ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 38

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
                          
  nạn "gia đình trị", "cả họ làm quan"

"Cả họ làm quan" ở Hải Dương: Ngẫu nhiên bổ nhiệm toàn người thân (!?)

Dân trí PV Dân trí đặt câu hỏi: Tại sao các vị trí quan trọng trong huyện đều "loanh quanh" rơi vào người nhà của Bí thư và Phó Bí thư huyện? Phó ban Tổ chức Huyện ủy Kim Thành (Hải Dương) trả lời: Việc bổ nhiệm đảm bảo đúng quy định, còn rơi vào hai gia đình này là do... ngẫu nhiên trùng hợp (!?).
 >> Người nhà Bí thư, Phó Bí thư huyện cùng làm quan: Chuyện bình thường!

Bổ nhiệm đúng quy trình và toàn người có năng lực!
Thông tin nhiều người thân trong hai gia đình hai người đứng đầu huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương (Bí thư Huyện ủy Kim Thành Nguyễn Hữu Tiến và Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Kim Thành Lê Ngọc Sang) liên tiếp được thuyên chuyển, bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền huyện đã khiến dư luận xôn xao.
Huyện ủy Kim Thành, tỉnh Hải Dương nói về quy trình bổ nhiệm "cả nhà làm quan"

Theo đó, ông Nguyễn Hữu Tiến - hiện là Bí thư Huyện ủy Kim Thành - là con trai của ông Nguyễn Hữu Bạ. Ông Bạ nguyên là Bí thư Huyện ủy nay đã về hưu. Em ruột ông Tiến là ông Nguyễn Hữu Hưng (SN 1968) đang là Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Thành. Ông Nguyễn Hồng Cương (SN 1968), em rể ông Tiến, hiện là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Kim Thành. Con trai ông Cương là Nguyễn Đức Trọng đang làm việc tại Phòng Thanh tra huyện Kim Thành. Ông Nguyễn Hữu Hưởng (SN 1958), anh trai của ông Nguyễn Hữu Tiến đang làm việc tại Chi cục Thuế.


Bí thư Huyện ủy huyện Kim Thành có em trai làm Phó Chủ tịch UBND huyện, em rể làm Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy (Minh họa: Ngọc Diệp)
Bí thư Huyện ủy huyện Kim Thành có em trai làm Phó Chủ tịch UBND huyện, em rể làm Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy (Minh họa: Ngọc Diệp)

Danh sách anh em, con cháu giữ nhiều chức vụ, vị trí trong bộ máy chính quyền địa phương của nhà Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Kim Thành, ông Lê Ngọc Sang, cũng dài không kém. Bản thân ông Sang là sự kế thừa “ghế quan” rất xuất sắc của cha và anh trai. Trước đây cha ông Sang cũng là Bí thư Huyện ủy Kim Thành. Anh trai ông Sang nguyên là Chủ tịch UBND huyện này.
Con trai ông Sang là ông Lê Ngọc Dũng đang nắm giữ vị trí Trưởng phòng Tài chính huyện Kim Thành, có danh sách trong Huyện ủy viên. Em trai ông Sang là ông Lê Văn Vịnh (SN 1966) đang đảm nhiệm vị trí Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế Kim Thành. Ngoài ra con dâu, con gái ông Sang đang công tác ở nhiều bộ phận khác trong đơn vị.


Phó Bí thư Huyện ủy Kim Thành cùng nhiều chức danh quan trọng ở huyện là người trong một nhà (Minh họa: Ngọc Diệp)
Phó Bí thư Huyện ủy Kim Thành cùng nhiều chức danh quan trọng ở huyện là "người trong một nhà" (Minh họa: Ngọc Diệp)

Người dân cho biết, tại một số xã trên địa bàn huyện cũng có người nhà của hai vị lãnh đạo này trong bộ máy quản lý nhà nước.
Để làm rõ sự việc bất thường này, PV Báo Dân trí đã có buổi làm việc với Huyện ủy huyện Kim Thành. Tại buổi làm việc, ông Đào Quang Thuật - Phó ban Tổ chức Huyện ủy Kim Thành khẳng định, quy trình bổ nhiệm các cán bộ liên quan đến người nhà Bí thư và Phó Bí thư đều đúng quy trình.
"Do gia đình họ chú trọng dạy dỗ rèn luyện con cái"
Để làm rõ việc "đúng quy trình" này, PV Dân trí đặt câu hỏi về việc tại sao các vị trí quan trọng trong huyện lại đều loanh quanh rơi vào người nhà của Bí thư và Phó Bí thư huyện? Trả lời thắc mắc này, ông Đào Quang Thuật cho biết, việc bổ nhiệm đảm bảo đúng quy định, còn bổ nhiệm rơi vào hai gia đình này là do ngẫu nhiên trùng hợp (!?).
Ông Thuật nói: Hiện nay nhiều vị trí chủ chốt trong huyện là con em của Bí thư Tiến và Phó Bí thư Sang là có thật. “Tuy nhiên tất cả vị trí đó đều bổ nhiệm đúng quy định của pháp luật và đảm bảo tính khách quan. Về quy trình bổ nhiệm các vị này diễn ra công khai và họ là những người đủ năng lực đảm bảo vai trò để nắm giữ các chức vụ đang được Đảng và Nhà nước giao phó”, ông Thuật khẳng định.
Ông Trần Văn Hưng - Chánh văn phòng Huyện ủy Kim Thành - nói thêm: "Việc bổ nhiệm như báo chí phản ánh là giai đoạn công tác lâu dài đã có truyền thống từ trước. Gia đình họ chú trọng dạy dỗ rèn luyện con cái học hành thành đạt rồi mới về huyện công tác. Các quy trình đánh giá cán bộ, tuyển dụng cán bộ, quy hoạch, sử dụng cán bộ đều được tập thể tín nhiệm, nhất trí cao. Vì thế thông tin “gia đình trị” mà dư luận đang phản ánh là thiếu khách quan cho địa phương".


UBND huyện Kim Thành (Hải Dương), nơi đang khiến dư luận bức xúc về tình trạng gia đình trị.
UBND huyện Kim Thành (Hải Dương), nơi đang khiến dư luận bức xúc về tình trạng "gia đình trị".
Ban Tổ chức cán bộ Huyện ủy khẳng định, việc bổ nhiệm những người trong gia đình 2 lãnh đạo huyện về đơn vị hoàn toàn không có gì bất thường, hoàn toàn không có sự ưu ái hay đặc cách nào. Có chăng đây chỉ là do ngẫu nhiên nên dẫn đến hiểu lầm trong dư luận!.
Để có báo cáo rõ về quy trình bổ nhiệm cán bộ, Huyện ủy Kim Thành đang cho tập hợp quá trình công tác, lý lịch học vấn, thân nhân các vị trí mà người nhà của hai lãnh đạo đang đảm nhiệm để báo cáo lên tỉnh Hải Dương.
Thu Hằng

Xóa 'mô hình' cả họ làm quan: Cần sự công khai

Tin Tức TTXVN 12 liên quan
Mấy năm gần đây, dư luận nóng lên xung quanh chuyện bổ nhiệm cán bộ như “cả nhà làm quan”, “cả cơ quan làm quan”, “loạn cấp phó”…
Xoa 'mo hinh' ca ho lam quan: Can su cong khai - Anh 1
Không khó để kể ra chuyện “chồng quy hoạch vợ”, “mẹ bổ nhiệm con”; hay cụ thể như Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa từng có đến tám phó giám đốc và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương có 46 người thì 44 người là lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên…
Không phải chỉ người dân bức xúc, mới đây Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên bổ nhiệm “thừa” 23 cán bộ.
Còn Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã phải yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh việc người thân trong gia đình Bí thư và Phó Bí thư huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt trong huyện; hay gia đình ông Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng có 6 người cùng giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền…
Có điều lạ là “mô hình cả họ làm quan” diễn ra từ lâu, đến mức gần như phổ biến nhưng chỉ thời gian gần đây mới lộ ra, và hầu hết các quan cất nhắc cả họ ấy đều nói một câu tỉnh queo: “Đúng quy trình!”.
Vậy, cái “quy trình đúng” ấy là quy trình nào và cần phải làm gì để xóa mô hình “cả họ làm quan” và “loạn cấp phó” này?
Thứ nhất, cần phải nói rằng, việc vin vào “quy trình” chỉ là sự ngụy biện để ngụy tạo cho động cơ không trong sáng. Mấu chốt của bổ nhiệm, đề bạt cán bộ là căn cứ nhu cầu công việc và phẩm chất, năng lực cán bộ. Còn “quy trình” chỉ là hình thức, là các bước tiến hành chứ không phải là nội dung của công tác cán bộ.
Nói cách khác, “quy trình” chỉ là thủ tục, là một trong các điều kiện khi tiến hành bổ nhiệm chứ không phải là tiêu chuẩn cán bộ; và cũng chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ.
Do đó, cấp dưới trình lên là “đúng quy trình”, nhưng xem xét, đánh giá và quyết định có bổ nhiệm hay không lại là trách nhiệm của cấp trên và người có thẩm quyền, chứ không phải cứ trình lên là ký “theo quy trình”, và khi “có vấn đề” thì đổ vấy vì “tin tưởng cấp dưới”.
Thực ra, những người ký “đúng quy trình” ấy có lẽ không phải là không hiểu, có điều họ núp bóng “quy trình” để mưu lợi riêng mà thôi. Thử hỏi, bây giờ cũng theo quy trình ấy nhưng lại không đáp ứng được “mục đích” của họ (tất nhiên ít có cấp dưới nào lại dám “không đáp ứng”) thì liệu họ có ký không? Tôi tin chắc là không! Nói thẳng ra, họ chỉ vận dụng “quy trình” làm sao có lợi cho họ.
Chính vì thế, tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ” thời phong kiến đang trỗi dậy. Không những thế, nó còn nguy hiểm hơn bởi núp bóng những ông “quan cách mạng”, là tiền đề của việc kết bè kéo cánh, nhóm lợi ích, “gia đình trị”…
Từ đó hình thành những “đường dây khép kín” phá nát hệ thống tổ chức và làm gia tăng nạn tham nhũng, từ tham nhũng tiền bạc, đất đai đến tham nhũng dự án, tham nhũng chính sách… Hệ quả của nạn thao túng quan trường, “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ” còn “trí tuệ” bị gạt ra rìa này còn bóp chết nhân tài, cản trở sự phát triển xã hội và làm tha hóa cán bộ, giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng và bộ máy nhà nước.
Vậy, làm thế nào để hạn chế, đi đến thanh toán nạn “cả họ làm quan”?
Thực ra, nếu là một đảng viên cộng sản chân chính, kim chỉ nam cho công tác cán bộ, như trên đã nói phải là nhu cầu công việc, nhiệm vụ và phẩm chất, năng lực cán bộ chứ không phải là châm ngôn dân gian “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ”.
Mục tiêu tối thượng của “quy trình” phải là uy tín của Đảng và lợi ích của dân tộc chứ không phải là việc vận dụng quy trình để kéo cả nhà, cả họ vào làm quan trong cùng một địa phương mà ngay một người dân thường cũng đã thấy chướng mắt.
Như vậy, vai trò, trách nhiệm, ý thức của người đứng đầu cơ quan, địa phương phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, chỉ kêu gọi và trông chờ vào liêm sỉ không thôi thì chưa đủ, mà cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể và những chế tài đủ mạnh thì mới không còn phải hỏi câu “đồng chí này là con đồng chí nào”.
Trên thực tế, các nhà nước trên thế giới từ xưa đến nay và ngay cha ông ta từ thời phong kiến cũng đã có biện pháp để chống nạn này bằng những quy định rất cụ thể trong Luật Hồi tỵ.
Theo các luật gia, luật hồi tỵ đối với quan lại có những biến thể khác nhau ở từng thời kỳ, tại từng quốc gia khác nhau. Nhưng nhìn chung, tinh thần xuyên suốt của hồi tỵ là để ngăn ngừa tham nhũng, kéo bè kết cánh theo dòng tộc hay thân thuộc của quan chức địa phương, giúp chính quyền trung ương tập quyền kiểm soát được quyền lực.
Luật Hồi tỵ được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông, đến thời vua Minh Mạng được bổ sung, mở rộng phạm vi áp dụng với những quy định nghiêm ngặt hơn, trong đó có những nội dung như: Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc.
Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở. Các lại dịch nha môn, các bộ ở kinh đô và các tỉnh là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác. Thậm chí, các lại mục, thông lại các nha thuộc các phủ huyện là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác. Đó là những nội dung rất tiến bộ và hết sức thiết thực cần được kế thừa, phát triển và luật hóa.
Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cần tiếp thu tinh thần của Luật Hồi tỵ ấy đã đủ ngăn chặn mô hình “cả họ làm quan”. Tuy nhiên, trong lúc chờ những quy định cụ thể, có nhiều ý kiến được đưa ra để kiểm soát “mô hình” này, trong đó có đề xuất đáng chú ý như nên lập bản đồ quan hệ cán bộ theo kiểu như phả hệ để dễ theo dõi, giám sát; hay việc để nhân dân giới thiệu và giám sát việc bổ nhiệm cán bộ…
Có thể có những hình thức khác nhau, nhưng tựu chung lại là cần minh bạch và công khai công tác cán bộ. Chẳng hạn như công khai quy hoạch, kế hoạch bổ nhiệm cán bộ. Trước khi tiến hành bổ nhiệm cần công khai danh sách như thủ tục kết nạp đảng viên hiện nay để mọi người được biết, góp ý, phản ánh và bày tỏ chính kiến.
Hoặc trong khi chưa lập được bản đồ quan hệ thì đối với những người trong quy hoạch từ cấp phó phòng trở lên, trong lý lịch cần mở rộng kê khai các quan hệ cá nhân, nhất là những người trong gia đình (đến ba đời chẳng hạn) đang giữ chức vụ trong bộ máy của Đảng và chính quyền các cấp…
Chỉ có công khai công tác cán bộ, từ xây dựng quy hoạch, kế hoạch, thi tuyển, bổ nhiệm để nhân dân giám sát thì mới từng bước minh bạch hóa công tác cán bộ, qua đó chọn được người thực tài, thực sự vì dân, vì nước. Đó cũng còn là cái gốc của công tác chống tham nhũng và củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
BVD (TTXVN)

Việt Nam: bối “cả họ làm quan” “giam quyền lực” vào cái gọi “gia đình trị”

URL rút ngắn
364902

Bộ Nội Vụ cho biết, số người nhà của một số vị lãnh đạo được bổ nhiệm “làm quan” tại 9 tỉnh là 58 người, trong đó, có tình trạng bổ nhiệm một số trường hợp không có văn bản đề nghị và phê duyệt.

Tại buổi họp báo sáng 17.2, ông Nguyễn Tiến Thành — Chánh văn phòng Bộ Nội vụ đã thông tin kết luận của Bộ Nội vụ về việc "cả nhà làm quan" tại 9 địa phương, đơn vị.
Chánh văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra các vụ báo chí phản ánh về việc lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý.
Theo đó, Bộ Nội vụ đã khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát theo thông tin báo chí phản ánh, tổng hợp được 9 địa phương, đơn vị bao gồm: Tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, Cần Thơ; Cục thuế tỉnh Bà Rỉa — Vũng Tàu thuộc Tổng cục thuế — Bộ Tài chính; tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế TP.Đà Nẵng.
Thời gian tiến hành thanh tra từ 31.10.2016 đến 3.11.2016. Qua xác minh, kiểm tra Bộ Nội vụ cho biết: Số người nhà của một số lãnh đạo tại 9 địa phương này là 58 người. Trong đó, số người nhà có quan hệ ruột thịt là 18 người; số người nhà có quan hệ họ hàng là 40 người…
Nhiều tồn tại, thiếu sót được Bộ Nội Vụ chỉ ra như tại thời điểm bổ nhiệm, một số trường hợp còn thiếu một hoặc một số tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ tin học. Cụ thể, trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái; Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định; Huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, một số trường hợp được bổ nhiệm nhưng không có văn bản đề nghị và phê duyệt chủ trương bổ nhiệm như Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định; Cục Thuế tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu.
Ngoài ra, có một trường hợp có trình độ chuyên ngành không phù hợp với vị trí việc ở huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk và một hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP vượt chỉ tiêu được giao ở Cục Thuế tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu.
Với các trường hợp nêu trên, Chánh văn phòng Nguyễn Tiến Thành cho biết Bộ Nội vụ đã có báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các cơ quan đơn vụ thực hiện một số nội dung.
Đó là tiến hành tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời, đề nghị thu hồi Quyết định tiếp nhận công tác tại UBND huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế đối với ông Hồ Thanh Hà, Phó trưởng phòng Tài chính — Kế hoạch huyện A Lưới do không thực hiện trình tự thủ tục xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển. Đồng thời xem xét việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo đối với ông Hà.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đề nghị bố trí vị trí việc làm phù hợp với trình độ, chuyên môn (Đại học Kinh tế — chuyên ngành Ngân hàng) đối với ông Bun Lắp Ksor, Phó trưởng phòng Dân tộc UBND huyện Buôn Đôn và đề nghị chấm dứt hợp đồng lái xe tại cơ quan Cục Thuế tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu đối với ông Nguyễn Văn Thanh do vượt chỉ tiêu được giao.

Nguồn: Dân Việt

Nên cấm triệt để việc “cả họ làm quan”

17/04/2017 - 06:50 (GMT+7)

Chúng ta rất trọng người tài, nhưng việc bố trí, sắp xếp cần hợp lý, bởi nếu không sẽ dẫn tới hiện tượng “gia đình trị”, tạo ra lợi ích nhóm và gây phản cảm.

10

Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Quan điểm trên được ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đưa ra khi trò chuyện với Báo Giao thông xung quanh vấn đề đang nổi lên ở không ít địa phương: Nhiều người trong cùng một dòng họ, cùng một nhà cùng nắm giữ những vị trí chủ chốt ở một cơ quan, tổ chức.
Không thể để lợi ích nhóm chi phối
Theo ông, nguyên nhân của thực trạng “cả họ làm quan” xuất phát từ đâu?
Nguyên nhân thứ nhất, là do sự thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo các cấp, bởi chỉ người có chức, có quyền mới có thể bố trí người thân của họ tham gia vào bộ máy. Thứ hai, từ khi chúng ta chấp nhận vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, ngoài mặt tích cực là giúp cho kinh tế phát triển thì nó cũng có mặt tiêu cực. Đó là muốn phát triển phải có cạnh tranh, có cạnh tranh phải tạo ra hiệu quả, lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận trong kinh tế. Mà muốn có lợi nhuận trong kinh tế thì phải có chức vụ, quyền hạn. Chính điều đó đã chi phối việc nhiều cán bộ tìm cách đưa người nhà vào để “dễ” làm việc.
Thứ ba, rõ ràng sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cấp trên chưa tốt. Thứ tư, Đảng đã không đề ra kịp thời những chiến lược và không đưa ra những cơ chế chính sách, biến nó thành quy định pháp luật, cụ thể hóa trong các nghị quyết, quyết định của Đảng, trong Luật Cán bộ công chức.
“Bổ nhiệm đúng quy trình” - đó là thuật ngữ quen thuộc, phổ biến mà những người có trách nhiệm thường đưa ra để biện minh cho sự việc xảy ra ở địa phương, tổ chức nơi mình công tác. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Thực ra, lâu nay ta hay nói đúng quy trình, nhưng muốn hiểu quy trình phải phân tích sâu. Tôi cho rằng, quy trình đó có chăng nữa cũng chỉ mang tính hình thức, không trọn vẹn, không hoàn thiện. Những quy trình đó có thể có khung, nhưng trong mỗi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể, người ta lại vận dụng nó một cách méo mó, cố làm sao có lợi cho mình, nên họ nghiễm nhiên coi đó là đúng quy trình. Trong khi đó, các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn thiếu, vẫn sơ hở.
Như ở huyện Kim Thành, Hải Dương mới đây, báo chí đã phát hiện hầu hết các vị trí chủ chốt đều do những người thân của Bí thư và Phó bí thư thường trực huyện ủy nắm giữ. Lãnh đạo huyện ủy cho rằng, những cán bộ đó đều được đào tạo bài bản, có trình độ, đều “đội đất đi lên” chứ không nhờ vả ai mà ngồi được vào những “ghế” đó. Cứ cho là như vậy, nhưng ông có cho rằng, việc sắp xếp, bố trí cán bộ như thế là chưa ổn?
Việc bố trí cán bộ như vậy không nên một chút nào. Từ xưa ông cha ta đã có những bài học và quy định hết rồi. Thực chất, trong giai đoạn cách mạng trước đây, những nhà lãnh đạo của chúng ta có tầm nhìn và dày dạn kinh nghiệm đều không bao giờ bố trí người nhà làm ở cùng một đơn vị, địa phương, cùng là lãnh đạo chủ chốt. Nhưng hiện tượng này giờ quá phổ biến, là do pháp luật của ta yếu kém chưa có quy định. Tôi cho rằng, phải quy định trong luật với tinh thần không cho phép ở một đơn vị, địa phương, anh em, họ hàng thân thiết cùng tham gia trong bộ máy lãnh đạo.
Ví dụ ở huyện, có người là Bí thư huyện, dù con em của họ có giỏi đến mấy cũng không nên bố trí nắm giữ vị trí chủ chốt của huyện đó. Mà khi ấy, cấp trên của huyện, tức là tỉnh phải quy định hoặc tỉnh táo điều động con em Bí thư huyện ấy sang huyện khác. Cái đó đơn giản thôi, nhưng do ta chưa có quy định, lãnh đạo cấp trên lại không có trách nhiệm nên mới dẫn đến hiện tượng “cả nhà làm quan” phổ biến như bây giờ. Và như vậy, rất khó tránh được kiểu “gia đình trị”, tạo ra lợi ích nhóm.
Trọng nhân tài, nhưng phải bố trí phù hợp
Theo ông, khi cha con, anh em, họ hàng lãnh đạo đơn vị, địa phương cùng nắm giữ những vị trí chủ chốt ở cùng một nơi sẽ gây ra những hệ lụy gì?
Bố trí những người thân thiết trong cùng một đơn vị cơ quan hành chính nào đó, hệ lụy của nó rất lớn. Trước hết, họ “gắn bó” với nhau, cùng nhau có những hoạt động chi phối nhiều vấn đề của địa phương, đơn vị… Những cái này rất dễ có và đương nhiên sẽ có. Thứ hai, trong công việc bao giờ cũng có mâu thuẫn và có đấu tranh để đảm bảo quyền lợi chung, trong trường hợp đó, lợi ích cục bộ của gia đình, họ hàng chi phối hết rồi, sẽ rất khó thẳng thắn, nghiêm túc.
Thực trạng “cả họ làm quan” đã trở thành vấn đề tương đối phổ biến, khá tràn lan ở nhiều địa phương với các mức độ khác nhau. Đây là việc không thể chấp nhận được. Kể từ khi Đảng được thành lập, cho tới thời chống Pháp, chống Mỹ cơ bản không có hiện tượng này. Thậm chí, những năm đầu sau giải phóng, đến Đại hội VI là Đại hội đổi mới ta cũng chưa thấy hiện tượng này nổi lên. Từ năm 1986-2000 việc này cũng không nói đến nhiều, tất nhiên có thể có nhưng không phổ biến. Chỉ trong khoảng 15 năm trở lại đây, hiện tượng này mới phổ biến, đó là việc rất không bình thường.
Ông Vũ Mão
Rồi khi lấy phiếu tín nhiệm cán bộ cũng sẽ dễ bị chi phối. Ngay bây giờ đã có hiện tượng nể nang, xuôi chiều, “dễ anh, dễ tôi”…  từ T.Ư xuống địa phương, đối với người ngoài đã vậy thì với người nhà thế nào?
Đặc biệt, việc “cả nhà làm quan” vô hình trung sẽ chặn mọi cơ hội của người ngoài. Ta cứ nói đến quy hoạch, nói đến tiêu chuẩn hay chương trình đào tạo, nhưng chỉ là vỏ bọc hình thức thôi.
Ta cũng thừa nhận, ở mặt khác, đúng là cũng có những con em của lãnh đạo có tài, có đức, vì thế cần tầm nhìn cao hơn. Bằng các văn bản pháp luật cần quy định rõ, ví dụ cán bộ được đào tạo, được quy hoạch ở địa phương, nếu có người tài mà nằm trong họ hàng lãnh đạo của địa phương đó, thì dứt khoát không được bố trí ở đó mà phải bố trí ở nơi khác. Bản thân từng cấp ủy, cấp chính quyền phải ý thức được điều này, nhưng cái quan trọng nhất là phải có quy định của pháp luật để căn cứ vào đó mà thực hiện.
Theo ông, quy trình công tác cán bộ hiện nay còn những bất cập nào cần khắc phục để tránh tình trạng cán bộ cùng một nhà, cùng dòng họ “làm quan” ở một địa phương, một tổ chức?
Thực trạng như hiện nay không ổn. Trước hết về tư duy, tầm nhận thức không đầy đủ. Từ đó, dẫn đến các quy định của pháp luật thiếu, nên giờ phải quy định những văn bản của pháp luật cụ thể về những vấn đề đó, mọi người căn cứ vào đó thực hiện. Thứ hai, khi có quy định rồi thì phải tổ chức thực hiện, bên cạnh đó là phải kiểm soát và giám sát quyền lực. Lâu nay chúng ta làm rất yếu nên giờ phải sửa đổi.
Xưa kia, Luật Hồi tỵ quy định những người thân như anh em, cha con, thày trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… không được làm quan cùng một chỗ. Ông có cho rằng, thời nay, ta cũng nên áp dụng quy định cấm triệt để “cả họ làm quan”?
Có chứ, phải quy định cấm rất cụ thể. Tư tưởng chung là ta rất trọng nhân tài. Nhưng vấn đề là bố trí nhân tài đó thế nào cho hợp lý, tránh xảy ra hiện tượng “gia đình trị”. Điều này trong tầm tay chúng ta chứ không khó khăn gì.
Cảm ơn ông!
 
“Cả họ làm quan”, chỗ nào cho người tài?
Thứ hai 10/10/2016 2:57
Liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều vụ “cả họ làm quan” được phát lộ ở nhiều địa phương. Như một kịch bản định sẵn, người trong cuộc đều lên tiếng rằng “bổ nhiệm và được bổ nhiệm đúng quy trình”. Dư luận, nhiều cán bộ lão thành lo lắng vì đây không còn là hiện tượng cá biệt.

Vợ - chồng, anh em... đều làm sếp

Cách đây chưa lâu, vào khoảng tháng 9.2015, chuyện cả một họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện ở huyện Mỹ Đức (TP.Hà Nội) đã từng khiến dư luận xôn xao, bàn tán suốt một thời gian dài. Bí thư Huyện ủy huyện này là ông Lê Văn Sang (tái đắc cử nhiệm kỳ 2015 - 2020). Theo phản ánh, bộ máy chính quyền của huyện Mỹ Đức có 13 phòng, ban thì có hơn 10 người là anh em, họ hàng với ông Sang.

Nhiều cán bộ công tác tại các vị trí quan trọng của UBND huyện có liên quan trực tiếp tới ông Sang như bà Lê Thị Vĩnh - Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch là cô của ông Sang; bà Đỗ Thị Lê Hương - Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy là con thông gia với ông Sang; ông Lê Văn Nhiệm - Phó Ban quản lý dự án là em họ ông Sang; bà Lê Hải Hồng - Phó Trưởng phòng Kinh tế là chị họ ông Sang; ông Lê Văn Sức - Trưởng phòng Dân tộc học, gọi ông Sang bằng chú; bà Nguyễn Thị Hòa - Phó Ban dân số và Kế hoạch hóa gia đình là em bên họ vợ ông Sang; Nguyễn Thị Duyên - Kế toán Phòng Quản lý đô thị là con dâu ông Sang...


Ngay sau sự việc, bà Nguyễn Lan Hương - Phó Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức đã khẳng định: “Toàn bộ quy trình về công tác cán bộ ở huyện đều đúng”.

Rồi sau đó là vụ việc Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang Triệu Tài Vinh có nhiều anh em họ hàng cũng làm “quan”. Theo đó, bà Phạm Thị Hà - vợ ông Vinh, giữ chức Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Giang. Ba em trai ông Vinh cũng được bố trí làm lãnh đạo gồm: Ông Triệu Tài Phong - Bí thư Huyện ủy Quang Bình; ông Triệu Sơn An - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân – Phó Phòng Hành chính của Sở Bưu chính - Viễn thông.

Lý giải về điều này, ông Triệu Tài Vinh thừa nhận một số mối quan hệ của ông với lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh là chính xác. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định “việc bổ nhiệm các chức vụ nêu trên đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, Nhà nước”.

Còn chỗ nào cho người tài?

Điều nguy hiểm nhất là tạo ra lợi ích nhóm thao túng, biến cơ quan, tổ chức thành nơi thực hiện ý đồ cá nhân chứ không còn phục vụ cho lợi ích quốc gia, xã hội. Người ngoài nhìn vào thì thấy tập thể có vẻ đoàn kết nhưng đi sâu vào bên trong tập thể đó thì mới thấy sự đoàn kết chỉ dựa trên nền tảng nhóm lợi ích”.
Ông Lê Văn Cuông
Xung quanh vấn đề này, trao đổi với NTNN, ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nói rằng: “Tôi thấy, sự tiêu cực trong công tác cán bộ đi từ thấp tới cao và bắt đầu có tính phổ biến.

Cụ thể, với những người có chức vụ, trước khi về hưu, họ sẽ tranh thủ cài cắm người quen, thân ở lại để nắm giữ các vị trí quan trọng để rồi từ đó “giúp đỡ” cho gia đình, con cháu của họ. Và cứ như thế, tình trạng “cả họ làm quan” hay “tổng công ty gia đình trị” không phải là chuyện lạ” – ông Cuông cho hay.

“Hiện trạng này cũng cho thấy sự chưa “gương mẫu” của người đứng đầu tổ chức, đơn vị. Khi người lãnh đạo có ý định và động cơ không trong sáng thì sẽ dùng tập thể để hợp thức hóa ý đồ, quyết định của mình” – ông Cuông nói.

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão nhìn nhận, việc bổ nhiệm người vào vị trí lãnh đạo hoặc tuyển dụng vào cơ quan nhà nước là con cháu, họ hàng cần phải xem là hiện tượng không bình thường và phải lên án mạnh mẽ.

“Những người này có quyền, chức nhưng bị tha hóa, biến chất và không còn giữ được sự vô tư, trong sáng của người cán bộ cách mạng, của một đảng viên mà ngược lại là sử dụng quyền lực được nhà nước giao phó, lợi dụng chức vụ để mưu cầu cho lợi ích cá nhân. Trung ương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng chấn chỉnh. Có như vậy người hiền tài mới có thêm cơ hội phụng sự Tổ quốc” – ông Mão nói.

Lê Chiên-Hòa Nguyễn
Nguồn: danviet.vn

Hải Dương: Người nhà bí thư, phó bí thư huyện cùng nhau làm quan

Câu chuyện sở có 44/46 lãnh đạo tại Hải Dương vừa lắng xuống, dư luận lại xôn xao chuyện “cả họ làm quan” ở huyện Kim Thành. Người nhà của Bí thư và Phó bí thư nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
“Một huyện mà anh làm bí thư, em làm phó chủ tịch, em rể làm Trưởng Ban Tổ chức thì còn ai lọt được vào nữa”, một cán bộ hưu trí xin giấu tên, từng công tác lâu năm tại Huyện ủy Kim Thành bức xúc khi nói về tình trạng “cả họ làm quan”.
20170411180718-kim-thanh
Trụ sở huyện ủy Kim Thành, Hải Dương. Ảnh: T.H
Vị này kể vanh vách tên tuổi, chức danh của anh em nhà Bí thư huyện ủy Kim Thành Nguyễn Hữu Tiến.
Cụ thể, ông Tiến sinh năm 1960, là con trai của ông Nguyễn Hữu Bạ, nguyên Bí thư Huyện uỷ Kim Thành.
Em trai ruột Bí thư huyện ủy Kim Thành là ông Nguyễn Hữu Hưng, sinh năm 1968 hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện.
Em rể ông Tiến là ông Nguyễn Hồng Cương, sinh năm 1968, là Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ và được quy hoạch vào chức Phó bí thư, Bí thư huyện trong thời gian tới.
Ngoài ra, anh trai ông Tiến hiện là một cán bộ của Chi cục Thuế huyện. Cháu ông Tiến (con trai ông Cương) cũng hiện là chuyên viên Thanh tra huyện.
Không ít người nhà của Phó bí thư thường trực huyện uỷ Kim Thành Lê Ngọc Sang cũng trong tình trạng tương tự.
Ông Sang là con của ông Lê Văn Khoái, nguyên Bí thư huyện này, nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ. Chị gái ông Sang là Chủ tịch UBND huyện đã về hưu.
Em ruột ông Sang là Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện. Còn con trai ông Sang làm Trưởng phòng Tài chính huyện, con dâu làm Phó giám đốc BHXH huyện, con gái làm chuyên viên phòng Nội vụ.
“Gia đình Bí thư và Phó bí thư thường trực huyện ‘ngự trị’ ở cả 21 xã, thị trấn của huyện chẳng khác nào quản lý chính quyền theo kiểu ‘gia đình trị’ như thời phong kiến. Như vậy làm sao đảm bảo tính dân chủ, khách quan”, một cán bộ hưu trí nói.
“Kể cả họ nói bổ nhiệm đúng quy trình, đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi nữa thì việc 1 gia đình nắm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt trong 1 huyện là khó tin. Nếu anh em, con cháu họ giỏi lại không tìm việc ở nơi khác lại tập trung vào huyện làm lãnh đạo hết như thế?”, nguyên cán bộ huyện uỷ đặt vấn đề.
Tất cả đều đúng quy trình
Ông Lê Ngọc Sang, Phó bí thư thường trực Huyện uỷ Kim Thành nhìn nhận những thông tin người dân phản ảnh là có. Tuy nhiên, ông Sang cũng khẳng định tất cả việc đề bạt, bổ nhiệm những nhân sự kể trên đều đúng quy định, quy trình.
“Tất cả những người được bổ nhiệm đều đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, có tư cách đạo đức tốt và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”, ông khẳng định.
Ông Nguyễn Hồng Cương, Trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ cũng khẳng định, tất cả các trường hợp được điều động, bổ nhiệm đều có sự nỗ lực phấn đấu để vươn lên và đều được ghi nhận.
Còn việc bổ nhiệm được thực hiện theo đúng quy định về quy trình, từ quy hoạch, rà soát đánh giá quy hoạch, tập thể giới thiệu, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét.
Nói về thực trạng “cả họ làm quan” huyện, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển cho biết, bản thân có nghe thông tin này nhưng chỉ loáng thoáng chứ chưa thấy dư luận nổi lên và chưa thấy đơn thư cũng chưa xử lý đơn thư nào.
“Có thể chúng tôi sẽ nghiên cứu xem xét”, ông Hiển nói và cho biết, tinh thần chung của tỉnh là trong công tác cán bộ phải đảm bảo theo đúng quy trình, quy định.

Cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” là để …chia tiền nhà nước?

    Nguồn giaoduc.net.vn
    Việc bố trí người thân giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, Tổng công ty trực thuộc sự quản lý của nhà nước sẽ phát sinh nhiều hệ lụy nếu…

    “Hệ lụy từ lịch sử để lại”
    Vụ việc “cả họ làm quan” ở Mỹ Đức (Hà Nội) vừa tạm lắng, mới đây, dư luận tiếp tục phát hiện vụ việc tương tự.
    Theo đó, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải vừa có kết luận xác minh đơn tố cáo liên quan tới 30 người được cho là có quan h.ệ họ hàng với Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm an toàn hàng hải miền Nam (VMS – South).
    Qua kiểm tra, cơ quan chuyên trách phát hiện 15 người có quan h.ệ gia đình, họ hàng với ông Phạm Đình Vận, nguyên Tổng giám đốc VMS – South (ông Vận về hưu năm 2014). Hiện tại, ông Phạm Phạm Quốc Súy (em trai ông Vận) đang làm Tổng Giám đốc đương nhiệm.
    Kết quả xác minh cũng cho thấy, một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm của Tổng công ty còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn như: Yêu cầu tất cả các chức danh bổ nhiệm đều phải có bằng tốt nghiệp lý luận chính trị; đối với chức danh cấp trưởng phải là đảng viên…
    Nguyên nhân dẫn tới những sai sót trong việc bổ nhiệm người thân giữ các vị trí quan trọng tại Tổng công ty này được xác định là do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ. Bộ Giao thông đã yêu cầu VMS – South kiểm điểm xử lý trách nhiệm tổ chức, các nhân thuộc thẩm quyền.
    Xung quanh vấn đề này, hôm 28/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, việc bố trí người thân giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, Tổng công ty… trực thuộc sự quản lý của nhà nước, sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, nếu công tác cán bộ không được thực hiện một cách công khai, minh bạch.
    “Những sự việc đã diễn ra cho thấy tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn còn ăn sâu vào tư duy của một bộ phận cán bộ là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.
    Theo đó, tư duy kết hợp với hành động không minh bạch trong công tác cán bộ đã tạo ra phản ứng dây truyền theo kiểu phong trào, lan rộng tới nhiều cấp, ngành, gây điều tiếng xấu…
    Tuy quan điểm này đã không còn phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước hiện nay, nhưng  xu hướng “gia đình trị” tại các cơ quan công quyền vẫn còn tương đối phổ biến.
    Việc làm này rất khó để chúng ta có thể tuyển chọn được người tài, có tâm nguyện cống hiến cho đất nước”, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội  Thanh Hóa nhận định.
    Ông Lê Văn Cuông (ảnh: Tuổi trẻ)
    Ông Lê Văn Cuông cũng cho rằng, việc cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” sẽ làm hệ thống quản lý nhà nước thiếu lành mạnh, công tác tổ chức bộ máy hành chính lâm vào cảnh trì trệ, làm phát sinh “nhóm lợi ích”.
    “Không loại trừ trường hợp người ta lợi dụng chức quyền, tuyển chọn người thân quen của mình vào bộ máy quản lý để làm chuyện xấu.
    Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo kiểu này rất dễ làm nảy sinh “nhóm lợi ích”, tư tưởng bè phái, cấu kết trục lợi, tham nhũng”.
    Mặt khác, nếu có cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm là người thân quen của lãnh đạo đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, nằm trong số 30% công chức “cắp ô” thì cần kiên quyết loại bỏ”.
    Đồng quan điểm trên, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng, những sự việc nêu trên đã gây dư luận không tốt. Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu đơn vị chưa thực sự gương mẫu.
    “Đây là hệ quả của công tác cán bộ từ nhiều năm về trước để lại. Tuy nhiên khách quan mà nói, việc công khai thông tin nói trên tại các diễn đàn, thể hiện sự tiến bộ về mặt ý thức trong công tác quản lý nhà nước. Trước đây, vấn đề này rất ít được đề cập”, Đại biểu Bùi Thị An nêu quan điểm.
    Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cũng chỉ rõ, công tác cán bộ theo kiểu “cả họ làm quan”, Tổng công ty “gia đình trị”…  bản chất là quan h.ệ xin – cho, ban phát lộc.

    “Phải nói thật, công tác cán bộ ở đây là có vấn đề. Điều này tạo ra sự thiếu công bằng, minh bạch trong tuyển chọn cán bộ. Khi kiểm tra thì họ bảo “đúng quy trình”, nhưng đến khi
    “sản phẩm” ra lò lại thì không đạt chuẩn. Việc này trách nhiệm thuộc về người đứng đầu đơn vị”, Đại biểu Bùi Thị An nêu rõ.
    Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An lưu ý, chỉ nên ưu tiên con em cán bộ được đặc cách làm việc tại cơ quan công quyền, trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt.
    Đối với những trường hợp là con em cán bộ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa… cần được ưu tiên, đặc cách. Điều này tôi nghĩ không có vấn đề gì. Những trường hợp khác cần được đối xử bình đẳng, công khai như nhau.
    Cần rà soát tổng thể…
    Ông Lê Văn Cuông cho rằng, công tác cán bộ hiện nay chưa thể hiện rõ tính cạnh tranh, mà chủ yếu vẫn chạy theo công thức chung “nhất hậu duệ, nhì quan h.ệ, thứ ba quan h.ệ…”
    “Việc bố trí, đề bạt hiện nay chủ yếu do người đứng đầu đơn vị quyết định. Do đó không tránh khỏi tư tưởng cá nhân, trục lợi khi đề bạt, bổ nhiệm, xin việc…
    Đừng nghĩ người khác không biết chuyện này, có điều nếu nói ra họ có thể phải chịu thiệt thòi.
    Do đó, để lành mạnh hóa công tác cán bộ, cần trú trọng vào việc thi tuyển (thi công chức, các chức danh quản lý…).
    Bên cạnh đó cần chỉ đạo thực hiện quyết liệt các quy định cụ thể trong việc tuyển chọn cán bộ, luân chuyển cán bộ theo quy để tránh nhóm lợi ích cục bộ. Trong đó, con em nông dân cũng cần được đối xử công bằng khi bố trí công tác, đề bạt…
    Bộ Nội vụ cần đổi mới, đưa ra chế tài nhằm siết chặt công tác quản lý cán bộ nhằm hạn chế “phong trào” đưa con, em cháu cha vào làm việc tại các cơ quan công quyền nhà nước.
    Đặc biệt nên kiểm soát việc đề bạt, bổ nhiệm ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”. Bài học từ ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã cho thấy rõ điều đó”, ông Lê Văn Cuông nêu quan điểm.
    Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An – đoàn Hà Nội (ảnh: Ngọc Quang)
    Đại biểu Bùi Thị An thì cho rằng: “Trong lúc nhà nước đang thực hiện đề án tinh giảm biên chế thì đây là thời điểm thích hợp để chúng ta rà soát lại một cách tổng thể hiệu quả công tác cán bộ trong hệ thống bộ máy nhà nước.
    Trong đó, đặc biệt chú trọng loại bỏ những thành phần “con ông, cháu cha” không làm được việc.
    Cụ thể, cần xem xét quy trình bổ nhiệm, đề bạt có đúng quy định hay không? Muốn đánh giá được ai đúng, ai sai, ai làm được việc thì phải làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí họ đảm nhiệm. Từ đó để có căn cứ để đánh giá chất lượng công chức.
    Việc này cần hết sức thận trọng, nếu không sẽ dẫn tới sai lầm, người cần giảm thì không giảm, lại giảm những người không nên giảm”, Đại biểu Bùi Thi An lưu ý.
    Đại biểu Bùi Thị An nhấn mạnh tầm quan trọng của lãnh đạo các các đơn vị trong công tác sắp xếp, bố trí cán bộ hiện nay.
    “Người đứng đầu đơn vị cần minh bạch hóa công tác cán bộ (thi tuyển cán bộ), tạo ra sự công bằng, cơ hội cho người tài có điều kiện được cống hiến. Nếu cán bộ lãnh đạo gương mẫu, có tâm thì chắc chắn không để tiêu cực xảy ra”.

    Nghệ An: Nóng chuyện cả họ làm quan

    (Tin tức thời sự) - Ngoài 3 vị trí chủ chốt, 12 vị trí khác trong bộ máy lãnh đạo Đảng và chính quyền xã Hạ Sơn đều là anh em, con cháu, họ hàng.

      Sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, tại xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), ba vị trí chủ chốt đều thuộc về "cùng một nhà" gồm: ông Trương Văn An (50 tuổi) tái cử Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Văn Thanh (em rể ông An) làm Chủ tịch UBND xã, ông Định Văn Thụ (47 tuổi, cháu gọi ông Thanh là cậu ruột) làm Phó chủ tịch.
      Nghe An: Nong chuyen ca ho lam quan
      Ông Trương Văn An - Bí thư Đảng ủy xã Hạ Sơn. (Ảnh: PLTP)
      Ngoài ra 9 người trong bộ máy chính quyền ở xã là anh em ruột, họ hàng với ba ông, như Trưởng công an xã Trương Văn Trị (51 tuổi) là anh ruột ông An; Chủ tịch Hội phụ nữ Trương Thị Phòng (31 tuổi) là cháu ruột ông Thanh...
      Trong khi đó, chủ tịch UBND xã Hạ Sơn cũng có ba người cháu ruột đảm nhiệm các vị trí: phó chủ tịch HĐND xã, phó chủ tịch UBND xã, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã. Ngoài ra, ông Lê Văn Đoài - Phó Chủ tịch HĐND xã Hạ Sơn là chú ruột của chủ tịch xã. Ông Đoài có con trai làm xã đội phó và con rể làm cán bộ địa chính...
      Giải thích việc bị đồn "cả họ làm quan", ông An nói rằng cơ cấu cán bộ ở xã được thực hiện dân chủ, công khai đúng quy trình, dựa trên năng lực cá nhân. Từ nhiều năm nay, người trong gia đình ông đã liên tục giữ chức vụ quan trọng trong xã chứ không riêng thời điểm này. Bố ông từng là Bí thư Đảng ủy xã, và chủ tịch UBND xã trong nhiều năm.
      Tuy nhiên, ông Trương Công Kích, Trưởng ban tổ chức Huyện ủy Quỳ Hợp cũng phải thừa nhận đây là hiện tượng bất thường.
      Ông Kích cho rằng, một xã có tới 10 người là anh em họ hàng là "duy nhất ở huyện này” và chắc chắn sẽ ảnh hưởng việc điều hành bộ máy.
      Hà Nội: Cả họ làm quan "ngẫu nhiên"
      Câu chuyện cả họ làm quan từng xảy ra tại huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Sự việc khiến ông Đào Đức Toàn, trưởng Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội, đã phải xác nhận với là có thật.
      Ông Toàn cũng phải thẳng thắn nhìn nhận việc điều động cán bộ như vậy là không khách quan nhưng bản thân ông cũng không biết xử lý thế nào vì mọi việc đều đúng quy trình.
      Trường hợp kể trên là 6 người được biệt phái từ Ban quản lý di tích Hương Sơn về huyện đều là người thân lãnh đạo huyện Mỹ Đức.
      Cụ thể, ông Lê Đức Anh, con trai ông Lê Văn Sơn (trưởng ban tổ chức) được điều động về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện. Ông Nguyễn Thế Hưng (con ông Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch huyện) về phòng nội vụ.
      Ông Nguyễn Văn Hùng (con trai ông Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch huyện) về Phòng tài chính kế hoạch. Ông Lê Quang Hưng (con ông Lê Văn Cành - phó chủ tịch huyện) về phòng nội vụ.
      Bà Nguyễn Thị Ngọc Duyên (con dâu bí thư huyện ủy Lê Văn Sang) về phòng quản lý đô thị. Ông Nguyễn Minh Hoàng (con trai bà Lê Thị Vĩnh - trưởng phòng tài chính) về phòng tài chính.
      Dù giải thích là đúng quy trình nhưng trước sức của dư luận lãnh đạo huyện này cũng phải chùn tay.
      “Dù Thành ủy chưa chỉ đạo nhưng huyện đã tự giác thôi biệt phái. Năm cán bộ được điều động đã trở về đơn vị cũ công tác. Một trường hợp từ đơn vị sự nghiệp này chuyển qua đơn vị sự nghiệp khác. Huyện đã khắc phục nhưng thường vụ vẫn yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm", ông Toàn cho hay.
      Từ trường hợp của Mỹ Đức tưởng rằng đây chỉ là chuyện hiếm, nhưng một xã có tới gần 20 người trong một họ làm quan thì đúng là chuyện lần đầu nghe tới. Không biết xã Hạ Sơn sẽ nhìn nhận thế nào từ bài học của Mỹ Đức trước đó?
      An An (tổng hợp)
      (Xã hội) - Chồng là sếp vợ, anh chỉ đạo em ở huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên – Huế.
      Thừa Thiên - Huế: Cả nhà làm quan huyện
      HĐND – UBND huyện A Lưới. Ảnh: Quang Thành
      Từ Bí thư huyện ủy, Phó bí thư, Chủ tịch huyện đến Phó trưởng Công an huyện A Lưới… đều là anh em rể của nhau.
      Cụ thể, các ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch huyện; Nguyễn Nam Sinh – Phó trưởng Công an huyện; Hồ Thanh Hà – Phó trưởng phòng Tài chính huyện đều là “anh em cột chèo” của ông Hồ Xuân Trăng – Bí thư Huyện ủy.
      Bà Thêm, vợ Bí thư Trăng là chị ruột của vợ chủ tịch huyện, phó phòng tài chính và phó trưởng công an huyện trên địa bàn.
      Được biết, bà Lê Thị Thêm hiện đang giữ chức Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện A Lưới. Bà từng công tác tại Đài truyền thanh huyện.
      Với trình độ thạc sĩ và là người am hiểu văn hóa địa phương, bà Thêm được luân chuyển về Phòng Văn hóa – Thông tin và giữ chức Trưởng phòng.
      “Có quy hoạch và đúng quy trình”
      Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch huyện A Lưới thừa nhận, có sự việc nhiều cán bộ huyện A Lưới là con em trong gia đình. Ông đồng thời khẳng định, việc bổ nhiệm lãnh đạo, cán bộ tại huyện A Lưới là “có quy hoạch và đúng quy trình”.
       Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Quang Thành
      Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Quang Thành
      Ông Hùng nêu đơn cử, trước khi làm Chủ tịch huyện A Lưới rồi giữ chức Bí thư huyện ủy, ông Hồ Xuân Trăng đã giữ chức vụ Phó chủ tịch huyện.
      Với bản thân, ông Hùng cũng cho biết, để được giao trọng trách làm Chủ tịch huyện, ông đã qua nhiều vị trí như Bí thư huyện Đoàn, Phó chủ tịch huyện.
      Cũng theo Chủ tịch huyện A Lưới, việc nhiều anh em dâu – rể trong gia đình cùng làm lãnh đạo, giữ một số trọng trách quan trọng trong các cơ quan, đơn vị của huyện A Lưới chỉ là sự “trùng hợp”.
      (Theo Vietnamnet)

      Cả họ làm quan tại Quảng Nam: Chỉ là sự ‘ngẫu nhiên’

      Liên quan tới việc 8 người thân nắm giữ các vị trí chủ chốt tại xã Quế Long (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), Bí thư Đảng ủy xã Đỗ Đình Hùng cho biết, đây chỉ là sự “bổ nhiệm ngẫu nhiên”.
      Thông tin trên báo Tiền phong, tại xã Quế Long (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), trong số 19 biên chế thì có 8 người là người thân của Bí thư Đảng ủy xã Đỗ Đình Hùng, trong đó có nhiều người nắm giữ vị trí chủ chốt.
      8-nguoi-lam-quan
      Ông Đỗ Đình Hùng – Bí thư Đảng ủy xã Quế Long. (Ảnh: Giao thông)
      Theo đó, bà Lê Thị Thanh Hoàng – vợ của Bí thư Đỗ Đình Hùng giữ chức Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Quế Long trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (2010 – 2015 và 2016 – 2020); ông Hồ Anh Trung (cậu bên vợ của ông Hùng) giữ chức Chủ tịch UBND xã; bà Đỗ Thị Linh Phượng (cháu ruột) hiện là Phó Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2016 – 2020; bà Trần Thị Thanh Hoa (em dâu) hiện là cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã.
      Ngoài ra, tại UBND Quế Long còn có nhiều người có quan hệ họ hàng với ông Đỗ Đình Hùng cùng tham gia bộ máy chính quyền xã và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như ông Đỗ Văn Hùng – Trưởng Công an xã; ông Trần Hữu Sáu – giữ chức Phó bí thư Đảng ủy; ông Lê Văn Nhân – hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân…
      8-nguoi-lam-quan
      Trụ sở xã Quế Long, nơi có 8 người trong họ hàng cùng làm quan. (Ảnh: Giao thông)
      Báo Giao thông cũng thông tin, ông Đỗ Đình Hùng khẳng định việc ông cùng 7 người trong họ tộc cùng làm quan xã là “sự ngẫu nhiên” vì nhiều người trong số này trước đó đã từng nhiều năm làm cán bộ xã trước khi được tín nhiệm, bầu giữ các chức vụ như hiện nay.
      Khẳng định việc cả họ làm quan không ảnh hưởng đến điều hành công việc tại địa phương, tuy nhiên ông Hùng vẫn tỏ ra lo lắng sẽ có dư luận không tốt. “Chúng tôi đã kiến nghị lên cấp trên cho luân chuyển bớt cán bộ nhưng chưa được chấp thuận”, ông Hùng nói.
      Còn ông Hồ Anh Trung – Chủ tịch UBND xã Quế Long cho rằng nhiều người thân cùng làm lãnh đạo xã phần nào giúp việc đề đạt ý kiến, thảo luận công việc chung “dễ dàng hơn”. Ông Trung cũng khẳng định không nhận thấy áp lực về việc này.
      Theo ông Lê Tấn Trung – Bí thư huyện ủy Quế Sơn, huyện đã nắm được sự việc nhưng những cán bộ nói trên đều được bổ nhiệm đúng quy trình, không xảy ra tiêu cực và lãnh đạo huyện Quế Sơn chưa nhận thấy biểu hiện “gia đình trị” ở địa phương.
      Theo Pháp luật & Đời sống

      Cần phải sửa luật để khắc phục nạn 'con ông cháu cha' trong bổ nhiệm cán bộ

      In bài viết
      Ảnh minh họa
        “Nếu con cái ông giỏi thì có thể phát triển ở nơi khác chứ không phải giỏi trong mắt bố. Không thể lý sự là con tôi giỏi nên tôi bổ nhiệm được. Giỏi thì đi đâu mà chả giỏi, chứ giỏi trong mắt bố mẹ, gia đình thì chắc gì đã giỏi” – GS Vũ Minh Giang, nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh.
      “Chạnh lòng” vì “đúng quy trình”
      Tại cuộc họp báo Bộ Nội vụ chiều 14.10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã lên tiếng về tình trạng “cả họ làm quan” ở các địa phương trong thời gian qua. 
      Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, trong công tác tổ chức cán bộ thì người ngoài hay người trong gia đình, nếu có tài năng thì đều được sử dụng và được trọng dụng như nhau.
      Ông Tuấn cho rằng, khi sửa Luật Cán bộ, công chức sẽ phải quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này để kiểm soát việc trong một đơn vị có nhiều người trong cùng một gia đình và tạo điều kiện thu hút người có đủ năng lực, người tài vào vị trí xứng đáng.
      “Cùng với cơ chế kiểm soát tốt việc trong một đơn vị có nhiều người có quan hệ gia đình giữ chức vụ, cũng cần phải có cơ chế tạo điều kiện để thu hút những người có tài năng, có đủ năng lực vào làm việc và được bổ nhiệm vào các vị trí xứng đáng” – ông Tuấn nói.
      Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Nội vụ còn cho biết rất mong muốn lắng nghe thông tin từ báo chí để đề xuất các cấp có thẩm quyền đưa ra giải pháp quản lý chặt chẽ hơn, tránh được những vấn đề báo chí nêu khi bổ nhiệm.
      Nói về vấn đề bổ nhiệm “đúng quy trình”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, việc bổ nhiệm theo đúng luật pháp, đúng quy định của Đảng, phù hợp với các tiêu chuẩn, thủ tục thì là đúng quy trình. Còn vấn đề chất lượng cán bộ thì phụ thuộc vào trách nhiệm của người đứng đầu, của cấp ủy.
      “Gần đây trên báo chí đề cập đến cụm từ “đúng quy trình” khiến chúng tôi cũng rất chạnh lòng, mà không có cơ hội để giải thích” – ông Tuấn nói.
      Theo ông Tuấn, trong công tác nhân sự cũng cần phải có cơ chế đào thải. Những người được tuyển chọn, bổ nhiệm nếu như không làm được việc thì phải ra đi, nhường chỗ cho người khác. 
      “Hiện nay, trong luật cũng đã có quy định về miễn nhiệm rồi, nhưng theo tôi có lẽ còn phải bổ sung thêm một số giải pháp khác như người đứng đầu và lãnh đạo cơ quan mà không làm được việc thì phải họp cấp ủy lại để bàn cách miễn nhiệm chức vụ, để tìm người khác đáp ứng được yêu cầu” – ông Tuấn nhấn mạnh.
      Cần xóa bỏ việc bổ nhiệm người thân vào bộ máy
      Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, GS.TSKH Vũ Minh Giang, nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng người thực hiện quy trình mới quan trọng chứ quy trình chưa phải là quan trọng nhất. Theo GS Giang, câu “Một người làm quan cả họ được nhờ” rất phổ biến trong xã hội Việt Nam và tình trạng bổ nhiệm người thân vào bộ máy chính quyền địa phương mình quản lý cần phải được xóa bỏ. 
      Dẫn ra ví dụ, ông Giang cho biết, để tránh việc kéo bè kéo cánh, gia đình trị thì các triều đại phong kiến trong lịch sử đã áp dụng nhiều giải pháp, điển hình là Luật Hồi tỵ với rất nhiều quy định ngặt nghèo trong bổ nhiệm. Trong đó, quan trọng nhất là không được bổ nhiệm người thân vào các vị trí trong chính quyền mình quản lý và không bổ nhiệm lãnh đạo địa phương xuất thân từ chính địa phương đó.
      Việc bổ nhiệm này tránh cho quan chức phải đối mặt với những mối quan hệ họ hàng, làng xóm trong xử lý công việc, đồng thời tạo môi trường tốt để quan chức có thể quản lý, tránh tình trạng kéo bè kéo cánh, tham nhũng… Chứ người địa phương nào quản lý địa phương ấy thì chưa hẳn các quan chức đã có cách nhìn khách quan về địa phương mình. 
      “Nếu con cái ông giỏi thì có thể phát triển ở nơi khác chứ không phải giỏi trong mắt bố. Không thể lý sự là con tôi giỏi nên tôi bổ nhiệm được. Giỏi thì đi đâu mà chả giỏi, chứ giỏi trong mắt bố mẹ, gia đình thì chắc gì đã giỏi” – ông Giang nhấn mạnh.
      Về vấn đề đúng quy trình, theo GS Giang, quy trình chỉ là một phần, người áp dụng quy trình mới quan trọng và không khó để hợp thức hóa cái quy trình đó. Cả một tập thể nhưng người đứng đầu có sự chi phối rất lớn.
      “Đối với những trường hợp đã bổ nhiệm xong mà báo chí phản ánh cũng chỉ tạo thêm một làn sóng dư luận chứ như hiện nay, họ bổ nhiệm đúng quy trình thì cũng không làm gì được họ. Các địa phương khác thấy địa phương này bổ nhiệm họ hàng vào chính quyền không bị xử lý thì đương nhiên họ sẽ bắt chước” – ông Giang cảnh báo.
      Ông Giang cho rằng, học để có lợi cho mình thì không có ai buông, nhìn thấy nhiều người làm sai mà không bị xử lý, không ai lên tiếng thì họ sẽ nhanh chóng sắp xếp để đúng quy trình. Thủ tướng đã nói là chọn người tài mà không chọn người nhà là một định hướng rất hay, cần phải có giải pháp cụ thể hơn để chính những cán bộ muốn bổ nhiệm người nhà cũng không được chứ không chỉ là kêu gọi trách nhiệm chung chung của cán bộ.
      Theo vị giáo sư này, trong công tác bổ nhiệm cần phải nghiên cứu những thành tựu mà tiền nhân để lại. Một mặt là tránh cho người làm quan phải đối mặt với những mối quan hệ thân tộc, làng xóm, đồng thời để ngăn ngừa họ lộng quyền, kéo bè kéo cánh để đem lợi về cho mình. Khi đó, muốn được ghi nhận, muốn được lòng dân thì quan chức buộc phải có uy tín thực sự.
      Trí Lâm
       

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      NGẬM SẦU (ĐL)

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH