Chuyển đến nội dung chính

NỖI NIỀM OAN KHUẤT 19 (Nguyên soái Hạ Long)

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET) 

Những ngày tháng bi thương cuối cùng của Nguyên soái Hạ Long

16:15 18/07/2008

Trong 10 năm diễn ra cuộc  Cách mạng văn hóa (1966-1976) bè lũ phản động Lâm Bưu - Giang Thanh đã gây ra vô vàn cái chết oan thê thảm không những chỉ với dân thường, mà còn đối với rất nhiều các vị tướng soái uy danh lừng lẫy của Trung Quốc. Một trong số đó là Nguyên soái Hạ Long.

Được cả Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai bảo vệ nhưng nguyên soái Hạ Long vẫn không thoát khỏi "nanh vuốt" nhóm Giang Thanh - Lâm Bưu. Cho tới tận khi chết, ông vẫn ngậm nỗi hàm oan.
Đầu năm 1942, Hạ Long được điều về Diên An - cái nôi khởi nghĩa của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - nhậm chức Tư lệnh Biên khu Thiểm Cam Ninh.
Trong một lần nói chuyện với Hạ Long, Mao Trạch Đông nhận xét Lâm Bưu - trong thời kỳ cách mạng văn hóa giữ chức Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - là kẻ hai mặt, bên ngoài thì ủng hộ nhưng sau lưng lại ngấm ngầm chống đối Mao.

Trước đó năm 1937, trên đường trở về Sơn Tây từ Hội nghị của Ủy ban thường vụ trung ương ĐCSTQ ở Hà Nam, Lâm Bưu đã tự tay viết cho Hạ Long một bức thư yêu cầu Hạ Long kêu gọi đơn vị của mình ủng hộ Tưởng Giới Thạch.
Tuy nhiên, bức thư này đã bị người cảnh vệ vô tình làm nát khi giặt áo cho Hạ Long. Những việc trên khiến Lâm Bưu nơm nớp lo sợ Hạ Long sẽ tiết lộ mọi chuyện.
Đặc biệt, sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập năm 1949, Hạ Long lại càng nhận được sự trọng dụng của Mao Trạch Đông. Điều đó khiến Lâm Bưu bất mãn, lo sợ Hạ uy hiếp trực tiếp tới địa vị của mình.
Đến năm 1959, ngay khi trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Lâm đưa thân tín nắm giữ hàng loạt các cương vị chủ chốt trong quân đội và tiến hành các cuộc thanh trừng nhằm vào những người không theo phe cánh.

Nguyên soái Hạ Long
Năm 1966, khi cách mạng văn hóa bùng nổ thì người của Lâm đã nắm giữ hầu hết các cương vị chủ chốt nổi bật là Tư lệnh Không quân Ngô Pháp Hiến và Tư lệnh Hải quân Lý Tác Bằng. Hai người này sau đã bị kết án 17 năm tù vào năm 1981.
Hạ Long (1896 - 1969), tên thật là Hạ Văn Thường, quê ở Hồ Nam.
Ông là một trong những người sáng lập và lãnh đạo chủ chốt của lực lượng quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Hạ Long là một trong 10 đại nguyên soái nổi tiếng Trung Quốc và từng giữ chức Phó thủ tướng Quốc vụ viện giai đoạn 1954 - 1965.

Nguyên soái Hạ Long và vợ - bà Tiết Minh (1916 - 2011)
Nhằm tiêu diệt "hòn đá cản đường" Hạ Long, Lâm Bưu đã chỉ đạo cho Ngô Pháp Hiến và Lý Tác Bằng tạo tài liệu giả, vu cáo Hạ Long có dã tâm lớn và có âm mưu làm phản, tranh quyền đoạt vị.
Tuy nhiên, âm mưu này đã thất bại, Lâm liền bắt tay với Giang Thanh - vợ Mao Trạch Đông hòng tiếp tục lập mưu hãm hại Hạ Long.
Lúc này Giang là thành viên Tiểu tổ Cách mạng văn hóa. Đây vừa hay là cơ hội giúp Giang thanh toán các mối hận bấy lâu nay vừa để dọn đường cho Giang leo lên những địa vị cao.
Lâm - Giang tạo ra vô số tài liệu và chứng cứ giả, hình thành một chiến dịch rầm rộ vu cáo Hạ Long. Hai người này cố tình khép Hạ Long vào tội "âm mưu ám sát Mao Trạch Đông bằng một khẩu súng ngắn được giấu trong Trung Nam Hải" và gửi bản cáo trạng lên Mao.

Ngày 5/9/1966, tại phòng nghỉ của bể bơi trong Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông đã đưa bản cáo trạng trên cho Hạ Long xem và bày tỏ sự tin tưởng vào lòng trung thành của vị nguyên soái.
Nhưng Hạ Long không ngờ rằng, đó là lần nói chuyện cuối cùng giữa hai người, bởi chỉ 3 ngày sau đó do tác động của Giang Thanh, Hạ Long đã buộc phải "gặp Lâm Bưu để nói chuyện". Ngay sau khi Hạ rời đi, Giang - Lâm chính thức thực hiện bước tiếp theo của kế hoạch.


Hạ Long và Chủ tịch Mao Trạch Đông (1893 - 1976)
Hạ Long vô cùng tức giận muốn đi gặp nhóm Giang - Lâm nhưng bị cản lại. Vợ ông - bà Tiết Minh đành phải đi nhờ sự giúp đỡ của Thủ tướng Chu Ân Lai. Chu đã đưa vợ chồng Hạ đến sống ở nhà mình trong Trung Nam Hải.
Nhưng nhóm Giang - Lâm tiếp tục làm căng khiến Hạ Long bắt buộc phải rời Trung Nam Hải.
Tháng 1/1967, Chu đích thân cử người đưa vợ chồng Hạ Long ra vùng ngoại ô và bảo vệ nghiêm ngặt. Hai vợ chồng nguyên soái sống ở một căn nhà dưới chân núi cùng vài người lính cảnh vệ.
Chẳng được bao lâu, hoạt động đấu tố dưới sự chỉ đạo của nhóm Giang - Lâm ngày càng phát triển, "tội danh" của Hạ Long cũng vì thế mà không ngừng "nâng cấp".
Trước sự vu cáo Hạ Long dồn dập của Giang - Lâm, Mao Trạch Đông bắt đầu dao động. Đến đầu tháng 9/1967, Lâm Bưu chỉ đạo cho vợ mình là Diệp Quần đề cập đến việc lập chuyên án thẩm tra Hạ Long tại một hội nghị trung ương và nhận được sự tán thành nhất trí của nhóm Giang Thanh.
Ngày 13/9, Mao Trạch Đông phê chuẩn bản báo cáo thành lập tổ chuyên án thẩm tra Hạ Long. 
Ngày 22, nhóm Giang - Lâm bắt đầu tiến hành công kích và vu cáo Hạ Long là "đao phủ" hoặc "thổ phỉ". Đặc biệt, sau khi Mao Trạch Đông tuyên bố, không đứng ra bảo vệ nguyên soái này vì những âm mưu tạo phản, nhóm Giang - Lâm đã nhân cơ hội bắt giữ và giám sát ông.
Khoảng cuối năm 1968, nhóm Giang - Lâm đã tăng cường thẩm tra với ý đồ hoành thành định tội danh đối với nguyên soái, nhằm ngăn chặn ông tham gia Hội nghị trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc đảng cộng sản Trung Quốc diễn ra cùng năm.
Tổ chuyên án muốn tiến hành đấu tranh khai thác trực tiếp Hạ Long nhưng Giang - Lâm có tật giật mình nên chột dạ. Họ biết ông rất khảng khái, không chịu cúi đầu nên chuyển qua hình thức đấu tranh khai thác gián tiếp.
Ngày 18/9/1968, Hạ Long bất ngờ nhận được một bức thư của Văn phòng quân ủy trung ương, thực chất đây là thư của tổ chuyên án yêu cầu ông giao nộp chứng cứ phạm tội.
Hạ Long tức tối quẳng thư xuống mặt bàn, gào lên chửi tục: "Xử bắn hết chúng cho tôi! Vu cáo, hoàn toàn là vu cáo! Lũ khốn, lũ này việc gì cũng dám làm hết".
Hạ lúc này giống như một con sư tử bị kích động, cả ngày tức giận, gào thét, đi lại trong phòng.
Mấy ngày liền cơn giận dường như vẫn chưa nguôi, ông không ngừng đi lại, có khi đang đi lại đột nhiên ngồi xuống bên bàn, giở nhật ký ra viết hai chữ "oan uổng".
"Bọn chúng muốn tôi ký tên điểm chỉ thì tôi viết hai chữ này. Muốn bắn chết tôi, tôi sẽ gào lên 'oan uổng'", Hạ lẩm bẩm.
Sau đó, khi đã bình tĩnh lại, ông dự định sẽ dùng sự thật để lật mặt nhóm Giang - Lâm. Bà Tiết Minh khi đó đã ghi chép lại tường tận những hồi ức về cách mạng của ông với hi vọng sẽ trao cuốn sổ này đến tay Mao Trạch Đông.
Tổ chuyên án nhìn thấy cuốn sổ ghi chép này đã vô cùng hoảng sợ. Khi báo cáo lên Mao, họ chỉ làm một bản tóm tắt ngắn với nhận xét: "Hạ Long dối trá, tự mãn về bản thân".
Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 khóa 8 diễn ra vào tháng 10/1968, Mao Trạch Đông một lần nữa tuyên bố "không tiếp tục bảo vệ Hạ Long nữa".
Sau hội nghị, tổ chuyên án tiếp tục vu cáo Hạ Long "bắt tay với nhóm Tưởng Giới Thạch". Tổ này còn đi tìm người thân, chiến hữu của Hạ Long, tra tấn và ép họ ngụy tạo thông tin phản bội của Hạ.

Hạ Long và thủ tướng Chu Ân Lai
Từ đó, họ tiến hành tăng cường các phương pháp đấu tố khủng khiếp đối với vợ chồng nguyên soái Hạ Long.
Năm 1967, nhóm Giang - Thanh bắt đầu viện cớ có người muốn bắt vợ chồng Hạ Long nên giam lỏng hai vợ chồng ông trong một căn phòng tối và mang toàn bộ chăn ga, gối màn ra ngoài khiến vợ chồng ông chỉ có thể ngủ trên chiếc phản trống trơn và dùng tay làm gối.
Thức ăn cũng càng ngày càng ít và trộn nhiều cát sỏi. Vợ chồng ông chỉ còn cách lấy gạo từ nhà bếp về tự nhặt cát sỏi bỏ đi. Ngay cả đến nước, có khi hơn 40 ngày họ cũng không cho đến một giọt.

Nguyên soái Hạ Long (thứ 4, từ phải qua) trong hội nghị đấu tố năm 1966.
Đến mùa hè nóng như thiêu như đốt, trong phòng lại che rèm kín như bưng khiến vợ chồng Hạ Long đầm đìa mồ hôi nhưng mỗi ngày, họ cũng chỉ cho hai vợ chồng ông một bình nước nhỏ.
Đặc biệt, với một người già 71 tuổi và mắc bệnh tiểu đường như Hạ Long, lượng nước này chẳng đáng là bao. Để tích trữ lượng nước quý giá này, vợ chồng nguyên soái không dám rửa mặt hay súc miệng mà chỉ khi nào thật khát họ mới dám uống một ngụm nhỏ.
Do đó, mỗi ngày hai ông bà chỉ dám mở hé rèm mong trời mưa. Khi trời mưa, hai ông bà hồ hởi mang hết những vật dụng trong phòng ra hứng nước mưa.
Có lần, vì mưa trơn, Hạ Long đã bị trượt chân ngã nằm liệt giường hơn tháng, dẫn đết kiết lỵ.
Do không có bác sĩ nên bà Tiết Minh đành ngậm nước xà phòng, thông qua ống cao su rửa ruột cho ông. Kết quả, miệng bà cũng bị nước xà phòng ăn mòn.
Đặc biệt, đến khoảng mùa thu năm 1967, sau khi vợ chồng ông bị công khai đấu tố và bị cắt đứt mọi quan hệ với Chu Ân Lai, thủ đoạn bức hại của nhóm Giang - Lâm càng trở nên tàn bạo hơn.
Đầu tiên, họ bị đổi chỗ ở và tăng cường giám sát. Họ ép ông bà chuyển từ căn nhà bên chân núi do Thủ tướng Chu Ân Lai sắp xếp trước đó chuyển sang khu vực khác. Tại đây, nhất cử nhất động của ông bà đều nằm trong tầm mắt của nhóm Hồng vệ binh.
Đặc biệt, nhóm Giang - Lâm muốn lợi dụng dùng căn bệnh tiểu đường để "giết ông một cách từ từ".
Suất ăn bị cắt giảm và không đảm bảo chất lượng khiến căn bệnh của Hạ Long càng thêm trầm trọng, cơ thể suy nhược dẫn đến nằm liệt giường.
"Bọn chúng muốn giày vò chết tôi đây mà, lũ giết người không dao", Hạ Long căm phẫn khi nhận ra âm mưu của nhóm Giang - Lâm.
Tháng 3/1968, do tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, Hạ Long được chuyển đến một bệnh viện quân đội ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, thay vì được cứu chữa kịp thời, ông còn bị vu cáo tội danh "giả bệnh" và bị y tá mắng nhiếc.
Quá tức giận, ông đòi xuất viện và được điều trị ngoài. Cuối năm 1968, để che mắt, nhóm Giang - Lâm đã cắt cử y tá đến chăm sóc nhưng thực tế nhằm khống chế và tiếp tục bức hại Hạ Long.
Do đó, có thời gian mặc dù mắc bệnh nặng nhưng tất cả số thuốc được cấp phát trước đó đều được lệnh mang đi không để lại một viên, thậm chí thuốc thử bệnh tiểu đường cũng bị thu hồi.

Gia đình nguyên soái Hạ Long
Ngày 15/1/1969, tổ chuyên án hạ lệnh "hạn chế cấp phát thuốc và không cần đối tốt với dạng người như Hạ Long".
Đến tháng 6/1969, triệu chứng bệnh ông ngày càng nặng với nhiều lần hôn mê. Nhóm Giang - Lâm nhân cơ hội này, đánh tráo kết quả xét nghiệm hòng khép ông vào tội "sợ tội tự sát".
Ngày 9/6, ông được đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch nhưng lại tiếp tục bị bỏ mặc và không có người thân bên cạnh. Vì thế vào viện chưa đầy bảy tiếng, vị nguyên soái khai quốc công thần đã trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi qua đời, nhóm Giang - Lâm bí mật tổ chức hỏa táng, gia đình ông cũng không hề được thông báo. 
Sau khi hỏa táng, nhóm này còn đem tro cốt Hạ Long giấu đi nhằm che mắt dư luận về cái chết của ông.
Phải đến tháng 12/1973, khi Mao Trạch Đông tự nhận trách nhiệm về cái chết của Hạ Long thì sau đó, đến năm 1974, nguyên soái Hạ Long mới được phục hồi danh dự.
theo Trí Thức Trẻ

Vì sao Lâm Bưu vu cáo nguyên soái Hạ Long âm mưu ám sát Mao Trạch Đông?

A- A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Nguyên soái Hạ Long chỉ là một trong số ít những nguyên soái và cán bộ lão thành mà bè lũ Lâm – Giang hãm hại trong cuộc Đại cách mạng văn hóa. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, nguyên nhân sâu xa khiến Lâm Bưu điên cuồng muốn hãm hại vị nguyên soái lẫy lừng này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật…
Vì sao Lâm Bưu vu cáo nguyên soái Hạ Long âm mưu ám sát Mao Trạch Đông?
ảnh minh họa

1. Vào ngày 6/12/1965, Hạ Long đột ngột nhận được thông báo: Lập tức tới Thượng Hải để tham gia hội nghị. Trong những lần trước, thông báo triệu tập hội nghị thường nói rõ nội dung, tuy nhiên lần này thì không. Cho tới khi đặt chân tới Thượng Hải, Hạ Long mới biết rằng, hội nghị lần này là để giải quyết vấn đề của La Thụy Khanh. Hạ Long và La Thụy Khanh, một người là phó chủ tịch phụ trách thường vụ quân ủy, một người là trưởng thư ký quân ủy, tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc, công việc có mối liên hệ mật thiết, chắn chắn mối quan hệ cá nhân cũng không hề hời hợt.
Hạ Long
Hạ Long
Vì vậy, Hạ Long tuyệt đối không thể tin rằng một người trung thành như La Thụy Khanh lại có mưu đồ chống lại Đảng. Bằng cảm giác thính nhạy của mình, Hạ Long cảm thấy hội nghị lần này liên lụy tới cả mình.

Ở Thượng Hải, Hạ Long được sắp xếp ở một căn phòng nằm trên đường số 1 phố Hưng Quốc, cách không xa nơi ở của Lưu Thiếu Kỳ. Buổi tối đầu tiên của hội nghị, Lưu Thiếu Kỳ và vợ chồng Vương Quang tìm tới thăm. Lưu Thiếu Kỳ hỏi Hạ Long: “Sự việc có một chút đột ngột. Ông Hạ, ông là thường vụ quân ủy, việc này ông có biết trước không?”. Hạ Long nói: “Tôi cũng vừa mới biết”. Lưu Thiếu Kỳ lại hỏi Lý Tỉnh Tuyền - người đang ngồi ở phòng Hạ Long: “Còn ông, ông có biết việc này không?”. Lý Tỉnh Tuyền nói: “Tôi cũng không biết”. Lưu Thiếu Kỳ trầm lặng một lúc rồi nói: “Nếu nói như vậy, chúng ta không hề biết trước việc này rồi!”.

Ngày hội nghị thứ, chỉ có Diệp Quần - vợ của Lâm Bưu - và một số người khác do Lâm sắp xếp phát biểu. Khi từ hội nghị trở về, Hạ Long nói với vợ mình là Tiết Minh: “Hôm nay, một mình Diệp Quần nói luôn mấy tiếng đồng hồ. Bà ta nói bao nhiều điều xấu xa về La Thụy Khanh, nhiều chuyện nghe rõ là phi lý. Cậu xem những gì mà Diệp Quần nói, La Thụy Khanh có thể làm được không? Không, không thể nào. Tôi xem những gì Diệp Quần nói không tin được”.

Cho tới ngày thứ tư, Diệp Quần tới tìm Hạ Long. Diệp nói, Lâm Bưu rất quan tâm đến phó thủ tướng Hạ, nên bà ta thay mặt Lâm Bưu tới thăm. Hai ngày sau đó, Tiết Minh tới thăm Diệp Quần, Diệp nói lâu nay không dám qua chơi nhà họ Hạ là vì không biết tính tình của Hạ Long ra sao, rồi nói những chuyện trước đây Tiết Minh “nói xấu” mình, bà ta sẵn sàng bỏ qua, chỉ cần từ này về sau không nhắc tới nữa.

Tiết Minh nói: “Chuyện trước đây ra sao, cả tôi và chị đều hiểu rõ”. Diệp Quần vốn tên là Diệp Nghi Kính, còn gọi là Diệp Cẩn. Năm 1937, Diệp Cần từng làm phát thanh viên trong đài phát thanh của Quốc dân đảng, từng tham gia các cuộc diễn thuyết do đoàn Tam thanh của Quốc dân đảng tổ chức.

Vì vậy, vào năm 1942, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành đợt chỉnh đốn tác phong đảng viên, Tiết Minh từng khuyên Diệp Quần khai rõ với tổ chức những sự việc này. Tuy nhiên, Diệp Quần từ sau khi kết hôn với Lâm Bưu thì trở nên ngang ngược, không coi những lời của Tiết Minh ra gì. Tiết Minh không còn cách nào khác, đành đem mọi chuyện lên ban tổ chức của Trung ương để giải quyết. Cũng từ đó, Lâm Bưu và Diệp Quần luôn khắc cốt ghi tâm “mối hận” này. Diệp Quần nói những chuyện Tiết Minh trước kia “nói xấu” mình cũng là ám chỉ sự việc này.

Hai ngày sau đó, Diệp Quần lại nói với Tiết Minh: “Tôi cảnh báo với chị một vấn đề. Em trai của Lâm Nguyệt Cầm (vợ của nguyên soái La Vinh Hằng) là một đặc vụ Quốc dân đảng. Anh chị quan hệ với họ rất thân, lại còn đưa những văn kiện tối mật cho họ xem, giờ nói là anh chị thông đồng với Quốc dân đảng, e là khó mà nói cho rõ được”. Tiết Minh giải thích đó là một giấy tờ bình thường do một vị trong Bộ Chính trị nhờ đưa cho Lâm Nguyệt Cầm xem. Tuy nhiên, Diệp Quần không tin, coi đó là một sự ngụy biện.

Tiết Minh đem câu chuyện Diệp Quần nói với mình nói lại với chồng, Hạ Long nói: “Không thể xem thường những cuộc thăm viếng của Diệp Quần. Diệp Quần nói bà ta không nhớ gì đến chuyện trước đây, vậy thì sao lại cứ nhắc mãi tới chuyện đó?”. Tiếp đó, Hạ Long thở dài nói: “Có lẽ lần hội nghị này không hề đơn giản như thế, mục đích của họ có thể lớn hơn nhiều!”.

Hội nghị ở Thượng Hải diễn ra từ ngày 8 - 15/12, trong vòng 7 ngày, ngoài những lời buộc tội vô căn cứ, không đưa ra được bằng chứng xác thực nào về sự phản bội của nguyên soái La Thụy Khanh. Tuy nhiên, tại hội nghị ủy ban thường vụ quân ủy tổ chức ngay sau hội nghị này, đã quyết định bãi miễn chức vụ của La Thụy Khanh. Hạ Long cũng không còn được đảm nhiệm vai trò của một phó chủ tịch thường vụ quân ủy nữa.

2. Sau khi hội nghị ở Thượng Hải kết thúc, Hạ Long và Đổng Tất Vũ cùng tới Quảng Châu nghỉ ngơi. Tháng 3/1966, theo kế hoạch từ trước, Hạ Long tới Thành Đô thị sát khu công nghiệp gang thép Cây hoa gạo. Đây vốn là nhiệm vụ Mao Trạch Đông giao cho Hạ Long. Trong quá trình thị sát, Hạ Long cùng với các cán bộ công nhân nghiên cứu kế hoạch, thảo luận, giải quyết các vấn đề vướng mắc của công trình. Sau khi công việc thị sát hoàn tất, Hạ Long trở về tới Bắc Kinh thì đã là 9/4/1966.

Không lâu sau đó, một cuộc động loạn được gọi là “Đại cách mạng văn hóa” bắt đầu. Từ 4 - 26/5, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, phê phán những hành vi “phản đảng” của Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Quang Côn,… và đưa ra văn bản mang tính chỉ đạo cho cuộc động loạn kéo dài suốt 10 năm sau đó mang tên “Bản thông tri ngày 16/5”.

Sau đó, từ ngày 1 - 12/8, bắt đầu tổ chức hội nghị 11 khóa 8. Tại hội nghị, Mao Trạch Đông bóng gió phê phán Lưu Thiếu Kỳ “đứng trên lập trường tư sản phản động, thực hiện chuyên chính giai cấp tư sản”. Đồng thời, Mao Trạch Đông cũng viết thư cho Hồng vệ binh của Đại học Thanh Hoa, “nhiệt liệt ủng hộ” hành động của họ. Cuộc động loạn từ Bắc Kinh bắt đầu lan rộng ra toàn quốc.
Lâm Bửu
Lâm Bửu
Hạ Long là một người cực kỳ trung thành với Đảng Cộng sản và với Mao Trạch Đông. Chỉ cần là quyết định của Trung ương, là chỉ thị của Mao Trạch Đông thì bất kể hoàn cảnh nào, Hạ Long cũng nhất định chấp hành. Tuy nhiên, Hạ Long làm cách nào cũng không thể lý giải nổi lý do vì sao Mao Trạch Đông lại phát động cái gọi là “Đại cách mạng văn hóa” này. Những cán bộ cách mạng cả đời hy sinh cho sự nghiệp của Đảng sau một đêm bỗng trở thành những kẻ tư sản, những tướng quân hiển hách bỗng chốc trở thành “phản đồ”, “đặc vụ”. Sự đảo lộn tới không ngờ của lịch sử khiến Hạ Long không thể nào hiểu được.

Sau hội nghị lần thứ 11, Bộ Chính trị và Ban Bí thư trung ương liên tục mở các hội nghị sinh hoạt Đảng để giải quyết “vấn đề” của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình. Trước tình hình đó, Hạ Long cảm thấy vô lý và rất khó chịu. Một lần, Mao Trạch Đông hỏi Hạ Long: “Cậu đã phát biểu chưa?”, Hạ Long đáp: “Vẫn chưa phát biểu”.

Mao Trạch Đông lại hỏi: “Sao không nói?”, Hạ Long thật thà đáp: “Báo cáo chủ tịch, tôi vẫn chưa nâng nổi quan điểm!”. Không lâu sau đó, các hội nghị sinh hoạt Đảng không mở nữa. Hạ Long vui mừng thông báo cho những bạn bè tới thăm mình. Có người hỏi: “Sao lại không mở nữa?”. Hạ Long đáp rằng: “Tiếp tục mở hội nghị còn không được, huống hồ là nâng quan điểm”.

Trong thời gian này, Hạ Long bàn với Tiêu Hoa về Cách mạng văn hóa và làm cách nào để giải quyết vấn đề các cán bộ lão thành của Đảng. Hạ Long nói: “Cách mạng văn hóa rốt cuộc là cái gì? Theo như cách làm hiện nay thì giống như là một cuộc thanh trừ giai cấp trong nội bộ. Những cán bộ lão thành công tác hàng mấy chục năm, nhiều người xém chút còn bị địch giết. Họ thuộc giai cấp nào, chẳng lẽ Đảng không hiểu hay sao?”.

Trung tuần tháng 9, một cán bộ lãnh đạo bị quy là “phản đồ”, “tư sản” đã mang biên bản kiểm tra của họ tới cho Hạ Long xem. Ở cuối các bản kiểm tra đều có đề cập tới “đại bác tấn công Bộ Tư lệnh”. Hạ Long xem xong hỏi: “Vì sao lại đề xuất việc đại bác tấn công Bộ Tư lệnh? Lẽ nào anh thừa nhận mình là giai cấp tư sản trong Bộ Tư lệnh?”.

Hạ Long trước sau vẫn không tin rằng trong nội bộ Đảng lại tồn tại cái gọi là “Bộ Tư lệnh giai cấp tư sản”, cũng không tin rằng ở tầng lớp lãnh đạo cao nhất của Đảng lại có người “đứng trên lập trường của giai cấp tư sản”, “thực hiện chuyên chính tư sản”. Ông càng không tin rằng có nhiều cán bộ lãnh đạo lại “đi theo con đường tư bản” đến như vậy. Có một hôm, Khang Sinh gặp Hạ Long, hỏi: “Anh có biết Dương Trực Lâm không?”.

Hạ Long đáp: “Tôi biết”. Khang Sinh nói: “Ông ta làm việc cho ngụy quân, là một phản đồ”. Hạ Long giật nảy mình, đáp: “Anh ấy không phản bội, là tổ chức cử anh ta đi”. Năm 1986, nhớ lại sự việc này, Dương Trực Lâm nói: “Thực sự, khi đó Chủ tịch Hạ Long đã lâm vào tình cảnh rất nguy hiểm, thế mà vẫn rất khẳng khái bảo vệ cho tôi”.

Tháng 10/1966, lại triệu tập hội nghị công tác. Sau khi hội nghị kết thúc, bắt đầu triển khai cuộc vận động “quét mọi trở ngại”, phê phán con đường phản động của giai cấp tư sản. Các trường quân đội cũng bắt đầu loạn lên. Một số lượng lớn các sỹ quan lẫn sinh viên trong các trường quân sự kéo về Bắc Kinh. Họ kết hợp với lực lượng “tạo phản” ở địa phương tấn công các căn cứ quân sự, cướp các tài liệu mật của quốc gia khiến các cơ quan quân sự gần như tê liệt. Ngày 13/11, tiểu tổ cách mạng văn hóa của quân ủy trung ương quyết định mở một hội nghị tại sân vận động công nhân ở Bắc Kinh, mời các vị nguyên soái có uy tín xuất hiện để dẹp yên tình hình.

Trong số những nguyên soái được mời tới, có Hạ Long. Thế nhưng đây cũng là lần cuối cùng Hạ Long được nói trước quần chúng và cũng là lần duy nhất, Hạ Long đăng đàn nói về cách làm thế nào để tham gia “Cách mạng văn hóa”. Từ khi cuộc Cách mạng văn hóa bắt đầu tới lần diễn thuyết này, Hạ Long vẫn không tin rằng trong nội bộ Đảng lại có hai “Bộ Tư lệnh”.

Hạ Long bảo vệ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, phản đối việc “làm phản một cách hợp lý”. Đương nhiên, việc Hạ Long và các vị nguyên soái diễn giảng về cách tham gia “Cách mạng văn hóa” đối ngược hoàn toàn với lập trường của bọn Lâm Bưu và Giang Thanh, cũng là phê phán âm mưu đoạt quyền trong động loạn của chúng, vì vậy, bọn chúng bắt đầu căm ghét và phản đối ông. Tuy nhiên, đây chưa phải là lý do duy nhất khiến Lâm Bưu tìm mọi cách bức hại Hạ Long cho tới chết.

3. Việc Lâm Bưu muốn đánh đổ Hạ Long vẫn còn một nguyên nhân rất sâu xa mà ít người được biết tới.

Mùa xuân năm 1942, Hạ Long tới Diên An nhận chức Tư lệnh Liên quân Biên khu Thiểm Cam Ninh. Một lần, Mao Trạch Đông và Hạ Long nói chuyện, bàn tới Lâm Bưu và nhắc tới hội nghị Tôn Nghĩa, nói Lâm Bưu ngoài mặt thì thừa nhận vị trí lãnh đạo của Mao Trạch Đông, tuy nhiên phía sau lưng thì bất mãn, thậm chí còn chửi mẹ chửi cha. Năm 1938, trong hội nghị Lạc Xuyên, Lâm Bưu không màng đến đại cục, không hề quan tâm tới kiến nghị để quân lại phòng ngự ở Biên khu Thiểm Cam Ninh của Mao Trạch Đông.
d

Trong thời kỳ kháng chiến, Lâm Bưu từng nói, đàm phán với Tưởng Giới Thạch thì nên nói một vài lời dễ nghe… Cuộc trò chuyện giữa Mao Trạch Đông và Hạ Long lần ấy sau này đã bị Lâm Bưu biết. Lại thêm năm 1937, sau khi tham gia hội nghị Lạc Dương, khi trên đường trở về Sơn Tây, Lâm Bưu từng viết cho Hạ Long một mẩu giấy nói, Tưởng Giới Thạch có ý định chiến tranh tới cùng, khi trở về chúng ta có thể tiết lộ bí mật này. Tờ giấy này sau đó bị một cảnh vệ của Hạ Long làm hỏng do mang đồ của Hạ Long đi giặt.

Những việc này khiến Lâm Bưu hình thành một mối lo Hạ Long sẽ nói ra mọi chuyện. Sau khi Trung Quốc thống nhất, Hạ Long chiếu theo tư tưởng của Mao Trạch Đông, nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Trong suốt thời gian Hạ Long đảm nhiệm vai trò chủ tịch thường trực Quân ủy Trung ương, quân đội đạt được rất nhiều thành tích trên nhiều lĩnh vực.

Điều này khiến Lâm Bưu vô cùng bất mãn, sợ rằng nếu như Mao Trạch Đông cứ tiếp tục trọng dụng Hạ Long như vậy sẽ đe dọa địa vị của mình. Và Hạ Long sẽ trở thành một vật cản cực kỳ khó khăn đối với âm mưu đoạt quyền của Lâm Bưu. Trong một lần hội nghị, chính Lâm Bưu đã tiết lộ nguyên nhân thầm kín này. Lâm nói, y muốn đánh đổ Hạ Long là vì tính đến việc “sau khi Mao Chủ tịch qua đời”, sợ rằng Hạ Long sẽ “bắn pháo hô hào làm loạn”.

Năm 1959, sau khi Lâm Bưu đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cài cắm thân tín của mình vào các cơ quan hải quân, không quân rồi hãm hại những cán bộ bất đồng ý kiến với mình. Sau khi “Các mạng văn hóa” nổ ra, những thân tín của Lâm Bưu tại hai đơn vị này đã thừa cơ đoạt quyền.

Ngày 28/8, Lâm Bưu cho gọi Ngô Pháp Hiến tới nói: “Hạ Long có dã tâm, khắp nơi chọc tay vào, từ Bộ Tổng tham mưu tới hải quân, không quân rồi các học viện chính trị, đâu đâu cũng thấy mặt lão. Không quân là miếng thịt béo, ai chẳng muốn ăn, anh phải cẩn thận không lão cướp quyền của anh”. Sau đó, Lâm Bưu ra lệnh cho Ngô trở về viết báo cáo tình hình Hạ Long “tham gia” vào công việc của không quân ra sao.

Tới ngày 2/9, Lâm Bưu gọi điện cho Lý Tác Bằng nói: “Anh phải chú ý Hạ Long, Hạ Long thực tế là kẻ đứng phía sau La Thụy Khanh. Hắn kéo một đống người chống lại ta. Quân ủy sẽ nhanh chóng triển khai hội nghị giải quyết vấn đề của hắn. Anh mau mau viết tài liệu báo cáo về vấn đề này”.

Trước thời điểm này, một số nhân viên của Ban ngoại vụ của Bộ Tổng tham mưu đề nghị tạm thời không cho phép các cán bộ lãnh đạo tham gia các hoạt động ngoại vụ. Kiến nghị của họ bị Tham mưu đảng ủy phản đối tuy nhiên, Trung ương lại đồng ý. Vì vậy, họ vui mừng đến Tham mưu đảng ủy để “báo tin mừng”. Bộ Tham mưu tác chiến phân cán bộ viết báo chữ to để biểu thị ủng hộ. Vương Thượng Vinh - Bộ trưởng tham mưu tác chiến - cũng bị buộc phải ký tên.

Lâm Bưu biết vậy liền chớp ngay cơ hội này vu cáo đây là hành động cướp quyền. Sau đó, vì Vương Thượng Vinh từng có thời gian làm việc dưới quyền của Hạ Long nên Lâm Bưu lại vu cáo nói rằng, Vương Thượng Vinh nhận chỉ thị của Hạ Long. Đây là chứng cứ Lâm Bưu dùng để chỉ ra rằng Hạ Long đang âm mưu đoạt quyền và yêu cầu thân tín của mình “nhanh chóng viết báo cáo”. Không chỉ có vậy, tại khắp các binh chủng khác, Lâm Bưu đều tìm mọi cách để làm những bằng chứng giả vu cáo Hạ Long.

4. Tuy nhiên, Lâm Bưu biết rằng, muốn đánh đổ Hạ Long thì cần phải tạo nên một bằng cớ ngay tại vấn đề được coi là “kị húy” nhất. Vì vậy, Diệp Quần đã chỉ đạo cho trưởng ban bảo vệ văn phòng Quân ủy Trung ương Tống Trị Quốc viết một báo cáo vu khống Hạ Long.

Báo cáo viết: “Hạ Long có một khẩu súng ngắn được chế tạo rất tinh vi. Buổi tối ngủ thường để súng dưới gối, khi ra ngoài thì thường mang theo. Tuy nhiên, hai tháng gần đây, súng của Hạ Long không còn đặt dưới gối mà ra đường cũng không mang theo nữa. Sau đó, có người mật báo rằng, cây súng của Hạ Long từ khi Cách mạng văn hóa bắt đầu đều để ở chỗ con gái của Đổng Tất Vũ, đang sống ở Trung Nam Hải để tiện cho Hạ Long khi có hội nghị ở Hoài Nhân Đường thì dùng để ám sát Mao Chủ tịch”.

Lời vu cáo trắng trợn này nhanh chóng được lan truyền. Đổng Tất Vũ đã vì những lời vu cáo này quát mắng con gái mình. Con gái Đổng kinh ngạc nói: “Những lời hoang đường này cha nghe được từ đâu? Cây súng đó không phải là bác Hạ Long để ở chỗ con mà là khi con và một số bạn nam khác tới nhà bác ấy chơi, thì bác ấy đưa cho con để làm đồ chơi. Nhưng đó là chuyện từ năm 1957”.

Để nói rõ việc này, con gái của Đổng Tất Vũ đã vội vàng tìm trong rương của mình khẩu súng cũ giao cho các cơ quan hữu quan. Những người kiểm tra súng phát hiện cò súng không kéo được, dùng hết sức bóp thì mới dịch được một chút. Những người kiểm tra súng đều nói: “Súng này có thể dùng để ám sát người được không?”.

Tuy nhiên, Lâm Bưu vẫn đem những bức thư vu cáo này đưa cho Lý Tác Bằng và Ngô Pháp Hiến để viết báo cáo gửi cho Mao Trạch Đông. Buổi trưa ngày 5/9, trong phòng nghỉ của bể bơi ở Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông đem bức thư vu cáo của Ngô Pháp Hiến đưa cho Hạ Long. Hạ Long xem xong hỏi: “Tôi có cần tìm Ngô Pháp Hiến nói chuyện không?”.

Mao Trạch Đông nói: “Có việc gì mà nói? Anh không lo, tôi sẽ làm phái bảo hoàng cho anh”. Hạ Long không ngờ, sau cuộc nói chuyện với Mao Trạch Đông chỉ ba ngày, trong một cuộc hội nghị, Lâm Bưu đã đề nghị mọi người phải đề cao cảnh giác với âm mưu đoạt quyền của Hạ Long.

Tối ngày 9/9, Mao Trạch Đông đã cho bí thư của mình là Từ Diệp Phu gọi điện cho Hạ Long, nói: “Sau khi Lâm Bưu và một số đồng chí làm việc, sự việc đã kết thúc. Anh có thể đi thăm và xin ý kiến của một số đồng chí có liên quan”. Nửa đời người lăn lộn súng đạn, Hạ Long coi khinh nhất là loại người lén lút sắp đặt âm mưu phía sau, vì vậy nhận được điện thoại, tức giận nói: “Có gì thì đặt lên bàn nói! Cứ lén lén lút lút phía sau lưng như thế thì còn ra gì!”. Tuy nhiên, Hạ Long vẫn nghe theo chỉ thị của Mao Trạch Đông, tìm tới gặp Lâm Bưu để xin ý kiến.

Khi tới gặp Lâm Bưu, Lâm nói: “Đồng chí Hạ, tôi không có ý kiến gì về anh”. Hạ Long nói: “Không, Lâm phó chủ tịch chắc là có một chút ý kiến chứ”. Lâm Bưu ngừng một lát rồi nói: “Nếu như nói, chỉ có một điểm này thôi. Đó là vấn đề của anh lớn hay nhỏ phụ thuộc vào việc anh ủng hộ ai, phản đối ai”.

Hạ Long nghe Lâm Bưu uy hiếp thì cười nói: “Phó chủ tịch Lâm, đồng chí cũng biết tôi lăn lộn gần một đời, tôi ủng hộ ai, phản đối ai, chẳng lẽ không rõ!”. Hai người ngay câu đầu tiên đã không hợp nhau, nên Hạ Long đành đứng dậy ra về. Sau lần nói chuyện này, Lâm Bưu biết rằng kế hoạch vu cáo mà y dày công sắp đặt không thể đạt được mục đích là “khống chế” Hạ Long. Vì vậy, một âm mưu mới tàn độc và thâm hiểm hơn lại được bè lũ của Lâm Bưu bắt đầu sắp đặt để hãm hại vị nguyên soái trung thành Hạ Long.
đăng bởi: phunutoday

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=314402#ixzz4scumfA1P
http://www.xaluan.com/raovat

Ai giết nguyên soái Hạ Long?


In bài viết
  Trong bữa tiệc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 71 của mình, Mao Trạch Đông đã uống một bình rượu Bạch Sa Dạ, xong nói có người đang muốn “cướp quyền” Mao, liệu quân đội còn ủng hộ Mao không?



Một số sách báo Trung Quốc xuất bản những năm gần đây giải thích vì sao Mao đưa câu hỏi ấy ra. Là do bấy giờ Mao (về danh nghĩa) bị đẩy khỏi “tuyến một” về “tuyến hai” của chính trường Trung Nam Hải (sau thất bại Đại tiến vọt) và uy tín đang xuống. Mao muốn dựa vào quân đội để khởi sắc và nêu câu hỏi trên trực tiếp nhằm vào Lâm Bưu (Phó chủ tịch đảng, Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) đang là thượng khách của Mao trong tiệc rượu. Mao hỏi, Lâm Bưu không khỏi nghĩ đến hai nhân vật quyền lực hiện đang mâu thuẫn với Lâm:
1. Đại tướng La Thụy Khanh, Phó thủ tướng, Tổng thư ký Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng tham mưu trưởng quân đội.
2. Nguyên soái Hạ Long, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch thường trực Quân ủy trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban công nghiệp quốc phòng.
Việc vu cáo bức hại La Thụy Khanh mời các bạn xem Kỳ 5 (Kỳ 5: Đại tướng La Thụy Khanh nhảy lầu tự vẫn).
Dưới đây nói về thủ đoạn đánh đổ Hạ Long.
Hạ Long sinh năm 1896 tại Hồ Nam. Năm 31 tuổi, Hạ Long chỉ huy quân khởi nghĩa Nam Xương (Giang Tây) chống lại Tưởng Giới Thạch (đứng đầu Quốc dân đảng) đang mở đợt lùng bố, giết hại các đảng viên đảng Cộng sản và những người cách mạng cánh tả Trung Quốc.
Theo cuốn “Cha tôi Đặng Tiểu Bình” của Mao Mao (sđd ở Kỳ 53-54), khoảng một triệu người bị tàn sát trong các đợt khủng bố trắng (từ 1927 - 1932): “chỉ riêng tháng 1 đến tháng 8.1928 đã có hơn 10.000  người hy sinh, tổ chức đảng cũng bị phá hoại nghiêm trọng. Đến cuối năm 1927, số lượng đảng viên từ trên 50.000 giảm xuống còn hơn 10.000” (tr. 218).
Trong tình thế hiểm nghèo, Hạ Long (cùng Bí thư Quân ủy trung ương Chu Ân Lai và Diệp Đình, Chu Đức, Lưu Bá Thừa) phát động khởi nghĩa Nam Xương ngày 1.8.1927. Tài liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (đã dẫn Kỳ 58) ghi có 30.000 binh sĩ tham gia khởi nghĩa, sau thất bại chỉ còn lại gần 2.000 quân. Tuy không thành công, nhưng đó là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện (lần đầu tiên) của lực lượng vũ trang do đảng Cộng sản lãnh đạo. Nên ngày 1.8 trở thành ngày kỷ niệm thành lập quân đội nhân dân Trung Quốc. Và tên tuổi nguyên soái Hạ Long gắn liền sự kiện đó (tổng chỉ huy quân khởi nghĩa).
Tên ông lại thường ghép cạnh Robin Hood (nhân vật anh hùng của thời Trung cổ trong truyền thuyết phương Tây - pha lẫn chất “giang hồ Lương Sơn Bạc” phương Đông) để gọi: “Robin Hood Hạ Long”.
Hạ Long có “tính tình đặc biệt phóng khoáng” và rất gần gũi thân thiết với gia đình Đặng Tiểu Bình: “Ở Tây Nam, hai gia đình ở tầng trên, tầng dưới, con cái lại sấp xỉ tuổi nhau, cùng vui chơi, cùng cãi lộn. Sau giải phóng, cha tôi thường dẫn chúng tôi đến chơi nhà bác, người lớn nói chuyện vui vẻ, trẻ con chơi nghịch, người ngoài không biết, tưởng như người trong một gia đình. Kể cũng lạ, trong mười vị đại nguyên soái, cha tôi có quan hệ rất tốt với 9 người, chỉ riêng với Lâm Bưu là không hề qua lại. Đó chủ yếu là do tính tình Lâm Bưu rất kỳ cục, không qua lại chơi bời với bất kỳ ai” (Mao Mao - sđd. tr. 845). 
Đoạn trên ít nhiều cho thấy tính cách khác nhau giữa Hạ Long và Lâm Bưu. 
Điều ấy không quan trọng bằng mâu thuẫn giữa hai bên về quan điểm xây dựng quân đội. Một bên, Lâm Bưu chủ trương đặt trọng tâm vào công tác chính trị. Bên kia, Hạ Long đặt nặng công tác huấn luyện quân sự nên (cùng La Thụy Khanh, Diệp Kiếm Anh) mở hội thao võ thuật toàn quốc với hơn 13.000 cán bộ thuộc 18 quân khu tham dự.
Lúc đầu, Mao Trạch Đông (với Chu Ân Lai, Chu Đức và Đặng Tiểu Bình) hoan nghênh cao trào “đua tài kỹ thuật quân sự dấy lên trong các quân binh chủng”, khen ngợi Hạ Long và những tướng lĩnh đề xướng.
Đến sau tiệc mừng thọ 71 tuổi (26.12.1964), Mao đổi thái độ, ủng hộ Lâm Bưu vì Lâm Bưu ra chỉ thị (29.12.1964) phải đẩy mạnh phong trào “học tập tác phẩm Mao Trạch Đông trong toàn quân”. Mao để mặc Lâm Bưu phủ định “cao trào đua tài kỹ thuật”, phê bình Hạ Long và La Thụy Khanh, bảo họ đã hạ thấp vai trò giáo dục tư tưởng Mao trong quân đội, kéo dài các đợt hội thao mất thời gian và tốn kém.
Phần Mao, trong thâm ý, việc làm ấy của Lâm Bưu (đầu năm 1965) đã giúp củng cố thanh thế Mao trong quân đội để chuẩn bị mở trận địa “cách mạng văn hóa vô sản” (mùa thu 1966). Trên trận địa đó, Lâm Bưu cùng Khang Sinh (cố vấn của Giang Thanh) lập tổ chuyên án điều tra Hạ Long về “âm mưu gây binh biến”, “tự tiện điều động quân đội”“bố trí đại pháo hướng nòng súng về chỗ ở của Mao chủ tịch”, rồi ra lệnh bắt giam.
Bị truy bức, khủng bố tinh thần, không được cấp thuốc chăm sóc khi ngã bệnh, nên Hạ Long đã chết lúc 15 giờ chiều 9.6.1969. Ai là thủ phạm chính bức tử Hạ Long?. Có thể nói hai người “cộng lực”: Mao Trạch Đông (nhằm loại bớt những “ngôi sao” kỳ cựu đang có ảnh hưởng trong quân đội và trên chính trường đương thời) và Lâm Bưu (nhằm giải quyết mâu thuẫn về quan điểm xây dựng quân đội dẫn đến tranh chấp quyền lợi chính trị) - bên cạnh tất nhiên có “đảng hoàng hậu” của Giang Thanh tiếp sức.
Loại trừ Hạ Long và  một số danh thần khai quốc khác, Lâm Bưu bước lên vị trí số 2 (sau Mao Trạch Đông). Nhưng thực chất đó là “vị trí đệm” để Lâm Bưu “chuyển giao quyền lực” cho Giang hoàng hậu. Nhưng Lâm Bưu không sớm nhận ra nước cờ lắc léo của Mao và đã phải chết trên đường lưu vong.
Bộ râu của Hạ Long
Có nhà tướng thuật đem tướng mặt của người phân làm ba phần, gọi là Tam đình.
Từ mép chân tóc trước trán đến lông mày trở lên là Thượng đình, còn gọi là "Thiên vị"; từ lông mày đến chỗ dưới Mũi là Trung đình, còn gọi là "Nhân vị"; từ chỗ dưới Mũi đến chỗ cằm (hàm) là Hạ đình còn gọi là "Địa vị".
Thượng đình trông coi vận những năm đầu của đời người từ 15 tuổi đến 30 tuổi. Trung đình trông coi vận trung niên từ 31 tuổi đến 49 tuổi. Hạ đình trông coi vận những năm cuối đời từ 50 tuổi về sau.
Khi xem tướng mặt một người, nếu tam (ba) đình: thượng, trung, hạ bàng nhau biểu thị đời người đó không có khó khăn trắc trở quá lớn, ổn định thuận lợi. Ngược lại thì biểu thị vận mệnh người đó biến đổi nhiều. Cho nên có thể thông qua Tam đình nhìn thấy được vận mệnh đời người của một người.
Thượng đình đại biểu cho tư tưởng và trí lực của một người, cũng biểu thị vận thế do trời phú. Loại vận thế này là vận thế dưới sự bảo hộ và ảnh hưởng của cha mẹ. Nếu như thượng đình không có vết sẹo, vết đen, rộng lớn nhẵn bóng, không có lồi lõm, biểu thị vận những năm đầu đời người đó rất tốt. Thời thơ ấu được sống rất hạnh phúc. Những người mà Thượng đình so với Trung đình và Hạ đình tốt hơn, phần lớn đều là vận thế của ông bà hoặc cha mẹ rất tốt. Ngược lại, những người Thượng đình hẹp thì vận thế tương đối kém, nếu muốn khai thác cuộc đời thì phải sống qua vận trung niên về sau, mới có hi vọng.
Trung đình biểu thị khả năng làm việc và khả năng thực tiễn của một người. Thời kì này chính là thời kì một cá nhân mình đánh cả thiên hạ, tự lực cánh sinh, cho nên gọi là Nhân vị. Vị trí bộ phận này lại là bộ phận mà mừng giận vui buồn của con người biểu hiện phong phú nhất. Những nếp nhăn trên mặt cũng tập trung chủ yếu tại vị trí bộ phận này là sự khắc họa chân thực của những năm tháng của đời. Những người Trung đình đài, biểu thị những người đó sống sau tuổi 31 mới có vận thế tốt. Ngược lại, người có Trung đình hẹp, ngắn thì ở thời kì này không nên đưa ra những ý nghĩ không an phận. Từ vị trí bộ phận này còn có thể nhìn ra người đó có sung túc không, sự nghiệp có thành công không, quan hệ nhân tế (giữa người với người) như thế nào, quan hệ với người khác giới ra sao. Cho nên trung đình là vị trí tập trung vận mệnh chủ yếu của đời người.
Hạ đình đại biểu cho yêu đương, tính dục, dục vọng và năng lực phán đoán, có thể nhận ra trạng thái sinh hoạt của một người, cho nên gọi là "Địa vị". Nếu bộ phận cằm của người này đầy đặn, nhẵn bóng, rộng lớn biểu thị vận thế của những năm cuối đời tốt.
Các nhà tướng thuật Trung Quốc đã căn cứ các quan điểm nói trên xem tướng cho người ta, giúp họ chấn chỉnh lại những chỗ thăng trầm của vận thế đời người. Nghe nói bộ râu của Hạ Long chính là đã nghe lời khuyên của một nhà xem tướng mặt nên ông đã giữ lại như vậy.
Một bài ghi chép đã ghi lại câu chuyện này. Hồi còn trẻ khi Hạ Long đi học, thầy giáo đã cho rằng Hạ Long có một cái mũi nở, nói ông không thể trở thành người có tài cao, nên học cũng vô dụng, trên khắc cha mẹ, dưới khắc con cháu. Hạ Long từ đó trở đi một mạch bỏ học đi buôn, về sau đế quét sạch bất bằng đã dẫn hơn bốn mươi người nổi dậy làm cách mạng. Thế là mới 29 tuổi ông đã là thống soái của hàng vạn người, về sau, một ông bạn giang hồ xem qua tướng mặt của Hạ Long xong nói: tướng mặt của tướng quân, có chỗ chưa đủ đẹp là lỗ mũi hơi to, lỗ mũi lớn không có kết thúc, bên trong hiện rõ lông mũi, những năm cuối đời không bảo đảm, họ hàng thân thuộc có xung khắc. Cho nên giữ lại bộ râu để giữ vận mệnh cao quý.
Hạ Long cho là có lí, từ đó trở đi đã để bộ râu, cho nên có lời khen "bộ râu đẹp của Hạ Long". Mấy chục năm sau, khi ông chơi đùa nghịch với con trai bị con trai nhổ mất vài sợi râu, lúc đó ông bỗng phát cáu liền giơ tay bạt tai con trai mấy cái liền. Việc này qua đi chưa lâu thì vận rủi của ông đã đến. Những người của Lâm Bưu mới thật sự vặt râu của ông, dẫn đến vị nguyên soái đã từng chỉ huy "thiên quân vạn mã" này, sau khi phải sống mất mấy năm cuối đời đau khổ đã mất sớm.
Tác giả của bài văn này viết đến đây bèn than thở nói: Việc của tướng mệnh, huyền diệu vô cùng, không thể biết hoàn toàn, nhưng không thể không biết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH