Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

BÍ ẢN ĐƯỜNG ĐỜI 118 (Trần Nghị)

-Từ ngày cách mạng vô sản nổ ra và "thành công vang dội", bao nhiêu chiến sĩ cộng sản ưu tú lâm vào cái chết oan ức, bi kịch vì bị đồng chí mình thanh trừng, mấy ai được sống trọn vẹn một cuộc đời trong an lành, hạnh phúc?
-Hết nạn đày đọa thanh trừng thì đến nạn thoái hóa, biến chất! Ngày nay, còn bao nhiêu người cộng sản vẫn hoạt động quên mình vì chủ nghĩa cộng sản, vì nhân dân phục vụ?
-Danh lợi, khi hết thơm rồi thì thối quá chừng!
-Ôi, khai quốc công thần! Ôi, đấu tranh giai cấp! Ôi, chuyên chính vô sản! Ôi, "định hướng XHCN"!
-Im lặng trước tà ác, chính là ủng hộ cho nó. Có một câu danh ngôn của Napoleon: “Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của kẻ xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt”!
-Bắt chước Putin: "Ai mãi đi theo CNCS, người đó không có trí não, ai khước từ lòng tốt của nó, người đó không có trái tim!".


----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET) 



Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ "không tôn thờ" Mao Trạch Đông

Lâm Oanh |
Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ "không tôn thờ" Mao Trạch Đông
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Được đánh giá là người có nhiều đóng góp đối với cách mạng Trung Quốc nhưng cuối cùng nguyên soái Trần Nghị vẫn không tránh khỏi cái chết mang nhiều nghi vấn.

"Hồng tứ quân không phải của mình Chủ tịch"
Ngày 22/6/1929, Trần Nghị chủ trì Đại hội đại biểu Hồng tứ quân (đội quân thứ 4 của Hồng quân công nông Trung Quốc) lần thứ 7 khai mạc tại Trùng Khánh.
Tại đại hội, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhằm chất vấn Mao Trạch Đông và Chu Đức, thậm chí có những ý kiến thể hiện thái độ hơi quá khích.
Trần Nghị (1901 - 1972), quê ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Ông là một trong mười nguyên soái nổi tiếng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Thị trưởng Thượng Hải, Phó chủ tịch Quân ủy, Phó thủ tướng (1954 - 1972) và Bộ trưởng Ngoại giao (1958 - 1972)...
Ví như, Lưu An Cung (1899-1929), một chuyên gia quân sự cao cấp, vừa chống một chân lên ghế vừa phê bình Mao chuyên quyền, gia trưởng, không phục tùng chỉ thị của Trung ương.
Sau đó, Trần Nghị còn tiếp tục phê bình Mao gay gắt hơn cả Lưu An Cung. Trần chỉ trích Mao gia trưởng, độc tài.
"Các đồng chí Mao, Chu, một người là Tấn, một người là Sở. Hai nước lớn ngày ngày binh đao, tôi là nước nhỏ, kẹt ở giữa hai nước lớn mà tôi không muốn đắc tội bên nào. Tôi chỉ sợ Hồng quân rạn nứt nên mong hai đồng chí nương nhẹ tay, nhanh chóng giảng hòa". Hội trường rộ lên tràng cười không dứt.
Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ không tôn thờ Mao Trạch Đông - Ảnh 2.
Trần Nghị và vợ ông - bà Trương Tây
Mao lúc này vô cùng tức giận. Ông không ngừng châm thuốc và không nói một lời.
Điều này khiến Trần Nghị sau này vô cùng áy náy bởi trước đại hội, Mao Trạch Đông đã đến tìm và đề nghị Trần báo cáo thành tích, vai trò lịch sử cá nhân Trần trong quá trình xây dựng và phát triển của Hồng tứ quân.
16 năm sau - 1945, tại Hội nghị trù bị Đại hội Nhân đại toàn quốc Trung Quốc lần thứ 7 Diên An, Thiểm Tây, Trung Quốc, Khang Sinh - người của nhóm Lâm Bưu, Giang Thanh đã gợi lại sự kiện Mao bị phê bình tại hội nghị năm 1929 nhằm đổ tội cho Trần Nghị.
Trần giải thích, hội nghị năm đó là buổi thảo luận công khai nên tất cả đều bày tỏ hết suy nghĩ của mình mà thôi.
"Mao Trạch Đông không hề vĩ đại"
Do nêu quan điểm thẳng thắn chỉ ra những sai lầm trong Cách mạng Văn hóa, Trần Nghị đã bị Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích nặng nề.
Đỉnh điểm là ông bị Bộ Chính trị dưới sự thao túng của Lâm Bưu điều chuyển về Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào tháng 10/1969.
Tuy không bị cách chức chính thức nhưng hành động này của Lâm Bưu được xem như là biện pháp ngăn ngừa Trần Nghị nổi loạn và cũng là dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông.
Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ không tôn thờ Mao Trạch Đông - Ảnh 3.
Trái qua phải: Đặng Tiểu Bình - Trần Nghị - Hạ Long
Trong thời gian 1967 - 1969, Trần Nghị luôn luôn thể hiện quan điểm, thái độ rõ ràng đối với Cách mạng văn hóa, ông từng nhấn mạnh “bản thân không tôn thờ Mao Trạch Đông”.
Kể từ cuối năm 1967, Hồng vệ binh đã tổ chức rất nhiều buổi tranh luận đấu tố, chỉ trích thậm tệ Trần Nghị và sử dụng mọi hình thức để bôi nhọ danh dự ông.
Đứng trước những lời phỉ báng và vu khống của Hồng vệ binh, Trần Nghị luôn giữ thái độ phản đối những nước đi sai lầm của “bè lũ bốn tên”.
Thậm chí, ông còn sử dụng chính những quan điểm, chính sách của Trung Nam Hải khi đó để phản bác lại những luận điệu và chỉ trích của Hồng vệ binh.
Quan điểm và lập trường chính trị của Trần Nghị tuy không được hưởng ứng rộng rãi nhưng nó cũng tạo được tiếng vang trong dư luận Trung Quốc thời ấy.
Nhận thức được mối nguy hiểm tiềm tàng này, lên nắm quyền sau Đại hội IX ĐCSTQ vào tháng 4/1969, Lâm Bưu đã khẩn trương tìm mọi cách để hạ bệ Trần Nghị, buộc ông phải dời đến Thạch Gia Trang.
Nhắc đến Trần Nghị trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, dư luận Trung Quốc thường nhắc tới bài phát biểu của ông trong một buổi đấu tố. Đây được xem như là “huyết thư” của Trần nhằm thẳng vào những tư tưởng sai lầm của giới lãnh đạo trong thời kỳ này.
Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ không tôn thờ Mao Trạch Đông - Ảnh 4.
Trần Nghị và Mao Trạch Đông
Tướng Trần nhấn mạnh: “Dù có chết, tôi cũng phải nói”. Rõ ràng ông không sợ Hồng vệ binh đưa chuyện lên Mao và có lẽ mục đích của ông cũng là muốn Mao nghe được những lời tâm huyết.
Trần một mực phản đối việc tôn sùng hay thần thánh hóa Mao Trạch Đông.
Ông từng nói với Hồng vệ binh rằng: “Nếu như người làm ngoại giao mà giống như Hồng vệ binh các người, mặc quân phục, đeo biển hiệu Mao Trạch Đông, giương cao biểu ngữ của Mao Trạch Đông, thì có khác gì là mục sư không?
Hay "lẽ nào cứ mỗi lần gặp Chủ tịch Mao, tôi lại phải cúi mình chào: Mao Chủ tịch vạn tuế, vạn vạn tuế!".
Ông khẳng định phản đối Mao Trạch Đông chưa chắc đã là phản cách mạng, ủng hộ Mao Trạch Đông cũng không có nghĩa là làm cách mạng.
Trần cho rằng, việc tôn sùng một cách mù quáng những cá nhân sẽ không đem đến điều gì tốt đẹp.
Về trường hợp của Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ - những lãnh đạo cốt cán của ĐCSTQ bị thanh trừng trong thời kỳ này, Trần Nghị lên tiếng phản đối những vu cáo “phản bội, nội gian”, “tay sai của đế quốc” do “bè lũ bốn tên” thêu dệt nhằm vào họ.
Ông khẳng định, loại bỏ Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ chẳng khác nào “bôi nhọ vào đảng".
    Trần Nghị: Tấn bi kịch của kẻ không tôn thờ Mao Trạch Đông - Ảnh 5.
    Trần Nghị trong một buổi đấu tốCó lẽ đối với nhiều người Trung Quốc thời bấy giờ, sự ra đi của Trần Nghị vào tháng 6/1972 là một điều được dự báo từ trước.
Cho đến cái chết còn nhiều nghi vấn
Tháng 8/1969, Trần Nghị cũng như các lão thành cách mạng khác của Trung Quốc được lệnh phải “sơ tán” khỏi Bắc Kinh, và điểm đến của ông là Thạch Gia Trang.
Ròng rã nửa năm sau đó, Trần Nghị và gia đình bị giam lỏng và quản chế tại đây. Trung ương cắt toàn bộ liên lạc với ông, thậm chí, hàng tuần Trần còn phải đi lao động công ích tại các xí nghiệp trong thành phố.
Đến tháng 7/1970, Trần Nghị rất hay đau bụng và thường xuyên bị tiêu chảy. Bác sỹ cũng đã kê một số loại thuốc giảm đau cho ông nhưng uống rồi cũng không có hiệu quả.
Bà Trương Tây vợ ông đã tìm mọi cách báo cáo với Quân ủy trung ương đề nghị chuyển ông về Bắc Kinh chữa trị.
Tuy nhiên, phải đến một năm sau, nguyện vọng này mới được đáp ứng, khi Trần Nghị cùng một số lãnh đạo khác được đưa về Bắc Kinh.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, Trần Nghị tiếp tục bị ép phải tham gia đại hội ở Lư Sơn với cơ thể lâm trọng bệnh. Tại đây, Lâm Bưu đã đón tiếp ông bằng những lời lẽ công kích không thể gay gắt hơn. Bệnh của Trần Nghị từ đấy trở nên trầm trọng hơn và ngày một ốm yếu.
Trước tình hình đó, Trần Nghị đã được Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Chu Ân Lai tạo điều kiện để nhập viện chữa trị.
Nhưng đáng chú ý, Trần Nghị liên tục phải chuyển giường bệnh, bên cạnh đó, những tin đồn về việc ông “tạo phản” cứ lan truyền dần trong đội ngũ những y bác sỹ chữa trị cho ông.
Nằm viện một thời gian, các bác sỹ chưa cho kết luận cụ thể về bệnh tình của ông, thay vào đó chỉ là những chẩn đoán sơ sài rằng ông bị mắc bệnh dạ dày.
Cuối cùng, vào một ngày đầu hè năm 1972, Trần Nghị được đưa lên bàn mổ để cắt bỏ dị vật được chẩn đoán là “ruột thừa” trong ổ bụng ông.
Ca phẫu thuật trở thành cơn ác mộng khi các bác sỹ kết luận dị vật trong bụng Trần Nghị là một khối u kết tràng và vì “không có sự chuẩn bị trước” nên ca phẫu thuật đã thất bại.
Sau đó ít lâu, Trần Nghị lặng lẽ qua đời trong bệnh viện. Sự ra đi của Trần Nghị để lại nhiều nghi ngờ trong quãng thời gian ngắn ngủi cuối đời đối chọi với bệnh tật của ông, rốt cuộc ai là kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả.
theo Trí Thức Trẻ


Con trai Nguyên soái Trung Quốc Trần Nghị "lộ thiên cơ"

Hồng Thủy
(GDVN) - Hiện tượng "con ông cháu cha" lũng đoạn chính trường cũng như nền kinh tế Trung Quốc chính là di chứng, hậu quả của hiện tượng đặc quyền đặc lợi, tham nhũng.


Trần Tiểu Lỗ, con trai Trần Nghị - Nguyên soái, ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc.
Đa Chiều ngày 9/2 bình luận, vụ việc Cao Ngọc con trai đương kim Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành được tập đoàn tài chính quốc tế Hoa Kỳ JPMorgan Chase tuyển dụng, Ôn Như Xuân con gái cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài...đang dấy lên sự chú ý của dư luận Trung Quốc về thế hệ "hạt giống đỏ thứ 2" của Trung Nam Hải.
Trên thực tế, hiện tượng "con ông cháu cha" lũng đoạn chính trường cũng như nền kinh tế Trung Quốc chính là di chứng, hậu quả của hiện tượng đặc quyền đặc lợi, tham nhũng hủ hóa tự nảy sinh trong lòng xã hội Trung Quốc. Nhóm đối tượng này đang trở thành tâm điểm của chiến dịch đả hổ đập ruồi giai đoạn tiếp theo, chưa chắc đã phải là một cuộc đấu tranh chính trị như một số quan điểm bình luận.
Hậu Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Lệnh Kế Hoạch - 4 con hổ lớn bị xử lý, Tập Cận Bình đã hoàn thành giai đoạn đầu của cuộc chiến đả hổ đập ruồi, trong đó "bè lũ 4 tên" thời đại mới này được lôi ra "làm điểm" đột phá chống tham nhũng trong đảng, bộ máy nhà nước, quân đội, xã hội, nền kinh tế.
Bây giờ đã bắt đầu bước vào giai đoạn hai, "đập hổ nhỏ, diệt cáo, diệt ruồi". Câu chuyện con trai Trần Nghị - một trong 10 nguyên soái Trung Quốc và là Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng, Trần Tiểu Lỗ làm "tư vấn" cho tập đoàn bảo hiểm An Bang đã "tiết lộ thiên cơ" về chuyện lũng đoạn của giới "con ông cháu cha" Trung Nam Hải đối với hoạt động chính trị - kinh tế Trung Quốc.
Trần Tiểu Lỗ tiết lộ "thiên cơ"


Vụ Cao Ngọc được tập đoàn tài chính Mỹ JPMorgan Chase tuyển dụng đã cho dư luận thấy một phương thức giới doanh nghiệp và chính trị cấu kết làm ăn như thế nào. Theo truyền thông người Hoa hải ngoại, mặc dù lúc phỏng vấn Cao Ngọc ấp a ấp úng, nhưng vẫn được JPMorgan Chase nhận vào làm. Không bao lâu sau tập đoàn này dọa đuổi Cao Ngọc, thì Bộ trưởng Thương mại Cao Hổ Thành buộc phải ra mặt hứa sẽ giúp JPMorgan Chase "một số việc".

Ôn Như Xuân, con gái cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Cũng tập đoàn này từ năm 2006 đến 2008 đã chi tổng cộng 1,8 triệu USD cho Ôn Như Xuân, con gái Ôn Gia Bảo để mời bà Xuân làm "cố vấn" và kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc dựa vào mối quan hệ với con gái Thủ tướng.
Trần Tiểu Lỗ khi làm "cố vấn" cho tập đoàn An Bang vấp phải chỉ trích gay gắt từ dư luận đã tuyên bố, Lỗ cùng với Ngô Tiểu Huy - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc An Bang có gần 15 năm hợp tác, nhưng Lỗ chỉ là cố vấn, tư vấn, hoàn toàn không có cổ phần tại An Bang, không ăn lương An Bang và không tham gia vào bất kỳ công việc kinh doanh cụ thể nào của tập đoàn này.
Tuy nhiên mọi biện hộ của Lỗ không được dư luận chấp nhận. Cái gọi là "tư vấn" cho doanh nghiệp mà Trần Tiểu Lỗ đưa ra đã phản ánh rõ nét thủ đoạn cũng như "bản lĩnh" của tầng lớp "con ông cháu cha" hạt giống đỏ Trung Nam Hải. Họ chuyên khai thác lợi thế sẵn có của thân phận và mối quan hệ, dùng nguồn tin có được để "tư vấn" cho giới doanh nghiệp và mưu lợi. Bản thân những "hạt giống đỏ" này cũng chính là đối tượng cấp dưới cha anh họ muốn lôi kéo, tạo quan hệ.
Có quan hệ với những "con ông cháu cha" cỡ như Trần Tiểu Lỗ, Ôn Như Xuân, Cao Ngọc có thể giúp giới làm ăn gặt hái được 2 hiệu quả tực thì. Đầu tiên là tiếp xúc được với nguồn tin cơ mật một cách kịp thời nhất, trực tiếp nhất, chân thực nhất và ở tầm chiến lược nhất. Điều này sẽ giúp họ thu lời rát lớn, đặc biệt là với những nguồn tin về vận hành của hệ thống tài chính ngân hàng Trung Quốc.
Thứ hai, thông qua kết giao với cánh "hạt giống đỏ" của Trung Nam Hải, giới làm ăn còn mở rộng được quan hệ với các "VIP" là các doanh nhân, "ông lớn" khác tạo ra các nhóm lợi ích lũng đoạn. Con cái các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đương nhiệm cũng như nghỉ hưu được săn đón như vậy chính là bởi xuất thân đặc biệt của họ.
Tầng lớp "hạt giống đỏ" Trung Nam Hải thế hệ thứ 2 nhờ đặc quyền đặc lợi đã tạo thành mạng lới tập đoàn lợi ích, gốc rễ ăn sâu, sức mạnh chính trị tiềm ẩn cũng như khả năng uy hiếp của họ không phải con cháu quan chức nào cũng có được. Các doanh nghiệp, nhóm lợi ích nào có họ đứng sau chống lưng sẽ có sức "công phá thương trường" cực lớn.
Sở dĩ tập đoàn An Bang chỉ trong vài năm đã trở thành "cá sấu khổng lồ" trong làng tài chính Trung Quốc không thể tách rời vai trò "tư vấn" của Trần Tiểu Lỗ. Lưu Hán, một đại gia vừa bị Trung Quốc tuyên án tử hình đã từng được Chu Vĩnh Khang gọi điện cho Bạch Ân Bồi, Bí thư Vân Nam ngày trước dặn dò "nhớ quan tâm, giúp đỡ" cũng là một ví dụ.
"Hạt giống đỏ" Trung Nam Hải có máu mặt gồm những ai?

Đa Chiều cho rằng, thực tế tầng lớp "hạt giống đỏ" ở Trung Quốc có thể chia thành 3 nhóm. Thứ nhất là những người trực tiếp tham gia thương trường và trở thành lãnh đạo chủ chốt các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Nhóm này có "chị cả điện lực" Trung Quốc Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng, Chu Vân Lai - con trai cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, Ôn Vân Tùng - con trai cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Lý Tiểu Lâm con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng, được mệnh danh là "chị cả điện lực" Trung Quốc.
Đây cũng là nhóm "hạt giống đỏ" bị dư luận "soi" nhiều nhất và gây tranh cãi nhất. Nhóm thứ hai được gọi là "đầu cơ chính trị", lợi dụng quan hệ "kiếm ăn" trong cả chính giới lẫn giới làm ăn. Lý Tiểu Bằng, con trai cựu Thủ tướng Lý Bằng từ kinh doanh nhảy sang làm chính trị trở thành gương mặt tiêu biểu cho nhóm này.
Nhóm thứ ba điển hình là Trần Tiểu Lỗ, giấu mặt sau rèm, ngầm liên kết với cánh doanh nghiệp, bán tin kiếm ăn và tạo ra một mạng lưới lợi ích nhóm cực kỳ phức tạp và ít khi bộc lộ dấu vết. Nhóm này ngoài Trần Tiểu Lỗ còn có Đặng Trác Nhuế - cháu ngoại Đặng Tiểu Bình, Chu Vân Lai con trai Chu Dung Cơ. Trong bối cảnh ông Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch đả hổ đập ruồi, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng lực lượng "hạt giống đỏ" thế hệ 2 sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của chiến dịch.
Đối tượng tiếp theo của chiến dịch chống tham nhũng cũng có thể sẽ bao gồm Trần Tiểu Hân - con dâu cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, Nhiệm Khắc Anh - con gái cựu Bí thư Quảng Đông Nhiệm Trọng Di, Phùng Thiệu Đông - con rể ông cựu Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc, Hồ Tri Chí - cháu gái lớn của cố Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, Lý Chấn Trí - con trai cựu Phó Thủ tướng Lý Thụy Hoàn, Đường Hiểu Ninh - con trai cựu Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính ngân hàng Trung Quốc Đường Song Ninh...
Theo Đa Chiều, nếu để tình trạng con ông cháu cha lũng đoạn kéo dài không chỉ làm gia tăng trình trạng tham nhũng hủ bại trong bộ máy cầm quyền, mà còn rất dễ đe dọa đến an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia.
Hồng Thủy

Con trai tướng Trần Nghị xin lỗi về cách mạng văn hóa

22/08/2013 08:18 GMT+7

TT - Ngày 20-8, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền bức thư xin lỗi của ông Trần Tiểu Lỗ, con trai vị tướng huyền thoại Trung Quốc Trần Nghị, về những tội lỗi ông này đã gây ra trong thời cách mạng văn hóa (1966-1976).

5gfFSaWR.jpgPhóng to
Ông Trần Tiểu Lỗ - Ảnh: Weibo
Tân Hoa xã trích lại bức thư do báo mạng Nam Phương đăng tải hôm 20-8. Trong thư, ông Trần Tiểu Lỗ, 67 tuổi, gửi lời xin lỗi đến tất cả những người bị đấu tố thời ông còn là chủ nhiệm ủy ban cải cách kiêm lãnh đạo học sinh tại Trường trung học số 8 ở Bắc Kinh.
Thư có đoạn: “Tôi là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc các lãnh đạo, giáo viên và học sinh trong trường bị đấu tố và bị bắt đi cải tạo lao động... Là lãnh đạo ủy ban cải cách của trường, tôi lại không có đủ dũng khí để ngăn chặn những hành động vi phạm chủ nghĩa nhân đạo do lo ngại bị người khác gọi là kẻ phản cách mạng văn hóa. Đó là những năm tháng khiến người khác vô cùng sợ hãi”.
Ông Trần cho biết ông cảm thấy vô cùng hối hận suốt thời gian qua vì những tội lỗi do mình gây ra. Ông hi vọng có thể đại diện những kẻ đã hãm hại lãnh đạo trường, giáo viên, học sinh gửi lời xin lỗi chân thành đến các nạn nhân.
Tướng Trần Nghị là một trong “thập đại nguyên soái” của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ông Trần Nghị từng giữ chức bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc.
ĐÔNG PHƯƠNG

Trung Quốc: Chuyện tuẫn tình của vợ Nguyên soái Trần Nghị

Thứ sáu, 16/11/2007, 05:26 - Nguồn: CAND.com.vn Yêu cầu xóa tin
Trung Quốc: Chuyện tuẫn tình của vợ Nguyên soái Trần Nghị

"Tuẫn tình" thường chỉ người phụ nữ tình nguyện chết theo chồng để giữ trọn tấm lòng trung trinh của nghĩa tao khang. Vợ của Trần Nghị - bà Tiêu Cúc Anh là người như vậy.
Trần Nghị (1901-1972), nhà cách mạng xuất sắc của Trung Quốc, từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị TW Đảng, Phó chủ tịch Quân ủy TW, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Nguyên soái Quân giải phóng, Bộ trưởng Ngoại giao... nhưng đã bị bọn Giang Thanh hãm hại, chết trong Cách mạng văn hóa.
Mối tình giữa Trần Nghị và Tiêu Cúc Anh
Nhớ tới Trần Nghị, nhiều người sống và chiến đấu cùng ông, lại nhớ về mối tình giữa ông và bà Tiêu Cúc Anh... trong những năm đầu thập niên 30, thế kỷ 20. Vì tưởng lầm chồng gặp “rắc rối” trong công tác, “đi họp không về”, bà đã tuẫn tình.
Trần Nghị đi họp về thì đã muộn... Câu chuyện như sau:
Tiêu Cúc Anh người Tín Phong, tỉnh Giang Tây. Mùa hạ năm 1930, Trần Nghị đang giữ chức Quân đoàn trưởng Quân đoàn 22 Hồng quân Công nông, kiêm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Hồng quân huyện thành Tín Phong.
Tiêu Cúc Anh sau khi tốt nghiệp tiểu học liền được nhận vào học tại trường này, ra trường được phân công về Quân đoàn 22 làm thư ký tại Quân đoàn bộ. Tiền Ích Dân là cán bộ chiêu sinh của Trường Cán bộ Hồng quân, nên biết khá tường tận về Tiêu Cúc Anh.
Một hôm, khi trăng vừa nhô lên khỏi rặng cây, Trần Nghị cùng Tiền Ích Dân và Tiêu Cúc Anh tản bộ trên hè phố. 3 người vừa bước tới trước một quán cơm, bỗng Tiền Ích Dân một tay túm Trần Nghị, tay kia túm Tiêu Cúc Anh, kéo vào trong quán. Tuy Quân đoàn trưởng Trần Nghị mặc thường phục, nhưng ông chủ quán nhận ra ngay, vội chạy tới đon đả chào hỏi và sốt sắng gọi tiểu nhị mang rượu ngon thịt thơm ra chiêu đãi.
Trần Nghị ngồi đối diện với Tiêu Cúc Anh. Ông nhìn Tiêu Cúc Anh một cách chăm chú, bằng sự nhạy cảm của một thiếu nữ mới lớn có giáo dục, Tiêu Cúc Anh nhận ra ngay “tín hiệu” trong ánh mắt Trần Nghị, bẽn lẽn ngoảnh nhìn đi nơi khác. Tiền Ích Dân biết ý, trong lòng vui phơi phới, liền mượn cớ lỉnh ra ngoài.
Thì ra, đó là mưu sâu “bài binh bố trận” của Chính ủy Quân đoàn Khưu Ích Tam, Trần Nghị và Tiêu Cúc Anh gặp nhau để nói chuyện riêng tư.
Thời khắc ấy, vị Quân đoàn trưởng 29 tuổi Trần Nghị dũng cảm tự tin trong chiến trận, nhưng như “thợ vụng mất kim” trước một cô gái. Ông gắng sức kìm nén cảm xúc của mình, chẳng nói nửa lời, chỉ liên tục gắp thức ăn bỏ vào bát Tiêu Cúc Anh và giục cô ăn.
Trung tuần tháng 10 năm ấy, Quân đoàn 22 tới huyện thành Thái Hòa và tại đây, Trần Nghị và Tiêu Cúc Anh tổ chức một lễ cưới đơn giản nhưng hết sức tưng bừng.
Tiêu Cúc Anh, cô gái rẻo cao, tuổi đôi mươi, dáng “người ngọc” yểu điệu đoan trang cầm kỳ thi họa chẳng thua kém ai. Nhưng qua thời gian chiến loạn, tác phẩm của bà để lại dường như chẳng còn vết tích. Tuy nhiên, qua bài thơ “Khóc vợ” của Trần Nghị, người ta biết bà có “mấy bài thơ” và chắc rằng không chỉ có vậy.
Nhảy giếng tuẫn tình
Năm 1931, bởi đường lối sai lầm quá “tả” của TW, phong trào “thanh trừng” nội bộ diễn ra liên lụy tới cả Trần Nghị. Trần Nghị rất kiên cường và giữ vững lập trường chính trị, nhưng Tiêu Cúc Anh suy cho cùng còn trẻ nên không thể hiểu hết được “sự đời”. Khi đó, Đặc ủy Tây-Nam Giang Tây đóng ở huyện thành Hưng Quốc, trong ngôi từ đường lớn nhà họ Lưu.
Một hôm, Trần Nghị đột ngột nhận được thông báo, gọi ông tới Cát An để họp. Thời ấy, cán bộ đột ngột được “mời” đi họp và “một đi không trở lại” là chuyện không hiếm, nên Trần Nghị dự đoán lần đi này lành ít, dữ nhiều. Tiêu Cúc Anh ngày đêm lo lắng, cảm thấy như giờ vĩnh biệt chồng sắp điểm, liền lặng lẽ đem chiếc bút máy Parker mà Trần Nghị tặng cho trước kia, nhờ người đem về trao cho anh trai mình ở quê.
Sáng sớm, trời nặng trĩu mây đen rồi lất phất mưa bay. Trần Nghị khoác chiếc áo bông cũ sờn vai, chậm rãi đi đi lại lại dưới sân rộng trước từ đường. Mé sân có một chiếc giếng khơi lớn khá sâu, ông bước tới cạnh giếng, một chân đặt lên thành miệng giếng, đứng lặng nhìn đăm đăm về phương Bắc xa xôi.
Tinh ý, từ mấy hôm trước, Tiêu Cúc Anh đã phát hiện Trần Nghị có điều gì lo nghĩ bồn chồn, tựa như sắp xảy ra một việc hệ trọng. Bởi vậy, hôm ấy, Tiêu Cúc Anh dậy rất sớm. Bà bước xuống sân, tới cạnh Trần Nghị, nói nhỏ: “Ẩm hết cả áo bông rồi, vào nhà đi anh!”.
Trần Nghị quay sang nhìn vợ, khẽ thở dài, nói: “Cúc Anh à, lần này anh đi Cát An, nếu xảy ra bất trắc, em còn trẻ, xin em hãy tự tin lựa chọn đường đi của mình, nhưng tuyệt đối không được xa rời hàng ngũ cách mạng nhé!”. Tiêu Cúc Anh đau đớn gục đầu vào ngực Trần Nghị, nghẹn ngào: “Em sẽ đợi anh bình an trở về!”.
Khi chia tay, Trần Nghị lại dặn Tiêu Cúc Anh: “Sau 3 ngày anh chưa về, sẽ có thư tay, nếu không có thư thì đó là điềm gở, khó tránh xảy ra chuyện không hay!”. Buông tay vợ, ông nhảy lên lưng ngựa, cùng 2 lính cảnh vệ, ra roi phóng về phương bắc.
3 ngày 3 đêm dằng dặc nặng nề trôi qua, Tiêu Cúc Anh mất ăn mất ngủ, thấp thỏm chờ Trần Nghị.
Buổi chiều tà vàng vọt, bà đứng tựa bên cửa sổ, nhìn hút con đường, bỗng nghe thấy văng vẳng tiếng vó ngựa nơi xa và dường như mỗi lúc tiến lại gần, bà vội lao ra cổng lớn, nhưng đó chỉ là tưởng tượng huyễn hoặc của mình. Bà thất vọng vô hạn, nặng nề lê bước quay vào... và trong khoảnh khắc ấy, bất giác Tiêu Cúc Anh nghĩ tới chuyện Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài...
Thực ra, Trần Nghị được quay về đúng hạn, nhưng thật không may là dọc đường bị bọn Bạch phỉ phục kích, ngựa bị bắn chết, đành cùng lính cảnh vệ chạy bộ về huyện thành Hưng Quốc. Khi ông quay về tới ngôi Từ đường, thì ôi thôi, Tiêu Cúc Anh đã nhảy xuống giếng khơi trước sân tuẫn tình.
Sau khi cùng đồng đội lo xong đám tang cho Tiêu Cúc Anh đêm khuya ngồi một mình trong phòng vắng dưới ánh đèn dầu chập chờn, lòng trăm mối tơ vò, Trần Nghị cầm bút viết bài thơ "Khóc vợ", trong đó có đoạn “Suối vàng âm u, em đang nơi nào/ Lục tìm thấy mấy bài thơ để lại/ Ai bảo người nay đang ở đâu mà vẫn như thấy người ngọc đứng tựa cửa ngóng trông”
Trang gốc: http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2007/11/79109.cand

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét