TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 15
-Từ độc tài đến gia đình trị là mấy bước chân?
-Chế độ Đảng lãnh đạo chỉ tỏ ra hữu dụng khi chưa giành được chính quyền.
-Chế độ Đảng cầm quyền đã tỏ ra lợi ít hại nhiều và thậm chí ở nhiều mặt tỏ ra lạc hậu, phản tác dụng mất rồi.
-Rút kinh nghiệm cái quần què gì nữa!
-Thối lắm rồi, thối khắp nơi, ở đâu cũng thối!
-Điều chỉnh, sửa chữa là vô ích. Làm lại thôi! Bắt đầu từ khâu lựa chọn nhân tài, trên nền tảng vì dân.
-Hai thế hệ bất tài vô tướng, xa rời cách mạng, làm khổ dân hại nước đã qua. Còn muốn gì nữa?
-Chủ nghĩa cộng sản thực chất không xấu. thậm chí còn là ước mơ đẹp của loài người. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mù quáng, tham lam, giáo điều, không thực chất, đạo đức giả và đam mê quyền lực mới xấu!
-Không cần đảng cầm quyền, chỉ cần một nhà nước minh bạch, thấm nhuần chủ nghĩa cộng sản, vẫn đưa đất nước tiến lên CNXH được!
-Có khi thể chế đó mới là tối ưu, bởi vì ít ra trong nó không còn tồn tại chức danh "bí thư đảng ủy" vô tích sự và vô trách nhiệm nữa!
---------------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đại biểu Quốc Hội choáng 6 lô biệt thự khủng, xa hoa lộng lẫy của quan chức Lào Cai
Chính phủ sờ gáy nạn "gia đình trị", "cả họ làm quan"
Cần thanh tra “khu biệt thự quan chức” ở Lào Cai
Dân trí “Có 6 lô biệt thự mà cả 6 ông quan chức đấu giá
trúng thì phải làm rõ xem như thế nào. Liệu có phải chỉ có 6 ông quan
chức tham gia đấu giá hay không? Tôi cho rằng cái đó là có dấu hiệu bất
thường rồi”- ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh
tra Chính phủ) nói.
>> Hình ảnh khu "biệt thự quan chức" ồn ào ở Lào Cai
>> Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nói về lô biệt thự trên khu “đất vàng”
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt phát biểu tại một hội nghị về Luật Phòng chống tham nhũng.
- Ông nhận định như thế nào trước sự việc quan chức tỉnh Lào Cai trúng tất cả 6 lô biệt thự có diện tích từ 400 đến hơn 600 m2 khi đưa ra đấu giá gây ồn ào dư luận những ngày qua?
- Tôi cho rằng phải xem lại quá trình tổ chức đấu giá trước đây với những lô biệt thự này như thế nào. Khi dư luận báo chí phản ánh như vậy thì tỉnh Lào Cai phải suy nghĩ xem tại sao cả 6 lô biệt thự đều do quan chức, lãnh đạo tỉnh này đấu giá trúng cả như vậy?
Có thể người dân không biết đấu giá đúng sai ở đây thế nào, nhưng có 6 lô biệt thự mà cả 6 ông quan chức đấu giá trúng thì phải làm rõ xem như thế nào? Liệu có phải chỉ có 6 ông quan chức tham gia đấu giá hay không? Tôi cho rằng cái đó là có dấu hiệu bất thường rồi.
- Chủ nhân của những lô biệt thự đang gây ồn ào dư luận đều là quan chức tỉnh Lào Cai. Vậy việc thanh tra, làm rõ nên giao cho quan nào thực hiện để đảm bảo yếu tố khách quan, minh bạch?
- Cái này vẫn thuộc thẩm quyền của tỉnh Lào Cai. Khi mà dư luận, báo chí phản ánh như thế thì Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã có căn cứ để xem lại, chỉ đạo cơ quan thanh tra, kiểm tra làm rõ xem đúng sai như thế nào. Tôi cho rằng báo chí, dư luận phản ánh như thế thì đó chính là căn cứ để xem xét, nhằm tránh dư luận phức tạp thêm.
6 lô "biệt thự quan chức" nằm ở khu đất vàng tại TP Lào Cai.
Đây là thẩm quyền của tỉnh Lào Cai. Tỉnh cho đấu thầu, quy hoạch khu đất, tổ chức cho đấu giá, giá của tỉnh quy định thì người đứng đầu địa phương khi chưa biết anh em cấp dưới thực hiện đúng sai thế nào, nhưng người dân, dư luận đặt ra những nghi vấn có cơ sở như vừa qua thì phải giao kiểm tra, làm rõ. Làm rõ để trả lời xem việc đấu thầu có rộng rãi, công khai hay đấu thầu phạm vi hẹp; số người tham gia đấu thầu nhiều không mà có 6 lô biệt thự thì cả 6 quan chức đều trúng đấu giá như thế….
Tôi cho rằng phải có trả lời dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn. Tức là phải chỉ đạo cơ quan chức năng trả lời xem như thế nào, cái gì đúng, cái gì chưa đúng thì cũng phải rõ ràng ra, tránh để người dân suy diễn không hay.
- Theo báo chí phản ánh thì giá đấu thầu toàn bộ 6 biệt thự tại đây trên 90 tỷ đồng. Vậy khi thanh tra có cần làm rõ cả nguồn gốc hình thành những tài sản rất lớn này?
- Khi chỉ đạo thanh tra việc đấu thầu thì cũng làm rõ luôn giá cả đó có đúng pháp luật không, có phù hợp không, chế độ biệt thự đó như thế nào, biệt thự đấu thầu công khai như thế nào? Quy hoạch ở đấy làm cái gì, làm nhà ở hay làm cái gì khác thì cũng cần thanh tra toàn diện thì mới có câu trả lời những vấn đề dư luận đang đặt ra.
- Xin cảm ơn ông!
"Không sai bất cứ gì"
6 biệt thự có diện tích từ 400 đến hơn 600m2, tọa lạc trên một khu
đất rộng khoảng 2.700m2, được quy hoạch giống như một “hòn đảo nhỏ”,
phía trước là đường An Dương Vương nhìn ra sông Hồng, phía sau là đường
Soi Tiền, hai phía bên đều có đường chạy qua.Trả lời báo chí, ông Lê Thanh Dũng, Tổ trưởng Tổ dân phố số 35, phường Kim Tân, TP Lào Cai cho biết cả 6 lô biệt thự có nhiều gia đình lãnh đạo tỉnh đang sinh sống, trong đó có nhà của Bí thư Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Bí thư Huyện ủy Sa Pa và một cán bộ biên phòng tỉnh Lào Cai.
Trong đó, biệt thự gia đình Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai có diện tích 626,9m2, 5 biệt thự còn lại có diện tích trên 400m2. Ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch UBND phường Kim Tân - xác nhận thông tin ông Dũng nêu là đúng. Các khu biệt thự đều là đất được xây biệt thự thô rồi tổ chức đấu giá trong năm 2014.
Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Lê Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng định đã kiểm tra lại và “tỉnh không sai bất cứ gì, cả về quy hoạch cho đến đấu giá đất”.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn: “Tôi cho rằng lãnh đạo tỉnh Lào Cai nên có giải thích rõ ràng cho báo chí để thông tin. Mình không vi phạm thì mình ngại cái gì? Vì muốn hay không muốn thì tất cả việc đấu giá này đều đã có quy định. Cần giải thích rất rõ để công luận biết là chuyện này nằm trong quy định nào”.
Thế Kha (thực hiện)
Nguyễn Công Khế - "Gia đình trị"
Đăng bởi Elvis Ất on Saturday, May 27, 2017 | 27.5.17
Khi tôi còn rất bé con, chiếc
radio bên nhà hàng xóm vang lên: đả đảo độc tài gia đình trị Ngô Đình
Diệm. Bắt đầu từ 1-11-1963, trí óc non nớt của tôi chợt biết đến chữ
"gia đình trị" họ Ngô vang lên từ nhóm tướng lãnh đạo đảo chánh do tướng
Dương Văn Minh cầm đầu. Từ đó trở đi, Sài gòn liên tục diễn ra bất ổn:
biểu tình và đảo chánh như cơm bữa.
Gia đình trị là gì, tức là, khi có quyền lực, anh bắt đầu tìm cách đưa
người nhà vào các vị trí quyền lực bất kể năng lực, đạo đức bất kể cả dư
luận, bây giờ, như những trường hợp mà ta chứng kiến mới đây, người ta
vận động bằng mọi cách, mọi con đường, từ tiền bạc đến hứa hẹn đổi chác
quyền lực cho người khác, để đưa con cái gia đình mình vào những chỗ có
quyền lực béo bở để tiếp tục trục lợi, mà theo kinh nghiệm của họ, không
có "nguồn thu" nào lớn hơn "nguồn thu" từ quyền lực như hiện nay.
Ở các nước khác, cũng có những gia đình quyền lực, nhưng họ ít bị soi
hơn, bởi họ có hệ thống bầu cử hoàn toàn khác ta và hệ thống kiểm soát
quyền lực tốt hơn ta rất nhiều.
Nhân đây, tôi kể một chuyện có liên quan đến tôi trong nghề báo. Năm
2005, Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ 5, tôi đang dự Đại hội, và tôi
được tái cử làm Phó chủ tịch. Báo Thanh niên, ngày bế mạc đăng lễ nghi
đại hội theo thông lệ rất đàng hoàng, đăng ảnh bế mạc có TBT Nông Đức
Mạnh, ông Hoàng Bình Quân, Nông Quốc Tuấn, tôi và Trần Quốc Huy cùng là
Phó chủ tịch Hội.
Dưới cái "ô" trang trọng đó, Tổng thư ký tòa soạn Huỳnh Kim Sánh lại cho
đăng bài Chào buổi sáng có tiêu đề "Cha và con". Nội dung nói về bổn
phận làm cha chăm sóc con cũng không kém gì vai trò người mẹ chứ không
liên quan ám chỉ gì việc Nông Quốc Tuấn làm Chủ tịch Hội cả. Mà hôm đó,
tôi có trực bài đâu. Vả lại tôi cũng chưa bao giờ hèn đến mức đánh sau
lưng người ta.
Thế mà sau đó hàng loạt dư luận rộ lên, và chính ông TBT Nông Đức Mạnh
cũng nói với một người hiện nay vẫn còn ở trong cấp cao của bộ máy rằng
báo Thanh niên cố ý chơi chuyện đó, anh Quốc Phong là người trực tiếp
nghe chuyện này, và từng kể lại cho tôi.
Câu chuyện này thật sự là báo Thanh niên không có ý gì, nhưng bị hiểu
oan và nó cũng là nguồn cơn tai hại cho tờ báo về sau này với hàng loạt
những xử lý bất công mà tờ báo phải hứng chịu. Tất nhiên, như tôi đã
nói ở status trước, người đứng đầu Nhà trắng lúc đó, là quyết liệt nhất
trong chuyện trừng phạt báo chí trong giai đoạn đó.
Nhân nói chuyện con ông cháu cha và “gia đình trị” trong bộ máy tôi mới nhắc lại tai nạn này của báo chí.
Nguyễn Công Khế
(FB Nguyễn Công Khế)
15 người nhà Tổng giám đốc 'gia đình trị' ở TCT nhà nước
25/11/2015 13:48 GMT+7
Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ký kết luận xác minh tố
cáo về tình trạng “gia đình trị” tại Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng
hải miền Nam.Theo kết luận, Bộ GTVT đã xác minh mối quan hệ gia đình của 30 người đang làm việc tại Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và các đơn vị thành viên với tổng giám đốc tổng công ty này từ năm 2005 đến nay. Kết quả xác minh cho thấy, có 15/30 người có quan hệ gia đình với tổng giám đốc tổng công ty.
Về quy trình bổ nhiệm, hồ sơ bổ nhiệm, tại thời điểm bổ nhiệm có 3 người thiếu bằng tốt nghiệp đại học, 2 người thiếu điều kiện là đảng viên, 1 người thiếu nhận xét cấp ủy nơi cư trú và chứng chỉ tin học. Bộ GTVT xác định, việc tổng công ty bổ nhiệm một số trường hợp thiếu bằng tốt nghiệp đại học là không đúng quy định và một số trường hợp cán bộ được bổ nhiệm thiếu điều kiện là đảng viên. Ngoài ra, còn một số trường hợp cán bộ được điều động bổ nhiệm sang chức vụ tương đương, tổng công ty chưa thực hiện đầy đủ quy trình điều động bổ nhiệm…
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thực hiện kiểm điểm nghiêm túc, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức cá nhân thuộc thẩm quyền do đã có thiếu sót trong công tác bổ nhiệm cán bộ nêu trên...
Theo tienphong
Cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” là để ...chia tiền nhà nước?
(GDVN) - Việc bố trí người thân giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy
chính quyền, Tổng công ty trực thuộc sự quản lý của nhà nước sẽ phát
sinh nhiều hệ lụy nếu...
Ghế nóng thành ghế trống, đại biểu ăn nói thế nào với cử tri?
Dân còn nghèo, xây dựng Trung tâm hành chính nghìn tỷ để làm gì?
Quan chức Việt: Cứ bị đụng chạm là phản ứng?
“Hệ lụy từ lịch sử để lại”
Vụ việc “cả họ làm quan” ở Mỹ Đức (Hà Nội) vừa tạm lắng, mới đây, dư luận tiếp tục phát hiện vụ việc tương tự.
Theo đó, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải vừa có kết luận xác minh đơn tố cáo liên quan tới 30 người được cho là có quan hệ họ hàng với Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm an toàn hàng hải miền Nam (VMS – South).
Qua kiểm tra, cơ quan chuyên trách phát hiện 15 người có quan hệ gia đình, họ hàng với ông Phạm Đình Vận, nguyên Tổng giám đốc VMS - South (ông Vận về hưu năm 2014). Hiện tại, ông Phạm Phạm Quốc Súy (em trai ông Vận) đang làm Tổng Giám đốc đương nhiệm.
Kết quả xác minh cũng cho thấy, một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm của Tổng công ty còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn như: Yêu cầu tất cả các chức danh bổ nhiệm đều phải có bằng tốt nghiệp lý luận chính trị; đối với chức danh cấp trưởng phải là đảng viên...
Nguyên nhân dẫn tới những sai sót trong việc bổ nhiệm người thân giữ các vị trí quan trọng tại Tổng công ty này được xác định là do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ. Bộ Giao thông đã yêu cầu VMS - South kiểm điểm xử lý trách nhiệm tổ chức, các nhân thuộc thẩm quyền.
Xung quanh vấn đề này, hôm 28/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, việc bố trí người thân giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, Tổng công ty… trực thuộc sự quản lý của nhà nước, sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, nếu công tác cán bộ không được thực hiện một cách công khai, minh bạch.
“Những sự việc đã diễn ra cho thấy tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn còn ăn sâu vào tư duy của một bộ phận cán bộ là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.
Theo đó, tư duy kết hợp với hành động không minh bạch trong công tác cán bộ đã tạo ra phản ứng dây truyền theo kiểu phong trào, lan rộng tới nhiều cấp, ngành, gây điều tiếng xấu...
Tuy quan điểm này đã không còn phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước hiện nay, nhưng xu hướng “gia đình trị” tại các cơ quan công quyền vẫn còn tương đối phổ biến.
Việc làm này rất khó để chúng ta có thể tuyển chọn được người tài, có tâm nguyện cống hiến cho đất nước”, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa nhận định.
Ông Lê Văn Cuông cũng cho rằng, việc cả họ làm quan, Tổng công ty
“gia đình trị” sẽ làm hệ thống quản lý nhà nước thiếu lành mạnh, công
tác tổ chức bộ máy hành chính lâm vào cảnh trì trệ, làm phát sinh "nhóm
lợi ích".
“Không loại trừ trường hợp người ta lợi dụng chức quyền, tuyển chọn người thân quen của mình vào bộ máy quản lý để làm chuyện xấu.
Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo kiểu này rất dễ làm nảy sinh “nhóm lợi ích”, tư tưởng bè phái, cấu kết trục lợi, tham nhũng”.
Mặt khác, nếu có cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm là người thân quen của lãnh đạo đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, nằm trong số 30% công chức “cắp ô” thì cần kiên quyết loại bỏ”.
Đồng quan điểm trên, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng, những sự việc nêu trên đã gây dư luận không tốt. Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu đơn vị chưa thực sự gương mẫu.
"Đây là hệ quả của công tác cán bộ từ nhiều năm về trước để lại. Tuy nhiên khách quan mà nói, việc công khai thông tin nói trên tại các diễn đàn, thể hiện sự tiến bộ về mặt ý thức trong công tác quản lý nhà nước. Trước đây, vấn đề này rất ít được đề cập”, Đại biểu Bùi Thị An nêu quan điểm.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cũng chỉ rõ, công tác cán bộ theo kiểu “cả họ làm quan”, Tổng công ty “gia đình trị”… bản chất là quan hệ xin - cho, ban phát lộc.
“Phải nói thật, công tác cán bộ ở đây là có vấn đề. Điều này tạo ra sự thiếu công bằng, minh bạch trong tuyển chọn cán bộ.
Khi kiểm tra thì họ bảo “đúng quy trình”, nhưng đến khi
“sản phẩm” ra lò lại thì không đạt chuẩn. Việc này trách nhiệm thuộc về người đứng đầu đơn vị”, Đại biểu Bùi Thị An nêu rõ.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An lưu ý, chỉ nên ưu tiên con em cán bộ được đặc cách làm việc tại cơ quan công quyền, trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt.
Đối với những trường hợp là con em cán bộ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa… cần được ưu tiên, đặc cách. Điều này tôi nghĩ không có vấn đề gì. Những trường hợp khác cần được đối xử bình đẳng, công khai như nhau.
Cần rà soát tổng thể...
Ông Lê Văn Cuông cho rằng, công tác cán bộ hiện nay chưa thể hiện rõ tính cạnh tranh, mà chủ yếu vẫn chạy theo công thức chung “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, thứ ba quan hệ…”
“Việc bố trí, đề bạt hiện nay chủ yếu do người đứng đầu đơn vị quyết định. Do đó không tránh khỏi tư tưởng cá nhân, trục lợi khi đề bạt, bổ nhiệm, xin việc…
Đừng nghĩ người khác không biết chuyện này, có điều nếu nói ra họ có thể phải chịu thiệt thòi.
Do đó, để lành mạnh hóa công tác cán bộ, cần trú trọng vào việc thi tuyển (thi công chức, các chức danh quản lý…).
Bên cạnh đó cần chỉ đạo thực hiện quyết liệt các quy định cụ thể trong việc tuyển chọn cán bộ, luân chuyển cán bộ theo quy để tránh nhóm lợi ích cục bộ. Trong đó, con em nông dân cũng cần được đối xử công bằng khi bố trí công tác, đề bạt…
Bộ Nội vụ cần đổi mới, đưa ra chế tài nhằm siết chặt công tác quản lý cán bộ nhằm hạn chế “phong trào” đưa con, em cháu cha vào làm việc tại các cơ quan công quyền nhà nước.
Đặc biệt nên kiểm soát việc đề bạt, bổ nhiệm ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”. Bài học từ ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã cho thấy rõ điều đó", ông Lê Văn Cuông nêu quan điểm.
Đại biểu Bùi Thị An thì cho rằng: “Trong lúc nhà nước đang thực hiện
đề án tinh giảm biên chế thì đây là thời điểm thích hợp để chúng ta rà
soát lại một cách tổng thể hiệu quả công tác cán bộ trong hệ thống bộ
máy nhà nước.
Trong đó, đặc biệt chú trọng loại bỏ những thành phần “con ông, cháu cha” không làm được việc.
Cụ thể, cần xem xét quy trình bổ nhiệm, đề bạt có đúng quy định hay không? Muốn đánh giá được ai đúng, ai sai, ai làm được việc thì phải làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí họ đảm nhiệm. Từ đó để có căn cứ để đánh giá chất lượng công chức.
Việc này cần hết sức thận trọng, nếu không sẽ dẫn tới sai lầm, người cần giảm thì không giảm, lại giảm những người không nên giảm”, Đại biểu Bùi Thi An lưu ý.
Đại biểu Bùi Thị An nhấn mạnh tầm quan trọng của lãnh đạo các các đơn vị trong công tác sắp xếp, bố trí cán bộ hiện nay.
“Người đứng đầu đơn vị cần minh bạch hóa công tác cán bộ (thi tuyển cán bộ), tạo ra sự công bằng, cơ hội cho người tài có điều kiện được cống hiến. Nếu cán bộ lãnh đạo gương mẫu, có tâm thì chắc chắn không để tiêu cực xảy ra”.
Vụ việc “cả họ làm quan” ở Mỹ Đức (Hà Nội) vừa tạm lắng, mới đây, dư luận tiếp tục phát hiện vụ việc tương tự.
Theo đó, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải vừa có kết luận xác minh đơn tố cáo liên quan tới 30 người được cho là có quan hệ họ hàng với Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm an toàn hàng hải miền Nam (VMS – South).
Qua kiểm tra, cơ quan chuyên trách phát hiện 15 người có quan hệ gia đình, họ hàng với ông Phạm Đình Vận, nguyên Tổng giám đốc VMS - South (ông Vận về hưu năm 2014). Hiện tại, ông Phạm Phạm Quốc Súy (em trai ông Vận) đang làm Tổng Giám đốc đương nhiệm.
Kết quả xác minh cũng cho thấy, một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm của Tổng công ty còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn như: Yêu cầu tất cả các chức danh bổ nhiệm đều phải có bằng tốt nghiệp lý luận chính trị; đối với chức danh cấp trưởng phải là đảng viên...
Nguyên nhân dẫn tới những sai sót trong việc bổ nhiệm người thân giữ các vị trí quan trọng tại Tổng công ty này được xác định là do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ. Bộ Giao thông đã yêu cầu VMS - South kiểm điểm xử lý trách nhiệm tổ chức, các nhân thuộc thẩm quyền.
Xung quanh vấn đề này, hôm 28/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, việc bố trí người thân giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền, Tổng công ty… trực thuộc sự quản lý của nhà nước, sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, nếu công tác cán bộ không được thực hiện một cách công khai, minh bạch.
“Những sự việc đã diễn ra cho thấy tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ” vẫn còn ăn sâu vào tư duy của một bộ phận cán bộ là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.
Theo đó, tư duy kết hợp với hành động không minh bạch trong công tác cán bộ đã tạo ra phản ứng dây truyền theo kiểu phong trào, lan rộng tới nhiều cấp, ngành, gây điều tiếng xấu...
Tuy quan điểm này đã không còn phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước hiện nay, nhưng xu hướng “gia đình trị” tại các cơ quan công quyền vẫn còn tương đối phổ biến.
Việc làm này rất khó để chúng ta có thể tuyển chọn được người tài, có tâm nguyện cống hiến cho đất nước”, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa nhận định.
Ông Lê Văn Cuông (ảnh: Tuổi trẻ) |
“Không loại trừ trường hợp người ta lợi dụng chức quyền, tuyển chọn người thân quen của mình vào bộ máy quản lý để làm chuyện xấu.
Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo kiểu này rất dễ làm nảy sinh “nhóm lợi ích”, tư tưởng bè phái, cấu kết trục lợi, tham nhũng”.
Mặt khác, nếu có cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm là người thân quen của lãnh đạo đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, nằm trong số 30% công chức “cắp ô” thì cần kiên quyết loại bỏ”.
Đồng quan điểm trên, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng, những sự việc nêu trên đã gây dư luận không tốt. Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu đơn vị chưa thực sự gương mẫu.
"Đây là hệ quả của công tác cán bộ từ nhiều năm về trước để lại. Tuy nhiên khách quan mà nói, việc công khai thông tin nói trên tại các diễn đàn, thể hiện sự tiến bộ về mặt ý thức trong công tác quản lý nhà nước. Trước đây, vấn đề này rất ít được đề cập”, Đại biểu Bùi Thị An nêu quan điểm.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cũng chỉ rõ, công tác cán bộ theo kiểu “cả họ làm quan”, Tổng công ty “gia đình trị”… bản chất là quan hệ xin - cho, ban phát lộc.
“Phải nói thật, công tác cán bộ ở đây là có vấn đề. Điều này tạo ra sự thiếu công bằng, minh bạch trong tuyển chọn cán bộ.
Khi kiểm tra thì họ bảo “đúng quy trình”, nhưng đến khi
Dân còn nghèo, xây dựng Trung tâm hành chính nghìn tỷ để làm gì? |
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An lưu ý, chỉ nên ưu tiên con em cán bộ được đặc cách làm việc tại cơ quan công quyền, trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt.
Đối với những trường hợp là con em cán bộ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa… cần được ưu tiên, đặc cách. Điều này tôi nghĩ không có vấn đề gì. Những trường hợp khác cần được đối xử bình đẳng, công khai như nhau.
Cần rà soát tổng thể...
Ông Lê Văn Cuông cho rằng, công tác cán bộ hiện nay chưa thể hiện rõ tính cạnh tranh, mà chủ yếu vẫn chạy theo công thức chung “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, thứ ba quan hệ…”
“Việc bố trí, đề bạt hiện nay chủ yếu do người đứng đầu đơn vị quyết định. Do đó không tránh khỏi tư tưởng cá nhân, trục lợi khi đề bạt, bổ nhiệm, xin việc…
Đừng nghĩ người khác không biết chuyện này, có điều nếu nói ra họ có thể phải chịu thiệt thòi.
Do đó, để lành mạnh hóa công tác cán bộ, cần trú trọng vào việc thi tuyển (thi công chức, các chức danh quản lý…).
Bên cạnh đó cần chỉ đạo thực hiện quyết liệt các quy định cụ thể trong việc tuyển chọn cán bộ, luân chuyển cán bộ theo quy để tránh nhóm lợi ích cục bộ. Trong đó, con em nông dân cũng cần được đối xử công bằng khi bố trí công tác, đề bạt…
Bộ Nội vụ cần đổi mới, đưa ra chế tài nhằm siết chặt công tác quản lý cán bộ nhằm hạn chế “phong trào” đưa con, em cháu cha vào làm việc tại các cơ quan công quyền nhà nước.
Đặc biệt nên kiểm soát việc đề bạt, bổ nhiệm ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”. Bài học từ ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã cho thấy rõ điều đó", ông Lê Văn Cuông nêu quan điểm.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An - đoàn Hà Nội (ảnh: Ngọc Quang) |
Trong đó, đặc biệt chú trọng loại bỏ những thành phần “con ông, cháu cha” không làm được việc.
Cụ thể, cần xem xét quy trình bổ nhiệm, đề bạt có đúng quy định hay không? Muốn đánh giá được ai đúng, ai sai, ai làm được việc thì phải làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí họ đảm nhiệm. Từ đó để có căn cứ để đánh giá chất lượng công chức.
Việc này cần hết sức thận trọng, nếu không sẽ dẫn tới sai lầm, người cần giảm thì không giảm, lại giảm những người không nên giảm”, Đại biểu Bùi Thi An lưu ý.
Đại biểu Bùi Thị An nhấn mạnh tầm quan trọng của lãnh đạo các các đơn vị trong công tác sắp xếp, bố trí cán bộ hiện nay.
“Người đứng đầu đơn vị cần minh bạch hóa công tác cán bộ (thi tuyển cán bộ), tạo ra sự công bằng, cơ hội cho người tài có điều kiện được cống hiến. Nếu cán bộ lãnh đạo gương mẫu, có tâm thì chắc chắn không để tiêu cực xảy ra”.
QUỐC TOẢN
4 cách giúp Trump 'né' luật chống gia đình trị để bổ nhiệm con vào Nhà Trắng
Mỹ có quy định ngăn quan chức nhà nước bổ nhiệm người nhà nhưng Donald Trump vẫn có thể 'né' quy định này bằng một số cách diễn giải luật.
Ái nữ Ivanka Trump và con rể Jared Kushner luôn sát cánh bên Donald Trump. Ảnh: New York Times
|
Tổng thống đắc cử Donald Trump đang tìm hiểu các phương án "né"
luật liên bang chống gia đình trị để đưa ái nữ Ivanka Trump và con rể
Jared Kushner vào làm việc ở Nhà Trắng, Kellyanne Conway, cố vấn thân
cận của ông Trump tiết lộ vào ngày 15/12.
Conway nói rằng ông Trump đang tìm vị trí phù hợp cho Ivanka Trump và
Jared Kushner trong bộ máy chính quyền mới và có khả năng ông sẽ đưa họ
vào làm việc ở Cánh Tây của Nhà Trắng, nơi đặt văn phòng tổng thống
(phòng Bầu dục) và các phòng họp quan trọng, theo Time.
Ivanka và chồng đã tham gia các cuộc họp của ông Trump với các lãnh đạo
thế giới và lãnh đạo của các doanh nghiệp, đồng thời góp ý cho tỷ phú
trong việc chọn lựa các ứng viên cho nội các mới.
Cây bút Zeke J Miller của Time nói rằng con rể Kushner được ám
chỉ trong nội bộ như là "chánh văn phòng thứ ba" cùng với Reince
Priebus, người được ông Trump bổ nhiệm vào ghế chánh văn phòng Nhà Trắng
và Steve Bannon, cố vấn cao cấp.
Cản trở lớn nhất đối với viễn cảnh đó là điều 3110 thuộc mục 5 của Bộ
Luật liên bang Mỹ, nói rằng quan chức nhà nước có thể không được chỉ
định người nhà vào một vị trí dân sự trong cơ quan mà quan chức này đang
làm việc hoặc kiểm soát. Luật cũng nói rằng nếu vi phạm thì người thân
được bổ nhiệm sẽ không được hưởng lương. Ngoài ra, luật vẫn cho phép
quan chức chỉ định người nhà đủ năng lực nếu như không còn ứng viên nào
khác đủ khả năng.
Conway cho rằng các luật sư của ông Trump có thể đã phát hiện ra một
phương án né điều luật này. "Luật chống gia đình trị rõ ràng có đặt
ngoại lệ cho phép người nhà tổng thống làm việc ở Cánh Tây của Nhà
Trắng, vì tổng thống có thể toàn quyền bổ nhiệm nhân sự tại văn phòng
của mình", Conway nói.
Khe hở mà Conway nhắc đến dường như dựa vào phán quyết của tòa án liên
bang Mỹ năm 1993 khi xem xét quyết định bổ nhiệm đệ nhất phu nhân
Hillary Clinton vào vị trí phụ trách ban cải cách y tế của Nhà Trắng.
"Chúng tôi không tin quốc hội có ý định bao hàm cả Nhà Trắng hay văn
phòng điều hành của tổng thống" trong điều 3110, thẩm phán Laurence
Silberman ở tòa án lưu động quận Columbia viết về luật chống gia đình
trị năm 1993. Phán quyết còn đưa ra ý kiến gợi ý rằng dù một tổng thống
không thể bổ nhiệm anh chị em mình làm bộ trưởng tư pháp, ông ấy vẫn có
thể bổ nhiệm họ vào đội ngũ nhân sự ở Nhà Trắng, có thể là một trợ lý
không hưởng lương.
Vợ chồng Ivanka Trump và Jared Kushner tháp tùng Tổng thống đắc cử
Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào tháng
trước. Ảnh: Reuters
|
Tuy nhiên, một số luật sư về đạo đức công vụ của đảng Dân chủ và Cộng
hòa không đồng tình với ý kiến này, do vậy, khả năng kiện tụng có thể
xảy ra nếu ông Trump bổ nhiệm con cái vào làm trợ lý cho ông ở Nhà
Trắng.
Richard Painter, cựu cố vấn pháp lý Nhà Trắng của Tổng thống George W.
Bush, chỉ ra một văn bản của văn phòng tư vấn pháp lý thuộc Bộ Tư pháp
Mỹ khuyến cáo Tổng thống Jimmy Carter không được thuê con trai làm thực
tập sinh Nhà Trắng. Painter và các chuyên gia pháp lý khác tin rằng phạm
vi áp dụng của luật chống gia đình trị bao gồm cả văn phòng điều hành
của tổng thống.
Tuy nhiên, cách diễn giải điều luật dựa vào phán quyết của tòa án liên
bang năm 1993 không phải là cách duy nhất để ông Trump có thể đưa người
nhà vào Nhà Trắng làm trợ lý cho ông.
Cây bút Miller cho rằng ông Trump có ba lựa chọn khác.
Lựa chọn thứ nhất là không trả lương cho các con của mình. Luật chống
gia đình trị không quy định về hình phạt đối với việc tổng thống thuê
thành viên gia đình. Nó chỉ nói rằng các thành viên gia đình sẽ không
được hưởng lương nếu làm việc cho chính phủ. Ông Trump có thể bổ nhiệm
các thành viên gia đình vào các vị trí không hưởng lương trong Nhà Trắng
mặc dù vẫn chưa rõ trong trường hợp như vậy, họ có được quyền tiếp cận
các không gian văn phòng và thông tin mật như nhân viên được trả lương
hay không.
Thứ hai, ông Trump có thể kiện điều luật 3110 dựa trên cơ sở nó gây cản
trở cho việc bổ nhiệm nhân sự của ông. Ông cũng có thể yêu cầu quốc hội
Mỹ - đang được đảng Cộng hòa kiểm soát, sửa đổi điều luật này.
Lựa chọn cuối cùng là thuê các con với tư cách là cố vấn bên ngoài. Các
tổng thống đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều có truyền thống thuê các
chuyên viên khảo sát, cố vấn chính trị và các cố vấn khác bằng tiền từ
quỹ vận động tranh cử hoặc quỹ chính trị của đảng. Sau đó, họ có thể gặp
gỡ và làm việc với những người này thường xuyên ở Nhà Trắng. Các thành
viên gia đình ông Trump có thể giữ các vị trí không chính thức và hưởng
lương từ các nhóm bên ngoài hoặc từ cá nhân ông Trump.
Dù thế nào, ông Trump và các cố vấn cũng tin tưởng rằng con gái và con
rể ông sẽ có đóng góp lớn nếu được hỗ trợ cho chính quyền của bố. "Tôi
nghĩ rằng chúng ta sẽ được hưởng lợi lớn khi đưa họ vào bên trong chính
quyền", Conway nói.
Hồng Vân
Nhận xét
Đăng nhận xét