Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 102 (Beria - Công thần hay Tội đồ?)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    Trùm Mật vụ Liên Xô Beria - Công thần hay Tội đồ?

-CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 26 (Bêria)

Số phận trùm tình báo Liên Xô L. Beria


So phan trum tinh bao Lien Xo L Beria
Beria trên Báo Time - Ảnh: Wikipedia
Ngày 22.6.1953, một nhóm tướng lĩnh cao cấp có vũ trang của quân đội Xô Viết đã ập vào giữa phiên họp của Ban chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành khống chế, bắt giữ ngay lập tức Bộ trưởng Nội vụ, Nguyên soái Liên Xô Lavrenty Beria. Sau đó, Beria đã bị xử bắn vì bị buộc tội âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Xô Viết và tội gián điệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa biết rõ về cuộc đời quyền lực và kết cục bi thảm của người đứng đầu ngành tình báo Xô Viết một thời này.

Con đường vươn tới đỉnh cao quyền lực
Lavrenty Pavlovich Beria sinh năm 1899 trong một gia đình nông dân tại khu vực Abkhazian (thuộc nước Cộng hòa Georgia hiện nay). Năm 1917, Beria gia nhập Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích trong khi đang theo học trường kỹ thuật Bacu. Năm 1919, có nhiều tài liệu nói rằng: theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích, trong khi là điệp viên hoạt động trong nội bộ phái dân tộc chủ nghĩa Musavat, Beria đã có những cuộc tiếp xúc bí mật với tình báo Anh ở Bacu và được tình báo Anh cài vào tổ chức đảng Bôn-sê-vích tại khu vực này.
Trong những năm 1920 - 1921, Beria gia nhập lực lượng Cheka (tiền thân của Ủy ban An ninh nhà nước Liên Xô sau này) và tham gia cuộc lật đổ phái Menshevik tại Georgia. Năm 1922, Beria trở thành người giữ cương vị thứ hai trong Văn phòng phối hợp chính trị Nhà nước Georgia (OGPU). Sau nội chiến Nga, với quan điểm ủng hộ Stalin, Beria đã hết lòng hết sức thực hiện chủ trương, đường lối do Stalin khởi xướng, đặc biệt trong việc dập tắt các phong trào dân tộc chủ nghĩa tại Tbilisi (1924). Năm1926, với sự ủng hộ của Stalin, Beria được cử làm Chủ tịch của OPGU, trở thành Tổng bí thư đảng Bôn-sê-vích tại Georgia (1931) và được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1934). Năm 1938, Beria được Stalin chuyển về Moscow và bố trí làm Phó chủ tịch Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), một cơ quan chuyên trách về an ninh quốc gia của Liên Xô lúc đó.
Trong những năm 1930, để đàn áp những người bất đồng quan điểm, đặc biệt là năm 1937, Stalin đã tiến hành một chiến dịch thanh trừng nội bộ chưa từng có trong lịch sử Liên bang Xô Viết: cơ quan NKVD, do N.Yezhov làm chủ tịch, đã theo lệnh Stalin bắt giam, tra tấn và thủ tiêu hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Hồng quân và những công dân vô tội khác. Một số quan điểm cho rằng Beria, với tư cách là Phó chủ tịch NKVD và là nhân vật thân cận của Stalin, là người đã tiến hành các chiến dịch thanh trừng theo lệnh của Stalin và góp phần làm suy yếu chế độ Xô Viết trong thời kỳ này. Tuy nhiên, trên thực tế, Beria là người đã làm giảm bớt được một phần tổn hại của cuộc thanh trừng, đặc biệt là trong những năm tháng chiến tranh chống phát xít Đức: Beria đã trả tự do cho rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Hồng quân, khôi phục quyền lợi chính trị và đưa họ ra mặt trận, để góp phần tạo nên chiến thắng phát xít Đức tháng 5.1945.
So phan trum tinh bao Lien Xo L Beria
Beria và con gái Stalin - Ảnh: Wikipedia
Tháng 12.1938, Beria được cử làm Chủ tịch NKVD sau khi Stalin phế truất Yezhov và trở thành một trong bộ ba đứng đầu Nhà nước Xô Viết lúc bấy giờ là Stalin, Molotov và Beria. Nhà kiến trúc sư tài ba của tình báo nguyên tử Xô Viết
Năm 1938, tình báo Liên Xô khẳng định rằng Đức đã bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu bom nguyên tử và coi đây là hiểm họa với nhân loại nếu chủ nghĩa phát xít có được trong tay loại vũ khí giết người khủng khiếp này. Năm 1939, nhà bác học A. Einstein đã viết thư lên Tổng thống Mỹ Rooseevelt đề nghị nước Mỹ phải cấp thiết nghiên cứu vấn đề vũ khí hạt nhân để đối chọi với Đức. Mỹ đã nhận thức ra ngay vấn đề và lập ra một cơ quan nghiên cứu năng lượng nguyên tử với một khoản ngân sách khổng lồ lên tới 20 tỉ USD.
Tháng 3.1942, sau khi khẳng định được Đức, Mỹ và cả Anh đang ráo riết nghiên cứu vũ khí hạt nhân, với cương vị là người đứng đầu NKVD, Beria đã tiến hành nhiều biện pháp công tác tình báo và kiến nghị lên Stalin rằng Liên Xô phải tổ chức ngay lập tức công tác nghiên cứu năng lượng nguyên tử. Stalin đã nhanh chóng chấp nhận ý kiến của Beria, chỉ đạo thành lập một nhóm cố vấn khoa học gồm các nhà vật lý có tên tuổi và các cán bộ có năng lực để xúc tiến vấn đề hạt nhân. Tháng 2.1943, Stalin đã ký sắc lệnh về tổ chức và sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích quân sự do Ngoại trưởng Molotov phụ trách, Beria được giao nhiệm vụ là phó của Molotov và chịu trách nhiệm lãnh đạo NKVD tổ chức tiến hành các công tác tình báo hỗ trợ kế hoạch nghiên cứu vũ khí hạt nhân của các nhà khoa học Liên Xô.
Dưới sự chỉ huy của Beria, tình báo Liên Xô đã tổ chức hàng loạt các chiến dịch tình báo, thu thập thông tin, tài liệu về tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Đức, Mỹ và Anh. Đồng thời, Beria cũng đã tập hợp được một đội ngũ gồm những nhà khoa học nổi tiếng của Liên Xô lúc đó như Viện sĩ Kurtratov, Ioffe, Kikoin và Alikhanov để bắt tay vào việc nghiên cứu năng lượng nguyên tử. Năm 1944, chính phủ Liên Xô quyết định NKVD sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về vấn đề vũ khí nguyên tử. Trên cơ sở đó, Beria đã thành lập một cục tình báo độc lập thuộc NKVD chịu trách nhiệm về việc thu thập tin tức về vấn đề nguyên tử và đề nghị các viện sĩ Kurtratov, Ioffe chủ trì vấn đề này. Lúc bấy giờ, Đức và Mỹ với một đội ngũ hùng hậu các nhà vật lý, khoa học nổi tiếng đã đi trước Liên Xô về việc nghiên cứu, phát triển vũ khí hạt nhân trong khi Liên Xô mới chỉ bắt đầu bước những bước đầu tiên. Để có thể nhanh chóng đuổi kịp Mỹ, Đức, các điệp viên Xô Viết có nhiệm vụ phải tìm mọi cách để thu thập và chiếm được các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm mà Mỹ đã đạt được về năng lượng hạt nhân.
Dưới sự chỉ đạo của Beria, lúc này đã ở cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, NKVD đã tiến hành hàng loạt các chiến dịch tình báo, tung ra hơn 200 điệp viên để tiếp cận các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu trong dự án Manhattan của Mỹ về vũ khí hạt nhân và đã tiếp cận được những nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới về vấn đề nguyên tử như Nils Bor, Oppengeirmer, Fermi và Stsiland. Thông qua những nhà khoa học này, tình báo Liên Xô đã thu thập được những tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí nguyên tử của mình. Tháng 8.1949, bằng những nổ lực không ngừng của các nhà khoa học Liên Xô với sự trợ giúp to lớn của cơ quan tình báo, Liên Xô đã thực hiện thành công vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên, kết thúc vị trí độc quyền của Mỹ về vấn đề hạt nhân và đưa Liên Xô trở thành một cường quốc hạt nhân đối trọng với Mỹ. Như vậy, Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng 4 năm trong khi Mỹ phải mất tới 6 năm.
Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của NKVD và những nhà khoa học Xô Viết với sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng năng lượng hạt nhân, nhà nước Xô Viết đã tặng thưởng những phần thưởng xứng đáng cho các nhà khoa học và một số nhân viên NKVD tham gia chương trình, L.Beria được nhận chứng chỉ đặc biệt “Công dân danh dự suốt đời” của chế độ Xô Viết.
Trước đó, tháng 6.1945, sau chiến thắng phát xít Đức, L. Beria đã đượcNhà nước Xô Viết phong hàm nguyên soái vì những công lao đã cống hiến trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Năm 1946, Beria chính thức trở thành ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô.
(Còn tiếp)
Mời bạn đón đọc phần tiếp theo trên Thanh Niên tuần san ra ngày 19.12.2007
Hiếu Lê
Việt Báo (Theo_Thanh Niên )

Số phận trùm tình báo Liên Xô L.Beria


So phan trum tinh bao Lien Xo LBeria
Ảnh: Wikipedia
Những mưu đồ bên trong điện Kremlin
Sau chiến thắng phát xít, tình hình nội bộ Kremlin bắt đầu trở nên hết sức phức tạp: Từ năm 1946, Stalin bắt đầu thực hiện chính sách “chia để trị” trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô và đã hình thành nên 2 phe đối lập nhau: phe của Beria có G. Malenkov (Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) và một số thành viên chính phủ (chủ yếu là phụ trách khối kinh tế) với quan điểm ủng hộ một số cán bộ đã bị thanh trừng và phe “Stalingrad” gồm A. Zhdanov (Bí thư thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng), Kuznetsov (Bí thư Trung ương Đảng phụ trách cán bộ) Rodionov, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên bang Nga...


Tuy nhiên, Stalin không những không hòa giải mâu thuẫn giữa hai phe mà còn khuyến khích, khoét sâu thêm mâu thuẫn để dễ bề khống chế, tiêu diệt một trong hai phe khi thấy cần thiết. Trong giai đoạn này, ban lãnh đạo Liên Xô đã thêm một số thành viên mới, bao gồm Stalin, Malenkov, Bulganin, Khrusov và Beria. Với Beria, người một thời đã được coi là “sĩ quan cận vệ thứ nhất” của Stalin cũng bị Stalin chỉ đạo Bộ trưởng An ninh Abakunov (lên thay V. Merkulov, phe của Beria từ 1946) lập hồ sơ theo dõi, thu thập những thông tin, chứng cứ để tính toán bôi nhọ Beria sau này, thậm chí Stalin còn đặt máy nghe trộm tại nhà mẹ Beria để hy vọng thu thập được những chứng cứ chống đối Stalin của Beria.
Năm 1952, Stalin tuyên bố xóa bỏ chức Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, điều này đã khiến cho Khrusov trở thành ủy viên duy nhất của đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, Khrusov, do “chân ướt chân ráo” từ Moscow mới lên nên vẫn phải tranh thủ dựa vào Beria để nâng cao uy tín, vị thế và tăng thêm vây cánh thông qua việc bố trí những nhân vật thân cận vào các vị trí trọng yếu trong chính phủ. Sau hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 19 (1952), Malenkov mất vị trí lãnh đạo trong Đảng mặc dù vẫn đứng đầu Nhà nước với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đã có tư tưởng “nghiêng ngả” về phe “Leningrad”. Do vậy, Khrusov càng ngày càng có thế lực hơn trong Đảng và Chính phủ.
So phan trum tinh bao Lien Xo LBeria
L.Beria (giữa) Ảnh: Wikipedia
Ngày 5.3.1953, Stalin qua đời bởi một cơn đột quị sau bữa tiệc cuối cùng với Beria và một số lãnh đạo Nhà nước Xô Viết. Ngay đêm đó, Beria đã được chỉ định làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao kiêm Bộ trưởng Nội vụ, Khrusov trở thành Tổng bí thư và Malenkov được giữ chức Thủ tướng chính phủ, người có cương vị cao nhất trong ban lãnh đạo Xô Viết lúc đó. Ngay trong cuối tháng 3.1953, với cương vị mới, Beria đã thực hiện hàng loạt những cải cách về đường lối đối nội, đối ngoại của Liên Xô. Về đối nội, Beria lập tức xem xét lại các vụ án thanh trừng nội bộ trước đây, trả tự do, khôi phục quyền lợi chính trị cho hàng triệu công dân Xô Viết, cấm áp dụng biện pháp tra tấn trong nhà tù Xô Viết và xóa bỏ nhiều nhà tù của Bộ Nội vụ, cải cách các chính sách với các nước cộng hòa khu vực Trung Á theo khuynh hướng trao nhiều quyền tự quyết hơn cho các nước cộng hòa, đồng thời tiến hành chống lại căn bệnh “sùng bái cá nhân” đã ăn sâu vào đầu óc công chúng dưới thời Stalin.
Với bên ngoài, Beria đề nghị tạo điều kiện để Đức thống nhất thành một nước trung lập và Đông Đức sẽ trở thành một tỉnh tự trị của nước Đức thống nhất. Tuy nhiên, các lãnh tụ Đông Đức lúc đó vẫn khăng khăng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên ý định của Beria không thực hiện được. Beria còn hủy bỏ kế hoạch thủ tiêu lãnh tụ Tito của Nam Tư (Stalin đã phê duyệt khi còn sống), đề nghị cơ cấu nhân sự cho Hungary. Tuy nhiên, nhiều ý tuởng cải cách của Beria đã không trở thành hiện thực vì thời gian cầm quyền của ông vô cùng ngắn ngủi.
Bị thanh trừng hay phản bội Tổ quốc?
Đến nay, vẫn còn nhiều giả thiết về cái chết của Beria, tuy nhiên hầu hết các nguồn tư liệu đều công nhận rằng đoạn cuối cuộc đời Beria đã diễn ra như sau: Vào lúc 13 giờ ngày 26.6.1953, ngay sau khi phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vừa khai mạc thì một nhóm tướng lĩnh quân đội do tướng Moskalenko, Tư lệnh phòng không quân khu Moscow dẫn đầu có mang vũ khí đã xông vào phòng họp để bắt Beria. Khi Malenkov vừa tuyên bố “Nhân danh pháp luật Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết...”, tướng Moskalenko liền chĩa súng khống chế, hỗ trợ để nguyên soái Zhukov khám xét Beria. Vị Bộ trưởng Nội vụ Beria lúc đó đã không thể tin nổi vào mắt mình khi thấy chính người “bạn tin cậy” Malenkov đã ký và đọc lệnh bắt ông. Ngay sau đó, một số tướng lĩnh khác cũng bị bắt và Beria được đưa đến giam tại boongke của quân khu Moscow chứ không phải là nhà giam của Bộ Nội vụ. Đêm đó, toàn bộ lực lượng của Bộ Nội vụ Moscow đã bị quân đội bao vây cấm trại và tước bỏ vũ khí.
Ngày 27.6, chính phủ Liên Xô thông báo Beria cùng một số sĩ quan cao cấp khác đã bị bắt vì tội âm mưu lật đổ chính phủ, hoạt động gián điệp cho cơ quan tình báo Anh trong thời kỳ hoạt động bí mật tại Bacu năm 1919. Đây cũng chính là loại tội danh mà Stalin đã lấy cớ để xử bắn Nguyên soái Tukhachevsky và một số tướng lĩnh cao cấp khác trong cuộc đại thanh trừng năm 1937. Phiên tòa xét xử Beria đã được tiến hành bí mật, không có luật sư và không được quyền kháng án. Theo một số tài liệu thì Beria bị xử bắn tháng 11.1953.
Sau khi Beria bị bắt, bà vợ Nina và con trai Sergo của Beria bị đưa vào trại cải tạo lao động và được trả tự do sau đó một thời gian. Bà Nina mất năm 1991 tại Ukraine, Sergo mất năm 2000 sau khi không ngừng kháng cáo lên tòa án Tối cao Liên bang Nga về vụ xét xử người cha của mình năm 1953. Tháng 5.2000, tòa án Tối cao Liên bang Nga đã bác bỏ lời kháng nghị của Sergo Beria (khi đó đã chết) vì cho rằng Beria không được coi là “nạn nhân chính trị” trong thời kỳ Liên bang Xô Viết. Đây cũng chính là bản kết luận đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô rồi sau này là Nga để khép lại vĩnh viễn vụ án về Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô L. Beria.
(Tiếp theo TNTS số ra ngày 19.12.2007)
Hiếu Lê
Việt Báo (Theo_Thanh Niên )

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét