Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

KIẾP GIANG HỒ 175

(ĐC sưu tầm trên NET)

                          Tiểu sử Yêu Nữ Lệ Hải, người đàn bà khủng khiếp của thập niên 1975 

 

(Văn hóa) - Chỉ là một trong những bóng hồng ngắn ngủi đi qua cuộc đời tướng cướp Đại Cathay nhưng nhờ xinh đẹp, nhiều mưu mô thủ đoạn và máu lạnh, Lệ Hải nổi lên thành một nữ tướng cướp sát thủ.

Danh tiếng của thị chẳng thua gì “tứ đại thiên vương” du đãng của Sài Gòn trước 1975 là: Lê Đại, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế. Với đàn ông, cô đích thị là một “yêu nữ” ma mị có khả năng sai khiến các đại ca giang hồ chỉ bằng một ánh nhìn.
"Yêu nữ" Lệ Hải và "người tình chớp nhoáng" Đại Cathay. Ảnh tư liệu.
"Yêu nữ" Lệ Hải và "người tình chớp nhoáng" Đại Cathay. Ảnh tư liệu.

Dùng tình để lấy “số má”

Khét tiếng trong giới giang hồ nhưng Lệ Hải (tên thật là Vũ Thị Bảo) lại xuất thân trong một gia đình gia giáo, trâm anh thế phiệt. Thị là tiểu thư sống trong ngôi biệt thự sang trọng tại quận Gò Vấp (TP.HCM). Cũng như bao thiếu nữ con nhà giàu khác, từ nhỏ Vũ Thị Bảo đã được cha mẹ gửi vào học chương trình Pháp tại những ngôi trường nổi tiếng thời đó như Couvent Des Oiseaux Đà-Lạt. Sau đó, cô lên Sài Gòn học trung học tại trường dòng các Sơ Saint Paul, rồi chuyển về trường Marie Curie. Thế nhưng, trường lớp không hấp dẫn thiếu nữ bằng những tiếng nhạc xập xình trong các vũ trường. Lấy xong bằng tú tài I (cấp 2 hiện nay), cô bỏ học. Tối nào Lệ Hải cũng ngồi xe Toyota ngắm phố cùng Đức Raymond, một tay chơi lừng danh và bạn thân với Đại Cathay hoặc sánh bước cùng công tử Bạch Tuyết, thiếu gia một gia đình giàu có gốc Hoa ở Chợ Lớn trong các vũ trường. Sợ con gái hư hỏng, gia đình sắp xếp đi du học ở Pháp nhưng Lệ Hải cương quyết phản đối. Cô tuyên bố: “Nếu cần tiền chỉ việc ngồi tán gẫu với đại gia trong vũ trường cũng kiếm được vô khối. Còn cần quyền lực chỉ cần nhan sắc như thế này là đủ”.
Tất nhiên đấy chỉ là sự so sánh. Cô đủ đẹp để hàng trăm gã đàn ông ao ước được cung phụng. Cô cũng chẳng thiếu tiền để làm cái việc nhục nhã ấy. Lệ Hải là cô gái thông minh, ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng trời phú cho tính cách mạng mẽ. Chính vì thế, người tình cô chọn cũng phải mạnh mẽ, đội trời đạp đất, danh tiếng lẫy lừng, uy thế trùm thiên hạ. Lệ Hải thường đi chơi với Đức Raymond, công tử Bạch Tuyết cũng là vì lý do này. Chẳng phải hai gã này lắm tiền hoặc đủ tiếng tăm để làm thay đổi tiêu chuẩn bạn trai của ả. Đơn giản, họ chính là cơ hội để “yêu nữ” tiếp cận thần tượng là tướng cướp Đại Cathay.
17 tuổi, Lệ Hải đã thực hiện được ước mơ của mình. Vào một buổi tối đi cùng Đức Raymond đến nhà hàng Mỹ Cảnh, Đại Cathay đã xuất hiện. Ngay lần đầu gặp tên du đãng nổi danh Sài Gòn đã bị đôi mắt đa tình của Lệ Hải đánh gục. Cả hai quấn lấy nhau và Lệ Hải đã tự nguyện hiến thân cho thần tượng. Có lẽ, cô sợ sẽ đánh mất cơ hội trở thành người tình của “ông vua không ngai” trong thế giới ngầm. Chứng kiến cảnh người trong mộng thuộc về kẻ khác, nhưng sợ uy danh của Đại Cathay, Đức Raymond chỉ biết trách mình ngu dại mà không biết đây là một phần trong kế hoạch dài hơi của nữ quái.
Quá đau khổ vì bị người tình và bạn thân phản bội, Bạch Tuyết uống một vốc thuốc ngủ tự tử trong phòng chất đầy hoa tại một khách sạn ở Đà Lạt. Cái chết của Bạch Tuyết không khiến Lệ Hải rơi lệ vì với thị, tình yêu cũng là sự đổi chác sòng phẳng, kẻ được tình, kẻ lại có tiền và danh vọng. Mối tình đầu với thần tượng khiến kiều nữ ham vui thành gái giang hồ được nhiều đàn em vị nể. Tình yêu tay ba với gã si tình Bạch Tuyết và Đức Raymond vừa giúp cô thoải mái chi tiêu lại củng cố được vị trí bà trùm lúc còn non trẻ. Khi thời thế thay đổi, Sài Gòn gần giải phóng, để có một chỗ dựa an toàn, “yêu nữ” trở thành vợ một ông chủ salon ô tô người Hoa lắm tiền nhiều của để rồi cuỗm sạch tiền chồng “hờ” vượt biên sang Anh.

Bà trùm máu lạnh

Khi danh tiếng đang nổi như cồn, Lệ Hải tận dụng ngay để “lấy số” cho mình. Phi vụ đầu tiên nữ quái tấn công vào gã công tử con nhà giàu nổi tiếng chơi sang khiến nhiều kẻ thù ghét là Hoàng Kim Lân với biệt danh Âu Dương – công tử con trai của “ông vua kẽm gai” kiêm Thượng nghị sĩ, tỷ phú Hoàng Kim Quy. Ỷ mình giàu có, Hoàng Kim Lân có lối chơi rất trịch thượng. Lúc đó, vũ nữ Thùy Châu là người khiến cho nhan sắc của Lệ Hải bị lu mờ. Mỗi khi phải lòng một cô vũ nữ nào đó, Kim Lân hầu như có mặt hàng đêm và thường xuyên ra lệnh cho vũ trường không được tiếp bất cứ một người khách nào khác ngoài mình, dĩ nhiên với mức chi trả sẽ hậu hĩnh hơn thường lệ.
Đường phố Sài Gòn thuở nữ quái Lệ Hải làm mưa làm gió
Đường phố Sài Gòn thuở nữ quái Lệ Hải làm mưa làm gió
Biết cọc tiền của “Âu Dương công tử” rất to, nhưng gan thì rất nhỏ, lại sợ Thùy Châu sẽ soán mất ngôi hậu của mình, trên danh nghĩa đi diệt trừ gã chơi ngông, Lệ Hải cùng với mấy tay đàn em hùng hổ kéo vào vũ trường tìm Kim Lân và Thùy Châu để nói chuyện. Biết danh Lệ Hải, đám bảo vệ vũ trường không dám đến ngăn cản. Ả không vội tiến đến đôi trai gái mà lên sân khấu giật phăng chiếc micro của ca sĩ quẳng xuống đất thị uy rồi mới nhẹ nhàng tiến đến bàn hai “con mồi” ung dung ngồi xuống. Hành động của “yêu nữ” quá hung hăng khiến quản lý vũ trường mật báo cho đám bảo kê đến tiếp cứu. Được thể, ả bắt quản lý đưa hóa đơn tính tiền mà Hoàng Kim Lân phải trả cho vũ trường hôm đó mang sang bàn công tử họ Hoàng đe dọa: “Nội trong ngày mai, mày phải đưa tao gấp ba lần số tiền trong hóa đơn này nếu còn muốn sống trong thành phố”.
Chuyện đến tai Đại Cathay nhưng ông trùm vẫn làm ngơ coi như không biết gì, như một sự trả ơn với người đã trao đời con gái cho gã. Sau phi vụ này, Lệ Hải được biết đến như một bà trùm đầy uy lực. Nhưng để những má mì lừng lẫy như Dung Khào ở Maxim, bà Tơ ở Olymya và đám cave, vũ nữ chịu đóng tiền hụi hàng tháng, Lệ Hải tiếp tục tung chiêu mới đầy tinh quái.
Để bước chân vào lĩnh bảo kê, Lệ Hải đã chọn vật “tế thần” là vũ nữ Ngọc Hạnh, nổi tiếng nhan sắc của vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Một tối, Lệ Hải tìm đến vũ trường này, gọi Ngọc Hạnh ra để nói chuyện. Bị Lệ Hải “chiếu cố”, cô vũ nữ biết ngay gặp chuyện chẳng lành. Khi “yêu nữ” yêu cầu phân chia bớt chút đỉnh lợi nhuận, cô liền ngoan ngoãn đồng ý. Tuy nhiên mục tiêu của nữ quái là dằn mặt đám vũ nữ nên cố tình đưa ra mức thuế cao ngất ngưởng khiến Ngọc Hạnh không thể đáp ứng. Ngay đêm đó, không chỉ vũ nữ bị nhóm côn đồ dùng dao lam rạch mặt mà chiếc xe của người tình cô cũng bị đập tan tành. Tin này đã nhanh chóng lan truyền trong giới cave. Từ đó, ả nào được Lệ Hải hỏi thăm đều răm rắp tuân hành, các má mì cũng không dám làm trái lời thị.
Có thể nói Lệ Hải là “nữ quái” may mắn không phải ngồi tù, cũng không bị thời gian đào thải. Thế nhưng, những năm tháng ở Anh quốc, thị phải sống trong cô độc, không chồng con, không một người thân thích. Cũng có tin đồn, sau ngày 30/4/1975, “yêu nữ” dính vào một tổ chức phản động, bị bắt đưa đi cải tạo mấy năm. Sau khi về lại đời thường, Lệ Hải lấy một thiếu tá chế độ cũ rồi xuất cảnh.

Những vụ cướp táo tợn của “nữ quái” Sài Gòn

Chưa dừng lại ở việc bảo kê, Lệ Hải lại dùng sắc đẹp hợp tác những tên cướp lì lợm như Minh Đen, Bình Toyota… để tiến hành những vụ cướp chấn động Sài thành. Điển hình là vụ bắt tay với Minh Đen cướp tiền, vàng trong đền Sòng Sơn, chiếm đoạt gần 4 triệu đồng (tương đương 200 cây vàng thời đó) và hơn 50 nhẫn hột xoàn, có cái lên tới 8 carat. Khi Minh và đồng bọn bị sa lưới, nữ quái lại liên minh với Bình Toyota thực hiện hàng chục vụ cướp xe hơi táo tợn. Trong vai thiếu nữ con nhà lành, Lệ Hải đã quyến rũ được vô số đại gia chạy xe đến các con đường vắng để đồng bọn dùng súng cướp xe. Ả khôn khéo đến mức kể cả khi bị bọn du đãng cướp mất xe hơi vẫn không bị các đại gia nghi ngờ.
(Gia đình)

Bóng hồng làm các đại ca Sài Gòn chao đảo là ai?

Nguyễn Song |
Bóng hồng làm các đại ca Sài Gòn chao đảo là ai?
Đường phố Sài Gòn trước 1975 (Ảnh minh họa)

Trở thành người tình của Đại Cathay năm 17 tuổi, với nhan sắc của mình, Lệ Hải đã khiến nhiều đại ca Sài Gòn trước năm 1975 phải chao đảo.


Từ tiểu thư có học...
Vũ Thị Bảo vốn xuất thân trong một gia đình gia giáo, giàu có, là một tiểu thư cành vàng lá ngọc sống trong ngôi biệt thự lớn tại quận Gò Vấp.
Chính vì xuất thân trong một gia đình danh giá, trí thức nên từ nhỏ Vũ Thị Bảo đã được bố mẹ gửi vào học các trường nổi tiếng, trường dòng, nơi chỉ dành cho con nhà quý tộc như Couvent Des Oiseaux Đà-Lạt, hay trường Sơ Saint Paul, trường Marie Curie ở Sài Gòn.
Tuy nhiên, đi ngược với truyền thống và sự kỳ vọng của gia đình, Vũ Thị Bảo lại không thích theo con đường học hành mà chỉ thích chốn vũ trường bởi tiểu thư này ý thức được nhan sắc mình có.
Sợ con gái ở lại Sài Gòn sẽ bị sa vào con đường hư hỏng khi xã hội thời gian này đang nhiều biến động nên gia đình thiếu nữ này định đưa cô đi du học ở Pháp nhưng Vũ Thị Bảo nhất định không chịu mà ở lại Sài Gòn.
Con đường học hành của tiểu thư dừng lại sau khi vất vả kết thúc và lấy được bằng Tú tài I (tương đương cấp trung học bây giờ) thì rẽ lối.
Năm 17 tuổi, cuối thập nên 1960, Vũ Thị Bảo học lái ô tô rồi bắt đầu xuất hiện ở các vũ trường trên chiếc Toyota Corolla màu đỏ bóng lộn.
Sau khi bỏ học, Vũ Thị Bảo chọn vũ trường là chốn lui tới thường xuyên và cặp kè với những công tử con nhà giàu chỉ biết ăn chơi, phá phách.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trời phú cho Vũ Thị Bảo nhan sắc đẹp hiếm thấy với chiều cao hơn 1,6m, làn da trắng mịn tự nhiên, khuôn mặt thanh tú, đài các và đặc biệt là đôi mắt đa tình, quyết rũ có thể “đốn ngã” bất cứ gã đàn ông nào lần đầu chạm mặt.
Với tất cả những gì mình có, tiểu thư Vũ Thị Bảo không hề khó để chọn cho mình một công tử nhà giàu, đẹp trai, lắm tiền nhiều của và chịu chơi.
Tuy nhiên, người con gái này vốn mang trong mình một cá tính mạnh mẽ, không muốn yêu những kẻ chỉ biết tiêu tiền, cung phụng cô ta mà lại thích những tên giang hồ “thét ra lửa”, được nhiều người nể sợ.
...đến "yêu nữ" chốn giang hồ
Vũ Thị bảo bước chân vào giang hồ với cái tên quyến rũ, đượm buồn như nhan sắc của mình, Lệ Hải – biển nước mắt.
Mặc dù gia nhập giới giang hồ nhưng Lệ Hải luôn nghĩ mình không ngang hàng với các tên giang hồ khác bởi cô ta dù sao cũng là tiểu thư lá ngọc cành vàng, có học thức chứ không phải những tên du thủ du thực.
Lúc đó, Lệ Hải đang qua lại với Đức Raymond, một tay chơi có tiếng, vốn là bạn thân của Đại Cathay, và một thiếu gia giàu có tên Công tử Bạch Tuyết.
Trong một lần đi nhà hàng cùng 2 công tử này, Lệ Hải đã gặp Đại Cathay, tên giang hồ có tiếng nhất Sài Gòn lúc bấy giờ, cũng chính là người mà Lệ Hải luôn muốn tiếp cận.
Nhan sắc tuổi 17 của người đẹp Lệ Hải đã đốn ngã trái tim của Đại Cathay sau giây phút chạm mặt. Trai giang hồ gặp gái cứ thế quấn lấy nhau như định mệnh sắp xếp. Đêm hôm đó, Lệ Hải đã dâng hiến cho gã giang hồ lãng tử này.
Đại Cathay, tên trùm giang hồ Sài Gòn. (Ảnh tư liệu)
Đại Cathay (bên trái), tên trùm giang hồ Sài Gòn. (Ảnh tư liệu)
Người đẹp Lệ Hải chính thức trở thành người tình của trùm giang hồ Đại Cathay. Mặc dù rất ấm ức vì người đẹp bị nẫng tay trên nhưng Đức Raymond chẳng dám hé răng nửa lời vì sợ Đại.
Tuy nhiên cũng có tài liệu ghi rằng, trước khi đến với Đại Cathay thì Lệ Hải đã cặp với một gã thầy thuốc vẻ ngoài trí thức nhưng lại là kẻ du đãng, tên Nghiệp, hay xuất hiện cạnh Đại Cathay rồi mới “sang tên” cho đại ca sau khi “no xôi chán chè”.
Dù thế nào đi nữa thì từ khi cặp kè với Đại Cathay, Lệ Hải đã nghiễm nhiên “ngồi chiếu trên” với hàng loạt những tên giang hồ khác.
Sau khi người đẹp Lệ Hải rơi vào tay Đại thì Công tử Bạch Tuyết vì quá phẫn uất, chán nản nên đã lên Đà Lạt, mua hoa để đầy phòng rồi uống thuốc ngủ tự tử sau khi để lại lá thư trong đó có câu: “Ta gọi tên em là yêu nữ”.
Từ đây cái tên "yêu nữ" Lệ Hải ra đời…
Sau một năm chăn gối mặn nồng bên Đại Cathay, cả 2 chia tay nhau mà không hề oán hận. Có tài liệu ghi rằng, sau khi bỏ người tình, Lệ Hải lấy chồng là một doanh nhân người Nhật.
Mê mệt người đẹp, ông chồng người Nhật thường xuyên đến Sài Gòn để hầu hạ, cung phụng vợ cưng nhưng mỗi khi chồng về nước là “yêu nữ” này lại cặp bồ với nhiều nhân vật “cộm cán” trong xã hội.
Mặc dù chỉ cần dựa hơi mối quan hệ với Đại Cathay cũng đủ cho “yêu nữ” này sống nhưng Lệ Hải lại muốn có lãnh thổ và tiếng tăm riêng. Chính vì vậy mà các cuộc dằn mặt, lấy số bắt đầu được “yêu nữ” thực hiện.
Đầu tiên là việc Lệ Hải đưa đàn em vào một vũ trường trên đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi, quận 1), đứng trước mặt Hoàng Kim Lân, biệt danh Âu Dương – con trai của tỷ phú Hoàng Kim Quy để yêu cầu hắn ta phải nộp một số tiền lớn nếu không vũ nữ Thùy Châu, người hắn mê, sẽ bị trừng phạt.
Phần vì sợ tiếng của Lệ Hải trước đó, phần vì thương người đẹp, Âu Dương đã mang nộp số tiền như “yêu nữ” nói.
Sau vụ dằn mặt đó, mỗi khi Lệ Hải tới vũ trường nào là các "má mì", vũ nữ tự động đem tiền tới nhét vào túi ả. Lệ Hải còn biết lợi dụng nhan sắc của mình, bắt tay với tên cướp Minh "đen" thực hiện vụ cướp 4 triệu tiền mặt, vàng (tương đương 200 cây vàng thời đó) và 50 chiếc nhẫn hột xoàn, có cái lên tới 8 carar.
Sau khi Minh "đen" sa lưới, Lệ Hải lại kết hợp với Bình Toyota, kẻ chuyên chơi xe và thực hiện nhiều vụ cướp xe hơi táo tợn. Lợi dụng nhan sắc của mình, Lệ Hải làm quen với các đại gia rồi dụ đến chỗ vắng người để Bình và đồng bọn lao đến cướp xe.
Thời gian đó, cảnh sát đã siết chặt và tuy quét hàng loạt các đối tượng cộm cán, nhiều đối tượng máu mặt lần lượt tra tay vào còng.
Có một điều may mắn cho Lệ Hải là dù rất nhiều “đối tác” của “yêu nữ” này phải đi tù nhưng ả vẫn luôn thoát được. Khi Bình Toyota bị cảnh sát bắt thì hắn cũng không hề khai ra Lệ Hải. Có lẽ đó là do sự khéo léo hoặc chính là sự ranh ma và quỷ quyệt của “yêu nữ”.
Chỉ là một thiếu nữ chân ướt chân ráo vào giang hồ năm 17 tuổi nhưng Lệ Hải đã khiến nhiều tên tướng cướp, các đại ca khét tiếng phải chao đảo, sẵn sàng quỵ lụy dưới chân để có được người đẹp.
Đến khoảng tháng 4/1975, có tài liệu ghi rằng, Lệ Hải cùng một người chồng hờ sang định cư ở Anh và từ đó không ai biết cuộc đời người đàn bà này thế nào.

(Tổng hợp)
theo Đại Lộ
(Xã hội) - Sau khi thủ lĩnh băng cướp Sọ Người Mười Lung bị bắt, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mùi (tức Tư Mùi) lên thay hắn nắm quyền điều hành băng cướp này. Tư Mùi cũng vẫn sử dụng chiêu cũ là chặt ngón tay con tin để gửi kèm thơ về cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc.
Sau ngày Mười Lung bị bắt gần một tháng, người kế nhiệm của Mười Lung cũng đã sa lưới pháp luật sau khi bắt cóc và chặt ngón tay của một ông chủ chành vựa lúa người Hoa kiều tại Cái Răng (Cần Thơ).
"Nữ tướng" gian ác cầm đầu băng cướp Sọ Người sa lưới - Ảnh 1
Mục tiêu mà chúng nhắm đến là các ông chủ chành lúa gạo, giàu có. (Ảnh minh họa)“.
Nữ tướng” lên ngôi
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Ba, quê gốc ở vùng Hậu Giang xưa, sau khi Mười Lung bị giam giữ để điều tra, băng cướp Sọ Người đã mất đi chủ soái. Theo suy nghĩ “nước không thể một ngày không có vua”, băng cướp cần phải có người cầm đầu dẫn dắt”, đám đàn em còn lại của Mười Lung đã tập hợp để bàn tính phương cách hoạt động và cả phương án cứu đại ca ra khi có thời cơ. Được sự tin tưởng của thuộc hạ, Nguyễn Thị Mùi (tức Tư Mùi) được tôn lên là “chủ soái” thay thế Mười Lung dẫn dắt băng cướp tiếp tục lén lút hoạt động.
Dù chỉ là đàn bà “chân yếu tay mềm”, nhưng “thành tích” của Tư Mùi cũng rất dày dặn, ả tàn bạo không kém bất kỳ tên cướp gian ác nào. Ả này cũng đã tham gia vào nhiều phi vụ của băng cướp Sọ Người. Tờ Buổi Sáng thời ấy cho biết: Tư Mùi từng thực hiện vụ bắt cóc ông Trịnh Huy Kiệt, chủ nhà máy ở ngã ba An Trạch (Ba Xuyên). Cũng chính ả đã chủ trương bắt cóc ông Võ Văn Sửu chủ nhà máy ở Cái Nai (Cần Thơ) nhưng vụ bắt cóc này không thành. Ngoài ra, ả còn tham gia vào nhiều phi vụ khác nữa. Từ ngày được tôn lên cầm đầu băng cướp, cũng chính nhờ vào thân phận đàn bà, Tư Mùi dễ dàng nhập vai trá hình trong lớp người buôn bán trái cây, để dễ dàng tiếp cận các mục tiêu đánh cướp. Trong vỏ bọc này, Tư Mùi đã đi khắp nơi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Sài Gòn (TP.HCM ngày nay) và ngược lại hết sức dễ dàng.
Trong những chuyến đi ấy, ả bắt đầu lân la làm quen, tiếp cận những gia đình nhiều tiền lắm của. Nhờ vỏ bọc đó, những người xung quanh không hề biết được âm mưu của ả và không có một sự phòng bị nào. Thậm chí có người còn thân tình mà “phơi” tất cả chuyện trong nhà cho ả biết. Khi phát hiện được “con mồi”, Tư Mùi sẽ về lên kế hoạch cùng đồng bọn tổ chức đánh cướp, bắt cóc người đòi tiền chuộc. Trước đó, ả đã tìm hiểu kỹ lưỡng những thói quen, nề nếp sinh hoạt của “con mồi” để đến lúc ra tay thì chỉ có “ăn chắc”. Chính nhờ phương thức đó, Tư Mùi và đồng bọn đã tổ chức nhiều vụ cướp và bắt cóc người đòi tiền chuộc trót lọt, gây bao nỗi hoang mang cho dân chúng.
Niềm hoan hỉ vì tên cầm đầu băng cướp Sọ Người là Mười Lung bị bắt chưa được bao lâu, giờ đây dân chúng miền Tây lại càng hoang mang cực độ khi hàng loạt vụ cướp bóc rồi bắt cóc người chặt tay đòi tiền chuộc cũng rùng rợn không kém so với lúc Mười Lung chưa bị bắt. Chính bằng chiêu cũ này mà người dân và nhà chức trách đoán biết được băng cướp Sọ Người chưa hề bị xóa sổ. Thời điểm đó, dân chúng lo lắng bao nhiêu thì nhà chức trách lại đau đầu bấy nhiêu, vì đã có nhiều sự vụ xảy ra làm cho người dân bất an, cuộc sống bất ổn, tình hình an ninh không được bảo đảm. Nhà cầm quyền ráo riết tìm kiếm, truy bắt kẻ cầm đầu cùng đồng bọn của băng cướp đặc biệt nguy hiểm này.
Giả cảnh sát bắt người
Sự tàn ác của nữ tướng cướp Tư Mùi ngày càng được khẳng định khi mỗi ngày ả tiếp tục sử dụng chiêu cũ chặt ngón tay của con tin gửi kèm với thơ về cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc. Thậm chí, ả còn gian manh, quỷ quyệt hơn cả Mười Lung khi dám ngang nhiên ngồi xe “díp” (jeep) đi bắt người để đòi tiền chuộc. Các ký giả tờ Buổi Sáng thời ấy kể lại sự vụ: Hôm đó, ả Tư Mùi đã cùng các thuộc hạ của mình mặc quân phục, cải trang nhà chức trách đến bắt cóc ông chủ chành lúa là một người Hoa kiều ở Cái Răng (Cần Thơ) để đem về “động” của mình ở Rạch Chanh (Cái Tắc, Cần Thơ ngày nay) thuộc ấp Ba Làng, xã Thạnh Hưng nhốt và đòi tiền chuộc của gia đình nạn nhân.
Bằng cách đó, việc bắt cóc con tin được thực hiện gọn gàng, nhanh chóng và cũng qua mắt được nhiều người. Bởi khi Tư Mùi và đồng bọn cải trang nhà chức trách bắt người, mọi người xung quanh cứ nghĩ là nhà chức trách đang thi hành nhiệm vụ nên không ai chú ý. Sau khi bắt cóc được ông chủ chành lúa, Tư Mùi cùng đồng bọn đã giam giữ ông này trong một khu vườn rậm rạp. Bọn chúng lợi dụng địa hình này để người xung quanh khó phát hiện và tố giác cũng như nhà chức trách sẽ khó khăn trong cuộc tìm kiếm và truy bắt. Là kẻ cầm đầu, Tư Mùi khôn khéo, tinh ranh, luôn tính trước từng đường đi nước bước để làm khó nhà chức trách. Tại địa điểm giam giữ con tin, bọn cướp đã hăm dọa nạn nhân “nếu rục rịch thì sẽ bị giết chết”.
Truy bắt băng cướp giật táo tợn trên đường phố
Sau khi trấn áp tinh thần con tin với những lời hăm dọa, nữ tướng cướp cùng các thuộc hạ đã buộc ông chủ chành lúa viết thơ báo tin mình đã bị bắt cóc và bảo gia đình mang tiền đi chuộc mạng. Dù rất sợ hãi trước những lời đe dọa của bọn cướp, song ông chủ chành lúa vẫn không chịu làm theo lời của chúng. Thấy Tư Mùi là đàn bà, ông chủ chành lúa nghĩ rằng có lẽ bọn cướp chỉ hăm dọa vậy thôi. Thế nhưng, Tư Mùi đã chứng minh cho nạn nhân thấy rằng, ả nói là sẽ làm và việc gì cũng dám làm. Khi thấy con tin không chịu làm theo ý muốn của mình, Tư Mùi sai thuộc hạ chặt một ngón tay của ông này rồi kèm với thơ tống tiền gửi về cho gia đình nạn nhân để đòi số tiền chuộc 100 ngàn đồng.
Nhận tiền, thả người rồi sa lưới
Nhận được thơ tống tiền kèm theo ngón tay của ông chủ chành lúa, vợ con ông rất lo lắng. Trước sự manh động của băng cướp, lo sợ tính mạng của người thân không được bảo đảm, vì xưa nay sự tàn ác của băng cướp này thì không ai không biết, gia đình nạn nhân đã vội gom góp, vay mượn thêm cho đủ số tiền 100 ngàn đồng đem nạp cho bọn cướp để chuộc mạng người thân. Khi có đủ số tiền bọn cướp đòi, gia đình ông chủ chành lúa đến đúng địa điểm giao tiền do băng cướp chỉ định. Nhận đủ số tiền 100 ngàn đồng, Tư Mùi cùng đồng bọn thả tự do cho con tin.
Sau khi được thả về, dù rất sợ trước sự hung hăng tàn bạo của băng cướp thế nhưng ông chủ chành lúa vẫn quyết định báo cáo sự vụ lên đồn Thạnh Hưng, với mong muốn nhà chức trách vào cuộc và truy bắt băng cướp này để dân chúng yên ổn. Sau khi nhận được tin báo, đồn Thạnh Hưng đã triển khai lực lượng tổ chức bao vây Rạch Chanh. Bằng trí nhớ của mình, ông chủ chành lúa đã mô tả kỹ lưỡng sào huyệt của nữ tướng cướp, cách thức hoạt động của chúng. Dựa trên thông tin quan trọng đó, cuộc vây hãm đã diễn ra một cách bất ngờ và hốt được mẻ lưới chóng vánh mà không tốn viên đạn nào. Kết quả nữ tướng cướp gian ác cầm đầu băng cướp Sọ Người đã sa lưới.
Bị bắt cùng một thuộc hạ
Thời điểm đó, nữ tướng cướp Tư Mùi 41 tuổi, cư ngụ tại Rạch Chanh. Tham gia vụ bắt cóc ông chủ chành lúa cùng với Tư Mùi còn 7 thuộc hạ. Tuy nhiên, nhà chức trách chỉ bắt được Tư Mùi và một thuộc hạ. Sau khi bị bắt, Tư Mùi được giải về Cần Thơ. Tuy nhà chức trách ráo riết truy tìm những tên còn lại trong băng cướp nhưng từ đó về sau, không còn thấy bóng dáng của băng cướp Sọ Người nữa.
(Theo Đời Sống Pháp Luật)

Hằng "người nhện" đã bị bắt giữa đường phố Sài Gòn như thế nào?

Trang Anh |
Hằng "người nhện" đã bị bắt giữa đường phố Sài Gòn như thế nào?
Ảnh minh họa

Chính bởi tấm lòng của đại úy Hai Thành mà kẻ cầm đầu nhóm giang hồ đã nguyện vào vai "người tình" để cùng anh xóa băng "Bông hồng trắng" nổi tiếng lúc bấy giờ.


Với khả năng nhập vai và điều tra tài tình,  đại úy Hai Thành đã cảm hóa được nhiều người từng sa ngã, khiến họ quay trở về với cuộc sống đời thường. Bên cạnh đó, một số người con gái vì cảm phục tài năng và tấm lòng của vị cảnh sát săn bắt cướp  này nên đã tình nguyện vào vai "người tình" để giúp anh phá án.
Cuối năm 1977, tại một quán bar ở Quận 3, TP HCM đã diễn ra một bữa tiệc chia tay, giải tán băng nhóm giang hồ chuyên đánh ghen thuê và môi giới mại dâm.
Kẻ cầm đầu của nhóm nữ quái này là Hiền Khuê (Hiền "Cầu Muối) đã đưa ra quyết định này sau khi được  đại úy Võ Tấn Thành cảm hóa trở về con đường lương thiện.
Đại úy Hai Thành (bên phải) và các chỉ huy phá án (Ảnh: Dòng đời)
Đại úy Hai Thành (bên phải) và các chỉ huy phá án (Ảnh: Dòng đời)
Bằng tình người, vị đại úy này đã cố gắng liên hệ để thu xếp cho những người con gái lầm lỡ trong băng nhóm này các công việc phù hợp. Riêng Hiền Khuê đã tự nguyện làm "người tình" thâm nhập vào các nhóm tội phạm lúc bấy giờ để phá án.
Thời gian đó, tại Sài Gòn có băng trộm cướp "Bông hồng trắng" tuy gồm 5 ả con gái nhưng khiến cho cảnh sát đau đầu bởi hoạt động nhanh và kín kẽ.
Nguyễn Thị Lệ Hằng (biệt danh Hằng "người nhện", 23 tuổi, quê Tây Ninh) là đối tượng cầm đầu băng nhóm này. Ngoài đột nhập vào các gia đình trộm tài sản, nhóm đối tượng này còn dùng thủ đoạn lợi dụng nhan sắc tiếp cận với các đại gia để cướp tài sản.
Hằng “người nhện” là một ả đàn bà đẹp có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, cha mẹ chia tay nhau, Hằng lang bạt giang hồ khi mới 11 tuổi. Sau đó, Hằng được một người chủ quán ăn ở quận 5 đem về làm con nuôi, cho ăn học đàng hoàng.
Nhưng do quen chơi bời, 17 tuổi (năm 1973) Hằng sống cùng một gã đàn ông nghiện, hơn mình 10 tuổi và thường xuyên phải đi trộm cắp để lấy tiền cho hắn chích choác.
Nhỏ người, lanh lẹ và gan lì, Hằng leo trèo rất giỏi nên đồng bọn gán cho biệt danh “người nhện”. Sau khi chồng chết vì chích quá liều, Hằng chán đời suốt ngày giải sầu ở các quán bar. Chính nơi đây, Hằng kết bạn với 4 người con gái đẹp cũng có hoàn cảnh tương tự là Sâm “Chợ Gạo”, Diệp “tóc nâu”, Hoàng Thị Tâm, Xuyến “lụi”.
Do trộm cắp quen tay nên Hằng “người nhện” quyết định thành lập băng trộm có tổ chức bài bản chỉ gồm 5 thành viên.
Sở dĩ băng nhóm này có cái tên khá mĩ miều - Bông hồng trắng, bởi Hằng “người nhện” thường mặc áo trắng có viền màu hồng nên một đàn em đã nêu ý kiến và tất cả đồng ý. Các nữ quái này cũng thống nhất ám hiệu liên lạc là dùng bông hồng trắng 5 cánh.
Trong một lần trộm cắp tài sản trong nhà một viên cảnh sát ở quận 3, Hằng “người nhện” vô tình đánh rơi bông hồng ám hiệu tại hiện trường. Thông tin này được đưa lên báo và ngẫu nhiên "bông hồng trắng" trở thành điều bí ẩn của công chúng lúc bấy giờ.
Sau lần vô tình, các đối tượng đều để lại hiện trường 1 bông hồng trắng (Ảnh minh họa)
Sau lần vô tình, các đối tượng đều để lại hiện trường 1 bông hồng trắng (Ảnh minh họa)
Chính sự vô tình đó mà băng nhóm "Bông hồng trắng" luôn để lại hiện trường các vụ trộm 1 bông hồng vừa để "chơi nổi" vừa như chọc tức các cảnh sát.
Là một trinh sát hình sự lão luyện có thâm niên nghề điều tra,  đại úy Hai Thành đã không quên thu lượm tình tiết này đưa vào hồ sơ.
Sau một thời gian tung trinh sát nắm tình hình, đại úy Hai Thành đã vạch ra phương án thâm nhập băng cướp này và “người tình” Hiền Khuê đã giúp anh giải mã những bí ẩn của băng nhóm “Bông Hồng Trắng”.
Tuy không phải là thành viên trong nhóm nhưng với tên tuổi của mình trước đó, Hiền Khuê được một đệ tử của Hằng “người nhện” coi trọng nên chuyện theo dõi hoạt động của băng nhóm "Bông hồng trắng" này không quá khó khăn.
5 nữ quái trong băng cướp Bông hồng trắng
5 nữ quái trong băng cướp Bông hồng trắng (Ảnh: PL TPHCM)
Một chiều cuối tháng 12/1979, từ tin mật báo của "người tình" Hiền Khuê, đại úy Hai Thành đến một quán cà phê trên đường Hai Bà Trưng, quận 3.
Tại đây Hiền Khuê đã thông báo cho anh thông tin về băng nhóm có tên "Rái cá" đang định tống tiền Hằng "người nhện" 2 lượng vàng, nếu không được đáp ứng sẽ bắt cóc thủ tiêu.
Chiều cuối năm âm lịch 1979, đại úy Hai Thành đang chở “người tình” Hiền Khuê đến đoạn chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh thì phát hiện Hằng “người nhện” đang chạy xe Honda Dame phía trước. Nhận ra ám hiệu của Hiền Khuê, Hai Thành cúi người luồn về phía sau, trao tay lái cho cô.
Nhanh như chớp, đại úy Hai Thành bay người qua ôm eo Hằng “người nhện” khẽ giọng “Bông Hồng Trắng! Đừng kêu la vô ích. Chạy xe theo hướng dẫn của tôi”. Lúc đó Hằng “người nhện” cứ ngỡ là băng “Rái Cá”.
Thấy người đẹp lạ chạy xe Honda Dame chở Hai Thành về đội, anh em trinh sát phải bái phục đại úy Hai Thành. Sau đó Hai Thành nhanh chóng thuyết phục Hằng “người nhện” khai nhận hành vi phạm tội.
Chuyên án bắt nhóm "Bông hồng trắng" thành công rực rỡ là kết quả của sự phối hợp ăn ý của đại úy Hai Thành và "người tình" bí ẩn mang tên Hiền Khuê.
--------------

Tổng hợp.
theo Trí Thức Trẻ

Cựu đội trưởng săn bắt cướp và cuộc gặp định mệnh với một "gái bán hoa"

Trang Anh |
Cựu đội trưởng săn bắt cướp và cuộc gặp định mệnh với một "gái bán hoa"
Đại úy Hai Thành (bên phải) và các chỉ huy phá án (Ảnh: Dòng đời)

Cuộc gặp mặt vô tình với một "gái bán hoa" có hoàn cảnh đáng thương đã khiến cựu đội trưởng săn bắt cướp Võ Tấn Thành lập chiến công vang dội.


Đại úy Võ Tấn Thành (bí danh Hai Thành, SN 1936, quê Bến Tre, sau này mang cấp hàm Trung tá và chuyển sang làm Chánh án TAND quận Tân Bình, TP.HCM) nguyên là Đội trưởng săn bắt cướp đầu tiên của Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM.
Ngày 23/11, đồng chí Võ Tấn Thành đã qua đời tại nhà riêng ở P.8, Q.Tân Bình.
Trong cuộc đời vị đại úy Hai Thành, những chiến công gắn liền với các vụ án chấn động dư luận đã làm nên tên tuổi của một người đội trưởng săn bắt cướp.
Cuộc gặp mặt định mệnh với một "gái bán hoa" trong đêm mưa đã khiến vị đại úy triệt phá nhiều băng cướp táo tợn tại Sài Gòn lúc bấy giờ.
Vào một đêm mùa thu năm 1977, khi đang cải trang, đạp xe xích lô, huýt sáo, rong ruổi trinh sát trên đường Nguyễn Du, quận 1, đại úy Thành bắt gặp một cô gái vừa khóc vừa lao từ gốc cây ra mời đi...vui vẻ.
Dưới ánh đèn đường màu vàng, trời mưa lất phất, anh vẫn hỏi nguyên nhân vì sao cô gái khóc thì được biết cô vừa bị nhóm côn đồ cướp hết số tiền "bán hoa" từ chiều. Ngay sau đó, người con gái này lại tiếp tục gạ gẫm Đại úy Hai Thành vui vẻ ngay tại gốc cây để cô có tiền mua thuốc cho mẹ già.
Nhìn người con gái xinh đẹp với vẻ mặt bất cần đời, vị đại úy bảo cô lên xe để anh đưa về nhà nói chuyện. Nghe theo lời chỉ dẫn của cô gái bán hoa, anh Hai Thành đạp xe vòng qua nhiều con hẻm ngoằn ngoèo rồi dừng lại trước một căn lều lụp xụp, rách nát bên bờ kênh Nhiêu Lộc ở quận 3.
Ấn tượng đập vào mắt lúc ấy đối với người Đội trưởng săn bắt cướp là hình ảnh người đàn bà ngoài 60 tuổi nằm co ro, thỉnh thoảng lại ho sù sụ, một đứa trẻ khoảng 4 tuổi đang nằm ngủ ngon lành bên cạnh.
Trong ánh sáng nhập nhòe của cây nến đã cháy gần hết, vị đại úy trong vai một anh xích lô ngồi xuống chiếc chiếu nát bươm cố quan sát nhưng không thể nhìn thấy rõ mọi thứ.
Chẳng hề ngại ngùng, người con gái bán hoa đẩy đứa trẻ vào sát bà già rồi nằm xuống thoát y ngay trước mắt nhưng anh ngăn lại.
Đồng chí Hai Thành lúc còn trẻ
Đồng chí Hai Thành lúc còn trẻ (Ảnh: Công lý)
Đêm ấy trong căn lều xiêu vẹo, Đại úy Hai Thành đã nghe cô gái bán hoa giãi bày về cuộc đời và sự sa ngã vào con đường nhơ nhớp của mình.
Cô gái kể, tên là Trà My, 20 tuổi, đã từng đi kinh tế mới nhưng vì cuộc sống quá khổ và bệnh tật nên cùng mẹ già trở về thành phố sống lay lắt qua ngày.
Biết mình có chút nhan sắc nên Trà My đã đi phụ bán hàng ở một quán bar. Chính tại môi trường đầy phức tạp này, Trà My bị 1 thanh niên dụ dỗ mất đời con gái.
Cay đắng hơn là sau khi chiếm đoạt được Trà My, gã Sở Khanh này đã bí mật "sang tay" cô cho một gã đàn ông khác để rồi từ lúc nào cô trở thành trò mua vui cho 4 tên côn đồ mà sau mới biết đó là những tên cướp khét tiếng ở Sài Gòn.
Khốn nạn nhất là những tên cướp vờ săn đón cô, mua sắm cho cô vòng vàng, dây chuyền rồi tiếc của nên thuê người đóng giả người yêu đến quán bar đánh ghen, cướp lại sạch sẽ và cướp luôn những thứ mà cô dành dụm được.
Từ khi bị đánh ghen, bọn chúng đe dọa sẽ búng dao lam vào mặt nếu thấy Trà My ở bất cứ quán bar nào nên cô gái lo sợ đành ra đứng đường bán cái tự có để kiếm ít tiền lo cho mẹ già và con nhỏ.
Người con gái làm nghề "buôn phấn bán hương" cũng chia sẻ cho đến lúc gặp Đại úy Hai Thành, mặc dù mới vào nghề hơn 1 tuần nhưng cũng đã từng gặp phải côn đồ trấn lột sạch số tiền kiếm được sau khi đã "no xôi chán chè".
Thương hoàn cảnh của Trà My, đại úy Hai Thành cho cô hai chục đồng chi tiêu rồi rời khỏi túp lều của gia đình Trà My với bao tâm trạng nặng lòng.
Ít ai biết rằng từ cuộc gặp gỡ định mệnh đó mà sau này, trong vai “người tình”, Trà My đã giúp Đại úy Võ Tấn Thành triệt phá những băng cướp khét tiếng ở đất Sài Gòn 1 thời.
Tổng hợp
theo Trí Thức Trẻ

Cựu đội trưởng săn bắt cướp nổi tiếng Sài Gòn vừa qua đời

Thanh Nghị |
Cựu đội trưởng săn bắt cướp nổi tiếng Sài Gòn vừa qua đời
Đồng chí Hai Thành lúc còn trẻ

Đồng chí Võ Tấn Thành nguyên là Đội trưởng săn bắt cướp (SBC) đầu tiên của Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã qua đời tại nhà riêng vào hồi 16h45 phút ngày 23/11/2014 sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Đồng chí Võ Tấn Thành được mọi người thường gọi anh là Đại úy Hai Thành, sinh năm 1936, quê xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, ngụ số 9 đường Tân Thọ, P.8, Q.Tân Bình, TP.HCM.
Đồng chí Hai Thành đã trải qua một thời cơ cực tuổi thơ, ở mướn chăn trâu, chăn vịt, làm công. Năm 11 tuổi, anh đã ném lựu đạn xuống tàu giặc Pháp trên sông Cửa Đại, Bến Tre. Năm 14 tuổi, anh vào du kích. Năm 1954, vừa tròn 18 tuổi anh vào bộ đội Tiểu đoàn 307. Tháng 10 năm ấy anh lên tàu tập kết ra Bắc. Sau 6 năm rèn luyện trưởng thành trong quân đội, năm 1960, anh được kết nạp Đảng rồi vào Trường Công an Trung ương, chính thức trở thành người chiến sĩ công an.
Sau khi học lớp điệp báo cấp tốc, đầu năm 1975, anh làm phó đoàn công tác đặc biệt gồm một trăm cán bộ chiến sĩ vào Nam. Hai ngày sau khi Sài Gòn được giải phóng, anh được cử giữ chức Đội trưởng Đội Chấp pháp đầu tiên của Phòng Cảnh sát hình sự và Bí thư chi bộ của phòng. Khi thành lập Đội SBC, anh cũng được cử giữ chức đội trưởng.
Ngay những ngày đầu giải phóng, với những kinh nghiệm đánh án trong những năm tháng ở miền Bắc, anh đã có chủ ý đối phó với bọn cướp nên thường xuyên đến các điểm tiếp nhận những người tham gia chế độ cũ và tội phạm hình sự ra trình diện, yêu cầu ghi rõ mức độ phạm tội, cụ thể là cướp thường hay tướng cướp, cướp thường mà biết các tướng cướp thì khai ra. Từ sự nhạy cảm, anh đến nhà các tướng cướp vận động gia đình đưa ra trình diện, làm cơ sở cho việc phá nhiều băng cướp lớn sau này.
Anh và đồng đội đã lập nhiều chiến công xuất sắc trên mặt trận bảo vệ trị an. Những chiến công gắn liền với các vụ án chấn động dư luận trong nước và quốc tế như vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, vụ án Thanh Nga, vụ bắt cóc con bác sĩ Lã Hỷ; điều tra vụ thảm sát tại nhà Quận chúa Mộng Hoa, giải cứu 11 em bé bị bắt cóc bán lên vùng rừng núi Lâm Đồng, phá các băng cướp có súng như băng cướp Võ Tùng Hội, Phú “Salem”, băng cướp Thái Lập Thành, băng Bông Hồng Trắng, truy bắt các tên cướp khét tiếng Điềm Khắc Kim, Tín Mã Nàm (vụ án Mã Ngưu)…
Đặc biệt là vụ án Nguyễn Hữu Đạt hãm hiếp, giết 9 cô gái xinh đẹp (8 cô trước giải phóng và 3 cô sau giải phóng) rồi đốt xác phi tang. Khi hung thủ giết cô thứ 3 vào đầu tháng 3/1976, đại úy Hai Thành đã cùng đồng đội vượt qua nhiều gian khổ mới tìm ra được kẻ sát nhân dâm đãng này.
Trong cuộc chiến chống tội phạm hình sự bao giờ cũng gian khổ hiểm nguy, có thể đổ máu hy sinh. Đại úy Hai Thành đã ít nhất một lần như thế, đó là lần bắt tên cướp Sáu “Cầu Bông” bị hắn chĩa súng vào người bắn liền 2 phát… Ngay lúc ấy “người tình” Trà My đã kịp thời quất dùi cui vào tay Sáu “Cầu Bông” làm đạn chệch hướng, cứu mạng anh. Anh lao vào quật ngã, khóa tay tên cướp và thu khẩu súng K54. Những lần “vào hang bắt cọp”, anh bị tội phạm đánh bầm dập mà anh không hé răng mình là công an.
Anh kiên quyết trừng trị những kẻ ngoan cố, nhưng luôn mở lối hoàn lương cho những người ăn năn hối cải. Tấm lòng độ lượng, khoan dung của anh đã cảm hóa không ít tên tội phạm nguy hiểm và đối tượng giang hồ, gái điếm hoàn lương. Nhiều cô đã tự nguyện giúp anh và đồng đội theo dõi bắt nhiều tên tội phạm nguy hiểm nên đồng đội thường gọi vui là những “người tình” phá án của anh Hai.
Đồng chí Hai Thành, người bồng em bé bị bắt cóc đã được giải cứu tận Lâm Đồng
Đồng chí Hai Thành, người bồng em bé bị bắt cóc đã được giải cứu tận Lâm Đồng
Bên cạnh những niềm vui thắng lợi, anh cũng không ít lần trĩu nặng lòng mình bởi những đắng cay oan trái: bị đề nghị khai trừ Đảng, tạm đình chỉ công tác vì có người tố cáo anh lấy vàng của những người vượt biên. Nhưng rồi tất cả đều được minh oan sáng tỏ, kẻ hãm hại anh phải vào tù.
Khi về làm Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Tân Bình, đồng chí Hai Thành đã cùng Ban chỉ huy đội xốc lại đội ngũ, xây dựng tinh thần đoàn kết, tập trung đánh án có hiệu quả, lập thêm nhiều chiến công xuất sắc. Sau đó, do yêu cầu nhiệm vụ Đảng phân công, đồng chí Hai Thành sang làm Chánh án Tòa án nhân dân quận Tân Bình rồi nghỉ hưu vào năm 2002.
Trong suốt quãng đời làm người chiến sĩ cách mạng, nhất là khi khoác lên mình sắc phục người chiến sĩ công an nhân dân bao giờ đồng chí Hai Thành cũng đặt trọng trách vì hạnh phúc nhân dân, vì bình yên cuộc sống lên hàng đầu. Và anh đã phấn đấu hy sinh cho mục tiêu lý tưởng cao đẹp ấy.
Cái đáng quý ở đồng chí Hai Thành là dù trải qua nhiều oan trái đắng cay nhưng anh vẫn giữ vững lập trường, bình tâm sáng suốt vượt qua mọi hiểm nguy trên bước đường đấu tranh trực diện với tội phạm và với cả những kẻ phản bội. Đó là những phẩm chất rất đáng quý mà không phải người cán bộ chiến sĩ công an nào cũng có được.
Người chiến sĩ công an có trái tim nhân hậu, có tinh thần quả cảm Hai Thành một thời trở thành thần tượng trong lòng đồng đội và người dân nay đã không còn nữa.
Lúc còn sống, đồng chí Hai Thành đã cùng nhà văn Phạm Thanh Nghị (điện thoại số 0913152982) đi tìm anh Kỹ Bình Thế, nguyên là thiếu úy trinh sát hình sự năm xưa. Nhưng tìm hoài không được, nay đồng chí Hai Thành đã mất, nhà văn Phạm Thanh Nghị xin nhắn tin này mong được gặp anh.
theo Công lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét