Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 32

 (ĐC sưu tầm trên NET)

                                Top 7 loại vũ khí "KINH KHỦNG NHẤT" làm thay đổi cả thế giới


6 loại vũ khí kỳ dị ngoài sức tưởng tượng từng được chế tạo


Bom dơi, pháo nguyên tử hay tên lửa do bồ câu dẫn đường là những loại vũ khí mà con người đã chế tạo nhằm chiếm ưu thế trước quân đội đối phương.
Bom Dơi
6 loai vu khi ky di ngoai suc tuong tuong tung duoc che tao hinh anh 1
Bom dơi của Mỹ.
Quân đội Mỹ phát triển bom Dơi nhằm chống lại Phát xít Nhật trong Thế chiến thứ II. Mỗi quả bom loại này chứa 40 con dơi gắn những quả bom napal nhỏ cùng hệ thống hẹn giờ. Sau khi thả xuống lãnh thổ đối phương bằng dù, quả bom sẽ mở ra để những con dơi bay đi tìm nơi trú ẩn. Khi bom napal trên mình chúng nổ, nó sẽ gây ra những vụ hỏa hoạn, Businessinsider đưa tin.
Trên thực tế, những nơi tối tăm như kho lương thực hoặc nhà chứa vũ khí rất dễ thu hút loài dơi. Nếu quả bom nổ khi chúng đang ẩn náu ở một nơi tương tự, nó sẽ gây thiệt hại nghiêm trong cho phe Phát xít Nhật. Nhằm tăng khả năng phá hoại, không quân Mỹ thường lựa chọn khu vực thả bom dơi.
Tàu sân bay ngầm
6 loai vu khi ky di ngoai suc tuong tuong tung duoc che tao hinh anh 2
Tàu ngầm sân bay của Nhật Bản.
Khi Thế chiến II lên tới đỉnh điểm, Nhật đưa vào sử dụng mẫu tàu ngầm lớp Sen Toku I-400. Các tàu lớp này rộng tới mức chúng có thể mang 3 chiếc máy bay chiến đấu Aichi M6A Seiran. Ngoài ra, tàu này còn có khả năng trang bị ngư lôi như các tàu thông thường, giúp nó chống lại các tàu chiến hoặc tàu ngầm của đối phương.
Theo kế hoạch, quân Nhật dự định đóng 18 tàu loại này. Tới khi dự án bị hủy, người ta đã chế tạo được 3 chiếc. Tuy nhiên, chúng đều chịu chung kết cục bị đánh đắm. Dù khá độc đáo nhưng các tàu lớp Sen Toku I-400 không giúp quân Nhật cải thiện cục diện chiến trường.
Pháo hạt nhân
6 loai vu khi ky di ngoai suc tuong tuong tung duoc che tao hinh anh 3
Pháo hạt nhân của Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, người ta nảy ra ý tưởng chế tạo loại vũ khí hạt nhân chiến thuật, giúp hủy diệt những mục tiêu đã định thay vì tàn phá cả một thành phố. Nó sẽ được bắn chính xác vào mục tiêu từ các nòng pháo hoặc tên lửa tầm ngắn.
Các quốc gia theo đuổi dự án pháo hạt nhân gồm Mỹ, Nga và Pháp. Sau đó, người ta chế tạo các loại tên lửa chính xác để đưa đầu đạn hạt nhân nổ đúng nơi họ muốn. Hiện tại, cả Nga và mỹ đã loại vũ khí này khỏi biên chế chiến đấu. Phần lớn chúng đã bị tiêu hủy theo hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Moscow và Washington.
Thủy phi cơ lớp Lun
6 loai vu khi ky di ngoai suc tuong tuong tung duoc che tao hinh anh 4
Thủy phi cơ của Liên Xô.
Ra đời nhằm mục tiêu đối trọng với tàu sân bay Mỹ, thủy phi cơ Lun được thiết kế để bay là là trên mặt nước. Kích thước khổng lồ khiến nó lớn hơn tất cả các loại máy bay vận tải và nhanh hơn mọi loại tàu. Nó có thể mang các loại vũ khí đối hạm uy lực và cả vũ khí hạt nhân. Radar và hệ thống dò sonar của kẻ địch không thể tìm ra Lun vì nó bay thấp nhưng ít khi chạm mặt nước.
Với tổng cộng 8 động cơ phản lực NK-8 công suất đẩy 13.000 kg mỗi chiếc được gắn trên cánh phụ nằm ngay trước cánh chính, chiếc máy bay có thể nâng một khối lượng khổng lồ khỏi mặt biển. Với phần bụng dưới được thiết kế như đáy thuyền và hai giá đỡ nằm tại các đầu cánh, thủy phi cơ Lun chỉ có thể cất và hạ cánh xuống dưới mặt biển.


Súng mặt trời kỳ quái của Đức


Sử dụng một tấm gương phản chiếu năng lượng mặt trời là ý tưởng phát triển vũ khí kỳ lạ của Đức trong Thế chiến thứ 2.
d
Hermann Oberth sử dụng một tấm gương khổng lồ ngoài vũ trụ làm vũ khí. Ảnh: Daily Mail
Với tham vọng bá chủ thế giới, Hitler đã yêu cầu các nhà khoa học trong nước đề xuất các ý tưởng phát triển vũ khí nhằm chiếm ưu thế trên chiến trường. Một số ý tưởng đã đặt nền móng cho sự phát triển của các loại vũ khí về sau như tên lửa, máy bay tàng hình, máy bay siêu thanh. Một số khác có phần kỳ quái và điên rồ nhằm phục vụ cho dã tâm của giới lãnh đạo Quốc xã.
Theo Huffington Post, vào năm 1929, nhà vật lý Hermann Oberth (người sau này được coi là cha đẻ ngành tên lửa đẩy nước Đức) đã đề xuất ý tưởng xây dựng một trạm không gian bên ngoài quỹ đạo trái đất. Ông cũng lên kế hoạch phóng tên lửa đẩy mang theo một chiếc gương khổng lồ lên quỹ đạo. Oberth cho rằng, chiếc gương khổng lồ sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời đến những phần trái đất khuất trong bóng tối.
Ý tưởng của Oberth là sử dụng một tấm gương cầu lõm có đường kính tới 1,6 km nhằm tập trung năng lượng mặt trời vào một điểm nhất định trên trái đất. Chiếc gương vũ trụ sẽ nằm ở độ cao khoảng 35.000 cách mặt đất. Oberth dự tính chi phí cho chương trình khoảng 3 triệu Marks, thời gian xây dựng khoảng 15 năm.
Người ta sẽ đưa các thành phần của gương vũ trụ lên quỹ đạo sau đó sẽ lắp ráp tổng thể bằng một tàu vũ trụ có người lái. Chương trình còn có kế hoạch xây dựng một trạm không gian có người lái làm nơi sinh hoạt tạm thời cho nhân viên trong quá trình lắp ráp gương vũ trụ. Trạm này có một lỗ đường kính 9,1 mét cho các tên lửa cập cảng tiếp tế hàng hóa và nhu yếu phẩm. Một khu vườn thủy canh để cung cấp oxy cho trạm và máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.
Ban đầu, ý tưởng của Oberth nhằm phục vụ cho mục đích hòa bình, nhưng khi đề xuất ý tưởng lên giới cầm quyền Đức quốc xã, Oberth đã đề nghị biến nó thành một thứ vũ khí kỳ quái mà ông ta gọi là “súng mặt trời”.
a
Đức quốc xã có ý định sử dụng gương vũ trụ như một vũ khí tối thượng nhằm đốt cháy các thành phố ở mọi nơi trên trái đất. Ảnh: Damninteresting
Nhà sử học hàng không David Myhra nói: “Oberth là một người đa nhân cách, ông là một người yêu chuộng hòa bình nhưng cũng có lúc ông rất hiếu chiến. Ông từng nói, tấm gương vũ trụ của tôi cũng có thể dùng cho mục đích quân sự. Tôi có thể đốt cháy các tàu bè trên biển hay hướng tấm gương vào các căn cứ quân sự của đối phương. Tôi cũng có thể hướng tấm gương các thành phố lớn như London, New York và tạo ra các hố lớn”.
Oberth mô tả, tấm gương vũ trụ của ông ta là một “vũ khí tối thượng” cho phép tấn công mọi nơi trên trái đất mà đối phương chỉ biết đứng nhìn. Tuy nhiên, với mặt bằng công nghệ thời Thế chiến thứ 2 thì ý tưởng của Oberth là một điều gì đó quá xa vời và viển vông.
Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, một nhóm các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu ở Hillersleben, Đức đã mô phỏng lại ý tưởng của Oberth. Họ nhận thấy rằng, tấm gương khổng lồ đó có thể tập trung nhiệt lượng từ mặt trời đủ làm sôi nước trên đại dương hay thiêu rụi các thành phố.
Ý tưởng điên rồ của
Ý tưởng gương vũ trụ điên rồ của Oberth đã mở đường cho sự phát triển của ngành không gian vũ trụ ngày nay. Ảnh: Daily Mail
Mặc dù ý tưởng phát triển súng mặt trời của Oberth kỳ quái nhưng nó đã tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành không gian vũ trụ về sau. Trạm vũ trụ quốc tế ISS ít nhiều có ảnh hưởng từ ý tưởng trạm không gian của Oberth. Các tên lửa đẩy mang vệ tinh lên quỹ đạo hay phóng các tàu thăm dò vũ trụ bắt nguồn từ tên lửa đẩy V2 mà Oberth đã thiết kế.
Súng mặt trời đã không trở thành một vũ khí tối thượng như Oberth tưởng tượng, nhưng nó đã khơi mào cuộc chiến không gian giữa Mỹ - Xô. Những năm Chiến tranh Lạnh, nhà khoa học người Mỹ gốc Đức Wernher von Braun đã đề nghị quân đội Mỹ xây dựng một vũ khí không gian nhằm chống lại Liên Xô.
Theo Daily Mail, năm 1999, Nga đã công bố kế hoạch xây dựng một tấm gương vũ trụ nhằm phản chiếu năng lượng mặt trời trong mùa đông khắc nghiệt trên trái đất. 
Ngư lôi có người lái
6 loai vu khi ky di ngoai suc tuong tuong tung duoc che tao hinh anh 5
Ngư lôi có người lái của Nhật Bản.
Kaiten là loại ngư lôi do Phát xít Nhật chế tạo. Nó được đưa vào sử dụng giữa năm 1944 và 1945. Trong khi các loại ngư lôi khác hoạt động nhờ quán tính, Kaiten cải thiện khả năng bắn trúng mục tiêu nhờ con người điều khiển. Nó là vũ khí liều chết mà Nhật sử dụng nhằm chống lại quân đồng minh trong những năm cuối cuộc chiến tranh thế giới lần II.
Tên lửa do chim bồ câu dẫn đường
6 loai vu khi ky di ngoai suc tuong tuong tung duoc che tao hinh anh 6
Hệ thống điều khiển của tên lửa chim bồ câu dẫn đường của Mỹ.
Dự án sử dụng chim bồ câu để điều khiển tên lửa được Mỹ triển khai trong Thế chiến II. Theo đó, người ta sẽ đưa những con bồ câu vào trong buồng lái một quả tên lửa. Trên màn hình là hình ảnh trực diện của mục tiêu. Những con bồ câu sẽ mổ vào đó để điều hướng tên lửa.
Dù hoài nghi về tính khả thi của dự án nhưng Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ vẫn chi 25.000 USD kinh phí nghiên cứu. Tuy nhiên, nó vẫn bị hủy bỏ trong năm 1944. Năm 1948, Hải quân Mỹ khôi phục dự án nhưng nó tiếp tục bị hủy bỏ năm 1953 sau khi người ta tạo ra hệ thống dẫn đường điện tử đáng tin cậy cho tên lửa.
Hồng Duy
Ảnh: Businessinsider


Cơn bĩ cực của công ty sản xuất súng AK huyền thoại


AK là một trong những vũ khí nổi tiếng nhất thế giới, song công ty sản xuất chúng đang phải cố gắng xoay xở một cách chật vật để tồn tại.
Ban lãnh đạo công ty Kalashnikov Concern mong phương Tây dỡ các biện pháp trừng phạt Nga. Ảnh: BBC
Ban lãnh đạo công ty Kalashnikov Concern mong phương Tây dỡ các biện pháp trừng phạt Nga. Ảnh: BBC
Mọi người đều nghĩ AK là loại vũ khí phổ biến nhất hành tinh, song trong nhiều năm qua, công ty sản xuất nó không hưởng lợi nhuận. Đúng lúc tình hình trở nên sáng sủa hơn thì lệnh trừng phạt của phương Tây ập xuống công ty.
Trong bối cảnh những khẩu AK siêu bền đang chất đống trong các kho vũ khí của quân đội Nga và đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm, công ty Kalashnikov - nhà sản xuất súng AK - đã chuyển hướng sang thị trường vũ khí dân dụng. Hồi tháng 1, công ty đặt một chân vào Mỹ, thị trường vũ khí dân dụng lớn nhất thế giới, với bản hợp đồng cung cấp tới 200.000 khẩu mỗi năm cho Mỹ.
Nhưng hồi tháng 7, Mỹ đưa Kalashnikov vào danh sách 8 doanh nghiệp sản xuất vũ khí hứng chịu các biện pháp trừng phạt do vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Công ty phải dừng hợp đồng khi mới cung cấp chưa tới một nửa số súng theo hợp đồng. Tới tháng 9, Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đưa công ty vào danh sách trừng phạt.
"Đương nhiên tôi cảm thấy thất vọng, vì tôi không hiểu lý do khiến chúng tôi bị trừng phạt", Alexei Krivoruchko, giám đốc công ty, nói với BBC. Ông nói rằng Kalashnikov không còn là doanh nghiệp nhà nước do ông và một doanh nhân khác đã mua 49% cổ phần của công ty. Ngoài ra, phần lớn sản phẩm của công ty phục vụ thị trường vũ khí dân dụng.
"Mỹ là thị trường chủ chốt của công ty. Chúng tôi đã lên kế hoạch phát triển thị trường Mỹ. Việc ngừng hợp đồng là một tổn thất lớn", ông nói.
Khoảng 200 mẫu súng Kalashnikov đang phục vụ con người trên khắp thế giới. Chúng ra đời từ nhà máy của công ty ở Izhevsk, cách thủ đô Moscow khoảng hai giờ bay. Trong thời Liên Xô, nhà máy sản xuất khoảng 600.000 khẩu mỗi năm cho quân đội. Song năm ngoái sản lượng của nó chỉ còn 1/10 con số đó và phần lớn sản phẩm là vũ khí dân dụng.
Ngày nay phần lớn sản phẩm của công ty Kalashnikov Concern là vũ khí dân dụng. Ảnh: BBC
Ngày nay phần lớn sản phẩm của công ty Kalashnikov Concern là vũ khí dân dụng. Ảnh: BBC
Với sự ra đời của một nhóm quản lý khủng hoảng, giờ đây công ty đang cải tổ hoạt động sản xuất để tăng gấp đôi sản lượng trong năm nay.
Mục tiêu tiếp theo của họ là nâng cấp những thiết bị cồng kềnh nhưng cũ kỹ trong nhà máy. Chẳng hạn, một cỗ máy ở đây đã hoạt động từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, các lệnh cấm vận của phương Tây khiến mục tiêu của họ trở nên khó khăn, bởi họ sẽ phải nhập linh kiện từ châu Á thay vì châu Âu.
"Tôi nhớ mọi thời kỳ ở đây, bao gồm thập niên 90 - khi công nhân không nhận lương hoặc chỉ nhận một phần lương - và khi công ty tuyên bố phá sản", Nikolai Svintsov, một công nhân, kể khi ông lắp ráp một khẩu súng săn trong xưởng.
Nhằm quay trở lại thị trường, mới đây công ty đã đổi tên thành Kalashnikov Concern và tổ chức một sự kiện hoành tráng ở thủ đô Moscow. Trong sự kiện ấy, những cô người mẫu phát cuốn tạp chí về tiểu liên Kalashnikov cho khách. Công ty cũng chiếu một đoạn video để quảng báo súng AK. Trong video, người ta gọi AK là "vũ khí của hòa bình" vì các phong trào giải phóng dân tộc đều cần nó. Tuy nhiên, video không nhắc tới việc cả quân chính phủ lẫn phe ly khai đều sử dụng AK trong cuộc chiến ở miền đông Ukraine.
"Chúng tôi đang cố gắng lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Tất nhiên chúng tôi có thể cạnh tranh. AK là súng tấn công nổi tiếng nhất thế giới", Dmitry Tarasov, một nhà quản lý trẻ của công ty, phát biểu.
Nhưng bản thân súng AK cũng phải cạnh tranh với chính nó. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cho phép các nước đồng minh sản xuất súng AK. Các nước đó vẫn tiếp tục sản xuất súng AK sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Những khẩu AK từ các nước đồng minh cũ của Liên Xô khiến lợi nhuận của công ty Kalashikov Concern giảm mạnh. Vì thế công ty sẽ tung ra một mẫu súng cải tiến hoàn toàn với hy vọng những người sử dụng AK cũng sẽ nâng cấp vũ khí của họ. Sau đó họ sẽ tung ra phiên bản cải tiến dành cho thị trường dân dụng.
Kim Ngân


10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)


Kỵ binh Pháp bắt toàn bộ một hạm đội Hà Lan trên biển nhờ thời tiết giá lạnh, còn những điếu thuốc lá chứa thuốc phiện giúp quân Anh thắng quân Thổ một cách dễ dàng.
Kỵ binh bao vây tàu chiến
Chiến tranh Liên minh thứ nhất là cuộc chiến tại châu Âu từ năm 1793 tới năm 1797. Trong cuộc chiến này, Pháp phải chống hàng loạt nước châu Âu như Anh, Phổ, Áo, Bồ Đào Nha, Thánh chế La Mã, Tây Ban Nha, Hà Lan (khi đó Hà Lan thuộc Áo).
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 1
Do thời tiết lạnh giá, nước đóng băng nên các kỵ binh Pháp có thể bao vây hạm đội Hà Lan vào năm 1795. Ảnh: Listverse
Vào tháng 1/1795, quân Pháp tiến vào Hà Lan. Thời tiết cực lạnh khi đó đã dẫn tới một trong những trận chiến kỳ quái nhất trong lịch sử. Johan Willem de Winter, một viên tướng Pháp, dẫn đầu một đoàn kỵ binh nhẹ để chiếm Den Helder - một vùng đất giáp biển. Mục đích của việc chiếm Den Helder là ngăn chặn các tàu của Hà Lan tẩu thoát sang Anh. Khi de Winter tới nơi, ông phát hiện một hạm đội Hà Lan mắc kẹt trong lớp băng dày dù chúng neo đậu trên biển. Đoàn kỵ binh Pháp lặng lẽ tiến tới vị trí của hạm đội Hà Lan và bao vây chúng. Chẳng còn cách nào khác, các thủy thủ Hà Lan phải đầu hàng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một đội quân kỵ binh bắt một hạm đội trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Săn lùng kẻ thù tưởng tượng
Vào tháng 5/1943, L. Ron Hubbard, một sĩ quan chỉ huy tàu săn ngầm PC-815 của Hải quân Mỹ, nhận nhiệm vụ đưa tàu từ Portland tới Sand Diego. Vào khoảng 3h40 sáng ngày 19/5, Hubbard phát hiện một vật đáng nghi trên thiết bị dò tìm tàu ngầm bằng sóng siêu âm và ông đoán đó là tàu ngầm Nhật Bản (kẻ thù của Mỹ thời ấy). Tới 9h06 cùng ngày, hai khí cầu Mỹ bay tới để hỗ trợ Hubbard. Vào nửa đêm ngày 21/5, một hạm đội nhỏ tham gia nỗ lực tìm tàu ngầm Nhật Bản. Hạm đội này bao gồm hai tàu khu trục và 3 tàu tuần duyên.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 2
Một tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ vào năm 1944. Ảnh: indicatorloops.com
Sau khi tìm kiếm tàu ngầm Nhật Bản trong 68 giờ nhưng không đạt kết quả, cấp trên ra lệnh cho Hubbard ngừng chiến dịch. Một báo cáo, với lời kể của nhiều chỉ huy tàu tại hiện trường, cho thấy Hubbard đã phát hiện một mỏ khoáng sản có từ tính dưới đáy biển. Từ tính của mỏ đã tác động tới thiết bị dò tìm, khiến Hubbard tưởng một tàu ngầm đang lởn vởn đâu đó. Sau đó Hubbard còn suýt gây ra sự cố ngoại giao khi tàu của ông nã đạn vào lãnh thổ Mexico.
Trận chiến nổ ra vì hai lính say rượu
Vào mùa thu năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế sa lầy trong cuộc chinh phạt thành phố Halicarnassus (nay là thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ). Hồi ấy Halicarnassus là thành phố của người Ba Tư. Quân Ba Tư có rất nhiều vũ khí, lương thực, thuốc men. Những bức tường của họ cũng đủ kiên cố để chống máy bắn đá. Vì thế, quân của Alexander Đại đế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương. Cuộc vây hãm dài và khó đã khiến nhiều binh sĩ của Alexander Đại đế cảm thấy chán nản. Hai binh sĩ thuộc binh đoàn Perdiccas cũng rơi vào tình trạng tương tự. Do ở cùng lều, họ hay nói chuyện với nhau. Một hôm, trong lúc say rượu, cả hai cãi nhau về việc ai trong số họ chiến đấu giỏi hơn. Cuối cùng họ tìm ra một cách để giải quyết tranh cãi. Theo giải pháp của họ, cả hai sẽ tấn công thành Halicarnassus và người nào giết được nhiều lính Ba Tư sẽ là chiến binh giỏi hơn.
Thấy hai binh sĩ say xỉn từ phía đối phương tiến tới cổng thành, lính Ba Tư trong thành bỏ vị trí và xông ra cổng thành để giết. Hai binh sĩ kia hạ sát khá nhiều đối thủ, nhưng cuối cùng họ vẫn tử trận. Binh lính cả hai bên đều thấy trận chiến nhỏ nên họ xông tới để hỗ trợ đồng đội. Chẳng bao lâu cuộc chiến nhỏ trở thành cuộc chiến lớn. Trong lúc hai bên đánh nhau, nhiều lúc quân của Alexander Đại đế suýt chiếm được thành. Nếu toàn bộ lực lượng của Alexander Đại đế tham chiến hôm ấy, có lẽ thành Halicarnassus đã thất thủ.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 3
Ảnh minh họa: Listverse
Lừa kẻ thù bằng thuốc phiện
Anh và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) là kẻ thù của nhau trong Thế chiến thứ nhất. Vào ngày 5/11/1917, quân Anh phản công quân Ottoman sau khi quân Ottoman tấn công các thuộc địa của họ. Quân Anh đẩy quân Thổ tới tận thành phố Sheria, nơi tiếp giáp với Dải Gaza của Palestine ngày nay về phía nam, và bao vây đối phương.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 4
Ảnh minh họa: Listverse
Richard Meinertzhagen, một sĩ quan tình báo Anh, quyết định tặng quân Thổ một món quà bất ngờ. Một hôm lính Thổ thấy máy bay Anh thả thuốc lá và truyền đơn xuống chiến tuyến của họ. Lính Thổ đua nhau hút thuốc lá mà không hề biết rằng quân Anh đã tẩm thuốc phiện vào các điếu thuốc theo sáng kiến của Meinertzhagen. Khi quân Anh tấn công vào ngày hôm sau, lính Thổ kháng cự rất yếu ớt. Phần lớn lính Thổ không thể đứng vững nên họ không thể chống trả.
Còn nữa
Thái Dương (theo Listverse)



10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)


Một thiên thạch lao xuống trận địa khi quân La Mã và Pontus chuẩn bị giao chiến. Binh sĩ hai bên chạy tán loạn vì họ tin rằng Thượng đế đang nổi cơn thịnh nộ.
Vua mù tung hoành giữa sa trường
Ngày 26/8/1346, quân đội Anh và xứ Wales gặp quân đội Pháp ở vùng Crecy thuộc Pháp. Vua John của Bohemia (thuộc Czech ngày nay) cũng tham gia trận chiến với tư cách là đồng minh của Pháp và dẫn theo những hiệp sĩ của ông. Trước đó, vào năm 1340, vua John bỗng dưng mất khả năng nhìn trong lúc ra chiến trường. Mặc dù vậy, tình trạng mù không thể ngăn cản một chiến binh dũng cảm như John ra trận.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 1
Ảnh minh họa: magnoliabox.com
Trong lúc cuộc chiến giáp lá cà diễn ra, ưu thế nghiêng về phía quân Anh và xứ Wales. Với những cây cung dài, họ đã tàn sát vô số lính Pháp và Bohemia. Tất nhiên, John không biết thực tế đó nên ông vẫn thúc ngựa lao về phía đối phương. Các hiệp sĩ của John không dám can ngăn khi đức vua làm vậy, mà chỉ bám theo ông. John lao thẳng vào đám quân Anh và mất mạng ngay lập tức. Những hiệp sĩ của ông cũng tử trận. Sau khi trận chiến kết thúc, lính Anh và xứ Wales thấy xác của các hiệp sĩ Bohemia gần xác vua John. 
Giao tranh bùng phát vì một vì một binh sĩ lạc đường
Vào năm 1931, đế quốc Nhật Bản chiếm vùng Mãn Châu của Trung Quốc và lập ra chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, đứng đầu. Các điều khoản của Điều ước Tân Sửu vào năm 1901 quy định rằng phái đoàn của các nước tại thành phố Bắc Kinh có quyền đưa binh lính tới 12 điểm dọc theo tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân để bảo vệ tuyến lưu thông giữa thủ đô của Trung Quốc và cảng biển. Một điều khoản bổ sung cho phép binh sĩ các nước dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân tập trận mà không phải báo trước cho chính phủ Trung Quốc.
Lư Câu là tên một cầu ở trấn Uyển Bình – một khu vực phía tây nam Bắc Kinh. Nó cũng là một chốt trên tuyến đường sắt Bắc Kinh – Vũ Hán do quân đội Quốc dân đảng trấn giữ.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 2
Binh sĩ Trung Quốc tham chiến trong trận Lư Câu Kiều vào năm 1937. Ảnh: tour-beijing.com
Trước khi sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra, quân Nhật đã kiểm soát các khu vực phía bắc, đông và tây của Bắc Kinh vào đầu năm 1937. Đêm 7/7 cùng năm, quân Nhật tổ chức một cuộc tập trận mà không báo trước cho chính quyền Trung Quốc. Cho rằng lính Nhật tấn công thật, binh sĩ Trung Quốc đã nổ súng. Sau khi hai bên ngừng bắn, phía Nhật phát hiện một binh sĩ mang tên Shimura Kikujiro không trở về đơn vị.
Mặc dù các tướng Trung Quốc cho phép quân Nhật vào trấn Uyển Bình để tìm binh sĩ mất tích, quân Nhật vẫn tấn công lính Trung Quốc vào sáng sớm hôm 8/7 vì họ nghi ngờ đối phương đã bắt Kikujiro. Cuộc giao tranh diễn ra trên cầu Lư Câu và cả hai bên hứng chịu tổn thất nặng. Sự kiện Lư Câu Kiều (theo cách gọi của người Nhật) đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật, còn Chiến tranh Trung – Nhật về sau trở thành một phần của Thế chiến thứ hai. Cũng trong ngày 8/7, binh sĩ Kukujiro trở về nhà và cảm thấy ngạc nhiên khi biết những diễn biến đã xảy ra sau khi anh ta mất tích. Kikujiro nói rằng anh ta lạc đường sau khi vào một nhà vệ sinh.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 3
Những tượng sư tử đá trên cầu Lư Câu. Ảnh: blogspot.com
Quân hai bên tan rã vì thiên thạch
Lucius Licinius Lucullus là một nhà quân sự và chính trị gia lừng danh của Cộng hòa La Mã. Ông chỉ huy quân đội trong Chiến tranh Mithridates lần thứ ba – một cuộc chiến giữa Cộng hòa La Mã với đế quốc Pontus của vua Mithridates VI từ năm 76 tới năm 63 trước Công nguyên. Một lần, Lucullus biết tin quân đội Pontus đã rời khỏi vương quốc để chinh phạt một nơi xa xôi. Ngay lập tức ông dẫn quân sang lãnh thổ Pontus với hy vọng đối phương sẽ không kịp trở tay. Nhưng, trước sự ngạc nhiên của Lucullus, đích thân vua Mithridates đã nghênh đón đoàn quân La Mã.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 4
Ảnh minh họa: examiner.com
Trong lúc binh lính hai bên dàn trận để chuẩn bị giao chiến, một thiên thạch đột nhiên xuất hiện trên bầu trời. Nó bốc cháy trong không khí, biến thành khối cầu lửa rồi lao xuống một vị trí giữa hai quân. Cho rằng Thượng đế đang nổi giận, lính của cả hai bên đều chạy tứ phía khỏi trận địa. Đây là lần đầu tiên một thiên thạch trở thành kẻ chiến thắng trong một trận đánh. Về sau Lucullus vẫn đánh bại vua Mithridates – một kết cục khiến một phần của Pontus trở thành một tỉnh của Cộng hòa La Mã, trong khi phần còn lại trở thành một nước chư hầu của Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, Viện nguyên lão La Mã tước quyền chỉ huy quân đội của Lucullus sau khi ông thất bại trong nỗ lực xâm lược Armenia.
Còn nữa
Thái Dương


10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 3)


Trong một trận bao vây thuộc Chiến tranh Triều Tiên, thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu chi viện đạn pháo, nhưng lực lượng hậu cần thả kẹo xuống trận địa vì hiểu nhầm mật mã.
Một binh sĩ chiến đấu cho ba quân đội
Vào năm 1938, Yang Kyoung Jong, một thanh niên Triều Tiên 18 tuổi, buộc phải gia nhập quân đội Nhật Bản để chống quân Liên Xô. Một năm sau, trong trận chiến Khalkhin-Gol, Hồng quân bắt Yang và đưa anh tới một trại lao động. Tới năm 1942, khi cuộc chiến giữa phát xít Đức và Liên Xô diễn ra vô cùng ác liệt, Hồng quân quyết định động viên cả những tù binh chiến tranh vào lực lượng của họ để chống Đức. Do đó Yang trở thành một binh sĩ Hồng quân.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 1
Ảnh minh họa: Listverse
Quân Đức bắt Yang trong trận đánh Kharkov vào năm 1943. Lúc này họ cũng đang sa lầy trong cuộc chiến tại Nga và rất cần lực lượng bổ sung cho chiến trường. Vì thế họ buộc anh khoác quân phục Đức. Vào tháng 6/1944, Yang lại rơi vào tay quân Mỹ. Sau khi trở thành lính của ba quân đội, Yang quyết định không tham gia thêm bất kỳ quân đội nào nữa. 
Tàu chiến chìm vì chỉ huy thích trình diễn
HMS Victoria là một tàu chiến tối tân của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó bắt đầu phục vụ từ năm 1888 và Hải quân muốn nó trở thành soái hạm của Hạm đội Địa Trung Hải. Vào ngày 22/6/1893, Phó đô đốc George Tryon chỉ huy 10 tàu chiến thuộc Hạm đội Địa Trung Hải tiến ra biển. Các tàu di chuyển thành hai hàng, mỗi hàng cách nhau chừng 1.000 m. HMS Victoria dẫn đầu một hàng, còn HMS Camperdown dẫn đầu hàng kia. Hôm ấy bỗng dưng Tryon nghĩ rằng ông phải thực hiện một hành động bất ngờ để gây ngạc nhiên cho đám đông trên cảng.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 2
Ảnh minh họa: Listverse
Vị Phó đô đốc ra lệnh cho hai tàu dẫn đầu xoay 180 độ về phía nhau rồi tiếp tục tiến về phía cảng. Sau khi HMS Victoria và HMS Camperdown xoay, các tàu tiếp theo cũng thực hiện động tác tương tự. Khoảng cách giữa các tàu nhỏ hơn nhiều so với bán kính vòng tròn cần thiết để mỗi tàu thực hiện động tác xoay. Đó là điều mà Tryon không nghĩ tới. Vì thế hai tàu dẫn đầu đâm vào nhau. Vụ va chạm khiến HMS Victoria chìm, còn HMS Camperdown hư hại nặng. Hơn một nửa thủy thủ trên HMS Victoria chết. Có lẽ Tryon cảm thấy quá hổ thẹn nên ông quyết định chìm xuống biển cùng tàu HMS Victoria.
Thả kẹo xuống trận địa vì hiểu sai mật mã
Trận chiến Hồ chứa Chosin là một trong những sự kiện trong Chiến tranh Triều Tiên. Trong trận này, 120.000 quân Trung Quốc bao vây lực lượng gồm 20.000 binh sĩ của nhiều nước tại hồ Chosin từ ngày 27/11/1950 tới ngày 13/12/1950.  Mặc dù phía Trung Quốc hứng chịu thương vong lớn, họ vẫn buộc đối phương phải rút lui hoàn toàn. Một trong những nguyên nhân khiến liên quân rút lui chính là kẹo Tootsie Rolls.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 3
Ảnh minh họa: Listverse
Sau khi số lượng đạn pháo của pháo binh thuộc thủy quân lục chiến Mỹ gần cạn, máy bay của liên quân rất dễ trúng đạn trước hỏa lực phòng không mạnh của quân Trung Quốc. Vì thế thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu không quân chi viện đạn pháo bằng dù để họ kiềm chế hỏa lực phòng không của đối phương. Mật mã của đạn pháo là “Tootsie Rolls”. Tuy nhiên, do “Tootsie Rolls” cũng là tên một loại kẹo mềm nên bộ phận hậu cần tưởng binh sĩ ở hồ Chosin muốn ăn kẹo. Vì thế họ điều một máy bay thả kẹo Tootsie Rolls xuống trận địa. Mặc dù những chiếc kẹo giúp lính của liên quân nâng cao tinh thần, họ vẫn buộc phải phá vòng vây của đối phương để rút về phía nam vào ngày 13/12/1950.
Thái Dương (theo Listverse)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét