ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 82

- Định hướng XHCN mà như thế à?
-Dân tự phát tụ tập, biểu tình thì bảo dân sai luật. Nhưng con không khóc thì mẹ có biết mà cho bú? Người dân chỉ mong sống đời thường, an ổn. Đấu tranh là việc chẳng đặng đừng. Chính quyền công sản sao lại trách dân? Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa đừng ngụy biện nữa!
-Muốn xây thành công CNXH thì trước hết phải xây dựng được một chính quyền trong sạch, không để quần chúng phiền trách, oán than!

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                     AN NINH TV NÓI GÌ VỀ VỤ BIỂU TÌNH TẠI SẦM SƠN THANH HÓA 

                       Người dân Sầm Sơn kéo nhau lên UB tỉnh Thanh Hóa đòi trả lại bãi biển

                            Vụ FLC: Bí thư tỉnh Thanh Hóa nhận khuyết điểm trước ngư dân

Khởi tố vụ vây UBND tỉnh yêu cầu trả biển Sầm Sơn

    05/03/2016 11:50

    (NLĐO)- Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “gây rối trật tự công cộng” liên quan đến việc hàng trăm người dân kéo lên trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu để lại khoảng ra biển lại biển Sầm Sơn.


    
Người dân Sầm Sơn vây kín cổng Tỉnh ủy Thanh Hóa vào chiều ngày 3-3 để phản đối việc thu hồi bãi biển giao cho Tập đoàn FLC
    Người dân Sầm Sơn vây kín cổng Tỉnh ủy Thanh Hóa vào chiều ngày 3-3 để phản đối việc thu hồi bãi biển giao cho Tập đoàn FLC
    Ngày 5-3, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan này đã ra Quyết định số 116 khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật liên quan đến việc người dân thị xã Sầm Sơn kéo lên vây Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa để đòi lại biển Sầm Sơn, phản đối việc thu hồi 3,5 km bờ biển dọc đường Hồ Xuân Hương (thị xã Sầm Sơn) giao cho Tập đoàn FLC cải tạo lại bãi biển.
    Theo đó, từ ngày từ 26-2 đến ngày 4-3, hàng trăm người dân ở Sầm Sơn đã kéo lên cổng trụ sở UBND tỉnh để khiếu kiện, không đồng ý với chủ trương di dời tàu thuyền, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư là Tập đoàn FLC triển khai xây dựng các hạng mục thuộc Dự án “Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn” đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.
    
Mang theo các biểu ngữ đòi lại bãi biển Sầm Sơn
    Mang theo các biểu ngữ đòi lại bãi biển Sầm Sơn
    Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho các ngư dân bị ảnh hưởng của dự án, nhưng vẫn không nhận được sự đồng thuận. Chính vì thế hàng trăm người dân tụ tập khiếu kiện đông người trước cổng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và diễu hành qua một số tuyến phố trên địa bàn TP Thanh Hóa.
    Lực lượng chức năng cho biết hành vi này đã gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, trên địa bàn TP Thanh Hóa. Trong đó, nhiều đối tượng quá khích đã có hành vi kích động, xô đẩy hàng rào bảo vệ, mang theo các vật dụng để gõ, hò la gây huyên náo, lăng mạ, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ.
    Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành các hoạt động điều tra củng cố chứng cứ về hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lý nghiêm trước pháp luật.
    Người dân còn ngồi, nằm la liệt dưới lòng đường khu vực trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa
    Người dân còn ngồi, nằm la liệt dưới lòng đường khu vực trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa
    Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, trong nhiều ngày qua, trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm người dân ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kéo tới vây kín để mong được gặp lãnh đạo tỉnh này phản đối việc thu hồi đất khu vực neo đậu bến thuyền phía Đông đường Hồ Xuân Hương giao đất cho Tập đoàn FLC xây dựng lại bờ biển khiến người dân bị ảnh hưởng kế sinh nhai.
    Theo nhiều người dân, những việc làm của Tập đoàn FLC như chặn đường ra biển, cấm không cho người dân khai thác thủy sản gần bờ trước mặt của khu nghỉ dưỡng đã được người dân phản ánh nhiều lần lên chính quyền xã và thị xã nhưng vẫn không được giải quyết triệt để, khiến họ bức xúc. Đến nay tỉnh lại tiếp tục thu hồi đất khu vực neo đậu tàu thuyền khiến bà con bất bình kéo lên tỉnh để phản đối.
    Một trong 4 bến thuyền nơi có 705 phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân sẽ phải chuyển đi nơi khác để cho Tập đoàn FLC cải tạo lại bãi biển
    Một trong 4 bến thuyền nơi có 705 phương tiện đánh bắt hải sản của ngư dân sẽ phải chuyển đi nơi khác để cho Tập đoàn FLC cải tạo lại bãi biển
    Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra hành loạt các chính sách hỗ trợ cho ngư dân bị ảnh hưởng, thế nhưng có những người dân Sầm Sơn không đồng tình, bà con chỉ mong muốn chính quyền để lại khoảng 500 m bờ biển để họ có chỗ neo đậu tàu thuyền, không muốn chuyển đi nơi khác. Do không được đáp ứng nên họ đã kéo lên UBND tỉnh, Tỉnh ủy Thanh Hóa mang theo và giơ cao các biểu ngữ được viết vào các bìa carton như: “Trả lại biển Sầm Sơn”, “Trả lại Sầm Sơn cho dân”, “Biển là tất cả của dân”…
    Tin-ảnh: Tuấn Minh

    Thanh Hóa xem xét kỷ luật Bí thư Sầm Sơn


    - UB Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa hôm qua họp và có kết quả tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Trịnh Huy Triều, Bí thư Thị ủy Sầm Sơn bằng hình thức khiển trách.
    Giữ lại 3 bến thuyền cho ngư dân Sầm Sơn
    Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo giải quyết vụ Sầm Sơn

    sầm sơn, thanh hóa, bí thư, kỷ luật, khiển trách
    Ông Trịnh Huy Triều chỉ bị đề nghị hình thức kỷ luật khiển trách
    Trước đó, khi đang giữ chức Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn (nhiệm kỳ 2010-2015), ông Triều đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao về quản lý quy hoạch và đất đai; tiếp nhận, tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động.
    Theo thông báo kết luận kiểm tra của tỉnh Thanh Hóa, ông Triều có dấu hiệu vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát về quản lý quy hoạch và đất đai, đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh, công tác cán bộ đối với Ban Thường vụ Thị ủy Sầm Sơn.
    Lê Anh
    Biệt phủ trăm tỷ ví như Tử Cấm Thành của đại gia Nghệ An
    TPO - Biệt phủ của đại gia Nghệ An với tổng diện tích 4.000m2, được cho ngốn khoảng 200 tỷ từng gây xôn xao dư luận một thời gian dài.
    Biệt phủ rộng 4.000m2 ở xã Nghi Phú, Tp. Vinh được ví như Tử Cấm Thành của Trung Quốc.



    Cổng vào căn biệt phủ.
    Chủ nhân của biệt phủ này là ông Lê Đình Cường (53 tuổi).

    Nhà dựng theo phong cách cổ 100% bằng gỗ, lợp ngói, chia thành 5 gian, 2 chái.

    Toàn bộ khuôn viên gồm có 4 nhà, 2 chòi và 1 hầm rượu.
    Riêng nhà khách được xây dựng trên 400m2 đất, dài 28m, rộng 14m, nền móng cao 2,8m với 46 cột gỗ có đường kính từ 1,2 - 1,4m.

    Căn biệt phủ được xây dựng trong 5 năm, bắt đầu từ 2004 với khoảng 2.000m3 gỗ gồm đinh hương, giáng hương, cẩm lai…

    Nhiều người thạo gỗ định giá biệt phủ này không dưới 200 tỷ đồng. 




    Bên trong phòng khách căn biệt phủ.



    Tường rào như "trường thành" lượn sóng, lợp ngói vảy và ghép đá tiêu tốn nhiều tỷ đồng.

    Ảnh: Zing, Giadinhvietnam

    Khu ổ chuột nghèo khó dưới chân cao ốc tráng lệ Sài Gòn

    Dưới những tòa nhà cao ốc tráng lệ của Sài Gòn là những khu nhà ổ chuột lụp xụp dưới những dòng kênh đen ngòm. Cuộc sống của nhiều cư dân nơi đây cũng bấp bênh, nghèo khổ như nơi ở của họ.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Khu nhà ổ chuột là nghịch cảnh của quá trình đô thị hóa. TP.HCM hiện có nhiều khu ổ chuột với những ngôi nhà lụp xụp, chật hẹp kéo dài hàng chục km, vươn ra dọc 2 bên các con kênh, tập trung chủ yếu ở các quận 8, 4, 7, Bình Thạnh...
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Một số khu nhà tồi tàn này nằm cạnh những tòa cao ốc, khu chung cư sang trọng, hiện đại. Hình ảnh khu nhà ổ chuột bên dòng kênh Tàu Hủ, đoạn chạy qua Q.4, nằm sát với chung cư cao cấp Khánh Hội.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Những khu ổ chuột vốn đã có từ hàng chục năm nay. Người dân gọi đó là những ngôi nhà chồ
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Các khu nhà ổ chuột đều nằm cạnh các dòng kênh lớn của Sài Gòn như Tàu Hủ, Thị Nghè, kênh Tẻ, kênh Đôi, Tham Lương..., có dòng nước thải đen ngòm chảy qua. Những ngôi nhà đều lấn qua cả mép nước bờ kênh.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Thay vì xây bằng gạch, tất cả ngôi nhà ở đây Chúng được làm tạm bợ bằng những tấm tôn hoen gỉ, những tấm ván mục nát, tồi tàn.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Lối vào bên trong một căn nhà ổ chuột trên đường Trần Xuân Soạn (Q.7) hẹp, âm thấp với những mái tôn cũ kĩ, hoen rỉ.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Bên dưới lối đi được chèn bằng đủ thanh gỗ đã mục nát và trông rất lỏng lẻo, có thể sập xuống nước bất cứ khi nào nếu có tác động mạnh.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Hình ảnh những dãy nhà lụp xụp dọc hai bên Kênh Tẻ, Kênh Đôi thuộc các đường Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thế Hiển của quận 4, 7 và 8, phía xa là tòa nhà tráng lệ Bitexco. Hầu hết rác thải được xả trực tiếp xuống dòng nước.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Phần lớn các ngôi nhà đều có chiều ngang 3 m, dài khoảng 15 m, trong đó 10 m là nằm trên mặt nước. Tuy nhiên những cột chống dưới nước qua thời gian đã mục nát, có thể sập bất cứ khi nào.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Những khu nhà này là nơi cư ngụ của những gia đình nghèo khổ, dân lao động tỉnh lẻ những người buôn thúng bán bưng, xích lô, xe thồ...
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Cảnh người dân nhặt rau giữa nền nhà tối tăm, nhớp nháp và nấu ăn ngay trên nền gỗ bằng những bếp gas mini thiếu an toàn, vốn tiềm tàng nguy cơ cháy nổ cao.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Bà Nguyễn Thị Hai (57 tuổi) đang tắm cho cháu. Bà chia sẻ: "Cuộc sống trong khu ổ chuột này thiếu thốn đủ bề. Nước sạch khan hiếm nên có khi phải dùng nước tạm dưới sông. Nhà luôn bị dột, mỗi lần có gió hơi lớn là tốc mái. Nhà tôi bị tốc mái nhiều lần rồi, mỗi lần như vậy phải mua tôn cũ nát về che chắn tạm".
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Mọi sinh hoạt đều diễn ra trong không gian nhếch nhác, chật chội và đầy bất an. Nhưng người dân nơi đây vẫn chấp nhận cuộc sống như vậy, họ hầu như không có lựa chọn nào khác.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    "Những người dân chỉ mong có được một chỗ ở mới sạch sẽ hơn nhưng đó chỉ là trong mơ, vì bữa ăn còn không đủ no, lấy gì ra ngoài thuê nhà trọ mới" - Bà Phương chia sẻ thêm.
    khu ổ chuột, cao ốc, sài gòn, khu đô thị mới, dự án, nhà hạng sang, chủ đầu tư, người nghèo, chung cư cao cấp Khánh Hội.
    Theo Sở Xây dựng TP HCM, hiện số nhà ven và trên kênh rạch cần giải tỏa là hơn 17.000 căn, phát sinh hơn 7.000 so với trước. việc di dời hàng ngàn hộ dân này đang gặp phải nhiều khó khăn, nguyên nhân căn bản là do nguồn vốn bị hạn chế. Một số gia đình chưa ký vào giấy nhận tiền đền bù để di dời giải toả vì với số tiền quá ít không đủ xây nhà, khi lên bờ chẳng biết kiếm sống bằng gì hoặc ở đâu.
    (Theo Trí thức trẻ)

     

     

     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH