KIẾP GIANG HỒ 174
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tiểu sử , Những chuyện chưa biết về giang hồ Sài Gòn ,trước năm 1975
Giang hồ Sài Gòn và những trận thư hùng đẫm máu
16:03, Thứ Hai, 24/12/2012 (GMT+7)
Những vụ chém giết, chặt tay cướp của xảy ra liên tiếp
gần đây trên địa bàn TP.HCM khiến cho mọi người quan tâm đặc biệt đến
bọn tội phạm này.
Thực ra, không phải bây giờ đất Sài Gòn, nay là Tp. HCM, mới có nhiều tội phạm. Từ xa xưa, Sài Gòn được ví von là “Hòn ngọc viễn Đông” là lãnh địa làm ăn của giới tội phạm cả nước tập trung về đây.
Trước năm 1975, có thể xem là thời điểm “thịnh” nhất của tội phạm xã hội. Hồi ấy, người ta gọi chúng là “giang hồ”, “du đãng”…
Từ hảo hán thời loạn đến tội phạm
Thế giới giang hồ Sài Gòn, có thể tạm phân chia làm 3 giai đoạn lớn kéo dài gắn bó với những biến cố lịch sử của nước ta.
Thời Pháp thuộc, đã manh nha xuất hiện tầng lớp tội phạm cướp giật, quậy phá ở nhiều địa phương.
Sài Gòn lúc đó đang trong giai đoạn mới hình thành, là đô thị mới, kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ vào bậc nhất ở Đông Dương.
Bởi vậy, Sài Gòn
không chỉ là “đất lành” cho những người có ý chí làm ăn, tìm cơ hội
thay đổi cuộc đời mà cũng là ‘đất sống” cho giới tội phạm quy tụ về “làm
ăn”, giành giật lãnh địa, thanh toán nhau. Nhiều nhân vật du đãng có
tiếng tăm được chính quyền thời bấy giờ trọng dụng, như Bảy Viễn...
Tuy nhiên, phát triển mạnh mẽ, có tổ chức tinh vi, chặt chẽ là giai đoạn từ những năm 60 đến năm 1975. Bằng những trận thư hùng đẫm máu, thế giới giang hồ Sài Gòn đã định hình thế “tứ trụ” do 4 băng nhóm nổi tiếng thống lĩnh, sử sách gọi nhóm “tự trụ” này bằng cái tên mỹ miều du nhập từ Hong kong “Tứ đại thiên vương” là Lê Đại (Đại Cathay) – Huỳnh Tỳ - Ngô Văn Cái – Nguyễn Kế Thế.
4 “đại vương” này chia nhau cai quản thế giới ngầm Sài Gòn một thời gian dài. Trong đó, băng của Đại Cathay dù sinh sau đẻ muộn nhưng nổi đình nổi đám nhất, đến mức như huyền thoại.
Tương truyền, Đại Cathay đã dám tung quả đấm như trời giáng vào bụng của Trung tá Nguyễn Cao Kỳ - sau này là trung tướng, phó tổng thống, thủ tướng Việt Nam cộng hòa trong vũ trường.
Chế độ Việt Nam cộng hòa thời kỳ bấy giờ phải đối phó vô cùng vất vả. Có những lúc giữa quân cảnh và giới giang hồ phải bắt tay nhau để “chung sống”.
Vì bản tính ngông nghênh, Đại Cathay đã bị tiêu diệt. 3 “đại vương” còn lại vẫn tiếp tục hoạt động cho đến ngày giải phóng miền Nam. Chúng đã bị chính quyền Cách mạng trừng phạt, dẹp triệt để, đem lại bình yêu cho nhân dân Tp. HCM.
Lịch sử giang hồ Sài Gòn ngoài “tứ đại thiên vương” còn nhiều nhân vật nổi tiếng khác như Bạch Hải Đường, Điềm Khắc Kim, Quý “tử hình” (anh ruột Lai anh và Lai em, 2 tên bị tử hình trong vụ án “Năm Cam và đồng bọn”), anh em võ sĩ Hồng Cương- Hồng Trực cai quản khu Cô Bắc – Cô Giang v.v…
Trương Văn Cam, tức Năm Cam đã có mặt trong thế giới giang hồ Sài Gòn vào những năm 1964 – 1965. Tuy nhiên, y chỉ là vô danh tiểu tốt, nương tựa vào ông anh rể là Bảy Si, lúc này đã có số má.
Lúc ấy không ai có thể biết trước rằng 30 năm sau Năm Cam sẽ trở thành ông trùm xã hội đen trên đất Sài Gòn.
Lúc ấy, Lâm chín ngón đã là tay chân thân tín của Đại Cathy, gặp Năm Cam không thèm ngó bằng nửa con mắt.
Có lẽ Năm Cam cũng không thể nghĩ có ngày hắn lại ngồi “chiếu trên” với bậc đàn anh cao vời vợi như Lâm chín ngón.
“Thành tích” lớn nhất của kẻ vô danh Năm Cam lúc bấy giờ là cứu Huỳnh Tỳ chạy thoát trong một cuộc đấu súng với lính dù…
Sau ngày giải phóng miền Nam, những chiến dịch của lực lượng Công an Tp. HCM từ năm 1975 đến những năm 1980 đã xóa sổ cơ bản các thủ lĩnh khét tiếng và làm tan rã nhiều băng nhóm giang hồ còn sót lại. Những kẻ cầm đầu đều bị pháp luật trừng trị.
Tuy nhiên, như những loài cỏ độc, trên mảnh đất Sài Gòn – Tp. HCM luôn phải đối phó với nạn lưu manh, cướp giật lúc rộ lên, lúc lắng xuống.
Những băng nhóm quy mộ như thời trước 1975 không còn đất sống thì xuất hiện nhiều băng nhóm nhỏ lẻ luôn là thách thức với lực lượng công an TP.
Vụ Năm Cam là bài học không thể quên vì sự sơ hở, mất cảnh giác đã để sống dậy tổ chức tội phạm quy mô, mang đậm chất tội phạm mafia, không còn phảng phất chất “du đãng”, “giang hồ” như trước kia.
Giang hồ đi vào …nghệ thuật
Ông trùm mafia Ý ở đảo Sicin trở thành bất hủ khi thành nhân vật chính trong tác phẩm Bố già (The Godfather) nổi tiếng của nhà văn Mỹ gốc Ý tên Mario Puzo.
Tác phẩm sau đó được dựng thành phim cũng nổi tiếng không kém. Nhân vật chính Don Vito Corleone trong phim là hiện thân của ông trùm tên Don Vito Cascio Ferr di cư từ Ý qua Mỹ những năm đầu thế kỷ 20, đã gây dựng nên tổ chức maphia đầu tiên trên xứ cờ hoa.
Ở Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng đã lấy nguyên mẫu một tội phạm ngoài đời đi vào tác phẩm “Bỉ vỏ”. Đây là tác phẩm văn học đầu tiên ở nước ta viết về thế giới giang hồ ở đất Hải Phòng.
Thế nhưng, tội phạm trong thế giới giang hồ thông qua thế giới nghệ thuật, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp trẻ là hiện tượng có một không hai lại xảy ra ở Sài Gòn trước năm 1975.
Đó là băng giang hồ của Đại Cathay cũng các quân sư và người tình đều trở thành những nhân vật nổi tiếng trong các tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam thời bấy giờ.
Tác phẩm “Điệu ru nước mắt” của nhà văn Duyên Anh lấy nguyên mẫu trùm Đại Cathay làm nhân vật chính, được thi vị hóa thành kẻ giang hồ hào hoa, lãng tử.
Tương truyền, trong quá trình cuốn “Điệu ru nước mắt” được viết, Đại
Cathay đã cung cấp thuốc phiện và khách sạn yên tĩnh cho nhà văn.
Tuy nhiên, sách ra đời, dù bán rất chạy nhưng Đại Cathay không hài lòng vì vài tình tiết không được như ý, nhà văn Duyên Anh phải trốn lên Đà Lạt sống một thời gian.
Đại Cathay ngoài đời tuy không được ăn học nhưng có đội ngũ quân sư là những trí thức, nghệ sĩ có tên tuổi giúp và băng nhóm của y bớt vẻ cục súc, độc ác như băng ba tàu Huỳnh Tỳ, Hoàng Cái Thế… Quân sư Hoàng là một nhạc sĩ ghi-ta cũng là nhân vật chính trong tiểu thuyết “Vết thù trên lưng ngựa hoang”.
Tác phẩm này nổi tiếng đến mức được dựng thành phim. Nhạc sĩ tài ba Phạm Duy đã phổ nhạc bài hát cùng tên cho bộ phim này.
Lệ Hải, người tình của Đại Cathay là nhân vật xuất thân từ nhà giàu, theo tiếng gọi giang hồ đã chọn thế giới này làm lẽ sống. Cuộc tình ngắn ngủi giữa Đại Cathay và Lệ Hải được giới giang hồ đồn đại đẹp như bài thơ tình lãng mạn.
Sau đó, người đẹp Lệ Hải qua tay bao nhiêu đấng mày râu khác, có kẻ là trí thức giang hồ, có kẻ là anh hùng hảo hán và có cả …nhà thơ!
Bài hát “Loài yêu nữ mang tên em” do ca sĩ Elvis Phương trình diễn nổi tiếng một thời xuất thân từ bài thơ của nhà thơ Văn Mạc Thảo: “Ta gọi tên em là yêu nữ - Là loài yêu mị gái hồ ly” được nhạc sĩ Ngọc Chánh phổ nhạc.
Nữ văn sĩ nổi tiếng ăn khách Lệ Hằng cũng vào cuộc, từ nhân vật Lệ Hải đã viết nên tiểu thuyết “Bản tăng gô cuối cùng” xuất bản nhiều lần trước năm 1975!
Ngoài những người trong băng Đại Cathy lên sách, tiểu thuyết, thơ và phim thì các nhân vật khác như Điềm Khắc Kim, Bạch Hải Đường là những nhân vật trong các vở cải lương cùng tên. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hùng Cường, Minh Vương đã vào vai tướng cướp Bạch Hải Đường.
Tuy nhiên, cần nói thêm, nhân vật tướng cướp Bạch Hải Đường trong vở cải lương và ngoài đời cách nhau rất xa!
Giang hồ như nấm sau mưa
Cuộc đảo chính anh em Diệm – Nhu ngày 1/11/1963 tại Sài Gòn đã mở toang cánh cửa cuối cùng cho hàng trăm băng nhóm túa ra, chẳng khác gì nấm mọc sau mưa. Và, để tranh giành ảnh hưởng, hàng loạt cuộc thư hùng, chém giết xảy ra như cơm bữa…
Quận 1 là khu vực màu mỡ do “Tứ đại thiên Vương” Lê Đại – Huỳnh Tỳ - Ngô Văn Cái – Nguyễn Kế Thế chia nhau cai quản, đám lâu la đông hàng trăm tên, trong đó có những tên khét tiếng như A “chó”, Hải “sún”, Lâm “khùng” (tức Lâm “chín ngón” sau này), Lương “chột”, Hùng “đầu bò”, Việt “Parker”, Đực “đen”.
Khu vực quận 3 có Minh “nhảy dù”, Cẩm “Mambo”, Lâm “thợ điện”, Hùng “mặt mụn”, thủ phạm đâm chết Lâm “thợ điện” ở bệnh viện Từ Dũ bằng con dao cắt bánh mì.
Khu vực quận 5 hướng chợ Nancy rồi Đại Thế Giới (đường Trần Hưng Đạo ngày nay) là lãnh địa của những trùm giang hồ người Hoa: Tín Mã Nàm (Nàm Chẩy), Sú Hùng, Hổi Phoòng Kiên, Trần Cửu Can, Ngô Tài, dưới trướng tập hợp đám lâu la đông hàng trăm tên từ những đội lân, hội tương tế như Cụ “biên”, Dương Tấn Hoa, Sơn “Nhật Bổn”…
Qua “vùng tam giác đen” Cầu Mống – khu Dân Sinh – Cầu Ông Lãnh mà dân giang hồ gọi là “khu da heo” do tập hợp hàng trăm người chuyên mổ, mua bán, chế biến thịt heo, là lãnh địa của đám “cao bồi” Tư Ngang, Hải “chùa”, Phong “khùng”.
Khu Đa Kao – cầu Sắt là lãnh địa của Chà Và Hương, tức võ sĩ Nguyễn Phi Hoàng thuộc “lò Nguyễn Nhiều” ở cầu Sơn, Thị Nghè; Sáu “nhỏ”, tức Trần Văn Trọng, võ sĩ “lò Kid Dempsey”; Triệu “lùn”, du đãng Gia Định hùng cứ khu “lò heo”; chạy dài tới Lăng Ông – Bà Chiểu có băng của Phillip, Hải “cơ hàn”, Thu “trắng”, Petit Tân, Phú “Salem”…
Từ “3 vua” …
Rạp hát nổi tiếng Aristo thuộc gánh hát Kim Chung, do bầu Long cai quản trên đường Lê Lai là “đại bản doanh” 3 tay anh chị Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế, Huỳnh Tỳ.
Bầu Long di cư vào miền Nam năm 1954 kéo theo nhiều tay dao búa từ Hà Nội vào làm “bảo vệ”. Đám này sau đó nhập chung dưới trướng Huỳnh Tỳ.
Trong 3 “ông vua” giang hồ ở đây do Huỳnh Tỳ đứng đầu. Hắn vốn xuất thân từ lơ xe đò đường dài và đã học được nhiều kinh nghiệp bảo kê, cướp bóc khắp các vùng khác.
Về đây, bằng dao búa, đâm chém, Huỳnh Tỳ ngoi lên thành ông trùm. Ban đầu, liên minh Tỳ - Cái – Thế khá yên ổn “làm ăn”, chúng thường tụ tập uống rượu, đánh bài suốt ngày tại rạp Aristo nên được gọi là băng “Aristo”.
Cách đó không xa là khu chợ Cầu Ông Lãnh đang nổi lên băng cướp trẻ hoành hành do Đại Cathay cầm đầu. Ban đầu “tam đầu chế 3 vua” không để ý vì ngoài lãnh địa của mình.
Còn băng Đại Cathay, ban đầu núp bóng trùm Tám Lâu nhưng nhanh chóng qua mặt “thủ lĩnh” Tám Lâu, sau khi đập tan băng Bé Bún ở quận 4 thường “xâm phạm”.
Thủ lĩnh Bé Bún cùng đàn em từ quận 4 kéo qua bị Đại Cathay dàn trận đâm thủng ruột, phải nằm viện mất nửa năm, ra viện khiếp vía cái tên Đại Cathay. Chiến thắng này đã đưa Đại Cathy qua mặt ông trùm Tám Lâu lên làm thủ lĩnh toàn bộ khu Da Heo (nay là đường Nguyễn Công Trứ).
Tiện thể, Đại Cathay thâu tóm luôn sòng bạc của Bảy Si (anh rể Năm Cam) và sòng bạc của Đực Bà Tiều…
"Lãnh thổ" của Đại Cathay kéo dài qua quận 4 và từng bước ảnh hưởng qua các khu lận cận đã có chủ. Đại Cathay sai em út thỉnh thoảng qua quậy phá thăm dò khu quận 5, chuẩn bị kế hoạch thâu tóm.
Đến lúc này, “tam đầu chế 3 vua Tỳ - Cái – Thế” mới giật mình, biết trước sau gì cũng bị Đại Cathay “nuốt”, mình nên họp lại bàn kế “thịt” Đại Cathay để trừ họa. Băng Aristo bày tiệc trên lầu rạp hát mời Đại Cathay tới giao lưu.
Đại Cathay vốn ngang tàn, chẳng biết sợ là gì nên một mình tới dự tiệc. Chưa đặt chân lên tới lầu đã bị Thế thẳng chân đạp lộn nhào trở xuống. Đám tay chân nhất loạt rút dao xông vào chém. Biết bị rơi vào ổ phục kích, Đại Cathay quyết liệt chống trả và tìm đường thoát thân.
Dù bị thương tích, nhưng Đại Cathay vẫn bảo toàn tính mạng trở về hang ổ. Nằm dưỡng thương được một thời gian, khi vết thương vừa kéo da non, Đại Cathay quyết trả thù, một mình xách dao tìm đối thủ…
Những tên tham gia chém hội đồng Đại Cathay lần lượt đều bị ăn dao, do đích thân Đại Cathay bổ xuống. “Vua” Huỳnh Tỳ và Cái Thế đang ngồi nhậu trong quán Kiều Chánh vừa trông thấy Đại Cathay đã bị “ăn trọn” mỗi tên một dao, máu chảy lênh láng, ôm đầu bỏ chạy.
Những tên đàn em khác đều bị chung cảnh ngộ, trốn đâu cũng bị Đại Cathay xách dao mò tới, lạnh lùng xử lý…
Băng “Tam đầu chế 3 vua” hoảng sợ, biết gặp phải hổ dữ, tìm cách “cầu hòa”, thực ra là đầu hàng. Ban đầu Đại Cathay đang say máu, lắc đầu. “Tam đầu chế” phải cầu cạnh 2 tên giang hồ có máu mặt thế hệ trước là Ba Hội và Cảnh Tương bày tiệc khuyên giải và “xin” Đại Cathay tha mạng cho tội “dại dột”.
Nể tình 2 đàn anh, Đại Cathay tha cho đối thủ. “Tam đầu chế” ra mắt cúi đầu nhận tội. Đại Cathay yêu cầu “phải quy về một mối”. Thế là băng Aristo biến mất khỏi giang hồ, thay vào đó là cuộc hợp nhất lớn nhất trong thế giới giang hồ Sài Gòn những năm 1960, cho ra đời “Tứ đại giang hồ” (có báo gọi mỉa mai là “Tứ đại thiên vương”) Đại – Tỳ - Cái – Thế.
Tuy nhiên, thực chất 3 vua trong “tam đầu chế” phải nhường lại cho Đại Cathay những phần béo bở nhất để Đại “chia” cho đất sống.
…đến “đế quốc Đại Cathay”
Thống lĩnh hoàn toàn quận 1 và nhiều vùng lân cận, Đại Cathay chưa yên lòng vì cách đó không xa là khu Chợ Lớn béo bở do trùm hắc đạo người Hoa tên Tín Mã Nàm làm chủ. Xưa nay lãnh thổ của Tín Mã Nàm là bất khả xâm phạm với bất cứ băng nhóm nào.
Băng đảng của Tín Mã Nàm vô cùng hùng hậu, quản lý, hùn hạp và bảo kê hàng loạt nhà hàng, sòng bạc, tiệm hút ở khu Chợ Lớn. Dưới thời Diệm – Nhu, toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Ba Tàu Chợ Lớn đều có cổ phần của tên này.
Sau cuộc đảo chính, tướng lĩnh quân đội của nền Cộng hòa đệ nhị không còn để cho giới kinh tài Ba Tàu lộng hành như thời Diệm – Nhu.
Tín Mã Nàm phản phúc, tố cáo nhiều cơ sở kinh tài là “tay chân của Diệm – Nhu”, chỉ điểm cho cảnh sát bắt hàng loạt tay giang hồ mà y không ưa bấy lâu nay như Hỏi Phoòng Kin, Sú Hồng, Cọp Chảy, Quầy Thẩu Hao, Hắc Quầy Chảy… nhằm lấy lòng chính quyền mới, mưu toan “làm vua Hắc Đạo”.
Trung tá trưởng Ty cảnh sát quận 5 - Lê Ngọc Trụ trọng dụng Tín Mã Nàm, bao che, bảo kê cho các hoạt động của y. Tuy nhiên, những việc làm của Tín Mã Nam bị nhiều bang hội oán ghét, nhiều tên đàn em thề sẽ trả thù.
Đại Cathay tất nhiên không bỏ qua những mâu thuẫn này. Một mặt ra sức chiêu mộ, mua chuộc nhiều đàn em của Tín Mã Nàm. Mặt khác, Đại Cathay thường xuyên phái đàn em đi quậy phá, ném lựu đạn vào các cơ sở nhà hàng, sòng bạc của Tín Mã Nàm. Những hoạt động phá hoại này khiến cho việc làm ăn của Tín Mã Nàm xuống dốc, đàn em đói khát, bỏ đi, băng nhóm của Tín suy yếu.
Trận huyết chiến cuối cùng nổ ra vào năm 1964. Buổi sáng, Tín Mã Nàm đang ngồi cùng đàn em tại quán cà phê trước rạp hát Hào Huê thì Đại Cathay và 9 tay chân đàn em tinh nhuệ nhất lao vào tấn công.
Cuộc hỗn chiến dữ dội nổ ra khiến nhiều người hồn xiêu phách lạc, la khóc chạy trốn. Hai bên chém nhau dữ dội.
Kết quả 2 bên đều thiệt hại nặng. Nhưng băng Đại Cathay là kẻ chiến thắng cuối cùng vì Tín Mã Nàm biết không thể chống trả lâu dài nếu Đại Cathay tiếp tục tấn công.
Cuối cùng Tín Mã Nàm đành phải “cầu hòa”, cho người mời Đại Cathay đến nhà hàng Đồng Khánh “nói chuyện”. Đại Cathay không hề sợ hãi, vẫn một mình đi vào hang cọp, mặc cho đám đàn em can ngăn.
Sự ngang tàng của Đại Cathay khiến Tín Mã Nam khâm phục, đồng ý giao toàn bộ khu vực béo bở từ chợ Nancy về Sài Gòn. Lãnh thổ quận 5 được chia cho Đại Cathay thêm nhiều khu hoạt động làm ăn, Tín Mã Nam chỉ “xin” giữ lại khu chợ sắt Tân Thành và con hẻm bài bạc số 100 để sinh sống với …vợ bé!
(Còn nữa)
Thực ra, không phải bây giờ đất Sài Gòn, nay là Tp. HCM, mới có nhiều tội phạm. Từ xa xưa, Sài Gòn được ví von là “Hòn ngọc viễn Đông” là lãnh địa làm ăn của giới tội phạm cả nước tập trung về đây.
Trước năm 1975, có thể xem là thời điểm “thịnh” nhất của tội phạm xã hội. Hồi ấy, người ta gọi chúng là “giang hồ”, “du đãng”…
Từ hảo hán thời loạn đến tội phạm
Thế giới giang hồ Sài Gòn, có thể tạm phân chia làm 3 giai đoạn lớn kéo dài gắn bó với những biến cố lịch sử của nước ta.
Thời Pháp thuộc, đã manh nha xuất hiện tầng lớp tội phạm cướp giật, quậy phá ở nhiều địa phương.
Sài Gòn lúc đó đang trong giai đoạn mới hình thành, là đô thị mới, kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ vào bậc nhất ở Đông Dương.
Đường phố Sài Gòn trước năm 1975 |
Tuy nhiên, phát triển mạnh mẽ, có tổ chức tinh vi, chặt chẽ là giai đoạn từ những năm 60 đến năm 1975. Bằng những trận thư hùng đẫm máu, thế giới giang hồ Sài Gòn đã định hình thế “tứ trụ” do 4 băng nhóm nổi tiếng thống lĩnh, sử sách gọi nhóm “tự trụ” này bằng cái tên mỹ miều du nhập từ Hong kong “Tứ đại thiên vương” là Lê Đại (Đại Cathay) – Huỳnh Tỳ - Ngô Văn Cái – Nguyễn Kế Thế.
4 “đại vương” này chia nhau cai quản thế giới ngầm Sài Gòn một thời gian dài. Trong đó, băng của Đại Cathay dù sinh sau đẻ muộn nhưng nổi đình nổi đám nhất, đến mức như huyền thoại.
Tương truyền, Đại Cathay đã dám tung quả đấm như trời giáng vào bụng của Trung tá Nguyễn Cao Kỳ - sau này là trung tướng, phó tổng thống, thủ tướng Việt Nam cộng hòa trong vũ trường.
Chế độ Việt Nam cộng hòa thời kỳ bấy giờ phải đối phó vô cùng vất vả. Có những lúc giữa quân cảnh và giới giang hồ phải bắt tay nhau để “chung sống”.
Vì bản tính ngông nghênh, Đại Cathay đã bị tiêu diệt. 3 “đại vương” còn lại vẫn tiếp tục hoạt động cho đến ngày giải phóng miền Nam. Chúng đã bị chính quyền Cách mạng trừng phạt, dẹp triệt để, đem lại bình yêu cho nhân dân Tp. HCM.
Lịch sử giang hồ Sài Gòn ngoài “tứ đại thiên vương” còn nhiều nhân vật nổi tiếng khác như Bạch Hải Đường, Điềm Khắc Kim, Quý “tử hình” (anh ruột Lai anh và Lai em, 2 tên bị tử hình trong vụ án “Năm Cam và đồng bọn”), anh em võ sĩ Hồng Cương- Hồng Trực cai quản khu Cô Bắc – Cô Giang v.v…
Trương Văn Cam, tức Năm Cam đã có mặt trong thế giới giang hồ Sài Gòn vào những năm 1964 – 1965. Tuy nhiên, y chỉ là vô danh tiểu tốt, nương tựa vào ông anh rể là Bảy Si, lúc này đã có số má.
Lúc ấy không ai có thể biết trước rằng 30 năm sau Năm Cam sẽ trở thành ông trùm xã hội đen trên đất Sài Gòn.
Lúc ấy, Lâm chín ngón đã là tay chân thân tín của Đại Cathy, gặp Năm Cam không thèm ngó bằng nửa con mắt.
Có lẽ Năm Cam cũng không thể nghĩ có ngày hắn lại ngồi “chiếu trên” với bậc đàn anh cao vời vợi như Lâm chín ngón.
“Thành tích” lớn nhất của kẻ vô danh Năm Cam lúc bấy giờ là cứu Huỳnh Tỳ chạy thoát trong một cuộc đấu súng với lính dù…
Sau ngày giải phóng miền Nam, những chiến dịch của lực lượng Công an Tp. HCM từ năm 1975 đến những năm 1980 đã xóa sổ cơ bản các thủ lĩnh khét tiếng và làm tan rã nhiều băng nhóm giang hồ còn sót lại. Những kẻ cầm đầu đều bị pháp luật trừng trị.
Tuy nhiên, như những loài cỏ độc, trên mảnh đất Sài Gòn – Tp. HCM luôn phải đối phó với nạn lưu manh, cướp giật lúc rộ lên, lúc lắng xuống.
Những băng nhóm quy mộ như thời trước 1975 không còn đất sống thì xuất hiện nhiều băng nhóm nhỏ lẻ luôn là thách thức với lực lượng công an TP.
Vụ Năm Cam là bài học không thể quên vì sự sơ hở, mất cảnh giác đã để sống dậy tổ chức tội phạm quy mô, mang đậm chất tội phạm mafia, không còn phảng phất chất “du đãng”, “giang hồ” như trước kia.
Giang hồ đi vào …nghệ thuật
Ông trùm mafia Ý ở đảo Sicin trở thành bất hủ khi thành nhân vật chính trong tác phẩm Bố già (The Godfather) nổi tiếng của nhà văn Mỹ gốc Ý tên Mario Puzo.
Tác phẩm sau đó được dựng thành phim cũng nổi tiếng không kém. Nhân vật chính Don Vito Corleone trong phim là hiện thân của ông trùm tên Don Vito Cascio Ferr di cư từ Ý qua Mỹ những năm đầu thế kỷ 20, đã gây dựng nên tổ chức maphia đầu tiên trên xứ cờ hoa.
Ở Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng đã lấy nguyên mẫu một tội phạm ngoài đời đi vào tác phẩm “Bỉ vỏ”. Đây là tác phẩm văn học đầu tiên ở nước ta viết về thế giới giang hồ ở đất Hải Phòng.
Thế nhưng, tội phạm trong thế giới giang hồ thông qua thế giới nghệ thuật, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp trẻ là hiện tượng có một không hai lại xảy ra ở Sài Gòn trước năm 1975.
Đó là băng giang hồ của Đại Cathay cũng các quân sư và người tình đều trở thành những nhân vật nổi tiếng trong các tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam thời bấy giờ.
Tác phẩm “Điệu ru nước mắt” của nhà văn Duyên Anh lấy nguyên mẫu trùm Đại Cathay làm nhân vật chính, được thi vị hóa thành kẻ giang hồ hào hoa, lãng tử.
Đại Cathay, trùm giang hồ Sài Gòn một thời. |
Tuy nhiên, sách ra đời, dù bán rất chạy nhưng Đại Cathay không hài lòng vì vài tình tiết không được như ý, nhà văn Duyên Anh phải trốn lên Đà Lạt sống một thời gian.
Đại Cathay ngoài đời tuy không được ăn học nhưng có đội ngũ quân sư là những trí thức, nghệ sĩ có tên tuổi giúp và băng nhóm của y bớt vẻ cục súc, độc ác như băng ba tàu Huỳnh Tỳ, Hoàng Cái Thế… Quân sư Hoàng là một nhạc sĩ ghi-ta cũng là nhân vật chính trong tiểu thuyết “Vết thù trên lưng ngựa hoang”.
Tác phẩm này nổi tiếng đến mức được dựng thành phim. Nhạc sĩ tài ba Phạm Duy đã phổ nhạc bài hát cùng tên cho bộ phim này.
Lệ Hải, người tình của Đại Cathay là nhân vật xuất thân từ nhà giàu, theo tiếng gọi giang hồ đã chọn thế giới này làm lẽ sống. Cuộc tình ngắn ngủi giữa Đại Cathay và Lệ Hải được giới giang hồ đồn đại đẹp như bài thơ tình lãng mạn.
Sau đó, người đẹp Lệ Hải qua tay bao nhiêu đấng mày râu khác, có kẻ là trí thức giang hồ, có kẻ là anh hùng hảo hán và có cả …nhà thơ!
Bài hát “Loài yêu nữ mang tên em” do ca sĩ Elvis Phương trình diễn nổi tiếng một thời xuất thân từ bài thơ của nhà thơ Văn Mạc Thảo: “Ta gọi tên em là yêu nữ - Là loài yêu mị gái hồ ly” được nhạc sĩ Ngọc Chánh phổ nhạc.
Nữ văn sĩ nổi tiếng ăn khách Lệ Hằng cũng vào cuộc, từ nhân vật Lệ Hải đã viết nên tiểu thuyết “Bản tăng gô cuối cùng” xuất bản nhiều lần trước năm 1975!
Ngoài những người trong băng Đại Cathy lên sách, tiểu thuyết, thơ và phim thì các nhân vật khác như Điềm Khắc Kim, Bạch Hải Đường là những nhân vật trong các vở cải lương cùng tên. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Hùng Cường, Minh Vương đã vào vai tướng cướp Bạch Hải Đường.
Tuy nhiên, cần nói thêm, nhân vật tướng cướp Bạch Hải Đường trong vở cải lương và ngoài đời cách nhau rất xa!
Giang hồ như nấm sau mưa
Cuộc đảo chính anh em Diệm – Nhu ngày 1/11/1963 tại Sài Gòn đã mở toang cánh cửa cuối cùng cho hàng trăm băng nhóm túa ra, chẳng khác gì nấm mọc sau mưa. Và, để tranh giành ảnh hưởng, hàng loạt cuộc thư hùng, chém giết xảy ra như cơm bữa…
Quận 1 là khu vực màu mỡ do “Tứ đại thiên Vương” Lê Đại – Huỳnh Tỳ - Ngô Văn Cái – Nguyễn Kế Thế chia nhau cai quản, đám lâu la đông hàng trăm tên, trong đó có những tên khét tiếng như A “chó”, Hải “sún”, Lâm “khùng” (tức Lâm “chín ngón” sau này), Lương “chột”, Hùng “đầu bò”, Việt “Parker”, Đực “đen”.
Khu vực quận 3 có Minh “nhảy dù”, Cẩm “Mambo”, Lâm “thợ điện”, Hùng “mặt mụn”, thủ phạm đâm chết Lâm “thợ điện” ở bệnh viện Từ Dũ bằng con dao cắt bánh mì.
Cảnh sinh hoạt đường Đồng Khánh, Chợ Lớn. (Ảnh tư liệu). |
Qua “vùng tam giác đen” Cầu Mống – khu Dân Sinh – Cầu Ông Lãnh mà dân giang hồ gọi là “khu da heo” do tập hợp hàng trăm người chuyên mổ, mua bán, chế biến thịt heo, là lãnh địa của đám “cao bồi” Tư Ngang, Hải “chùa”, Phong “khùng”.
Khu Đa Kao – cầu Sắt là lãnh địa của Chà Và Hương, tức võ sĩ Nguyễn Phi Hoàng thuộc “lò Nguyễn Nhiều” ở cầu Sơn, Thị Nghè; Sáu “nhỏ”, tức Trần Văn Trọng, võ sĩ “lò Kid Dempsey”; Triệu “lùn”, du đãng Gia Định hùng cứ khu “lò heo”; chạy dài tới Lăng Ông – Bà Chiểu có băng của Phillip, Hải “cơ hàn”, Thu “trắng”, Petit Tân, Phú “Salem”…
Từ “3 vua” …
Rạp hát nổi tiếng Aristo thuộc gánh hát Kim Chung, do bầu Long cai quản trên đường Lê Lai là “đại bản doanh” 3 tay anh chị Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế, Huỳnh Tỳ.
Bầu Long di cư vào miền Nam năm 1954 kéo theo nhiều tay dao búa từ Hà Nội vào làm “bảo vệ”. Đám này sau đó nhập chung dưới trướng Huỳnh Tỳ.
Trong 3 “ông vua” giang hồ ở đây do Huỳnh Tỳ đứng đầu. Hắn vốn xuất thân từ lơ xe đò đường dài và đã học được nhiều kinh nghiệp bảo kê, cướp bóc khắp các vùng khác.
Về đây, bằng dao búa, đâm chém, Huỳnh Tỳ ngoi lên thành ông trùm. Ban đầu, liên minh Tỳ - Cái – Thế khá yên ổn “làm ăn”, chúng thường tụ tập uống rượu, đánh bài suốt ngày tại rạp Aristo nên được gọi là băng “Aristo”.
Cách đó không xa là khu chợ Cầu Ông Lãnh đang nổi lên băng cướp trẻ hoành hành do Đại Cathay cầm đầu. Ban đầu “tam đầu chế 3 vua” không để ý vì ngoài lãnh địa của mình.
Còn băng Đại Cathay, ban đầu núp bóng trùm Tám Lâu nhưng nhanh chóng qua mặt “thủ lĩnh” Tám Lâu, sau khi đập tan băng Bé Bún ở quận 4 thường “xâm phạm”.
Thủ lĩnh Bé Bún cùng đàn em từ quận 4 kéo qua bị Đại Cathay dàn trận đâm thủng ruột, phải nằm viện mất nửa năm, ra viện khiếp vía cái tên Đại Cathay. Chiến thắng này đã đưa Đại Cathy qua mặt ông trùm Tám Lâu lên làm thủ lĩnh toàn bộ khu Da Heo (nay là đường Nguyễn Công Trứ).
Tiện thể, Đại Cathay thâu tóm luôn sòng bạc của Bảy Si (anh rể Năm Cam) và sòng bạc của Đực Bà Tiều…
"Lãnh thổ" của Đại Cathay kéo dài qua quận 4 và từng bước ảnh hưởng qua các khu lận cận đã có chủ. Đại Cathay sai em út thỉnh thoảng qua quậy phá thăm dò khu quận 5, chuẩn bị kế hoạch thâu tóm.
Đến lúc này, “tam đầu chế 3 vua Tỳ - Cái – Thế” mới giật mình, biết trước sau gì cũng bị Đại Cathay “nuốt”, mình nên họp lại bàn kế “thịt” Đại Cathay để trừ họa. Băng Aristo bày tiệc trên lầu rạp hát mời Đại Cathay tới giao lưu.
Đại Cathay vốn ngang tàn, chẳng biết sợ là gì nên một mình tới dự tiệc. Chưa đặt chân lên tới lầu đã bị Thế thẳng chân đạp lộn nhào trở xuống. Đám tay chân nhất loạt rút dao xông vào chém. Biết bị rơi vào ổ phục kích, Đại Cathay quyết liệt chống trả và tìm đường thoát thân.
Dù bị thương tích, nhưng Đại Cathay vẫn bảo toàn tính mạng trở về hang ổ. Nằm dưỡng thương được một thời gian, khi vết thương vừa kéo da non, Đại Cathay quyết trả thù, một mình xách dao tìm đối thủ…
Những tên tham gia chém hội đồng Đại Cathay lần lượt đều bị ăn dao, do đích thân Đại Cathay bổ xuống. “Vua” Huỳnh Tỳ và Cái Thế đang ngồi nhậu trong quán Kiều Chánh vừa trông thấy Đại Cathay đã bị “ăn trọn” mỗi tên một dao, máu chảy lênh láng, ôm đầu bỏ chạy.
Những tên đàn em khác đều bị chung cảnh ngộ, trốn đâu cũng bị Đại Cathay xách dao mò tới, lạnh lùng xử lý…
Băng “Tam đầu chế 3 vua” hoảng sợ, biết gặp phải hổ dữ, tìm cách “cầu hòa”, thực ra là đầu hàng. Ban đầu Đại Cathay đang say máu, lắc đầu. “Tam đầu chế” phải cầu cạnh 2 tên giang hồ có máu mặt thế hệ trước là Ba Hội và Cảnh Tương bày tiệc khuyên giải và “xin” Đại Cathay tha mạng cho tội “dại dột”.
Nể tình 2 đàn anh, Đại Cathay tha cho đối thủ. “Tam đầu chế” ra mắt cúi đầu nhận tội. Đại Cathay yêu cầu “phải quy về một mối”. Thế là băng Aristo biến mất khỏi giang hồ, thay vào đó là cuộc hợp nhất lớn nhất trong thế giới giang hồ Sài Gòn những năm 1960, cho ra đời “Tứ đại giang hồ” (có báo gọi mỉa mai là “Tứ đại thiên vương”) Đại – Tỳ - Cái – Thế.
Tuy nhiên, thực chất 3 vua trong “tam đầu chế” phải nhường lại cho Đại Cathay những phần béo bở nhất để Đại “chia” cho đất sống.
…đến “đế quốc Đại Cathay”
Thống lĩnh hoàn toàn quận 1 và nhiều vùng lân cận, Đại Cathay chưa yên lòng vì cách đó không xa là khu Chợ Lớn béo bở do trùm hắc đạo người Hoa tên Tín Mã Nàm làm chủ. Xưa nay lãnh thổ của Tín Mã Nàm là bất khả xâm phạm với bất cứ băng nhóm nào.
Băng đảng của Tín Mã Nàm vô cùng hùng hậu, quản lý, hùn hạp và bảo kê hàng loạt nhà hàng, sòng bạc, tiệm hút ở khu Chợ Lớn. Dưới thời Diệm – Nhu, toàn bộ hoạt động kinh tài của các bang hội Ba Tàu Chợ Lớn đều có cổ phần của tên này.
Sau cuộc đảo chính, tướng lĩnh quân đội của nền Cộng hòa đệ nhị không còn để cho giới kinh tài Ba Tàu lộng hành như thời Diệm – Nhu.
Tín Mã Nàm phản phúc, tố cáo nhiều cơ sở kinh tài là “tay chân của Diệm – Nhu”, chỉ điểm cho cảnh sát bắt hàng loạt tay giang hồ mà y không ưa bấy lâu nay như Hỏi Phoòng Kin, Sú Hồng, Cọp Chảy, Quầy Thẩu Hao, Hắc Quầy Chảy… nhằm lấy lòng chính quyền mới, mưu toan “làm vua Hắc Đạo”.
Trung tá trưởng Ty cảnh sát quận 5 - Lê Ngọc Trụ trọng dụng Tín Mã Nàm, bao che, bảo kê cho các hoạt động của y. Tuy nhiên, những việc làm của Tín Mã Nam bị nhiều bang hội oán ghét, nhiều tên đàn em thề sẽ trả thù.
Đại Cathay tất nhiên không bỏ qua những mâu thuẫn này. Một mặt ra sức chiêu mộ, mua chuộc nhiều đàn em của Tín Mã Nàm. Mặt khác, Đại Cathay thường xuyên phái đàn em đi quậy phá, ném lựu đạn vào các cơ sở nhà hàng, sòng bạc của Tín Mã Nàm. Những hoạt động phá hoại này khiến cho việc làm ăn của Tín Mã Nàm xuống dốc, đàn em đói khát, bỏ đi, băng nhóm của Tín suy yếu.
Trận huyết chiến cuối cùng nổ ra vào năm 1964. Buổi sáng, Tín Mã Nàm đang ngồi cùng đàn em tại quán cà phê trước rạp hát Hào Huê thì Đại Cathay và 9 tay chân đàn em tinh nhuệ nhất lao vào tấn công.
Cuộc hỗn chiến dữ dội nổ ra khiến nhiều người hồn xiêu phách lạc, la khóc chạy trốn. Hai bên chém nhau dữ dội.
Kết quả 2 bên đều thiệt hại nặng. Nhưng băng Đại Cathay là kẻ chiến thắng cuối cùng vì Tín Mã Nàm biết không thể chống trả lâu dài nếu Đại Cathay tiếp tục tấn công.
Cuối cùng Tín Mã Nàm đành phải “cầu hòa”, cho người mời Đại Cathay đến nhà hàng Đồng Khánh “nói chuyện”. Đại Cathay không hề sợ hãi, vẫn một mình đi vào hang cọp, mặc cho đám đàn em can ngăn.
Sự ngang tàng của Đại Cathay khiến Tín Mã Nam khâm phục, đồng ý giao toàn bộ khu vực béo bở từ chợ Nancy về Sài Gòn. Lãnh thổ quận 5 được chia cho Đại Cathay thêm nhiều khu hoạt động làm ăn, Tín Mã Nam chỉ “xin” giữ lại khu chợ sắt Tân Thành và con hẻm bài bạc số 100 để sinh sống với …vợ bé!
(Còn nữa)
Theo Duy Chiến
VietNamNet
VietNamNet
Những chuyện chưa kể về giang hồ Sài Gòn trước 1975 (1)
Bảy Viễn đã tung một cú đá xỉa bằng năm đầu ngón chân (Kim Tiêu cước) nhanh và hiểm trúng vào nhân trung (yếu huyệt) Khăm Chay khiến hắn bể sóng mũi, giập môi, gãy răng, máu tuôn xối xả...
Khăm Chay lảo đảo vài bước rồi đổ gục xuống nền buồng giam. Từ đó, cọp rằn Khăm Chay lặn mất tăm.
Phục ở chỗ, gã không hề dựa hơi chúa đảo người Pháp phái lính mã tà tra tấn địch nhân hay kéo bọn tù đàn em dùng số đông trả thù Bảy Viễn. Kể ra đó cũng là nghĩa khí của đấng trượng phu!
Diện mạo giang hồ thời Pháp thuộc
Thời Pháp thuộc, giang hồ miền Nam phần lớn là những tá điền “dốt đặc cán mai”, một chữ bẻ đôi không biết, chịu không nổi ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào, ác bá bèn bỏ xứ đi làm trộm cướp, y như nhân vật thầy giáo Hai Thành trong vở cải lương Đời cô Lựu.
Những nông dân tay lấm, chân bùn này trôi dạt lên Sài Gòn - Chợ Lớn
sống lang thang ven kênh rạch, bến xe thổ mộ, nhà ga… Ban ngày, họ nai
lưng làm cu-li. Tối đến, họ cởi áo bôi mặt nhọ nồi, lận mã tấu trong cạp
quần hành nghề “đạo tặc”.
Khi có chuyện phải "đối thoại" với nhau bằng dao búa, họ không bao giờ ỷ lại vào lực lượng hùng hậu để “đánh hội đồng” theo kiểu “ruồi bu cùi bắp” như đám choai choai bây giờ mà sẵn sàng chơi "bặc-co" tay đôi “một chọi một”. Có thể kể đến cuộc đụng độ của Bảy Viễn với Mười Trí, quyền sư Mai Thái Hòa so tài với gã giang hồ Tư Ngang tại “hãng phân” Khánh Hội (Q.4), “thầy ngải” Nguyễn Nhiều bẻ lọi tay trùm du đãng khu lò heo Gia Định - Phillip - ở cầu Sơn (Thị Nghè)…
Giang hồ xưa tuy nghèo chữ nghĩa nhưng giàu chữ “tín”, cư xử với nhau rất “nghĩa khí”, bởi thế mới sinh ra từ “điệu nghệ” do từ “đạo nghĩa” đọc trại ra. Thời kỳ này, giang hồ Sài Gòn ít nhiều chịu ảnh hưởng từ nhân vật trong các pho truyện “Tàu” được bán khắp các bến xe do nhà in Tín Đức Thư Xã ấn hành.
Thực tế cho thấy, không ít tay du đãng sừng sỏ từng lấy biệt danh là
Võ Tòng, La Thành, Đơn Hùng Tín, Tiểu Lý Quảng, Triệu Tử Long, Đông
Phương Sóc… như là một thứ “danh thiếp”nhằm khẳng định tên tuổi trong
chốn giang hồ.
Những cuộc “long tranh, hổ đấu”
Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng trong võ lâm giang hồ vẫn tồn tại 2 câu chuyện thuộc vào hàng “điển tích”. Câu chuyện thứ nhất xảy ra vào năm 1936, trùm du đãng Bảy Viễn bị đày ra đảo Côn Lôn vì can tội cướp tiệm vàng. Tại đây, hắn bị biệt giam tại phòng 5 và đã đụng độ tên cọp rằn ác ôn người Miên tên Khăm Chay - một tướng cướp trên núi Tà Lơn. Tên này võ nghệ cao cường, có luyện “gồng Trà Kha”, được chúa đảo Bouvier đỡ đầu với chính sách dùng tù Miên trị tù Việt.
Trong cuộc so tài, Bảy Viễn đã tung một cú đá xỉa bằng năm đầu ngón chân (Kim Tiêu cước) nhanh và hiểm trúng vào nhân trung (yếu huyệt) Khăm Chay khiến hắn bể sóng mũi, giập môi, gãy răng, máu tuôn xối xả, tràn cả vào mồm. Khăm Chay lảo đảo vài bước rồi đổ gục xuống nền buồng giam. Từ đó, cọp rằn Khăm Chay lặn mất tăm. Phục ở chỗ, gã không hề dựa hơi chúa đảo người Pháp phái lính mã tà tra tấn địch nhân hay kéo bọn tù đàn em dùng số đông trả thù Bảy Viễn. Kể ra đó cũng là nghĩa khí của đấng trượng phu!
Câu chuyện thứ 2 là khi thủ lĩnh Bình Xuyên - Ba Dương - đề nghị Sáu
Cường ủy lạo gạo, tiền nuôi binh đánh Tây. Gã anh chị có chân to như
“chân voi” (hai bàn chân Sáu Cường chiều dài hơn 3 tấc) đã dõng dạc
tuyên bố: “Nếu Ba Dương chịu nổi một cước của Sáu Cường này thì muốn bao
nhiêu gạo cũng được”. Ba Dương chấp nhận. Trận thư hùng diễn ra tại bến
xe An Đông.
Khi Ba Dương đến, đám thuộc hạ của Sáu Cường đồng loạt cười ồ bởi ngoại hình tay thủ lĩnh lực lượng quân đội Bình Xuyên quá “mỏng cơm”. Nhưng sau khi Sáu Cường xuất chiêu mới biết là mình đã lầm.
Để khắc chế cú đá nặng ngàn cân của đối phương, thân hình Ba Dương luồn lách uyển chuyển như con rắn, dùng “xà tấn” lòn thấp người tránh né đồng thời dùng “hạc quyền” khẽ chạm vào hạ bộ của “thần cước” Sáu Cường. Liên tục 3 cú đá mạnh và nhanh như điện mà Sáu Cường tung ra, đối thủ đều né tránh tài tình. Cùng lúc, Ba Dương 3 lần dùng tuyệt kỹ võ hạc “mổ” nhẹ vào “của quý” Sáu Cường, dụng ý chỉ nhằm cảnh cáo.
Biết mình đã lỡ đụng nhằm cao thủ, trùm giang hồ bến xe An Đông lập tức dừng đòn, nghiêng người cúi đầu đưa hai tay cung kính bái phục Ba Dương như một hiệp khách bại trận và tất nhiên giao kèo trước đó được hai tay anh chị thực thi chóng vánh. Không hề có chuyện Sáu Cường giở trò chơi dơ “lật kèo” ỷ nhiều đánh ít, mặc dù Ba Dương đến bến xe An Đông “phó hội” đơn thân độc mã, tay không tấc sắt.
(Còn nữa)
Theo Dân Việt/Dòng Đời
Phục ở chỗ, gã không hề dựa hơi chúa đảo người Pháp phái lính mã tà tra tấn địch nhân hay kéo bọn tù đàn em dùng số đông trả thù Bảy Viễn. Kể ra đó cũng là nghĩa khí của đấng trượng phu!
Diện mạo giang hồ thời Pháp thuộc
Thời Pháp thuộc, giang hồ miền Nam phần lớn là những tá điền “dốt đặc cán mai”, một chữ bẻ đôi không biết, chịu không nổi ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào, ác bá bèn bỏ xứ đi làm trộm cướp, y như nhân vật thầy giáo Hai Thành trong vở cải lương Đời cô Lựu.
|
Giang hồ người Hoa vùng Chợ Lớn đội lốt đoàn lân.
|
Khắp Nam kỳ lục tỉnh thời kỳ này đừng hòng đào đâu ra một tay giang
hồ quậy phá làng xóm hoặc trộm chó, bắt gà. Giang hồ thời Tây sống anh
hùng mã thượng, “trọng nghĩa, khinh tài” và luôn luôn “kiến nghĩa bất
vi” y như những nhân vật “quân tử Tàu” trong truyện Thất hiệp ngũ nghĩa,
Thất kiếm thập tam hiệp. Cũng chính vì vậy, chính quyền thực dân Pháp
cùng bọn tay sai ác ôn luôn ăn không ngon, ngủ không yên. Chúng tìm mọi
cách bắt bớ, giam cầm, thậm chí lén lút thủ tiêu họ nhằm trừ hậu họa.
Lãnh địa giới giang hồ hùng cứ vào những năm 20 - 30 thế kỷ trước là
Chợ Lớn, Lăng Ông - Bà Chiểu, Xóm Thuốc (Gò Vấp), bến phà Thủ Thiêm, cầu
Sắt (Đa Kao) và bến xe Lục tỉnh. Nét đặc biệt của giang hồ đầu thế kỷ
20 so với du đãng bây giờ chính là bản lĩnh. Tay anh chị nào cũng võ
nghệ đầy mình, không giỏi quyền cước thì đừng hòng trụ vững ở cái thế
giới “lắm người, nhiều ma” này.Khi có chuyện phải "đối thoại" với nhau bằng dao búa, họ không bao giờ ỷ lại vào lực lượng hùng hậu để “đánh hội đồng” theo kiểu “ruồi bu cùi bắp” như đám choai choai bây giờ mà sẵn sàng chơi "bặc-co" tay đôi “một chọi một”. Có thể kể đến cuộc đụng độ của Bảy Viễn với Mười Trí, quyền sư Mai Thái Hòa so tài với gã giang hồ Tư Ngang tại “hãng phân” Khánh Hội (Q.4), “thầy ngải” Nguyễn Nhiều bẻ lọi tay trùm du đãng khu lò heo Gia Định - Phillip - ở cầu Sơn (Thị Nghè)…
Giang hồ xưa tuy nghèo chữ nghĩa nhưng giàu chữ “tín”, cư xử với nhau rất “nghĩa khí”, bởi thế mới sinh ra từ “điệu nghệ” do từ “đạo nghĩa” đọc trại ra. Thời kỳ này, giang hồ Sài Gòn ít nhiều chịu ảnh hưởng từ nhân vật trong các pho truyện “Tàu” được bán khắp các bến xe do nhà in Tín Đức Thư Xã ấn hành.
|
Giang hồ khu Cầu Muối (Sài Gòn) thập niên 1950.
|
Những cuộc “long tranh, hổ đấu”
Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng trong võ lâm giang hồ vẫn tồn tại 2 câu chuyện thuộc vào hàng “điển tích”. Câu chuyện thứ nhất xảy ra vào năm 1936, trùm du đãng Bảy Viễn bị đày ra đảo Côn Lôn vì can tội cướp tiệm vàng. Tại đây, hắn bị biệt giam tại phòng 5 và đã đụng độ tên cọp rằn ác ôn người Miên tên Khăm Chay - một tướng cướp trên núi Tà Lơn. Tên này võ nghệ cao cường, có luyện “gồng Trà Kha”, được chúa đảo Bouvier đỡ đầu với chính sách dùng tù Miên trị tù Việt.
Trong cuộc so tài, Bảy Viễn đã tung một cú đá xỉa bằng năm đầu ngón chân (Kim Tiêu cước) nhanh và hiểm trúng vào nhân trung (yếu huyệt) Khăm Chay khiến hắn bể sóng mũi, giập môi, gãy răng, máu tuôn xối xả, tràn cả vào mồm. Khăm Chay lảo đảo vài bước rồi đổ gục xuống nền buồng giam. Từ đó, cọp rằn Khăm Chay lặn mất tăm. Phục ở chỗ, gã không hề dựa hơi chúa đảo người Pháp phái lính mã tà tra tấn địch nhân hay kéo bọn tù đàn em dùng số đông trả thù Bảy Viễn. Kể ra đó cũng là nghĩa khí của đấng trượng phu!
|
Hình tượng giang hồ Bình Xuyên - Bảy Viễn - trong phim Dưới cờ đại nghĩa.
|
Khi Ba Dương đến, đám thuộc hạ của Sáu Cường đồng loạt cười ồ bởi ngoại hình tay thủ lĩnh lực lượng quân đội Bình Xuyên quá “mỏng cơm”. Nhưng sau khi Sáu Cường xuất chiêu mới biết là mình đã lầm.
Để khắc chế cú đá nặng ngàn cân của đối phương, thân hình Ba Dương luồn lách uyển chuyển như con rắn, dùng “xà tấn” lòn thấp người tránh né đồng thời dùng “hạc quyền” khẽ chạm vào hạ bộ của “thần cước” Sáu Cường. Liên tục 3 cú đá mạnh và nhanh như điện mà Sáu Cường tung ra, đối thủ đều né tránh tài tình. Cùng lúc, Ba Dương 3 lần dùng tuyệt kỹ võ hạc “mổ” nhẹ vào “của quý” Sáu Cường, dụng ý chỉ nhằm cảnh cáo.
Biết mình đã lỡ đụng nhằm cao thủ, trùm giang hồ bến xe An Đông lập tức dừng đòn, nghiêng người cúi đầu đưa hai tay cung kính bái phục Ba Dương như một hiệp khách bại trận và tất nhiên giao kèo trước đó được hai tay anh chị thực thi chóng vánh. Không hề có chuyện Sáu Cường giở trò chơi dơ “lật kèo” ỷ nhiều đánh ít, mặc dù Ba Dương đến bến xe An Đông “phó hội” đơn thân độc mã, tay không tấc sắt.
(Còn nữa)
Theo Dân Việt/Dòng Đời
Những chuyện chưa kể về giang hồ Sài Gòn trước 1975 (2)
Sau khi chế độ Diệm - Nhu bị đảo chính và triệt hạ, giang hồ theo kiểu “108 anh hùng Lương Sơn Bạc” coi như xóa sổ. Cho đến những năm đầu 60, khi trào lưu “Làn Sóng Mới” (Le Nouvel Vague) từ phương Tây đổ bộ lên “Hòn ngọc Viễn Đông”, một số tay anh chị bắt đầu xuất hiện trở lại và chia nhau hùng cứ những khu vực manh mún ở Sài Gòn.
"Cao bồi" xuất hiện
Cụm từ “hippy choai choai” do báo chí Sài Gòn đặt, ám chỉ lớp người trẻ ăn mặc theo kiểu cao bồi miền viễn Tây Texas (Hoa Kỳ) cưỡi ngựa chăn bò với quần jean, áo sơmi ca rô sọc to xanh đỏ, giày ống cao gót, tóc dài phủ gáy, phóng xe máy Sachs như điên trên đường phố, miệng phì phèo thuốc lá Salem. Ban ngày, các "cao bồi" này “ngồi đồng” ở các quán cà phê nhạc ngoại quốc trên đại lộ Lê Lợi, Nguyễn Huệ.
Tối đến, họ “đóng đô” ở các phòng trà, vũ trường giá “bèo” như Anh
Vũ, Bồng Lai, Melody, Lai Yun (Lệ Uyển), Arc En Ciel (khu Tổng Đốc
Phương), ngã tư Bảy Hiền, hồ bơi Chi Lăng, Victoria (Phú Nhuận)…, sẵn
sàng gây sự và đánh lộn, đập phá, đâm chém chỉ để nhằm khẳng định mình
là “cao bồi” chính hiệu!
Sau cuộc chính biến lật đổ "Ngô triều" vào đầu thập niên 60, trật tự đô thị Sài Gòn trở nên hỗn độn, khó kiểm soát. Nhân cơ hội này, nhiều thành phần “cao bồi” manh nha xuất hiện, “vỗ ngực xưng tên”. Nổi trội trong giới giang hồ là những “đại ca” tên tuổi như Cà Na ở khu Tân Định (sau theo võ sư Huỳnh Tiền, đấu võ đài 8 trận toàn thắng với biệt danh Huỳnh Sơn), Bích “Pasteur”, Búp “Moderne”, Bình “thẹo”, Lộc “đen” (vua nhảy bebop), Hân “Faucauld”, Sáu “già”, Nhã “xóm chùa”…
Quận 1 - vùng đất màu mỡ trù phú - do “tứ đại thiên vương” Lê Đại, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế chia nhau cai quản. Đám lâu la đông hàng trăm tên gồm A “chó”, Hải “sún”, Lâm “khùng” (tức Lâm “chín ngón” sau này), Lương “chột”, Hùng “đầu bò”, Việt “Parker”, Đực “đen”.
Khu vực quận 3 có Minh “nhảy dù”, Cẩm “Mambo”, Lâm “thợ điện” (nhà ở đường Nguyễn Thiện Thuật bán đồ điện gia dụng), Hùng “mặt mụn” (thủ phạm đâm chết Lâm “thợ điện” ở bệnh viện Từ Dũ bằng con dao cắt bánh mì sau một vụ cãi nhau vớ vẩn vì chiếc xe đạp Martin). Xuôi về quận 5 hướng chợ Nancy rồi Đại Thế Giới (chợ Soái Kình Lâm - “đèn năm ngọn”) là lãnh địa của những trùm giang hồ người Hoa như Tín Mã Nàm (Nàm Chẩy), Sú Hùng, Hổi Phoòng Kiên, Trần Cửu Can, Ngô Tài…
Bóng hồng sát thủ
Trong giới giang hồ Sài Gòn thập niên 60 - 70 xuất hiện một “bóng hồng sát thủ”, đó là Lệ Hải - “người tình một năm” của ông trùm Đại “Cathay”. Lệ Hải xuất thân con nhà giàu có, gia giáo, trâm anh thế phiệt, cựu nữ sinh trường Marie Curie, thi đỗ tú tài I. Năm 17 tuổi, Lệ Hải đã thi lấy bằng lái ô tô, hằng đêm lướt đến các vũ trường trên chiếc Toyota Corolla màu đỏ cánh sen bóng lộn.
Là một giai nhân giàu có lại “biết chữ”, Lệ Hải không thèm cặp bồ với những tay giang hồ thô kệch võ biền mà chấp nhận làm người tình của bác sĩ Nghiệp - một thầy thuốc có ngoại hình trí thức kèm máu du đãng nổi tiếng Sài Gòn bởi luôn có mặt bên cạnh Đại “Cathay” ở các phòng trà, động hút. Sau khi đã “hoa chán, nguyệt chê” Lệ Hải, gã bác sĩ bèn “sang tay” người tình cho Đại “Cathay” trong một đêm sinh nhật thác loạn tổ chức ở phòng trà Lido trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Q.5.
“Gái giang hồ” hội ngộ “trai tứ chiếng”, vóc dáng “du đãng mang nét mặt thư sinh” của Đại “Cathay” nhanh chóng thu hút “nữ quái” đa tình. Từ sau đêm đó, Lệ Hải bỏ nhà đi “sống bụi đời” cùng Đại “Cathay” như vợ chồng. Thế nhưng, cuộc tình “sét đánh” cũng nhanh chóng vỡ tan sau một năm chăn gối mặn nồng. Lệ Hải bỏ người tình, cặp bồ với nhiều nhân vật giàu có thế lực, vừa thỏa mãn tình lại dễ moi tiền.
Với gương mặt ưa nhìn, nét đẹp thanh tú, cao ráo, trắng trẻo, lại có học thức, Lệ Hải dễ dàng dùng “mỹ nhân kế” mồi chài những ông chủ salon lắm tiền nhiều của, các dân biểu “tai to mặt lớn” hay sĩ quan tướng lĩnh Sài Gòn “vui vẻ qua đêm”. Chẳng bao lâu, Lệ Hải đã lột xác thành một nữ chúa trong giới giang hồ sau khi nhờ Đạt “ba thau” xăm trổ hình bông hồng đỏ dưới rốn và con rắn phùng mang nơi ngực trái.
Qua sự giới thiệu của “nhà văn chém mướn” Nguyễn Đình Thiều, nhà văn Nhã Ca đã hội ngộ Lệ Hải tại vũ trường Ritz và được “yêu nữ” đồng ý cho chắp bút về cuộc đời du đãng của mình. Tiểu thuyết Cô hippy lạc loài ấn hành đã gây xôn xao dư luận. Những gia đình khá giả có con gái đang độ tuổi trưởng thành đọc xong tiểu thuyết của Nhã Ca đều lo ngay ngáy, ăn ngủ không yên.
Ăn theo cuốn tiểu thuyết này, năm 1973, Lidac Film giao cho đạo diễn Lê Dân thực hiện bộ phim màu 35mm màn ảnh rộng với tựa Hoa mới nở qua sự diễn xuất của Bạch Liên, Vũ Thái Bình, Mỹ Hòa, Cát Phượng, La Thoại Tân, bà Bảy Ngọc, bà Năm Sa Đéc, Đinh Xuân Hòa… Bộ phim đã dự Liên hoan thanh niên thế giới lần 8 tổ chức tại Canada năm 1974.
Nhà thơ trẻ Văn Mạc Thảo sau một đêm “tâm sự” cùng Lệ Hải đã cảm hứng sáng tác một bài thơ, trong đó có hai câu “Ta gọi tên em là yêu nữ/ Là loài yêu mị, gái hồ ly”. Bài thơ sau đó được Ngọc Chánh (trưởng ban nhạc Shotguns) phổ nhạc với tiếng hát nam danh ca Elvis Phương: “Loài yêu nữ mang tên em…” được giới “hippy choai choai” Sài Gòn thuộc nằm lòng. Nữ văn sĩ Lệ Hằng cũng gặp Lệ Hải tìm cảm hứng sáng tác Kinh tình yêu và Bản tango cuối cùng - 2 quyển tiểu thuyết “hit” nhất trên văn đàn miền Nam năm 1973.
Cụm từ “hippy choai choai” do báo chí Sài Gòn đặt, ám chỉ lớp người trẻ ăn mặc theo kiểu cao bồi miền viễn Tây Texas (Hoa Kỳ) cưỡi ngựa chăn bò với quần jean, áo sơmi ca rô sọc to xanh đỏ, giày ống cao gót, tóc dài phủ gáy, phóng xe máy Sachs như điên trên đường phố, miệng phì phèo thuốc lá Salem. Ban ngày, các "cao bồi" này “ngồi đồng” ở các quán cà phê nhạc ngoại quốc trên đại lộ Lê Lợi, Nguyễn Huệ.
|
Trần Đại (Trần Quang đóng) đánh Bốn "lơ xe" (Tâm Phan đóng) trong phim Điệu ru nước mắt của đạo diễn Lê Hoàng Hoa.
|
Sau cuộc chính biến lật đổ "Ngô triều" vào đầu thập niên 60, trật tự đô thị Sài Gòn trở nên hỗn độn, khó kiểm soát. Nhân cơ hội này, nhiều thành phần “cao bồi” manh nha xuất hiện, “vỗ ngực xưng tên”. Nổi trội trong giới giang hồ là những “đại ca” tên tuổi như Cà Na ở khu Tân Định (sau theo võ sư Huỳnh Tiền, đấu võ đài 8 trận toàn thắng với biệt danh Huỳnh Sơn), Bích “Pasteur”, Búp “Moderne”, Bình “thẹo”, Lộc “đen” (vua nhảy bebop), Hân “Faucauld”, Sáu “già”, Nhã “xóm chùa”…
Quận 1 - vùng đất màu mỡ trù phú - do “tứ đại thiên vương” Lê Đại, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế chia nhau cai quản. Đám lâu la đông hàng trăm tên gồm A “chó”, Hải “sún”, Lâm “khùng” (tức Lâm “chín ngón” sau này), Lương “chột”, Hùng “đầu bò”, Việt “Parker”, Đực “đen”.
Khu vực quận 3 có Minh “nhảy dù”, Cẩm “Mambo”, Lâm “thợ điện” (nhà ở đường Nguyễn Thiện Thuật bán đồ điện gia dụng), Hùng “mặt mụn” (thủ phạm đâm chết Lâm “thợ điện” ở bệnh viện Từ Dũ bằng con dao cắt bánh mì sau một vụ cãi nhau vớ vẩn vì chiếc xe đạp Martin). Xuôi về quận 5 hướng chợ Nancy rồi Đại Thế Giới (chợ Soái Kình Lâm - “đèn năm ngọn”) là lãnh địa của những trùm giang hồ người Hoa như Tín Mã Nàm (Nàm Chẩy), Sú Hùng, Hổi Phoòng Kiên, Trần Cửu Can, Ngô Tài…
Bóng hồng sát thủ
Trong giới giang hồ Sài Gòn thập niên 60 - 70 xuất hiện một “bóng hồng sát thủ”, đó là Lệ Hải - “người tình một năm” của ông trùm Đại “Cathay”. Lệ Hải xuất thân con nhà giàu có, gia giáo, trâm anh thế phiệt, cựu nữ sinh trường Marie Curie, thi đỗ tú tài I. Năm 17 tuổi, Lệ Hải đã thi lấy bằng lái ô tô, hằng đêm lướt đến các vũ trường trên chiếc Toyota Corolla màu đỏ cánh sen bóng lộn.
Là một giai nhân giàu có lại “biết chữ”, Lệ Hải không thèm cặp bồ với những tay giang hồ thô kệch võ biền mà chấp nhận làm người tình của bác sĩ Nghiệp - một thầy thuốc có ngoại hình trí thức kèm máu du đãng nổi tiếng Sài Gòn bởi luôn có mặt bên cạnh Đại “Cathay” ở các phòng trà, động hút. Sau khi đã “hoa chán, nguyệt chê” Lệ Hải, gã bác sĩ bèn “sang tay” người tình cho Đại “Cathay” trong một đêm sinh nhật thác loạn tổ chức ở phòng trà Lido trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Q.5.
“Gái giang hồ” hội ngộ “trai tứ chiếng”, vóc dáng “du đãng mang nét mặt thư sinh” của Đại “Cathay” nhanh chóng thu hút “nữ quái” đa tình. Từ sau đêm đó, Lệ Hải bỏ nhà đi “sống bụi đời” cùng Đại “Cathay” như vợ chồng. Thế nhưng, cuộc tình “sét đánh” cũng nhanh chóng vỡ tan sau một năm chăn gối mặn nồng. Lệ Hải bỏ người tình, cặp bồ với nhiều nhân vật giàu có thế lực, vừa thỏa mãn tình lại dễ moi tiền.
Với gương mặt ưa nhìn, nét đẹp thanh tú, cao ráo, trắng trẻo, lại có học thức, Lệ Hải dễ dàng dùng “mỹ nhân kế” mồi chài những ông chủ salon lắm tiền nhiều của, các dân biểu “tai to mặt lớn” hay sĩ quan tướng lĩnh Sài Gòn “vui vẻ qua đêm”. Chẳng bao lâu, Lệ Hải đã lột xác thành một nữ chúa trong giới giang hồ sau khi nhờ Đạt “ba thau” xăm trổ hình bông hồng đỏ dưới rốn và con rắn phùng mang nơi ngực trái.
Qua sự giới thiệu của “nhà văn chém mướn” Nguyễn Đình Thiều, nhà văn Nhã Ca đã hội ngộ Lệ Hải tại vũ trường Ritz và được “yêu nữ” đồng ý cho chắp bút về cuộc đời du đãng của mình. Tiểu thuyết Cô hippy lạc loài ấn hành đã gây xôn xao dư luận. Những gia đình khá giả có con gái đang độ tuổi trưởng thành đọc xong tiểu thuyết của Nhã Ca đều lo ngay ngáy, ăn ngủ không yên.
Ăn theo cuốn tiểu thuyết này, năm 1973, Lidac Film giao cho đạo diễn Lê Dân thực hiện bộ phim màu 35mm màn ảnh rộng với tựa Hoa mới nở qua sự diễn xuất của Bạch Liên, Vũ Thái Bình, Mỹ Hòa, Cát Phượng, La Thoại Tân, bà Bảy Ngọc, bà Năm Sa Đéc, Đinh Xuân Hòa… Bộ phim đã dự Liên hoan thanh niên thế giới lần 8 tổ chức tại Canada năm 1974.
Nhà thơ trẻ Văn Mạc Thảo sau một đêm “tâm sự” cùng Lệ Hải đã cảm hứng sáng tác một bài thơ, trong đó có hai câu “Ta gọi tên em là yêu nữ/ Là loài yêu mị, gái hồ ly”. Bài thơ sau đó được Ngọc Chánh (trưởng ban nhạc Shotguns) phổ nhạc với tiếng hát nam danh ca Elvis Phương: “Loài yêu nữ mang tên em…” được giới “hippy choai choai” Sài Gòn thuộc nằm lòng. Nữ văn sĩ Lệ Hằng cũng gặp Lệ Hải tìm cảm hứng sáng tác Kinh tình yêu và Bản tango cuối cùng - 2 quyển tiểu thuyết “hit” nhất trên văn đàn miền Nam năm 1973.
Tháng 4.1975, khi quân giải phóng đánh chiếm sân bay Biên Hòa, Lệ
Hải vội vã cùng chồng hờ - một ông chủ salon ô tô người Hoa giàu sụ -
mua tàu vượt biển di tản qua Úc rồi sau đó định cư tại Anh. Khi gã chồng
Hoa kiều bất ngờ đột tử sau một đêm ân ái, Lệ Hải sống lặng lẽ, cô độc
trong tòa biệt thự xa hoa, lộng lẫy, không con cái cũng chẳng có người
thân, từng ngày buồn bã gặm nhắm về những tháng ngày dữ dội của thế giới
du đãng Sài Gòn trong sương mù London rét buốt.
Trong các tiểu thuyết viết về thế giới du đãng của nhà văn Duyên Anh – Vũ Mộng Long xuất bản trước 1975, chỉ có 4 nhân vật là những nguyên mẫu có thật ngoài đời gồm Lê Văn Đại (tức Đại “Cathay”), Trần Thị Diễm Châu, Chương “còm” và Dũng “Đa Kao” còn những Hoàng “guitar”, Quyên “Tân Định”, Bồn “lừa”, Hưng “mập”, Danh “ná”, Vọng “ghẻ”, thằng Khoa, thằng Côn, thằng Vũ, con Thúy… là do nhà văn phịa ra bên bàn đèn thuốc phiện. Tương tự, nhân vật "Loan mắt nhung" trong tiểu thuyết cùng tên cũng do nhà văn Nguyễn Thụy Long hư cấu. |
Theo Dân Việt/Dòng Đời
Nhận xét
Đăng nhận xét