KIẾP GIANG HỒ 176 (Điền Khắc Kim)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Điền Khắc Kim - Tên du đãng “sính ngoại”
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Võ Tùng Hội (SN 1954, quê Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) từ nhỏ đã theo cha đi sinh sống tại Phan Thiết. Đến năm 18 tuổi, Hội vào Sài Gòn học võ rồi 2 năm sau hắn về quê đăng ký đi lính không quân.
Chỉ sau 6 tháng đi lính, Võ Tùng Hội đã bỏ trốn nhiều lần rồi bị bắt đi tù vì bắn chết một sĩ quan cảnh sát.
Sau khi miền Nam giải phóng, Hội được thả và bắt đầu trở thành một tên tướng cướp gây hoang mang cho người dân lúc bấy giờ.
Băng cướp Võ Tùng Hội táo tợn tới mức, chúng tổ chức cướp giữa thanh thiên bạch nhật những phi vụ lớn và hoạt động liên tục từ năm 1975 đến khi bị bắt chứ không "nghe ngóng" tình hình sau mỗi vụ án như các băng nhóm khác.
Đối tượng mà bọn chúng nhắm vào là các xe chở tiền, khách hàng vào giao dịch xong quay ra. Hoặc chạy theo những khách hàng vừa rút tiền xong về cơ quan, chúng áp sát giật túi đựng tiền.
Có lần băng nhóm này đi theo một vị khách từ ngân hàng về đến cơ quan, khi vừa mở cửa xe, nạn nhân và vệ sĩ bị bọn cướp lao đến, dí súng vào đầu rồi cướp cả cặp tiền bỏ trốn.
Khoảng thời gian nhóm cướp lộng hành đã khiến dư luận bất an, các ngân hàng, tiệm vàng luôn được cảnh báo nâng cao cảnh giác, tự vệ.
Sự ngang tàn của bọn chúng thể hiện ở hàng loạt vụ cướp liên tiếp và đỉnh điểm là khi một tên cướp rút súng bắn chết một trinh sát săn bắt cướp ngay tại cổng công an thành phố.
Chính hành động bắn chết trinh sát của băng nhóm cướp như lời tuyên chiến của bọn chúng với công an lúc bấy giờ. Bọn chúng thừa hiểu, nếu bị bắt, với những tội ác đã gây ra thì không còn đường sống nên chúng càng hung hãn hơn, tàn bạo hơn.
Trong cuộc họp khẩn ngay sau đó, Trung tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự TP, Trịnh Thanh Thiệp đã ra lệnh phải xóa sổ băng nhóm này trong vòng 10 ngày.
Dồn tất cả tâm trí và sức lực, đội săn bắt cướp lên kế hoạch để vây bắt bằng được băng cướp khét tiếng này.
Năm 1977, khoảng 11 giờ trưa, tại sảnh trụ sở ngân hàng nằm trên đường Bến Chương Dương, quận 1 đã thưa người, chỉ có những người cầm những cặp táp thật to có vẻ rất hớ hênh.
Bọn cướp thấy mồi liền xông vào, giật nhanh cái cặp táp to thì bị các trinh sát quật ngã, khóa tay nhanh như chớp.
Nhận ra đã bị phục kích, bọn chúng gào thét rồi vùng chạy ra xe đang chờ sẵn ngoài cửa, phóng thẳng vào chợ Bến Thành, vừa đi vừa nã súng lại khiến người dân vô cùng hoảng sợ. Tiếng súng đôi bên chát chúa vang lên giữa trưa nắng, văng vào vách tường, nhiều mảng tường nhà dọc bên đường rơi bụi mù mịt.
Ngay lúc này, Đội trưởng Ba Tung nhận thấy cần bảo vệ tính mạng người dân nên đã ra lệnh cho các trinh sát phải tránh ra cho bọn chúng chạy.
Thấy có đường chạy, Võ Tùng Hội chớp lấy thời cơ, tay ôm khẩu AK,
vừa nã súng điên cuồng vừa chỉ huy đàn em phóng xe chạy luồn lách trong
chợ thoát nhanh về hướng cửa Bắc để "cắt đuôi" các công an chạy theo
phía sau.
Chạy đến Lái Thiêu, các chiến sĩ săn bắt cướp đã bao vây, dồn chúng vào khu nhà cũ, vắng người qua lại. Bọn chúng vứt xe cộ, ôm súng lăm lăm cố thủ.
Nhiều tên vừa ôm AK vừa cầm súng rulo xả đạn điên cuồng trong khi các cảnh sát chỉ bắn nhử 1-2 viên bằng súng K59. Hai tên bị trúng đạn nằm vật ra, các tên khác thấy thế vừa gào thét vừa bắn loạn xạ.
Tên cầm đầu Võ Đình Hội thấy 2 cánh tay đắc lực đã gục nên lồng lên, điên cuồng xả súng tứ phía vào những lùm cây, ụ đất. Đột nhiên một viên đạn từ đâu lướt qua tóc khiến hắn giật mình hoảng hốt nhìn xung quanh thăm dò.
Chớp lấy thời cơ, đội trưởng đội săn bắt cướp Ba Tung đã nổ súng bắn vào chân Hội khiến tướng cướp gục xuống. Tuy trúng đạn nhưng hắn vẫn ngoan cố ôm chặt khẩu AK bóp cò liên tiếp.
Khi hết đạn chưa kịp thay thì nhanh như chớp, một chiến sĩ đã lao tới đạp văng khẩu súng, đồng thời túm lấy tay hắn tra vào còng.
Để có được chiến công vang dội, đem lại sự bình yên cho nhân dân, một số chiến sĩ trong đội săn bắt cướp cũng đã bị bọn chúng bắn thương, rất may không ai thiệt mạng.
Tại căn nhà riêng của Đại úy Hai Thành trên đường Tân Thọ, phường 8, quận Tân Bình, TP.HCM, sáng 25/11 tấp nập người ra vào. Đông đảo người thân, bạn bè đến tiễn đưa ông về với đất mẹ, trong đó có nhiều người từng là đồng đội, cùng ông “tả xung hữu đột” trên đường phố trấn áp tội phạm. Ông ra đi để lại niềm thương tiếc, sự ngưỡng phục vô hạn.
Võ Tấn Thành sinh năm 1938 tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 14 tuổi ông đã tham gia lực lượng du kích chiến đấu chống Pháp. Được tôi luyện trong những năm tháng chiến tranh, năm 22 tuổi ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng và chính thức trở thành người chiến sĩ công an nhân dân.
Khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Võ Tấn Thành được cử giữ chức Đội
trưởng Đội Chấp pháp đầu tiên của Phòng Cảnh sát hình sự. Sau này thành
lập Đội Săn bắt cướp đầu tiên của Công an TP.HCM ông cũng vinh dự trở
thành vị đội trưởng đầu tiên.
Cuộc đời Đại úy Hai Thành được khắc họa rõ nét bằng các chiến công qua những vụ án hình sự gây chấn động dư luận mà ông và đồng đội tham gia khám phá như vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, vụ thảm sát tại nhà Quận chúa Mộng Hoa, giải cứu 11 em bé bị bắt cóc ở Lâm Đồng, vụ bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ.
Bên cạnh việc khuất phục những tên cướp khét tiếng như Điển Khắc Kim,
Tín Mã Nàm (vụ án Mã Ngưu), ông còn là “nỗi khiếp sợ” của các băng cướp
có súng như Võ Tùng Hội, Phú “Sa lem”, Thái Lập Thành… qua đó góp phần
gìn giữ an ninh trật tự thành phố trong những năm đầu tái thiết.
Trong những năm tháng xông pha cùng đồng đội trên đường bắt cướp, Đại
úy Hai Thành không ít lần đối mặt với những tên giang hồ máu lạnh,
nhưng với bản lĩnh khắc chế tội phạm “có từ trong máu” ông không chút
nao núng, bất chấp hi sinh cả bản thân để mang lại cho người dân thành
phố cuộc sống bình yên.
Trước khi nghỉ hưu vào năm 2002, đại úy Hai Thành từng giữ chức vụ đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự rồi Chánh án TAND quận Tân Bình. Ông trút hơi thở cuối cùng vào chiều 23/11 sau những chuỗi ngày cuối đời chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
Điền Khắc Kim - Tên du đãng “sính ngoại”
Cuộc đời cô độc của tướng cướp hào hoa, si tình
Trang Anh |
Với vẻ ngoài gầy nhỏ và thư sinh, nhiều cô gái đã ngã vào lòng Điền Khắc Kim. Nhưng cuối cùng, hắn vẫn là "tướng cướp cô đơn" khi chết tại trại giam.
Tuổi thơ và mối tình lặng câm với cô hàng xóm
Khoảng trước 1975, những cái tên như Đại "cathay", Bạch Hải Đường, Tín Mã Nàm khiến người dân lúc bấy giờ chỉ nghe cũng...sợ bởi sự táo tợn và hung bạo của các băng nhóm giang hồ này.
Thời gian này có một tên cướp với cái tên Điền Khắc Kim, tuy không lập thành băng nhóm mà chỉ gây án một mình nhưng cũng nổi tiếng bởi sự xuất hiện và biến mất bí ẩn.
Điền Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh (thường gọi Minh "con", SN 1947, ngụ khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, TP HCM) trong một gia đình nghèo, bố mất sớm.
Sinh ra và lớn lên ở khi xóm nghèo, vất vả và thiếu thốn nên Minh "con" gầy gò như cái tên bọn trẻ trong xóm đặt cho. Nhưng Minh "con" lại được cái vẻ ngoài hiền lành, khá thư sinh dù gã còn chưa học hết trung học đệ nhất cấp (cấp 2).
Tuổi thơ của đứa trẻ gầy gò này là những tháng ngày phụ mẹ bán bánh mì, những trận đòn roi của bà mỗi khi Minh mắc lỗi gì đó.
Sau những trận đòn roi lại bắt gặp cặp mắt đen tròn của Bé Năm (tên thật là Nguyễn Thị Diễm, SN 1948), cô bé hàng xóm nhìn sang đã khiến nỗi đau của gã như giảm đi bội phần. Cũng chính vì thế mà Minh thầm thương trộm nhớ cô bé xinh đẹp lúc nào không hay.
Cũng sống cơ cực, nên Bé Năm và Minh “con” càng ngày càng thân nhau, cùng chơi đùa, nghịch ngợm và cùng lớn lên.
Mối tình đầu của Minh "con" đến nhẹ nhàng như thế, những tưởng nó sẽ
đơm hoa kết trái để có một cái kết như cổ tích nhưng cuộc đời gã không
đẹp như vậy.
Nỗi đau đầu đời mà thanh niên này gặp phải là "người trong mộng" của mình trở thành gái quán bar với một cái tên rất sang trọng, Helen Diễm rồi cặp kè với những tên lính Mỹ to con gấp đôi khi Minh "con" còn chưa kịp thổ lộ tình cảm.
Đến cuối năm 1967, tròn 20 tuổi, Minh mua pháo mang đến chỗ Helen Diễm làm rồi châm lửa đốt khiến quán bar nhộn nhạo, nhiều người bỏ chạy tán loạn, chỉ riêng "người trong mộng" là đứng yên trước cách bày tỏ tình cảm của gã bạn thủa thơ ấu.
Sau màn thổ lộ tình cảm đặc biệt đó, Minh "con" bỏ nhà ra đi, bước chân vào giới "giang hồ" ở khu chợ quận 1.
Nỗi đau khủng khiếp nhất trong cuộc đời của Minh "con" có lẽ là lúc nghe tin Bé Năm, người con gái xinh đẹp mình thầm yêu bị cưỡng bức rồi chết thảm.
Mối tình đầu với cái kết bi thảm đã khiến Minh "con" thay đổi hoàn toàn, hắn tìm mua khẩu súng Colt 45 giắt bụng rồi lặng lẽ đi vào bóng tối.
"Tướng cướp cô đơn" và cái chết cô độc
Sau cái chết thảm của "người trong mộng", Minh "con" đã gây ra hàng loạt các vụ trộm, cướp, đột nhập các gia đình Mỹ tại Sài Gòn để trộm tài sản rồi cưỡng bức các bà "me Tây".
Cái tên Điền Khắc Kim gắn với hắn khá bất ngờ. Trong một lần đột nhập trộm tài sản của một gia đình vào cuối năm 1969, hắn đã không cưỡng bức bà chủ nhà như báo chí đã đăng nên người đẹp cảm kích buột miệng hỏi: "Anh tên gì?"
Hắn cũng vì...sĩ diện mà buột miệng bịa ra cái tên từng đọc đâu đó trong truyện kiếm hiệp Tàu: "Điền Khắc Kim" rồi cái tên đó đã theo Minh "con" suốt cuộc đời.
Khác với các đại ca lừng lẫy khác quy tụ nhiều đàn em, lập thành băng
nhóm khuynh đảo các địa bàn, Kim chỉ đơn thương độc mã nhưng lại nổi
tiếng với những phi vụ xuất quỷ nhập thần. Sau mỗi vụ trộm, cướp, gã đều
để lại mảnh giấy viết 3 chữ “ĐKK”.
Chính vì không có đàn em dưới trướng, lại chẳng có những màn đâm chém tạo uy nên giang hồ gọi Minh "con" - Điền Khắc Kim là "tướng cướp cô đơn".
Tướng cướp Điền Khắc Kim khi gây án rất lạnh lùng nhưng hắn được biết đến là kẻ trăng hoa. Điền Khắc Kim yêu nhiều phụ nữ và một khi yêu là rất si tình. Với phụ nữ, hắn được gọi là tướng cướp hào hoa, ga lăng và lãng mạn.
Mặc dù luôn trong tình trạng bị cảnh sát truy tìm gắt gao nhưng Điền Khắc Kim vẫn vướng "lưới tình" biết bao cô gái. Tuy nhiên có 2 bà vợ là hắn qua lại lâu nhất và 2 người phụ nữ này đã sinh cho hắn 7 đứa con.
Đầu tiên là một phụ nữ hiền lành, bình thường ở đường Tôn Đản, quận 4 mà Minh "con" lấy năm 1968. Nhưng đến khi vợ sinh con đầu lòng hắn đã chẳng đoái hoài. Tiền bạc cướp được, hắn chỉ ăn chơi, đập phá chứ không giúp gì được vợ con.
Đến năm 1969, trong một lần trốn sự truy lùng của cảnh sát, hắn tình
cờ gặp một phụ nữ khá ưa nhìn bán sương sâm, tên Phạm Thị Dung.
Chỉ sau 2 lần nói chuyện trong một tuần, với vẻ ngoài thư sinh, công tử, đôi mắt sáng hút hồn cùng những lời nói ngọt ngào của hắn, người phụ nữ này đã ngã ngay vào lòng mà không hề biết hắn chính là tên giang hồ Điền Khắc Kim.
Có với nhau đứa con, chị Dung mới phát hiện ra chồng mình đã có vợ con nhưng vì "sự đã rồi" nên người phụ nữ này đành nhắm mắt cho qua.
Cuối năm đó, Điền Khắc Kim bỏ nhà đi biệt suốt nhiều tháng cũng là lúc người vợ hai này phát hiện ra thân phận thật của chồng chính là tên cướp vẫn được báo chí nhắc đến nhiều.
Cứ mỗi lần bị các cảnh sát săn bắt cướp truy quét là một lần hắn lại làm đủ mọi trò để vượt ngục ra bên ngoài gây án rồi lại bị bắt giam đến nỗi vợ con không buồn đi thăm.
Tháng 4/1985, khi chị Dung dẫn 3 đứa con, đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ mới lên 3 vào trại giam thăm nuôi, Điền Khắc Kim đã ngượng ngùng cúi mặt.
Tháng 11/1985, Điền Khắc Kim bị bắt về trại giam Chí Hòa về hành vi
“cướp tài sản có vũ trang”. Vẫn nung nấu ý định vượt ngục nhưng lần này
bệnh lao phổi, vết thương tái phát khiến hắn gầy mòn, ốm yếu.
Những tháng ngày cuối đời trong trại giam Chí Hòa, anh em, người thân của hắn cũng không hề đoái hoài. Hai người vợ Minh "con" nghe nói sau khi chồng đi tù cũng đã bán nhà rồi dắt díu 7 đứa con chuyển đi đâu không ai hay biết.
Đến ngày 27/11/1986, do sức khỏe suy kiệt, "tướng cướp cô độc" đã chết tại trại giam mà không có người thân đến nhận xác nên được hỏa tàng tại quận Bình Tân, kết thúc một cuộc đời cô độc.
-------
Khoảng trước 1975, những cái tên như Đại "cathay", Bạch Hải Đường, Tín Mã Nàm khiến người dân lúc bấy giờ chỉ nghe cũng...sợ bởi sự táo tợn và hung bạo của các băng nhóm giang hồ này.
Thời gian này có một tên cướp với cái tên Điền Khắc Kim, tuy không lập thành băng nhóm mà chỉ gây án một mình nhưng cũng nổi tiếng bởi sự xuất hiện và biến mất bí ẩn.
Điền Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh (thường gọi Minh "con", SN 1947, ngụ khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, TP HCM) trong một gia đình nghèo, bố mất sớm.
Sinh ra và lớn lên ở khi xóm nghèo, vất vả và thiếu thốn nên Minh "con" gầy gò như cái tên bọn trẻ trong xóm đặt cho. Nhưng Minh "con" lại được cái vẻ ngoài hiền lành, khá thư sinh dù gã còn chưa học hết trung học đệ nhất cấp (cấp 2).
Tuổi thơ của đứa trẻ gầy gò này là những tháng ngày phụ mẹ bán bánh mì, những trận đòn roi của bà mỗi khi Minh mắc lỗi gì đó.
Sau những trận đòn roi lại bắt gặp cặp mắt đen tròn của Bé Năm (tên thật là Nguyễn Thị Diễm, SN 1948), cô bé hàng xóm nhìn sang đã khiến nỗi đau của gã như giảm đi bội phần. Cũng chính vì thế mà Minh thầm thương trộm nhớ cô bé xinh đẹp lúc nào không hay.
Cũng sống cơ cực, nên Bé Năm và Minh “con” càng ngày càng thân nhau, cùng chơi đùa, nghịch ngợm và cùng lớn lên.
Chân dung tên tội phạm cô độc Điền Khắc Kim được gia đình phác họa lại. Nguồn NĐT
Nỗi đau đầu đời mà thanh niên này gặp phải là "người trong mộng" của mình trở thành gái quán bar với một cái tên rất sang trọng, Helen Diễm rồi cặp kè với những tên lính Mỹ to con gấp đôi khi Minh "con" còn chưa kịp thổ lộ tình cảm.
Đến cuối năm 1967, tròn 20 tuổi, Minh mua pháo mang đến chỗ Helen Diễm làm rồi châm lửa đốt khiến quán bar nhộn nhạo, nhiều người bỏ chạy tán loạn, chỉ riêng "người trong mộng" là đứng yên trước cách bày tỏ tình cảm của gã bạn thủa thơ ấu.
Sau màn thổ lộ tình cảm đặc biệt đó, Minh "con" bỏ nhà ra đi, bước chân vào giới "giang hồ" ở khu chợ quận 1.
Nỗi đau khủng khiếp nhất trong cuộc đời của Minh "con" có lẽ là lúc nghe tin Bé Năm, người con gái xinh đẹp mình thầm yêu bị cưỡng bức rồi chết thảm.
Mối tình đầu với cái kết bi thảm đã khiến Minh "con" thay đổi hoàn toàn, hắn tìm mua khẩu súng Colt 45 giắt bụng rồi lặng lẽ đi vào bóng tối.
"Tướng cướp cô đơn" và cái chết cô độc
Sau cái chết thảm của "người trong mộng", Minh "con" đã gây ra hàng loạt các vụ trộm, cướp, đột nhập các gia đình Mỹ tại Sài Gòn để trộm tài sản rồi cưỡng bức các bà "me Tây".
Cái tên Điền Khắc Kim gắn với hắn khá bất ngờ. Trong một lần đột nhập trộm tài sản của một gia đình vào cuối năm 1969, hắn đã không cưỡng bức bà chủ nhà như báo chí đã đăng nên người đẹp cảm kích buột miệng hỏi: "Anh tên gì?"
Hắn cũng vì...sĩ diện mà buột miệng bịa ra cái tên từng đọc đâu đó trong truyện kiếm hiệp Tàu: "Điền Khắc Kim" rồi cái tên đó đã theo Minh "con" suốt cuộc đời.
Lực lượng cảnh sát Sài gòn từng đau đầu vây bắt "tướng cướp cô đơn" Điền Khắc Kim
Chính vì không có đàn em dưới trướng, lại chẳng có những màn đâm chém tạo uy nên giang hồ gọi Minh "con" - Điền Khắc Kim là "tướng cướp cô đơn".
Tướng cướp Điền Khắc Kim khi gây án rất lạnh lùng nhưng hắn được biết đến là kẻ trăng hoa. Điền Khắc Kim yêu nhiều phụ nữ và một khi yêu là rất si tình. Với phụ nữ, hắn được gọi là tướng cướp hào hoa, ga lăng và lãng mạn.
Mặc dù luôn trong tình trạng bị cảnh sát truy tìm gắt gao nhưng Điền Khắc Kim vẫn vướng "lưới tình" biết bao cô gái. Tuy nhiên có 2 bà vợ là hắn qua lại lâu nhất và 2 người phụ nữ này đã sinh cho hắn 7 đứa con.
Đầu tiên là một phụ nữ hiền lành, bình thường ở đường Tôn Đản, quận 4 mà Minh "con" lấy năm 1968. Nhưng đến khi vợ sinh con đầu lòng hắn đã chẳng đoái hoài. Tiền bạc cướp được, hắn chỉ ăn chơi, đập phá chứ không giúp gì được vợ con.
Cái tên của tên cướp này từng trên trang nhất của nhiều số báo (Ảnh: PL TPHCM)
Chỉ sau 2 lần nói chuyện trong một tuần, với vẻ ngoài thư sinh, công tử, đôi mắt sáng hút hồn cùng những lời nói ngọt ngào của hắn, người phụ nữ này đã ngã ngay vào lòng mà không hề biết hắn chính là tên giang hồ Điền Khắc Kim.
Có với nhau đứa con, chị Dung mới phát hiện ra chồng mình đã có vợ con nhưng vì "sự đã rồi" nên người phụ nữ này đành nhắm mắt cho qua.
Cuối năm đó, Điền Khắc Kim bỏ nhà đi biệt suốt nhiều tháng cũng là lúc người vợ hai này phát hiện ra thân phận thật của chồng chính là tên cướp vẫn được báo chí nhắc đến nhiều.
Cứ mỗi lần bị các cảnh sát săn bắt cướp truy quét là một lần hắn lại làm đủ mọi trò để vượt ngục ra bên ngoài gây án rồi lại bị bắt giam đến nỗi vợ con không buồn đi thăm.
Tháng 4/1985, khi chị Dung dẫn 3 đứa con, đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ mới lên 3 vào trại giam thăm nuôi, Điền Khắc Kim đã ngượng ngùng cúi mặt.
Ảnh tư liệu (Nguồn: CA TPHCM)
Những tháng ngày cuối đời trong trại giam Chí Hòa, anh em, người thân của hắn cũng không hề đoái hoài. Hai người vợ Minh "con" nghe nói sau khi chồng đi tù cũng đã bán nhà rồi dắt díu 7 đứa con chuyển đi đâu không ai hay biết.
Đến ngày 27/11/1986, do sức khỏe suy kiệt, "tướng cướp cô độc" đã chết tại trại giam mà không có người thân đến nhận xác nên được hỏa tàng tại quận Bình Tân, kết thúc một cuộc đời cô độc.
-------
theo Trí Thức Trẻ
Tổng hợp
Đội săn bắt cướp và cuộc đấu súng sinh tử giữa Sài Gòn
Trang Anh |
Sự liều lĩnh và táo tợn của băng nhóm Võ Tùng Hội đã khiến đội săn bắt cướp lên kế hoạch vây bắt để mang lại bình yên cho xã hội.
Võ Tùng Hội (SN 1954, quê Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) từ nhỏ đã theo cha đi sinh sống tại Phan Thiết. Đến năm 18 tuổi, Hội vào Sài Gòn học võ rồi 2 năm sau hắn về quê đăng ký đi lính không quân.
Chỉ sau 6 tháng đi lính, Võ Tùng Hội đã bỏ trốn nhiều lần rồi bị bắt đi tù vì bắn chết một sĩ quan cảnh sát.
Sau khi miền Nam giải phóng, Hội được thả và bắt đầu trở thành một tên tướng cướp gây hoang mang cho người dân lúc bấy giờ.
Băng cướp Võ Tùng Hội táo tợn tới mức, chúng tổ chức cướp giữa thanh thiên bạch nhật những phi vụ lớn và hoạt động liên tục từ năm 1975 đến khi bị bắt chứ không "nghe ngóng" tình hình sau mỗi vụ án như các băng nhóm khác.
Đối tượng mà bọn chúng nhắm vào là các xe chở tiền, khách hàng vào giao dịch xong quay ra. Hoặc chạy theo những khách hàng vừa rút tiền xong về cơ quan, chúng áp sát giật túi đựng tiền.
Có lần băng nhóm này đi theo một vị khách từ ngân hàng về đến cơ quan, khi vừa mở cửa xe, nạn nhân và vệ sĩ bị bọn cướp lao đến, dí súng vào đầu rồi cướp cả cặp tiền bỏ trốn.
Khoảng thời gian nhóm cướp lộng hành đã khiến dư luận bất an, các ngân hàng, tiệm vàng luôn được cảnh báo nâng cao cảnh giác, tự vệ.
Sự ngang tàn của bọn chúng thể hiện ở hàng loạt vụ cướp liên tiếp và đỉnh điểm là khi một tên cướp rút súng bắn chết một trinh sát săn bắt cướp ngay tại cổng công an thành phố.
Chính hành động bắn chết trinh sát của băng nhóm cướp như lời tuyên chiến của bọn chúng với công an lúc bấy giờ. Bọn chúng thừa hiểu, nếu bị bắt, với những tội ác đã gây ra thì không còn đường sống nên chúng càng hung hãn hơn, tàn bạo hơn.
Trong cuộc họp khẩn ngay sau đó, Trung tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự TP, Trịnh Thanh Thiệp đã ra lệnh phải xóa sổ băng nhóm này trong vòng 10 ngày.
Xe chở tiền bị băng cướp Võ Tùng Hội chặn cướp (Ảnh: Vietnamnet)
Năm 1977, khoảng 11 giờ trưa, tại sảnh trụ sở ngân hàng nằm trên đường Bến Chương Dương, quận 1 đã thưa người, chỉ có những người cầm những cặp táp thật to có vẻ rất hớ hênh.
Bọn cướp thấy mồi liền xông vào, giật nhanh cái cặp táp to thì bị các trinh sát quật ngã, khóa tay nhanh như chớp.
Nhận ra đã bị phục kích, bọn chúng gào thét rồi vùng chạy ra xe đang chờ sẵn ngoài cửa, phóng thẳng vào chợ Bến Thành, vừa đi vừa nã súng lại khiến người dân vô cùng hoảng sợ. Tiếng súng đôi bên chát chúa vang lên giữa trưa nắng, văng vào vách tường, nhiều mảng tường nhà dọc bên đường rơi bụi mù mịt.
Ngay lúc này, Đội trưởng Ba Tung nhận thấy cần bảo vệ tính mạng người dân nên đã ra lệnh cho các trinh sát phải tránh ra cho bọn chúng chạy.
Phương tiện của lực lượng săn bắt cướp lúc bấy giờ (Ảnh: Vietnamnet)
Chạy đến Lái Thiêu, các chiến sĩ săn bắt cướp đã bao vây, dồn chúng vào khu nhà cũ, vắng người qua lại. Bọn chúng vứt xe cộ, ôm súng lăm lăm cố thủ.
Nhiều tên vừa ôm AK vừa cầm súng rulo xả đạn điên cuồng trong khi các cảnh sát chỉ bắn nhử 1-2 viên bằng súng K59. Hai tên bị trúng đạn nằm vật ra, các tên khác thấy thế vừa gào thét vừa bắn loạn xạ.
Tên cầm đầu Võ Đình Hội thấy 2 cánh tay đắc lực đã gục nên lồng lên, điên cuồng xả súng tứ phía vào những lùm cây, ụ đất. Đột nhiên một viên đạn từ đâu lướt qua tóc khiến hắn giật mình hoảng hốt nhìn xung quanh thăm dò.
Chớp lấy thời cơ, đội trưởng đội săn bắt cướp Ba Tung đã nổ súng bắn vào chân Hội khiến tướng cướp gục xuống. Tuy trúng đạn nhưng hắn vẫn ngoan cố ôm chặt khẩu AK bóp cò liên tiếp.
Khi hết đạn chưa kịp thay thì nhanh như chớp, một chiến sĩ đã lao tới đạp văng khẩu súng, đồng thời túm lấy tay hắn tra vào còng.
Để có được chiến công vang dội, đem lại sự bình yên cho nhân dân, một số chiến sĩ trong đội săn bắt cướp cũng đã bị bọn chúng bắn thương, rất may không ai thiệt mạng.
Tổng hợp
Cuộc đời huyền thoại của đội trưởng Đội săn bắt cướp đầu tiên Sài Gòn
Phương Nguyễn |
Sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu, chiều 23/11 ông Võ Tấn Thành (thường được mọi người gọi là Đại úy Hai Thành) – Nguyên đội trưởng săn bắt cướp đầu tiên của Sài Gòn đã qua đời.
Tại căn nhà riêng của Đại úy Hai Thành trên đường Tân Thọ, phường 8, quận Tân Bình, TP.HCM, sáng 25/11 tấp nập người ra vào. Đông đảo người thân, bạn bè đến tiễn đưa ông về với đất mẹ, trong đó có nhiều người từng là đồng đội, cùng ông “tả xung hữu đột” trên đường phố trấn áp tội phạm. Ông ra đi để lại niềm thương tiếc, sự ngưỡng phục vô hạn.
Võ Tấn Thành sinh năm 1938 tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Năm 14 tuổi ông đã tham gia lực lượng du kích chiến đấu chống Pháp. Được tôi luyện trong những năm tháng chiến tranh, năm 22 tuổi ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng và chính thức trở thành người chiến sĩ công an nhân dân.
Đại úy Hai Thành lúc còn trẻ
Cuộc đời Đại úy Hai Thành được khắc họa rõ nét bằng các chiến công qua những vụ án hình sự gây chấn động dư luận mà ông và đồng đội tham gia khám phá như vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, vụ thảm sát tại nhà Quận chúa Mộng Hoa, giải cứu 11 em bé bị bắt cóc ở Lâm Đồng, vụ bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ.
Đại úy Hai Thành (người ôm bé gái) trong vụ bắt cóc trẻ em ở Lâm Đồng
Đại úy Hai Thành (bên phải) chụp ảnh kỷ niệm cùng đồng đội
Trước khi nghỉ hưu vào năm 2002, đại úy Hai Thành từng giữ chức vụ đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự rồi Chánh án TAND quận Tân Bình. Ông trút hơi thở cuối cùng vào chiều 23/11 sau những chuỗi ngày cuối đời chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
theo Infonet
Vị bác sỹ này có nguyên tắc làm ăn là cấp cứu những ca khó, và giữ mồm miệng kín như bưng. Hành tung và cuộc sống của vị bác sỹ này luôn rất bí ẩn vì ông không bao giờ liên lạc trực tiếp với những bệnh nhân của mình.
Vị này chỉ đi chữa những ca khó, phần lớn là những kẻ thuộc giới giang hồ, anh chị bị trọng thương trong những cuộc loạn đả long trời lở đất.
Giáp mặt vị “bác sỹ” được dân giang hồ đồn đại
Hầu như cả thế giới giang hồ của miền Bắc đều biết đến một vị biệt danh là bác sỹ Long Biên, nhưng hầu như chẳng ai có thể để hiểu rõ bác sỹ tên gì, nhà ở đâu? Vì khi cần gặp thì phải liên lạc qua thư ký.
Chữa bệnh gì thì phải nói trước, mang đúng thuốc đến tiêm cho con bệnh rồi về. Không hỏi han không tâm sự và cũng không quan tâm xem người bệnh có khỏi được hay không, nhưng tiền thì lấy đủ - đó là những quy định của bác sỹ Long Biên.
Và để gặp được bác sỹ này nếu không có bệnh, hoặc không được giới giang hồ giới thiệu thì khó như lên trời.
Phải viện tới Chu Văn Cường - 31 tuổi tức “Cường Kiến”, đệ tử số một của Huy Rambo – dân giang hồ có tiếng một thủa của Hà Nội mới bị đâm chết ở hội chợ Yên Mỹ, Hưng Yên năm 2013 - làm kẻ dẫn đường, tôi mới tiếp cận được bác sỹ ở Long Biên, vị bác sỹ giấu mặt mà giới giang hồ vẫn đồn đại.
Cường Kiến dặn tôi “anh đừng hỏi vội, tính ông này dị lắm, gặp ai thích thì ông nói, còn không thích thì đuổi thẳng cổ chẳng sợ bóng ai cả”.
Cường Kiến dẫn tôi đi lòng vòng trong khu vực nhà trọ sau chợ Long Biên, đến trước cửa một ngôi nhà cũng lụp xụp như những dẫy nhà khác, loại chuyên dành cho dân thuê trọ 5 nghìn đồng 1 tối, hắn đẩy cửa bước vào một ngôi nhà.
Khác hẳn với cái vẻ nhếch nhác bên ngoài, bên trong ngồi nhà này được ốp gạch vệ sinh sáng bóng, toàn đồ trắng như một phòng cấp cứu bệnh viên, cũng có lò vi sóng để khử trùng. Nhìn sạch sẽ thơm tho đến dị thường.
Giữa nhà có một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổi đeo kính ngồi đọc sách về y khoa tiếng Pháp.
Sau mấy câu chuyện làm quen đã vào phom, ông bác sỹ bắt đầu hé lộ về bản thân mình sau khi chốt một câu chắc nịch: “Ông không cần hỏi tên tôi đâu, cứ gọi bác sỹ Long Biên là được.
Sở dĩ tôi phải giấu tên mình như vậy chính là vì tôi học Bình đại phu trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, phải ẩn mình giữ tiếng vì mục đích an toàn cho bản thân.
Vì tôi xác định chỉ kiếm tiền thôi chứ không kiếm máu mà nhúng tay vào chuyện thi phi của giang hồ nên phải chọn cách sống của riêng mình”.
Vị bác sỹ bộc bạch tiếp, trước kia ông học Đại học Y Bắc Thái nay gọi là Y Thái Nguyên, học đến năm cuối thì bị buộc thôi học vì trót làm một sinh viên năm thứ 3 ở trường Đại học Lâm Nông có bầu.
Thế là anh chàng sinh viên y khoa lang thang dạt về Hà Nội kiếm sống, không dám về quê Nam Định nữa.
Hơn 30 năm trước, chợ Long biên vốn là khu vực Bến Nứa, xe cộ ra vào tấp nập, nhưng đây cũng là trung tâm của các tệ nạn xã hội. “Bác sỹ” về đây làm bốc vác, ở trọ cùng mấy cô gái điếm.
Thời đó bao cao su cũng hiếm nên gái điếm chẳng mấy cô tránh khỏi các bệnh xã hội như lậu, giang mai, hắc lào… Nhưng ít người dám đến các cơ sở y tế vì lúc đó các bệnh này bị xã hội nhìn với con mắt kỳ thị.
Với bản chất biết nhẫn nhịn ẩn mình, lại có sẵn vốn kiến thức y khoa, thế là vị bác sỹ lặng lẽ đi mua thuốc lậu rồi chữa bệnh cho mấy cô. Do bắt được đúng bệnh nên các cô sau đó đều khỏi bệnh cả.
Tiếng tăm vị bác sỹ đã lan đi nhanh chóng. Mấy anh khách làng chơi bị bệnh lậu, mà dân chơi gọi là “nổ bô” cũng tìm đến để bác sỹ khám chữa.
Tuy lúc đi học bị đứt gánh giữa đường nhưng do học giỏi nên bắt đúng bệnh trị đúng thuốc nên bác sỹ cũng thuộc dạng mát tay, được đám giang hồ tin tưởng.
Từ đó cái xóm nghèo sau chợ Long Biên cứ có trẻ con ốm hay va chạm
sứt trán bươu đầu lại đưa đến bác sỹ khám cho. Tất nhiên đối với người
nghèo thì chẳng lấy tiền bao giờ. Nhưng kể từ đó bệnh nhân là giới giang
hồ tìm đến không ít.
Do đó, bác sỹ phải chuyển chỗ ở và mượn 1 phòng trọ ở khu bãi sông Long Biên làm chỗ giao dịch hàng ngày, mà nghe đâu là cũng của một đại ca nào đó chịu ơn nên đứng ra cho mượn.
Sau nhiều năm chữa bệnh đến bây giờ đã là luật bất thành văn rồi, dù khâu bao nhiêu mũi không thành vấn đề. Nhưng vẫn chỉ có 1 giá là 1 triệu đồng một mũi khâu.
Còn bệnh nhân bị chém nối gân, vá cơ mà phải cấp cứu truyền nước, mổ gắp đạn, nặng phải thở oxy thì lại có giá khác nhau.
Nhưng nguyên tắc của bác sỹ là chỉ cấp cứu không bao giờ quan tâm đến bệnh nhân ở đâu, làm gì mà bị như vậy? Nhưng cũng có một vài trường hợp ngoại lệ mà bác sỹ nhớ mãi. Những kẻ đó đều là những sát thủ không ghê tay.
Vị bác sỹ kể lại trong nghề người đầu tiên bác sỹ nhớ nhất là Nguyễn Minh Châu – kẻ sát thủ một đêm đã hạ sát 4 người tại tiệm vàng Kim Sinh ở Hà Nội ngày 19.7.1999.
Bác sỹ nhớ lại lúc đó khoảng gần 3 giờ sáng thì có người đến tìm ông bảo mang đồ nghề đi khâu cho một người bị đứt tay.
Từ chợ Long Biên bác sỹ được đưa đến gần cổng phụ bến xe Giáp Bát, ở đây ông thấy một người đàn ông đang cởi trần tay trái được quấn bằng áo, chỉ cần xem vết thương là bác sỹ đã đoán được người này dùng dao đâm người khác nhưng đã tự làm thương tay mình vì cán dao trơn do dính nhiều máu.
Với kinh nghiệm, vị bác sỹ đoán chắc chắn đã có một vụ án mạng lớn vừa xảy ra nên trong lúc khâu đã vờ hỏi han để năm thông tin.
Trong lúc khâu vừa đau Châu vừa chửi “Mình thịt mấy thằng đ... sao mà thịt thằng điên nó khỏe thế” và giục bác sỹ khâu nhanh tiêm cho thêm mũi giảm đau để đi Nam Định kịp chuyến xe sớm.
Khâu xong Châu không có tiền nên đã trả cho bác sỹ bằng 2 chiếc nhẫn vàng ta khoảng 2 chỉ vàng. Đến sáng hôm sau giới giang hồ đã đồn đại ầm ỹ về vụ giết người rã man tại tiệm vàng Kim Sinh.
Trong khi công an đang lật tung các hồ sơ, quan hệ và manh mối của vụ án giết người nghiêm trọng này để điều tra thì vị bác sỹ đã lờ mờ nhận ra kẻ thủ ác là ai.
Không biết ông có tìm cách thông tin tới những người cần biết hay không nhưng chỉ biết là sau đó ít ngày, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, các trinh sát đã bắt được Nguyễn Minh Châu ở Nam Định.
Bệnh nhân thứ 2 mà bác sỹ rất nhớ đó là Khánh Trắng tức Dương Văn Khánh, trước kia vốn làm mưa làm gió ở khu vực chợ Long Biên.
Có một lần Khánh Trắng tham gia vào cuộc ẩu đả ở chợ Sủi Gia Lâm tháng 11.1994, bị người dân chém 2 nhát vào bả vai phải, vết thương không sâu. Khánh Trắng đã được mấy đứa đàn em đưa đến chỗ trọ của bác sỹ.
Trước khi khâu, Khánh Trắng đuổi hết đám đàn em ra tận đầu ngõ và ra lệnh không cho bất kể đứa nào bén mảng đến phòng trọ của bác sỹ trong vòng 100m. Tất nhiên đám đệ tử Khánh Trắng cun cút nghe đại ca.
Bình thường thì cả chợ Long Biên đều sợ uy của Khánh Trắng, giới giang hồ cũng phải kính nể về độ lì lợm của vị đại ca này. Nhưng đàn em vừa đi khỏi Khánh Trắng đóng cửa lại rồi ngồi khóc như một đứa trẻ bị mẹ đánh đòn.
Hỏi mãi thì bác sỹ mới biết Khánh sợ khâu, sợ đau, phải đuổi đàn em đi thật xa để lúc khóc lóc không bị mất uy. Chẳng biết động viên Khánh Trắng thế nào bác sỹ phải tiêm cho Khánh 2 mũi thuốc tê rồi từ từ khâu 2 vết chém.
Tuy vết chém không sâu không dài nhưng Khánh cứ khóc ri rỉ suốt gần 15 phút. Sau buổi khâu và phát hiện được kiểu mít ướt trẻ con của Khánh Trắng, nhưng bác sỹ tuyệt nhiên không nói với ai.
Chính vì thế mỗi lần gặp lại, Khánh Trắng đều kính lễ chào hỏi đàng hoàng không bao giờ có thái độ ngông cuồng. Thỉnh thoảng hắn còn vào tận nhà trọ biếu bác sỹ tiền.
Chuyện “nghề” của vị “bác sỹ” giấu mặt chuyên chữa trị cho giang hồ Hà thành
Khánh Gia |
Không bao giờ tham gia vào những trò đánh đấm hay dao búa, cũng chẳng biết cầm súng chĩa vào ai, nhưng lại được giới giang hồ rất tôn trọng, đó là vị bác sỹ giấu mặt với biệt danh bác sỹ “Long Biên”.
Vị bác sỹ này có nguyên tắc làm ăn là cấp cứu những ca khó, và giữ mồm miệng kín như bưng. Hành tung và cuộc sống của vị bác sỹ này luôn rất bí ẩn vì ông không bao giờ liên lạc trực tiếp với những bệnh nhân của mình.
Vị này chỉ đi chữa những ca khó, phần lớn là những kẻ thuộc giới giang hồ, anh chị bị trọng thương trong những cuộc loạn đả long trời lở đất.
Giáp mặt vị “bác sỹ” được dân giang hồ đồn đại
Hầu như cả thế giới giang hồ của miền Bắc đều biết đến một vị biệt danh là bác sỹ Long Biên, nhưng hầu như chẳng ai có thể để hiểu rõ bác sỹ tên gì, nhà ở đâu? Vì khi cần gặp thì phải liên lạc qua thư ký.
Chữa bệnh gì thì phải nói trước, mang đúng thuốc đến tiêm cho con bệnh rồi về. Không hỏi han không tâm sự và cũng không quan tâm xem người bệnh có khỏi được hay không, nhưng tiền thì lấy đủ - đó là những quy định của bác sỹ Long Biên.
Và để gặp được bác sỹ này nếu không có bệnh, hoặc không được giới giang hồ giới thiệu thì khó như lên trời.
Phải viện tới Chu Văn Cường - 31 tuổi tức “Cường Kiến”, đệ tử số một của Huy Rambo – dân giang hồ có tiếng một thủa của Hà Nội mới bị đâm chết ở hội chợ Yên Mỹ, Hưng Yên năm 2013 - làm kẻ dẫn đường, tôi mới tiếp cận được bác sỹ ở Long Biên, vị bác sỹ giấu mặt mà giới giang hồ vẫn đồn đại.
Cường Kiến dặn tôi “anh đừng hỏi vội, tính ông này dị lắm, gặp ai thích thì ông nói, còn không thích thì đuổi thẳng cổ chẳng sợ bóng ai cả”.
Cường Kiến dẫn tôi đi lòng vòng trong khu vực nhà trọ sau chợ Long Biên, đến trước cửa một ngôi nhà cũng lụp xụp như những dẫy nhà khác, loại chuyên dành cho dân thuê trọ 5 nghìn đồng 1 tối, hắn đẩy cửa bước vào một ngôi nhà.
Khác hẳn với cái vẻ nhếch nhác bên ngoài, bên trong ngồi nhà này được ốp gạch vệ sinh sáng bóng, toàn đồ trắng như một phòng cấp cứu bệnh viên, cũng có lò vi sóng để khử trùng. Nhìn sạch sẽ thơm tho đến dị thường.
Giữa nhà có một người đàn ông khoảng hơn 60 tuổi đeo kính ngồi đọc sách về y khoa tiếng Pháp.
Sau mấy câu chuyện làm quen đã vào phom, ông bác sỹ bắt đầu hé lộ về bản thân mình sau khi chốt một câu chắc nịch: “Ông không cần hỏi tên tôi đâu, cứ gọi bác sỹ Long Biên là được.
Sở dĩ tôi phải giấu tên mình như vậy chính là vì tôi học Bình đại phu trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, phải ẩn mình giữ tiếng vì mục đích an toàn cho bản thân.
Vì tôi xác định chỉ kiếm tiền thôi chứ không kiếm máu mà nhúng tay vào chuyện thi phi của giang hồ nên phải chọn cách sống của riêng mình”.
Vị bác sỹ bộc bạch tiếp, trước kia ông học Đại học Y Bắc Thái nay gọi là Y Thái Nguyên, học đến năm cuối thì bị buộc thôi học vì trót làm một sinh viên năm thứ 3 ở trường Đại học Lâm Nông có bầu.
Thế là anh chàng sinh viên y khoa lang thang dạt về Hà Nội kiếm sống, không dám về quê Nam Định nữa.
Hơn 30 năm trước, chợ Long biên vốn là khu vực Bến Nứa, xe cộ ra vào tấp nập, nhưng đây cũng là trung tâm của các tệ nạn xã hội. “Bác sỹ” về đây làm bốc vác, ở trọ cùng mấy cô gái điếm.
Thời đó bao cao su cũng hiếm nên gái điếm chẳng mấy cô tránh khỏi các bệnh xã hội như lậu, giang mai, hắc lào… Nhưng ít người dám đến các cơ sở y tế vì lúc đó các bệnh này bị xã hội nhìn với con mắt kỳ thị.
Với bản chất biết nhẫn nhịn ẩn mình, lại có sẵn vốn kiến thức y khoa, thế là vị bác sỹ lặng lẽ đi mua thuốc lậu rồi chữa bệnh cho mấy cô. Do bắt được đúng bệnh nên các cô sau đó đều khỏi bệnh cả.
Tiếng tăm vị bác sỹ đã lan đi nhanh chóng. Mấy anh khách làng chơi bị bệnh lậu, mà dân chơi gọi là “nổ bô” cũng tìm đến để bác sỹ khám chữa.
Tuy lúc đi học bị đứt gánh giữa đường nhưng do học giỏi nên bắt đúng bệnh trị đúng thuốc nên bác sỹ cũng thuộc dạng mát tay, được đám giang hồ tin tưởng.
Minh họa: Đình Tân
Do đó, bác sỹ phải chuyển chỗ ở và mượn 1 phòng trọ ở khu bãi sông Long Biên làm chỗ giao dịch hàng ngày, mà nghe đâu là cũng của một đại ca nào đó chịu ơn nên đứng ra cho mượn.
Trước khi khâu, Khánh Trắng đuổi hết đám đàn em ra tận đầu ngõ và ra
lệnh không cho bất kể đứa nào bén mảng đến phòng trọ của bác sỹ trong
vòng 100m. Tất nhiên đám đệ tử Khánh Trắng cun cút nghe đại ca.
Nhưng đàn em vừa đi khỏi Khánh Trắng đóng cửa lại rồi ngồi khóc như một đứa trẻ bị mẹ đánh đòn. Hỏi mãi thì bác sỹ mới biết Khánh sợ khâu, sợ đau, phải đuổi đàn em đi thật xa để lúc khóc lóc không bị mất uy.
Những mũi khâu “cắt cổ” Nhưng đàn em vừa đi khỏi Khánh Trắng đóng cửa lại rồi ngồi khóc như một đứa trẻ bị mẹ đánh đòn. Hỏi mãi thì bác sỹ mới biết Khánh sợ khâu, sợ đau, phải đuổi đàn em đi thật xa để lúc khóc lóc không bị mất uy.
Sau nhiều năm chữa bệnh đến bây giờ đã là luật bất thành văn rồi, dù khâu bao nhiêu mũi không thành vấn đề. Nhưng vẫn chỉ có 1 giá là 1 triệu đồng một mũi khâu.
Còn bệnh nhân bị chém nối gân, vá cơ mà phải cấp cứu truyền nước, mổ gắp đạn, nặng phải thở oxy thì lại có giá khác nhau.
Nhưng nguyên tắc của bác sỹ là chỉ cấp cứu không bao giờ quan tâm đến bệnh nhân ở đâu, làm gì mà bị như vậy? Nhưng cũng có một vài trường hợp ngoại lệ mà bác sỹ nhớ mãi. Những kẻ đó đều là những sát thủ không ghê tay.
Vị bác sỹ kể lại trong nghề người đầu tiên bác sỹ nhớ nhất là Nguyễn Minh Châu – kẻ sát thủ một đêm đã hạ sát 4 người tại tiệm vàng Kim Sinh ở Hà Nội ngày 19.7.1999.
Bác sỹ nhớ lại lúc đó khoảng gần 3 giờ sáng thì có người đến tìm ông bảo mang đồ nghề đi khâu cho một người bị đứt tay.
Từ chợ Long Biên bác sỹ được đưa đến gần cổng phụ bến xe Giáp Bát, ở đây ông thấy một người đàn ông đang cởi trần tay trái được quấn bằng áo, chỉ cần xem vết thương là bác sỹ đã đoán được người này dùng dao đâm người khác nhưng đã tự làm thương tay mình vì cán dao trơn do dính nhiều máu.
Với kinh nghiệm, vị bác sỹ đoán chắc chắn đã có một vụ án mạng lớn vừa xảy ra nên trong lúc khâu đã vờ hỏi han để năm thông tin.
Trong lúc khâu vừa đau Châu vừa chửi “Mình thịt mấy thằng đ... sao mà thịt thằng điên nó khỏe thế” và giục bác sỹ khâu nhanh tiêm cho thêm mũi giảm đau để đi Nam Định kịp chuyến xe sớm.
Khâu xong Châu không có tiền nên đã trả cho bác sỹ bằng 2 chiếc nhẫn vàng ta khoảng 2 chỉ vàng. Đến sáng hôm sau giới giang hồ đã đồn đại ầm ỹ về vụ giết người rã man tại tiệm vàng Kim Sinh.
Trong khi công an đang lật tung các hồ sơ, quan hệ và manh mối của vụ án giết người nghiêm trọng này để điều tra thì vị bác sỹ đã lờ mờ nhận ra kẻ thủ ác là ai.
Không biết ông có tìm cách thông tin tới những người cần biết hay không nhưng chỉ biết là sau đó ít ngày, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, các trinh sát đã bắt được Nguyễn Minh Châu ở Nam Định.
Bệnh nhân thứ 2 mà bác sỹ rất nhớ đó là Khánh Trắng tức Dương Văn Khánh, trước kia vốn làm mưa làm gió ở khu vực chợ Long Biên.
Có một lần Khánh Trắng tham gia vào cuộc ẩu đả ở chợ Sủi Gia Lâm tháng 11.1994, bị người dân chém 2 nhát vào bả vai phải, vết thương không sâu. Khánh Trắng đã được mấy đứa đàn em đưa đến chỗ trọ của bác sỹ.
Trước khi khâu, Khánh Trắng đuổi hết đám đàn em ra tận đầu ngõ và ra lệnh không cho bất kể đứa nào bén mảng đến phòng trọ của bác sỹ trong vòng 100m. Tất nhiên đám đệ tử Khánh Trắng cun cút nghe đại ca.
Bình thường thì cả chợ Long Biên đều sợ uy của Khánh Trắng, giới giang hồ cũng phải kính nể về độ lì lợm của vị đại ca này. Nhưng đàn em vừa đi khỏi Khánh Trắng đóng cửa lại rồi ngồi khóc như một đứa trẻ bị mẹ đánh đòn.
Hỏi mãi thì bác sỹ mới biết Khánh sợ khâu, sợ đau, phải đuổi đàn em đi thật xa để lúc khóc lóc không bị mất uy. Chẳng biết động viên Khánh Trắng thế nào bác sỹ phải tiêm cho Khánh 2 mũi thuốc tê rồi từ từ khâu 2 vết chém.
Tuy vết chém không sâu không dài nhưng Khánh cứ khóc ri rỉ suốt gần 15 phút. Sau buổi khâu và phát hiện được kiểu mít ướt trẻ con của Khánh Trắng, nhưng bác sỹ tuyệt nhiên không nói với ai.
Chính vì thế mỗi lần gặp lại, Khánh Trắng đều kính lễ chào hỏi đàng hoàng không bao giờ có thái độ ngông cuồng. Thỉnh thoảng hắn còn vào tận nhà trọ biếu bác sỹ tiền.
theo Dòng đời
Nhận xét
Đăng nhận xét