Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 181

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                             Những thất bại của tình báo Mỹ ở Bắc Việt

Tình báo Mỹ tại chiến trường Việt Nam: Những chuyện chưa từng được kể

14:15 06/05/2016

Không chỉ Cục Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan Quân báo Quốc phòng (DIA) thuộc Lầu Năm Góc, Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) và Văn phòng do thám quốc gia (NRO), Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tham gia tình báo thời chiến tranh Việt Nam. Đây là một trong những bí mật dai dẳng và chỉ được công bố mới đây, dựa vào tài liệu giải mật được đăng trên website Cục Tàng thư quốc gia Hoa Kỳ. Cụ thể, Bộ ngoại giao Mỹ làm gì tại chiến trường Việt Nam?

 

Giải mã thất bại thê thảm của CIA trong chiến tranh Việt Nam

© Sputnik/ RIA Novosti
Việt Nam
URL rút ngắn
166640

Ngoài các hình thức can thiệp, tập kích đường biển, đường không, Mỹ còn sử dụng kiểu chiến tranh “không quy ước” trong cuộc xâm lược Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, ngoài đưa lực lượng vào can thiệp, tập kích đường biển, đường không, Mỹ còn sử dụng một loại chiến tranh khác có tên gọi Chiến tranh "không quy ước". Lực lượng thực hiện là Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và sau đó được chuyển cho (SOG).
Vậy diễn biến của loài hình chiến tranh này là thế nào? Báo Kiến Thức xin giới thiệu tới độc giả loạt bài hồ sơ cuộc chiến tranh "không quy ước" mà CIA trực tiếp tiến hành chống phá Việt Nam: Nền tảng ban đầu
Trước khi Mỹ sử dụng quân biệt kích "Mũ nồi xanh" (Special Forces) và Người nhái Hải quân (Navy Seals) để huấn luyện, làm cố vấn cho Việt Nam cộng hòa thực hiện những phi vụ bí mật của "chiến tranh không quy ước" thì từ năm 1957 họ đã huấn luyện cho Sài Gòn lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt.
Năm 1957, chính quyền Eisenhower tài trợ cho quân đội Sài Gòn chương trình bí mật. Theo đó, Trung ương tình báo CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ phối hợp để thành lập cho quân đội Sài Gòn một đơn vị biệt kích lấy tên là Liên đoàn quan sát số 1. Đơn vị này có nhiệm vụ bí mật xâm nhập vào hàng ngũ quân đối phương nắm tin, chống phá. Để giữ bí mật, Liên đoàn quan sát số 1 do Ban Nghiên cứu điều hành (thuộc ngành tình báo của Bộ Quốc phòng quản lý), về sau đổi tên là Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, đặt dưới sự theo dõi trực tiếp của Tổng thống Ngô Đình Diệm, do Trung tá đặc vụ Lê Quang Tung làm trưởng phòng.
Tổng thống Ngô Đình Diệm hội đàm với sĩ quan CIA
Tổng thống Ngô Đình Diệm hội đàm với sĩ quan CIA
Năm 1958, cơ quan CIA tại Sài Gòn thành lập Ban Ngoại vụ do Russell Miller, núp dưới bóng một nhà ngoại giao làm trưởng ban. Russell lệnh cho Trung tá Tung chọn lực lượng. Ít lâu sau, 12 sĩ quan trẻ cấp bậc từ thiếu úy đến trung úy được điều về và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại úy Ngô Thế Linh. Tháng 11/1958, cả 12 sĩ quan trẻ đều được đưa sang Saipan để huấn luyện. Ở đó, họ được CIA huấn luyện hai tháng về nghiệp vụ tình báo, tác chiến, phương thức phá hoại và chỉ huy đường dây tình báo. Cuối 1958, Đại úy Ngô Thế Linh trở về Sài Gòn và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Bắc Việt (mật danh là Phòng 45), trực thuộc Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, quân số chỉ có hơn chục người. Trong những tháng còn lại của năm 1958, Phòng 45 chuyên lo việc huấn luyện cho nhân viên mới.
Đến giữa năm 1959, một nhóm 5 sĩ quan khác được đưa sang Saipan huấn luyện 6 tuần. Sau đó ít lâu, CIA cử nhân viên đến Sài Gòn huấn luyện hai khóa trong năm, mỗi khóa huấn luyện kéo dài 12 tuần. Lần này, chương trình huấn luyện nhắm vào những sĩ quan trẻ miền Bắc, có gốc là dân tộc thiểu số. Khóa huấn luyện kéo dài đến cuối năm 1959.
Con cưng của "chiến tranh không quy ước"
Thời gian sau, Trung úy Đỗ Văn Tiên (mật danh Francois) nhận lệnh phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Francois tìm được một người thích hợp là Phạm Chuyên, nguyên là một Đảng viên biến chất, quê ở tỉnh Quảng Ninh. Chuyên bị vợ bỏ nên anh ta di cư vào Nam. Thoạt đầu Phạm Chuyên từ chối, dù Trung tá Lê Quang Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ suốt nửa năm trời. Cuối cùng, sau 6 tháng cộng tác với Edward Reagan, nhân viên của CIA, họ đã thuyết phục Chuyên.
Điệp viên CIA Phạm Chuyên
Điệp viên CIA Phạm Chuyên
Trong lúc Chuyên được huấn luyện các kỹ năng thì Trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc. Theo kế hoạch, Chuyên sẽ nằm vùng dài hạn ở tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh ven biển Bắc Bộ, nơi Chuyên rất quen thuộc. CIA cho rằng, việc phái Chuyên xâm nhập miền Bắc bằng đường biển là rất hợp lý. Với niềm hứng khởi ấy, hai chuyên viên tình báo bay ra Đà Nẵng tìm địa điểm xuất phát. Họ thuê một biệt thự kín đáo, có tường bao quanh làm mật cứ.
Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định triển khai kế hoạch ngắn hạn: Thả điệp viên đến khu phi quân sự, dọc theo vĩ tuyến 17 để thăm dò. Nhân vật được chọn là Vũ Công Hồng (mật danh là Hirondelle).
Hồng được huấn luyện cấp tốc và đưa ra sống tại căn nhà được bảo vệ rất nghiêm mật ở Huế. Thiếu tá Trần Khắc Kính có mật danh là Atlantic, người của Phòng Liên lạc Phủ Tổng Thống chỉ đạo mọi hoạt động xuất phát từ Huế. Sau khi thả qua sông Bến Hải, vài tuần sau, Vũ Công Hồng trở về căn cứ. Hắn cung cấp một ít thông tin về đường đi, nước bước của hệ thống an ninh Bắc Việt, đủ làm cho những nhân viên của Phòng 45 hứng khởi.
Hai tháng sau, Phạm Chuyên (mật danh Ares) được cử trở về miền Bắc thu thập tin tức tình báo, tuyển mộ thêm điệp viên, chuẩn bị tinh thần lót ổ nằm vùng dài hạn. Chuyên sẽ đóng vai một người đánh cá ở một làng nhỏ ở Cẩm Phả, ngay gần vịnh Hạ Long, quê hương của Chuyên trước năm 1958. CIA tính toán, sự trở về của Chuyên có thể không an toàn, nhưng bù lại Chuyên còn có gia đình, người thân, hy vọng sẽ được che chở. Đầu tháng 4/1961, Chuyên lên tàu Nautilus 1, rời Đà Nẵng, theo hành trình hai ngày về phía Bắc, nhưng do thời tiết xấu nên phải quay trở vể nơi xuất phát. Vài hôm sau, khi thời tiết đẹp, Chuyên mới lên đường.
Sau khi vào vùng biển Quảng Ninh, Chuyên chèo chiếc thuyền nhỏ, đổ bộ lên một địa điểm gần Cẩm Phả. Chuyên đem đồ đạc, trang bị lên bờ rồi giấu ngay hai máy truyền tin. Sau khi sum họp với gia đình, Chuyên đã cố thuyết phục người em trai là Phạm Độ làm việc cho mình. Chuyên đã nhờ người em trai quay máy truyền tin để gửi đi bức mật điện đầu tiên. Để tránh cho làn sóng bị giao thoa, Phạm Chuyên đánh tín hiệu từ bờ biển miền Bắc Việt Nam, vượt đại dương đến trạm Bugs, với mật mã do CIA đặt cho trạm viễn thông tại căn cứ quân sự ở cảng Subic, Philippin. Từ đó, bức mật điện sẽ được chuyển tiếp đến cơ quan CIA tại Sài Gòn với tên là trụ sở hãng IBM; ct N.C.). Sau này, Chuyên còn gửi thêm 22 bản báo cáo nữa trong một thời gian rất ngắn. "Nhấn ga", phát triển chiến tranh "không quy ước"
Sáng 28/1/1961, Tổng thống John F. Kenedy đã chủ trì họp Hội đồng an ninh quốc gia, thảo luận về tình hình Việt Nam. Tại đây, các đại biểu đã được nghe Lansdale, người giàu kinh nghiệm các hoạt động bí mật của Cục tình báo Trung ương (CIA) báo cáo về tình hình Nam Việt Nam với những vấn đề hết sức bi đát. Đây chính là cơ sở để đầu tháng 3/1961, John F. Kenedy yêu cầu có báo cáo về các hoạt động ngầm chống Bắc Việt Nam của CIA. Tiếp đó, Kenedy ra Chỉ thị số 28, yêu cầu CIA phải nỗ lực tiến hành hoạt động du kích ở lãnh thổ Bắc Việt Nam. Điều chú ý là, Điều 25 của chỉ thị này, cho phép cơ quan CIA sử dụng quân biệt kích "Mũ nồi xanh" (Special Forces) và Người nhái Hải quân (Navy Seals) để huấn luyện, làm cố vấn cho quân đội Việt Nam thực hiện những phi vụ bí mật.
Ngay sau đó, CIA thực hiện hàng loạt các hoạt động ngầm: Tuyên truyền; chiến tranh kinh tế; hành động phòng ngừa trực tiếp như phá hoại, chống phá hoại, huỷ hoại và sơ tán và hoạt động lật đổ chống lại các quốc gia thù địch, trong đó có việc trợ giúp cho phong trào kháng chiến ngầm, du kích và các nhóm tị nạn, và hỗ trợ các phần tử chống cộng tại chỗ.
Như vậy, CIA đã trở thành công cụ qua đó Hoa Kỳ có thể tiến hành các hoạt động chiến tranh không quy ước, chống các nước có tư tưởng, chế độ chính trị đối lập, đồng minh và là giải pháp thay thế trong tình huống chưa đến mức "xung đột vũ trang do lực lượng quân sự thông thường tiến hành".
Nguồn: Kiến Thức

Những thất bại bẽ bàng của tình báo Mỹ (I)

<>Vào ấn bản tháng 1-2/2011 của tờ Chính sách Đối ngoại, cựu quan chức CIA PaulPillar đã đưa ra nhận định về mức độ quan trọng của thông tin tình báo - kể cảtin tốt lẫn tin xấu - có thể ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định của tổngthống, sửa đổi chính sách đối ngoại của Mỹ, ngăn chặn các bất ngờ.
Cho dù hạn chế của cộng đồng tình báo Mỹ là gì, họ vẫn phải đối mặt với cácchỉ trích vì những thiếu sót trong thông tin tiếp nhận, mà gần đây nhất là việchọ không thể dự báo trước được phong trào Mùa xuân Ả Rập và hoàn toàn không haybiết gì về thông tin lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời.
<>Dưới đây là các thất bại tệ hại nhất trong lịch sử tình báo Mỹ
<>Vụ tấn công Trân Châu Cảng
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng của tình báo Mỹ (I) số 1
Trong hình là tàu USS Arizona bị cháy trong đợt không kích của Nhật vào Trân Châu Cảng hôm 7/12/1941.
Trong buổi mình minh ngày 7/12/1941, quân Nhật đã ném bom phủ đầu lên Hạm độiThái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii, buộc Mỹ phải tham chiến trongChiến tranh Thế giới II. Căn cứ hải quân hoàn toàn không hay biết gì về cuộc tấncông này, thậm chí Hoa Kỳ lúc đó đã cố gắng giải mã ngoại giao của Nhật trongmột diễn biến dẫn tới vụ không kích và một tùy viên quân sự tại Java đã cảnh báoWashington về việc Nhật lên kế hoạch tấn công Hawaii, Philippines và Thái Lantrước đó 1 tuần. "Chưa bao giờ chúng tôi có được một bức tranh tình báo đầy đủtới như vậy về kẻ thù" - Roberta Wholstetter viết trong tác phẩm "Trân ChâuCảng: Cảnh báo và Quyết định".
Tuy nhiên, bức tranh đó lại không bao giờ được xem xét một cách đầy đủ bởi sựchia sẻ không thích đáng giữa các cơ quan của chính phủ, các nhận định chủ quancủa phía Mỹ cho rằng Nhật sẽ không dám thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoángnhư vậy, và sự cạnh tranh đối địch trong chính cộng đồng tình báo của Mỹ.
CIA được thành lập năm 1947, trực thuộc Cơ quan Hành động An ninh Quốc giasau đó đã lưu ý rằng cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng đã nhấn mạnh vàonhu cầu phân biệt giữa "các dấu hiệu" và hiện tượng "nhiễu" và thành lập một tổchức tình báo tập trung.
<>Cuộc đổ bộ vào Vịnh Con Lợn
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng của tình báo Mỹ (I) số 2
Trong ảnh là các lính gác giám sát các thành viên của "Lữ đoàn Tấn công 2506" sau khi bị tóm gọn tại Vịnh Con Lợn vào tháng 4/1961.
Vào tháng 4/1961, CIA đã lên kế hoạch lật đổ chính quyền của Cuba và địnhthay thế bằng một chính quyền khác cùng với sự giúp đỡ của những người Cuba lưuvong. Nỗ lực này đã thất bại khi một trận không kích nhằm vào không quân Cuba đãkhông thành, và "Lữ đoàn tấn công 2506" gồm 1400 người đã bị quân đội Cuba tấncông ngay khi đáp vào duyên hải phía nam của đất nước. Cuộc đổ bộ vụng về này đãphá hỏng quan hệ Mỹ - Cuba.
Các tài liệu của CIA sau đó công bố cơ quan này cho rằng Tổng thống John F.Kennedy từng nói có thể sẽ ủy thác cho quân đội Mỹ tấn công nếu như tất cả cácphương án khác thất bại, tổng thống cũng không bao giờ đưa ra một nhận định nàobày tỏ nghi ngờ liệu rằng chiến dịch này có thể thành công mà không cần tới sựhỗ trợ của quân đội Mỹ -- Kennedy tất nhiên là không bao giờ có ý định đưa ra hỗtrợ này.
(Sử gia Piero Gleijeses đã ví CIA và Kennedy như những con thuyền mất húttrong đêm). CIA cũng không có bất kỳ sự trợ giúp nào trong một năm sau đó vìnghĩ rằng Liên Xô có vẻ như không hề thiết lập bất kỳ hệ thống tên lửa tấn côngnào tại Cuba trong một báo cáo phát hành một tháng trước Cuộc khủng hoảng tênlửa ở Cuba, dù cho sau đó cơ quan này đã bù lấp một chút bằng tấm ảnh chụp vộivề các khu vực tên lửa của Cuba.
<>Chiến dịch Tết Mậu Thân
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng của tình báo Mỹ (I) số 3
Trong hình là quân đội miền Bắc trên đường vào Huế trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.
Vào ngày 31/1/1968, trong suốt dịp Tết Âm lịch năm Mậu Thân, lực lượng quânđội miền Bắc Việt Nam khiến cho quân đội Mỹ choáng váng với một chiến dịch tấncông quy mô vào miền Nam. Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân được cho là trận đánhcó tính chất quyết định nhất của Việt Nam. Mỹ hoàn toàn vỡ mộng với cuộc chiếntại đây, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã phải chuyển hướng và tập trungvào việc giảm dần quân Mỹ tại Việt Nam.
Một cuộc điều tra ngay sau đó đã kết luận: các quan chức quân đội Mỹ và ViệtNam Cộng hòa cùng với các nhà phân tích thông tin tình báo đã thất bại trongviệc dự đoán về "cuộc tấn công dữ dội, có sự phối hợp, và đúng lúc" của quân độimiền Bắc - bất chấp nhiều dấu hiệu cảnh báo trước đó.
Người quản lý thư viện Hải quân Glenn E. Helm lưu ý rằng các nguyên nhân nhưviệc coi thường thu thập thông tin tình báo, các rào cản ngôn ngữ, và không nắmđược chiến lược của đối phương đã đóng các vai trò quan trọng trong thất bạitình báo này.
<>Cách mạng Iran
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng của tình báo Mỹ (I) số 4
Trên hình là những người biểu tình Iran đang giơ cao hình ảnh của Ayatollah Khomeini vào ngày 1/1/1979 trong cuộc tuần hành ở Tehran nhằm chống lại nhà vua.
Trong tháng 8/1978 - 6 tháng trước khi Shah Mohammed Reza
Pahlavi - một nhân vật được Mỹ hậu thuẫn - bỏ trốn khỏi Iran, CIA đã đưa ra mộttuyên bố ít người biết, rằng "Iran hiện giờ không ở trong tình trạng của mộtcuộc cách mạng, hay thậm chí là tiền khởi nghĩa". Còn giờ như chúng ta đều biết,Ayatollah Ruhollah Khomeini đã lên nắm quyền trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm1979, mở ra một mối bất hòa giữa Iran và Mỹ và kéo dài cho tới tận ngày nay.
Theo Gary Sick - một thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổngthống Jimmy Carter, Mỹ đã thu hẹp lại thông tin tình báo thu thập được bên trongIran trước khi khởi nghĩa nổ ra để thể hiện sự tôn kính với Vua Iran. Điều nàykhiến cho các quan chức Mỹ coi nhẹ sự oán hận dân cao của người dân Iran đối vớinhà vua và với Mỹ, đồng thời đánh giá không đúng tầm thực lực của phe đối lậpkhi lật đổ nhà vua. 
Bên cạnh đó, một báo cáo của Đại học Georgetown hồi năm 2004 đã chỉ ra rằngmạng lưới tình báo Mỹ từng cảnh báo về quyền lực ngày càng suy yếu của nhà vuaIran và lực lược tôn giáo đối lập đang mạnh lên, và rằng đấu tranh chính trị vàviệc chính quyền Carter dính líu vào các cuộc đàm phán hòa bình với Ai Cập -Israel đã thổi bùng thêm sự căm ghét của Iran đối với Mỹ.
<>Liên Xô đổ bộ vào Afghanistan
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng của tình báo Mỹ (I) số 5
Trong ảnh là các trẻ em Afghanistan vẫy cờ Afghanistan và cờ Liên Xô ở gần thủ đô Kabul vào ngày 15/5/1988 khi quân đội Nga bắt đầu rút khỏi Afghanistan.
Mỹ hoàn toàn bất ngờ với việc Liên Xô tiến quân vào Afghanistan hồi tháng12/1979. Mạng lưới thông tin tình báo của Mỹ đã cho rằng điều này khó có thể xảyra vì việc này sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của Liên Xô, nhưng không ngờ thực tếdiễn biến ngược lại với cách họ vẫn nghĩ.
Cựu quan chức tình báo CIA Douglas MacEachin nhớ lại chỉ vài ngày sau cuộc đổbộ, có một câu đùa mỉa mai sai lầm này lan truyền khắp cơ quan tình báo rằng:"các nhà phân tích đã hiểu đúng, chỉ có Liên Xô đã nhầm".
Trong cuốn sách "CIA và Văn hóa Sai lầm", John Diamond thừa nhận rằng cơ quannày đã không thể dự đoán được cuộc đổ bộ mãi cho tới sát lúc sự việc diễn ra.
  • <>Lê Thu (theo FP)
Nguồn : VietnamNet

Những thất bại bẽ bàng nhất của tình báo Mỹ(II)

<>Điều đặc biệt là những thất bại này đều liên quan tới các sự kiện làm thay đổi cục diện thế giới.
<>

<>Cuộc chiến trong Lễ sám hối của người Do Thái
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng nhất của tình báo Mỹ(II) số 1
Ariel Sharon hội ý với quan chức lãnh đạo quân đội Haim Bar Lev và người sau này làm Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Dayan tại Sinai vào ngày 17/10/1973 trong suốt cuộc chiến trong những ngày lễ sám hối.
Trong khi CIA phân tích chính xác Cuộc chiến 6 ngày giữa Israel và các nước ẢRập trong năm 1967, cơ quan này lại không hề có chút thông tin gì 6 năm sau đókhi các lực lượng của Ai Cập và Syria cùng tiến hành tấn công vào Israel ở Samạc Sinai và Cao nguyên Golan trong suốt những ngày lễ sám hối của người DoThái.
Cuộc xung đột này kết thúc với lệnh ngừng bắn vào tháng 10/1973, đây cũng làphép thử cho quan hệ Mỹ - Nga và đẩy cuộc xung đột Ả Rập - Israel trở thành ưutiên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Washington.
Các tài liệu do Phòng Lưu trữ An ninh Quốc gia của Đại học George Washingtonthu thập cho thấy cơ quan tình báo Israel tin rằng lực lượng quân sự của đấtnước này có thể ngăn chặn các nước Ả Rập láng giềng khởi động một cuộc chiến, vàcác quan chức tình báo Mỹ cũng cho rằng điều này hợp lý.
Vào ngày chiến tranh bắt đầu, một thư báo của Hội đồng An ninh Quốc gia lưu ýrằng các cố vấn của Liên Xô đã rút khỏi Ai Cập và Israel đang lường trước đượcmột cuộc tấn công do Ai Cập và Syria đang có những động thái quân sự, nhưng nóithêm rằng các cơ quan tình báo Mỹ đang nói giảm nói tránh về khả năng Ả Rập tấncông Israel" và "thiên về một cách giải thích khác về một cuộc khủng hoảng trongquan hệ giữa Liên Xô và Ả Rập".
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng nhất của tình báo Mỹ(II) số 2
Trong hình, ông Gorbachev đọc tuyên bố từ chức tại Moscow vào ngày 25/12/1991 trước khi xuất hiện trên truyền hình để trao lại chức vụ này cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin và giải tán Liên bang Xô Viết.
Những suy đoán thông thường của mạng lưới tình báo Mỹ đã không thể dự đoánđược việc Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, trong khi điều này có thể được linh cảmkhi Tổng thống Mikhail Gorbachev tiến hành cải tổ, nền kinh tế đình đốn, mộtloạt các quốc gia ở Đông-Trung Âu sụp đổ và các phong trào đòi độc lập của mộtsố quốc gia trong cộng đồng.
Từ sự việc này, đài BBC gần đây có lưu ý lại: "Ví dụ từ việc Liên Xô sụp đổđã cho thấy vấn đề là thông tin tình báo thu thập đều theo hướng trái ngược lại:họ có thể nhìn vào các tên lửa, ước tính sản lượng của các nhà máy vũ khí, vânvân. Nhưng các động lực chính trị và xã hội trong một xã hội lại khó đoán địnhhơn".
<>Ấn Độ thử hạt nhân
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng nhất của tình báo Mỹ(II) số 3
Các binh sĩ Ấn Độ bước trên bãi đất vào ngày 20/5/1998 khi họ tuần tra khu vực Shakti-1 gần New Delhi nơi thử nghiệm hạt nhân 9 ngày trước đó.
Vào tháng 5/1998, CIA cũng không hề biết ý định của Ấn Độ thực hiện các vụthử hạt nhân dưới lòng đất. Richard Shelby - người sau này trở thành chủ tịchcủa Ủy ban Tình báo Thượng viện - đã gọi đây là "một thất bại to lớn của nước Mỹtrong việc thu thập thông tin tình báo". Cơ quan tình báo Mỹ đã vớt vát phần nàochỉ 2 tuần sau đó khi họ cảnh báo rằng Pakistan cũng đang chuẩn bị thực hiện cácvụ thử hạt nhân của họ vào ngày 28/5/1998.
Lúc đó, tờ Washington Post đưa tin rằng vệ tinh do thám của Mỹ đã tìm thấybằng chứng rõ ràng về việc Ấn Độ chuẩn bị thử hạt nhân 6 giờ trước khi vụ thửdiễn ra, nhưng các nhà phân tích thông tin tình báo Mỹ phụ trách việc giám sátchương trình hạt nhân của Ấn Độ lại ... vắng mặt. Thay vào đó, sáng hôm sau, họphát hiện ra các hình ảnh này khi vụ thử nghiệm đã diễn ra.
<>Vụ khủng bố 11/9
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng nhất của tình báo Mỹ(II) số 4
Tòa tháp đôi bị cháy sau khi hai chiếc máy bay đâm vào ngày 11/9/2001 tại New York.
Trong bản báo cáo về vụ tấn công 11/9/2001, Ủy ban 11/9 nhấn mạnh rằng mạnglưới tình báo - quay cuồng trong "cả núi ưu tiên, ngân sách eo hẹp, cấu trúc lỗithời, và các kình địch nội bộ" - đã không thể bao quát được nguy cơ toàn cảnhcủa "mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia" xuyên suốt những năm 1990 cho tới sựkiện 11/9.
Đáp lại các lưu s của Ủy ban 11/9, Quốc hội Mỹ đã bổ nhiệm một giám đốc tìnhbáo quốc gia và Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia để thu thập thông tin tìnhbáo.
Một cựu chuyên gia phân tích thông tin tình báo của CIA Paul Pillar từng viếtrằng các quan chức tình báo đã bỏ sót thông tin về vụ tấn công 11/9 nhưng khôngbỏ qua mối đe dọa về al Qaeda. CIA đã thiết lập một đơn vị chỉ tập trung vàoOsama bin Laden vào cuối những năm 1990 và Tổng thống Bill Clinton đã tiến hànhcác chiến dịch bí mật chống lại al Qaeda.
Báo cáo ngắn gọn của mạng lưới tình báo vào tháng 2/2001 về các mối đe doạntoàn cầu đã coi mạng lưới khủng bố của bin Laden là "mối đe dọa trực tiếp nhấtvà nghiêm trọng" đối với nước Mỹ, có khả năng "lên kế hoạch nhiều cuộc tấn côngvới rất ít hoặc không có cảnh báo nào".
<>Cuộc chiến Iraq
Hình ảnh Những thất bại bẽ bàng nhất của tình báo Mỹ(II) số 5
Ông Powell cầm trên tay một mẫu vi khuẩn khô của bệnh than mà ông cho rằng Saddam Hussein có đủ để "đổ đầy hàng triệu thìa uống trà". Và ông nói thêm "Saddam Hussein thậm chí còn không hề báo cáo về một thìa vi khuẩn gây chết người này".
Vào tháng 2/2003, xuất hiện trước Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc để trình bàyvề vấn đề Iraq, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell tuyên bố rằng các cáo buộc của ông vềcác vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq (WMD) dựa trên "thông tin tình báo vữngchắc".
Trên thực tế, dự đoán thông tin tình báo vào tháng 10/2002 đã kết luận rằngIraq đang tiếp tục chương trình WMD và có thể chế tạo vũ khí hạt nhân "chỉ trongthời gian từ vài tháng đến một năm" nếu như họ có các nguyên liệu cần thiết.Nhưng Mỹ lại chẳng bao giờ tìm thấy các bằng chứng đó sau khi họ đem quân vàoIraq. Tổng thống Mỹ George W. Bush đã gọi thất bại tình báo này là "điều đángtiếc nhất" của ông.
Nhưng, một điều chưa rõ là những sai lầm như vậy phải bị lên án như thế nàomới đủ khi nó đối lập với các nhà hoạch định chính sách. Năm 2004, tờ WashingtonPost đưa tin rằng Tổng thống Bush và các cố vấn cấp cao của ông đã "phớt lờ rấtnhiều thông tin cảnh báo và hạn định" trong một báo cáo tình báo tháng 10/2002khi họ nhất quyết phải gây sức ép lên kế hoạch chiến tranh. Chẳng hạn, các nhàphân tích cho rằng Saddam Hussein có thể sẽ không sử dụng WMD hay là trao các vũkhí này chho các nhóm khủng bố trừ khi Iraq bị xâm lược.
Tờ New York Times đưa tin các quan chức cao cấp trong chính quyền Bush cũnghuyên hoa về các máy ly tâm hạt nhân của Iraq dù cho các chuyên gia hạt nhânnghi ngờ về điều này.
  • <>Lê Thu (theo FP)
Nguồn : VietnamNet

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét