MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 678
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 20/5/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 21/5/2017
Tin biển đông sáng 21/5/2017
tin quân sự
Giáo sư Mỹ gốc Việt khiến nước Mỹ kinh ngạc vì phát hiện SỐC
Ngậm ngùi kể lại sự việc này, bà Phạm Thị Nga
(vợ ông Phạm Văn Quân, người trồng diện tích chuối bị chặt hạ), cho biết
sự việc xảy ra rạng sáng 15-5, khi đó có hơn chục đối tượng mang theo
dao phay đến khu vực bãi đất trồng chuối của vợ chồng ông bà để chặt hạ.
Chỉ sau vài giờ đồng hồ, hơn 2.000 cây chuối tại khu vực này bị đốn ngã với thiệt hại mà bà Nga ước tính trên 1 tỉ đồng.
“Trong số hơn 2.000 cây bị chặt hạ thì có trên 1.000 cây đang ra quả sắp cho thu hoạch, những cây khác chỉ ít tháng nữa là lại cho thu nhập. Giờ thì cả khu bãi tan hoang cùng với bao công sức gia đình tôi bỏ ra đều đổ sông, đổ biển cả” - bà Nga rớm nước mắt.
Theo ông Phạm Văn Quân, khu vực bãi bồi này được gia đình ông khai hoang với tổng diện tích khoảng 20.000m2 kể từ năm 1989. Đến năm 2007 thì ông có lấy số đất này để “góp vốn” cùng một số người khác, trong đó có ông Nguyễn Văn Bính (ở cùng xã Cao Nhân) và ông Đỗ Văn Chí (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) thành lập công ty đóng và sửa chữa tàu.
“Từ khi thành lập năm 2008 đến nay công ty vẫn không hoạt động nên gia đình tôi mới tiếp tục trồng chuối và hoa màu để làm kinh tế” - ông Quân cho hay.
Năm 2016, ông Quân tá hỏa khi biết mảnh đất trước đây mình cất công khai hoang và sử dụng để góp cổ phần vào công ty giờ đã do ông Nguyễn Văn Bính đứng tên. Còn lại phần diện tích 33.894m2 đất ở khu vực khác, giáp cống Thái Lai, xã Cao Nhân thì ông Quân đứng tên.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 20-5, ông Đỗ Văn Chí - giám đốc Công ty Chí Linh - xác nhận có việc ông giao cho công nhân của công ty tổ chức dọn dẹp các cây chuối trên bãi đất mà công ty này đã được UBND huyện Thủy Nguyên cấp phép cho thuê với thời hạn 20 năm, tính từ năm 2010.
Theo ông Chí, từ tháng 6-2016, sau khi hoàn
thiện thủ tục xin chuyển quyền sử dụng đất, Công ty Chí Linh triển khai
dự án xây dựng hai xưởng sản xuất gạch nên đã chủ động nhiều lần yêu cầu
ông Quân dừng việc trồng chuối để trả lại mặt bằng cho công ty nhưng
ông Quân không thực hiện.
Cũng theo ông Chí, do ông Quân không trả lại mặt bằng cho công ty nên ông đã giao cho anh em công nhân của công ty chủ động dọn dẹp bằng cách chặt hạ các cây chuối để máy móc thi công có thể vào được.
Xác minh bước đầu về sự việc này của Công an huyện Thủy Nguyên cho biết vào khoảng 2h ngày 15-5, hơn chục người mang theo dao phay đã tiến hành chặt hạ hơn 2.000 cây chuối mà gia đình ông Quân trồng tại khu vực bãi bồi ngoài đê xóm 2, thôn Thái Lai, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên.
Khi nhóm người trên đang chặt cây thì ông Phạm Văn Quân có ra ngăn cản, tuy nhiên nhóm người vẫn chặt phá các loại cây trên diện tích 13.874m2. Thống kê sơ bộ có 2.256 cây chuối các loại bị chặt ngang thân, 12 cây nhãn con, 2 cây cau con bị chặt hạ.
Theo công an huyện, sau khi nhận được thông tin về sự việc trên thì lực lượng công an xã Cao Nhân phối hợp cùng với công an huyện đã đưa 11 người về trụ sở UBND xã để giải quyết, thu giữ tại hiện trường 11 con dao mà nhóm người trên dùng để chặt cây.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đang tập trung làm rõ nguồn gốc đất cùng các thủ tục liên quan trong vấn đề góp vốn, tranh chấp về quyền sử dụng đất để làm rõ vụ việc.
TIẾN THẮNG
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Tại TP.HCM, theo Savills, trong năm 2016, chỉ số giá nhà ở tăng đáng kể do có nhiều dự án trung và cao cấp gia nhập thị trường trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, tăng trưởng có dấu hiệu chững lại vào Q1/2017 với chỉ số đạt 92 điểm, không đổi theo quý và tăng 1 điểm theo năm.
Sau
khi ghi nhận lượng giao dịch kỷ lục trong 5 năm qua tại Q4/2016, số
căn hấp thụ trong Q1/2017 giảm -13% theo quý. Tỉ lệ hấp thụ trung bình
giảm -1 điểm phần trăm so với quý trước, do lượng giao dịch Hạng A và B
giảm lần lượt -50% và -35% theo quý. Trong khi đó Hạng C hoạt động tốt,
với số căn bán tăng 10% theo quý, chiếm 62% tổng lượng giao dịch.
Xu hướng phát triển mới tập trung tại khu Tây thành phố gồm các quận 6,8, Tân Phú và Bình Tân với hàng loạt các dự án Hạng C tương lai. Quỹ đất có sẵn và cơ sở hạ tầng được cải thiện là nhân tố then chốt cho sự phát triển khu vực
Tại Hà Nội, trong Q1/2017, chỉ số giá nhà ở đạt 106,6 điểm, giảm dưới 1 điểm theo quý và theo năm. Giá bán trung bình đạt mức 27,4 triệu VND/m2 do giá thứ cấp giảm ở một số dự án bởi áp lực tăng nguồn cung.
Tỷ lệ hấp thụ trên thị trường sơ cấp đạt khoảng 27%, giảm -4 điểm % theo quý và giảm -8 điểm % theo năm do nguồn cung lớn. Khoảng 6.460 căn đã bán trong quý này, giảm -2% theo quý nhưng tăng 15% theo năm.
Quốc Tuấn
Tuổi Trẻ điểm danh các loại chi phí, trong đó có nhiều loại phí cao đến không ngờ...
Cụ thể, ông Lâm Đại Vinh (Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh, TP.HCM) cho biết cước vận chuyển một container từ cảng Vict ở quận 7 bằng xe đầu kéo đi Vũng Tàu hiện là 5,2 triệu đồng.
Trong khi đó, một công ty chuyên vận chuyển hàng đi Singapore cho biết giá vận chuyển hàng đường biển phân theo khối lượng nhưng giá thường chỉ tầm 1 - 2 triệu đồng.
Với khoảng cách chỉ tầm 120km đi Vũng Tàu giá quá cao, theo ông Lâm Đại Vinh, vì để tới Vũng Tàu xe phải qua trạm thu phí như Phú Mỹ, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 51 với giá vé đã hơn 1,2 triệu đồng.
Bên cạnh đó còn chi phí giao nhận hàng tại cảng khoảng 100.000 đồng/container, tiền công tài xế 700.000 đồng/chuyến, xăng dầu đơn giá hiện là 1,2 triệu đồng/chuyến, chưa kể tiền phát sinh “không tên”...
Tổng cộng chi phí đã hơn 3,2 triệu. Cộng tiền khấu hao xe và lợi nhuận cho doanh nghiệp, tổng cước là 5,2 triệu đồng.
Ông Vinh cho biết việc vận chuyển hàng qua Thái Lan bằng đường biển hiện nay chỉ khoảng 5 - 10 USD/container.
Quá đắt cho 100km
Theo bà Dương Nga - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt 10/10, chi phí hai chiều xuất, nhập khẩu cho mỗi container hàng 40 feet hiện lên tới trên 1.800 USD.
Trong đó, chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về các điểm sản xuất của doanh nghiệp (ở Hà Nội và một số nơi khác) có mức trung bình 500 - 600 USD (khoảng 10 - 13 triệu đồng).
Cùng chung nỗi bức xúc, bà Lương Thúy Thuận, trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty CP Tập đoàn Sunhouse, dẫn chứng nếu như vận chuyển một container hàng từ cảng Quảng Châu - Trung Quốc về Hải Phòng chỉ mất 3 triệu, thì chi phí vận chuyển cho một container hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội (khoảng 100km) mà doanh nghiệp của bà chi trả lên khoảng 6 triệu đồng.
“Các khoản chi phí vận tải đang chiếm khoảng 6% tổng chi phí giá thành, lại liên tục tăng lên đang tạo ra nhiều sức ép, khiến sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường” - bà Thuận nói.
Ngoài cước vận tải, bà Thuận công nhận có rất nhiều khoản phí phát sinh liên tục tăng, như phí cân container, phụ phí xăng dầu... cộng thêm chi phí vận chuyển nội địa cũng đang là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phan Thị Thanh Xuân, tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, dẫn số liệu của Diễn đàn Kinh tế tư nhân cho biết thêm chỉ riêng quyết định thu thêm phí xây dựng cơ sở hạ tầng mà UBND TP Hải Phòng vừa đưa ra, đã khiến khoảng 27% doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận trên 15%.
Cần hành động
Theo ông Lê Văn Tiến - chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường bộ Hải Phòng, gánh nặng chi phí chính mà chủ hàng phải chịu tập trung ở giá cước vận tải. Tuy nhiên, để giảm được giá cước đòi hỏi phải đồng bộ nhiều giải pháp đi kèm. Bởi cước phí hiện nay so với trước đã giảm đi khá nhiều vì lượng xe tăng cao.
Đồng quan điểm với ông Tiến, một đại diện doanh nghiệp vận tải khác ở Hải Phòng cho rằng bên cạnh những giải pháp đồng bộ này thì rõ ràng cần phải xử lý dứt điểm được nạn phí “không biên lai”, mà nhiều lãnh đạo đã công nhận gọi là “chi phí không chính thức”.
Nếu dẹp được nạn phí này, vị doanh nhân trên cho rằng chủ hàng sẽ tiết kiệm được từ 20 - 30% trong tổng chi phí phải bỏ ra...
Ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cho rằng so sánh chi phí giữa đường bộ và đường biển là khập khiễng, vì phương thức vận tải khác, giá thành sẽ khác.
Ông Quản cũng cho biết một xe container khi đi vận chuyển tốn nhiều chi phí vận chuyển điều hành, phí cầu đường... Tàu biển thì từ TP.HCM qua Singapore không mất phí gì.
Một số chuyên gia, doanh nghiệp đồng tình quan điểm trên nhưng cho rằng vẫn cần có hành động và mong Thủ tướng cũng như cơ quan chức năng quan tâm, giảm thiểu chi phí không chính thức, không hợp lý. Vì việc so sánh phí vận chuyển Hà Nội - Hải Phòng đắt hơn chuyển từ Hàn Quốc về Hải Phòng; hay chuyển hàng từ TP.HCM đi Vũng Tàu đắt hơn đi Singapore cho thấy chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam còn ở mức cao.
Dù đường biển vận chuyển lượng hàng nhiều hơn, chi phí thường rẻ hơn, nhưng chủ tàu cũng phải chịu không ít chi phí như cảng biển, hoa tiêu, bảo hiểm, rồi tiền khấu hao cao do chi phí đầu tư lớn...
CÔNG TRUNG - NGỌC AN - TIẾN THẮNG
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Dù vậy, truyền thông Anh cho biết chấn thương gối Ibrahimovic gặp phải tháng trước sẽ khiến anh xa sân cỏ đến tận năm sau. Mới đây, HLV Jose Mourinho cũng xác nhận cậu học trò sẽ cùng đội tham dự trận chung kết Europa League, nhưng không nói rõ với tư cách ra sao.
Trận đấu gặp Ajax (25/5) mang ý nghĩa rất quan trọng với MU, nó quyết định tấm vé thông hành đến đấu trường UEFA Champions League mùa tới. Ở giải quốc nội, đội chủ sân Old Trafford chắc chắn kết thúc ở vị trí thứ 6.
Dân trí Cuộc hội đàm song phương đầu tiên về Biển Đông
giữa Trung Quốc và Phillippines diễn ra song không đạt được thỏa thuận
đáng kể nào, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết.
Ngày 19/5, Trung Quốc và Philippines đã kết thúc phiên họp đầu tiên
trong khuôn khổ cơ chế tham vấn song phương về vấn đề Biển Đông tại
thành phố Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu, Trung Quốc nhưng không đạt
được bước tiến đột phá. Cuộc họp diễn ra sau khi Bắc Kinh lớn tiếng cảnh
báo về “khả năng chiến tranh” nếu Manila làm theo phán quyết về Biển
Đông của Tòa quốc tế và khoan dầu ở vùng tranh chấp.
Phiên họp do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Santa Romana đồng chủ trì.
Đại sứ Santa Romana cho biết trong cuộc họp kéo dài 3 tiếng, hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến Biển Đông song chưa đạt được thỏa thuận nào đáng kể. Trung Quốc và Philippines nhất trí sẽ tổ chức các phiên tham với tần suất 2 lần/năm nhằm “tạo cơ hội để trao đổi quan điểm” về Biển Đông.
“Mục đích của cơ chế tham vấn song phương là nhằm thảo luận các vấn đề tranh chấp. Chúng tôi (Philippines) không áp đặt phía Trung Quốc mà chỉ muốn thể hiện vai trò và vị thế của Philippines”, Đại sứ Santa Romana cho biết. Đại sứ Romana tiết lộ hai bên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc gặp nữa trước cuối năm nay tại Philippines.
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, phái đoàn Trung Quốc cho biết hai bên đã trao đổi quan điểm về tầm quan trọng của việc thể hiện sự quan ngại và giải quyết các tranh chấp và sự cố trên Biển Đông theo một cách phù hợp.
Cuộc tham vấn song phương đầu tiên về Biển Đông giữa Bắc Kinh và Manila diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông tới Bắc Kinh tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường hồi đầu tuần này.
Tổng thống Duterte cho biết ông cũng đã thảo luận kín với Chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề Biển Đông, trong đó bày tỏ ý định cho tiến hành khoan dầu ở một khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo rằng: “Chúng ta là bạn và chúng tôi không muốn tranh cãi. Chúng tôi muốn duy trì quan hệ nồng ấm nhưng nếu các ông cố ý làm điều đó, chúng ta sẽ đi tới chiến tranh”.
Tổng thống Duterte cũng cho biết thêm phía Trung Quốc không muốn thảo luận về phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò”. Bắc Kinh cho rằng vấn đề này sẽ được bàn luận trong tương lai nhưng “không phải lúc này”. Hiện Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận gì về phát biểu của ông Duterte.
Họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 20/5/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 21/5/2017
tin quân sự
Giáo sư Mỹ gốc Việt khiến nước Mỹ kinh ngạc vì phát hiện SỐC
Chặt hơn 2.000 cây chuối vì trồng trên đất doanh nghiệp?
TTO - Hơn 2.000 cây chuối bị
chặt hạ nằm ngổn ngang tại khu vực bãi đất bồi ven sông Cấm thuộc địa
bàn xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.
Con trai ông Quân thẫn thờ thu gom những buồng chuối non sắp được thu hoạch - Ảnh: Tiến Thắng |
Chỉ sau vài giờ đồng hồ, hơn 2.000 cây chuối tại khu vực này bị đốn ngã với thiệt hại mà bà Nga ước tính trên 1 tỉ đồng.
“Trong số hơn 2.000 cây bị chặt hạ thì có trên 1.000 cây đang ra quả sắp cho thu hoạch, những cây khác chỉ ít tháng nữa là lại cho thu nhập. Giờ thì cả khu bãi tan hoang cùng với bao công sức gia đình tôi bỏ ra đều đổ sông, đổ biển cả” - bà Nga rớm nước mắt.
Theo ông Phạm Văn Quân, khu vực bãi bồi này được gia đình ông khai hoang với tổng diện tích khoảng 20.000m2 kể từ năm 1989. Đến năm 2007 thì ông có lấy số đất này để “góp vốn” cùng một số người khác, trong đó có ông Nguyễn Văn Bính (ở cùng xã Cao Nhân) và ông Đỗ Văn Chí (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) thành lập công ty đóng và sửa chữa tàu.
“Từ khi thành lập năm 2008 đến nay công ty vẫn không hoạt động nên gia đình tôi mới tiếp tục trồng chuối và hoa màu để làm kinh tế” - ông Quân cho hay.
Năm 2016, ông Quân tá hỏa khi biết mảnh đất trước đây mình cất công khai hoang và sử dụng để góp cổ phần vào công ty giờ đã do ông Nguyễn Văn Bính đứng tên. Còn lại phần diện tích 33.894m2 đất ở khu vực khác, giáp cống Thái Lai, xã Cao Nhân thì ông Quân đứng tên.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 20-5, ông Đỗ Văn Chí - giám đốc Công ty Chí Linh - xác nhận có việc ông giao cho công nhân của công ty tổ chức dọn dẹp các cây chuối trên bãi đất mà công ty này đã được UBND huyện Thủy Nguyên cấp phép cho thuê với thời hạn 20 năm, tính từ năm 2010.
Thống kê sơ bộ cho thấy hơn 2.000 cây chuối mà gia đình ông Quân đã trồng bị chặt hạ - Ảnh: Tiến Thắng |
Cũng theo ông Chí, do ông Quân không trả lại mặt bằng cho công ty nên ông đã giao cho anh em công nhân của công ty chủ động dọn dẹp bằng cách chặt hạ các cây chuối để máy móc thi công có thể vào được.
Xác minh bước đầu về sự việc này của Công an huyện Thủy Nguyên cho biết vào khoảng 2h ngày 15-5, hơn chục người mang theo dao phay đã tiến hành chặt hạ hơn 2.000 cây chuối mà gia đình ông Quân trồng tại khu vực bãi bồi ngoài đê xóm 2, thôn Thái Lai, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên.
Khi nhóm người trên đang chặt cây thì ông Phạm Văn Quân có ra ngăn cản, tuy nhiên nhóm người vẫn chặt phá các loại cây trên diện tích 13.874m2. Thống kê sơ bộ có 2.256 cây chuối các loại bị chặt ngang thân, 12 cây nhãn con, 2 cây cau con bị chặt hạ.
Theo công an huyện, sau khi nhận được thông tin về sự việc trên thì lực lượng công an xã Cao Nhân phối hợp cùng với công an huyện đã đưa 11 người về trụ sở UBND xã để giải quyết, thu giữ tại hiện trường 11 con dao mà nhóm người trên dùng để chặt cây.
Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đang tập trung làm rõ nguồn gốc đất cùng các thủ tục liên quan trong vấn đề góp vốn, tranh chấp về quyền sử dụng đất để làm rõ vụ việc.
Giải mã ngôi mộ cổ ai đi vào cũng phải cúi mình ở Sài Gòn
Thứ Bảy, ngày 20/05/2017 15:00 PM (GMT+7)
Rộng hơn 7,5 mét, dài 11 mét, nằm giữa công viên Tao Đàn, ngôi mộ nhà
họ Lâm được xây dựng cách đây cả trăm năm và là một trong những ngôi mộ
cổ ở Sài Gòn.
Phát hiện ngôi mộ cổ độc đáo trong vườn nhà dân
Phát hiện 2 ngôi mộ cổ cạnh trường mầm non
Choáng ngợp ngôi mộ cổ kiến trúc Pháp giữa lòng Sài Gòn
Phát hiện 2 ngôi mộ cổ cạnh trường mầm non
Choáng ngợp ngôi mộ cổ kiến trúc Pháp giữa lòng Sài Gòn
Ngôi mộ nằm cách đường Trương Định (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) rộng khoản 30m2, bên trong khuôn viên công viên Tao Đàn.
Theo các tài liệu Sài Gòn xưa, mộ phần là nơi chôn cất của vợ chồng một người Việt gốc Hoa họ Lâm.
Lối vào khu mộ
Mặt trước
ngôi mộ có cổng với ô cửa vào mộ cao 1,4m. Người muốn vào thăm mộ buộc
phải cúi người, tương truyền theo tính toán, ô cửa thấp có ngụ ý người
vào viếng phải cúi đầu trước người đã khuất.
Bên trong
quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ
Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là
ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã (chưa xác định
năm sinh, năm mất). Từ dòng chữ trên bia "Đại Nam” ngôi mộ có thể được
xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.
Chui qua
vòm cổng, sát vách tường bao bên phải có một mộ nhỏ, tương truyền là của
thuộc tướng bị bại trận đã tự sát chôn theo chủ nhân mộ chính
Phần nóc mộ hoa văn không còn rõ, cứ một vài năm một lần, khu lăng mộ lại được quét dọn sơn phết.
Hai ngôi
mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát
mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng).
Ngôi mộ cổ này rộng hơn 7,5m và dài hơn 11m.
Ông Lâm
Tam Lang được một số tài liệu xác định là ông tổ có hậu duệ đời thứ 4 là
cụ Lâm Quang Ky - Phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hậu
duệ đời thứ bảy là ông Lâm Đình Phùng lại không theo nghiệp binh đao,
là nhạc sĩ Lam Phương, bắt đầu sáng tác nhạc khi mới 13 tuổi.
Ngày
10.4.2014, UBND TP quyết định công nhận mộ cổ họ Lâm là di tích lịch sử
cấp thành phố vì một “Tổng thể công trình kiến trúc được bảo tồn tương
đối nguyên vẹn. Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn
và kiến trúc đẹp còn lại ở TP.HCM”.
Khi mở chiếc quan tài, người dân giật mình trông thấy thi thể còn nguyên vẹn và bốc ra mùi thơm của tinh dầu quý.
Bất động sản Hà Nội, Sài Gòn cùng giảm nhiệt
18/05/2017 05:00 GMT+7
-Chỉ
số giá Bất động sản, thanh khoản hai thị trường chính là TP.HCM và Hà
Nội, do Savills Việt Nam vừa công bố, cho thấy đà suy giảm vẫn đang tiếp
tục.Tại TP.HCM, theo Savills, trong năm 2016, chỉ số giá nhà ở tăng đáng kể do có nhiều dự án trung và cao cấp gia nhập thị trường trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, tăng trưởng có dấu hiệu chững lại vào Q1/2017 với chỉ số đạt 92 điểm, không đổi theo quý và tăng 1 điểm theo năm.
Xu hướng phát triển mới tập trung tại khu Tây thành phố gồm các quận 6,8, Tân Phú và Bình Tân với hàng loạt các dự án Hạng C tương lai. Quỹ đất có sẵn và cơ sở hạ tầng được cải thiện là nhân tố then chốt cho sự phát triển khu vực
Tại Hà Nội, trong Q1/2017, chỉ số giá nhà ở đạt 106,6 điểm, giảm dưới 1 điểm theo quý và theo năm. Giá bán trung bình đạt mức 27,4 triệu VND/m2 do giá thứ cấp giảm ở một số dự án bởi áp lực tăng nguồn cung.
Tỷ lệ hấp thụ trên thị trường sơ cấp đạt khoảng 27%, giảm -4 điểm % theo quý và giảm -8 điểm % theo năm do nguồn cung lớn. Khoảng 6.460 căn đã bán trong quý này, giảm -2% theo quý nhưng tăng 15% theo năm.
Quốc Tuấn
Nghịch lý chở hàng từ TP.HCM đi Vũng Tàu đắt hơn đi Singapore
TTO - Câu chuyện cước vận chuyển
một container từ Hải Phòng lên Hà Nội đắt hơn chuyển từ Hàn Quốc, Trung
Quốc về Việt Nam được đưa ra tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp.
Tại sao lại đắt vậy?
Xe container nối đuôi nhau ra vào tại khu vực cảng 128, TP Hải Phòng - Ảnh: TIẾN THẮNG |
TP.HCM đi Vũng Tàu
đắt hơn sang Singapore
Nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết chi phí vận chuyển một container từ TP.HCM đi Vũng Tàu vẫn đắt hơn sang Singapore.Cụ thể, ông Lâm Đại Vinh (Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh, TP.HCM) cho biết cước vận chuyển một container từ cảng Vict ở quận 7 bằng xe đầu kéo đi Vũng Tàu hiện là 5,2 triệu đồng.
Trong khi đó, một công ty chuyên vận chuyển hàng đi Singapore cho biết giá vận chuyển hàng đường biển phân theo khối lượng nhưng giá thường chỉ tầm 1 - 2 triệu đồng.
Với khoảng cách chỉ tầm 120km đi Vũng Tàu giá quá cao, theo ông Lâm Đại Vinh, vì để tới Vũng Tàu xe phải qua trạm thu phí như Phú Mỹ, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 51 với giá vé đã hơn 1,2 triệu đồng.
Bên cạnh đó còn chi phí giao nhận hàng tại cảng khoảng 100.000 đồng/container, tiền công tài xế 700.000 đồng/chuyến, xăng dầu đơn giá hiện là 1,2 triệu đồng/chuyến, chưa kể tiền phát sinh “không tên”...
Tổng cộng chi phí đã hơn 3,2 triệu. Cộng tiền khấu hao xe và lợi nhuận cho doanh nghiệp, tổng cước là 5,2 triệu đồng.
Ông Vinh cho biết việc vận chuyển hàng qua Thái Lan bằng đường biển hiện nay chỉ khoảng 5 - 10 USD/container.
Chi phí vận chuyển một container từ TP.HCM đi Vũng Tàu của một doanh nghiệp - Đồ họa: TẤN ĐẠT |
Theo bà Dương Nga - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt 10/10, chi phí hai chiều xuất, nhập khẩu cho mỗi container hàng 40 feet hiện lên tới trên 1.800 USD.
Trong đó, chi phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về các điểm sản xuất của doanh nghiệp (ở Hà Nội và một số nơi khác) có mức trung bình 500 - 600 USD (khoảng 10 - 13 triệu đồng).
Cùng chung nỗi bức xúc, bà Lương Thúy Thuận, trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty CP Tập đoàn Sunhouse, dẫn chứng nếu như vận chuyển một container hàng từ cảng Quảng Châu - Trung Quốc về Hải Phòng chỉ mất 3 triệu, thì chi phí vận chuyển cho một container hàng từ Hải Phòng lên Hà Nội (khoảng 100km) mà doanh nghiệp của bà chi trả lên khoảng 6 triệu đồng.
“Các khoản chi phí vận tải đang chiếm khoảng 6% tổng chi phí giá thành, lại liên tục tăng lên đang tạo ra nhiều sức ép, khiến sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường” - bà Thuận nói.
Ngoài cước vận tải, bà Thuận công nhận có rất nhiều khoản phí phát sinh liên tục tăng, như phí cân container, phụ phí xăng dầu... cộng thêm chi phí vận chuyển nội địa cũng đang là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phan Thị Thanh Xuân, tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam, dẫn số liệu của Diễn đàn Kinh tế tư nhân cho biết thêm chỉ riêng quyết định thu thêm phí xây dựng cơ sở hạ tầng mà UBND TP Hải Phòng vừa đưa ra, đã khiến khoảng 27% doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận trên 15%.
Cần hành động
Theo ông Lê Văn Tiến - chủ tịch Hiệp hội Vận tải đường bộ Hải Phòng, gánh nặng chi phí chính mà chủ hàng phải chịu tập trung ở giá cước vận tải. Tuy nhiên, để giảm được giá cước đòi hỏi phải đồng bộ nhiều giải pháp đi kèm. Bởi cước phí hiện nay so với trước đã giảm đi khá nhiều vì lượng xe tăng cao.
Đồng quan điểm với ông Tiến, một đại diện doanh nghiệp vận tải khác ở Hải Phòng cho rằng bên cạnh những giải pháp đồng bộ này thì rõ ràng cần phải xử lý dứt điểm được nạn phí “không biên lai”, mà nhiều lãnh đạo đã công nhận gọi là “chi phí không chính thức”.
Nếu dẹp được nạn phí này, vị doanh nhân trên cho rằng chủ hàng sẽ tiết kiệm được từ 20 - 30% trong tổng chi phí phải bỏ ra...
Ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cho rằng so sánh chi phí giữa đường bộ và đường biển là khập khiễng, vì phương thức vận tải khác, giá thành sẽ khác.
Ông Quản cũng cho biết một xe container khi đi vận chuyển tốn nhiều chi phí vận chuyển điều hành, phí cầu đường... Tàu biển thì từ TP.HCM qua Singapore không mất phí gì.
Một số chuyên gia, doanh nghiệp đồng tình quan điểm trên nhưng cho rằng vẫn cần có hành động và mong Thủ tướng cũng như cơ quan chức năng quan tâm, giảm thiểu chi phí không chính thức, không hợp lý. Vì việc so sánh phí vận chuyển Hà Nội - Hải Phòng đắt hơn chuyển từ Hàn Quốc về Hải Phòng; hay chuyển hàng từ TP.HCM đi Vũng Tàu đắt hơn đi Singapore cho thấy chi phí vận tải đường bộ ở Việt Nam còn ở mức cao.
Dù đường biển vận chuyển lượng hàng nhiều hơn, chi phí thường rẻ hơn, nhưng chủ tàu cũng phải chịu không ít chi phí như cảng biển, hoa tiêu, bảo hiểm, rồi tiền khấu hao cao do chi phí đầu tư lớn...
Cần kiểm soát mức tăng chi phí
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban pháp
chế VCCI, cho rằng muốn giảm chi phí phải kiểm soát được mức tăng chi
phí. Hiện nay có nhiều mức chi phí tăng như bảo hiểm xã hội, phí thuê
đất đai tăng từ 4 - 10 lần, hoặc phí đường bộ, giá nhân công...“Kiểm soát không có nghĩa là Nhà nước nói rằng không được tăng, nhưng có thể giảm bằng cách tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, nâng cao vai trò của thị trường” - ông Tuấn nói và đề nghị những thị trường quan trọng như xăng dầu, điện cần tạo cạnh tranh nhiều hơn để giảm chi phí... |
"Sóng" cao gần 2m trên phố Sài Gòn sau cơn mưa như trút nước
Thứ Bảy, ngày 20/05/2017 19:31 PM (GMT+7)
Sự kiện:
Thời sự
Cơn mưa như trút nước đổ xuống Sài Gòn khiến hàng loạt tuyến đường
ngập sâu và tạo thành sóng cao gần 2m mỗi khi có ô tô chạy qua.
Sài Gòn đâu chỉ có khói bụi, kẹt xe, ngập nước
Trời không mưa, nhiều nơi ở Cần Thơ vẫn ngập nước
Mưa “giải nhiệt” Sài Gòn, nhiều tuyến đường ngập nước
Trời không mưa, nhiều nơi ở Cần Thơ vẫn ngập nước
Mưa “giải nhiệt” Sài Gòn, nhiều tuyến đường ngập nước
Chiều
20.5, cơn mưa như trút nước đổ xuống TP.HCM làm hàng loạt tuyến đường
thành “sông”. Tại khu vực đường Trường Sơn (quận Tân Bình) cửa ngõ sân
bay Tân Sơn Nhất nước ngập gần nửa bánh xe máy, việc lưu thông của người
dân rất khó khăn.
Khu vực đường Hậu Giang (quận Tân Bình) cũng bị ngập sâu
Người đi xe máy rẽ sóng nước trên đường để về nhà chiều cuối tuần
Khu vực
đường Trần Quốc Hoàn đoạn giáp với Trường Sơn (quận Tân Bình) xe ô tô
phóng với tốc độ nhanh tạo thành “sóng” nước rất cao
Người đi xe máy la ó tài xế ô tô chạy chậm lại vì lãnh đủ nước tạt vào người.
Đường
Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức) cũng bị ngập sâu trong cơn mưa 1 giờ đồng
hồ vào chiều nay. Do ảnh hưởng của cơn mưa các tuyến đường như Kha Vạn
Cân, Võ Văn Ngân, Nguyễn Xí (quận Thủ Đức)…cũng bị ngập nặng.
Người dân “bơi” về nhà chiều cuối tuần
Nước ngập trắng đường
Tại khu
vực Quốc lộ 1 kéo dài từ cầu vượt Trạm 2 đến cổng trường Đại học Nông
Lâm TP nước ngập cả hai làn đường xe máy và ô tô khiến các phương tiện
di chuyển rất khó khăn.
Cặp đôi tay trong tay vượt “sông” trên đường
Nhiều em nhỏ vui đùa trong nước ngập ở đường Trần Nhân Tôn (quận 10)
Giao thông bắt đầu rối loạn sau khi cơn mưa tạnh
Cả trăm người Sài Gòn đậu xe trên đường hàng giờ đồng hồ không dám về nhà vì sợ xe chết máy do đường ngập nước...
Ibrahimovic mang tin bất ngờ cho MU
Báo ManchesterEveningNews gây sốc khi cho biết tiền đạo Zlatan
Ibrahimovic nói bóng gió với người hâm mộ MU rằng anh đã "sẵn sàng cho
trận chung kết Europa League".
Theo đó, tác giả 28 bàn thắng trên mọi mặt trận mùa này đăng trên
Instagram đoạn clip ghi lại hình ảnh bước vào quá trình hồi phục chấn
thương. Khoác trên mình chiếc áo đấu "Quỷ đỏ", chân sút người Thụy Điển
nhẹ nhàng thực hiện bài tập đi lại dưới hồ bơi.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Ibrahimovic ghi thêm dòng chú thích: "Sẵn sàng cho trận chung kết". Điều này nhanh chóng khiến người hâm mộ MU phấn khích. Họ tin điều kỳ diệu có thể xảy ra với tiền đạo 35 tuổi.
Đâu đó đồn thổi thông điệp của Ibrahimovic gợi ý cho một sự trở lại
khi "Quỷ đỏ" thư hùng với Ajax. Dù vậy, cũng có quan điểm số 9 sẽ tái
xuất, nhưng với tư cách khách mời ở trận chung kết Europa League.
Tháng trước, cựu sao Inter và Barca trấn an người hâm mộ đội bóng áo đỏ bằng thông báo bản thân "đã được chữa trị khỏi chấn thương và cảm thấy mạnh mẽ hơn". Người đại diện Mino Raiola của Ibrahimovic sau đó cũng tiết lộ ê-kíp bác sĩ rất kinh ngạc với thể trạng ngôi sao này.
"Đầu gối của anh ta khỏe đến nỗi các bác sĩ phải thốt lên họ chưa từng thấy ca như thế bao giờ. Ibrahimovic sở hữu cái gối trong tình trạng rất khó tin, đặc biệt với một cầu thủ đã chơi bóng 20 năm.
Nó hoàn toàn "trống trơn" và không hề có dấu tích bị hủy hoại theo thời gian", Mino Raiola cho biết.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Ibrahimovic ghi thêm dòng chú thích: "Sẵn sàng cho trận chung kết". Điều này nhanh chóng khiến người hâm mộ MU phấn khích. Họ tin điều kỳ diệu có thể xảy ra với tiền đạo 35 tuổi.
Hình ảnh Ibrahimovic tập đi lại dưới hồ bơi. Ảnh: Instagram. |
Tháng trước, cựu sao Inter và Barca trấn an người hâm mộ đội bóng áo đỏ bằng thông báo bản thân "đã được chữa trị khỏi chấn thương và cảm thấy mạnh mẽ hơn". Người đại diện Mino Raiola của Ibrahimovic sau đó cũng tiết lộ ê-kíp bác sĩ rất kinh ngạc với thể trạng ngôi sao này.
"Đầu gối của anh ta khỏe đến nỗi các bác sĩ phải thốt lên họ chưa từng thấy ca như thế bao giờ. Ibrahimovic sở hữu cái gối trong tình trạng rất khó tin, đặc biệt với một cầu thủ đã chơi bóng 20 năm.
Nó hoàn toàn "trống trơn" và không hề có dấu tích bị hủy hoại theo thời gian", Mino Raiola cho biết.
Dù vậy, truyền thông Anh cho biết chấn thương gối Ibrahimovic gặp phải tháng trước sẽ khiến anh xa sân cỏ đến tận năm sau. Mới đây, HLV Jose Mourinho cũng xác nhận cậu học trò sẽ cùng đội tham dự trận chung kết Europa League, nhưng không nói rõ với tư cách ra sao.
Trận đấu gặp Ajax (25/5) mang ý nghĩa rất quan trọng với MU, nó quyết định tấm vé thông hành đến đấu trường UEFA Champions League mùa tới. Ở giải quốc nội, đội chủ sân Old Trafford chắc chắn kết thúc ở vị trí thứ 6.
Trung Quốc, Philippines không đạt tiến triển đột phá trong hội đàm song phương về Biển Đông
Dân trí Cuộc hội đàm song phương đầu tiên về Biển Đông
giữa Trung Quốc và Phillippines diễn ra song không đạt được thỏa thuận
đáng kể nào, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết.
>> Tổng thống Duterte: Trung Quốc dọa chiến tranh nếu Philippines khoan dầu ở Biển Đông
Trung Quốc -Philippines lần đầu họp về cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông tại Quý Châu, Trung Quốc (Ảnh: Xinhua)
Phiên họp do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Santa Romana đồng chủ trì.
Đại sứ Santa Romana cho biết trong cuộc họp kéo dài 3 tiếng, hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến Biển Đông song chưa đạt được thỏa thuận nào đáng kể. Trung Quốc và Philippines nhất trí sẽ tổ chức các phiên tham với tần suất 2 lần/năm nhằm “tạo cơ hội để trao đổi quan điểm” về Biển Đông.
“Mục đích của cơ chế tham vấn song phương là nhằm thảo luận các vấn đề tranh chấp. Chúng tôi (Philippines) không áp đặt phía Trung Quốc mà chỉ muốn thể hiện vai trò và vị thế của Philippines”, Đại sứ Santa Romana cho biết. Đại sứ Romana tiết lộ hai bên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc gặp nữa trước cuối năm nay tại Philippines.
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, phái đoàn Trung Quốc cho biết hai bên đã trao đổi quan điểm về tầm quan trọng của việc thể hiện sự quan ngại và giải quyết các tranh chấp và sự cố trên Biển Đông theo một cách phù hợp.
Cuộc tham vấn song phương đầu tiên về Biển Đông giữa Bắc Kinh và Manila diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông tới Bắc Kinh tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường hồi đầu tuần này.
Tổng thống Duterte cho biết ông cũng đã thảo luận kín với Chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề Biển Đông, trong đó bày tỏ ý định cho tiến hành khoan dầu ở một khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo rằng: “Chúng ta là bạn và chúng tôi không muốn tranh cãi. Chúng tôi muốn duy trì quan hệ nồng ấm nhưng nếu các ông cố ý làm điều đó, chúng ta sẽ đi tới chiến tranh”.
Tổng thống Duterte cũng cho biết thêm phía Trung Quốc không muốn thảo luận về phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ “đường lưỡi bò”. Bắc Kinh cho rằng vấn đề này sẽ được bàn luận trong tương lai nhưng “không phải lúc này”. Hiện Bắc Kinh chưa đưa ra bình luận gì về phát biểu của ông Duterte.
Nhật Minh
Theo SCMP
Tình hình phức tạp trên bán đảo Triều Tiên
(ANTV) - Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triểu Tiên xảy ra cuối tuần qua
trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng gia tăng
và Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mới nhậm chức. Các bên liên quan
như Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ), Mỹ, Nga, Hàn Quốc đã ngay lập tức có
những ý kiến trái chiều về vụ việc này.
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên - Những ý kiến trái chiều
Ngày 14/5, Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo mà nước này tuyên bố là đã thành công. Đây là một loại tên lửa mới - đạn đạo chiến lược đất đối đất tầm trung Hwasong-12 có thể gắn đầu đạn hạt nhân. Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), tên lửa đã được phóng ở góc cao nhất nhằm đảm bảo an ninh cho các nước láng giềng. Tên lửa này bay được 787km và đạt độ cao 2.111,5km trước khi rơi xuống vùng biển gần Nga.
Trước sự chỉ trích của HĐBA LHQ về các vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất, Triều Tiên đã ngay lập tức phản ứng, đồng thời khẳng định quyền phòng vệ của nước này:
Nhà ngoại giao Triều Tiên Ju Yong Choi phát biểu: “Triều Tiên sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy quyền phòng vệ hạt nhân. Triều Tiên sẵn sàng phản ứng đầy đủ với các biện pháp của Mỹ trừ phi Mỹ hủy bỏ chính sách thù địch nhằm vào Triều Tiên.”
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ cho rằng: "Đặc biệt họ thể hiện rằng những đe dọa của các nước, đặc biệt là Hòa Kỳ đối với họ thì họ cũng thể hiện rõ họ không sợ trước những đe dọa đó, thì tôi cho rằng đây là hiện tượng mà những nhà nghiên cứu trong quan hệ chính trị quốc tế, trong quan hệ quân sự cần nghiên cứu nghiêm túc, nó liên quan đến sự ổn định của khu vực và quốc tế".
Một cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ về vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên đã được tiến hành vào rạng sáng ngày 17/5 vừa qua (theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, sau khi kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, cuộc họp kín này đã không đạt được kết quả cụ thể nào. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, thay vì công bố kết quả cuộc họp, Đại sứ Elbio Rosselli của Uruguay - nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên HĐBA chỉ nói rằng, HĐBA vẫn đang thảo luận về một loạt biện pháp nhằm gây áp lực buộc Triều Tiên phải chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tên lửa. Tuyên bố trên của Đại sứ Uruguay đã phần nào cho thấy, các nước thành viên HĐBA LHQ vẫn bất đồng trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên.
Về phía Mỹ, trong tuyên bố trước báo giới, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với phía Trung Quốc. Họ thực sự muốn hỗ trợ chúng tôi giao tiếp với Triều Tiên. Nhân đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, nếu một quốc gia cung cấp hoặc hỗ trợ Triều Tiên chúng tôi sẽ chỉ đích danh tên quốc gia đó để mọi người đều biết và chúng tôi cũng sẽ trừng phạt cả quốc gia đó.”
Còn về phía Trung Quốc, nước này chưa có phản ứng chính thức về kết quả cuộc họp. Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu vốn không ủng hộ các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Thay vào đó, Trung Quốc chủ trương kêu gọi đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Phía Nga cũng trước đó đã thể hiện quan điểm về vấn đề Triều Tiên. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay đòi hỏi một giải pháp hòa bình. Những lời đe dọa sẽ không thể khiến Triều Tiên từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân:
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu: “Chúng ta cần trở lại bàn đối thoại với Triều Tiên, ngừng đe dọa họ và tìm cách giải quyết các vấn đề một cách hòa bình. Tôi nghĩ cách tiếp cận này là hoàn toàn khả thi. Nếu chúng ta trở lại bàn đàm phán, sẽ có lúc Triều Tiên tuyên bố họ ngừng chương trình hạt nhân, nhưng không may là các bên liên quan trong tiến trình đàm phán lại không có đủ kiên nhẫn. Tôi nghĩ cần trở lại đàm phán càng sớm càng tốt”.
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ cho biết: "Hội đồng Bảo an LHQ có cuộc họp cách đây 1,2 hôm đặc biệt không ra được nghị quyết, trong lúc đó thì cũng có những tiếng nói hết sức quan trọng của các nhà lãnh đạo như Nga, Trung Quốc, thậm chí cả Hàn Quốc, người ta muốn rằng để giải quyết vấn đề này, ngoài việc phải gây sức ép cần thiết, thì cần phải có 1 cuộc đàm phán 1 cách rất sòng phẳng, rõ ràng với Triều Tiên. Có nghĩa là người ta thấy rằng con đường hiệu quả nhất để Triều Tiên không tiếp tục chương trình của mình thì phải ngồi đàm phán".
Nhìn nhận thêm về giải pháp cho vấn đề bán đảo Triều Tiên
Các bên liên quan đến tình hình bán đảo Triều Tiên đã nêu lên những ý kiến trái chiều của mình, bên thì chủ trương răn đe, bên thì chú trọng hòa đàm. Và Hàn Quốc, nước gần với Triều Tiên nhất, họ cũng đã nêu quan điểm của mình, và quan điểm đó phần nào thể hiện chính sách mà Tân Tổng thống Moon Jae-in hướng đến trong giải quyết mối quan hệ liên Triều.
Sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Hàn Quốc đã có phản ứng tương đối mềm mỏng khi trong cuộc họp báo ngày 17/5, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc sẽ nối lại các kênh liên lạc với Triều Tiên, vốn bị cắt đứt sau các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 2/2016.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lee Duk Haeng nói: “Quan điểm của Hàn Quốc là Hàn Quốc không chỉ giao tiếp mà còn ủng hộ việc duy trì mối quan hệ ổn định giữa hai miền Triều Tiên. Chúng tôi sẽ nỗ lực để khôi phục lại các kênh liên lạc giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.”
Giới phân tích nhận định, tuyên bố trên của Hàn Quốc đã phần nào phản ánh chính sách “cây gậy và củ cà rốt” mà tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang muốn áp dụng với Triều Tiên.
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ bày tỏ: "Hơn ai hết, Hàn Quốc là nước ngay sát với Triều Tiên mà chắc chắn tất cả những động thái của Triều Tiên trong kế hoạch của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Hàn Quốc. Nhưng rõ ràng Hàn Quốc vẫn thể hiện 1 thái độ kiềm chế để đề nghị Triểu Tiên có thể cùng ngồi đàm phán. Tôi cho rằng đấy cũng là 1 tư duy hết sức tiến bộ, hết sức là thực tế và tính đến trách nhiệm của mình trong việc giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bằng đàm phán, bằng thương lượng".
Từ tình hình hiện tại, có lẽ đã đến lúc cần có một giải pháp mới, toàn diện hơn để giải quyết vấn đề Triều Tiên, thay thế cho những giải pháp cũ đã không phát huy hiệu quả suốt một thời gian dài.
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ cho rằng: "Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng là cuối cùng vấn đề Triều Tiên vẫn phải được giải quyết trên cơ sở các cuộc đàm phán chính trị 1 cách bình đẳng, có sự tôn trọng lẫn nhau. Tôi nghĩ rằng các quốc gia có trách nhiệm, các tổ chức quốc tế nữa cũng cần phải xem xét lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay và chúng ta cần phải có trách nhiệm, có thiện chí đối với cuộc sống của nhân loại trong việc đặt ra những biện pháp để giải quyết vấn đề phức tạp này".
Có thể thấy vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là thời gian gần đây, các bên liên quan liên tục có những động thái đáp trả lẫn nhau. Nếu không có các biện pháp phù hợp và kiềm chế để giải quyết tình hình, thì không chỉ khu vực này có thể tiếp tục rơi vào vòng xoáy nguy hiểm, mà sự an toàn của cộng đồng quốc tế cũng có thể sẽ bị đe dọa./.
Ngày 14/5, Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo mà nước này tuyên bố là đã thành công. Đây là một loại tên lửa mới - đạn đạo chiến lược đất đối đất tầm trung Hwasong-12 có thể gắn đầu đạn hạt nhân. Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), tên lửa đã được phóng ở góc cao nhất nhằm đảm bảo an ninh cho các nước láng giềng. Tên lửa này bay được 787km và đạt độ cao 2.111,5km trước khi rơi xuống vùng biển gần Nga.
Trước sự chỉ trích của HĐBA LHQ về các vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất, Triều Tiên đã ngay lập tức phản ứng, đồng thời khẳng định quyền phòng vệ của nước này:
Nhà ngoại giao Triều Tiên Ju Yong Choi phát biểu: “Triều Tiên sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy quyền phòng vệ hạt nhân. Triều Tiên sẵn sàng phản ứng đầy đủ với các biện pháp của Mỹ trừ phi Mỹ hủy bỏ chính sách thù địch nhằm vào Triều Tiên.”
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ cho rằng: "Đặc biệt họ thể hiện rằng những đe dọa của các nước, đặc biệt là Hòa Kỳ đối với họ thì họ cũng thể hiện rõ họ không sợ trước những đe dọa đó, thì tôi cho rằng đây là hiện tượng mà những nhà nghiên cứu trong quan hệ chính trị quốc tế, trong quan hệ quân sự cần nghiên cứu nghiêm túc, nó liên quan đến sự ổn định của khu vực và quốc tế".
Một cuộc họp khẩn của HĐBA LHQ về vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên đã được tiến hành vào rạng sáng ngày 17/5 vừa qua (theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, sau khi kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, cuộc họp kín này đã không đạt được kết quả cụ thể nào. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, thay vì công bố kết quả cuộc họp, Đại sứ Elbio Rosselli của Uruguay - nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên HĐBA chỉ nói rằng, HĐBA vẫn đang thảo luận về một loạt biện pháp nhằm gây áp lực buộc Triều Tiên phải chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tên lửa. Tuyên bố trên của Đại sứ Uruguay đã phần nào cho thấy, các nước thành viên HĐBA LHQ vẫn bất đồng trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên.
Về phía Mỹ, trong tuyên bố trước báo giới, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với phía Trung Quốc. Họ thực sự muốn hỗ trợ chúng tôi giao tiếp với Triều Tiên. Nhân đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, nếu một quốc gia cung cấp hoặc hỗ trợ Triều Tiên chúng tôi sẽ chỉ đích danh tên quốc gia đó để mọi người đều biết và chúng tôi cũng sẽ trừng phạt cả quốc gia đó.”
Còn về phía Trung Quốc, nước này chưa có phản ứng chính thức về kết quả cuộc họp. Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu vốn không ủng hộ các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Thay vào đó, Trung Quốc chủ trương kêu gọi đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cho tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Phía Nga cũng trước đó đã thể hiện quan điểm về vấn đề Triều Tiên. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay đòi hỏi một giải pháp hòa bình. Những lời đe dọa sẽ không thể khiến Triều Tiên từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân:
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu: “Chúng ta cần trở lại bàn đối thoại với Triều Tiên, ngừng đe dọa họ và tìm cách giải quyết các vấn đề một cách hòa bình. Tôi nghĩ cách tiếp cận này là hoàn toàn khả thi. Nếu chúng ta trở lại bàn đàm phán, sẽ có lúc Triều Tiên tuyên bố họ ngừng chương trình hạt nhân, nhưng không may là các bên liên quan trong tiến trình đàm phán lại không có đủ kiên nhẫn. Tôi nghĩ cần trở lại đàm phán càng sớm càng tốt”.
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ cho biết: "Hội đồng Bảo an LHQ có cuộc họp cách đây 1,2 hôm đặc biệt không ra được nghị quyết, trong lúc đó thì cũng có những tiếng nói hết sức quan trọng của các nhà lãnh đạo như Nga, Trung Quốc, thậm chí cả Hàn Quốc, người ta muốn rằng để giải quyết vấn đề này, ngoài việc phải gây sức ép cần thiết, thì cần phải có 1 cuộc đàm phán 1 cách rất sòng phẳng, rõ ràng với Triều Tiên. Có nghĩa là người ta thấy rằng con đường hiệu quả nhất để Triều Tiên không tiếp tục chương trình của mình thì phải ngồi đàm phán".
Nhìn nhận thêm về giải pháp cho vấn đề bán đảo Triều Tiên
Các bên liên quan đến tình hình bán đảo Triều Tiên đã nêu lên những ý kiến trái chiều của mình, bên thì chủ trương răn đe, bên thì chú trọng hòa đàm. Và Hàn Quốc, nước gần với Triều Tiên nhất, họ cũng đã nêu quan điểm của mình, và quan điểm đó phần nào thể hiện chính sách mà Tân Tổng thống Moon Jae-in hướng đến trong giải quyết mối quan hệ liên Triều.
Sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Hàn Quốc đã có phản ứng tương đối mềm mỏng khi trong cuộc họp báo ngày 17/5, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc sẽ nối lại các kênh liên lạc với Triều Tiên, vốn bị cắt đứt sau các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 2/2016.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lee Duk Haeng nói: “Quan điểm của Hàn Quốc là Hàn Quốc không chỉ giao tiếp mà còn ủng hộ việc duy trì mối quan hệ ổn định giữa hai miền Triều Tiên. Chúng tôi sẽ nỗ lực để khôi phục lại các kênh liên lạc giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.”
Giới phân tích nhận định, tuyên bố trên của Hàn Quốc đã phần nào phản ánh chính sách “cây gậy và củ cà rốt” mà tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang muốn áp dụng với Triều Tiên.
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ bày tỏ: "Hơn ai hết, Hàn Quốc là nước ngay sát với Triều Tiên mà chắc chắn tất cả những động thái của Triều Tiên trong kế hoạch của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Hàn Quốc. Nhưng rõ ràng Hàn Quốc vẫn thể hiện 1 thái độ kiềm chế để đề nghị Triểu Tiên có thể cùng ngồi đàm phán. Tôi cho rằng đấy cũng là 1 tư duy hết sức tiến bộ, hết sức là thực tế và tính đến trách nhiệm của mình trong việc giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bằng đàm phán, bằng thương lượng".
Từ tình hình hiện tại, có lẽ đã đến lúc cần có một giải pháp mới, toàn diện hơn để giải quyết vấn đề Triều Tiên, thay thế cho những giải pháp cũ đã không phát huy hiệu quả suốt một thời gian dài.
TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính Phủ cho rằng: "Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng là cuối cùng vấn đề Triều Tiên vẫn phải được giải quyết trên cơ sở các cuộc đàm phán chính trị 1 cách bình đẳng, có sự tôn trọng lẫn nhau. Tôi nghĩ rằng các quốc gia có trách nhiệm, các tổ chức quốc tế nữa cũng cần phải xem xét lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay và chúng ta cần phải có trách nhiệm, có thiện chí đối với cuộc sống của nhân loại trong việc đặt ra những biện pháp để giải quyết vấn đề phức tạp này".
Có thể thấy vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên xảy ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là thời gian gần đây, các bên liên quan liên tục có những động thái đáp trả lẫn nhau. Nếu không có các biện pháp phù hợp và kiềm chế để giải quyết tình hình, thì không chỉ khu vực này có thể tiếp tục rơi vào vòng xoáy nguy hiểm, mà sự an toàn của cộng đồng quốc tế cũng có thể sẽ bị đe dọa./.
Tiếp tục hoãn trình luật Biểu tình do chất lượng chưa đảm bảo
Họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội (QH)
khóa 14 (diễn ra từ ngày 22.5 đến 21.6.2017), QH sẽ xem xét thông qua
Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều
chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Theo đó, luật Biểu tình không có trong chương trình này.
Trả lời Thanh Niên tại cuộc họp báo chiều qua (19.5), Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự luật Biểu tình
vẫn tiếp tục bị trì hoãn là do “chất lượng dự luật”. Ông Phúc cho hay
dự luật này hiện đang do Chính phủ hoàn chỉnh. “Đối với QH, luật phải
đảm bảo chất lượng nên Chính phủ phải chuẩn bị kỹ lưỡng thấu đáo trước
khi trình ra QH. Luật chưa đảm bảo nên Chính phủ chưa trình”, ông Phúc
cho biết.
Liên quan đến tiến độ Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với cán
bộ, công chức đã nghỉ hưu, ông Phúc cho biết hiện nay QH đang chờ Chính
phủ trình nghị quyết này. Tổng thư ký QH cho hay việc sửa luật công
chức, viên chức đang được tiến hành nên luật này cũng sẽ bao hàm vấn đề
trên. “Còn nghị quyết thì Bộ Nội vụ đang nghiên cứu để báo cáo tham mưu
Chính phủ trình QH”, ông Phúc cho biết.
Trả lời về căn cứ pháp lý của việc điều chuyển sinh hoạt Đoàn ĐBQH
của ông Đinh La Thăng từ TP.HCM về Thanh Hóa, theo ông Phúc, ông Thăng
thôi Ủy viên Bộ Chính trị cũng đồng thời thôi Bí thư Thành ủy TP.HCM,
thôi Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM. T.Ư đã quyết định ông Nguyễn Thiện Nhân,
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN, giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM. Vừa qua,
Đảng đoàn QH cũng đồng ý giới thiệu bầu ông Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng
đoàn ĐBQH TP.HCM và tới đây sẽ họp, bầu. “Đồng chí Đinh La Thăng muốn
xin về Thanh Hóa và Đoàn ĐBQH Thanh Hóa cũng đã có văn bản xin đồng chí Đinh La Thăng
về sinh hoạt. Với 2 đề nghị như thế, Ủy ban Thường vụ QH đã nhất trí
chuyển đồng chí Thăng về sinh hoạt ở Đoàn ĐBQH Thanh Hóa”, ông Phúc nói.
Trả lời về việc từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có một số ĐBQH do sai
phạm bị bãi nhiệm hoặc vì lý do sức khỏe được cho thôi như Trịnh Xuân
Thanh, Võ Kim Cự... thì có bầu bổ sung ĐBQH hay không, ông Phúc cho biết
việc bãi nhiệm, cho thôi ĐBQH là điều “không mong muốn”. Thời gian qua
QH đã khuyết 5 ĐB, trong đó có 3 ĐB do sai phạm bị bãi nhiệm, cho thôi
và 2 ĐB từ trần do bệnh tật, ốm đau. “Mặc dù bị khuyết 5 ĐB như vậy
nhưng không phải bầu bổ sung vì phải có tỷ lệ khuyết 10% thì mới bổ
sung. Hiện tại, các ĐBQH bầu ở các khu vực nhưng ĐBQH không chỉ làm
nhiệm vụ ở địa phương mà ở toàn quốc. ĐBQH có thể sinh hoạt ở đoàn này,
đoàn kia hoặc điều chuyển là điều bình thường. Luật của chúng ta cho
phép ĐBQH ngoài việc tiếp xúc cử tri ở địa phương thì còn có thể tiếp
xúc cử tri ở các nơi khác nên không có gì e ngại vấn đề này”, ông Phúc
khẳng định.
Thông báo về dự kiến chương trình và nội dung của kỳ
họp thứ 3, QH khóa 14, ông Lê Bộ Lĩnh, Phó tổng thư ký QH, cho biết kỳ
họp sẽ khai mạc vào ngày 22.5.2017. Dự kiến QH sẽ làm việc trong thời
gian 22,5 ngày (không kể ngày nghỉ) và họp phiên bế mạc ngày 21.6. Tại
kỳ họp đầu năm này, QH sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng
pháp luật: xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho
ý kiến về 5 dự án luật khác; tập trung xem xét, quyết định nhiều nội
dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và
nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
QH dành khoảng 6,5 ngày để xem xét, thảo luận và quyết
định các vấn đề như các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết
quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và ngân sách nhà nước năm 2016
và tình hình 2017; xem xét việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư thành tiểu dự án để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế
Long Thành; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an
toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016; chất vấn và trả lời chất vấn...
|
Trường Sơn
Nghi án nam thanh niên giết người yêu rồi tự sát trong nhà nghỉ ở Đồng Nai
Chủ nhà nghỉ nghe tiếng động lạ phát ra từ phòng của đôi nam nữ nên chạy lại kiểm tra. Vừa bước vào, ông hốt hoảng phát hiện cả 2 nằm bất động, máu be bét cùng nhiều vết thương trên người nạn nhân.
Ngày 20/5, Công an tỉnh Đồng Nai đang phối
hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ
trọng án khiến 2 người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Hai nạn nhân được xác định là anh Bùi Đình Thương (SN 1988) và chị Nguyễn Thị Hồng Diễm (SN 1998, ngụ tỉnh Đồng Nai).
Theo
điều tra ban đầu, tối 19/5, anh Thương chở chị Diễm đi ăn chè rồi đến
nhà nghỉ 777 ở thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thuê
phòng số 5 để nghỉ.
Khoảng
20h cùng ngày, chủ nhà nghỉ nghe tiếng động lạ phát ra từ phòng của anh
Thương, chị Diễm nên đã chạy lại kiểm tra. Vừa bước tới, ông hoảng hốt
phát hiện đôi nam nữ nằm bất động nên hô hoán và báo Công an địa
phương.
Các nạn nhân sau đó được xác định đã tử vong do
nhiều vết đâm trên người. Nhận được tin báo, Công an tỉnh Đồng Nai đã có
mặt phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ phong tỏa hiện trường, lấy lời
khai các nhân chứng, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Qua
khám nghiệm hiện trường và tử thi, Công an thu giữ 1 con dao. Lực lượng
chức năng nhận định có thể do mâu thuẫn chuyện tình cảm nên Thương đã
chở Diễm đến nhà nghỉ rồi dùng dao sát hại bạn gái, sau đó anh này dùng
dao tự tử.
Nhận xét
Đăng nhận xét