ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 43
-Háo danh, ngạo mạn, đại "nổ", gặp phải thất bại ê chề thì quá quê độ, cay cú là đương nhiên.
-Khi cay cú, thì đại gia nghìn tỷ cũng trở thành nhỏ bé, ích kỷ, tầm thường và đáng khinh bỉ!
-Những cái đầu nô lệ, đến giờ vẫn còn sính HLV ngoại!
-Theo tớ, HAT là HLV tài năng, phải mạnh dạn trọng dụng làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia! Tương tự như đại tướng VNG xưa kia.
-Chính Bầu Đ phải chịu trách nhiệm chính trước sự thất bại của U22 Việt Nam!
-Bầu Đ nói như vậy là mù quáng, ngu xuẩn và không đáng mặt đàn ông!
-Cứ tưởng mình lớn! Từ buôn lậu gỗ mà thành thì cũng là may mắn thôi! Hãy biết cảm ơn trời đất và mở lòng với tài năng con người mà mình đố kỵ!
---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
HLV Hoàng Anh Tuấn Khi tôi đang trên đỉnh, các ông ở đâu?
Giới chuyên môn nói bầu Đức là người “có công” trong việc chấm dứt hợp đồng sớm với HLV Toshiza Miura – người mà SEA Games 28 – 2015 đã cùng đội U-23 Việt Nam đoạt HCĐ. Sau đó thì cũng chính bầu Đức “dựng” HLV Hữu Thắng lên.
Nhưng vì sao mà “một mình” bầu Đức làm được chuyện đấy thì phải tìm hiểu về ngôi nhà VFF cùng hoàn cảnh thời bấy giờ.
Việc đưa ông Toshiza Miura về với bóng đá Việt Nam không phải là việc của một cá nhân mà là định hướng của Thường trực VFF thông qua mối quan hệ với LĐBĐ Nhật Bản. Từ đầu, ông Miura không chịu áp lực thành tích bởi VFF xác định để HLV này xây nền tảng cho bóng đá Việt Nam giống như những gì bóng đá Nhật Bản từ yếu đuối đã xây nên thành một cường quốc bóng đá. Nghĩa là phải có lộ trình, có sự kiên nhẫn và một kế hoạch dài hơi.
Nhưng bản thân VFF lại không ngờ lộ trình đấy đã va đập rất mạnh với “lộ trình” của HA Gia Lai cùng những tham vọng của bầu Đức – người mà chính Chủ tịch VFF khóa VII Lê Hùng Dũng “dựa hơi” bởi thành công và tiếng vang của lứa cầu thủ Học viện HA Gia Lai – Arsenal JMG được xem như một hiện tượng.
Hồi đấy, ông Lê Hùng Dũng phải “đấu” với nhiều người trong việc chạy đua vào ghế Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VII nên việc “rủ” bầu Đức tham gia VFF ngoài mối quan hệ làm ăn còn là việc tranh thủ phiếu và dư luận đang ủng hộ bầu Đức.
Đó cũng là lý do sau khi ứng cử ghế Chủ tịch VFF, trong buổi “ra mắt” trên sân Thống Nhất ngày khai mạc Cúp Nutifood quốc tế, ông Dũng giang hai tay và hô hào việc vô địch SEA Games là chuyện nhỏ mà sẽ dự World Cup với lứa cầu thủ tài năng của Học viện HA Gia Lai – Arsenal JMG mà bầu Đức có công nuôi nấng.
Người chịu trách nhiệm lớn nhất về chiến lược và phát triển chuyên môn của một nền bóng đá là Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn thì biết nhiều bất hợp lý nhưng không dám hé răng bởi lúc đấy chưa đủ mạnh và còn sợ mối quan hệ giữa ông Dũng với bầu Đức.
Thế nên, sau SEA Games 2015, khi bầu Đức sử dụng quyền của một Phó Chủ tịch VFF lên tiếng mạnh mẽ về việc phải sa thải HLV Miura để dựng HLV Hữu Thắng lên cùng niềm tin tuyệt đối sẽ vô địch SEA Games 29, thì ông Đức chỉ bị nói từ phía sau, chứ không gặp rào cản hay phản biện chính thức nào ở ban chấp hành.
Rõ nhất là cuộc họp Ban chấp hành VFF diễn ra tại khách sạn Đệ Nhất (TP.HCM) hồi đầu năm 2016, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng chỉ đến ăn sáng chào mọi người ở khách sạn Đệ Nhất sau đó lấy lý do bệnh và không tham dự để trao hết quyền chủ trì cho bầu Đức.
Trong vai trò của người phán xử, bầu Đức chủ trì cuộc họp bàn đến việc sa thải HLV Miura. Cuộc họp cần có ý kiến và biểu quyết của ban chấp hành, nhưng rất nhiều người trong ngôi nhà VFF biết rằng tối hôm trước cuộc họp này diễn ra thì bầu Đức và Phó Chủ tịch chuyên môn Trần Quốc Tuấn đã gặp riêng HLV Hữu Thắng để bàn việc nhận đội tuyển cùng đội U-22 thay Miura rồi.
Sự “cô đơn” của HLV Hữu Thắng trên băng ghế huấn luyện
Nhiều người có trách nhiệm trong ngôi nhà VFF im lặng và không có phản ứng nào vì xác định đó là “thời của bầu Đức” - người có chìa khóa trong tay là lứa cầu thủ được cả nước mến mộ và dư luận cũng rất hào hứng với lứa cầu thủ đá hay, đá đẹp đấy.
HLV Miura ra đi với lòng tự trọng không nhận hai tháng lương bồi thường hợp đồng và HLV Hữu Thắng lên thay. Đó là một cuộc chuyển giao HLV nhưng không hề có chuyển giao về lộ trình mà trước đó ông Miura xây dựng.
HLV Hữu Thắng ngồi vào chiếc ghế HLV trưởng tất nhiên hiểu rất rõ việc vì sao mình được đề bạt ngồi vào đấy. Và HLV Hữu Thắng càng hiểu hơn mình phải làm gì, rút ra từ kinh nghiệm vì sao ông Miura bị sa thải.
Cũng cần biết là khi HLV Hữu Thắng bắt đầu ngồi vào ghế nóng thì việc tìm ê kíp cho HLV này lại là phần việc của những người không phải ở trong Ban các đội tuyển hay bộ phận phụ trách chuyên môn cùng Hội đồng HLV ở VFF mà là “người ngoài”, là trợ lý của các ông Phó Chủ tịch tìm kiếm.
Giới chuyên môn và nhất là các HLV đều hiểu, khi HLV Hữu Thắng khi ngồi vào ghế HLV trưởng rồi thì lại rất ít “bạn”. Bằng chứng là có rất nhiều cuộc điện thoại và gợi ý tìm người cộng tác với HLV Hữu Thắng thì đa phần đều gặp cái lắc đầu. HLV Phan Thanh Hùng (Than Quảng Ninh) thẳng thừng từ chối làm trợ lý dù ở đội tuyển rất cần. Liên lạc với HLV Lê Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng) thì càng không.
Thậm chí hot như HLV Hoàng Anh Tuấn thì HLV này chỉ làm ngắn hạn rồi xin rút lui sau khi hiểu quá rõ về bản chất của ban huấn luyện và những lệ thuộc nhất định. Chỉ có HLV Lư Đình Tuấn vốn ít cá tính nhận lời cùng một trợ lý là người của HA Gia Lai đưa vào.
Thậm chí đến việc xây dựng cả lối đá kiểu đánh trận như những người lính mà HLV Hoàng Anh Tuấn muốn xây dựng nơi cầu thủ mình thì HLV Hữu Thắng cũng từ bỏ phần gốc vốn có của mình khi là cầu thủ để chuyển sang việc buộc phải đá đẹp như Barca (như kiểu HLV Hữu Thắng tuyên bố).
Đó là lý do nhiều lúc ở khu kỹ thuật, HLV Hữu Thắng rất “cô đơn”. Sự “cô đơn” mà HLV Hữu Thắng tự chọn cho mình cùng cái giá của một chiếc ghế quá khổ sau khi ông Miura bị đẩy đi.
Đổ hết cho HLV Hữu Thắng như HLV này nhận lỗi thì quá đơn giản. Nói các cầu thủ U-22 yếu tinh thần chiến đấu và còn non thì ai cũng nói được. Điều quan trọng nhất là một tổ chức phụ trách bóng đá, phụ trách những vấn đề chuyên môn thuộc tầm chiến lược mà tại sao cứ bị dắt dây bởi cảm tính thì cần phải làm rõ.
Theo Nhóm PV thể thao (Plo.vn)
Hãy chia sẻ những giọt nước mắt của Công Phượng và các cầu thủ U22 Việt Nam. Ảnh: Quốc Khánh
-Khi cay cú, thì đại gia nghìn tỷ cũng trở thành nhỏ bé, ích kỷ, tầm thường và đáng khinh bỉ!
-Những cái đầu nô lệ, đến giờ vẫn còn sính HLV ngoại!
-Theo tớ, HAT là HLV tài năng, phải mạnh dạn trọng dụng làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia! Tương tự như đại tướng VNG xưa kia.
-Chính Bầu Đ phải chịu trách nhiệm chính trước sự thất bại của U22 Việt Nam!
-Bầu Đ nói như vậy là mù quáng, ngu xuẩn và không đáng mặt đàn ông!
-Cứ tưởng mình lớn! Từ buôn lậu gỗ mà thành thì cũng là may mắn thôi! Hãy biết cảm ơn trời đất và mở lòng với tài năng con người mà mình đố kỵ!
---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bầu Đức: "Giao Công Phượng cho Hoàng Anh Tuấn làm gì? Nói thế chê Hữu Thắng kém à?"
Mổ xẻ thất bại của U-22 Việt Nam: Lỗi của bầu Đức, của VFF hay HLV Hữu Thắng?
Thứ Bảy, ngày 09/09/2017 00:01 AM (GMT+7)
Ngày 12-9, VFF cùng HLV Hữu Thắng và những người có trách nhiệm sẽ
ngồi lại mổ xẻ thất bại của đội U-22 Việt Nam tại SEA Games 29.
Chấn động trận Việt Nam – Campuchia bị nghi bán độ SEA Games 29
Ngoại hạng Anh trở lại: MU thăng hoa, "cả làng" khiếp vía (P1)
MU mua Bale 90 triệu bảng: Real đã có sẵn “âm mưu”
Nhiều người lo ngại phần mổ xẻ sẽ chỉ là rút sợi dây kinh nghiệm mà biết bao thất bại qua nhiều nhiệm kỳ, bóng đá Việt Nam vẫn rút hoài không hết. Pháp Luật TP.HCM khởi đăng loại bài mổ xẻ thất bại của U-22 Việt Nam với nhiều lát cắt và cả chuyện trong ngôi nhà không êm ấm của VFF trong quá trình chuẩn bị của U-22 Việt Nam.Ngoại hạng Anh trở lại: MU thăng hoa, "cả làng" khiếp vía (P1)
MU mua Bale 90 triệu bảng: Real đã có sẵn “âm mưu”
Giới chuyên môn nói bầu Đức là người “có công” trong việc chấm dứt hợp đồng sớm với HLV Toshiza Miura – người mà SEA Games 28 – 2015 đã cùng đội U-23 Việt Nam đoạt HCĐ. Sau đó thì cũng chính bầu Đức “dựng” HLV Hữu Thắng lên.
Nhưng vì sao mà “một mình” bầu Đức làm được chuyện đấy thì phải tìm hiểu về ngôi nhà VFF cùng hoàn cảnh thời bấy giờ.
Bầu Đức từng chỉ tay mắng thẳng bộ máy VFF và không ai phản kháng hoặc có ý kiến gì.
Lộ trình của VFF va đập với “lộ trình” của bầu ĐứcViệc đưa ông Toshiza Miura về với bóng đá Việt Nam không phải là việc của một cá nhân mà là định hướng của Thường trực VFF thông qua mối quan hệ với LĐBĐ Nhật Bản. Từ đầu, ông Miura không chịu áp lực thành tích bởi VFF xác định để HLV này xây nền tảng cho bóng đá Việt Nam giống như những gì bóng đá Nhật Bản từ yếu đuối đã xây nên thành một cường quốc bóng đá. Nghĩa là phải có lộ trình, có sự kiên nhẫn và một kế hoạch dài hơi.
Nhưng bản thân VFF lại không ngờ lộ trình đấy đã va đập rất mạnh với “lộ trình” của HA Gia Lai cùng những tham vọng của bầu Đức – người mà chính Chủ tịch VFF khóa VII Lê Hùng Dũng “dựa hơi” bởi thành công và tiếng vang của lứa cầu thủ Học viện HA Gia Lai – Arsenal JMG được xem như một hiện tượng.
Hồi đấy, ông Lê Hùng Dũng phải “đấu” với nhiều người trong việc chạy đua vào ghế Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VII nên việc “rủ” bầu Đức tham gia VFF ngoài mối quan hệ làm ăn còn là việc tranh thủ phiếu và dư luận đang ủng hộ bầu Đức.
Đó cũng là lý do sau khi ứng cử ghế Chủ tịch VFF, trong buổi “ra mắt” trên sân Thống Nhất ngày khai mạc Cúp Nutifood quốc tế, ông Dũng giang hai tay và hô hào việc vô địch SEA Games là chuyện nhỏ mà sẽ dự World Cup với lứa cầu thủ tài năng của Học viện HA Gia Lai – Arsenal JMG mà bầu Đức có công nuôi nấng.
Trong
chiến dịch tranh cử Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VII, ông Lê Hùng Dũng đã dựa
vào bầu Đức cùng lò HA Gia Lai – Arsenal và lứa U-19 để tăng phiếu và
tăng uy tín.
Khi ông Dũng quá hưng phấn với những tuyên bố trên trời, rất nhiều
nhà chuyên môn lo ngại. Bởi một học viện chẳng là gì so với cả chục học
viện của Myanmar. Hay chính Thái Lan từng dứt hợp đồng sớm với Arsenal
JMG do nhận ra tính hiệu quả trong việc “nuôi gà chọi” tìm tiền đạo mà
Arsenal luôn nắm đàng chuôi.Người chịu trách nhiệm lớn nhất về chiến lược và phát triển chuyên môn của một nền bóng đá là Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn thì biết nhiều bất hợp lý nhưng không dám hé răng bởi lúc đấy chưa đủ mạnh và còn sợ mối quan hệ giữa ông Dũng với bầu Đức.
Thế nên, sau SEA Games 2015, khi bầu Đức sử dụng quyền của một Phó Chủ tịch VFF lên tiếng mạnh mẽ về việc phải sa thải HLV Miura để dựng HLV Hữu Thắng lên cùng niềm tin tuyệt đối sẽ vô địch SEA Games 29, thì ông Đức chỉ bị nói từ phía sau, chứ không gặp rào cản hay phản biện chính thức nào ở ban chấp hành.
Rõ nhất là cuộc họp Ban chấp hành VFF diễn ra tại khách sạn Đệ Nhất (TP.HCM) hồi đầu năm 2016, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng chỉ đến ăn sáng chào mọi người ở khách sạn Đệ Nhất sau đó lấy lý do bệnh và không tham dự để trao hết quyền chủ trì cho bầu Đức.
Trong vai trò của người phán xử, bầu Đức chủ trì cuộc họp bàn đến việc sa thải HLV Miura. Cuộc họp cần có ý kiến và biểu quyết của ban chấp hành, nhưng rất nhiều người trong ngôi nhà VFF biết rằng tối hôm trước cuộc họp này diễn ra thì bầu Đức và Phó Chủ tịch chuyên môn Trần Quốc Tuấn đã gặp riêng HLV Hữu Thắng để bàn việc nhận đội tuyển cùng đội U-22 thay Miura rồi.
Mối quan
hệ của bầu Đức và HLV Miura tăng cao vì lộ trình xây dựng lại nền tảng
bóng đá Việt Nam của HLV người Nhật không trọng dụng các cầu thủ trẻ HA
Gia Lai.
Cũng cần biết là trước đó để cả Thường trực lẫn Ban chấp hành phải
“phục” bầu Đức thì đã có lần ông bầu này tính cho “nổ” tất cả những bê
bối ở ngôi nhà VFF trong đó có việc ông Đức phụ trách tài chính mà không
biết cả lương trả cho ông Miura là bao nhiêu…Sự “cô đơn” của HLV Hữu Thắng trên băng ghế huấn luyện
Nhiều người có trách nhiệm trong ngôi nhà VFF im lặng và không có phản ứng nào vì xác định đó là “thời của bầu Đức” - người có chìa khóa trong tay là lứa cầu thủ được cả nước mến mộ và dư luận cũng rất hào hứng với lứa cầu thủ đá hay, đá đẹp đấy.
HLV Miura ra đi với lòng tự trọng không nhận hai tháng lương bồi thường hợp đồng và HLV Hữu Thắng lên thay. Đó là một cuộc chuyển giao HLV nhưng không hề có chuyển giao về lộ trình mà trước đó ông Miura xây dựng.
HLV Hữu Thắng ngồi vào chiếc ghế HLV trưởng tất nhiên hiểu rất rõ việc vì sao mình được đề bạt ngồi vào đấy. Và HLV Hữu Thắng càng hiểu hơn mình phải làm gì, rút ra từ kinh nghiệm vì sao ông Miura bị sa thải.
Cũng cần biết là khi HLV Hữu Thắng bắt đầu ngồi vào ghế nóng thì việc tìm ê kíp cho HLV này lại là phần việc của những người không phải ở trong Ban các đội tuyển hay bộ phận phụ trách chuyên môn cùng Hội đồng HLV ở VFF mà là “người ngoài”, là trợ lý của các ông Phó Chủ tịch tìm kiếm.
Giới chuyên môn và nhất là các HLV đều hiểu, khi HLV Hữu Thắng khi ngồi vào ghế HLV trưởng rồi thì lại rất ít “bạn”. Bằng chứng là có rất nhiều cuộc điện thoại và gợi ý tìm người cộng tác với HLV Hữu Thắng thì đa phần đều gặp cái lắc đầu. HLV Phan Thanh Hùng (Than Quảng Ninh) thẳng thừng từ chối làm trợ lý dù ở đội tuyển rất cần. Liên lạc với HLV Lê Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng) thì càng không.
Thậm chí hot như HLV Hoàng Anh Tuấn thì HLV này chỉ làm ngắn hạn rồi xin rút lui sau khi hiểu quá rõ về bản chất của ban huấn luyện và những lệ thuộc nhất định. Chỉ có HLV Lư Đình Tuấn vốn ít cá tính nhận lời cùng một trợ lý là người của HA Gia Lai đưa vào.
Không phải
tự nhiên mà bầu Đức được Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng trao quyền chủ trì
ban chấp hành trong việc sa thải HLV Miura và đưa HLV Hữu Thắng lên.
Ảnh: XUÂN HUY - CTV
Không tuyên bố công khai, nhưng chia sẻ với những người anh, người
thầy của mình, HLV Hoàng Anh Tuấn nói thẳng nguyên nhân không cùng ngồi
ghế ban huấn luyện với HLV Hữu Thắng. Một là HLV Hữu Thắng chịu ảnh
hưởng quá nhiều vào người đưa mình lên chiếc ghế HLV trưởng và hai là
HLV Hữu Thắng không cần cả đến những chuyên gia như ông Gede người Đức
đang là Giám đốc kỹ thuật của bóng đá Việt Nam.Thậm chí đến việc xây dựng cả lối đá kiểu đánh trận như những người lính mà HLV Hoàng Anh Tuấn muốn xây dựng nơi cầu thủ mình thì HLV Hữu Thắng cũng từ bỏ phần gốc vốn có của mình khi là cầu thủ để chuyển sang việc buộc phải đá đẹp như Barca (như kiểu HLV Hữu Thắng tuyên bố).
Đó là lý do nhiều lúc ở khu kỹ thuật, HLV Hữu Thắng rất “cô đơn”. Sự “cô đơn” mà HLV Hữu Thắng tự chọn cho mình cùng cái giá của một chiếc ghế quá khổ sau khi ông Miura bị đẩy đi.
Đổ hết cho HLV Hữu Thắng như HLV này nhận lỗi thì quá đơn giản. Nói các cầu thủ U-22 yếu tinh thần chiến đấu và còn non thì ai cũng nói được. Điều quan trọng nhất là một tổ chức phụ trách bóng đá, phụ trách những vấn đề chuyên môn thuộc tầm chiến lược mà tại sao cứ bị dắt dây bởi cảm tính thì cần phải làm rõ.
Thái Lan tự tin trước nghi án một số trận đấu bóng đá nam U22 ở SEA Games 29.
Hãy chia sẻ những giọt nước mắt của Công Phượng và các cầu thủ U22 Việt Nam. Ảnh: Quốc Khánh
Thất bại của U22 Việt Nam: Khổ thân... người hâm mộ!
Thứ Tư, 30/08/2017 10:51 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Quá
nhiều người hâm mộ quá tin tưởng lứa cầu thủ U22 hiện tại sẽ đủ sức vô
địch SEA Games. Nhưng cũng giống như nhiều kỳ đại hội thể thao khu vực
khác, kỳ vọng thì nhiều nên thất vọng càng lớn! Khổ thân...
- Lo cho U22 Việt Nam
- U22 Việt Nam đứng lên từ vấp ngã!
- Tổng cục TDTT sẽ làm việc với VFF về thất bại của U22 Việt Nam
Ngủ đông và cóng
Cho đến trước trận thua 0-3, hàng thủ U22 Việt Nam có đến 7
trận hầu như “đói bóng”, luôn nằm trong trạng thái “ngủ đông”.
Đáng tiếc nhất là việc VFF lựa chọn Tuyến các ngôi sao K-League
và 2 trận đấu tập trên đất Hàn Quốc để làm quân xanh không có
giá trị chuyên môn, ngược lại tạo sự hưng phấn quá mức cho
cầu thủ.
Thắng tưng bừng 3 trận, ghi được tới 12 bàn thắng và chỉ
lọt lưới 1 bàn, tưởng chừng chỉ cần kiếm 2 điểm khi gặp
Indonesia và Thái Lan là chuyện quá dễ với thầy trò HLV Hữu
Thắng. Nhưng đến đây mới bộc lộ những điểm yếu của U22 Việt
Nam.
Cụ
thể, đến trận gặp Indonesia, HLV Hữu Thắng mới bộc lộ đội
hình chính, Văn Khánh và Tuấn Tài là 2 con bài mới xuất hiện.
Đó là điều bất ngờ dành cho Luis Milla và các cầu thủ
Indonesia nhưng ngược lại cũng bất ngờ cho chính các đồng đội.
Điển hình là pha Tuấn Tài “phá game” của Công Phượng, từ đường
chuyền của Văn Toàn. Tiền đạo xứ Nghệ không hiểu đường chuyền
ấy dành cho Công Phượng, nên mới bị việt vị trong tình huống
ngon ăn. Khi không có lộ trình sử dụng từ SLNA, ít được ra sân
thì Tuấn Tàu "cóng chân" là điều dễ hiểu và thông cảm.
HLV Hữu Thắng đã dũng cảm thừa nhận: “Tôi đã không làm tốt
công tác tư tưởng cho cầu thủ dẫn đến việc họ nhập cuộc không tốt khi
đối đầu với U22 Thái Lan. Lỗi hoàn toàn ở tôi và tôi sẵn sàng chịu trách
nhiệm”. Không chỉ Phí Minh Long và Công Phượng mà hầu như toàn
đội đều căng cứng khi nhập cuộc, hàng hậu vệ phá bóng loạn
xạ. Với tư tưởng “cầu hòa”, thủ môn Phí Minh Long chủ định câu
giờ do thừa biết đường chuyền về của Tuấn Anh, nhưng khi bị
đối phương ập vào thì cuống. Không biết ngay cả HLV Hữu Thắng
có "cóng" hay không mà trả lời phỏng vấn sau trận đấu ông còn
nhầm Duy Hậu là người chuyền về và ra sức phân bua trọng tài
xử ép.
Chuyên môn có vấn đề?
Việc chỉ đưa sang Malaysia một tiền vệ phòng ngự có khả
năng tranh chấp, thu hồi bóng là điều quá mạo hiểm. Khi Duy
Mạnh chấn thương, HLV Hữu Thắng đã bị trả giá, nhất là khi ông
quyết đặt trọn niềm tin vào bộ đôi Tuấn Anh, Xuân Trường những
cầu thủ thiên về tấn công.
Việc bê gần y nguyên đội hình vừa hao tổn sức đá với
Indonesia 2 ngày trước để đối đầu với các cầu thủ Thái Lan,
có nhiều hơn ngày nghỉ là một quyết định sai lầm của HLV Hữu
Thắng. Những đôi chân mỏi mệt, cùng với những đầu đầy căng
thẳng thì làm sao thắng được đối thủ đang đầy tự tin.
Chúng ta cứ mãi mê nói về một thế hệ vàng, với những
cái tên như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... Truyền thông nói
nhiều về tài năng trẻ Văn Hậu, về Văn Thanh, cầu thủ được
nhiều CLB nước ngoài chào đón. Nhưng khi đối đầu, chúng ta mới
thấy Thái Lan cũng có những cầu thủ tài năng không kém, tiền
vệ Worachit dễ dàng vượt qua Văn Thanh. Chạy sau nhưng Chenrop vẫn
tì đè, cắt mặt Văn Hậu để ghi bàn từ góc hẹp, Sasalak dễ
dàng khóa chân Văn Toàn, còn Saringkan Peomsupa luôn thắng Công
Phượng trong những pha đối đầu.
Trên băng ghế chỉ đạo kỹ thuật, họ cũng có HLV Srimaka đầy
bản lĩnh và tự tin. Tự tin đến mức, “nếu để thua Việt Nam,
tôi cũng xin từ chức”- Srimaka chia sẻ. Ngay cả lần đầu xuất
hiện với vai trò Trưởng đoàn bóng đá nam “hot girl” Watanya
Wongopasi cũng đã truyền được lửa xuống sân để tạo nên chiến
thắng.
Nói là Tuyển U22 Việt Nam nhưng trong tay HLV Hữu Thắng có
quá nửa cầu thủ nằm trong đội tuyển quốc gia, ngược lại những
tuyển thủ Thái Lan đều không đá cho U22 mà chúng ta vẫn thua
0-3.
Nói như vậy để biết thua trận, không phải chỉ lỗi của Hữu
Thắng và các cầu thủ. Nói ra để biết người Thái đã bỏ
chúng ta quá xa.
Nói chính xác là bóng đá Việt Nam đang “ngủ Đông”, trong
đó có cả ông Chủ tịch VFF, đã rất lâu rồi vắng bóng! VFF phải
chịu trách nhiệm, và phải thêm người từ chức (hoặc bị cách chức) cùng
bầu Đức, mới công bằng.
0. U22 Việt Nam không nhận bất kỳ thẻ đỏ nào ở SEA Games 29
4. Đã 4 kỳ SEA Games liên tiếp gần đây, bóng đá nam Việt Nam không lọt vào chung kết.
11. Có 11 cầu thủ U22 vừa được HLV Mai Đức Chung gọi tập trung lên ĐTQG cho trận đấu với Campuchia ở vòng loại ASIAN Cup 2019
|
Đông Hùng
Vì sao HLV nào ngồi vào cũng bị phá?
-
Trong chương trình Bóng Tròn của Đài truyền hình TP.HCM nói về thất bại
của đội U-22 Việt Nam và bàn về việc ai sẽ thay HLV Hữu Thắng, bình
luận viên Xuân Cường chia sẻ: “Một thành viên trong thường trực VFF nói
thẳng với tôi là Hoàng Anh Tuấn hay HLV nội nào có ngồi vào đấy cũng bị
phá!”. Tại các kỳ SEA Games và AFF Cup trước, dưới thời những HLV
nội như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc, lực lượng đội tuyển và U-23
Việt Nam đều rất mạnh nhưng thành tích thì lại đi ngược với những gì
mong đợi.
Chiếc ghế HLV và việc mất đoàn kết ở bộ máy điều hành
Sau thất bại, các HLV trên hoặc từ chức hoặc bị sa thải đều có chung một tâm sự là lực lượng thì mạnh và ổn nhưng khi bước vào thi đấu thì nội bộ lủng củng kiểu quân anh, quân tôi. Rồi những va đập không đáng có khiến đội tuyển không thể phát huy hết tiềm lực của mình.
Sau này nhiều người trách cứ các HLV như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc là không chịu tìm hiểu về nội bộ tổ chức VFF và các mối quan hệ, cứ cắm đầu vào như thiêu thân nên “gãy” là phải.
Bóng đá Việt Nam đã biết bao cuộc mổ xẻ thất bại nhưng phần lớn chỉ là hớt ngọn chứ không đào sâu gốc rễ.
Chuyện thầy nội đấy, VFF từng bắn tiếng với HLV Lê Huỳnh Đức ở SHB Đà Nẵng, nhưng HLV này nói thẳng rằng chiếc ghế đấy không an toàn và HLV nội nào chui vào cũng “chết” bởi ở đấy chằng chịt những mối quan hệ và HLV có khi cũng chỉ là quân cờ của ông này, ông nọ… Đó là lý do vì sao nhiều lần được mời nhưng Lê Huỳnh Đức đều thẳng thừng từ chối và chỉ muốn an phận ở SHB Đà Nẵng.
Ngay cả việc HLV Hoàng Anh Tuấn trong lần được đề cử vào làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia trước thời Toshiya Miura thì đã bị chính một lãnh đạo cấp cao ở VFF hạch hỏi “Thằng đó là thằng nào!”. Sau đó thì HLV này bị gạt thẳng.
Sau này kể cả khi thành công
với lứa U-20 dự World Cup và được xem là “hot boy” trong làng HLV thì
HLV Hoàng Anh Tuấn cũng bị người nhà VFF ra sức chống đối. Đó cũng là lý
do khiến một thành viên trong thường trực VFF đã khẳng định: “Hoàng Anh
Tuấn hay HLV nội nào ngồi vào cũng bị phá!”.
Câu nói trên có thể không đúng toàn diện nhưng cho thấy việc mất đoàn kết và bất đồng không nhỏ trong bộ máy tổ chức ở VFF. Đó là lý do ứng xử ở VFF trong chiến lược đoạt HCV SEA Games 29 lệ thuộc vào người “mạnh”, người được dư luận ủng hộ chứ không dựa vào chuyên môn và vào cái nền V-League như các quốc gia đã làm.
Ở VFF có rất nhiều ban như Ban chuyên môn, Ban các đội tuyển, Ban bóng đá chuyên nghiệp, Hội đồng HLV quốc gia… nhưng khi hỏi các ban này tham mưu gì cho đội tuyển và các đội trẻ thì ai cũng lắc đầu chỉ vào ông Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn một mình ôm 17 chức danh.
Cũng cần biết là nhiều cái ghế được dựng lên chỉ là “ngồi đấy, có chức, và không có ý kiến gì”. Bằng chứng là nhiều vị mang tiếng là đầy kinh nghiệm và “tai to mặt lớn”, nhưng không dám hó hé bởi con cháu các ông được đưa vào làm việc ở VFF nên nếu không thuận hay có ý kiến trái chiều là cả bố lẫn con đều mất việc.
Những sai phạm từ nóc và đội tuyển lẫn U-22 phải sống trong vỏ bọc
VFF nhiệm kỳ VII bị chính ủy viên của mình chỉ ra là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
Ở VFF có gần 20 ủy viên nhưng khi họp Ban chấp hành thì chính Ủy viên Nguyễn Hồng Thanh (SL Nghệ An) đã chỉ ra hàng loạt những sai trái, những quyết định vượt quyền, không tôn trọng điều lệ VFF. Ông Thanh lên án VFF đang bị biến thành “Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên” và chỉ thẳng việc gì cũng chỉ có Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng và Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn quyết tất tần tật. Ông Thanh cũng chỉ ra những sai trái, vi phạm điều lệ của FIFA như việc Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng ra quyết định cho cấp dưới của mình làm Phó Chủ tịch trực là chuyện chỉ có ở bóng đá Việt Nam dám “nâng cấp” phó chủ tịch chuyên trách lên phó chủ tịch trực và quyết thay hết phần việc của chủ tịch khi không có mặt ở Hà Nội (!?).
Bộ máy của VFF nhiệm kỳ VII mang tiếng là nhiệm kỳ đầu tiên trao cho doanh nghiệp làm bóng đá nhưng lại sai và vi phạm ngay từ đầu mà đến cơ quan quản lý về mặt nhà nước là Tổng cục TDTT và Bộ VH-TT&DL cũng làm ngơ. Rõ nhất là trong khi nhiều người nhao nhao chuyện một ông chủ bốn đội bóng là vi phạm thì cũng có người chỉ ngược lại một ông Chủ CLB mà chui vào đến vị trí Phó Chủ tịch VFF tham gia trong Thường trực VFF thì là vi phạm quy chế FIFA lẫn điều lệ VFF lớn rồi chứ còn gì.
Trở lại với thất bại của U-22 Việt Nam, nhiều ý kiến cứ dồn vào HLV Hữu Thắng và các cầu thủ thiếu kinh nghiệm trận mạc. Điều đó đúng nhưng mới chỉ là bề nổi, là phần nhìn rõ nhất đặc biệt qua hai trận hòa Indonesia và thua Thái Lan. Đã có ai nhìn vào sự bị động nhưng vẫn cứ phải gồng lên là mình được tạo điều kiện tốt nhất và “tự chủ” của HLV Hữu Thắng. Rõ nhất là những trận tập huấn được “cáp” lấy lệ rồi thổi lên là đội chuyên nghiệp đá K-League.
Trận gặp các ngôi sao K-League đúng nghĩa là các ngôi sao này đi du lịch ra sân tí cho có lệ nhận “lại quả”. Đổi lại là họ tâng bốc cho các cầu thủ U-22 Việt Nam phô diễn. Họ đá đúng nghĩa hữu hảo kiểu đứng chịu cho các em đá và tự sướng.
Đá giao hữu tập huấn thắng như chẻ tre nhưng đến những trận quan trọng thì thua sức, thua về nhiều mặt là sao?
Sang đến Hàn Quốc, các trận giao hữu trước giải chất lượng đều “vứt”. Khi mà tên là những đội mạnh nhưng thành phần và thái độ thì còn thua cả phong trào. Có trận đội bạn kéo ra đá giữa trưa trên sân tập và đá nhanh, đá vội để xong việc và để mọi người kịp lên xe về nhà.
Tư thế của một đội tuyển U-22 quốc gia không thể là đá tập những trận kiểu họ cho gì ăn nấy như thế được nhất là ăn toàn quả đắng mà cứ phải gồng lên khen ngọt và khen chất lượng.
Ai chịu trách nhiệm cho những trận kém chất lượng mà vẫn gồng lên ru và khen các cầu thủ U-22 có đợt tập huấn tốt, chất lượng trong khi các hậu vệ thì trận nào áo cũng sạch tươm. Ngược lại thì tuyến trên tiền đạo ghi bàn ầm ầm và có trận như bài tập không đối kháng.
Hàng loạt các thuốc thử được ấn cho U-22 Việt Nam không có thuốc nào đủ đô để hàng thủ phải căng mình, đổ mồ hôi và vất vả ít ra cũng như gặp Indonesia và Thái Lan.
Một chiến dịch săn vàng nhưng rõ ràng không thấy bóng dáng của những nhà chuyên môn mà đa phần là sự bóng bẩy cùng những tuyên bố theo cảm tính từ một thế hệ cầu thủ tốt nhất. Cái phần tốt nhất đấy đã che lấp đi phần cần thiết là chinh chiến nhất, bản lĩnh nhất và đồng bộ nhất.
Có ai thấu được nỗi niềm của người hâm mộ Việt Nam sau thất bại. Ảnh: HUY PHẠM - CTV
Đón đọc kỳ tới: Lá đơn từ chức và chuyện đấu đá trong ngôi nhà VFF
NHÓM PV THỂ THAO
Sau thất bại, các HLV trên hoặc từ chức hoặc bị sa thải đều có chung một tâm sự là lực lượng thì mạnh và ổn nhưng khi bước vào thi đấu thì nội bộ lủng củng kiểu quân anh, quân tôi. Rồi những va đập không đáng có khiến đội tuyển không thể phát huy hết tiềm lực của mình.
Sau này nhiều người trách cứ các HLV như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc là không chịu tìm hiểu về nội bộ tổ chức VFF và các mối quan hệ, cứ cắm đầu vào như thiêu thân nên “gãy” là phải.
Bóng đá Việt Nam đã biết bao cuộc mổ xẻ thất bại nhưng phần lớn chỉ là hớt ngọn chứ không đào sâu gốc rễ.
Chuyện thầy nội đấy, VFF từng bắn tiếng với HLV Lê Huỳnh Đức ở SHB Đà Nẵng, nhưng HLV này nói thẳng rằng chiếc ghế đấy không an toàn và HLV nội nào chui vào cũng “chết” bởi ở đấy chằng chịt những mối quan hệ và HLV có khi cũng chỉ là quân cờ của ông này, ông nọ… Đó là lý do vì sao nhiều lần được mời nhưng Lê Huỳnh Đức đều thẳng thừng từ chối và chỉ muốn an phận ở SHB Đà Nẵng.
Ngay cả việc HLV Hoàng Anh Tuấn trong lần được đề cử vào làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia trước thời Toshiya Miura thì đã bị chính một lãnh đạo cấp cao ở VFF hạch hỏi “Thằng đó là thằng nào!”. Sau đó thì HLV này bị gạt thẳng.
Câu nói trên có thể không đúng toàn diện nhưng cho thấy việc mất đoàn kết và bất đồng không nhỏ trong bộ máy tổ chức ở VFF. Đó là lý do ứng xử ở VFF trong chiến lược đoạt HCV SEA Games 29 lệ thuộc vào người “mạnh”, người được dư luận ủng hộ chứ không dựa vào chuyên môn và vào cái nền V-League như các quốc gia đã làm.
Ở VFF có rất nhiều ban như Ban chuyên môn, Ban các đội tuyển, Ban bóng đá chuyên nghiệp, Hội đồng HLV quốc gia… nhưng khi hỏi các ban này tham mưu gì cho đội tuyển và các đội trẻ thì ai cũng lắc đầu chỉ vào ông Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn một mình ôm 17 chức danh.
Cũng cần biết là nhiều cái ghế được dựng lên chỉ là “ngồi đấy, có chức, và không có ý kiến gì”. Bằng chứng là nhiều vị mang tiếng là đầy kinh nghiệm và “tai to mặt lớn”, nhưng không dám hó hé bởi con cháu các ông được đưa vào làm việc ở VFF nên nếu không thuận hay có ý kiến trái chiều là cả bố lẫn con đều mất việc.
Những sai phạm từ nóc và đội tuyển lẫn U-22 phải sống trong vỏ bọc
VFF nhiệm kỳ VII bị chính ủy viên của mình chỉ ra là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.
Ở VFF có gần 20 ủy viên nhưng khi họp Ban chấp hành thì chính Ủy viên Nguyễn Hồng Thanh (SL Nghệ An) đã chỉ ra hàng loạt những sai trái, những quyết định vượt quyền, không tôn trọng điều lệ VFF. Ông Thanh lên án VFF đang bị biến thành “Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên” và chỉ thẳng việc gì cũng chỉ có Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng và Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn quyết tất tần tật. Ông Thanh cũng chỉ ra những sai trái, vi phạm điều lệ của FIFA như việc Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng ra quyết định cho cấp dưới của mình làm Phó Chủ tịch trực là chuyện chỉ có ở bóng đá Việt Nam dám “nâng cấp” phó chủ tịch chuyên trách lên phó chủ tịch trực và quyết thay hết phần việc của chủ tịch khi không có mặt ở Hà Nội (!?).
Bộ máy của VFF nhiệm kỳ VII mang tiếng là nhiệm kỳ đầu tiên trao cho doanh nghiệp làm bóng đá nhưng lại sai và vi phạm ngay từ đầu mà đến cơ quan quản lý về mặt nhà nước là Tổng cục TDTT và Bộ VH-TT&DL cũng làm ngơ. Rõ nhất là trong khi nhiều người nhao nhao chuyện một ông chủ bốn đội bóng là vi phạm thì cũng có người chỉ ngược lại một ông Chủ CLB mà chui vào đến vị trí Phó Chủ tịch VFF tham gia trong Thường trực VFF thì là vi phạm quy chế FIFA lẫn điều lệ VFF lớn rồi chứ còn gì.
Trở lại với thất bại của U-22 Việt Nam, nhiều ý kiến cứ dồn vào HLV Hữu Thắng và các cầu thủ thiếu kinh nghiệm trận mạc. Điều đó đúng nhưng mới chỉ là bề nổi, là phần nhìn rõ nhất đặc biệt qua hai trận hòa Indonesia và thua Thái Lan. Đã có ai nhìn vào sự bị động nhưng vẫn cứ phải gồng lên là mình được tạo điều kiện tốt nhất và “tự chủ” của HLV Hữu Thắng. Rõ nhất là những trận tập huấn được “cáp” lấy lệ rồi thổi lên là đội chuyên nghiệp đá K-League.
Trận gặp các ngôi sao K-League đúng nghĩa là các ngôi sao này đi du lịch ra sân tí cho có lệ nhận “lại quả”. Đổi lại là họ tâng bốc cho các cầu thủ U-22 Việt Nam phô diễn. Họ đá đúng nghĩa hữu hảo kiểu đứng chịu cho các em đá và tự sướng.
Đá giao hữu tập huấn thắng như chẻ tre nhưng đến những trận quan trọng thì thua sức, thua về nhiều mặt là sao?
Sang đến Hàn Quốc, các trận giao hữu trước giải chất lượng đều “vứt”. Khi mà tên là những đội mạnh nhưng thành phần và thái độ thì còn thua cả phong trào. Có trận đội bạn kéo ra đá giữa trưa trên sân tập và đá nhanh, đá vội để xong việc và để mọi người kịp lên xe về nhà.
Tư thế của một đội tuyển U-22 quốc gia không thể là đá tập những trận kiểu họ cho gì ăn nấy như thế được nhất là ăn toàn quả đắng mà cứ phải gồng lên khen ngọt và khen chất lượng.
Ai chịu trách nhiệm cho những trận kém chất lượng mà vẫn gồng lên ru và khen các cầu thủ U-22 có đợt tập huấn tốt, chất lượng trong khi các hậu vệ thì trận nào áo cũng sạch tươm. Ngược lại thì tuyến trên tiền đạo ghi bàn ầm ầm và có trận như bài tập không đối kháng.
Hàng loạt các thuốc thử được ấn cho U-22 Việt Nam không có thuốc nào đủ đô để hàng thủ phải căng mình, đổ mồ hôi và vất vả ít ra cũng như gặp Indonesia và Thái Lan.
Một chiến dịch săn vàng nhưng rõ ràng không thấy bóng dáng của những nhà chuyên môn mà đa phần là sự bóng bẩy cùng những tuyên bố theo cảm tính từ một thế hệ cầu thủ tốt nhất. Cái phần tốt nhất đấy đã che lấp đi phần cần thiết là chinh chiến nhất, bản lĩnh nhất và đồng bộ nhất.
Tâm sự về điều bí ẩn làm nên nhà vô địch + Trong chương trình Góc Khuất của đài truyền hình cáp Việt Nam phát trên kênh Bóng đá TV, cựu thủ môn Dương Hồng Sơn – cầu thủ xuất sắc nhất AFF Cup 2008 đã chia sẻ về điều làm nên nhà vô địch Đông Nam Á chính là sự đồng nhất và hy sinh vì cái chung mà HLV Calisto đã làm được. Dương Hồng Sơn kể: “Trước giải, ông Calisto đi gặp riêng một số cầu thủ trụ cột nhưng còn lấn cấn với đồng đội. Ông gặp riêng Tài Em, Minh Phương, Tấn Tài, Vũ Phong và nói. Tôi biết các bạn có thể không thích nhau, tôi biết các bạn có thể bất đồng khi tôi luôn ưu ái cho Công Vinh một ví trí chính thức, nhưng tôi xin các bạn hãy bỏ lại những bất đồng hay việc không ưa anh này, anh kia đi mà hãy hợp tác với nhau. Chúng ta chỉ có thể vô địch khi chấp nhận hợp tác với nhau và cùng nhau giải quyết một vấn đề vì mục tiêu chung của đội tuyển. Sau đó thì tất cả đều xem nhau như anh em và hợp tác với nhau tốt trên sân lẫn trong sinh hoạt”. + Trước khi đội tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2016, cựu tuyển thủ Nguyễn Việt Thắng đã điện thoại cho đồng đội cũ Thành Lương đang tham gia đội tuyển với một câu hỏi: “Lương ơi! Mày chỉ cần trả lời cho tao biết bữa cơm dưới thời HLV Hữu Thắng ở đội tuyển mọi người ngồi ở bàn ăn như thế nào?”. Trả lời đồng đội cũ, Thành Lương nói: “Bàn Sông Lam ngồi với Sông Lam, bàn HA Gia Lai ngồi với HA Gia Lai, bàn Hà Nội ngồi với mấy anh em Hà Nội…”. Nghe đến đấy, Việt Thắng nói luôn: “Vậy là hỏng rồi, đừng trông chờ vào thành tích ở AFF Cup 2016. Hồi tụi mình tập trung thời thầy Calisto, bữa ăn đầu tiên ông thầy này xáo tung hết lên và cho mọi người ngồi xen lẫn với nhau để phá vỡ từng cụm, từng nhóm ở CLB. Ngay cả phòng ngủ ông cũng không bào giờ để hai cầu thủ cùng CLB ở chung với nhau vì muốn có sự liên kết nơi mọi người với nhau. Ở đội tuyển mà vẫn còn tính CLB thì khó làm nên việc lớn lắm”. |
NHÓM PV THỂ THAO
VietBao.vn (Theo_PLO >>>)
Lá đơn từ chức và chuyện đấu đá trong ngôi nhà VFF
Thất bại của U22 Việt Nam: Góc nhìn của người hâm mộ
Nguyễn Thanh Hải
20:27 ngày 30-08-2017
Sea
Games 2017 kết thúc, lại thêm một thất bại toàn diện của U22 Việt Nam
trong sự chờ đợi mỏi mòn của người hâm mộ. Đến bao giờ chúng ta mới có
thể chiến thắng vẻ vang, mang đến sự hân hoan cho người hâm mộ?
Đã
đến lúc chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn các nguyên nhân đưa đến thất
bại ê chề trên. Theo góc nhìn của cá nhân tôi, một người đam mê bóng đá,
do các nguyên nhân sau:
Niềm tin đặt nhầm chỗ
Thủ
môn Phí Minh Long và tiền đạo Tuấn Tài, người mắc phốt dâng 2 bàn thua
cho Thái Lan, người bỏ lỡ những cơ hội mười mươi trong trận gặp Indo,
dẫn đến Việt Nam vào thế phải tử chiến với người Thái. 2 cầu thủ trên
gợi nhớ đến thủ thành Nguyên Mạnh và hậu vệ Đình Đồng tại AFF cup vừa
qua.
Có vẻ như HLV Hữu Thắng ưu ái một số học
trò xứ Nghệ, như một cánh tay nối dài trong phòng thay đồ. Nhưng những
thất bại tại 2 giải đấu chính thức cho phép người ta đặt câu hỏi: “Liệu
yếu tố đồng hương cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn người của
HLV Hữu Thắng?”.
Nhiều ý kiến phản biện cũng
được đưa ra trước giải đấu, khi Tuấn Tài được tin dùng. Cũng như lựa
chọn Phi Sơn cho AFF cup, thay vì tiền vệ trụ Huy Hùng, dù không có dự
bị cho vị trí then chốt này, dù tiền vệ phải cũng đã có nhiều vị trí hay
hơn Phi Sơn. Nên cũng như Duy Mạnh ở Sea Games, chấn thương ở vị trí
tiền vệ trụ không có một ai thay thế.
Tuấn Tài hay Minh Long là những cầu thủ đã được quá ưu ái? - Ảnh: Minh Tuấn
Sai lầm của HLV Hữu Thắng trong giải đấu
Ở
một giải đấu chính thức dù ở cấp độ nào, tính toán điểm rơi phong độ và
phân phối sức là hai yếu tố mấu chốt cho thắng lợi. Ở góc độ này, HLV
Hữu Thắng đã thất bại hoàn toàn trong việc phân phối sức. Tại sao lại
tung hết những quân bài chính thức cho cả 3 trận đầu, đối với các đối
thủ dưới cơ?
Tại sao ta không tung các cầu thủ
dự bị, vốn mong muốn thể hiện bản thân, giữ sức cho các cầu thủ chính
thức, đồng thời tránh bị lộ bài. Nếu hiệp 1 không giải quyết được, hiệp 2
ta lại tung vài vị trí chính thức để giải quyết trận đấu. Như ở Sea
Games này, không cần những nhà chuyên môn, ta cũng có thể biết được hầu
hết các vị trí ra sân trước trận. Nếu như Duy Mạnh không chấn thương
trong trận gặp Indo, chắc chắn sẽ đá vị trí trước hàng tứ vệ giăng
ngang, sau Xuân Trường và Tuấn Anh ở trận gặp Thái Lan. Vậy thì làm sao
các đối thủ không lên phương án đối phó được.
Chính
việc cày ải liên tục, nên ngay cả “máy chạy” Văn Toàn cũng thở dốc và
đứng chống nạnh nhìn theo nhiều đường bóng trong trận gặp Thái Lan.
Huống gì Xuân Trường hay Tuấn Anh, những người không mạnh về thể lực.
Yếu về thể lực nên có kỹ chiến thuật tốt cũng vứt, nên nếu Phí Minh Long
không sai lầm, thì với sức ép của người Thái, có thể vị trí khác mắc
sai lầm.
Ở điểm này, hãy xem người Thái chuẩn
bị và phân phối sức tốt như thế nào. Nên bên cạnh về yếu tố chuyên môn,
sự chuẩn bị khoa học này đã giúp họ lên ngôi xứng đáng.
Không phát huy được các nhân tố dự bị
Quang
Hải đã được đá ở V-League, không thể nói là yếu thể lực. Tại sao cứ
giam trên băng ghế dự bị, kể cả khi Hồng Duy chơi không tốt, chỉ vào sân
khi thế trận đã an bài. Nếu hiệp 1, Hồng Duy không đá tốt, ngay đầu
hiệp 2 ta tung ngay Quang Hải vào, có thể tạo nên được đột biến. Tại sao
Tuấn Tài lại cứ giữ trên sân đến gần hết trận? Lê Thanh Bình cũng là
một cầu thủ tiềm năng, đã được thử lửa ở V-League, sao không được ra
sân.
HLV Hữu Thắng mắc quá nhiều sai lầm? - Ảnh: Minh Tuấn
Cho
dù HLV Hữu Thắng cũng tạo dựng được một lối chơi tương đối phù hợp với
lứa cầu thủ hiện tại, có nhiều trận đấu đáng xem với nhiều đối thủ mạnh,
đôi lúc tạo nên sự phấn khích cho người hâm mộ. Thì với những sai lầm
cơ bản trên, sự ra đi của HLV Hữu Thắng là hợp lý.
Không có thủ môn, tiền đạo đáng tin cậy
Nếu
tôi nhớ không lầm, VTV1 đã từng đề cập đến vị trí của Phí Minh Long,
như là một điểm yếu trước giải đấu. Và thực tế đã chứng minh nhận định
ấy là đúng đắn. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan, chắc gì Bùi
Tiến Dũng làm tốt hơn? Trong trận giao hữu trước giải, với sức ép không
nhiều, nhưng ít nhất 2 lần Bùi Tiến Dũng chuyền bóng hỏng và chân tiền
vệ và tiền đạo đối phương. Nên chắc gì thủ môn này không mắc sai lầm khi
vào giải, với sức ép nhiều hơn. Rất không may, chúng ta không có được
thủ môn nào đáng tin cậy ở lứa U22.
Thủ môn Minh Long không phải là chốt chặn đáng tin cậy của U22 Việt Nam - Ảnh: Minh Tuấn
Ở
vị trí tiền đạo, đã từ lâu nay chúng ta không có được trung phong đúng
nghĩa, cỡ như Lê Huỳnh Đức hay Lê Công Vinh. Do hệ quả của việc chạy
theo thành tích của các CLB V-League, vốn dựa dẫm vào tiền đạo ngoại,
không tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ. Đức Chinh mới nổi lên gần đây,
tuy nhiên cũng ở dạng tiềm năng, và chưa chắc phát triển tốt hơn, nếu cứ
tiếp tục xu hướng bán khoán cho các tiền đạo ngoại, kiểu tư tưởng “yếu
trâu hơn khỏe bò”.
Ngay cả HAGL, nơi tạo điều
kiện phát triển cho các cầu thủ trẻ, cũng không tạo được một trung phong
đúng nghĩa. Nhìn Chenrop Samphaodi của Thái Lan mới thấy tiếc cho U22
Việt Nam, nếu như có một tiền đạo như vậy, di chuyển làm tường, phối hợp
với Công Phượng thì tầm sát thương sẽ tăng lên rất nhiều.
Ảo tưởng của cả một nền bóng đá
Đội
tuyển Việt Nam cũng phần nào giống đội tuyển Anh về phương diện truyền
thông. Mới thắng vài trận giao hữu đã thổi phồng lên, kiểu như có thể
thắng các giải đấu như lấy đồ trong túi. Lứa cầu thủ HAGL, Xuân Trường,
Tuấn Anh hay Công Phượng hầu như lúc nào cũng được lăng xê, như là cứu
tinh của bóng đá Việt Nam ở mọi cấp độ, mọi giải đấu.
Hãy
nhìn sang Thái Lan, có mấy cầu thủ được biết như lứa cầu thủ HAGL,
nhưng họ dường như đã “đè bẹp” U22 Việt Nam. Thấy vậy mới biết, Thái Lan
đã cách xa mình như thế nào. Còn ở tầm quốc gia còn khoảng cách xa nữa,
Thái Lan lọt vào vòng loại cuối cùng của World Cup, “Messi” Charathip
đá chính thường xuyên tại J-League. Nếu World Cup tăng lên 48 đội, Thái
Lan chắc chắn sẽ hưởng lợi đầu tiên, không đến Việt Nam chúng ta đâu.
Chúng
ta còn thậm chí chưa bằng các đội tuyển quốc gia khác. Các bạn đếm xem
trong 10 năm trở lại đây, chúng ta vào chung kết Sea Games và AFF Cup
mấy lần? So với Malaysia và Singapore chúng ta thua xa, và còn thua cả
Indo và Myanmar nữa. Cửa đâu đi so sánh với Thái Lan.
Các cầu thủ thuộc HAGL như Công Phượng, Xuân Trường đã bị lăng xê quá mức? - Ảnh: Minh Tuấn
Cho
dù hệ thống đào tạo của các CLB tốt lên trong những năm gần đây. Các
lứa U tạo được các thành tích tốt, nhưng cũng chưa đủ. Chừng nào
V-League tạo được đất diễn cho các cầu thủ trẻ. Chừng nào luôn có các
lớp Xuân Trường, Tuấn Anh hay Công Phượng ra lò đều đặn hàng năm, kiểu
sóng sau đè sóng trước. Khi ấy chúng ta mới mong tạo được vị thế trong
khu vực, trước khi nghĩ đến tầm châu Á.
Buôn Ma Thuột, ngày 30 tháng 8 năm 2017
Từ khóa:U22 Việt NamSea Games 2017
Nguồn: Bongdaplus.vn
Vì sao HLV Hữu Thắng được chọn dẫn dắt ĐTQG
NGUYÊN NHÂN thất bại của U22 Việt Nam tại SEAGAME 29
Bầu Đức "xù lông nhím", ông Tuấn "con" khó ngồi ghế nóng
09/09/2017 10:22 GMT+7
- Sau khi HLV Hoàng Anh Tuấn lên
tiếng muốn dẫn dắt Công Phượng, ngay lập tức bầu Đức cho rằng HLV người
Khánh Hoà không đủ trình độ để cầm tuyển U22 Việt Nam cũng như tuyển
Việt Nam.
Thực hư chuyện ông Tuấn “con” muốn làm thầy Công Phượng
Trong ngày hôm qua, trên trang cá nhân của mình, HLV Hoàng Anh Tuấn đã chia sẻ: “Công Phượng không có lỗi!!! Hãy trao cậu ấy cho tôi!!!”. Hàm ý của chiến lược gia người Khánh Hoà chính là Công Phượng lâu nay không phát huy được hết tài năng thực sự của mình, dù dưới thời HLV ngoại như Miura hay nội như Hữu Thắng hay Mai Đức Chung. Chỉ có ông Tuấn mới biết cách dùng Công Phượng, để có thể toả sáng.
Chia sẻ của HLV Hoàng Anh Tuấn nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Tất cả đều cho rằng ông “Tuấn” con đang muốn được lên tuyển ở thời điểm này, thay cho HLV Hữu Thắng cũng như “người đóng thế” Mai Đức Chung.
HLV
Hoàng Anh Tuấn chưa bao giờ thể hiện giấc mơ được làm HLV trưởng của
mình, nhưng những chia sẻ về việc muốn được làm thầy của Công Phượng
giống như một sự công khai.
Nhưng chỉ đúng một ngày sau, HLV họ Hoàng đã phủ nhận chuyện mình bảo vệ Công Phượng. Chiều 8/9, HLV Hoàng Anh Tuấn đính chính: “Các bạn thân mến! Facebook này (Tuan Hoang Anh) đã bị hack, một số kẻ đã lợi dụng làm những việc xấu. Tất cả thông tin sau này đều không đúng sự thật. Hoàng Anh Tuấn xin tạm đóng, xin hẹn gặp lại các bạn sau!”.
Đúng là ông Tuấn đã bị kẻ xấu “hack” facebook, hay vì lý do nhạy cảm mà phủ nhận những gì mình nói? Dù có thế nào thì những thông tin vừa qua cũng đang khiến bầu Đức “nóng mặt”. Ông bầu phố Núi chưa bao giờ thích HLV Hoàng Anh Tuấn, và sẽ ngăn cản tới cùng kế hoạch ngồi ghế ĐTQG của HLV người Khánh Hoà
Bầu Đức lại chê bai, công kích HLV Hoàng Anh Tuấn
Thời gian qua, đỉnh điểm là khi U20 Việt Nam tham dự U20 World Cup 2017, câu chuyện bầu Đức chê bai HLV Hoàng Anh Tuấn nhận được sự quan tâm của dư luận.
Bầu
Đức khẳng định HLV Hoàng Anh Tuấn không có tài. Thành công nhờ may mắn
có được những cầu thủ giỏi từ các đội bóng như Hà Nội, Viettel, HAGL…
Bên cạnh đó, bầu Đức chỉ trích việc ông Hoàng Anh Tuấn nói muốn vẽ lại
bản đồ bóng đá Đông Nam Á, bởi chưa thể vượt qua Thái
Lan. Bầu Đức khuyên HLV Hoàng Anh Tuấn bớt “nổ” sẽ tốt hơn.
HLV Hoàng Anh Tuấn chính là người đã góp công rất lớn trong chiến tích đưa U19 Việt Nam đến U20 World Cup 2017 và trở thành đội bóng Đông Nam Á đầu tiên kiếm được 1 điểm lịch sử ở sân chơi này. Ở một góc độ nào đó, nhà cầm quân người Khánh Hòa chính là người hùng của bóng đá Việt Nam. Vì thế mà những lời công kích của bầu Đức ngay lập tức đã gây nên những tranh cãi.
Nhưng ông bầu phố Núi luôn là vậy, khi đã không thích thì chê tới cùng và sẽ quyết ngăn cản ông Tuấn “con” có một vị trí ở VFF, cụ thể là HLV trưởng ĐTQG và U22 Việt Nam.
Lần này cũng vậy, khi thấy HLV Hoàng Anh Tuấn có ý định lên tuyển để làm thầy lứa Công Phượng, bầu Đức đã phản ứng mạnh mẽ. Ngoài việc tiếp tục bảo vệ quan điểm chọn HLV trưởng ĐQTG phải có thành tích, phải có bằng cấp và được sự ghi nhận, chứ không phải muốn là được, ông bầu phố Núi còn nhấn mạnh: “Hoàng Anh Tuấn không đủ trình độ lên thay Hữu Thắng. Thứ nhất, HLV làm ĐTQG thì đầu tiên phải có thành tích. Hoàng Anh Tuấn có thành tích gì?
Trong nước thì là HLV Hoàng Anh Tuấn thất nghiệp, không CLB nào mời. Chưa hề vô địch hạng nhất hay V-League. Còn World Cup U20 thì mình may mắn tham gia nhưng rồi đứng chót bảng, vì thế mà không xứng tầm làm HLV ĐTQG được. Theo quan điểm của tôi là gạt ngay ra”.
Không ưa và sẽ phản đối quyết liệt HLV Hoàng Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng, bầu Đức đề xuất HLV Lê Thụy Hải, HLV Lê Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng), HLV Phan Thanh Hùng (Than Quảng Ninh) và HLV Hoàng Văn Phúc (Quảng Nam FC) là HLV nội xứng đáng lên tuyển nhất. Nếu các HLV này không đủ dũng cảm nhận nhiệm vụ, thì nên chọn HLV ngoại.
Đại Nam
Tự phong hàm: Bệnh háo danh của nghệ sĩ?
Thực hư chuyện ông Tuấn “con” muốn làm thầy Công Phượng
Trong ngày hôm qua, trên trang cá nhân của mình, HLV Hoàng Anh Tuấn đã chia sẻ: “Công Phượng không có lỗi!!! Hãy trao cậu ấy cho tôi!!!”. Hàm ý của chiến lược gia người Khánh Hoà chính là Công Phượng lâu nay không phát huy được hết tài năng thực sự của mình, dù dưới thời HLV ngoại như Miura hay nội như Hữu Thắng hay Mai Đức Chung. Chỉ có ông Tuấn mới biết cách dùng Công Phượng, để có thể toả sáng.
Chia sẻ của HLV Hoàng Anh Tuấn nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Tất cả đều cho rằng ông “Tuấn” con đang muốn được lên tuyển ở thời điểm này, thay cho HLV Hữu Thắng cũng như “người đóng thế” Mai Đức Chung.
HLV Hoàng Anh Tuấn thông báo facebook của mình đã bị hack |
Nhưng chỉ đúng một ngày sau, HLV họ Hoàng đã phủ nhận chuyện mình bảo vệ Công Phượng. Chiều 8/9, HLV Hoàng Anh Tuấn đính chính: “Các bạn thân mến! Facebook này (Tuan Hoang Anh) đã bị hack, một số kẻ đã lợi dụng làm những việc xấu. Tất cả thông tin sau này đều không đúng sự thật. Hoàng Anh Tuấn xin tạm đóng, xin hẹn gặp lại các bạn sau!”.
Đúng là ông Tuấn đã bị kẻ xấu “hack” facebook, hay vì lý do nhạy cảm mà phủ nhận những gì mình nói? Dù có thế nào thì những thông tin vừa qua cũng đang khiến bầu Đức “nóng mặt”. Ông bầu phố Núi chưa bao giờ thích HLV Hoàng Anh Tuấn, và sẽ ngăn cản tới cùng kế hoạch ngồi ghế ĐTQG của HLV người Khánh Hoà
Thời gian qua, đỉnh điểm là khi U20 Việt Nam tham dự U20 World Cup 2017, câu chuyện bầu Đức chê bai HLV Hoàng Anh Tuấn nhận được sự quan tâm của dư luận.
Quan hệ không mấy tốt đẹp giữa bầu Đức và HLV Hoàng Anh Tuấn |
HLV Hoàng Anh Tuấn chính là người đã góp công rất lớn trong chiến tích đưa U19 Việt Nam đến U20 World Cup 2017 và trở thành đội bóng Đông Nam Á đầu tiên kiếm được 1 điểm lịch sử ở sân chơi này. Ở một góc độ nào đó, nhà cầm quân người Khánh Hòa chính là người hùng của bóng đá Việt Nam. Vì thế mà những lời công kích của bầu Đức ngay lập tức đã gây nên những tranh cãi.
Nhưng ông bầu phố Núi luôn là vậy, khi đã không thích thì chê tới cùng và sẽ quyết ngăn cản ông Tuấn “con” có một vị trí ở VFF, cụ thể là HLV trưởng ĐTQG và U22 Việt Nam.
Lần này cũng vậy, khi thấy HLV Hoàng Anh Tuấn có ý định lên tuyển để làm thầy lứa Công Phượng, bầu Đức đã phản ứng mạnh mẽ. Ngoài việc tiếp tục bảo vệ quan điểm chọn HLV trưởng ĐQTG phải có thành tích, phải có bằng cấp và được sự ghi nhận, chứ không phải muốn là được, ông bầu phố Núi còn nhấn mạnh: “Hoàng Anh Tuấn không đủ trình độ lên thay Hữu Thắng. Thứ nhất, HLV làm ĐTQG thì đầu tiên phải có thành tích. Hoàng Anh Tuấn có thành tích gì?
Trong nước thì là HLV Hoàng Anh Tuấn thất nghiệp, không CLB nào mời. Chưa hề vô địch hạng nhất hay V-League. Còn World Cup U20 thì mình may mắn tham gia nhưng rồi đứng chót bảng, vì thế mà không xứng tầm làm HLV ĐTQG được. Theo quan điểm của tôi là gạt ngay ra”.
Không ưa và sẽ phản đối quyết liệt HLV Hoàng Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng, bầu Đức đề xuất HLV Lê Thụy Hải, HLV Lê Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng), HLV Phan Thanh Hùng (Than Quảng Ninh) và HLV Hoàng Văn Phúc (Quảng Nam FC) là HLV nội xứng đáng lên tuyển nhất. Nếu các HLV này không đủ dũng cảm nhận nhiệm vụ, thì nên chọn HLV ngoại.
Bầu Đức xin nghỉ, VFF chưa đồng ý Dù bầu Đức có đơn xin rút lui khỏi vị trí Phó Chủ tịch VFF, nhưng ban chấp hành và thường trực VFF chưa có quyết định gì, mà sẽ đợi đến Đại hội sắp tới, sẽ diễn ra vào tháng 3/2018 |
Bầu Đức muốn biến Hoàng Anh Tuấn thành Miura thứ hai?
Bầu Đức từng mở một cuộc chiến dịch đòi sa thải HLV Miura, và bây giờ dường như ông bầu phố núi đang làm điều tương tự với ông Hoàng Anh Tuấn.
HLV Miura từng bị bầu Đức liên tiếp lên án bằng những lời lẽ rất mạnh
mẽ dù đã làm được rất nhiều điều cho bóng đá Việt Nam, đặc biệt là giúp
các đội tuyển Việt Nam có thể chơi được trước các đối thủ mạnh của châu
Á.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cái chính đó là việc cầu thủ của HAGL có ít đất diễn dưới thời HLV Miura, khi mà triết lý của ông thầy người Nhật đề cao thể lực, tinh thần chiến đấu và thực dụng. Trong khi đa phần cầu thủ HAGL thời điểm ấy rất yếu về mặt thể lực.
Chiến dịch của bầu Đức kéo dài suốt 1 năm cuối cùng cũng thành công sau khi đội tuyển Việt Nam thất bại ở vòng loại World Cup 2018, và vị chiến lược gia người Nhật sau một thời gian phải chống chọi với áp lực buộc phải ra đi.
Bây giờ điều tương tự đang xảy ra với HLV Hoàng Anh Tuấn, người đã tạo nên một tập thể mạnh về thể lực và đoàn kết tạo nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam. Nhưng cũng như HLV Miura, ông Hoàng Anh Tuấn lại không trọng dụng các cầu thủ HAGL.
Trong kỳ tích lịch sử lọt vào World Cup không có tên cầu thủ HAGL đóng góp, ở VCK U20 World Cup lần này, chỉ có Đinh Thanh Bình thường xuyên được sử dụng. "Gà cưng" của bầu Đức là Phan Thanh Hậu còn suýt chút nữa bị loại.
Không những thế, khi chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của U20 Việt Nam ở VCK U20 Thế giới, nhiều người hâm mộ đặt lên bàn cân và mong muốn HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ dẫn dắt U23 Việt Nam cho chiến dịch SEA Games với nòng cốt là các cầu thủ U20 Việt Nam.
Nếu điều đó xảy ra, đồng nghĩa chỗ đứng của các cầu thủ HAGL ở U23 Việt Nam sẽ bị cạnh tranh, khi vốn dĩ đội tuyển U23 Việt Nam lúc này gần như là một đội tuyển HAGL thu nhỏ. Chỉ vài phút sau khi U20 Việt Nam thất bại trước U20 Honduras, ngay lập tức bầu Đức đăng đàn chỉ trích HLV Hoàng Anh Tuấn.
Những lời lẽ của bầu Đức không hẳn là sai, nhưng thời điểm phát ngôn của ông bầu phố núi cũng khiến người ta hình dung rằng, đấy không đơn giản là một lời nhận xét, mà là bắt đầu cho một cuộc chiến dịch mới mà bầu Đức muốn phát đi.
Và có lẽ, hơn ai hết HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ hiểu những gì mà ông Miura đã từng trải qua...
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cái chính đó là việc cầu thủ của HAGL có ít đất diễn dưới thời HLV Miura, khi mà triết lý của ông thầy người Nhật đề cao thể lực, tinh thần chiến đấu và thực dụng. Trong khi đa phần cầu thủ HAGL thời điểm ấy rất yếu về mặt thể lực.
Chiến dịch của bầu Đức kéo dài suốt 1 năm cuối cùng cũng thành công sau khi đội tuyển Việt Nam thất bại ở vòng loại World Cup 2018, và vị chiến lược gia người Nhật sau một thời gian phải chống chọi với áp lực buộc phải ra đi.
Bây giờ điều tương tự đang xảy ra với HLV Hoàng Anh Tuấn, người đã tạo nên một tập thể mạnh về thể lực và đoàn kết tạo nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam. Nhưng cũng như HLV Miura, ông Hoàng Anh Tuấn lại không trọng dụng các cầu thủ HAGL.
Trong kỳ tích lịch sử lọt vào World Cup không có tên cầu thủ HAGL đóng góp, ở VCK U20 World Cup lần này, chỉ có Đinh Thanh Bình thường xuyên được sử dụng. "Gà cưng" của bầu Đức là Phan Thanh Hậu còn suýt chút nữa bị loại.
Không những thế, khi chứng kiến màn trình diễn ấn tượng của U20 Việt Nam ở VCK U20 Thế giới, nhiều người hâm mộ đặt lên bàn cân và mong muốn HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ dẫn dắt U23 Việt Nam cho chiến dịch SEA Games với nòng cốt là các cầu thủ U20 Việt Nam.
Nếu điều đó xảy ra, đồng nghĩa chỗ đứng của các cầu thủ HAGL ở U23 Việt Nam sẽ bị cạnh tranh, khi vốn dĩ đội tuyển U23 Việt Nam lúc này gần như là một đội tuyển HAGL thu nhỏ. Chỉ vài phút sau khi U20 Việt Nam thất bại trước U20 Honduras, ngay lập tức bầu Đức đăng đàn chỉ trích HLV Hoàng Anh Tuấn.
Những lời lẽ của bầu Đức không hẳn là sai, nhưng thời điểm phát ngôn của ông bầu phố núi cũng khiến người ta hình dung rằng, đấy không đơn giản là một lời nhận xét, mà là bắt đầu cho một cuộc chiến dịch mới mà bầu Đức muốn phát đi.
Và có lẽ, hơn ai hết HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ hiểu những gì mà ông Miura đã từng trải qua...
Lý do lạ lùng trở thành đại gia của bầu Đức
Bầu Đức từng chia sẻ: “Chính vì thi rớt đại học, tôi lại thành đạt như bây giờ”.
Ông Đoàn Nguyên Đức có biệt danh là bầu Đức (sinh 1962 ), quê quán tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hơn 50 năm trước cậu bé Đoàn Nguyên Đức hàng ngày chăn
trâu trên cánh đồng bên cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định, ước mơ một
ngày nào đó sẽ tậu được cho mình một máy bay riêng. Ước mơ tưởng như
viển vông đó nay đã thành hiện thực.
Bầu Đức đã tậu cho mình một chiếc máy bay riêng (Beechcraft King Air 350, trị giá 7,5 triệu USD). |
Tốt nghiệp cấp 3 hệ 10 năm (năm 1982), Đoàn Nguyên Đức
vào TP.HCM thi đại học. Năm ấy, ông Đức thi trượt. Không nản lòng, bầu
Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ
4, ông vẫn không đậu. Bước ngoặt để Đoàn Nguyên Đức trở thành thương gia
là khi ông 22 tuổi sau 4 lần thi đại học không thành. Bầu Đức từng kể
về "bí kíp lạ lùng" để trở thành doanh nhân hàng đầu Việt Nam: “Chính vì
thi rớt đại học, tôi lại thành đạt như bây giờ”.
Bầu Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một
phân xưởng nhỏ vào năm 1990 có tên xí nghiệp tư nhân Hoàng Anh chuyên
đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Kể từ năm 1990 đến nay, doanh nghiệp
của ông Đức đã phất lên như diều gặp gió. Sau đó, ông mở rộng hoạt động
kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác như
khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc đến bóng đá...
Năm 1993, ông thành lập xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh
Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với
nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc
và bóng đá.
Từ năm 2001 đến nay, cái tên Bầu Đức càng nổi như cồn
sau những sự kiện làm nên các “ tít” lớn trên hầu hết các báo Việt Nam
và cả trên thế giới như: việc ông mua chân sút số một Đông Nam Á
Kiatisak và trả lương đến 15.000 USD một tháng vào năm 2002; hợp tác với
câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Anh Arsernal để mở học viện bóng đá
Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG vào năm 2007...
Doanh thu kể từ năm 2005 của công ty đã vượt quá 1.200
tỷ đồng, các năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2007, ông thành lập học
viện bóng đá mang tên học viện Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG để tuyển
sinh và đào tạo cầu thủ trẻ theo mô hình của học viện cầu thủ trẻ
Arsenal.
Vào năm 2008, công ty bắt đầu niêm yết chứng khoán tại
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã HAG. Tổng khối lượng cổ
phiếu niêm yết ban đầu gần 180 triệu đơn vị, đến nay, khối lượng cổ
phiếu HAG đang lưu hành đã lên tới hơn 537 triệu, tương đương mức vốn
hóa thị trường khoảng 16.067 tỷ đồng. Ông là người giàu nhất trên sàn
chứng khoán năm 2008.
Đầu năm 2008 ông còn định mua 20% cổ phần của câu lạc
bộ Arsenal. Và ông đã tậu cho mình một chiếc máy bay riêng (Beechcraft
King Air 350, trị giá 7,5 triệu USD) như điều mà ông từng mơ ước 40 năm
về trước. Điều đặc biệt là ông tậu chiếc máy bay này từ tiền túi cá nhân
để phục vụ công việc chung của tập đoàn.
Tính đến thời điểm 31/1/2008 tổng giá trị tài sản ròng
của HAGL Group đã đạt 25.576 tỷ đồng, vượt xa so với con số 11.600 tỷ
đồng đầu năm 2007. Tháng 11 năm 2010 tổng vốn hóa thị trường của Tập
đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22.524,09 tỷ đồng.
Năm 2011, ông cùng với các doanh nhân làm bóng đá khác
vạch ý tưởng và thành lập công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt
Nam. Cũng trong năm này, ông được Wall Street Journal đánh giá là một
trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.
Nắm trong tay 48,32% cổ phần,tương đương 259,67 triệu
cổ phiếu HAG, bầu Đức hiện là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán sau
ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Vingroup.
Theo Tri Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét