NỖI NIỀM OAN KHUẤT 22 (Tiêu Hoa)
-Từ
ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến
sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy
ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo
tài liệu lịch sử quân đội TQ, thì vào năm 1930, Mao Trạch Đông khi đó
là Bí thư Ủy ban Tiền tuyến của TW Đảng Cộng sản TQ kiêm Chính ủy phương
diện quân thứ nhất của Hồng quân (tức GPQ TQ), đã tự mình đưa Tiêu Hoa,
một thiếu niên mới 14 tuổi, tới giao cho La Vinh Hằng, Chính ủy Sư
đoàn thứ 4 của Hồng quân (năm 1955 La Vinh Hằng được phong hàm nguyên
soái), và nói: “Đây là cậu bé rất có triển vọng”. Lời tiên đoán quả
không sai, bởi chỉ 25 năm sau, từ một đứa trẻ “mồ côi, chân trần thân
trụi” Tiêu Hoa đã trở thành Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Quân đội TQ ở tuổi 39.
Bị cả hai người đàn bà là Giang Thanh và Diệp Quần ra tay trả thù
Vào những năm tháng chiến tranh, có lần Tiêu Hoa đóng quân ở quê của Giang Thanh (Đông Quan, huyện Chư Thành, tỉnh Sơn Đông). Qua tìm hiểu thực tình, Tiêu Hoa biết Giang Thanh là người có phẩm hạnh không tốt. Vì vậy mặc dù rất sùng kính, coi Mao Chủ tịch như cha đẻ, và cũng được Mao Trạch Đông rất tin yêu, nhưng với Giang Thanh, người vợ thứ 3 của Mao Chủ tịch và chỉ hơn mình 2 tuổi, (Giang Thanh sinh năm 1914), thì vị Thượng tướng trẻ tuổi luôn giữ khoảng cách và không mấy thân thiện.
Biết Mao Trạch Đông rất quý Tiêu Hoa, nên Giang Thanh tìm mọi cách kết thân, nhưng đều bị Tiêu Hoa khéo léo từ chối. Tuy nhiên, do rất muốn được “tham chính” nên đã nhiều lần Giang Thanh nhỏ to nhờ Tiêu Hoa “nói hộ với Mao Chủ tịch một tiếng”, nhưng Tiêu Hoa trước sau vẫn làm thinh. Kết thân cũng không được, nhờ vả cũng không xong, khiến Giang Thanh rất hận.
Cũng vào những năm 60 của thế kỷ trước, phu nhân của một vị trong TW phản ánh với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Tiêu Hoa về mấy đứa con nhà Lâm Bưu, mang danh là chiến sĩ giải phóng quân nhưng có lối sống không lành mạnh. Sau khi điều tra thấy đúng sự thực, Tiêu Hoa đã tới gặp Diệp Quần (vợ của Lâm Bưu) để nhắc nhở bọn chúng. Sau sự việc này vợ chồng Lâm - Diệp trở nên oán hận Tiêu Hoa vì cho rằng: “Tiêu Hoa vuốt mặt không nể mũi”.
Mặt khác Diệp cũng nhỏ to với Lâm rằng Tiêu Hoa là viên tướng trẻ, được Mao Trạch Đông tin dùng nên rất kiêu ngạo. Nếu xét về lâu dài thì sẽ là mối đe dọa tiềm tàng tới địa vị của Lâm trong quân đội. Vì vậy trong thâm tâm Lâm cũng sợ. Thế là Tiêu Hoa trở thành “kẻ thù chung” của Giang Thanh và vợ chồng Lâm - Diệp. Chẳng thế mà trong một lần gặp nhau, Giang Thanh đã nói với Diệp: “Kẻ đã coi khinh cả hai ta, thì ta phải hợp sức lại để giúp nhau rửa hận”.
Cuối năm 1965 đầu năm 1966, Cách mạng Văn hóa bùng nổ. Thế lực của Giang Thanh và vợ chồng Lâm - Diệp bành trướng nhanh chóng. Cả hai đã lợi dụng cơ hội “trời cho” để thanh toán các ân oán với những người không ăn cánh, trong đó có Tiêu Hoa.
Được Lâm Bưu, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng bật đèn xanh và sự kích động ngầm của Giang Thanh, Diệp Quần, “phái tạo phản” trong Tổng cục Chính trị phát động chiến dịch “đại phê phán” Tiêu Hoa và Tổng cục Chính trị. Chúng viết vô số báo chữ to, tạo ra nhiều chứng cứ giả vu cáo Tiêu Hoa là “kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, thực hành đường lối của chủ nghĩa xét lại, tay sai của La Thụy Khanh và Hạ Long, chống Đảng, chống Mao Chủ tịch” và đòi phải “cách cái mạng” của Tiêu Hoa. Chúng còn rêu rao rằng bài hát “Tổ khúc Trường chinh”, một bài hát rất nổi tiếng được chọn là bài hát truyền thống của giải phóng quân TQ do Tiêu Hoa sáng tác là “đại độc thảo”, cần phải xóa bỏ.
Thấy rõ sự nguy hiểm mà “phái tạo phản” có thể gây ra với Thượng tướng Tiêu Hoa, các nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền... đã lên tiếng phản đối. Ngay cả Mao Chủ tịch cũng tỏ thái độ không đồng tình và giao cho Thủ tướng Chu Ân Lai “bảo vệ Tiêu Hoa, giữ vững sự ổn định của quân đội”.
Lâm - Giang quyết không buông tha Tiêu Hoa. Giang Thanh thì tìm mọi cách để ly gián mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Tiêu Hoa, còn Lâm Bưu ra lệnh cho “tứ đại kim cương”, tức 4 viên tướng dưới quyền, thân tín nhất của mình là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác (cả 4 tên này đều bị Tối cao Pháp viện TQ tuyên án tử hình vào năm 1981) phải “cách bằng được cái mạng” của Tiêu Hoa.
Ngày 13/5 dưới sự chỉ đạo của Lâm - Giang, “tứ đại kim cương” đã tìm cách kích động để hai phái tạo phản đối địch nhau trong đoàn Nghệ thuật quân đội nổ ra một cuộc “hỗn chiến” nhằm tranh giành quyền biểu diễn, khiến nhiều người chết và bị thương. Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tiêu Hoa đã kiên quyết dẹp tan những kẻ “dùng võ để đấu nhau” trong vụ này. Lợi dụng điều đó, Lâm - Giang “nhảy xổ” vào, vu cáo Tiêu Hoa. Còn Diệp Quần thì cho bọn tay chân viết vô số báo chữ to mang ra dán ở Quảng trường Thiên An Môn, tố cáo Tiêu Hoa là “phần tử xét lại”, là “ngưu quỷ xà thần”, là “nội gián tay sai của chủ nghĩa đế quốc”.
Thấy tình thế bất lợi, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phái người đến truyền lệnh cho gia đình Tiêu Hoa phải nhanh chóng và bí mật chuyển tới nơi ở khác. Tuy nhiên, Lâm – Giang đã nhanh tay hơn: khi vợ chồng Tiêu Hoa còn chưa kịp di chuyển thì đã có mấy chiếc xe tải cỡ lớn chở đầy “Hồng vệ binh” tới bao vây chặt xung quanh nhà khiến vợ chồng Tiêu Hoa không thể đi được. Sau vài ngày bao vây, đánh thanh la trống mõ, hô khẩu hiệu, “Hồng vệ binh” đã xông thẳng vào nhà, bắt Tiêu Hoa ra ngã tư đường phố để “phê đấu”.
Sau hơn một tháng bị hành hạ, bệnh gan của Tiêu Hoa tái phát ngày một nặng và không được chăm sóc về y tế. Không còn con đường nào khác, vợ Tiêu Hoa là Vương Tân Lan đã bí mật viết thư và nhờ người đưa tới báo cáo sự tình với Mao Trạch Đông. Nhận được thư, Mao Trạch Đông đã lập tức ra ngay chỉ thị: “Phái tạo phản không được tiếp tục làm liều, sức khỏe của Tiêu Hoa không được tốt, phải để Tiêu Hoa được nghỉ ngơi. Nếu quả thực Tiêu Hoa có vấn đề thì phải có văn bản điều tra chính thức”. Sau khi có chỉ thị này, phái tạo phản không dám mạnh tay với Tiêu Hoa nữa, nhưng “lưỡi hái tử thần” do Lâm - Giang điều khiển thì vẫn lơ lửng trên đầu Tiêu Hoa.
Tiêu Hoa bị mất tích bởi mật lệnh của Lâm -Giang
Ngày 25/7/1967 trong lần “tiếp kiến Hồng vệ binh toàn quốc” tại Quảng trường Thiên An Môn, Lâm Bưu đã lớn tiếng: “Cần phải đập tan Diêm Vương điện”. “Diêm Vương điện” là danh từ mà Lâm Bưu gán cho Tổng cục Chính trị. Tuân theo “chỉ thị” của Lâm Bưu, ngay sau đó phái tạo phản lại lôi Tiêu Hoa ra phê đấu.
Đến tháng 8/1967 được sự xúi giục của “tứ đại kim cương”, phái tạo phản đã xông vào Tổng cục Chính trị, dán đầy khắp nơi báo chữ to, trong đó có một biểu ngữ rất lớn khiến người ta chú ý, bởi trên biểu ngữ có dòng chữ “Mao Chủ tịch thuyết: Tiêu Hoa thị phò bất khởi đích thiên tử” (Mao Chủ tịch nói: Tiêu Hoa là ông vua không thể phò tá). Sau này, khi “lũ bốn tên” do Giang Thanh cầm đầu bị đập tan vào năm 1976, Vương Tân Lan đã có các cuộc gặp gỡ thân mật với các nhân viên phục vụ và các thư ký riêng của Mao Chủ tịch để hỏi xem Mao Chủ tịch có bao giờ nói câu đó không, thì mọi người đều trả lời rằng chưa bao giờ được nghe câu nói đó.
Để “dứt điểm Tiêu Hoa”, Lâm - Giang quyết định đi nước cờ cuối cùng: bắt giam để tiến tới việc thủ tiêu Tiêu Hoa, tương tự như chúng đã làm với nhiều cán bộ cao cấp khác. Thế là vào đầu năm 1968, Giang Thanh đã trực tiếp cho tay chân dụ Tiêu Hoa ra khỏi nhà với lý do “Trung ương mời đi họp”, nhưng sau đó chúng đã bắt Tiêu Hoa và bí mật giam vào một đạo quán được sửa lại thành phòng biệt giam ở trong ngõ Tùng Thụ, Bắc Kinh, cách trụ sở của Tổng cục Chính trị không xa. Từ đó Tiêu Hoa “bị mất tích”.
Nơi chúng giam hãm Tiêu Hoa là một phòng có diện tích 5m2. Tất cả các cửa sổ đều bị hàn kín bằng các tấm sắt dày, giữa phòng treo một ngọn đèn 100w sáng suốt ngày đêm. Cả căn phòng chỉ có một cửa nhỏ để từ trên cao có thể nhìn vào trong phòng. Lính canh bắt Tiêu Hoa khi ngủ phải nằm ngửa để chúng theo dõi, mà theo chúng là để “đề phòng Tiêu Hoa tự tử”.
Do không chịu ký vào “biên bản tự thú” do tay chân của Lâm - Giang viết sẵn nên Tiêu Hoa thường xuyên bị tra khảo, đánh đập. Có những lúc bọn cai ngục “giận lên” là Tiêu Hoa bị bỏ đói. Nhưng điều khiến Tiêu Hoa đau lòng nhất là bị cách ly với thế giới bên ngoài suốt 7 năm trời, ngay cả vợ con cũng không hề được biết Tiêu Hoa còn sống hay chết.
Vương Tân Lan tìm chồng
5 tháng sau khi Tiêu Hoa bị “mất tích”, Giang Thanh cho người đến bắt nốt Vương Tân Lan, một người đã tham gia Hồng quân từ khi còn là một thiếu nữ, và tống giam Vương Tân Lan suốt 3 năm trời. Sau vì không tìm được bất kỳ “tội trạng” gì nên Giang buộc phải thả cô ra.
Được ra khỏi nhà tù, ngay lập tức Vương đi khắp nơi để dò la tin tức của chồng. Vào thời điểm đó đã dậy lên rất nhiều tin đồn về Tiêu Hoa. Có người bảo Tiêu Hoa đã chết trong tù, có người bảo Tiêu Hoa đã bị hành quyết bí mật, thậm chí có người còn bảo Tiêu Hoa đã tự sát, lại có người bảo Tiêu Hoa chết do bệnh hiểm nghèo v.v...
Vào một buổi tối mùa xuân năm 1971, một ông lão đun nước thuê đã bí mật gặp Vương Tân Lan và nói cho Vương biết rằng mình đã nhìn thấy Tiêu Hoa còn sống và đang bị giam ở một ngôi đạo quán cũ trong ngõ Tùng Thụ. Thế là mấy ngày sau đó Vương đã bí mật tiếp cận ngôi đạo quán trên, và đã nhìn thấy Tiêu Hoa trong một lần bị đưa đi lấy cung.
Phải sống trong nỗi lo âu, lại bị tay chân của Giang Thanh truy bức, khiến bệnh tim của Vương ngày một nặng phải vào nằm viện. Tại bệnh viện Vương dùng hết sức lực viết một lá thư dài gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai, yêu cầu được gặp mặt Tiêu Hoa, đồng thời nói rõ nơi Tiêu Hoa đang bị biệt giam. Biết được tin này Thủ tướng Chu đã nhanh chóng và kiên quyết can thiệp, khiến Giang Thanh tuy rất tức giận, nhưng buộc phải cho tay chân thực hiện lệnh của Thủ tướng.
Hôm đó Vương Tân Lan cùng các con được dẫn tới một phòng họp nhỏ được bài trí cẩn thận. Và vợ chồng Tiêu - Vương cùng con cái sau suốt mấy năm trời bặt vô âm tín mới lại được gặp nhau.
Tiêu hoa thoát hiểm
Biết Tiêu Hoa vẫn bị Giang Thanh thù hận nên trong một lần gặp Mao Trạch Đông để bàn về công việc của đất nước, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thông báo cho Mao Trạch Đông biết về nỗi oan khuất mà Tiêu Hoa phải hứng chịu trong gần chục năm trời.
Vào cuối tháng 9/1974 để chuẩn bị cho Đại lễ Quốc khánh 25 năm Ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/1974), Văn phòng TW Đảng cho người mang trình lên Mao Chủ tịch danh sách những người sẽ hiện diện trên lầu Thiên An Môn. Mao Trạch Đông đã xem rất kỹ bản danh sách, nhưng không nói gì. Sau đó mấy ngày một bản danh sách khác được trình lên, nhưng sau khi xem xong Chủ tịch vẫn im lặng. Tới ngày 29/9 sau khi xem rất lâu danh sách thứ 3 được trình lên, Chủ tịch Mao đã cầm bút viết lên trên đầu bản danh sách hai chữ Tiêu Hoa!
Giang Thanh hoảng sợ, vội vàng chỉ thị cho Tổ chuyên án thả ngay Tiêu Hoa, đồng thời trả lại cho Tiêu Hoa quân phục và quân hàm đã bị chúng lấy đi. Lúc đầu, Tiêu Hoa cương quyết không bước ra khỏi phòng biệt giam nếu không được giải thích rõ ràng nguyên cớ giam giữ ông trong ngần ấy năm. Nghe bọn tay chân báo lại, Giang Thanh vô cùng lo lắng. Nếu ngày Quốc khánh mà Chủ tịch Mao không thấy Tiêu Hoa trên lễ đài thì chắc chắn Giang sẽ nguy to. Quá hoảng sợ, Giang bèn tới gặp Vương Tân Lan và nhờ Vương tới đạo quán thuyết phục Tiêu Hoa hộ.
Sau bấy nhiêu năm xa cách, lại thấy Tiêu Hoa rất yếu, nên Vương chỉ mong Tiêu Hoa rời khỏi phòng biệt giam sớm phút nào hay phút ấy. Vương tha thiết nói với chồng: “Mao Chủ tịch đã bảo chúng ta ra khỏi đây thì chúng ta ra khỏi đây, chuyện đúng sai thế nào sau này sẽ tính. Các con đều mong anh trở về”. Nghe vợ nói vậy, Tiêu Hoa đã suy nghĩ rất lâu, rồi thở dài và bảo: “Thôi được”. Thấy Tiêu Hoa bằng lòng ra khỏi phòng biệt giam, Giang Thanh cám ơn rối rít.
Ngày 30/9/1974, sau gần chục năm “mất tích”, Tiêu Hoa với quân hàm Thượng tướng trên vai tham dự lễ chiêu đãi tại Đại lễ đường trước ngày Quốc khánh
Nguyễn Tiến cử (Theo tài liệu nước ngoài)
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nỗi oan của vị Thượng tướng trẻ nhất Trung Quốc
08:00 12/08/2008Năm 1955 để kỷ niệm 28 năm Ngày thành lập Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc(1/8/1927), và cũng là để từng bước xây dựng một đội quân chính quy hiện đại, Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa quyết định gắn quân hàm cho tất cả các cấp chỉ huy và chiến sĩ. Tiêu Hoa là một trong số 55 sĩ quan được phong hàm Thượng tuớng, và cũng là vị Thượng tướng trẻ tuổi nhất của quân đội Trung Quốc (TQ) lúc bấy giờ.
Thượng tướng Tiêu Hoa (người thứ 2 từ trái sang) trên lễ đài Thiên An Môn trong lễ Quốc khánh 1/10/1955. |
Bị cả hai người đàn bà là Giang Thanh và Diệp Quần ra tay trả thù
Vào những năm tháng chiến tranh, có lần Tiêu Hoa đóng quân ở quê của Giang Thanh (Đông Quan, huyện Chư Thành, tỉnh Sơn Đông). Qua tìm hiểu thực tình, Tiêu Hoa biết Giang Thanh là người có phẩm hạnh không tốt. Vì vậy mặc dù rất sùng kính, coi Mao Chủ tịch như cha đẻ, và cũng được Mao Trạch Đông rất tin yêu, nhưng với Giang Thanh, người vợ thứ 3 của Mao Chủ tịch và chỉ hơn mình 2 tuổi, (Giang Thanh sinh năm 1914), thì vị Thượng tướng trẻ tuổi luôn giữ khoảng cách và không mấy thân thiện.
Biết Mao Trạch Đông rất quý Tiêu Hoa, nên Giang Thanh tìm mọi cách kết thân, nhưng đều bị Tiêu Hoa khéo léo từ chối. Tuy nhiên, do rất muốn được “tham chính” nên đã nhiều lần Giang Thanh nhỏ to nhờ Tiêu Hoa “nói hộ với Mao Chủ tịch một tiếng”, nhưng Tiêu Hoa trước sau vẫn làm thinh. Kết thân cũng không được, nhờ vả cũng không xong, khiến Giang Thanh rất hận.
Cũng vào những năm 60 của thế kỷ trước, phu nhân của một vị trong TW phản ánh với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Tiêu Hoa về mấy đứa con nhà Lâm Bưu, mang danh là chiến sĩ giải phóng quân nhưng có lối sống không lành mạnh. Sau khi điều tra thấy đúng sự thực, Tiêu Hoa đã tới gặp Diệp Quần (vợ của Lâm Bưu) để nhắc nhở bọn chúng. Sau sự việc này vợ chồng Lâm - Diệp trở nên oán hận Tiêu Hoa vì cho rằng: “Tiêu Hoa vuốt mặt không nể mũi”.
Mặt khác Diệp cũng nhỏ to với Lâm rằng Tiêu Hoa là viên tướng trẻ, được Mao Trạch Đông tin dùng nên rất kiêu ngạo. Nếu xét về lâu dài thì sẽ là mối đe dọa tiềm tàng tới địa vị của Lâm trong quân đội. Vì vậy trong thâm tâm Lâm cũng sợ. Thế là Tiêu Hoa trở thành “kẻ thù chung” của Giang Thanh và vợ chồng Lâm - Diệp. Chẳng thế mà trong một lần gặp nhau, Giang Thanh đã nói với Diệp: “Kẻ đã coi khinh cả hai ta, thì ta phải hợp sức lại để giúp nhau rửa hận”.
Cuối năm 1965 đầu năm 1966, Cách mạng Văn hóa bùng nổ. Thế lực của Giang Thanh và vợ chồng Lâm - Diệp bành trướng nhanh chóng. Cả hai đã lợi dụng cơ hội “trời cho” để thanh toán các ân oán với những người không ăn cánh, trong đó có Tiêu Hoa.
Được Lâm Bưu, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng bật đèn xanh và sự kích động ngầm của Giang Thanh, Diệp Quần, “phái tạo phản” trong Tổng cục Chính trị phát động chiến dịch “đại phê phán” Tiêu Hoa và Tổng cục Chính trị. Chúng viết vô số báo chữ to, tạo ra nhiều chứng cứ giả vu cáo Tiêu Hoa là “kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, thực hành đường lối của chủ nghĩa xét lại, tay sai của La Thụy Khanh và Hạ Long, chống Đảng, chống Mao Chủ tịch” và đòi phải “cách cái mạng” của Tiêu Hoa. Chúng còn rêu rao rằng bài hát “Tổ khúc Trường chinh”, một bài hát rất nổi tiếng được chọn là bài hát truyền thống của giải phóng quân TQ do Tiêu Hoa sáng tác là “đại độc thảo”, cần phải xóa bỏ.
Thấy rõ sự nguy hiểm mà “phái tạo phản” có thể gây ra với Thượng tướng Tiêu Hoa, các nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền... đã lên tiếng phản đối. Ngay cả Mao Chủ tịch cũng tỏ thái độ không đồng tình và giao cho Thủ tướng Chu Ân Lai “bảo vệ Tiêu Hoa, giữ vững sự ổn định của quân đội”.
Lâm - Giang quyết không buông tha Tiêu Hoa. Giang Thanh thì tìm mọi cách để ly gián mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Tiêu Hoa, còn Lâm Bưu ra lệnh cho “tứ đại kim cương”, tức 4 viên tướng dưới quyền, thân tín nhất của mình là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác (cả 4 tên này đều bị Tối cao Pháp viện TQ tuyên án tử hình vào năm 1981) phải “cách bằng được cái mạng” của Tiêu Hoa.
Ngày 13/5 dưới sự chỉ đạo của Lâm - Giang, “tứ đại kim cương” đã tìm cách kích động để hai phái tạo phản đối địch nhau trong đoàn Nghệ thuật quân đội nổ ra một cuộc “hỗn chiến” nhằm tranh giành quyền biểu diễn, khiến nhiều người chết và bị thương. Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tiêu Hoa đã kiên quyết dẹp tan những kẻ “dùng võ để đấu nhau” trong vụ này. Lợi dụng điều đó, Lâm - Giang “nhảy xổ” vào, vu cáo Tiêu Hoa. Còn Diệp Quần thì cho bọn tay chân viết vô số báo chữ to mang ra dán ở Quảng trường Thiên An Môn, tố cáo Tiêu Hoa là “phần tử xét lại”, là “ngưu quỷ xà thần”, là “nội gián tay sai của chủ nghĩa đế quốc”.
Thấy tình thế bất lợi, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phái người đến truyền lệnh cho gia đình Tiêu Hoa phải nhanh chóng và bí mật chuyển tới nơi ở khác. Tuy nhiên, Lâm – Giang đã nhanh tay hơn: khi vợ chồng Tiêu Hoa còn chưa kịp di chuyển thì đã có mấy chiếc xe tải cỡ lớn chở đầy “Hồng vệ binh” tới bao vây chặt xung quanh nhà khiến vợ chồng Tiêu Hoa không thể đi được. Sau vài ngày bao vây, đánh thanh la trống mõ, hô khẩu hiệu, “Hồng vệ binh” đã xông thẳng vào nhà, bắt Tiêu Hoa ra ngã tư đường phố để “phê đấu”.
Sau hơn một tháng bị hành hạ, bệnh gan của Tiêu Hoa tái phát ngày một nặng và không được chăm sóc về y tế. Không còn con đường nào khác, vợ Tiêu Hoa là Vương Tân Lan đã bí mật viết thư và nhờ người đưa tới báo cáo sự tình với Mao Trạch Đông. Nhận được thư, Mao Trạch Đông đã lập tức ra ngay chỉ thị: “Phái tạo phản không được tiếp tục làm liều, sức khỏe của Tiêu Hoa không được tốt, phải để Tiêu Hoa được nghỉ ngơi. Nếu quả thực Tiêu Hoa có vấn đề thì phải có văn bản điều tra chính thức”. Sau khi có chỉ thị này, phái tạo phản không dám mạnh tay với Tiêu Hoa nữa, nhưng “lưỡi hái tử thần” do Lâm - Giang điều khiển thì vẫn lơ lửng trên đầu Tiêu Hoa.
Tiêu Hoa bị mất tích bởi mật lệnh của Lâm -Giang
Ngày 25/7/1967 trong lần “tiếp kiến Hồng vệ binh toàn quốc” tại Quảng trường Thiên An Môn, Lâm Bưu đã lớn tiếng: “Cần phải đập tan Diêm Vương điện”. “Diêm Vương điện” là danh từ mà Lâm Bưu gán cho Tổng cục Chính trị. Tuân theo “chỉ thị” của Lâm Bưu, ngay sau đó phái tạo phản lại lôi Tiêu Hoa ra phê đấu.
Đến tháng 8/1967 được sự xúi giục của “tứ đại kim cương”, phái tạo phản đã xông vào Tổng cục Chính trị, dán đầy khắp nơi báo chữ to, trong đó có một biểu ngữ rất lớn khiến người ta chú ý, bởi trên biểu ngữ có dòng chữ “Mao Chủ tịch thuyết: Tiêu Hoa thị phò bất khởi đích thiên tử” (Mao Chủ tịch nói: Tiêu Hoa là ông vua không thể phò tá). Sau này, khi “lũ bốn tên” do Giang Thanh cầm đầu bị đập tan vào năm 1976, Vương Tân Lan đã có các cuộc gặp gỡ thân mật với các nhân viên phục vụ và các thư ký riêng của Mao Chủ tịch để hỏi xem Mao Chủ tịch có bao giờ nói câu đó không, thì mọi người đều trả lời rằng chưa bao giờ được nghe câu nói đó.
Để “dứt điểm Tiêu Hoa”, Lâm - Giang quyết định đi nước cờ cuối cùng: bắt giam để tiến tới việc thủ tiêu Tiêu Hoa, tương tự như chúng đã làm với nhiều cán bộ cao cấp khác. Thế là vào đầu năm 1968, Giang Thanh đã trực tiếp cho tay chân dụ Tiêu Hoa ra khỏi nhà với lý do “Trung ương mời đi họp”, nhưng sau đó chúng đã bắt Tiêu Hoa và bí mật giam vào một đạo quán được sửa lại thành phòng biệt giam ở trong ngõ Tùng Thụ, Bắc Kinh, cách trụ sở của Tổng cục Chính trị không xa. Từ đó Tiêu Hoa “bị mất tích”.
Nơi chúng giam hãm Tiêu Hoa là một phòng có diện tích 5m2. Tất cả các cửa sổ đều bị hàn kín bằng các tấm sắt dày, giữa phòng treo một ngọn đèn 100w sáng suốt ngày đêm. Cả căn phòng chỉ có một cửa nhỏ để từ trên cao có thể nhìn vào trong phòng. Lính canh bắt Tiêu Hoa khi ngủ phải nằm ngửa để chúng theo dõi, mà theo chúng là để “đề phòng Tiêu Hoa tự tử”.
Do không chịu ký vào “biên bản tự thú” do tay chân của Lâm - Giang viết sẵn nên Tiêu Hoa thường xuyên bị tra khảo, đánh đập. Có những lúc bọn cai ngục “giận lên” là Tiêu Hoa bị bỏ đói. Nhưng điều khiến Tiêu Hoa đau lòng nhất là bị cách ly với thế giới bên ngoài suốt 7 năm trời, ngay cả vợ con cũng không hề được biết Tiêu Hoa còn sống hay chết.
Vương Tân Lan tìm chồng
5 tháng sau khi Tiêu Hoa bị “mất tích”, Giang Thanh cho người đến bắt nốt Vương Tân Lan, một người đã tham gia Hồng quân từ khi còn là một thiếu nữ, và tống giam Vương Tân Lan suốt 3 năm trời. Sau vì không tìm được bất kỳ “tội trạng” gì nên Giang buộc phải thả cô ra.
Được ra khỏi nhà tù, ngay lập tức Vương đi khắp nơi để dò la tin tức của chồng. Vào thời điểm đó đã dậy lên rất nhiều tin đồn về Tiêu Hoa. Có người bảo Tiêu Hoa đã chết trong tù, có người bảo Tiêu Hoa đã bị hành quyết bí mật, thậm chí có người còn bảo Tiêu Hoa đã tự sát, lại có người bảo Tiêu Hoa chết do bệnh hiểm nghèo v.v...
Vào một buổi tối mùa xuân năm 1971, một ông lão đun nước thuê đã bí mật gặp Vương Tân Lan và nói cho Vương biết rằng mình đã nhìn thấy Tiêu Hoa còn sống và đang bị giam ở một ngôi đạo quán cũ trong ngõ Tùng Thụ. Thế là mấy ngày sau đó Vương đã bí mật tiếp cận ngôi đạo quán trên, và đã nhìn thấy Tiêu Hoa trong một lần bị đưa đi lấy cung.
Phải sống trong nỗi lo âu, lại bị tay chân của Giang Thanh truy bức, khiến bệnh tim của Vương ngày một nặng phải vào nằm viện. Tại bệnh viện Vương dùng hết sức lực viết một lá thư dài gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai, yêu cầu được gặp mặt Tiêu Hoa, đồng thời nói rõ nơi Tiêu Hoa đang bị biệt giam. Biết được tin này Thủ tướng Chu đã nhanh chóng và kiên quyết can thiệp, khiến Giang Thanh tuy rất tức giận, nhưng buộc phải cho tay chân thực hiện lệnh của Thủ tướng.
Hôm đó Vương Tân Lan cùng các con được dẫn tới một phòng họp nhỏ được bài trí cẩn thận. Và vợ chồng Tiêu - Vương cùng con cái sau suốt mấy năm trời bặt vô âm tín mới lại được gặp nhau.
Tiêu hoa thoát hiểm
Biết Tiêu Hoa vẫn bị Giang Thanh thù hận nên trong một lần gặp Mao Trạch Đông để bàn về công việc của đất nước, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thông báo cho Mao Trạch Đông biết về nỗi oan khuất mà Tiêu Hoa phải hứng chịu trong gần chục năm trời.
Vào cuối tháng 9/1974 để chuẩn bị cho Đại lễ Quốc khánh 25 năm Ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/1974), Văn phòng TW Đảng cho người mang trình lên Mao Chủ tịch danh sách những người sẽ hiện diện trên lầu Thiên An Môn. Mao Trạch Đông đã xem rất kỹ bản danh sách, nhưng không nói gì. Sau đó mấy ngày một bản danh sách khác được trình lên, nhưng sau khi xem xong Chủ tịch vẫn im lặng. Tới ngày 29/9 sau khi xem rất lâu danh sách thứ 3 được trình lên, Chủ tịch Mao đã cầm bút viết lên trên đầu bản danh sách hai chữ Tiêu Hoa!
Giang Thanh hoảng sợ, vội vàng chỉ thị cho Tổ chuyên án thả ngay Tiêu Hoa, đồng thời trả lại cho Tiêu Hoa quân phục và quân hàm đã bị chúng lấy đi. Lúc đầu, Tiêu Hoa cương quyết không bước ra khỏi phòng biệt giam nếu không được giải thích rõ ràng nguyên cớ giam giữ ông trong ngần ấy năm. Nghe bọn tay chân báo lại, Giang Thanh vô cùng lo lắng. Nếu ngày Quốc khánh mà Chủ tịch Mao không thấy Tiêu Hoa trên lễ đài thì chắc chắn Giang sẽ nguy to. Quá hoảng sợ, Giang bèn tới gặp Vương Tân Lan và nhờ Vương tới đạo quán thuyết phục Tiêu Hoa hộ.
Sau bấy nhiêu năm xa cách, lại thấy Tiêu Hoa rất yếu, nên Vương chỉ mong Tiêu Hoa rời khỏi phòng biệt giam sớm phút nào hay phút ấy. Vương tha thiết nói với chồng: “Mao Chủ tịch đã bảo chúng ta ra khỏi đây thì chúng ta ra khỏi đây, chuyện đúng sai thế nào sau này sẽ tính. Các con đều mong anh trở về”. Nghe vợ nói vậy, Tiêu Hoa đã suy nghĩ rất lâu, rồi thở dài và bảo: “Thôi được”. Thấy Tiêu Hoa bằng lòng ra khỏi phòng biệt giam, Giang Thanh cám ơn rối rít.
Ngày 30/9/1974, sau gần chục năm “mất tích”, Tiêu Hoa với quân hàm Thượng tướng trên vai tham dự lễ chiêu đãi tại Đại lễ đường trước ngày Quốc khánh
Nguyễn Tiến cử (Theo tài liệu nước ngoài)
Nhận xét
Đăng nhận xét