CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 30
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khi phát xít Đức xâm lược, Oktyabrskaya là thành viên "Hội những người vợ chiến sĩ" ở quê nhà tại bán đảo Crimea, nơi cô được đào tạo thành y tá quân đội, cũng như học cách lái xe, bắn súng. Cô sau đó phải sơ tán đến Tomsk, Siberia, nhưng chồng cô ở lại Crimea chiến đấu cho đến khi hy sinh.
Hai năm sau cô mới biết tin chồng tử trận và rất phẫn nộ. "Em đã trải qua thời kỳ hết sức khó khăn…đôi khi em rất căm phẫn đến mức ngộp thở", cô viết thư cho người chị gái và quyết định lên kế hoạch trả thù cho chồng.
Sau khi chồng mất, không có gì có thể xoa dịu vết thương lòng của cô ngoài việc trả thù cho chồng. Vì thế, cô quyết định bán mọi tài sản và viết một bức thư cho lãnh tụ Stalin.
"Chồng tôi đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tôi muốn trả thù cho chồng và những người dân Liên Xô đã bị những kẻ man rợ phát xít tra tấn, Vì vậy, tôi đã chuyển tất cả khoản tiền tiết kiệm cá nhân là 50.000 ruble vào Ngân hàng Nhà nước để chế tạo một chiếc xe tăng. Tôi đặt tên chiếc xe tăng này là 'Người bạn gái chiến đấu' và đề nghị ngài cho phép tôi ra tiền tuyến chiến đấu cùng chiếc tăng này", cô viết.
Sau đó, lãnh tụ Stalin hồi đáp, cho phép người phụ nữ 38 tuổi này ra trận cùng một chiếc xe tăng T-34 sau khi tham gia khóa huấn luyện 5 tháng. Ban đầu, những người trong quân đội hoài nghi về khả năng lái xe tăng của cô, nhưng với ý chí sôi sục muốn báo thù cho chồng, cô đã thể hiện tốt trong quá trình huấn luyện và trở thành một trong những người giỏi nhất khóa.
Những nghi ngờ của các sĩ quan Liên Xô về khả năng chiến đấu của cô nhanh chóng biến mất sau lần đầu tiên cô chạm trán quân Đức vào ngày 21/10/1943. Trong lần thực chiến đầu tiên trên chiếc tăng của mình, cô đã vượt lên đội hình để tấn công vào quân Đức, giết chết 30 tên địch và loại khỏi vòng chiến một súng chống tăng. Ấn tượng với sự dũng cảm của góa phụ này, Hồng quân quyết định thăng hàm trung sĩ cho cô.
Hai tháng sau, ngày 17/1/1944, Oktyabrskaya tham gia một trận tập kích ban đêm nữa vào vị trí phát xít Đức ở làng Shvedy gần Vitebsk. Kỹ năng lái xe điêu luyện của Oktyabrskaya giúp chiếc T-34 chọc thủng hai tuyến phòng thủ của địch trước khi bánh xích xe tăng bị đứt do trúng một quả đạn chống tăng.
Như lần trước, cô nhảy ra khỏi xe để sửa bánh xích, nhưng không may một quả đạn pháo Đức phát nổ ngay bên cạnh, một mảnh đạn văng trúng đầu khiến cô bất tỉnh.
Sau trận chiến, Oktyabrskaya được chuyển tới bệnh viện gần Kiev trong tình trạng hôn mê sâu suốt hai tháng liền, trước khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15/3/1944. Cô được truy tặng Anh hùng Liên Xô, danh hiệu cao quý nhất của Hồng quân, để ghi nhận tinh thần chiến đấu anh dũng quật cường.
Theo Duy Sơn (VNexpress)
Trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến 2, các sỹ quan Đức quốc xã đã cố gắng đưa 3 tấn vàng miếng lên con tàu chở người tị nạn MV Wilhelm Gustoff. Ước tính trị giá của kho báu này vào khoảng 124 triệu USD.
Con tàu Wilhelm Gustoff đã không bao giờ đến được đích bởi bị tàu ngầm Liên Xô đánh chìm, kéo theo 9.500 hành khách xuống biển. Đây được coi là thảm họa đắm tàu tồi tệ nhất trong lịch sử hàng hải, gấp 6 lần Titanic.
Cựu thợ lặn chuyên nghiệp Phil Sayers nói trên Daily Star rằng, số vàng trên có thể nằm cách mặt nước 450 m, dưới biển Baltic. Ông Sayers (61 tuổi) đưa ra tuyên bố này sau khi gặp gỡ những người sống sót trong thảm họa đắm tàu.
Ông Sayers đã sử dụng câu chuyện của Lange để viết nên cuốn tiểu thuyết lịch sử “Kho vàng Baltic”. Tàu Wilhelm Gustoff là niềm tự hào của Hitler. Con tàu bị đánh chìm tháng 1.1945, chỉ có 1.200 trong tổng số 10.600 người trên tàu sống sót.
Ban đầu, Wilhelm Gustoff vốn là du thuyền sang xỉ, được cải tạo thành tàu bệnh viện trong Thế Chiến 2.
Trong khi những người tị nạn lên tàu ở Gotenhafen, Ba Lan. Các sỹ quan Đức quốc xã đã có kế hoạch bí mật chuyển vàng lên tàu. Nhân chứng nói lực lượng an ninh hùng hậu có mặt tại bến cảnh, đưa các kiện hàng chứa đầy vàng lên Wilhelm Gustoff.
Căn phòng chứa vàng được bảo vệ nghiêm ngặt. Chỉ huy Đức quốc xã Erich Koch là người đảm nhiệm trọng trách giám sát kho vàng. Koch được cho là người đã đánh cắp phòng hổ phách, “kỳ quan thứ 8” từ lâu đài Königsberg.
Thợ lặn người Anh mang về hai thanh chắn ô cửa sổ, sau này đặt tại bảo tàng những người sống sót ở Kiel, Đức. Ông Sayers nhận ra đây chính là thanh chắn cửa sổ của căn phòng bí mật, nơi kho vàng được cất giữ.
“Rudi Lange ra ngoài khu vực bến cảng để hút thuốc và nhìn thấy kho vàng được đưa lên tàu”, ông Sayers nói. “Ông ấy không biết về thứ gì bên trong kiện hàng cho đến năm 1972, khi Lange gặp một người sống sót khác, từng là nhân viên canh gác kho báu này”.
Trước Thế Chiến 2, người Anh đã xác định ngành công nghiệp nặng phát
xít Đức ở thung lũng Ruhr, bao gồm những con đập là mục tiêu chiến lược
quan trọng nhưng không có vũ khí phù hợp để tấn công. Những con đập này
không chỉ cung cấp năng lượng thủy điện, nước tinh khiết cho sản xuất
thép mà còn cấp nước uống và nước cho hệ thống giao thông kênh đào.
Thung lũng Ruhr được coi là trái tim của phát xít Đức, sản xuất hàng loạt xe tăng, đạn dược và máy bay chiến đấu, phục vụ âm mưu xâm lược châu Âu cũng như chuẩn bị cho đợt tấn công quy mô nhằm vào Liên Xô ở Mặt trận phía Đông.
Cho đến năm 1943, nhiệm vụ được giao cho kỹ sư hàng không danh tiếng Barnes Neville Wallis. Wallis chế tạo thành công quả bom nặng 4 tấn, có thể bật nảy xuyên qua phòng tuyến của phát xít Đức và kích nổ tại bức tường bê tông phía dưới con đập.
Phi đội 617 được thành lập vào ngày 21.03.1943 để thực hiện chiến dịch táo bạo này. 19 chiếc máy bay ném bom hiệu Lancaster được sửa đổi cho phù hợp. Phi công phải bay với tốc độ 400 km/h, chỉ cách mặt nước khoảng 30 mét, độ cao cần thiết để có thể sử dụng bom nảy thành công.
Chỉ huy Guy Gibson cùng 133 thành viên phi hành đoàn trên 19 chiếc Lancaster chỉ có chưa đầy 2 tháng để làm quen với những chiếc máy bay cải tiến, bay với độ cao sát mặt nước ngay trong đêm.
19 giờ 30 phút, phi hành đoàn được ăn bữa cuối cùng với hai quả trứng và thịt xông khói. Một số người đã nghĩ đây có lẽ là nhiệm vụ cuối cùng và để lại thông điệp nhắn gửi cho người thân.
21 giờ 28 phút, 9 máy bay trong đợt tấn công đầu tiên cất cánh, bao gồm 3 nhóm, mỗi nhóm cách nhau 10 phút. Đợt tấn công thứ hai sử dụng đường bay khác để đánh lừa phát xít Đức và đợt tấn công cuối cùng phải chờ đến gần nửa đêm.
Do thời tiết xấu, chiếc máy bay đầu tiên đã đi chệch hướng và bị tuyến phòng thủ dày đặc của phát xít Đức bắn hạ. Toàn bộ những người trên máy bay thiệt mạng. Các máy bay nằm nhóm đầu tiên đều bị bắn rơi hoặc nếu quay trở về cũng bị thiệt hại nặng nề, không một chiếc nào có thể tiếp cận được mục tiêu.
Nhóm thứ hai trong đợt tấn công đầu tiên do chỉ huy Guy Gibson dẫn đầu may mắn hơn và có thể hạ xuống tầm thấp sát mặt nước để tránh phát xít Đức. Tuy nhiên, những thách thức khi đó đối với phi hành đoàn là các chướng ngại vật vốn không thể kịp xác định trong đêm tối.
1 giờ 54 phút, con đập thứ hai, Eder cũng sụp đổ, tạo ra 202 triệu tấn nước đổ xuống thung lũng và các khu vực xa hơn nữa. Kể từ đây, tín hiệu liên lạc bị gián đoạn và các máy bay phải tự đưa ra quyết định cho riêng mình. Bởi chỉ huy Gibson từng nói: "Phi đội này phải làm nên lịch sử hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn".
Có ba chiếc Lancaster tiếp cận được đập Sorpe để thả bom sau nhiều lần bay lượn vòng. Đợt tấn công không thể phá hủy đập Sorpe vì lý do kỹ thuật. Chiếc máy bay còn lại hướng đến tấn công đập Lister nhưng không tiếp cận được mục tiêu.
Trong số 19 máy bay cất cánh, 11 chiếc ném bom trúng mục tiêu nhưng chỉ có 8 chiếc trở về thành công, 3 chiếc sớm phải quay trở về do trúng đạn, 5 chiếc bị bắn rơi trước khi đợt tấn công bắt đầu.
Các máy bay do thám của Anh sau đó phát hiện, những con đập bị xuyên thủng tạo ra dòng nước lũ xối xả, quét khắp thung lũng Ruhr, phá huỷ các nhà máy quân sự, nhà cửa và trạm phát điện tại đây.
Tổng cộng 1,294 người dưới mặt đất thiệt mạng, bao gồm 749 tù nhân Ukraine tại các khu trại dưới đập Eder. 92 nhà máy bị hư hại, 12 bị phá hủy hoàn toàn. Một vài nhà máy điện bị phá hủy hoặc ngừng hoạt động, 8 cây cầu hư hại và 25 cây cầu khác bị phá hủy.
Nhà sử học Robert Owen nói chiến dịch Chastice đã đi vào lịch sử bởi sự dũng cảm của các thành viên phi hành đoàn. "Mỗi người đều đóng góp yếu tố quan trọng làm nên thành công của cuộc đột kích. Đó là kỹ sư chế tạo bom nặng 4 tấn có thể nảy trên mặt nước. Đó là các thành tổ bay với kinh nghiệm và sự dũng cảm".
"Giống như cuộc chiến giữa người “tí hon David và gã khổng lồ Goliath”, chỉ với một số lượng nhỏ các máy bay nhưng đã phá hủy con đập vốn được coi là bất khả xâm phạm, xuyên qua tuyến phòng thủ dày đặc ở ngay trái tim ngành công nghiệp nặng của phát xít Đức và họ đã thành công".
Raskova đã nỗ lực để phụ nữ đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến và đã thành công. Cuối năm đó, ba phi đội không quân toàn nữ được thành lập, trong đó có trung đoàn 588, đơn vị có toàn bộ phi công, chỉ huy và kỹ thuật viên đều là nữ.
Trung đoàn 588 ra mắt năm 1942 với các thành viên là nữ giới tuổi đời từ 17 đến 26 và chuyển đến thị trấn nhỏ Engels để bắt đầu huấn luyện bay. Họ được Raskova chào đón bằng nghi thức quân đội, được cấp phát giày cỡ 42 cùng những bộ quân phục rộng thùng thình của các đồng nghiệp nam và buộc cắt tóc ngắn. "Chúng tôi không nhận ra chính bản thân mình trong gương bởi chúng tôi trông giống đàn ông", một phi công nữ hồi tưởng.
Đội nữ phi công phải đối mặt với nhiều trở ngại lớn ngay trước khi tham gia chiến đấu. Họ phải lái máy bay Polikarpov Po-2, loại máy bay lạc hậu có hai tầng cánh, hai ghế ngồi với khoang lái mở. Máy bay này hoàn toàn không được bọc giáp, với bộ khung làm từ ván ép và phủ một lớp vải bên ngoài.
Ưu điểm của máy bay Po-2 là trọng lượng nhẹ và tốc độ chậm hơn tiêm kích Đức, khiến chúng khó bị ngắm bắn và có thể cất hạ cánh trên nhiều địa hình. Tuy nhiên, khoang lái mở khiến phi công dễ bị lạnh cóng khi bay vào mùa đông.
Những khó khăn này không khiến các nữ phi công trung đoàn 588 nản lòng. Từ ngày 8/6/1942 đến khi kết thúc chiến tranh, phi đội toàn nữ này đã thực hiện hàng chục nghìn lượt oanh tạc vào ban đêm, trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều lính Đức.
Họ cũng không có radar định hướng trong đêm tối, chỉ mang theo bản đồ và la bàn. Nếu bị trúng đạn vạch đường, phi cơ của họ sẽ bốc cháy như máy bay giấy.
Bởi vậy, màn đêm là yếu tố then chốt giúp các nữ phi công trung đoàn 588 thực hiện nhiệm vụ thành công và sống sót. Ba máy bay cùng xuất kích, trong đó hai chiếc rọi đèn pha và khai hỏa để chiếc thứ ba lẩn khuất vào màn đêm để thả bom. Để đảm bảo bí mật, các nữ phi công sẽ tắt động cơ khi đến gần mục tiêu và chỉ bay liệng trên đầu rồi ném bom vào quân Đức.
Những chiếc máy bay tắt động cơ này âm thầm xẹt ngang bầu trời rồi dội bom, khiến quân Đức liên tưởng đến hình ảnh những chiếc chổi bay của phù thủy, nên đặt biệt danh cho đội nữ phi công Liên Xô là "Phù thủy Bóng đêm".
Theo Vanity Fair, phi công Đức rất sợ khi đối đầu đội quân "phù thủy" này của Liên Xô. Đầu năm 1943, nữ phi công Tamara Pamyatnykh cùng một đồng đội từng tả xung hữu đột giữa đội hình 42 oanh tạc cơ và máy bay tiêm kích hộ tống của Đức, bắn cháy hai máy bay Đức, trước khi chiếc Po-2 của Pamyatnykh bị bắn rụng cánh. Cô nhảy dù xuống đất và được người dân cứu giúp.
Tin đồn bắt đầu lan rộng trong quân Đức rằng các nữ phi công Liên Xô được sử dụng loại thuốc giúp họ có thị lực tinh tường như loài mèo trong đêm tối. Nadezhda Popova, một trong những "phù thủy bóng đêm" nổi tiếng nhất đã tự mình xuất kích 852 lần thực hiện nhiệm vụ, nhận nhiều huân chương và danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Dù nhiều người trong quân đội Liên Xô vẫn cho rằng việc để các nữ phi công tham chiến là ý tưởng "nực cười", trung đoàn 588 vẫn thể hiện được khả năng và ý chí chiến đấu của mình với những chiếc máy bay được tô điểm bằng những bông hoa.
Cho đến khi kết thúc chiến tranh, các "phù thủy bóng đêm" Liên Xô đã thực hiện tổng cộng 30.000 lượt oanh tạc, rải 23.000 tấn bom lên các mục tiêu phát xít Đức. Trung đoàn 588 mất 30 nữ phi công trong chiến đấu, 23 người được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Trung đoàn 588 sau đó được đổi tên thành Trung đoàn Không quân Oanh tạc đêm Bảo vệ Taman số 46 và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
"Dù không được trang bị các máy bay hiện đại hoặc bom ưu việt, thậm chí không được nhiều người đề cao, các Phù thủy Bóng đêm đã trở thành một trong những lực lượng thiện chiến nhất trong Thế chiến II", sử gia Eric Grundhauser nhấn mạnh.
Chiến dịch nghi binh mang tên "Thịt băm" được đề xuất, nhằm cung cấp thông tin giả để phát xít Đức tưởng rằng quân Đồng minh sẽ tấn công Hy Lạp và Sardinia chứ không phải đảo Sicily.
Đóng vai trò chính trong chiến dịch "Thịt băm" không phải là các điệp viên Anh, mà là một xác chết. Tình báo Anh lên kế hoạch sử dụng thi thể một người vô danh, cải trang thành "điệp viên" mang theo các tài liệu "tối mật" về chiến dịch tấn công sắp tới của phe Đồng minh, và đưa tử thi này đến tay người Đức.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây thực ra là một kế hoạch hết sức công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết để có thể qua mặt được tình báo Đức. Ban đầu, người Anh định thả thi thể này từ trên máy bay xuống mục tiêu cùng một chiếc dù không nguyên vẹn.
Tuy nhiên, ý tưởng này bị hủy bỏ vì họ lo ngại quân Đức sẽ nghi việc quân Đồng minh liều lĩnh vận chuyển tài liệu quan trọng theo cách này ngay trên lãnh thổ địch. Phương án được thống nhất là thi thể "điệp viên" trên sẽ được thả trôi dạt vào bờ biển, như thể anh ta bị chết vì hạ thân nhiệt sau khi rơi khỏi tàu.
Tình báo Anh lựa chọn một xác chết vô thừa nhận trong bệnh viện, hóa trang để anh ta trông giống người bị chết cóng trên biển. Bước tiếp theo là tạo ra một hồ sơ giả cho xác chết sao cho chúng giống thật, nhưng không quá chi tiết để ai đó cố gắng tìm ra chân tướng thực sự.
Xác chết được hóa trang thành thiếu tá William "Bill" Martin của thủy quân lục chiến hoàng gia Anh. Cấp bậc thiếu tá được lựa chọn bởi nó không quá thấp để mang theo tài liệu tối mật, nhưng cũng không quá cao để mọi người đều biết đến.
Thiếu tá Martin được tạo một hồ sơ mới rất ấn tượng, sinh năm 1907 ở Cardiff, xứ Wales, đính hôn với một cô gái tưởng tượng tên "Pam" và luôn mang theo bức ảnh của cô trong túi mà trên thực tế là ảnh của nữ nhân viên Nancy Jean Leslie tại MI5. Thậm chí, hai bức thư tình giả của Pam và một hóa đơn mua nhẫn đính hôn còn được giấu trên thi thể.
Tinh vi hơn, người Anh còn bố trí thêm các đạo cụ khác như hai cuống vé xem kịch, một vé xe bus đã qua sử dụng, một hóa đơn mua áo mới, một hóa đơn nghỉ 4 đêm tại Câu lạc bộ Quân đội và Hải quân, và một thư ngân hàng yêu cầu thanh toán khoản thấu chi 79,97 bảng, tất cả đều được in với ngày tháng cận kề thời điểm Martin mất tích… Tình báo Anh đã dành nhiều tháng để tạo dựng hồ sơ tỉ mỉ cho điệp viên hải quân "ma" này.
Điểm mấu chốt của toàn bộ kế hoạch này là những "tài liệu mật" trên xác chết. Các tài liệu này là các bức thư giới thiệu thật, có các chữ ký chính thức và một loạt các thông tin rất thực tế liên quan đến các vấn đề nhạy cảm nhưng không đề cập trực tiếp đến việc tấn công Sicily. Tiếp đến, chúng được bỏ vào trong một chiếc cặp để người Đức tin rằng Martin đang mang theo tài liệu này bên mình. Chiếc cặp sau đó được cột vào cổ tay của thiếu tá Martin bằng một sợi dây xích để chắc chắn nó không bị trôi đi và sẽ được vớt cùng thi thể.
Thi thể sau đó được mặc áo phao và thả xuống biển cách bờ khoảng 1,6 km, một xuồng cao su cứu hộ cũng được thả xuống nước để tạo ấn tượng Martin đã thực sự bị ngã xuống biển. Thậm chí, những ngày sau đó, các báo còn đăng cáo phó về cái chết của Martin để bổ sung giả thuyết này. Đến lúc này, vấn đề chỉ là đợi xem phát xít Đức có bị mắc mưu hay không.
Ngày 30/4/1943, một ngư dân phát hiện ra thi thể Martin và sau gần một tuần căng thẳng chờ đợi của tình báo Anh, tài liệu giả cũng đến được tay các chỉ huy Đức, những người hoàn toàn tin mọi thứ liên quan đến xác chết này.
Các tin tức tình báo gửi về cho thấy kế hoạch đã thành công. Bất chấp việc nhiều chỉ huy Đức và trùm phát xít Mussolini của Italy tin rằng Sicily là mục tiêu sắp bị tấn công, Hitler và Bộ tư lệnh tối cao Đức quyết định điều 90.000 quân, gồm ba sư đoàn thiết giáp Panzer, tăng cường đến Hy Lạp, Sardinia và Corsica để đối phó với một chiến dịch quy mô lớn của quân Đồng minh.
Hải quân Italy rốt cuộc cũng chuyển hầu hết lực lượng của mình đến bờ biển Hy Lạp để ngăn cuộc tấn công của quân Đồng minh, chỉ để lại một lực lượng mỏng phòng thủ Sicily.
Chiến dịch nghi binh thành công đã tạo điều kiện cho quân Đồng minh dễ dàng tấn công Sicily và đè bẹp sự kháng cự yếu ớt của địch ngày 9/7/1943. Ngay cả khi chiến dịch đánh chiếm Sicily diễn ra, quân Đức vẫn cố thủ ở Sardinia và Hy Lạp suốt hơn hai tuần vì tin rằng trận Sicily chỉ là đòn nghi binh cho một cuộc tấn công lớn hơn.
Chiến dịch "Thịt băm" được xem là cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử quân sự, đến mức sau này quân Đức từng có lần nắm được tài liệu thật về một cuộc không kích của Đồng minh, nhưng không hề có biện pháp đối phó vì nghĩ rằng đây lại là một chiêu nghi binh khác.
Theo Duy Sơn (Vnexpress)
Căn cứ nằm trên hòn đảo Alexandra Land của Nga, được xây dựng vào năm 1942, một năm sau khi Adolf Hitler xâm chiếm nước Nga. Nó được người Đức đặt tên là "Schatzgraber" hay còn gọi là "Treasure Hunter" (Người săn kho báu) và chủ yếu được sử dụng như một trạm thời tiết chiến thuật.
Căn cứ đã bị bỏ hoang khi các nhà khoa học ở đây bị nhiễm độc do ăn thịt gấu Bắc cực vào năm 1944 và sau đó được tàu ngầm của Đức giải cứu.
Những thùng nhiên liệu, viên đạn hoen gỉ và nhiều di tích khác có niên đại từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã được phát hiện tại căn cứ. Trong đó, nhiều vật thể vẫn đang ở tình trạng tốt do thời tiết giá rét bảo quản.
Căn cứ có vị trí quan trọng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vì các báo cáo khí tượng thuỷ văn do căn cứ sản xuất rất cần thiết cho việc lên kế hoạch chuyển quân, tàu ngầm và tàu.
Đảo Alexandra Land là một vùng lãnh thổ tranh chấp trong nhiều năm nhưng giờ đã thuộc một phần của Liên bang Nga. Được biết Nga đang muốn xây dựng cơ sở quân sự thường trú của riêng mình tại khu vực này trong tương lai.
“Nhiều nghi phạm nói rằng họ làm ở tại Auschiwitz nhưng không biết chuyện gì thực sự diễn ra”, Jens Rommel, người đứng đầu đơn vị điều tra tội phạm chiến tranh, nói.
“Về mặt pháp lý, câu hỏi rất rõ ràng: một nghi phạm có biết được người nào được đưa vào phòng khí độc hay bị bắn luôn hay không? Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) có thể trả lời thắc mắc này.
Công trình được chuyên gia xử lý hình ảnh số thuộc phòng hình sự bang Bavaria thiết kế. Ralf Breker, chủ nhiệm đề tài cho biết công nghệ thực tế ảo giúp mang lại những chi tiết sống động về trại tập trung của phát xít Đức cách đây 70 năm, nơi 1,1 triệu người bị giết hại.
“Theo tôi biết thì chưa hề có mô hình chuẩn nào dùng cho trại tập trung Auschwitz”, Breker, 43 tuổi, trả lời trên tờ Telegraph. “Công nghệ này chuẩn xác hơn Google Earth rất nhiều. Chúng ta có thể sử dụng kính thực tế ảo bán ngoài thị trường và xem được những chi tiết rõ ràng nhất”.
Khi gắn tai nghe, những công tố viên và thẩm phán sẽ có được cảm giác sống động như thật về thời kỳ trại tập trung Auschwitz thập niên 1940. Thậm chí cả những cái cây bị chặt cũng được mô phỏng như thật.
“Ưu điểm của mô hình này là chúng tôi có cái nhìn tổng thể hơn về khu trại tử thần và có thể tái hiện góc nhìn của những nghi phạm, chẳng hạn từ một tháp canh nào đó”, Breker nói.
Ý tưởng của công nghệ này được nhen nhóm với vụ việc của Johann Breyer, một thợ máy gốc Séc bị cáo buộc giết hại hơn 216.000 người Hungary gốc Do Thái ở trại Auschwitz. Các công tố viên điều tra dựa trên các công nghệ mô phỏng 3D sơ khai.
Tuy nhiên, Johann qua đời năm 89 tuổi hồi tháng 6.2014, chỉ vài giờ trước khi tòa án Mỹ chấp thuận dẫn độ tên này tới Đức để hầu tòa.
Rommel, 44 tuổi cùng nhóm phát triển đang điều tra một số nghi phạm khác và tin rằng khoảng 20,30 tên tội phạm chiến tranh khác vẫn còn sống. Mục tiêu của Rommel là đưa những kẻ này ra vành móng ngựa.
Để tái tạo không gian của trại tập trung Auschwitz, Breker sử dụng các tư liệu từ phòng địa chính Warsaw và hơn một ngàn tấm ảnh hiện trường. Chính Breker cũng tới trại này hai lần trong năm 2013 để xử lý những chi tiết còn dang dở trong công nghệ thực tế ảo.
“Chúng tôi chỉ điều tra tội sát nhân. Khi tới hiện trường, những gì chúng tôi chứng kiến thật vô cùng khủng khiếp”, Breker chia sẻ. “Khi quay trở về khách sạn từ trại Auschwitz, tôi thấy rùng mình. Nhiều chi tiết được công bố thật sự rất đáng sợ”.
Breker cho biết từ tháng 5 đến tháng 7.1944, hơn 438.000 người Hungary gốc Do Thái đã bị chuyển tới trại Auschwitz-Birkenau. Toàn bộ số người này bị dồn vào phòng ngạt khí độc và thiêu xác do số lượng quá lớn, không chôn cất xuể.
“Những tên phát xít Đức còn xây hẳn một đường ống cống để lấy mỡ thừa từ những xác bị thiêu hủy. Số mỡ này dùng làm nhiên liệu đốt trong ngày hôm sau”, Breker nói. “Không còn lời nào diễn tả sự kinh hoàng này. Thật quá ghê tởm”.
Bán nhà mua Xe tăng, ra trận trả thù cho Chồng
Bà góa Liên Xô lái xe tăng ra trận trả thù cho chồng
Để báo thù cho người chồng bị phát xít Đức giết hại, Mariya Okayabraskaya bán hết tài sản để góp tiền đóng một chiếc xe tăng ra chiến trường đánh giặc.
Nữ Anh hùng Liên Xô Mariya Okayabrskaya. Ảnh: Vintagenews.
Tháng 6/1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa, tấn công
vào lãnh thổ Liên Xô, giết hại nhiều chiến sĩ Hồng quân, trong đó có một
sĩ quan là chồng của Mariya Okayabrskaya, theo Vintagenews.Khi phát xít Đức xâm lược, Oktyabrskaya là thành viên "Hội những người vợ chiến sĩ" ở quê nhà tại bán đảo Crimea, nơi cô được đào tạo thành y tá quân đội, cũng như học cách lái xe, bắn súng. Cô sau đó phải sơ tán đến Tomsk, Siberia, nhưng chồng cô ở lại Crimea chiến đấu cho đến khi hy sinh.
Hai năm sau cô mới biết tin chồng tử trận và rất phẫn nộ. "Em đã trải qua thời kỳ hết sức khó khăn…đôi khi em rất căm phẫn đến mức ngộp thở", cô viết thư cho người chị gái và quyết định lên kế hoạch trả thù cho chồng.
Sau khi chồng mất, không có gì có thể xoa dịu vết thương lòng của cô ngoài việc trả thù cho chồng. Vì thế, cô quyết định bán mọi tài sản và viết một bức thư cho lãnh tụ Stalin.
"Chồng tôi đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tôi muốn trả thù cho chồng và những người dân Liên Xô đã bị những kẻ man rợ phát xít tra tấn, Vì vậy, tôi đã chuyển tất cả khoản tiền tiết kiệm cá nhân là 50.000 ruble vào Ngân hàng Nhà nước để chế tạo một chiếc xe tăng. Tôi đặt tên chiếc xe tăng này là 'Người bạn gái chiến đấu' và đề nghị ngài cho phép tôi ra tiền tuyến chiến đấu cùng chiếc tăng này", cô viết.
Sau đó, lãnh tụ Stalin hồi đáp, cho phép người phụ nữ 38 tuổi này ra trận cùng một chiếc xe tăng T-34 sau khi tham gia khóa huấn luyện 5 tháng. Ban đầu, những người trong quân đội hoài nghi về khả năng lái xe tăng của cô, nhưng với ý chí sôi sục muốn báo thù cho chồng, cô đã thể hiện tốt trong quá trình huấn luyện và trở thành một trong những người giỏi nhất khóa.
Những nghi ngờ của các sĩ quan Liên Xô về khả năng chiến đấu của cô nhanh chóng biến mất sau lần đầu tiên cô chạm trán quân Đức vào ngày 21/10/1943. Trong lần thực chiến đầu tiên trên chiếc tăng của mình, cô đã vượt lên đội hình để tấn công vào quân Đức, giết chết 30 tên địch và loại khỏi vòng chiến một súng chống tăng. Ấn tượng với sự dũng cảm của góa phụ này, Hồng quân quyết định thăng hàm trung sĩ cho cô.
Mariya Okayabrskaya và chiếc tăng T-34 nổi tiếng. Ảnh: Vintagenews.
Đêm 17/11/1943, Hồng quân mở trận tập kích vào thị trấn Novoye Selo ở
vùng Vitebsk. Khi chiếc xe tăng do Oktyabrskaya điều khiển tả xung hữu
đột vào đội hình địch, một quả đạn chống tăng Bazooka bắn trúng bánh
xích khiến chiếc tăng T-34 của cô khựng lại. Thay vì ngồi yên trong
buồng lái theo lệnh kíp trưởng, cô đã liều mình nhảy ra ngoài và cùng
một đồng đội sửa lại bánh xích giữa làn hỏa lực dày đặc của địch, trong
khi những người còn lại trên xe bắn chế áp và yểm trợ cho họ. Chiếc xe
tăng nhanh chóng được sửa và và lại tiếp tục tham gia chiến đấu.Hai tháng sau, ngày 17/1/1944, Oktyabrskaya tham gia một trận tập kích ban đêm nữa vào vị trí phát xít Đức ở làng Shvedy gần Vitebsk. Kỹ năng lái xe điêu luyện của Oktyabrskaya giúp chiếc T-34 chọc thủng hai tuyến phòng thủ của địch trước khi bánh xích xe tăng bị đứt do trúng một quả đạn chống tăng.
Như lần trước, cô nhảy ra khỏi xe để sửa bánh xích, nhưng không may một quả đạn pháo Đức phát nổ ngay bên cạnh, một mảnh đạn văng trúng đầu khiến cô bất tỉnh.
Sau trận chiến, Oktyabrskaya được chuyển tới bệnh viện gần Kiev trong tình trạng hôn mê sâu suốt hai tháng liền, trước khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 15/3/1944. Cô được truy tặng Anh hùng Liên Xô, danh hiệu cao quý nhất của Hồng quân, để ghi nhận tinh thần chiến đấu anh dũng quật cường.
Tàu phát xít Đức chở vạn người chìm chôn vùi cả kho vàng?
Đăng Nguyễn - Daily Star Thứ Hai, ngày 28/11/2016 09:02 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Kho vàng trị giá ước tính 124 triệu USD của phát xít Đức được cho là đã bị chôn vùi trong thảm họa đắm tàu tàn khốc nhất lịch sử hàng hải, khiến 9.500 người thiệt mạng.
Ảnh minh họa.
Theo Daily Star, thợ lặn người Anh nói có bằng chứng kho vàng phát
xít Đức không được cất giữ trong căn hầm hay đoàn tàu bị chôn vùi mà
thực tế nằm dưới đáy biển Baltic, ngoài khơi Ba Lan.Trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến 2, các sỹ quan Đức quốc xã đã cố gắng đưa 3 tấn vàng miếng lên con tàu chở người tị nạn MV Wilhelm Gustoff. Ước tính trị giá của kho báu này vào khoảng 124 triệu USD.
Con tàu Wilhelm Gustoff đã không bao giờ đến được đích bởi bị tàu ngầm Liên Xô đánh chìm, kéo theo 9.500 hành khách xuống biển. Đây được coi là thảm họa đắm tàu tồi tệ nhất trong lịch sử hàng hải, gấp 6 lần Titanic.
Cựu thợ lặn chuyên nghiệp Phil Sayers nói trên Daily Star rằng, số vàng trên có thể nằm cách mặt nước 450 m, dưới biển Baltic. Ông Sayers (61 tuổi) đưa ra tuyên bố này sau khi gặp gỡ những người sống sót trong thảm họa đắm tàu.
Con tàu Wilhelm Gustoff bị đánh chìm được cho là đã chôn vùi hàng tấn vàng phát xít Đức.
Rudi Lange từng là người vận hành kênh liên lạc qua radio trên tàu
Wilhelm Gustoff. Ông Lange cho rằng, mình đã nhìn thấy những kiện hàng
được đưa lên tàu ở cảng Ba Lan. Nhân chứng khi đó mới 17 tuổi, đã gửi
thông điệp cấp cứu sau khi tàu trúng ngư lôi của tàu ngầm Liên Xô S-13.Ông Sayers đã sử dụng câu chuyện của Lange để viết nên cuốn tiểu thuyết lịch sử “Kho vàng Baltic”. Tàu Wilhelm Gustoff là niềm tự hào của Hitler. Con tàu bị đánh chìm tháng 1.1945, chỉ có 1.200 trong tổng số 10.600 người trên tàu sống sót.
Ban đầu, Wilhelm Gustoff vốn là du thuyền sang xỉ, được cải tạo thành tàu bệnh viện trong Thế Chiến 2.
Trong khi những người tị nạn lên tàu ở Gotenhafen, Ba Lan. Các sỹ quan Đức quốc xã đã có kế hoạch bí mật chuyển vàng lên tàu. Nhân chứng nói lực lượng an ninh hùng hậu có mặt tại bến cảnh, đưa các kiện hàng chứa đầy vàng lên Wilhelm Gustoff.
Căn phòng chứa vàng được bảo vệ nghiêm ngặt. Chỉ huy Đức quốc xã Erich Koch là người đảm nhiệm trọng trách giám sát kho vàng. Koch được cho là người đã đánh cắp phòng hổ phách, “kỳ quan thứ 8” từ lâu đài Königsberg.
Trùm phát xít Đức Hitler.
Ông Sayers hiện nay là giám đốc điều hành công ty hỗ trợ thợ lặn LHM
Healthcare. Người đàn ông 61 tuổi từng lặn xuống thám hiểm xác tàu
Wilhelm Gustoff năm 1988. Ông phát hiện con tàu vỡ tan thành nhiều mảnh,
được cho là chôn vùi kho báu dưới lớp kim loại hàng ngàn tấn.Thợ lặn người Anh mang về hai thanh chắn ô cửa sổ, sau này đặt tại bảo tàng những người sống sót ở Kiel, Đức. Ông Sayers nhận ra đây chính là thanh chắn cửa sổ của căn phòng bí mật, nơi kho vàng được cất giữ.
“Rudi Lange ra ngoài khu vực bến cảng để hút thuốc và nhìn thấy kho vàng được đưa lên tàu”, ông Sayers nói. “Ông ấy không biết về thứ gì bên trong kiện hàng cho đến năm 1972, khi Lange gặp một người sống sót khác, từng là nhân viên canh gác kho báu này”.
Trận đánh vỡ "trái tim" phát xít Đức của không quân Anh
Đăng Nguyễn Thứ Hai, ngày 19/09/2016 09:55 AM (GMT+7)
(Dân Việt) 19 máy bay của không quân Anh bất ngờ đột kích vào trung tâm công nghiệp nặng của phát xít Đức ở thung lũng Ruhr, phá 3 đập nước, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất chế tạo xe tăng, vũ khí của phát xít Đức trong Thế Chiến II.
Một nửa số máy bay ném bom Anh bị phát xít Đức bắn rơi hoặc gặp tai nạn trên đường thực hiên chiến dịch ném bom đập nước.
Những trận đột kích với số lượng ít ỏi lính đặc nhiệm hay lực
lượng không quân tinh nhuệ thường diễn ra điều kiện gần như bất khả thi,
với xác suất rủi ro cực cao, thường khiến nhiều người phải trả giá bằng
mạng sống. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài về những trận đột kích lớn
như vậy trên thế giới. |
Thung lũng Ruhr được coi là trái tim của phát xít Đức, sản xuất hàng loạt xe tăng, đạn dược và máy bay chiến đấu, phục vụ âm mưu xâm lược châu Âu cũng như chuẩn bị cho đợt tấn công quy mô nhằm vào Liên Xô ở Mặt trận phía Đông.
Cho đến năm 1943, nhiệm vụ được giao cho kỹ sư hàng không danh tiếng Barnes Neville Wallis. Wallis chế tạo thành công quả bom nặng 4 tấn, có thể bật nảy xuyên qua phòng tuyến của phát xít Đức và kích nổ tại bức tường bê tông phía dưới con đập.
Phi đội 617 được thành lập vào ngày 21.03.1943 để thực hiện chiến dịch táo bạo này. 19 chiếc máy bay ném bom hiệu Lancaster được sửa đổi cho phù hợp. Phi công phải bay với tốc độ 400 km/h, chỉ cách mặt nước khoảng 30 mét, độ cao cần thiết để có thể sử dụng bom nảy thành công.
Chỉ huy Guy Gibson cùng 133 thành viên phi hành đoàn trên 19 chiếc Lancaster chỉ có chưa đầy 2 tháng để làm quen với những chiếc máy bay cải tiến, bay với độ cao sát mặt nước ngay trong đêm.
19 máy bay Lancaster chia làm 3 đợt tấn công đập nước phát xít Đức.
Mãi đến ngay trước khi mở màn chiến dịch, thành viên phi hành đoàn
mới biết được mục tiêu mà mình sắp nhắm tới. 18 giờ ngày 16.5.1943, chỉ
huy Guy Gibson truyền đạt những thông tin cuối cùng, "Chúng ta sẽ tấn
công những con đập lớn nhất của Đức".19 giờ 30 phút, phi hành đoàn được ăn bữa cuối cùng với hai quả trứng và thịt xông khói. Một số người đã nghĩ đây có lẽ là nhiệm vụ cuối cùng và để lại thông điệp nhắn gửi cho người thân.
21 giờ 28 phút, 9 máy bay trong đợt tấn công đầu tiên cất cánh, bao gồm 3 nhóm, mỗi nhóm cách nhau 10 phút. Đợt tấn công thứ hai sử dụng đường bay khác để đánh lừa phát xít Đức và đợt tấn công cuối cùng phải chờ đến gần nửa đêm.
Do thời tiết xấu, chiếc máy bay đầu tiên đã đi chệch hướng và bị tuyến phòng thủ dày đặc của phát xít Đức bắn hạ. Toàn bộ những người trên máy bay thiệt mạng. Các máy bay nằm nhóm đầu tiên đều bị bắn rơi hoặc nếu quay trở về cũng bị thiệt hại nặng nề, không một chiếc nào có thể tiếp cận được mục tiêu.
Nhóm thứ hai trong đợt tấn công đầu tiên do chỉ huy Guy Gibson dẫn đầu may mắn hơn và có thể hạ xuống tầm thấp sát mặt nước để tránh phát xít Đức. Tuy nhiên, những thách thức khi đó đối với phi hành đoàn là các chướng ngại vật vốn không thể kịp xác định trong đêm tối.
Máy bay ném bom Lancaster.
0 giờ 28 phút ngày 17.5.1943, chỉ huy Gibson mở đầu đợt trấn công vào
đập Möhne. Những quả bom nảy đặc biệt của tiến sĩ Barnes Neville Wallis
đã chứng minh hiệu quả. Theo quán tính từ máy bay, chúng nảy trên mặt
nước, lọt qua hệ thống phòng thủ quanh các con đập và bay thẳng tới công
phá bức tường chắn nước bằng bê tông. Ba quả bom như vậy khiến đập
Möhne sụp đổ trong tích tắc.1 giờ 54 phút, con đập thứ hai, Eder cũng sụp đổ, tạo ra 202 triệu tấn nước đổ xuống thung lũng và các khu vực xa hơn nữa. Kể từ đây, tín hiệu liên lạc bị gián đoạn và các máy bay phải tự đưa ra quyết định cho riêng mình. Bởi chỉ huy Gibson từng nói: "Phi đội này phải làm nên lịch sử hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn".
Có ba chiếc Lancaster tiếp cận được đập Sorpe để thả bom sau nhiều lần bay lượn vòng. Đợt tấn công không thể phá hủy đập Sorpe vì lý do kỹ thuật. Chiếc máy bay còn lại hướng đến tấn công đập Lister nhưng không tiếp cận được mục tiêu.
Trong số 19 máy bay cất cánh, 11 chiếc ném bom trúng mục tiêu nhưng chỉ có 8 chiếc trở về thành công, 3 chiếc sớm phải quay trở về do trúng đạn, 5 chiếc bị bắn rơi trước khi đợt tấn công bắt đầu.
Các máy bay do thám của Anh sau đó phát hiện, những con đập bị xuyên thủng tạo ra dòng nước lũ xối xả, quét khắp thung lũng Ruhr, phá huỷ các nhà máy quân sự, nhà cửa và trạm phát điện tại đây.
Đập Möhne bị phá hủy sau chiến dịch táo bạo của không quân Anh.
Nhà máy thuỷ điện trên sông Möhne của Đức cũng bị cuốn trôi, gây rối
loại hệ thống cung cấp năng lượng của chúng. Trong khi đó, nước các con
sông trong vùng dâng cao đột ngột, nhấn chìm đường sắt và cầu cống khiến
giao thông bị đình trệ.Tổng cộng 1,294 người dưới mặt đất thiệt mạng, bao gồm 749 tù nhân Ukraine tại các khu trại dưới đập Eder. 92 nhà máy bị hư hại, 12 bị phá hủy hoàn toàn. Một vài nhà máy điện bị phá hủy hoặc ngừng hoạt động, 8 cây cầu hư hại và 25 cây cầu khác bị phá hủy.
Nhà sử học Robert Owen nói chiến dịch Chastice đã đi vào lịch sử bởi sự dũng cảm của các thành viên phi hành đoàn. "Mỗi người đều đóng góp yếu tố quan trọng làm nên thành công của cuộc đột kích. Đó là kỹ sư chế tạo bom nặng 4 tấn có thể nảy trên mặt nước. Đó là các thành tổ bay với kinh nghiệm và sự dũng cảm".
"Giống như cuộc chiến giữa người “tí hon David và gã khổng lồ Goliath”, chỉ với một số lượng nhỏ các máy bay nhưng đã phá hủy con đập vốn được coi là bất khả xâm phạm, xuyên qua tuyến phòng thủ dày đặc ở ngay trái tim ngành công nghiệp nặng của phát xít Đức và họ đã thành công".
Đội 'Phù thủy bóng đêm' Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ
Duy Sơn Chủ Nhật, ngày 20/11/2016 20:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Đội máy bay "Phù thủy bóng đêm" do các nữ phi công Liên Xô điều khiển trở thành nỗi kinh hoàng đối với không quân Đức trong Thế chiến II.
Các nữ phi công Liên Xô thuộc trung đoàn 588 năm 1944. Ảnh: Sovfoto.
Tháng 6/1941, khi phát xít Đức xua khoảng 4 triệu quân xâm lược Liên
Xô từ phía Tây trong chiến dịch Barbarossaphe, đại tá Marina Raskova,
một nữ phi công nổi tiếng của Liên Xô, bắt đầu nhận được thư của phụ nữ
trên khắp nước Nga muốn tham gia chiến đấu bằng mọi cách, theo Atlantic.Raskova đã nỗ lực để phụ nữ đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến và đã thành công. Cuối năm đó, ba phi đội không quân toàn nữ được thành lập, trong đó có trung đoàn 588, đơn vị có toàn bộ phi công, chỉ huy và kỹ thuật viên đều là nữ.
Trung đoàn 588 ra mắt năm 1942 với các thành viên là nữ giới tuổi đời từ 17 đến 26 và chuyển đến thị trấn nhỏ Engels để bắt đầu huấn luyện bay. Họ được Raskova chào đón bằng nghi thức quân đội, được cấp phát giày cỡ 42 cùng những bộ quân phục rộng thùng thình của các đồng nghiệp nam và buộc cắt tóc ngắn. "Chúng tôi không nhận ra chính bản thân mình trong gương bởi chúng tôi trông giống đàn ông", một phi công nữ hồi tưởng.
Đội nữ phi công phải đối mặt với nhiều trở ngại lớn ngay trước khi tham gia chiến đấu. Họ phải lái máy bay Polikarpov Po-2, loại máy bay lạc hậu có hai tầng cánh, hai ghế ngồi với khoang lái mở. Máy bay này hoàn toàn không được bọc giáp, với bộ khung làm từ ván ép và phủ một lớp vải bên ngoài.
Ưu điểm của máy bay Po-2 là trọng lượng nhẹ và tốc độ chậm hơn tiêm kích Đức, khiến chúng khó bị ngắm bắn và có thể cất hạ cánh trên nhiều địa hình. Tuy nhiên, khoang lái mở khiến phi công dễ bị lạnh cóng khi bay vào mùa đông.
Những khó khăn này không khiến các nữ phi công trung đoàn 588 nản lòng. Từ ngày 8/6/1942 đến khi kết thúc chiến tranh, phi đội toàn nữ này đã thực hiện hàng chục nghìn lượt oanh tạc vào ban đêm, trở thành nỗi kinh hoàng của nhiều lính Đức.
Máy bay hai tầng cánh Polikarpov Po-2 của Liên Xô. Ảnh: Wikipedia
Ở thời điểm cao trào, trung đoàn 588 xuất kích tới 18 lần trong một
đêm. Máy bay của họ chỉ có thể mang theo 6 quả bom trong một lần xuất
kích và ngay sau đó phải quay về lắp bom rồi tiếp tục lên đường thực
hiện nhiệm vụ. Do hạn chế về tải trọng nên các phi công nữ không mang
theo dù, phải bay ở tầm thấp và dễ dàng bị phát hiện.Họ cũng không có radar định hướng trong đêm tối, chỉ mang theo bản đồ và la bàn. Nếu bị trúng đạn vạch đường, phi cơ của họ sẽ bốc cháy như máy bay giấy.
Bởi vậy, màn đêm là yếu tố then chốt giúp các nữ phi công trung đoàn 588 thực hiện nhiệm vụ thành công và sống sót. Ba máy bay cùng xuất kích, trong đó hai chiếc rọi đèn pha và khai hỏa để chiếc thứ ba lẩn khuất vào màn đêm để thả bom. Để đảm bảo bí mật, các nữ phi công sẽ tắt động cơ khi đến gần mục tiêu và chỉ bay liệng trên đầu rồi ném bom vào quân Đức.
Những chiếc máy bay tắt động cơ này âm thầm xẹt ngang bầu trời rồi dội bom, khiến quân Đức liên tưởng đến hình ảnh những chiếc chổi bay của phù thủy, nên đặt biệt danh cho đội nữ phi công Liên Xô là "Phù thủy Bóng đêm".
Theo Vanity Fair, phi công Đức rất sợ khi đối đầu đội quân "phù thủy" này của Liên Xô. Đầu năm 1943, nữ phi công Tamara Pamyatnykh cùng một đồng đội từng tả xung hữu đột giữa đội hình 42 oanh tạc cơ và máy bay tiêm kích hộ tống của Đức, bắn cháy hai máy bay Đức, trước khi chiếc Po-2 của Pamyatnykh bị bắn rụng cánh. Cô nhảy dù xuống đất và được người dân cứu giúp.
Tin đồn bắt đầu lan rộng trong quân Đức rằng các nữ phi công Liên Xô được sử dụng loại thuốc giúp họ có thị lực tinh tường như loài mèo trong đêm tối. Nadezhda Popova, một trong những "phù thủy bóng đêm" nổi tiếng nhất đã tự mình xuất kích 852 lần thực hiện nhiệm vụ, nhận nhiều huân chương và danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Dù nhiều người trong quân đội Liên Xô vẫn cho rằng việc để các nữ phi công tham chiến là ý tưởng "nực cười", trung đoàn 588 vẫn thể hiện được khả năng và ý chí chiến đấu của mình với những chiếc máy bay được tô điểm bằng những bông hoa.
Cho đến khi kết thúc chiến tranh, các "phù thủy bóng đêm" Liên Xô đã thực hiện tổng cộng 30.000 lượt oanh tạc, rải 23.000 tấn bom lên các mục tiêu phát xít Đức. Trung đoàn 588 mất 30 nữ phi công trong chiến đấu, 23 người được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Trung đoàn 588 sau đó được đổi tên thành Trung đoàn Không quân Oanh tạc đêm Bảo vệ Taman số 46 và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
"Dù không được trang bị các máy bay hiện đại hoặc bom ưu việt, thậm chí không được nhiều người đề cao, các Phù thủy Bóng đêm đã trở thành một trong những lực lượng thiện chiến nhất trong Thế chiến II", sử gia Eric Grundhauser nhấn mạnh.
Kế nghi binh bằng xác chết của tình báo Anh khiến phát xít Đức ngậm quả đắng
Để đánh lừa phát xít Đức, tình báo Anh đã dùng kế nghi binh bằng một xác chết khiến quân Đức phán đoán sai hướng tấn công của quân Đồng minh và hứng chịu thất bại cay đắng.
Một kế hoạch nghi binh tinh vi đã được tình báo Anh thực hiện nhằm đánh lừa phát xít Đức. Ảnh minh họa: BBC
Năm 1943, phe Đồng minh lên kế hoạch thực hiện chiến dịch Husky tấn
công hòn đảo chiến lược Sicily ở Italy với hy vọng xoay chuyển cục diện
chiến trường Thế chiến II. Để đảm bảo thành công cho chiến dịch, tình
báo Anh đã tiến hành một chiến dịch nghi binh tinh vi để đánh lừa phát
xít Đức, theo MysteriousUniverse.Chiến dịch nghi binh mang tên "Thịt băm" được đề xuất, nhằm cung cấp thông tin giả để phát xít Đức tưởng rằng quân Đồng minh sẽ tấn công Hy Lạp và Sardinia chứ không phải đảo Sicily.
Đóng vai trò chính trong chiến dịch "Thịt băm" không phải là các điệp viên Anh, mà là một xác chết. Tình báo Anh lên kế hoạch sử dụng thi thể một người vô danh, cải trang thành "điệp viên" mang theo các tài liệu "tối mật" về chiến dịch tấn công sắp tới của phe Đồng minh, và đưa tử thi này đến tay người Đức.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây thực ra là một kế hoạch hết sức công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết để có thể qua mặt được tình báo Đức. Ban đầu, người Anh định thả thi thể này từ trên máy bay xuống mục tiêu cùng một chiếc dù không nguyên vẹn.
Tuy nhiên, ý tưởng này bị hủy bỏ vì họ lo ngại quân Đức sẽ nghi việc quân Đồng minh liều lĩnh vận chuyển tài liệu quan trọng theo cách này ngay trên lãnh thổ địch. Phương án được thống nhất là thi thể "điệp viên" trên sẽ được thả trôi dạt vào bờ biển, như thể anh ta bị chết vì hạ thân nhiệt sau khi rơi khỏi tàu.
Tình báo Anh lựa chọn một xác chết vô thừa nhận trong bệnh viện, hóa trang để anh ta trông giống người bị chết cóng trên biển. Bước tiếp theo là tạo ra một hồ sơ giả cho xác chết sao cho chúng giống thật, nhưng không quá chi tiết để ai đó cố gắng tìm ra chân tướng thực sự.
Xác chết được hóa trang thành thiếu tá William "Bill" Martin của thủy quân lục chiến hoàng gia Anh. Cấp bậc thiếu tá được lựa chọn bởi nó không quá thấp để mang theo tài liệu tối mật, nhưng cũng không quá cao để mọi người đều biết đến.
Thiếu tá Martin được tạo một hồ sơ mới rất ấn tượng, sinh năm 1907 ở Cardiff, xứ Wales, đính hôn với một cô gái tưởng tượng tên "Pam" và luôn mang theo bức ảnh của cô trong túi mà trên thực tế là ảnh của nữ nhân viên Nancy Jean Leslie tại MI5. Thậm chí, hai bức thư tình giả của Pam và một hóa đơn mua nhẫn đính hôn còn được giấu trên thi thể.
Tinh vi hơn, người Anh còn bố trí thêm các đạo cụ khác như hai cuống vé xem kịch, một vé xe bus đã qua sử dụng, một hóa đơn mua áo mới, một hóa đơn nghỉ 4 đêm tại Câu lạc bộ Quân đội và Hải quân, và một thư ngân hàng yêu cầu thanh toán khoản thấu chi 79,97 bảng, tất cả đều được in với ngày tháng cận kề thời điểm Martin mất tích… Tình báo Anh đã dành nhiều tháng để tạo dựng hồ sơ tỉ mỉ cho điệp viên hải quân "ma" này.
Điểm mấu chốt của toàn bộ kế hoạch này là những "tài liệu mật" trên xác chết. Các tài liệu này là các bức thư giới thiệu thật, có các chữ ký chính thức và một loạt các thông tin rất thực tế liên quan đến các vấn đề nhạy cảm nhưng không đề cập trực tiếp đến việc tấn công Sicily. Tiếp đến, chúng được bỏ vào trong một chiếc cặp để người Đức tin rằng Martin đang mang theo tài liệu này bên mình. Chiếc cặp sau đó được cột vào cổ tay của thiếu tá Martin bằng một sợi dây xích để chắc chắn nó không bị trôi đi và sẽ được vớt cùng thi thể.
Các tài liệu, giấy tờ bên trong chiếc cặp Martin mang theo. Ảnh: BBC
Sau khi chuẩn bị thi thể và tạo dựng xong hồ sơ, Anh bắt tay vào thực
hiện chiến dịch. Thi thể Martin được đưa lên tàu ngầm HMS Seraph của
Anh và đưa đến ngoài khơi thị trấn Huelva ở bờ biển phía nam Tây Ban
Nha, nơi các điệp viên Đức đang hoạt động rất tích cực.Thi thể sau đó được mặc áo phao và thả xuống biển cách bờ khoảng 1,6 km, một xuồng cao su cứu hộ cũng được thả xuống nước để tạo ấn tượng Martin đã thực sự bị ngã xuống biển. Thậm chí, những ngày sau đó, các báo còn đăng cáo phó về cái chết của Martin để bổ sung giả thuyết này. Đến lúc này, vấn đề chỉ là đợi xem phát xít Đức có bị mắc mưu hay không.
Ngày 30/4/1943, một ngư dân phát hiện ra thi thể Martin và sau gần một tuần căng thẳng chờ đợi của tình báo Anh, tài liệu giả cũng đến được tay các chỉ huy Đức, những người hoàn toàn tin mọi thứ liên quan đến xác chết này.
Các tin tức tình báo gửi về cho thấy kế hoạch đã thành công. Bất chấp việc nhiều chỉ huy Đức và trùm phát xít Mussolini của Italy tin rằng Sicily là mục tiêu sắp bị tấn công, Hitler và Bộ tư lệnh tối cao Đức quyết định điều 90.000 quân, gồm ba sư đoàn thiết giáp Panzer, tăng cường đến Hy Lạp, Sardinia và Corsica để đối phó với một chiến dịch quy mô lớn của quân Đồng minh.
Hải quân Italy rốt cuộc cũng chuyển hầu hết lực lượng của mình đến bờ biển Hy Lạp để ngăn cuộc tấn công của quân Đồng minh, chỉ để lại một lực lượng mỏng phòng thủ Sicily.
Chiến dịch nghi binh thành công đã tạo điều kiện cho quân Đồng minh dễ dàng tấn công Sicily và đè bẹp sự kháng cự yếu ớt của địch ngày 9/7/1943. Ngay cả khi chiến dịch đánh chiếm Sicily diễn ra, quân Đức vẫn cố thủ ở Sardinia và Hy Lạp suốt hơn hai tuần vì tin rằng trận Sicily chỉ là đòn nghi binh cho một cuộc tấn công lớn hơn.
Quân Đồng minh đổ bộ tấn công đảo Sicily. Ảnh: History
Chiến dịch nghi binh này khiến Đức phải trả giá đắt và việc để mất
Sicily là một thảm họa với họ. Sau khi phe Đồng minh chiếm Sicily thành
công và Mussolini bị lật đổ, Đức buộc phải kết thúc chiến dịch tấn công
Nga và chuyển sang phòng thủ trước đà phản công mạnh mẽ của Hồng quân
Liên Xô.Chiến dịch "Thịt băm" được xem là cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử quân sự, đến mức sau này quân Đức từng có lần nắm được tài liệu thật về một cuộc không kích của Đồng minh, nhưng không hề có biện pháp đối phó vì nghĩ rằng đây lại là một chiêu nghi binh khác.
Phát hiện căn cứ bí mật của phát xít Đức ở Bắc Cực
Trà My - Independent Thứ Bảy, ngày 22/10/2016 17:55 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều thùng nhiên liệu, những viên đạn gỉ và các di tích khác có niên đại từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Các nhà khoa học Nga vừa phát hiện một căn cứ bí mật của phát xít Đức ở Bắc Cực
Một căn cứ quân sự bí mật của phát xít Đức ở Bắc Cực vừa được các nhà khoa học Nga phát hiện, Independent đưa tin ngày 21.10.Căn cứ nằm trên hòn đảo Alexandra Land của Nga, được xây dựng vào năm 1942, một năm sau khi Adolf Hitler xâm chiếm nước Nga. Nó được người Đức đặt tên là "Schatzgraber" hay còn gọi là "Treasure Hunter" (Người săn kho báu) và chủ yếu được sử dụng như một trạm thời tiết chiến thuật.
Căn cứ đã bị bỏ hoang khi các nhà khoa học ở đây bị nhiễm độc do ăn thịt gấu Bắc cực vào năm 1944 và sau đó được tàu ngầm của Đức giải cứu.
Căn cứ nằm
trên hòn đảo Alexandra Land của Nga, được xây dựng vào năm 1942, một
năm sau khi Adolf Hitler xâm chiếm nước Nga (Ảnh: Ruptly)
72 năm sau, nó đã được các nhà khoa học Nga phát hiện cùng với hơn
500 vật thể, bao gồm rất nhiều tài liệu được bảo quản tốt, tờ Daily Mail
đưa tin.Những thùng nhiên liệu, viên đạn hoen gỉ và nhiều di tích khác có niên đại từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã được phát hiện tại căn cứ. Trong đó, nhiều vật thể vẫn đang ở tình trạng tốt do thời tiết giá rét bảo quản.
Căn cứ có vị trí quan trọng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vì các báo cáo khí tượng thuỷ văn do căn cứ sản xuất rất cần thiết cho việc lên kế hoạch chuyển quân, tàu ngầm và tàu.
Căn cứ đã bị bỏ hoang khi các nhà khoa học ở đây bị nhiễm độc do ăn thịt gấu Bắc cực vào năm 1944 (Ảnh: Ruptly)
Tên của căn cứ khiến nhiều người tin rằng nó có một nhiệm vụ bí mật.
Một số chuyên gia đoán căn cứ được xây dựng để truy tìm những di tích cổ
xưa.Đảo Alexandra Land là một vùng lãnh thổ tranh chấp trong nhiều năm nhưng giờ đã thuộc một phần của Liên bang Nga. Được biết Nga đang muốn xây dựng cơ sở quân sự thường trú của riêng mình tại khu vực này trong tương lai.
Những
thùng nhiên liệu, viên đạn hoen gỉ và nhiều di tích khác có niên đại từ
thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã được phát hiện tại căn
cứ (Ảnh: Ruptly)
Căn
cứ được đặt tên là "Schatzgraber" hay còn gọi là "Treasure Hunter"
(Người săn kho báu) và chủ yếu được sử dụng như một trạm thời tiết chiến
thuật (Ảnh: Ruptly)
Đức: Dùng kính thực tế ảo bắt tội phạm từ thời phát xít
Quang Minh – Guardian Thứ Hai, ngày 03/10/2016 00:25 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Các công tố viên và cảnh sát Đức đã phát triển thành công công nghệ kính 3D thực tế ảo giúp bắt giữ những tên tội phạm chiến tranh cuối cùng còn sót lại từ cách đây 7 thập kỷ.
Kính mắt của những nạn nhân ở trại Auschwitz.
Công nghệ thực tế ảo được sử dụng ở trại tập trung Auschwitz, nơi
được xem là mồ chôn của hơn một triệu người thời phát xít Đức. Nỗ lực
này là một trong những biện pháp của hệ thống tư pháp Đức nhằm xử lý
những tội trạng chống lại loài người gây ra cách đây 70 năm.“Nhiều nghi phạm nói rằng họ làm ở tại Auschiwitz nhưng không biết chuyện gì thực sự diễn ra”, Jens Rommel, người đứng đầu đơn vị điều tra tội phạm chiến tranh, nói.
“Về mặt pháp lý, câu hỏi rất rõ ràng: một nghi phạm có biết được người nào được đưa vào phòng khí độc hay bị bắn luôn hay không? Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) có thể trả lời thắc mắc này.
Công trình được chuyên gia xử lý hình ảnh số thuộc phòng hình sự bang Bavaria thiết kế. Ralf Breker, chủ nhiệm đề tài cho biết công nghệ thực tế ảo giúp mang lại những chi tiết sống động về trại tập trung của phát xít Đức cách đây 70 năm, nơi 1,1 triệu người bị giết hại.
“Theo tôi biết thì chưa hề có mô hình chuẩn nào dùng cho trại tập trung Auschwitz”, Breker, 43 tuổi, trả lời trên tờ Telegraph. “Công nghệ này chuẩn xác hơn Google Earth rất nhiều. Chúng ta có thể sử dụng kính thực tế ảo bán ngoài thị trường và xem được những chi tiết rõ ràng nhất”.
Khi gắn tai nghe, những công tố viên và thẩm phán sẽ có được cảm giác sống động như thật về thời kỳ trại tập trung Auschwitz thập niên 1940. Thậm chí cả những cái cây bị chặt cũng được mô phỏng như thật.
“Ưu điểm của mô hình này là chúng tôi có cái nhìn tổng thể hơn về khu trại tử thần và có thể tái hiện góc nhìn của những nghi phạm, chẳng hạn từ một tháp canh nào đó”, Breker nói.
Ý tưởng của công nghệ này được nhen nhóm với vụ việc của Johann Breyer, một thợ máy gốc Séc bị cáo buộc giết hại hơn 216.000 người Hungary gốc Do Thái ở trại Auschwitz. Các công tố viên điều tra dựa trên các công nghệ mô phỏng 3D sơ khai.
Tuy nhiên, Johann qua đời năm 89 tuổi hồi tháng 6.2014, chỉ vài giờ trước khi tòa án Mỹ chấp thuận dẫn độ tên này tới Đức để hầu tòa.
Hơn 1,1 triệu người đã bị giết hại ở trại tập trung Auschwitz.
Năm nay, công nghệ thực tế ảo hiện đại hơn được áp dụng với trường
hợp của Reinhold Hanning, một kẻ bị cáo buộc giết hại 170.000 người và
đang bị giam 5 năm tù.Rommel, 44 tuổi cùng nhóm phát triển đang điều tra một số nghi phạm khác và tin rằng khoảng 20,30 tên tội phạm chiến tranh khác vẫn còn sống. Mục tiêu của Rommel là đưa những kẻ này ra vành móng ngựa.
Để tái tạo không gian của trại tập trung Auschwitz, Breker sử dụng các tư liệu từ phòng địa chính Warsaw và hơn một ngàn tấm ảnh hiện trường. Chính Breker cũng tới trại này hai lần trong năm 2013 để xử lý những chi tiết còn dang dở trong công nghệ thực tế ảo.
“Chúng tôi chỉ điều tra tội sát nhân. Khi tới hiện trường, những gì chúng tôi chứng kiến thật vô cùng khủng khiếp”, Breker chia sẻ. “Khi quay trở về khách sạn từ trại Auschwitz, tôi thấy rùng mình. Nhiều chi tiết được công bố thật sự rất đáng sợ”.
Breker cho biết từ tháng 5 đến tháng 7.1944, hơn 438.000 người Hungary gốc Do Thái đã bị chuyển tới trại Auschwitz-Birkenau. Toàn bộ số người này bị dồn vào phòng ngạt khí độc và thiêu xác do số lượng quá lớn, không chôn cất xuể.
“Những tên phát xít Đức còn xây hẳn một đường ống cống để lấy mỡ thừa từ những xác bị thiêu hủy. Số mỡ này dùng làm nhiên liệu đốt trong ngày hôm sau”, Breker nói. “Không còn lời nào diễn tả sự kinh hoàng này. Thật quá ghê tởm”.
Nhận xét
Đăng nhận xét