TIN BUỒN 27
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông là nhà thơ Việt Phương (1928-2017), vừa từ giã chúng ta vào ngày 6-5 tại Hà Nội.
Năm mới tặng ta điều gì mới
Hình như gió lộng thổi từ mây
Ta tặng điều gì cho năm mới
Một chút hư không một chút đầy.
Bây giờ thì ông đã về hư không, nhưng cõi thế vẫn còn một chút đầy ông để lại. Trong những bài thơ ông đã viết.
Viết khi còn ở vị thế và tâm thế của một người làm chính trị, từng nhiều năm gần cận các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Viết khi đã về lại cuộc sống của một người bình thường, một người dân, trong “cõi nhân gian bé tí” như một nhà văn đã từng ngẫm ngợi.
Và chính thơ đã cho ông một chút đầy để lưu lại dấu vết mình trong cuộc làm người 90 năm vào một thế kỷ khốc liệt của nhân loại ở nước Việt Nam nhiều biến động dữ dội. Để không tan biến vào chốn hư không mịt mù với những chức này tước nọ.
Thơ đã giúp một người có tên Trần Quang Huy trở thành nhà thơ Việt Phương sẽ còn được nhắc đến trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại với các tập thơ Cửa mở (1970), Cửa đã mở (2008), Bơ vơ đông đảo (2009) và Cỏ dọc đường trần (2010). Nhất là với tập Cửa mở - một hiện tượng văn học đột xuất ở thập niên 1970.
“Những khung cửa mở ngày mai” mà gần nửa thế kỷ trước ông đã mong muốn và dự báo, đó là làm sao cho ở cuộc sống này, trần gian này, con người được thực là con người.
Bởi làm người thì “mặc kệ được sao một nỗi đau người” và gộp lại những nỗi đau người đó là “nỗi đau trái đất”. Hễ con người còn biết đau và đồng cảm nỗi đau người, chứ không bao giờ mặc kệ trước nỗi đau của đồng loại, thì hành tinh này, cuộc đời này còn đáng sống.
Nhưng “trần ai hạnh phúc cái khi làm người”!
Cho nên trong tập thơ thứ hai có cái tên ngỡ trái ngược nhưng rất biện chứng tâm tình Bơ vơ đông đảo ông đã thổ lộ, bộc bạch, giãi bày những chiêm nghiệm và tình cảm của một người đã sống một đời thấy nhiều, hiểu nhiều, để cuối cùng ngộ ra “Có lẽ tôi đã làm xong việc sống hỏng đời mình”.
Ai có thể tự nhận và dám nhận đời mình được như nhà thơ này? Người đã biết từ sớm cái ý nghĩ “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” là “Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”.
Người về già vẫn đau đáu nỗi niềm thế sự đất nước, nhân dân. Thời gian, thời đại, thời cuộc đã chứng thực cho những câu thơ nói thật, nghĩ thật của nhà thơ:
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin/ Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả/ Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ/ Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn. Câu khẩu hiệu “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” của thời đổi mới đã được nói trước bằng thơ của Việt Phương.
Thơ đó sẽ thay ông hiện diện trong đời sống tinh thần của xã hội và của mọi người.
Một chút đầy của ông sẽ làm đầy thêm một chút trong lòng những ai chia sẻ cùng ông cái đau, cái vui và lòng yêu này được ông viết thành thơ từ năm 1969: Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở/ Cuộc đời thân như hơi thở ta ơi/ Ta vui lắm những niềm vui cởi mở/ Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi...
PHẠM XUÂN NGUYÊN
Hôm nay chúng ta vĩnh biệt một người cách mạng chân chính, một nhà chính trị chuyên nghiệp, và đặc biệt, một nhà thơ. Một nhà thơ với những vần thơ “soi sáng chất con người”. Đó là nhà thơ Việt Phương.
Tôi còn nhớ, khi tôi còn nhỏ học ở trường học sinh miền Nam Hà Đông, thì Việt Phương là một trong ba diễn giả mà chúng tôi ngưỡng mộ nhất (hai người kia là nhà thơ Xuân Diệu và nhà cách mạng Dương Bạch Mai). Khi đó, mỗi lần Việt Phương vào trường chúng tôi nói chuyện, thì hàng nghìn đứa thiếu niên chen nhau nghe ông nói. Việt Phương là một nhà hùng biện, và đề tài quen thuộc nhất của ông khi diễn thuyết là lý tưởng tuổi thanh niên. Chúng tôi lúc ấy chưa là thanh niên, nhưng đầy những khát khao lý tưởng.
Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”
(Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi)
Và:
“Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao”
Mở đài địch như mở toang cánh cửa
Nghe nó chửi mình mà tin ở ngày mai”
Bác thương đồng bào, con biết Bác không vui”
(Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương)
Tìm được rồi, anh càng thấy yêu thêm”
(Anh bắt đầu từ em)
Đó là “yêu nên tốt”, phải không ạ?
Những oán thù từng nặng trĩu mỗi nhành hoa”
(Tiếng hát của niềm vui)
Một nhà thơ như thế là một người minh triết. Xin vĩnh biệt ông!
“Anh cố tìm điều dễ ghét trong em
Tìm được rồi, anh càng thấy yêu thêm”
(Anh bắt đầu từ em)
“Đời bật đèn xanh cho sự sống
Ta hồi sinh trong mỗi cái hôn đầu”
(Yêu tình yêu)
Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương - Việt Phương
Nhà thơ Việt Phương qua đời ở tuổi 89
Tác giả tập thơ "Cửa mở" mất lúc 8h50 sáng 6/5 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.
Nhà thơ Việt Phương sinh năm 1928, tên thật là Trần Quang Huy. Tác phẩm thành công nhất của ông là tập thơ Cửa mở (1970), thể hiện tư tưởng đổi mới hiện đại, hướng đến những giá trị tốt đẹp ở bên ngoài đất nước. Cửa mở đã gây tiếng vang lớn trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhà thơ Anh Ngọc nhận định Việt Phương là nhà
thơ có tư tưởng phản biện hiện đại. Bằng tri thức, học vấn của mình,
ông đã nhìn ra những ưu điểm và hạn chế của thời cuộc.
"Tôi vinh dự là một trong những người đầu tiên đọc Cửa mở.
Ở đó, Việt Phương dám nghĩ, dám nói những quan điểm trái với thời thế
lúc bấy giờ. Lịch sử đã chứng minh Việt Phương có tư duy tân tiến, đi
trước thời đại", nhà thơ Anh Ngọc nói.
Theo Anh Ngọc, ngoài đời, nhà thơ Việt Phương là con người hiền lành, đôn hậu, luôn đối xử tốt với mọi người.
Nhà thơ Việt Phương.
|
Nhà thơ tham gia hoạt động cách mạng từ năm 17 tuổi. Ông có 53 năm làm
thư ký cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, từ khi 19 tuổi. Ông cũng tham gia
nhóm cán bộ giúp việc cố Tổng bí thư Lê Duẩn trong khoảng 10 năm.
Ông từng công tác tại nhiều cơ quan cao cấp như Ban nghiên cứu quản lý
kinh tế văn phòng Phủ Thủ tướng, Viện Quản lý kinh tế Trung ương.
Sau khi về hưu năm 1993, ông được Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định
cử làm Ủy viên thường trực của Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng.
Ngoài Cửa mở, ông có nhiều tác phẩm khác như Cửa đã mở (2008), Bơ vơ đông đảo (2009), Cỏ dọc đường trần (2009), Nhặt nắng trong sương (2011), Sống (2012), Lan (2013) và Nắng (2013).
Vĩ Thanh
Vĩnh biệt nhà thơ Việt Phương: Một chút hư không một chút đầy
TTO - Ông nhiều năm là thư ký
cho người đứng đầu Chính phủ và bất ngờ nổi tiếng về thơ từ thập niên
1970 khi đã mở trước và mở sớm, bằng ý nghĩ, cảm xúc và vần điệu cánh
“cửa mở”, cho xã hội và cho thơ.
Nhà thơ Việt Phương - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP |
Việt Phương là một nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế xuất sắc; một
nhà thơ nổi tiếng, đi trước thời đại; một người đồng chí trung thực,
tốt bụng, mẫu mực. Anh đã tham gia vào việc biên soạn hầu hết các nghị
quyết về cải cách, có những đóng góp vô cùng lớn lao vào công cuộc đổi
mới của đất nước |
Năm mới tặng ta điều gì mới
Hình như gió lộng thổi từ mây
Ta tặng điều gì cho năm mới
Một chút hư không một chút đầy.
Bây giờ thì ông đã về hư không, nhưng cõi thế vẫn còn một chút đầy ông để lại. Trong những bài thơ ông đã viết.
Viết khi còn ở vị thế và tâm thế của một người làm chính trị, từng nhiều năm gần cận các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Viết khi đã về lại cuộc sống của một người bình thường, một người dân, trong “cõi nhân gian bé tí” như một nhà văn đã từng ngẫm ngợi.
Và chính thơ đã cho ông một chút đầy để lưu lại dấu vết mình trong cuộc làm người 90 năm vào một thế kỷ khốc liệt của nhân loại ở nước Việt Nam nhiều biến động dữ dội. Để không tan biến vào chốn hư không mịt mù với những chức này tước nọ.
Thơ đã giúp một người có tên Trần Quang Huy trở thành nhà thơ Việt Phương sẽ còn được nhắc đến trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại với các tập thơ Cửa mở (1970), Cửa đã mở (2008), Bơ vơ đông đảo (2009) và Cỏ dọc đường trần (2010). Nhất là với tập Cửa mở - một hiện tượng văn học đột xuất ở thập niên 1970.
“Những khung cửa mở ngày mai” mà gần nửa thế kỷ trước ông đã mong muốn và dự báo, đó là làm sao cho ở cuộc sống này, trần gian này, con người được thực là con người.
Bởi làm người thì “mặc kệ được sao một nỗi đau người” và gộp lại những nỗi đau người đó là “nỗi đau trái đất”. Hễ con người còn biết đau và đồng cảm nỗi đau người, chứ không bao giờ mặc kệ trước nỗi đau của đồng loại, thì hành tinh này, cuộc đời này còn đáng sống.
Nhưng “trần ai hạnh phúc cái khi làm người”!
Cho nên trong tập thơ thứ hai có cái tên ngỡ trái ngược nhưng rất biện chứng tâm tình Bơ vơ đông đảo ông đã thổ lộ, bộc bạch, giãi bày những chiêm nghiệm và tình cảm của một người đã sống một đời thấy nhiều, hiểu nhiều, để cuối cùng ngộ ra “Có lẽ tôi đã làm xong việc sống hỏng đời mình”.
Ai có thể tự nhận và dám nhận đời mình được như nhà thơ này? Người đã biết từ sớm cái ý nghĩ “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” là “Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”.
Người về già vẫn đau đáu nỗi niềm thế sự đất nước, nhân dân. Thời gian, thời đại, thời cuộc đã chứng thực cho những câu thơ nói thật, nghĩ thật của nhà thơ:
Năm xưa ta vô tình tô đẹp cuộc đời để mà tin/ Nay ta càng thêm tin mà không cần tô gì nữa cả/ Quen thuộc rồi mọi bất ngờ kỳ lạ/ Ta đã trả giá đau và ta đã học nhìn. Câu khẩu hiệu “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” của thời đổi mới đã được nói trước bằng thơ của Việt Phương.
Thơ đó sẽ thay ông hiện diện trong đời sống tinh thần của xã hội và của mọi người.
Một chút đầy của ông sẽ làm đầy thêm một chút trong lòng những ai chia sẻ cùng ông cái đau, cái vui và lòng yêu này được ông viết thành thơ từ năm 1969: Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở/ Cuộc đời thân như hơi thở ta ơi/ Ta vui lắm những niềm vui cởi mở/ Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi...
Một giọt người rất sáng rất trong
Lại một lần nữa, cuộc sống hôm nay mất đi một người đã đau đáu
cống hiến từng giọt sống cho đời, cho đến giọt cuối như ông từng nhắn
nhủ:Cho dẫu nếu hồn anh sắp cạn/ Xin nâng niu chắt giọt cuối cùng/ Nghiêng hẳn đời anh đi mà gạn/ Một giọt người rất sáng rất trong/ Đậu xuống vai em làm giọt sương đồng... Ông từng viết về chính mình: Một đời là người của sự quá/ Quá thương quá yêu quá dại khờ/ Quá tin quá tưởng quá nhẹ dạ/ Quá mơ quá mộng quá ngây thơ... Ai được gặp và trò chuyện với ông một lần cũng sẽ chứng kiến được “sự quá” ấy. Quá lịch sự đến mức đệm chữ “vâng ạ” ở đầu câu, cuối câu khi nói chuyện với tất cả mọi người, kể cả với một kẻ đến hỏi chuyện chỉ đáng tuổi cháu nội ông là tôi. Quá yêu thương vợ đến mức trong câu chuyện, cứ chốc chốc ông lại hướng sang bà: “Anh nói thế có phải không, Tú Lan?”. Quá yêu đời, yêu người đến mức khi nào đặt vấn đề phỏng vấn ông cũng từ chối, nhưng rồi sau đó lại say mê cuốn vào những câu chuyện về đời, về người... Từng 53 năm làm thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lại thêm nhiều năm làm thành viên nhóm tư vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, thân quen với các lãnh tụ như người trong gia đình, từng gây sóng gió và gặp sóng gió với những bài thơ “nhìn vào sự thật nhìn cho thẳng”, nhưng rồi khi gặp lớp hậu thế như chúng tôi đến hỏi chuyện, bao giờ ông cũng kể những câu chuyện đẹp, thật đẹp. Chuyện về chữ nhẫn, chữ dũng trong cõi vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chuyện về chữ hòa, chữ tâm trong hành xử của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chuyện về chữ tầm trong cách nhìn nhận, đánh giá của Thủ tướng Võ Văn Kiệt... Ông cười dung dị trước những câu hỏi cắc cớ và lại đọc thơ thay lời giải thích: Đã qua cái thời ngạc nhiên/ Đã qua cái thời dằn vặt/ Đã qua cái thời tức điên/ Đã qua cái thời đau uất/ Đã đến cái thời mở mắt/ Nhìn cho sáng màu tiếng khóc/ Nhìn cho tỏ sắc nụ cười/ Nhìn thấy cuộc đời đang lọc/ Nhìn ra trong vắt ngày mai... |
Nhà thơ Việt Phương: Một đời cay đắng, một đời hoa
Đó là một câu thơ mà nhà thơ Việt Phương đã đọc cho tôi nghe khi tôi đến
làm việc với ông tại nhà riêng trên phố Trần Quang Diệu (Đống Đa, Hà
Nội).
Riêng một Việt Phương
Ông
tự nhận mình suốt một đời không bao giờ từ bỏ chính trị, nhưng chưa bao
giờ con người chính trị lấn át được con người thi ca trong ông. Năm
1947, mới 19 tuổi, Việt Phương được chọn làm thư ký cho ông Phạm Văn
Đồng - khi đó là Đặc phái viên của Chính phủ ở Nam Trung Bộ.
Nhà thơ Việt Phương (Ảnh: Kiều Mai Sơn)
Từ
đó, ông gắn bó cuộc đời mình, là người giúp việc cho vị Thủ tướng lâu
năm nhất của Việt Nam. Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng 32 năm, Việt Phương
giúp việc cho thủ trưởng của mình 53 năm, cho đến khi ông Phạm Văn Đồng
qua đời, năm 2000.
Nhà thơ Việt Phương kể với
tôi rằng, làm thư ký riêng khiến ông phải vì cái “riêng” đó mà dẹp bỏ đi
những cái riêng khác của mình. Ông vốn lắm cá tính, có kiểu riêng, điệu
riêng, cách riêng, thích thú riêng, và thậm chí cả ngang tàng riêng.
Song riêng thơ ca chính là nơi ông chọn để giữ gìn một phần những cái
riêng ấy. Vì vậy, “nàng thơ”, là lĩnh vực của riêng Việt Phương mà Thủ
trưởng Phạm Văn Đồng không biết và không duyệt!
Ít
người biết, Việt Phương có người anh ruột - nhà văn Từ Bích Hoàng, hội
viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957). Ông chịu ảnh hưởng từ
người anh trai của mình. Cho nên, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam ở tuổi ngoài 80, điều này khiến nhiều người ngạc nhiên. Song đó là
nhà thơ Việt Phương đã hoàn thành tâm nguyện của mình là muốn kế thừa
người anh ruột.
Nhà thơ Việt Phương
(1928 - 2017), tên thật là Trần Quang Huy. Ông từng nhiều năm làm Thư ký
riêng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng bí thư Lê Duẩn, Cố vấn kinh tế Thủ
tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải…
Càng
ít người biết rằng, máu văn nghệ sỹ có sẵn trong căn cốt của Việt
Phương. Năm 1954, ông bắt đầu làm những bài thơ đầu tiên. Từ năm 1964,
ông tham gia một nhóm thơ. Các thành viên trong nhóm đều làm thơ chuyên
nghiệp, riêng có mình Việt Phương làm thơ nghiệp dư. Họ là Vũ Quần
Phương - nguyên Trưởng ban thơ của Hội Nhà văn, Bằng Việt - đương nhiệm
Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội, về sau thêm Phạm Tiến Duật ở trong miền Nam
ra. Phái nữ có Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi.
Từ 'cửa mở' đến 'cửa mở'
Năm
1970, NXB Văn học in tập thơ “Cửa mở” của Việt Phương. 5.300 bản đã bán
hết trong 2 tuần sau khi phát hành. 30 bài thơ trong tập thơ “Cửa mở”
được Việt Phương viết từ năm 1960 - 1970, đặc biệt là nửa cuối những năm
1960. Đó là trải nghiệm với cuộc sống, ông đã thấy cái gồ ghề, cái mặt
đen, mặt đỏ, mặt tối, mặt sáng của cuộc đời, và thấy “chất người trong
ta cộng sản thêm chút nữa”.
Dù trong thâm tâm
mình vẫn luôn hướng về ánh sáng nhưng ông không thể làm ngơ trước cái
xấu. Ông làm bài thơ dài hai trang về đời sống xã hội. Nhà thơ Việt
Phương kể với tôi rằng, một lần làm việc xong với Chủ tịch Hồ Chí Minh,
ông đã đọc Bác nghe những câu thơ mở đầu: “Chó không bao giờ ăn thịt
chó/ Người ăn thịt người xương không bỏ/ Cuộc đời nhăn nhở như đười ươi/
Cuộc đời rình mò như cú vọ/ Cuộc đời nham hiểm như cáo già/ Cuộc đời
độc ác như báo hổ”…
Nghe xong, Bác lắc đầu và
bảo: Không phải thế đâu chú ạ! Loài vật không xấu xa thế đâu. Đó là định
kiến sai lầm của con người gán cho loài vật. Loài vật không xấu xa thế
đâu. Loài vật không có như chú viết: nhăn nhở, rình mò, nham hiểm, độc
ác.
Nhận thức muôn mặt đời sống xã hội được Việt
Phương mang vào “Cửa mở”, với hơn 100 bài. Ban đầu, bản thảo gửi đến
Nhà văn Như Phong, Giám đốc NXB Văn học. Như Phong cho là “nặng” quá,
nếu công bố hết. Giám đốc NXB Văn học đã lọc qua lọc lại, chọn 30 để
“Cửa mở” ra đời”.
Và “Cửa mở” khi ấy thực sự đã
gây một tiếng vang lớn, một sự chấn động lớn trong cả nước. Tác giả của
“Cửa mở” đã dám nghĩ, dám nói, dám viết những điều mà ở thời kỳ đó người
ta cho là cấm kỵ.
Lần đầu tiên xuất bản “Cửa
mở”, 5.300 cuốn đã bán hết trong 2 tuần. Rất nhiều người, đặc biệt là
trong giới văn chương nhận xét: “Cửa mở của Việt Phương có nhiều cái mới
mang tính đột phá, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thơ ca và ảnh
hưởng cả đến nhận thức của xã hội trong hoàn cảnh xã hội hiện nay”.
Song,
cũng có cay đắng khi một bộ phận công chúng, trong đó có cả giới trí
thức, quân đội và chính trị không chấp nhận được những vần thơ phá cách
trong tư tưởng của nhà thơ. Có người nói Việt Phương là phản động, phản
cách mạng, bôi đen chế độ. “Kẻ phản động” ấy lại là Việt Phương - người
thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Hàng
loạt tin đồn khác gây áp lực lên Việt Phương. Rồi lại có tin, Việt
Phương đã bị đưa đi lao động cải tạo, hay Việt Phương phải trèo qua
tường chạy vào ĐSQ Liên Xô xin cư trú chính trị.
Nhà
thơ Hoàng Trung Thông, khi đó là Vụ trưởng - Ban Tuyên huấn Trung ương,
rất thân với Việt Phương, đã nói: “Giới văn nghệ rất hoan nghênh tập
thơ của cậu. Bản thân, mình cũng muốn viết một bài theo hướng tích cực
cho tập “Cửa mở”. Nhưng một tuần sau, Hoàng Trung Thông gặp Việt Phương,
vẻ mặt rất buồn, nói: “Không được Phương ạ, về chỗ chính trị có ý kiến
cho rằng trong lúc này tập thơ của Phương có gây hại. Mình chẳng những
không viết được một bài ủng hộ Phương mà thậm chí còn phải kí vào một
bài có ý phê phán”.
Rồi lại có tin “Cửa mở” bị cấm lưu hành và thu hồi, nhưng thực chất chưa bao giờ có chuyện cấm thu hồi cả.
Năm
1988, thì Giám đốc NXB Văn Học bấy giờ là Lý Hải Châu cùng hai Phó Giám
đốc là Thúy Toàn và Nguyễn Bao đã gặp Việt Phương đề nghị tác giả cho
phép tái bản “Cửa mở”. Việt Phương chỉ có một điều kiện: in lại không
sai một chữ nào. Giữ lại nguyên trang bìa.
Tập
thơ đã được tái bản đúng với yêu cầu của tác giả. Một lời khẳng định sự
ủng hộ của bạn đọc dành cho “Cửa mở”. Sau đó là “Cửa đã mở", là “Bơ vơ
đông đảo”, là “Cỏ dọc đường trần”…
KIỀU MAI SƠN
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Nhà thơ Việt Phương là một người đặc biệt
VOV.VN - “Nhà thơ Việt
Phương là một người đặc biệt, một người bạn vong niên, người bạn lớn may
mắn gặp gỡ trong cuộc đời", nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
“Nhà
thơ Việt Phương tham gia sáng tác ít thôi, nhưng thái độ của ông đối
với thơ ca, nghệ thuật thì rất đặc biệt. Ông dùng thơ ca để bày tỏ thái
độ của mình với con người, xã hội nơi ông sống. Và chính đó là điều cốt
lõi nhất làm nên giá trị của thơ Việt Phương.
Thơ
ông viết đôi khi giản dị như một lời nói, như một sự nổi giận, rất đời
và rất thơ. Vẻ đẹp của nghệ thuật trong thơ Việt Phương chính là sự giản
dị, chân thực. Ông không phải là người của tu từ học, không thích mài
dũa, hình ảnh mà lên tiếng mạnh mẽ, thẳng thắn mà đầy đau đớn. Chính
những cảm xúc ấy đã làm nên nội dung, sự thuyết phục và sức mạnh của
những câu thơ ông viết. Chúng tác động mạnh mẽ vào tâm trí của người
đọc.
Ông
còn là con người mà trong bất cứ hoàn cảnh công việc nào cũng luôn
chiến đấu cho vẻ đẹp cuộc sống, cho nhân cách, đến phút cuối.
Tôi
đọc thơ Việt Phương từ khi còn rất trẻ. Người đầu tiên nói với tôi về
vẻ đẹp của thơ ông chính là nhà thơ Nguyễn Tấn Việt. Lúc đó, nhà thơ
Nguyễn Tấn Việt là biên tập thơ của sở Thông tin Văn hóa tỉnh Hà Sơn
Bình (cũ). Ông nói cho tôi tất cả cái hay cái đẹp của thơ Việt Phương,
cái hay của sự chắc chắn và sự bùng nổ, của một chuỗi tư tưởng trong tập
thơ "Cửa mở" đang trở thành một hiện tượng lúc đó. Tập thơ “Cửa mở”
xuất bản năm 1970 và một thời gian rất lâu sau đó mới được tái bản.
Sau
này, khi gặp ông ngoài đời, tôi đã vô cùng ngạc nhiên. Hóa ra, người
viết những câu thơ mạnh mẽ, đanh thép nhất lại là một người vô cùng điềm
tĩnh, nhẹ nhõm, dịu dàng.
Bất
ngờ nhất là ông đã nói về thơ của tôi rất nhiều, nhiệt thành và chính
xác. Hóa ra, thái độ của những nhà thơ lớn thường là như vậy. Họ luôn
lắng nghe, đọc, chia sẻ từ những người khác chứ không đứng đó để chúng
ta tìm đến.
Sau
này, khi tuổi tác càng cao, thơ của ông càng giàu sự chân thành. Sự
chân thành ấy lại có tính học hỏi của một người hiểu biết quá nhiều
nhưng vẫn luôn lắng nghe sự chia sẻ từ người khác.
Thơ của Việt Phương, từ khi ông còn trẻ cho đến lúc già, vẫn luôn là tiếng kêu đau đớn như vậy.
Tất nhiên khi cuộc đời càng trải nghiệm, con người càng tinh tế thì câu thơ càng nhẹ nhõm, đằm thắm mà uyên bác, sâu sắc.
Những
năm tháng Cửa mở ra đời, thơ ca Việt Nam đang có nhiều hạn chế, trong
sáng tác cũng như trong công phá. Nhà thơ Việt Phương đã xuất hiện như
một hiện tượng.
Hiện
tượng đó không phải là thủ thuật cú pháp gì cao siêu mà chính là việc
ông đã dám nói lên sự thật chân thực nhất về con người, cuộc sống. Sự
mạnh mẽ, quả cảm, ở một vị trí, điều kiện công việc như ông không mấy ai
dám nói nếu không nói ông là duy nhất. Có thể họ cũng viết nhưng đó là
những bài thơ nhỏ hay dòng tự sự viết xong rồi để đâu đó. Nhưng nhà thơ
Việt Phương thì khác, ông lên tiếng một cách kiêu hãnh.
Ông
ca ngợi con người cuộc sống nhưng cũng dám chỉ ra những vấn đề âm bản
đằng sau đó, ngược lại với mặt phải. Điều mà lúc đó rất ít các nhà thơ
có thể dám lên tiếng về sự thật. Giá trị đích thực của con người là gì,
giá trị đích thực của cuộc đời là gì? Khái niệm đơn giản ấy, thời điểm
đó Việt Phương đã dám nói và nói một cách mạnh mẽ.
Tất
nhiên, khi "Cửa mở" ra đời, có những người đã đón chào ông như một hiện
tượng nhưng cũng có những người đã hiểu lầm ông. Họ nghĩ rằng, thơ của
ông định nói một điều gì đó có thể tác động đến tư tưởng của con người
trong thời đại. Sau này người ta mới biết rằng, đó thực sự là tiếng nói
trung thực, là mong muốn, là khát vọng chân chính cho lẽ phải, cho vẻ
đẹp cuộc sống. Tập thơ của Việt Phương là tiếng nói của ý chí, của lòng
quả cảm trước hiện tượng đời sống. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng làm
nên giá trị của thơ ca Việt Phương”.
Nhà thơ Việt
Phương (1928-2017) hay Trần Việt Phương là một nhà thơ hiện đại nổi
tiếng của Việt Nam. Tập thơ “Cửa mở” của ông, xuất bản vào năm 1970,
được đánh giá là một hiện tượng thơ, một sự kiện văn học, một sự kiện xã
hội vào thời điểm đó. Sau 2 tuần phát hành, tập thơ đã được bán hơn
5.300 bản.
Ông là một viên
chức thuộc Văn phòng Chính phủ và được coi là thư ký thâm niên nhất của
Thủ tướng chính phủ. Ông trải qua 53 năm làm thư ký riêng cho Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, cùng một số năm đồng thời còn làm Thư ký cho Tổng Bí thư
Lê Duẩn.
Năm 1993, Việt
Phương về nghỉ hưu theo chính sách khi ông 65 tuổi, tuy nhiên ông vẫn
được Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định làm Ủy viên thường trực của Tổ
chuyên gia tư vấn của Thủ tướng. Sau khi Tổ chuyên gia tư vấn này được
mở rộng ra thành Ban Nghiên cứu đổi mới của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn
Khải, Việt Phương vẫn tiếp tục làm Ủy viên thường trực của Ban này cho
đến khi ông nghỉ hưu.
Ông qua đời lúc 8h50 ngày 6/5/2017 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, thọ 89 tuổi.
Những vần thơ chói sáng chất con người
Hôm nay chúng ta vĩnh biệt một người cách mạng chân chính, một nhà chính trị chuyên nghiệp, và đặc biệt, một nhà thơ. Một nhà thơ với những vần thơ “soi sáng chất con người”. Đó là nhà thơ Việt Phương.
Ông tên thật là Trần Quang
Huy, một người đã tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, đã ở trong đoàn
quân Nam tiến năm 18 tuổi, đã là chính ủy trung đoàn năm 20 tuổi, đã là…
Nhưng thơ thì không tuổi, nhà thơ thì không tuổi... Nhà thơ Việt Phương (1928 -2017) |
Tôi còn nhớ, khi tôi còn nhỏ học ở trường học sinh miền Nam Hà Đông, thì Việt Phương là một trong ba diễn giả mà chúng tôi ngưỡng mộ nhất (hai người kia là nhà thơ Xuân Diệu và nhà cách mạng Dương Bạch Mai). Khi đó, mỗi lần Việt Phương vào trường chúng tôi nói chuyện, thì hàng nghìn đứa thiếu niên chen nhau nghe ông nói. Việt Phương là một nhà hùng biện, và đề tài quen thuộc nhất của ông khi diễn thuyết là lý tưởng tuổi thanh niên. Chúng tôi lúc ấy chưa là thanh niên, nhưng đầy những khát khao lý tưởng.
Mãi sau này, khi đã từng trải, đã gặp và
chơi thân với ông, tôi mới biết Việt Phương là người thật hiền hậu, thật
nhỏ nhẹ. Ông đi nhẹ nói khẽ, và đặc biệt bình đẳng, đặc biệt biết lắng
nghe với những bạn bè em cháu lớp sau còn ít tuổi hơn mình. Nhưng con
người nhỏ nhẹ ấy đã từng có một tập thơ “Cửa mở” gây chấn động không chỉ
làng thơ miền Bắc vào năm 1970, với những bài thơ những câu thơ soi
sáng không sợ hãi:
“Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy SĩHình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
Sự thơ ngây đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”
(Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi)
Và:
“Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao”
Đó là những câu thơ của “cây sậy mỏng
manh”( L.Pascal) biết độc lập tư duy, nhận thức và soi sáng. Dù ngày ấy
“cửa” chưa mở ra được, nhưng lớp làm thơ trẻ chúng tôi đã hết sức hào
hứng và chia sẻ khi đọc thơ Việt Phương:
“Ta nhìn hết sự xấu xa và bỗng nở nụ cườiMở đài địch như mở toang cánh cửa
Nghe nó chửi mình mà tin ở ngày mai”
Đó là thơ của một người đầy bản lĩnh, một bản lĩnh có được từ sự thấu suốt trong nhận thức và sự lương thiện trong đời sống.
Ngày Bác Hồ mất, Việt Phương có một bài thơ gây chấn động. Bài thơ ấy mở đầu thật giản dị:
“Trời đổ mưa, đi viếng Bác , đồng bào chờ, bị ướtBác thương đồng bào, con biết Bác không vui”
(Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương)
Trong hàng nghìn bài thơ khóc Bác Hồ ngày
ấy, tôi chưa thấy có câu thơ nào bình dị mà thấm thía như câu thơ này
của Việt Phương.
Bản lĩnh, thấu suốt và soi sáng, đó là
những phẩm chất cơ bản của thơ Việt Phương. Ông sáng tác không nhiều,
càng cẩn trọng khi công bố, nhưng thơ ông mang đủ khí chất của ông, một
người “chiến đấu suốt đời vì nhân dân”, như lời một bài hát từ thuở Việt
Phương còn là “anh lính Cụ Hồ”.
Vậy mà thơ Việt Phương lại rất trẻ. Tôi nghĩ, nhiều bạn trẻ bây giờ sẽ thích thú khi đọc thơ tình yêu của Việt Phương:
“Anh cố tìm điều dễ ghét trong emTìm được rồi, anh càng thấy yêu thêm”
(Anh bắt đầu từ em)
Đó là “yêu nên tốt”, phải không ạ?
Và thơ Việt Phương cũng nói lên rất sớm,
từ trước cả mấy mươi năm, điều mà chúng ta bây giờ đang làm: hòa giải và
hòa hợp dân tộc, hòa giải cả với “kẻ thù xưa” là Mỹ:
“Nơi ấy ta có quyền quên đi chẳng nhớNhững oán thù từng nặng trĩu mỗi nhành hoa”
(Tiếng hát của niềm vui)
Một nhà thơ như thế là một người minh triết. Xin vĩnh biệt ông!
“Anh cố tìm điều dễ ghét trong em
Tìm được rồi, anh càng thấy yêu thêm”
(Anh bắt đầu từ em)
“Đời bật đèn xanh cho sự sống
Ta hồi sinh trong mỗi cái hôn đầu”
(Yêu tình yêu)
Nhà thơ Việt Phương tên thật là Trần Quang Huy, sinh năm 1928 tại Hà Nội. Tham gia Cách mạng từ năm 1945, từng có 53 năm làm Thư ký cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông là tác giả của các tập thơ "Cửa đã mở" (2008), "Bơ vơ đông đảo" (2009), "Cỏ dọc đường trần" (2009), "Nhặt nắng trong sương" (2011), "Sống "(2012), "Lan" (2013) và "Nắng" (2013)... Song tiêu biểu hơn cả, và cũng gắn với cái tên Việt Phương hơn cả là tập thơ "Cửa mở", xuất bản năm 1970. Ngay khi vừa ra đời, "Cửa mở" của Việt Phương đã tạo được tiếng vang như một hiện tượng văn học bởi sự mới mẻ về câu từ và nội dung của nó. Với cách sử dụng loại thơ giàu chất suy tưởng, chiêm nghiệm để nói về những đề tài lớn như Tổ quốc, Nhân dân, Con người, Chiến tranh, Vũ trụ, Tình yêu… tác giả Việt Phương đã mở thêm một cánh cửa cho thơ Việt bấy giờ, để rồi ngay sau đó "Cửa mở" đã nhanh chóng trở thành sách "gối đầu gường" của nhiều bạn yêu thơ thời bấy giờ...Do tuổi cao sức yếu, nhà thơ Việt Phương vừa qua đời vào 8 giờ 50' sáng nay (6/5) tại Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.
Chuyện ít biết về tác giả "Cửa mở" gây chấn động một thời, vừa ra đi …
Chủ Nhật, 07/05/2017, 12:05 [GMT+7]
.
Sáng nay, 06-5-2017, hay tin
nhà thơ Việt Phương vừa ra đi, đi về cõi vĩnh hằng, tôi cứ
bàng hoàng, và bao nhiêu kỷ niệm về ông cứ hiện ra trong tôi…
Nhớ lần kỷ niệm 50 năm thành lập
Hội Nhà văn Việt Nam tại Cung văn hóa Hữu Nghị, tan buổi, tôi
đứng chờ xe tắc-xi để về nhà thì gặp nhà thơ Việt Phương, ông
bảo “Dương Kỳ Anh ơi, lên đây cùng về với mình”.
Nhà thơ Việt Phương. |
Buổi đầu, tôi cứ tưởng xe cơ quan
đón ông, nhưng khi tôi lên xe ô tô mới biết đó là xe riêng của con
trai ông. Thấy phong thái con trai ông lễ phép, thân tình và cởi
mở, tự nhiên tôi muốn đến thăm gia đình ông, gia đình của một
nhà thơ từng gây chấn động dư luận với tập thơ “Cửa mở”.
Nhà thơ Việt Phương họ Trần, Trần
Việt Phương, tên thực của ông là Trần Quang Huy. Năm ông 17 tuổi,
tham gia hoạt động bí mật chống thực dân Pháp, bị bắt, bị giam
với một người bạn tù cũng xấp xỉ tuổi ông. Hai người ở hai
xà lim nhưng cũng thường trao đổi với nhau. Lúc đó ông có bí
danh là Việt Phương và người bạn tù lại lấy tên ông là Trần
Quang Huy làm bí danh. Sau này người bạn tù đó trở thành bộ
trưởng Trần Quang Huy (tên thực là Vũ Đắc Huề).
Ông có hai người con trai là Trần
Trung Thực sinh năm 1956 và Trần Quang Huy sinh năm 1960. Là ông
lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con. Ông kể rằng, trong hộ
khẩu của ông có hai tên Trần Quang Huy nên dạo còn bao cấp mỗi
lần đi mua gạo mua dầu… người ta vặn hỏi ông, ông nói vui rằng
nhà tôi có Trần Quang Huy 3 lít dầu và Trần Quang Huy 1/5 lít
dầu (người lớn được mua 3 lít, trẻ con 1/5 lít ).
Nhà thơ Việt Phương sinh năm 1928,
đậu tú tài thời Pháp thuộc. Ông là trợ lý của Thủ tướng
Phạm Văn Đồng mấy chục năm. Đã ở tuổi gần 90 mà trông ông rất
minh mẫn. Ông kể nhiều chuyện vui và hài hước. Những chuyện về
văn chương, gia đình, những chuyện ít ai biết về số phận những
tập thơ của ông.
Gia đình nhà thơ Việt Phương. |
Vợ ông, bà Trần Tú Lan kém ông mấy
tuổi, từng là cô giáo với nhiều học trò nổi tiếng như Dương
Trung Quốc, Chu Hảo… Bà kể chuyện con trai đầu của ông bà là
Trần Trung Thực nhiều lần được ăn cơm cùng Bác Hồ: “Có lần,
Bác gắp cho cháu Thực một miếng táo, nó cứ nhìn miếng táo
để trong bát … chắc thấy lạ vì Bác Hồ thường ăn táo sau khi
đã hấp chín… Bác cũng hay cho cháu Thực sách để đọc. Một lần
cháu Thực cầm cuốn sách lên thưa với Bác là cuốn này cháu
đã đọc rồi ạ. Bác bảo: Cháu thật thà thế là tốt. Rồi Bác
đi tìm cuốn sách khác đưa cho Thực...”. Về sau Thực học chuyên
toán, được giải nhì Kỳ thi học sinh giỏi Thành phố Hà Nội.
Bây giờ Trần Trung Thực là Vụ trưởng làm việc ở bộ Công Thương
sau nhiều năm làm Tham tán công sứ ở cộng đồng Châu Âu (tại
Bỉ).
Nhà thơ Việt Phương đã có ba cháu
nội, cháu đích tôn của ông mang tên ông là Trần Việt Phương, nay
đã ngoài 30 tuổi, tốt nghiệp thạc sỹ tại Anh quốc.
“Mở đài dịch như mở toang cánh
cửa” “Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ ;
hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào; Mường tượng rằng
trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ; sự ngây thơ đẹp tuyệt
vời và ngờ nghệch làm sao” “Ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên
mặt trăng sao; Những vệt bùn trên tận đỉnh chín tầng cao” …
Những câu thơ từng gây chấn động dư luận một thời mà bây giờ
tôi mới biết nó được trích từ bài thơ “Cuộc đời yêu như vợ
của ta ơi”, một trong những bài trong tập thơ “Cửa mở” của nhà
thơ Việt Phương do nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1970. Vào
những năm 70 mà viết những câu thơ như thế, tôi thực sự khâm
phục ông vô cùng.
Thời đó tôi còn là sinh viên Khoa
Văn của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng tôi chỉ đọc
thầm cho nhau nghe, người này truyền qua người khác chứ thực
tình tôi chưa nhìn thấy tập thơ “Cửa mở” bao giờ.
Tôi hỏi ông rằng, dạo đó người ta
đồn thổi nhiều chuyện như ông bị cách chức, các con ông cũng
bị “vạ lây”… có đúng không? Ông cười, lắc đầu “Không có chuyện
đó đâu”. Ông nói, tập “Cửa mở” năm đó in 5.200 bản, chỉ trong
vài tuần là hết “Anh Huy Cận bảo tôi chỉ còn vài chục cuốn
người ta giữ lại thôi”. Rất nhiều người khen, cũng nhiều người
phê phán, có một nhà thơ là cán bộ cao cấp nói trong một cuộc
họp “Phủ Thủ tướng có một kẻ điên làm thơ”. Vợ ông, bà Trần
Tú Lan khẳng định “Các con chúng tôi không làm sao cả”. Rồi bà
kể: Tôi có đến gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng tưởng
tôi đến có chuyện gì đó liên quan tới các con vì ông biết tôi
rất chăm con. Tôi nói: Thưa chú, cháu đến vì tập thơ “Cửa mở”.
Thủ thướng Phạm Văn Đồng nói “Phương có đem cho mình xem đâu”.
Tôi bảo: Tập thơ “Cửa mở” hay đấy chứ ạ. Thủ tướng Phạm Văn
Đồng bảo tôi “Thơ Phương thì Tú Lan khen hay là phải rồi”.
Nhà thơ Việt Phương đưa cho tôi bản
thảo một bài thơ của ông, có chữ viết tay của nhà thơ Tố Hữu
chữa hai câu thơ của ông “Nhưng tôi không chịu” - Ông nói. Nhiều
lần, ông đưa một số bài thơ mới làm cho các đồng chí Trường
Chinh, Tố Hữu đọc “Các anh ấy góp ý rất chân tình. Có lần
Bác Hồ còn sửa thơ cho tôi” – Ông kể.
Trong lúc vợ ông đang lục tìm những
tấm ảnh của các con lúc còn bé, nhà thơ Việt Phương đến giá
sách lấy 3 tập thơ tặng tôi trong đó có tập “Cửa mở” cũng do
Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2009. Tập thơ “Cửa mở” tái
bản y nguyên bản in đầu tiên, nhà thơ Việt Phương cho biết. Tôi
cứ mân mê tập thơ trong tay như lần đầu tiên trong đời có được
một báu vật.
Hai tập thơ còn lại đều là những
bài thơ mà nhà thơ Việt Phương sáng tác trong nhiều năm gần đây.
Tập thơ “Nắng” và tập “Lan” (lấy tên vợ ông làm tên tập thơ)
đều in năm 2013, một sức làm việc đáng kính nể.
“Đời đang đón đợi để đong đầy”, tôi
đang đọc câu thơ của ông in ngoài bìa tập thơ “Nắng” thì có
tiếng chuông điện thoại, cậu con trai thứ hai Trần Quang Huy hiện
đang là Phó Tổng Giám đốc ngân hàng (MHB), người đã lái xe
đón ông hôm tôi đi nhờ, gọi điện về nói sẽ đưa xe ô tô đến đón
bố mẹ đi thắp hương ở tư gia cố đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phòng khách ở tầng một căn biệt
thự bốn tầng trên đường Trần Quang Diệu bày nhiều thứ có vẻ
như là đồ cổ mà theo nhà thơ Việt Phương là do cậu con trai thứ
hai Trần Quang Huy mang về. Ông không dùng điện thoại di động,
nên vừa tiếp khách, ông vừa xin lỗi để đi nghe điện thoại,
chiếc điện thoại cố định đặt ở góc phòng.
Vợ ông, bà Trần Tú Lan kể rằng,
chính bà đã bắt thăm và thật may mắn chọn được mảnh đất để
xây nhà ở vị trí này, một vị trí có thể nói là đắc địa vì
có hai mặt đường lớn: “Hôm ấy, cơ quan tổ chức bắt thăm, có
mấy chục người, mấy chục mẩu giấy gấp làm tư, tôi nhìn thấy
một mẩu giấy như đang vẫy vẫy tôi, có lẽ do luồng gió từ quạt
trần làm mẩu dấy lất phất như vậy, tôi thấy lạ và hay hay nên
nhặt lên, ai ngờ lại chọn được vị trí đẹp nhất”. Nhà thơ
Việt Phương gật đầu xác nhận : “Đúng thế đấy… xây ngôi nhà này
do một tay nhà tôi lo liệu”.
Ông cầm một tệp đĩa nhạc đưa cho
tôi và nói: Lúc cháu Thực chưa đầy năm, ông thường để cháu nằm
trên giường, bên cạnh là chiếc máy hát (máy quay đĩa) do Thủ
tướng Phạm Văn Đồng tặng. Ông bật máy quay, cho con nằm nghe
nhạc. Những bản nhạc du dương, êm dịu của Beethoven. Ông nói, ông
rất thích nhạc sỹ thiên tài này “Mỗi lần tôi bật máy nghe
nhạc là cháu Thực và sau này là cháu Huy nằm yên trên giường
nghe rất chăm chú. Có lẽ vì thế mà sau này, khi các con tôi
trưởng thành chúng cũng yêu thích âm nhạc như tôi. Tôi nghĩ,
nghệ thuật giúp cho con người sống nhân văn hơn” - Ông bảo vậy.
Trò chuyện với ông, tôi không những
biết nhiều cái lạ trong thơ mà còn thấy ông có nhiều cái lạ
trong cuộc sống hàng ngày. Ông kể, lúc con ông bắt đầu tập
nói, những buổi chiều tối, ông để con ngồi trên chiếc ghế mây
buộc sau xe, lọc cọc đạp xe lên bờ đê sông Hồng. Để xe xuống vệ
cỏ bờ đê, ông bế con trên tay nhìn sông Hồng cuộn chảy rồi bắt
đầu tập nói cho con. Ông chỉ đám mây bay là là trên mặt sông
và nói “mây”, con ông cũng bập bẹ “mây”; “nước” thằng bé nhìn
xuống mặt nước Sông Hồng, cũng bập bẹ “nước”. Cứ như vậy, ông
chỉ lên bầu trời, chỉ dãy núi phía xa xa chỉ đàn chim đang bay,
chỉ con sóng đang đang lượn, bông hoa đang nở, cây lúa đang ngậm
đồng… “Vợ chồng tôi muốn các con sau này lớn lên hiểu được mọi
thứ trên đời cụ thể nhất, chân thật nhất” – Ông nói.
Khi các con ông lớn lên, đã bắt đầu
hiểu được cái hay, cái dở vợ chồng ông cứ mỗi tháng, mỗi
quý đều cho các con biết công việc mà bố mẹ đã làm trong
tháng, trong quý đó. Ông còn đưa cho các con xem bản kiểm điểm
hàng năm của vợ chồng ông trong đó có những nhận xét, góp ý
của nhiều người trong cơ quan, chi bộ nơi vợ chồng ông làm việc.
“Vợ chồng tôi đều cho rằng, sống
trung thực là điều quan trọng nhất của con người. Chúng tôi
không giấu các con mình điều gì cả. Tiền lương của hai vợ
chồng chúng tôi đều để một nơi và chỉ cho các con biết nơi để
đó, lúc cần tiêu gì các con cứ đến lấy. Nhưng, bao nhiêu năm mà
chúng không bao giờ đụng đến cả. Có lần nhà tôi đưa tiền cho
cháu Thực bảo dẫn em đi ăn phở. Chúng đi một lúc rồi lại cầm
tiền về. Cả hai anh em cứ đùn đẩy nhau, không đứa nào dám bước
vào hàng phở. Nhà tôi lại phải dẫn chúng đi ăn…” – Ông tâm sự.
Làm trợ lý cho Thủ tướng Phạm Văn
Đồng mấy chục năm, nhà thơ Việt Phương đã đi nhiều nơi trên thế
giới. Ấy vậy mà vợ ông - bà Trần Tú Lan lại chưa bao giờ đi
nước ngoài. Tôi ngạc nhiên thực sự, mới hỏi bà vì sao? Có
phải vì bà sợ đi máy bay? Hay có lý do nào khác?
Bà nói đã từng được cử đi học ở
Nga, bà cũng rất thích đi nhưng lúc đó các con bà còn nhỏ, nên
bà đã nhường suất đi học nước ngoài cho người khác.
“Tôi biết nhà tôi rất thương các
con, tuy bận nhưng nếu tôi đi học ở Nga, nhà tôi cũng sẵn sàng
chăm sóc các cháu để tôi yên tâm đi học. Với lại bạn bè tôi,
anh chị em nơi vợ chồng tôi công tác cũng sẽ giúp đỡ… Nhưng, tôi
nghĩ dù sao mình chăm sóc các con vẫn tốt hơn. Ở đời, được
cái này phải biết hy sinh cái khác… Ngay cả sau này, khi cháu
Thực làm Tham tán công sứ ở nhiều nước Châu Âu, cháu cũng rất
muốn mẹ đi một vài chuyến du lịch nước ngoài… Mình nuôi con,
rồi nuôi cháu, phải hiểu được quy luật bù trừ. Nếu mình cái
gì cũng được hưởng thì sau này phần đâu cho con cháu?! Người
bố, người mẹ nếu biết cách dạy con, biết hy sinh vì con cháu
thì con cháu mình sau này thành người, biết cách báo hiếu bố
mẹ… Bây giờ, các con tôi, rồi các cháu được đi học nước ngoài,
công tác ở nhiều nước, được đi đây đi đó là tôi mãn nguyện,
là như tôi đã được đi nước ngoài rồi”. Tôi thấy bà rất vui khi
nói những điều này.
Tôi bỗng nhớ hai câu thơ của nhà thơ
Việt Phương mà tôi vừa đọc trong tập “Lan”: “Một thời CỬA MỞ
cho tất cả/ Từ trong đại họa hóa bình yên”. Thế đấy!
Viết tại nhà vườn Sóc Sơn.
Nhà thơ Dương kỳ Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét