KÝ ỨC CHÓI LỌI 67 (Ải Chi Lăng)
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nếu dám tấn công Hà Nội, Trung quốc sẽ phải bỏ xác tại đây
-Ải Chi Lăng
Khám phá ải Chi Lăng - Cửa ải quỷ lừng lẫy một thời
Chia sẻ
Đến thăm Ải Chi Lăng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng được cảnh đẹp, địa thế
hiểm trở với chiến lũy hình thang độc nhất trên thế giới mà còn cảm nhận
được trí tuệ và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy ngàn
năm dựng nước và giữ nước…
Đầu
tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo
vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo
nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào
theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tran-chi-lang-xuong-giang-thang-10-1427-c82a13847.html#ixzz4fiHVDOoK
Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của đền Xương Giang
Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi
cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng
hẹp.
Xưa, Ải Chi Lăng là cửa ải thuộc trấn Khâu Ôn, trấn Lạng Sơn, nay thuộc các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. |
Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi
cao, có sông Thương chảy qua và nhiều núi lô nhô giữa lòng thung lũng
hẹp. Ải Chi Lăng có 2 cửa: cửa phía Bắc gọi là Quỷ môn quan tức là cửa
ải con quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta thường qua cửa này.
Cửa phía Nam gọi là Ngõ Thề vì ông cha ta xa kia đã thề xả thân giết
giặc cứu nước, không cho chúng lọt qua cửa ải này.
Với địa thế hiểm yếu, qua bao nhiêu triều đại, Ải Chi Lăng là phên dậu
đầu tiên trấn giữ kinh thành Thăng Long, gắn liền với lịch sử chiến
tranh vệ quốc hào hùng với những chiến công vang dội của dân tộc Việt
Nam chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Xưa, Ải Chi Lăng là cửa ải thuộc trấn Khâu Ôn, trấn Lạng Sơn, nay
thuộc các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cách thị xã Lạng
Sơn khoảng 20-40km về phía tây nam và cách thủ đô Hà Nội hơn 100km.
Sử sách còn ghi, tại Ải Chi Lăng này, năm 981 Lê Hoàn đã phá quân Tống giết chết tướng cầm đầu. |
Trải khắp thung lũng gần đó và án ngữ ven đường cái quan còn có nhiều
ngọn núi thấp như: Kỳ Lân, Mã Yên, Hàm Quỷ, Phượng Hoàng, Nà Nông, Nà
Sản... Ở hai đầu thung lũng, nơi hai dãy núi đá phía Tây và núi đất phía
Đông khép lại gần nhau là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam.
Những núi đó tạo ra một hùng quan dài 5km, rộng khoảng 3km, rất hiểm
trở.
Những quả núi nhỏ ở Chi Lăng nương tựa vào nhau như những lớp thành
cao hào sâu. Một thung lũng hình bầu dục, dài khoảng 4km, chỗ rộng nhất
khoảng gần 1km, nằm gọn ở giữa tầng tầng lớp lớp núi non đó. Ngọn nguồn
sông Thương chảy qua thung lũng, mang cái tên thơ mộng Suối Hoa Đào. Ải
Chi Lăng nằm chẹn ngang thung lũng, là cửa ải hiểm yếu bậc nhất trên con
đường độc đạo ở biên giới phía Bắc.
Sử sách còn ghi, tại Ải Chi Lăng này, năm 981 Lê Hoàn đã phá quân Tống
giết chết bọn tướng cầm đầu. Năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc đã chặn
đánh 30 vạn quân Tống do tướng Quách Quỳ cầm đầu. Năm 1285, Nguyễn Địa
Lê đã giết chết tên Việt gian Trần Kiệm trong cuộc kháng chiến chống
Nguyên - Mông lần thứ hai. Năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chém Liễu
Thăng, tóm cổ Hoàng Phúc, giết 10 vạn quân Minh, đập tan ý đồ xâm lược
của chúng.
Ải Chi Lăng từ lâu được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch... đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt. |
Ngày nay Ải Chi Lăng là một di tích lịch sử có phong cảnh thiên nhiên
hùng vĩ nên du khách qua đây ai cũng phải dừng chân. Đến thăm Ải Chi
Lăng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng được cảnh đẹp, địa thế hiểm trở với chiến
lũy hình thang độc nhất trên thế giới mà còn cảm nhận được trí tuệ và
lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và
giữ nước. Một bài học lớn từ Ải Chi Lăng và cũng là nghệ thuật quân sự
của cha ông ta chính là: “Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”.
Ngược dòng lịch sử xa xăm, con người còn để lại ở Chi Lăng những vết
tích của nền văn hóa Bắc Sơn - Mai Pha nổi tiếng với những hang động đẹp
như trong huyền thoại và những rìu đá, mảnh gốm... minh chứng cho những
giai đoạn sơ sử, tiền sử của con người sinh sống ở nước ta.
Ải Chi Lăng từ lâu được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc
gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch... đến thăm với một sự
trân trọng đặc biệt.
Miền hiểm địa khi chiến tranh nhưng Chi Lăng cũng là đất cho người
những sản vật ngọt thơm. Quả na ở Chi Lăng nay đã là một thương hiệu. Na
Chi Lăng được trồng nhiều trên những sườn núi, một nguồn thu đáng kể
cho người dân vùng đất này.
Khách dừng lại tham quan khu di tích và nhà trưng bày chiến thắng Chi
Lăng có thể được mời ăn những quả na ngọt ngào, dày cùi, hạt nhỏ, thơm
ngát.
Với địa thế của mình, được mệnh danh là “bảo tàng lịch sử ngoài trời
lớn nhất” lại có vị trí thuận tiện khi cách Hà Nội chỉ 105km và cách Lạng Sơn
50km, Chi Lăng sẽ thu hút du khách nhiều hơn nếu liên kết được tất cả
điểm di tích này thành một tour khép kín, kết hợp tham quan các di tích
lịch sử lẫn tìm hiểu văn hóa của đồng bào các dân tộc trong vùng.
Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)
Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tran-chi-lang-xuong-giang-thang-10-1427-c82a13847.html#ixzz4fiHVDOoK
Nghệ thuật đánh địch trong trận Chi Lăng – Xương Giang lịch sử
Sau
gần 10 năm dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống quân Minh xâm lược
(giữa năm 1427), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Lê Lợi,
Nguyễn Trãi, tuy Nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì, anh dũng chiến đấu,
giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn quét
sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, dựng lại nền thái bình cho dân tộc.
Tượng đài chiến thắng Chi Lăng
|
Do
vậy, Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan)
và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có
thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu,
do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân
Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái
quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối
tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế,
mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị
đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này
là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện
binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn
những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với
địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch
vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và
nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta
đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía
quân thù.
Dụ địch đến, khéo léo dẫn chúng vào trận địa mai phục để tiêu diệt.
Nghĩa quân Lam Sơn quyết định chọn Chi Lăng làm nơi bày thế trận; bởi
Chi Lăng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc mai phục, giấu
quân, đánh gần, đánh từ trên xuống… Nơi đây đã từng là mồ chôn
quân cướp nước ở nhiều thế kỷ trước. Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi
quyết định bố trí 1 vạn quân của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú,
Lê Lĩnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mai phục ở Chi Lăng, còn quân trấn giữ Ải
Pha Luỹ do tướng Trần Lựu chỉ huy có nhiệm vụ vừa đánh vừa lui từng
bước (từ Pha Luỹ về Ải Lưu rồi về Chi Lăng) để dụ, dẫn địch vào thung
lũng Chi Lăng.
Thế trận
đã bày sẵn, nhưng điểm mấu chốt là phải dụ địch như thế nào để
chúng tiến thẳng vào Chi Lăng1? Do đại phá viện binh địch được Nghĩa
quân xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, nên Lãnh tụ Lê Lợi và Nguyễn
Trãi đã có mặt tại trận địa để trực tiếp chỉ huy. Với nghệ thuật khích tướng khéo léo,
Nghĩa quân đã đánh trúng tâm địa kiêu ngạo, coi thường đối phương của
Liễu Thăng, làm cho hắn “hăm hở” dẫn cả 1 vạn quân tiên phong thẳng tiến
vào Chi Lăng. Bộ Thống soái Lam Sơn đã trực tiếp chỉ đạo quân trấn giữ
Ải Pha Luỹ vừa chiến đấu ngăn chặn, làm giảm tốc độ, sức mạnh tiến quân
của địch, vừa lui dần, dụ địch về Chi Lăng, nhưng tuyệt đối không để
địch phát hiện ra mưu kế của ta. Bằng nghệ thuật dùng binh và thực hiện
các biện pháp đánh địch tài tình, Nghĩa quân đã khôn khéo để quân tiên
phong của Liễu Thăng dễ dàng đẩy lui và vượt qua các cửa ải. Liễu Thăng
đã lầm tưởng là quân của tướng Trần Lựu chặn đánh “quyết liệt” từ Pha
Lũy, Ải Lưu, thậm chí ngay tại cửa Ải Chi Lăng, Trần Lựu vẫn còn giao
chiến mà vẫn “không chặn được bước tiến của chúng”. Những tình huống
trên làm cho Liễu Thăng chủ quan, mất cảnh giác. Cùng với nghệ
thuật đánh vào tâm lý, nghệ thuật vừa đánh vừa lui của Nghĩa quân đã làm
cho Liễu Thăng cùng toàn bộ quân tiên phong của chúng bị dụ vào Chi
Lăng và bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ghìm chân, căng địch ra mà đánh.
Chiến thắng Chi Lăng đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh
lực địch, trong đó có cả chủ tướng Liễu Thăng. Đây là một đòn
sấm sét bất ngờ đánh vào đội quân xâm lược, làm đảo lộn hệ
thống chỉ huy, xáo trộn mọi kế hoạch tác chiến của chúng và
gây ra tình trạng rối loạn, hoang mang cao độ trong hàng ngũ binh
lính của địch. Nhiệm vụ tác chiến ở Chi Lăng đã hoàn thành, các tướng
Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt và Trần Lựu… được lệnh rút quân ra khỏi
Chi Lăng, tiếp tục bám sát, khoá đuôi, chờ thời cơ tiến công tiêu diệt
địch. Tuy nhiên, địch vẫn còn khoảng 9 vạn quân và chúng vẫn đủ
sức vượt qua Chi Lăng để tiến về Đông Quan, nên Nghĩa quân quyết
định ghìm chân địch trên đường hành quân, nhằm tiêu hao, tiêu diệt, giảm
tốc độ tiến công của chúng. Trên đường tiến quân, có đoạn quân địch nối
tiếp nhau trải dài tới chục ki-lô-mét; hành quân trong tình trạng rối
loạn, không có đội hình, chỉ huy thiếu chặt chẽ… Trước tình hình đó,
quân của các địa phương (thổ binh, hương binh) được lệnh bí mật, bất
ngờ, lúc ẩn, lúc hiện cả ngày lẫn đêm “băm vằm” địch suốt dọc đường,
buộc chúng phải thận trọng đề phòng và tìm cách đối phó. Quân của Triều
đình theo lệnh của Bộ Thống soái luôn bám sát địch, khi thì tập trung,
lúc thì phân tán thành tốp nhỏ, đánh mạnh vào hai bên sườn, phía sau và
cả phía trước, làm cho địch luôn phải căng kéo đội hình chống đỡ. Khi
sức mạnh bị suy giảm đáng kể, không thể tiếp tục hành quân, địch quyết
định dừng chân nghỉ tại Cần Trạm. Nhưng vừa đến nơi, chúng đã bị quân
của các tướng Lê Lý, Lê Văn An (khoảng 3 vạn quân) ở các vị trí mai
phục tiến ra bao vây. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, giữa vòng vây không
kịp điều chỉnh đội hình đối phó, bị ta đánh thiệt hại nặng; chủ
tướng Lương Minh cũng bị giết tại trận. Sau khi chủ tướng chết, tham
tướng của địch là Thôi Tụ lên nắm quyền, dốc sức mở đường máu
thoát vây để chạy xuống cánh đồng Xương Giang, với hy vọng có
thể được quân trong Thành Xương Giang ra chi viện, ứng cứu. Dưới sự chỉ
đạo sáng suốt, linh hoạt của Bộ Thống soái, các đạo quân đã “mở đường”
cho chúng chạy về Xương Giang. Ngày 18-10-1427, đạo kỳ binh do tướng
Trần Nguyên Hãn chỉ huy bất ngờ tiến ra đánh vào bên sườn, chia
cắt đội hình đang chạy về Phố Cát của địch. Đội quân lương của
địch đi sau cũng bị quân của Trần Nguyên Hãn và các đạo quân của
Lê Lý, Lê Sát bao vây cô lập, thu hết lương thảo, khí giới. Được
tin đội quân lương bị ta tiêu diệt, tướng tham mưu của địch là Lý
Khánh đã vô cùng tuyệt vọng, thắt cổ tự tử.
Gói địch lại mà diệt.
Tướng địch Thôi Tụ, Hoàng Phúc kéo được tàn quân đến Xương
Giang, mới hay Thành đã bị quân ta chiếm. Xương Giang trở thành
“khu vực chốt”, chặn đường tiến quân, chia cắt hoàn toàn đạo
quân viện binh với địch trong Thành Đông Quan. Địch rơi vào thế
tiến thoái lưỡng nan, tiến thì bị quân thủy, quân bộ của Nghĩa
quân trên sông Thương và Thành Xương Giang chặn đánh và địch
cũng chưa có phương hướng tiến thế nào? Còn lui cũng không xong,
vì các đạo quân của tướng Lê Lý, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú
vẫn bám sát phía sau. Trong tình trạng rệu rã về tổ chức vì
hai lần mất chủ tướng, tổn thất quân số đã đến một phần ba,
kiệt quệ về thể lực, bại hoại về tinh thần, địch lâm ngay vào
thế phải “phơi mình” trên cánh đồng Xương Giang trống trải.
Về
phía ta, Bộ Thống soái đã chủ động triển khai sẵn thế trận bao
vây, cô lập chúng ở Xương Giang để tiêu diệt. Nhưng khi địch đã nằm
gọn trong vòng vây, Nghĩa quân không vội tiến công ngay mà chủ
trương vây hãm, nhằm một mặt tiếp tục để chúng khốn đốn, kiệt
sức hơn nữa; mặt khác, dành thời gian để giải quyết các vấn
đề cấp bách hơn. Đó là, kịp thời thực hiện kế hoạch tiêu diệt
đạo quân Mộc Thạnh, không cho chúng tiến sâu vào đất nước ta
ứng cứu, giải toả bọn đang bị vây khốn trên chiến trường. Mặc dù bị
bao vây, khốn đốn nhưng địch vẫn ngoan cố, án binh, bất động, chờ
quân cứu viện từ Đông Quan, Bình Than, Vân Nam tới. Tình hình đó
đòi hỏi Nghĩa quân phải có hành động kiên quyết. Ngày
03-11-1427 (tức 15-10 năm Đinh Mùi), các đạo quân của ta ở mặt
trận Xương Giang được lệnh tiến công tiêu diệt địch. Trận đánh
lịch sử Chi Lăng - Xương Giang kết thúc khi “Đô đốc Thôi Tụ quỳ
gối chịu tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay nộp mình” (Bình
Ngô đại cáo).
Tích cực “đánh vào lòng người”, làm lung lay ý chí quân xâm lược, tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng tiến công.
Đây là nghệ thuật kết hợp tài tình, khéo léo giữa chính trị với quân sự
của Nghĩa quân, nhằm mục đích giành thắng lợi với tổn thất ít nhất
không chỉ cho ta mà cho cả địch. Khi biết Liễu Thăng chỉ huy một đạo
quân tiến vào nước ta, để kích động tính kiêu ngạo, khinh thường kẻ khác
của Liễu Thăng, Nguyễn Trãi đã khéo léo dụ Liễu Thăng bằng những lời lẽ
của người chắc thắng (nên lui quân, nếu không sẽ bị đánh, hối
không kịp), làm cho Liễu Thăng càng hung hăng, mất cảnh giác. Vốn là
tên tướng kiêu ngạo, khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, Liễu
Thăng đã không thèm quan tâm, cứ dẫn quân tiến vào Chi Lăng. Đối với
đạo quân của Mộc Thạnh, Nghĩa quân Lam Sơn sử dụng nghệ thuật “khuếch
trương chiến quả” bằng tin thắng lợi của các trận Chi Lăng, Cần Trạm,
Phố Cát (mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng) và bức thư của
Lê Lợi đến báo tin cho Mộc Thạnh biết rằng đạo quân Quảng Tây
đã bị thiệt hại nặng, đang sắp bị tận diệt. Mộc Thạnh nhận
được thư, trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe
tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng kinh hãi “sợ mà vỡ
mật” (Bình Ngô đại cáo). Hắn vội vàng ra lệnh rút quân về
nước ngay trong đêm và một mình một ngựa tẩu thoát về Vân Nam.
Trận này, Nghĩa quân toàn thắng “mà không tốn một mũi tên” (Bình
Ngô đại cáo). Trong lúc quân địch bị bao vây khốn đốn, Nguyễn Trãi
lại gửi cho địch một bức thư như một tối hậu thư, nói rõ là mở
đường về cho chúng, trong ba ngày phải lên đường... đã làm lung
lay ý chí quân xâm lược, tạo điều kiện cho trận Xương Giang toàn thắng.
Trong
lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có những trận đánh xuất
sắc, tiêu biểu, kết thúc thắng lợi nhiều cuộc chiến tranh, mà trận Chi
Lăng - Xương Giang là một trong số đó. Nghệ thuật đánh địch đặc sắc, độc
đáo của ông cha ta trong trận Chi Lăng - Xương Giang xưa kia để lại
nhiều bài học quý báu vẫn còn nguyên giá trị; ngày nay cần tiếp tục
nghiên cứu để phát huy trong điều kiện mới./.
HÀ THÀNH
__________
[1]
- Trong cuộc xâm lược Đại Việt (tháng 01-1077), tướng Quách Quỳ
(nhà Tống) đã đi theo đường tắt, không qua Ải Chi Lăng.
Lễ hội chiến thắng Xương Giang
Lễ
hội Xương Giang được mở ra ở đất Bắc Giang bắt đầu vào năm 1998 và được
duy trì liên tục từ đó đến nay. Đây là lễ hội được xây dựng trên cơ sở
chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 của quân dân Đại Việt chống
lại và đập tan gần 10 vạn quân xâm lược Minh. Vì thế, lễ hội Xương Giang
là lễ hội phản ánh lịch sử hào hùng chống xâm lăng của dân tộc, thông
qua các hình tượng văn hoá ngay trên mảnh đất Xương Giang lịch sử. Lễ
hội được tổ chức vào ngày 6, 7 tháng Giêng âm lịch.
Trước
ngày khai hội, Tối mồng 5 tháng giêng, thanh niên tổ chức đốt lửa trại.
Họ nắm tay nhau, kết vòng tay lớn quanh đống lửa trại. Đêm hôm ấy, các
làng, các thôn, phường, xã cùng rậm rịch hầu như không ngủ. Mọi người
chuẩn bị cho cuộc hành rước hôm sau. Tại các đình, chùa, đền. miếu và
nhà văn hoá đèn đuốc suốt đêm để tới canh năm hôm sau tề chỉnh sắp hàng
ngũ, chiêng trống kéo về nơi khai hội.Đoàn
làng Kế lên đường với xa kiệu, ngựa, đưa đội quân tượng trưng đức thánh
Cao Sơn, Quý Minh về với lễ hội. Đoàn này lần lượt hội đủ các đội quân
hành rước của làng Tiêu, làng Kế, làng Vĩnh thành một đoàn tiến vào các
phố phường.
Đoàn
rước của làng Thành, làng Vẽ cũng đưa đồ rước của đức thánh Cao Sơn -
Qúy Minh tham dự. Vốn hai làng là hai lằng nằm kề bên phía cửu Bắc thành
Xương Giang. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh năm xưa, họ đã về
thành trên cót khiến cho quân thù bạt vía kinh hoàng tưởng quân ta có
thần nhân giúp đỡ một đêm đã dựng xong thành. Đoàn
rước của thôn Hoà Yên rầm rộ với tinh thần của tướng quân nhà nhà Lý
Lều Văn Minh đánh quân giặc Chiêm. Họ mang tới hội niềm kiêu hãnh bởi
cha anh xưa cũng có mặt trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Đoàn
rước của phường Đa Mai, phường Mĩ Độ lại tiến từ bờ nam sông Thương qua
cầu Bắc Giang tiến vào khu khai hội. Làng Đa Mai thờ hai bà công chúa
nhà Trần có công đánh giặc Nguyên thế kỷ XIII ngay tại khúc sông này nên
làng đã không rước kiệu mà rước thuyền với anh linh của hai bà. Họ có
một đội kỳ lân, sư tử do các bà đồn múa, rất hăng say và vui nhộn, đẹp
mắt. Người Mĩ Độ thì rước tượng đức thành hoàng với long đỉnh, bát bửu,
hương án…oai phong.
Lễ
dâng hương được tổ chức ở trung tâm khai hội rất long trọng. Ở đây, các
lễ chào cờ, lễ đọc diễn văn, đọc " Đại cáo bình Ngô ", lễ múa ra quân
được tiến hành. Giữa các lễ này đều có nhạc hiệu làm nền vang lên trầm
hùng và thức giục lòng người.
Sau
khi dâng hương, các đoàn rước trở về làng mình, làm lễ Am Vị đưa xếp
các đồ tế khí, kiệu, ngựa vào vị trí cũ. Riêng làng Thành và làng Vẽ
thì coi như đã bắt đầu vào hội lệ của làng mình. Cờ, kiệu, ngựa…được
đóng tại trước sân đình. ở khu vực đình, chùa hai làng, các trò vui được
tổ chức như: Đu, đu quay, cờ bỏi, cờ tướng, hát chèo nhà chùa, dâng
hương lễ phật, tế thành hoàng và có tổ chức hương ẩm tới ngày mồng 7
tháng Giêng mới dứt.
Lễ hội Xương Giang là lễ hội mới tổ chức lại. Hình thức khai hội thay đổi theo từng năm rất phong phú.
Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của đền Xương Giang
20:28 | 07/04/2017
(BGĐT)-
Đền Xương Giang, TP Bắc Giang là công trình kiến trúc đặc sắc, thuộc
khu vực thành Xương Giang trong chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang năm
1427. Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc thời Hậu Lê với
những chi tiết độc đáo thời hiện đại.
Với
mục đích tôn thờ, ca ngợi đức cao tổ hoàng đế Lê Lợi và vinh danh những
vị hiền thần đã có công trong chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang (1427),
sau nhiều đợt khảo sát và qua nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học địa
điểm chiến thắng Xương Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định xây dựng
ngôi đền Xương Giang tại phường Xương giang, TP Bắc Giang.
Theo
đó, tổng diện tích khu di tích lịch chiến thắng Xương Giang là 10 ha.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện (từ tháng 11-2015) đến nay, đền
Xương Giang hoàn thành gồm 3 tòa: Tiền bái, Thiêu hương và Chính cung.
Cổng tam quan uy nghi, bề thế với 3 lối vào. |
Nghi môn bằng đá được thể hiện theo lối tứ trụ kình thiên, bốn cột đá chống trời uy nghi, trầm mặc. Bức bình phong đá sau nghi môn có ý nghĩa để ngăn tà khí, đón gió lành. |
Bước đến toà Tiền tế ta sẽ được chiêm ngưỡng các kiến trúc theo phong cách thời Lê Nguyễn với đường nét chạm khắc tinh tế. |
Bàn thờ Thái tổ cao hoàng đế Lê Lợi trong tòa Chính cung, tại ban thờ có vua Lê Lợi ở tư thế ngồi, tượng đặt trên bệ đá dáng tượng uy nghi mà vẫn nhân từ, đức độ. |
Lầu chuông được thiết kế theo lối chồng diêm, tất cả gồm có 16 cột lớn nhỏ. Có hai lớp nền và một cầu thang gỗ 3 bậc lên xuống. Trên lầu treo đồ tế khí "chuông". |
Lầu trống, được thiết kế theo lối chồng diêm. Có hai lớp nền và một cầu thang gỗ 3 bậc lên xuống. Trên lầu treo đồ tế khí "trống". |
Một lối hành lang ở tòa Tiền bái với nghệ thuật chạm khắc cột đá tinh xảo, bắt mắt với hình ảnh "Tứ linh" linh thiêng. |
Công trình được thiết kế mang tính nhân văn thể hiện ở việc thiết kế lối đi cho người khuyết tật. Đây là chi tiết đặc sắc mà chưa một công trình nào có được. |
Với sự bề thế, uy nghi và độc đáo đền Xương Giang ngày càng thu hút nhiều khách thập đến tham quan. |
Nguyễn Loan - Trần Loan - Nguyễn Thuận
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét