Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

BÍ ẢN ĐƯỜNG ĐỜI 115 (Trần Bá Đạt)


-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET) 





Chuyện người thư ký 31 năm bên cạnh Mao Trạch Đông

ĐS&PL

(Thâm cung bí sử) - Trong số 5 người thư ký của Mao Trạch Đông, Trần Bá Đạt là người có thời gian làm thư ký lâu nhất, trước sau tổng cộng là 31 năm. Nếu như Điền Gia Anh là thư ký quản gia, Diệp Tử Long là thư ký tùy thân thì Trần Bá Đạt đóng vai trò là thư ký chính trị của Mao Trạch Đông.
Tuy nhiên sau này, vì ham quyền lực, Trần Bá Đạt kết thành bè đảng với Giang Thanh rồi làm quân sư cho Lâm Bưu, kết quả trở thành tội nhân của lịch sử…
1. Trần Bá Đạt vốn tên thật là Trần Thượng Hữu, sinh năm 1904 trong một gia đình tú tài đã sa sút tại thôn Lĩnh Đầu, huyện Huệ An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Năm 15 tuổi, Trần Bá Đạt thi đậu vào Trường Sư phạm Tập Mỹ do triệu phú Hoa Kiều nổi tiếng lúc bấy giờ là Trần Gia Khánh thành lập ở Hạ Môn.
Sau khi học hai năm rưỡi sư phạm tại trường này, Trần Bá Đạt quay về quê nhà làm một giáo viên tiểu học. Một năm sau đó, Trần được chuyển về dạy học tại trường tiểu học Hạ Môn.
Trong suốt thời gian làm giáo viên tiểu học, Trần Bá Đạt rất ngưỡng mộ ngôi sao mới nổi của thi đàn Trung Quốc lúc bấy giờ - Quách Mạt Nhược.
Ngay khi tập thơ “Nữ thần” của Quách Mạt Nhược ra mắt, Trần Bá Đật đã đọc đi đọc lại với cảm hứng xuýt xoa, tôn kính. Thậm chí, Trần còn viết thư gửi cho Quách Mạt Nhược, nói về cảm tưởng của mình khi đọc tập “Nữ thần”.
Khi đó Quách Mạt Nhược là nhà thơ mới nổi, có người hâm mộ nên rất nhiệt tình viết thư phúc đáp. Trần Bá Đạt nhận được thư của Quách Mạt Nhược thì vui mừng khôn tả, đến mấy ngày sau tâm trạng vẫn còn lâng lâng sung sướng.
Vào năm 1924, nhờ sự giúp đỡ của Trương Giác Giác, một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trần Bá Đạt tới Thượng Hải vừa làm phóng viên tại một tờ báo nhỏ vừa theo học tại khoa Văn học trường Đại học Thượng Hải.
 
                                        Quách Mạt Nhược
Chính tại trường đại học này, Trần Bá Đạt đã nhận được sự giáo dục của những người cộng sản, lần đầu tiên tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lê nin. Một năm sau đó, năm 1925 Trần Bá Đạt quay về Hạ Môn.
Vào mùa xuân năm này, Trần Bá Đạt viết một truyện ngắn “Ngày rét” và được đăng trên tạp chí “Hiện đại bình luận”, một tạp chí có tiếng về văn học lúc bấy giờ.
Thậm chí, truyện ngắn của Trần Bá Đạt còn được đặt cạnh một tác phẩm của một nhà Hồng học (chuyên nghiên cứu về tác phẩm Hồng lâu mộng) nổi tiếng thời đó là Du Bình Bác.
Khi viết tiểu thuyết này, Trần Bá Đạt mới vừa tròn 20 tuổi và hoàn toàn là một kẻ “vô danh tiểu tốt” trên văn đàn lúc bấy giờ. Vì vậy, ai cũng hy vọng rằng, người ta sắp được đón chờ sự xuất hiện của một ngôi sao văn học mới.
Tuy nhiên, “Ngày rét” lại là tác phẩm văn học đầu tiên và cũng là duy nhất của Trần Bá Đạt. Từ đó về sau, Trần Bá Đạt không hề viết bất cứ một tác phẩm truyện ngắn hay tiểu thuyết nào nữa.
Lúc bấy giờ, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng vẫn còn trong thời kỳ hợp tác phục vụ mục tiêu chung. Ở tuổi 21, Trần Bá Đạt bị hấp dẫn bởi Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì vậy, thông qua sự giới thiệu của người quen, Trần Bá Đạt đã tham gia Quốc dân đảng.
Tuy nhiên, sự kết hợp Quốc – Cộng không kéo dài được như người ta mong đợi. Vào ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch tổ chức càn quét và tàn sát các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải.
Nhiều đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chết dưới nòng súng của Tưởng Giới Thạch. Chính vào lúc này, Trần Bá Đạt rời Hạ Môn tới Thượng Hải.
Đối mặt với hoàn cảnh lúc bấy giờ, Trần Bá Đạt đã quyết định viết đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bản thảo hồi ký của mình sau này, Trần Bá Đạt có viết về sự kiện này như sau: “Tôi viết đơn xin gia nhập đảng vào thời điểm Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng đang tiến hành tàn sát đảng viên Đảng Cộng sản.
Trong lúc các bao liên tục đăng tin tổ chức Đảng Cộng sản bị phá hoại nghiêm trọng, tôi đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ của đảng. Vì vậy tôi đã không phải trải qua giai đoạn dự khuyết”.
Trần Bá Đạt
Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối tháng 4 năm 1927, Trần Bá Đạt gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh sống tại Thượng Hải.
Vì vậy, theo sự sắp xếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trần Bá Đạt cùng một số đảng viên Đảng Cộng sản ở Thượng Hải đã cùng rút về Thượng Hải.
Sau khi tới Vũ Hán, Trần Bá Đạt được bổ nhiệm làm trưởng phòng xuất bản của Bộ tuyên truyền thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lúc bấy giờ, bộ trưởng Bộ tuyên truyền của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là Sái Hòa Sâm vừa từ Liên Xô trở về.
Không lâu sau đó, Trần Bá Đạt nhận được thông báo từ tổ chức, phái Trần sang Liên Xô học tập. Ít lâu sau đó, Trần Bá Đạt sang Matxcova và học tại trường Đại học Trung Sơn.
2. Vào cuối năm 1930, ở tuổi 26, Trần Bá Đạt từ Liên Xô về nước. Mùa xuân năm 1931, Trần Bá Đạt quay trở lại Thượng Hải để nối lại liên hệ với tổ chức đảng.
Khi tới Thượng Hải, Trần Bá Đạt gặp lại Vương Minh, người bạn cùng lớp với mình ở Đại học Trung Sơn. Mặc dù Vương Minh bằng tuổi Trần Bá Đạt nhưng khi đó Vương đã là “lãnh đạo trung ương” vì thế, Trần Bá Đạt trở thành cấp dưới của Vương.
Sau khi ở lại Thượng Hải khoảng 2 tháng, Vương Minh phái Trần Bá Đạt tới Thiên Tân làm việc tại Bộ Tuyên truyền tại tỉnh ủy Hà Bắc, phụ trách việc xuất bản, và biên tập tờ “Cờ đỏ phương bắc”.
Ngày 8 tháng 4 năm 1931, theo chỉ thị của Vương Minh, Trần Bá Đạt lên thuyền từ Thượng Hải tới Thiên Tân. Tuy nhiên, ngày hôm đó, cơ quan tỉnh ủy Hà Bắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị đặc vụ Quốc dân đảng tấn công.
Vương Minh
王明
CCP-WangMing.jpg
Chức vụ
Trần Bá Đạt cùng Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Bắc Tràn Nguyên Đạo, Bí thư Tỉnh ủy Hứa Lan Chi,… tổng cộng hơn 15 người bị đặc vụ Quốc dân đảng bắt giữ.
Do Bí thư Tỉnh ủy Hứa Lan Chi phản bội nên đặc vụ đã nhanh chóng phá toàn bộ hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản tại Hà Bắc. Tới tháng 9 năm 1931, Trần Bá Đạt, Trần Nguyên Đạo cùng những người khác bị áp giải từ Thiên Tân tới Bắc Bình.
Trần Bá Đạt bị phán mức án hai năm rưỡi tù và bị giam tại “Viện phản tỉnh quân nhân Bắc Bình”. Tới năm 1932, Trần Bá Đạt được ra tù. Đầu năm 1933, tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc phái Trần tới làm việc tại bộ đội Cát Hồng Xương ở Trương Gia Khẩu.
Tháng 12 năm 1935, cuộc vận động kháng Nhật cứu quốc ngày 9 tháng 12 nổ ra tại Bắc Bình. Ngay trong ngày hôm sau, Trần Bá Đạt được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điều tới Bắc Bình để phối hợp với Lý Bảo Hoa, Kha Khánh Thi,… để lãnh đạo học sinh trong toàn thành phố bãi khóa.
Trần Bá Đạt được giao nhiệm vụ triển khai đại cương tuyên truyền vận động học sinh ở Bắc Bình. Tới đầu năm 1936, Lưu Thiếu Kỳ với tư cách đại diện Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tới Thiên Tân đảm nhiệm vai trò Bí thư Cục miền Bắc.
Lưu Thiếu Kỳ đã cải tổ tổ chức của Cục miền Bắc, bổ nhiệm Trần Bá Đạt làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền. Vào thời điểm đó, Trần Bá Đạt mới chỉ 32 tuổi.
Việc giữ vị trí Bộ trưởng Bộ tuyên truyền của Cục miền Bắc đã giúp Trần Bá Đạt có được địa vị nhất định trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
3. Tháng 7 năm 1939, Bắc Bình bị chiếm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bổ nhiệm Lâm Thiết, Trần Bá Đạt trở thành Ủy ban ba người Bắc Bình, phụ trách mọi công việc của thị ủy Bắc Bình.
Tháng 8 năm đó, Trần Bá Đạt rời khỏi Bắc Bình tới Thiên Tân. Lúc bấy giờ, Thiên Tân bị quân Nhật xâm chiếm, trở thành một nơi vô cùng hỗn loạn.
Vì thế, Trần Bá Đạt đã gửi yêu cầu cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc yêu cầu cho mình được tới Diên An. Trung ương Đảng Cộng sản đã đồng ý và chỉ thị Trần Bá Đạt hãy ngồi thuyền tới Thanh Đảo, sau đó mới đi về hướng Tây.
Khi Trần Bá Đạt tới Diên An thì gặp đúng lúc trường công lập Thiểm Bắc vừa mới thành lập, đang rất cần giáo viên. Vì Trần Bá Đạt từng dạy học tại khoa quốc văn Trường Đại học Trung Quốc ở Bắc Bình vì thế, trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sắp xếp để Trần làm giáo viên tại trường này.
Tuy nhiên, do sinh ra ở miền Nam, giọng nói của Trần Bá Đạt rất khó hiểu đối với người dân miền Bắc. Mỗi khi lên lớp, Trần Bá Đạt phải liên tục dùng phấn viết lên bảng toàn bộ lời giảng của mình thì học sinh mới có thể hiểu được.
Sau một thời gian dạy học tại Thiểm Bắc, Trần Bá Đạt lại được điều về dạy học tại Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 5 năm 1938, Học viện Mác – Lên nin được thành lập tại Diên An. Đây là trường chuyên đạo tạo các cán bộ lý luận cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trần Bá Đạt (bên trái)
Lúc bấy giờ, hiệu trưởng của Học viện này là Trương Văn Thiên, cũng là tổng thư ký của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trương Văn Thiên vốn là chỗ quen biết với Trần Bá Đạt từ những ngày còn học cùng nhau tại Đại học Trung Sơn.
Vì thế, Trương Văn Thiên đã điều Trần Bá Đạt tới làm giáo viên của Học viên Mác – Leenin. Tại trường này, Trần Bá Đạt dạy môn lý luận cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lê nin đồng thời còn dạy cả lịch sử và triết học.
Trong một hội thảo tại trường, Mao Trạch Đông có tới dự. Lần đó Trương Văn Thiên có giới thiệu Trần Bá Đạt với Mao Trạch Đông, tuy nhiên, Mao Trạch Đông hoàn toàn không có ấn tượng gì với Trần Bá Đạt.
Dạy học hoàn toàn không phải là sở trường của Trần, bởi lẽ sinh viên không ngừng phản ánh rằng họ không hiểu được những gì Trần nói. Vì thế, lúc bấy giờ, thường xảy ra một cảnh tượng rất vui nhộn là, mỗi khi lên lớp giảng bài, Trần Bá Đạt lại mang theo một người “phiên dịch” để dịch những gì mình nói cho học sinh nghe.
Tuy nhiên, tình trạng này không thể kéo dài lâu được. Vì vậy, ít lâu sau đó, Trần Bá Đạt được chuyển tới Bộ Tuyên truyền Trung ương, đảm nhiệm trưởng phòng xuất bản.
4. Trong suốt thời gian đầu tới Diên An, Trần Bá Đạt quanh đi quẩn lại chỉ làm giáo viên hoặc công tác xuất bản vì thế, trong lòng Trần có chút không thoải mái.
Bước ngoặt trong cuộc đời Trần Bá Đạt là khi Trần gây được sự chú ý với Mao Trạch Đông. Đó là trong một lần hội nghị lý luận có sự tham gia của Mao Trạch Đông về tư tưởng của Tôn Trung Sơn.
Tại hội nghị, vấn đề tính giai cấp trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn trở thành đề tài gây tranh cãi. Một loại ý kiến nói rằng, tư tưởng của Tôn Trung Sơn là tử tưởng của giai cấp tiểu tư sản. Một loại ý kiến khác lại cho rằng, tư tưởng của Tôn Trung Sơn là tư tưởng của gia cấp tư sản dân tộc.
Lúc bấy giờ, Mao Trạch Đông ngồi nghe tranh luận giữa hai bên rất chăm chú. Khi cuộc tranh luận lên tới cao trào thì Trần Bá Đạt đứng lên phát biểu.
Lần này, sợ mọi người không hiểu được những gì minh nói, Trần Bá Đạt nói rất chậm. Trần nói: “Tôi cho rằng, tư tưởng của Tôn Trung Sơn mang tính hai mặt, vừa mang tính chất tiểu tư sản vừa mang tính chất của giai cấp tư sản dân tộc…”
Sau lời phát biểu của Trần, Mao Trạch Đông rất cao hứng đứng dậy nói: “Đồng chí Trần Bá Đạt vừa rồi nói rất hay, phân tích rất hợp lý về tính chất gia cấp của tư tưởng Tôn Trung Sơn…” Sau hội nghị lần đó, Mao Trạch Đông đã giữ Trần Bá Đạt ở lại để nói chuyện.
Buổi chiều hôm đó, Mao Trạch Đông sai người thông báo cho Trần Bá Đạt rằng Mao Trạch Đông muốn mời Trần tới nhà ăn của cơ quan ăn cơm cùng mình.
Trần Bá Đạt nghe thấy vậy vội vàng đi ngay. Tới nơi thì mới biết, Mao Trạch Đông mời tiệc một phóng viên người Mỹ. Thấy Trần Bá Đạt, Mao Trạch Đông nói: “Hôm nay thuận tiện mời cả cậu và một vị khách người Mỹ”.
Lần mời khách đó của Mao Trạch Đông không đông, chỉ có bốn người, gồm Mao Trạch Đông, Trần Bá Đạt, người phiên dịch và vị phóng viên người Mỹ.
Trên bàn ăn, Mao Trạch Đông nói chuyện với người phóng viên Mỹ một hồi sau đó mới quay sang nói với Trần Bá Đạt.
Mao Trạch Đông hỏi Trần về tình hình giới văn hóa văn nghệ ở Bắc Bình, hỏi về Trương Thân Phủ (một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vợ Trương cũng được Chu Ân Lại giới thiệu gia nhập Đảng Cộng sản, tuy nhiên, sau đó cả hai vợ chồng dần dần thoát ly Đảng Cộng sản).
Mao Trạch Đông biết rằng Trần Bá Đạt từng dạy triết học cổ đại Trung Quốc tại trường Đại học Trung Quốc, vì thế rất hứng thú nói chuyện với Trần. Càng nói chuyện càng thấy hợp nhau. Và cuôc nói chuyện này trở thành bước ngoặt trong cuộc đời của Trần Bá Đạt.
5. Được Mao Trạch Đông để ý, Trần Bá Đạt không còn bị “ghẻ lạnh” như trước nữa. Sau khi có lời đề nghị của Mao Trạch Đông, Trần Bá Đạt tổ chức các buổi tọa đàm về triết học Trung Quốc cổ đại. Mỗi lần tọa đàm, Mao Trạch Đông đều tới nghe.
Mà một khi Mao Trạch Đông đi nghe thì đương nhiên nhiều người cũng phải đi theo. Mặc dù giọng Trần Bá Đạt nói rất khó nghe song nghe nhiều cũng quen và hiểu được. Rất nhanh sau đó, Trần Bá Đạt trở nên nổi tiếng trong giới lý luận tại Diên An.
Mùa thu năm 1938, Hội Triết học mới được thành lập tại Tây An, Trần Bá Đạt trở thành người lãnh đạo của hội này đồng thời được giao chấp bút viết “Nguồn gốc Hội Triết học mới” đăng trên tờ “Giải phóng” số tháng 9 năm 1938.
Tới tháng 1 năm 1939, Trần Bá Đạt viết bài “Tư tưởng triết học của Mặc Tử” và nhờ Mao Trạch Đông đọc họ. Mao Trạch Đông xem rất kỹ bài vết của Trần sau đó viết một bức thư gửi cho Trần. Trong thư, Mao Trạch Đông viết:
“Đồng chí Trần Bá Đat:Bài viết ‘Tư tưởng triết học của Mặc Tử’ tôi đã xem. Đây là một công lớn của cậu vì cậu đã tìm thấy Hêraclit của người Trung Quốc.
Có một vài ý kiến khác, tôi viết ra giấy riêng kèm theo thư này để tham khảo. Tuy nhiên chỉ là nhìn chữ mà đoán nghĩa chứ không phải là nghiên cứu gì”
Bức thư của Mao Trạch Đông gửi cho Trần Bá Đạt rất ngắn, tuy nhiên, bài văn của Trần thực sự gây được hứng thú cho Mao Trạch Đông. Vì thế, mặc dù đã viết thư trả lời nhưng dường như vẫn cảm thấy chưa thể nói hết.
Vì thế, Mao Trạch Đông đã viết ý kiến của mình thành nhiều trang khác rồi kèm theo thư gửi cho Trần Bá Đạt. Trần Bá Đạt thấy Mao Trạch Đông xem trọng bài viết của mình liền viết thêm hai bài khác là: “Tư tưởng triết học của Khổng Tử”, “Tư tưởng triết học Lão Tử”.
Mao Trạch Đông đọc xong đều rất thích. Vì thế vào ngày 20/2/1939, Mao Trạch Đông viết một bức thư dài hơn gửi cho Trần Bá Đạt. Trong bức thư này, Mao Trạch Đông viết 7 ý kiến của mình, bàn về tư tưởng triết học của Không Tử.
Trần Bá Đạt nhận được thư, theo ý kiến của Mao Trạch Đông sửa lại bài viết của mình rồi lại gửi lại để Mao Trạch Đông đọc.
Nhờ việc bàn về triết học cổ đại Trung Quốc, Trần Bá Đạt liên tục gửi các bài viết nhờ Mao Trạch Đông đọc hộ. Vì thế, mối liên hệ giữa Trần và Mao Trạch Đông ngày càng trở nên thân mật hơn.
Do có cùng hứng thú và sở thích, việc Mao Trạch Đông bắt đầu xem trọng Trần Bá Đạt cũng là lẽ đương nhiên.
Tới năm 1939, Trương Văn Thiên tìm tới Trần Bá Đạt bàn về việc điều động công tác. Trương Văn Thiên nói với Trần Bá Đạt rằng, Mao Trạch Đông trực tiếp đề nghị Trần Bá Đạt tới làm việc tại văn phòng của mình.
Chức vụ lần này của Trần Bá Đạt là “Phó trưởng ban thư ký văn phòng chủ tịch quân ủy trung ương”. Lúc bấy giờ, Mao Trạch Đông đang là chủ tịch quân ủy trung ương, vì thế, chức vụ này có nghĩa Trần Bá Đạt trở thành thư ký của Mao Trạch Đông.
6. Bản chất con người sớm muộn cũng sẽ lộ ra thông qua những chuyện rất nhỏ. Trần Bá Đạt cũng không ngoại lệ. Cố gắng nhiều năm mới trở thành thư ký cho Mao Trạch Đông, thế nhưng, Trần Bá Đạt cũng bắt đầu lộ ra sự háo thắng, thích thể hiện của mình.
Đó là trong một lần Trần Bá Đạt cùng Mao Trạch Đông sang thăm Liên Xô. Khi nói chuyện với Stalin, Mao Trạch Đông bàn tới Tưởng Giới Thạch. Lúc này, Stalin đột nhiên nói với Trần Bá Đạt rằng: “À, tôi đã từng đọc qua bài ‘Kẻ thù nhân dân Tưởng Giới Thạch’ của đồng chí Trần Bá Đạt đây”.
Trần Bá Đạt theo thân phận lúc đó ngồi bên cạnh im lặng lắng nghe nhưng khi nghe Stalin nhắc tới bài viết của mình thì cao hứng vô cùng. Vốn hiểu tiếng Nga nên không đợi phiên dịch nói hết, Trần Bá Đạt đã phá lên cười.
Mọi sự chú ý của Stalin chuyển từ Mao Trạch Đông sang Trần Bá Đạt. Thậm chí Stalin còn mang rượu tới trước mặt Trần Bá Đạt nói: “Cạn ly vì nhà lịch sử, nhà triết học Trung Quốc Trần Bá Đạt”.
Trần Bá Đạt cũng nâng cốc nói: “Nâng cốc vì nhà lịch sử, nhà triết học kiệt xuất nhất thế giới Stalin” Lần đó, Trần Bá Đạt vì quá cao hứng mà quên hết những nguyên tắc ngoại giao quốc tế tối thiểu.
Vì thế, sau khi trở về, Trần Bá Đạt đã bị Mao Trạch Đông và trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê bình.
Trần Bá Đạt rất giỏi thay đổi ý kiến chỉ cần có lợi cho mình là được. Vì thế, trong thời gian Cách mạng Văn hóa, Trần Bá Đạt trở thành “nhân vật thứ 4” trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, là một trong số 5 ủy viên thường trực của Bộ Chính trị khóa 9 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đồng thời, Trần cũng là tổ trưởng của “Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương”. Đầu thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Trần Bá Đạt rất thân thiết với Giang Thanh, sau đó, khi Lâm Bưu được cất nhắc thì Trần lại chuyển hướng sang Lâm, trở thành “quân sư” của Lâm Bưu.
Trong âm mưu thoát đoạt quyền lực của Lâm Bưu, Trần Bá Đạt là một nhân tố quan trọng. Vì vậy, từ một người nghiên cứu triết học, trở thành thư ký của Mao Trạch Đông, cuối cùng, Trần Bá Đạt lại trở thành một tội nhân của lịch sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét