NỖI NIỀM OAN KHUẤT 16 (La Thụy Khanh)
-Từ
ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến
sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy
ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Xử lý ảnh: Mạnh Quân
Tuần báo L’Obs
đưa chúng ta trở lại với bước ngoặt lịch sử, vẫn là một khoảng tối
không được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đề cập đến dù nửa thế kỷ đã
trôi qua.
Hình 1 (EyePress News/AFP): Cách mạng Văn hóa được Mao Trạch Đông chính thức tung ra vào năm 1966 để « bảo đảm sự trong sáng của ý thức hệ cộng sản », và « trừ khử các thành phần thân tư bản ».
Trên thực tế, cuộc « cách mạng » này nhằm giúp Mao nắm lại việc kiểm
soát Đảng, trong lúc ông ta bị tước đi thực quyền. Được cổ vũ bằng những
lời kêu gọi nổi dậy của Mao, các học sinh lao vào một cuộc « đấu tranh giai cấp » đầy
bạo động. Nhiều triệu người bị đàn áp đến chết, vô số công trình văn
hóa và tôn giáo bị phá hủy. Phong trào kéo dài cho đến khi Mao qua đời
năm 1976, để lại phía sau một đất nước đang trong cơn sốc, một nền kinh
tế tê liệt và một xã hội bị khủng hoảng nặng nề.
Hình 2 (AFP) : Xuất xứ của cuộc « cách
mạng » này là gì ? Năm 1958, Mao Trạch Đông tung ra chiến dịch Đại nhảy
vọt, hậu quả là gây ra nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử làm 45 triệu
người chết. Trước thất bại này, Đảng không còn muốn theo xu hướng mao-ít
cực đoan, và thay thế Mao bằng Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) – trong ảnh –
nhân vật số 2 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lên làm chủ tịch nước năm
1989, Lưu Thiếu Kỳ cố gắng gầy dựng lại nền kinh tế đang bị suy sụp. Mao
Trạch Đông sau đó tung ra nhiều phong trào để chống lại ông Lưu, cho
đến khi giới trẻ đáp ứng lại lời kêu gọi của Mao vào tháng Năm năm 1966.
Lưu Thiếu Kỳ là một trong những nạn nhân đầu tiên của Hồng vệ binh. Bị
cách chức năm 1966, bị tống giam năm 1967, ông bị tra tấn và lăng nhục
cho đến khi qua đời năm 1969.
Hình 3 (EyePress News/AFP): Mùa xuân năm
1966, Hồng vệ binh gồm học sinh trung học và sinh viên bị lóa mắt bởi
các bài diễn văn của Mao, đã hăng hái tuần hành trước thần tượng của
mình. Ở khán đài trên cao, Mao Trạch Đông vỗ tay tán thưởng. Bên cạnh
ông ta là nhân vật số 2 của Đảng – thống chế Lâm Bưu (Lin Biao) – người
sẽ thay thế Lưu Thiếu Kỳ (thứ ba trong ảnh) bị cách chức sau đó ít lâu.
Hình 4 (Tân Hoa Xã/AFP): Để chống lại các
lãnh đạo khác của Đảng vốn không giấu diếm sự nghi ngại, Mao Trạch Đông
đã xuống bơi cùng với 5.000 người khác trên sông Dương Tử ở Vũ Hán hôm
16/07/1966. Thành tích này của Mao đã được tuyên truyền rộng rãi nhằm
chứng tỏ ông ta vẫn còn khỏe, đủ sức làm người đứng đầu đất nước. Ngay
khi quay về Bắc Kinh, Mao ra lệnh « Oanh kích các tổng hành dinh », cho phép Hồng vệ binh tấn công những người đối lập với ông ta trong Đảng.
Hình 5 (Jean Vincent/AFP): Ngày 08/08/1966, Trung ương Đảng thông qua quyết định « 16 điểm », khuyến khích tất cả người dân Trung Quốc « đập tan các lãnh đạo đi theo con đường tư bản chủ nghĩa », và « các lãnh đạo văn hóa nào bênh vực cho tư tưởng tư sản phản động ». Hàng triệu thanh niên phấn khởi đổ về Bắc Kinh, tuần hành trước Mao Trạch Đông và Lâm Bưu. Lời kêu gọi « phá hủy Tứ Cựu » – gồm ý tưởng, văn hóa, phong tục và tập quán cũ – đã gây ra nhiều thảm họa.
Hình 6 (RIA Novosti/AFP): Nhiều lãnh đạo
Đảng bị đưa ra đấu tố trước nhân dân, chẳng hạn tướng La Thụy Khanh (Luo
Ruiqing), từng là bạn chiến đấu của Mao Trạch Đông trong cuộc Trường
Chinh, thành viên Ban bí thư Trung ương Đảng và tổng tham mưu trưởng
quân đội. Tội của ông là dám phản đối Mao và Lâm Bưu. Sau nhiều lần bị
đấu tố công khai, ông tự tử bằng cách nhảy từ tầng ba xuống, nhưng không
chết mà chỉ bị gãy chân. Trong tấm ảnh chụp vào tháng 2/1967, người ta
thấy tướng La Thụy Khanh lại bị lôi ra đấu tố, mặc dù chân đang bị bó
bột. Hàng ngàn trí thức, tu sĩ nhiều tôn giáo khác nhau và những người
bị tình nghi là « phản cách mạng » đã bị Hồng vệ binh hành quyết.
Hình 7 (AFP) : Trên khắp mọi miền đất nước,
tất cả các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo đều bị Hồng vệ binh
tấn công. Tại Bắc Kinh, hàng ngàn công trình lịch sử giá trị đã bị phá
hủy. Các nhân vật lỗi lạc quá cố bị quật mồ, đốt di cốt. Những nơi thờ
tự đều bị phá hoại. Ở Tây Tạng, hầu như toàn bộ 6.000 tu viện đều bị đặt
chất nổ phá hủy.
Hình 8 (AKG): Hồng vệ binh cũng phá hủy
hoàn toàn nhiều thư viện, sau đó vào các nhà dân tịch thu tùy thích, đốt
cháy tất cả những gì bị cho là « tư sản » như sách báo, tranh ảnh, dĩa
hát…Lo sợ bị chúng nhắm đến, nhiều gia đình đã tự tiêu hủy mọi thứ văn
hóa phẩm trong nhà.
Hình 9 (Jean Vincent/AFP) : Các « đại tự báo » (báo chữ to) hiện diện khắp nơi trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Ban đầu sinh viên sử dụng để tố cáo các « tư sản phản cách mạng » lãnh đạo nhà trường, sau đó cái mốt này lan rộng. « Quần chúng nhân dân » được khuyến khích bày tỏ ý kiến trên các đại tự báo này, đã trở thành một loại « truyền thông tự do ».
Nhưng các đại tự báo còn được dùng để tấn công những đối tượng bị cho
là có tư tưởng không đúng đắn, dẫn đến nhiều thảm kịch. Quyền viết đại
tự báo được ghi vào Hiến pháp năm 1975, sau đó bị hủy bỏ năm 1979. Ảnh
được chụp vào tháng 5/1966 tại Bắc Kinh.
Hình 10 (AFP): Ngay từ đầu phong trào, Mao Trạch Đông bổ nhiệm bà vợ thứ tư là Giang Thanh (Jiang Qing) đứng đầu « Nhóm Cách mạng Văn hóa »
trong Trung ương Đảng. Đây là cơ hội cho cựu diễn viên khao khát nổi
tiếng, thanh toán ân oán với tất cả những ai dám ít nhiều chống lại bà
ta. Kể từ năm 1967, Giang Thanh tung ra « chiến dịch làm trong sạch nghệ thuật », cái cớ để trả thù nhiều nghệ sĩ. Bà áp đặt những vòng kim cô tư tưởng siết rất chặt. Chỉ có tám « chương trình biểu diễn kiểu mẫu » đúng đắn về ý thức hệ được cho phép diễn, trong đó có hai vở múa ba-lê là « Hồng sắc nương tử quân » và « Bạch Mao Nữ ». Trong ảnh, Giang Thanh đeo kính, đứng giữa cùng với nhóm múa, tháng 4/1967.
Hình 11 (Bridgeman Images): Cách mạng Văn
hóa lan rộng, vượt ra ngoài vòng kiểm soát. Các phe nhóm Hồng vệ binh
đối địch tấn công lẫn nhau, dù tất cả đều lớn tiếng khoe trung thành với
Mao. Tại một số nơi, đã trở thành một cuộc nội chiến thực sự. Tình hình
hỗn loạn cho đến nỗi Mao Trạch Đông phải yêu cầu tổng tham mưu trưởng
quân đội Lâm Bưu tái lập trật tự kể từ 1967. Sau khi lợi dụng giới thanh
niên để lật đổ những kẻ thù trong Đảng, Mao bèn tống khứ họ. Những « kẻ nổi loạn », bị kết án là đồng lõa với tư sản, bị hành quyết công khai và hàng triệu Hồng vệ binh bị đày về nông thôn để « được quần chúng cải tạo ». Ảnh chụp tháng 8/1968.
Hình 12 (Tân Hoa Xã/SIPA) : Những cuốn « Mao chủ tịch ngữ lục »,
thường được gọi là Hồng bảo thư (Sách quý màu đỏ), được xuất bản trước
khi diễn ra Cách mạng Văn hóa. Với tính thực dụng, Đảng tuy đã tước
quyền Mao sau thất bại của Đại nhảy vọt, cho rằng sẽ làm cho Mao bớt tức
giận bằng cách thúc đẩy quần chúng tôn thờ cá nhân Mao chủ tịch. Sau
khi Cách mạng Văn hóa được khởi động, những cuốn sách đỏ này trở thành
một thứ Kinh thánh mà mỗi người dân đều phải học thuộc lòng. Lâm Bưu ra
lệnh quân đội phải tổ chức những buổi học bắt buộc (trong ảnh là các phi
công quân sự, chụp năm 1969), sau đó phổ biến ra tất cả các cơ quan
hành chính.
Hình 13 (AFP) : Nhân Đại hội Đảng lần thứ 9 năm 1969, Lâm Bưu được ca ngợi là « người bạn chiến đấu thân thiết nhất của Mao chủ tịch » và « người kế nghiệp được toàn thể nhìn nhận ».
Nhưng Mao nghi ngờ phó thống soái của mình tìm cách qua mặt. Sự thất
sủng của Lâm Bưu là một trong những chương nhiều nghi vấn nhất của thời
kỳ Cách mạng Văn hóa. Theo thông tin chính thức, thì ngày 13/09/1971,
Lâm Bưu bỏ trốn sang Liên Xô sau khi âm mưu lật đổ bị vạch trần. Chiếc
máy bay chở ông cùng với gia đình và những người thân tín bị rơi xuống
Mông Cổ, không có ai sống sót. Trong bức ảnh chụp vào tháng 9/1970, Lâm
Bưu đứng phía sau Mao Trạch Đông.
Hình 14 (AFP) : Lâm Bưu đã bị trừ khử, thủ
tướng Chu Ân Lai (Zhou Enlai) được Mao cho phép phục hồi nền kinh tế,
giáo dục và hành chính. Do bệnh nặng, Chu Ân Lai được người dưới quyền
thân tín vừa được phục hồi danh dự là Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) trợ
giúp. Các nhà tư tưởng cực đoan do Giang Thanh cầm đầu, bèn tung ra
chiến dịch « đả kích Khổng Tử ». Cuộc chiến mới đánh vào các
giá trị truyền thống thực ra nhắm vào Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, bị
lên án là muốn kết liễu cách mạng và đẩy Trung Quốc vào con đường tư bản
chủ nghĩa. Cuộc chiến giữa hai phe kéo dài cho đến khi Chu Ân Lai mất
rồi đến lượt Mao Trạch Đông năm 1976. Trong ảnh là một vở múa phê phán
Khổng giáo, năm 1974.
Hình 15 (AFP) : Mao Trạch Đông qua đời ngày
09/09/1976. Ngày 10/10, người kế vị được chỉ định là Hoa Quốc Phong
(Hua Guofeng) được quân đội ủng hộ, đã bắt giam Giang Thanh và các đồng
minh của bà ta. Tin này được mọi người hồ hởi đón nhận. Ngày 01/11, một
cuộc diễu binh (ảnh) được tổ chức để chào mừng tân lãnh tụ. Nhưng Hoa
Quốc Phong trị vì không được bao lâu : do phản đối mọi thay đổi về chính
trị, ông bị Đặng Tiểu Bình tước bỏ quyền hành vào tháng 12/1978.
Hình 16 (AFP) : Sự sụp đổ của « Tứ nhân bang » tức « bè lũ bốn tên »,
nhóm tư tưởng cực đoan do Giang Thanh cầm đầu đánh dấu hồi kết của Cách
mạng Văn hóa. Bị kết án đã đàn áp 730.000 người và làm cho 35.000 người
chết, họ bị lãnh những bản án nặng nề năm 1980. Phiên tòa xử « bè lũ bốn tên »
được truyền hình tường thuật, giúp lên án Cách mạng Văn hóa mà không
đặt lại vấn đề về di sản của Mao cũng như tính chính danh của Đảng. Ảnh
chụp các bị cáo trước tòa ngày 27/11/1980, gồm Trương Xuân Kiều (Zhang
Chunqiao), Vương Hồng Văn (Wang Hongwen), Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên
(Yao Wenyuan).
Hình 17 (AFP) : Bị toàn thể mọi người căm ghét,
Giang Thanh chỉ lên nắm quyền được là nhờ sự hỗ trợ của Mao, và duy trì
được vị thế nhờ nương theo những xu hướng cực đoan nhất. Khi Mao Trạch
Đông chết, bà ta tìm cách nắm trọn mọi quyền hành, khiến cả tổ chức Đảng
và quân đội phải liên minh để chống lại. Trong khi các trợ thủ im lặng
hoặc thú tội, Giang Thanh là người duy nhất phẫn nộ phản đối trong phiên
tòa xử « bè lũ bốn tên » năm 1980. Bị lãnh án tử hình treo rồi
chuyển thành án chung thân, Giang Thanh tự sát năm 1991. Trong ảnh là
Giang Thanh trong phiên tòa ngày 25/01/1981.
Hình 18 (AFP) : Đặng Tiểu Bình và vợ thứ ba
là Trác Lâm (Zhuo Lin) (bên phải trong ảnh) năm 1969. Bị thất sủng thời
Mao năm 1968, được Chu Ân Lai triệu hồi, giao quyền và sau đó lại bị
thất sủng lần nữa khi Chu qua đời năm 1976, Đặng Tiểu Bình xuất hiện
trước mắt Đảng và dân chúng đang bị khủng hoảng như một người cứu rỗi,
có thể lật qua trang sử đẫm máu của Cách mạng Văn hóa. Các cải cách cơ
bản đưa ra tháng 12/1978 đã chấm dứt các thập kỷ sai lầm chính trị khiến
đất nước lụn bại. Bùng nổ kinh tế do Đặng châm ngòi đã đẩy Trung Quốc
lên vị thế các cường quốc hàng đầu thế giới. (Cũng chính Đặng Tiểu Bình
đã khởi động cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979).
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".
----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
La Thụy Khanh: Đại tướng TQ chuốc họa vì thâm thù với Lâm Bưu
Lâm Oanh |
"Tôi thiếu thận trọng, hấp tấp nghe lời gièm pha của Lâm Bưu...Tôi buộc phải tự phê bình bản thân", Mao Trạch Đông nói về khai quốc công thần - Đại tướng La Thụy Khanh.
Chuốc họa từ mối thâm thù
Không giống như nhiều khai quốc công thần khác của Trung Quốc bị bãi nhiệm mọi chức vụ do cáo buộc "cáo tư tưởng phản cách mạng", bi kịch mà La Thụy Khanh phải nếm trải trong Cách mạng văn hóa lại xuất phát từ tư thù cá nhân giữa ông và Lâm Bưu.
Chuỗi tra tấn tàn nhẫn trong phòng bệnh
Được phục hồi danh dự
Không giống như nhiều khai quốc công thần khác của Trung Quốc bị bãi nhiệm mọi chức vụ do cáo buộc "cáo tư tưởng phản cách mạng", bi kịch mà La Thụy Khanh phải nếm trải trong Cách mạng văn hóa lại xuất phát từ tư thù cá nhân giữa ông và Lâm Bưu.
La Thụy Khanh (1906 – 1978), quê ở Tứ Xuyên.
Ông là một trong những khai quốc công thần, lãnh đạo quan trọng của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Ông
từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Công an, Phó
Thủ tưởng Quốc vụ viện, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân
Trung Quốc…
Năm 1955, ông được phong hàm Đại tướng .
Quan hệ giữa La Thụy Khanh và Lâm Bưu từng khá êm ấm. Đó là khi cả hai cùng tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh (1934 - 1935).
Sau đó, La Thụy Khanh cũng từng là cấp dưới cho Lâm Bưu tại Đại học Hồng quân nhân dân Trung Quốc (1936 - 1938).
Đến
năm 1955, La Thụy Khanh được chính Lâm Bưu khi ấy đã là Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng cất nhắc và được đảm nhiệm vị trí Tổng tham mưu trưởng Quân
Giải phóng Trung Quốc.
Tuy nhiên, đến năm 1961, mối quan hệ tốt đẹp này phát sinh những rạn nứt khi xảy ra những mâu thuẫn nhỏ trong công việc.
Đến năm 1964, mâu thuẫn này lớn dần lên khi La Thụy Khanh công khai phản đối cách làm việc mang tính hình thức của Lâm Bưu.
Tuy
nhiên, chính những quan điểm về cách quản lý, huấn luyện quân đội của
La Thụy Khanh được Mao Trạch Đông "vô tình" tán đồng trong Hội thao quân
đội (1964) khiến cho Lâm Bưu vô cùng hậm hực và cho rằng La đang muốn
hất cẳng Lâm để tranh chiếc ghế Bộ trưởng.
Mối
nghi ngờ này của Lâm Bưu càng được củng cố khi La báo cáo với Lâm Bưu
về vấn đề thay thế cán bộ lãnh đạo đã cao tuổi và trong đó có ý rằng,
những cán bộ cao tuổi nên chủ động nhường quyền lãnh đạo cho người trẻ
hơn.
Đại tướng La Thụy Khanh (trái) và Mao Trạch Đông.
Lâm
Bưu vốn đa nghi nên ngay lập tức nghĩ rằng ý kiến đó của La Thụy Khanh
nhằm ám chỉ mình nên rút lui. Vì vậy Lâm càng thêm quyết tâm loại bỏ La
ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.
Để loại bỏ La Thụy Khanh, Lâm Bưu nhanh chóng phác thảo một kế hoạch hoàn hảo nhằm vu cáo tướng La trước Mao Trạch Đông.
Lâm
Bưu đã khéo léo lợi dụng căng thẳng giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ
khi ấy để xuyên tạc với Mao rằng chính La Thụy Khanh đã bị Lưu Thiếu Kỳ
lôi kéo để tập hợp lực lượng tạo phản.
Bên cạnh đó, Lâm Bưu còn cho vợ mình là Diệp Quần nói chuyện riêng với Mao Trạch Đông về trường hợp của La Thụy Khanh.
Trong
cuộc nói chuyện kéo dài 3 tiếng đồng hồ này, Diệp Quần nhấn mạnh nếu
như Mao bỏ qua vụ này để cho La hạ bệ Lâm Bưu và nắm quyền lớn trong đội
ngũ quân đội, công an thì phe của Lưu Thiếu Kỳ sẽ trở nên nguy hiểm
biết nhường nào.
Những lời vu cáo
của hai vợ chồng Lâm Bưu liền phát huy tác dụng, Mao Trạch Đông không
muốn mất đi một cận thần (Lâm Bưu), lại càng không muốn nhìn thấy quyền
lực trong tay bị uy hiếp, ông đã tỏ ra vô cùng sốt sắng.
Mao
Trạch Đông sau đó đã cùng Lâm Bưu bàn thảo kế hoạch nhằm nhổ cái gai
trong mắt càng sớm càng tốt. Lúc này, La Thụy Khanh đang đảm nhiệm vai
trò Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng.
Điều
thuận lợi là La được các lãnh đạo cấp cao như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai,
Đặng Tiểu Bình, Hạ Long và các nhà lãnh đạo khác trong Quân ủy trung
ương tin cậy khiến La Thụy Khanh không nhận ra mối nguy hiểm đang bao
bọc quanh mình.
Tuy nhiên, lúc này Lâm Bưu vẫn âm thầm thu thập những tài liệu chống lại La Thụy Khanh.
Gia đình La Thụy Khanh.
Tháng
12 năm 1965, tại Hội nghị ban thường vụ Bộ Chính trị mở rộng ở Thượng
Hải, dưới sự đồng ý của Mao Trạch Đông, nhóm Lâm Bưu đã vu cáo La Thụy
Khanh với tội danh "lợi dụng quyền lực, trục lợi cá nhân".
Trong
buổi đấu tố kéo dài tới 10 tiếng đồng hồ này, Diệp Quần tố cáo La Thụy
Khanh dùng mọi thủ đoạn để ép Lâm Bưu từ chức và chỉ trích chủ nghĩa cá
nhân trong La ngày một lớn và là hiểm họa cho sự tồn vong của đảng Cộng
sản Trung Quốc.
Kết thúc hội nghị, sau khi định đoạt tội danh, Lâm Bưu tuyên bố bãi nhiệm mọi chức vụ của La Thụy Khanh.
Tuy
hình thức là một hội nghị phê bình cá nhân nhưng do tổ chức đúng dịp La
Thụy Khanh đi thị sát nên ông không hề hay biết và cũng không có cơ hội
để bào chữa và thanh minh cho bản thân.
Sau khi biết tin về hội nghị, La Thụy Khanh cố gắng liên hệ với Mao Trạch Đông để minh oan nhưng đều bị Lâm Bưu ngăn chặn.
Tháng
3 năm 1966, một hội nghị trung ương được tổ chức dưới sự chủ trì của
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh nhằm tiến hành phê bình, đấu tố công khai đối
với La Thụy Khanh.
Trong
hội nghị này, một lần nữa, La Thụy Khanh lại không được minh oan cho
mình, thay vào đó ông phải chịu vô vàn lời chì chiết, thậm chí lăng mạ.
Trong
tình cảnh bị dồn vào chân tường, La Thụy Khanh đã rất uất ức và quyết
định dùng mạng sống để chứng minh cho sự trong sạch của mình cũng như
thị uy với Lâm Bưu.
Ngày
18/3/1966, La Thụy Khanh đã nhảy lầu tự sát nhưng được cứu sống. Hành
động này đã dẫn đến hậu quả ông bị gãy nhiều xương sườn, dập nát xương
hai chân và có nguy cơ bị tàn phế suốt đời.
Dù đang mang bệnh nhưng nhóm Lâm Bưu vẫn không tha cho ông.
Hồng vệ binh liên tục ép La Thụy Khanh phải ngồi vào rọ tre sau đó
khiêng đi đấu tố, thậm chí còn sai người phẫu thuật vết thương của ông
liên tục khiến ông không thể hồi phục.
Đỉnh điểm, đầu năm 1967, La Thụy Khanh phải trải qua hàng loạt màn đấu tố khủng khiếp. Cuối năm 1967, tình trạng sức khỏe của ông xấu đi.
Đây
là cơ hội cho Lâm Bưu hành hạ ông, Lâm nhanh chóng biến phòng bệnh
thành một phòng tra hỏi, theo đó nếu La cứ khăng khăng không nhận tội,
thì bác sỹ sẽ kiên quyết không chữa.
Để
tiếp tục sống, La Thụy Khanh đành phải trả lời theo ý của Hồng vệ binh.
Việc "chữa trị" như vậy diễn ra dai dẳng trong vòng hai năm cho đến khi
ông bị chỉ định cắt chân, dù cho xương của ông hoàn toàn có thể lành
lại được.
Lạ Thụy Khanh bị lôi đi đấu tố
Sau sự kiện Lâm Bưu bỏ trốn và tử nạn trong vụ rơi máy bay ngày 13/9/1971, số phận của La Thụy Khanh đã có sự thay đổi.
Ngày 20/11/1973, Mao Trạch Đông ra chỉ thị hủy bỏ chế độ giám sát đối với La Thụy Khanh.
Khi nhận được danh sách những cán bộ cấp cao cần được xét lại do Thủ tướng Chu Ân Lai trình lên có tên của La, Mao Trạch Đông nói:
"Tôi
nghe Lâm Bưu đuổi đồng chí La Thụy Khanh. Tôi thiếu thận trọng, hấp tấp
nghe lời gièm pha của ông ta. Vì thế hôm nay tôi buộc phải tự phê bình
bản thân".
Năm
1976, "Bè lũ bốn tên" bị bắt giữ, đặt dấu chấm hết cho Cách mạng văn
hóa, La Thụy Khanh đã được bình phản và khôi phục danh dự.
Sau
đó ông được bầu làm Ủy viên trung ương đảng cộng sản Trung Quốc khóa 11
và Bí thư Quân ủy trung ương. Tháng 7/1978, La Thụy Khanh được đưa sang
Đức chữa bệnh và mất tại đó ngày 3/8/1978 do bệnh tim.
theo Trí Thức Trẻ
Lâm Bưu đã bức hại La Thụy Khanh như thế nào?
08:51 | 09/01/2015
Sau năm 1964, do mâu
thuẫn với La Thụy Khanh trong một số vấn đề lớn nên Lâm Bưu đã chuyển
dần sang căm ghét và thù hằn với La Thụy Khanh. Lâm Bưu lộ rõ thái độ
bất mãn đối với La Thụy Khanh bắt đầu từ Hội thao Võ thuật toàn quân năm
1964...
La Thụy Khanh sinh ngày 31/5/1906 tại huyện Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên và
tham gia phong trào học sinh yêu nước từ năm 1924. Năm 1928, La Thụy
Khanh gia nhập đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (TQ) tại Thượng Hải.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, La Thụy Khanh đã đảm nhiệm chức vụ Tham
mưu trưởng lực lượng tiên phong của Hồng quân. Sau khi Nhà nước TQ được
thành lập, La Thụy Khanh đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an kiêm Phó
chủ nhiệm Ủy ban Chính trị - Pháp luật.
Năm 1955, La Thụy Khanh được phong quân hàm Đại tướng và tháng 4/1955,
được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng Quốc vụ viện. Tháng 9/1955, La Thụy
Khanh được bổ nhiệm Tổng thư ký Quân ủy trung ương kiêm Tổng tham mưu
trưởng và Phó bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau đó còn kiêm nhiệm chức Chủ
nhiệm Văn phòng Công nghiệp quốc phòng.
Lâm Bưu và La Thụy Khanh đã từng có quan hệ cấp trên cấp dưới trong một
thời gian dài. Khi Lâm Bưu là Quân đoàn trưởng Quân đoàn Hồng quân số 4
thì La Thụy Khanh là Chính ủy Sư đoàn số 11. Lâm Bưu làm Quân đoàn
trưởng Quân đoàn Hồng quân số 1 thì La Thụy Khanh là Cục trưởng Cục Cảnh
vệ quân đoàn này.
Sau khi chuyển về Thiểm Tây, Lâm Bưu là Hiệu trưởng Đại học Hồng quân
thì La Thụy Khanh là Trưởng ban Giáo vụ. Sau Hội nghị Lư Sơn năm 1950,
Lâm Bưu đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế cho Bành Đức
Hoài. Nguyên Tổng tham mưu trưởng Hoàng Khắc Thành do bị liệt vào “Tập
đoàn phản đảng Bành Đức Hoài” nên đã bị miễn chức. Sau khi Lâm Bưu đề
xuất ý kiến với Trung ương Đảng, La Thụy Khanh được điều chuyển từ vị
trí Bộ trưởng Bộ Công an sang làm Tổng tham mưu trưởng.
Ban đầu mối quan hệ công việc giữa Lâm Bưu và La Thụy Khanh tương đối
thuận lợi nhưng bắt đầu phát sinh mâu thuẫn nhỏ từ năm 1961. Sau năm
1964, do mâu thuẫn với La Thụy Khanh trong một số vấn đề lớn nên Lâm Bưu
đã chuyển dần sang căm ghét và thù hằn với La Thụy Khanh.
Mùa thu năm 1965, Lâm Bưu đã nói với Đào Chú (Phó thủ tướng Quốc vụ
viện) rằng: “Kể từ năm 1962, La Thụy Khanh đã dần bắt đầu xa cách, kìm
hãm với tôi và đến năm 1965, họ La đã chính thức đối đầu với tôi”.
Lâm Bưu lộ rõ thái độ bất mãn đối với La Thụy Khanh bắt đầu từ Hội thao
Võ thuật toàn quân năm 1964. Nhằm đẩy mạnh công tác huấn luyện bộ đội,
mùa xuân năm 1964, Quân ủy trung ương quyết định tổ chức hoạt động hội
thao võ thuật toàn quân. Trong vòng 3 tháng từ tháng 6 đến 8/1964, đã có
13 ngàn cán bộ, chiến sĩ thuộc 18 quân khu tham gia các hoạt động hội
thao.
Trong hai ngày 15 và 16/6/1964, các lãnh đạo Nhà nước TQ gồm Mao Trạch
Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Đổng Tất Vũ, Đặng Tiểu Bình đã kiểm duyệt hội
thao võ thuật của lực lượng quân đội Bắc Kinh và Tế Nam.
Mao Trạch Đông đánh giá rất cao hoạt động hội thao võ thuật này và chỉ
thị phải phổ cập những kinh nghiệm đúc kết được trong huấn luyện cho
toàn quân. Tuy nhiên, quan điểm này lại khác với suy nghĩ của Lâm Bưu.
Ngay từ năm 1960, Lâm Bưu đã đưa ra quan điểm 4 trọng tâm cần lưu ý
nhất với huấn luyện quân đội: đó là nhân tố con người, công tác chính
trị, công tác tư tưởng và tư tưởng sống. Vì vậy hoạt động hội thao võ
thuật toàn quân đã thể hiện sự không nhất trí với quan điểm của Lâm Bưu
nên Lâm Bưu luôn thể hiện thái độ yên lặng và bàng quan với hoạt động
này.
Tuy nhiên, Lâm Bưu cũng không bỏ qua và đã cho Diệp Quần đi điều tra ở
một số đơn vị quân đội. Khi phát hiện thấy ở một số đơn vị, hoạt động
huấn luyện võ thuật chỉ mang tính hình thức chủ nghĩa, Lâm Bưu đã mượn
đó để chỉ trích hoạt động hội thao võ thuật toàn quân chỉ là quan điểm
quân sự thuần túy và xung đột với vấn đề chính trị.
Tháng 11/1964, trong hội nghị công tác tổ chức toàn quân, Lâm Bưu đã
đưa ra quan điểm yêu cầu Đảng ủy quân sự các cấp cần đặt công tác chính
trị vào vị trí trọng tâm. Với áp lực của Lâm Bưu, hoạt động hội thao võ
thuật của toàn quân đã phải hủy bỏ. La Thụy Khanh lại không đồng ý với ý
kiến phê bình này của Lâm Bưu mà cho rằng công tác huấn luyện quân sự
năm 1964 đã có những kết quả tốt nhất kể từ khi thành lập nước.
La Thụy Khanh nhiều lần đưa ra ý kiến rằng: “Nếu chỉ đơn thuần làm tốt
công tác chính trị còn những việc khác đều không tốt thì đó chỉ là kiểu
chính trị rỗng tuếch. Nếu công tác huấn luyện bộ đội không tốt thì chỉ
làm lãng phí và thậm chí mất nước nếu có chiến tranh”.
La Thụy Khanh (người chống gậy) sau khi được khôi phục danh dự
Cũng chính vì mâu thuẫn này mà Lâm Bưu cho rằng La Thụy Khanh có ý đồ
khác và nảy sinh ý định đánh đổ La Thụy Khanh. Tháng 5/1964, khi Mao
Trạch Đông đưa ra vấn đề bồi dưỡng lớp lãnh đạo kế cận và yêu cầu mỗi
người lãnh đạo đều phải chuẩn bị cho mình một người kế nhiệm đồng thời
phải bồi dưỡng thế hệ tiếp sau nữa.
La Thụy Khanh đã có báo cáo với Lâm Bưu về vấn đề thay thế cán bộ lãnh
đạo đã cao tuổi và trong đó có ý rằng, những cán bộ cao tuổi nên chủ
động nhường quyền lãnh đạo cho người trẻ hơn. Lâm Bưu vốn đa nghi nên
ngay lập tức nghĩ rằng ý kiến đó của La Thụy Khanh là nhằm ám chỉ ông ta
nên rút lui. Vì vậy Lâm Bưu càng thêm quyết tâm loại bỏ La Thụy Khanh
ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của TQ.
Để thực hiện mục đích này, Lâm Bưu đã chỉ thị cho một số tay chân như
Lý Tác Bằng chuẩn bị tài liệu để vu cáo La Thụy Khanh và đồng thời cho
Diệp Quần (vợ Lâm Bưu) báo cáo riêng với Mao Trạch Đông.
Ngày 30/11/1965, Diệp Quần đã xin gặp Mao Trạch Đông tại Hàng Châu và
báo cáo về La Thụy Khanh. Trong buổi nói chuyện kéo dài 3 tiếng đồng hồ
này, Diệp Quần đã nói với Mao Trạch Đông rằng: “La Thụy Khanh nắm quyền
lớn về quân đội và công an nên nếu xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ rất lớn.
Chủ nghĩa cá nhân của La Thụy Khanh đã phát triển thành dã tâm lớn với
mục tiêu là chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng của Lâm Bưu và tiếp sau đó là
những vị trí cao hơn”.
Những lời vu cáo của Lâm Bưu và Diệp Quần đã có tác dụng. Ngày 8 đến
16/12, Mao Trạch Đông đã tổ chức Hội nghị mở rộng thường vụ Bộ chính trị
trung ương tại Thượng Hải. Hội nghị chia thành 3 tổ do Chu Ân Lai, Lưu
Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là tổ trưởng và họ đã nghe Diệp Quần trình bày
trong tổng cộng gần 10 giờ đồng hồ.
Trong buổi trình bày trước tổ lãnh đạo trung ương do Chu Ân Lai chỉ
đạo, Diệp Quần trình bày rằng, Địch Nguyệt Anh vợ của Lưu Á Lầu (Phó bộ
trưởng Bộ Quốc phòng) đã chuyển đến cho Diệp Quần 4 ý kiến của La Thụy
Khanh như sau: Thứ nhất, sớm muộn thì ai cũng đến lúc phải rời khỏi vũ
đài chính trị và Lâm Bưu cũng vậy; thứ hai, Diệp Quần nên quan tâm đến
tình hình sức khỏe của Lâm Bưu và khuyên Lâm Bưu nên quan tâm nhiều hơn
vào những công việc của trung ương; thứ ba, những công việc quân sự nên
giao cho La Thụy Khanh phụ trách; thứ tư, nếu những việc đó diễn ra
thuận lợi, La Thụy Khanh sẽ không quên công lao của Diệp Quần.
Ngoài ra, Diệp Quần còn kể không ít chuyện nhằm chứng minh rằng, La
Thụy Khanh đã có hành động chèn ép Lâm Bưu trong công tác lãnh đạo và
yêu cầu Lâm Bưu nhường vị trí lãnh đạo.
La Thụy Khanh hoàn toàn không biết gì về việc trung ương mở hội nghị
liên quan đến việc phê bình mình và khi đó ông đang đi thị sát tại các
đơn vị quân đội ở Tô Châu. Mặc dù mục đích của hội nghị là nghe tố cáo
và phê bình La Thụy Khanh nhưng ông không hề có cơ hội phản biện hay
thanh minh.
Kết thúc hội nghị, La Thụy Khanh bị kết luận 3 tội: thứ nhất là phản
đối Lâm Bưu, làm ảnh hưởng đến công tác chính trị trong quân đội và can
thiệp vào công tác của Đảng. Lâm Bưu cũng tuyên bố: cách hết các chức vụ
của La Thụy Khanh.
Tháng 3/1966, Hội nghị trung ương họp dưới sự chủ trì của Nguyên soái
Diệp Kiếm Anh tiến hành phê bình đấu tranh công khai đối với La Thụy
Khanh với phát ngôn: “Đập tan âm mưu phản Đảng của La Thụy Khanh, giương
cao ngọn cờ tư tưởng của Chủ tịch Mao Trạch Đông”.
Hành động tiếp theo của Lâm Bưu và Diệp Quần là lựa chọn một số tay
chân thân tín ở các đơn vị quân đội và thiết lập chức vụ liên lạc viên
cho phép những người này có thể liên lạc trực tiếp với Lâm Bưu mà không
cần qua con đường tổ chức Đảng và hành chính thông thường. Lâm Bưu và
Diệp Quần đã xúi giục họ tố cáo La Thụy Khanh. Những tài liệu tố cáo này
được thêm thắt và xuyên tạc rồi do Diệp Quần mang đến trình bày với Mao
Trạch Đông tại Hàng Châu vào ngày 18/11/1965.
Ngày 4/5/1966, Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị họp tại Bắc Kinh quyết
định đình chỉ chức vụ của Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương
Thượng Côn và thành lập tổ thẩm tra kỹ càng những sai lầm phản Đảng của
họ. Sau đó, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương ĐSC TQ ngày 16/5 đã thông
qua nội dung văn kiện nổi tiếng do Mao Trạch Đông khởi thảo với nhan đề
“Thông cáo 16/5”.
Thông cáo này đã xác định phương châm chỉ đạo cho “Đại cách mạng văn
hóa giai cấp vô sản” và quyết định về nhân sự của Tổ cách mạng văn hóa
trung ương do Trần Bá Đạt làm Tổ trưởng, Khang Sinh làm cố vấn và các tổ
phó là Giang Thanh, Vương Nhiệm Trọng, Lưu Chí Hiền và Trương Xuân
Kiều.
Cùng với La Thụy Khanh còn có Bành Chân, Lục Định Nhất và Dương Thượng
Côn bị Lâm Bưu gán ghép chung vào một “tập đoàn có ý đồ phản Đảng, cướp
chính quyền”. Sau Hội nghị trung ương tháng 6/1966, La Thụy Khanh bị
quản thúc tại nhà. Trong tình cảnh bị Lâm Bưu vu cáo, bức hại mà không
có cơ hội được thanh minh, La Thụy Khanh đã rất uất ức và quyết định
dùng chính tính mạng của mình để biểu lộ sự trong sạch và thị uy với Lâm
Bưu.
Ngày 18/3, La Thụy Khanh đã nhảy lầu tự sát nhưng được cứu sống. Việc
nhảy lầu tự tử đã dẫn đến hậu quả ông bị gãy nhiều xương sườn và dập nát
xương hai chân và có nguy cơ bị tàn phế suốt đời.
Khi biết tin La Thụy Khanh tự tử, Thủ tướng Chu Ân Lai đã đích thân xử
lý những việc liên quan đến cấp cứu, điều trị và bảo đảm an toàn cho La
Thụy Khanh. Bên ngoài khu nhà ở của La Thụy Khanh được canh gác nghiêm
ngặt và một xe cứu thương của Bệnh viện Bắc Kinh đã bí mật đến đón La
Thụy Khanh tại nhà riêng. Những chuyên gia về xương hàng đầu của Bắc
Kinh đã được triệu tập để khám, hội chẩn và tiến hành phẫu thuật cho La
Thụy Khanh.
Khi đó mặc dù Chu Ân Lai đã chỉ thị cho Bệnh viện Bắc Kinh và Tổng y
viện quân đội phải tuyệt đối giữ bí mật và tìm mọi biện pháp bảo vệ La
Thụy Khanh nhưng đã không kịp. Trong những năm tháng cách mạng văn hóa,
nếu là những chuyện do Lâm Bưu và “Bè lũ bốn tên” trực tiếp nhúng tay
vào thì bệnh viện cũng không thể bảo vệ được La Thụy Khanh và tuyệt đối
không thể giữ được bí mật. Vì vậy phái tạo phản đã tiếp tục hành hạ La
Thụy Khanh bằng cách đặt ông vào một chiếc rọ tre và khênh đi khắp nơi
để tổ chức đấu tố, phê bình.
Sau sự kiện 13/9/1971, số phận của La Thụy Khanh đã có chuyển biến tốt
hơn. Ngày 20/11/1973, Mao Trạch Đông ra chỉ thị hủy bỏ chế độ giám sát
đối với La Thụy Khanh. Khi nhận được danh sách những cán bộ cấp cao cần
được xét lại do Thủ tướng Chu Ân Lai đưa lên trong đó có La Thụy Khanh,
Mao Trạch Đông đã nói rằng: “Tôi nghe Lâm Bưu và đuổi La Thụy Khanh.
Tôi thiếu thận trọng, hấp tấp nghe lời xúc xiểm của ông ta. Vì thế hôm
nay tôi buộc phải tự phê bình bản thân”.
Sau khi cách mạng văn hóa kết thúc, La Thụy Khanh đã được bình phản và
khôi phục danh dự. Sau đó ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa
11 và Bí thư Quân ủy trung ương. Tháng 7/1978, La Thụy Khanh được đưa
sang Cộng hòa Dân chủ Đức chữa bệnh và mất tại đó ngày 3/8/1978 do bệnh
tim.
Theo CAND
Phỏng vấn La Vũ: Bộ mặt cha con nhà họ Bạc và chuyện ông Tập Cận Bình lên chức ‘ngẫu nhiên’
Ông La Thụy Khanh là tướng tâm
phúc của ông Mao Trạch Đông, gần đây người con La Vũ của ông đã cho công
bố một lá thư cùng một cuốn hồi ký. Tuy là con của nguyên lão đời thứ
nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhưng ngay từ thời trẻ ông La Vũ
đã rời bỏ ĐCSTQ. Gần đây ông lại kêu gọi ông Tập Cận Bình từ bỏ chế độ
chuyên chế một Đảng để đi về hướng dân chủ.
Vào ngày 12/12 vừa qua, báo Đại Kỷ
Nguyên tiếng Anh cùng Đài Truyền hình Tân Đường Nhân đã cùng phỏng vấn
ông La Vũ và đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm.
Năm nay ông La Vũ 71 tuổi, từng làm việc
tại Bộ Tổng tham mưu ĐCSTQ, năm 1988 được trao quân hàm Đại tá. Năm
1990, sau bất mãn với sự kiện đàn áp Thiên An Môn và sự hủ bại của quân
đội Trung Quốc, ông đã từ bỏ ĐCSTQ và chạy ra nước ngoài. Năm 1992, ông
La Vũ bị ông Giang Trạch Dân khai trừ Đảng tịch và Quân tịch. Năm 1990,
ông La Vũ kết hôn với ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Tina Leung. Năm 2010,
sau khi bà Tina Leung bị bệnh qua đời tại Hồng Kông, ông La Vũ di cư đến
Mỹ. Vào hồi tháng 10 vừa qua, ông La Vũ đã xuất bản sách “Từ biệt Bộ
Tổng tham mưu.”
Là một “thái tử Đảng đời thứ hai” của
ĐCSTQ, có người cha đi theo ông Mao Trạch Đông “trấn giữ giang sơn”, tại
sao ông lại kêu gọi “thái tử Đảng đời thứ hai” Tập Cận Bình chấm dứt
chế độ chuyên chế? Trong buổi phỏng vấn ông đã đề cập về vấn đề này.
Phóng viên: Xin chào
ông La, gần đây chúng tôi thấy một bài viết của ông đăng trên Apple
Daily có tựa đề “Gợi ý với chú em Tập Cận Bình”, tại sao ông lại dùng từ
thân mật như thế?
La Vũ: Vì ông ấy là người nhỏ hơn tôi, hơn nữa quả thực chúng tôi có tình nghĩa anh em.
Thực ra tôi không thân với ông Tập Cận Bình, tôi quen biết với người cha của ông ấy.
Khi ông Tập Trọng Huân bị hạ bệ thì ông
Tập Cận Bình mới 5 tuổi, sau đó ông Tập Trọng Huân đã cùng vợ mình là bà
Tề Tâm đến nhà thăm mẹ tôi, nhưng mẹ tôi đã không còn nữa. Từ cuối năm
70 đến 1987, trong khoảng 10 năm, dì Tề Tâm đã thường xuyên đến nhà tôi
để hẹn mẹ tôi cùng đến Đại lễ đường Nhân dân chơi, tôi hay ra mở cửa cho
họ.
Qua lại với vợ chồng ông Tập Trọng Huân
Phóng viên: Theo ông thì ông Tập Cận Bình có chịu ảnh hưởng nhiều từ cha mẹ mình không?
La Vũ: Tôi nghĩ ảnh
hưởng nhiều, đây là nguyên nhân giải thích tại sao tôi viết bài này gửi
ông ấy, chính là vì trong ấn tượng của tôi thì cha mẹ ông ấy rất nhiệt
tình và chân thành. Còn bản thân tôi thì sau sự kiện Thiên An Môn tôi đã
từ chức. Trước khi ra nước ngoài, người cuối cùng tôi gặp ở Thâm Quyến
chính là ông Tập Trọng Huân.
Ông Tập Trọng Huân vì là người có tư
tưởng dân chủ, khai minh, nên đã bị vài lần chỉnh đốn. Ông Mao Trạch
Đông từng nhắc nhở ông ấy vài lần, còn ông Đặng Tiểu Bình cũng có một
lần. Sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền thì mọi người dành nhiều hy vọng
cho ông ta, một phần cũng là do người cha Tập Trọng Huân mà ra. Vì ông
Tập Trọng Huân theo tư tưởng dân chủ, khai minh, nên mọi người nghĩ ông
Tập Cận Bình sẽ tiến bộ hơn cha mình. Đây là nguyên nhân họ đặt kỳ vọng
vào ông Tập Cận Bình.
Phóng viên: Ông nói người cuối cùng ông gặp khi ra nước ngoài là ông Tập Trọng Huân, vậy hai người đã nói chuyện gì với nhau?
La Vũ: Thực tế khi đó
ông ấy bị giam lỏng ở Thâm Quyến. Tuy là nhà lãnh đạo nhưng lại bị ông
Đặng Tiểu Bình và ông Dương Thượng Côn giam lỏng ở Thâm Quyến không cho
phép về Bắc Kinh, nhưng thân thể vẫn được tự do. Hàng năm mẹ tôi thường
đến Quảng Đông sống qua mùa đông, mỗi lần đi đều thăm mẹ của ông ấy (Tập
Cận Bình), đó là dì Tề Tâm và ông Tập Trọng Huân. Chuyện xã giao này
thì không bị cấm đoán, chỉ duy nhất là không cho ông ấy về Bắc Kinh
thôi. Vì ông Tập Trọng Huân không đồng ý việc ông Đặng Tiểu Bình đòi
chỉnh đốn ông Hồ Diệu Bang nên mới bị giam lỏng ở Thâm Quyến.
Anh họ tôi, Chủ nhiệm một Văn phòng của
tỉnh Thiểm Tây ở Thâm Quyến, mời ông Tập Trọng Huân dùng bữa và đưa tôi
đi theo. Khi gặp gỡ tôi có nói mình sẽ từ chức, nhưng hình như ông ấy
không rõ tôi đang muốn nói gì.
Sau đó không lâu thì tôi rời khỏi Thâm Quyến và ra nước ngoài.
Nguyên nhân ông Tập Cận Bình lên cầm quyền
Phóng viên: Trong bức thư ông có
nói việc ông Tập Cận Bình lên nắm quyền là ngẫu nhiên, ông còn nói về
điểm này ông Tập Cận Bình còn rõ hơn ông, ý của ông là gì?
La Vũ: Trên thực tế vì
chế độ chuyên chế của Trung Quốc thường xuyên rắc rối khi chuyển giao
người kế nhiệm, vì nó không có bầu cử. Tại sao ông Giang Trạch Dân lại
chọn ông Tập Cận Bình?
Thứ nhất, ông Hồ Cẩm Đào là người kế
nhiệm ông Giang Trạch Dân nhưng không phải do ông Giang Trạch Dân chọn
nên ông ấy ôm mối hận trong lòng. Vì ông Đặng Tiểu Bình chọn ông Hồ Cẩm
Đào, nên giả sử bạn là Hồ Cẩm Đào, khi hết nhiệm kỳ mà bạn chọn ông Lý
Khắc Cường, vậy thì ông Giang Trạch Dân sẽ không đồng ý và cố ý chọn một
người khác thay thế.
Nhưng việc chọn ông Tập Cận Bình là cơ
hội vô cùng ngẫu nhiên. Vì ông ta có hiểu biết bao nhiêu về ông Tập
Trọng Huân? Còn chuyện ông Tập Trọng Huân bị ông Đặng Tiểu Bình hạ bệ ai
cũng rõ.
Vì thế ông Giang Trạch Dân muốn thể hiện
vị thế của mình, nên nếu ông Hồ Cẩm Đào chọn một người nào đó thì ông
Giang Trạch Dân sẽ chọn người khác, đây là vấn đề thứ nhất.
Thứ hai là ông Giang Trạch Dân dùng ông
Từ Tài Hậu và ông Quách Bá Hùng khống chế ông Hồ Cẩm Đào, vì thế mà ông
ấy muốn chọn một người lên thay phải giống mình, sẵn sàng khống chế ông
Hồ Cẩm Đào.
Phóng viên: Chúng tôi thấy trong thư viết, năm 1999 ông Giang Trạch Dân liên kết với ông Bạc Nhất Ba, định đưa ông Bạc Hy Lai lên ngôi vị?
La Vũ: Đúng thế, đây là
điều nhiều người biết, trên mạng cũng có bàn. Ông Giang Trạch Dân muốn
ông Bạc Hy Lai lên cầm quyền vì thấy ông này có tính cách thích “nhe
nanh múa vuốt”, tiếng nói phản đối trong Đảng mạnh. Ông Giang Trạch Dân
khi đó rất khác ông Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, là người nói sao
là vậy. Bản thân ông ấy cũng chú ý tới những tiếng nói khác trong Đảng.
Trong số rất nhiều người phản đối việc đưa ông Bạc Hy Lai lên thì tiếng
nói mạnh mẽ nhất khi đó là ông Ôn Gia Bảo và Ngô Nghĩa.
Phóng viên: Có
nghĩa là vì những người này phản đối Bạc Hy Lai lên nắm quyền nên ông
Giang Trạch Dân đã chọn ông Tập Cận Bình như một sách lược nằm trong
toan tính cho sau này?
La Vũ: Có thể vì ông
Giang Trạch Dân thấy bề ngoài ông Tập Cận Bình trông thật thà, có vẻ
không phải người giỏi, vì việc gì ông Tập Cận Bình cũng chỉ biết im
lặng. Ông Giang Trạch Dân tưởng rằng đưa ông Tập Cận Bình lên thì có thể
dễ dàng khống chế được ông Tập. Chẳng phải sau đó ông Vương Lập Quân đã
khai ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang muốn chính biến sao? Tài liệu này
ông Vương Lập Quân giao cho người Mỹ, người Mỹ lại giao lại cho ông Tập
Cận Bình.
Bạc Nhất Ba là kẻ thất đức nhất
Phóng viên: Sách
của ông khiến chúng tôi có cảm giác ông rất thích ông Hồ Diệu Bang,
đánh giá cao ông Hồ Diệu Bang, sau đó mới là ông Tập Trọng Huân, cha ông
Tập Cận Bình. Việc ông nói ông Bạc Nhất Ba là kẻ thất đức nhất là thế
nào?
La Vũ: Vấn đề này rất
đơn giản, vì cá nhân ông Bạc Nhất Ba chúng tôi được biết từ trước cách
mạng văn hóa, xem ông ấy như bậc cha chú, chúng tôi là hậu sinh, vì thế
cũng không quan hệ gì qua lại. Nhưng ông Bạc Hy Lai là con của ông ấy,
mấy anh em họ là bạn học của tôi.
Tôi xin đưa một vấn đề đơn giản, thời đó
chúng tôi ai có được chiếc xe đạp đi học coi như rất oai, thường mọi
người toàn đi xe “vĩnh cửu” (đi bộ). Nhưng con của Bạc Nhất Ba toàn đi
xe Philips nhập khẩu từ bên Anh về. Trong ấn tượng của tôi thì Bạc Nhất
Ba rất xem trọng tiền tài, đây là ấn tượng của thời còn trẻ con.
Tôi nói thế vì tôi biết ông Hồ Diệu Bang từng mất ăn mất ngủ vì sửa lại án oan Bạc Nhất Ba với “tập đoàn phản bội 61 người”.
Ông Hồ Diệu Bang một lòng thành ý muốn
giúp ông Đặng Tiểu Bình trở thành “Washington” của Trung Quốc, muốn phế
bỏ quy tắc “chung thân chế” (giữ quyền lực vô thời hạn…). Vì chính ông
Đặng Tiểu Bình từng nói muốn phế bỏ chế độ này và ông Hồ Diệu Bang muốn
làm theo, nhưng cuối cùng lại thành đắc tội với ông Đặng Tiểu Bình, vì
thế mà ông Đặng Tiểu Bình đã phế bỏ ông Hồ Diệu Bang.
Nhưng ông Đặng Tiểu Bình không tự mình
ra tay mà nhờ đến tay chân thân tín hung ác, và ông Bạc Nhất Ba đã ra
tay với ông Hồ Diệu Bang.
Vì thế tôi mới nói ông Bạc Nhất Ba là kẻ
vô đạo đức nhất. Ông ta lấy oán trả ơn, vì địa vị quyền lực hoặc vì
muốn đưa con cái mình lên mà không từ thủ đoạn.
Bạc Hy Lai đểu giả ngay từ nhỏ
La Vũ: Chúng tôi là bạn học hồi nhỏ, tôi nhận thấy ông ta giả dối mọi lúc mọi nơi.
Trong Cách mạng Văn hóa ông ta chịu
nhiều khổ cực. Ông ta ngồi tù nhiều hơn tôi, vì việc sửa chữa án oan cho
ông Bạc Nhất Ba cũng khá muộn.
Khi ở trong tù tôi đã suy ngẫm và có kết
luận, chỉ có một đảng chuyên chế là không được, cần phải theo chế độ
dân chủ. Nhưng Bạc Hy Lai ngồi tù 7, 8 năm, ông ta rút ra điều gì?
Trong quá trình ông Bạc Hy Lai làm quan
sau này tôi càng hiểu, chính chế độ chuyên chế đã hại ông ta. Ông Bạc Hy
Lai không vì thấy đảng chuyên chế không tốt mà muốn thay đổi nó, ngược
lại ông ta muốn dùng chế độ chuyên chế để đi hãm hại người khác.
Phóng viên: So sánh ông Bạc Hy Lai với ông Lâm Bưu thì thế nào?
La Vũ: Rất khập khiễng!
Bạc Hy Lai chỉ đáng là tên bụi đời còn Lâm Bưu là tướng tài, như núi
thái sơn. Nhưng sự kiện ngày 13/9 (năm 1971) ông ấy bỏ chạy và chết như
thế thì không ai biết được.
Phóng viên: Tại sao ông nghĩ ông Bạc Hy Lai kém như thế?
La Vũ: Vì ông Bạc Hy Lai vô mưu, vô trí, không biết làm ăn gì cho ra hồn.
Phóng viên: Vậy thì tại sao ông ấy có thể làm quan được, vì nhờ vào uy thế của ông Bạc Nhất Ba?
La Vũ: Chủ yếu do quan
hệ giữa ông Bạc Nhất Ba và ông Giang Trạch Dân. Làm quan Trung Quốc
không nhất định cần có tài năng, nhiều người không hiểu biết gì mà vẫn
được làm quan đấy thôi.
Mời Quý độc giả xem phần tiếp theo tại đây.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Nhận xét
Đăng nhận xét