CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 42
-Từ
ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến
sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy
ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông vốn là Trung tướng lục quân thời kỳ Bắc Dương, thời kỳ kháng Nhật
được chính phủ Quốc dân phong hàm Thượng tướng, khi nước Trung Quốc mới
được thành lập ông là Tổng tư lệnh, người chỉ huy cao nhất quân đội,
đứng đầu danh sách các nguyên soái. Từ 1955, ông là Phó Chủ tịch Đảng CS
Trung Quốc, Phó chủ tịch Quân ủy. Từ 1959, ông là Chủ tịch Quốc hội cho
đến khi qua đời vì bệnh năm 1976.
Bành Đức Hoài - nguyên soái chịu nhiều tai ương và 2 bà vợ
Hai người không có con nhưng rất hạnh phúc trong những năm tháng chiến
tranh. Sau Hội nghị Lư Sơn (1959, Bành Đức Hoài phê phán Mao Trạch
Đông), do chịu nhiều sức ép, Phổ An Tu đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với
chồng. Trong Cách mạng Văn hóa, khi trường ĐHSP Bắc Kinh tổ chức đấu tố
Bành Đức Hoài, bà cũng bị đưa đến. Ông thét lớn: “Tôi với bà ấy đã chia
tay lâu rồi, bà ấy vô tội”, nhưng bà vẫn bị Hồng vệ binh giày vò, đánh
đập đến mức định tự sát.
(Còn tiếp)
Lâm Bưu (1906-1971) là nhân vật gây tranh cãi nhất trong số 10 nguyên
soái. Người yêu quý thì sùng bái ông như thiên thần, kẻ ghét thì chửi
ông đạo danh lừa đời. Số phận Lâm Bưu chính là sự phản ánh sự phức tạp
của lịch sử cũng như vai trò của ông trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Lưu Bá Thừa (1892-1986) là người thọ lâu nhất trong số 10 nguyên soái.
Do ông bị mất một mắt hồi chiến tranh nên còn có biệt danh “Lưu chột”.
Ông quê Tứ Xuyên, 5-6 tuổi đã học viết và tập võ, thường được ví với
“Một vũ tiễn” Trương Thanh trong “Thủy Hử”, được coi là người giỏi
kungfu nhất trong số các tướng soái. Trong chiến tranh giải phóng ông là
tướng tài nổi tiếng.
Trong số 10 vị nguyên soái “khai quốc công thần’ thì Hạ Long (1896-1969)
là người có số phận kỳ lạ và khốn khổ nhất. Quê ở Tang Thực, Hồ Nam,
sinh ra trong gia đình nông dân nghèo khổ, bỏ học từ sớm, nhưng Hạ Long
tính khí trượng nghĩa khinh tài, nổi tiếng là người dám đấu tranh chống
các thế lực hắc ám.
Tại Pháp ông quen và tham gia hoạt động với Thái Hòa Sâm, Trần Nghị…Năm
1924, Nhiếp Vinh Trăn sang Liên Xô học ở trường Đại học Phương Đông, rồi
chuyển sang trường Hồng quân. Năm 1925, ông về nước làm giáo quan
Trường quân sự Hoàng Phố. Năm 1927 ông bắt đầu rời trường để trở thành
cán bộ chỉ huy chiến đấu, tham gia nhiều chiến dịch, trên nhiều chiến
trường.
Đầu năm 1928, trong một lần giảng bài cho cán bộ ở Hongkong, Nhiếp Vinh
Trăn khi đó 28 tuổi đã gặp cô nhân viên cơ yếu xinh đẹp 18 tuổi Trương
Thụy Hoa người Hà Nam. Hai người vừa gặp liền yêu nhau và về sống cùng
nhau không người mai mối, không sính lễ, không đám cưới, chỉ có duy nhất
Chu Ân Lai đến thăm “tổ ấm” của họ, coi như người làm chứng.
Diệp Kiếm Anh sinh trong gia đình một tiểu thương ở Mai Huyện, Quảng
Đông, năm 1917 vào học Vân Nam giảng võ đường, năm 1920 tham gia quân
đội của Tôn Trung Sơn, thành lập trường Hoàng Phố. Ông tham gia chinh
chiến liên miên rồi năm 1928 sang Liên Xô học Đại học Phương Đông, cuối
năm 1930 về nước giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội.
Trong sự nghiệp, Diệp Kiếm Anh nổi tiếng là người cẩn thận, nhưng trong
đời sống riêng, ông lại khá phóng túng: có tới 6 bà vợ chính thức và
thêm 3 “hồng nhan” bên cạnh.
Thu Thủy (Tổng hợp theo Tân Hoa xã và báo chí Trung Quốc)
Bà Lâm Đậu Đậu, con gái Lâm Bưu.
South China
Morning Post ngày 7/11 đưa tin, con gái Lâm Bưu, một trong những khai
quốc công thần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng sau này trở thành
"kẻ phản bội, kẻ cầm đầu tập đoàn phản cách mạng" đã lên tiếng kêu gọi
(Bắc Kinh) tôn trọng nhiều hơn các sự thật lịch sử.
Lâm Đậu Đậu còn được biết đến với tên gọi Lâm Lập Hành đã tham gia một buổi tọa đàm của khoảng 100 con cháu các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu Trung Quốc. Tọa đàm tổ chức tại Bắc Kinh 1 ngày sau khi Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp quân chính với hơn 400 tướng lĩnh tại Cổ Điền, Phúc Kiến.
Những người này được gọi là "hạt giống đỏ thế hệ thứ 2" đã tham dự tọa đàm "Hậu duệ của Đông lộ quân Hồng quân công nông binh Trung Quốc" nhân 70 năm kỷ niệm cuộc trường chinh, ngày 11/1 tại khách sạn Vạn Thọ, thủ đô Bắc Kinh.
Theo tờ DW của Đức, hãng AFP đã dẫn lời Lâm Đậu Đậu phát biểu tại hội thảo này kêu gọi: (Bắc Kinh) "cần phải hết sức tôn trọng sự thật lịch sử, nghiên cứu đào sâu và điều chỉnh các sự kiện lịch sử", tuy nhiên bản tin không nhắc tới liệu phát biểu của con gái Lâm Bưu có liên hệ gì với sự kiện "Lâm Bưu bỏ trốn".
Các tài liệu công khai của Trung Quốc cho biết, ngày 13/9/1971, Lâm Bưu cùng vợ là Diệp Quần, con trai Lâm Lập Quả đã lên chuyên cơ cất cánh từ sân bay Sơn Hải để tìm cách trốn khỏi Trung Quốc, nhưng máy bay đã bị rơi tại Mông Cổ và cả 3 người tử vong.
Từng là 1 trong 10 nguyên soái của quân đội Trung Quốc, khai quốc công thần, "nhân vật số 2" chỉ sau Mao Trạch Đông, năm 1973 Lâm Bưu bị khai trừ đảng, năm 1981 bị gọi là trùm tập đoàn phản cách mạng.
Gia đình Lâm Bưu.
Tham gia cuộc gặp mặt các "hạt giống đỏ" lần này còn có La Đông Tiến là con trai La Vinh Hoàn, 1 trong 10 nguyên soái Trung Quốc và Túc Nhung Sinh, con trai Túc Dụ - 1 trong 10 đại tướng đầu tiên của quân đội Trung Quốc.
Con cái các tướng thế hệ đầu của Trung Quốc cũng đã gặp gỡ để kỷ niệm một "trận chiến tàn bạo" ở Chương Châu, Phúc Kiến xảy ra 2 năm sau hội nghị Cổ Điền do Mao Trạch Đông chủ trì. Những "hạt giống đỏ" này đang thúc giục Bắc Kinh xây dựng một đài tưởng niệm ở Chương Châu và một lễ kỷ niệm cấp nhà nước vào tháng 4 năm tới.
South China Morning Post dẫn lời Trương Lập Phàm, một nhà sử học dộc lập tại Bắc Kinh cho biết, cuộc gặp mặt của con cháu tướng soái thế hệ đầu tiên của Trung Quốc là một cách để tầng lớp "hạt giống đỏ" có tiếng nói lớn hơn.
Thế hệ "hạt giống đỏ" thứ 2 cảm thấy cuối cùng họ đã tìm được một người trong số họ đứng lên phụ trách và muốn tiếng nói của họ được giới lãnh đạo lắng nghe, bao gồm sự công nhận chính thức những gì cha ông họ đã làm.
Ông Phàm cũng cho rằng Tập Cận Bình sẽ quan tâm để có được sự hỗ trợ nhiều hơn từ "hạt giống đỏ" thế hệ 2 trong quân đội, nơi ông đang cần củng cố quyền lực. Cánh con cháu tướng soái Trung Quốc cũng cần đến sự giúp đỡ của Tập Cận Bình.
đăng bởi: giaoduc
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Số phận bi tráng của 10 nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ (Kỳ 1)
Thứ Ba, 16/6/2015 15:02 GMT+7
(PLO) - Ngày 29/7/1955, Ủy ban thường
vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) khóa 1 Trung Quốc đã thông qua
nghị quyết về việc phong hàm Nguyên soái nước CHND Trung Hoa cho 10 nhà
quân sự đã có công lao lớn trong sự nghiệp kháng nhật, chiến tranh giải
phóng, thành lập nhà nước Trung Quốc mới; đồng thời tặng mỗi người 1
Huân chương (HC) Bát Nhất, 1 HC Độc lập tự do và 1 HC Giải phóng.
Mười
vị đó là: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần
Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh.
Tuy
nhiên, cùng với lịch sử đầy biến động của Trung Quốc, số phận những vị
“khai quốc công thần” này cũng đầy thăng trầm và có những người phải
chịu oan khuất nơi chín suối. Cuộc đời và cuộc sống gia đình của họ gần
đây mới được mọi người biết đến rộng rãi qua báo chí Trung Quốc…
Chu Đức - Nguyên soái Tổng tư lệnh với 6 bà vợ
Chu
Đức (1886-1976) tên thật là Chu Đại Trân, quê Tứ Xuyên, sinh ra trong
gia đình nghèo. Bà mẹ sinh 13 người con, chết 5, còn lại 8 nhưng chỉ 3
người được đi học, trong đó có Chu Đức.
Về
cuộc sống riêng, Chu Đức có 6 bà vợ chính thức. Năm 1905, sau kỳ thi
cuối cùng trong đời học sinh, ông về quê rồi cưới người chị họ lớn hơn 2
tuổi là Lưu Thị theo sắp xếp của cha mẹ. Bà này hiền hậu nhưng Chu Đức
không thích, năm 1906, ông lấy cớ đi tìm thày để học rồi đi luôn không
về.
Sau
khi ông đi, bà Lưu ăn chay niệm Phật để cầu cho chồng bình an. Sau năm
1949, Chu Đức cho người về quê đón bà lên Bắc Kinh để nuôi dưỡng nhưng
bà từ chối. Năm 1958, bà Lưu mất ở tuổi 74.
Năm
1912, chàng Thiếu tá 26 tuổi Chu Đức của lộ quân Vân Nam cưới cô sinh
viên Sư phạm Côn Minh 18 tuổi Tiêu Cúc Phương - em gái một người bạn -
làm vợ. Ông rất yêu quý người vợ trẻ đẹp, có học, tư tưởng tiến bộ này.
Năm
1916, bà sinh con trai là Chu Kỳ, Chu Đức rất mừng, hăng hái chiến đấu
lập nhiều công tích. Nhưng đầu năm 1917, Tiêu Cúc Phương bị bệnh, chữa
mãi không khỏi rồi mất năm 1919. Chu Đức đau xót làm 7 bài thơ khóc vợ,
trong đó có bài “Điếu vong thi” nổi tiếng.
Cám
cảnh thủ trưởng gà trống nuôi con nhỏ, người cán bộ thuộc cấp của Chu
Đức là Trần Bình Huy đã giới thiệu cho ông cô em gái 21 tuổi là Trần
Ngọc Trinh để thay ông nuôi dạy con trai. Tuy nhiên là lính nên Chu Đức
nay đây mai đó, chẳng có thời gian sống bên bà. Trần Ngọc Trinh một mình
nuôi con hộ chồng đến năm 1967 thì qua đời.
Sau
khi rời Tứ Xuyên, Chu Đức được Chu Ân Lai giới thiệu vào ĐCS Trung
Quốc, sang Liên Xô du học. Đi cùng ông là cô gái 19 tuổi xinh đẹp thông
thạo mấy ngoại ngữ Hà Trị Hoa. Họ cùng nhau ở Đức rồi sang Liên Xô. Năm
1926, Hà Trị Hoa sinh con gái là Chu Mẫn (tên ở nhà là Tứ Tuần, vì khi
đó Chu Đức tròn 40 tuổi), nhưng rồi do tính tình không hợp nên họ nhanh
chóng chia tay nhau.
Bà
Hà Trị Hoa lấy Hoắc Gia Tân, một nhà hoạt động cách mạng trẻ du học ở
Pháp; Chu Mẫn theo cha về nước và cả đời không bao giờ gặp lại mẹ nữa.
Nhưng chuyện không dừng ở đó, vợ chồng Hoắc Gia Tân, Hà Trị Hoa sau về
Thượng Hải hoạt động nhưng phản bội, chủ động bán rẻ lãnh tụ La Diệc
Nông cho địch, rồi bị đội trừ gian của Trần Canh nhận lệnh trừng trị:
Hoắc Gia Tân bị bắn chết, Hà Trị Hoa bị trọng thương, chạy trốn về Tứ
Xuyên lấy chồng là nông dân rồi chết vì bệnh trước khi cách mạng Trung
Quốc thành công năm 1949. Đó là một chuyện buồn mà cha con Chu Đức, Chu
Mẫn không muốn nhắc đến…
Mùa
xuân 1928, khi Hà Trị Hoa phản bội cách mạng thì Chu Đức dẫn quân về
Lai Dương, Hồ Nam. Ở đây ông gặp và cưới người vợ thứ 5 là Ngũ Nhược
Lan, một đảng viên, nữ tú tài xinh đẹp 24 tuổi. Sau tuần trăng mật, hai
vợ chồng kéo quân lên Tỉnh Cương Sơn gặp Mao Trạch Đông.
Sự
nghiệp của Chu Đức có bước phát triển mạnh, nhưng trong đợt chống vây
quét thứ ba, khi cùng đơn vị bảo vệ yểm trợ cho Chu Đức phá vây, Ngũ
Nhược Lan khi đó đang có mang đã bị thương rồi bị địch bắt.
Bất
chấp mọi đòn tra tấn, bà vẫn quyết không khuất phục, đích thân Tưởng
Giới Thạch đã ra lệnh chặt đầu bà để thị chúng. Chu Đức hay tin vô cùng
đau xót, thương cảm. Ông rất yêu quý Ngũ Nhược Lan và đó có lẽ là lý do
ông cả đời đều thích hoa Lan, làm rất nhiều bài thơ về hoa Lan.
Sau
khi Ngũ Nhược Lan chết, ở tuổi 43, Chu Đức đã gặp, yêu và kết hôn với
Khang Khắc Thanh, nữ chiến sĩ Hồng quân 17 tuổi. Khang Khắc Thanh, người
vợ thứ 6 đã gắn bó với ông trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc
đời.
Bà
đã được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng như Ủy viên Trung ương ĐCS
Trung Quốc, Chủ tịch Hội phụ nữ, Phó Chủ tịch Chính Hiệp (mặt trận) toàn
quốc. Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa (CMVH), bà đã bị giam lỏng, sau
đó được minh oan. Khang Khắc Thanh mất ngày 22/4/1992, thọ 80 tuổi.
Bành
Đức Hoài (1898- 1974) tên thật Bành Đắc Hoa, người cùng quê Tương Đàm,
Hồ Nam với Mao Trạch Đông. 6 tuổi ông đã biết đọc “Luận Ngữ”, nhưng năm
10 tuổi phải rời nhà đi ăn xin.
Năm
1918 ông đính hôn với người em họ là Chu Thụy Liên, nhưng sau đó ông bỏ
nhà nhập ngũ để “tìm đạo lý cho người nghèo”. Ở nhà, do bị địa chủ bức
bách, cha đẻ Chu Thụy Liên bị bức tử, bà cũng nhảy núi tự tử vì không
chịu bán thân.
Năm
1922, được bạn bè mai mối, Bành Đức Hoài kết hôn với Lưu Tế Muội, một
cô gái mới 12 tuổi, nhưng khai tăng thành 14. Cưới xong ông đổi tên vợ
thành Lưu Khôn Mô, dạy vợ biết đọc và viết.
Năm
1928 khi nổ ra Khởi nghĩa Bình Giang, ông đưa vợ về nhà ngoại, hẹn sau
khi cách mạng thắng lợi sẽ về đón, nhưng không ngờ bị mất liên lạc. Mang
tiếng “vợ phỉ”, Lưu Khôn Mô phiêu dạt khắp nơi, sau lấy chồng khác ở
Hán Khẩu, sinh được 1 con gái.
Năm
1937, khi biết tin Bành Đức Hoài đã là Phó Tổng tư lệnh Bát lộ quân, bà
liền viết thư ngỏ ý muốn gặp lại. Ông nhận được thư, lập tức cho người
đón lên Diên An và bố trí công tác. Tuy nhiên, hai người không thể
“gương vỡ lại lành” được nữa. Sau bà lấy ông Nhiệm Sở Hiên, một trưởng
phòng ngân hàng ở Thiểm Cam Ninh. Sau giải phóng bà cùng chồng về Bắc
Kinh rồi chuyển lên Cáp Nhĩ Tân sinh sống.
Sau
đó, Bành Đức Hoài cũng có thêm dăm bảy mối tình với các nữ Hồng quân,
nữ nhà báo, cả phụ nữ nước ngoài ở Diên An, nhưng chả đâu vào đâu. Mãi
đến năm 1938, qua mai mối của bà Mạnh Khánh Thụ (phu nhân ông Vương
Minh, Tổng bí thư), vị Phó Tổng tư lệnh 40 tuổi mới kết hôn cùng Phổ An
Tu, cô sinh viên ĐHSP Bắc Bình 20 tuổi, xinh đẹp nổi tiếng.
Cả
cuộc đời hai lần kết hôn, trải qua không ít mối tình, nhưng Bành Đức
Hoài không có con cái. Vị tướng tài ba từng là Tư lệnh kiêm Chính ủy Chí
nguyện quân Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng, Phó Chủ tịch Quân ủy
Trung ương này trong Cách mạng Văn hóa đã bị đấu tố tàn khốc, bị giam
giữ và chết vì bệnh ung thư ngày 29/11/1974. Đến tháng 12/1978, ông được
minh oan và khôi phục danh dự…/.
Số phận bi tráng của 10 nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ (Kỳ 2)
Thứ Hai, 22/6/2015 12:29 GMT+7
(PLO) - Pháp luật 4 phương xin gửi tới
độc giả phần tiếp theo của bài viết "Số phận bi tráng của 10 nguyên soái
“khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ "
Lâm Bưu, “Nguyên soái phản bội” và hai người vợ
Lâm
Bưu quê ở Hoàng Cương, Hồ Bắc, lúc trẻ lấy tên là Lâm Dục Dung, Lâm Đại
Dũng… Năm 1925 khi vào Trường quân sự Hoàng Phố, ông đổi tên thành Lâm
Bưu. Ông trưởng thành kinh qua mọi chức vụ từ đại đội trưởng, tiểu đoàn
trưởng đến quân đoàn trưởng, là nhà quân sự nổi tiếng, sư trưởng trẻ
nhất của 1 trong 3 sư đoàn của Bát lộ quân, chỉ huy các chiến dịch nổi
tiếng Liêu Thẩm, Bình Tân.
Sau
giải phóng ông được giao giữ các chức Phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng,
Bộ trưởng quốc phòng, Phó chủ tịch Quân ủy. Trong CMVH ông bị kết tội
thành lập “tập đoàn phản đảng”, âm mưu hãm hại lãnh đạo đảng, nhà nước,
cướp quyền lãnh đạo tối cao. Bị lộ, ông đã chạy trốn và máy bay chở ông
cùng vợ, con trai và một số tướng lĩnh đã bị rơi trên đất Mông Cổ.
Về
đời riêng, trên danh nghĩa Lâm Bưu có 3 vợ, nhưng thực tế chỉ có 2. Khi
ông đang học trường Hoàng Phố, cha mẹ ông đã dạm ngõ và cưới cho ông cô
gái xinh đẹp Uông Tĩnh Nghi rồi gọi ông về để “sự đã rồi”, nhưng ông
không về. Uông Tĩnh Nghi tự coi mình là gái đã có chồng, cứ đợi Lâm Bưu
cả đời cho đến khi chết vì bệnh phổi năm 1963.
Năm
1937, ở Diên An, Lâm Bưu kết hôn với Trương Mai, một cô gái 20 tuổi
xinh đẹp người Thiểm Bắc, sinh được con gái là Lâm Hiểu Lâm. Tuy nhiên
cô vợ trẻ nhí nhảnh, vô tư này không biết cách chăm sóc ông chồng thô
ráp nên sau khi Lâm Bưu bị thương phải sang Liên Xô chữa trị, quan hệ
hai người nhạt dần, rồi ly dị.
Trương
Mai kết hôn với Từ Giới Phan một sĩ quan tham mưu trong quân đội Liên
Xô, sau này trở về Trung Quốc là Thiếu tướng Phó Viện trưởng Công trình
Tăng thiết giáp. Bà Trương Mai cũng công tác ở Bộ Tổng tham mưu rồi nghỉ
hưu ở Băc Kinh.
Người
vợ thứ hai của Lâm Bưu là Diệp Quần, ít hơn ông 8 tuổi. Diệp Quần tên
thật là Diệp Nghi Kính, người Phúc Kiến, đã học qua trung học, là phát
thanh viên đài phát thanh của Quốc dân đảng. Sau đó bà bỏ vào Diên An,
đổi tên thành Diệp Quần, làm cán bộ tổ chức của trường Đại học phụ nữ.
Mục
tiêu của bà là lấy chồng là cán bộ cao cấp nên khi nghe tin Lâm Bưu bỏ
vợ từ Liên Xô trở về, bà đã chủ động tiếp cận. Hai người nhanh chóng làm
quen và chính thức kết hôn vào năm 1943. Năm sau, Diệp Quần sinh con
gái Lâm Lập Hằng (Đậu Đậu), năm sau nữa thì sinh con trai Lâm Lập Quả.
Hai
người đã sống cùng nhau từ đó đến khi cùng con trai chạy trốn và cùng
chết trên sa mạc ở Mông Cổ trong “Sự kiện 13/9/1971”. Về sự nghiệp,
trong CMVH Diệp Quần là Tổ phó CMVH toàn quân, năm 1969 trở thành Ủy
viên TW ĐCS Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.
Lưu Bá Thừa, vị nguyên soái thọ nhất với 3 lần kết hôn
Sau
khi được phong Nguyên soái năm 1955, năm 1957 ông là Viện trưởng kiêm
chính ủy Học viện Quân sự cấp cao. Năm 1958 ông bị phê phán vì “tiêu
biểu cho chủ nghĩa quân sự giáo điều”, bị buộc rời chức. Năm 1966 ông
được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch quân ủy. Từ 1973 ông bị mất khả năng tư
duy, từ 1980 không còn khả năng tự chủ bản thân. Năm 1982 ông xin từ bỏ
mọi chức vụ vì lý do sức khỏe. Ngày 7/10/1986 ông từ trần, thọ 94 tuổi.
Năm
Lưu Bá Thừa 13 tuổi, cha mẹ đi hỏi cho ông cô vợ 11 tuổi tên Trình Nghi
Nghệ, ông không thích nên cố ý để mặt mũi lem luốc, nhưng nhà gái thấy
tướng mạo ông phi phàm nên vẫn nhận lời gả con. Để trốn tránh, ông bèn
kiếm cớ đi học ở xa, nhưng cô Trình vẫn không chịu buông.
Năm
1910, Lưu Bá Thừa phải kết hôn, 2 năm sau thì Trình Nghi Nghệ sinh con
trai Lưu Tuấn Thái. Cùng năm, Lưu Bá Thừa đi lính, rồi tham gia cách
mạng, từ đó không liên lạc về nữa. Trình Nghi Nghệ một mình nuôi con,
đến năm 1957 thì qua đời. Trong thời gian hai người xa nhau, có lần cậu
con Lưu Tuấn Thái dẫn bạn gái tìm ông xin tiền, bị ông mắng mỏ, anh này
đã tìm cơ quan có trách nhiệm tố giác bố bỏ rơi vợ con, nhưng do Lưu Bá
Thừa đã báo cáo mọi chuyện từ trước nên thoát nạn.
Năm
1930, Lưu Bá Thừa hoạt động bí mật ở Thượng Hải, ông kết hôn với Ngô
Cảnh Xuân, một trí thức trẻ. Năm 1932 ông vào khu căn cứ làm Hiệu trưởng
trường Hồng quân, rồi giữ chức Tổng TMT và đứt liên lạc với vợ.
Năm
1936, vị Tổng Tham mưu trưởng (TMT) 44 tuổi bỗng nổi hứng làm thơ tình
tặng cô gái 19 tuổi Uông Vinh Hoa mới từ An Huy vào khu căn cứ gia nhập
Hồng quân. Cô gái trẻ đẹp cũng đem lòng si mê vị chỉ huy trẻ đa tài.
Trung thu năm đó hai người kết hôn. Từ đó bà luôn theo sát ông trên
cương vị thư ký riêng, gắn bó lo lắng chăm sóc chồng, con. Hai ông bà có
6 người con, trong đó có 4 người mang hàm Thiếu tướng quân đội. Bà Uông
Vinh Hoa từ trần ngày 27/5/2008, thọ 91 tuổi.
Hạ Long, nguyên soái chết oan khuất với 6 người vợ
Ông
lãnh đạo một đội quân nông dân nổi dậy diệt ác, năm 1914 tham gia đảng
cách mạng của Tôn Trung Sơn, 30 tuổi là sư đoàn trưởng quân cách mạng
Quốc dân. Năm 1927 ông dẫn quân tham gia Khởi nghĩa Nam Xương, gia nhập
ĐCS Trung Quốc. Trong kháng Nhật và nội chiến, ông là một tướng tài nổi
tiếng với bộ ria đặc trưng.
Sau
khi được phong hàm Nguyên soái, năm 1956 ông vào Bộ Chính trị, năm 1959
là Chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng, lần lượt giữ các chức Phó
thủ tướng, Phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng. Trong CMVH ông bị vu cáo âm
mưu “tổ chức binh biến lật đổ Mao Trạch Đông, xây dựng vương quốc
riêng”…
Ông
bị Hồng vệ binh bắt trói đấu tố, đánh đập, nhục mạ và chết trong đói
khát tại Bệnh viện quân y 301 ngày 9/6/1969. Ngày 29/9/1974, Trung ương
ĐCS Trung Quốc ra Thông tri phục hồi danh dự cho ông. Năm 1975, tro cốt
ông được đưa vào nghĩa trang Bát Bảo Sơn. Đến tháng 10/1982, trung ương
ĐCSTQ chính thức ban hành “Quyết định minh oan triệt để cho đồng chí Hạ
Long”.
Về
cuộc sống riêng, năm Hạ Long10 tuổi đã được cha mẹ cưới cho cô vợ 17
tuổi Từ Nguyệt Cô, sinh được con gái Hạ Kim Liên, ít lâu sau thì bà này
chết vì bệnh.
Năm
1920, cha và em trai ông bị thổ phỉ giết hại, theo phong tục địa
phương, họ tộc yêu cầu Hạ Long lấy vợ sinh con, gọi là “tang hôn”. Thế
là Hạ Long cưới cô gái người dân tộc Thổ Gia là Hướng Nguyên Cô, sau
Khởi nghĩa Nam Xương, ông đón vợ đến Thượng Hải, sau Hướng Nguyên Cô
quay về quê và chết năm 1929.
Trong
những tháng năm quân phiệt hỗn chiến, Hạ Long lại cưới thêm người thiếp
xuất thân nghệ sĩ là Hồ Cầm Tiên. Khi cơ quan bị địch đánh chiếm, con
gái Hạ Kim Liên bị bắt cùng với Hồ Cầm Tiên. Hạ Kim Liên bị tra tấn chết
trong tù, còn Hồ Cầm Tiên được thả sau khi Quốc cộng hợp tác. Bà về
quê, đổi tên để sinh sống đến cuối đời ở Thành Đô.
Khi
bắt đầu cuộc Trường chinh gian khổ, Hạ Long và tướng Tiêu Khắc cùng
cưới hai chị em là học sinh con một thương gia. Bà vợ Trại Tiên Nhiệm
này sinh hạ cô con gái Hạ Hồng, nhưng cô bé bị yểu mệnh cho điều kiện
sống quá khổ. Năm 1935, bà sinh thêm cô con gái sau này là nữ thiếu
tướng Hạ Tiệp Sinh.
Nhưng
sinh con xong, bà Trại Tiên Nhiệm do bất hòa đã bỏ ông chạy sang Liên
Xô. Sau này, khi ông đã là người nổi tiếng, bà hối hận quay về nhưng mọi
chuyện đã yên bề. Bà lên Cáp nhĩ tân sinh sống đến 2004 mới qua đời,
thọ 95 tuổi.
Sau
khi ly hôn, năm 1942, Hạ Long cưới bà Tiết Minh kém ông 20 tuổi, Trưởng
ban tổ chức huyện ủy Diên An đúng ngày Bát Nhất (1/8), kỷ niệm 15 năm
cuộc Khởi nghĩa Nam Xương. Hai ông bà gắn bó với nhau, cùng chung hoạn
nạn suốt quãng đời còn lại,.
Bà
Tiết Minh sinh cho ông 1 con trai Hạ Bằng Phi và 2 người con gái Hạ Lê
Minh, Hạ Hiểu Minh. Sau giải phóng, bà được giao giữ các chức Trưởng ban
Tuyên huấn thành ủy Băc Kinh, Viện trưởng Kiểm sát quân sự Bộ TTM, Ủy
viên thường vụ Chính hiệp toàn quốc…Bà mất ngày 31/8/2011, thọ 95
tuổi…/.
(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 9 ra ngày 29/6/2015)
Số phận bi tráng của 10 nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ (Kỳ cuối)
Chủ Nhật, 5/7/2015 12:14 GMT+7
(PLO) - Mười vị đó là: Chu Đức, Bành
Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ
Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh. Tuy nhiên, cùng với lịch sử
đầy biến động của Trung Quốc, số phận những vị “khai quốc công thần” này
cũng đầy thăng trầm và có những người phải chịu oan khuất nơi chín
suối.
“Nguyên soái trí tuệ” Nhiếp Vinh Trăn với “một thê, một thiếp”
Nhiếp
Vinh Trăn (1899-1992) quê Tứ Xuyên, được gọi là vị nguyên soái “phúc
thọ song toàn trí tuệ thâm”. Ông từng trải nhiều, lắm chức vụ, về hưu
muộn và trường thọ. Năm 1919, ông xuống tàu biển từ Thượng Hải sau 2
tháng lênh đênh trên biển mới tới được Mac-xây (Pháp) để vừa làm vừa
học.
Sau
1949, ông là Thị trưởng Bắc Kinh, Phó Tổng Tham mưu trưởng. Sau khi
được phong Nguyên soái, từ 1956 Nhiếp Vinh Trăn là Chủ nhiệm Ủy ban công
nghiệp quốc phòng, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch Quân ủy, phụ trách ngành
công nghiệp quốc phòng, có công đầu trong việc chế tạo tên lửa, phóng
vệ tinh. Năm 1987, khi bị bệnh ông mới xin nghỉ ở tuổi 88. Nhiếp Vinh
Trăn chết ngày 14/5/1992 vì bệnh tim, thọ 93 tuổi.
Về
đời riêng, khác với các nguyên soái khác, Nhiếp Vinh Trăn rất chỉn chu.
Người vợ được cha mẹ cưới cho vào năm 1919 là bà Long Thăng Hiền, không
có con. Sau khi Nhiếp Vinh Trăn bỏ nhà đi hoạt động, không bao giờ quay
về với bà nữa, bà vẫn ở lại chăm sóc cha, mẹ chồng, giữ lại hết những
vật dụng của ông.
Sau
khi cách mạng Trung Quốc thành công, Nhiếp Vinh Trăn hàng tháng đều gửi
ít tiền về cho bà sinh sống. Các con của Nhiếp Vinh Trăn đều đã về thăm
“mẹ cả”, đến năm 1988 thì bà qua đời.
Thế
mà họ sống hạnh phúc với nhau suốt 64 năm. Bà từng là Ủy viên Ủy ban
kiểm tra kỷ luật TW, đại biểu quốc hội, Ủy viên thường vụ Chính Hiệp.
Nhiếp Vinh Trăn mất được 2 năm thì bà Trương cũng vĩnh biệt trần thế.
Con
gái họ là Nhiếp Lực, Trung tướng, từng là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng thư
ký Ủy ban Khoa học kỹ thuật công nghiệp quốc phòng; con rể là Đinh Hằng
Cao từng là Thượng tướng, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật quốc phòng,
Viện sĩ viện công trình Trung Quốc.
Diệp Kiếm Anh – “Nguyên soái đa thê” với 9 bà vợ và “hồng nhan”
Nói
về Diệp Kiếm Anh (1897-1986), ông Mao Trạch Đông từng nhận xét “Gia Cát
nhất sinh duy cẩn thận, Lã Đoan đại sự bất hồ đồ” với ý khen ông là
người nghiêm túc cẩn thận.
Trước
ngày giải phóng ông là Bí thư Phân cục Trung Nam, Tư lệnh kiêm chính ủy
Quân khu Quảng Châu. Về sau ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư
TWĐ, Phó chủ tịch Quân ủy, Phó chủ tịch Đảng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tháng 2/1976 Diệp Kiếm Anh bị buộc “nghỉ hưu chữa bệnh”, nhưng tháng 10
năm đó ông đã ra tay tổ chức bắt “Bè lũ 4 người”, chấm dứt CMVH.
Sau
đó, ông là Phó chủ tịch Đảng duy nhất và Chủ tịch quốc hội, trở thành
nhân vật số 2 ở Trung Quốc chỉ sau Hoa Quốc Phong. Tháng 9/1985 ông từ
chức vì vấn đề sức khỏe; ngày 22/10/1986, Diệp Kiếm Anh qua đời vì bệnh ở
Bắc Kinh ở tuổi 89.
Khi ở quê, mới bước vào tuổi thanh niên, ông đã được cha mẹ cưới cho một cô vợ, nhưng hai người không có con.
Đầu
năm 1924, Diệp Kiếm Anh kết hôn với bà Phùng Hoa, một nhân viên y vụ ở
Quảng Châu và sinh được 2 người con là Diệp Tuyển Bình (sau là Tỉnh
trưởng Quảng Đông, Phó chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc) và Diệp Sở Mai
(lấy chồng là Trâu Gia Hoa, Phó Thủ tướng).
Năm
1927, ông vào đảng ở tuổi 30 và cưới nữ chiến sỹ 18 tuổi “đẹp như thiên
tiên” Tăng Hiến Thực (1910- 1989), hậu duệ của Tăng Quốc Phiên, Bà sinh
được Diệp Tuyển Ninh, sau là tướng ở Tổng bộ Chính trị. Sau 1949 bà
Tăng Hiến Thực là Phó chủ tịch Hội phụ nữ Trung Quốc.
Năm
1937, tại Diên An, Tham mưu trưởng Bát lộ quân 40 tuổi Diệp Kiếm Anh
kết hôn với Nguy Hồng Chi (1905-1973) nữ cán bộ Hồng quân 32 tuổi. Họ
không có con cùng nhau.
Tháng
1/1939, Diệp Kiếm Anh về Quảng Châu công tác ở Nam Phương Cục, 1 năm
sau ông kết hôn với Ngô Bác, nữ nhân viên cơ yếu. Bà sinh được con gái
là Diệp Hướng Chân.
Năm
1948, Diệp Kiếm Anh tới ngoại thành Bắc Kinh, chuẩn bị cho công tác
tiếp quản thủ đô. Tại đây ông cưới Lý Cương, học viên trường quân sự Hoa
Bắc, sinh 2 người con là Diệp Tuyển Liêm (sau là Chủ tich HĐQT công ty
Quốc Diệp, Thâm Quyến) và con gái Diệp Văn San (sau là Phó chủ tịch HĐQT
công ty đầu tư Hoa Kiều Hải Nam).
Ngoài
6 bà vợ có cưới xin đàng hoàng, theo Nhân dân nhật báo, sau 1955, Diệp
Kiếm Anh không lấy thêm ai nữa, nhưng bên cạnh ông lần lượt có thêm 3
người phụ nữ sống chung, chủ yếu chăm sóc cuộc sống cho ông, nhưng họ
không có danh phận chính thức, họ có sinh con hay không cũng không rõ.
Theo con gái nuôi của Diệp Kiếm Anh là Đới Tình, người bạn gái cuối cùng
của Diệp Kiếm Anh kém ông 60 tuổi.
Chính
vì cuộc sống đời thường nhiều vợ và bạn gái như thế nên Diệp Kiếm Anh
còn được gọi là “Hoa soái” (nguyên soái đào hoa). Theo Tân Hoa xã, năm
1986, khi Diệp Kiếm Anh mất, cả 6 bà vợ và người bạn gái cuối của ông
đều còn sống, mạnh khỏe cả.
Khi
Bộ Chính trị họp bàn về tổ chức lễ tang ông, có bàn chuyện lập danh
sách thân quyến ông để mời dự lễ. Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn khi đó
được giao phụ trách đã quyết định không mời ai để tránh rắc rối.
Trước
những lời bàn tán dị nghị trong dư luận xã hội, ông Diệp Tuyển Bình sau
đó đã phải ra văn bản tuyên bố, nêu rõ: “Đó không phải là ý kiến của
chúng tôi, những người con, người cháu. Đó là quyết định của trung ương
đảng. Con cháu chúng tôi hiện nay vẫn giữ quan hệ tốt đẹp với cả 7
bà”…/.
Con gái ‘kẻ phản bội’ Lâm Bưu kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng lịch sử
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Tập Cận Bình sẽ quan tâm để có được sự hỗ trợ nhiều
hơn từ "hạt giống đỏ" thế hệ 2 trong quân đội, nơi ông đang cần củng cố
quyền lực.
Bà Lâm Đậu Đậu, con gái Lâm Bưu.
Lâm Đậu Đậu còn được biết đến với tên gọi Lâm Lập Hành đã tham gia một buổi tọa đàm của khoảng 100 con cháu các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu Trung Quốc. Tọa đàm tổ chức tại Bắc Kinh 1 ngày sau khi Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp quân chính với hơn 400 tướng lĩnh tại Cổ Điền, Phúc Kiến.
Những người này được gọi là "hạt giống đỏ thế hệ thứ 2" đã tham dự tọa đàm "Hậu duệ của Đông lộ quân Hồng quân công nông binh Trung Quốc" nhân 70 năm kỷ niệm cuộc trường chinh, ngày 11/1 tại khách sạn Vạn Thọ, thủ đô Bắc Kinh.
Theo tờ DW của Đức, hãng AFP đã dẫn lời Lâm Đậu Đậu phát biểu tại hội thảo này kêu gọi: (Bắc Kinh) "cần phải hết sức tôn trọng sự thật lịch sử, nghiên cứu đào sâu và điều chỉnh các sự kiện lịch sử", tuy nhiên bản tin không nhắc tới liệu phát biểu của con gái Lâm Bưu có liên hệ gì với sự kiện "Lâm Bưu bỏ trốn".
Các tài liệu công khai của Trung Quốc cho biết, ngày 13/9/1971, Lâm Bưu cùng vợ là Diệp Quần, con trai Lâm Lập Quả đã lên chuyên cơ cất cánh từ sân bay Sơn Hải để tìm cách trốn khỏi Trung Quốc, nhưng máy bay đã bị rơi tại Mông Cổ và cả 3 người tử vong.
Từng là 1 trong 10 nguyên soái của quân đội Trung Quốc, khai quốc công thần, "nhân vật số 2" chỉ sau Mao Trạch Đông, năm 1973 Lâm Bưu bị khai trừ đảng, năm 1981 bị gọi là trùm tập đoàn phản cách mạng.
Gia đình Lâm Bưu.
Tham gia cuộc gặp mặt các "hạt giống đỏ" lần này còn có La Đông Tiến là con trai La Vinh Hoàn, 1 trong 10 nguyên soái Trung Quốc và Túc Nhung Sinh, con trai Túc Dụ - 1 trong 10 đại tướng đầu tiên của quân đội Trung Quốc.
Con cái các tướng thế hệ đầu của Trung Quốc cũng đã gặp gỡ để kỷ niệm một "trận chiến tàn bạo" ở Chương Châu, Phúc Kiến xảy ra 2 năm sau hội nghị Cổ Điền do Mao Trạch Đông chủ trì. Những "hạt giống đỏ" này đang thúc giục Bắc Kinh xây dựng một đài tưởng niệm ở Chương Châu và một lễ kỷ niệm cấp nhà nước vào tháng 4 năm tới.
South China Morning Post dẫn lời Trương Lập Phàm, một nhà sử học dộc lập tại Bắc Kinh cho biết, cuộc gặp mặt của con cháu tướng soái thế hệ đầu tiên của Trung Quốc là một cách để tầng lớp "hạt giống đỏ" có tiếng nói lớn hơn.
Thế hệ "hạt giống đỏ" thứ 2 cảm thấy cuối cùng họ đã tìm được một người trong số họ đứng lên phụ trách và muốn tiếng nói của họ được giới lãnh đạo lắng nghe, bao gồm sự công nhận chính thức những gì cha ông họ đã làm.
Ông Phàm cũng cho rằng Tập Cận Bình sẽ quan tâm để có được sự hỗ trợ nhiều hơn từ "hạt giống đỏ" thế hệ 2 trong quân đội, nơi ông đang cần củng cố quyền lực. Cánh con cháu tướng soái Trung Quốc cũng cần đến sự giúp đỡ của Tập Cận Bình.
đăng bởi: giaoduc
12 đại tướng tài ba nhất lịch sử Trung Hoa, Lã Bố không có tên, Quan Vân Trường chỉ xếp thứ 10
Những tướng quân tài giỏi bậc
nhất trong lịch sử Trung Hoa không chỉ có võ nghệ cao cường mà còn tài
trí siêu phàm khiến hậu thế khâm phục bội phần.
12. Thường Sơn Triệu Tử Long
Tào Tháo lấy Kinh Châu, Lưu Bị bại trận
Đương Dương – Trường Bản. Triệu Tử Long dốc sức chiến đấu cứu Cam phu
nhân và con trai A Đẩu của Lưu Bị. Năm Kiến Hưng thứ 6 (tức năm 228),
Triệu Vân dẫn quân hỗ trợ Gia Cát Lượng tiến đánh Quan Trung, tuy lúc
này tuổi đã cao nhưng Triệu Vân vẫn hết sức dũng mãnh quyết chiến với
quân địch, rút quân về được Hán Trung, năm sau thì mất. Ông từng dùng
mấy chục kỵ binh chống đỡ đại quân Tào Tháo, được Lưu Bị khen ngợi là “Nhất thân đô thị đảm” (một tấm thân luôn dũng cảm).
11. Danh tướng đầu thời nhà Đường – Tần Quỳnh
Đại tướng vũ dũng uy danh vang dội một
thời, là một nhân vật truyền kỳ có thể lấy thủ cấp trong hàng vạn quân
địch như lấy đồ vật trong túi. Trong 24 công thần được vẽ chân dung trên
Lăng Yên Các, Tần Quỳnh xếp thứ 11. Ông có võ công cao cường, trợ giúp
cha con họ Lý thành lập Đại Đường, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất
trên thế giới lúc bấy giờ.
10. Đời đời trung nghĩa – Quan Vân Trường
Khi Lưu Bị, Gia Cát Lượng tiến vào Thục,
Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu. Sau khi Lưu Bị giành lấy Hán Trung, Quan Vũ
thừa thế bắc phạt Tào Ngụy, từng dùng nước sông nhấn chìm quân Tào, bắt
Vu Cấm, trảm Bàng Đức, uy chấn Hoa Hạ. Tào Tháo sợ tới mức chút nữa dời
đô tránh né, nhưng do Đông Ngô đánh lén Kinh Châu, Quan Vũ bại trận và
bị hại. Vì sao Quan Vũ xếp trên Tần Quỳnh? Bởi vì ông là quan Thánh Đế
quân, có lẽ là võ tướng nổi tiếng nhất Trung Quốc.
9. Phi tướng quân – Lý Quảng
Là một trong những danh tướng nổi tiếng
nhất trong thơ cổ, Lý Quảng anh dũng thiện chiến, khiến quân giặc phải
khiếp sợ, do đó ông có biệt danh là Phi tướng quân (tướng quân bay).
Theo ghi chép trong bộ Sử ký của Tư Mã Thiên thì Lý Quảng là con cháu
của Lão Tử và là tổ tiên của các vị vua nhà Đường (theo Cựu và Tân Đường
thư). Trong khoảng thời gian cầm quân của mình, Lý Quảng nhiều lần tham
gia các chiến dịch chống lại bộ tộc Hung Nô ở miền bắc Trung Quốc, lập
nhiều công lao hiển hách, yêu nước thương dân, đủ để lưu danh thiên cổ.
8. Mãnh tướng thực sự – Liêm Pha
Liêm Pha là là danh tướng thời Chiến
Quốc. Năm 283 TCN, nước Triệu theo kế hợp tung của nước Yên cùng đánh Tề
Mẫn vương kiêu ngạo, Liêm Pha được Triệu Huệ Văn vương cử làm tướng đi
đánh Tề dưới quyền tổng chỉ huy của tướng Yên là Nhạc Nghị. Liêm Pha phá
tan quân Tề, lấy ấp Dương Tấn về nước Triệu, oai phong nổi tiếng các
nước chư hầu. Sau đó, ông khải hoàn về triều được phong làm thượng khanh
(tước vị cao nhất lúc ấy). Nước Tần nhìn nước Triệu thèm thuồng mà
không dám tùy tiện tấn công, là do khiếp sợ sức mạnh của Liêm Pha.
7. Thường thắng tướng quân – Vệ Thanh
Là tướng lĩnh có đóng góp công lao to
lớn trong việc bảo vệ lãnh thổ phía bắc nhà Hán và là tướng quân nổi
tiếng thường thắng trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Thanh đã thu phục và sáp
nhập vùng đất Hà Sáo của Hung Nô, đánh bại hoàn toàn quân của Hữu Hiền
Vương. Vệ Thanh đã mở ra chương mới trong lịch sử chống quân Hung Nô,
bảy lần đánh bảy lần đại thắng, không thua một trận nào, khiến nhà quân
sự các thế hệ rất ngưỡng mộ.
6. Danh tướng kháng Oa – Thích Kế Quang
Là tướng lĩnh kháng giặc Oa của nhà
Minh, nhà quân sự nổi tiếng cùng với Du Đại Du. Quân đội của ông ở vùng
duyên hải Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông chống lại giặc Oa (quân
Nhật) xâm lược, trải qua hơn 10 năm, hơn 80 cuộc chiến lớn nhỏ, cuối
cùng bình định được mối họa giặc Oa. Ngày nay, ông được vinh danh là anh
hùng dân tộc.
5. Khai quốc công thần nhà Hán – Hàn Tín
Thời Hán Sở tranh hùng, ông được coi là
một trong “tam kiệt nhà Hán”, nhà quân sự kiệt xuất có công lớn giúp Hán
Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Ông
là nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng quân sự “mưu chiến” của Trung Quốc,
được hậu thế tôn sùng là “binh tiên”, “chiến thần”, “vương tướng”…
4. Muôn đời trung thành – Nhạc Phi
Là nhà chiến lược, quân sự, anh hùng dân
tộc, danh tướng kháng Kim lừng danh trong sử sách Trung Quốc, Nhạc Phi
đã tham gia chống giặc xâm lược Kim thời Nam Tống, đánh 126 trận và toàn
thắng. Ông được người đời sau đánh giá cao phẩm giá cũng như tài văn
thao võ lược, đại trí đại dũng và được phong là “Vũ thánh”.
3. Đại tướng tài ba Hoắc Khứ Bệnh
Hoắc Khứ Bệnh cưỡi ngựa bắn cung giỏi,
sở trường về chạy thật nhanh trên một đoạn đường dài. Ông nhiều lần xuất
quân tiến đánh Hung Nô. Dưới sự dẫn dắt của ông, quân Hung Nô bị quân
Hán đánh bại liên tiếp, bốn lần cầm quân xuất kích đều đại thắng trở về,
tiêu diệt 11 vạn quân địch, thu phục 4 vạn quân đầu hàng, chiến công
còn hoành tráng hơn người chú Vệ Thanh.
2. Tây Sở Bá vương – Hạng Vũ
Hạng Vũ là một nhà quân sự, nhà chính
trị kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại. Ông là nhân vật đại biểu cho tư
tưởng quân sự “dũng chiến”. Cuối nhà Tần, ông cùng với Hạng Lương dấy
lên cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền đương thời. Năm 209 TCN, tại trận
Cự Lộc mang tính quyết định, Hạng Vũ đại phá quân chủ lực của nhà Tần.
Sau khi Tần vong, ông tự lập làm Tây Sở Bá Vương, thống trị Hoàng Hà và
hạ lưu Trường Giang, chín quận nước Sở.
1. Binh Thánh – Tôn Vũ
Tôn Vũ được hậu thế gọi là Tôn Tử, Tôn
Vũ Tử, binh Thánh, ông Tổ của binh pháp phương Đông. Ông cầm quân đánh
trận, bách chiến bách thắng, cùng với Ngũ Tử Tư dẫn quân Ngô đánh Sở,
năm trận toàn thắng, chỉ dùng 6 vạn binh đánh bại 20 vạn binh nước Sở,
tiến quân vào Dĩnh đô buộc Sở vương phải bỏ chạy. Ông là võ tướng có ảnh
hưởng lớn nhất lịch sử Trung Quốc, là cha đẻ “Binh pháp Tôn Tử” – cuốn
sách về hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại.
Huy Hoàng
Các nhà quan sát nhân quyền lo ngại rằng các nhà tù, trại tạm giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và những nơi giam giữ không chính thức tại Trung Quốc vẫn đang được sử dụng cho cùng một mục đích với các trại lao động cưỡng bức.
Vượt cả Hàn Tín, đây là vị đại tướng quân duy nhất phá giải được câu “chữ Tài đi với chữ Tai” 1 vần!
Chỉ vài năm ngắn ngủi sau khi
bình định “An Sử chi loạn” (755-763), vùng đất Trung Quốc dưới thời nhà
Đường lại lâm vào cảnh chiến tranh.
Bộc Cố Hoài Ân, thuộc hạ của viên tướng
tài ba Quách Tử Nghi đã từng lập được chiến công trong thời loạn An Sử,
tuy nhiên do bất mãn với chế độ đãi ngộ của triều đình nên đã dấy binh
tạo phản. Y cử người liên lạc với 2 viên tướng là Hồi Hột và Thổ Phiên
và nói dối rằng: “Quách Tử Nghi đã bị hoạn quan Ngư Triều Ân sát hại” cho nên chúng ta cần tiến quân vào kinh đô, lật đổ triều Đường.
Nói là làm, năm 765, Bộc Cố Hoài Ân đã
dẫn theo mấy chục vạn đại quân Hồi Hột và Thổ Phiên tiến đánh vào Trường
An, tuy nhiên mới đi được nửa đường đã phát bệnh nặng mà chết. Hai toán
quân do Hồi Hột và Thổ Phiên tiếp tục tiến công. Quân nhà Đường chống
cự không nổi, rút chạy về tận Kinh Dương, phía bắc của Trường An.
Nhận được tin báo thua trận, vua Đường
Đại Tông và trên dưới triều đình đều vô cùng hoảng loạn. Hoạn quan Ngư
Triều Ân thấy vậy liền khuyên can vua Đại Tông nên trốn chạy khỏi kinh
thành, tuy nhiên do sự phản đối của các đại thần nên vua đành thôi. Họ
kiến nghị rằng, muốn đánh lui nhóm phiến quân này chỉ có cách là gọi
Quách Tử Nghi tới.
Quách Tử Nghi khi đó mặc dù đang đóng
quân ở Kinh Dương nhưng dưới tay không có bao nhiêu binh lực cả (bởi đã
bị gian thần áp chế) nên ngày đêm suy nghĩ. Sau khi điều tra ra rằng hai
đại quân Hồi Hột và Thổ Phiên tuy nói là liên quân, nhưng cũng không
đoàn kết với nhau bởi sau khi Bộc Cố Hoài Ân mất, cả 2 đều không nguyện ý
nghe theo chỉ huy của đối phương.
Quách Tử Nghi sau khi biết được tình
huống này rồi liền áp dụng kế ly gian. Vì ngày xưa tướng lĩnh của Hồi
Hột đã cùng sát cánh bên Quách Tử Nghi bình loạn phản quân An Sử nên
giữa 2 bên có chút thâm tình, thế nên ông quyết định trước tiên lôi kéo
tướng lĩnh của Hồi Hột về lại phía mình.
Buổi tối hôm đó, Quách Tử Nghi sai bộ
tướng của ông là Lý Quang Tán len lén đến đại doanh của Hồi Hột, đi gặp
quan đô đốc Hồi Hột Dược Cát La. Lý Quang Tán nói với Dược Cát La: “Quách
lệnh công sai tôi đến hỏi ông, Hồi Hột vốn hữu hảo với Đại Đường, cớ
sao lại nghe lời của kẻ gian mà tiến đánh chúng tôi?”.
Dược Cát La nói: “Quách lệnh công vẫn còn sống ư? Nghe nói Quách lệnh công đã bị sát hại từ lâu nên mới tiến đánh, ông đừng có gạt tôi”.
Lý Quang Tán liền trở về bẩm báo lại với
Quách Tử Nghi. Nghe xong Quách Tử Nghi liền dẫn theo một ít binh lính,
đích thân đến doanh trại của Hồi Hột.
Các tướng lĩnh của Hồi Hột vừa nhìn thấy bóng dáng của Quách Tử Nghi liền vui mừng hô lớn: “A! Thật đúng là lệnh công lão nhân gia rồi!” rồi kéo nhau tới vây quanh ngựa của Tử Nghi hành lễ.
Dược Cát La áy náy tâu: “Chúng tôi
đã bị Bộc Cố Hoài Ân dối gạt, tưởng rằng hoàng đế và lệnh công đều đã
chết rồi, Trung Nguyên không có người làm chủ nên mới theo ông ta đến
đây. Hiện tại biết lệnh công vẫn còn, sao dám giao chiến với lệnh công?“.
Quách Tử Nghi rất lấy làm hài lòng liền nói: “Thổ
Phiên và Đại Đường vốn có quan hệ thân thích nhưng họ hiện nay cũng đã
đến xâm phạm chúng tôi, cướp đoạt tài vật người dân chúng tôi, thật sự
là không nên! Chúng tôi quyết tâm sẽ đánh trả lại họ. Nếu như các ông có
thể giúp chúng tôi đánh lui Thổ Phiên, đối với các ông cũng có chỗ
tốt”.
Dược Cát La nghe Quách Tử Nghi nói vậy, gật đầu liên hồi: “Chúng tôi nhất định góp sức cho lệnh công để lấy công chuộc tội”, nói xong liền cùng Quách Tử Nghi tế rượu, lập lời thề, ký kết liên minh.
Tin quân Đại Đường và Hồi Hồi sẽ liên
minh với nhau khiến quân lính trong doanh trại của Thổ Phiên run bắn
người, liền ngay trong đêm len lén tháo chạy về nước.
Đó chỉ là câu chuyện về mặt “võ” của Quách Tử Nghi, phần dưới đây sẽ nói về “văn”
Giữa cuối những năm triều đại nhà Đường,
vua tôi nghi kỵ lẫn nhau, văn thần võ tướng đều tự cảm thấy bất an,
thậm chí ngay đến cả giao du qua lại với nhau cũng đều cảm thấy sợ hãi
sâu sắc, sợ bị đâm lén sau lưng. Tuy nhiên, trong số các quan lại, duy
chỉ có Phần Dương Vương Quách Tử Nghi là khác với mọi người. Quách phủ
không những mỗi ngày cửa lớn rộng mở, mặc người ra vào mà bản thân Quách
Tử Nghi cũng luôn tỏ ra thẳng thắn, vô tư không chỉ là trước mặt con
cái, người hầu mà cả trước mặt các quan lại.
Thậm chí một lần, một vị tướng dưới
trướng của ông rời kinh nhậm chức, khi đi đến để cáo từ Tử Nghi liền
nhìn thấy ông có những hành động tùy tiện ngay trước mặt vợ và con cái
giống như người hầu vậy, cảm thấy rất đỗi kinh ngạc. Các con của Quách
Tử Nghi cũng cảm thấy cha mình làm vậy thật là quá đáng, liền khuyên ông
rằng: “Phụ thân công nghiệp hiển hách, nhưng sao lại không tôn
trọng bản thân, không kể tôn ti sang hèn đều có thể tùy tiện đi vào
phòng ngủ của cha. Thánh nhân và quyền thần thời xưa nào có cho phép
hành xử như thế”.
Mọi hành động của ông thoạt nhìn thì là tuỳ tiện, nhưng thực chất đã là suy sâu tính kỹ rồi. (Ảnh minh hoạ: internet)
Quách Tử Nghi cười ha hả, nói với các con rằng: “Các
con làm sao biết được dụng ý của ta? Ta có năm trăm con ngựa, thuộc hạ
tôi tớ nghìn người. Nếu như ta xây tường cao, đóng chặt cửa nhà, không
qua lại với ai trong ngoài triều đình, nếu như kết oán với người ta, lại
có những kẻ ganh ghét người tài, khích bác xúi bẩy, thế thì đại họa
giáng xuống cả nhà chúng ta cũng không còn là chuyện xa vời nữa. Hiện
tại, ta trong sáng vô tư, mở rộng bốn cửa, dù có người nói lời gièm pha
bêu xấu, cũng không tìm được cái cớ để hại gia đình chúng ta”.
Có một lần, Ngư Triều Ân mời ông cùng du
ngoạn. Có người nói với Quách Tử Nghi rằng Ngư Triều Ân tính âm mưu hãm
hại ông nên hơn 300 tướng sĩ đều xin tranh nhau đi theo bảo hộ. Tuy vậy
Quách Tử Nghi chẳng chút dao động, khi đi vào rừng chỉ dẫn theo mấy gia
đồng (người hầu nhỏ tuổi trong nhà). Ngư Triều Ân cảm thấy rất kỳ lạ
nên Quách Tử Nghi bèn thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ngư Triều
Ân nghe xong xoa ngực chảy nước mắt, quỳ sụp xuống nói: “Bậc bề trên giống như Quách công vậy, ai còn có thể nghi ngờ được đây!”.
Có một câu chuyện khác là những năm cuối
đời của mình, Quách Tử Nghi lấy việc đàn hát, uống rượu để giải sầu. Có
một lần, thừa tướng Lư Khởi trong “Gian thần truyện” (lúc đó vẫn chưa
thành danh) xin đến bái kiến ông. Sau khi nghe người hầu bẩm báo, Tử
Nghi liền lệnh cho toàn bộ nữ quyến bao gồm cả ca kỹ, tất cả lui vào
phía sau tấm bình phong nơi phòng khách, không cho phép bất cứ người nào
đi ra cho đến khi ông tiếp khách xong.
Lư Khởi đã cùng ông trò chuyện rất lâu. Đợi cho đến khi khách về hẳn rồi, nhóm ca kỹ trong nhà liền mới chạy ra hỏi ông: “Chủ
nhân thường ngày tiếp đãi khách khứa đều không cấm kỵ chúng tôi có mặt
tại tiền đường, thoải mái cười cười nói nói. Tại sao hôm nay tiếp kiến
một vị thư sinh, lại phải thận trọng đến như vậy?”
Quách Tử Nghi liền nói: “Các ngươi
không biết đấy thôi, Lư Khởi con người này rất có tài cán, nhưng gã lòng
dạ hẹp hòi, có thù tất báo. Tướng mạo lại rất khó coi, một bên mặt là
màu xanh, giống như quỷ quái trong đền miếu. Đàn bà các ngươi thích cười
đùa nhất, dù không có chuyện gì cũng cười mấy cái. Nếu như các ngươi
nhìn thấy nửa bên mặt màu xanh của Lư Khởi, nhất định sẽ lấy đó mà giễu
cợt, gã sẽ ghi hận trong lòng, sau này một khi đắc chí, các ngươi và con
cháu của ta sẽ không còn một người sống sót!”.
Lư Khởi, cuối cùng sau này lên làm Thừa tướng, đó mới thấy tầm nhìn
xa trông rộng của Quách Tử Nghi như thế nào. (Ảnh minh hoạ: internet)
Đúng như dự đoán của Quách Tử Nghi, Lư
khởi quả nhiên sau này đã làm đến chức Thừa tướng. Phàm là những người
ngày trước đã từng xem thường, đắc tội với y, tất cả đều không tránh
khỏi báo oán sát thân, xét nhà. Chỉ riêng cả nhà của Quách Tử Nghi là
may mắn tránh được, bởi y cho rằng Quách lệnh công vô cùng coi trọng y,
rất có ý cảm ân tri ngộ.
Quách Tử Nghi là một người vô cùng tài
giỏi. Ông đã nhiều lần cứu vương triều Lý Đường thoát khỏi cảnh nước sôi
lửa bỏng, nhưng mỗi lần sau khi đánh trận xong, lập tức rút khỏi quân
đội, về lại nhà của mình “co đầu rụt cổ”, cũng không qua lại với các
tướng lĩnh, quan lại trong Triều nữa. Vậy nên hoàng thất Lý Đường vô
cùng tín nhiệm ông.
Tuy có công lao to lớn giống như Hàn
Tín, Văn Chủng, sau cùng ông lại có được kết cục tốt đẹp như vậy là nhờ
Quách Tử Nghi tuyệt không phải là hạng võ phu tầm thường, ông cũng rất
có trí huệ giống như Trương Lương về phương diện bảo vệ bản thân mình
vậy. Cũng chính là nói, ông có năng lực vận dụng tùy ý cái nguyên lý
căng trùng của Thái Cực, thật sự đã làm được “đạt” thì thâu tóm cả thiên
hạ, “lui” thì chỉ lo thân mình (chỉ lo giữ mình đức tốt, mặc kệ kẻ khác
tốt xấu).
***
Cái đạo trong văn võ, khi nắm, khi
buông, tiến lùi như ý. Rất nhiều những nhân vật lớn chính vì không giỏi
tự cúi mình, cuối cùng không chỉ tính mệnh không bảo toàn được mà còn
vướng vào tiếng xấu “nghịch tặc”. Tuy nhiên trong lịch sử, những ví dụ
điển hình không cậy công lao, hành xử cẩn trọng, không oán trời trách
người giống như Quách Tử Nghi thật sự là quá ít. Phương cách hành xử của
Quách Tử Nghi, đâu đâu cũng hợp với cái đạo khiêm cung của Lão Tử, có
thể nói là đạo sáng suốt để bảo vệ mình, giống như một câu nói của người
xưa: “Công lao to lớn nhưng dã tâm nhỏ, khi sống yên ổn mà lo nghĩ đến lúc nguy nan”.
(Câu chuyện dựa theo “Đường Thư”)
Thiện Sinh
Lá thư cầu cứu giấu trong hộp quà vén mở bức màn đen tối về Trung Quốc
Như
một vòng xoáy bất thường của định mệnh, lời kêu cứu của nạn nhân bị
cưỡng bức lao động ở Trung Quốc đã vượt qua nửa vòng trái đất, đến Mỹ và
được công bố ra toàn thế giới.
Xem nhanh:
Trước
lễ hội hóa trang Halloween năm 2012, cô Julie Keith phát hiện một hộp
quà trang trí “12 đồ vật nghĩa trang sởn gai ốc” mà cô đã mua từ lâu
nhưng bỏ quên trong nhà xe của cô ở thành phố Damascus, tiểu bang
Oregon, Hoa Kỳ.
“Khi
tôi mở một số tấm bia mộ bằng nhựa mềm, thì một tờ giấy rơi ra. Tôi mở
ra đọc, đó là bức thư của một người cầu xin sự giúp đỡ từ một trại lao
động ở Trung Quốc,” Keith cho biết.
Bức thư viết bằng tiếng Anh:
“Nếu bạn tình cờ mua sản phẩm này, làm ơn hãy chuyển bức thư tới Tổ
chức Nhân quyền Thế giới. Hàng nghìn người ở đây đang chịu sự đàn áp của
chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cảm ơn và nhớ đến bạn suốt
đời”.
Lá thư cầu cứu trong hộp quà Halloween được sản xuất tại Trung Quốc (Ảnh: Julie Keith / Facebook)
Cô Keith
cho biết: “Lúc đầu tôi đã rất sốc vì họ đưa được lá thư này ra ngoài.
Tôi biết là họ có thể sẽ mất mạng nếu bị phát hiện.”
Tác
giả bức thư cho biết hộp quà được sản xuất tại trại lao động Mã Tam
Gia, nơi các tù nhân bị giam cầm từ 1-3 năm không qua xét xử. Họ phải
làm việc 15 giờ/ngày, không có ngày nghỉ, bị tra tấn, đánh đập, sỉ nhục
và chỉ được trả 10 tệ/tháng (khoảng 33 nghìn đồng).
“Tôi
lập tức lên mạng, tìm kiếm tên của trại lao động và dường như những gì
họ viết trong bức thư là sự thật. Tôi đã rất buồn. Tôi biết một chút ít
về tình hình Trung Quốc. Nhưng khi điều này thật sự đến với tôi, nó làm
tôi rất buồn, vì có những con người bị đối xử tàn nhẫn đến vậy”, cô
Keith chia sẻ.
Bức
thư cho biết những người phải chịu nhiều cực hình hơn cả là các học
viên Pháp Luân Công, môn khí công phổ biến tại nhiều nước nhưng bị đàn
áp ở Trung Quốc từ năm 1999.
Hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước luyện tập tại công
viên Trung tâm, thành phố New York, Mỹ, ngày 27/8/2011 (Ảnh:
Clearwisdom)
Khoảng
nửa triệu học viên bị giam giữ trong các trại lao động tại Trung Quốc,
theo ước tính của nhà báo điều tra người Mỹ Ethan Gutmann, người được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2017 cho nỗ lực phơi bày hoạt động mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công.
Ông
nhận định một lý do quan trọng khiến cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân
phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công là vì số lượng người tập
vượt quá số lượng Đảng viên Trung Quốc vào thời điểm thống kê năm 1999.
“Các
giá trị của Pháp Luân Công rất chân thực, và rất hấp dẫn nữa. Họ thật
sự đại diện cho một Trung Quốc khác, một Trung Quốc đã bị đàn áp suốt
nhiều năm, một xã hội Trung Quốc mà hầu hết người phương Tây chưa từng
được thấy”, ông Gutmann nói với đài truyền hình NTD.
Nhà báo Ethan Gutmann là tác giả cuốn sách điều tra The Slaughter
(tạm dịch: Đại Thảm Sát) về hoạt động mổ cướp nội tạng của chính quyền
Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Các
trại lao động cưỡng bức là một công cụ mà chính quyền Trung Quốc dùng
để ‘chuyển hóa’ các học viên Pháp Luân Công, nghĩa là ép buộc họ phải từ
bỏ việc tu luyện. Một trong những nhân chứng của hoạt động ‘chuyển hóa’
trong trại lao động là cô Jennifer Zeng, hiện đang sống tại Mỹ.
“Ngày
đầu chúng tôi tới đó, cảnh sát đã nói rất rõ ràng rằng mục đích duy
nhất họ đưa chúng tôi tới đó là để chuyển hóa chúng tôi.”, cô Zeng nói
trong bộ phim tài liệu “Máu và nước mắt đằng sau các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc”.
Cô
Zeng kể lại: “Họ còn bắt các tù nhân khác tra tấn chúng tôi để hoàn
thành hạn mức của họ. Nếu các phạm nhân làm tốt theo yêu cầu của cảnh
sát, họ sẽ được thả trước thời hạn. Nếu họ không ngược đãi các học viên
Pháp Luân Công, họ có thể sẽ không được ngủ. Như vậy họ đã biến mọi tù
nhân khác chống lại các học viên Pháp Luân Công.”
Cô Jennifer Zeng thoát khỏi cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung
Quốc và được chính phủ Mỹ cấp quy chế tị nạn vào năm 2001. Cô kể lại hồi
ức đau thương tại quê nhà trong cuốn sách “Witnessing History” (Chứng
kiến Lịch sử)Người kêu cứu được giải thoát
Cô
Julie Keith đã làm theo lời đề nghị của tác giả lá thư cầu cứu bằng
cách liên hệ các nhóm nhân quyền, tuy nhiên cô không nhận được phản hồi,
theo CNN. Sau đó cô đã đăng bức thư trên Facebook, thu hút sự chú ý của
cư dân mạng và giới truyền thông.
Một câu hỏi được đặt ra trong vụ việc chấn động này là ai đã mạo hiểm gắn bức thư viết tay trong hộp quà Halloween?
Tháng
6 năm 2013, tờ New York Times đưa tin họ đã tìm ra người viết lá thư.
Đó là một người đàn ông 47 tuổi bị giam tại Mã Tam Gia, người đã viết
khoảng 20 lá thư cầu cứu và cài vào các hộp quà tương tự. Bài báo không
nêu danh tính của người đàn ông.
Trong
một bài viết hôm 15/3, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh cho biết tác giả bức thư
là anh Tôn Nghị (Sun Yi), một học viên Pháp Luân Công bị giam 2 năm
rưỡi ở trại lao động Mã Tam Gia.
Anh Nghị mới đây đã thoát khỏi Trung Quốc và có cơ hội gặp cô Julie Keith, tại Jakarta, Indonesia vào ngày 7/3.
Anh Tôn Nghị, người viết lá thư cầu cứu, gặp cô Julie Keith tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Julie Keith / Facebook)
Chặng
đường đến với tự do của anh Nghị không hề đơn giản. Như nhiều học viên
Pháp Luân Công Trung Quốc, anh Nghị đã trải qua một loạt các hình thức
bức hại, từ mất việc đến bị giam tại các nhà tù và các trại lao
động cưỡng bức. Từ năm 2001, anh Nghị đã bị bắt ít nhất 6 lần, và bị cầm
tù trong 4 năm cùng với các cuộc tra tấn tàn bạo nhằm ép buộc anh phải
từ bỏ tu luyện.
Sau khi lá thư của anh được cả thế giới biến đến, anh Nghị đã cố gắng lặng lẽ trong
một vài năm để tránh bị trừng phạt. Tuy nhiên, lực lượng an ninh của
Trung Quốc đã nắm được manh mối về anh vào tháng 4 năm 2016.
Anh
Nghị buộc phải sống vô gia cư để tránh bị bắt giam trở lại. Vợ anh Nghị
luôn lo lắng cho anh, nhưng để tránh bị theo dõi, anh Nghị hầu như
không liên lạc với vợ mình. Đôi khi anh Nghị chỉ gửi lén một tin nhắn
trực tuyến cho vợ với nội dung không rõ ràng.
Vào
ngày 29/11/2016, anh Nghị đã bị bắt trong khi chuẩn bị tham dự một
phiên tòa xét xử một học viên Pháp Luân Công khác tại Tòa án Thông Châu ở
Bắc Kinh. Tuy nhiên, 4 ngày sau đó, anh Nghị đã được thả ra vì “những
lý do sức khỏe”.
Đó là khi anh Nghị quyết định rời khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này không dễ thực hiện.
“Nếu
bạn nằm trong danh sách đen của họ, bạn có thể bị cấm rời khỏi Trung
Quốc”, anh Nghị cho biết. May mắn thay, anh Nghị đã được xuất cảnh và
trở thành người tự do sau 15 năm bị theo dõi, giám sát, cưỡng bức lao
động và tra tấn.
Lao động cưỡng bức vẫn tiếp diễn?
Các
trại lao động cưỡng bức đã chính thức bị bãi bỏ ở Trung Quốc vào năm
2013, một năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức. Một
công cụ chủ yếu để đàn áp Pháp Luân Công đã bị loại bỏ, nhưng cuộc bức
hại mà cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân gây dựng vẫn đang tiếp diễn, dù ông Tập có một số tín hiệu cho thấy khả năng ông muốn từ bỏ di họa mà người tiền nhiệm để lại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) có tín hiệu cho thấy ông
đang xử lý các đối tượng tham gia đàn áp Pháp Luân Công theo phe cựu
lãnh đạo Giang Trạch Dân (Ảnh: Getty)Các nhà quan sát nhân quyền lo ngại rằng các nhà tù, trại tạm giam, trung tâm sức khỏe tâm thần, và những nơi giam giữ không chính thức tại Trung Quốc vẫn đang được sử dụng cho cùng một mục đích với các trại lao động cưỡng bức.
Đối với cô Julie Keith, kể từ khi biết đến lá thư cầu cứu, cô quyết định không mua hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc.
Cô nói: “Tôi cố không mua các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Tôi
biết là không phải sản phẩm nào ở Trung Quốc cũng được sản xuất trong
điều kiện như vậy, nhưng khi biết đến chuyện này… Tôi quyết định sẽ
không đến cửa hàng tiện dụng nữa, vì mọi thứ ở đó đều sản xuất tại Trung
Quốc.”
“Tôi hy vọng điều đó sẽ giúp ích… Mọi người có thể thay đổi cách nghĩ, cách mua sắm, và có lẽ điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt.”
Petr Svab, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh & Phạm Duy, Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt
Nhận xét
Đăng nhận xét