa, thế nhưng vì 1 lần lên tiếng chỉ trích Mao Trạch Đông, ông đã tự kí vào bản án tử cho bản thân và gia đình.
Sau đây, chúng tôi xin kể cho độc giả 1 phần câu chuyện về cuộc đời của Lưu Thiếu Kỳ, và lý do vì sao ông lại dám chống đối Mao Trạch Đông, người đã nâng đỡ và giúp ông giữ chức vị chủ tịch nước.
Nhân dân chết đói, người nhà cũng chết đói
Giai đoạn Đại Nhảy Vọt bắt đầu, Lưu Thiếu Kỳ tuy có sự bất mãn, nhưng trên hành động vẫn phải thuận theo chỉ đạo của Mao Trạch Đông. Khi Nạn Đói Lớn xảy ra, Bành Đức Hoài lớn tiếng chỉ trích Mao tại hội nghi Lư Sơn, Lưu Thiếu Kỳ khi ấy vừa mới làm chủ tịch nước đã chọn im lặng, không đứng cùng phía với Bành.
Nhưng trong tâm Lưu Thiếu Kỳ càng lúc càng cảm thấy bất an. Đầu năm 1961, ông biết cả nước đã đói chết hơn 30 triệu người. Vào tháng 4, tháng 5 năm đó, ông về đến quê nhà ở Hồ Nam thị sát. Chuyến về quê lần này, ông tận mắt nhìn thấy khổ nạn tột cùng của nhân dân, tạo ra những xung đột tâm lý to lớn cho Lưu Thiếu Kỳ, ông hạ quyết tâm cần phải nghĩ cách ngăn cản Mao Trạch Đông.
Trong thời gian về lại quê nhà, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm chị gái của ông. Chị gái của ông thời trẻ đã gả cho gia đình “địa chủ”, bị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho là “giai cấp thù địch”. Bà đôi khi viết thư cho Lưu kể về cuộc sống khó khăn của mình.
Hôm nay, ông đến thăm chị mang theo: 2,5 kg gạo, 1 kg bánh khô, 1 kg kẹo, 9 quả trứng vịt muối, 1 bình mỡ heo. Ông nhìn thấy chị mình nằm trên giường sắc mặt ố vàng, con mắt mờ tối ứa đầy nước mắt, đôi môi xám xịt run run không nói nên lời. Bà chịu đói chịu rét thành bệnh, nằm liệt giường không thể dậy nổi trong suốt mấy ngày rồi.
Lưu Thiếu Kỳ hỏi anh rể đâu, hai tay bà ôm mặt, khóc rống lên. Chồng của bà vừa mới chết, nguyên là vì đã ăn nửa miếng bánh vỏ trấu mà con gái để lại cho ông, dạ dày đói xẹp nhiều ngày không cách nào tiêu hóa, bị nghẹn đến chết. Không có tiền để đi thầy thuốc, không có sức để đi đến bệnh viện, ông lão chết trong cơn đau đớn quằn quại.
Người anh rể này, sau khi Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước, đã từng viết một lá thư cho Lưu, nói về tình huống chân thật của dân làng bị đói chết. Lá thư đã bị chặn lại, ông bị chụp mũ “phá hoại Đại Nhảy Vọt” và mang ra đấu tố, bị trói trên một cái cây bên hồ nước mặc cho gió Bắc tạt vào người, lúc sắp bị lạnh làm cho ngất xỉu mới được thả về nhà.
Ân hận muộn màng
Lưu Thiếu Kỳ trên suốt chuyến đi, trên đường đều nghe thấy những câu chuyện như vậy, nhìn thấy những cảnh tượng khiến lòng người tan nát. Ông nhìn ra được nhân dân căm thù Đảng Cộng sản, căm hận bản thân ông.
Trên cột điện bên cạnh ngôi nhà cũ dưới quê của ông, một đứa bé 12 tuổi dùng than viết năm chữ lớn: “Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ!”, trong nhà đứa bé này một năm đã đói chết hết 6 người, sau khi mẹ chết cậu ôm theo người em còn đang khát sữa đi khắp nơi tìm người xin thức ăn, người em đã tắt thở trong lòng cậu. Thời đó “viết biểu ngữ phản động” sẽ bị coi là phần tử phản cách mạng và sẽ bị xử tử.
Lưu còn lệnh cho những người lãnh đạo địa phương không được trừng phạt những người nông dân “lấy trộm” thực phẩm, ông nói: “Xã viên đều nghĩ, cán bộ lấy được, sao dân lại không lấy được? Cán bộ lấy nhiều thì tôi lấy một ít“. Như vậy, đối với người dân mà nói, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc giống như lũ cướp vậy.
Ông thậm chí công khai xin lỗi người dân, trước khi đi ông nói với người trong làng rằng: “40 năm không có về lại quê, không ngờ rằng quê nhà tổ tiên hôm nay lại phải sống khổ sở như vậy, không ngờ giải phóng đã hơn 10 năm mà người dân vẫn còn nghèo khổ như vậy….. Nhìn thấy những điều này, lòng tôi thật sự rất buồn, tôi thành thật xin lỗi mọi người, thành thật xin lỗi bà con trong làng …“. Ông nghẹn ngào không nói nên lời, cúi người thật thấp xin lỗi mọi người.
Sau khi về đến Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ nói trong hội nghị công tác Trung ương: “Tôi thấy đã đến lúc rồi, không thể tiếp tục như vậy thêm được nữa”.
Bị nhân dân cả nước oán hận, Mao đứng trước nguy cơ mất hết quyền lực
Vụ thu đang đến gần, vào tháng 8/1961 Mao Trạch Đông theo thường lệ sẽ lên Lư Sơn họp bàn, quyết định con số trưng thu lương thực trên toàn quốc.
Những người đồng sự khác của Mao khuyên ông ta hãy thay đổi chính sách. Chu Ân Lai sau khi đến căn cứ địa cũ ở Hà Bắc thị sát trở về nói với Mao rằng: “Ngoài lá cây, dưa muối, rau dại ra, thì không còn gì cả, quả thật không có lương thực tồn trữ“. Mao nghe xong xen vào nói: “Chỉ một chút sai lầm nhỏ nhặt, có gì to tát chứ!”.
Thậm chí trong nhóm cảnh vệ trung ương, những người bảo vệ Mao, cũng buông những lời oán trách ngất trời đối với ông.
Uông Đông Hưng người phụ trách đoàn cảnh vệ cho Mao vào đầu năm 1961 nói với Mao rằng ( báo cáo liên quan đến tình hình tư tưởng trong đoàn cảnh vệ Trung ương đảng): “Chiến sĩ Đổng Phương Hội nói: ‘Mao chủ tịch ở Bắc Kinh, có biết được cuộc sống của nông dân chăng? Lương thực thu nhiều như vậy đều đã đi đâu cả rồi?’. Chiến sĩ Hứa Quốc nói lung tung rằng: ‘Bảo mọi người ăn rau có phải là mệnh lệnh của Mao chủ tịch? Những người thi công ở Trung Nam Hải mỗi tháng 30 kg gạo còn chẳng còn hơi sức, nông dân chỉ ăn rau và khoai, không ăn được lương thực. Không thể không màng đến sống chết của người dân được’. Chiến sĩ Trương Lập Thần nói: ‘Bây giờ thứ mà những người nông dân ăn ngay cả chó cũng không bằng, con chó ngày trước còn có thể ăn được cơm và cháo, con người bây giờ đói đến chẳng còn chút sức lực, con heo đói đến chẳng còn đứng nổi nữa’. Xã viên phản ánh nói: ‘Mao chủ tịch phải chăng muốn chúng tôi chết đói'”.
Đoàn cảnh vệ Trung ương vì vậy, sau đó đã bị thanh trừ một cách thảm khốc.
Theo New York Times, các nhà sử học phương Tây nói ít nhất 30 triệu người chết đói trên toàn Trung Quốc trong thời Nạn Đói Lớn, khi hoạt động nông nghiệp tư nhân bị cấm hoàn toàn. Còn theo báo Wall Street Journal đăng tải hồi tháng 8/2014, khoảng từ 15 triệu đến 76 triệu người Trung Quốc chết đói trong Nạn Đói Lớn. Tuy nhiên trong các báo cáo chính thức, Bắc Kinh không đề cập đến con số này và chỉ gọi đó là “3 năm khó khăn” trong khi cộng đồng quốc tế gọi đó là Nạn Đói Lớn.Đối với Mao mà nói, uy hiếp trước mắt chính là bị hạ bệ trong Đại hội đại biểu, hoặc là rơi vào cảnh có chức mà không có thực quyền. Lâm Bưu là thân tín Mao viết trong hồi kí: “Điều mà ông ta lo lắng nhất là trong cuộc biểu quyết có thể chiếm đa số ủng hộ hay không“. Tháng 9/1961, theo điều lệ Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải mở “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9″. Mao phải tìm mọi cách để trì hoãn đại hội lần thứ 9 này.
Từ sớm, Mao Trạch Đông đã cảm nhận được sự bất mãn mạnh mẽ trong số các quan chức cao cấp đối với chính sách của ông. Ông viết trong bài phát biểu tháng 4: “Nếu như các ông không bỏ phiếu cho tôi, thì sẽ bị hạ bệ“. Nạn Đói Lớn theo sau đó đã làm chấn động trong cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách mạnh mẽ.
Tại Đại hội mở rộng cán bộ cấp năm được diễn ra vào tháng 1/1961 ở tỉnh An Huy: “Những người nói chuyện trong đại hội có đến trên 90% có người nhà bị chết đói, họ vô cùng căm phẫn, mọi người đều bi thương rơi nước mắt. Trên hội trường nhìn tình cảnh khóc lóc, đặc biệt nhìn vào số lượng lớn người đã chết, ai cũng đều đau xót. Có không ít người bắt đầu kể khổ từ buổi sáng, mãi đến 7h tối cuộc họp mới kết thúc, nước mắt còn chưa khô, nhất là phụ nữ, khóc lóc càng thảm thiết hơn“.
Cán bộ Đảng và gia đình của họ đều ghìm chặt thắt lưng, 1 người 1 tháng nhận khoảng 10 kg gạo, mấy lạng dầu, một chút thịt. Trong bức tường đỏ ở Trung Nam Hải, nhân viên công tác bên cạnh Lưu Thiếu Kỳ bởi ăn không no cơm, đã biến công viên và đồng cỏ thành bãi trồng rau. Đói khát khiến cho cán bộ của Mao gần như ai nấy đều khao khát ông ta sẽ thay đổi chính sách.
Mao đẩy hết trách nhiệm lên đầu những cán bộ cơ sở, nói nguyên nhân của vấn đề, là “kẻ xấu nắm quyền, lương thực giảm sản lượng, ăn không no cơm”. Ông ta lại đổ lỗi cho “Chủ nghĩa tu chính hiện đại” của Liên Xô. Ông còn nói Trung Quốc đã phát sinh “thiên tai đặc biệt to lớn”.
Dựa theo ghi chép khí tượng, mấy năm trong Nạn Đói Lớn không những không có thiên tai mang tính toàn quốc, mà thời tiết còn tốt hơn những năm bình thường trước đó. Các cán bộ không hiểu rõ được tình huống toàn diện cho nên, khi Mao giá họa cho người khác, vẫn có thể lừa gạt được một số người. Nhưng nhìn thực tế, toàn quốc người người đều đang chịu đói, hàng loạt người chết, các cán bộ không thể không cảm thấy khởi nguồn của vấn đề chính là ở Đảng.
Vì để đổi lấy ấn tượng tốt của những người khác đối với mình, Mao Trạch Đông tuyên bố với toàn dân toàn Đảng rằng ông sẽ “đồng cam cộng khổ với nhân dân cả nước“, không ăn thịt nữa. Quả thật, trong một đoạn thời gian ngắn ông đã không ăn thịt, nhưng ăn cá, Mao rất thích ăn cá.
Trong thời gian Nạn Đói Lớn, Mao còn cảm thấy hứng thú với những bữa ăn Tây lấy thịt làm chủ. Ngày 26/4/1961, nhân viên công tác bên cạnh Mao họp cùng với đầu bếp để lập ra thực đơn những món ăn Tây cho Mao, bao gồm một dãy bảy món ăn chủ yếu: cá, tôm, gà, vịt, thịt heo, thịt dê, thịt bò, với tổng cộng khoảng 60 món ăn.
Những nhân viên công tác bên cạnh Mao nhìn thấy Mao ăn những gì, bản thân họ và người nhà ăn lại là những gì. Mao nói với họ rằng những món ngon vật lạ của ông ta đều là “đãi ngộ mà nhân dân dành riêng cho tôi“, những người khác “không có quyền” được hưởng. Quản gia của Mao lén lút lấy chút thực phẩm của Mao đem về nhà, sau bị phát hiện, đã được đưa đến trại cải tạo lao động ở vùng đất hoang phía Bắc, từ đó bặt vô âm tín.
Bởi vì thông tin bị phong tỏa, vậy nên mọi người căn bản không biết được cuộc sống thật sự của Mao. Lý Nột, con gái của Mao lúc đó ở nội trú tại trường đại học, ở trường phải chịu đói như những người khác. Mao rất vui khi thấy cô như vậy, điều ông cần chính là mọi người nhìn thấy con gái mình cũng đang chịu đói. Lý Nột cuối tuần về nhà mới có thể ăn được những món ăn ngon. Một lần nọ cô mang một chút đồ ăn từ nhà đến trường, sau khi Mao biết được vô cùng tức giận, đập bàn trách mắng, ông nói con gái làm vậy sẽ gây “ảnh hưởng không tốt“. Mao muốn mọi người tưởng rằng bản thân ông cũng đang cùng chung hoạn nạn với mọi người. Kết quả, năm 1960 Lý Nột bị bệnh phù thũng, kinh nguyệt cũng dừng lại, năm sau dứt khoát nghỉ học ở nhà tĩnh dưỡng.
Dù cho Mao Trạch Đông tạo dựng hình tượng “cùng chung hoạn nạn” thì cũng chẳng ích lợi gì? Cũng không thể giải quyết cơn đói của hàng trăm triệu người được. Ví như xà phòng đã thành vật quý hiếm, bởi vì loại dầu cần dùng để làm bánh xà phòng đều đã xuất khẩu rồi. Mao đưa ý kiến, nói rằng: “Có thể không làm xà phòng mà, cá nhân tôi có thể cả đời không dùng xà phòng đấy thôi!“.
Khi bên trên truyền đạt rằng Mao sống “tiết kiệm gian khổ” như thế nào, và ông không cần dùng xà phòng, có những cán bộ trả lời một cách mỉa mai sau lưng rằng: “Ông ta đương nhiên không dùng, ông ta việc gì cũng chẳng cần phải làm mà!“. Còn có những cán bộ cấp bậc khá cao thậm chí thảo luận với nhau rằng: “Sao ông ta lại không chết thế nhỉ! Ông ta chết rồi thì người khác dễ làm việc hơn!“.
Hết thảy những tin đồn phản cảm mà mọi người dành cho Mao, cô con gái tên Kiều Kiều của ông ta khi đi quét mộ cho Dương Khai Huệ, nghe thấy mọi người nguyền rủa Mao thế nào, sau khi trở về nhà đã nói lại với Mao. Mao nói: “Nếu như trước đây xảy ra tình trạng này, từ sớm đã nên hạ chiếu tự nhận lỗi rồi”.
Nếu như lúc này theo điều lệ Đảng mở “đại hội lần thứ 9″, Mao có khả năng sẽ bị hạ bệ. Trương Xuân Kiều một trong “tứ nhân bang” trong thời Đại Cách mạng Văn hóa nói rõ về nỗi lo lắng của Mao: “Nghĩ thử đáng sợ biết bao, nếu như trước khi cuộc vận động ( Đại Cách mạng Văn hóa) khai mở “Đại hội đại biểu đảng lần thứ 9″, rất có khả năng Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch, chủ tịch Mao chỉ còn là chủ tịch vô danh“.
Đại hội 7.000 người, “mọi người cùng nhau nghĩ cách kéo dài thời gian!”
Các cán bộ đều yêu cầu mở Đại hội đảng, thảo luận đại tai nạn xưa nay chưa từng có trong lịch sử này. Mao Trạch Đông quyết định “đại hội lần thứ 9″ không mở nữa. Ông đã nghĩ ra một cách, mở một đại hội không tồn tại vấn đề tuyển cử. Các bộ tỉnh ủy, thành phố, vùng huyện cả nước, đều cử vài người đến Bắc Kinh mở hội.
Đây chính là “Đại hội 7.000 người” mở vào tháng 1/1962, hội nghị quy mô lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là một lần hội nghị mang tính lịch sử quan trọng, bởi vì Nạn Đói Lớn đã dừng lại sau hội nghị này. Tuy nhiên, mọi người đến tận bây giờ hiếm ai biết được rằng, thành tựu lần này là bởi Lưu Thiếu Kỳ “bất ngờ công kích Mao” trong hội nghị.
Mao mở Đại hội 7.000 người, hoàn toàn không có ý thay đổi chính sách. Ông trong lúc đề nghị mở phiên họp đã nói rằng: “Bây giờ không phải không có đồ (chỉ sản phẩm nông sản), heo thì ít, nhưng những thứ khác thì có, chính là những thứ mà chúng ta không trưng thu được” trong khi người dân thực tế không còn thứ gì để ăn.
Mao nói năm 1962, cần phải tận dụng 1 năm này, các phương diện đều cần phải “nhảy vọt”. Mao muốn để Đại hội giống như con dấu có thể đồng ý với chính sách của ông, ép buộc các đại biểu sau khi trở về tiếp tục bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng.
Mao dựa theo cách làm cũ, chia những người tham gia hội nghị dựa thành những đội nhỏ theo đại khu hành chính, do thư ký đứng đầu của đại khu nắm giữ, khiến các đại biểu không dám nói lung tung trước mặt lãnh đạo cấp trên.
Ngày 11/1 Đại hội bắt đầu, không có tuyên bố khai mạc hội nghị toàn thể, mỗi người trong số các đại biểu nhận được một “văn bản thông báo” đã được chuẩn bị sẵn, yêu cầu họ thảo luận học tập trong nhóm. Báo cáo nói: “Hình thế trong nước chúng ta, nói tóm lại, là khá tốt“, “Thời kỳ khó khăn nhất của chúng ta đã trải qua rồi“, “sẽ tiến nhập vào một thời kỳ đại phát triển mới“. Báo cáo đề cập đến “khuyết điểm và sai sót“, nhưng cụ thể là những gì? Trách nhiệm của ai, đều không hề nói đến.
Các đại biểu nhận được thông báo, chỉ có thể nói trách nhiệm của bản thân mình, “không nên đem trách nhiệm đẩy lên đẩy xuống”. Có người đã đề xuất trách nhiệm cho tỉnh ủy, ngay lập tức bị cảnh cáo, bảo họ “phát ngôn phải cẩn thận“. Một đại biểu dũng cảm đã viết thư cho Mao và trung ương, nói: “Mở hội chính là mọi người ngồi ở đó kéo dài thời gian!“.
(Còn tiếp)
Dịch từ Bayvoice.net
Lưu Thiếu Kỳ chết thảm vì chỉ trích Mao Trạch Đông (Phần cuối)
Nhận thức rõ Đại Nhảy Vọt là một sai lầm khủng khiếp, Lưu Thiếu Kỳ bằng cách mạo hiểm tính mạng, lên tiếng phản đối Mao tại Hội nghị Toàn thể. Ông đã giúp ngăn không cho Đảng Cộng sản Trung Quốc giết thêm nhiều người dân hơn nữa, nhưng thay vào đó, ông phải trả bằng cả mạng sống và sự nghiệp của mình.
Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông bất đồng ý kiến
Vào năm 1961, trong lần tiếp một vị nguyên soái quân đội Anh, khi được hỏi về việc chọn ai kế thừa vị trí của mình sau khi qua đời, Mao Trạch Đông vẫn nói người đó là Lưu Thiếu Kỳ. Tuy nhiên, tới năm 1966, từ vị trí nhân vật số 2 trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ bị đánh tụt xuống vị trí thứ 8. Từ năm 1961 tới năm 1966, vỏn vẹn chỉ 5 năm ngắn ngủi. Vậy rốt cuộc, đâu là nguyên nhân khiến Lưu bị Mao Trạch Đông loại khỏi cuộc chơi?Kế hoạch “Kéo dài một thời gian” được Mao rất ưng ý. Đại hội được thiết lập tại Đại Lễ đường Nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn đối diện Trung Nam Hải. Mao ở trong Trung Nam Hải có một gian phòng mật, đặt tên là “118”, mỗi ngày nằm trên chiếc giường, bên cạnh là tình nhân, lật cho ông xem các báo cáo vắn tắt của Đại hội, xem mỗi nhóm người đã nói những gì. Kế hoạch của Mao là vào ngày 27/1 chỉ mở một lần hội nghị toàn thể, do Lưu Thiếu Kỳ đọc diễn văn khai mạc và bắt đầu thảo luận, sau đó tuyên bố Đại hội kết thúc. Màn diễn này hễ qua đi, thì Mao sẽ yên tâm tiếp tục ngồi trên chiếc ghế tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 27/1, một ngày đáng được ghi vào trong sử sách. Tại Hội nghị Toàn thể, Lưu Thiếu Kỳ một con người vốn thận trọng từ lời nói đến việc làm, đã ở ngay trước mặt Mao Trạch Đông, ngay trước mặt 7.000 thành viên chủ chốt của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng khái nói một tràng những lời hoàn toàn sai khác với “văn bản thông báo” mà Mao đã cất công chuẩn bị.
Lưu nói: “Hình thế không tốt, người dân không đủ lương thực để ăn, các thứ khác như thực phẩm bổ sung, thịt, mỡ không đủ; cái mặc cũng không đủ, vải quá ít; cái dùng cũng không đủ. Chính là cái ăn, cái mặc, cái dùng của người dân đều không đủ. ‘Chúng ta vốn dĩ cho rằng, về phương diện nông nghiệp và công nghiệp, mấy năm nay sẽ có đại nhảy vọt … Nhưng hiện nay không có nhảy vọt, mà trái lại còn thụt lùi rất nhiều“.
Lưu lại nói: “Nguyên nhân sản xuất khó khăn là ‘3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa’, thiên tai quả thật là không nghiêm trọng đến như vậy!”. Ông thậm chí ám chỉ cần phải cân nhắc lại phương châm trị nước của Mao: “Ba mặt cờ đỏ ( tuyến tổng lộ, đại nhảy vọt, công xã nhân dân), chúng ta hiện nay đều không dám bãi bỏ, đều phải tiếp tục duy trì… Nhưng trải qua 5 năm, 10 nữa, chúng ta lại sẽ nói đến chuyện tổng kết sai lầm và kinh nghiệm“.
Mao Trạch Đông từ đầu đến cuối đều nói tai họa do chính mình tạo thành là “mối quan hệ giữa 1 ngón tay và 9 ngón tay”. Lưu Thiếu Kỳ nói thẳng với Mao rằng: “Trước đây chúng ta thường hay so sánh khuyết điểm, sai lầm và thành tích với quan hệ gọi là 1 ngón tay và 9 ngón tay. Bây giờ e rằng chiêu thức này không thể dùng hoài như vậy được nữa“.
Mao lập tức xen vào nói: “Địa khu kiểu ‘1 ngón tay và 9 ngón tay’ này không thiếu”.
Lưu phản bác nói: “Nhưng mà, nếu tính tổng cả nước mà nói, thì quan hệ giữa sai lầm và thành tích, chúng ta không thể nói là quan hệ giữa 1 ngón tay và 9 ngón tay được… Ông không thừa nhận, người ta chính là sẽ không phục…”
Phát biểu của Lưu đã được hưởng ứng mạnh mẽ của mọi người có mặt tại hội trường. Có chủ tịch nước ra mặt, các nhóm tiểu đội ngày hôm đó tranh luận sôi nổi tựa như tức nước vỡ bờ, hoàn toàn khác với những ngày hôm trước. Các cán bộ tranh nhau phát biểu, nói ra cách nghĩ chân thật của bản thân mình, phản đối tiếp tục chính sách Đại Nhảy Vọt. Thanh âm mạnh mẽ thật là “sóng sau cao hơn sóng trước”.Mao dẫu có nằm mơ cũng không nghĩ được rằng Lưu Thiếu Kỳ do chính bản thân ông đề bạt lại dám làm vậy. Lưu không đọc “văn bản thông báo” của Mao, văn bản đã được Mao đồng ý trước khi mở Đại hội. Cơn thịnh nộ điên cuồng của Mao vốn không khó tưởng tượng, nhưng Mao đã kìm nén cơn lửa giận.
Lưu hiển nhiên có sự ủng hộ của 7.000 cốt cán trong chính quyền, Mao không thể đá chọi đá với họ được. Mà ông bây giờ cũng không thể thả các đại biểu đi, trước hết cần phải giảm thiểu tổn hại đối với bản thân đến mức thấp nhất rồi mới tính tiếp. Mao giả vờ giữa mình với Lưu Thiếu Kỳ không hề bất đồng chính sách, và tuyên bố kéo dài hội nghị. Mao nói với các đại biểu đây là cơ hội để họ trút giận, “Ban ngày trút giận, buổi tối xem tuồng, hai sông vừa cạn, mọi người vừa lòng“.
Mao áp dụng bước đi khẩn cấp, đưa Lâm Bưu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng là người bạn gắn bó từ thuở “hàn vi” của ông ra hộ giá.
Ngày 29/1, lại mở hội nghị toàn thể, nhưng lần này người đầu tiên nói chuyện chính là Lâm Bưu.
Lâm Bưu nói lớn rằng những năm nay chỉ có là “một số khuyết điểm“, là “cái giá cho học tập” cần phải trả, “sự thật chứng minh, những khó khăn này vừa khéo lại là do chúng ta có rất nhiều việc không làm theo chỉ thị của Mao chủ tịch mới tạo thành như vậy. Nếu như chúng ta làm theo chỉ thị của Mao chủ tịch, nếu như chúng ta đều nghe lời của Mao chủ tịch, thế thì khó khăn sẽ được giảm thiểu rất nhiều, đường cong cũng sẽ bớt cong rất nhiều“, “Tư tưởng của Mao chủ tịch luôn là chính xác”.
Sau khi Lâm nói xong, Mao là người vỗ tay đầu tiên, sau đó bản thân tuyên bố với Đại hội: “Đồng chí Lâm Bưu nói những lời phát biểu rất hay“. Lâm Bưu đã cứu Mao.
Lúc này, Mao mới dám ra mặt uy hiếp Lưu Thiếu Kỳ. Sau khi khen ngợi Lâm Bưu, ông nói mập mờ rằng: “Báo cáo ngoài miệng của đồng chí Thiếu Kỳ, miệng nói không bằng chứng, cũng mời ông ra chỉnh lý một chút“. Bốn chữ “miệng nói không bằng chứng” đã thể hiện rõ ý định giết người của Mao.
Sau khi Lâm Bưu nói xong, Mao yêu cầu lãnh đạo các tỉnh và bộ quản lý nông nghiệp Trung ương, bộ quản lý kinh tế, nhất loạt lên bục kiểm điểm bản thân, gánh vác trách nhiệm, để giải thoát cho ông ta.
Lưu Thiếu Kỳ biết sự tình đã hỏng. Theo vợ ông kể, ông lẩm bẩm nói: “Lâm Bưu đến, lại nói những lời như vậy, có chuyện rồi“.
Người nắm giữ quân đội lại hoàn toàn đứng về phía Mao, dùng những lời lẽ ngang ngược cưỡng từ đoạt lý, ngay tức khắc khiến các đại biểu phải sợ hãi, không dám bóc mẽ vấn đề, càng không dám công kích Mao. Kết quả, Đại hội không thể triệt để thay đổi chính sách của Mao như Lưu mong muốn.
Mao dù sao cũng phải có câu trả lời với 7.000 người, vì thế vào ngày 30 ông đã làm “tự phê bình”, đây là lần đầu tiên trong đời Mao làm như vậy từ khi lên nắm quyền.
Mao Trạch Đông cẩn thận trau chuốt từ ngữ, nhằm tạo ấn tượng cho người khác. Mao cố ra vẻ cao thượng, quang minh chính đại gánh vác trách nhiệm, ông nói: “Phàm là những sai lầm mà Trung ương phạm phải, sai lầm trực tiếp quy về trách nhiệm của tôi, sai lầm gián tiếp tôi cũng có phần, bởi vì tôi là chủ tịch Trung ương“.
Đứng trước áp lực từ hội nghị, Mao Trạch Đông bị ép phải chấp nhận thay đổi chính sách. Nhờ vậy bắt đầu từ năm 1962, chỉ tiêu số lượng thực trưng thu giảm bớt trên diện rộng. Hàng chục triệu người vì vậy mà thoát chết.
Đại Cách mạng Văn hóa – Kế hoạch báo thù của Mao
Đối với Mao Trạch Đông, vết “dao” do Lưu Thiếu Kỳ “bất ngờ công kích” trong Đại hội 7.000 người khiến ông không cách nào quên. Mao sợ nhất là bị tập kích bất ngờ, chỉ có như vậy mới khiến ông có khả năng mất hết quyền lực trong nháy mắt.
Mao Trạch Đông căm hận Lưu Thiếu Kỳ. Ông cũng căm hận những người đã tham dự hội nghị, bởi vì họ đứng cùng phía với Lưu, bức ép ông thay đổi chính sách. Trả thù đã trở thành mong muốn nhất định phải làm của Mao. Đây chính là lí do tại sao mấy năm sau đó, Mao phát động Đại Cách mạng Văn hóa, khiến cho Lưu Thiếu Kỳ, và đại bộ phận những người đã tham gia hội nghị, cùng với những người liên can, đều bị tra tấn hành hình thảm khốc.
Giống như những gì mà Giang Thanh, vợ của Mao nói: “Mao Trạch Đông vào Đại hội 7.000 người đã nén cơn giận, mãi đến thời Đại Cách mạng Văn hóa mới trút cơn giận này“.
Đại Cách mạng Văn hóa không chỉ là sự trả thù, cũng là cải tổ triệt để. Mao nhìn thấy rất rõ ràng, các cán bộ đó đều không muốn quản lý đất nước theo ý muốn của ông. Mao cần phải triệt tiêu họ, và đổi một nhóm người khác lên thay.
Số phận bi thảm của Lưu Thiếu Kỳ
Tại
Hội nghị Trung ương 12 khoá 8 Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Bắc Kinh
từ 13 đến 31/10/1968 do Mao Trạch Đông chủ trì, đã thông qua báo cáo
thẩm tra về “tội ác” của Lưu Thiếu Kỳ do Giang Thanh đệ trình.
Dưới
sức ép của Mao và Lâm, bằng cách giơ tay biểu quyết, hội nghị “nhất trí
thông qua nghị quyết vĩnh viễn khai trừ Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng”. Sau
đó, Lưu Thiếu Kỳ bị bắt giam và đấu tố như một kẻ “phản đồ”, “nội gian”, “tay sai của đế quốc xét lại, Quốc dân đảng”,…
“Hồng
vệ binh” đưa Lưu Thiếu Kỳ từ Trung Nam Hải tới giam tại một nhà tù ở
phủ Khai Phong, Hà Nam. Sau khi đến Khai Phong được gần một tháng, do
tuổi cao sức yếu, lại bị giày vò về tinh thần, Lưu Thiếu Kỳ tắt thở vào
sáng 13/11/1969.
Người vệ sĩ của Lưu Thiếu Kỳ vào nhà ngục thăm
ông, nhìn xuống dưới đất, thấy thủ trưởng của mình đã tắt thở, mặt mũi
biến dạng, hàm dưới có vết máu. Người vệ sĩ cắt bớt mớ tóc dài bạc
trắng, cạo râu và mặc cho ông bộ quần áo và đôi giày vải bình thường.
Đêm ngày hôm sau, ngày 14/11/1969, thi hài Lưu Thiếu Kỳ, đầu và mặt bọc
kín trong tấm vải trắng, được khiêng lên chiếc xe đưa đi hỏa táng.
Tuy
nhiên, do xe quá ngắn, hai chân lòi ra ngoài khoang xe. Đúng 0h5′ ngày
15/11/1969, “xe linh cữu” chuyển bánh đi vào lò hỏa thiêu.
Trên
giấy tờ làm thủ tục hỏa thiêu cho Lưu Thiếu Kỳ, viết: Họ tên: Lưu Vệ
Hoàng; nghề nghiệp: vô nghề nghiệp; nguyên nhân chết: chết bệnh; người
nhà ký tên: con trai Lưu Nguyên.
Mãi 11 năm sau
đó, tới năm 1980, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới quyết định phục hồi danh
dự và tất cả các chức vụ trong đảng cho Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 17/5 năm đó,
lễ truy điệu Lưu Thiếu Kỳ được tổ chức tại Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình đã
tới đọc điếu văn, cả nước treo cờ rủ, ngừng toàn bộ hoạt động vui chơi
giải trí. Tuy nhiên, có lẽ, lễ truy điệu đình đám ấy vẫn không thể khiến
vị Chủ tịch nhà nước Trung Quốc một thời có thể ngậm cười nơi chín
suối.
Lời kết
Có
lẽ nhiều người thương tiếc cho Lưu Thiếu Kỳ, nhưng đứng ở 1 phương diện
khác mà nói, cả Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông và 7.000 cán bộ Đảng Cộng
sản Trung Quốc khi đó, đều phải chịu trách nhiệm cho cái chết thê thảm
của hơn 30 triệu người dân vô tội. Tất nhiên tội ác lớn nhất là của Mao
Trạch Đông và những kẻ đồng lõa, thế nhưng giữ cương vị chủ tịch nước,
Lưu Thiếu Kỳ đã không làm hết sức để ngăn cản Đại Nhảy Vọt diễn ra ngay
từ đầu, chính sự tắc trách, quan liêu của ông và các cán bộ Đảng, đã
khiến cho hàng chục triệu người dân phải chết, trách nhiệm đó ông và các
cán bộ của mình không thể không gánh.
Dân gian
luôn tin vào “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, Phật gia giảng luật
nhân quả, dù là dân thường hay một nhà lãnh đạo cao cấp, cũng không
thoát khỏi quy luật này.
Dịch từ Bayvoice.net
Đệ nhất phu nhân được ngưỡng mộ nhất TQ
18/05/2011 06:25 GMT+7
Vương
Quang Mỹ, vợ cố Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, một trong những người
phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất nước này thế kỷ 20, bà được mọi người biết
tới với cái tên "Nữ hoàng toán học",
"thạc sỹ vật lý nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc" hay "Đệ nhất phu nhân
được
ngưỡng mộ nhất"...Cuộc đời bà đã trải qua không ít thăng trầm nhưng chưa
bao giờ
bà mất niềm tin và luôn kiên cường để tiếp tục sống có ích.
Biểu tượng thời trang của cách mạng Trung Quốc
Không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp của Vương Quang Mỹ. Hình ảnh Vương Quang Mỹ trong bộ sườn xám xuất hiện bên cố chủ tịch nước CHND Trung Hoa trong chuyến thăm Indonesia đã để lại ấn tượng sâu sắc. Bà trở thành người phụ nữ đẹp nhất trong lòng của nhiều người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Vẻ đẹp trang nhã của bà có được nhờ tính cách cởi mở, thân thiện, hào phóng, đôn hậu.Vương Quang sinh ngày 28 tháng 5 năm 1921 tại Bắc Kinh. Cha bà từng là một trong những lưu học sinh xuất sắc tại Đại học Waseda tại Nhật Bản và giữ chức Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Thương mại trong Chính phủ Bắc Dương. Mẹ bà là một thiên kim tiểu thư ở Thiên Tân, tài mạo song toàn. Vương Quang Mỹ sinh ra đã có khuôn mặt trái xoan, ai nhìn cũng quý mến.
Hồi nhỏ, Vương Quang Mỹ là một cô bé cá tính mạnh mẽ, chăm chỉ học tập và thành tích lúc nào cũng đứng đầu lớp. Bà từng giành được giải ba trong cuộc thi toán học toàn thành phố Bắc Bình giành cho bậc trung học và từ đó được mọi người gọi với cái tên trìu mến là "Nữ hoàng toán học".
Sau khi thi đỗ trường Đại học Fu Jen Catholic, sự nghiệp học tập của Vương Quang Mỹ hết sức thuận lợi, bà học thẳng lên làm thạc sỹ và trở thành một trong những nữ thạc sỹ vật lý đầu tiên của Trung Quốc.
Từ nhỏ Vương Quang Mỹ luôn chú ý vẻ ngoài của mình. Vương Quang Mỹ vẫn tỏa sáng khi ăn mặc giản dị ở chiến khu Diên An. Sau này khi chuyển tới Tây Bách Pha, bà thường mặc một chiếc sơ mi màu trắng kết hợp với một chiếc quần yếm màu xanh, phong cách này của bà đã nhanh chóng trở thành mốt của các cô gái thời bấy giờ.
Con gái của Vương Quang Mỹ nhớ lại, những năm 50, 60 của thế kỷ trước, mẹ của cô thường đi mua vải về tự thiết kế trang phục. Bà làm vậy vừa có thể tiết kiệm tiền lại vừa mặc được những bộ đồ như y muốn. Thời đó, những bộ quần áo màu xanh công nhân được coi là màu của cách mạng được nhiều người ưa chuộng và Vương Quang Mỹ cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bà thường xuyên dùng một chiếc khăn nhỏ hay một chiếc kẹp tóc xinh xắn hoặc bỏ cổ áo sơ mi trắng ra ngoài những chiếc áo khoác màu xanh. Chỉ một chi tiết rất nhỏ như vậy cũng đủ khiến Vương Quang Mỹ trở nên trang nhã hơn.
Trong chuyến thăm Đông Nam Á cùng cố chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1963, phu nhân Vương Quang Mỹ mặc một chiếc sườn xám để làm nổi bật thân hình thon thản, cộng với vẻ đẹp duyên dáng của mình, Vương Quang Mỹ đã chiếm được cảm tình của nhân dân các nước khác. Một số tờ báo nước ngoài còn gọi Vương Quang Mỹ là "Người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc".
Người phụ nữ tài năng, đức hạnh
Nhiều người không thể tin nổi chuyện Vương Quang Mỹ kết hôn với Lưu Thiếu Kỳ vì Lưu Thiếu Kỳ hơn bà những 23 tuổi và từng có 5 cuộc hôn nhân cùng 5 đứa con riêng. Tính cách của hai người cũng có nhiều điểm bất đồng, Lưu Thiếu Kỳ thì nghiêm khắc, trầm lặng và ít sở thích còn Vương Quang Mỹ thì ngược lại vui vẻ, hoạt bát và cởi mở.Vậy tại sao Vương Quang Mỹ lại chọn Lưu Thiếu Kỳ làm bạn đời của mình? Bà từng giải thích rằng bà đối với Lưu Thiếu Kỳ "từ kính trọng, cảm thông tới có cảm tình và dần dần là tình yêu". Trong lúc sinh hoạt đảng tại Bắc Kinh, bà đã được đọc cuốn "bồi dưỡng đảng viên" của Lưu Thiếu Kỳ, những tư tưởng và lý luận của ông đã khiến Vương Quang Mỹ vô cùng khâm phục. Sau này khi tới Diên An, rồi tới Tây Bạch Phá, được tiếp xúc nhiều lần với Lưu Thiếu Kỳ, bà mới phát hiện cuộc sống hôn nhân của ông gặp nhiều bất hạnh, không ai ở bên chăm sóc và dần dần bà tỏ ra cảm thông với hoàn cảnh của ông. Mặc dù nhiều tuổi nhưng Lưu Thiếu Kỳ có vẻ ngoài tuấn tú và là người tận tụy nên đã để lại ấn tượng tốt trong lòng Vương Quang Mỹ.
Tháng 8 năm 1948, Vương Quang Mỹ và Lưu Thiếu Kỳ tổ chức đám cưới tại Tây Bách Pha. Sau khi kết hôn, Vương Quang Mỹ đã một lòng một dạ chăm sóc cho Lưu Thiếu Kỳ. Là bà mẹ của 4 đứa con chung và 5 đứa con riêng của Lưu Thiếu Kỳ, Vương Quang Mỹ vẫn luôn thân thiện, cởi mở và yêu con chồng cũng như con đẻ, đặc biệt là đối với con gái thứ của Lưu Thiếu Kỳ, Lưu Đào. Bà thường mua cho cô quần áo mới, xe đạp, đồng hồ, những thứ được coi là xa xỉ lúc bây giờ, điều này khiến con gái ruột của bà cũng cảm thấy ghen tị. Lưu Ái Cầm cũng được Vương Quang Mỹ hết mực thương yêu, mặc dù chỉ kém mẹ kế 6 tuổi nhưng Lưu Ái Cầm vẫn luôn miệng gọi "mẹ Quang Mỹ" một cách trìu mến.
Dưới bàn tay vun vén của Vương Quang Mỹ, đại gia đình hơn 10 người của Lưu Thiếu Kỳ trở thành một trong những gia đình "hạnh phúc nhất" Trung Nam Hải (trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), khiến nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng phải ngưỡng mộ.
Lòng trung thành của Vương Quang Mỹ được thể hiện rõ trong cách mạng văn hóa. Khi Lưu Thiếu Kỳ bị Lâm Bưu, Giang Thanh hãm hại, biết tính mạng bản thân khó giữ, Lưu Thiếu Kỳ từng dặn dò vợ mang con rời khỏi Trung Nam Hải nhưng Vương Quang Mỹ một mực từ chối. Người phụ nữ nhìn bề ngoài mềm yếu nhưng lại cương quyết lạ thường. Bà luôn tin rằng chồng mình vô tội và kiên quyết ở bên Lưu Thiếu Kỳ, thậm chí bà nguyện chịu tội thay để bảo vệ cho chồng.
Cách mạng văn hóa không lâu, Vương Quang Mỹ bị đem giam ở nhà tù Tần Thành. Mặc dù vậy, bà vẫn không thôi lo lắng cho chồng. Lúc ra khỏi nhà, bà còn kịp mang theo một đôi tất của chồng, ở trọng ngục, bà thường đem tất ra ngắm và cầu mong cho chồng được bình an.
Vào giữa năm 1980, Lưu Thiếu Kỳ cuối cùng cũng được minh oan (sau khi từ trần 10 năm). Vài ngày được lễ tưởng niệm, Vương Quang Mỹ đã cùng con gái tới Khai Phong, nơi Lưu Thiếu Kỳ chút hơi thở cuối cùng để đem quan tài của ông về Bắc Kinh. Một nhiếp ảnh gia khi đó đã ghi lại được hình ảnh Vương Quang Mỹ vừa rơi nước mắt, vừa từ từ đóng nắp quan tài của chồng lại.
Vương Quang Mỹ không chỉ là một người phụ nữ yêu chồng, thương con hết mực, bà còn là người tích cực tham gia cách hoạt động xã hội, đặc biệt là trong phong trào "công trình hạnh phúc" được phát động từ năm 1995. Năm 1996, bà đã bán bốn tác phẩm nghệ thuật có giá trị mà mẹ bà để lại để đóng góp vào quỹ "công trình hạnh phúc", giúp đỡ các bà mẹ trong hoàn cảnh khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, "quỹ công trình hạnh phúc" đã thu được 310 triệu NDT, giúp đỡ hơn 180 hộ gia đình nghèo khó.
Trước khi qua đời (mùa thu năm 2006), bà vẫn còn dặn dò con gái mình tiếp tục sự nghiệp của "công trình hạnh phúc", cho tới khi con gái bà gật đầu đồng ý tới lần thứ 3, bà mới mỉm cười và ra đi thanh thản.
Sầm Hoa(Theo crossmap.cn)
Biểu tượng thời trang của cách mạng Trung Quốc
Không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp của Vương Quang Mỹ. Hình ảnh Vương Quang Mỹ trong bộ sườn xám xuất hiện bên cố chủ tịch nước CHND Trung Hoa trong chuyến thăm Indonesia đã để lại ấn tượng sâu sắc. Bà trở thành người phụ nữ đẹp nhất trong lòng của nhiều người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Vẻ đẹp trang nhã của bà có được nhờ tính cách cởi mở, thân thiện, hào phóng, đôn hậu.Vương Quang sinh ngày 28 tháng 5 năm 1921 tại Bắc Kinh. Cha bà từng là một trong những lưu học sinh xuất sắc tại Đại học Waseda tại Nhật Bản và giữ chức Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Thương mại trong Chính phủ Bắc Dương. Mẹ bà là một thiên kim tiểu thư ở Thiên Tân, tài mạo song toàn. Vương Quang Mỹ sinh ra đã có khuôn mặt trái xoan, ai nhìn cũng quý mến.
Hồi nhỏ, Vương Quang Mỹ là một cô bé cá tính mạnh mẽ, chăm chỉ học tập và thành tích lúc nào cũng đứng đầu lớp. Bà từng giành được giải ba trong cuộc thi toán học toàn thành phố Bắc Bình giành cho bậc trung học và từ đó được mọi người gọi với cái tên trìu mến là "Nữ hoàng toán học".
Sau khi thi đỗ trường Đại học Fu Jen Catholic, sự nghiệp học tập của Vương Quang Mỹ hết sức thuận lợi, bà học thẳng lên làm thạc sỹ và trở thành một trong những nữ thạc sỹ vật lý đầu tiên của Trung Quốc.
Từ nhỏ Vương Quang Mỹ luôn chú ý vẻ ngoài của mình. Vương Quang Mỹ vẫn tỏa sáng khi ăn mặc giản dị ở chiến khu Diên An. Sau này khi chuyển tới Tây Bách Pha, bà thường mặc một chiếc sơ mi màu trắng kết hợp với một chiếc quần yếm màu xanh, phong cách này của bà đã nhanh chóng trở thành mốt của các cô gái thời bấy giờ.
Con gái của Vương Quang Mỹ nhớ lại, những năm 50, 60 của thế kỷ trước, mẹ của cô thường đi mua vải về tự thiết kế trang phục. Bà làm vậy vừa có thể tiết kiệm tiền lại vừa mặc được những bộ đồ như y muốn. Thời đó, những bộ quần áo màu xanh công nhân được coi là màu của cách mạng được nhiều người ưa chuộng và Vương Quang Mỹ cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bà thường xuyên dùng một chiếc khăn nhỏ hay một chiếc kẹp tóc xinh xắn hoặc bỏ cổ áo sơ mi trắng ra ngoài những chiếc áo khoác màu xanh. Chỉ một chi tiết rất nhỏ như vậy cũng đủ khiến Vương Quang Mỹ trở nên trang nhã hơn.
Trong chuyến thăm Đông Nam Á cùng cố chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1963, phu nhân Vương Quang Mỹ mặc một chiếc sườn xám để làm nổi bật thân hình thon thản, cộng với vẻ đẹp duyên dáng của mình, Vương Quang Mỹ đã chiếm được cảm tình của nhân dân các nước khác. Một số tờ báo nước ngoài còn gọi Vương Quang Mỹ là "Người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc".
Người phụ nữ tài năng, đức hạnh
Nhiều người không thể tin nổi chuyện Vương Quang Mỹ kết hôn với Lưu Thiếu Kỳ vì Lưu Thiếu Kỳ hơn bà những 23 tuổi và từng có 5 cuộc hôn nhân cùng 5 đứa con riêng. Tính cách của hai người cũng có nhiều điểm bất đồng, Lưu Thiếu Kỳ thì nghiêm khắc, trầm lặng và ít sở thích còn Vương Quang Mỹ thì ngược lại vui vẻ, hoạt bát và cởi mở.Vậy tại sao Vương Quang Mỹ lại chọn Lưu Thiếu Kỳ làm bạn đời của mình? Bà từng giải thích rằng bà đối với Lưu Thiếu Kỳ "từ kính trọng, cảm thông tới có cảm tình và dần dần là tình yêu". Trong lúc sinh hoạt đảng tại Bắc Kinh, bà đã được đọc cuốn "bồi dưỡng đảng viên" của Lưu Thiếu Kỳ, những tư tưởng và lý luận của ông đã khiến Vương Quang Mỹ vô cùng khâm phục. Sau này khi tới Diên An, rồi tới Tây Bạch Phá, được tiếp xúc nhiều lần với Lưu Thiếu Kỳ, bà mới phát hiện cuộc sống hôn nhân của ông gặp nhiều bất hạnh, không ai ở bên chăm sóc và dần dần bà tỏ ra cảm thông với hoàn cảnh của ông. Mặc dù nhiều tuổi nhưng Lưu Thiếu Kỳ có vẻ ngoài tuấn tú và là người tận tụy nên đã để lại ấn tượng tốt trong lòng Vương Quang Mỹ.
Tháng 8 năm 1948, Vương Quang Mỹ và Lưu Thiếu Kỳ tổ chức đám cưới tại Tây Bách Pha. Sau khi kết hôn, Vương Quang Mỹ đã một lòng một dạ chăm sóc cho Lưu Thiếu Kỳ. Là bà mẹ của 4 đứa con chung và 5 đứa con riêng của Lưu Thiếu Kỳ, Vương Quang Mỹ vẫn luôn thân thiện, cởi mở và yêu con chồng cũng như con đẻ, đặc biệt là đối với con gái thứ của Lưu Thiếu Kỳ, Lưu Đào. Bà thường mua cho cô quần áo mới, xe đạp, đồng hồ, những thứ được coi là xa xỉ lúc bây giờ, điều này khiến con gái ruột của bà cũng cảm thấy ghen tị. Lưu Ái Cầm cũng được Vương Quang Mỹ hết mực thương yêu, mặc dù chỉ kém mẹ kế 6 tuổi nhưng Lưu Ái Cầm vẫn luôn miệng gọi "mẹ Quang Mỹ" một cách trìu mến.
Dưới bàn tay vun vén của Vương Quang Mỹ, đại gia đình hơn 10 người của Lưu Thiếu Kỳ trở thành một trong những gia đình "hạnh phúc nhất" Trung Nam Hải (trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), khiến nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng phải ngưỡng mộ.
Lòng trung thành của Vương Quang Mỹ được thể hiện rõ trong cách mạng văn hóa. Khi Lưu Thiếu Kỳ bị Lâm Bưu, Giang Thanh hãm hại, biết tính mạng bản thân khó giữ, Lưu Thiếu Kỳ từng dặn dò vợ mang con rời khỏi Trung Nam Hải nhưng Vương Quang Mỹ một mực từ chối. Người phụ nữ nhìn bề ngoài mềm yếu nhưng lại cương quyết lạ thường. Bà luôn tin rằng chồng mình vô tội và kiên quyết ở bên Lưu Thiếu Kỳ, thậm chí bà nguyện chịu tội thay để bảo vệ cho chồng.
Cách mạng văn hóa không lâu, Vương Quang Mỹ bị đem giam ở nhà tù Tần Thành. Mặc dù vậy, bà vẫn không thôi lo lắng cho chồng. Lúc ra khỏi nhà, bà còn kịp mang theo một đôi tất của chồng, ở trọng ngục, bà thường đem tất ra ngắm và cầu mong cho chồng được bình an.
Vào giữa năm 1980, Lưu Thiếu Kỳ cuối cùng cũng được minh oan (sau khi từ trần 10 năm). Vài ngày được lễ tưởng niệm, Vương Quang Mỹ đã cùng con gái tới Khai Phong, nơi Lưu Thiếu Kỳ chút hơi thở cuối cùng để đem quan tài của ông về Bắc Kinh. Một nhiếp ảnh gia khi đó đã ghi lại được hình ảnh Vương Quang Mỹ vừa rơi nước mắt, vừa từ từ đóng nắp quan tài của chồng lại.
Vương Quang Mỹ không chỉ là một người phụ nữ yêu chồng, thương con hết mực, bà còn là người tích cực tham gia cách hoạt động xã hội, đặc biệt là trong phong trào "công trình hạnh phúc" được phát động từ năm 1995. Năm 1996, bà đã bán bốn tác phẩm nghệ thuật có giá trị mà mẹ bà để lại để đóng góp vào quỹ "công trình hạnh phúc", giúp đỡ các bà mẹ trong hoàn cảnh khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, "quỹ công trình hạnh phúc" đã thu được 310 triệu NDT, giúp đỡ hơn 180 hộ gia đình nghèo khó.
Trước khi qua đời (mùa thu năm 2006), bà vẫn còn dặn dò con gái mình tiếp tục sự nghiệp của "công trình hạnh phúc", cho tới khi con gái bà gật đầu đồng ý tới lần thứ 3, bà mới mỉm cười và ra đi thanh thản.
Sầm Hoa(Theo crossmap.cn)
---------------------------
Cuộc đời cay đắng và vinh quang của con trai Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ (Phần I)
09:00 11/07/200612 năm sau khi cha chết, Lưu Nguyên và vợ con đến căn phòng nơi ông bị bức hại, dâng lên bàn thờ một vòng hoa mang dòng chữ mà thân phụ ông khi bị bức hại, đã nói với mọi người: “Lịch sử sẽ do nhân dân viết lại”. Đứng trước ảnh thân phụ, mắt Lưu Nguyên đẫm lệ, tim như thắt lại.
Một áp phích trong cuộc Đại Cách mạng Văn hoá Trung Quốc. |
Ở nơi sâu nhất, âm u tĩnh mịch nhất khu tập thể này có một căn nhà hai tầng tường màu tro đã rất lâu đời, trước giải phóng là kho chứa vàng của Ngân hàng tỉnh Hà Nam. Tầng trệt có một phòng không đầy 10m2 là nơi Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ bị giam trong thời kỳ đại Cách mạng văn hóa.
Đây là lần thứ hai Lưu Nguyên đến thăm phòng này.
Lần thứ nhất là vào tháng 5/1980, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố giải oan cho Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ. Năm ấy, Lưu Nguyên theo mẹ đến Khai Phong nhận tro cốt của thân phụ, đã đến đây thắp hương. Hai năm sau, năm 1982, Lưu Nguyên tốt nghiệp đại học đã không do dự, dám rời Bắc Kinh đến nơi thân phụ mình đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh để công tác.
Như vậy là sau 12 năm, Lưu Nguyên mới trở lại nơi thân phụ anh từng bị giam cầm, hành hạ để thắp hương tưởng nhớ ông.
Giờ đây, Lưu Nguyên sắp rời khỏi Hà Nam nhận nhiệm vụ mới, cho nên Lưu Nguyên không còn phải đắn đo dè dặt nữa, có thể lấy tư cách người con đến đây nói với thân phụ lời cáo biệt.
Phòng nhỏ tầng trệt vẫn như 12 năm trước, vẫn một giường, một bàn, tấm ảnh 30x40cm vẫn còn đó. 23 năm về trước, năm 1969, một sáng sớm trời mùa đông giá lạnh, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã bị đưa đến đây và bị hành hạ, đày đọa 3 năm liền. Và, chính ở căn phòng này, Lưu Thiếu Kỳ vì oan mà chết, không có một người thân bên cạnh.
Lưu Nguyên và vợ con dâng lên bàn thờ một vòng hoa mang dòng chữ mà thân phụ ông khi bị bức hại, đã nói với mọi người: “Lịch sử sẽ do nhân dân viết lại”. Đứng trước ảnh thân phụ, mắt Lưu Nguyên đẫm lệ, tim như thắt lại.
Rồi Lưu Nguyên nhớ lại khi còn học tiểu học ở Trường tiểu học Thực nghiệm số 2 Bắc Kinh. Tuy không xa nhà nhưng Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ vẫn yêu cầu con ở lại ký túc xá nhà trường để bồi dưỡng năng lực tự lập. Lúc đó gia đình Lưu Nguyên có 6 anh chị em, (Lưu Thiếu Kỳ có ba vợ. Vợ đầu là Hà Bảo Trân bị kẻ địch giết hại, sau khi kết thúc Vạn lý trường chinh đến Thiểm Bắc lấy vợ thứ hai là Tạ Phi. Trong chiến tranh, hai người bị phiêu bạt hai nơi, mất hẳn liên lạc từ năm 1940, chỉ sống chung được 6 năm. Đến năm 1984, Lưu Thiếu Kỳ kết hôn với Vương Quang Mỹ tiền chi dùng một tháng chỉ có 100 đồng, tuy không phải lo gì no đói nhưng chi dùng cũng phải rất tằn tiện. Mỗi anh chị em một năm mới được một đôi giày mới. Con trai thì chưa đến một năm giày đã rách, Lưu Nguyên phải vá lại mà đi. Điều vui mừng nhất của Lưu Nguyên thời ấy là nhận được giày mới.
Năm 1960, Quốc vương và Hoàng hậu Afghanistan đến thăm Trung Quốc, Hoàng hậu nêu ra yêu cầu muốn được gặp “hoàng tử” và “công chúa” nhà họ Lưu. Đối với con cái mình, đứa nào cũng khỏe mạnh, sáng sủa lanh lợi, không có gì phải hổ thẹn với người, Lưu Thiếu Kỳ đã đáp ứng. Nhưng điều làm cho bà ngoại lo nhất là chúng nó không có bộ quần áo nào ra dáng “hoàng tử, công chúa” cả. Đặc biệt là Hanh Hanh, quần nào cũng vá chút ít vì mặc lại của các chị. Có chiếc áo nhung màu mận chín là đẹp nhất cũng bị thủng một vài chỗ. Bà ngoại phải ra phố thửa mấy bộ quần áo cho các cháu mặc và mua mấy bó hoa để dâng khi Quốc vương và Hoàng hậu đến thăm.
Thời ấy, Lưu Thiếu Kỳ còn đặt ra cho các con biểu tiến độ trưởng thành: 9 tuổi biết bơi, 11 tuổi biết đi xe đạp, 13 tuổi biết tự lo liệu cuộc sống của mình không để ba mẹ phải thúc giục nhắc nhở, 15 tuổi biết ra khỏi nhà một mình không ai đưa đón.
Năm chị gái Thủ Tranh 15 tuổi, mẹ đang đi công tác ở huyện Định Hưng, tỉnh Hà Bắc. Nghỉ đông, Lưu Thiếu Kỳ giao cho Thủ Tranh một bức thư và 100 đồng bạc đi Hà Bắc đưa cho mẹ. Vừa đi xe lửa vừa phải trung chuyển ôtô, cuối cùng đến nơi công tác của mẹ, hai mẹ con mở thư ra xem chỉ thấy có ngắn ngủi mấy chữ, cha bảo mẹ đây là việc cố ý để cho Thủ Tranh tập đi một mình, dặn mẹ để cho Thủ Tranh ở lại rèn luyện lao động.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, cứ mỗi độ nghỉ hè, năm nào Lưu Nguyên cũng được thân phụ gửi vào đơn vị thiếu sinh quân, tập làm bộ đội. Cũng tập lăn lê bò toài, cũng canh gác như các anh chiến sĩ. Chính nhờ có sự giáo dục huấn luyện nghiêm khắc như vậy, đến khi trưởng thành Lưu Nguyên đã đạt kiện tướng cấp đặc biệt về môn bắn súng. Duyệt binh quốc khánh hàng năm, Lưu Nguyên đều được đứng trong đội ngũ quân danh dự hùng dũng diễu qua lễ đài.
Lưu Nguyên thường nói: “Khi chúng tôi còn nhỏ, về mặt đãi ngộ vật chất có thể nói là không có gì khác với con em công nông lúc bấy giờ. Nói có gì đặc biệt hơn là ở chỗ có cơ hội được rèn luyện nghiêm khắc như lúc nhỏ được làm thiếu sinh quân chẳng hạn. Đây đúng là cơ hội mà con em công nông không thể có được”.
Lưu Nguyên từ nhỏ đã bái Hoàng Vị làm thầy để học vẽ. Năm 11 tuổi đã đoạt một huy chương vàng và hai huy chương bạc ở triển lãm tranh nhi đồng thế giới ở Pari. Có một lần ở Lư Sơn, Lưu Nguyên vẽ một bức tranh đưa cho Mao Chủ tịch xem. Mao Chủ tịch hỏi: “Bút danh của cháu là gì?”. Lưu Nguyên trả lời: “Bút danh của cháu là Nguyên Nguyên”. Mao Chủ tịch hiểu “Nguyên” theo nghĩa là đồng bạc, nên cười nói với Lưu Nguyên: “Đặt tên này không hay, nó tròn trĩnh quá, phải có góc cạnh một tý mới hay”. Lưu Nguyên giải thích theo nghĩa “nguyên” là nguồn. Mao Chủ tịch lúc đó mới nói: “Nguyên là nguồn à, cũng tạm được”. Nhưng Lưu Nguyên đã bắt đầu không thích cái tên của mình, cảm thấy cái tên nghe trẻ con quá. Tương lai lớn lên không lẽ cứ gọi Nguyên Nguyên. Lưu Nguyên nhiều lần đề nghị thân phụ đặt lại tên cho.
Bắt đầu lên trung học, Lưu Thiếu Kỳ đã đặt lại tên cho Lưu Nguyên, lấy tên là Giám Chân. Giám có nghĩa là cái gương, là soi là bài học, là lời răn là xem xét. Giám Chân là soi rọi chân lý, xem cho rõ chân lý. Không lâu sau, giới văn hóa tổ chức hoạt động kỷ niệm hòa thượng Giám Chân, mẹ Lưu Nguyên nói dùng tên này không được, ai lại trùng tên với một vị hòa thượng, vì vậy không còn nhắc đến việc đổi tên cho Lưu Nguyên nữa.
Đại Cách mạng văn hóa nổ ra. Chỉ trong 1 đêm thôi, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ “đã trở thành kẻ phản Đảng, nội gián, kẻ thù của giai cấp công nhân, là tên đầu sỏ đang nắm quyền đi theo chủ nghĩa tư bản. Thật giả, đẹp xấu lẫn lộn, thiện ác hoán vị nhau. Mấy chị em Lưu Nguyên từ con em cán bộ cao cấp Trung Quốc biến thành con em của kẻ phản động đầu sỏ. Tất cả mọi cái trong trời đất đã đổi thay. Đồng học, bạn bè đều xa lánh. Những bộ mặt hết sức quen thuộc trong Trung Nam Hải mười mấy năm trước bỗng dưng trở thành xa lạ. Thậm chí, có người còn trở nên hết sức hung hãn, vô tình.
Lưu Nguyên không bao giờ quên được ngày 8/7/1967, tổ chức đại hội phê đấu Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chú ở Trung Nam Hải. Mấy chị em Lưu Nguyên, cả em gái 6 tuổi cũng bị giải ra hội trường. Cuộc phê đấu kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, cả ba và mẹ bị lăng mạ, xỉ nhục một cách tàn nhẫn, bị đánh đến sưng cả mặt. Bỗng Lưu Nguyên quay đầu nhìn thấy hai người, mặt mày đầy máu đã đông lại: một là chú bảo vệ ở Cục Bảo vệ Trung Nam Hải, từng là vệ sĩ của ba và chị Lý Tiêu từng ở với nhau từ nhỏ. Hai người này bị giải đến đây để tận mắt nhìn thấy hiện trường. Bi phẫn đã dấy lên trong lòng Lưu Nguyên. Tâm hồn của Lưu Nguyên bị tổn thương. Lưu Nguyên thấy mình đơn độc, cảnh giác, tức giận chú ý quan sát mọi thứ chung quanh. Rồi Lưu Nguyên không coi ai ra gì cả, cho đến khi bị khóa tay dẫn vào nhà giam vẫn không sợ, và còn dám tuyệt thực hai ngày...--PageBreak--
Từ nhà giam đi ra, Lưu Nguyên đã không còn nhà để về. Mẹ đã bị giam ở ngục, ba bị nhốt tại nhà. Mấy chị em đã bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải, mỗi đứa đi một phương.
Cuối năm 1968, nhà trường tổ chức cho học sinh về nông thôn, đi miền núi rèn luyện lao động. Lưu Nguyên cũng được nhà trường cấp cho một giấy di chuyển, mệt mỏi trèo lên tàu hỏa Tây hành. Lúc đó Lưu Nguyên đã khóc hết nước mắt, niềm tin trong anh bị khủng hoảng, thậm chí anh ghét nhiều người. Lưu Nguyên đi về nông thôn, đâu có cuồng nhiệt hưởng ứng khẩu hiệu, không hề có nỗi lo phải sống trong một thế giới chưa biết và vô cùng gian khổ. Có thể nói lúc đó Lưu Nguyên muốn quên tất cả.
Tại đại đội sản xuất xa xôi hẻo lánh huyện Sơn Âm, tỉnh Sơn Đông, Lưu Nguyên được bố trí ở trong một ngôi nhà tranh dột nát. Không lâu sau Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đại hội Đảng toàn quốc IX, dấy lên cao trào đập tan Bộ Tư lệnh của kẻ đang cầm quyền đi theo chủ nghĩa tư bản. Những đồng học khác được bần nông, trung nông lớp dưới giáo dục lại, còn Lưu Nguyên lại được bần nông, trung nông lớp dưới giám sát, cải tạo. Ban ngày dùng công cụ và phương pháp lao động giản đơn, làm việc cật lực, buổi tối tiếp thu phê đấu không ngừng nghỉ. Nội dung phê đấu không gì khác, lải nhải nói đi nói lại những cái đã nói. Thần kinh Lưu Nguyên như đã tê dại, có một đêm phấn đấu, Lưu Nguyên quá phẫn nộ, nhảy phắt qua cửa sổ, cầm ngay một cục đá cầm lên, thét lớn: “Chúng mày đấu xong chưa? Chúng mày nếu không muốn cho tao sống nữa thì tao liều mạng với chúng mày, đứa nào dám ra đây tao nện ngay đứa đó!”. Đồng học lúc đó đều phải dừng tay.
Cứ như thế, Lưu Nguyên vật lộn với đời, liều mạng lao động để làm cho đầu óc không nghĩ gì nữa, không biết gì nữa. Những điều này, những nông dân tốt bụng đều để tâm. Họ nói với nhau về Lưu Nguyên: “Nó thật đáng thương!”. “Nó thật là khổ”. “Nó làm thật cừ”...
Một đêm trung thu, trời sáng như gương, đột nhiên phía ngoài cửa sổ có động. Lưu Nguyên mở cánh cửa ra, một gói nhỏ liền được vứt vào trong nhà, còn người thì đã bỏ chạy. Mở ra thì đúng là hai bánh trung thu, có ai đó còn im lặng để ở cửa sổ mấy quả trứng luộc và hai quả táo. Có những đêm, có một thanh niên mang bình rượu đến, cách nhau cửa sổ cùng cạn chén.
Cuộc sống như vậy cho đến năm 1974, Lưu Nguyên được trở về Bắc Kinh, vào làm công nhân xưởng cơ khí hạng nặng được hai năm. Ở đây Lưu Nguyên được công nhân giúp đỡ che chở. Lão công nhân Điền Văn Khuê nhiệt tình dạy bảo Lưu Nguyên công tác quản lý công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, truyền cho Lưu Nguyên quy trình kỹ thuật các loại, còn thường xuyên kéo Lưu Nguyên về nhà ăn cơm. Sự chăm sóc quan tâm của anh chị em công nhân xưởng này đã làm ấm lòng Lưu Nguyên.
Mùa thu năm 1976, tiếng chiêng tiếng trống ăn mừng việc đập tan bè lũ bốn tên khiến Lưu Nguyên vui lên được một tí, nhưng vấn đề của Lưu Thiếu Kỳ vẫn nằm trong im lặng, không ai dám nêu ra là đã sai.
Năm 1977, nhà nước cho khôi phục chế độ tuyển sinh vào đại học, Lưu Nguyên quá tức giận, viết ngay cho ông Đặng Tiểu Bình một bức thư nói rõ: “Thi nếu không đủ điểm, cháu không bao giờ dám hận, đằng này lại không cho thi, cháu làm sao mà không bực mình”. Đặng Tiểu Bình xem xong, chỉ thị cho phép Lưu Nguyên được thi đại học. Nguyện vọng một của Lưu Nguyên là Khoa Triết, Trường đại học Bắc Kinh; nguyện vọng 2 là Khoa Sử, Trường đại học Sư phạm. Kết quả thi, số điểm vượt điểm vào Khoa Triết của Trường đại học Bắc Kinh, nhưng lãnh đạo nhà trường không dám tiếp nhận. Có lẽ, ít lo sợ hơn Trường đại học Bắc Kinh nên Trường đại học Sư phạm đã mở một cuộc họp rộng rãi nghiên cứu vấn đề Lưu Nguyên và quyết định thu nhận học sinh có thân phận đặc biệt này.
Cũng như nhiều bạn đồng học khác lỡ việc học mất nhiều năm, Lưu Nguyên hết sức coi trọng cơ hội học tập muộn màng này. Vì tuổi thanh xuân đã bị mất đi một cách đáng tiếc, cho nên Lưu Nguyên quyết tâm học tập để bù lại. Nhưng vô số nghi vấn về hiện thực và tương lai Trung Quốc sau 10 năm đã buộc Lưu Nguyên dốc sức nghiên cứu để tìm cho ra lời giải đáp. Không lâu sau, dưới sự thúc đẩy của phong trào giải phóng tư tưởng, sinh viên các trường đại học ở thủ đô Bắc Kinh bắt đầu tham gia hoạt động tranh cử đại biểu nhân dân ở địa phương.
Kế theo Trường đại học Bắc Kinh là Trường đại học Sư phạm. Lưu Nguyên cũng bắt đầu dán một tờ báo chữ to nói rõ mục đích ra tranh cử đại biểu nhân dân địa phương, nêu lên những việc sẽ làm nếu trúng cử và mục tiêu phấn đấu để xây dựng địa phương. Lưu Nguyên xuất đầu lộ diện, đem lại cho nhà trường thách thức rất lớn, nhưng đồng thời đã cổ vũ được nhiệt tình tham gia tranh cử ở đây. Trải qua chà xát đào thải ở từng cấp trong trường, cuối cùng còn lại 3 người tranh cử, đại biểu cho ba thành phần khác nhau. Lưu Nguyên được gọi là “đại biểu cho quý tộc”; Trương Y được gọi là “đại biểu cho thảo dân”; và một vị đảng viên đại biểu cho Đảng. Ba vị tranh cử đại biểu nhân dân cấp phường xã, công khai tranh luận, hết sức khẳng khái tuyên truyền quan điểm của mình. Hễ nhìn thấy dân đi làm, không kể có quen biết hay không đều mỉm cười bắt tay niềm nở, công khai đề nghị bỏ phiếu cho mình.
(Còn nữa)
Trần Trọng Sâm (Theo cuốn "Hồ sơ con cán bộ cao cấp Trung Quốc", NXB Nhi Đồng Phụ nữ Phương Bắc - 2001
Cuộc đời cay đắng và vinh quang của con trai Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ (Phần II)
08:00 12/07/2006
Tốt nghiệp gần đến, 30 tuổi phải lập thân rồi. Lưu
Nguyên bắt đầu suy nghĩ hướng đi của mình sau tốt nghiệp. Lời dạy bảo
của cha còn văng vẳng bên tai. Cuộc sống nghèo khổ của nông dân nông
thôn và tình cảnh cảm động khi nông dân nông thôn tiễn biệt mình đã hiện
ra trước mắt.
Nhưng đã có một sự việc đáng tiếc xảy ra. Một sáng
sớm, phái ủng hộ sinh viên tranh cử, Trương Y dán lên tường nhà ăn một
tờ báo chữ to vạch rõ điều riêng tư không tốt của Lưu Nguyên, nói Lưu
Nguyên khi lao động cải tạo ở nông thôn từng chơi rất thân với một sao
ca sĩ, nhưng sau khi cha mình được phục hồi liền chia tay cô ta.
Đúng là có mùi cạnh tranh hiện đại. Lưu Nguyên nghe vậy vừa cười vừa tức. Cười vì mình từ trước tới nay đâu có quen biết ca sĩ nào. Tức là tức ở chỗ trong Đại cách mạng Văn hóa, xuất hiện báo chữ to, nặc danh vu cáo là không tránh khỏi, còn tại sao đang trong thời xây dựng chế độ dân chủ này lại vẫn có vu cáo. Kết quả bầu cử đại biểu địa phương, Lưu Nguyên đứng trên hai người kia, nhưng vì phiếu chưa được quá bán, nên không trúng cử.
Tốt nghiệp gần đến, 30 tuổi phải lập thân rồi. Lưu Nguyên bắt đầu suy nghĩ hướng đi của mình sau tốt nghiệp. Lời dạy bảo của cha còn văng vẳng bên tai. Cuộc sống nghèo khổ của nông dân nông thôn và tình cảnh cảm động khi nông dân nông thôn tiễn biệt mình đã hiện ra trước mắt. Lưu Nguyên cuối cùng đã hạ quyết tâm thực hiện lời dạy của thân phụ, trở lại nông thôn đến cơ sở hạ tầng thấp nhất, cùng sống với nông dân, góp sức làm một số công việc. Nhưng nghĩ đến thân mẫu 12 năm bị đọa đày trong nhà ngục, một thân một mình chịu đựng mọi khổ nhục đắng cay bây giờ để bà ở một mình... như vậy có tàn nhẫn quá không? Lưu Nguyên mấy lần định nói với mẹ nhưng không nói lên lời.
Vương Quang Mỹ thấy con muốn nói điều gì đó mà không nói được, liền động viên con nói hết ngọn nguồn. Bà luôn tỏ rõ lý trí và ý chí vượt qua người khác, hết lòng ủng hộ chí hướng của Lưu Nguyên, thậm chí còn muốn đến gặp lãnh đạo thành phố Bắc Kinh nói mấy lời xin phê chuẩn cho Lưu Nguyên được về nông thôn nơi Lưu Nguyên muốn.
Được thân mẫu hiểu và hết sức ủng hộ, Lưu Nguyên đã chọn Hà Nam, mảnh đất thân phụ mình đã từng lăn lộn trong chiến tranh giải phóng và cuối cùng đã cùng hòa lẫn với đất ở đây.
Trước tết năm 1982, Lưu Nguyên một mình đến công xã Thất Lý Doanh, huyện Tân Hương, tỉnh Hà Nam. Lúc này ở cơ sở đang thực hiện chính sách đối với nhiều cán bộ cũ, rất nhiều đồng chí mới phục chức. Lưu Nguyên được bố trí làm phó chủ nhiệm công xã, lúc đầu trực tiếp phụ trách sản xuất của một khu, về sau được phân công quản lý xí nghiệp hương trấn của công xã.
Lúc mới bắt đầu, mọi người cũng chưa biết cậu sinh viên lạ do Bắc Kinh điều về này như thế nào, hơn nữa, cán bộ ở công xã cũng rất nhiều người nên không mấy ai chú ý đến cậu. Cậu sinh viên Phó chủ nhiệm này lại thường giúp lái xe lau chùi xe, đổi vị trí ngồi xem tivi tốt nhất cho một bà cấp dưỡng, nên đã bị cười là không biết giữ quy tắc ở đây.
Hai tháng sau, khi mọi người biết được Phó chủ nhiệm Lưu mới đến là con Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, cách nhìn nhận và tình cảm biểu lộ đã trở nên khá phức tạp. Có người kính nể, có người xem thường, có người nghi hoặc, v.v... Mỗi người theo cách suy nghĩ của riêng mình đánh giá "hoàng thái tử" một thời đã qua. Nhưng có điều họ không bàn luận gì đến cậu sinh viên này không hiểu quy tắc ở đây nữa mà hầu như mỗi khi nhắc đến đều giơ ngón tay cái, nói: “Được, được đấy”. Lưu Nguyên không những chỉ đạo sản xuất mà còn chỉ đạo làm đường cải thiện điều kiện đi lại cho nông dân.
Công xã Thất Lý Doanh đã trở thành công xã khá nhất tỉnh Hà Nam về làm đường nông thôn.
Từ ngày Lưu Nguyên bộc lộ thân phận, dư luận xã hội thường truyền cho nhau một tin: Lưu Nguyên về nông thôn là để mạ vàng lấy tiếng mà thôi. Nhưng bà con nông dân ở đây đã trả lời rất chất phác là: Thì anh cũng đến chỗ chúng tôi mà mạ vàng, được như Lưu Nguyên, chúng tôi hoan nghênh 100%.
Đã từ rất lâu, khi xuống nông thôn quan sát, Lưu Nguyên đã nhận thức được một điều, nếu không phát triển nghề phụ mà chỉ biết học tập Đại Trại, chỉ lo sản xuất lương thực làm sao có năng suất cao thì muôn đời không thể giàu có được. Sau khi đã nắm được tình hình một cách cơ bản, Lưu Nguyên chủ động đề nghị chuyển qua quản lý các xí nghiệp hương trấn toàn công xã. Việc đầu tiên Lưu Nguyên cho chỉnh đốn nội bộ xí nghiệp, xây dựng chế độ nội quy, tiếp thu đề xuất sách lược, chiến lược của quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng, chỉ trong thời gian 2 tháng đã triển khai sản xuất được hơn 10 mặt hàng. Lưu Nguyên cho củng cố và phát triển nguồn nguyên liệu, tìm nơi tiêu thụ, v.v... kết quả mấy xí nghiệp hương trấn toàn công xã tăng giá trị sản lượng 25,8%, lợi nhuận tăng 82,5% so với năm trước.
Tháng 4/1983, trong Hội nghị Thường vụ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, đã nhất trí đề cử Lưu Nguyên giữ chức vụ Phó huyện trưởng, phụ trách công tác kinh doanh và công nghiệp của huyện. Một năm sau, nhà nước có chủ trương “4 hóa cán bộ”, có chính trị, có văn hóa, có trình độ khoa học, có thực tế, thì Lưu Nguyên đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp huyện đủ tư cách. Do có nhiều thành tích, tiếp sau đó Lưu Nguyên được bầu là đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện. Đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện đã bầu anh làm huyện trưởng.
Đầu năm 1985, theo kiến nghị của Tỉnh ủy, Thành ủy Trình Châu đề cử Lưu Nguyên ra ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Trịnh Châu. Lại một lần nữa, Lưu Nguyên trúng cao và được bầu làm Phó chủ tịch thành phố, phụ trách công tác kế hoạch, xây dựng, giao thông và công nghiệp. Lúc ấy, thành phố đang tranh thủ cho được dự án công trình đưa khí đốt thiên nhiên về địa phương. Độ khó của công trình này rất lớn, Chủ tịch thành phố Doãn Thủy liền giao nhiệm vụ này cho Lưu Nguyên.
Lưu Nguyên đã chạy ngược chạy xuôi kiên trì, nhẫn nại. Một đồng chí ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước từng cảm động nói: “Con cán bộ cao cấp tôi gặp cũng đã nhiều, Phó thị trưởng gặp cũng đã lắm, nhưng ăn nói khiêm tốn như Lưu Nguyên, làm việc sốt sắng như Lưu Nguyên thực là rất ít thấy”.
Có dự án rồi còn phải lo thực thi dự án. Làm thủ tục chạy vốn, mua vật tư nhất là ống dẫn khí các loại, rồi tổ chức thi công. Khí đốt phải đến được từng hộ như dẫn nước sinh hoạt, ống dẫn khí phải chạy qua đất đai vườn cây của mấy nghìn vạn hộ, những công viên danh thắng, v.v... lại phải lo giải phóng mặt bằng, tiền đền bù các khoản, các loại, v.v... Ngoài ra, tất cả con đường ở thành phố đều phải đào lên đặt ống dẫn khí, rồi lại đủ các loại ống dẫn khí các cỡ khoét lỗ tường nhà này qua nhà khác, v.v...--PageBreak--
Trong những ngày lãnh đạo chỉ đạo thi công, Lưu Nguyên quên ăn quên ngủ, ngày này kế tiếp ngày kia, lo toan đầy đủ các mặt về tổ chức, về điều lao động, tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân trở thành một tập thể một lòng một dạ vì công trình thế kỷ. Lưu Nguyên còn động viên được các cụ lão thành cách mạng đứng ra chỉ huy, đôn đốc động viên công nhân làm việc. Kết quả chỉ trong 4 tháng 15 ngày, khí đốt thiên nhiên đã về Trịnh Châu, 5 ngày sau đã về đến các hộ dùng đợt thứ nhất, một năm rưỡi sau đã về đến 7 vạn hộ chiếm 1/3 số hộ toàn thành phố. Có 35 vạn người đã từ bỏ lò đun than, dùng khí đốt thiên nhiên.
Trịnh Châu là thành phố dệt. Cả thành phố có 1 triệu dân, công nhân ngành dệt chiếm 10 vạn. Do chưa trả hết nợ ngân hàng, nên nhà ở của công nhân viên chức ngành dệt rất khó khăn. Rất nhiều công nhân thanh niên lấy vợ, lấy chồng nhiều năm, con đã mấy tuổi rồi vẫn không có chỗ ở. Cho nên chỉ có mẹ và con ở nhà tập thể, còn bố phải tùy nghi di tản. Những nhà tập thể như vậy được gọi là “lầu mẹ con”. Tạm thời thì có thể được, nhưng lâu dài thì không ổn.
Lưu Nguyên có việc riêng đi qua khu tập thể công nhân dệt 2 lần. Trải qua một thời gian suy nghĩ, đã hạ quyết tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho vợ chồng thanh niên. Vào một hôm, Lưu Nguyên dẫn đoàn cán bộ phụ trách các bộ môn gồm kế hoạch, tài chính, quy hoạch, ngân hàng và cơ quan hữu quan ngành dệt thành phố đến tham quan “lầu mẹ con”. Tai nghe mắt thấy rõ ràng, trở về Hội trường Ủy ban thành phố, ai cũng thấy nhức nhối trong đầu. Lưu Nguyên nói: “Mọi người ai cũng nhìn thấy công nhân dệt thành phố đã cống hiến cho quốc gia nhiều như vậy, nhưng nhà ở thì thế nào? Nhìn thấy rồi mà không cảm động, cảm động rồi mà không ra tay, chúng ta còn xứng danh là đảng viên Đảng Cộng sản nữa hay không? Nhìn thấy tình trạng nhà của công nhân như vậy, là một phó thị trưởng, tôi cảm thấy thẹn thùng và xấu hổ, thậm chí cảm thấy có tội. Hôm nay tôi mời các đồng chí đến đây để cùng nhau nghiên cứu làm thế nào giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân ngành dệt”. Tiếp đó, Lưu Nguyên nói rõ ý định của mình, đề nghị mọi người nêu ra ý kiến tích cực.
Hội trường im lặng một lúc rồi thảo luận sôi nổi. Sở Quy hoạch nêu ý kiến quy hoạch khu nhà tập thể, chi nhánh ngân hàng nêu ý kiến làm thế nào để có nguồn vốn đây, Sở Tài chính chủ động có thể xuất ra bao nhiêu tiền, Sở Thuế vụ tỏ rõ trong phạm vi cho phép có thể chiếu cố miễn thuế cho xí nghiệp dệt may mấy năm liền... Trước đây khi đưa ra một vấn đề gì thì giữa các cơ quan hữu quan thường đùn đẩy cho nhau và chả chịu gặp nhau, nhưng hôm nay lý trí, tình cảm mọi người hình như đã sáng ra.
Chỉ 10 tháng sau, một dãy nhà lầu đầu tiên đã được xây xong, 2 năm sau tiếp tục hoàn thành, diện tích nhà đủ cho 4.000 hộ khó khăn nhất. Lãnh đạo công đoàn ngành dệt toàn quốc hay tin vô cùng phấn khởi. Nếu nói công trình dẫn khí thiên nhiên về Trịnh Châu và xây dựng nhà ở cho công nhân ngành dệt Trịnh Châu là hai sự kiện, Lưu Nguyên vì nhân dân Trịnh Châu mà bỏ công sức ra thì việc xây dựng quảng trường sân ga, Quảng trường 7-2, công trình cải tạo thành phố kết hợp với kinh doanh nhà đất, những kinh nghiệm quý báu này đã được các bộ môn nhà nước hữu quan tán thưởng.
Cả một thành phố Trịnh Châu hoàn toàn đổi mới, những khách sạn, lầu bách hóa hiện đại, đường phố rộng mở hai chiều, trang bị cung ứng nhiệt đồng bộ, các loại thị trường giao dịch trung tâm điện tín điện thoại... được xây dựng hoàn chỉnh. Chính phủ hầu như không phải bỏ tiền ra đầu tư.
Trong một thời gian dài, “kiểu xây dựng Trịnh Châu”, “mô hình Trịnh Châu” được lan truyền khắp Trung Quốc, được xem như là mô thức hoàn mỹ tiết kiệm nhất trong xây dựng và cải tạo thành phố. Nhờ có những thành tích thực tế như vậy, Lưu Nguyên được nhân dân toàn thành phố khen ngợi.
Tháng 1/1998, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa 7 thông báo một tin tức chấn động cả nước: Lưu Nguyên 36 tuổi, thông qua đại Đội đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh trực tiếp đề cử đã trúng cử Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam. Lý do vì sao họ đề cử Lưu Nguyên, 100 vị đại biểu đều thống nhất nói: “Chúng tôi đề cử Lưu Nguyên không phải vì Lưu Nguyên là con Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ mà vì Lưu Nguyên khiêm tốn, cần mẫn, cẩn thận, chu đáo trong mọi công tác dám nghĩ dám làm, làm dám chịu trách nhiệm, có thành tích đột xuất”.
Trong hơn bốn năm rưỡi giữ chức Phó tỉnh trưởng phụ trách công nghiệp và giao thông, Lưu Nguyên đã quan tâm nhiều đến công tác xây dựng các ngành. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn, nhà máy sản xuất máy biến thế siêu cao áp, nhiều xí nghiệp sản xuất dược phẩm, xưởng chế tạo thiết bị điện thoại, xưởng sản xuất phân đạm, xưởng sản xuất mì chính, xưởng sản xuất thủy tinh cao cấp, và trên sông Hoàng Hà có thêm 5 cầu lớn đều được xây dựng.
Làm phó Chủ tịch tỉnh ở một tỉnh có 88 triệu dân, Lưu Nguyên hiểu rất rõ trọng trách của mình. Lưu Nguyên không lúc nào nghỉ ngơi, không kể môi trường như thế nào, đều dốc toàn lực tiến hành thúc đẩy cải cách trong phạm vi và năng lực cho phép.
Về phụ thân của mình, Lưu Nguyên mang trong lòng tình nghĩa yêu thương thắm thiết và lòng kính trọng, người có nhiều công với dân, với nước Trung Hoa, đồng thời cũng hết sức đau lòng về cái chết của ông. Nhưng là một người chín chắn, một cán bộ cao cấp, có cái nhìn khách quan, bình tĩnh, Lưu Nguyên nói: “Là một người đứng ở vị trí thứ 2 trong Đảng, thì sai lầm Đảng phạm phải lúc ấy, cha tôi cũng có phần trách nhiệm...”. “Là người con trước cái chết thê thảm của cha, tôi đương nhiên là quá đau buồn, nhưng tôi là người được học lịch sử, nên càng phải lấy quan điểm lịch sử để giải thích sự thực lịch sử, không thể dựa vào tốt xấu của cá nhân hay thay thế đánh giá chính xác và phán đoán lý tính”.
Rời khỏi Hà Nam, Lưu Nguyên lên đường nhận nhiệm vụ mới: Chính ủy Bộ chỉ huy Thủy điện Vũ Cảnh. Đây là đơn vị vũ trang xây dựng kinh tế nhận những công trình trọng điểm của quốc gia. Mấy chục năm nay, đơn vị bộ đội này đã từng trèo đèo lội suối ở nơi núi cao rừng sâu, đã lập nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp xây dựng thủy điện. Nhận nhiệm vụ mới 3 tháng, Lưu Nguyên đã đi từ Hà Bắc đến Quý Châu, từ Giang Tây đến Tây Tạng, vừa kiểm tra vừa thăm hỏi hết đơn vị này đến đơn vị khác. Lưu Nguyên đã thật sự yêu đơn vị bộ đội khổ nhất trong quân đội Trung Quốc này. Là một quân nhân, hơn nữa lại là quân nhân mang quân hàm Thiếu tướng, Lưu Nguyên vẫn có thái độ hòa nhã khiêm tốn, thực sự cầu thị, cần mẫn, siêng năng khó ai bì được.
Đối với những tin truyền và dự đoán về tương lai của Lưu Nguyên, Lưu Nguyên chỉ lắc đầu nói một cách dứt khoát: “Trước đây tôi cũng là một con người bình thường, bây giờ cũng chỉ là một con người bình thường. Vô luận công tác ở đâu, tôi chỉ có một nguyện vọng đơn giản, làm được nhiều việc có ích cho nhân dân Trung Quốc"
Trần Trọng Sâm (Theo cuốn "Hồ sơ con cán bộ cao cấp Trung Quốc", NXB Nhi Đồng Phụ nữ Phương Bắc - 2001)
---------------------------------------------------------------Đúng là có mùi cạnh tranh hiện đại. Lưu Nguyên nghe vậy vừa cười vừa tức. Cười vì mình từ trước tới nay đâu có quen biết ca sĩ nào. Tức là tức ở chỗ trong Đại cách mạng Văn hóa, xuất hiện báo chữ to, nặc danh vu cáo là không tránh khỏi, còn tại sao đang trong thời xây dựng chế độ dân chủ này lại vẫn có vu cáo. Kết quả bầu cử đại biểu địa phương, Lưu Nguyên đứng trên hai người kia, nhưng vì phiếu chưa được quá bán, nên không trúng cử.
Tốt nghiệp gần đến, 30 tuổi phải lập thân rồi. Lưu Nguyên bắt đầu suy nghĩ hướng đi của mình sau tốt nghiệp. Lời dạy bảo của cha còn văng vẳng bên tai. Cuộc sống nghèo khổ của nông dân nông thôn và tình cảnh cảm động khi nông dân nông thôn tiễn biệt mình đã hiện ra trước mắt. Lưu Nguyên cuối cùng đã hạ quyết tâm thực hiện lời dạy của thân phụ, trở lại nông thôn đến cơ sở hạ tầng thấp nhất, cùng sống với nông dân, góp sức làm một số công việc. Nhưng nghĩ đến thân mẫu 12 năm bị đọa đày trong nhà ngục, một thân một mình chịu đựng mọi khổ nhục đắng cay bây giờ để bà ở một mình... như vậy có tàn nhẫn quá không? Lưu Nguyên mấy lần định nói với mẹ nhưng không nói lên lời.
Vương Quang Mỹ thấy con muốn nói điều gì đó mà không nói được, liền động viên con nói hết ngọn nguồn. Bà luôn tỏ rõ lý trí và ý chí vượt qua người khác, hết lòng ủng hộ chí hướng của Lưu Nguyên, thậm chí còn muốn đến gặp lãnh đạo thành phố Bắc Kinh nói mấy lời xin phê chuẩn cho Lưu Nguyên được về nông thôn nơi Lưu Nguyên muốn.
Được thân mẫu hiểu và hết sức ủng hộ, Lưu Nguyên đã chọn Hà Nam, mảnh đất thân phụ mình đã từng lăn lộn trong chiến tranh giải phóng và cuối cùng đã cùng hòa lẫn với đất ở đây.
Trước tết năm 1982, Lưu Nguyên một mình đến công xã Thất Lý Doanh, huyện Tân Hương, tỉnh Hà Nam. Lúc này ở cơ sở đang thực hiện chính sách đối với nhiều cán bộ cũ, rất nhiều đồng chí mới phục chức. Lưu Nguyên được bố trí làm phó chủ nhiệm công xã, lúc đầu trực tiếp phụ trách sản xuất của một khu, về sau được phân công quản lý xí nghiệp hương trấn của công xã.
Lúc mới bắt đầu, mọi người cũng chưa biết cậu sinh viên lạ do Bắc Kinh điều về này như thế nào, hơn nữa, cán bộ ở công xã cũng rất nhiều người nên không mấy ai chú ý đến cậu. Cậu sinh viên Phó chủ nhiệm này lại thường giúp lái xe lau chùi xe, đổi vị trí ngồi xem tivi tốt nhất cho một bà cấp dưỡng, nên đã bị cười là không biết giữ quy tắc ở đây.
Hai tháng sau, khi mọi người biết được Phó chủ nhiệm Lưu mới đến là con Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, cách nhìn nhận và tình cảm biểu lộ đã trở nên khá phức tạp. Có người kính nể, có người xem thường, có người nghi hoặc, v.v... Mỗi người theo cách suy nghĩ của riêng mình đánh giá "hoàng thái tử" một thời đã qua. Nhưng có điều họ không bàn luận gì đến cậu sinh viên này không hiểu quy tắc ở đây nữa mà hầu như mỗi khi nhắc đến đều giơ ngón tay cái, nói: “Được, được đấy”. Lưu Nguyên không những chỉ đạo sản xuất mà còn chỉ đạo làm đường cải thiện điều kiện đi lại cho nông dân.
Công xã Thất Lý Doanh đã trở thành công xã khá nhất tỉnh Hà Nam về làm đường nông thôn.
Từ ngày Lưu Nguyên bộc lộ thân phận, dư luận xã hội thường truyền cho nhau một tin: Lưu Nguyên về nông thôn là để mạ vàng lấy tiếng mà thôi. Nhưng bà con nông dân ở đây đã trả lời rất chất phác là: Thì anh cũng đến chỗ chúng tôi mà mạ vàng, được như Lưu Nguyên, chúng tôi hoan nghênh 100%.
Đã từ rất lâu, khi xuống nông thôn quan sát, Lưu Nguyên đã nhận thức được một điều, nếu không phát triển nghề phụ mà chỉ biết học tập Đại Trại, chỉ lo sản xuất lương thực làm sao có năng suất cao thì muôn đời không thể giàu có được. Sau khi đã nắm được tình hình một cách cơ bản, Lưu Nguyên chủ động đề nghị chuyển qua quản lý các xí nghiệp hương trấn toàn công xã. Việc đầu tiên Lưu Nguyên cho chỉnh đốn nội bộ xí nghiệp, xây dựng chế độ nội quy, tiếp thu đề xuất sách lược, chiến lược của quần chúng, dựa vào lực lượng của quần chúng, chỉ trong thời gian 2 tháng đã triển khai sản xuất được hơn 10 mặt hàng. Lưu Nguyên cho củng cố và phát triển nguồn nguyên liệu, tìm nơi tiêu thụ, v.v... kết quả mấy xí nghiệp hương trấn toàn công xã tăng giá trị sản lượng 25,8%, lợi nhuận tăng 82,5% so với năm trước.
Tháng 4/1983, trong Hội nghị Thường vụ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, đã nhất trí đề cử Lưu Nguyên giữ chức vụ Phó huyện trưởng, phụ trách công tác kinh doanh và công nghiệp của huyện. Một năm sau, nhà nước có chủ trương “4 hóa cán bộ”, có chính trị, có văn hóa, có trình độ khoa học, có thực tế, thì Lưu Nguyên đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp huyện đủ tư cách. Do có nhiều thành tích, tiếp sau đó Lưu Nguyên được bầu là đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện. Đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện đã bầu anh làm huyện trưởng.
Đầu năm 1985, theo kiến nghị của Tỉnh ủy, Thành ủy Trình Châu đề cử Lưu Nguyên ra ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Trịnh Châu. Lại một lần nữa, Lưu Nguyên trúng cao và được bầu làm Phó chủ tịch thành phố, phụ trách công tác kế hoạch, xây dựng, giao thông và công nghiệp. Lúc ấy, thành phố đang tranh thủ cho được dự án công trình đưa khí đốt thiên nhiên về địa phương. Độ khó của công trình này rất lớn, Chủ tịch thành phố Doãn Thủy liền giao nhiệm vụ này cho Lưu Nguyên.
Lưu Nguyên đã chạy ngược chạy xuôi kiên trì, nhẫn nại. Một đồng chí ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước từng cảm động nói: “Con cán bộ cao cấp tôi gặp cũng đã nhiều, Phó thị trưởng gặp cũng đã lắm, nhưng ăn nói khiêm tốn như Lưu Nguyên, làm việc sốt sắng như Lưu Nguyên thực là rất ít thấy”.
Có dự án rồi còn phải lo thực thi dự án. Làm thủ tục chạy vốn, mua vật tư nhất là ống dẫn khí các loại, rồi tổ chức thi công. Khí đốt phải đến được từng hộ như dẫn nước sinh hoạt, ống dẫn khí phải chạy qua đất đai vườn cây của mấy nghìn vạn hộ, những công viên danh thắng, v.v... lại phải lo giải phóng mặt bằng, tiền đền bù các khoản, các loại, v.v... Ngoài ra, tất cả con đường ở thành phố đều phải đào lên đặt ống dẫn khí, rồi lại đủ các loại ống dẫn khí các cỡ khoét lỗ tường nhà này qua nhà khác, v.v...--PageBreak--
Trong những ngày lãnh đạo chỉ đạo thi công, Lưu Nguyên quên ăn quên ngủ, ngày này kế tiếp ngày kia, lo toan đầy đủ các mặt về tổ chức, về điều lao động, tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân trở thành một tập thể một lòng một dạ vì công trình thế kỷ. Lưu Nguyên còn động viên được các cụ lão thành cách mạng đứng ra chỉ huy, đôn đốc động viên công nhân làm việc. Kết quả chỉ trong 4 tháng 15 ngày, khí đốt thiên nhiên đã về Trịnh Châu, 5 ngày sau đã về đến các hộ dùng đợt thứ nhất, một năm rưỡi sau đã về đến 7 vạn hộ chiếm 1/3 số hộ toàn thành phố. Có 35 vạn người đã từ bỏ lò đun than, dùng khí đốt thiên nhiên.
Trịnh Châu là thành phố dệt. Cả thành phố có 1 triệu dân, công nhân ngành dệt chiếm 10 vạn. Do chưa trả hết nợ ngân hàng, nên nhà ở của công nhân viên chức ngành dệt rất khó khăn. Rất nhiều công nhân thanh niên lấy vợ, lấy chồng nhiều năm, con đã mấy tuổi rồi vẫn không có chỗ ở. Cho nên chỉ có mẹ và con ở nhà tập thể, còn bố phải tùy nghi di tản. Những nhà tập thể như vậy được gọi là “lầu mẹ con”. Tạm thời thì có thể được, nhưng lâu dài thì không ổn.
Lưu Nguyên có việc riêng đi qua khu tập thể công nhân dệt 2 lần. Trải qua một thời gian suy nghĩ, đã hạ quyết tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho vợ chồng thanh niên. Vào một hôm, Lưu Nguyên dẫn đoàn cán bộ phụ trách các bộ môn gồm kế hoạch, tài chính, quy hoạch, ngân hàng và cơ quan hữu quan ngành dệt thành phố đến tham quan “lầu mẹ con”. Tai nghe mắt thấy rõ ràng, trở về Hội trường Ủy ban thành phố, ai cũng thấy nhức nhối trong đầu. Lưu Nguyên nói: “Mọi người ai cũng nhìn thấy công nhân dệt thành phố đã cống hiến cho quốc gia nhiều như vậy, nhưng nhà ở thì thế nào? Nhìn thấy rồi mà không cảm động, cảm động rồi mà không ra tay, chúng ta còn xứng danh là đảng viên Đảng Cộng sản nữa hay không? Nhìn thấy tình trạng nhà của công nhân như vậy, là một phó thị trưởng, tôi cảm thấy thẹn thùng và xấu hổ, thậm chí cảm thấy có tội. Hôm nay tôi mời các đồng chí đến đây để cùng nhau nghiên cứu làm thế nào giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân ngành dệt”. Tiếp đó, Lưu Nguyên nói rõ ý định của mình, đề nghị mọi người nêu ra ý kiến tích cực.
Hội trường im lặng một lúc rồi thảo luận sôi nổi. Sở Quy hoạch nêu ý kiến quy hoạch khu nhà tập thể, chi nhánh ngân hàng nêu ý kiến làm thế nào để có nguồn vốn đây, Sở Tài chính chủ động có thể xuất ra bao nhiêu tiền, Sở Thuế vụ tỏ rõ trong phạm vi cho phép có thể chiếu cố miễn thuế cho xí nghiệp dệt may mấy năm liền... Trước đây khi đưa ra một vấn đề gì thì giữa các cơ quan hữu quan thường đùn đẩy cho nhau và chả chịu gặp nhau, nhưng hôm nay lý trí, tình cảm mọi người hình như đã sáng ra.
Chỉ 10 tháng sau, một dãy nhà lầu đầu tiên đã được xây xong, 2 năm sau tiếp tục hoàn thành, diện tích nhà đủ cho 4.000 hộ khó khăn nhất. Lãnh đạo công đoàn ngành dệt toàn quốc hay tin vô cùng phấn khởi. Nếu nói công trình dẫn khí thiên nhiên về Trịnh Châu và xây dựng nhà ở cho công nhân ngành dệt Trịnh Châu là hai sự kiện, Lưu Nguyên vì nhân dân Trịnh Châu mà bỏ công sức ra thì việc xây dựng quảng trường sân ga, Quảng trường 7-2, công trình cải tạo thành phố kết hợp với kinh doanh nhà đất, những kinh nghiệm quý báu này đã được các bộ môn nhà nước hữu quan tán thưởng.
Cả một thành phố Trịnh Châu hoàn toàn đổi mới, những khách sạn, lầu bách hóa hiện đại, đường phố rộng mở hai chiều, trang bị cung ứng nhiệt đồng bộ, các loại thị trường giao dịch trung tâm điện tín điện thoại... được xây dựng hoàn chỉnh. Chính phủ hầu như không phải bỏ tiền ra đầu tư.
Trong một thời gian dài, “kiểu xây dựng Trịnh Châu”, “mô hình Trịnh Châu” được lan truyền khắp Trung Quốc, được xem như là mô thức hoàn mỹ tiết kiệm nhất trong xây dựng và cải tạo thành phố. Nhờ có những thành tích thực tế như vậy, Lưu Nguyên được nhân dân toàn thành phố khen ngợi.
Tháng 1/1998, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa 7 thông báo một tin tức chấn động cả nước: Lưu Nguyên 36 tuổi, thông qua đại Đội đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh trực tiếp đề cử đã trúng cử Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam. Lý do vì sao họ đề cử Lưu Nguyên, 100 vị đại biểu đều thống nhất nói: “Chúng tôi đề cử Lưu Nguyên không phải vì Lưu Nguyên là con Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ mà vì Lưu Nguyên khiêm tốn, cần mẫn, cẩn thận, chu đáo trong mọi công tác dám nghĩ dám làm, làm dám chịu trách nhiệm, có thành tích đột xuất”.
Trong hơn bốn năm rưỡi giữ chức Phó tỉnh trưởng phụ trách công nghiệp và giao thông, Lưu Nguyên đã quan tâm nhiều đến công tác xây dựng các ngành. Nhiều nhà máy điện có công suất lớn, nhà máy sản xuất máy biến thế siêu cao áp, nhiều xí nghiệp sản xuất dược phẩm, xưởng chế tạo thiết bị điện thoại, xưởng sản xuất phân đạm, xưởng sản xuất mì chính, xưởng sản xuất thủy tinh cao cấp, và trên sông Hoàng Hà có thêm 5 cầu lớn đều được xây dựng.
Làm phó Chủ tịch tỉnh ở một tỉnh có 88 triệu dân, Lưu Nguyên hiểu rất rõ trọng trách của mình. Lưu Nguyên không lúc nào nghỉ ngơi, không kể môi trường như thế nào, đều dốc toàn lực tiến hành thúc đẩy cải cách trong phạm vi và năng lực cho phép.
Về phụ thân của mình, Lưu Nguyên mang trong lòng tình nghĩa yêu thương thắm thiết và lòng kính trọng, người có nhiều công với dân, với nước Trung Hoa, đồng thời cũng hết sức đau lòng về cái chết của ông. Nhưng là một người chín chắn, một cán bộ cao cấp, có cái nhìn khách quan, bình tĩnh, Lưu Nguyên nói: “Là một người đứng ở vị trí thứ 2 trong Đảng, thì sai lầm Đảng phạm phải lúc ấy, cha tôi cũng có phần trách nhiệm...”. “Là người con trước cái chết thê thảm của cha, tôi đương nhiên là quá đau buồn, nhưng tôi là người được học lịch sử, nên càng phải lấy quan điểm lịch sử để giải thích sự thực lịch sử, không thể dựa vào tốt xấu của cá nhân hay thay thế đánh giá chính xác và phán đoán lý tính”.
Rời khỏi Hà Nam, Lưu Nguyên lên đường nhận nhiệm vụ mới: Chính ủy Bộ chỉ huy Thủy điện Vũ Cảnh. Đây là đơn vị vũ trang xây dựng kinh tế nhận những công trình trọng điểm của quốc gia. Mấy chục năm nay, đơn vị bộ đội này đã từng trèo đèo lội suối ở nơi núi cao rừng sâu, đã lập nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp xây dựng thủy điện. Nhận nhiệm vụ mới 3 tháng, Lưu Nguyên đã đi từ Hà Bắc đến Quý Châu, từ Giang Tây đến Tây Tạng, vừa kiểm tra vừa thăm hỏi hết đơn vị này đến đơn vị khác. Lưu Nguyên đã thật sự yêu đơn vị bộ đội khổ nhất trong quân đội Trung Quốc này. Là một quân nhân, hơn nữa lại là quân nhân mang quân hàm Thiếu tướng, Lưu Nguyên vẫn có thái độ hòa nhã khiêm tốn, thực sự cầu thị, cần mẫn, siêng năng khó ai bì được.
Đối với những tin truyền và dự đoán về tương lai của Lưu Nguyên, Lưu Nguyên chỉ lắc đầu nói một cách dứt khoát: “Trước đây tôi cũng là một con người bình thường, bây giờ cũng chỉ là một con người bình thường. Vô luận công tác ở đâu, tôi chỉ có một nguyện vọng đơn giản, làm được nhiều việc có ích cho nhân dân Trung Quốc"
Trần Trọng Sâm (Theo cuốn "Hồ sơ con cán bộ cao cấp Trung Quốc", NXB Nhi Đồng Phụ nữ Phương Bắc - 2001)
Cuộc đời kỳ lạ của cháu đích tôn Lưu Thiếu Kỳ
Dư luận Trung Quốc gần đây xôn xao bởi tin một chuyên gia ngành không gian Nga về nước nhận tổ tông và được chính phủ cấp giấy cư trú lâu dài ở Trung Quốc. Hơn thế, người này chính là cháu đích tôn của cố chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ.
Aliosa. Ảnh: Tiền Phong.
|
Số phận ông là sự thể hiện và cũng là hệ quả của mối quan hệ Trung-Xô, Trung-Nga trong hai thế kỷ vừa qua.
Người đàn ông quốc tịch Nga có những
nét giống ông nội này cho biết chính phủ Trung Quốc đã cấp cho ông giấy
xác nhận "người nước ngoài được cư trú lâu dài", rằng “do công việc và
các mối quan hệ với người thân, tôi muốn hàng năm một nửa thời gian sống
ở thành phố Quảng Châu xinh đẹp, một nửa thời gian sống ở Nga”.
Aliosa là con trai của Lưu Doãn Vũ,
trưởng nam của Lưu Thiếu Kỳ với bà Hà Bảo Trinh. Lưu Doãn Vũ sinh năm
1925 và từ Diên An sang Nga học tập năm 1939.
Thông minh, sáng dạ lại chịu khó chịu
khổ nên Doãn Vũ học rất giỏi. Tốt nghiệp trung học loại ưu tú, Doãn Vũ
được chọn vào học Học viện Gang thép Matxcơva.
Vợ chồng Aliosa.
|
Sau này khi về nước, Lưu Doãn Vũ đã
tham gia vào việc nghiên cứu chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên của
Trung Quốc. Trong trường đại học của Liên Xô, Lưu Doãn Vũ không chỉ nhận
được kiến thức mà còn được cả tình yêu. Năm 1950, anh kết hôn với cô
bạn học người Nga cùng lớp tên là Masa Phedotova.
Theo hồi ký của bà Vương Quang Mỹ, vợ
của Lưu Thiếu Kỳ, thì năm 1951, vợ chồng Lưu Doãn Vũ – Masa đã về Trung
Quốc nghỉ hè 2 tháng. Đến tháng 5/1952, Masa sinh cô con gái đầu Sonia
có tên Trung Quốc là Tô Tô, 2 năm sau đến lượt Aliosa (Liêu Liêu) ra
đời.
Năm 1957, mang nặng lòng trung hiếu
với tổ quốc, Lưu Doãn Vũ đã để vợ con ở lại Nga, một mình về nước và
được điều về công tác tại Bộ Cơ khí 2, tức Bộ Công nghiệp hạt nhân sau
này.
Ông được giao tham gia nghiên cứu chế
tạo quả bom nguyên tử đầu tiên tại nhà máy ở Bao Đầu. Ông đã nỗ lực động
viên Masa mang con về Trung Quốc cùng. Nhưng do vấn đề ngôn ngữ và bối
cảnh chính trị lúc đó nên Masa không thể nào thích nghi được với điều
kiện sống ở Trung Quốc.
Lần cuối cùng Masa tới Trung Quốc là
vào năm 1958, bà chỉ ở trong nhà Lưu Thiếu Kỳ 10 ngày, cuối cùng vợ
chồng họ đành chia ly đôi ngả. Ấn tượng của Aliosa về cha rất mờ nhạt.
Lưu Thiếu Kỳ và Aliosa.
|
Đến giờ ông vẫn rất trân trọng cất giữ
tấm hình chụp ông nội đang hôn mình. Ông kể lại: “Ông nội cho tôi quà,
lại còn cho tôi ngồi lên ô tô”. Do quan hệ Trung – Xô ngày một xấu đi,
Lưu Doãn Vũ bị ép buộc phải ly hôn với Masa, ba mẹ con Aliosa phải tự
mình lo liệu cuộc sống, cuối cùng họ đã mất liên lạc với Lưu Doãn Vũ.
Tháng 11/ 1967, do không chịu nổi sự
bức hại của “Bè lũ 4 tên” trong Cách mạng Văn hoá, vào một đêm, Lưu Doãn
Vũ đã nằm lên đường sắt Bao Đầu để đoàn tàu chạy qua, tự chấm dứt cuộc
đời ở tuổi 42.
Mãi 20 năm sau, mẹ con Aliosa mới hay
biết cái tin bất hạnh ấy. Năm 1987, Lưu Ái Cầm, em gái Lưu Doãn Vũ phải
vất vả lắm mới dò hỏi được tin tức của chị dâu và các cháu qua những
người bạn học Nga khi xưa nay sang Trung Quốc thăm người thân. Thế là
những người thân thích thất tán tin tức mấy chục năm nay lại nối được
liên hệ.
“Ký ức của tôi về cha không rõ lắm.
Khi đó tôi còn quá nhỏ. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không tin là cha tôi
đã tự sát… Nhưng chúng tôi luôn nhớ về cha. Ký ức của chị tôi về cha
nhiều hơn, chị ấy còn làm bài thơ “Hoài niệm về cha” rất xúc động”,
Aliosa kể.
Khác với vận mệnh khắc nghiệt của ông
và cha, cuộc đời Aliosa khá phẳng lặng, chả gặp phải sóng gió gì. Ông kế
thừa ở người cha đầu óc thông minh và niềm say mê nghiên cứu khoa học.
Ông thi vào Học viện Hàng không
Matxcơva, tốt nghiệp hạng ưu và được phân về Trung tâm chỉ huy Hàng
không vũ trụ quốc gia công tác, trở thành một quân nhân. Những năm tháng
đó, quan hệ Trung – Xô rất xấu.
Để tránh gặp phiền hà rắc rối, từ khi
học trung học đến khi về đơn vị công tác, Aliosa không hề ghi tên Lưu
Thiếu Kỳ, Lưu Doãn Vũ vào mục quan hệ thân nhân.
Chẳng ai hay biết gì về thân phận đặc
biệt của ông. Gia đình Aliosa đã được sống cuộc sống yên ả, không được
chăm sóc đặc biệt, cũng không bị quấy rầy hay gặp phiền hà về chính trị.
Tại cơ quan cơ mật như Trung tâm chỉ
huy vũ trụ Nga, Aliosa được tham gia nghiên cứu lĩnh vực khoa học mũi
nhọn. Do thành tích công tác xuất sắc, ông nhiều lần được tặng thưởng
huân chương, trước khi xuất ngũ, ông là công trình sư cao cấp của Trung
tâm chỉ huy.
“Hiện nay ở Nga tôi không còn người
thân nữa, họ đều sống ở Trung Quốc”. Nhiều năm trước ông bà ngoại rồi mẹ
Aliosa lần lượt qua đời, chị gái Sonia thì lấy một người Mỹ gốc Nga và
sang Mỹ định cư.
Sau khi tìm lại được tin tức về những
người thân ở Trung Quốc, trong lòng Aliosa trỗi dậy tình cảm gắn bó với
quê cha. Ông đã viết một bức thư tràn đầy tình cảm cho bà Vương Quang Mỹ
nói lên nỗi lòng của mình và nỗi nhớ những người thân.
Thực ra, bà Vương Quang Mỹ cũng luôn
nhớ đến hai cháu Tô Tô và Liêu Liêu đang lưu lạc chốn tha hương. Thế là,
với sự nỗ lực của bà, năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố
chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, phía Trung Quốc đã gửi thư mời Aliosa tham gia
Ban tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật.
Tuy nhiên, bức thư mời đó lại bị phía
Nga giữ lại. Nguyên nhân là do Aliosa là quân nhân công tác suốt hơn 20
năm trong đơn vị cơ mật của Nga, theo quy định thì ông không được xuất
ngoại, phải đợi đủ 3 năm sau khi xuất ngũ mới xem xét.
Sau khi biết tin, Aliosa rất sốt ruột,
thậm chí ông đã làm đơn kiện cơ quan hữu quan Nga vì đã “xâm phạm tự do
thông tin của công dân”. Sau khi mọi nỗ lực đều thất bại, ông đã chọn
cách quyết định xuất ngũ trước thời hạn.
Tháng 4/2003, lần đầu tiên Aliosa đã
cùng vợ lên đường hồi hương. Điều có ý nghĩa là ở chỗ, khi ông đến Đại
sứ quán Trung Quốc để làm thủ tục nhập cảnh, khi nghe ông nói mình là
cháu nội Lưu Thiếu Kỳ, người làm thủ tục đã sững sờ kinh ngạc.
Bởi vì cho đến lúc ấy, tuyệt đại đa số
mọi người đều không hay biết gì về sự tồn tại của ông. Nhân viên công
tác cầm lấy hộ chiếu của ông đi vào, mãi mới trở ra và nói: “Chúng tôi
đã kiểm tra lại, đây đúng là sự thực”.
Sau khi được phép xuất cảnh, vợ chồng
Aliosa vội vã mua vé máy bay đi Bắc Kinh. Họ ở cùng bà Vương Quang Mỹ và
cô ruột Lưu Ái Cầm 1 tuần rồi về Hồ Nam nhận tổ quy tông. Sau đó đến
đặt hoa viếng bà nội Hà Bảo Trinh ở Vũ Hoa Đài Nam Kinh.
Vợ chồng Aliosa có 2 người con. Cô con
gái đã tốt nghiệp đại học, mới kết hôn với một diễn viên nổi tiếng
người Ukraina. Cậu con trai thì là bạn học cùng trường với cha, cũng thi
vào Học viện Hàng không Matxcơva, còn 1 năm nữa mới tốt nghiệp.
Hiện nay, Aliosa thường xuyên đi về
giữa hai nước, ông bày tỏ muốn làm sứ giả nhân dân cho quan hệ Trung –
Nga và dự định mở một bệnh viện Y học cổ truyền Trung Hoa ở Nga để
truyền bá nền y học của tổ quốc thứ hai sang tổ quốc thứ nhất.
Trên cổ tay trái của Aliosa lúc nào
cũng đeo chiếc đồng hồ có in chân dung Lưu Thiếu Kỳ trên mặt. Ông cho
biết, đó là quà tặng của Bảo tàng Lưu Thiếu Kỳ tại quê nội. “Tôi sẽ mãi
mãi mang nó trên mình”, Aliosa khẳng định.
(Tiền Phong /Thời báo hoàn cầu, Diễn đàn quốc tế)
Nhận xét
Đăng nhận xét