CHUYỆN ÍT BIẾT 39

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                   Quả bóng đá được sản xuất thế nào?


Phong cách Xem bóng đá dưới góc độ một nhà chiến thuật… như thế nào?

phong-cach-xem-bong-da-duoi-goc-mot-nha-chien-thuat-nhu-nao-2 Trang web tylebonfda.org xin dẫn lại câu nói của một cổ động viên Liverpool như sau :
Ngôn ngữ bóng đá hiện đại tràn ngập những con số, đội hình, phân tích chiến thuật, và lúc này, hơn bao giờ hết, yếu tố tâm lý đang bị xem nhẹ.
– KP, Liverpool: Chờ đợi một ngôi sao
Những ngày này, dường như ai ai cũng đang nói về chiến thuật. Có vẻ rất bình dân. Các bình luận viên thỉnh thoảng lại nhận định: “Đây quả là một trận đấu giàu tính chiến thuật.” Câu nói này thường xuyên xuất hiện trong những trận đấu giằng co, ít bàn thắng. Rồi khi một đội thắng lớn, họ sẽ được đánh giá là “có chiến thuật vượt trội đối thủ.” Chung chung quá, mà hình như có một điều gì chưa chính xác. Bên những ly trà đá, những cốc cà phê, lại nghe “đội đấy là đội chuyên phản công thôi”, “Barcelona trong PES gọi là Possession game đấy”, vân vân. Vẫn rất chung chung.
phong-cach-xem-bong-da-duoi-goc-mot-nha-chien-thuat-nhu-nao
Thế nhưng, khi được hỏi một cách kỹ càng, hầu hết mọi người đều cho rằng “chiến thuật” là một điều gì hết sức khô cứng và… có thể khiến người xem bóng đá dưới góc độ này “mất cảm giác yêu”. Hay nói tóm lại, đó là những lý do để họ không xem xét kỹ.
Thực ra, chẳng đúng tí nào.
Xem bóng đá dưới con mắt chiến thuật, bạn sẽ không thấy một trận đấu nào hoàn toàn nhàm chán. Nếu nắm được những vấn đề cốt lõi và các vận động cơ bản, bạn hoàn toàn có thể nhận định được các trận đấu với tỉ lệ chính xác tương đối cao. Luôn luôn có một điều gì đó, một chi tiết nào đó khiến bạn hấp dẫn. Vì sao đội này đá tốt? Vì sao đội kia đá dở?
Ở đây, cần khẳng định rằng, việc cầm một vài chai bia, ngồi cùng một vài ông bạn và cười ha hả, cáu um xùm hay run rẩy trước một trận đấu luôn luôn tuyệt vời. Có những người có thể vừa rộn ràng không khí ấy, vừa nhìn nhận, đánh giá những thứ đang diễn ra. Cũng có người không làm được. Khi ấy, chúng ta có thể tìm xem lại trận đấu một cách dễ dàng – đây là thời đại công nghệ torrent kia mà. Và khi chỉ có một mình, bạn có thể tập trung sau. Không phải ai cũng là Gary Neville để phân tích trực tiếp tất cả các tình huống.
Quay trở lại với chủ đề chính.
Chiến thuật bóng đá quả thực là một bộ môn khoa học. Nhưng đó là môn môn khoa học với đầy đủ những yếu tố từ cơ bản đến phức tạp, những phản ứng phức tạp, những kết hợp luôn ẩn chứa bất ngờ.
phong-cach-xem-bong-da-duoi-goc-mot-nha-chien-thuat-nhu-nao-1
Chiến thuật bóng đá giống như sinh học, như địa lý – những bộ môn mà nói thì ai cũng nghĩ là mình biết (“à, đất, nước, khí, dân số, cây cối, động vật ý mà”) nhưng lại ẩn chứa sự khác biệt ở từng nơi, từng vùng và luôn luôn có khả năng thay đổi, biến dạng thành một thứ mới mẻ khi có những sự kết hợp khác nhau.
Theo các chuyên trang, nhà cái uy tín hiện nay về cá độ bóng đá qua mạng như M88, sbobet, 188bet cũng nhận định rằng: “Chiến thuật bóng đá không giống như môn toán học” mà 1+1=2 và x2+y2+2xy = (x+y)2. Làm gì có sự chắc chắn chính xác 100% ấy.
Thế nên, chính vì sự linh hoạt đó, nếu muốn xem bóng đá dưới góc độ chiến thuật một cách tích cực và thậm chí nếu bạn muốn viết lại những phân tích, nhận định cá nhân về các vấn đề chiến thuật, có hai thứ bạn cần nhất: 1-Kiến thức; 2-Tâm lý xem bóng đá.
Serie “Chiến thuật 101” sinh ra với mục đích giúp mọi người có những kiến thức khái quát nhất, cần thiết nhất.
Bài viết này đụng vào vấn đề thứ hai nhiều hơn: tâm lý khi xem bóng đá dưới góc độ chiến thuật.
1. Chiến thuật làm nên từ con người
Đó là điều bạn cần nhớ đầu tiên và ghi nhớ mãi mãi. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới mọi thứ diễn ra.
Ai cũng hiểu rằng, mỗi cầu thủ lại có những đặc điểm khác nhau. Andrea Pirlo chuyền bóng đại tài. Garrincha chân chấm phẩy rê bóng cực dị. Franz Beckenbauer đầu óc và có khả năng thủ lĩnh. Marco Van Basten dứt điểm tốc độ cao hay. Ronaldo xử lý những nhịp chạm cuối cùng thiên tài.
Vấn đề ở chỗ, họ chỉ là một cá nhân. Bóng đá không bao giờ là môn thể thao của một người. Bạn có thể chỉ vào Bồ Đào Nha và nói rằng cả tập thể đó chỉ dựa vào Cristiano Ronaldo nên thất bại tại World Cup 2014. Nhưng khi nhìn sang Argentina, với một tập thể mà các cá nhân trong đội hình chính chẳng hơn Bồ Đào Nha (có khi kém hơn) nhưng lại chơi tốt hơn và vào tới tận chung kết. Họ cũng bị đánh giá là “đội bóng một người”, của Lionel Messi. Vậy sự khác biệt là gì?
phong-cach-xem-bong-da-duoi-goc-mot-nha-chien-thuat-nhu-nao-2
Rõ ràng, nó nằm ở vấn đề tổ chức chiến thuật.
Guus Hiddink từng nói rằng, nếu tìm ra được một chiến thuật phù hợp với nhân sự thì hiệu suất thi đấu của các cầu thủ có thể tăng lên 10-15%. Với một người đàn ông được mệnh danh là “Bàn tay Midas”, từng thành công cùng vô số đội bóng lớn nhỏ, rõ ràng đó là khẳng định có trọng lượng.
Nhưng ngược lại, liệu chiến thuật có trội hơn hẳn vấn đề cá nhân?
Sự thật là không ai dạy được cho các cầu thủ thực hiện các siêu phẩm. Dirk Kuyt từng chấn thương vai 2 tuần vì cố tập bắt vô-lê theo kiểu “xe đạp chổng ngược”, đơn giản anh ta không sinh ra để làm những pha bóng ấy. Nhưng vẫn còn đó những cầu thủ có thể thực hiện những pha bóng phá nát mọi loại chiến thuật.
Lionel Messi bắn gục hàng thủ 11 người – xin nhắc lại là 11 người – của Iran bằng một cú sút xa. Diego Maradona rê bóng qua nửa đội Anh để lập công tại World Cup 1986. Steven Gerrard hay Frank Lampard vung chân và bàn thắng đến từ khoảng cách 30-35 mét. Zinedine Zidane ngả người bắt vô lê bằng chân không thuận tung lưới Bayer Leverkusen. David Beckham, Xabi Alonso, Wayne Rooney hay mới đây là Miralem Pjanic ghi bàn từ giữa sân. Chẳng ai dạy họ được cả. Đó là những hành vi phi chiến thuật.
Và vấn đề cá nhân có thể trội hơn chiến thuật theo những cách trái ngược. Ví dụ: Robert Green (Anh) “đẻ trứng” trận gặp Mỹ tại World Cup 2010. Martin Skrtel bắn phá khung thành… Liverpool liên tục trong mùa Premier League 2013-14. Martin Demichelis chơi tốt cả trận trước khi bỗng nhiên dâng quá cao và để lại một lỗ hở lớn dẫn đến bàn thua mang tính quyết định khi Manchester City gặp Barcelona tại Champions League mùa vừa rồi.
Thế nên, khi đánh giá vấn đề chiến thuật, điều đầu tiên cần hiểu là chiến thuật được dựng ra bởi con người, cho con người, mà con người vốn không hoàn hảo.
Một kế hoạch tiếp cận trận đấu hoàn hảo được viết bởi những nhà chiến lược kỹ tính nhất như Sir Alex Ferguson cũng sẽ không phải lúc nào cũng hoàn hảo, vì nó được 11 con người thực hiện. Có thể hỏng vì một sai lầm cá nhân; có thể bế tắc nhưng lại được khai thông bằng một cú sút xuất thần của cầu thủ; có thể hoàn toàn vô hại nhưng lại chiến thắng vì… đối thủ “kiến tạo”.
Để hiểu rõ hơn về chiến thuật trong bóng đá cũng bạn có thể đăng ký tài khoản bong88 để được xem trực tiếp nhiều trận đấu bóng đá trực tuyến hấp dẫn, sôi động.
2. Mối liên hệ giữa chiến thuật và cầu thủ
  • Lionel Messi từng rê qua 5-6 cầu thủ không chỉ một mà tới vài lần trong những năm mới ra mắt. Sau này anh không qua người nhiều như thế nữa. Có phải anh ta kém đi?
  • Steven Gerrard 2 lần “góp công” giúp Uruguay giành thắng lợi 2-1 trước Anh tại bảng D World Cup 2014. Ở cấp CLB anh đâu có mật độ mắc lỗi dày đến thế?
  • Mesut Ozil ngày ở Real Madrid kiến tạo hay lắm kia mà? Sao về tới Arsenal thì có vẻ xuống chân?
Ba trường hợp trên là ba điều cầu chú ý về các cầu thủ khi theo dõi họ dưới con mắt chiến thuật.
Về trường hợp của Lionel Messi. Điều mà người ta quên đi mất, đó là những ngày anh để tóc dài bồng bềnh nghệ sĩ, mang theo suy nghĩ đầu tiên khi cầm bóng là “cứ rê rồi tính”, đã từ thời của Frank Rijkaard – HLV khi ấy sử dụng một lối chơi phóng khoáng theo kiểu Hà Lan cũ, coi trọng tốc độ chơi bóng cao. Trong khi đó, khi Messi cắt tóc ngắn gọn gàng, anh là một phần của tiqui-taca dưới thời Pep Guardiola, khi mà ai cũng biết cách để chặt chém Messi nếu anh muốn qua tới người thứ ba, còn cả đội bật nhả tiến sát tới gôn với tốc độ từ tốn nhằm nắm chắc bóng hơn là liều lĩnh.
Dưới sự dẫn dắt của các HLV khác nhau, mỗi cầu thủ sẽ phải thích nghi và thay đổi bản thân, hoặc họ sẽ được chính các HLV khám phá ra những kỹ năng phù hợp để thay đổi. Bạn biết đấy, Juan Riquelme, một cầu thủ đặc biệt – anh chẳng bao giờ thay đổi theo các hệ thống chiến thuật mà chỉ “là chính mình” – đã không thể trụ lại tại trời Âu.
Về trường hợp của Steven Gerrard. Điều nhiều người quên đi mất, đó là khi anh tỏa sáng trong màu áo Liverpool mùa giải 2013-14, anh là cầu thủ thi đấu thấp nhất trong hệ thống 3 tiền vệ trung tâm. Khi ấy, anh có tới 2 đồng đội sẵn sàng che chắn và bọc lót. Còn với một hệ thống chỉ sử dụng 2 tiền vệ trung tâm (của ĐT Anh), Gerrard không thể đủ khả năng để chơi tốt nữa.
Mỗi cầu thủ đều có những đặc điểm khác nhau, và vì thế họ sẽ chơi tốt khi được đặt vào những vị trí phù hợp, trong những hệ thống phù hợp. Thế giới bóng đá giờ đây có quá nhiều cầu thủ với kỹ năng cá nhân giỏi, nhưng vấn đề đôi khi chỉ là, liệu họ có được thi đấu ở vị trí phù hợp hay không. Bạn biết đấy, Daniel Sturridge từng vật vã đá dạt cánh phải ở Chelsea và không thể hiện được nhiều, nhưng khi được trao cho vị trí tiền đạo ở Liverpool, anh trở thành cầu thủ Anh ghi nhiều bàn nhất trong 2 năm qua.
Về trường hợp của Mesut Ozil. Điều mà nhiều người quên đi mất, đó là khi anh còn thi đấu cho Real Madrid, anh nằm trong một tập thể có rất nhiều ngôi sao tấn công tuyệt vời. Ở Arsenal, cũng tiền vệ công, thỉnh thoảng cũng tiền vệ cánh, anh vẫn tạo ra nhiều cơ hội cho đồng đội nhưng không kiến tạo nhiều. Quá dễ hiểu – đồng đội của anh không tận dụng được những cơ hội ấy. Có bất ngờ không khi Olivier Giroud hay một chân chuyền nào đó ghi bàn ít hơn Cristiano Ronaldo, Karim Benzema hay Gonzalo Higuain?
Cho dù có được thi đấu ở một vị trí thực sự phù hợp đi chăng nữa, mỗi cầu thủ cũng cần có những đồng đội phù hợp để có thể thực sự tỏa sáng. Andrea Pirlo phải có Gennaro Gattuso/Arturo Vidal/Daniele De Rossi đi cùng. Dwight Yorke phải có Andy Cole.
3. Kết luận
Điều chốt lại với bài viết này, đó là khi xem bóng đá dưới góc độ chiến thuật, rất cần xác định cho bản thân một tâm lý vững vàng rằng bóng đá rất đa dạng, linh hoạt và không bao giờ hoàn hảo.
Và cũng vì thế, hãy xác định rằng, không phải HLV nào cũng hoàn hảo – có những người chẳng vui vẻ gì khi nhắc tới hai tiếng “chiến thuật”. Cũng không phải một chuyên gia, một nhà báo nào cũng luôn luôn đúng – Phil Neville còn bị chê là “lù đù như dân ngoại đạo” còn Micheal Cox của Guardian thì thường xuyên… nhầm bên của hai cầu thủ cùng vị trí (ví dụ cặp tiền vệ trung tâm, cặp trung vệ…).
Suy rộng ra, có những trận đấu mà tính chất chiến thuật của nó rất, rất thấp. Bạn đã bao giờ xem Norwich đối đầu West Ham hay chưa? Xin khẳng định ngay, một trận đấu dù là giằng co căng thẳng, ít bàn thắng hay tuyệt hảo nhiều bàn vẫn chưa chắc có thể đánh giá rằng “tính chiến thuật cao” hay “tính chiến thuật thấp”.
Bài viết này có lẽ cũng chưa hoàn hảo. Nhưng bạn biết đấy, nó chỉ là mở đầu cho một serie của Nhận định bóng đá chuyên nghiệp.

        Top 100 pha bóng QUA NGƯỜI ĐỈNH CAO và 10 KỸ THUẬT ĐIÊU LUYỆN nhất của bóng đá


10 chiến thuật phổ biến nhất thế giới bóng đá

CHIÊU VĂN - BONGDAPLUS.VN
BONGDAPLUS gửi đến độc giả 10 chiến thuật phổ biến nhất thế giới bóng đá:
Guardiola - một trong những bậc thầy chiến thuật

1. 4-4-2

Chiến thuật 4-4-2 đương nhiên là phổ biến nhất trong khoảng một thập kỷ qua, dù gần đây nó đã mất dần ưu thế. Đội hình này cần 2 lớp 4 người truyền thống làm nền cho 2 tiền đạo. Thông thường, cặp tiền đạo sẽ là một to con, một nhỏ con (như Kevin Keegan và John Toshack), nhưng các lựa chọn gần đây đã thay đổi nhiều. 4-4-2 gây ra đe dọa thực sự với 2 tiền vệ cánh bám biên và tạt bóng. Các tiền vệ trung tâm di chuyển từ vòng cấm địa này tới vòng cấm địa kia, công thủ toàn diện.

Ví dụ: M.U của Sir Alex Ferguson.

2. 4-4-1-1

Nếu bạn không có 2 tiền đạo xuất sắc nhưng vẫn muốn sự cân bằng của 4-4-2 thì 4-4-1-1 là lựa chọn lý tưởng. Đội hình này hy sinh một tiền đạo thuần túy và chuyển anh ta thành tiền vệ tổ chức, người có thể lui về phía trước hàng tiền vệ, khai thác khoảng trống và dẫn dắt lối chơi. Phần còn lại giống với 4-4-2, nhưng nhiệm vụ của các tiền vệ trung tâm nhẹ nhàng hơn một chút.

Ví dụ: Everton của David Moyes.

3. 4-4-2 (hình thoi)

Hàng tiền vệ hình thoi là đặc trưng của đội hình này. Các tiền vệ chơi rất gần nhau. Hai hậu vệ cánh lên xuống liên tục. Ở giữa sân, các tiền vệ tìm cách phá vỡ hàng thủ đối phương bằng những đường chuyền trong khoảng hẹp và giữ bóng lâu. Vai trò của tiền vệ lùi sâu thay đổi tùy theo HLV, một số người thích kiểu ăn no vác nặng như Claude Makelele, những người khác thích các tiền vệ kiến tạo lùi sâu như Andrea Pirlo.

Ví dụ: Hiện không độ lớn nào sử dụng thường xuyên đội hình này, nhưng AC Milan của Massimiliano Allegri, Juventus của Antonio Conte và M.U của Sir Alex Ferguson thỉnh thoảng có dùng đến.

4. 4-3-3

4-3-3 đang nhanh chóng nổi lên là một trong những đội hình phổ biến và cơ động nhất trong thế giới bóng đá. Nó giúp đội bóng cân bằng, nhưng đồng thời cũng rất linh động. Với 4-3-3, bạn có thể chơi phòng ngự phản công, kiểm soát bóng nhiều, tấn công trung lộ hoặc để 2 cầu thủ chạy cánh dâng cao. Sự cơ động giúp nó trở nên phổ biến vì chỉ cần vài điều chỉnh nhỏ, các HLV có thể thay đổi hệ thống tùy theo thế trận.

Ví dụ: Bồ Đào Nha của Paulo Bento, Hy Lạp của Fernando Santos, Liverpool của Brendan Rodgers, Barcelona của Pep Guardiola.

5. 4-5-1

Không có sự khác biệt đặc biệt lớn giữa 4-5-1 và 4-3-3. Cả hai đều có hàng thủ 4 người, một tiền vệ trụ, hai người đá cánh và một tiền đạo. Sự khác biệt nằm ở chỗ xác định vai trò của các tiền vệ. 4-5-1 có khuynh hướng phòng ngự nhiều hơn, với hàng tiền vệ chật chội hơn và tiền vệ phòng ngự chơi lùi sâu. Tiền đạo cắm trong trường hợp này phải làm rất nhiều việc và phải cầm bóng đủ lâu để các tiền vệ có thời gian dâng lên. Các hậu vệ cánh cũng thận trọng hơn so với 4-3-3.

Ví dụ: Chelsea của Jose Mourinho, Stoke City của Tony Pulis.

6. 4-2-3-1

Đang là mốt thời thượng của bóng đá hiện đại khi hầu hết các đội ở World Cup 2010 và Euro 2012 đều sử dụng. Các hậu vệ cánh giống trong 4-3-3, bùng nổ, tốc độ và thích phiêu lưu. Hàng tiền vệ có vai trò quyết định, với mục tiêu là cầm bóng thật nhiều.

Các ví dụ: Real Madrid của Jose Mourinho, Hà Lan của Bert van Marwijk, Đức của Joachim Low.

7. 3-4-3

Chúng ta bắt đầu với các hệ thống 3 hậu vệ. 3-4-3 có lẽ là hệ thống 3 người dễ chuyển đổi nhất, thành 4-2-3-1 hoặc 4-4-2. Trong hệ thống này, 3 trung vệ sẽ phải quán xuyến một khu vực phòng ngự rộng hơn và một người được khuyến khích dâng cao lên hàng tiền vệ. Giống như với mọi hệ thống 3 hậu vệ, đội hình này phụ thuộc nhiều vào các cầu thủ đá cánh. Họ phải duy trì được sự cân đối giữa tấn công và phòng ngự, có thể lực dồi dào và khả năng tạt bóng tốt.

Ví dụ: Wigan của Roberto Martinez, Croatia của Miroslav Blazevic.

8. 3-5-2 

Đội hình đang là mốt thời thượng ở Serie A. Trong đội hình này, các cầu thủ chạy cánh còn quan trọng hơn so với 3-4-3, do không có cầu thủ đá cánh nào phía trước. Đó là một công việc rất nặng nhọc với các cầu thủ chạy cánh, nếu họ thất bại, đội bóng của họ sẽ gặp rắc rối lớn. Hàng tiền vệ thì linh động hơn, có thể là 2 người đá trụ, một dẫn dắt, hoặc một người đá trụ và hai người tấn công. Chúng ta vừa được chứng kiến một bài học chiến thuật kinh điển của hệ thống này khi Juventus của Antonio Conte đè bẹp Chelsea của Roberto Di Matteo tại Champions League.
;
Ví dụ: Juventus của Antonio Conte, Manchester City của Roberto Mancini, Italia của Cesare Prandelli.

9. 3-5-1-1

Lại một đặc sản của người Ý, với điều chỉnh mang tính cách mạng của Walter Mazzarri ở Serie A. Ông đã điều chỉnh Napoli từ 3-5-2 sang 3-5-1-1, với khác biệt lớn hơn mọi người vẫn tưởng. Mazzarri cũng phải thích nghi với tình thế khi sự ra đi của Ezequiel Lavezzi để lại lỗ hổng lớn trên hàng công. Đội hình vận hành tốt nhất với Marek Hamsik đằng sau tiền đạo duy nhất và 2 cầu thủ chạy cánh tinh quái Christian Maggio và Carlos Zuniga.

Ví dụ: Napoli của Walter Mazzarri, Fiorentina của Vincenzo Montella.

10. 4-6-0

Một đặc sản mới của bóng đá thời tiki-taka mới ra lò cách đây chưa lâu, cụ thể là ở Euro 2012 cùng Tây Ban Nha, đội hình đòi hỏi rất nhiều tiền vệ xuất sắc.

Ví dụ: Tây Ban Nha của Vicente del Bosque, Chelsea của Roberto Di Matteo ở trận gặp Juventus.
CHIÊU VĂN - BONGDAPLUS.VN

Chiến thuật bóng đá: Cuộc cách mạng 135 năm

Từ năm 1870 đến nay, chiến thuật bóng đá thế giới đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ 1-1-9 ngày sơ khai cho tới sự trở lại của 1-4-2-4 mà ĐT Brazil thể hiện tại Confederations Cup mới đây là cả một chặng đường 135 năm.

Thủơ ra đời

Thật khó xác định cụ thể bóng đá ra đời chính xác vào khi nào. Nhưng nếu tính mốc từ năm 1870, khi các cầu thủ bắt đầu ý thức được chiến thuật, thay vì chạy lung tung trên sân cỏ, mới thấy được sự đa dạng vô cùng của bóng đá.

Ở buổi bình minh, vào giữa thế kỷ 19, lối chơi tấn công được tôn sùng một cách tuyệt đối. Gần như không có khái niệm phòng ngự, khẩu lệnh bóng đá khi ấy chỉ là tấn công và tấn công.

Chiến thuật đầu tiên được ghi nhận là 1-1-9, đến nay vẫn không rõ ai là cha đẻ. Khác biệt căn bản của 1-1-9 so với bóng đá tự phát chính là việc ngoài 1 thủ môn, chỉ có duy nhất 1 cầu thủ phòng ngự che chắn trước mặt cầu môn để 9 cầu thủ còn lại tấn công.

Một thời gian sau, Ancok, một trong những nhà sáng lập Hiệp hội bóng đá Anh, sau một thời gian nghiên cứu lý luận, đã sáng tạo ra chiến thuật 1-1-2-7: 1 thủ môn, 1 hậu vệ, 2 tiền vệ và 7 tiền đạo. Bolton Wanderers chính là đội bóng đầu tiên áp dụng đấu pháp này, và họ đã cực kỳ thành công khi giành tới 5 Cúp FA từ năm 1872 đến 1878.

Nhưng cùng thời đó, CLB Queens Park của Scotland và Royal Engineers của Anh lại theo đuổi chiến thuật 1-2-2-6 mà khác biệt duy nhất với 1-1-2-7 là tăng cường thêm 1 hậu vệ và rút bớt 1 tiền đạo.

Sự biến thiên của 1-2-3-5

20 năm sau, tại Anh, chính xác là tại Nottingham, xuất hiện sơ đồ 1-2-3-5 đề cao sự phối hợp tập thể, mà trong một chừng mực nào đó, đã tồn tại đến những năm 80 của thế kỷ 20.

Ở bình diện đội tuyển, Uruguay và Italia là 2 đội sử dụng nhuần nhuyễn nhất sơ đồ này so với các đối thủ khác tại 3 VCK Cúp thế giới đầu tiên (1930, 1934, 1938). Cũng là 2 hậu vệ, 3 tiền vệ, 5 tiền đạo xếp trước 1 thủ môn, song các nhà vô địch 3 World Cup đầu tiên của lịch sử  đã tổ chức đội hình của họ tốt hơn phần còn lại, và đặc biệt tạo ra phong cách riêng trong cách vận hành nó.

Thực ra, các vấn đề chiến thuật thời ấy chưa mang tính thời sự như ngày nay. Trình độ cá nhân của các cầu thủ, hoàn cảnh xung quanh và cả sự bất ngờ mới là những yếu tố then chốt. Chính vì thế, ý thức tuân thủ chiến thuật chặt chẽ của Celeste (biệt danh của Uruguay) năm 1930 và Squadra Azzurra (Italia) năm 1934 và 1938 là chìa khoá thành công của hai quốc gia này.

Uruguay, đội vô địch World Cup đầu tiên tại Montevideo, khiến người ta buộc phải giả định rằng đội hình của họ được cấu thành từ quan niệm cổ điển và sau đó phát triển ra toàn thế giới. Với 2 hậu vệ nằm ngay trung tâm của hàng thủ, 2 tiền vệ cánh thường đảm nhận cả vai trò phòng ngự và tấn công bên cạnh 1 tiền vệ trung tâm được coi là hạt nhân của đội. 5 cầu thủ trên đỉnh sơ đồ này thực chất là 2 tiền vệ thiên về tấn công hỗ trợ cho 3 tiền đạo mũi nhọn.

Italia năm 1934 được xây dựng một cách khác, với cầu thủ gốc Argentina, Monti vừa mạnh mẽ vừa khéo léo chơi vị trí giữa hàng tiền vệ. 2 tiền vệ vệ tinh xoay quanh Monti là Meazza và Ferrari rất thông minh trong sáng tạo, hiệu quả trong hành động cùng với 2 chuyên gia chạy cánh Guaita và Orsi nhanh nhẹn, sắc sảo, tích cực trong sự vận hành của cả đội hình.

HLV của Italia khi đó, Vittorio Pozzo, là một người biết nhìn xa trông rộng. Ông này luôn tâm niệm rằng cần phải huấn luyện cho các cầu thủ thuần thục hệ thống này, nhằm củng cố cho các hậu vệ và tránh các bẫy việt vị kiểu mới mà sự xuất hiện của nó đã gây nên một cuộc cách mạng đấu pháp thực sự trên những hòn đảo lẻ loi của nước Anh.

Theo Triều Dương
Báo Bóng đá
                                     Top 10 ► Những pha SAI LẦM TỆ HẠI của thủ môn

                                    Top 100 pha CỨU THUA như MA NHẬP vào THỦ MÔN


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH