CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 184
(ĐC sưu tâm trên NET)
Trên mặt trận tình báo trong trận chiến Xô-Đức
Cơ quan Tình Báo KGB đã bị phá nát như thế nào?
“Món quà quý giá của người đứng đầu cuối cùng KGB
tặng Đại sứ Mỹ là gì?”. Đó là nguyên văn bài viết đăng trên
tờ Độc Lập của Nga số ra gần đây nói về “chiến tích” tệ hại nhất
mà Chủ tịch KGB đã làm trước khi Liên Xô tan rã.
“Cuộc chiến điện tử”
Cho mãi tới hơn 20 năm sau, kể từ khi chính sách cải tổ của Gorbachev sụp đổ, người dân Xô Viết mới bàng hoàng biết tin Vadim Bakatin, vị Chủ tịch cuối cùng của KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô), đã trao cho Đại sứ Mỹ tại Moscow Robert Strauss món quà đặc biệt, gồm 74 bản sơ đồ chi tiết các thiết bị theo dõi và nghe lén siêu hiện đại, mà Cơ quan An ninh Xô Viết bí mật lắp đặt tại địa điểm mới của Tòa đại sứ Mỹ ở Moscow. Hành vi động trời này khiến cả ban lãnh đạo Liên Xô lẫn KGB ngỡ ngàng bởi nó “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử chính trị cũng như tình báo Xô Viết.
Câu chuyện bắt đầu vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi Bộ Ngoại giao Liên Xô nhận được khoản ngân sách để xây mới hơn hai chục đại sứ quán ở nước ngoài. Cùng trong thời gian này, Mỹ cũng khởi công xây dựng công trình tương tự tại Moscow. Cả Washington và Moscow đều hiểu rõ và bắt đầu triển khai các biện pháp đối phó, thanh tra, giám sát, theo dõi chặt chẽ hành động của các thợ xây dựng địa phương tại tất cả các hạng mục công trình. Tuy nhiên, trên thực tế không thể nào làm xuể, bởi trên công trường xây dựng rất đông người tham gia, thuộc các chuyên ngành khác nhau, lao động thường xuyên phải thay đổi do nhu cầu của dự án.
Đối với công trình xây dựng sứ quán ở Moscow được đặt dưới sự kiểm soát toàn diện của KGB. Cơ quan an ninh thực hiện kết hợp công tác nghiệp vụ, kỹ thuật, tổ chức những sự vụ lộn xộn nhằm cản trở các chuyên gia Mỹ kiểm tra, kiểm kê các vật liệu xây dựng nhập khẩu và các bộ phận đúc sẵn được chở đến từ các nhà máy bê tông ngoại ô Moscow. Còn tại Thủ đô Washington DC, việc xây dựng tòa sứ quán mới của Liên Xô do một công ty tư nhân lớn nhất của Mỹ đảm nhận.
Tại Moscow, chuyên gia Mỹ cũng bắt đầu một cuộc kiểm tra hệ thống các kết cấu xây dựng. CIA đã phát hiện những mẩu dây cáp xoắn vào nhau và những thiết bị lạ được làm từ kim loại, đây là những vật dụng về nguyên tắc không được phép đưa vào. Phía Mỹ gọi đây là “tai mắt điện tử KGB”. Để đáp lại, tháng 2/1980 tại Mỹ, các nhà ngoại giao Liên Xô đã công bố báo cáo, phát hiện hơn một chục thiết bị nghe lén được Mỹ cài đặt trong công trình đại sứ quán tại Moscow, thậm chí còn tìm thấy những con rệp trong lõi một cột bê tông lớn, trên đó còn ghi cả dòng chữ tục tĩu.
Đích
thân Đại sứ Mỹ đã đến gặp và trao cho Gorbachev những bức ảnh về các
vật dụng khả nghi trong khung của các tòa nhà đang xây dựng. Ông
Gorbachev tuy bối rối nhưng cố xoa dịu bằng cách ra lệnh cho Chủ tịch
KGB Kryuchkov ngay lập tức dừng tất cả các công việc theo dõi xây dựng
sứ quán vào năm 1986.
Món quà Vadim Bakatin là gì?
Lối thoát bế tắc trên vụt đến một cách tình cờ, nói đúng hơn, Vadim Bakatin
đã vô tình được đặt vào vị trí chiếc ghế chủ tịch KGB và được sự
ủy nhiệm của hai vị tổng thống lúc đó là Yeltsin và Gorbachev,
Bakatin đã trao lại cho Đại sứ Mỹ tại Moscow một bộ các bản vẽ cùng bản
hướng dẫn ngắn gọn viết trên một tờ giấy, trong đó liệt kê, đánh dấu các
cây cột, xà, dầm có đặt các trang thiết bị đặc biệt cũng như các thiết
bị được ký hiệu bằng những thuật ngữ đặc biệt.
Điều gì đã thúc đẩy Bakatin làm điều này? Nhiều người phỏng đoán, có thể Bakatin muốn làm hài lòng Gorbachev và Yeltsin, hoặc cũng có thể là do các cố vấn Mỹ ở Moscow lúc đó gợi ý. Và cũng không loại trừ sự nông nổi thường tình của vị chủ tịch cuối cùng của KGB, khi không hiểu hết tầm quan trọng về hành động của mình, hoặc cũng có thể đơn giản là do Bakatin muốn thể hiện sự khác thường vào thời điểm mà các trò chơi chính trị đang đi vào đoạn kết.
Với việc làm tệ hại nhất của mình trên cương vị Chủ tịch cuối cùng KGB, V. Bakatin đã góp phần khiến thể chế Liên Xô nhanh chóng sụp đổ. Trước đó, ngay từ khi còn giữ cương vị đầy quyền uy ở Bộ Nội vụ, đích thân Bakatin đã khơi mào cho sự ly khai của các nước cộng hòa trong vùng Baltic, cũng là những địa danh đầu tiên tách ra khỏi Liên bang Xô Viết.
Liên quan đến “món quà Bakatin”, nhiều người cho rằng, phía Mỹ đã quá rõ những mưu mẹo của KGB cho nên không thể tin hoàn toàn vào những tài liệu mà KGB đã trao và cho rằng, người Nga có thể còn những hệ thống tiếp nhận thông tin khác chưa triển khai, đang chờ đến thời điểm thích hợp mới đưa vào sử dụng.
Trên mặt trận tình báo trong trận chiến Xô-Đức
Cơ quan Tình Báo KGB đã bị phá nát như thế nào?
Chuyện về cựu giám đốc KGB
Đăng ngày: 02/05/2014; 487lần đọc
Những ngày tháng 4 này, báo chí Nga
tiếp tục cung cấp các bằng chứng về sự phản bội của Gorbachev và các cộng sự,
những kẻ đã đưa Liên bang Xôviết đến chỗ sụp đổ.
Đội đặc nhiệm Alpha không được bắt Yeltsin
Tối
ngày 18/8/1991, một đơn vị thuộc Đội Đặc nhiệm Alpha của Ủy ban An ninh Quốc
gia Liên Xô (KGB) do Anh hùng Liên Xô V. Karpukhin chỉ huy đã được điều đến khu
vực Arkhangelsk, ngoại ô Moskva, nơi ở của các quan chức chóp bu Nga, để chuẩn
bị thực hiện việc cô lập B. Yeltsin với những lực lượng ủng hộ ông ta vào sáng
sớm ngày 19/8.
Sergei
Goncharov - đại biểu Duma thành phố Moskva đã kể lại diễn biến của chiến dịch
cô lập và bắt giữ Yeltsin, mà ông là người đã trực tiếp tham gia. Theo
Gorcharov, sau khi đơn vị đã vào vị trí, V. Karpukhin báo cáo về Tổng hành dinh
xin lệnh và nhận được chỉ thị: "Hãy chờ! Sẽ có hướng dẫn".
Đến
rạng sáng, Karpukhin lại xin ý kiến và lại nhận khẩu lệnh: "Đợi nhé! Sẽ
liên lạc sau!". Tuy vậy, Karpukhin vẫn quyết định cho đơn vị bí mật tiến
sát đến ngôi làng nằm gần Arkhangelsk. Một vài người dân đi hái nấm sáng sớm,
thấy lính đặc nhiệm Alpha ngụy trang khác thường với vũ khí trên tay, họ tỏ ra
lo sợ, né tránh và quay về.
Biết
đã bị lộ, Karpukhin tự quyết định cho đơn vị "chuyển sang vị trí của
phương án 2", có nghĩa là sẽ tiến hành bắt giữ khi đối tượng xuất hiện.
Mọi người lên xe đi thêm 2 km và ngụy trang lại cho phù hợp với địa hình. Tại
vị trí mới theo phương án 2, sau khi triển khai đội hình có thể chặn các phương
tiện để bắt giữ đối tượng, Karpukhin lại báo cáo xin chỉ thị. Lúc này là 6 giờ,
trời đã sáng, các dòng phương tiện đang bắt đầu đổ về Moskva. Chỉ thị của Tổng
hành dinh vẫn là: "Cứ chờ! Sẽ có hướng dẫn!".
Đến
7 giờ sáng, các xe công vụ có lực lượng bảo vệ đi kèm tiến về hướng
Arkhangelsk. Họ là các nhân vật cao cấp - Quyền Chủ tịch Xôviết Tối cao Nga R.
Khasbulatov, Bộ trưởng Báo chí và Truyền thông M. Poltoranin và một người nữa.
Sau khi báo cáo, chỉ thị vẫn là: "Hãy đợi!". Cả đơn vị Alpha không
hiểu cấp trên muốn gì ở họ và họ phải làm gì?
Vào
lúc 8 giờ, Karpukhin được các nhân viên thông báo tin mới nhất: "Một đoàn
gồm 2 chiếc xe Zil bọc thép, 2 chiếc Volga của B. Yeltsin và những người vừa
mới đến có lực lượng bảo vệ hộ tống đang di chuyển ra quốc lộ. Chuẩn bị thực
hiện chiến dịch!". Karpukhin xin phép Tổng hành dinh để hành động, ông lại
nhận được chỉ thị: "Hãy đợi lệnh". Ông nổi cáu: "Đợi cái gì nữa?
Chỉ 5 phút nữa là đoàn xe sẽ đi qua vị trí của chúng tôi". Lệnh vẫn là:
"Phải đợi đã!".
Sau
khi đoàn xe đã đi qua vị trí phục kích của Đội Alpha và mất hút khỏi tầm mắt
họ, Karpukhin báo cáo và câu trả lời lần này: "Hãy đợi một chút, sẽ có chỉ
thị ngay bây giờ!". Đúng 5 phút sau, lệnh mới rất rõ ràng: "Cử ngay
một số sĩ quan trong đơn vị đến bảo vệ khu biệt thự ở Arkhangelsk. Những người
còn lại trở về doanh trại ngay". Chỉ huy trưởng Alpha Karpukhin tỏ thái độ
rất bất bình vì trong các chiến dịch của Alpha, tất cả các hoạt động phải được
tính đến từng phút, còn lần này thì…
Từ trái qua phải: M. Gorbachev, B. Yeltsin và
R. Khasbulatov.
|
Vậy
là, thời điểm mà Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKCHP) có thể giành
thắng lợi, bị bỏ qua. Còn Yeltsin đã có đủ thời gian quý báu để tập hợp lực
lượng và thực hiện các bước đi tiếp theo. Tình hình sau đó diễn ra như những
quân bài Domino. Yeltsin leo lên xe tăng ở Nhà Trắng tuyên bố hành động của
GKCHP là vi hiến. Buổi tối, trên truyền hình phát đi thông báo chấm dứt hoạt
động của GKCHP.
Vì
sao lại không có lệnh cách ly hay bắt giữ Yeltsin theo kế hoạch? Những người
đứng đầu GKCHP, gồm cả Chủ tịch KGB Kryuchkov, đã không có câu trả lời cho câu
hỏi này và, hiển nhiên, cũng chẳng ai trong số họ nhận trách nhiệm về mình. Rõ
ràng, đây là trò chơi tay đôi hoặc tay ba.
Khi
trả lời phỏng vấn báo chí Nga, Anatoly Lukyanov - Chủ tịch cuối cùng của Xôviết
Tối cao Liên Xô nói rằng, GKCHP được thành lập vào ngày 28/3/1991 tại một cuộc
họp có Gorbachev tham dự, còn cựu Phó tổng thống Liên Xô G. Yanayev - người
đứng đầu GKCHP khẳng định: Tất cả các tài liệu của GKCHP đều được soạn thảo
theo lệnh của chính Gorbachev.
Trả
lời phỏng vấn tờ Komsomolskaya Pravda của Nga vào ngày 18/8/2011, cựu Bộ trưởng
Báo chí và Truyền thông Nga M. Poltoranin nhận định: "Hai kẻ thù
"không đội trời chung" Gorbachev và Yeltsin, trên thực tế, là những
kẻ "cùng hội cùng thuyền". Hiển nhiên, Chủ tịch KGB Kryuchkov biết về
mối quan hệ này của họ.
Theo
nội dung cuộc nói chuyện giữa ông với người đứng đầu Tổng cục Tình báo của
KGB L. Shebarshin, thì ngay từ tháng 6/1990, Kryuchkov đã quyết định đặt cược
số phận của mình vào Yeltsin. Còn B. Yeltsin hiểu rất rõ rằng "cuộc đảo
chính" do GKCHP tiến hành cho ông ta một cơ hội hiếm có để loại bỏ
Gorbachev. Nhưng để làm được điều đó, Yeltsin đã phá tan Liên bang Xôviết.
Những người dọn đường của Gorbachev
Việc
bổ nhiệm Eduard Shevardnadze và Vadim Bakatin là ví dụ điển hình về những
"tính toán" của Gorbachev. Shevardnadze được bổ nhiệm làm Bộ trưởng
Ngoại giao ngày 1/7/1985.
Để
hiểu rõ về Shevardnadze, cần xem lại nhận xét của cựu Tổng thống Mỹ G. H.W.
Bush (Bush-cha): "Chúng tôi cũng không hiểu chính sách của Ban lãnh đạo
Liên Xô. Chúng tôi đã dự định cam kết là các nước Đông Âu sẽ không bao giờ được
gia nhập NATO và xóa hàng tỉ USD nợ. Tuy nhiên, Shevardnadze đã không mặc cả và
đồng ý tất cả mà không có điều kiện tiên quyết nào. Điều tôi đang nói tới là
khi hai bên bàn về việc phân định hải phận ở Alaska, nơi trước đó chúng tôi
không còn hy vọng. Đây là món quà của Chúa".
"Món
quà" mà cựu Tổng thống Bush (cha) nhắn đến là Hiệp ước đã được
Shevardnadze ký với Ngoại trưởng Mỹ James Baker vào năm 1990, theo đó các quốc
gia được tự do "tìm kiếm" ở khu mặt nước rộng hơn 47.000km2
vùng biển Bering, nơi rất giàu khoáng sản và cá. Gorbachev đồng ý với thỏa
thuận này và đã ngăn chặn mọi ý kiến coi "thỏa thuận này" là bất hợp
pháp. Gorbachev và Shevardnadze chắc chắn không làm không công cho Mỹ.
Vadim
Bakatin được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (MVD) Liên Xô vào tháng 10/1988.
Khi bổ nhiệm Bakatin, Gorbachev nói: "Tôi không cần một bộ trưởng cảnh
sát. Tôi cần một nhà chính trị". Sau hai năm, "nhà chính trị"
này đã gây ra cho Lực lượng Cảnh sát Xôviết những tổn thất không thể khắc phục.
Sĩ quan cảnh sát được biệt phái sang các cơ quan, tổ chức khác làm việc. Chính
sách này đã đẻ ra tệ tham nhũng, sự cấu kết với các tổ chức tội phạm và tạo
điều kiện cho các sĩ quan trụ cột rời MVD chuyển công tác sang các tổ chức kinh
doanh. Đây là bước khởi đầu cho sự tan rã của MVD.
Một
quyết định khác của Bakatin đã gây ra hậu quả tai hại cho lực lượng cảnh sát,
đó là xóa bỏ mạng lưới đặc tình của lực lượng này. Một thực tế hiển nhiên, cảnh
sát trên toàn thế giới đã và đang coi mạng lưới đặc tình là tai mắt của mình
trong giới tội phạm. Nước Nga vẫn đang phải nếm trải những hậu quả của các
quyết định ấy.
Bakatin
còn giáng một đòn chí mạng vào MVD, khi cho tách lực lượng này thành 15 cơ quan
riêng biệt theo các nước Cộng hòa. Bakatin đã "hoàn thành xuất sắc"
nhiệm vụ và cơ bản đã "dọn dẹp" xong lực lượng cảnh sát.
Mua chuộc được các chính trị gia và tướng lĩnh
Để
giúp Yeltsin nhanh chóng có được quyền lực vào năm 1991, người Mỹ đã không từ
một thủ đoạn nào, trong đó có hoạt động mua chuộc các quan chức cao cấp trong
giới chính trị và quân sự của Liên Xô, kể cả Gorbachev. Những chứng cứ mà Công
tước Alexei Shcherbatov cung cấp đã chứng minh cho nhận định này.
A.
Shcherbatov - Chủ tịch Liên minh các quý tộc Nga ở Mỹ, một người Mỹ có ảnh
hưởng và có thể tiếp cận trực tiếp với Đại sứ Mỹ Robert Strauss tại Liên Xô khi
đó, ông cũng là người đã có mặt trên chuyến bay từ Mỹ về Moskva vào đúng ngày
xảy ra "cuộc đảo chính".
P. Grachev (trái) và Y. Shaposhnikov đã đứng về
phía B.Yeltsin.
|
Trong
một bài trả lời phỏng vấn được đăng trên tờ Đức tin, tờ báo có uy tín của đạo
Chính thống, ông kể: "Tôi đã cố tìm hiểu các chi tiết về "cuộc
đảo chính". Sau đó vài ngày, tôi biết được nhiều điều: CIA đã chuyển tiền
qua Đại sứ Strauss cho các tướng lĩnh quân đội mà ông ta đã mua được: Các sư
đoàn lính dù Taman và Dzerzhisk đã đứng về phía Yeltsin.
Những
người nhận số tiền lớn này là Tư lệnh Lực lượng lính dù Pavel Grachev (sau đó
trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Nga) và con trai Nguyên soái Y. Shaposhnikov.
Shaposhnikov hiện nay đang sở hữu khối bất động sản tại miền Nam nước Pháp và
một ngôi nhà ở Thụy Sĩ. Tôi được George Bailey, một người bạn lâu năm và có
nhiều năm làm việc cho CIA, cho biết tổng số tiền được chuyển vào để "phân
phát" ở Liên Xô lúc đó là hơn 1 tỉ USD.
Ít
người biết rằng vào năm 1991, các máy bay đặc biệt dưới vỏ bọc chở hàng hóa
ngoại giao đã chuyển tiền đến sân bay Sheremetyevo. Tiền được đóng thành từng
gói theo mệnh giá 10, 20, 50 và đã được chuyển cho các nhà lãnh đạo chính phủ
và quân đội.
Tham
gia vào "cuộc đảo chính" là các cựu đại biểu của Hội nghị ở Shatagua:
Tướng Chervov giúp "phân phát" tiền trong giới quân nhân. John
Crystal - một trong những giám đốc "ngân hàng tin cậy", người mà tôi
biết rất rõ, đã chuyển số tiền của CIA vào Liên Xô qua ngân hàng của mình. Hóa
ra, nếu hối lộ được các quan chức bằng các khoản tiền lớn, thì việc xóa bỏ Liên
Xô không khó".
Cần
phải nhấn mạnh rằng cuộc trao đổi về những nội dung trên đây giữa phóng viên tờ
Đức tin và Công tước Shcherbatov, một người được coi là "nhân chứng của
lịch sử nước Nga huyền thoại", diễn ra ở New York, trong ngôi nhà ở
Manhattan vào mùa hè năm 2003.
M.
Gorbachev cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vào giai đoạn đó, ông ta suy
tính không phải về việc bảo vệ sự toàn vẹn của Liên Xô, mà là phải làm thế nào
để đảm bảo cho tương lai của mình. Không phải ngẫu nhiên mà người có nhiều năm
phụ trách việc bảo vệ Gorbachev, tướng KGB Vladimir Medvedev đã nói khéo rằng,
hệ tư tưởng cơ bản của ông ta là tự sinh tồn. Hiển nhiên ông ta đã kiếm được
những khoản tiền rất lớn.
Lễ
cưới "khiêm tốn" của cô cháu gái Ksenia vào tháng 5/2003 chứng minh
một phần nào đó về khả năng tài chính của Gorbachev. Hôn lễ được tổ chức tại
nhà hàng Gostiny Dvor, thuộc hàng sang trọng bậc nhất ở Moskva có hàng rào bảo
vệ mặc trang phục cảnh sát. Tiệc cưới, theo mô tả của các phương tiện truyền
thông, "không quá mức". Đồ ăn nguội có món pate gan ngỗng và quả
sung, trứng cá đen ướp lạnh với bánh xèo nóng, thịt gà với nấm được tẩm bột
từng lớp mỏng.
Ngoài
ra, khách còn được thưởng thức các món gà gô và môi nai Bắc Âu rán… Điểm nhấn
của bữa tiệc là chiếc bánh kem 3 tầng trắng như tuyết, cao 1,5m. Không còn nghi
ngờ gì nữa, trong tương lai gần, ông ta còn có thể tổ chức cho các cháu của
mình không chỉ một buổi lễ tương tự như vậy.
Năm
2007, Gorbachev đã mua lại một lâu đài tráng lệ ở Bavaria, miền Nam nước Đức,
là nơi ông ta cùng sống với những người thân trong gia đình. Còn lâu đài
Hubertus, nơi mà trước đó hai tòa nhà lớn được dành cho trại trẻ mồ côi
Bavaria, đứng tên con gái ông ta là Irina Virganskaya. Thêm vào đó, ông ta còn
đang sở hữu hoặc sử dụng hai tòa biệt thự khác ở nước ngoài. Một ở San
Francisco, một ở Tây Ban Nha (gần biệt thự của ca sĩ V. Leontiev). Ông ta còn
có bất động sản ở Nga - biệt thự ở ngoại ô Moskva("Sông Moskva 5")
với diện tích 68 ha.
Gorbachev
và những kẻ đồng lõa chắc chắn không thoát khỏi sự trừng phạt. Ngoài tòa án của
quốc gia, còn có tòa án khác, dù sớm hay muộn, sẽ phán quyết: Gorbachev là kẻ
phản bội nguy hiểm nhất của thế kỷ XX. Khi đó, cả Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA chắc
chắn không giúp được ông ta. HTC Theo
CAND.COM
Tổ chức tình báo KGB đã bị phá nát như thế nào?
Chỉ hơn 4 tháng sau khi được cử làm lãnh đạo Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô (KGB), kẻ tội đồ Vadim Bakatin đã thẳng tay phá nát cơ quan tình báo huyền thoại, góp phần biến âm mưu xóa sổ Liên bang Xôviết của Mikhail Gorbachev thành hiện thực.
Sau khi M. Gorbachev trở thành Tổng bí thư đảng Cộng
sản Liên Xô (KPSS) vào đầu tháng 3/1985, Bí thư Khu ủy Kemerovo V.
Bakatin được điều về làm việc tại Học viện Khoa học Xã hội trực thuộc Ủy
ban Trung ương KPSS ở Moskva.
Chưa đầy 3 năm sau, V. Bakatin đã được M. Gorbachev ưu
ái cất nhắc lên chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thay thế Alexander Vlasov
được "đôn" lên làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Liên bang Nga.
Trong thực tế, người đứng đầu Bộ Nội vụ là một nhân vật đầy quyền thế ở
lĩnh vực đối nội, giúp M. Gorbachev củng cố vị trí tối thượng của mình.
Trong cuộc chính biến bất thành của Ủy ban Nhà nước về
tình trạng khẩn cấp (GKChP) vào cuối tháng 8/1991, đương kim Chủ tịch
KGB Vladimir Kryuchkov (1924-2007), 1 trong 8 thành viên cao cấp đồng
sáng lập GKChP do Phó tổng thống Liên Xô Gennady Yanayev (1937-2010)
đứng đầu đã bị bắt giữ, V. Bakatin liền "nhảy" sang nắm giữ cơ quan
trọng yếu này.
Kế đến, V. Bakatin thường công khai phàn nàn về cuộc
đời đầy trắc ẩn trong các cuộc họp ban lãnh đạo KGB, ví dụ như ông nội
đã bị các cấp trong KPSS bức hại, nhưng lại cố tình không đả động tới sự
nghiệp thăng tiến "như diều gặp gió" của mình.
Hàng ngũ cấp dưới công tác tại KGB lúc ấy luôn bất ngờ
trước những quyết định "trái khoáy" của viên sếp mới. Tiêu biểu là việc
thực hiện kế hoạch bảo kê thu tiền từ các tổ chức tội phạm, kể cả với
giới phạm nhân muốn được phóng thích nhằm bổ sung kinh phí cho các hoạt
động thuộc phạm trù an ninh quốc gia và tố tụng hình sự (?!).
Sau khi đã có thực quyền trong tay, V. Bakatin bắt đầu
áp dụng chiêu bài "cải tổ" do M. Gorbachev khởi xướng, sa thải tới 90%
số lượng các sĩ quan và nhân viên thuộc biên chế KGB, khiến ông ta trở
thành một nhân vật khét tiếng trên chính trường qua biệt danh "kẻ dọn
dẹp".
Hành động bỉ ổi nhất là V. Bakatin đã đứng ra tổ chức
một chiến dịch mang mật danh "Bồ câu trắng" dưới sự tư vấn của Cục Tình
báo Trung ương Mỹ (CIA), để giả danh dân chúng rầm rộ viết thư gửi tới
Văn phòng Tổng thống, tạo dựng và tố cáo những hành vi "khuất tất" của
các cán bộ KGB, góp phần làm giảm uy tín của cơ quan an ninh hàng đầu
đất nước.
Trong cuốn sách có tựa đề "Sự cứu rỗi của KGB" phát
hành sau khi đã về hưu, V. Bakatin trơ trẽn thừa nhận rằng: "Mục đích
của công cuộc cải tổ không chỉ làm mục ruỗng, mà còn hủy hoại mọi cơ cấu
nền móng khiến KGB không có cơ may phục hồi".
Hệ quả là đa phần những cán bộ an ninh dày dạn kinh
nghiệm nhất đã lặng lẽ rời KGB, chuyển sang lĩnh vực bảo vệ giới chính
khách thuộc đủ các đảng phái khác nhau, hoặc tháp tùng những nhà tài
phiệt trọc phú mới phất. Riêng những nhân vật kiên trung như Anh hùng
Liên Xô Benjamin Maksenkov, hay nhà phân tích hàng đầu Basil Morgachev
chuyên tổ chức các chiến dịch phản gián thành công trên địa bàn châu Âu
đã bị thủ tiêu.
V.Bakatin (giữa, đeo cà vạt) trong lễ nhậm chức của Tổng thống Nga B. Yeltsin đầu tháng 7/1991.
|
Nhưng "chiến tích" tệ hại nhất của V. Bakatin trên
cương vị Chủ tịch KGB, là tiết lộ cho Đại sứ Mỹ Robert Strauss bản sơ đồ
chi tiết các thiết bị theo dõi và nghe lén siêu hiện đại, mà Cơ quan An
ninh Xôviết bí mật lắp đặt tại địa điểm mới của Tòa đại sứ Mỹ ở Moskva.
Hành vi "động trời" này khiến cả ban lãnh đạo Liên Xô ngỡ ngàng..
Ngoài việc làm tan rã tổ chức KGB song hành với sự gia
tăng của nạn tội phạm trên khắp đất nước, V. Bakatin còn tích cực thực
hiện mưu đồ của quan thầy M. Gorbachev khiến thể chế Liên Xô nhanh chóng
sụp đổ. Ngay từ khi còn giữ cương vị đầy quyền uy ở Bộ Nội vụ, đích
thân Bakatin đã khơi mào cho sự ly khai của các nước cộng hòa trong vùng
Baltic, cũng là những địa danh đầu tiên tách ra khỏi Liên bang Xôviết.
Trong một phiên họp cuối năm 1990 của Hội đồng Xôviết
Tối cao Liên Xô, Đại tá Victor Alksnis, Trưởng phân cục KGB tại Cộng hòa
XHCN Estonia, cũng là thành viên Ủy ban Bảo vệ Hiến pháp và Quyền công
dân của Quốc hội, đã một mực đòi Bộ trưởng Nội vụ V. Bakatin phải từ
chức, bởi đã trang bị vũ khí cho các nhóm dân tộc ly khai bất hợp pháp
trên nhiều vùng trong lãnh thổ Liên Xô.
Còn V. Bakatin lại lên tiếng "phản pháo" rằng: "Cơ quan
nội vụ không can thiệp vào các sự kiện chính trị, cũng như không tham
gia vào việc tranh chấp quyền lực giữa các nước cộng hòa với Chính phủ
Liên bang"(!). Sau đó, V. Bakatin chẳng những không mất chức, mà còn
được M. Gorbachev cử làm thành viên Hội đồng An ninh trực thuộc tổng
thống.
Tới cuối năm 1991, khi Cộng đồng Các quốc gia độc lập
(SNG) hình thành, V. Bakatin trở thành người đứng đầu một cơ quan mới
mang danh Dịch vụ An ninh Liên cộng hòa (SMBs), cũng là tổ chức kế nhiệm
KGB. Trong thực tế SMBs được liệt vào dạng "hữu danh vô thực", tồn tại
chưa đầy 2 tháng rồi lặng lẽ cáo chung. Đây là chức vụ cuối cùng của kẻ
tội đồ trước khi hồi hưu.
Là một nhân vật cáo già biết tận dụng bối cảnh lộn xộn
thời hậu Xôviết, V. Bakatin đã nhanh chân nhận lãnh trách nhiệm làm
người đứng đầu Ngân hàng Đô thị, một tổ chức tài chính rắp tâm ăn cướp
số tiền tiết kiệm khổng lồ tích lũy bấy lâu của hàng trăm nghìn người
dân Moskva. Đồng thời kẻ láu cá V. Bakatin cũng trở thành ủy viên Hội
đồng cố vấn của Công ty Capital Vostok liên doanh giữa Nga và Thụy Sĩ,
chuyên đầu tư xây dựng các quần thể nghỉ dưỡng cao cấp, cũng như trụ sở
văn phòng xa xỉ trải dọc ven bờ biển Đen.
Ngoài ra, viên cựu Chủ tịch KGB còn kiếm bộn tiền qua
vai trò tư vấn cho Công ty cổ phần Baring Vostok Capital Partners, hoạt
động trong các lĩnh vực hàng đầu như dầu khí, sản phẩm tiêu dùng, công
nghệ viễn thông và tài chính ở cả Nga lẫn SNG. Nhờ thế lực từ người cha,
cậu con trai cả Dmitry Bakatin mới 30 tuổi đã đảm nhiệm chức Giám đốc
Ngân hàng Renaissance Capital, chuyên đầu tư vào các thị trường mới nổi
do nhà tài phiệt truyền thông Boris Jordan sáng lập.
Hiện thời "doanh nhân thành đạt" D. Bakatin đang là
Giám đốc điều hành tổ hợp đa ngành nghề Sputnik cũng thuộc sở hữu của B.
Jordan; đồng thời D. Bakatin còn là thành viên Ban chấp hành Hiệp hội
Hợp tác kinh doanh Nga-Mỹ.
Để tránh búa rìu dư luận về việc làm tan rã tổ chức KGB
hùng mạnh, trong 2 năm kế tiếp sau khi về hưu, tội đồ V. Bakatin đã đưa
cả gia đình sang Mỹ "ở ẩn", tá túc trong ngôi nhà của người "cùng hội
cùng thuyền" O. Kalugin tại tiểu bang Alabama.
Sở dĩ V. Bakatin dễ dàng có thị thực nhập cảnh vào Mỹ
là nhờ hành động "tâng công" với Đại sứ R. Strauss trước kia. Còn bản
thân O. Kalugin đã bị Tòa án binh của Quân khu Moskva xử vắng mặt trong
năm 2002, cùng bản án 15 năm tù về tội phản quốc vì làm gián điệp cho
phương Tây
Theo An Ninh Thế Giới
Cuộc chiến nghe lén và món quà KGB tặng Đại sứ Mỹ
19/06/2016 - 05:45 (GMT+7)
Việc làm tệ hại nhất trên cương vị Chủ tịch cuối cùng KGB, V. Bakatin góp phần khiến thể chế Liên Xô sụp đổ.
Bản vẽ chi tiết tòa nhà đại sứ kèm theo những vật lạ Chủ tịch cuối cùng của KGB, Vadim Bakatin |
“Cuộc chiến điện tử”
Cho mãi tới hơn 20 năm sau, kể từ khi chính sách cải tổ của Gorbachev sụp đổ, người dân Xô Viết mới bàng hoàng biết tin Vadim Bakatin, vị Chủ tịch cuối cùng của KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô), đã trao cho Đại sứ Mỹ tại Moscow Robert Strauss món quà đặc biệt, gồm 74 bản sơ đồ chi tiết các thiết bị theo dõi và nghe lén siêu hiện đại, mà Cơ quan An ninh Xô Viết bí mật lắp đặt tại địa điểm mới của Tòa đại sứ Mỹ ở Moscow. Hành vi động trời này khiến cả ban lãnh đạo Liên Xô lẫn KGB ngỡ ngàng bởi nó “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử chính trị cũng như tình báo Xô Viết.
Câu chuyện bắt đầu vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, khi Bộ Ngoại giao Liên Xô nhận được khoản ngân sách để xây mới hơn hai chục đại sứ quán ở nước ngoài. Cùng trong thời gian này, Mỹ cũng khởi công xây dựng công trình tương tự tại Moscow. Cả Washington và Moscow đều hiểu rõ và bắt đầu triển khai các biện pháp đối phó, thanh tra, giám sát, theo dõi chặt chẽ hành động của các thợ xây dựng địa phương tại tất cả các hạng mục công trình. Tuy nhiên, trên thực tế không thể nào làm xuể, bởi trên công trường xây dựng rất đông người tham gia, thuộc các chuyên ngành khác nhau, lao động thường xuyên phải thay đổi do nhu cầu của dự án.
Đối với công trình xây dựng sứ quán ở Moscow được đặt dưới sự kiểm soát toàn diện của KGB. Cơ quan an ninh thực hiện kết hợp công tác nghiệp vụ, kỹ thuật, tổ chức những sự vụ lộn xộn nhằm cản trở các chuyên gia Mỹ kiểm tra, kiểm kê các vật liệu xây dựng nhập khẩu và các bộ phận đúc sẵn được chở đến từ các nhà máy bê tông ngoại ô Moscow. Còn tại Thủ đô Washington DC, việc xây dựng tòa sứ quán mới của Liên Xô do một công ty tư nhân lớn nhất của Mỹ đảm nhận.
Tại Moscow, chuyên gia Mỹ cũng bắt đầu một cuộc kiểm tra hệ thống các kết cấu xây dựng. CIA đã phát hiện những mẩu dây cáp xoắn vào nhau và những thiết bị lạ được làm từ kim loại, đây là những vật dụng về nguyên tắc không được phép đưa vào. Phía Mỹ gọi đây là “tai mắt điện tử KGB”. Để đáp lại, tháng 2/1980 tại Mỹ, các nhà ngoại giao Liên Xô đã công bố báo cáo, phát hiện hơn một chục thiết bị nghe lén được Mỹ cài đặt trong công trình đại sứ quán tại Moscow, thậm chí còn tìm thấy những con rệp trong lõi một cột bê tông lớn, trên đó còn ghi cả dòng chữ tục tĩu.
Món quà Vadim Bakatin là gì?
Điều gì đã thúc đẩy Bakatin làm điều này? Nhiều người phỏng đoán, có thể Bakatin muốn làm hài lòng Gorbachev và Yeltsin, hoặc cũng có thể là do các cố vấn Mỹ ở Moscow lúc đó gợi ý. Và cũng không loại trừ sự nông nổi thường tình của vị chủ tịch cuối cùng của KGB, khi không hiểu hết tầm quan trọng về hành động của mình, hoặc cũng có thể đơn giản là do Bakatin muốn thể hiện sự khác thường vào thời điểm mà các trò chơi chính trị đang đi vào đoạn kết.
Với việc làm tệ hại nhất của mình trên cương vị Chủ tịch cuối cùng KGB, V. Bakatin đã góp phần khiến thể chế Liên Xô nhanh chóng sụp đổ. Trước đó, ngay từ khi còn giữ cương vị đầy quyền uy ở Bộ Nội vụ, đích thân Bakatin đã khơi mào cho sự ly khai của các nước cộng hòa trong vùng Baltic, cũng là những địa danh đầu tiên tách ra khỏi Liên bang Xô Viết.
Liên quan đến “món quà Bakatin”, nhiều người cho rằng, phía Mỹ đã quá rõ những mưu mẹo của KGB cho nên không thể tin hoàn toàn vào những tài liệu mà KGB đã trao và cho rằng, người Nga có thể còn những hệ thống tiếp nhận thông tin khác chưa triển khai, đang chờ đến thời điểm thích hợp mới đưa vào sử dụng.
Nhận xét
Đăng nhận xét